Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ - Diễn Châu Nghệ An

Phân tích kinh tế theo sử dụng nguồn lực được ứng dụng trong nghiên cứu hệ thống nông nghiệp để so sánh về nguồn lực (đất đai, lao động, vốn .) khi kỹ thuật mới đưa vào phải phù hợp với các nguồn lực này. Mục đích phân tích để chắc chắn rằng kỹ thuật mới có khả năng khả thi hoặc tương hợp với nguồn lực có sẵn của nông hộ. Muốn biết các nguồn lực của gia đình có phù hợp với kỹ thuật mới hay không, ta phải ước tính quỹ lao dộng, sức kéo, và tiền vốn của gia đình hiện có trong từng thời kỳ, sau đó so sánh chúng với nhu cầu lao động tương ứng với kế hoạch sản xuất của nông hộ. * Quỹ lao động: ước lượng nhu cầu lao động phục vụ sản xuất được gọi là quỹ lao động. Khi tính quỹ lao động và nhu cầu lao động của gia đình ta cần lưu ý những vấn đề sau: - Quỹ lao động của nông trại dựa trên số lượng lao động, thời gian lao động của từng người có thể đầu tư vào công việc trong từng thời kỳ. - Hoạt động trong một trang trại bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như canh tác cây trồng, nuôi gia súc và những hoạt động khác ngoài nông trại. Vì thế nhu cầũ lao động phải được tính toán trên toàn bộ hoạt động của một trang trại. - Việc ước tính nh cầu lao động có thể dựa vào số liệu điều tra, sổ nhật ký nông trại, số liệu thứ cấp, thử nghiệm trên nông trại.

doc54 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ - Diễn Châu Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạn sau năm 1979 có 9 biện pháp: - Bãi bỏ đổi lúa lấy phân hoá học - Huỷ bỏ những khoản phụ thu thuế nông nghiệp - Giảm nhẹ lãi suất tín dụng nông nghiệp - Cải thiện điều kiện chuyên chở nông sản - Tăng cường công trình công cộng phục vụ nông thôn - Đẩy mạnh kỹ thuật tổng hợp nuôi trồng trong công nghiệp - Khuyến khích lập khu công nghiệp chuyên canh - Tăng cường nghiên cứu công nghiệp phục vụ nông nghiệp - Khuyến khích lập nhà máy ở khu vực nông thôn Năm 1982: Cải cách nông thôn: - Cho vay tín dụng để mua đất mở rộng nông trại - Cơ giới hoá nông trại, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn - Cải thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển từ sản xuất cho tiêu dùng trong nước sang mở rộng sản xuất thay thế cho nhập khẩu và sản xuất cho xuất khẩu. - Tăng cường hàm lượng khoa học trong các hệ thống sản xuất, xuất khẩu qua chế biến tinh chế, bao bì đẹp, hương vị ngon. - Xem nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ nông thôn là một thể thống nhất, điều chỉnh để cho thu nhập ở nông thôn ngang bằng thành thị. 3.4.2. Các hệ thống nông nghiệp bền vững ở Việt Nam Các hệ thống nông nghiệp bền vững đã có trong các hệ thống định canh truyền thống của người Việt Nam. Từ lâu đời, người nông dân đã biết áp dụng các hệ thống canh tác luân canh, xen canh, gối vụ, canh tác kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và ngành nghề. 3.2.2.1. Các hệ nông, lâm kết hợp * Hệ canh tác nông lâm kết hợp Mục đích sản xuất nông nghiệp là chính, việc trồng xen các loại cây thân gỗ lâu năm nhằm mục đích phòng hộ cho cây nông nghiệp (chắn gió hại, chống xói mòn, cải tạo đất, giữ nước, che bóng....), giúp thâm canh tăng năng suất cây trồng kết hợp cung cấp gỗ củi. Việc trồng cây lâm nghiệp trên đất nông nghiệp không được làm giảm năng suất của cây trồng chính. Ơ nước ta có thể lấy ví dụ mấy kiểu canh tác nông lâm kết hợp sau đây: + Các đai rừng phòng hộ chắn sóng, chủ yếu là các dải rừng chắn sóng bảo vệ đê biển, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. + Kiểu đai rừng phòng hộ, chống gió hại như các dải rừng phi lao chống gió và cát bay. + Kiểu đai rừng phòng hộ chống xói mòn đất và gió hại ở vùng núi và cao nguyên. * Hệ canh tác lâm - nông kết hợp Trong hệ canh tác này, mục đích sản xuất lâm nghiệp là chính. Việc trồng xen cây nông nghiệp là nhằm hạn chế cỏ dại, thúc đẩy cây rừng phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện chăm sóc và bảo vệ rừng trồng tốt hơn, kết hợp giải quyết một phần khó khăn về lương thực, thực phẩm ở vùng đồi núi. Có những kiểu sau đây: + Trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày với cây rừng trong giai đoạn đầu khi cây rừng chưa khép tán. Có thể trồng xen cây nông nghiệp với cây rừng ưa sáng như bồ đề, tếch, tre, luồng...hay trồng với cây rừng trong giai đoạn cây rừng còn non không ưa sáng trực xạ mạnh như cây mỡ, quế... + Kiểu trồng xen các cây lương thực, thực phẩm, dược liệu dưới tán rừng cà phê, chè, dứa ta dưới tán rừng lim, sa nhân, thảo quả, gừng dưới tán rừng già.... * Hệ vườn - rừng, rừng - vườn Hệ này có ý nghĩa quan trọng trong canh tác trên đất dốc. Có các loại: + Kiểu rừng lương thực, thực phẩm, dược liệu: dẻ, sến, đào lộn hột, dừa, quế, hồi... + Kiểu các cây công nghiệp thân gỗ sống lâu năm: cà phê với muồng đen, chè với trẩu, hồ tiêu và cây gỗ thừng mực... + Vườn quả: nhãn táo, vải, chôm chôm.... + Vườn rừng, rừng vườn: kiểu hai tầng thân gỗ: tầng cao nhất là mít, tầng hai là chè, kiểu ba tầng thân gỗ: tầng cao là sầu riêng (ưa sáng hoàn toàn), tầng hai là măng cụt, dâu (cây trung tính về ánh sáng), tầng ba là bòn bòn (cây ưa bóng hoàn toàn) * Hệ canh tác nông - lâm - mục kết hợp - Kiểu đồng cỏ trồng xen các loại cây thân gỗ lâu năm mọc rải rác và tạo thành các băng rừng ngăn súc vật, áp dụng chăn thả đồng cỏ, chăn thả luân phiên, chú ý phát triển các loại cây họ đậu vừa có khả năng nâng cao độ phì cho đất, vừa có khả năng làm thức an gia súc. - Kiểu chăn nuôi dưới tán rừng: kết hợp chăn thả gia súc dưới tán rừng phi lao trên đất cát biển hay dưới tán rừng tre luồng của miền trung du. - Kiểu trồng xen các loại cây lương thực, thực phẩm cùng với chăn thả gia súc dưới tán rừng. * Các hệ canh tác kết hợp nông - lâm với chăn nuôi và thuỷ sản - Kiểu rừng ngập mặn với nuôi tôm, cá - Kiểu rừng tràm với nuôi cá và ong - Kiểu rừng tràm với cấy lúa, kết hợp nuôi cá và ong - Kiểu các vườn quả, vườn rừng, rừng vườn với nuôi ong, rừng tràm, rừng ngập mặn, rừng bạch đàn với nuôi ong... Những hệ nông lâm kết hợp như vậy (có chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản) đã được mở rộng trên nhiều địa bàn: vùng đất cát và cồn cát ven biển, vùng đất ngập mặn ven biển, vùng đất phèn, vùng phù sa châu thổ, vùng đất đồi và cao nguyên, vùng núi. 3.4.2.2. Hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng), RVAC (rừng, vườn, ao, chuồng) Vườn chỉ các hoạt động trồng trọt, ao chỉ các hoạt động những hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, chuồng chỉ các hoạt động chăn nuôi trên cạn. Đây là các hoạt động kết hợp với nhau trong hệ sinh thái khép kín, trong đó có cả con người. Các sản phẩm của vườn (rau, đậu, củ, qủa), của A (cá, tôm, cua), của Của (thịt, trứng, sữa) được sử dụng để làm thức ăn hoặc để bán và các chất thải của hệ phụ nọ sẽ được sử dụng như nguồn dinh dưỡng của hệ phụ kia. Hệ sinh thái VAC là một mô hình hiệu quả thể hiện chiến lược tái sinh: tái sinh nguồn năng lượng mặt trời qua quang hợp của cây trồng, tái sinh các chất thải (vật thải của công đoạn sản xuất này là nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác). Chiến lược tái sinh này còn làm sạch môi trường. Người nông dân quen gọi kinh tế VAC là “kinh tế vườn”, có vai trò to lớn trong cung cấp dinh dưỡng cho nông hộ, tạo thêm công ăn việc làm, tạo thêm của cải cho xã hội. Làm vườn theo cách này đã tạo ra những hệ sinh thái bền vững, cảnh quan trong lành, góp phần giữ gìn và cái thiện môi trường. Nhiều gia đình nông dân đã có trang trại gia đình dựa trên nguyên lý của VAC. Từ những điều đã nói ở trên, thực chất của mối quan hệ tương tác giữa các thành phần, các yếu tố trong hệ sinh thái VAC là sự luân chuyển, quay vòng của dòng vật chất và năng lượng giữa vườn, ao, chuồng thông qua hành vi của con người nhằm: + Tận dụng không gian sinh thái ba chiều của vùng nhiệt đới giàu ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. + Khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và tái sử dụng các chất thải của cây trồng, vật nuôi đưa vào chu trình sản xuất mới. + Hạn chế sự suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo (chủ yếu là sự xói mòn của đất) + Làm ra các sản phẩm nhiều hơn, đa dạng hơn, có chất lượng tốt hơn trên cùng một đơn vị diện tích canh tác. CHƯƠNG IV NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP 4.1. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP 4.1.1. Đối tượng Hệ thống nông nghiệp là hệ thống thức bậc được lồng vào nhau của các hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm các yếu tố sinh thái, kinh tế và con người từ phạm vi cánh đồng đến nông trại, vùng, quốc gia và thế giới. Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp là sự kết hợp nghiên cứu phát triển kỹ thuật nông nghiệp vi mô ở mức nông hộ với nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp vĩ mô ở mức độ vùng, quốc gia và thế giới. Theo xu hướng nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn tại các nước đang phát triển trên thế giới hiện nay đều tập trung vào vấn đề sản xuất của các nông hộ nhỏ. Do đó, đối tượng nghiên cứu chính của chương trình nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp là hệ thống nông hộ. Hệ thống nông hộ có 3 thành phần cơ bản: - Hộ gia đình - Đất đai, chuồng trại và các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi - Các hoạt động phi nông nghiệp. 4.1.2. Mục tiêu Mục tiêu lâu dài là nhằm phát triển cả hệ thống nông hộ và cộng đồng thôn xã trên cơ sở ổn định sản xuất về lâu dài. Mục tiêu trước mắt là nhằm cải thiện, tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông hộ để nâng cao mức sống, phúc lợi, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của nông hộ. 4.1.3. Nội dung nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp - Điều tra, phân tích các điều kiện sản xuất và các điều kiện môi trường tác động đến hoạt động sản xuất của nông hộ và cộng đồng. - Phát hiện các vấn đề tồn tại, hạn chế đến phát triển sản xuất của các nông hộ, phát hiện các nguồn tiềm năng sẵn có, các kinh nghiệm sản xuất, tập quán sản xuất của nông hộ và cộng đồng để làm cơ sở cho dự án sản xuất mới. - Lập các dự án mới (tiến bộ kỹ thuật mới, chính sách mới) nhằm cải thiện hoặc thay đổi những hoạt động sản xuất cũ kém hiệu quả - Xây dựng các thực nghiệm đồng ruộng, các mô hình sản xuất, phát triển các ngành nghề mới, các hoạt động ngoài nông nghiệp, phân tích điều tra hiệu quả của các dự án phát triển sản xuất mới. - Triển khai các thực nghiệm, mô hình sản xuất có kết quả để phát triển sản xuất cho cả khu vực. 4.2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CỦA NÔNG HỘ VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊNH HƯỚNG CỦA NÔNG HỘ. 4.2.1. Những định hướng của nông hộ. Nông dân là thành viên cơ bản của hệ thống nông hộ, có quyền quyết định đến mọi hoạt động của nông hộ, đặc biệt là trong quá trình quy hoạch và quản lý nông hộ. Những định hướng của người nông dân bao gồm: + Định hướng sản xuất: sản xuất những sản phẩm gì? Sản xuất ra sao? Sản xuất bao nhiêu? Sản xuất vào lúc nào và ở đâu? + Định hướng sử dụng lao động: phân bổ lao động gia đình cho các hoạt động sản xuất của hệ thống nông hộ, cần phải thuê hay không thuê thêm lao động thuê lao động vào thời gian nào? + Định hướng sử dụng vốn: Nông dân cần bao nhiêu tiền cho hàng hóa, học phí, thuế má và thị trường. Nếu cần tín dụng thì cần bao nhiêu, cho mục đích gì và nhận tín dụng như thế nào? Những chính sách quản lý tiền? + Định hướng thị trường, chế biến: những sản phẩm gì được chế biến, sản phẩm sản xuất ra bán ở đâu?, bán như thế nào?, tại thị trường nào? Giá cả ra sao? + Định hướng cộng đồng thôn xã: sự tham gia vào các tổ chức của nhân dân nâng cao vị trí trong cộng đồng. Cộng đồng mong chờ gì từ các hộ về sản xuất và thời gian tham gia cộng đồng?. 4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng của nông hộ * Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài + Môi trường tự nhiên: như đất đai, khí hậu, thủy văn, thực vật... + Môi trường kinh tế: - Sự phát triển các cơ sở hạ tầng kinh tế, các nguồn đầu tư, thị trường, sự phát triển của công nghiệp, thông tin liên lạc. - Các chính sách có tác động ảnh hưởng đến nông dân như chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, chính sách giá cả, tiền tệ, thuế xuất nhập khẩu, hỗ trợ vốn. - Các tổ chức như các tổ chức tín dụng, ngân hàng, dịch vụ, cơ quan nhà nước, hệ thống khuyến nông, tổ chức cộng đồng thôn xã... + Môi trường văn hóa xã hội: như cộng đồng thôn xã, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, các giá trị văn hóa xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo. * Các yếu tố nguồn lực của hộ + Đất đai: diện tích đất mà nông hộ có, diện tích bao nhiêu, địa hình địa thế, loại đất, chất lượng đất, đang sử dụng vào việc gì? Hệ số sử dụng đất là bao nhiêu? + Lao động: tổng số lao động, bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ, số lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi, trình độ lao động,... + Vốn: có bao nhiêu vốn, có thể huy động những nguồn nào? Lãi suất ra sao? + Kỹ năng nghề nghiệp: Kinh nghiệm, mức độ am hiểu kỹ thuật, trình độ quản lý, hạch toán kinh tế, hiểu biết thông tin thị trường... 4.3. NHỮNG TRỞ NGẠI CỦA NÔNG DÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN. 4.3.1. Các trở ngại mà nông dân thường gặp Mục tiêu nghiên cứu hệ thống nông nghiệp là làm tăng khả năng sản xuất và lợi nhuận cho hộ nông dân. Do vây, đầu tiên làm phải nhận ra nhân tố làm cản trở sản xuất của nông hộ ở vùng nghiên cứu. Những trở ngại ảnh hưởng đến phát triển sản xuất của nông hộ bao gồm: - Năng suất cây trồng vật nuôi thấp so với tiềm năng: có thể do tác động của các yếu tố thuộc về sinh học, tác động của kỹ thuật không phù hợp. - Năng suất cây trồng và vật nuôi không ổn định và không bền vững. - Sử dụng nguồn lực đất đai, lao động, tiền vốn không hiệu quả. - Hiệu quả kinh tế thấp. - Chi phí sản xuất cao. Người ta thường đánh gía mức độ khó khăn của nông dân trên ba phương diện: + Mức độ nghiêm trọng: dựa trên phần trăm giảm sút về năng suất và lợi nhuận. + Mức độ thường xảy ra: 5 năm, 10 năm, 1 hay 2 năm xảy ra một lần. + Mức độ phổ biến: dựa trên phần trăm diện tích bị ảnh hưởng: nhẹ (1 - 15%), tương đối (16-25%), trầm trọng (26-50%), rất trầm trọng (>50%). Trong nghiên cứu có những trở ngại mà nhóm nghiên cứu có thể can thiệp trực tiếp, cũng có những trở ngại phải can thiệp gián tiếp thông qua đề xuất những chính sách hợp lý. Những trở ngại có thể do tác động qua lại giữa các yếu tố ràng buộc mà gây ra như giữa các yếu tố: điều kiện tự nhiên, yếu tố sinh học và môi trường kinh tế xã hội. Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là phải xem xét những tác động qua lại giữa các yếu tố ràng buộc đó để xác định được trở ngại nào là chính, hạn chế nhiều tới sản xuất, từ đó tìm ra giải pháp thích hợp. * Biện pháp giải quyết nhằm khắc phục những trở ngại có thể là: - Chính sách: Một số vấn đề giải quyết bằng chính sách như giá cả, thuế, tín dụng, lãi suất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách sử dụng ruộng đất... - Kỹ thuật: Có thể là cả một hệ thống kỹ thuật mới, có thể là sản phẩm mới mà cũng có thể là biện pháp kỹ thuật riêng rẽ. - Củng cố các tổ chức phục vụ sản xuất để giải quyết các trở ngại nhằm hỗ trợ cho việc hoạt động sản xuất của nông hộ. Cải tiến các tổ chức này có thể là cải tiến tổ chức đầu tư như cung cấp tín dụng cho các hộ cần thiết, tổ chức khuyến nông, dịch vụ kỹ thuật và cung ứng vật tư. Các tổ chức này chủ yếu xây dựng để phục vụ cho các kiểu tổ chức hoạt động sản xuất của nông dân. 4.3.2. Phương pháp phát hiện các trở ngại 4.3.2.1. Phương pháp PRA (partici patory Rapid Appraisal) Hiện nay trên Thế giới người ta sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) để nghiên cứu hệ thống nông nghiệp. PRA được ứng dụng để phân tích chung về một đề tài hoặc một vấn đề riêng biệt, đánh giá các nhu cầu, nghiên cứu tính khả thi, xác định và lập thứ tự ưu tiên cho các dự án, đánh giá dự án hoặc các chương trình. PRA là công cụ đắc lực cho các nghiên cứu hệ thống canh tác, hệ thống sinh thái môi trường và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phương pháp PRA được đặc trưng bằng cách tiếp cận linh hoạt, nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng do các nhóm đa ngành hướng dẫn. Người tham gia thường là một nhóm liên ngành gồm các chuyên gia sinh thái, trồng trọt, kinh tế, chăn nuôi thú y và cán bộ nghiên cứu về văn hoá xã hội. PRA là kỹ thuật phỏng vấn không định sẵn các câu hỏi nên không bị gò bó và ràng buộc bởi các câu hỏi khuôn mẫu. Đây là kỹ thuật phỏng vấn linh động và mềm dẻo. Trên cơ sở các vấn đề khai thác người phỏng vấn sẽ đặt những câu hỏi và phát triển các câu hỏi để đạt được mục tiêu của đợt điều tra, tuỳ đối tượng phỏng vấn mà đặt câu hỏi cho phù hợp, các câu hỏi mang tính chất khám phá, số lượng câu hỏi không hạn chế, tuy nhiên không đạt câu hỏi mang tính gợi ý hoặc ép buộc. Để đạt được mục tiêu trên người phỏng vấn sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán chính thức, kết hợp quan sát và đặt các tiêu thức điều tra phù hợp. Trong phương pháp này người ta chia ra hai phương pháp nhỏ 4.3.2.1.1. Phương pháp không dùng phiếu điều tra: Nội dung của phương pháp này là các nhà nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm của điểm nghiên cứu thông qua những cư dân tại chỗ, những quan sát, những dự kiến hiện có, những nguồn thông tin khác và những người am hiểu về sự việc nhất định hoặc các nhà nghiên cứu với nhau. Có 4 nguồn thông tin cần thu thập là: 1. Tài liệu từ những nghiên cứu trước có liên quan đến vùng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: biết được những thông tin này giúp nhà nghiên cứu xác định được những khó khăn trở ngại và đưa ra được các định hướng khảo sát sau này . Ví dụ: Tài liệu nghiên cứu trước đây ở một vùng kế cận đã đưa ra những thông tin về các loại đất, địa hình, chế độ nước, việc sử dụng đất hiện tại, các yếu tố hạn ché tiềm năng, những thông tin về hệ thống canh tác hữu hiệu như cơ cấu cây trồng, nhu cầu lao động . . . những thông tin này rất có ý nghĩa giúp các nhà nghiên cứu có được những thông tin cần thiết để phác thảo ra các đặc điểm nông học và kinh tế xã hội cần nghiên cứu. 2. Các dữ kiện thứ cấp: bao gồm các số liệu khí tượng thuỷ văn, kinh tế, xã hội, các loại bản đồ . . qua đấy các nhà trồng trọt có thể đành giá tiểm năng về mặt sinh học hoặc kỹ thuật trồng trọt thích hợp cho một số loại cây trồng, các nhà sinh thái phân chia các tiểu vùng để lựa chọn địa điểm nghiên cứu, các nhà kinh tế phân chia các nhóm nông hộ có thể dựa vào tính chất giồng nhau như đất đai, khả năng tưới và tiêu nước, điều kiện kinh tế xã hội. 3. Quan sát tìm hiểu điểm: Tìm hiểu điểm là cuộc đi khảo sát nông thôn để tìm hiểu vầ hệ thống trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế xã hội qua đó thẩm định được điểm có phù hợp với yêu cầu nghiên cứu hay không, thường khi đi khảo sát nhóm nghiêm cứu cần nghiên cứu trước để khi đi khảo sát đã có những ý niệm ban đầu về điểm nghiên cứu tạo điều kiện đi sâu hơn về những vấn đề được phân công. Nhiệm vụ của khảo sát nhiều nhưng trọng tâm hơn cả là việc phân chia chính xác các điều kiện sinh thái thông qua lộ trình điều tra, kết quả điều tra được ghi trên bản đồ căt lát. Trên bản đồ ghi rõ ranh giới của mỗi khu vực về sự thay đổi địa hình, cây trồng, loại đất, nguồn nước . . . cũng có thể kết hợp vẽ sơ đồ các cánh đồng, ghi chú cây trồng, mật độ, sâu bệnh, cỏ dại, giống, ước tính năng suất, quan sát cảnh quan đồng ruộng như các máy móc công cụ, gia súc, lán trại . . . cùng những hạn chế trở ngại và những cơ hội triển vọng phát triển. Bản đồ cắt lát là một công cụ thông dụng trong việc mô tả hệ sinh thái nông nghiệp cũng như giúp hiểu được các hoạt động sản xuất chủ yếu trong vùng hay trong một nông trại riêng lẻ. Sử dụng bản đồ mặt cắt để mô tả hoạt động sản xuất là bức tranh toàn cục của một vùng sản xuất hay một khu đất của nông hộ. Nhìn vào bản đồ người ta có thể hình dung được tất cả những hoạt động sản xuất của một gia đình hay một vùng đất. Là phương pháp giúp đánh giá nhanh chóng nông thôn thông qua các chỉ tiêu và khó khăn trở ngại và những cơ hội triển vọng. 4. Đo đếm trực tiếp: Bằng những phương tiện hiện có có thể đo đếm trực tiếp các thông tin như độ cao, pH, năng suất. . . 4.3.2.1.2. Phương pháp có dùng phiếu điều tra: Phương pháp này sử dụng với mục tiêu lâu dài nhằm phát triển nông nghiệp cho những vùng rộng. Phiếu điều tra là một tập hợp câu hỏi in sẵn dùng để thu thập những dữ kiện có tính chất số lượng về tình trạng sản xuất của nông dân. Tuỳ thuộc mục đích sử dụng mà phiếu điều tra được thiết kế theo những thứ tự và nội dung thích hợp. Phương pháp này có 4 bước thực hiện như sau: 1. Thảo câu hỏi: Ngôn ngữ dùng trong câu hỏi phải thật đơn giản và dễ hiểu để người được phỏng vấn có thể trả lời một cách tin cậy và chính xác. Những câu hỏi về kỹ thuật canh tác phải liên quan đến nơi nông dân sống và canh tác vì nông dân biết những gì xảy ra trên đồng ruộng họ hàng ngày. Ví dụ: một số gợi ý khi nói chuyện với nông dân về nguyên nhân biến động năng suất và phương pháp sản xuất chủ yếu: - Loại cây trồng nào hay mất mùa nhất trong những năm gần đây? - Năng suất thấp nhất mà anh chị còn nhớ là bao nhiêu? - Năm nào vậy? - Yếu tố nào làm năng suất thấp? - Những yếu tố khác có ảnh hưởng đến năng suất không? - Trong mùa vụ nào anh chị cho rằng có năng suất thấp? - Khi gặp mất mùa, có định tìm nguồn lương thực khác hay kiểm tiền không? - Diện tích đất đai của anh chị có thay đổi hàng năm? Năm nào ít đất nhất? Tại sao vậy? - Năm nào anh chị trồng nhiều diện tích hơn bình thường? Tại sao vậy? Phương pháp canh tác? - Cày bừa bao nhiêu lần? Làm thế nào? Có khi nào thay đổi phương pháp, trong trường hợp nào? Lần gần nhất khi nào, kết quả ra sao? - Làm cỏ bao nhiêu lần, làm thế nào? Số lần làm cỏ có thay đổi từ năm này qua năm khác không? Yếu tố nào làm thay đổi số lần làm cỏ? Có khi nào thay đổi phương pháp làm cỏ, kết quả ra sao? - Những vật tư, tiền vốn dùng cho sản xuất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh, thuê lao động, máy móc. . .) nơi mua, số lượng, giá cả, năm bắt đầu sử dụng. 2. Phỏng vấn thử: Để chắc có được câu trả lời đáng tin cậy cần phải phỏng vấn thử, đi hỏi những người có quá trình học vấn, kinh nghiệm tương tự như người sẽ được phỏng vấn thực sự. So sánh các câu hỏi riêng từng cá nhân. Những câu hỏi có được câu trả lời giống nhau từ nhiều người được xem như đáng tin cậy và được dùng trong cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi có câu trả lời khác nhau hoặc không phù hợp phải loại bỏ hoặc cải tiến và thử lại. 3. Chọn người để phỏng vấn: Chọn người để phỏng vấn càng cẩn thận thì tin tức thu được càng đáng tin và chính xác. Người được phỏng vấn càng am hiểu về vấn đề thì tin tức càng tốt. Thí dụ về kỹ thuật canh tác cần chọn những người lớn tuổi, có học, đã sống và trồng trọt tại địa phương hầu như cả đời họ. Những người này được giới thiệu bởi chính quyền địa phương, người lãnh đạo chính trị, cán bộ khuyến nông, nông dân địa phương. Trường hợp chương trình nghiên cứu được tiến hành trên diện rộng bao gồm nhiều làng xã và chúng ta không thể điều tra được hết các làng xã thì phải chọn làng xã điển hình. Đạt được sự thoả thuận của người cung cấp thông tin rất quan trọng nếu muốn có tin tức chính xác và đáng tin. Nếu họ nghi ngờ không hợp tác thì sẽ dè dặt, không nói thật và có thể từ chối vì không chịu phí thời giờ để trả lời. Để tránh nghi ngờ và thiếu hợp tác cần giải thích về chương trình nghiên cứu cho nông dân và viên chức địa phương. Nếu họ hiểu được thì công việc sẽ dễ dàng. Thứ hai là cần có giấy giới thiệu của chính quyền cấp trên nêu rõ mục đích. Thứ ba là tiếp xúc với những nhân vật quan trọng tại địa phương trước khi thực hiện phỏng vấn, việc đó tạo nên mối quan hệ tốt với công chúng. Cũng hữu ích nếu hẹn lịch cụ thể với những người được phỏng vấn như thế họ sẽ sắp xếp mà không phải bàn việc gì khác. 4. Tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi: * Ưu, nhược điểm của phương pháp PRA + Ưu điểm: - Thu thập xử lý thông tin nhanh chóng và thuận lợi - Kết quả có thể sử dụng cho cả nghiên cứu và quản lý, lập kế hoạch - Giúp khuyến khích sử dụng các kinh nghiệm truyền thống của địa phương - Thông tin đa dạng và phong phú được kiểm tra chéo nhiều lần + Nhược điểm: - Thông tin không điển hình do chọn mẫu không đúng, hộ nông dân không đại diện cho các kiểu hộ - Người phỏng vấn - Địa điểm điều tra không điển hình về các điều kiện tự nhiên, sinh thái môi trường, sản xuất cây trồng, . . . - Phỏng vấn quá nhanh dẫn đến hời hợt. 4.2.2.2 Phương pháp KIP(Key infor mant Panel) KIP là phương pháp thu thập thông tin từ một nhóm người am hiểu về một chuyên đề nào đó, thường được sử dụng trong các công việc mô tả điểm nghiên cứu qua điều tra phỏng vấn. KIP là một nhóm người am hiểu nhất về một chuyên đề nào đó, nó đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau với những đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau từ những tổ chức chính thức và không chính thức. Những người có thể tham gia nhóm KIP bao gồm: nông dân, nhà buôn, chủ ngân hàng, chủ nhiệm hợp tác xã, chính quyền xã, nhân viên khuyến nông địa phương . . . Phương pháp KIP có khả năng cung cấp các dự kiện định tính và định lượng. - Mô tả dân số bao gồm dân số từng ấp xã, phân bố độ tuổi và những chỉ tiêu khác về kinh tế xã hội. Nó cũng mô tả được các nhóm nghề nghiệp khác nhau của nhân khẩu trong hộ. - Lịch sử phát triển của làng xã. - Tình trạng kinh tế của đia phương bao gồm các phương tiện, nguồn thu nhập, thu nhập bình quân hàng tháng của các nhóm nông hộ khác nhau, việc canh tác và khả năng cung cấp lương thực, nợ vay và các nguồn tín dụng. - Tình trạng học vấn, số trường học, trình độ học vấn của những người từ 15 tuổi trở lên, những phương tiện trong làng xã. - Tình trạng y tế vệ sinh, các cơ sở phục vụ y tế. - Bộ máy quản lý, chính quyền địa phương, các tổ chức tín dụng . . . * Ưu nhược điểm của phương KIP + Ưu điểm: - Giúp người tham gia tích cực hơn trong việc thu thập và phân tích dự kiến - Tăng độ chính xác của thuật ngữ. Nếu chưa rõ những người tham gia có thể diễn tả từng phần đến khi có sự thống nhất cao. - Tăng mẫu đại diện (có nhiều đối tượng tham gia) - Chi phí ít + Nhược điểm: - Ý kiến cực đoan, ý kiến hay bị triệt tiêu do cần sự nhất trí - Cần có người đủ trình độ suy nghĩ lẫn ăn nói, hạn chế bởi người có học cao hoặc địa vị. KIP cung cấp thông tin thiếu chính xác trong trường hợp thông tin không trực tiếp quan sát, cần đánh giá rõ, lối xử thế hoặc mối quan hệ xã hội. Trong nghiên cứu kinh tế xã hội, KIP là một trong hai phương pháp thu thập dự kiến. KIP cung cấp số liệu chung để xác định những hạn chế trở ngại của làng xã, để thiết lập thứ tự ưu tiên trong việc hoạch định phát triển, để thực hiện và đánh giá công việc. 4.3.2.3.Phương pháp SWOT Đây là một trong các biện pháp thu thập, phân tích và đánh giá nguồn thông tin từ nông dân phục vụ cho việc mô tả điểm nghiên cứu. Phương pháp SWOT giúp nhóm nghiên cứu hệ thống nông nghiệp hình dung rõ nét nhất về bối cảnh hiện tại và triển vọng tương lai của một cộng đồng, một làng xã hay ở cấp cao hơn. Xác định được những điểm mạnh, mặt yếu, những triển vọng và rủi ro thường được sử dụng trong mô tả điểm nghiên cứu hệ thống nông nghiệp. Phương pháp SWOT là một hình thức xác định bối cảnh tình hình hiện tại và khả năng trong tương lai về mặt kinh tế xã hội cũng như về mặt sản xuất nông nghiệp của một cộng đồng, một làng xã.. ..Nó giúp cho nhóm nghiên cứu hệ thống nông nghiệp hình dung rõ nhất, một cách toàn cục nhất bối cảnh hiện tại cũng như trơng tương lai. Phân tích kết quả SWOT: Các thông tin cột mạnh biểu thị những gì nông dân hiện có, cột yếu phản ánh những nhu cầu và khó khăn. Cột triển vọng biểu thị những gì có thể làm được do chính nông dân và các cơ quan phát triển, trong khi những thách thức cho biết những khó khăn trở ngại có thể xảy ra trong tương lai nếu hiện tại không được liệt kê ra và nó có thể trong hoặc ngoài tầm kiểm soát của con người. Các thông tin đựơc cung cấp bởi phương pháp này thường có tính chất tổng quát và những kết quả khác nhau từ những nhóm công tác khác nhau thường được sử dụng để kiểm chứng các thông tin có sẵn, vì nguồn thông tin từ chính nông dân thường trên cơ sở những gì họ tự nhận biết về hiện tại và tương lai của họ. Dùng phương pháp SWOT để đánh giá một dự án, một chương trình phát triển sản xuất khi người ta phân tích và so sánh hai kết quả SWOT của cùng một chuyên đề ở hai thời điểm khác nhau: khi bắt đầu và khi kết thúc dự án. Khi so sánh kết qủa ở hai giai đoạn khác nhau ta có thể đánh giá được mức tiến triển. Nếu kết quả tốt thì thông tin ở cột mạnh càng nhiều, ba cột kia bị ít đi. Hoặc nếu cột mạnh không nhiều hơn, nhưng chất lượng thay đổi từ thấp đến cao thì cũng được. Cho nên sự di chuyển thông tin từ cột này sang cột khác có thể giúp nhà nghiên cứu chẩn đoán chính xác những gì còn tồn tại, những gì được cải tiến, điều tương tự cũng xảy ra ở hai cột triển vọng và rủi ro, chỉ trừ khi rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người như mưa bão hay các thiên tai khác. 4.4. CHẨN ĐOÁN NHỮNG TRỞ NGẠI Xác định trở ngại và nguyên nhân gây ra trở ngại rất cần thiết trong nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp. Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp là sự khác nhau giữa: + Hiện trạng sản xuất và tiềm năng ở điểm nghiên cứu. + Kỹ thuật đưa vào cải tiến và tình thế của nông hộ. Bởi vậy, chẩn đoán để nhận ra trở ngại và chọn giải pháp thích hợp để cải tiến hệ thống canh tác ở vùng nghiên cứu là rất quan trọng. Công tác này vẫn phải được tiếp tục ngay cả khi hệ thống đã được cải tiến. 4.4.1. Mục đích của chẩn đoán - Mô tả toàn cảnh và hoạt động sản xuất của nông hộ trong vùng nghiên cứu. - Xác định yếu tố giới hạn trong việc sử dụng tài nguyên để phát triển sản xuất của nông hộ. - Hiểu được các nguyên nhân chính gây nên trở ngại. - Dự kiến các giải pháp có triển vọng giải quyết các trở ngại. Có nghĩa là nhóm nghiên cứu cần trả lời được ba câu hỏi quan trọng là: vấn đề trở ngại là gì? Nguyên nhân trở ngại do đâu? Chúng ta có thể làm gì? 4.4.2. Tiến trình chẩn đoán Tiến trình chẩn đoán trở ngại gồm 6 bước: Bước 1: Liệt kê các nguyên nhân gây ra trở ngại. Có 5 vấn đề trở ngại thường xảy ra trong sản xuất. Tuy vậy, trong quá trình chẩn đoán, chúng ta nên liệt kê trở ngại nào là chính và nguyên nhân xuất phát từ đâu để từ đó công tác chẩn đoán đi đúng hướng. Bước 2: Xếp thứ tự tầm quan trọng của các nguyên nhân gây ra trở ngại Khi nhận ra nhiều vấn đề trở ngại cho việc phát triển sản xuất, người nghiên cứu cần xếp loại theo thứ tự ưu tiên những vấn đề trở ngại cần nghiên cứu. Tiêu chuẩn để xếp loại trở ngại dựa vào: - Sự phân bố của nguyên nhân gây ra vấn đề trở ngại - Tầm quan trọng của nguyên nhân đó đối toàn bộ hệ thống sản xuất. - Mức độ trầm trọng của nguyên nhân gây ra trở ngại Bước 3: Nhận ra mối quan hệ giữa các nguyên nhân gây ra trở ngại. Nguyên nhân Vấn đề trở ngại Những nguyên nhân gây ra trở ngại tương đối phức tạp, để đơn giản hoá chúng ta dùng hình vẽ minh hoạ sự liên hệ giữa vấn đề khó khăn và nguyên nhân gây ra: Trong một số trường hợp cả chuỗi nguyên nhân gây ra một vấn đề trở ngại hoặc ngược lại. Do vậy, cần xem xét trường hợp đầy đủ dữ kiện để xác định nguyên nhân và trở ngại mới có thể đưa ra giải pháp cải tiến. Trong trường hợp những trở ngại chưa xác định rõ nguyên nhân thì cần có thêm dữ kiện để minh chứng. Xem xét những nguyên nhân gây ra trở ngại, chúng ta thường gặp 5 trường hợp sau: + Một vấn đề trở ngại do nhiều nguyên nhân gây ra: có hơn một nguyên nhân gây ra vấn đề trở ngại. Nếu nhiều yếu tố chi phối đến vấn đề trở ngại thì tất cả các yếu tố này đều phải được đưa ra chẩn đoán và tìm ra mối quan hệ giữa chúng. + Một nguyên nhân đặc biệt gây ra nhiều trở ngại: trong hệ thống canh tác, đôi khi chỉ một nguyên nhân đặc biệt có thể gây ra nhiều trở ngại. Tìm ra nguyên nhân đặc biệt này để giải quyết nhiều vấn đề trở ngại là cách tốt nhất để cải tiến hệ thống. + Hai nguyên nhân gây ra vấn đề trở ngại có liên quan với nhau: Trong trường hợp này, cần xem xét nguyên nhân gây nên trở ngại này ảnh hưởng đến vấn đề trở ngại khác ra sao, từ đó tìm ra phương án giải quyết để cải thiện tình hình. + Nguyên nhân gây ra trở ngại chỉ là giả định: nhiều nguyên nhân gây ra trở ngại thì không chắc chắn hoặc không có minh chứng tại chỗ. Trong trường hợp này, liệt kê những nguyên nhân có thể xảy ra, sau đó nhận ra qua các dữ liệu thu thập để tìm ra cốt lõi của nguyên nhân gây ra qua ngoại suy và loại dần. + Nguyên nhân gây ra do không thực hiện đúng chế độ canh tác: đôi khi chúng ta gặp trường hợp nông dân không áp dụng một kỹ thuật nào đó trong canh tác. Bước 4: Dùng hình vẽ mô tả trở ngại và nguyên nhân gây ra Trong trường hợp có sự tác động qua lại giữa nguyên nhân và trở ngại, cách tốt nhất là khám phá ra mối liên hệ để kết hợp bằng những hình vẽ diễn tả những nguyên nhân gây ra cho mỗi trở ngại, rồi sau đó dựa vào phức hệ của những hình vẽ có liên quan mật thiết với nhau trong những nguyên nhân gây ra trở ngại. Bước 5: Liệt kê các giải pháp kỹ thuật để giải quyết trở ngại Khi các nguyên nhân gây ra trở ngại chính cho việc phát triển sản xuất đã được nhận diện, nhóm nghiên cứu liệt kê các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trở ngại đã được nhận ra qua kết quả báo cáo của cơ quan nghiên cứu, tư liệu nghiên cứu có sẵn hoặc từ những thông tin có liên quan. Bước 6: Chọn lọc các giải pháp kỹ thuật để giải quyết trở ngại Một giải pháp kỹ thuật được lựa chọn phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: - Giải pháp kỹ thuật phải thích nghi với điều kiện sinh thái nông nghiệp nơi nghiên cứu và tình trạng canh tác của nông dân. - Giải pháp kỹ thuật phải có hiệu quả cao. - Phù hợp điều kiện kinh tế xã hội và tình thế của nông hộ. - Giảm rủi ro cho nông dân. - Giải pháp khả thi với điều kiện ngân sách, khuyến nông, cung ứng dịch vụ ở địa phương nơi có điểm nghiên cứu. 4.5. NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.5.1. Các yêu cầu của thử nghiệm - Đảm bảo tính điển hình cho điều kiện tự nhiên, kinh tế của nơi dự kiến triển khai kết quả nghiên cứu. - Phải đảm bảo nguyên tắc sai khác duy nhất. Nếu một bên xuất hiện hiện tượng và một bên không xuất hiện hiện tượng mà chỉ khác nhau có tình hình thì tình hình là nguyên nhân của hiện tượng. - Thí nghiệm phải chính xác - Thí nghiệm phải được diễn lại: thực hiện thí nghiệm 3 đến 4 lần mới kết luận được thí nghiệm không có khả năng diễn lại là hỏng. - Phải nắm vững lịch sử sử dụng thí nghiệm. Biết quá khứ đất thử nghiệm trồng cây gì để đoán tương lai. 4.5.2. Lập kế hoạch thử nghiệm nhiều điểm. Trước khi đưa ra nhiều điểm thử nghiệm, các thành viêit nam trong nhóm nghiên cứu hệ thống nông nghiệp kết hợp với cơ quan nông nghiệp địa phương thảo luận để làm rõ vấn đề kế hoạch thử nghiệm nhiều điểm bao gồm các nội dung sau: 1. Rà xét và lựa chọn nhũng thành phần kỹ thuật mới đã kết luận với những tiêu chuẩn sau: + Hiệu quả của hệ thống canh tác mới phải cao hơn hệ thống nông dân đang canh tác ít nhất là 30%. + Những giống cây trồng và vật nuôi trong hệ thống canh tác mới có thời gian sinh trưởng không dài hơn những giống trong mô hình canh tác cũ mà nông dân đang áp dụng. + Kỹ thuật mới phải tương hợp về lao động, tiến vốn, nguồn lực khác và thị trường. + Phù hợp với nguyện vọng và sở thích của nông dân. 2. Kết hợp cơ quan địa phương trong vùng nghiên cứu để lập kế hoạch hoạt động. 3. Tổ chức nhân sự đưa thành phần kỹ thuật đã kết luận vào vùng nghiên cứu. 4. Quyết định số lượng hợp phần kỹ thuật và địa điểm cần đưa ra thử nghiệm. 5. Phân công nhân sự, thời gian hoạt động và soạn quy trình kỹ thuật để kết hợp với nông dân ứng dụng kỹ thuật mới trong vùng nghiên cứu. 4.5.3. Chọn lựa địa điểm Việc chọn lựa địa điểm để thử nghiệm phải thoả mãn các vấn đề: 1. Điểm nghiên cứu phải đại diện - Có tiềm năng cao để đáp ứng kỹ thuật mới. - Có điều kiện sinh thái tương tự với điểm đã chọn để nghiên cứu các thành phần kỹ thuật mới. 2. Dễ quản lý: đi lại dễ dàng và giao thông thuận lợi để: - Nông dân tới lui thăm viếng điểm thí nghiệm. - Chuyên chở vật liệu thí nghiệm dễ dàng. - Dễ tổ chức hội nghị đánh giá đầu bờ. - Cán bộ nghiên cứu và khuyến nông thường lui tới điểm thử nghiệm. 3. Nông dân hợp tác phải đại diện: nông dân là người phản hồi ý kiến về những kỹ thuật mới mà họ sẽ áp dụng. Qua đó nhóm nghiên cứu sẽ quyết định những ý kiến bổ sung cho kế hoạch đưa ra sản xuất đại trà. Do vậy việc chọn nông dân hợp tác phải đại diện cho từng nhóm nông hộ qua mô tả điểm đã nhận ra. 4. Sự thoả mãn về nguồn lực: khi thử nghiệm nhiều điểm, số lượng điểm đưa ra tuỳ thuộc vào nguồn nhân lực và điều kiện vật tư nghiên cứu. Nếu điều kiện nguồn lực cho phép thì số điểm đưa ra càng nhiều càng chính xác cho công tác khuyến nông sau này. 4.5.4. Chọn nông dân hợp tác Số lượng nông dân được chọn tuỳ thuộc vào: + Số lượng mô hình hoặc kỹ thuật mới được thử nghiệm. + Loại đất mà mô hình cần thử nghiệm. Để tăng độ chính xác, ít nhất có 5 mảnh đất khác nhau trên cùng một loại đất để thử nghiệm một mô hình canh tác. Chọn lựa nông dân hợp tác nghiên cứu nên dựa vào cán bộ khuyến nông, chính quyền địa phương để có bước lựa chọn theo mục tiêu nghiên cứu và đưa ra kết quả. Chọn nông dân hợp tác dựa trên các tiêu chuẩn sau: - Thật sự là nông dân thuần về hoạt động nông nghiệp trong vùng nghiên cứu. - Sẵn sàng hợp tác và thích thú kỹ thuật mới. - Phải đại diện cho nhóm hộ trong vùng nghiên cứu như: tình trạng sử dụng đất đai, diện tích ruộng đất mà nông hộ có, số người trong nông hộ và nguồn lực khác có liên quan. - Có khả năng truyền đạt kỹ thuật mới cho nông dân khác trong xóm làng. 4.5.5. Các số liệu cần thiết phải thu thập. Thông thường các dạng số liệu phải thu thập bao gồm đặc điểm nông học, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.... 1. Số liệu nông học: năng suất cây trồng và vật nuôi, thời gian sinh trưởng, tình hình sâu bệnh và cỏ dại, sự sai biệt về đặc điểm nông học và kỹ thuật canh tác, số quy trình được đưa ra bố trí thí nghiệm. 2. Môi trường tự nhiên: đặc điểm đất đai, chế độ nước, sự tưới tiêu, thời gian khô hạn và ngập úng. 3. Điều kiện kinh tế: tại mỗi điểm bố trí thử nghiệm hợp phần kỹ thuật sẽ có những dạng nông hộ khác nhau về điều kiện kinh tế, tốt nhất là chọn những dạng nông hộ mà mô tả điểm đã xếp nhóm. Từ thông số kinh tế sẽ phản ánh phần nào cho chiến lược đưa ra diện rộng cho các dạng nông hộ khác nhau trong vùng nghiên cứu. Các số liệu kinh tế có thể thu thập như sau: - Tình hình lao động: bao gồm số lượng và chất lượng lao động, cách sử dụng lao động trong năm, giá trị ngày công lao động và cuối cùng là ngày công lao động ở nơi nghiên cứu. - Chi phí vật tư đầu tư và giá trị đầu ra của sản phẩm nông nghiệp của mô hình canh tác. - Chi phí khác như chi phí giao thông, vận chuyển vật tư và sản phẩm nông nghiệp, thuê mướn máy móc có liên quan. - Khả năng tiền vốn của nông hộ. 4. Thu thập thông tin phản hồi từ nông dân hợp tác. Những kiến nghị nông dân hợp tác và nông dấn khác gần điểm thí nghiệm sẽ phản ánh về khía cạnh kinh tế kỹ thuật cho mô hình canh tác mới. Đồng thời những kiến nghị khác cần bổ sung cho chương trình nghiên cứu nhiều điểm và đưa ra diện rộng cũng được ghi nhận. 5. Ghi nhận những nét đặc thù ở điểm nghiên cứu Để lập kế hoạch cho công tác sản xuất thử và phổ biến hệ thống canh tác ra diện rộng. Những nét đặc thù có ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình mới được ghi nhận như: khả năng phục vụ khuyến nông ở địa phương, khả năng đầu tư giống và phục vụ vật tư cho mô hình canh tác mới, nguồn vốn của nông dân và khả năng vận dụng để phục vụ hệ thống canh tác mới, khả năng ảnh hưởng giá cả thị trường khi mô hình canh tác cho sản phẩm mới ở địa phương, khả năng trợ giá về nông sản, thực phẩm của Nhà nước. 4.5.6. Phân tích số liệu Số liệu thu thập thử nghiệm nhiều điểm sẽ được phân tích và đánh giá về khả năng thích nghi mô hình canh tác tại địa phương sẽ được chú trọng cả hai mặt: + Sự thích nghi về điều kiện sinh học đến điều kiện tự nhiên được biểu hiện qua năng suất cây trồng, vật nuôi trong mô hình canh tác. + Phân tích những khía cạnh kinh tế có liên quan. 4.6. PHÂN TÍCH KINH TẾ HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP 4.6.1. Phân tích kinh tế từng phần Đánh giá cụ thể từng họat động và cá thể trong hệ thống nông nghiệp được dùng để ước tính khả năng lợi nhuận của những thay đổi nhỏ tương ứng trong hệ thống nông trại hiện tại. Thường thường đó là một phân tích cận biên để chỉ ra sự tăng hay giảm thực trong tổng lợi nhuận cận biên từ sự thay đổi đó. Đánh giá cụ thể từng hoạt động đặc biệt phù hợp để đánh giá hệ thống nông nghiệp trong trường hợp: - Xác định hiệu quả kinh tế của sự thay đổi trong phương pháp sản xuất của một hoạt động. - Mức độ hiệu quả kinh tế nhất khi bổ sung hoặc thay thế một giống cây trồng hay loài vật mới. Qua phân tích này sẽ ước lượng được sự thay đổi chi phí và lợi tức của một số yếu tố kỹ thuật trong hệ thống và thường được ứng dụng trên những thí nghiệm do cán bộ nghiên cứu thực hiện hoặc để so sánh kỹ thuật mới với kỹ thuật hiện có của người nông dân. Khi phân tích, người nghiên cứu cần xác định rõ phần đạt được và phần mất đi khi đưa kỹ thuật mới vào trong nghiên cứu thành phần kỹ thuật của hệ thống. Đánh giá cụ thể từng hoạt động bao gồm sự so sánh 4 tập hợp dữ kiện: Các chi phí Các lợi ích (A) Các chi phí bổ sung (C) Các chi phí tiết kiệm được (B) Doanh thu được dự báo trước (D) Doanh thu bổ sung (A+B) (C+D) A: Các chi phí bổ sung ước tính xảy ra do chấp nhận sự thay đổi đó. B: Doanh thu được dự báo sẽ mất đi do chấp nhận sự thay đổi đó. C: Các chi phí ước tính tiết kiệm được D: Doanh thu bổ sung khi chấp nhận sự thay đổi. Ví dụ: Đánh giá kinh tế của việc làm cỏ so với tập quán không làm cỏ của nông dân ở lúa cấy: * Phần mất đi: + Chi phí phải thêm vào: - Lao động làm cỏ: 100$ - Lao động thu hoạch tăng lên 25$ + Lợi nhuận bị giảm: 0 * Phần đạt được: + Năng suất tăng lên: 500$ + Giảm được chi phí 0 Thay đổi lợi nhuận được ước lượng: 500$-100$-25$ = 375$ Qua phân tích trên, ước lượng thay đổi lợi nhuận ròng của sự thay đổi từ không làm cỏ sang làm cỏ ở lúa cấy cho ta thấy rằng: - Phần mất đi bao gồm: chi phí phải trả 100$ cho việc mướn lao động làm cỏ và 25$ để trả công thu hoạch khi năng suất lúa được tăng lên do làm cỏ. - Phần đạt được: do có làm cỏ, năng suất được tăng lên và lợi nhuận được tăng lên bởi tăng năng suất lúa có giá trị 500$. Do vậy ước tính lợi nhuận ròng là 375$ do đầu tư. Phân tích kinh tế từng phần cũng được áp dụng để tính hiệu quả kinh tế nhất của các thí nghiệm với nhiều nghiệm thức, thí dụ thí nghiệm phân bón. Để phân tích, các bước tiến hành như sau: + Liệt kê các nghiệm thức thí nghiệm theo mức độ tăng chi phí đầu tư. + Trên từng mỗi cặp nghiệm thức, đo lường sự tăng lên về chi phí và lợi nhuận. + Tính toán tỷ lệ lợi nhuận và đầu tư (MRR) Sự tăng lên trong lợi nhuận MRR= *100 Sự tăng lên trong chi phí + Ước lượng mức độ lợi nhuận, lỗ hay lãi đạt được Qua so sánh giữa MRR và giá trị mức độ tối thiểu để đầu tư còn có lợi thì thường được ước lượng lợi nhuận tối thiểu phải từ 50-100% 4.6.2. Phân tích kinh tế toàn phần Ngược lại với phân tích kinh tế từng phần khi chỉ có một thành phần kỹ thuật trong hệ thống được đánh giá thì phân tích kinh tế toàn phần được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của những hoạt động trong hệ thống nông nghiệp. Đối với hệ thống nông nghiệp hộ, phân tích toàn phần được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của một cây trồng, vật nuôi, một mô hình sản xuất, một cơ cấu sản xuất hoặc toàn bộ hệ thống nông hộ. Phân tích kinh tế toàn phần cũng giúp cho chúng ta phân tích nguyên nhân nào ảnh hưởng đến thu nhập của mô hình canh tác để từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận trong mô hình canh tác. Để tiến hành phân tích kinh tế của các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi trong hệ thống nông hộ thì các số liệu về tổng chi phí và tổng thu phải được thu thập đầy đủ. * Đối với hệ thống cây trồng, ta cần thu thập các số liệu sau đây:( Bảng: Tổng chi phí và thu nhập cho từng công thức luân canh) *Đối với hệ thống chăn nuôi ta cần thu thập các số liệu sau: A: Tổng chi phí biến đổi bao gồm: - Chi phí về con giống, thức ăn - Chi phí về thuốc thú y và dịch vụ thú y - Chi phí về lao động - Các chi phí khác: điện, nước, vận chuyển hàng hóa, vật tư, thuế B: Tổng thu: - Sản phẩm chính: thịt, trứng, sữa. - Sản phẩm phụ: da, lông, xương, phân bón... Bảng: Tổng chi phí và thu nhập cho từng công thức luân canh Chỉ tiêu Cây trồng 1 Cây trồng 2 Cây trồng 3 Tổng số 1. Tổng chi 1.1. Lao động - Làm đất - Gieo trồng - Làm cỏ - Bón phân - Các chăm sóc khác - Thu hoạch 1.2. Sức kéo 1.3. Vật tư - Giống - Phân bón - Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ cỏ 2. Tổng thu 2.1. Năng suất 2.2. Giá bán * Phân tích kinh tế của hệ thống nông hộ. Trong phân tích kinh tế hệ thống nông hộ, chúng ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau: + Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất: - Tổng giá trị sản xuất (GO) - Giá trị gia tăng (VA) - Thu nhập, thu nhập thuần (TN) + Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất - GO/IC - VA/IC - TN/CP - VA/Lao động - ..... GOTrồng trọt = DT gieo trồng của cây trồng * Năng suất trên đơn vị diện tích * Giá đơn vị sản phẩm của cây trồng. GOChăn nuôi = Giá trị sản phẩm chăn nuôi được gia đình tiêu dùng trong chu kỳ + Phần bán đi của các sản phẩm từ chăn nuôi như (sữa, trứng,...) + Giá trị của số gia súc (bán - mua) + (Giá trị của đàn gia súc vào cuối chu kỳ sản xuất - giá trị của đàn gia súc đầu chu kỳ sản xuất ). 4.6.3. Phân tích rủi ro Trong hệ thống nông nghiệp hộ, thường những yếu tố nguồn lực bị hạn chế. Do ó, để có được lợi nhuận tối đa cần đưa ra được những quyết định đúng đắn. Quá trình ra quyết định chính là việc lựa chọn những phương án. Điều quan trọng là không lựa chọn những phương án có nhiều nguy cơ rủi ro. Một hoạt động kinh tế được coi là rủi ro khi: có ít thông tin về thành quả rủi ro, khi lợi nhuận như mong muốn có thể có khả năng thay đổi nhiều (sản lượng thay đổi, chi phí thay đổi và giá sản phẩm cũng thay đổi). Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp có thể thay đổi. Tuy nhiên rủi ro thường do thay đổi về sản lượng, chi phí hoặc giá sản phẩm. Phân tích rủi ro cho chúng ta tính toán xác suất để có khả năng đạt được giá trị ít hơn hoặc nhiều hơn giá trị của RAVC trong mô hình canh tác hoặc một kỹ thuật mới đưa vào. Trong những mô hình canh tác khác nhau, phân tích sự rủi ro để giúp so sánh xác suất xảy ra những rủi ro khác nhau của từng mô hình canh tác. Để có thể lựa chọn được những hoạt động kinh tế ít rủi ro nhất, thì phải áp dụng khái niệm về xác xuất. Với những thông tin có sẵn, dựa vào kinh nghiệm đã có, hộ gia đình có thể đưa ra các khả năng có thể xảy ra đối với một loạt các sự kiện bất chắc trong tương lai cho những năm tới. Cơ hội hoặc thay đổi liên quan đến A Xác suất sự kiện A = Tổng số sự kiện Trong sản xuất nông nghiệp, lợi nhuận có thể cao, trung bình hoặc thấp tuỳ theo điều kiện sản xuất từng năm. Lợi nhuận từ sản xuất và khả năng của lợi nhuận thường đã được định trước, giá trị bằng tiền mong muốn đạt được có thể tính được GM mong muốn = Lợi nhuận (thu nhập) khả năng GM mong muốn có thể giúp các hộ nông dân đưa ra quyết định khi lựa chọn những hoạt động. Hầu hết các hộ nông dân đều tìm cách tránh rủi ro. Có nghĩa là họ cố gắng tránh những hoạt động kinh tế có nhiều nguy cơ rủi ro. Để có thể đảm bảo nhu cầu lương thực cho gia đình, nông hộ sẽ phải lựa chọn những cây trồng có ít khả năng thất bại ngay cả khi những cây trồng đó mang lại lợi nhuận thấp. Nếu lợi nhuận giữa năm trung bình và năm mất mùa không chênh lệch nhau nhiều lắm thì các hộ gia đình mạo hiểm có thể chọn loại cây trồng mang lại giá trị thu nhập mong muốn cao nhất. 4.6.4. Phân tích kinh tế theo sử dụng nguồn lực Phân tích kinh tế theo sử dụng nguồn lực được ứng dụng trong nghiên cứu hệ thống nông nghiệp để so sánh về nguồn lực (đất đai, lao động, vốn ...) khi kỹ thuật mới đưa vào phải phù hợp với các nguồn lực này. Mục đích phân tích để chắc chắn rằng kỹ thuật mới có khả năng khả thi hoặc tương hợp với nguồn lực có sẵn của nông hộ. Muốn biết các nguồn lực của gia đình có phù hợp với kỹ thuật mới hay không, ta phải ước tính quỹ lao dộng, sức kéo, và tiền vốn của gia đình hiện có trong từng thời kỳ, sau đó so sánh chúng với nhu cầu lao động tương ứng với kế hoạch sản xuất của nông hộ. * Quỹ lao động: ước lượng nhu cầu lao động phục vụ sản xuất được gọi là quỹ lao động. Khi tính quỹ lao động và nhu cầu lao động của gia đình ta cần lưu ý những vấn đề sau: - Quỹ lao động của nông trại dựa trên số lượng lao động, thời gian lao động của từng người có thể đầu tư vào công việc trong từng thời kỳ. - Hoạt động trong một trang trại bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như canh tác cây trồng, nuôi gia súc và những hoạt động khác ngoài nông trại. Vì thế nhu cầũ lao động phải được tính toán trên toàn bộ hoạt động của một trang trại. - Việc ước tính nh cầu lao động có thể dựa vào số liệu điều tra, sổ nhật ký nông trại, số liệu thứ cấp, thử nghiệm trên nông trại. - Một vấn đề trở ngại là lao động thường xuyên yêu cầu theo mùa vụ, nhu cầu lao động cao nhất thường là đầu và cuối vụ. Vì thế nhu cầu lao động thường được tính theo hàng tháng hoặc hàng tuần. Để biết được nhu cầu lao động, chúng ta dựa vào lịch thời vụ, xác định nhu cầu lao động của từng hoạt động, từ đó xác định nhu cầu lao động của toàn bộ hệ thống nông hộ trong từng tháng trong năm. Sau khi biết được nhu cầu lao động của từng tháng, ta đưa số lao động cần cho từng tháng lên sơ đồ lao động để so sánh giữa nhu cầu lao động và số lao động của gia đình có thể cung cấp. Từ sơ đồ mô tả lao động sẽ cho chúng ta nhận biết khi nào lao động gia đình thừa, thiếu và giai đoạn yêu cầu lao động của mô hình canh tác. Từ đó, chúng ta có thể dự đoán khả năng phải mướn bao nhiêu lao động và khi nào cần nhiều nhất. LĐ có thể thuê Số LĐ Sơ đồ lao động: LĐ gia đình Tháng * Nguồn lực về sức kéo phục vụ sản xuất: có thể được tính toán và minh hoạ như trường hợp quỹ lao động. * Nguồn lực vốn: Vốn đầu tư cho sản xuất cũng rất quan trọng để tổ chức thực hiện hệ thống canh tác cải tiến. Phân tích khả năng tiền vốn có thể cho chúng ta biết lưu lượng tiền mặt trong năm hoặc giai đoạn dài hơn. Qua đó, cũng nói lên giai đoạn cần thiết để có sự đầu tư hoặc điều phối hợp lý qua sự phát triển nghiên cứu hệ thống nông nghiệp Trong nghiên cứu hệ thống nông nghiệp, cần phân tích khả năng tiền mặt cho hoạt động toàn bộ hệ thống để biết: + Nhu cầu tiền vốn để đầu tư cho sản xuất của hộ nông dân. + Nông dân cần hay không cần vay tiền để thực hiện hệ thống canh tác mới hoặc kỹ thuật tiến bộ đưa vào. + Thời gian và số lượng tiền cần vay là bao nhiêu đê thoả mãn thực hiện hệ thống canh tác được cải tiến. Phương tiện chính để tính toán khả năng về tiền mặt là hạch toán luận chuyển tiền mặt Chỉ tiêu 1 2 3 11 12 1. Các chi phí + Hoạt động trồng trọt - Lúa - Màu -...... + Hoạt động chăn nuôi + Hoạt động ngành nghề 2. Các khoản thu - Trồng trọt - Chăn nuôi - Ngành nghề 3. Lợi nhuận - Chi cho hoạt động gia đình - Tích lũy TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Đào Châu Thu, Giáo trình Hệ thống nông nghiệp, Hà Nội 2003. 2. TS Trần Danh Thìn, TS Nguyễn Huy Trí. Hệ thống trong phát triển nông nghiệp bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2006. 3. TS Nguyễn Huy Trí, Bài giảng Hệ thống nông nghiệp. Hà Nội, 2003. 4. ThS Phạm Thị Thanh Xuân, Bài giảng Hệ thống nông nghiệp. Huế, 2004. 5. PGS.TS Phạm Chí Thành, Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1996. 6. Jamshid Gharajedaghi, Tư duy hệ thống, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 2005 7. GS.TS Nguyễn Thế Nhã, PGS.TS Vũ Đình Thắng, Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê. Hà Nội, 2004. 8. Phạm Văn Nam, Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị, NXB Thống kê. Hà Nội, 1996.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_he_thong_nong_nghiep_8634_1792.doc
  • docCHUYN 2727872 CY L7840C.doc
Luận văn liên quan