MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC 3
1.1.Khái niệm 3
1.2.Sơ lược về vòng tuần hoàn nước 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM 5
2.1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay 5
2.2. Mức độ ô nhiễm nguồn nước tại một số cụm công nghiệp 5
CHƯƠNG III : KHAN HIẾM NGUỒN NƯỚC CÓ NHIỀU NGUYÊN NHÂN 8
3.1. Do biến đổi khí hậu 8
3.2. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp 8
3.3. Thất thoát nước do bốc hơi và lãng phí 10
3.4. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người 11
3.5. Dân Số: 14
3.6. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước 15
3.6.1. Ô nhiễm môi trường nước 15
3.6.2. Chặt phá rừng bừa bãi 15
3.6.3. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác 15
CHƯƠNG IV: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 16
4.1 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 17
4.1.1. Thế nào là khai thác nguồn nước dưới lòng đất đúng kỉ thuật 17
4.1.2. Sử dụng hợp lý 18
4.1.3. Sử dụng tiết kiệm 18
4.1.3. Có hình thức xả thải phù hợp 19
4.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC ĐƠN GIẢN 19
4.2.1. Đối với nước nhiễm sắt, phèn 19
4.2.2. Xử lý Hydrogen sulfite H2S 20
4.2.3. Xử lý nước cứng 20
4.2.4. Khử trùng nước sinh họat 20
4.3. NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN CÙNG NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 21
4.3.1. Trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương 21
4.3.2. Trách nhiệm của Doanh nghiệp 22
4.3.3. Trách nhiệm của người dân 22
4.3.4. Đối với sinh viên 23
4.3.4 Các biện pháp khác 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 25
25 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3399 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hãy cứu lấy nguồn nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
--------------------
CON NGƯỜI & MÔI TRƯỜNG
Đề tài:
HÃY CỨU LẤY NGUỒN NƯỚC
22222222222222
Năm học: 2010-2011
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC 3
1.1.Khái niệm 3
1.2.Sơ lược về vòng tuần hoàn nước 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM 5
2.1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay 5
2.2. Mức độ ô nhiễm nguồn nước tại một số cụm công nghiệp 5
CHƯƠNG III : KHAN HIẾM NGUỒN NƯỚC CÓ NHIỀU NGUYÊN NHÂN 8
3.1. Do biến đổi khí hậu 8
3.2. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp 8
3.3. Thất thoát nước do bốc hơi và lãng phí 10
3.4. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người 11
3.5. Dân Số: 14
3.6. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước 15
3.6.1. Ô nhiễm môi trường nước 15
3.6.2. Chặt phá rừng bừa bãi 15
3.6.3. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác 15
CHƯƠNG IV: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 16
4.1 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 17
4.1.1. Thế nào là khai thác nguồn nước dưới lòng đất đúng kỉ thuật 17
4.1.2. Sử dụng hợp lý 18
4.1.3. Sử dụng tiết kiệm 18
4.1.3. Có hình thức xả thải phù hợp 19
4.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC ĐƠN GIẢN 19
4.2.1. Đối với nước nhiễm sắt, phèn 19
4.2.2. Xử lý Hydrogen sulfite H2S 20
4.2.3. Xử lý nước cứng 20
4.2.4. Khử trùng nước sinh họat 20
4.3. NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN CÙNG NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 21
4.3.1. Trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương 21
4.3.2. Trách nhiệm của Doanh nghiệp 22
4.3.3. Trách nhiệm của người dân 22
4.3.4. Đối với sinh viên 23
4.3.4 Các biện pháp khác 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 25
DANH SÁCH PHÂN CÔNG NHÓM: 25
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1.Khái niệm
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
1.2. Sơ lược về vòng tuần hoàn nước
Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước.
Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương.
Mặt Trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa.
Mưa dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng mưa rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt.
Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương.
Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay
Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều hơn tài nguyên nước. Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, nước biển bởi các tác nhân như NO3, P, thuốc trừ sâu và hoá chất, kim loại nặng, các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh v.v.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
(Nguồn:
2.2. Mức độ ô nhiễm nguồn nước tại một số cụm công nghiệp
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt.
(Nguồn:
Theo những số liệu mới nhất, hệ thống kênh rạch của thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày bị đầu độc bởi sơ sơ có... 4.000 tấn rác thải các loại và 70.000m3 nước thải công nghiệp (vài năm trước số liệu này là 200.000m3) chưa qua xử lý. Với một thực trạng như vậy thử hỏi làm sao những dòng kênh xanh không biến thành những dòng kênh bị "ung thư".
(Nguồn:
Trong khu vực nội thành, những dòng kênh như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Đôi-kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, Tân Hóa-Lò Gốm bị ô nhiễm từ vài chục năm nay là chuyện đã đành thì đến hiện nay ngay khu vực ngoại thành từ Bình Chánh, Hóc Môn đến Củ Chi... những dòng kênh vốn phục vụ cho việc tưới tiêu trước đây nay cũng biến thành những dòng kênh mà người dân đã gọi là kênh sủi bọt, kênh ngứa, kênh nín thở..
CHƯƠNG III : KHAN HIẾM NGUỒN NƯỚC CÓ NHIỀU NGUYÊN NHÂN
Khan hiếm nước sạch đang là một thách thức lớn với các quốc gia
3.1. Do biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể làm thay đổi chất lượng nước do thay đổi nhiệt độ, lượng và phân phối dòng chảy, thay đổi khả năng chuyển hoá các chất ô nhiễm của lưu vực sông, gia tăng xâm nhập mặn, mực nước biển và tài nguyên nước (TNN) dưới đất.
Theo TS Hoàng Minh Tuyển, phó giám đốc Dự án “Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước.” , Việt Nam có tổng lượng dòng chảy năm vào khoảng 847 km3, lượng nước chảy từ ngoài lãnh thổ vào là 507 (chiếm đến 60%), phân bố chủ yếu trên hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này hiện phân bố không đồng đều, đặc biệt, trong điều kiện BĐKH lượng mưa ngày càng giảm đi rõ rệt trong mùa khô, hạn hán, lũ lụt, kèm theo sự bùng nổ dân số khiến nguy cơ thiếu nước ngày càng trở lên gay gắt.
3.2. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp tiêu thụ 75% tổng lượng nước ngọt .
Ngành nông nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng khan hiếm nước. Các loại phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Trong 10 tấn mễ cốc thu hoạch, có 4 tấn được trồng trên các cánh đồng cần nước tưới. Tỷ lệ này đang ngày càng tăng vì ở nhiều quốc gia, việc tự túc lương thực đang được coi là ưu tiên cao nhất. Nhiều loại cây trồng được trồng trong môi trường không phù hợp với tính chất lý sinh của chúng. Do đó, con người phải trồng theo những phương pháp đặc biệt và cần tưới nước. Điều này làm cho nguồn nước tưới bổ sung tăng thêm 1.000m3/năm/người.
Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm.
Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt.
Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.
Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.
3.3.Thất thoát nước do bốc hơi và lãng phí
Ở các nước đang phát triển, hệ thống hạ tầng cũ kỹ, lạc hậu và hệ thống quản lý thiếu hiệu quả dẫn đến tỷ lệ rò rỉ và thất thoát nước khá lớn. Tỷ lệ tới 50% không phải là hiếm ở các hệ thống cấp nước đô thị. Ước tính mỗi năm có khoảng 250 đến 500 triệu m³ nước sạch bị thất thoát ở các siêu đô thị trên thế giới mà nếu tiết kiệm được thì có thể đủ cung cấp nước sạch cho thêm 10 đến 20 triệu người.
Do các công trình thuỷ nông nhân tạo vận hành thiếu hiệu quả. Chỉ 40% lượng nước thực sự tới được cây trồng. Số còn lại bốc hơi hoặc chảy trần trên mặt đất. Nông dân Israel đã sử dụng các trang thiết bị nông nghiệp công nghệ cao có thể giảm tổn thất nước tới 50%, song công nghệ này lại quá tốn kém với các nông dân nơi khác. Theo điều tra của Liên hiệp quốc, hệ thống cống rãnh và đường ống dẫn nước trên khắp thế giới thường xuyên bị hư hại. Đường ống rò rỉ thấm vào đất ½ lượng nước ngọt. Sau khi sử dụng, ½ lượng nước còn lại này hầu như không được xử lý, chảy thẳng vào sông hồ hoặc ngấm vào đất. Chỉ 5% lượng nước thải được đưa vào các nhà máy xử lý, dùng lại làm nước uống. Vì vậy các nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm, do đó các hồ chức nước thiên nhiên bị phá huỷ.
3.4. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người
Các dòng nước mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội.
Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn…
Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt, giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không được trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày, rò rỉ nước từ van hư củ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí nước.
Giữa nước mặn và nước nhạt có một ranh giới, khi họat động khai thác nước dưới đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác, mực nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn các công trình khai thác trong khu vực. Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do con người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến xâm nhập mặn vào tầng chứa nước.
3.5. Dân Số:
Các số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, dân số thế giới đã tăng gấp ba lần trong thế kỷ XX khiến nhu cầu tiêu thụ nước tăng gấp 7 lần. Nhu cầu về nước sạch đang gia tăng một cách nhanh chóng trong khi nguồn cung lại có hạn và ngày càng suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do phá rừng và xói mòn đất ở các vùng đồi núi, đồng thời nguồn nước mặt có giá trị vốn để cung cấp cho nông nghiệp và công nghiệp đang cạn kiệt nghiêm trọng khiến con người phải đào ngày càng sâu để tìm kiếm các nguồn nước. Đi kèm với đó, việc khai thác nguồn nước mặt đã dẫn đến sự suy giảm mạch nước ngầm tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, các quốc gia Tây Á, Nga và Mỹ. Một nguyên nhân khác, nhiều diện tích nước mặt đã bị ô nhiễm và không thể sử dụng hoặc nếu sử dụng nguồn nước này sẽ là nguyên nhân của các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Hàng năm, khoảng 5 triệu người chết do các bệnh truyền nhiễm qua đường nước.
3.6. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước
3.6.1.Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác
công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm
Các dẫn chứng cụ thể tại Việt Nam:
Dòng chảy mùa kiệt của sông Hồng giảm
Các đô thị cũng sản sinh những lượng lớn nước thải, chất thải mỗi ngày. Trên thế giới, cứ mỗi ngày có khoảng 2 triệu tấn chất thải của con người được xả vào các nguồn nước. Ở nhiều đô thị (đặc biệt là tại các nước đang phát triển) việc thiếu các hệ thống xử lý chất thải, nước thải và thoát nước đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước (cả nước mặt và nước dưới đất) và hệ sinh thái thủy sinh liên quan.
3.6.2. Chặt phá rừng bừa bãi
Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhà làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập lụt, trược lỡ đất.
3.6.3. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác
Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của dòng nước.
Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng.
CHƯƠNG IV: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước có thể nói là không khó khăn, tuy nhiên việc này đòi hỏi sự thống nhất đồng lòng của tất cả mọi người trong xã hội.
Qua số liệu kiểm tra tình hình sử dụng nước tại một số quận huyện ngoại thành thành phố cho thấy hơn 95% hộ gia đình sử dụng nước dưới đất phục vụ cho nhu cầu ăn uống, tắm rửa vệ sinh hàng ngày và chăn nuôi, trồng trọt … với hình thức khai thác chủ yếu là giếng khoan (khoảng 98%).
Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy ý thức tự bảo vệ, giữ gìn vệ sinh nguồn nước của người dân chưa cao, giếng khoan tại các hộ dân bố trí quá gần các nơi có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cao như nhà vệ sinh, sàn nước, bể tự hoại,… và phần lớn các giếng khoan không có bệ giếng bảo vệ. Việc sử dụng nguồn nước còn nhiều hoang phí, chưa có ý thức tiết kiệm nước, không tận dụng nguồn nước mưa, nước ao hồ để sử dụng trong tưới cây, làm mát… khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa đúng quy định của nhà nước, chưa nhận thức đầy đủ về bảo vệ tài nguyên nước và môi trường. Do đó để có nguồn nước sử dụng bền vững, cần có những hoạt động tích cực nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước tốt hơn.
4.1 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Thường nạo vét sông rạch để khơi thông dòng chảy. Không lấn chiếm lòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy hải sản. Việc nuôi thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch.
Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. Tưới cây khi trời mát, ủ gốc giữ ẩm cho cây. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa, không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ côn trùng.
Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nên nuôi trong chuồng trại có hệ thống xử lý chất thải. Không chăn thả rong dễ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
Sử dụng nước mặt (nước sông, hồ …), nước từ các công trình cấp nước công cộng để hạn chế khai thác nước dưới đất và tránh gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Nếu có công trình khai thác nước dưới đất thì phải khai thác đúng kỹ thuật và sử dụng hợp lý, tiết kiệm.
4.1.1. Thế nào là khai thác nguồn nước dưới lòng đất đúng kỉ thuật
Khoan đúng kỹ thuật: cần có hiểu biết về kỹ thuật khoan, hiểu biết sơ cấp về cấu trúc địa chất do đó khi muốn khoan giếng phải thuê đơn vị có chức năng hành nghề khoan (đơn vị có giấy phép hành nghề khoan giếng).
Phải trám lấp giếng hư: Các giếng khoan hư hoặc không còn sử dụng phải trám lấp đúng quy trình kỹ thuật để tránh xâm nhập nước bẫn vào tầng chứa nước.
Có đới bảo vệ vệ sinh giếng: Các giếng khai thác nước phải cách xa nhà vệ sinh, hệ thống xả thải, hệ thống xử lý nước thải từ 10m trở lên.
Không khoan giếng gần đường giao thông, không bố trí các vật dụng dễ gây ô nhiễm như hóa chất, dầu nhớt … gần khu vực giếng.
Các giếng phải được xây bệ cao, có nắp đậy.
Có chế độ khai thác hợp lý: trước khi khai thác phải đánh giá khả năng cấp nước, chất lượng nguồn nước và độ hồi phục nước của tầng chứa nước khai thác từ đó có chế độ khai thác hợp lý.
Có chế độ kiểm tra bảo trì giếng và thiết bị khai thác hàng năm để hạn chế rủi ro hư giếng.
Đối với các công trình khai thác lớn nên có hệ thống quan trắc nội bộ để theo dõi mực nước và chất lượng nước thường xuyên.
Kiểm ta nước và sử lý nước đúng tiêu chuẩn cho mục đích sử dụng.
4.1.2. Sử dụng hợp lý
Tùy theo mục đích sử dụng có thể dùng nước sạch, nước giếng, nước mưa, nước sông, nước tái sử dụng …
Sử dụng nước cho ăn uống, sinh hoạt vệ sinh cá nhân, sản xuất thực phẩm, các ngành sản xuất cần nước tinh sạch ta sử dụng nước sạch từ công ty cấp nước, nước giếng hoặc nước sông đã qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.
Sử dụng để tưới cây, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh chuồng trại…Có thể sử dụng nước giếng, nước sông rạch hoặc nước thải đã được xử lý.
4.1.3. Sử dụng tiết kiệm
Tập thói quen tiết kiệm nước từ những việc nhỏ trong hộ gia đình.
Chỉ mở vòi nước khi cần sử dụng và chỉ mở mạnh vừa đủ dùng, không mở quá mạnh hoặc để chảy tràn. Phải khóa vòi nước cẩn thận sau khi sử dụng.
Khi rửa tay, rửa mặt, đánh răng … nên mở vòi nước khi nào cần dùng, hoặc hứng sẵng trong thau, ca, trách để vòi chảy tự do gây lãng phí nước.
Khi rửa thức ăn, rửa bát đĩa và các vật dụng khác nên hứng nước vào chậu hoặc bồn lavabo vừa đủ dùng, nhằm tiết kiệm nguồn nước sử dụng đồng thời có thể giữ lại phần nước dư sau cùng dùng cho các mục đích khác.
Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa ngay khi bể đường ống dẫn nước, hư khóa van nước. Không để nước rò rỉ lâu ngày.
Nên sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước như:
- Sử dụng bồn cầu có chế độ điều chỉnh cơ cấu xả nước điều chỉnh phù hợp nhằm giảm thể tích nước xả.
- Khuyến khích các nơi công cộng, trường học, văn phòng, siêu thị, chợ sử dụng sản phẩm tiết kiệm nước như vòi nước có chức năng ngắt nước nhất định, ngắt nước cảm ứng nhiệt, bồn vệ sinh cảm ứng nhiệt.
- Sử dụng vòi sen có nhiều tia phun nước mạnh sẽ giảm được lượng nước sử dụng.
Ngâm đồ bẩn trước khi giặt. Hạn chế giặt đồ làm nhiều lần trong ngày.
Khi tưới cây, rửa xe, tắm rửa gia xúc, vệ sinh chuồng trại, phun làm mát… dùng vòi nước có gắn thêm nòng phun vừa đáp ứng được yêu cầu sử dụng, vừa tiết kiệm được nguồn nước sử dụng.
Khuyến khích sáng tạo các hình thức sử dụng nước tiết kiệm nhưng vẫn đạt mục đích sử dụng. Ví dụ:
+ Sử dụng nước tuần hoàn trong giải nhiệt máy móc thiết bị…
+ Phương pháp tưới tiết kiệm nước: hệ thống tưới máng thủy canh…
4.1.3. Có hình thức xả thải phù hợp
Phải xử lý nước thải trước khi xả vào cống, sông hồ, kênh rạch. Không đổ nước thải.
Rác thải không được xả bừa bãi trên đường, hè phố, sông rạch ao hồ mà phải thu gôm phân loại theo đúng quy định.
Nhà vệ sinh, chuồng trại nuôi gia súc phải xây hệ thống xử lý như hầm biogas
4.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC ĐƠN GIẢN
4.2.1. Đối với nước nhiễm sắt, phèn
Đối với nước nhiễm phèn, ta xử lý ô nhiễm bằng vôi sống. Lấy 10g vôi sống cho vào 140l nước, sau đó để nước lắng xuống, gạn lấy nước trong.
Nước nhiều sắt thường có màu vàng, mùi tanh. Cách đơn giản để làm sạch nước nhiễm sắt là đổ nước vào thùng, khoắng lên nhiều lần rồi để lắng, chắt lấy nước trong.
Có thể dùng phèn chua để xử lý nước nhiễm phèn sắt. Phèn chua giã nhỏ (nửa thìa cho 25 lít nước) đổ vào thùng quấy nhiều lần để sắt và phèn kết tủa lắng dần xuống đáy.
Ngoài ra có thể xử lý bằng phương pháp sục khí, qua giàn mưa và bồn lắng, lọc để khử sắt. Làm giàn mưa bằng ống nhựa, khoan 150 - 200 lỗ có đường kính từ 1,5mm đến 2 mm tùy theo công suất máy bơm đang sử dụng. Dưới cùng của bể lọc là lớp sỏi dày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi là lớp cát dày khoảng 2,5 - 3 gang. Phương pháp này có thể kết hợp xử lý được một số chất khác với hàm lượng thấp như: Hydrogen sulfite H2S, Amoniac, Asen.
4.2.2. Xử lý Hydrogen sulfite H2S
Nước chứa H2S thường không gây tác hại cho sức khoẻ, nhưng nó làm cho nước có mùi và vị của trứng thối. Nước cấp có chứa hàm lượng H2S thấp khoảng 1,0 ppm đã có đặc tính ăn mòn, làm xỉn màu các đố dùng bằng bạc hay đồng, làm cho quần áo và đồ gốm có vết đen.
Nước có chứa hàm lượng H2S thấp có thể được xử lý bằng cách cho lọc qua than. H2S được hấp phụ trên bề mặt của các hạt than. Chúng ta phải định kỳ thay các hạt than trong bể lọc (tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của than và hàm lượng H2S trong nước).
4.2.3. Xử lý nước cứng
Nước cứng là thuật ngữ dùng để chỉ nước có chứa hàm lượng lớn các ion như Ca2+, Mg2+; loại nước này thường ảnh hưởng đến tuổi thọ các thiết bị sử dụng nước hằng ngày. Các cách xử lý đơn giản:
Cách 1: Đun sôi nước sẽ làm các ion này kết tủa.
Cách 2: Dùng thiết bị có ngăn chứa các hạt lọc cationit. Theo quá trình trao đổi ion, hạt cationit tích điện âm sẽ hút các thành phần đá vôi trong nước, làm sạch nước.
4.2.4. Khử trùng nước sinh họat
Để đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, nước sinh hoạt bắt buộc phải được khử trùng. Phương pháp khả thi rẻ tiền là dùng nước Javen (hypochlorit natri hoá học). Cách xử lý khác là sục clo khí hoặc pha chế bột Clorine vào nước. Cũng có thể khử trùng nước bằng ozone hay tia cực tím, nhưng không phù hợp với việc nước sau khử trùng phải tiếp tục lưu chuyển trong đường ống và bể chứa.
4.3. NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN CÙNG NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
4.3.1. Trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương Xây dựng và phổ biến các văn bản Luật, Nghị định, Quy định về sử dụng và bảo vệ Tài nguyên nước.
* Một số văn bản Luật đã được ban hành rộng rãi:
- Luật Tài nguyên nước và thông tư hướng dẫn thực hiện;
- Các văn bản xử lý xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường* Các văn bản đang soạn thảo
- Chính sách tính thuế Tài nguyên nước, thu phí và lệ phí nhằm giới hạn mức sử dụng và nâng cao ý thức tiết kiệm trong vấn đề sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
Chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm và bảo vệ Tài nguyên nước. Chính sách khen thưởng, khuyến khích các công trình nghiên cứu sử dụng tiết kiệm nước.
Trước khi phê duyệt các dự án khai thác nên xem xét về góc độ bảo vệ môi trường,không nên cấp phép cho các hoạt động gây ô nhiễm, co nguy cơ tàn phá môi trường.
Hướng dẫn các hình thức khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước đúng kỹ thuật để bảo vệ Tài nguyên nước.
Điều tra, khảo sát đánh giá nguồn tài nguyên và lập kế họach phân vùng khai thác hợp lý. Điều tra đánh giá những tác động gây ảnh hưởng đến Tài nguyên nước.
Tuyên truyền vận động và tổ chức nhiều cuộc thi về ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ Tài nguyên nước trong nhân dân từ cấp quận đến cấp phường xã.
Tổ chức các hội nghị thường niên về bảo vệ nguồn nước sạch toàn cầu nhằm thống nhất các giải pháp vê bảo vệ nguồn nước và đưa ra các quy đinh chung về nguồn nước ở các quốc gia, tạo sự hợp tác giúp đỡ giữa các quốc gia.
Khuyến khích toàn dân tiết kiệm nước, trồng cây gây rừng đầu nguồn bảo vệ mạch nước ngầm, trồng cây 2 bên các dòng sông tăng cường khả năng tự làm sạch của nước.
Nghiêm cấm hành vi xả rác thải,chất hóa học nông nghiệp,chất thải nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường nước ra các con sông và cấm sử dụng bom,mìn,hóa chất đôc hại làm hủy diệt hàng loạt thủy sinh vật gây mất cân bằng thủy sinh.
Khuyến khích,hỗ trợ các công trình nghiên cứu xử lý nước thải,rác thải các cấp.
4.3.2. Trách nhiệm của Doanh nghiệp
Xây dựng hệ thống cấp thoát nước đạt tiêu chuẩn ở nước ta hệ thống cấp thoát nước đang rất tệ gây ra tình trạng úng nước, triều cường trong khu vực thành phố, phải lý nước thải từ các khu đô thị, khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, nghiêm cấm hành vi vi phạm và biện pháp trừng trị vụ Vedan là một trường hợp đáng báo động.
Ngưng các hoạt động khai thác gây ô nhiễm nặng đến môi trường,chưa có công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và hợp lý.
4.3.3. Trách nhiệm của người dân
Nêu cao ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ Tài nguyên nước:
Người dân phải nhận thức được sự nghiệp bảo vệ Tài nguyên nước không chỉ cho hiện tại mà còn vì thế hệ tương lai, do đó phải tìm hiểu và nắm vững các quy định pháp luật về bảo vệ Tài nguyên nước thông qua báo, đài phát thanh, truyền hình... và tích cực phát huy hàng ngày ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ Tài nguyên nước.
Nêu cao tinh thần tự giác
Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật của nhà nước về bảo vệ Tài nguyên và môi trường.
Quyết tâm phối hợp với Nhà nước trong công tác bảo vệ Tài nguyên nước Phát hiện và mạnh dạng tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước trong sử dụng và bảo vệ Tài nguyên và Môi trường, không bao che cố tình làm trái;Tham gia các phong trào kêu gọi hành động vì mục đích bảo vệ Tài nguyên và Môi trường.
Tham gia các hội nghị về vấn đề bảo vệ nguồn nước và thực hiện đúng các quy định chung.
4.3.4. Đối với sinh viên
Thực hiện chính sách tiết kiệm nước, không vứt rác thải bừa bãi ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước
Tham gia các tích cực chiến dịch tình nguyện (mùa hè xanh,chủ nhật xanh..) thu gom rác thải,làm sạch kênh mương ô nhiễm,tuyên truyền các hộ gia đình sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường nước
Tham gia các cuộc thi về môi trường nước, nghiên cứu đề tài về bảo vệ nguồn nước.
4.3.4 Các biện pháp khác
4.3.4.1. Các giải pháp tài chính
Nước qua công trình hoặc qua xử lý có giá trị sử dụng (nước được coi là hàng hoá) chính vì vậy phải nhanh chóng xây dựng các chính sách tài chính về nước nhằm gắn chặt giữa công tác đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng tài nguyên nước với nghĩa vụ đóng góp tài chính phục vụ cho việc quản lý khai thác, duy tu bảo dưỡng, tu bổ nâng cấp và phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra. Theo Luật Tài nguyên nước quy định: Tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có nghĩa vụ tài chính và đóng góp công sức, kinh phí cho việc xây dựng công trình bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra.
Thuế các loại vật tư gây ô nhiễm nguồn nước: Thuế vật tư đối với ô nhiễm đa diện nghĩa là ô nhiễm xảy ra nhưng rất khó thậm chí không thể xác định được nguồn gây ô nhiễm, chẳng hạn như ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp, ở đây chúng ta rất khó xác định người cụ thể gây ô nhiễm. Nhưng rõ ràng các vật tư nông nghiệp họ dùng là những tác nhân gây ô nhiễm đáng kể, như phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... Vì vậy, trong trường hợp này có một cách giải quyết là đánh thuế các loại vật tư gây ô nhiễm. Nguyên tắc được sử dụng ở đây là nông dân vẫn có quyền sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu nhưng họ phải có trách nhiệm với hậu quả gây ô nhiễm môi trường do việc sử dụng hoá chất nông nghiệp gây ra, và như vậy nếu thuế đủ cao để việc tăng giá vật tư làm cho họ phải sử dụng hoá chất nông nghiệp giảm đi hoặc tìm biện pháp thay thế như áp dụng IPM, bón phân hợp lý và như vậy sẽ giảm ô nhiễm.
Phí xả nước thải vào nguồn nước: Phí xả nước thải đối với nguồn ô nhiễm điểm. Việc thực hiện loại phí này phản ánh rõ ràng nguyên tắc “ai gây ô nhiễm - người đó phải trả tiền” ở đây không chỉ các cơ sở sản xuất xả chất thải phải chịu phí mà cả những ai gây ô nhiễm cũng phải chịu phí kể cả các hộ gia đình xả nước thải sinh hoạt của mình.
4.3.4.2. Giải pháp tuyên truyền giáo dục về pháp luật
Tiến hành các hình thức trao đổi trực tiếp với các địa phương để phổ biến Luật Tài nguyên nước và xem xét tình hình thực hiện. Lấy ý kiến của các địa phương về các nội dung cần quy định trong các văn bản dưới luật.
Xây dựng tổ chức thanh tra chuyên ngành để nâng cao vai trò của công tác thanh tra pháp chế, xử lý vi phạm trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về pháp luật quy định đối với tài nguyên nước. Những biến động tự nhiên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đang tạo ra những thay đổi lớn về tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng cả về chất và lượng. Nhận thức được những thay đổi hiện tại cũng như dự đoán thay đổi trong tương lai là hết sức cần thiết để phối hợp giữa các ngành, các cấp trong sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên nước của lưu vực sông Hồng một cách hợp lý và bền vững.
4.3.5. Kết luận
Chẳng bao lâu nữa nước quý hơn vàng
Cứ một triệu lít nước trên Trái đất thì con người chỉ có thể sử dụng được 125 lít. Số còn lại hoặc là nước mặn ở các đại dương, hoặc là đá băng hoặc nằm sâu dưới các tầng nước ngầm. Vì vậy, chỉ một phần nhỏ trong 1,4 tỉ km3 nước trên Trái đất được sử dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống.
Các chuyên gia dự báo rằng chỉ trong một thời gian ngắn nữa, sự khan hiếm nước sẽ tới các giới hạn đầy kịch tính. Tình trạng này sẽ làm cho thiếu tới 50% tổng lượng nước ngọt cần thiết vào năm 2040. Nói cách khác, 9,5 tỷ người sẽ phải chia sẻ một lượng nước bằng lượng nước là 6 tỉ người hiện đang sử dụng. Nước là một cấu thành của chu trình thiên nhiên, trong đó khối lượng tuyệt đối vẫn còn nguyên vẹn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
DANH SÁCH PHÂN CÔNG NHÓM:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HayCuuLayNguonNuoc.doc