Trình bày cho sinh viên tổng quan vềnhững loại tài nguyên khác nhau trên trái đất: nước, khí
quyển và đất, bao gồm những gì ởtrong nước và ởtrên hoặc dưới đất. Tiếp đó giá trị/tính
hữu ích của những loại tài nguyên đó nhưcung cấp đầu vào cho nền kinh tế được trình bày
sửdụng Sơ đồ1.1 trong sách do Hartwick và Olewiler viết. Khái niệm quyền tài sản, tô và
vịtrí (khảnăng tiếp cận) được giới thiệu và gắn với lợi ích của tài nguyên thiên. Phần này
cũng thảo luận giá trịcủa thời gian (thông qua gộp khấu – compounding – và chiết khấu) bởi
vì sựphân phối tài nguyên thiên nhiên qua thời gian là vấn đềquan trọng trong kinh tếtài
nguyên.
69 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3473 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi thỏ tại Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và (2)
thu thập số liệu thứ cấp (bảng dòng người du lịch…)
Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi: (1) giới thiệu (2) thông tin kinh tế -xã hội và (1) Các câu
hỏi về biến phụ thuộc và biến giải thích.
Bước 3: Khảo sát số khách tham quan chọn làm mẫu (1) kỹ thuật lấy mẫu; (2) Chiến
thuật khảo sát: như thế nào, khi nào và ở đâu để tiến hành phỏng vấn; (3) Huấn luyện
những người phỏng vấn; và (4) khảo sát thử.
Giảng viên có thể tập trung vào kỹ thuật lấy mẫu và chiến thuật khảo sát. Hỏi sinh viên
tại sao chúng lại quan trọng.
Bước 4: Tạo cơ sở dữ liệu và phân tích dữ liệu: (1) kiểm tra dữ liệu; (2) Bỏ các bảng câu
hỏi không có giá trị; (3) Xây dựng các biến; và (4) Phân tích dữ liệu.
Giảng viên có thể chỉ ra cách cấu trúc dữ liệu (cách mã hóa dữ liệu…)
Bước 5: ước tính WTP: (1) Lựa chọn ZTCM hay ITCM; (2) Mô hình áp dụng; và (3)
WTP cá nhân hàng năm hay WTP trung bình vùng.
Giảng viên nên nhắc sinh viên nhớ các WTP ước tính cho giải trí ở đây chỉ dành cho 1
năm. Các nhà nghiên cứu có thể lấy ra lợi ích ròng hàng năm và sau đó khấu trừ những
giá trị này để có NPV của giải trí.
• Phần mở rộng thứ 2 là nếu thời gian cho phép, ở điểm 2 và 3, giảng viên có thể trình
bày các công thức và các qui trình tính CS.
Các tài liệu tham khảo chính:
Field B. và N. Olewiler. 2002. Kinh tế môi trường, Biên tập lần 2, McGraw-Hill Ryerson,
Canada. Chương 7.
Turner, R. K, D. Pearce, và I. Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Giới thiệu căn bản. Nhà
xuất bản Harvester Wheatsheaf . Chương 6. J &S: Chương 6.
Sinden J. and Thampapillai, DJ. 1995. Giới thiệu phân tích chi phí - lợi ích. Longman.
Melbourne. Chương 6
Câu hỏi thảo luận, bài tập
Câu hỏi 1: Phương pháp chi phí du hành có là một kỹ thuật tốt cho việc đánh giá một chính
sách gia tăng lớp phủ san hô ở Hòn Mun MPA không? Bảo vệ câu trả lời của bạn.
45
Câu hỏi 2: Điều gì xảy ra với ITCM khi địa danh giải trí không phổ biến (ở cùng sâu vùng
xa, các sản phẩm giải trí xa lạ?
Câu hỏi 3: Bạn có thể đề nghị cách giải quyết cho vấn đề tham quan đa mục đích không?
Bài tập:
Bài tập 1: Phí vào cổng Rừng quốc gia Cúc Phương là 10 đôla /người cho một ngày tham
quan. Nếu hàng ngày đường cầu giải trí tại công viên cho trước là Q = 40 – 1/2P, thì thặng dư
tiêu dùng của khách tham quan đến công viên sẽ là 1225 đôla /ngày. Đúng hay sai? Giải
thích.
Bài tập 2:
Cho số liệu khảo sát sau đây về những người chạy bộ trên đường mòn Bruce (Bruce Trail)
Đoạn đường
đi (km)
Chi phí
du hành ($)
Dân số (đơn vị
1000) đoạn
đường đó
Số ngày
chạy bộ
Tỷ lệ
tham quan
Chi phí
du hành
0-50 25.000 500 20.000
51-100 50.000 2500 75.000
101-150 75.000 5000 100.000
151-200 100.000 3000 30.000
(a) Vẽ đồ thị đường cầu chạy bộ trên Bruce Trail
(b) Viết và vẽ phương trình đường thẳng từ dữ liệu bạn có.
(c) Tính tổng lợi ích từ chuyến đi Bruce Trail bằng thông tin cu dân của các vùng báo cáo.
(d) Giả thiết người ở xa Bruce Trail có thêm đường chạy thay thế. Điều này làm sai lệch tổng
lợi ích ước tính của Bruce Trail như thế nào?
CHỦ ĐỀ 5: Phương pháp đánh giá hưởng thụ
Mục tiêu: Sinh viên sẽ nhận biết phương pháp cơ bản trong ước lượng giá trị môi trường
bằng cách dùng phương pháp giá đánh giá hưởng thụ (HPM)
Các ý chính:
HPM giảm xuống trong phạm vi xếp hạng các phương pháp thị trường thay thế (hay phương
pháp bộc lộ sự ưa thích). Thảo luận về cơ sở khái niệm sẽ giúp hiểu rõ các lý do. Giá cả trả
cho một tài sản trực tiếp phán ảnh lợi ích của các đặc tính tài sản. Theo cách này, các đặc tính
môi trường như là không khí trong sạch, hòa bình, yên tĩnh và vẻ đẹp được trao đổi mua bán
trên thị trường tài sản. HPM đưa ra giá trị cho một đặc tính nào đó từ giá cả chi trả cho một
tài sản.
Thảo luận HPM bao hàm 2 ý:
• Nhận dạng chênh lệch tài sản là bao nhiêu do bởi sự khác nhau về thuộc tính môi
trường cụ thể giữa các tài sản. Điều này đòi hỏi sự ước lượng một hàm giá cả căn nhà
(hay sự hưởng thụ). Chú ý là lý thuyết kinh tế không cung cấp nhiều thông tin về hình
46
dạng hàm giá cả hưởng thụ. Hàm giá cả hưởng thụ có thể có do Freeman (1993) đề
nghị ở dạng hình lõm từ phía dưới.
• Suy luận: người ta sẵn lòng trả bao nhiêu cho sự cải thiện chất lượng môi trường và
giá trị xã hội của sự cải thiện là bao nhiêu. Vì bản thân hàm giá cả hưởng thụ không
thể cho phép ước lượng WTP, qui trình phổ biến để suy ra WTP là “qui trình 2 giai
đoạn” bao gồm tính toán “giá ẩn biên tế “của hàng hóa môi trường cho mỗi lần quan
sát và ước lượng “hàm cầu ẩn đảo ngược” của thuộc tính môi trường.
Để minh họa phương pháp, nên trình bày một ví dụ số học.
Thời lượng: 2 giờ
Đề cương đề xuất:
A. Khung khái niệm.
a. Khái niệm trực giác.
b. Hàm giá cả căn hộ.
c. Hàm giá cả ẩn.
d. Hàm cầu đảo ngược ẩn và việc ước lượng thăng dư tiêu dùng.
B. Ví dụ số học về HPM
C. Thảo luận những điểm mạnh và những điểm yếu
Các điểm chính:
• Hàm giá cả căn hộ có thể được minh họa bằng một đồ thị. Đồ thị rất cần để trình
bày mối quan hệ giữa giá cả căn hộ và thuộc tính của môi trường.
• Cung cấp số lượng lớn các nghiên cứu lý thuyết và thực tế gần đây về HPM, đề tài
này chỉ trình bày một cuộc du ngoạn ngắn vào một chủ đề. Một số giảng viên có thể
muốn cung cấp cho sinh viên các khái niệm trực giác về phương pháp và sau đó
chứng minh một vài ví dụ rất đơn giản giá trị thuộc tính môi trường được lấy ra từ
giá cả căn nhà như thế nào. Trong một số lớp học, khi sinh viên hỏi tỷ mỷ hơn nữa
để hiểu rõ mô hình, các giảng viên phải chỉ ra các mô hình thống kê. Sinh viên
thường hỏi thêm một cách đơn giản vì với phần giới thiệu trực quan họ nghĩ họ có
thể làm gì đó với mô hình về cái gì đó mà họ cảm giác được giống như là giá cả căn
nhà, cấu trúc nhà và v.v.
• Khái niệm trực giác về HPM có thể hình dung như sau. Giá phải trả cho một tài sản
phản ánh trực tiếp lợi ích của các đặc tính của tài sản. Theo cách này, các đặc tính
môi trường như là không khí trong sạch, hòa bình, yên tĩnh và vẻ đẹp được trao đổi
mua bán trên thị trường tài sản. HPM đưa ra giá trị cho một đặc tính nào đó từ giá
cả chi trả cho một tài sản. Dữ liệu thu thập về giá cả chi trả và các đặc tính của tài
sản. Tổng số giá cả có thể qui cho những đặc tính được nhận dạng sau đó thông qua
phân tích thống kê. Điều cốt lõi, nếu 2 ngôi nhà khác nhau chỉ 1 đặc tính, chênh
lệch giá cả là giá trị của đặc tính đó.
• Một ví dụ số liệu tốt có thể tìm thấy ở Markandya, Harou, Bellu, và Cistulli (2002).
47
Tài liệu tham khảo
Turner, R. K, D. Pearce, and I. Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Phần giới thiệu cơ sở.
Nhà xuất bản Harvester Wheatsheaf. (Chương 8).
Sinden J. and Thampapillai, DJ. 1995. Giới thiệu phân tích chi phí - lợi ích. Longman.
Melbourne. Chương 6
Markandya A, Harou, P., Bellu, L, and Cistulli, V. 2002. Kinh tế môi trường cho tăng trưởng
bền vững: Cẩm nang cho nguời thực hành. Edward Elgar. Chương 11.
Thảo luận câu hỏi, bài tập
Câu hỏi 1: Một công nhân làm việc với tiền lương 40.000$ một năm trong cho một chỗ làm
hoàn toàn an toàn. Một công nhân điển hình khác làm một công việc đòi hỏi cùng những kỹ
năng tương tự, nhưng ở một chỗ làm đầy rủi ro có thể dẫn đến cái chết xác suất 1 trong 1000
người hàng năm, và nhận mức lương 44.000$ một năm. Giá trị của đời người của các công
nhân với những đặc điểm này là bao nhiêu nên dùng phân tích chi phí - lợi ích.
Bài tập 1: Chi phí tiếng ồn. Giả sử mọi người sở hữu các căn hộ giống nhau ở gần sân bay.
Nếu một tuyến đường băng mới được xây dựng, các căn hộ trong vùng A sẽ hưởng giá trị lợi
ích vì họ cảm thấy yên tĩnh hơn. Nhưng các căn hộ ở vùng B, nằm dưới đường bay mới, mất
đi giá trị đó vì họ cảm thấy ồn ào hơn. Bảng số liệu dưới đây cung cấp số căn hộ và những
thay đổi trong giá trị ở mỗi vùng.
Hoàn tất các cột bằng tay để tính toán những thay đổi trong giá trị vùng.
Giá trị 1000 đôla Các căn hộ
Trước Sau
Số căn hộ Thay đổi (giá
trị tiền $)
A Yên tĩnh hơn 250 280 10.000 ?
B ồn ào hơn 250 210 5.000 ?
a. Lợi ích, chi phí và lợi ích ròng từ những thay đổi là bao nhiêu ?
b. Để đơn giản, giả thiết những thay đổi trong tiếng ồn là nguồn lợi ích hay chi phí
duy nhất. Đường băng mới và cải thiện Pareto thực tế theo những điều kiện nào?
Một cải thiện Pareto tiềm năng ?
Bài tập 2: Lợi ích của ống dẫn nước. Lợi ích lắp đặt một ống dẫn nước mới đến nông trại sẽ
nằm trong giá cả thêm vào mà người mua sẽ trả cho nông trại có đường ống dẫn nước. Một
số nông trại ở huyện đã có sẵn ống dẫn nước và một số nông trại thì không có. Một cuộc
khảo sát và phân tích những nông trại này cho kết quả một mô hình hưởng thụ sau đây liên
quan đền giá cả trả cho những đặc điểm của các nông trại.
Giá trị khu đất = 500 + 200 SCHEME – 0.2 AREA + 1.8 RAIN
Trong đó: kích thước trung bình tài sản (AREA) ở huyện là 1.000 ha và lượng nước trung
bình (RAIN) là 150 mm, và giá trị khu đất là đôla/ha. SCHEME được định nghĩa là 1 nếu có
chương trình ống dẫn nước, và 0 = không có ống dẫn nước.
48
Tính lợi ích của chương trình với giá cả hưởng thụ, bằng qui trình sau đây.
a. Đưa giá trị trung bình của AREA và RAIN vào phương trình, và diễn tả lại nó như
sau: Giá trị khu đất = Hằng số + 200 SCHEME
b. Tính toán giá trị khu đất trên 1 ha khi có và không có chương trình. Giá trị tăng lên
của mỗi ha là bao nhiêu, với chương trình ống dẫn nước?
c. Tính sự gia tăng trong giá trị mỗi tài sản, với chương trình ống dẫn nước.
CHỦ ĐỀ 6: Phương pháp Đánh giá Ngẫu nhiên (CVM)
Mục tiêu: Giới thiệu cho sinh viên cách sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên qua một
ứng dụng minh họa phương pháp này.
Các ý chính:
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên có ưu điểm là có thể đo lường tổng giá trị kinh tế và
thường là phương pháp sẵn có duy nhất được sử dụng để đo lường các giá trị không sử dụng.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên sử dụng công cụ khảo sát để hỏi thông tin về giá sẵn lòng
trả của cá nhân cho một sáng kiến môi trường nào đó dựa trên các điều kiện của một thị
trường giả định. Vì thế các kết quả phụ thuộc vào thị trường giả định.
Sự thành công của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên phụ thuộc nhiều vào việc thiết kế bảng
câu hỏi. Quá trình thiết kế bảng câu hỏi cần dựa nhiều vào kết quả thảo luận nhóm và nhiều
lần phỏng vấn thử để đảm bảo người trả lời phỏng vấn thử hiểu rõ tình huống giả định và suy
ra được các mức giá gần đúng nhất với mức giá của người trả lời phỏng vấn mục tiêu. Có
nhiều giá trị ước lượng chệch mà nhà nghiên cứu phải xem xét khi thiết kế và thực hiện loại
nghiên cứu này. Cần giới thiệu cho sinh viên hiểu những ước lượng chệch này và sinh viên
phải biết rằng một nghiên cứu CVM được thiết kế không tốt có thể cho các kết quả sai. Cũng
cần thảo luận những cách thức nhằm giảm thiểu các ước lượng chệch.
Thời lượng: 1 giờ
Đề cương đề xuất:
A. Phương pháp đáng giá ngẫu nhiên là gì?
B. Các bước thực hiện một phân tích CVM
C. Bảng câu hỏi đánh giá ngẫu nhiên
D. Ứng dụng của CVM
E. Hạn chế của CVM
Ý tưởng giảng dạy:
• Nên giới thiệu các bảng câu hỏi CVM mẫu để chỉ ra cấu trúc chính trong một khảo
sát CVM. Có thể nêu một số ví dụ về các lỗi hay mắc phải khi đặt câu hỏi – thông
thường các lỗi này có thể tạo ra ước lượng chệch trong câu trả lời.
49
• Trình bày các phương pháp khác nhau để suy ra giá sẵn lòng trả của người trả lời
phỏng vấn: câu hỏi lặp có/không, câu hỏi thẻ, câu hỏi kết thúc mở và các câu hỏi kết
thúc đóng (Sẽ tập trung vào phương pháp lựa chọn có – không hay trưng cầu dân ý).
• Trong thiết kế các bảng câu hỏi CVM, người nghiên cứu nên ghi nhớ rằng mục tiêu là
làm sao có thể cung cấp thông tin về hàng hóa và dịch vụ trong các điều kiện giả định
càng rõ càng tốt để có được giá sẵn lòng trả như thể người trả lời thực sự trả cho hàng
hóa/dịch vụ được đưa ra. Mục tiêu là không nên thuyết phục người trả lời “mua” hàng
hóa/dịch vụ, vì thế; các thông tin được cung cấp phải rõ ràng, tương thích và được
phản ánh trung thực.
Tài liệu chính:
Field B. and N. Olewiler. 2002. Environmental Economics, Updated 2nd Canadian Edition,
McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada. Chapter 7
Tài liệu đọc thêm:
Callan, Scott J, and Janet M. Thomas. 2000. Environmental Economics and Management:
Theory, Policy and Application. Chapter 8: Assessing Benefits for Environmental Decision
Making.
Dixon, John A; Louise Fallon Scura, Richard A Carpenter and Paul B Sherman. 1994.
Economic Analysis of Environmental Impacts. Chapter 5.
Bateman, I.J, Carson, R, Day, B., Hanemann, N, Hett, T. Hanley, N., Jones-Lee, M.
Loomis,G., Mourato, S., Ece Ozdemiroglu. 2004. Economic Valuation with Stated
Preference Techniques: A Manual. Edward Elgar Publishing. UK.
Caâu hoûi thaûo luaän
Caâu 1. Giaû söû ta caàn öôùc löôïng ñöôøng caàu töø baûng caâu hoûi CVM ñöôïc minh hoïa ôû chöông
naøy. Haõy chæ ra baèng ñoà thò vaø giaûi thích caùc ñöôøng caàu naøy duøng ñeå ño löôøng WTP cho
vieäc caûi thieän chaát löôïng khoâng khí nhö theá naøo ñoái vôùi moãi kòch baûn.
Caâu hoûi 2. Haõy nhaän xeùt ví duï ñaùnh giaù ngaãu nhieân trong chöông naøy. Caùc loaïi öôùc löôïng
cheäch maø ngöôøi phaân tích coù theå gaëp phaûi laø gì? Coù phaûi kòch baûn quaù giaû ñònh khoâng?
Lieäu nhöõng ngöôøi traû lôøi coù ñoäng cô gì ñeå theå hieän sai leäch sôû thích cuûa mình hay khoâng?
Caâu hoûi 3. Xaây döïng ñaäp nöôùc ñeå cung caáp ñieän coù theå gaây thieät haïi cho hai doøng suoái:
moät hieän ñöôïc söû duïng cho hoaït ñoäng caâu caù giaûi trí vaø moät khoâng hoã trôï gì cho hoaït ñoäng
caâu caù caû nhöng laø moät phaàn cuûa vuøng ñaát hoang daõ.
50
a) Giaû söû söû duïng phöông phaùp ñaùnh giaù ngaãu nhieân ñeå öôùc löôïng chi phí xaõ hoäi
cuûa thieät haïi ôû moãi doøng suoái. Baïn coù tin hai giaù trò öôùc löôïng laø nhö nhau
khoâng?
b) Xem xeùt hai caùch ñaët caùc caâu hoûi ñaùnh giaù ngaãu nhieân veà giaù trò cuûa caùc doøng
suoái. Caùch thöù nhaát muoán suy ra giaù ngöôøi ta muoán ñöôïc ñeàn buø ñeå töø boû vieäc
söû duïng doøng suoái. Caùch thöù hai muoán suy ra giaù ngöôøi ta saün loøng traû ñeå tieáp
tuïc söû duïng doøng suoái. Theo baïn neân söû duïng caùch naøo?
CHUÛ ÑEÀ 7: Phöông phaùp chuyeån giao giaù trò
Muïc tieâu: Giôùi thieäu cho sinh vieân phöông phaùp chuyeån giao giaù trò vaø caùc öùng duïng cuûa
noù.
Caùc yù chính:
Phöông phaùp chuyeån giao giaù trò laø moät qui trình trong ñoù caùc giaù trò moâi tröôøng ñaõ ñöôïc
öôùc tính ôû moät nôi naøo khaùc ñöôïc chuyeån giao hoaëc söû duïng vaøo khu vöïc ñang nghieân cöùu,
sau khi coù moät soá ñieàu chænh thích hôïp vôùi ñieàu kieän ñòa phöông. Phöông phaùp naøy ñöôïc
uûng hoä khi coù haïn cheá veà thôøi gian vaø taøi chính ñeå tieán haønh caùc nghieân cöùu ñaùnh giaù.
Nhieàu toå chöùc ñaõ xaây döïng cô sôû döõ lieäu chuyeån giao giaù trò, nhö ENVALUE, EVRI, vaø
VALUASIA. VALUASIA ñöôïc xaây döïng ñaëc bieät cho ñieàu kieän chaâu AÙ.
Giaùo vieân neân giaûi thích nhöõng caùch ñieàu chænh cô baûn vaø caùc phöông phaùp chuyeån giao
giaù trò khaùc nhau. Ñaëc bieät, coù ba phöông phaùp chuyeån giao giaù trò: a) Chuyeån giao giaù trò
ñôn vò trung bình; b) Chuyeån giao giaù trò ñôn vò ñaõ ñöôïc ñieàu chænh; vaø c) Chuyeån giao
haøm caàu. Phöông phaùp chuyeån giao giaù trò coù moät soá haïn cheá vaø neân ñöa ra thaûo luaän
nhöõng haïn cheá naøy. Ñaëc bieät, ñieåm yeáu cuûa phöông phaùp naøy naèm ôû khaû naêng coù theå so
saùnh giöõa ñòa ñieåm tieán haønh nghieân cöùu vôùi ñòa ñieåm chính saùch – töùc nôi laáy caùc giaù trò
moâi tröôøng.
Thôøi löôïng: 30 phuùt
Ñeà cöông ñeà xuaát:
A. Phöông phaùp chuyeån giao giaù trò laø gì?
B. Ba caùch chuyeån giao giaù trò.
C. Caùc ñieàu chænh caàn ñöôïc thöïc hieän ñeå tieán haønh chuyeån giao giaù trò.
D. Nhöôïc ñieåm vaø löu yù khi söû duïng phöông phaùp chuyeån giao giaù trò.
51
YÙ töôûng giaûng daïy:
• Neân baét ñaàu baèng caùch thaûo luaän nhöõng tình huoáng naøo coù theå aùp duïng phöông
phaùp chuyeån giao giaù trò. Neân thaûo luaän söï caàn thieát phaûi ñieàu chænh ñeå caùc giaù trò
chuyeån giao coù theå aùp duïng ñöôïc cho ñòa ñieåm nghieân cöùu. Cuoái cuøng, coù theå minh
hoïa caùc caùch ñieàu chænh baèng caùc ví duï töø trang web VALUASIA do Saplaco
(2002) xaây döïng.
• Coù theå giôùi thieäu cho sinh vieân caùc baøi baùo maø caùc giaù trò chuyeån giao ñöôïc so saùnh
vôùi caùc giaù trò töø nhöõng nghieân cöùu thöïc teá. Caàn neâu baät giaù trò cheânh leäch ñeå nhaán
maïnh söï caån thaän khi söû duïng phöông phaùp chuyeån giao giaù trò.
Taøi lieäu tham khaûo chính:
Stale Navrud. 1996. Phương pháp chuyển giao giá trị để đánh giá giá trị môi trường. Báo
cáo kỹ thuật của EEPSEA.
Saplaco, Rommel. 2002. EEPSEA website link.
52
BÀI 7: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ:
CÔNG CỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN/MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu:
Mục tiêu chủ yếu là xem lại các khái niệm và các vấn đề thực tế của phân tích lợi ích – chi
phí và sử dụng các tình huống và bài tập để minh họa ứng dụng của các nguyên tắc và
phương pháp này vào thực tế cuộc sống.
Những điểm chính:
Bài giảng trình bày khái quát phân tích lợi ích chi phí và phân tích lợi ích chi phí được sử
dụng như thế nào để đánh giá các chính sách/dự án. Nên giải thích sự khác biệt giữa phân
tích tài chính và phân tích kinh tế, đặc biệt đối với các dự án/chính sách có ảnh hưởng đến
môi trường. Cũng nên thảo luận các mục đích sử dụng phân tích lợi ích chi phí.
Nên trình bày các bước tiến hành một phân tích lợi ích chi phí. Các yếu tố quan trọng nhất ở
mỗi bước sẽ được thảo luận trên lớp. Cần đưa ra các tình huống minh họa để để hiểu rõ vai
trò của mỗi bước.
Cuối cùng, đề vác vấn đề khác nhau liên quan đến sử dụng CBA trong quyết định về tài
nguyên môi trường sẽ được đề cập. Các vấn đề này liên quan đến chiết khấu, rủi ro và sự
không chắc chắn, và những quan tâm về sự phân phối.
Thời lượng: 8 giờ
Đề cương đề xuất:
A. Tổng quan về phân tích lợi ích chi phí
1. Định nghĩa phân tích lợi ích chi phí
2. Các loại phân tích lợi ích chi phí
3. Các tiêu chí quyết định
B. Các bước trong phân tích lợi ích chi phí
Bước 1: Nhận dạng vấn đề và xác định các dự án khác nhau để giải quyết vấn đề.
Bước 2: Xác định ai hưởng lợi ích và ai chịu chi phí.
Bước 3: Nhận dạng các tác động (lợi ích/chi phí).
Bước 4: Lượng quá các tác động trong suốt vòng đời dự án.
Bước 5: Ước tính thành tiền các lợi ích và chi phí.
Bước 6: Chiết khấu lợi ích và chi phí để có các hiện giá.
Bước 7: Tính hiện giá ròng của các phương án.
Bước 8: Phân tích độ nhạy.
Bước 9: Gợi ý chính sách.
53
D. Các vấn đề trong phân tích lợi ích chi phi
1. Chiết khấu.
2. Các vấn đề về phân phối.
3. Rủi ro và không chắc chắn.
Gợi ý giảng dạy:
• Bài giảng cần 8 giờ giảng bao gồm lý thuyết, khái niệm, bài tập và đóng vai.
• Điều quan trọng cần nhấn mạnh là về cơ bản CBA đề cập đến việc nhận dạng và đo
lường bằng tiền càng nhiều lợi ích và chi phí thích hợp liên quan đến kế hoạch,
chương trình, hay dự án càng tốt. Mục tiêu là để đánh giá trên cơ sở hiệu quả giá trị
lợi ích hay chi phí ròng dưới dạng phúc lợi đối với xã hội từ các dự án/chính sách
được đề xuất.
• Lưu ý cần phân biệt giữa các tiêu chí quyết định sử dụng trong CBA như điều kiện tối
ưu Pareto, tiêu chí cải thiện Pareto, và tiêu chí Pareto tiềm năng (Kaldor – Hicks).
Cũng cần lưu ý rằng trong khi tiêu chí đền bù Kaldor–Hicks là cơ sở lựa chọn của
CBA, thì sự đền bù là giả định, không thực tế. Vì thế, đề cập đến các vấn đề phân
phối trong ngữ cảnh CBA vẫn là điều quan trọng.
• Sử dụng một tình huống để minh họa có lẽ là một cách tốt để hiểu các vấn đề cơ bản
và các bước trong CBA. Với thời lượng hai giờ để trình bày các bước trong phân tích
lợi ích chi phí, để sinh viên hiểu thấu đáo tất cả các bước là điều khá khó khăn. Để tối
ưu hóa trong thời gian có hạn, nhiều giảng viên chỉ tập trung vào hai bước chính liên
quan đến kinh tế học: đánh giá các lợi ích và chi phí và chiết khấu. Đối với bước đánh
giá các lợi ích và chi phí, nhiều giảng viên nhắc sinh viên xem lại bài giảng 7. Nhiều
sinh viên có thể hỏi điều gì xảy ra nếu các chi phí hay lợi ích (các tác động) không thể
được lượng hóa bằng tiền. Thông thường, điều này có thể được xử lý như những ràng
buộc của dự án và được giải quyết thận trọng. Ví dụ, nếu nhiều tác động lên một đời
sống hoang dã nào đó không thể được lượng hóa bằng tiền thì nên đưa ra các giới hạn
sinh thái cho các tác động có thể chấp nhận được. Nhiều giảng viên có thể nhắc sinh
viên rằng thậm chí đối với các lợi ích và chi phí có giá thị trường, người làm nghiên
cứu CBA luôn luôn sử dụng “các giá ẩn” để đánh giá chúng.
• Trong số nhiều phê phán CBA, thì nhiều người tin rằng chiết khấu, phân phối, sự
không chắc chắn, là các vấn để đáng thảo luận với thời lượng bài giảng hạn chế.
Trong nhiều người ủng hộ bảo vệ môi trường, thì tiêu chuẩn thú vị để họ tin rằng
chúng ta không nên chiết khấu tương lai quá nặng, thậm chí có thể sử dụng suất chiết
khấu bằng không. Phương pháp giá trị chiết khấu thích hợp vẫn đang tranh cải. Hai
cách tiếp cận phổ biến để ước tính suất chiết khấu xã hội là ưu tiên thời gian và chi
phí cơ hội. Các thảo luận về các vấn đề phân phối hầu hết tập trung vào việc xây
dựng các thuật ngữ: regressive/thoái lui, proportional/tỷ lệ tương ứng, progressive/lũy
tiến (xem Chương 6, phần “Các vấn đề về phân phối” của Field and Olewiler để rõ
thêm định nghĩa của các thuật ngữ này). Chúng ta không đi sâu vào các vấn đề phân
phối nên được giải quyết như thế nào, mà chỉ cần biết về việc các lợi ích và chi phí
54
được phân bổ ra sao. Bàn về vấn đề không chắc chắn là bàn về ý tưởng cho rằng
nhiều kết quả có tính xác suất, và để đưa ra khái niệm giá trị kỳ vọng và các quan
điểm về rủi ro. Phân tích rủi ro sẽ được thảo luận.
• Làm cho sinh viên hiểu các cơ chế chiết khấu, vấn đề chọn suất chiết khấu nào và các
ảnh hưởng của các mức chiết khấu khác nhau lên các quyết định cũng là vấn đề khó
khăn. Sinh viên có thể đã biết cơ chế chiết khấu từ khóa học khác. Phân biệt giữa suất
chiết khấu tư nhân với suất chiết khấu xã hội sử dụng trong CBA là điều quan trọng.
Nhiều giảng viên nhận ra rằng cách tốt nhất để minh họa các ảnh hưởng của chiết
khấu bằng một ví dụ có số liệu minh họa.
Tài liệu tham khảo chính
Field B. and N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường, tái bản lần 2nd, NXB McGraw-Hill
Ryerson Limited, Canada. Chương 6, p.106-122
Sinden, J. &Thampapillai (1995), Nhập môn Phân tích Lợi ích Chi phí (bản Tiếng Việt). Nhà
xuất bản ĐH Quốc Gia. 2004. Chương 1, 8.
Boardman, Greenbreg, D., Vining, A. , Weimer (1996). Phân tích chi phí - lợi ích: Lý thuyết
và thực hành, xuất bản lần 2. Prentice Hall. New York. Chương 1
Câu hỏi thảo luận và bài tập.
Câu hỏi 1. Suất chiết khấu thấp thì “tốt” hay “xấu” cho môi trường? Tại sao?.
Câu hỏi 2. Giả sử chính quyền thành phố đang cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề ô nhiễm
do thuốc trừ sâu đối với nguồn cung cấp nước cho thành phố. Chính quyền thành phố muốn
tiến hành một phân tích lợi ích chi phí với hai phương án kiểm soát thuốc trừ sâu khác nhau:
- Nâng cấp nhà máy xử lý nước thải đô thị để loại bỏ thuốc trừ sâu, hoặc
- Cấm sử dụng thuốc trừ sâu trong phạm vi thành phố.
Giả sử cách nào cũng giảm thuốc trừ sâu đến một mức không ảnh hưởng bất lợi sức khỏe con
người. Chi phí của các phương án kiểm soát này như sau:
- Nâng cấp nhà máy xử lý nước thải đô thị: Chi phí vốn = $20 triệu. Nhà máy mới được
xây dựng trong năm thứ nhất và bắt đầu hoạt động vào cuối năm (thứ nhất) này. Khi
nhà máy bắt đầu hoạt động, chi phí hoạt động là $1 triệu một năm. Thời gian hoạt
động của nhà máy kéo dài 5 năm, và sau đó phải được thay bằng một nhà máy mới.
- Cấm dùng thuốc trừ sâu: Chi phí hoạt động hàng năm do thay thế các phương pháp
không độc hại để kiểm soát sâu bệnh là $3.5 triệu mỗi năm.
Cho suất chiết khấu là 5%, và thời gian thực hiện kế hoạch của thành phố là 10 năm. Giả sử
NPV của lợi ích của dự án là $40 triệu. Chính quyền thành phố nên chọn phương án nào?
55
Bây giờ giả sử mỗi phương án xử lý có các lợi ích khác nhau. Cụ thể, hiện giá vẫn là $40
triệu đối với phương án cấm dùng thuốc trừ sâu, nhưng có thể có các lợi ích tăng thêm dưới
dạng ít thiệt hại hơn đối với hệ sinh thái so với phương án nâng cấp nhà máy xử lý nước thải.
Mức chênh lệch các lợi ích tăng thêm này phải là bao nhiêu mỗi năm để chính quyền thành
phố bàng quan giữa phương án nâng cấp nhà máy xử lý nước thải và phương án cấm dùng
thuốc trừ sâu?
Câu hỏi 3. Bộ giao thông (MOT) đang xem xét liệu có nên đầu tư vào một đường hầm mới
qua núi (ở đây hiện có một con đường qua núi) hay không. MOT đã chi $3 triệu (theo giá
năm 2000) cho việc nghiên cứu khả thi và nhận thấy rằng đường hầm mới có thể giảm thời
gian lưu thông cho gần 200,000 người. Một phân tích gần đây chỉ ra rằng đường hầm có thể
tiết kiệm khoảng 33 giờ đi lại hàng năm cho một người. Một nghiên cứu tiến hành năm 1992
cho thấy những người đi lại hằng ngày đánh giá giá trị thời gian của họ khoảng $11 một giờ
(theo giá năm 1990). Bạn có thể giả sử giá trị thực của thời gian đi lại không đổi. Đường hầm
có thể tốn chi phí xây dựng $1 tỷ (theo giá năm 2000) và mất 6 năm mới hoàn thành. Một khi
dự án hoàn thành, chi phí vận hành và bảo trì đường hầm là $25 triệu một năm (theo giá năm
2000). Chi phí thực được tin rằng sẽ không đổi theo thời gian. MOT đồng ý tài trợ chi phí
xây dựng ban đầu, nhưng chi phí vận hành và bảo trì phải được hoàn trả bằng tiền thu phí.
1. Đối với mỗi quan điểm, nhận dạng mỗi mục trong bảng sẽ được tính là lợi ích (B),
chi phí (C) hay không (NC) trong việc xác định lợi ích ròng của dự án.
MOT Người sử dụng đường hầm Xã hội
Nghiên cứu khả thi
Tiết kiệm thời gian
Chi phí xây dựng
Chi phí vận hành và bảo trì
Trợ cấp
Tiền thu phí
2. Một số đơn giản hóa trong phân tích giới hạn độ chính xác của việc đánh giá là gì?
3. Các lợi ích và chi phí có thể có khác mà chúng ta nên xem xét trong đánh giá lợi ích
ròng là gì?
4. Theo quan điểm xã hội, hiện giá của chi phí của dự án theo giá năm 2000 là bao nhiêu
nếu vòng đời dự án là 30 năm và suất chiết khấu hàng năm là 3%? Sử dụng thừa số
chiết khấu dòng tiền đều để tính toán câu trả lời của bạn và giả sử các khoản thanh
toán được tính ở đầu mỗi giai đoạn.
5. Theo quan điểm xã hội, hiện giá của lợi ích của dự án theo giá năm 2000 là bao nhiêu
nếu vòng đời dự án là 30 năm và suất chiết khấu là 3%? (Lưu ý: Sử dụng CPI trong
phần ghi chú bài giảng). Lại sử dụng thừa số chiết khấu dòng tiền đều để tính toán
câu trả lời của bạn nhưng để đơn giản, giả định rằng các lợi ích phát sinh tính ở cuối
năm.
6. Hiện giá của lợi ích ròng theo giá năm 2000 là bao nhiêu?
56
BÀI 8: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
CHỦ ĐỀ 1: Giới thiệu về lợi ích của tài nguyên thiên nhiên, quyền tài sản, tô, và giá
trị của đất
Mục đích: Phần này cần giới thiệu cho sinh viên tổng quan về những tài nguyên môi trường
khác nhau có trên trái đất và các yếu tố quan trọng ảnh hưởng việc phân phối sử dụng tài
nguyên như thời gian, quyền tài sản và vị trị
Những điểm chính:
Trình bày cho sinh viên tổng quan về những loại tài nguyên khác nhau trên trái đất: nước, khí
quyển và đất, bao gồm những gì ở trong nước và ở trên hoặc dưới đất. Tiếp đó giá trị/tính
hữu ích của những loại tài nguyên đó như cung cấp đầu vào cho nền kinh tế được trình bày
sử dụng Sơ đồ 1.1 trong sách do Hartwick và Olewiler viết. Khái niệm quyền tài sản, tô và
vị trí (khả năng tiếp cận) được giới thiệu và gắn với lợi ích của tài nguyên thiên. Phần này
cũng thảo luận giá trị của thời gian (thông qua gộp khấu – compounding – và chiết khấu) bởi
vì sự phân phối tài nguyên thiên nhiên qua thời gian là vấn đề quan trọng trong kinh tế tài
nguyên.
Thời lượng: 1 giờ
Đề cương đề xuất cho chủ đề:
A. Tài nguyên thiên nhiên có trên trái đất là gì và thảo luận thời gian là yếu tố quan trọng
như thế nào trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Phân biệt tài nguyên có thể tái tạo
va tài nguyên không thể tái tạo.
B. Tóm tắt vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với hệ thống kinh tế sử dụng Sơ đồ 1.1
trong sach do Hartwick và Olewiler viết (1998) và giải thích vai trò của kinh tế học
trong bối cảnh này.
C. Quyền tài sản và sử dụng tài nguyên thiên nhiên: tài sản tư nhân đối lập với tình
trạng tự do tiếp cận.
D. Thực hiện quyết định qua thời gian: gộp khấu, chiết khấu và tính toán giá trị hiện thời
E. Khái niệm, các yếu tố quyết định tô kinh tế (economic rent) và ứng dụng
Gợi ý giảng dạy:
• Có thể yêu cầu sinh viên kể tên những loại tài nguyên khác nhau mà họ quen thuộc và
yêu cầu cho biết các lợi ích của chúng và những vấn đề hiện tại mà chúng đương đầu.
Cũng có thể hỏi sinh viên tài nguyên thiên nhiên nào là quan trọng nhất và tại sao.
Câu hỏi tiếp theo là sinh viên có nghĩ rằng cuộc sống hàng ngày của họ trực tiếp bị
ảnh hưởng bởi vị trí của tài nguyên đó, nếu có thì bị ảnh hưởng như thế nào?
• Trong quá trình thảo luận chọn ra những yếu tố thích ứng với thảo luận tiếp theo, như
suy giảm tài nguyên quá nhanh theo thời gian, thiếu quyền sở hữu tài sản đối với tài
nguyên, những tài nguyên gần cộng đồng bị khai thác nhanh hơn, v.v.
57
• Khái niệm giá trị thời gian của tiền tệ cần được giải thích rõ sử dụng ví dụ và một số
tính toán minh họa nhưng nên ngắn gọn, bởi vì chủ đề này cũng sẽ được thảo luận ở
phần chiết khấu. Điểm cần nhấn mạnh là sự cần thiết phải xem xét giá trị hiện thời
của những tài nguyên này trong quyết định phân bổ tài nguyên.
• Sử dụng Sơ đồ 1.1 để dẫn giải nhanh chóng thảo luận về chủ đề và để đưa ra bức
tranh toàn cảnh về hệ thống tài nguyên thiên nhiên liên hệ với hệ thống kinh tế như
thế nào. Cần chuẩn bị trước Sơ đồ 1.1 để trình bày sử dụng máy projector hoặc máy
chiếu overhead. Chý ý rằng, một trình bày tương tự đã được tiến hành ở Bài giảng 3
nhưng trình bày này tập trung vào dòng luân chuyển chất thải vào môi trường. Cần
làm rõ điều này cho sinh viên.
• Vai trò của quyền tài sản và vị trí có thể giải thích bằng cách sử dụng các nghiên cứu
trường hợp mà các vấn đề đó thấy rõ ở Việt nam – tài nguyên rừng dưới những hình
thức quản lý khác nhau đối lập với không được quản lý (tự do tiếp cận) và tình trạng
tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào khoảng cách đến cộng đồng.
• Có thể sử dụng đồ thị minh họa để hỗ trợ cho thảo luận về tô.
Tài liệu tham khảo chính:
Hartwick, J. and N. Olewiler. 1998. Kinh tế về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, Xuất bản lần
2. Chương 1 và 3 (trang 57-73).
Câu hỏi thảo luận
Câu hỏi 1: Giả sử anh/chị dự định mua một mỏ vàng. Chi phí hàng năm để xây dựng mỏ là
1 triệu đô trong ba năm, có thể khai thác vàng vào năm thứ 4. Mỗi năm hoạt động thu nhập
ròng (tổng doanh thu trừ tổng chi phí) là 800.000 đô la. Anh/chị sẽ trả giá bao nhiêu cho mỏ
vàng nếu:
a) Mức chiết khấu là 10% và vàng có thể khai thác trong vòng 10 năm?
b) Mức chiết khấu là 5% và có thể khai thác vàng trong vòng 6 năm?
Câu hỏi 2: Có phải tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được ngày càng được thay thế bởi
các đầu vào sản xuất khác? Những ẩn ý về sử dụng các tài nguyên có hiệu quả là gì? Co giãn
thay thế giữa tài nguyên không tái tạo được và các đầu vào khác sẽ a) cao hơn hay b) thấp
hơn?
Câu hỏi 3. Giả sử một thế giới chí có hai thời kỳ/giai đoạn. Ký hiệu cá nhân ở thời kỳ 1 là
thế hệ 1 và cá nhân ở giai đoạn 2 là thế hệ hai. Giả sử chỉ có hai hàng hóa, hộp bia và hộp trà.
Giả sử cá nhân thế hệ một sẵn lòng đổi hai hộp bia để được một hộp trà, và cá nhân ở thế hệ
2 sẵn lòng đổi một hộp bia để được một hộp trà. Hiện thời mỗi thế hệ có 10 hộp bia và 10
hộp trà. Phân phối bia và trà liên thế hệ như vậy có hiệu quả không? Hãy giải thích. (Giả sử
rằng bia và trà có thể phân chia được – có nghĩa thế hệ 1 có thể đổi một hộp bia để được nửa
hộp trà và thế hệ 2 có thể đổi nửa hộp bia để được nửa hộp trà)
58
Câu hỏi 4. Theo anh/chị điều gì sẽ xảy ra với giá cả nước sạch và thực phẩm khó bị hư thối
ở vùng bị thiên tai? Thị trường sẽ phản ứng như thế nào? Thay đổi giá cả sẽ hỗ trợ hay gây
trở ngại cho những mỗ lực cứu trợ và phục hồi?
Câu hỏi 5: Hãy thảo luận quan điểm cho rằng xem rừng tự nhiên là tài nguyên không tái tạo
được chứ không phải là tài nguyên tái tạo được là phù hợp hơn (Nguồn: Perman, Ma,
McGilvray, và Common, 2003).
Câu 6: Anh chị suy nhĩ gì về mức chiết khấu theo thời gian và sự thay thế qua thời gian? Ví
dụ, tôi có 1000 đô la, nếu tôi gửi tiền vào ngân hàng và được hưởng lãi suất 5% năm. Nếu tôi
sử dụng tiền để mua hàng, tôi sẽ phải tiêu dùng hàng hóa đó. Tôi nên làm gì? Quyết định phụ
thuộc vào những yếu tố nào?
CHỦ ĐỀ 2 : Tài nguyên không tái tạo được
Mục đích :
Mục đích chính của chủ đề là nhằm chỉ rõ tài nguyên không tái tạo được khác hàng hóa có
thể tái sản xuất như thế nào và thảo luận học thuyết kinh tế về khai thác tài nguyên phục vụ
cho việc định hướng khai thác tài nguyên hiệu quả.
Những điểm chính:
Chỗ dựa cho thảo luận về tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được là học thuyết kinh tế
về sự cạn kiệt. Học thuyết kinh tế về sự cạn kiệt giải thích dòng sản xuất theo thời gian và trữ
lượng tài nguyên bị cạn kiệt nhanh chóng như thế nào. Khi thảo luận học thuyết này hai điểm
cần nhận mạnh a) Định lý Hotelling và b) ảnh hưởng của việc thay đổi các thông số đối với
tốc độ khai thác tài nguyên.
Định lý Hotelling có thể nêu lên bằng cách đặt câu hỏi: với trữ lượng có hạn của một số tài
nguyên có thể bị cạn kiệt, tài nguyên đó sẽ bị suy cạn ở tốc độ bao nhiêu? Câu trả lời tổng
quát là tài nguyên đó bị suy giảm theo cách cho phép đạt phúc lợi (hữu ích) tối đa từ việc sử
dụng tài nguyên đó. Tài nguyên nên bị cạn kiệt để tối đa hóa giá trị hiện thời của luồng hàng
hóa tiêu dùng từ việc sử dụng tài nguyên đó. Mô hình toán học và đồ thị đơn giản với hai thời
kỳ/giai đoạn cần phát triển để minh họa việc xác định cách thức khai thác hiệu quả.
Có nhiều cách khác nhau để khám phá những gì xẩy ra khi những yếu tố ảnh hưởng đến tốc
độ khai thác tài nguyên thay đổi (ví dụ thay đổi mức chiết khấu, thay đổi dữ trử tài nguyên,
thay đổi chi phí khai thác, v.v.).
Thời lượng : 2 giờ
Đề cương đề xuất cho chủ đề:
59
A. Tài nguyên không thể tái tạo được.
B. Định lý Hotelling
1. Hàm mục tiêu và ràng buộc
2. Phương trình cầu
3. Tìm ra nguyên tắc Hotelling sử dụng số nhân Lagrangean
4. Phương trình Hotelling cơ bản và tốc độ khai thác tối ưu
5. Một số mô phỏng/bài tập
C. Ảnh hưởng của việc thay đổi các thông số đến tốc độ khai thác tài nguyên
Gợi ý giảng dạy
• Cần ít nhất hai giờ để giảng bài bao gồm cả lý thuyết và bài tập ví dụ. Một số giảng
viên có thể muốn để phần ảnh hưởng của thay đổi các thông số làm bài tập ở nhà và
chữa bài tập ở giờ giảng tiếp theo.
• Nên bắt đầu bằng cách chỉ rõ sự khác biệt giữa tài nguyên không thể tái tạo và hàng
hóa có thể tái sản xuất. Trong trường hợp trữ lượng tài nguyên thiên nhiên có hạn,
điều kiện tối đa hóa thông thường là (MR = MC) được điều chỉnh theo ba cách cơ
bản: (1) chi phí cơ hội – chí phí của việc sử dụng hết trữ lượng cố định tại bất kỳ thời
điểm nào hoặc dành lại một trữ lượng nhỏ hơn; (2) giá trị của tô tài nguyên qua thời
gian; và (3) ràng buộc về trữ lượng – tổng khối lượng tài nguyên khai thác qua thời
gian không thể vượt quá tổng trữ lượng.
• Thảo luận về cách thức khai thác tối ưu thường bắt đầu với mô hình hai giai đoạn có
minh họa toán học và đồ thị để giải thích định lý Hotelling. Nên sử dụng minh họa
toán học và đồ thị cho thảo luận ở lớp. Mô hình được xây dựng theo trình tự sau đây:
i. Hàm mục tiêu: U = NSB0 + NSB1/(1 + ρ)
ii. Ràng buộc: S = R0 + R1
iii. Phương trình cầu: Pt = a – bRt
iv. Xác định nguyên tắc Hotelling sử dụng số nhân Lagrangean.
• L=NSB0 + NSB1/(1 + ρ) - λ[S- R0-R1] hoặc
• L= (aR0+b/2*R02 –cR0)+(aR1+b/2*R12 –cR1)/(1 + ρ) - λ[S- R0-R1]
• Phương trình Hotelling cơ bản: P0 – c = (P1 – c)/ (1 + ρ)
v. Xác định tốc độ khai thác tối ưu: R0=(bS+aρ)/b(2+ρ)
nếu giả định c=0
vi. Một số mô phỏng/bài tập
vii. Cảm nhận trực giác đằng sau nguyên tắc Hotelling
viii. Minh họa với sơ đồ 4 góc.
• Trong phần bài giảng về định lý Hotelling ở trên, có một bước rắc rối mà sinh viên
khó hiểu. Đó là, làm thế nào để có được NSB0 = (aR0+b/2*R02 – cR0). Giảng viên có
thể có thể sử dụng sơ đồ để tính toán NSB (Tổng sẵn lòng chi trả trừ đi chi phí ở khối
lượng khai thác đó).
60
• Định lý Hotelling là phần quan trọng nhất của bài giảng này. Vì vậy thông thường
phần lớn thời gian giảng bài được dùng cho nội dung này. Nội dung này có vẻ đơn
giản nhưng cần giải thích cho sinh viên rõ ý nghĩa của định lý. Chẳng hạn, cần nhấn
mạnh rằng giá cả ròng ở thời kỳ 0 bằng giá cả ròng của thời kỳ 1 sau khi đã chiết
khấu. Giá ròng này thường được hiểu là tô tài nguyên, thuế tài nguyên, phí sử dụng,
hoặc phí suy giảm tài nguyên. Thứ hai, chúng ta có thể xác đánh giá tối ưu cho mỗi
thời kỳ. Thứ ba, chúng ta có thể phát biểu lại nguyên tắc Hotelling dưới dạng suất
chiết khấu. Như vậy, nguyên tắc Hotelling về mức khai thác/suy giảm tài nguyên tối
ưu có thể được trình bày dưới nhiều cách khác nhau: dưới dạng giá, tô, và suất chiết
khấu.
• Cần đảm bảo chắc chắn rằng giảng viên nhấn mạnh vai trò của tô tài nguyên thiên
nhiên … thu nhập từ tài nguyên (sau khi đã trừ tất cả các khoản chi phí). Tô nhất thiết
phải bằng nhau qua thời gian (theo giá trị hiện thời) vì vậy giá trừ chi phí cận biên là
luôn dương cho bất kỳ thời kỳ nào nếu nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt được khai
thác hiệu quả. Hãy so sánh kết quả này với việc sản xuất một hàng hóa coa thể tái sản
xuất được, trong trường hợp này giá = chi phí cận biên là đáp án tối ưu.
• Một mô phỏng của nguyên tắc có thể như sau:
Cho biết:
S=2500; b = 0,25, a = 500 ta có hàm cầu P=500 – 0,25R
ρ= 0.05 (i.e. 5%)
Ta có: R0 = [(0.25)*(2500)+(500)*(0.05)]/[0.05 + (0.25)*(0.05)] = 1,268. Giá trị của R1
được tính toán từ ràng buộc S = R0+R1 ta được R1= 1,232.
Hãy chú ý rằng khối lượng khai thác ở thời kỳ 2 là nhỏ hơn thời kỳ 1.
Để tìm được giá tối ưu, thay R vào phương trình cầu:
P0 = 500-0.25*(1268) = 500-317 = 183
P1 = 500-0.25*(1231) = 192
Theo mô hình dự báo, giá cả sẽ tăng theo thời gian. Chú ý rằng giá trị của P1 sau khi chiết
khấu = 192/(1,05) = 183, đó là giá của thời kỳ thứ nhất. Một lần nữa, đây chính xác là
cái mà chúng ta dự báo: giá trị hiện thời của giá là như nhau cho mọi thời kỳ (nếu chi phí
là dương, kết quả là giá trị hiện thời của tô sẽ không đổi theo thời gian).
Tài liệu tham khảo chính:
Turner, R. K, D. Pearce, và I. Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Nhập môn căn bản. Nhà
xuất bản Harvester Wheatsheaf Publisher. (Chương 16)
Hartwick, J. and N. Olewiler. 1998. Kinh tế sử dụng tài nguyên thiên nhiên, xuất bản lần 2.
Chương 8.
Câu hỏi thảo luận và bài tập
61
Câu 1: Nếu suất chiết khấu bằng không, giá trị của tô tài nguyên trong thời gian khai thác
mỏ là gì?
Câu hỏi 2: Đúng, Sai, Không chắc chắn. Hãy giải thích trả lời của anh chị: “Phân phối trữ
lượng tài nguyên đạt hiệu quả kinh tế qua thời gian là phân phối mà khai thác mỗi năm là
như nhau để tổng lợi ích ròng của tài nguyên được tối đa hóa”.
Câu 3. Hãy kể tên ba biện pháp khắc phục tình trạng khan hiếm dầu, và sử dụng đồ thị (tập
hợp các đồ thị) có đường chi phí cận biên và lợi ích cận biên (bao gồm cả chi phí sử dụng,
như đã trình bày ở lớp) để minh họa các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào tình hình tiêu thụ
dầu hiện thời.
Câu hỏi 4. Hãy giải thích tại sao có xu hướng tự nhiên là giá cả của những tài nguyên không
thể tái tạo được ngày càng tăng lên.
Bài tập:
Năm 2002, Công ty Unocal khám phá ra một mỏ khí tự nhiên với trữ lượng ước tính khoảng
71 tỷ tấn ở vùng biển tây nam Việt Nam. Hiện tại Unocal đang chuẩn bị kế hoạch khả thi để
khai thác mỏ khí trong hai thời kỳ. Chi phí khai thác, bao gồm chi phí lắp đặt giàn khoan, hệ
thống đường ống, và chi phí hoạt động, ước tính khoảng 200 USD mỗi tấn. Chi phí khai thác
cận biên giả sử là không đổi. Đường cầu sản phẩm khí trong hai thời kỳ là QP 231200 −= ,
với đơn vị đo lường của P là USD/triệu tấn và Q là triệu tấn. Suất chiết khấu là 10% /thời kỳ.
a) Tính tốc độ khai thác tối ưu cho mỗi thời kỳ.
b) Giả sử nhà nước quyết định đánh thuế tài nguyên. Thuế suất là 50 USD/tấn. Hãy tính
lại kết quả của câu hỏi a.
c) Giả định khi phê duyệt dự án Unocal, chính phủ thực hiện một điều tra khác để đánh
giá trữ lượng một lần nữa và khám phá ra rằng trữ lượng khí tự nhiên bây giờ là 82 tỷ
tấn. Với thuế suất 50 USD/tấn, tính toán tốc độ khai thác tối ưu cho mỗi thời kỳ.
CHỦ ĐỀ 3: Tài nguyên có thể tái sinh: Thủy sản và lâm nghiệp
Mục tiêu:
Mục tiêu chính của phần này là giúp học viên có thể nắm được những mô hình kinh tế cơ bản
để phân tích các nguồn tài nguyên có thể tái sinh như thủy sản và rừng. Bài giảng giải quyết
các vấn đề: khi nào thì nên khai thác một khu rừng và mức khai thác thủy sản tối ưu là bao
nhiêu, tự do tiếp cận là gì.
Những điểm chính:
62
Phần này sẽ tập trung làm rõ các công cụ phân tích để xác định tình trạng hiện tại của tài
nguyên có thể tái sinh và làm thế nào để xác định mức khai thác tối ưu các loại tài nguyên
này. Hai loại tài nguyên sẽ được trình bày là thủy sản và rừng.
Mô hình cơ bản của kinh tế học về khai thác thủy sản được trình bày trên lớp là mô hình một
loài. Những mô hình phức tạp hơn sẽ xem xét nhiều loài, nhưng chỉ được trình bày trong
môn học về kinh tế học khai thác thủy sản.. Mô hình cơ bản là tối đa hóa lợi ích trừ chi phí
khai thác với ràng buộc là phải duy trì tình trạng bền vững. Trong vấn đề khai thác rừng, yếu
tố quan trọng là hàm tăng trưởng theo thời gian, chứ không phải là hàm theo trữ lượng. Bài
toán khai thác rừng sẽ cho biết thời điểm tối ưu để khai thác toàn bộ trữ lượng gỗ, và tính
được quãng thời gian của mỗi chu kỳ khai thác. Một mô hình đơn giản trước tiên sẽ tình bày
cách tìm ra “mức tăng trưởng bình quân hàng năm” (MAI) tối đa bằng cách lựa chọn chu kỳ
T để tối đa hóa giá trị thu hoạch hàng năm. Để cho đơn giản, mô hình này sẽ bỏ qua vấn đề
chiết khấu. Sau đó chúng ta sẽ mở rộng sang mô hình với giải pháp của Fisher, mô hình này
xem rừng như là một tài sản, nhưng giả định rằng đất không có giá trị sử dụng trong tương
lai. Mô hình Faustmann sẽ được trình bày tiếp theo, liên kết MAI và mô hình Fisher để đưa
ra một cách tiếp cận hoàn chỉnh, xem xét cả vấn đề chiết khấu và giá trị sử dụng của đất
trong tương lai.
Thời gian giảng dạy: 6 giờ
Đề cương đề xuất của chủ đề
A. Thủy sản
1. Đặc điểm của nguồn lợi thủy sản
2. Mô hình hóa sự tăng trưởng trữ lượng và năng suất bền vững tối đa
3. Mức khai thác tối đa bền vững
4. Kinh tế học khai thác thủy sản: Mức khai thác tối ưu trong tình trạng ổn định và
tự do tiếp cận
5. Kết luận và nhận xét
B. Lâm nghiệp: mô hình cơ bản
1. Đặc điểm của tài nguyên lâm nghiệp
2. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm (MAI)
3. Giải pháp Fisher và giải pháp Faustmann
4. Chính sách lâm nghiệp
Gợi ý giảng dạy:
• Mô hình khai thác thủy sản có thể trình bày cả bằng toán học và đồ thị. Tuy nhiên rõ
ràng là học viên sẽ dễ tiếp thu hơn với phương pháp đồ thị. Cần phải cẩn thận chuyển
từ hàm tăng trưởng sinh học sang hàm số kinh tế (với lao động/nỗ lực khai thác ở trục
hoành và doanh thu ở trục tung).
• Lưu ý rằng mô hình cơ bản trong kinh tế học khai thác thủy sản sẽ không tìm ra mức
khai thác tối ưu về mặt xã hội bởi vì chúng ta chưa chứng minh được rằng tình trạng
bền vững là tối ưu về mặt xã hội, hay chưa mô tả những điều kiện để tiền đề này có
63
hiệu lực. Do vậy, bài toán mà chúng ta sẽ giải ở đây là bài toán tối ưu hạng hai
(second-best). Tuy vậy, đây là bài toán tối ưu hạng hai quan trọng vì những người ra
chính sách và các cơ quan thường mong muốn tình trạng bền vững do tính ổn định và
khả năng tiên liệu của nó.
• Cần phải trình bày rõ ràng bằng đồ thị mức khai thác thủy sản tối ưu trong điều kiện
tài sản thuộc sở hữu tư nhân hay tự do tiếp cận.
• Cần nhấn mạnh sự khác biệt giữa rừng và thủy sản: (1) Sau lần khai thác đầu tiên,
rừng sẽ được trồng lại. Do vậy, mặc dù các đặc tính sinh học của rừng là quan trọng,
nó lại không quan trọng như trong trường hợp thủy sản bởi vì việc tái sản xuất do
người quản lý rừng vận hành. (2) Cây không thể bơi, do đó rừng dễ quản lý trong tình
trạng sở hữu tư nhân hoặc theo giấy phép khai thác của chính phủ, và do vậy thường
không gặp phải vấn đề tự do tiếp cận. Nếu rừng là tự do tiếp cận, thì về mặt tư nhân,
sẽ hiệu quả hơn nếu khai thác toàn bộ một khu rừng tự nhiên và sau đó chuyển qua
khu rừng khác. Sẽ không có việc tái trồng rừng.
• Những điểm tương đồng giữa thủy sản và rừng là về cơ bản, chúng có thể được quản
lý một cách bền vững qua nhiều chu kỳ trồng/khai thác/trồng hay khai thác một phần
thủy sản và để lại một phần để duy trì trữ lượng. Phương trình động thái cơ bản là
như nhau: khai thác khi giá trị của phần tăng trưởng (sản lượng sinh học biên) bằng
chi phí cơ hội của việc khai thác (chi phí khai thác, chi phí phục hồi trữ lượng, chi phí
cơ hội của đất trong trường hợp trồng rừng). Cả hai loại tài nguyên đều có những vấn
đề trong việc đạt được tình trạng cân bằng bền vững khi tuổi thọ của loài càng dài (ví
dụ, các loài cây tăng trưởng chậm và loài thủy sản chỉ sinh sản sau 20 năm). Sự
không chắc chắn về giá, lãi suất, chi phí trong tương lai làm cho vấn đề quản lý trở
nên khó khăn hơn.
• Có thể chỉ ra rằng mô hình thủy sản cũng có thể áp dụng cho việc quản lý các loài
động vật hoang dã khác (ví dụ, săn bắt động vật hoang dã hay là bảo tồn để săn bắt
trong tương lai).
Tài liệu tham khảo chính:
Turner, Pearce và Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Giới thiệu căn bản. Chương 15
Hartwick, J. and N. Olewiler. 1998. Kinh tế về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, Xuất bản lần
2. Chương 4 và 10.
Câu hỏi thảo luận, bài tập
Câu 1. Sự tăng trưởng sinh học của các loại tài nguyên trên ảnh hưởng đến cách thức khai
thác chúng như thế nào?
64
Câu 2. Tại sao trong quản lý thủy sản cần phải xem xét nên khai thác bao nhiêu, và trong
quản lý rừng phải xem xét khi nào thì khai thác, mặc dù những tài nguyên này là tài nguyên
có thể tái sinh?
Câu 3. Hãy thảo luận số lượng nỗ lực bỏ ra để khai thác thủy sản ảnh hưởng như thế nào đến
hiệu quả của việc khai thác.
Câu 4. Xem xét đường nỗ lực/doanh thu cho trường hợp khai thác thủy sản. Giả sử loại thủy
sản này đang trong tình trạng tự do tiếp cận ở điểm TR=TC.
a. Giá ẩn (shadow price) bằng không tại điểm này có ý nghĩa gì? Tại sao điều này là
không đáng mong muốn?
b. Điểm này có bền vững không? Hãy giải thích.
c. Nêu ba lý do tại sao mức nỗ lực MSY có thể đáng mong muốn hơn so với tình
trạng tự do tiếp cận.
d. Tại sao ESY có thể được ưa thích hơn MSY?
Câu 5. Trong tình huống nào, và theo tiêu chí nào, thì việc chuyển đất rừng nhiệt đới thành
đất nông nghiệp là hợp lý?
Câu 6. Chứng minh rằng một mức thuế đánh vào mỗi đơn vị gỗ được khai thác sẽ làm tăng
chu kỳ khai thác tối ưu (tức là độ tuổi mà cây được khai thác) trong một mô hình khai thác
rừng với thời gian vô hạn. Nhu cầu kỳ vọng đối với gỗ tăng sẽ có những tác động gì đến chu
kỳ khai thác tối ưu?
Q7. Chu kỳ khai thác tối ưu sẽ thay đổi như thế nào nếu
a) Chi phí trồng rừng tăng
b) Chi phí khai thác tăng
c) Giá gỗ tăng
d) Suất chiết khấu tăng
e) Năng suất đất nông nghiệp tăng
Câu hỏi thảo luận: Nêu một số nguyên nhân của nạn phá rừng ở Việt Nam, tại sao có tình
trạng này, và có thể làm gì để giải quyết?
65
BÀI 9: THỰC THI CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
Mục tiêu:
Giới thiệu sinh viên kết cấu theo qui định pháp luật về việc hoạch định vấn đ? môi trường và
thảo luận các chính sách môi trường chủ yếu hiện hành ở Việt Nam. Các tình huống minh
họa các công cụ kinh tế đã được sử dụng để giải quyết các vấn đề môi trường ở Việt Nam
cũng sẽ được thảo luận.
Những điểm chính:
Từ khi quốc hội thông qua luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam năm 1993, nhiều văn bản pháp
lý về bảo vệ môi trường đã được thông qua. Sau đây là một số luật liên quan đến tài nguyên
thiên nhiên:
Luật bảo vệ môi trường
Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004)
Luật khoáng sản (1996)
Luật xăng dầu và khí đốt (1996 chỉnh sửa năm 2000)
Luật tài nguyên nước ( 1999)
Luật thủy sản (2003)
Luật đất đai (2003)
Thời lượng: 4 giờ
Đề cương đề xuất cho các tiểu luận
A. Khung pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam và các điều khoản.
B. Các vấn đề thể chế: Các cơ cấu tổ chức của chính phủ; Các thể chế môi trường; pháp
chế luật môi trường.
C. Thực thi pháp luật môi trường ở Việt Nam: Thành tựu và hạn chế.
D. Các vấn đề môi trường mà ở đó công cụ kinh tế được sử dụng.
Gợi ý giảng dạy:
• Chủ đề này gồm các tiểu luận giao cho các nhóm học viên. Việc giao tiểu luận cần
thực hiện vòa giữa học kỳ khi đã giảng được một nửa chương trình của môn hoc để
sinh viên có đủ thời gian nghiên cứu và chuẩn bị.
• Yêu cầu sinh viên trình bày tóm lược luật tài nguyên thiên nhiên và môi trường và
những điều khoản có ảnh hưởng đến việc ra chính sách môi trường ở Việt Nam.
• Có thể khuyến khích sinh viên so sánh cấu trúc tổ chức Bộ môi trường ở Việt Nam
với các nước khác trong khu vực
• Các trường hợp áp dụng chính sách môi trường ở Việt Nam cũng nên đưa vào các
tiểu luận và báo cao để nhấn mạnh: thành tựu, trở ngại, bài học kinh nghiệm, và định
hướng tương lai.
Tài liệu tham khảo chính:
66
Sinh viên cần tìm hiểu thông tin ở các website của các tổ chức phụ trách về những vấn đề
này. Sinh viên cũng có thể đến văn phòng của các tổ chức này để thu thập tài liệu. Cũng cần
khám phá tài liệu ở thu viện của nhà trường. Dưới đây là một số website có ích:
www.luatvietnam.com.vn;
www.monre.gov.vn;
www.nea.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi thỏ tại Đồng Nai.pdf