Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ :Với người Việt Nam ,hôn nhân và gia đình là những quan hệ xã hội quan trọng nhất trong cuộc sống .Gia đình là nơi nuôi ta lớn ,dạy dỗ ta thành người, giá trị, phẩm chất của mỗi con người phụ thuộc rất nhiều vào hôn nhân ,gia đình của họ .Do đó, trong vấn đề về hôn nhân, gia đình nói chung và vấn đề tài sản trong gia đình nói riêng ,người Việt Nam thường đề cao lợi ích của gia đình hơn là lợi ích của mỗi cá nhân .Đó cũng là lý do mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định chế độ tài sản vợ chồng là chế độ “ cộng đồng tạo sản ”, ở đó, sở hữu của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất . Tuy nhiên ,trong xã hội hiện nay ,với sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã có những tác động không nhỏ đến đời sống gia đình trên thực tế .Tài sản chung của vợ chồng lúc này không chỉ được sử dụng vì những nhu cầu đảm bảo đời sống gia đình mà con được đưa vào kinh doanh với mục đích sinh lợi .Vợ, chồng phát sinh những nhu cầu riêng biệt ,vì vậy quyền sở hữu đối với tài sản riêng là rất cần thiết .Chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã đáp ứng được nhu cầu đó và ngày càng trở lên hữu ích .Thiết nghĩ ,cần có một sự nghiên cứu ,tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này ,nên em đã chọn đề tài : “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”. Trong phạm vi khuôn khổ của bài viết, với trình độ chuyên môn và nhận thức còn hạn chế, do vậy bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo. B ) Giải quyết vấn đề :I ) Giải thích một số khái niệm : 1 ) Khái niệm tài sản ? Theo Điều 163 BLDS 2005 Quy định : “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.” 2 ) Khái niệm tài sản chung của vợ chồng ? Căn cứ vào Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.” 3 ) Hôn nhân là gì ? Căn cứ vào Khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn;” 4 ) Thời kỳ hôn nhân ? Thời kỳ hôn nhân : là khoảng thời gian mà quan hệ vợ chồng còn tồn tại .Cũng cần phải làm rõ một vấn đề : hôn nhân (quan hệ vợ chồng ) đang tồn tại ở đây phải là hôn nhân được pháp luật thừa nhận ,bao gồm : Hôn nhân có đăng ký kết hôn và hôn nhân thực tế .Trong trường hợp hai người vẫn sống chung với nhau như vợ chồng mà không có giấy đăng ký kết hôn ,hay không thuộc trường hợp hôn nhân thực tế thì khi yêu cầu chia tài sản chung cũng không được coi là chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân .Để xác định thời kỳ hôn nhân .Để xác định thời kỳ hôn nhân, chúng ta có thể dựa vào những trường hợp sau : Đối với hình thức hôn nhân có đăng ký kết hôn, căn cứ vào Khoản 7 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân;” Đối với hình thức hôn nhân thực tế ,theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3 tháng 1 năm 2001 ,hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình , thời kỳ hôn nhân có thể được hiểu như sau : Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn và thời kỳ hôn nhân của họ được tính từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng cho đến khi có các căn cứ chấm dứt kết hôn .Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 mà chưa đăng ký kết hôn thì họ có nghĩa vụ phải đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003 .Trong khoảng thời gian hai năm đó ,nếu họ đăng ký kết hôn thì thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng cho đến khi có các căn cứ chấm dứt hôn nhân .Nếu sau ngày 01/01/2003 họ mới đăng ký kết hôn thì thời kỳ hôn nhân của vợ chồng không được tính từ khi họ chung sống mà chỉ được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến khi hôn nhân chấm dứt . 5 ) Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân : Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một chế định được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng thành tài sản riêng của vợ hoặc chồng theo sự thoả thuận của vợ chồng hoặc theo quyết định của Toà án .

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c rất nhiều vào hôn nhân ,gia đình của họ .Do đó, trong vấn đề về hôn nhân, gia đình nói chung và vấn đề tài sản trong gia đình nói riêng ,người Việt Nam thường đề cao lợi ích của gia đình hơn là lợi ích của mỗi cá nhân .Đó cũng là lý do mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định chế độ tài sản vợ chồng là chế độ “ cộng đồng tạo sản ”, ở đó, sở hữu của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất . Tuy nhiên ,trong xã hội hiện nay ,với sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã có những tác động không nhỏ đến đời sống gia đình trên thực tế .Tài sản chung của vợ chồng lúc này không chỉ được sử dụng vì những nhu cầu đảm bảo đời sống gia đình mà con được đưa vào kinh doanh với mục đích sinh lợi .Vợ, chồng phát sinh những nhu cầu riêng biệt ,vì vậy quyền sở hữu đối với tài sản riêng là rất cần thiết .Chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã đáp ứng được nhu cầu đó và ngày càng trở lên hữu ích .Thiết nghĩ ,cần có một sự nghiên cứu ,tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này ,nên em đã chọn đề tài : “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”. Trong phạm vi khuôn khổ của bài viết, với trình độ chuyên môn và nhận thức còn hạn chế, do vậy bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo. B ) Giải quyết vấn đề : I ) Giải thích một số khái niệm : 1 ) Khái niệm tài sản ? Theo Điều 163 BLDS 2005 Quy định : “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.” 2 ) Khái niệm tài sản chung của vợ chồng ? Căn cứ vào Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.” 3 ) Hôn nhân là gì ? Căn cứ vào Khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn;” 4 ) Thời kỳ hôn nhân ? Thời kỳ hôn nhân : là khoảng thời gian mà quan hệ vợ chồng còn tồn tại .Cũng cần phải làm rõ một vấn đề : hôn nhân (quan hệ vợ chồng ) đang tồn tại ở đây phải là hôn nhân được pháp luật thừa nhận ,bao gồm : Hôn nhân có đăng ký kết hôn và hôn nhân thực tế .Trong trường hợp hai người vẫn sống chung với nhau như vợ chồng mà không có giấy đăng ký kết hôn ,hay không thuộc trường hợp hôn nhân thực tế thì khi yêu cầu chia tài sản chung cũng không được coi là chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân .Để xác định thời kỳ hôn nhân .Để xác định thời kỳ hôn nhân, chúng ta có thể dựa vào những trường hợp sau : Đối với hình thức hôn nhân có đăng ký kết hôn, căn cứ vào Khoản 7 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân;” Đối với hình thức hôn nhân thực tế ,theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3 tháng 1 năm 2001 ,hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình , thời kỳ hôn nhân có thể được hiểu như sau : Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn và thời kỳ hôn nhân của họ được tính từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng cho đến khi có các căn cứ chấm dứt kết hôn .Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 mà chưa đăng ký kết hôn thì họ có nghĩa vụ phải đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003 .Trong khoảng thời gian hai năm đó ,nếu họ đăng ký kết hôn thì thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng cho đến khi có các căn cứ chấm dứt hôn nhân .Nếu sau ngày 01/01/2003 họ mới đăng ký kết hôn thì thời kỳ hôn nhân của vợ chồng không được tính từ khi họ chung sống mà chỉ được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến khi hôn nhân chấm dứt . 5 ) Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân : Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một chế định được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng thành tài sản riêng của vợ hoặc chồng theo sự thoả thuận của vợ chồng hoặc theo quyết định của Toà án . Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trong ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng .Khác với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết và trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ,chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân chưa chấm dứt . Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản .Thời kỳ phong kiến ,người phụ nữ trong xã hội hầu như không có trong tay một chút quyền hành nào ,đặc biệt là quyền sở hữu tài sản .Đến xã hội ngày nay,những vấn đề về nhân quyền ,bình đẳng giới được đề cập đến một cách rộng rãi thì địa vị của người phụ nữ trong gia đình nói riêng ,trong xã hội nói chung đã đựơc nâng cao rõ rệt .Một trong những biểu hiện đó là sự đổi mới của những quy định của pháp luật về quyền phụ nữ ,trong đó có quyền sở hữu tài sản .Cùng với những quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 , Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 một lần nữa đã cụ thể hoá quyền sở hữư riêng của vợ ,chồng thông qua quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân .Chế định này đã thể hiện một tư duy đổi mới của các nhà lập pháp trong việc thừa nhận quyền sở hữu riêng của vợ ,chồng ,đặc biệt là của người phụ nữ .Tạo ra sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chiếm hữu ,sử dụng ,định đoạt tài sản chung .Đồng thời giải phóng phụ nữ khỏi sự lệ thuộc vào chồng – một sự lệ thuộc mà lịch sử từ ngàn năm nay đã thừa nhận đó là một điều bất di ,bất dịch . Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật ,và vì thế không làm chấm dứt chế độ sở hữu chung hợp nhất giữa vợ và chồng .Có thể thấy bản chất của chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chính việc hôn nhân của họ đang tồn tại trước pháp luật .Và điều đóôcs nghĩa rằng : khi hôn nhân còn tồn tại thì dù họ chia một phần hay toàn bộ tài sản chung vợ chồng thì chế độ sở hữu chung giữa họ vẫn không hề chấm dứt .Sau khi chia ,họ vẫn có thể nhập tài sản riêng vào tài sản chung để duy trì khối tài sản chung hợp nhất .Đây là một đặc điểm của chế định này nhằm tránh cho vợ chồng rơi vào tình tạng biệt sản cũng như để phân biệt với ly thân trong xã hội . Có thể nói chế định này không chỉ là một bước đổi mới trong lịch sử lập pháp ,nó còn rất phù hợp với thực tế của xã hội Việt nam trong những năm gần đây .Tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng có cơ hội đầu tư kinh doanh riêng ,phát triển kinh tế gia đình ,kinh tế đất nước .Đồng thời mở ra cho các cặp vợ chồng nhiều cách giải quyết mâu thuẫn hơn là việc phải ra Toà. II ) Cơ sở pháp lý : 1 ) Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân : Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: “1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.” Điều 6 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP quy định : Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân “1. Thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây: a) Lý do chia tài sản; b) Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia; c) Phần tài sản còn lại không chia, nếu có; d) Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung; đ) Các nội dung khác, nếu có. 2. Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về việc chia tài sản chung, thì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.” 2 ) Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân : - Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng: “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng” - Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP quy định : Hậu quả chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân: “1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng. 2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.” III) Cơ sở thực tiễn : 1 ) Phân tích hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân : Thực tế giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình trong những năm qua cho thấy còn gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Nghị quyết số 01- NQ/HĐTP ngày 20-01-1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao năm 1988 không có quy định và hướng dẫn về vấn đề hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản cung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đang tồn tại. Vì thế, Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã khắc phục bất cập trên của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 bằng cách quy định hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. 1.1 ) Hậu quả pháp lý về nhân thân : Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật ,do đó giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng : nghĩa vụ chăm sóc ,giúp đỡ lẫn nhau ,nghĩa vụ chung thuỷ ,quyền chung sống với nhua tại một nơi ,quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước …Vì vậy,việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không có nghĩa là quy định về ly thân.Sau khi chia tài sản chung ,vợ chồng có ở riêng hay không là tuỳ thuộc vào thực tế đời sống cụ thể của vợ chồng ,vào ý muốn của vợ chồng ,do vợ chồng quyết định .Nếu sau khi chia tài sản chung mà vợ chồng có ở riêng thì đó cũng chỉ là trường hợp cá biệt ,không phổ biến.Trong đa số các trường hợp, sau khi chia tài sản chung, vợ chồng vẫn chung sống bình thường với nhau ,cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình phù hợp với tình cảm và nguyện vọng của bản thân.Do quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại nên trên cơ sở tính chất cộng đồng của hôn nhân, khối tài sản chung của vợ chồng phát sinh sau khi đã chia tài sản chung về nguyên tắc vẫn là sở hữu chung hợp nhất ,trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. 1.2 ) Hậu quả pháp lý về tài sản : Theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ,chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể chia toàn bộ hoặc chia một phần tài sản chung tuỳ theo sự thoả thuận của vợ chồng .Nếu vợ chồng không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết .Đây là điểm khác so với Điều 18 Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định “Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này.”,tức là chia tài sản như ly hôn.Vì vậy, “sau khi chia tài sản chung theo Điều 18 thì nên hiểu chế độ tài sản chung theo Điều 18 thì nên hiểu chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ chấm rứt kể từ thời điểm phán quyết của Toà án có hiệu pháp luật ” (1) .So với Điều 18 Hôn nhân và gia đình năm 1986 thì quy định tại Điều 29 và 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là hợp lý hơn.Việc chia một phần tài sản chung có ý nghĩa thiết thực ,phù hợp với thực tiễn đời sống chung của vợ chồng ,bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài sản của vợ (chồng ) đồng thời vẫn bảo đảm đựơc lợi ích chung của gia đình. Về phía các bên vợ chồng ,yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung chỉ đặt ra trong những hoàn cảnh đặc biệt như phải thực hiện nghĩa vụ tài sản quá lớn mà nếu chia một phần tài sản chung thì không đủ hoặc một bên có yêu cầu chia khi bên kia có hành vi phá tán tài sản ,nghiện hút,cờ bạc ,…Việc chia một phần tài sản chung khác với chia toàn bộ tài sản chung ở chỗ nó không gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống chung của gia đình ,không làm mất ổn định cuộc sống chung .Ngoài phần tài sản được chia riêng cho mỗi bên vợ,chồng thì phần tài sản chung còn lại không chia sẽ bảo đảm đời sống chung của gia đình .Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý về tài sản như sau : 1.2.1 ) Quyền sở hữu riêng của vợ ,chồng đối với phần tài sản được chia : Theo quy định tại Điều 29 và 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vợ chồng có quyền sở hữu riêng đối với phần tài sản đã được chia và hoa lợi.lợi tức phát sinh từ phân tài sản đã được chia. Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP cũng quy định : “ Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.”.Ví dụ : Hai vợ chồng có ba ngôi nhà là tài sản chung ,họ thoả thuận chia mỗi người được sở hữu riêng một ngôi nhà ,còn một nhà được dung làm chỗ ở chung của gia đình.Sau khi chia, vợ hoặc chồng có thể độc lập quyết định việc dùng ngôi nhà đã chia đó để cho thuê ,bán ,…mà không phụ thuộc vào ý chi của bên kia .Tiền thuê nhà là tài sản sản riêng của mỗi bên .Đối với những tài sản này vơ,chồng có quyền chiếm hữu ,sử dụng,định đoạt theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 .Vậy trong trường hợp này ,vợ ( chồng ) có tài sản riêng có bị hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng đó theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không ? Theo quan điểm của cá nhân thì trong trường hợp này vợ, chồng không bị ràng buộc bởi quy định tại Khoản 5 Điều 33 khi định đoạt tài sản riêng của mình vì vợ, chồng đã có sự thoả thuận trước về việc chia tài sản đó . 1.2.2 ) Quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với phần tài sản chung : Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “…; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.” .Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP quy định rõ thêm : “…Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng”. Đối với phần tài sản chung này ,quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng không thay đổi ,chế độ sở hữu chung của vợ chồng chưa chấm dứt, nó vẫn đương nhiên tồn tại và là sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng sau khi chia một phần tài sản chung sẽ bao gồm : - Phần tài sản chung của vợ chồng chưa chia. - Hoa lợi ,lợi tức phát sinh từ những tài sản này . - Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung sau khi chia tài sản chung.Vì quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại nên tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung ,được thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. - Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung.Ví dụ : Đất được Nhà nước giao , giao khoán ,đất mà vợ chồng thuê của Nhà nước ,được chuyển nhượng ,được thừa kế chung ,cho chung..Trong những trường hợp này ,quyền sử dụng đất vẫn là tài sản chung của vợ chồng vì theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “…Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng…”. - Quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ hoặc chồng có được sau khi chia tài sản chung do được Nhà nước giao , giao khoán ,hoặc được thuê của Nhà nước …Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các Điều 24 ,Điều 25 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP thì đây là tài sản chung của vợ chồng.Tuy nhiên , sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ hoặc chồng có được chỉ là tài sản chung của vợ chồng nếu nó không liên quan đến lý do chia tài sản chung của vợ chồng .Ví dụ : Sau khi chia tài sản chung ,vợ hoặc chồng thuê đất hoặc được giao đất để đầu tư kinh doanh riêng hoặc nuôi trồng thuỷ sản …thì quuyền sử dụng đất đó là tài sản riêng của mỗi người .Ngược lại ,nếu vợ ,chồng yêu cầu chia một phần tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên như nghĩa vụ đền bù thiệt hại ,nghĩa vụ trả nợ,…mà sau đó vợ hoặc chồng được giao đất ,thuê đất …thì quyền sử dụng đất đó là tài sản chung của vợ chồng.Đây là những trường hợp đặc biệt cần được quy định cụ thể khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân .Theo quan điểm của cá nhân ,trong trường hợp này cần quy định theo hướng : Quyền sử dụng đất mà vợ chồng hoặc mỗi bên vợ hoặc chồng có được sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vẫn là tài sản chung của vợ chồng ,trừ trường hợp quyền sử dụng đất đó có được xuất phát từ việc chia tài sản chung để đầu tư kinh doanh riêng. - Một vấn đề rất quan trọng là tài sản mà vợ, chồng làm ra sau khi chia tài sản chung : tiền lương, tiền công lao động …là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của mỗi bên ? Về vấn đề này , Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không có quy định cụ thể nhưng trong Nghị định số 70/2001/NĐ – CP có quy định tại khoản 2 Điều 8 như sau : “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác”. Theo quan điểm của cá nhân thì quy định này là không hợp lý cả về lý luận và thực tiễn .Quy định này bộc lộ một số điểm bất cập và mâu thuẫn sau : + Thứ nhất : theo quy định tại Điều 27 thì tài sản do bất cứ ai ,vợ hay chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng , không phân biệt mức đóng góp ,mức thu nhập của mỗi bên ,không đòi hỏi phải do cả hai vợ chồng cùng trực tiếp tạo ra .Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ,vì hôn nhân vẫn đang tồn tại và do tính chất cộng đồng của hôn nhân chi phối nên thu nhập do lao động,hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ ,chồng về nguyên tắc vẫn là tài sản chung của vợ chồng ,trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác .Nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP thì cẩn phải hiểu rằng sau khi chia tài sản chung , mọi tài sản mà vợ hoặc chồng tạo ra cũng như mọi thu nhập từ lao động của mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ không còn là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất nữa bất kể từ nguồn gốc nào .Và như vậy đương nhiên sẽ dẫn dến tình trạng không còn tồn tại chế độ sở hữu chung hợp nhất nữa vì sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng cơ bản có được từ lao động của mỗi bên vợ ,chồng .Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ,do đó ,cần kịp thời có sự sửa đổi quy định này . + Thứ hai : quy định trên cũng không phù hợp với ý chí và mong muốn của vợ chồng bởi vì khi có yêu cầu chia tài sản chung ,vợ hoặc chồng chỉ mong muốn chia tài sản để có điều kiện thực hiện các nghĩa vụ riêng về tài sản hoặc đầu tư kinh doanh riêng …mà không muốn chấm rứt chế độ sở hữu chung. Ngay trong trường hợp chia tài sản chung để đầu tư kinh doanh riêng nhưng trong đời sống vợ chồng nhiều khi các bên vợ chồng cũng tự nguyện nhập hoa lợi ,lợi tức phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh vào tài sản chung .Vì vậy , mếu không có thoả thuận khác thì thu nhập do lao động ,hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh từ phần tài sản đã được chia là tài sản riêng của mỗi bên vợ ,chồng .Việc chia tài sản chung để đàu tư kinh doanh riêng một mặt tạo điều kiện cho đương sự có vốn cần thiết để sản xuất kinh doanh nhưng lý do khác quan trọng hơn là vì lợi ích chung của gia đình ,xuất phát từ ý chí của đương sự là không muốn những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến gia đình ,tránh tình trạng “ khuynh gia bại sản” .Khi chia tài sản chung với mục đích để đầu tư kinh doanh riêng cần phân biệt hai loại thu nhập phát sinh sau khi chia tài sản chung là : Hoa lợi ,lợi tức phát sinh từ phần tài sản đã được chia do chính hoạt động sản xuất kinh doanh đó ( loại thu nhập này là tài sản riêng của vợ , chồng nếu không có thoả thuân khác ) và những thu nhập khác của vợ ,chồng không liên quan đến phần tài sản đã được chia như : Tiền lương ,tiền thưởng ,tiền trợ cấp ,tiền đền bù giá trị quyền sử dụng đất khi giải phóng mặt bằng… cũng như những thu nhập hợp pháp khác của vợ,chồng như tiền xổ số vì hôn nhân vẫn còn tồn tại nên về nguyên tắc tất cả những tài sản này vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng chứ không thể là tài sản riêng của mỗi bên .Vì vậy thu nhập do lao động , hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung chỉ là tài sản riêng của vợ chồng nếu những thu nhập đó có được gắn liền với phần tài sản được chia ,ngược lại ,những thu nhập đó là tài sản chung của vợ chồng nếu nó có được không liên quan đến phần tài sản đã được chia .Do vậy ,quy định như khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP là không chính xác . + Thứ ba : sau khi chia tài sản chung ,đa số các cặp vợ chồng vẫn sống chung ,chỉ trong những hoàn cảnh đặc biệt họ mới sống riêng.Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không phải là quy định về ly thân nên không đương nhiên dẫn đến chế độ biệt sản .Sau khi chia tài sản chung ( dù chia một phần hay chia toàn bộ ) vợ chồng vẫn sống chung nên việc duy trì đời sống chung là trách nhiệm của cả hai vợ chồng ,không phân biệt mức độ thu nhập của mỗi bên .Nếu một bên không có thu nhập , không có tài sản thì bên kia vẫn phải chăm lo đời sống chung của gia đình . Tuy nhiên ,trách nhiệm đóng góp của vợ chồng vào đời sống chung của gia đình như thế nào thì lại chưa có quy định ,trong khi đó theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP thì toàn bộ thu nhập do lao động ,hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ ,chồng .Như vậy , trong trường hợp vợ ,chồng chia hết ( chia toàn bộ tài sản chung ) mà sau đó không có tài sản chung nào khác : không có tài sản thừa kế ,không được tặng cho chung tài sản …thì đời sống chung của gia đình sẽ được bảo đảm như thế nào ? Rõ ràng là vấn đề này ,quy định trên đã thể hiện sự không đầy đủ ,thiếu chặt chẽ và logic .Trong pháp luật các nước ,vợ chồng có thể thoả thuận về tài sản trước khi kết hôn ,có thể phân chia tài sản chung và bất cứ tài sản nào mà vợ hoặc chồng có được sau khi chia tài sản chung sẽ là tài sản riêng của người đó. Đối với tài sản mà vợ chồng được thừa kế hoặc được tặng cho sau khi chia tài sản chung sẽ trở thành tài sản riêng chia đều cho cả vợ và chồng (2) .Trách nhiệm của vợ ,chồng đối với đời sống chung của gia đình sau khi chia tài sản chung cũng được quy định rõ ràng như :“…cả hai vợ chồng phải chịu trách nhiệm thanh toán những chi tiêu của gia đình theo tỷ lệ tương ứng với số tài sản riêng của mỗi người”(3).Vì vậy ,theo quan điểm cá nhân ,nếu đã quy định như khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP thì cần phải có quy định cụ thể về trách nhiệm của vợ chồng đối với đời sống chung của gia đình sau khi chia tài sản chung . 1.2.3 ) Vấn đề khôi phục chế độ tài sản chung : Trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không có quy định nào về việc khôi phục chế độ sản chung sau khi chia tài sản chung .Tuy nhiên ,trong Nghị định số 70/2001/NĐ – CP tại Điều 9 và Điều 10 lại có quy định về vấn đề này .Xét về hiệu lực pháp lý ,các quy định của nghị định phải phù hợp với quy định trong luật vì luật có hiệu lực pháp lý cao hơn ,nghị định chỉ có thể quy định chi tiết việc thi hành luật mà không thể quy định trái với luật .Hơn nữa ,quy định về việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng trong nghị định cũng còn thể hiện một số điểm không hợp lý .Cụ thể là: - Thứ nhất : Việc khôi phục chế độ tài sản chung chỉ có thể đặt ra khi đã chia hết tài sản chung ,nhưng không phải trong trường hợp chia tài sản chung nào trong thời kỳ hôn nhân cũng chia hết tài sản chung như đã phân tích ở trên ,vì vậy ,nếu chưa chia hết tài sản chung thì chế đọ tài sản chung vẫn đương nhiên tồn tại mà không phụ thuộc vào thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng .Ngay trong quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 70/2001/NĐ – CP cũng đã thể hiện rõ mâu thuẫn này . - Thứ hai : Việc khôi phục chế độ tài sản chung sẽ là cần thiết ,có ý nghĩa và logic nếu có quy định rằng việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ làm chấm rứt hoàn toàn chế độ sở hữu chung của vợ chồng ,bất cứ tài sản nào mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung đều là tài sản riêng của mỗi bên vợ ,chồng ,,kể cả những tài sản mà vợ chồng đựơc thừa kế chung ,được tặng cho chung sẽ được chia đều cho mỗi bên và là tài sản riêng của vợ,chồng .Nói cách khác ,việc khôi phục chế độ tài sản chung sẽ là hợp lý nếu thừa nhận rằng việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ dẫn đến chế độ biệt sản .Với các quy định trong Nghị định số 70/2001/NĐ – CP thì có thể dẫn tới cách hiểu này .Song điều đó rõ ràng không phải là ý muốn của các nhà lập pháp . - Thứ ba : Việc quy định về khôi phục chế độ tài sản chung theo quan điểm cá nhân là không cần thiết .Bởi vì : theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì : “Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.”.Vì pháp luật nước ta không quy định vợ chồng có quyền lập hôn ước nên khi nhập taìu sản riêng vào khối tài sản chung thì khối tài sản chung đó sẽ tuân theo chế độ tài sản pháp định ,tức là chế độ sở hữu chung hợp nhất .Việc khôi phục chế độ tài sản chung thực chất là đem phần tài sản riêng của mỗi bên vợ ,chồng góp vào tài sản chung và như vậy chế độ sở hữu chung của vợ chồng sẽ không còn là sở hữu chung hợp nhất nữa mà là sở hữu chung theo phần .Điều đó là mâu thuẫn với các quy định về chế độ sở hữu tài sản của vợ chồng trong pháp luật nước ta , làm phức tạp thêm các mối quan hệ của vợ chồng về tài sản đồng thời không bảo vệ được lợi ích chung của gia đình một cách có hiệu quả nhất . Với điều kiện kinh tế hiện nay ở nước ta ,việc quy định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là cần thiết ,đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn .Song để giải quyết tốt nhất các tranh chấp có thể xảy ra ,,bảo đảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật thì các quy định của pháp luật về vấn đề này cần được quy định một cách chặt chẽ ,thống nhất và hợp lý hơn. 2 ) Liên hệ thực tiễn : Trường hợp của anh Phạm Sỹ Kiên và chị Nguyễn Thị Hoa cư trú tại thôn Ứng Liêm ,xã Thanh Hà ,huyện Thanh Liêm ,tỉnh Hà Nam .Chị Hoa là một giáo viên dạy cấp hai , anh Kiên là một công chức tại Cục địa chính .Anh chị đã có một cậu con trai ,gia đình sống rất hoà thuận hạnh phúc .Năm 2007 ,khi thị trường chứng khoán đã trở lên sôi động tại Việt Nam ,theo một số đồng nghiệp khác ,anh Kiên đã tham gia chơi chứng khoán .Biết được việc làm này của chồng ,chị Hoa đã không đồng tình và có ý ngăn cản vì sợ rủi ro .Sau khi được sự tư vấn của một chị bạn làm tại Toà án nhân dân tỉnh Hà nam ,chị Hoa đã về thoả thuận với chồng về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để anh Kiên có thể dùng tài sản của mình đầu tư vào chứng khoán, mà không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình .Sau một thời gian ,thị trường chứng khoán biến động mạnh ,anh Kiên đã mất toàn bộ số vốn đầu tư ban đầu ,không những thế còn nợ nần chồng chất .Lúc ấy ,vợ chồng anh mới thấy giá trị của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ,khi mà phần tài sản đã chia của chị Hoa vẫn còn nguyên giá trị . Theo số liệu thống kê tại Phòng tổng hợp Toà án nhân dân Tối cao , thì số vụ chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong cả nước năm 2004 là 159 vụ ,năm 2005 là 398 vụ ,năm 2006 là 404 vụ , năm 2007 là 371 vụ ,năm 2008 là 346 vụ .Có thể nhận thấy rằng đây là một con số khá ít ỏi so với những án về hôn nhân gia đình khác như : ly hôn , cấp dưỡng ,hay thay đổi người nuôi con ,... Một dẫn chứng điển hình đó là tại Toà án nhân dân thành phố Hải Dương trong cả năm 2008 cũng chỉ có một vụ yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng tròng thời kỳ hôn nhân giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị Xuyên ,sinh 1932 và bị đơn là ông Lương Quang Nhĩ ,sinh 1936 .Vụ án đã được xét xử sơ thẩm theo bản án số 05 ngày 25 tháng 12 năm 2008 ,với nội dung như sau : bà Xuyên và ông Nhĩ chung sống như vợ chồng từ năm 1957 và có tài sản chung là 587,6 m2 đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .Trừ 435,1 m2 vợ chồng đã có các con làm nhà và không yêu cầu giải quyết , còn lại 152,5 m2 đất ở còn lại .Theo bà Xuyên thì phần diện tích này trước đây là đất ao , bà đã bỏ tiền ra thuê san lấp hết 10.000.000 đồng .Để có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ,bà phải vay để nộp thuế trước bạ là 25.340.000 đồng .Vì vậy bà đề nghị được xem xét công sức của bà trong việc tạo dựng tài sản để được chia nhiều hơn ông Nhĩ và ông Nhĩ phải trả bà một nửa tiền thuế trước bạ là 12.670.000 đồng để bà trả nợ. Ông Nhĩ xác nhận tài sản chung của vợ chồng chỉ có 587,6 m2 đất ở ,trừ 435,1 m2 đã cho các con làm nhà ,còn lại 152,5 m2 là ao ,vợ chồng đã sống ly thân và bà Xuyên đã thuê san lấp bằng tiền của bà Xuyên .Đồng ý tiền nộp thuế trước bạ là nợ chung vợ chồng nhưng không nhất trí chịu 1/2 số tiền trên và không nhất trí chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân .Anh Lương An Ninh là con cả của bà Xuyên và ông Nhĩ không yêu cầu về nhà tạm và tường rào là do anh làm ,trị giá 637.000 đồng trên phần đất 152,5 m2 của bà Xuyên và ông Nhĩ vì tài sản đã hết khấu hao .Chị Phạm Thị Luyện là con dâu của bà Xuyên và ông Nhĩ là người cho bà Xuyên vay tiền nộp thuế trước bạ nhưng không yêu cầu Toà án giải quyết . Bản án sơ thẩm số 05 ngày 25 tháng 2 năm 2008 của Toà án nhân dân thành phố Hải Dương đã áp dụng Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình ,Khoản 2 Điều 305 Bộ luật dân sự , khoản 2 Điều 301 Bộ luật tố tụng dân sự để ra quyết định như sau : Xác nhận bà Xuyên và ông Nhĩ có tài sản chung là 587,6 m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , trừ diện tích đã chia cho chưa làm thủ tục tại cấp có thẩm quyền , còn lại 152,5 m2 được chia như sau : Xử giao cho ông Nhĩ được sở hữu 67,5 m2 đất trị giá 202.500.000 đồng gồm : Cạnh phía Bắc dài 13,0 m2 giáp đất đã chia cho các con ,cạnh phía Đông dài 4m giáp nhà ông Nghĩa .Cạnh phía Nam dài 11,96m giáp đất chia cho bà Xuyên và cạnh phía Tây dài 7m giáp ngõ đi chung . Xử giao cho bà Xuyên được sở hữu 85 m2 đất trị giá 255.000.000 đồng gồm : Cạnh phía Bắc dài 11,96 m giáp đất chia cho ông Nhĩ ,cạnh phía Đông dài 7,4 m giáp nhà ông Nghĩa ,cạnh phía Nam dài 10,92 m và cạnh phía Tây dài 7,5 m đều giáp ngõ đi chung . Xác nhận số nợ 25.340.000 đồng là nợ chung vợ chồng.Ông Nhĩ trả bà Xuyên 12.670.000 để bà Xuyên trả nợ . Ngoài ra bản án sơ thẩm còn quyết định về nghĩavụ chậm thi hành ,về án phí và quyền kháng cáo theo luật định .Ngày 5/3/2008 bị đơn là ông Lương Quang Nhĩ kháng cáo với nội dung : không nhất trí chia tài sản chung của vợ chồng vì chia ly hôn ,không nhất trí chịu 1/2 số nợ do bà Xuyên vay để nộp thuế trước bạ và không nhất trí chịu án phí chia tài sản . Căn cứ các tài liệu ,chứng cứ đã được thẩm tra công khai tại phiên Toà ,trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện chứng cứ và lời trình bày của các đương sự ,Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương đã mở phiên Toà công khai 21/4/2008 tại trụ sở để xét xử phúc thẩm vụ án thụ lý số 11 ngày 26/3/2008 .Trong bản án phúc thẩm đã sử bản án sơ thẩm như sau :xử cho ông Nhĩ chỉ phải tả bà Xuyên để bà Xuyên trả nợ tiền thuế trước bạ đối với diện tích ông Nhĩ được hưởng là 2.911.000 đồng ,chứ không phải là 12.670.000 đồng .Vì cho rằng ,án sơ thẩm buộc ông Nhĩ phải trả bà Xuyên 1/2 tổng số tiền bà Xuyên đã nộp thuế trước bạ : 12.670.000 gồm cả phần diện tích không yêu cầu chia là không chính xác.Như vậy,có thể thấy Bản án phúc thẩm đã bỏ qua một tình tiết hợp lý tại Bản án sơ thẩm đó là : xác nhân số nợ 25.340.000 đồng là nợ chung của vợ chồng .Thật vậy ,khi bà Xuyên vay tiền của chị Luyện để nộp tiền thuế trước bạ cho toàn bộ diện tích đất của hai ông bà với số tiền là 25.340.000 đồng thì đó đương nhiên là phải nợ chung của vợ chồng ,và ông Nhĩ phải chịu 1/2 số tiền đó là đúng .Bản án phúc thẩm như vậy là không chính xác.Một thực tế nữa cần xem xét là đa số những cặp vợ chồng bắt đầu nghĩ đến chuyện chia tài sản chung khi có những mâu thuẫn ,khi đó nó như một cách để họ có thể giải thoát cho nhau mà không cần ly hôn .Vì vậy ,sau khi chia tài sản chung thì họ càng trở lên xa cách ,bởi một lẽ đơn giản ,tài sản đã chia ,tình cảm cũng khó mà bền chặt .Trên mục tâm sự tại tập chí gia đình , chị Nguyễn Thị Thu Trang ( Phú Thọ ) đã bầy tỏ những băn khoăn của mình về vấn đề này như sau : Tháng trước ,chị đuợc cô em gái chồng nói cho biết về chuyện chồng chị cho bạn vay tiền ( hơn 500 triệu đồng ) và anh bạn đó vừa bị bắt về tội lừa đảo tài sản .Khả năng đòi lại sô tiền đó là rất ít bởi ngoài chống chị ,người bạn đó còn nợ của rất nhiều người nhưng không có khả năng thanh toán .Đó là số tiền mà hai vợc hồng phải làm việc rất vất vả mới dành dụm được ,định sang năm sẽ xây lại nhà nhưng anh ấy đã cho bạn vay tiền không nói vối chị câu nào .Bây giờ có trách anh ấy cũng đã muộn .Nhờ tìm đến luật sư tư vấn , chị đã có ý định chia luôn tài sản để tránh chuyện không hay xảy ra .Nhưng cũng rất băn khoăn ,liệu việc vợ chồng chia tài sản khi đang sống chung có ảnh hưởng gì đến hạnh phúc của gia đình .Đó cũng là những băn khoăn của nhiều cặp vợ chồng trên thực tế .Vì vậy, trước khi đi đến quyết định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ,vợ chồng cần suy nghĩ thật kỹ để tránh những hậu quả không hay có thể xảy đến . 3 ) Những vướng mắc về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và phướng hướng hoàn thiện : 3.1 ) Những vướng mắc về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân : - Thứ nhất : Việc pháp luật HN&GĐ chỉ công nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền khởi kiện của người thứ ba trong trường hợp này không được thừa nhận (Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000), là hoàn toàn phù hợp về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, nếu áp dụng qui định này vào thực tiễn vẫn còn vấn đề bất cập cần phải có sự vận dụng linh hoạt hơn. Theo luật hiện hành, khi vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thoả thuận (Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000). Vấn đề đặt ra là, rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản. Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào? - Thứ hai : Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ qui định, vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không có hoặc không thoả thuận được. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa qui định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi việc chia tài sản chung đó thuộc thẩm quyền của Toà án. Do đó, trong thực tiễn áp dụng, Toà án sẽ gặp khó khăn khi vận dụng căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trước đây, Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 đã qui định: “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo qui định ở Điều 42 (nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật này”. - Thứ ba : Qui định trong thời kỳ hôn nhân, nếu có lý do chính đáng vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản mà không qui định trách nhiệm của họ đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là một qui định quá “mở”. Giả sử, ngay sau khi kết hôn với lý do kinh doanh riêng, vợ chồng có thoả thuận toàn bộ tài sản chung được chia, tài sản của ai làm ra thuộc về người đó, thì khi đó lợi ích gia đình được đặt ở vị trí nào? Nếu thoả thuận này được thực hiện thì quan hệ hôn nhân chỉ còn tồn tại về mặt nhân thân, còn quan hệ tài sản giữa vợ chồng đã được dân sự hóa, bản chất của hôn nhân XHCN vì thế không được thực hiện. - Thứ tư : Luật HN&GĐ năm 2000 và Nghị định số 70 qui định các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà không có lý do chính đáng thì bị Toà án tuyên bố là vô hiệu. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ lại không qui định ai là người có thể yêu cầu Toà án hủy bỏ thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp thoả thuận này vi phạm các điều kiện được qui định tại Điều 29 Luật HN&GĐ hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình, đến việc trông nom, nuôi dưõng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Mặt khác, Luật HN&GĐ cũng chưa qui định hậu quả pháp lý của việc Tòa án tuyên bố vô hiệu đối với thoả thuận chia tài sản chung. - Thứ năm : Theo Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 70 trong trường hợp vợ chồng có thoả thuận bằng văn bản về khôi phục chế độ tài sản chung, thì kể từ ngày văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực, việc xác định phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, phần tài sản thuộc sở hữu chung căn cứ vào sự thoả thuận của vợ chồng. Theo chúng tôi, qui định này đã trao cho vợ chồng một quyền hạn quá rộng. Việc vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đồng thời có quyền khôi phục chế độ tài sản chung mà không cần có sự xem xét của Toà án đã đưa Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 trở thành hình thức, chế độ tài sản pháp định không đảm bảo đúng bản chất pháp lý của nhà làm luật đề ra. - Thứ sáu : Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo qui định của pháp luật không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con. Thực tế, việc vợ chồng áp dụng chế định này đã phản ánh những mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa họ. Sự độc lập về tài sản sau khi chia tài sản chung, có thể dẫn đến vợ chồng sống ly thân hoặc một trong các bên lại lẩn tránh trách nhiệm đối với gia đình, từ đó có tranh chấp về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có tài sản để tự nuôi mình. 3.2 ) Phướng hướng hoàn thiện : Qua những phân tích trên cho thấy quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là chưa đầy đủ ,chưa hợp lý và chính xác .Vì vậy ,cần phải quy định cụ thể hơn về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo hướng sau : - Thứ nhất : pháp luật cần qui định rõ: Trong trường hợp người có quyền có đủ chứng cứ cho rằng, vợ chồng không có thoả thuận hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người có quyền có thể yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để lấy phần tài sản của người vợ hoặc người chồng có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ. Yêu cầu của người có quyền sẽ không được Toà án công nhận, nếu việc chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích gia đình của người có nghĩa vụ hoặc bản thân vợ, chồng có nghĩa vụ có đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ. -Thứ hai : Trên cơ sở kế thừa qui định trên của Luật HN&GĐ năm 1986, thì cần thiết phải qui định một giải pháp như sau: Khi chia tài sản chung, Toà án căn cứ vào lý do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia. Việc chia tài sản chung căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn qui định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ; nếu tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thì áp dụng các qui định tại các điều 97, 98 và 99 của Luật HN&GĐ. - Thứ ba : Để phát huy được mục đích, ý nghĩa của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cần bổ sung vào khoản 1 Điều 6 Nghị định số 70 một nội dung bắt buộc trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng là: Tài sản bảo đảm cho các nhu cầu chung của gia đình. Ngoài ra cũng cần qui định cụ thể: Trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được việc bảo đảm các nhu cầu chung của gia đình, thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Toà án quyết định mức đóng góp của các bên trên cơ sở nhu cầu thực tế của gia đình và khả năng kinh tế của các bên hoặc quyết định không chia toàn bộ tài sản chung, phần tài sản chung không chia được sử dụng cho nhu cầu của gia đình. - Thứ tư : Cần qui định rõ: Trong trường hợp thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị Toà án tuyên bố vô hiệu, chế độ tài sản chung của vợ chồng được khôi phục lại tình trạng trước khi có thoả thuận chia tài sản chung. - Thứ năm : Việc khôi phục chế độ tài sản chung có nghĩa là khôi phục chế độ tài sản pháp lý được qui định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000, do đó khi thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, những tài sản có nguồn gốc được qui định tại Điều 27 phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật chỉ nên trao cho vợ, chồng quyền thoả thuận về tài sản chung đối với những tài sản riêng được qui định tại Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000. (4) - Thứ sáu : Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các con, pháp luật cần qui định rõ: Trong trường hợp sau khi chia tài sản chung, vợ chồng có tranh chấp về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập và không có tài sản để tự nuôi mình, thì Toà án quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến con áp dụng tương tự qui định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con khi ly hôn. 3.3 ) Một số kiến nghị : - Thứ nhất : Sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ,một thời gian sau vợ chồng mới có yêu cầu ly hôn ( hoặc một bên vợ,chồng chết trước ) thì vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng có đặt ra nữa hay không? Vì xuất phát từ “thời kỳ hôn nhân” ,một số trường hợp sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ,vợ chồng vẫn cùng chung sống và gánh vác chung công việc gia đình ,nghĩa vụ nuôi dưỡng ,giáo dục các con…vẫn có thể có căn cứ phát sinh tài sản chung giữa vợ chồng( Ví dụ : vợ chồng được tặng choc hung ,được thừa kế chung…) .Đồng thời ,theo Nghị định số 70/2001 /NĐ – CP( Điều 9) ,vợ chồng có thể thoả thuận nhằm khôi phục chế độ tài sản chung sau khi tài sản chung đã được chia trong thời kỳ hôn nhân .Vấn đề này sẽ liên quan đến việc đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. - Thứ hai : Một số vấn đề nữa mà hiện nay,xét cả mặt lý luận và thực tiễn có những quan điểm và áp dụng chưa thống nhất.Theo Điều 29 và 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 8 Nghị định số 70/2001 /NĐ – CP quy định về hậu quả pháp lý chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân : sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ,các thu nhập do lao động ,hoạt động sản xuất ,kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ,chồng được coi là tài sản riêng của vợ ,chồng ,trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuân khác .Như vậy,phải chăng quy định này đã chấp nhận chế độ “ Biệt sản” ( là một loại chế độ tài sản giữa vợ chồng,trong đó không có khối cộng đồng tài sản )? Có gì “mâu thuẫn” với Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khi quy định căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng ? - Thứ ba : Một vấn đề nữa cũng cần phải làm rõ ,đó là: theo quy định tài Điều 29 và Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ,Điều 8 Nghị định số 70/2001 /NĐ – CP thì sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ,thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất ,kinh doanh hoặc những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng của vợ chồng .Vậy, có phải tất cả các trường hợp mà vợ chồng thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ( dù yêu cầu chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung) thì đều áp dụng theo các quy định trên ? Hay chỉ áp dụng cho trường hợp vợ chồng đã yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung? Những vấn đề này cần thiết phải được dự liệu trong pháp luật thì mới có cơ sở , căn cứ pháp lý áp dụng thống nhất cho thực tiễn xét xử. IV ) Ý nghĩa của việc xác định hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân : - Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết những bất đồng giữa vợ chồng liên quan đến tài sản . - Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một cách thức tạo điều kiện thuận tiện để vợ chồng nắm bắt được những cơ hội ,đầu tư kinh doanh riêng nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay ,khi mà những cơ hội được đặt ra với tất cả mọi người thì một vấn đề thường được đặt ra đầu tiên đó là vấn đề về vốn .Không phải khi nào vợ chồng cũng thoả thuận được với nhau về việc sử dụng tài sản chung làm vốn liếng ,lúc ấy chia tài sản chung của vợ chồng là một cách tạo ra nguồn vốn nhanh chóng và hiệu quả cho những nhà đầu tư là một trong hai bên vợ chồng. - Quan hệ vợ chồng vốn là một quan hệ thiêng liêng và nhạy cảm ,có lúc êm đềm ,có khi sóng gió .Lúc êm ấm ,vợ chồng yêu thương nhau tưởng chừng không gì chia cắt nổi .Nhưng khi có những mâu thuẫn nảy sinh thì tình cảm vợ chồng và cả đời sống gia đình đều bị ảnh hưởng không nhỏ .Đặc biệt là khi không tìm ra cách giải quyết thì ly hôn lại là sự lựa chọn cuối cùng ,đôi khi là bất đắc dĩ ,không phải trong trường hợp nào ly hôn cũng là một giải pháp để có thể giải quyết được những mâu thuẫn giữa những cặp vợ chồng .Trên thực tế ,có những cặp vợ chồng già cả ,sống với nhau gần cả đời người ,nay lại xuất hiện những mâu thuẫn khiến không thể tiếp tục chung sống .Nhưng liệu họ có thể đưa nhau ra Toà ly hôn một cách dễ dàng khi mà còn ra đình ,làng xóm ,dư luận …Đó thật là một vấn đề nan giải .Tuy nhiên ,với những quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ,có thể nói những cặp vợ chồng ngày nay đã có thêm một biện pháp để giải quyết những mâu thuẫn của mình .Với chế định này những mâu thuẫn trong gia đình sẽ dễ dàng được giải quyết đồng thời vẫn giữ được “hòa khí” trong gia đình ,tạo nên sự ổn định trong quan hệ vợ chồng nói riêng và giữa các thành viên trong gia đình nói chung . - Không chỉ có thế ,chế định này còn có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình khi một người có hành vi phá tán tài sản .Ví dụ ,khi người chồng nghiện ngập ,mang hết những tài sản trong gia đình ra để hút trích ,cờ bạc ,gây ảnh hưởng lớn tới nguồn sống của cả gia đình .Khi ấy ,người vợ có thể yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để bảo toàn phần tài sản của mình ,phục vụ cho những nhu cầu sống của vợ chồng ,con cái. - Mặt khác ,trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay,việc một bên vợ ,chồng tham gia các giao dịch dân sự với người thứ ba một cách riêng lẻ cũng là một hiện tường thường thấy khi có những khó khăn về tài chính ,bằng tài sản riêng của mình ,người đã tham gia giao dịch với người thứ ba không thể thực hiện những nghĩa vụ đối với người thứ ba ,khi ấy ,quyền và lợi ích của người thứ ba sẽ bị xâm phạm .Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ làm tăng khối tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng ,sẽ phần nào khắc phục được những rủi ro đối với bên thứ ba ,bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ . - Các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của pháp luật này còn được biết đến với một ý nghĩa vô cùng quan trọng ,đó là thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất, thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng vợ, chồng - một tư duy pháp lý tiến bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam .Từ những quy định tại Hiến pháp năm 1992 ,Bộ luật dân sự năm 2005 ,đến những quy định cụ thể của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thừa nhận sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng ,trong đó có sự bình đẳng về sở hữu .Những quy định là minh chứng cho sự tự do ,dân chủ trong một xã hội công bằng .Ở đó ,người phụ nữ thoát khỏi những lối tư duy cổ hủ ,lạc hậu gò bó họ .Từ đó tạo nên sự bình đẳng trong gia đình ,trong xã hội ,góp phần tạo nên những gia đình hạnh phúc – những tế bào tốt của một xã hội văn minh . C ) Kết thúc vấn đề : Qua việc nghiên cứu đề tài: ““Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”. Chúng ta có thể thấy rằng đây là một chế định mới, lại đề cập tới một vấn đề khá nhạy cảm và chưa thực sự phù hợp với lối tư duy truyền thống của người Á Đông. Chỉ đến những năm gần đây, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mới được áp dụng rộng rãi hơn. Theo những bước tiến của xã hội, chế định này đã ngày một bộc lộ được những ưu điểm của mình. Tất nhiên, là ở một khía cạnh nào đó thì chế định này vẫn còn những thiếu sót và hạn chế nhất định, nên trong quá trình áp dụng vẫn tồn tại một số những bất cập. Hy vọng trong tương lai ,chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không những được áp dụng một cách rộng rãi mà sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.doc
Luận văn liên quan