Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định

Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng, quyết định đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của hộ. Sử dụng chi phí trung gian hợp lý sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. Do vậy, muốn đánh giá được hiệu quả của việc chuyển đổi đất sản xuất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò cần phải hiểu rõ từng khoản mục chi phí trung gian cho hoạt động trồng trọt và hoạt động trồng cỏ. Từ đó so sánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn cho từng hoạt động sản xuất, góp phần lý giải về hiệu quả kinh tế của hoạt động chuyển đổi từ đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò. a. So sánh chi phí trung gian giữa trồng có với cây trồng khác trên đất chuyển đổi Kết quả điều tra chi phí trung gian năm 2007 của trồng cỏ và cây trồng khác trên đất chuyển đổi được thể hiện ở bảng 3.10.

doc139 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3862 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không trồng cỏ So sánh ± % Phân chuồng dùng cho trồng trọt 4252,37 4183,08 69,29 1,67 Phân Ure dùng cho trồng trọt 66,42 27,60 38,82 40,65 Phân hóa học khác dùng cho trồng trọt 34,19 25,15 9,04 35,94 Nguồn: số liệu điều tra, 2007 Tuy nhiên, qua điều tra chúng tôi thấy 96% số hộ được điều tra cho rằng trồng cỏ nuôi bò sẽ sử dụng ít hơn thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng do hộ nông dân chưa bao giờ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho trồng cỏ. Chính điều này đã làm giảm ô nhiễm nước, giảm ô nhiễm đất và bảo vệ được các thiên địch có lợi…. Mặt khác, trồng cỏ nuôi bò cũng phần nào làm tăng mức độ đa dạng của hệ sinh thái. Cũng nhờ trồng cỏ mà bò được nuôi nhốt là chủ yếu, làm cho 100% hộ nông dân được điều tra đã tập trung được lượng phân bò xây dựng bếp sử dụng bioga vừa tăng hiệu quả kinh tế đồng thời làm sạch đẹp đường làng. Tóm lại: trồng cỏ voi (pennisetum purpureum) để nuôi bò đã có ảnh hưởng tích cực đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Ở An Nhơn, hộ có trồng cỏ có thu nhập hỗn hợp bình quân từ chăn nuôi bò cao gấp 1,59 lần so với hộ không trồng cỏ (3.032,56 so với 1.899,47 ngàn đồng/hộ/năm). Thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bò trên đồng vốn đầu tư, trên khẩu, trên lao động của hộ có trồng cỏ cao hơn hộ không trồng cỏ tương ứng là 0,10 lần; 308,98 ngàn đồng/năm và 580,8 ngàn đồng/năm (bảng 3.12). Ngay trong nội bộ nhóm hộ có trồng cỏ thì hiệu quả trồng cỏ nuôi bò cũng cao hơn so với các cây trồng khác trên đất dùng để chuyển đổi. Trồng cỏ đã giảm thời gian lao động cho nuôi bò, như giảm thời gian chăn dắt, thời gian cắt cỏ tự nhiên, số tháng cắt cỏ tự nhiên. Đặc biệt trồng cỏ nuôi bò đã làm giảm thời gian lao động chăn nuôi bò cho trẻ em so với không trồng cỏ (2,63 giờ/ngày so với 3,33 giờ/ngày). Trồng cỏ làm tăng lượng phân hóa học dùng cho trồng trọt và do vậy có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng đất. Ảnh hưởng này đã được khắc phục bằng cách tăng lượng phân chuồng bón cho trồng trọt. Tuy nhiên, trồng cỏ nuôi bò giảm được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Đồng thời trồng cỏ nuôi bò cũng có ảnh hưởng tích cực đến các chỉ tiêu xã hội và môi trường khác. 3.6. MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG TRỌT SANG TRỒNG CỎ NUÔI BÒ Ở HUYỆN AN NHƠN Từ những kết quả điều tra tại các hộ, cùng với việc tiến hành thảo luận nhóm và bằng phương pháp chuyên gia, kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu thứ cấp có liên quan, chúng tôi đã xác định được một số khó khăn chính trong việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò của hộ nông dân An Nhơn như sau: 1) Khó khăn nhất của các hộ hiện nay là giá bò chưa thật hấp dẫn và có khi xuống thấp nên chăn nuôi bò ít có hiệu quả. Vì vậy, các hộ chưa thực sự hứng thú khi chuyển đổi. Thêm vào đó nhận thức của hộ về vấn đề này chưa được đầy đủ. Đây là khó khăn chính làm cho quá trình chuyển đổi ở các hộ diễn ra chậm. 2) Thiếu vốn: Do trồng cỏ để phát triển chăn nuôi bò đòi hỏi chi phí đầu tư cao, vì ngoài đầu tư cho trồng cỏ còn phải đầu tư cho chăn nuôi bò, nhất là chi phí con giống. Một lẽ tất yếu hiện nay ở An Nhơn là không nuôi bò thì không có trồng cỏ (An Nhơn chưa diễn ra việc trồng cỏ để bán). Đặc biệt lượng vốn cần thiết để đầu tư với quy mô từ 4 con bò trở lên là vấn đề không đơn giản đối với nông hộ ở huyện An Nhơn, khiến họ không muốn thực hiện chuyển đổi. 3) Chính sách quy hoạch chưa cụ thể: Tuy chính quyền địa phương đã có quy hoạch vùng chuyển đổi nhưng chỉ mới có ở một số ít thôn, còn phần lớn vẫn chưa có quy hoạch cụ thể. Vì vậy, có hộ dù muốn chuyển đổi cũng chưa mạnh dạn chuyển đổi vì họ sợ bị trâu bò hộ khác phá hại. Đây cũng là lý do làm cho một số nơi đến nay vẫn chưa trồng cỏ được. 4) Chăn nuôi bò có phát triển nhưng chưa thực sự mạnh mẽ: Do diễn biến phức tạp về dịch bệnh nên số lượng đàn bò có khi tăng chậm. Thêm vào đó, giá cả thức ăn cho chăn nuôi bò liên tục tăng lên, người nuôi bò không yên tâm nên họ không muốn chuyển đổi. 5) Xu hướng chuyển dịch phương thức chăn nuôi bò sang nuôi bán thâm canh còn chậm: Hầu hết các nông hộ quen với cách nuôi bò truyền thống theo lối quảng canh và chăn thả tự do. Họ chưa quen với xu hướng nuôi bán thâm canh có đầu tư này. Vì vậy, họ chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc trồng cỏ để nuôi bò. 6) Quỹ đất của hộ hạn chế, vì vậy họ chỉ chuyển đổi một phần nhỏ, còn phải để đất sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho gia đình. Họ chỉ chuyển những diện tích đất xấu, kết quả sản xuất trồng trọt bấp bênh sang trồng cỏ. Điều này làm cho diện tích cỏ trồng tăng chậm và năng suất cỏ không cao. 7) Chương trình Sind hóa đàn bò trong đó có vấn đề trồng cỏ nuôi bò trước đây ở Bình Định nói chung và An Nhơn nói riêng đã không đạt được kết quả như mong muốn, làm ảnh hưởng đến tâm lý của nông dân và do đó họ chưa quan tâm nhiều đến việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ chăn nuôi bò. CHƯƠNG IV NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG TRỌT SANG TRỒNG CỎ CHĂN NUÔI BÒ Ở HUYỆN AN NHƠN 4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI 4.1.1. Những quan điểm vận dụng vào quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò Thứ nhất: Trồng cỏ là quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh chứ không phải là mục tiêu của nền sản xuất xã hội. Vì vậy, cần tránh nhìn nhận thái quá dẫn đến tình trạng hình thành diện tích trồng cỏ bằng mọi giá, theo phong trào, chạy đua số lượng mà bỏ qua chất lượng hoặc phủ nhận việc tổ chức sản xuất kinh doanh các cây trồng hoặc ngành nghề khác. Thứ hai: Trồng cỏ nuôi bò phải góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của vùng, của địa phương theo định hướng thâm canh, tăng tỷ trọng các loại sản phẩm hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và lưu thông hàng hóa cho tiêu dùng và xuất khẩu. Thứ ba: Trồng cỏ nuôi bò phải gắn liền với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững. Thứ tư: Trồng cỏ nuôi bò trên cơ sở vừa phát huy triệt để nội lực tại chỗ trong dân vừa thu hút và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Thứ năm: Đa dạng hoá việc tổ chức trồng cỏ, kết hợp tổ chức sản xuất quy mô lớn, vừa, nhỏ và trồng phân tán. Từ nay đến năm 2015 chủ yếu tập trung trồng cỏ với quy mô vừa và nhỏ. Kết hợp giữa trồng cỏ ở trang trại gia đình và từng hộ nhỏ lẻ. 4.1.2. Căn cứ để xây dựng định hướng Thực tiễn những năm qua cho thấy, chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò là bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng "hiện đại hóa nông nghiệp, văn minh hóa nông thôn, tri thức hóa nông dân", phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc xác định đúng đắn định hướng chuyển đổi phù hợp với điều kiện chung của huyện và điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương trong từng giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy hơn nữa ưu thế của việc trồng cỏ nuôi bò. * Căn cứ vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện An Nhơn Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện An Nhơn lần thứ 17 đã xác định: "Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách có hiệu quả, phát triển mạnh mẽ ngành chăn nuôi. Chú trọng phát triển chăn nuôi bò với các biện pháp hợp lý.”[45]. * Căn cứ vào thực trạng chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò của huyện An Nhơn trong những năm qua Trong những năm qua, việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở An Nhơn đã có những bước phát triển nhất định, số lượng diện tích trồng cỏ tăng lên, góp phần tăng sản phẩm xã hội, giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, các nguồn tài nguyên được khai thác và sử dụng ngày một tốt hơn. Bên cạnh những kết quả trên, quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò của huyện cũng bộc lộ nhiều hạn chế, đó là chuyển đổi còn tuỳ tiện, quy mô nhỏ, trình độ sản xuất kinh doanh thấp, chưa kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 4.1.3. Phương hướng chủ yếu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện An Nhơn lần thứ 17 xác định: "Tiếp tục khơi dậy và phát huy tối đa nguồn nội lực, gắn với việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư phát triển kinh tế và xã hội. Gắn nền sản xuất hàng hóa của An Nhơn với thị trường trong nước, đồng thời mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó lấy xuất khẩu hàng nông sản làm trọng tâm, nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn nhân lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững, tiếp tục đưa An Nhơn trở thành một trong những huyện có nền kinh tế phát triển ở mức cao"[45]. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nghị quyết nêu rõ: “Tiếp tục thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ – du lịch, nông nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế trong từng ngành, từng vùng lãnh thổ. Ứng dụng rộng rãi khoa học và công nghệ, tập trung mạnh vào các lĩnh vực giống nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ tin học...”[45] Trên cơ sở phương hướng mục tiêu của nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện An Nhơn, phương hướng và mục tiêu chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn đến 2015 cụ thể như sau: 1. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở khắp các địa phương trong huyện, nhưng trước mắt tập trung ở những vùng có đất đai sản xuất cho năng suất thấp, khó khăn về tưới tiêu. Thực hiện đa dạng hóa về quy mô nuôi bò và quy mô trồng cỏ nuôi bò ở nông hộ. Đưa phương thức chăn nuôi bò có trồng cỏ thực sự trở thành một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả của ngành nông nghiệp huyện An Nhơn trong tương lai. 2. Phát triển trồng cỏ nuôi bò gắn sản xuất, chế biến với thị trường tiêu thụ phải dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội của huyện An Nhơn và tỉnh Bình Định. Quy hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng vật nuôi. 3. Trồng cỏ nuôi bò theo hướng tập trung, chuyên môn hoá, phát triển vùng chuyên canh trồng cỏ. Tìm các loại cỏ phù hợp để chuyển dần diện tích cây lương thực có hiệu quả thấp sang trồng cỏ nuôi bò có hiệu quả kinh tế cao hơn.[43]; [44]. 4. Chú trọng phát triển trang trại gia đình, trong đó có loại hình trang trại chăn nuôi bò có trồng cỏ. Đây là loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cỏ nuôi bò nói riêng, do đó cần khuyến khích để các trang trại gia đình ra đời và trở thành loại hình trang trại chủ lực. Đồng thời khuyến khích các loại hình trang trại khác có quy mô hợp lý. Các cấp chính quyền địa phương quan tâm khuyến khích và hướng dẫn các hộ gia đình nông dân cách thức liên kết, hợp tác để hình thành các loại trang trại nuôi bò có trồng cỏ thích hợp. Mục tiêu phát triển Để đạt được mục tiêu phát triển trồng cỏ nuôi bò, điều quan trọng là hiện tại các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng phải nắm bắt được những khó khăn, yếu kém của việc trồng cỏ nuôi bò hiện nay, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại. Từ đó có những giải pháp phù hợp, có tính khả thi cao. Với kết quả khảo sát và phân tích đánh giá ở trên, chúng tôi cho rằng sự yếu kém trong quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở An Nhơn bắt nguồn từ ba nhóm nguyên nhân cơ bản, đó là: Chính sách kinh tế chưa phù hợp (quy hoạch, đầu tư, vốn, quy định pháp lý đối với chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò); trình độ sản xuất kinh doanh của hộ; thị trường và kiểm soát thị trường. Các mục tiêu phát triển cần đạt được là: - Mục tiêu kinh tế: Hướng dẫn nông dân đầu tư các yếu tố đầu vào một cách cân đối, hợp lý và hiệu quả, vừa đảm bảo tính kỹ thuật vừa tiết kiệm chi phí; tăng năng suất, chất lượng cỏ trồng. Từng bước nâng cao thu nhập cho nông hộ. - Mục tiêu kỹ thuật: Tiếp tục nâng cao trình độ kỹ thuật trồng cỏ, kỹ thuật chăn nuôi bò cho từng hộ nông dân. Áp dụng các giống cỏ tốt đã được khảo nghiệm nhằm tăng tính ổn định của giống cỏ. Đảm bảo kỹ thuật bón phân hợp lý, đúng liều lượng. - Mục tiêu xã hội: Trồng cỏ nuôi bò góp phần sử dụng đầy đủ và hợp lý lao động của hộ, tạo thêm việc làm. Tạo cơ hội để con em của hộ học tập nâng cao trình độ và góp phần tích cực vào việc ổn định chính trị ở nông thôn An Nhơn. - Mục tiêu về môi trường: Đa dạng hệ sinh thái, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm đất, ô nhiễm nước thông qua việc sử dụng hợp lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI TRONG THỜI GIAN TỚI Ở NÔNG HỘ 4.2.1. Rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện, bổ sung quy hoạch ngành nông nghiệp nông thôn, quy hoạch sử dụng đất trồng cỏ Để chuyển dịch đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò có cơ sở thực tiễn và có căn cứ khoa học vững chắc, giải pháp đầu tiên mang tính chất đột phá cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện là: Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội trên địa bàn toàn huyện, bổ sung quy hoạch ngành nông nghiệp phát triển nông thôn và quy hoạch sử dụng đất cho từng vùng trồng cỏ. Hiện nay trên địa bàn huyện An Nhơn đã làm xong công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, quy hoạch sử dụng đất cho từng đơn vị hành chính và quy hoạch một số vùng cây con trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, do thời điểm làm công tác quy hoạch của từng chuyên ngành trước đây so với hiện nay và cả cho những năm tiếp theo không còn phù hợp, nhất là với sự đổi mới của cơ chế thị trường và nhu cầu tiêu dùng của con người cũng như xã hội. Do vậy, cần phải tiến hành rà soát bổ sung, chỉnh lý lại các bước đi thích hợp với khả năng của địa phương cũng như sự giúp đở của bên ngoài. Cho đến nay trên địa bàn huyện An Nhơn, từ thị trấn đến nông thôn, dù ở đâu, khu vực nào cũng có những chuyển biến rõ rệt trong đời sống kinh tế và xã hội. Đời sống vật chất của nhân dân ngày một nâng cao, hình ảnh nông thôn mới của một nền kinh tế thị trường với những chuyển biến sâu sắc và đẹp đẽ. Song tính tất yếu của xã hội khi kinh tế phát triển thì một loạt các quy luật phải phá bỏ cho phù hợp với xu thế đổi mới đó. Những dự tính, dự báo, những chiến lược sách lược đề xuất trước đây cần phải bổ sung hoàn chỉnh theo quy luật đổi mới của thị trường thì mới phù hợp vơí quá trình sản xuất. Trong điều kiện giá cả bấp bênh, thất thường, thị trường không ổn định thì công tác quy hoạch cần làm rõ quy mô vùng trồng cỏ nuôi bò, khả năng tranh chấp đất giữa cây cỏ với cây trồng khác và cỏ trồng góp phần vào quá trình bảo vệ môi trường sinh thái như thế nào. Để chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò có hiệu quả, trước hết phải quy hoạch lại cơ cấu sử dụng đất đai. Những vùng có điều kiện trồng cỏ thì khuyến khích nhân dân chuyển đổi sang trồng cỏ nuôi bò. Tuy nhiên tùy theo điều kiện sinh thái, môi trường, thổ nhưỡng từng xã mà tổ chức hoạt động trồng cỏ nuôi bò thích hợp, cụ thể là: Vùng phía Nam huyện An Nhơn, bao gồm các xã: Nhơn Tân, Nhơn Lộc, Nhơn Thọ, Nhơn Hòa… là vùng có tiềm năng đất đai hơn so với các xã khác và tận dụng sản phẩm phụ cho chăn nuôi từ nghề nấu rượu truyền thống ở các xã này. Vì vậy vùng này cần được quy hoạch phát triển trồng cỏ và phát triển chăn nuôi bò mạnh hơn so với các xã thuộc phía Đông và phía Nam huyện. Quy hoạch đất trồng cỏ một mặt phải phát triển đồng cỏ tập trung theo mô hình trang trại chăn nuôi bò; mặt khác phát triển rộng khắp mô hình trồng cỏ theo từng hộ chăn nuôi để chủ động nguồn thức ăn cho bò. Để đạt năng suất và chất lượng cao trong việc trồng cỏ đòi hỏi phải dùng các biện pháp thâm canh cao và coi đây là con đường cơ bản lâu dài. Bởi lẽ, An Nhơn là huyện có bình quân diên tích đất nông nghiệp đầu người vào loại thấp nhất trong tỉnh Bình Định (như đã phân tích ở mục 2.1.1.2). Vì vậy, cần phải xem xét và rà soát quy hoạch các vùng đất có thể trồng cỏ có hiệu quả hơn so với cây trồng khác để trồng cỏ nuôi bò. Đồng thời cũng phải tính đến khả năng trồng cỏ để bán khi nhu cầu thị trường xuất hiện và phải đảm bảo hiệu quả hơn hẳn so với cây trồng khác. Song song với việc quy hoạch chuyển đổi diện tích đất trồng trọt sang trồng cỏ, cần có kế hoạch triển khai trồng cỏ vườn nhà mà đặc biệt là vườn tạp, trồng cỏ phân tán để tận dụng đất đai và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao phát triển chăn nuôi bò trong thời gian tới. 4.2.2. Giải pháp về thị trường - Thị trường là điểm đầu và điểm kết thúc của quá trình sản xuất. Thị trường có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế và mở rộng sản xuất kinh doanh. Thị trường có nhu cầu sản phẩm nào thì bắt buộc người nông dân phải đầu tư sản xuất loại sản phẩm đó, chỉ biết rằng loại sản phẩm mà thị trường có nhu cầu phải phù hợp với đặc tính sinh thái và điều kiện tự nhiên tại nơi thị trường cần. - Trồng cỏ phải nghĩ ngay đến thị trường, trước hết trồng cỏ phải thông qua thị trường ngành chăn nuôi bò và không thể không nói đến thị trường khi lập kế hoạch sản xuất cho trồng cỏ và chăn nuôi bò. Coi trọng thị trường tại chỗ, phát triển thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu bò ra nước ngoài. Quá trình thị trường hóa hoạt động trồng cỏ ở nông thôn dưới tác động của đòn bẩy tài chính, tiền tệ nó biểu hiện ở các mặt sau: + Giải pháp ruộng đất để nông dân có điều kiện tích tụ ruộng đất + Thúc đẩy quá trình lưu thông tự do + Nâng dần mặt bằng giá trong quá trình trao đổi sản phẩm trên thị trường + Có khả năng tự điều chỉnh sản phẩm chăn nuôi bò phù hợp với xu thế phát triển của thị trường - Tổ chức tốt các thị trường mua bán và trao đổi sản phẩm chăn nuôi bò trên khắp các huyện thị, các vùng có khối lượng sản phẩm lớn. Khuyến khích và hướng dẫn các chủ thể sản xuất kinh doanh, các cơ sở sản xuất và hộ nông dân chăn nuôi bò trong vùng, ký kết hợp đồng trao đổi sản phẩm cũng như bán sản phẩm cho các hộ nông dân, các nhà máy, các cơ sở thu mua. Tùy theo quy mô của các cơ sở sản xuất, của nông dân trong từng địa phương mà ký kết hợp đồng thường xuyên, 3 - 5 năm hay theo định kỳ hằng năm. - Có hình thức thành lập các trung tâm, các tổ hợp chuyên đứng ra thu mua để tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. - Công tác thị trường không ai tốt hơn chính là người nông dân nuôi bò tiếp thị, quảng cáo và tìm kiếm thị trường cho chính loại sản phẩm của mình đã làm ra. - Tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân nếu có khả năng thành lập các hợp tác xã, trạm thu mua, các cửa hàng, trụ sở giao dịch mua bán sản phẩm chăn nuôi bò, để giúp nhân dân có điều kiện bán sản phẩm nhanh, tránh tình trạng rủi ro bất lợi cho người nuôi bò. - Nhà nước cần có chính sách cụ thể đối với thị trường nông thôn. Các chính sách đó có tác dụng khuyến khích mọi thành phần, mọi tổ chức có thể đứng ra tiếp cận thị trường và mua bán trao đổi cho nhân dân. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy trồng cỏ phát triển. 4.2.3. Giải pháp vốn đầu tư Kết quả điều tra cho thấy, có một tỷ lệ lớn (38,7%) số hộ thiếu vốn để nuôi bò. Mặc dù hiện nay đang có nhiều kênh tín dụng khác nhau, nhưng do thủ tục vay vốn vẫn còn phức tạp hoặc lãi suất và thời hạn vay vốn không hợp lý, nên nông dân vẫn chưa vay được vốn. Hơn nữa, do thiếu kỹ thuật trồng cỏ và kỹ thuật chăn nuôi bò, năng suất không cao dẫn đến thu nhập không cao và rủi ro lớn. Vì vậy, nhiều người nhất là người nghèo không dám vay vốn để nuôi bò. Do đó, việc thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật miễn phí, nhất là người nghèo là việc làm cần thiết, đúng đạo lý và là những điều kiện cần và đủ để phát triển chăn nuôi bò và trồng cỏ nuôi bò. Cụ thể là: - Giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thống và không chính thống với thời hạn vay trung hoặc dài hạn, mức vay hợp lý đủ để hộ nông dân đầu tư, các thủ tục vay đơn giản và nhanh chóng. - Thông qua hệ thống khuyến nông giúp cho nông dân nâng cao kiến thức và kỹ thuật trồng cỏ nhằm tăng năng suất và chất lượng cỏ trồng. 4.2.4. Hoàn thiện về chính sách ruộng đất Nhà nước cần thể chế hóa cụ thể hơn nữa các quyền: chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, chuyển đổi đất… Làm rõ trách nhiệm của người sử dụng đất để trồng cỏ phải thường xuyên không ngừng bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu đất đai để nâng cao năng suất. Các địa phương cần kéo dài thời gian cho thuê đất dự phòng để trồng cỏ ít nhất là 5 năm. 4.2.5. Đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò Để phát triển khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển kinh tế, huyện An Nhơn cần phải thực hiện một số giải pháp sau: - Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ từ tỉnh đến huyện. - Tiếp tục chương trình điều tra cơ bản để không ngừng hoàn thiện các tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội, làm cơ sở hoạt động các chiến lược sản xuất nông nghiệp và định hướng sản xuất cho từng ngành trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cỏ nuôi bò nói riêng. 4.2.6. Giải pháp về phát triển kinh tế trang trại nuôi bò có trồng cỏ Huyện An Nhơn có thể phát triển kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trang trại ở huyện An Nhơn tập trung vào các mô hình như phát triển các trang trại chăn nuôi bò gia đình, chủ yếu nuôi bò ở Nhơn Tân, Nhơn Lộc, Nhơn Thọ, Nhơn Mỹ, Nhơn Hậu… Cũng như các trang trại khác trong cả nước, huyện An Nhơn cần tập trung giải quyết một số chính sách về kinh tế trang trại như: giao quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp lâu dài cho các chủ sử dụng đất, trong đó có quy hoạch trồng cỏ nuôi bò. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ A. KẾT LUẬN Từ những kết quả của quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1. Trong những năm qua, số lượng đàn bò của huyện An Nhơn có nhiều biến động. Chăn nuôi bò của huyện có tăng lên nhưng không ổn định. Đàn bò tăng mạnh nhất vào giai đoạn 2003 đến 2006. Tuy nhiên, đến năm 2007 đàn bò có tăng nhưng với tốc độ chậm lại. Tốc độ tăng đàn bò của huyện trong 5 năm gần đây (2003 - 2007) bình quân là 16,81%/năm, cao hơn so với bình quân chung của tỉnh (10,57%/năm). 2. Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, bình quân 2,66 con/hộ. Phần lớn các hộ chỉ nuôi 1 đến 2 con chiếm 58,09%, hộ nuôi từ 3 đến 4 con chiếm 31,54%, rất ít hộ nuôi từ 5 con trở lên, nhất là ở các hộ không trồng cỏ để nuôi bò. 3. Cơ cấu giống bò của huyện An Nhơn là khá tốt, tỷ lệ bò lai là khá cao (toàn huyện là 85%, ở các hộ điều tra là 100%). Đàn bò dưới 6 tháng tuổi chiếm ưu thế với tỷ lệ 30,28%, thấp nhất là đàn bò trên 24 tháng tuổi với tỷ lệ 16,39%. Bò vàng trên 24 tháng có số lượng thấp nhất (889con) trong tổng đàn bò. 4. Diện tích trồng cỏ nuôi bò của huyện tăng lên qua các năm, từ 176,90 ha năm 2003 tăng lên 354,67 ha năm 2007 (Bình quân mỗi hộ có diện tích trồng cỏ nuôi bò 0,04 ha/hộ). 5. Trên đất chuyển đổi, chi phí sản xuất trung gian của trồng cỏ thấp hơn so với các cây trồng truyền thống khác như: ngô 2 vụ, lạc 2 vụ và lạc đông xuân – ngô hè ở hầu hết các khoản mục chi phí, ngoại trừ khoản mục chi phí phân ure. 6. Chi phí sản xuất trung gian cho chăn nuôi bò của hộ có trồng cỏ cao hơn hộ không trồng cỏ 1.441,1 ngàn đồng/ hộ. Tổng chi phí vật chất bình quân một hộ nuôi bò trong năm là 12.541,01 ngàn đồng/hộ, với mức đầu tư này thì hộ nông dân An Nhơn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô nuôi bò . 7. Thu nhập hỗn hợp từ trồng cỏ nuôi bò đạt 3.032,56 ngàn đồng/năm (tương ứng 60,65 triệu/ha/năm) cao gấp khoảng 55,1; 4,91; và 7,96 lần so với trồng ngô 2 vụ, lạc 2 vụ, và lạc đông xuân – ngô hè. Thu nhập hỗn hợp trên hộ, trên nhân khẩu và trên lao động từ chăn nuôi bò cao hơn so với trồng ngô và lạc, nhưng thu nhập trên 1 đồng vốn đầu tư cho chăn nuôi bò thấp hơn so với các loại cây trồng khác. 8. Hộ trồng cỏ nuôi bò có thu nhập hỗn hợp từ nuôi bò cao hơn 59,65% so với hộ không trồng cỏ (tương ứng là 1.133,08 ngàn đồng/hô). Hiệu quả kinh tế của hộ trồng cỏ nuôi bò cao hơn hộ nuôi bò không trồng cỏ ở tất cả các chi tiêu về: hiệu quả đầu tư vốn, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả tháng nuôi và hiệu quả bình quân một con bò. 9. Ngoài hiệu quả kinh tế, trồng cỏ nuôi bò đã giảm thời gian lao động cho chăn nuôi bò, như giảm thời gian chăn dắt, thời gian cắt cỏ tự nhiên, số tháng cắt cỏ tự nhiên. Đặc biệt trồng cỏ nuôi bò đã làm giảm thời gian lao động chăn nuôi bò cho trẻ em so với không trồng cỏ (2,63 giờ/ ngày so với 3,33 giờ/ ngày). Trồng cỏ nuôi bò đã có tác động tích cực trong việc giữ vững nét đẹp trong quan hệ tình làng nghĩa xóm, góp phần ổn định chính trị ở nông thôn An Nhơn. 10. Về môi trường, trồng cỏ làm tăng lượng phân hóa học dùng cho trồng trọt và do vậy có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng đất. Ảnh hưởng này đã được khắc phục bằng cách tăng lượng phân chuồng bón cho trồng trọt. Trồng cỏ nuôi bò làm giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, làm tăng số hộ sử dụng bếp bioga,… góp phần làm sạch môi trường. 11. Để chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò có hiệu quả, cần thiết phải giải quyết đồng bộ các giải pháp, chủ yếu tập trung vào những vấn đề như thị trường tiêu thụ, vốn, kỹ thuật… B. ĐỀ NGHỊ I. Đối với chính quyền địa phương 1. Chính quyền địa phương cần có các chính sách phù hợp, khuyến khích người dân xây dựng các nông trại chăn nuôi bò tập trung, quy mô lớn theo hướng hàng hóa; chú trọng quan tâm đến việc tuyển chọn giống cỏ. Hỗ trợ nông hộ vay vốn, nhất là vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Có chính sách khuyến khích hỗ trợ nông hộ chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò đem lại hiệu quả cao. 2. Quy hoạch các khu vực trồng cỏ tập trung, đồng thời khuyến khích người dân chuyển đổi đất nông nghiệp cho năng suất và hiệu quả thấp sang trồng cỏ nuôi bò. 3. Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác khuyến nuôi đến từng thôn, từng hộ nuôi bò. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chuyên môn để mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cỏ, chế biến thức ăn, phối hợp khẩu phần ăn (ủ rơm, ủ cỏ urê; làm bánh, tảng đá liếm,...) nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, nhất là nâng cao giá trị dinh dưỡng của các phế phụ phẩm nông nghiệp. 4. Tăng thời gian cho thuê đất để trồng cỏ nuôi bò. II. Đối với nông hộ 1.Ở các địa phương có trồng cỏ: tiếp tục mở rộng diện tích cỏ trồng bằng cách chuyển đổi các diện tích đất trồng màu cho năng suất và hiệu quả thấp sang trồng cỏ, đồng thời đa dạng hóa các loại giống cỏ để nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong thức ăn cho bò nhằm nâng chất lượng và năng suất của đàn bò. 2.Ở các vùng ít trồng cỏ: Từng bước chuyển đổi diện tích đất trồng màu cho năng suất và hiệu quả thấp sang trồng cỏ nuôi bò. Đối với các nông hộ có điều kiện nên tăng quy mô chăn nuôi bò. 3.Tăng cường nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng cỏ bằng cách tích cực tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thú y, kỹ thuật chế biến thức ăn, phối hợp khẩu phần ăn để nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, nhằm đạt được năng suất và hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Chu Văn Cáp chủ biên (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. Đỗ Kim Chung (1999), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở các vùng kinh tế - lãnh thổ Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (số 253). Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam – Thủy Điển (1994), Điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông thôn, xây dựng kế hoạch phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Cục thống kê tỉnh Bình Định (2004, 2005, 2006), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định các năm 2004, 2005, 2006. Cục khuyến nông khuyến lâm (1998), Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. David Colman và Trevor Young (1994), Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Thị Mỹ Dung (1996), Phân tích kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Frank Ellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. FAO (1996), Phát triển hệ thống canh tác, NXB Nông nghiệp, Hà Nội (Tài liệu dịch Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên dịch). Ngô Đình Giao (1997), Kinh tế học vi mô, NXB giáo dục, Hà Nội. Ngô Huy Kiên (1996), Nghiên cứu một số hệ thống cây trồng ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Đăng Tài (2006), Hiệu quả của việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang trồng cỏ nuôi bò tại xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, luận văn tốt nghiệp đại học, trừng Đại học Nông lâm Huế. Nguyễn Cảnh Khâm (1997), “Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân ở các vùng sinh thái nước ta”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1986 – 1996, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. Nguyễn Thanh Hiền, “Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển kinh tế của các hộ nông dân nghèo ở khu IV cũ”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1986 – 1996, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, tr. 207 – 215. Lâm Quang Huyền (2004), Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam, NXB trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. Việt Nam – WTO (2007), Những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. Hoàng Đức Lân và cộng sự (2006), Đánh giá thực trạng hoạt động các loại hình HTX của tỉnh Bình Định giai đoạn 2001- 2004, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình HTX theo luật, Kết quả nghiên cứu khoa học, trường Trung học Kinh Tế Kỹ Thuật Bình Định. Trần Minh Long (2006), Hiệu quả kinh tế của các phương thức chăn nuôi bò thịt ở nông hộ tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại Học Kinh Tế Huế. Nguyễn Xuân Long (2001), Những giải pháp kinh tế chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Khánh Hòa theo hướng sản xuất hàng hóa, Luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. Nguyễn Văn Mấn, Trịnh Văn Thịnh (1996), Nông nghiệp bền vững, cơ sở vận dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Tiến Mạnh (1995), Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật tiến bộ và sản xuất cây lương thực, thực phẩm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Lê Nghiêm (1995), Kinh tế nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Xuân Nam (1997), Phát triển nông thôn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Thế Nhã chủ biên (2004), Giáo trình kinh tế nông nhiệp, NXB Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đằng Phong (1994), Chăn nuôi bò gia đình, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phòng NN & PTNT huyện An Nhơn (2003, 2004, 2005, 2006, 2007), Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp các năm 2004, 2005, 2006 của huyện An Nhơn. Phòng thống kê huyện An Nhơn (2004, 2005, 2006), Niên giám thống kê huyện An Nhơn các năm 2004, 2005, 2006. Hoàng Mạnh Quân (2001), Một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu phát triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình, Luận án tiến sĩ, trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Hoàng Mạnh Quân, Lê Đình Phùng và cộng tác viên (2007), Ảnh hưởng của trồng cỏ nuôi bò đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (số 17,18). Samuelson (1997), Kinh tế học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Sở Nông Nghiệp và PTNT Bình Định (2006), Báo cáo thực trạng ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định, kế hoạch năm 2005 và định hướng đến năm 2010. Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định (2005, 2006, 2007) Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp các năm 2005, 2006, 2007 của tỉnh Bình Định. Trung tâm khuyến nông tỉnh (2004), Báo cáo dự án chương trình đa dạng hóa nông nghiệp. Trung tâm tư vấn và đầu tư hổ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn (1997), Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Khoa quản lý: Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. UBND tỉnh Bình Định (2005, 2006, 2007), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Định các năm 2005, 2006, 2007. UBND huyện An Nhơn (2005, 2006, 2007), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện An Nhơn các năm 2005, 2006, 2007. UBND xã Nhơn Khánh (2005, 2006, 2007), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Nhơn Khánh các năm 2005, 2006, 2007. UBND xã Nhơn Lộc (2005, 2006, 2007), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Nhơn Lộc các năm 2005, 2006, 2007. UBND xã Nhơn Phúc (2005, 2006, 2007), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Nhơn Phúc các năm 2005, 2006, 2007. UBND xã Nhơn Khánh (2003, 2004, 2005, 2006, 2007), Tổng kết sản xuất nông nghiệp và chủ trương, biện pháp chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007. UBND xã Nhơn Lộc (2003, 2004, 2005, 2006, 2007), Tổng kết sản xuất nông nghiệp và chủ trương, biện pháp chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007. UBND xã Nhơn Phúc (2003, 2004, 2005, 2006, 2007), Tổng kết sản xuất nông nghiệp và chủ trương, biện pháp chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007. Văn phòng huyện ủy An Nhơn (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng Bộ huyện An Nhơn nhiệm kỳ 2005 – 2010. Viện Kinh tế nông nghiệp (1997), Những biện pháp kinh tế, tổ chức và quản lý nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu nông thôn miền Trung, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (1988), Đại từ điển kinh tế thị trường, Hà Nội. Tiếng Anh Vanessa Caborough and Jonathan Kydd (1992), Economic analysic of agriculture maket, NRI, Natural Resources Institute, page 178. PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC I: CÁC PHỤ BIỂU Phụ lục 1.1: Tình hình sử dụng đất đai huyện An Nhơn năm 2007 ĐVT: ha Chỉ tiêu Diện tích Tổng diện tích tự nhiên 24.217 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 11.487 1.1. Đất trồng cây hàng năm 9.689 1.1.1. Đất trồng lúa 7.475 1.1.2 Đất màu và cây công nghiệp hàng năm 2.214 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác - 1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.798 1.2.1 Cây công nghiệp lâu năm 203 1.2.1 Cây ăn quả 2 1.2.3 Cây lâu năm khác 593 1.3 Đất nông nghiệp khác - 2. Đất nuôi trồng thuỷ sản 17 3 Đất lâm nghiệp 3.447 3.1 Rừng tự nhiên 443 3.2 Rừng trồng 3.004 4 Đất chuyên dùng 4.232 4.1 Đuờng giao thông 746 4.2 Đất thuỷ lợi 660 4.3 Đầt chuyên dùng khác 2.826 5 Đất khu dân cư 849 6 Đất chưa sử dụng 4.203 6.1 Đất bằng chưa sử dụng 869 6.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 2.437 6.3 Đất chưa sử dụng khác 897 Nguồn: [27]. Phụ lục 1.2: Cơ cấu ngành nghề của hộ theo nhóm hộ Chỉ tiêu Có trồng cỏ Không trồng cỏ Chung SL (hộ) % SL(hộ) % SL(hộ) % 1.Chăn nuôi thuần 0 0 0 0 0 0 2.Chăn nuôi- trồng trọt 120 100 120 100 240 100 3.T/Trọt –C/nuôi–Thủy sản 0 0 0 0 0 0 4.T/trọt –C/ nuôi - Dịch vụ 25 20,83 22 18,18 47 19,5 5.T/trọt –C/nuôi - Chế biến 18 15 17 14,05 35 14,52 Nguồn : Số liệu điều tra, 2007. Phụ lục 1.3: Số hộ nuôi bò theo quy mô ở các xã điều tra và theo nhóm hộ Quy mô nuôi ĐVT chung Nhơn Lộc Nhơn Khánh Nhơn Phúc Hộ có trồng cỏ Hộ không trồng cỏ 1 – 2 con hộ 140 58 48 34 67 73 3 - 4 con hộ 75 16 24 35 37 38 5 – 6 con hộ 18 4 6 8 11 7 7 – 8 con hộ 7 2 2 3 5 2 > 8 con hộ 0 0 0 0 0 0 Tổng hộ 240 80 80 80 120 120 Số bò BQ/ hộ con/hộ 2,66 2,67 2,55 Nguồn : Số liệu điều tra, 2007. Phụ lục 1.4: Tình hình sử dụng thức ăn cho bò của hộ ở các xã điều tra ĐVT: % Chủng loại thức ăn BQ chung Nhơn Lộc Nhơn Khánh Nhơn Phúc 1 – 3 chủng loại 50,43 38,7 56,9 55,7 4 – 5 chủng loại 39,3 51,3 35,2 31,4 6 – 8 chủng loại 10,27 10,0 7,9 12,9 > 8 chủng loại 0 0 0 0 Nguồn: Số liệu điều tra, 2007. Phụ lục 1.5: Số lương hộ sử dụng các loại thức ăn phân theo các xã điều tra ĐVT: hộ Loại thức ăn Nhơn Lộc Nhơn Khánh Nhơn Phúc Chung 1.Cỏ tự nhiên 25 27 20 60,67 2.Cỏ trồng 40 41 40 40 3.Rơm 80 81 80 80 4.Mía 34 30 43 35,67 5.Thân ngô 27 42 47 38,67 6.Thân lạc 25 23 30 26,0 7. Khoai lang 4 6 8 6,0 8. Ngọn sắn 14 12 18 14,67 Nguồn: Số liệu điều tra, 2007 Phụ lục 1.6: Tình hình trồng cỏ nuôi ở các hộ điều tra (n = 120) Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ CN bò có trồng cỏ BQ Chung toàn huyện 1. Số lượng hộ có trồng cỏ hộ 120 641,92 2.Diện tích cỏ trồng bình quân 1hộ sào/hộ 0,86 0,85 3.Năng suất cỏ trồng bình quân kg/sào 260 250 4.sản lượng cỏ trồng bình quân 1hộ kg 223,6 212,5 Nguồn :Số liệu điều tra, 2007 Phụ lục 1.7: Chi phí trung gian trên một con bò theo nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu BQ chung 2 nhóm hộ Nhóm hộ có trồng cỏ Nhóm hộ không trồng cỏ GT (trđ/con) % GT (trđ/con) % GT (trđ/con) % I. Chi phí trung gian 4,63 100 4,72 100 4,55 100 1. Giống 4,36 94,10 4,38 92,69 4,27 93,96 2. Thức ăn : 0,22 4,73 0,29 6,17 0,22 4,83 - Thức ăn tinh 0,18 3,89 0,18 3,86 0,18 3,92 - Thức ăn thô 0,04 0,84 0,04 0,78 0,04 0,91 - Cỏ trồng - - 0,07 1,53 - - 3. Chi phí thú y 0,01 0,31 0,01 0,31 0,01 0,32 4. Lãi vay phải trả 0,04 0,86 0,04 0,83 0,04 0,89 II. Khấu hao TSCĐ 0,09 0,09 0,09 III.Tổng chi vật chất 4,72 4,81 4,64 Nguồn: Số liệu điều tra, 2007. PHỤ LỤC II: KẾT QUẢ CHẠY HÀM HỒI QUY Regression PHỤ LỤC III: PHIẾU ĐIỀU TRA PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ CÓ TRỒNG CỎ ĐỂ CHĂN NUÔI BÒ Mã phiếu số: ……. I.THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ: 1. Họ và tên chủ hộ: ……………………………… 2. Nơi ở : Xã …………..................………;Huyện : An Nhơn. 3. Trình độ văn hoá chủ hộ: - Lớp: /12 - Lớp: /10 - Trung cấp [ ] - Cao đẳng [ ] - Đại học [ ] II. NHÂN KHẨU VÀ LAO ĐỘNG: 4. Số lao động trong gia đình: (LĐ trong độ tuổi: Nam từ 15 – 60, Nữ từ 15 – 55) Chỉ tiêu ĐVT Tổng Trong đó nữ Ghi chú Số khẩu người Số người trong độ tuổi lao động ,, Số người ngoài độ tuổi lao động ,, 5. Số lao động đi làm ngoài………. người (không kể thoát ly) III. ĐẤT ĐAI: 6. Tổng diện tích đất của ông bà (sào):………., trong đó: 6.1. Đất nông nghiệp (sào): 6.2. Đất rừng (Sào): 6.3. Đất vườn và đất ở (sào): 7. DT và NS một số loại cây trồng: (tổng các DT này chính là DTcanh tác của hộ) Loại cây trồng Chỉ tiêu Lúa 1vụ Lúa 2vụ Mỳ Ngô Đậu phụng Mía Khác Diện tích (Sào) Năng suất (kg/sào) sản lượng (kg) 8. Ông bà có trồng cỏ để chăn nuôi bò bắt đầu từ năm…… 8.1. Loại cỏ trồng là : 8.2. Diện tích trồng cỏ hiện tại(Sào): - Chuyển đổi từ đất màu (sào) : - Chuyển đổi từ đất trồng lúa (sào): - Chuyển đổi từ đất vườn (sào): - Khác (Xin vui lòng ghi rõ loại đất) : …………………………………………………………………………………………………… III. CƠ CẤU VÀ SỐ LƯỢNG BÒ TẠI THỜI ĐIỂM Đ/TRA: 9.Số bò đã nuôi năm 2007 (con): Loại bò < 6 tháng 7 -12 tháng 13- 18 tháng 19- 24 tháng > 24 tháng Bò sinh sản Bò cày kéo Bò nội Bò lai Tổng IV.CHI PHÍ SX NGÀNH TRỒNG TRỌT TRÊN ĐẤT CHUYỂN ĐỔI(tính cho cả năm): 10..Chi phí vật chất ông bà phải bỏ ra để trồng trọt trên đất chuyển đồi sang trồng cỏ chăn nuôi bò là : ĐVT : đồng Khoản mục Lúa 1vu Lúa 2 vụ Sắn Mía ngô Đậu phụng 1.Thuê làm đất 2. Giống 3.Phân chuồng 4.NPK 5.Lân 6.Thuốc sâu bệnh 7.Thuốc cỏ 8.Thuỷ lợi. 8.Thuê LĐộng 9.Thuê đất 10.Khác Tổng cộng V. THU NHẬP TỪ TRỒNG TRỌT TRÊN ĐẤT MÀ ÔNG BÀ ĐÃ CHUYỂN ĐỔI SANG TRỒNG CỎ CHĂN NUÔI BÒ: Chỉ tiêu Lúa Ngô 2 vụ Lạc 2 vụ Lạc - ngô Từ vườn Cỏ trồng Sản lượng (kg) Giá bán theo thị trường(đồng/kg) TTiền (đồng) VI.CHI PHÍ CHĂN NUÔI BÒ (năm 2007): 12.Chi phí trồng cỏ để nuôi bò trong năm 2007: Chỉ tiêu Thuê làm đất Giống Phân chuồng NPK Lân URE Tiền thuê đất Cộng SL(đồng, Kg) Đ/giá T.Tiền(đồng) 13. Chi phí giống trong năm 2007 Khoản mục Bò vàng Bò lai SL( con) T.Tiền (đồng) SL(con) T.Tiền(đồng) 1. Mua Giống 2.Chi phí V.chuyển Tổng cộng 14. Chi phí chuồng trại : Khoản mục Thành tiền (đồng) 1. Chi phí xây dựng ban đầu 2. Sửa chữa trong năm 2007 Tổng cộng 15. Ước tính thời gian sử dụng chuồng trại:…….năm 16. Chi phí thức ăn trong năm 2007 của hộ : Loại thức ăn Tự sản xuất trong hộ Mua, thuê, xin từ bên ngoài Tổng tiền SL Đ. Giá T.Tiền (đồng) SL Đ/giá T.Tiền (đồng) I.Thức ăn Xơ 1.Cỏ trồng 2. Rơm 3. Mía ngọn 4. Thân ngô 5.T/ ăn ủ u rê 6.T/ăn ủ chua II.Th/ ăn tinh 7.Ngô (Xay) 8. Tinh bột sắn 9.Gạo 10.cám tổng hợp 11.T/ăn vi lượng 12.Muối ăn Tổng cộng 17. Chi phí thú y năm 2007 Khoản mục Bò vàng Bò lai SL (con) Số lần tiêm đ/giá (đ/con) TTiền (đồng) SL (con) Số lần tiêm đ/giá (đ/con) TTiền (đồng) 1.Tiêm phòng 2.Tẩy KST 3.B/sthuốc bổ 4.Chữa bệnh 5.Chi phí khác Tổng cộng 18. Lãi vay phải trả năm 2007 (đồng): a) Lãi vay nuôi bò phải trả : b) Lãi vay trồng cỏ phải trả: 19. Các khoản chi phí khác nếu có : - Điện sưởi ấm:…………… đồng; -Tiêu huỷ do dịch bệnh:………. đồng VII. KẾT QUẢ CHĂN NUÔI BÒ NĂM 2007: 20. Giá trị đàn bò hiện có cuối năm 2007 của hộ Đàn bò thịt hiện có Thời gian bắt đầu nuôi từ tháng/năm Bò giống ban đầu Hiện tại Từ tháng đẻ Từ tháng mua Tr/lượng (kg) Giá trị (đồng) Trọng lượng(kg) Trị giá (đồng) Con thứ 1 Con thứ 2 Con thứ 3 Tổng thu 21.Doanh thu bán bò trong năm 2007 (kể cả giá trị thanh lý của bò bị chết) Bò đã bán Bán vào tháng /2007 Thời gian nuôi ( tháng) Bò giống ban đầu Khi bán Ghi chú : bò bị chết hoặc… Từ tháng đẻ Từ tháng mua trọng lượng (kg) Giá (đồng) trọng lượng (kg) Giá (đồng) Con thứ 1 Con thứ 2 3 4 Tổng thu 22. Các khoản thu khác từ chăn nuôi bò năm 2007 : Khoản mục Số lượng Đ/giá(đồng) Giá trị (đồng) Ghi chú 1. Bán phân 2. Khí ga 3.Bê con sinh ra Tổng thu VIII. XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG: 23. Ai là người thường xuyên nuôi bò : - Chồng :[ ] - vợ [ ] - Con [ ] - Người khác [ ] 24. Thời gian sử dụng chăn nuôi bò của người thường xuyên:…….Giờ/ngày 25.Việc đầu tư cho trồng cỏ có ảnh hưởng đến các HĐSX khác không: Có/ không Xin nêu rõ lý do: 26. Theo ông bà, việc trồng cỏ để nuôi bò đã làm cho ông bà: - Mất nhiều thời gian hơn do trồng cỏ, cắt cỏ trồng…: [ ] -Thời gian chăn nuôi bò ít hơn so với không trồng cỏ [ ] 27.Thời gian chăn bò của trẻ em (giờ/ ngày): 28. Thời gian cắt cỏ tự nhiện (giờ/ ngày) :…….Số tháng cắt cỏ / năm:….. 29.Ai là người thường xuyên đi cắt cỏ:…….;Thời gian cắt cỏ trồng (giờ/ngày): 30. Việc trồng cỏ nuôi bò có làm tăng cơ hội đến trường, tăng thời gian học tập ở nhà của con ông bà không? tại sao ?............................................................ 31.Việc trồng cỏ nuôi bò có làm giảm hiện tượng bò phá hoại hoa màu của gia đình khác không?Tại sao ? .................................................................................................. 32.Việc trồng cỏ nuôi bò có làm giảm hiện tượng hư hỏng giao thông nông thôn, đê đập do bò đi lại không? Tại sao? 33. Mỗi năm ông bà đốt bao nhiêu sào rơm tại ruộng : ……………………. 34. Số giờ găm cỏ / ngày: IX. KHÁC: 35. Gia đình có dự trữ thức ăn cho bò thịt không? - Không [ ] - Có [ ] .Nếu có xin nêu cụ thể: Các loại thức ăn dự trữ Các hình thức dự trữ 36. Ông bà đang gặp khó khăn gì trong trong trồng cỏ để chăn nuôi bò : Có [ ] không [ ]; Nếu có xin nêu rõ các khó khăn đang gặp ………………………………………………………………………………………… Lưu ý : Nếu hộ không xác định được những khó khăn, cán bộ điều tra có thể gợi ý và yêu cầu họ xếp thứ tự ưu tiến 1,2,3… trong đó 1 là ưu tiên nhất 37. Ông bà đã được tiếp nhận kỹ thuật trồng cỏ từ các nguồn nào trong 2 năm qua? Hình thức hỗ trợ kỹ thuật Số đợt CQ thực hiện Thành viên gia đình t/ gia - Tập huấn - Tham quan - Hội thảo - Hướng dẫn kỹ thuật tại nhà - Trên truyền hình, sách báo Th.xuyên/ không T xuyên 38. Theo ông bà, để phát triển trồng cỏ chăn nuôi bò nhà nước cần hỗ trợ chính sách gì ? Chọn 5 chính sách mà ông bà cho là quan trọng nhất theo thứ tự ưu tiên: - Hỗ trợ giống [ ] - Cho vay vốn ưu đãi [ ] - Hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ [ ] - Hỗ trợ tiêu thụ sản CN bò [ ] - Quy hoạch đồng cỏ [ ] - hỗ trợ thông tin [ ] - Các chính sách khác [ ], xin cho biết cụ thể là chính sách :………………… 39 . Dự định trong năm tới của ông bà là ( chỉ chọn 1 ý): - Mở rộng diện tích trồng cỏ [ ] - Thu hẹp diện tích trồng cỏ [ ] - Giữ nguyên như hiện tại [ ] - Ngừng hẳn [ ] Xin chân thành cảm ơn ông bà đã trả lời phỏng vấn./. PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ CHĂN NUÔI BÒ NHƯNG KHÔNG TRÔNG CỎ Mã số phiếu: I.THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ: 1. Họ và tên chủ hộ:……………………………… 2. Nơi ở : Xã ……………………;Huyện : An Nhơn. 3. Trình độ văn hoá chủ hộ: - Lớp: /12 - Lớp: /10 - Trung cấp [ ] - Cao đẳng [ ] - Đại học [ ] II. NHÂN KHẨU VÀ LAO ĐỘNG: 4. Số lao động trong gia đình: (LĐ trong độ tuổi: Nam từ 15 – 60, Nữ từ 15 – 55) Chỉ tiêu Tổng Trong đó nữ Ghi chú Số khẩu trong gia đình Số người trong độ tuổi lao động Số người ngoài độ tuổi lao động 5. Số lao động đi làm ngoài………. người (không kể thoát ly) III. ĐẤT ĐAI: 6. Tổng diện tích đất của ông bà (sào):………., trong đó: 6.1. Đất nông nghiệp (sào): 6.2. Đất rừng (Sào): 6.3. Đất vườn và đất ở (sào): 7. DT và NS một số loại cây trồng: (tổng các DT này chính là DTcanh tác của hộ) Loại cây trồng Chỉ tiêu Lúa 1vụ Lúa 2vụ Lúa 3 vụ Ngô Đậu phụng Đậu tương Khác Diện tích (Sào) Năng suất (kg/sào) sản lượng (kg) IV. CƠ CẤU VÀ SỐ LƯỢNG BÒ TẠI THỜI ĐIỂM Đ/TRA: 8.Số bò đã nuôi trong năm 2007 (con): Loại bò < 6 tháng 7 -12 tháng 13- 18 tháng 19- 24 tháng > 24 tháng Bò sinh sản Bò cày kéo Bò nội Bò lai Tổng V.CHI PHÍ SX NGÀNH TRỒNG TRỌT(tính cho1sào cả năm): 9. Chi phí vật chất ông bà phải bỏ ra để trồng trọt năm 2007 là : ĐVT : đồng Khoản mục Lúa 1vụ Lúa 2 vụ Mía Đậu tương Đậu phụng 1. Thuê làm đất 2. Giống 3.Phân chuồng 4. NPK 5. Lân 6.Thuốc sâu bệnh 7. Thuốc cỏ 8.Thuê LĐộng 9. Thuê đất 10.Khác Tổng cộng VI. THU NHẬP TỪ TRỒNG TRỌT: Chỉ tiêu Lúa Ngô Đậu tương Đậu phụng Từ vườn sản lượng (kg) Giá bán theo thị trường(đồng/kg) TTiền (đồng) VII.CHI PHÍ CHĂN NUÔI BÒ (năm 2007): 11. Chi phí giống trong năm 2007 Khoản mục Bò vàng Bò lai SL( con) T.Tiền (đồng) SL(con) T.Tiền(đồng) 1. Mua Giống 2.Chiphí V.chuyển Tổng cộng 12. Chi phí chuồng trại : Khoản mục Thành tiền (đồng) 1. Chi phí xây dựng ban đầu 2. Sửa chữa trong năm 2007 3. Thuê chuồng trại năm 2007 Tổng cộng 13. Ước tính thời gian sử dụng chuồng trại:…….năm 14. Chi phí thức ăn trong năm 2007 của hộ (không có chi phí trồng cỏ): Loại thức ăn Tự sản xuất trong hộ Mua, thuê, xin từ bên ngoài Tổng tiền SL(kg) Đ. Giá (đ/Kg) T.Tiền (đồng) SL (kg) Đ/giá (đ/sào) T.Tiền (đồng) I.Thức ăn sơ 1. Rơm 2. Mía ngọn 3. Thân ngô 4.T/ ăn ủ u rê 5.T/ăn ủ chua II.Th/ ăn tinh 7.Ngô (Xay) 8. Tinh bột sắn 9.Gạo 10.cám tổng hợp 11.T/ăn vi lượng 12.Muối ăn Tổng cộng 15. Chi phí thú y năm 2007 Khoản mục Bò vàng Bò lai SL (con) Số lần tiêm đ/giá (đ/con) TTiền (đồng) SL (con) Số lần tiêm đ/giá (đ/con) TTiền (đồng) 1.Tiêm phòng 2.Tẩy KST 3.B/sthuốc bổ 4.Chữa bệnh 5.Chi phí khác Tổng cộng 16. Lãi vay chăn nuôi bò phải trả năm 2007 (đồng): VII. KẾT QUẢ CHĂN NUÔI BÒ NĂM 2007: 17. Giá trị đàn bò thịt hiện có của hộ Đàn bò thịt hiện có Thời gian bắt đầu nuôi từ tháng/năm Bò giống ban đầu Hiện tại Từ tháng đẻ Từ tháng mua Tr/lượng (kg) Giá trị (đồng) Trọng lượng(kg) Trị giá (đồng) Con thứ 1 Con thứ 2 Con thứ 3 Tổng thu 18. Doanh thu bán bò thịt trong năm 2007 (kể cả giá trị thanh lý của bò bị chết) Bò đã bán Bán vào tháng /2007 Thời gian nuôi ( tháng) Bò giống ban đầu Khi bán Ghi chú : bò bị chết hoặc… Từ tháng đẻ Từ tháng mua trọng lượng (kg) Giá (đồng) trọng lượng (kg) Giá (đồng) Con thứ 1 Con thứ 2 3 Tổng thu 29. Các khoản thu khác từ chăn nuôi bò năm 2007 qua : Khoản mục Số lượng Đ/giá(đồng) Giá trị (đồng) Ghi chú 1. Bán phân 2. Khí ga 3.Bê con sinh ra Tổng thu VIII. XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG: 21. Ai là người thường xuyên nuôi bò : - Chồng :[ ] - vợ [ ] - Con [ ] - Người khác [ ] 22. Thời gian sử dụng chăn nuôi bò của người thường xuyên:…….Giờ/ngày 23.Thời gian chăn bò của trẻ em (giờ/ ngày): 24. Thời gian cắt cỏ tự nhiện (giờ/ ngày) :…….Số tháng cắt cỏ / năm:….. 25.Ai là người thường xuyên đi cắt cỏ:…….; 26. Số giờ găm cỏ / ngày: IX. KHÁC: 27. Gia đình có dự trữ thức ăn cho bò thịt không? - Không [ ] - Có [ ] .Nếu có xin nêu cụ thể: Các loại thức ăn dự trữ Các hình thức dự trữ 28. Hộ ông bà đã từng trồng cỏ nuôi bò chưa? - Chưa [ ], nếu chưa, hỏi câu 13; - Đã từng [ ], nếu đã từng trồng cỏ, hỏi câu 29 29.Các lý do nào mà ông bà không trồng cỏ để nuôi bò ? - Thiếu vốn [ ] - Thiếu lao động [ ] - Thiếu kinh nghiệm [ ] - Thiếu thông tin [ ] - Thiếu đất trồng cỏ [ ] - Bò khó bán [ ] - Đã có đủ nguồn thức ăn xanh khác [ ] - Các vật nuôi khác lời nhiều hơn [ ] - Các vấn đề khác [ ], xin cho biết cụ thể là : ………………… …………………………………………………………………………………… 30. Các lý do nào hộ ông bà không tiếp tục không trồng cỏ để nuôi bò : - Thiếu vốn [ ] - Thiếu lao động [ ] - Thiếu kinh nghiệm [ ] - Kỹ thuật trồng phức tạp [ ] - Thiếu đất trồng cỏ [ ] - Bán bò lỗ vốn (giá bán thấp) [ ] - Đã có nơi chăn thả [ ] - Bò hay chết [ ] - Thiếu giống cỏ [ ] - Các vấn đề khác [ ], Xin cho biết cụ thể là :…………………. …………………………………………………………………………..........................................................................................………… 31.Theo ông bà để trồng cỏ chăn nuôi bò nhà nước cần phải hỗ trợ chính sách gì? Chọn 5 chính sách ông bà cho là quan trọng nhất theo thứ tự ưu tiên - Hỗ trợ giống [ ] - Cho vay vốn ưu đãi [ ] - Hỗ trợ kỹ thuật [ ] - Hỗ trợ tiêu thụ bò [ ] - Quy hoạch đồng cỏ [ ] - Hỗ trợ thông tin [ ] - Các chính sách khác [ ], Xin cho biết cụ thể là: ………………………………. 32. Dự định của ông bà trong thời gian tới như thế nào ? ( chỉ chọn một ý) - Trồng cỏ [ ]; - không trồng cỏ [ ]; nếu trồng cỏ hỏi câu 33,34 33. Ông bà sẽ trồng cỏ với mục đích gì ? - Để nuôi bò [ ]; - để bán [ ] - Khác [ ] , xin cho biết cụ thể là: …………… 34. Đất mà ông bà dự định trồng cỏ hiện tại đang trồng - Lúa [ ] - Dưa hấu [ ] -Khoai lang [ ] - Mía [ ]- Đậu phụng [ ] - Rau [ ] - Bỏ hoang [ ] - Khác [ ],Xin cho biết cụ thể là:……………… Xin chân thành cảm ơn ông bà đã trả lời phỏng vấn./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định.doc