Hiện trạng chất thải sinh hoạt huyện Đông Anh

- Tăng cường kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm VSMT nhằm tạo thói quen cho người dân trong vấn đề giữ gìn vệ sinh đô thị, trong giao nhận rác giữa các ngành vệ sinh. - Tăng cường công tác quản lý, đề ra các biện pháp phục vụ VSMT thích hợp cho từng khu vực nhằm khắc phục tính đồng nhất trong công tác quản lý rác thải cưa huyện. - Tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn VSMT một cách đồng bộ. - Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến các VBPL về VSMT, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh không vứt rác bữa bãi. - Trong phong trào xât dựng gia đình văn hóa, xã văn hóa, thôn văn hóa cần có tiêu chuẩn cụ thể và phương pháp đánh giá khoa học hơn về VSMT tránh để VSMT trở thành một tiêu chuẩn cảm tính, chung chung.

doc61 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3920 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng chất thải sinh hoạt huyện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình quản lý rác thải của huyện Đông Anh. 4.1.1 Thực trạng phát thải rác của huyện Đông Anh Nguồn phát sinh CTR SH Rác thải xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nhìn chung là vẫn do các hoạt động của con người tùy theo mức độ tác động, mục đích sử dụng mà con người tạo ra nhiều loại rác thải có tính chất độc hại khác nhau. - Các nguồn chủ yếu phát sinh rác thải của huyện: + Rác hộ dân: Phát sinh từ các hộ gia đình gồm: Thực phẩm, giấy, gỗ, thủy tinh, các kim loại khác, đồ điện tử gia dụng, rác vườn, caton, plastic… + Rác quyét đường: Phát sinh từ hoaatj động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do người đi đường và các hộ dân sống hai bên ven đường xả bừa bãi bao gồm: cành cây và lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác đông vật chết… + Rác khu thương mại: Phán sinh từ hoạt động mua bán của các cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn,siêu thị, văn phòng giao dịch,cửa hàng sửa chữa…bao gồm: Giấy, caton, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, đồ điện gia dụng… + Rác cơ quan công sở: Phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, văn phòng làm việc bao gồm: Giấy, caton, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, đồ điện gia dụng… + Rác chợ: Phát sinh từ các hoạt động mua bán bao gồm các rác hữu cơ như: Rau, củ, quả thừa và hư hỏng. + Rác xây dựng: Phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông bao gồm: Bê tông, gỗ, thép, gạch, thạch cao… + Rác bệnh viện: Gồm rác sinh hoạt và rác phát sinh từ các hoạt động của phòng khám, điều trị bệnh. Thành phần phức tạp gồm các bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá hạn sử dụng…. + Rác nông nghiệp: Phát sinh từ quá trình chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy hải sản, thuốc trừ sâu…Thành phần bao gồm: Bao bì thuốc, phân gia súc gia cầm, phế thải không độc hại và các chất thải độc hại. Một cách tổng quát về phương diện quản lý, rác thải từ các nguồn phát sinh trên có thể chia ra thành các loại sau: - Rác thải sinh hoạt - Rác thải nông nghiệp - Rác thải y tế - Rác thải nguy hại (rác thải công nghiệp độc hại, chất thải độc hại, chất thải độc từ hộ gia đình…) Bảng 12. Nguồn phát sinh các dạng chất thải STT Nguồn thải Hoạt động nơi có rác thải phát sinh Dạng chất thải 1 Chất thải sinh hoạt Các khu dân cư, căn hộ gia đình… Thực phẩm, rác rưởi, tro, các chất thải đặc trưng khác… 2 Chất thải khu thương mại Các cợ, nhà hàng, khách sạn. Thực phẩm, rác rưởi, tro, các chất thải đặc trưng khác… 3 Chất thải khu công sở Cơ quan, văn phòng, trường học, cửa hàng tạ hóa Thực phẩm, rác rưởi, tro, các chất thải đặc trưng khác… 4 Chất thải quyét đường Đường phố Lá cây, thực phẩm, xác động vật , phân người 5 Chất thải làm vườn Công viên, khu giải trí Cây cỏ, cành cây… 6 Chất thải xây dựng Khu dân cư qui hoạch xây dựng, các khu xây dựng mới Cát, đá, gạch, gỗ, bao bì, sắt, thép… 7 Chất thải nông nghiệp Các chất từ quá trình chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, thuốc trừ sâu.. Phân và rác từ các chuồng nuôi gia súc, thức ăn thừa,bao bì trong quá trình sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón… 8 Chất thải bệnh viện Bệnh viện, trung tâm y tế, nhà hộ gia đình Bông băng, cao su, kim tiêm, bệnh phẩm… (Nguồn: Sinh viên thưc hiện) - Năm 2007 lượng phát sinh CTR trên toàn huyện là 240 tấn/ngày – năm 2008 là 284 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom rác đạt 95,5%. Bảng 13. Phát sinh CTR sinh hoạt hàng ngày ở 1 số xã trên địa bàn Huyện Đông Anh (Năm 2007 và 2008) St Tên xã Dân số (Nghìn Người) Khối lượng CTRSH (tấn/ngày) 2007 2008 1 Bắc Hồng 11.646 16 18 2 Cổ Loa 16.514 23 26 3 Đông Hội 9.987 17 19 4 Vĩnh Ngọc 12.622 20 23 5 Đại Mạch 10.146 15 17 6 Liên Hà 15.756 21 24 Nguồn: Phòng thống kê và ban chỉ đạo VSMT Huyện Đông Anh ( 2008) Thành phần CTR SH huyện Đông Anh - Thành phần vật lý: + Thành phần riêng biệt: Thành phần này thay đổi theo vị trí địa lý, theo vùng dân cư, theo mức sống, thời gian trong ngày, trong mùa, trong năm. Gồm hơn 14 chủng loại mà trong đó giấy là nhiều nhất sau đó đến thực phẩm, rác vườn… Rác thải sinh hoạt có thành phần đông nhất với thành phần hữu cơ. + Độ ẩm: Của rác thay đổi theo từng loại thành phần và thây đổi theo mùa. Độ ẩm rác thải của huyện rất cao nhiều khi lên tới 80%. Bảng 14. Độ ẩm của chất thải sinh hoạt STT Thành phần Độ ẩm (%) I Chất hữu cơ 1 Thực phẩm thừa 60 2 Giấy 8 3 Nhựa 4 4 Vải vụn 13 5 Cao su 5 6 Da 8 7 Rác vườn 80 8 Gỗ 40 II Chất thải vô cơ 10 Thủy tinh 3 11 Gang, thiếc 7 12 Nhôm 6 13 Kim loại khác 4 14 Bụi, tro 9 (Nguồn sinh viên thực hiện) + Tỷ trọng: Việc xem xét tỷ trọng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tổng khối lượng và thể tích rác cần quản lý. Tỷ trọng rác thải của huyện phụ thuộc nhiều vào trong năm. Đối với rác thải sinh hoạt tỷ trọng thay đổi từ 120-590 kg/m3, đối với xe vận chuyển rác có thiết bị ép tỷ trọng là 830 kg/m3. - Thành phần hóa học Thành phần hóa học có ý nghĩa trong việc lựa chọn công nghệ thu hồi, tái chế và xử lý. Thành phần hóa học của rác bao gồm chất dễ bay hơi khi đốt ở 95oc , tro là thành phần còn lại sau khi đốt và dễ nóng chảy, tại điểm nóng chảy thể tích của rác giảm 95%. Cacbon cố định là thành phần còn lại. Bảng 15. Thành phần hoá học của chất thải sinh hoạt của huyện Đông Anh. Các chất Thành Phần % Cacbon Hyđro Oxy Nitơ S (lưu huỳnh) Tro Thực Phẩm 48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0 Giấy 43,5 6,0 44,0 0,3 0,2 6,0 Carton 44,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0 Plastic 60,0 7,2 22,8 - - 10,0 Vải 55,0 6,6 31,2 4,6 0,15 Cao su 78,0 10,0 - 2,0 - 10,0 Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0 Rác vườn 47,8 6,0 38,0 3,4 0,3 4,5 Gỗ 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5 Bụi ,tro gạch vụn 26,3 3,0 2,0 0,5 0,2 68,0 Nguồn: Viện Công nghệ Môi trường(2005) - Qua bảng số liệu trên cho thấy: Các thành phần trong rác thải sinh hoạt được tạo thành chủ yếu từ cacbon và oxy. Tỷ lệ cacbon rất lớn từ 41,0% - 78%, còn oxy là 11,6 – 42,7%, còn lại là thành phần các chất khác. Các chất khác nhau sẽ có thành phần hoá học khác nhau. - Như vậy chúng ta thấy rằng rác thải sinh hoạt là một hỗn hợp không đồng nhất và mỗi thành phần trong đó có thành phần hoá học, cấu trúc hoá học khác nhau. Do việc xử lý chúng cũng sẽ rất khác nhau, bởi vậy mà công việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là khâu quan trọng để giảm chi phí cho hoạt động xử lý rác. Qua đó cho thấy nếu rác thải sinh hoạt không được quản lý, xử lý tốt thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi. Khối lượng CTR SH huyện Đông Anh - CTR trên địa bàn huyện phát sinh từ các xã của huyện. Chất thải có nguồn gốc phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau: từ các hộ gia đình, các khu chợ và khu kinh doanh, từ trường học… CTR tại các trường học chủ yếu là các loại giấy học sinh, đồ dùng học sinh bị hỏng, túi nilon, đồ chơi hỏng… - Tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2010 là 5.000 tấn/năm, trong đó, địa bàn xã Vân Nội chiếm khoảng 1.500 tấn/ngày, địa bàn xã Kim Chung chiếm khoảng 2.500 tấn/ngày, còn lại là khối lượng phát sinh ở các xã khác là 1000 tấn/ngày). Khối lượng phát thải trung bình giai đoạn hiện nay là 0,3 kg/người/ngày và tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng năm là 5% . Bảng 16. Khối lượng rác thải sinh hoạt của huyện Đông Anh. STT Loại chất thải Khối lượng phát sinh (tấn/ngày) Thành phần Biện pháp xử lý 1 Chất thải sinh hoạt 5000 Chất vô cơ: gạch đá vụn, tro xỉ than tổ ong, sành sứ… Chất hữu cơ: rau củ quả, rác nhà bếp… Các chất còn lại - Chôn lấp hợp vệ sinh - Sản xuất phân hữu cơ vi sinh: 50tấn/ngày. - Tái chế : 6 %, tự phát tại các làng nghề. (Nguồn: Phòng TN và MT huyện Đông Anh, 2010) 4.1.2 Hiện trạng quản lý rác ở huyện Đông Anh Về rác sinh hoạt: Các công trình hạ tầng của ngành còn nhiều hạn chế: - Về qui trình công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng + Thiếu qui hoạch tổng thể QLCTR toàn huyện làm cơ sơ cho việc xây dựng hệ thống qui trình công nghệ thu gom, lưu chứa, vận chuyển và xử lý các loại hiện tại đẩm bảo VSMT. + Toàn bộ qui trình, công nghệ của ngành vệ sinh đô thị vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế giải quyết hiệu quả khối lượng rác thải ra trên địa bàn huyện. + Hệ thống công trình thu gom, lưu chứa, trung chuyển rác của ngành còn lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu vệ sinh đô thị của huyện hiện tại và tương lai. + Các trạm trung chuyển rác thiếu và sử dụng công nghệ lạc hậu, không đạt yêu cầu về VSMT, đặc biệt còn thiếu mặt bằng dùng cho công tác vệ sinh đô thị. + Phương tiện thu gom, lưu chứa do quá cũ không đạt tiêu chuẩn, thường xuyên vượt quá mức cho phép, không đảm bảo VSMT. Tốc độ đầu tư phương tiện lưu chứa và vận chuyển rác còn thấp so với tốc độ tăng trưởng rác. + Theo hướng qui hoạch của huyện trong thời gian tới sẽ đầu tư vào một số công trình xử lý như xử lý rác công nghiệp huyện Đông Anh với diện tích 8 ha. Về rác nông nghiệp và rác y tế - Rác nông nghiệp: Hiện tại việc quản lý và xử lý chất thải nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn bỏ ngỏ chưa có đơn vị chuyên trách nào thực hiện. Xí nghiệp Môi trường huyện Đông Anh mới xử lý một số lượng rất ít rác nông nghiệp không độc hại như rác thải từ chuồng gia phân gia súc… - Rác y tế: Song song với tốc độ tăng trưởng rác sinh hoạt, thì rác y tế cũng là một trong những mối quan tâm của các cấp chính quyền và ban ngành huyện, hiện bệnh viện huyện chưa có các lò xử lý triệt để rác y tế. Ngoài ra Xí nghiệp Môi Trường huyện cũng phối hợp với Sở y tế từng bước hoàn chỉnh các khâu phân loại, lưu chứa, thu gom, vận chuyển rác y tế bằng việc tổ chức hướng dẫn thực hiện phân loại rác tại các khoa, phòng khám trong cơ sở y tế, đầu tư thêm cac thiết bị xe tải thùng kín và thùng rác. Chất thải công nghiệp: Chất thải công nghiệp phát sinh từ quá trình sản xuất của nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở công nghiệp chưa được phân loại tại nguồn, điều này làm cho công tác quản lý rác trên địa bàn còn hạn chế. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp hiện nay đang trong tình trạng ít vốn, công nghệ và thiết bị sản xuất không đồng bộ, tiêu tốn nhiều nguyên liệu nên lượng phát thải lớn. Nhưng do vốn đầu tư hạn hẹp nên các cơ sở đã tự xử l‎ý, mà không k‎ý hợp đồng thu gom, vận chuyển với Xí nghiệp Môi trường. Điều này đã dẫn đến tình trạng tăng lượng chất thải công nghiệp thải ra môi trường chưa qua xử lý dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Phế thải xây dựng: - Các xã thu gom và vận chuyển đất thải, phế thải xây dựng chủ yếu đổ vào các thùng đấu. - Các phế thải xây dựng phá dỡ từ các công trình xây dựng đổ bỏ không đúng nơi quy định. + Tỷ lệ chất thải xây dựng huyện: 20-25%. + Phương tiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải xây dựng: xe ô tô vận tải (từ 4-6 tấn). + Các biện pháp, công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải xây dựng, địa phương đang áp dụng là chôn lấp. 4.1.2.1 Hiện trạng tổ chức quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển rác của huyện Đông Anh. Hoạt động thu gom, vận chuyển rác hiện nay có tổ chức tham gia quản lý với trách nhiệm: - Sở TN và MT trực thuộc UBND tỉnh có trách nhiệm quản lý chuyên ngành. - Xí nghiệp Môi Trường Thành Phố thuộc Sở TN và MT có trách nhiệm: + Thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt, rác xây dựng bằng các thiết bị cơ giới từ các điểm hện rác (thu gom sơ cấp) đến bãi xử lý. + Thu gom và vận chuyển và xử lý rác y tế - Xí nghiệp môi trường huyện chịu trách nhiệm xử lý rác sinh hoạt, xây dựng. - Lực lượng thu gom tác tư nhân (rác dân lập) do chính quyền địa phương quản lý (UBND, phường, xã), thu gom rác từ các hộ dân đến điểm hẹn. - Xí nghiệp môi trường huyện là cơ sở trực tiếp thực hiện công tác quản lý chất thải của huyện. - Công tác quản lý chất thải của Xí nghiệp môi trường huyện gồm các khâu sau: + Thu gom: thu gom từ các nhà dân, tại các thùng rác vụn, quét và nhặt rác trên đường phố chứa trong các xe gom. + Vận chuyển: chất thải sinh hoạt đã được thu gom sẽ được chuyển lên bãi chôn lấp chất thải ở Nam Sơn - Sóc Sơn bằng xe chuyên dùng. + Phân loại: đang diễn ra tự phát và chỉ đối với những chất thải có khả năng tái chế. Công việc phân loại này do những công nhân thu gom rác, những người bới nhặt phế liệu ở địa phương + Xử lý: chất thải sinh hoạt thu gom hiện tại được xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại BCL theo quy trình công nghệ chôn lấp được ấn định. 4.1.2.2 Hiện trạng thu gom, trung chuyển và vận chuyển rác của huyện Đông Anh. Hiện trạng hệ thống thu gom Rác đường phố, cơ quan, xí nghiệp, chợ do Xí nghiệp Môi Trường huyện chịu trách nhiệm. Đối với rác hộ dân, công tác thu gom do lực lượng dân lập và công lập thực hiện. Số hộ gia đình đăng ký thu gom rác trên địa bàn huyện chiếm 56%. Trong đó việc thu gom rác hộ dân của lượng công lập chiếm một tỷ lệ gần bằng dân lập. Bảng 17. Tình hình thu gom rác hộ dân trên địa bàn huyện Đông Anh STT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) GHI CHÚ 1 Số hộ gia đình trên địa bàn huyện 35.219 - - 2 Số hộ gia đình đăng ký thu gom rác 21.987 62,42 Tính trên hộ dân 3 Số hộ vệ sinh dân lập thu gom 13.789 62,7 Tính dựa trên số đăng ký thu gom. 4 Số hộ vệ sinh công lập thu gom 8.198 37,2 (Nguồn: Xí nghiệp Môi Trường huyện Đông Anh, 2008) Hiện trạng thu gom của đội vệ sinh - Lực lượng thu gom rác dân lập chính là đội vệ sinh môi trường đô thị, đội vệ sinh chia làm 6 tổ và các nhóm nhỏ. Đội trưởng Thö kí – keá toaùn Ñoäi phoù Đội phó Thư kí – kế toán Đội phó Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Tổ 5 Tổ 6 Hình 2. Sơ đồ tổ chức của mỗi đội vệ sinh Khi lượng rác quá lớn phát sinh đột ngột, thì huy động lực lượng để thu gom để đảm bảo không tồn ứ tai các địa bàn công cộng trong thời gian dài. Phí thu gom: Rác hộ dân của Công ty môi trường và đô thị là 10.000VNĐ/hộ. Lương công nhân: Dao động khoảng 1,7 triệu đến 3 triệu. Cách thu gom: Các hộ dân để sẵn ra ngoài trong cac bịch nylon. Năng suất thu gom: Trung bình từ 50 – 60 hộ thì sẽ thu đầy một thùng 600l. - Lao động – phương tiện: Bảng 18. Tình hình nhân sự - lao động của đội vệ sinh Diễn giải Số lượng người Cơ cấu(%) Số lao động Phân theo giới tính Nam Nữ 200 130 70 100 68,4 21,6 (Nguồn: Xí nghiệp MT huyện Đông Anh, 2008) + Phương tiện: bằng xe kéo tay + Thời gian lao động: Từ 17h – 23h (gồm 2 ca: Từ 17h – 20h, Từ 20h – 23h). + Hình thức hoạt động: Mỗi đội vơi 6 tổ, mỗi tuần luân phiên nhau thay đổi địa bàn theo một chu trình khép kín. Công nhân vệ sinh chịu trách nhiệm thu gom, quyét dọn những tuyến đường chính. Hiện trạng thu gom của lực lượng VSDL Lực lượng VSDL chịu trách nhiệm thu gom rác ở các hộ dân đường hẻm. Mỗi người phụ trách một thôn, hoặc một đoạn đường khác. Cách thu gom: Hầu hết các hộ giao rác đều để sẵn rác ra ngoài (95%). Bảng 19. Thời gian thu gom, vận chuyển một chuyến rác STT CÔNG ĐOẠN TÁC NGHIỆP THỜI GIAN TỐN 1 Thu gom rác 1 phút 2 Di chuyển giữa các điểm 30 giây (Nguồn: Báo cáo điiều tra hệ thống QLCTR Xí nghiệp Môi trường huyện Đông Anh, 2008) Thời gian lấy rác: không có qui định. Các phế liệu được phân loại: Giấy, caton, túi nylon, nhựa, lon đồ hộp, chai thủy tinh, sắt thép và các kim loại khác. Phương tiện thu gom: bằng xe Lam. Lực lượng thu gom chưa có đồng phục bảo hộ lao động. Phí thu gom: Được thiết lập dựa trên thỏa thuận của người dân với đơn vị thu gom. Hiện trạng hệ thống trung chuyển Hiện nay trên địa bàn huyện có 4 điểm hẹn. Các điểm hẹn nằm rải đều và dựa trên diện tích cũng như điều kiện giao thông của huyện. Nhìn chung thì các điểm hẹn không đồng nhất về khoảng cách và diện tích thường thì khoảng chách mỗi điểm tương 1km. Chia ra làm 2 loại điểm hẹn: Điểm hẹn thu gom rác hộ dân và điểm hẹn thu gom rác quyét đường nhưng trên thực tế 2 diểm hẹn này thường có vị trí trùng nhau, chỉ khác về khối lượng rác thu gom được. Thời gian hoạt động của các điểm hẹn chủ yếu từ 18h – 1h và từ 22h – 23h. Điểm hẹn kéo dài thời gian tụ hẹn của mình là do đợi xe vận chuyển tới. Theo khảo sát, điểm hẹn đợi ít nhất là 15 phút và lâu nhất là 45 phút, trong đó các điểm hẹn rác quyét đường là lâu nhất. Thời gian lấy rác ở mỗi điểm hẹn phụ thuộc vào số lượng thùng tai điểm đó. Hiện trạng hệ thống vận chuyển Công việc vận chuyển do Xí nghiệp Môi Trường huyện đảm nhiệm. Đội trưởng Đội phó Đội phó Kế toán Tổ ép nhỏ Tổ xe ép Tổ xúc Tổ sửa Hình 3 . Sơ đồ tổ chức của đội vận chuyển - Lao động và phương tiện +Lao động: Tổng số cán bộ, công nhân của đội 200 người, chỉ toàn là nam vì việc lái xe chỉ phù hợp với nam. + Phương tiện vận chuyển: 20 xe ép rác 20m3, 10 xe ép rác 10m3. Các lộ trình thu gom của các xe thay đổi theo chu kỳ mỗ tuần giúp đảm bảo sự công bằng về khối lượng công việc cho tất cả các thành viên trong đội vận chuyển. +Thời gian vận chuyển: - 4h30 – 7h: thu gom tác dân lập. - 14h30 – 16h: thu gom rác VSDL - 17h – 19h: thu gom rác đường thùng - 19h – 22h30: vận chuyển về bãi rác. + Hình thức hoạt động: Vận chuyển rác về nơi xử lý bằng phương tiện chuyên dụng. Nhằm nâng cao CLVS từng bước cơ giới hóa công tác thu gom rác hộ dân công ty đã triển khai thực hiện việc giao nhận rác hộ dân bằng xe ép, việc giao nhận rác bằng xe cơ giới được nhân dân ủng hộ vì nâng cao được nếp sống văn minh đô thị, giảm bớt công đoạn gia rác cho các xe và thùng. Hệ thống thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt Hệ thống thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt của huyện được đảm nhiệm bởi các đội vận chuyển của Xí nghiệp Môi Trường huyện và hệ thống thu gom rác dân lập. Gồm 3 hình thức thu gom: Hình thức 1: Hằng ngày rác được thu gom bằng xe đẩy tay và tập kết tại điểm hẹn, sau đó rác từ xe đẩy tay đổ sang xe ép nhỏ (từ 2 – 4 tấn) và vận chuyển đến trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, xe tải lớn lấy rác từ xe ép rác nhỏ và vận chuyển đến bãi xử lý. Hình thức 2. Rác được thu gom bằng xe đẩy tay và tập trung tại điểm hẹn, sau đó rác từ xe đẩy tay đổ sang xe ép lớn và trở thẳng tới bãi chôn lấp. Hình thức 3: Rác chứa sẵn trong các thùng chứa ở dọc các tuyến đường hay tại các nguồn phát sinh rác lớn (chợ, khu thương mại, văn phòng, cơ quan…) được đổ sang xe ép loại nhỏ và vận chuyển đến trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, xe tải lớn lấy rác từ xe ép rác nhỏ và vận chuyển đến bãi xử lý. Hình 4: Sơ đồ công nghệ hệ thống thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt Nguồn rác từ hộ dân cư, khu thương mại, công nghiệp Điểm tập kết Trạm trung chuyển Xe lam thu gom dọc lề đường Bãi chôn lấp 4.1.2.3 Tình hình phân loại và thu hồi – tái chế rác sinh hoạt huyện Đông Anh. Phân loại tại nguồn Phân loại rác tại nguồn là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu khối lượng CTR đi vào bãi chôn lấp, tăng tuổi thọ bãi chôn lấp. Hiện tại việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn huyện vẫn chư được áp dụng, cũng chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào qui định người dân phải thực hiện phân loại rác của mình tại nhà ở. Điều này làm cho công tác quản lý rác thải vốn yếu kém, gặp nhiều khó khăn trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Trong thời gian qua, một số dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn đã thực hiện nhằm mục đích đúc kết kinh nghiệm và triển khai ứng dụng thực tế cho nhiều nơi và trong các chương trình, phương án xử lý rác thải của huyện. Thu hồi – tái chế rác Hiện nay việc thu hồi các vật liệu có thể sử dụng lại chưa được thực hiện một cách chủ động. Việc thu hồi chỉ được thực hiện bởi những người nhặt rác, họ nhặt lại tất cả các vật liệu mà có thể đem bán cho các cơ sở mua phế liệu hoặc bán trực tiếp cho các phân xưởng chế biến để tái chế lại những vật liệu. Những vật liệu được nhặt lại bao gồm: Nhựa mềm, nhựa cứng, bao nylon, giấy các loại, kim loại (nhôm, sắt)…Ngoài ra còn có các công nhân thu gom tham gia nhặt lại trong suốt quá trình thu gom. Hoạt động nhặt lại các vật liệu có thể sử dụng của những người bới rác diễn ra hầu hết các khâu thu gom, vận chuyển. Chúng một mặt góp phần vào việc giảm khối lượng rác đi vào bãi chôn lấp của huyện mang lại lợi ích kinh tế từ việc tái chế, sử dụng lại các vật liệu. Mặt khác hoạt động này diễn ra trong hầu hết các khâu nhưng không được tổ chức nên gây cản trở cho các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác làm phát tán rác đã được thu gom trên các đường do hoạt động bới nhặt rác ở các thùng rác các điểm hẹn. 4.1.2.4 Hiện trạng xử lý rác và các hình thức xử lý rác trên địa bàn huyện Đông Anh. Hiện trạng xử lý rác trên địa bàn huyện Hiện tại huyện chưa có bãi xử lý rác cố định nên hầu như rác được tập trung ở một số xã và cuối cùng được chuyển đến khu xử lý chất thải ở Nam Sơn – Sóc Sơn – Hà Nội nhưng sự tăng đáng kể khối lượng rác hàng năm dẫn đến bãi xử lý rác này đang ở tình trạng quá tải. Việc thu thập và tái chế các loại chất thải có thể bán được như giấy, bìa carton, nhựa, nhôm và các kim loại thải khác được thu gom và tái chế. Hiện nay biện pháp xứ lý rác chủ yếu là mang chôn lấp và thiêu đốt. Một phần chất thải hữu cơ đã được tận dụng để chế biến thành phân compost tại nhà máy sản xuất phân compost. Các hình thức xử lý rác sinh hoạt của huyện Đông Anh. Hiện nay huyện xử lý rác chủ yếu bằng 4 phương pháp sau: + Thu gom, tái sử dụng: Hoạt động thu gom, tái chế chất thải nhờ đội ngũ mạng lưới Urenco và hệ thống thu gom phân phối tư nhân tái chế, tái sử dụng lại như nói ở trên. Hoạt động này hiện vẫn mang tính tự phát nhiều hơn và phụ thuộc rất lớn vào thị trường vật tư phế thải. + Làm phân compost: Rác thải có thành phần chất hữu cơ cao thu gom từ chợ, rau xanh được sử dụng chế biến thành phân compost và lượng rác thải sử dụng cho làm phân compost mới chiếm khoảng 0,5% lượng rác thải sinh hoạt cả huyện. + Phương pháp đốt: Đây cũng là phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt khá phổ biến của huyện và được áp dụng cho xử lý chất thải y tế và một phần chất thải công nghiệp. Hoạt động đốt rác y tế và chất thải công nghiệp tai lò đốt xử lý chất thải Nam Sơn – Sóc Sơn – Hà Nội. + Chôn lấp: Là giải pháp truyền thống có lịch sử lâu đời và cũng đang được áp dụng xử lý chất thái sinh hoạt của huyện. 4.2. Đánh giá hệ thống quản lý rác sinh hoạt huyện 4.2.1 Đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý Cơ cấu tổ chức quản lý rác sinh hoạt hiện nay của huyện được mô tả như hình sau: UBND huyện Đông Anh UBND các xã Các sở ban ngành khác Phòng ban quản lý môi trường Phòng quản lý môi trường Xí nghiệp môi trường đô thị Các đơn vị làm dịch vụ thu gom Rác sinh hoạt Hình 5. Sơ đồ hệ thống quản lý rác sinh hoạt của huyện Đông Anh Các xí nghiệp tham gia vào các khâu thu gom vận chuyển và xử lý rác là Xí nghiệp Môi Trường huyện Đông Anh. Việc phân chia này làm cho công tác quản lý rác của huyện không được thống nhất. Xí nghiệp Môi Trường chịu trách nhiệm vận chuyển rác bằng các phương tiện cơ giới từ cac điểm hẹn đến các trạm trung chuyển hay đến các bãi rác nhưng do Xí nghiệp không đủ phương tiện nên đã để lại sự yếu kém này cho Xí nghiệp trong việc vận chuyển rác theo nhiệm vụ được qui định. Lực lượng rác dân lập là một yếu tố rấ quan trọng trong khâu thu gom ban đầu, nhất là tại các khu vực có nhiều hẻm chật gây khó khăn cho công tác thu gom rác của các nhân viên Xí nghiệp Môi Trường. Bên cạnh đó do trình độ quản lý rác thải của huyện chưa cao nên làm cho công tác nâng cao nhận thức về môi trường còn gặp nhiều khó khăn. 4.2.2 Đánh giá hệ thống thu gom, trung chuyển và vận chuyển rác ở huyện Đông Anh. Nhìn chung công tác thu gom và vận chuyển rác ở huyện còn gặp nhiều khó khăn, việc xử lý rác thải cũng không thoát khỏi tình trạng đó, hiện nay hầu như chưa có biện pháp nào hợp lý để giải quyết vấn đề này. Đổ bỏ chôn Trung chuyển và vận chuyển Thu gom Lưu trữ Nguồn chất thải Hình 6: Các khâu thu gom và vận chuyển Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom trở đến điểm trung chuyển rồi vận chuyển đến bãi rác hoặc từ điểm hẹn trở đến trực tiếp bãi rác không qua bất kỳ xử lý nào. Cho đến nay huyện vẫn chưa có chương trình phân loại rác tại nguồn nên tại các nguồn phát sinh các thành phần có khả năng tái chế và không tái chế bị đổ lẫn với nhau. Vì không có thiết bị phân loại, hầu hết các công đoạn thu gom, phân loại đều bằng thao tác thủ công là chính, làm thất thoát một phần nguyên liệu có thể tái sinh bị chôn lấp hoặc bị thiêu đốt. Khối lượng rác ngày càng tăng mà khả năng và tuổi thọ của các điểm rác lại rất hạn hẹp do diện tích quá nhỏ không đủ hoạt động lâu dài. Trong khi đó công tác thu gom vận chuyển và xử lý chưa đúng qui trình đặt ra khó khăn cho công tác quản lý. Công nghệ và kỹ thuật hầu hết mua ở nước ngoài trong khi chi khoản cho việc bảo vệ và chống ô nhiễm lại còn rất hạn chế. Đánh giá công tác thu gom Từ thực trạng công tác thu gom rác thải sinh hoạt của huyện Đông Anh, có thể thấy những cố gắng của huyện để đạt được những hiệu quả cao trong những năm qua nhăm hoàn thành về những nhiệm vụ về kinh tế, môi trường, xã hội mà nhà nược giao phó. Tuy nhiên bên cạnh đó ta cũng thấy được những tồn tại tiêu cực mà công tác thu gom cần khắc phục. Tóm lại công tác thu gom chiếm một vị trí quan trọng, nếu khắc phục sớm các tồn tại thì hiệu quả hoạt động sẽ được nâng lên và góp phần cho môi trường sạch đẹp hơn. Thuận lợi - Công nhân làm việc có trách nhiệm cao: Chấp hành đúng qui định về VSMT, an toàn lao động. - Việc thu gom còn được cơ giới hóa bởi xe ép nhỏ, giúp giảm bớt công đoạn giao rác giữa các xe và thùng. Hạn chế - Đường giao thông đã bị xuống cấp, việc này làm ảnh hưởng tới công tác thu gom vận chuyển rác đến những nơi xử lý. - Ý thức và thói quen giữ vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện nhìn chung vẫn còn thấp, hiện tượng xả rác bừa bãi, bỏ rác không đúng chỗ còn phổ biến. Do dân cư đông nên khó kiểm soát được hết đối tượng vi phạm. - Công nhân còn thiếu quần áo bảo hộ lao động. - Công tác thu gom vận chuyển và xử lý chưa đúng qui trình - Công tác quản lý rác chưa chặt chẽ, đồng bộ trong chỉ đạo, triển khai công tác thu gom. - Công nghệ và kỹ thuật thu gom còn lạc hậu và thiếu. Đánh giá công tác trung chuyển: Cũng có thuận lợi và khó khăn nhất định như: Thuận lợi - Hạn chế tối đa xuất hiện các bãi rác hở không hợp pháp do vận chuyển chất thải trên một khoảng đường quá xa. - Tiết kiệm thời gian vận chuyển, kinh tế. Khó khăn - Vì các trạm trung chuyển là các trạm trung chuyển hở nên phát sinh mùi hôi và tiếng ồn do các xe hoạt động rất lớn gây khó chịu cho người dân xung quanh. Đánh gía công tác vận chuyển Vận chuyển là khâu quan trọng có liên quan mật thiết với khâu thu gom. Công tác vận chuyển cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn như sau: Thuận lợi - Phương tiện vận chuyển khá đầy đủ - Chủ động trong việc lập qui trình vận chuyển của Xí nghiệp môi trường. Khó khăn - Việc chuyển giao rác tại các điểm hẹn gặp nhiều khó khăn do được bố trí trên tuyến đường lưu thông, gây mất mỹ quan đường phố và ùn tắc giao thông. - Không có sự đồng bộ giữa phương tiện chuyển giao rác và phương tiện tiếp nhận rác nên trong khi chuyển giao rác vẫn để rơi xuống đường gây ô nhiễm và mất vệ sinh đô thị. - Phương tiện vận chuyển của VSDL lạc hậu, gây mất mỹ quan trong quá trình vận chuyển rác và gây phát tán mùi hôi thối vào không khí. 4.2.3. Đánh giá tình hình phân loại rác và thu hồi rác - Nhìn chung, tình hình phân loại rác từ các nguồn không được thực hiện. Điều này làm cho công tác quản lý rác trên địa bàn huyện vốn yếu kém sẽ chịu nhiều áp lực hơn nữa để cải thiện trong tương tai. Đồng thời điều này làm mất đi lợi ích kinh tế từ việc không nhặt lại các vật liệu có thể sử dụng trong rác thải, gia tăng áp lực gây ô nhiễm môi trường. - Hoạt động thu hồi các vật liệu hiện nay chưa có tổ chức, chúng được thực hiện bởi người nhặt rác. Những người nhặt rác không có dụng cụ bảo hộ lao động nên rất dễ vị nhiễm bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe. Đây là nguyên nhân gây các bệnh xã hội và làm giảm ý nghĩa đẩy mạnh phát triển huyện về mội mặt. 4.2.4 Đánh giá tình hình xử lý rác của huyện Xử lý rác là khâu cuối cùng trong công tác quản lý rác, công việc này mang ý nghĩa quan trọng trong việc BVMT, giảm thiểu các tác động CTR gây ra cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hiện nay biện pháp xứ lý rác chủ yếu là mang chôn lấp và đốt. Các bãi chôn lấp huyện là các bãi chôn lấp hở chưa có biện pháp quản lý và xử lý khí và nước thải hợp lý, biến bãi chôn lấp thành nguồn gây hiểm họa cho môi trường và sức khỏe cộng đồng, gây thiệt hại cho các nguồn tài nguyên nước. Điều này đã gây nên phản ứng của người dân sống chung quanh khu vực bãi chôn lấp và ủ làm phân compost. 4.3 Phương hướng xây dựng cơ chế QLCTR SH từ nay đến năm 2015 Từng bước hình thành một hệ thống quản lý đồng bộ đối với CTR đô thị, bằng kỹ thuật xử lý rác tiên tiến nhằm kiểm soát đúng tiêu chuẩn toàn bộ quá trình từ khâu phát sinh đến khâu xử lý sau cùng, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững đô thị trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải cần được thực hiện trong tổng thể quản lý thống nhất chất thải đô thị của huyện như sau: Về qui hoạch quản lý chất thải: Trong tương lai huyện nhất thiết phải xây dựng về qui hoạch về chất thải như sau: - Quy hoạch loại chất thải: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng… - Quy hoạch về qui mô thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nghiên cứu phân vùng, qui mô của các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đối với từng vùng kinh tế - xã hội căn cứ vào hiện trạng đô thị, địa lý, dân cư: Qui mô lớn hoặc nhỏ, tập trung hay phân tán. - Quy hoạch về loại hình tổ chức hoạt động thu gom vận chuyển và xử lý chất thải: Đề ra các chính sách mang tính pháp lý đối với hoạt động quản lý, tác nghiệp trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải của các đối tượng: Các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân trong và ngoài nước kinh doanh… Về quản lý qui trình công nghệ và áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Nghiên cứu xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn về qui trình công nghệ cũng như việ áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, lưu trữ, và xử lý chất thải đảm bảo được các yêu cầu VSMT đối với một số đô thị phát triển hiện tại như tỉnh. Các qui trình công nghệ cụ thể cho từng loại chất thải theo từng giai đoạn phát triển của đô thị Việt Nam. Về tiêu chuẩn chất lượng VSMT trên các địa bàn hoặc trên các loại hình qui hoạch kinh tế - xã hội: - Phân chia địa hình huyện thành các khu vực dân cư, khu thương mại, khu vực văn phòng giao dịch, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất các chợ đầu mối… để làm cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng VSMT cho phù hợp với từng khu vực, từ đó mà các đơn vị chuyên trách sẽ căn cứ vào đó có những phương án thực hiện và sử dụng công nghệ phù hợp. - Một điều cấp thiết và quan trọng hiện nay đôú với công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải ở huyện là phải đảm bảo xây dựng một hệ thống thống nhất quản lý một đâu nối đối với toàn bộ quá trình quyét, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, kể cả vốn đầu tư. Điều này sẽ tránh được tình trạng quản lý manh mún. Mỗi quận huyện có một tiêu chuẩn quản lý riêng về chất lượng VSMT và tiết kiệm vốn đầu tư, sử dụng vốn có hiệu quả. - Từ các qui hoạch và qui chế quả lý hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nêu trên. Huyện cần thiết phải xây dựng một lưc lượng xử phạt những hành vi vi phạm hành chính về trật tự vệ sinh đô thị, về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải… - Để đảm bảo giảm gánh nặng chi phí tăng cao hàng năm cho ngân sách huyện, thống nhất việc quản lý thu phí vệ sinh cho toàn bộ quá trình quyét, thu gom, vận chuyển nhằm và xử lý chất thải sớm được sớm triển khai. - Tất cả những nội dung thống nhất cơ chế quản lý chất thải đô thị nói trên chỉ nhằm mục đích quản lí chất thải hiệu quả bảo đảm VSMT và sự phát triển bền vững cho các đô thị Việt Nam. CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QLCTR SH CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH 5.1 Các công cụ hỗ trợ 5.1.1 Công cụ pháp lý Công cụ pháp lí cần được vận dụng tối để điều chỉnh các lệch lạc vốn đã tồn tại khá lâu trong xã hội. Luật pháp phải tham gia vào mọi quá trình trong quản lí và sử lí rác không chỉ hôm nay mà cả tương lai. Sử dụng pháp luật để uốn nắn những hành vi sai trái để bảo vệ tốt nhất vấn đề môi trường – môi sinh và thông qua pháp luật hình thành ý thức tự nguyện, tự giác. Pháp luật phải sử dụng đúng 3 yếu tố: - Nghiêm (khi thực hiện) - Đúng và đủ (khi vận dụng) - Lâu dài (về mặt thói quen) Môi trường ở các hộ dân là vấn đề nóng bỏng và bức xúc đòi hỏi chúng ta phải có thời gian, kinh phí, nhân lực… Để nghiên cứu vạch định tìm biện pháp giải quyết. Chúng ta có thể áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước đưa ra công tác quản lý rác hiện nay. 5.1.2 Công cụ kinh tế Hệ thống ký quỹ hoàn trả Ký quỹ hoàn trả là một công cụ kinh tế khá hiệu quả trong việc thu hồi lại các sản phẩm sau khi đã sử dụng, đông thời cũng tạo ra nguồn kinh phý đáng kể để chi trả cho việc xử lý các chất thải loại bỏ sau khi sử dụng. Ký quỹ hoàn trả có nghĩa là là người sử dụng sau khi mua sản phẩm phải chi trả thêm một khoản tiền thế chân cho bao bì cho người bán hoặc một số tổ chức nào đó chịu trách nhiệm thu hồi các sản phẩm sau khi sử dụng thì số tiền thế chân đó sẽ được hoàn trả lại. Số tiền có được từ việc người tiêu dùng không hoàn lại sản phẩm sẽ được chi dùng cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Hiện tại có thể áp dụng hệ thống ký quỹ hoàn trả này cho các sản phẩm đóng chai, lon đồ hộp, đồ uống, bình acquy xe gắn máy, các sản phẩm có bao bì đóng gói như xi măng, bao bài đựng thức ăn gia súc. Phí sản phẩm Phí sản phẩm được đánh vào các sản phẩm mà sau khi sử dụng sẽ sinh ra chất thải mà không trả được. Chúng được áp dụng để hỗ trợ cho thành công của hệ thống ký quỹ hoàn trả. Phí sản phẩm sẽ được áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu, lốp xe, nguyên vật liệu. Một hình thức thu phí tương tự đã được áp dụng ở nước ta là thu phí giao thông, được thực hiện bằng cách, định giá bán xăng trong đó có phần cộng thêm lệ phí giao thông. Các sản phẩm sẽ được sử dụng cho các chương trình vạch ra để đối phó với các tác động môi trường tiêu cực của sản phẩm thu phí. Nhìn chung phí sản phẩm ít có tác dụng kích thích giảm thiểu chất thải, trừ khi mức phí được nâng cao đáng kể. Các khoản trợ cấp Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực QLCTR .Hiện tại có thể áp dụng được các bộ phận sau đây: Trợ cấp cho các nhà sản xuất để khuyến khích sự phát triển và lắp đặt các công nghệ sản sinh ít chất thải hơn hoặc tái sử dụng chất thải. Trợ cấp cho các nhà sản xuất sử dụng các sản phẩm nhặt lại ở rác để khuyens khích mở rộng hoạt động sản xuất. Lệ phí thu gom Mức phí là 10.000 đồng/hộ/tháng do lưc lượng thu gom công lập đảm nhận. Nhà nươc vẫn bao cấp một phần chi phí thu gom quyét dọn, đặc biệt đối với các khu vực công cộng. 5.2 Giải pháp giáo dục ý thức 5.2.1 Vai trò của cộng đồng Trong mọi quốc gia trên thế giới, nhà nước luôn chịu trách nhiệm bảo đảm sức khỏe của cộng đồng và bảo vệ môi trường. Một trong những nhiệ vụ chủ yếu của trách nhiệm này là thu gom và thải bỏ ở các nơi công cộng trong huyện nhăm giữ đường phố luôn sạch đẹp và dân cư khỏi những điều kiện kém vệ sinh. Ngay cả các hệ thống tinh vi và kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay cũng không thể giải quyết được tất cả các loại rác thải ra ngoài huyện, do đó cần có sự giúp đỡ của cộng đồng. Sự tham gua của cộng đồng nên tập trung vào vấn đề cá nhân trong các vấn đề nhỏ sau: - Thu gom rác trong nhà của các hộ dân nên đặt trong các thùng rác và bao bì đúng cách (theo qui định, mỗi hộ dân nên có một thùng rác). Điều này sẽ đưa đến phân loại rác từ nhà ở. - Đổ rác đúng giờ tại các nơi mà hệ thống công cộng đến thu rác - Không vứt rác ra đường và tại những nơi công cộng hay xung quanh các thùng rác đường phố. Có thể đạt được sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề vệ sinh cá nhân theo cách khen thưởng và xử phạt sau: - Huyện tổ chức những buổi tuyên dương các cá nhân tổ chức, thực hiện tốt về CTR SH , có đóng góp tích cực cho công tác QLCTR SH. - Khen thưởng những người tố cáo cá nhân, tổ chức vi phạm qui định việc vận chuyển rác. Có như vậy mới khuyến khích người dân tích cực thực hiện tốt những qui định cũng như tố cáo các hành vi sai. - Xử phạt thích đáng những cá nhân, tổ chức vi pham về CTR. Hình thức xử phạt là xử phạt hành chính và truy tố trước pháp luật nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng. Mức xử phạt đề xuất - Vứt rác nơi công cộng: 60.000 đồng/lần. - Vứt rác xuống dòng nước:80.000 đồng/lần. - Cơ quan trường học không thực hiện tốt việc tồn trữ rác, rác bốc mùi ảnh hưởng người dân trong khu vực phạt 500.000 đồng/lần và cắt khen thưởng. - Nếu cá nhân tổ chức bị phạt nhiều lần nhưng không thực hiện tốt sẽ bị mực phạt nặng hơn. 5.2.2 Nâng cao nhận thức của cộng đồng Vai trò của giáo dục tuyên truyền ý thức BVMT, được các nước xem như công cụ hàng đầu để thực hiện BVMT. Theo các tài liệu báo cáo môi trường thì biện pháp giáo dục chính là chìa khóa quyết định sự thành công của công tác BVMT. Giáo dục theo 4 vấn đề lớn: - Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng - Giáo dục môi trường ở các cấp học từ mầm non cho đến phổ thông, đâị học và sau đại học - Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý chất thải. - Các hoạt động phong trào mang tính tuyên truyền giáo dục. Thường xuyên nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vun và quyền hạn đã được qui định trong Luật bảo vệ môi trường bằng cách: - Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường và chỉ thị “ Tăng công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào: xanh – sạch đẹp, vệ sinh môi trường không vứt rác ra đường và chiến dịch thế giới. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ những người tình nguyện, đến từng hội viên, đoàn viên, từng gia đình và vân động toàn dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường. - Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới trong tập thể dân cư ở đô thị và khu công nghiệp. - Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện nge nhìn của câc tổ chức quần chúng như: Đoàn thể thanh niên, hội nông dân… 5.2.3 Giáo dục tại trường học. Đưa giáo dục môi trường vào chương trình học ở cấp học mầm nôn, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học với các mức độ khác nhau, mỗi trường học đều phải có các giáo viên giảng dạy về môi trường để giúp cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của môi trường sống xung quanh từ đó tạo được ý thức BVMT. 5.3 Các biện pháp hoàn thiện việc quản lý của huyện Trên địa bàn huyện có dịch vụ thu gom của Xí nghiệp môi trường và các hộ làm rác dân pập thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác từ các nguồn. Nưng với thành phần dân cư phức tạp mà ý thức cộng đồng chưa cao nên công tác quản lý cò gặp nhiều khó khăn. Mặt khác chưa được quản lý đúng mức về pháp luật nên tình trạng xả rác bừa bãi vẫn diễn ra. Vì vậy cần phải có sự phối hợp giữa pháp luật, nhà quản lý và tuyên truyền cho người dân để nâng cao nhận thức được tầm quan trọng của giữ VSMT. Muốn quản lý tốt phải có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế phát sinh. 5.3.1 Các biện pháp hoàn thiện công tác thu gom - Xí nghiệp phải tăng thêm lượng công nhân tỷ lệ thuận với tuyến đường mới được mở rộng. - Đầu tư thêm các phương tiện thiết bị phục vụ tốt cho công tác thu gom, vận chuyển. Cải tiến phương tiện thu gom rác theo hướng cơ giới hóa. - Thay đổi giờ giấc thu gom rác của CNVS và VSDL nhằm tránh tình trạng rác bị rơi vãi trên đường phố khi công nhân thu gom. Giair quyết hệ thốn quản lý rác dân lập cho hợp lý. - Có trang thiết bị bảo hộ lao động. chế độ tiền lương, phụ cấp phù hợp cho công nhân viên. 5.3.2 Các biện pháp hoàn thiện công tác vận chuyển - Thay đổi công nghệ thu gom , vận chuyển của ngành vệ sinh cho phù hợp để giảm thiểu công đoạn, ô nhiễm môi trường, giảm bớt lượng phát sinh rác ra ngoài. - Trang bị máy móc dụng cụ cho việc lấy rác. Giảm các điểm thu nhận rác và bố trí thùng đựng rác dài trên các tuyến đường để tránh ùn tắc đường giao thông. - Khép kín qui trình vận chuyển từ các xe thu gom đưa vào xe ép rồi đi ra thẳng ra bãi xử lý. 5.3.3 Các biện pháp hoàn thiện công tác trung chuyển - Điều chỉnh lại thời gian vận chuyển rác từ điểm để tránh kẹt xe. 5.4 Giải pháp tổ chức - Huyện nên bố trí 1 cán bộ có chuyên môn chuyên phụ trách về môi trường. - Khuyến khích các tổ chức đoàn thể tham gia giám sát hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải và vận động nhân dân phân loại CTR tại nguồn. - Phổ biến các quy định giám sát về VSMT, kịp thời phản ánh tình hình VSMT tới các đoàn thể và tổ dân phố để cùng tham gia giám sát với UBND huyện. - Ban hành các quy định để quản lý chặt chẽ hơn đối với các chất thải chăn nuôi trang trại. - Tăng cường xử phạt các trường hợp vi phạm VSMT, hàng năm tổ chức khen thưởng các cá nhân, tập thể làm tốt trên địa bàn. CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Trong những năm qua cùng với nền phát triển phát triển chung của nền kinh tế xã hội, bộ mặt huyện ngày một thay đổi. Qúa trình đô thị hóa đã mang lại cho huyện nhiều khu dân cư mới, nhiều khu thương mại, đường xá khang trang hơn. Song song với vấn đề đổi mới và sự phát triển đô thị thì vấn đề VSMT là vấn đề cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Môi trường là phần thụ hưởng của xã hội, đồng thời lại là nhu cầu mà xã hội hướng đến để cải thiện nhăm phục vụ cho chính sự sống của con người. Quản lý và xử lý rác là một bộ phận quan trọng gốp phần cải tạo làm sạch môi trường và là trách nhiệm chung của mội người, của toàn xã hội đây là là vấn đề hàng đầu của QLMT. Pháp luật về quản lý và xử lý rác thải phải thực hiện nghiêm hơn nhằm giáo dục cưỡng chế. Đó là tiền đề tạo nên thói quen tốt về BVMT dần dần mang ý thức tự giác cho xã hội và tên quan điểm này môi trường đã được cải tạo. Pháp luật về quản lý và xử lý rác có thực hiện tốt hay không còn tùy thuộc vào sự hỗ trợ đồng bộ của các ngành, các cấp để tạo điều kiện cho toàn xã hội thực hiện đúng pháp luật. Ngược lại thì pháp luật tạo thành cung chuẩn để xã hội thực hiện đúng pháp luật. Suy cho cùng bằng mọi biện pháp, công cụ, nỗ lực của chúng ta đều hướng quản lý rác thải để ngăn chặn một thảm họa về ô nhiễm môi trường. Từ hiện trạng QLCTR SH trên địa bàn có một số kết luận như sau: Về công tác thu gom - Rác do hộ dân chưa được thu gom hết - Lực lượng công lập khá quy củ, không tuân thủ đúng theo yêu cầu về đồng phục áo bảo hộ lao động. - Lực lượng thu gom rác dân lập chưa phủ kín hết địa bàn huyện và hoạt động không theo thời gian nào. - Phân bố các lực lượng rác dân lập không tốt. có những bãi rác quá dài có những bãi rác quá ngắn. - Việc quản lý các chuyến rác công lập tốt nhưng đối với các chuyến rác dân lập còn lỏng lẻo, còn có các xung đột về tiền thu gom rác. - Việc tụ tập ở điểm hẹn và chờ đợi lâu cũng là một mặt kém trong thu gom rác hộ dân. Điều này làm ảnh hưởng tới năng suất lao động cua nhân viên xí nghiệp môi trường và tác động không ít tới dân cư xung quanh. Về hệ thống vận chuyển - Đội vận chuyển linh hoạt trong thời gian vận chuyển rác nhưng công tác vận chuyển rác vẫn còn nhiều hạn chế do quy trình thời gian vận chuyển và đường phố chật hẹp. - Tổ chức thực hiện các quy trình khá tốt, nhưng việc lấy rác tại điểm hẹn còn những điểm cần khắc phục. - Việc kiểm tra xe thực hiện một cach nghiêm túc trước khi đưa vào vận hành. Nhiều xe vận chuyển cũ khi thực hiện công tác thu gom rác bị rơi vãi, nước rie rác trên đường gây ô nhiễm môi trường không khí. Về hệ thống trung chuyển - CLVS của các điểm trung chuyển không đảm bảo vì đây là các trạm trung chuyển rác hở. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường không khí xung quanh. - Không có hệ thống thu va xử lý nước thải. Về tình hình phân loại rác tại nguồn và thu hồi rác - Hầu như rác ở huyện không được phân loại tại nguồn ma phần đa là vẫn đổ lẫn với các loại rác với nhau. Cũng vì lẽ đó mà công tavs quản lý rracs thải ở huyện vốn yếu kém. - Hoạt động thu hồi các vật liệu hiện nay huyện vẫn chưa có tổ chức mà chủ yếu được thực hiện bởi người nhặt rác. Về tình hình xử lý rác - Nhìn chung thì huyện chưa có bãi xử lý rác cố định nào, mà phương pháp chủ yếu người dân sử dụng để xử lý rác thải hiện nay là mang đi chôn lấp và đốt. 6.2 Kiến nghị Nhìn chung, công tác quản lý rác thải sinh hoạt của huyện trong nhưng năm qua đặc biệt là những năm gần đây đã có tiến bộ đáng kể và ngày càng hoàn thiện hơn nhưng bên cạnh đó gặp không ít khó khăn. Vì thế mà chúng ta phải tìm ra các biện pháp khắc phục để công tác quản lý chất thải sinh hoạt của huyện được hoàn thiện hơn. Và sau là một số đề nghị góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt của huyện: - Tăng cường kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm VSMT nhằm tạo thói quen cho người dân trong vấn đề giữ gìn vệ sinh đô thị, trong giao nhận rác giữa các ngành vệ sinh. - Tăng cường công tác quản lý, đề ra các biện pháp phục vụ VSMT thích hợp cho từng khu vực nhằm khắc phục tính đồng nhất trong công tác quản lý rác thải cưa huyện. - Tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn VSMT một cách đồng bộ. - Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến các VBPL về VSMT, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh không vứt rác bữa bãi. - Trong phong trào xât dựng gia đình văn hóa, xã văn hóa, thôn văn hóa cần có tiêu chuẩn cụ thể và phương pháp đánh giá khoa học hơn về VSMT tránh để VSMT trở thành một tiêu chuẩn cảm tính, chung chung. - Thí nghiệm chương trình phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng tái chế phế liệu đồng thời giúp giảm chi phí thu gom, vận chuyển, và giảm ô nhiễm môi trường. - Cần có sự chỉ đâọ kịp thời của UBND huyện trong việc tiến hành việc quản lý VSDL theo QĐ 5424 của UNND huyện. - Thường xuyên có kế hoạch theo dõi, đào tạo tập huấn đội ngũ cán bộ khoa hoc kỹ thuật để nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm nhằm thực hiện việc giám sát và xử lý về môi trường. - Đề nghị với UBND huyện kiến nghi với chính phủ cho phép xử phạt tại chỗ đối với các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh và thành lập tổ kiểm tra xử phạt chuyên ngành. - Cho phép lực lượng kiểm tra xử phạt được hưởng 50% tiền phạt nhăm khuyến khích địa phương và lực lượng kiểm tra vệ sinh hoạt động suốt ngày đêm. - Điều chỉnh lại thời gian thu gom và vận chuyển rác cho hợp lý để các quy trình công việc được liền mạch. - Yêu cầu chặt chẽ trong việc vận hành các điểm trung chuyển một cách hợp vệ sinh để tránh các tác động xấu đến môi trường, hạn chế mùi hôi, nước rỉ rác và tiếng ồn. - Bố trí các điểm hẹn cho phù hợp với các giờ quyét đường sớm hơn tránh tình trạng cản trở giao thông. - Gíup đỡ xã thành lập nhóm giám sát và quản lý rác dân lập, có những rằng buộc rõ ràng để lực lượng này thu gon đúng giờ. - Tất cả các công nhân đều phải được bổ túc văn hóa. D. KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI BẢN THÂN Trong quá trình thực tập tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Đông Anh em đã tích lũy được nhiều bài học, kinh nghiệm cho bản thân: - Ứng dụng một số kiến thức đã học vào thực tế: khảo sát thức địa,… - Lên kế hoạch thực hiện công việc sao cho tiết kiệm và hiệu quả, nâng cao khả năng làm việc độc lập cũng như khả năng làm việc nhóm. - Học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các anh chị đi trước trong công việc và trong cuộc sống. - Nâng cao khả năng giao tiếp, nêu ý kiến trước đám đông. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo chuyên đề về Hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Đông Anh. Báo cáo tổng kết chương trình giám sát chất lượng vệ sinh trên địa bàn huyện Đông Anh Bộ Khoa học và Công Nghệ và Môi Trường (1997), Tài liệu tập huấn về quản lý môi trường, NXB Hà Nội. Báo cáo tổng hợp đề tài các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, thực trạng và các đề xuất bổ xung. Đặc Thị Kim Chi (2001), Vấn đề ô nhiễm rác và một số mô hình xử lý rác thải, khoa Địa lý Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội – Nhân Văn, Thành Phố Hồ Chí Minh. Giáo trình Quản lý chất thải rắn. Giáo trình Quản lý Môi Trường, TS Phùng Chí Sỹ, TS Tôn Thất Lãng, Ths Bùi Thị Diệp, NXB Bản đồ Hà Nội. Luật BVMT 2005, NXB chính trị quốc gia Lê Huy Bá (2000), Môi trường. NXB Đại Học Quốc Gia, Thành Phố Hồ Chí Minh. Một số báo cáo, tài liệu liên quan đến môi trường của Xí nghiệp Môi Trường huyện Đông Anh. Phòng TN và MT huyện Đông Anh, Báo cáo điều tra cơ bản hệ thống quản lý Chất Thải Rắn trên địa bàn huyện Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB Xây Dựng Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và Qui hoạch Môi Trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây Dựng. https://www.google.com.vn/ Phòng văn, hóa, thể thao, thông tin huyện Đông Anh. PHỤ LỤC NHẬT KÝ THỰC TẬP TUẦN THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC 1 Từ ngày 12/3/2012 –19/3/2012 Tìm hiểu về đơn vị thực tập Tham gia làm việc tại đơn vị thực tập 2 Từ ngày 20/3/2012 –27/3/2012 Tìm hiểu ĐKTN – KTXH của huyện Đông Anh Nghiên cứu tài liệu Hoàn thành chương 2 Tham gia làm việc tại đơn vị thực tập 3 Từ ngày 28/3/2012 – 4/4/2012 Khảo sát hiện trạng, tìm hiểu nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của huyện Nghiên cứu tài liệu Tổng hợp các nguồn phát sinh 4 + 5 Từ ngày 5/4/2012 – 19/4/2012 Tìm hiểu hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt của huyện Tham khảo tài liệu Hoàn thành chương 4 6 Từ ngày 20/4/2012 – 25/4/2012 Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tham khảo tài liệu Hoành thành chương 5 Tham gia làm việc tại đơn vị thưc tập 7 Từ ngày 28/4/2012 – 3/5/2012 Hoàn thành báo cáo thực tập Kết thúc quá trình thực tập HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TÁC THU GOM VẬN CHUYỂN RÁC HUYỆN ĐÔNG ANH VÀ XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐÔNG ANH Bãi rác xã Vân Nội Thu rác đường QL 3B Xe lấy rác ở huyện Xe thu gom rác dọc đường phố Rác quá tải của xe đẩy Điểm tập kết của xe đẩy Xe ép rác Bãi rác xã Kim Chung Cách đốt rác Người dân lượm rác Bao bì thuốc trừ sâu vứt bỏ Cơ sở tái chế túi nylon

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochien_trang_chat_thai_sinh_hoat_huyen_dong_anh_4452.doc