Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá phèn hai sọc – upeneus sulphureus (cuvier & valenciennes, 1829) ở vùng ven biển Quảng Bình

- Mô tả được đặc điểm phân loại, phân bố của cá Phèn hai sọc ở vùng ven biển Quảng Bình - Xác định được phương trình tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Phèn hai sọc. - Xác định được hình thái vẩy, thành phần tuổi và tốc độ tăng trưởng của cá Phèn hai sọc theo tuổi. - Xác định tính ăn và các loại thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Phèn hai sọc, tính cường độ bắt mồi và hệ số béo của cá. - Xác định đặc tính sinh sản của cá Phèn hai sọc: + Đặc điểm hình thái và các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục + Tỉ lệ giới tính theo thời gian và theo nhóm kích thước + Quan hệ giữa thời gian và mức độ phát dục của cá. Mùa vụ sinh sản của cá. + Sức sinh sản và hệ số thành thục của cá. + Kích thước của trứng và tiêu bản các giai đoạn phát triển của buồng trứng. - Nguồn lợi cá Phèn hai sọc ở vùng ven biển Quảng Bình

ppt27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá phèn hai sọc – upeneus sulphureus (cuvier & valenciennes, 1829) ở vùng ven biển Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ PHÈN HAI SỌC – Upeneus sulphureus (Cuvier & Valenciennes, 1829) Ở VÙNG VEN BIỂN QUẢNG BÌNH Chuyên ngành : Động vật học Mã số : 60 42 10 NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ DIỆU HÀ HUẾ, 2010 1. MỞ ĐẦU Cá đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người. Đây không chỉ là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm mà còn có giá trị về dược liệu, mỹ nghệ, làm cảnh, cân bằng sinh thái. Bởi những vai trò to lớn đó mà cá đã được con người quan tâm từ rất sớm, là đối tượng khai thác chính ở các thuỷ vực và vùng ven biển, đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế. Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, là nơi hẹp nhất của dải đất hình chữ S của nước ta. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch với hệ thống hang động kỳ vĩ và bờ biển dài. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài). 1. MỞ ĐẦU Thời gian gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá, đặc biệt là các loài cá có giá trị kinh tế, trong đó có cá Phèn hai sọc Upeneus sulphureus (Cuvier  & Valenciennes, 1829) Cá Phèn hai sọc Upeneus sulphureus là loài cá đáy cỡ nhỏ. Mặc dù kích thước cơ thể không lớn nhưng số lượng chủng quần đông, vì thế cho khai thác quanh năm với sản lượng cao. Cá Phèn hai sọc có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, khoáng, vitamin có lợi cho sức khỏe con người Chính những giá trị thực tế đó, cá Phèn hai sọc đã được người dân khai thác từ lâu, sức ép khai thác ngày một lớn, và theo đó nguồn lợi cá ngày một suy giảm. “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Phèn hai sọc - Upeneus sulphureus (Cuvier  & Valenciennes, 1829) ở vùng ven biển Quảng Bình” 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Hiểu được đặc tính sinh học của cá Phèn hai sọc – Upeneus sulphureus (Cuvier  & Valenciennes, 1829). - Đề xuất được một số nhóm giải pháp khả thi phát triển nguồn lợi cá Phèn hai sọc. 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam 3.2. Nghiên cứu cá ở tỉnh Quảng Bình 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm hình thái phân loại, phân bố của cá Phèn hai sọc – Upeneus sulphureus (Cuvier  & Valenciennes, 1829) - Mô tả đặc điểm hình thái - Sự phân bố của cá Phèn hai sọc 4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cá - Tương quan chiều dài và trọng lượng cá - Cấu trúc tuổi cá - Tính tốc độ tăng trưởng của cá (chiều dài và trọng lượng) 4.3. Đặc điểm dinh dưỡng của cá - Thành phần thức ăn tự nhiên của cá - Xác định cường độ bắt mồi của cá - Xác định hệ số béo, độ mỡ của cá 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4.4. Đặc tính sinh sản của cá - Xác định các thời kỳ phát triển tế bào sinh dục và các giai đoạn chín muồi sinh dục của cá Phèn hai sọc - Xác định thời kỳ phát dục, giai đoạn đẻ trứng của cá - Xác định sức sinh sản của cá 4.5. Đề xuất một số nhóm giải pháp bảo tồn nguồn lợi cá - Tình hình khai thác (đánh giá nguồn lợi, ngư cụ đánh bắt, sản lượng khai thác) - Các nhóm giải pháp khả thi 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Tên khoa học: Upeneus sulphureus (Cuvier  & Valenciennes, 1829) - Tên Việt Nam: Cá Phèn hai sọc - Tên địa phương : Cá Phèn - Tên tiếng Anh : Sulphur goatfish - Chi: Upeneus - Họ: Mullidae - Bộ cá Vược: Perciformes - Lớp cá xương: Osteichthyes - Ngành có Dây sống: Chordata Hình 1: Cá Phèn hai sọc – Upeneus sulphureus (Cuvier  & Valenciennes, 1829) 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 10 năm 2011. 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.3. Phương pháp nghiên cứu 5.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Kế thừa có chọn lọc các thông tin, số liệu từ các công trình nghiên cứu đã công bố. 5.3.2. Nghiên cứu ngoài thực địa - Thu thập mẫu bằng 3 cách: + Trực tiếp đánh bắt cùng ngư dân. + Đặt mua tại các hộ ngư dân vùng ven biển tỉnh Quảng Bình + Thu mua từ các chợ cá quanh vùng. - Mẫu cá thu được còn tươi nguyên, được xử lý trong dung dịch Formol 4%. 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Thu mẫu nghiên cứu sinh trưởng Mẫu thu được xử lý khi còn tươi, đo các chỉ tiêu về chiều dài thân (L và L0) và cân trọng lượng (W và W0) của cá. Trong đó: L: Chiều dài cơ thể cá từ mõm đến hết đuôi dài nhất (mm) L0: Chiều dài cơ thể cá từ mõm đến hết phần vẩy trên vây đuôi (mm) W: Trọng lượng toàn thân cá (g) W0: Trọng lượng của cá bỏ nội quan (g) Để xác định tuổi của cá, chúng tôi dùng panh lấy vẩy của cá để xác định (thường lấy vẩy ở vùng bên sườn, trên đường bên, ngay dưới trước vây lưng). Vẩy được xếp cẩn thận và cho vào sổ vẩy có đánh số thứ tự của cá thể cho vẩy. 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Thu mẫu nghiên cứu dinh dưỡng Mẫu cá được xử lý ngay khi còn tươi sống, được giải phẩu theo từng nhóm chiều dài để quan sát ruột và lấy thức ăn trong ống tiêu hóa, định hình ống tiêu hóa trong dung dịch Formol 4% hoặc cồn 700 * Thu mẫu nghiên cứu sinh sản Mẫu cá thu được đem giải phẩu, xác định trọng lượng và các giai đoạn chín muồi của tuyến sinh dục về hình thái theo thang 6 bậc của K.A.Kiselevits (1923), sau đó định hình trong dung dịch Bowin. * Phương pháp nghiên cứu tình hình khai thác - Khảo sát điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp ngư dân hoặc dùng phiếu điều tra tình hình, ngư cụ khai thác. - Thu thập các tài liệu thứ cấp ở các cơ quan chủ quản về sản lượng khai thác cá Phèn hai sọc. 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 5.3.3.1. Về chỉ tiêu hình thái phân loại Đo đếm các chỉ tiêu phân loại dựa vào tài liệu hướng dẫn nghiên cứu cá của Pravdin. 5.3.3.2. Về sinh trưởng a. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng Dựa vào số đo về chiều dài và trọng lượng để xác định tương quan của cá Phèn hai sọc theo phương trình của R.J.H.Beverton – S.J.Holt (1956): W = a.Lb W : Trọng lượng toàn thân cá (g) L : Chiều dài của cá đo từ mút mõm đến hết vây tia đuôi dài nhất (mm) a, b: Là các hệ số cần xác định, tính theo phương pháp tính toán hồi quy thực nghiệm. 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU b. Xác định tuổi Dùng vẩy để xác định tuổi cá Phèn hai sọc. Mẫu quan sát được ngâm trong dung dịch NaOH 4% để tẩy mỡ, các chất bẩn hay sắc tố bám trên vẩy. Sau đó vớt ra, làm sạch các chất bẩn hay sắc tố bám trên vẩy để có được vẩy cá trong suốt. Rửa sạch bằng nước sạch, lau khô, quan sát vòng năm bằng kính lúp hai mắt và đo bán kính vẩy, kích thước vòng năm dưới kính hiển vi có gắn trắc vi thị kính. c. Tốc độ tăng trưởng Sử dụng phương pháp Rosa Lee (1920) để xác định mức tăng trưởng chiều dài cá với công thức: 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đó: Lt: Chiều dài cá ở tuổi “t” cần tìm (mm) L: Chiều dài hiện tại đo được của cá Vt: Khoảng cách từ tâm vẩy đến vạch vòng năm ở tuổi t (mm) V: Bán kính vẩy đo từ tâm đến mép vẩy a: Kích thước cá khi bắt đầu có vẩy (mm) Giá trị hệ số a được xác định dựa vào những số liệu cụ thể về chiều dài và kích thước vẩy đo được ở từng cá thể trên cơ sở áp dụng các phương trình toán học thực nghiệm. 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tính tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm theo công thức: Tt = Lt – L (t – 1) Trong đó: Tt: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở lứa tuổi t (mm) Lt: Chiều dài của cá ở lứa tuổi t (mm) L (t – 1) : Chiều dài cá ở lứa tuổi t-1 (mm) Thay các số liệu chiều dài hàng năm sẽ xác định được tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Phèn hai sọc. 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU d. Xác định các thông số sinh trưởng Về chiều dài: Lt = L∞[1 – e -k(t-to) ] Về trọng lượng: Wt = W∞[1 – e -k(t-to) ]b Trong đó: Lt và Wt : Chiều dài và trọng lượng cá tuổi t (năm) t và t0 : Thời gian tuổi hiện tại và ban đầu của cá L∞ và W∞: Chiều dài và trọng lượng cực đại của cá b: Hệ số tương quan theo phương trình của R.J.H.Berton – S.J.Holt k: Hệ số đường cong của phương trình. Các giá trị L∞, W∞, k và t của phương trình được xác định trên cơ sở xử lý số liệu thu được qua các phương trình tính toán thực nghiệm. 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.3.3.3. Nghiên cứu về dinh dưỡng của cá a. Xác định thành phần thức ăn: - Thức ăn được tách ra khỏi ruột và dạ dày. - Quan sát dưới kính hiển vi hoặc kính lúp hai mắt. - Sử dụng khóa phân loại thực vật bậc thấp, động vật không xương sống thủy sinh. - Đếm số lượng thức ăn để xác định tần số xuất hiện và mức độ tiêu hóa thức ăn. - Sử dụng các hình Atlat trong cuốn “ Sinh vật phù du miền Nam Việt Nam” của A.Shirota (1968) để đối chiếu phân loại thức ăn. 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU b. Xác định cường độ bắt mồi của cá: Dựa vào sức chứa thức ăn trong ống tiêu hoá để đánh giá cường độ bắt mồi của cá. Đó là bậc độ no của cá, xác định độ no dạ dày và ruột theo thang 5 bậc (từ 0 đến 4) của Lebedep (1954): - Bậc 0: Ruột và dạ dày không có thức ăn - Bậc 1: Ruột có ít thức ăn, dạ dày không có thức ăn - Bậc 2: Dạ dày và ruột đều có thức ăn ở mức thông thường - Bậc 3: Dạ dày và ruột đều có chứa nhiều thức ăn, phình to căng - Bậc 4: Dạ dày và ruột chứa đầy thức ăn, vách dạ dày phình to. Dưới tác dụng của áp suất khi mổ có thể vỡ ra. 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU c. Xác định hệ số béo: Chúng tôi sử dụng hai phương pháp của Fulton (1902) và của Clark (1928) để xác định hệ số béo của cá Phèn hai sọc. Công thức Fulton (1902): Công thức Clark (1928): 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đó: Q: Hệ số béo của cá L: Chiều dài của cá đo từ mút mõm đến hết tia vây đuôi dài nhất (mm) W: Trọng lượng toàn thân của cá (g) W0: Trọng lượng của cá đã bỏ nội quan (g) Từ kết quả tính được, chúng tôi so sánh để đánh giá được độ béo của cá 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.3.3.4. Nghiên cứu sinh sản của cá - Phương pháp hình thái Quan sát hình thái tuyến sinh dục của cá Phèn hai sọc bằng mắt thường và kính lúp hai mắt theo quan điểm của của Kiselevits (1923). Từ đó xác định hình thái và cấu tạo tuyến sinh dục, chu kỳ phát dục. Đếm số lượng và cân trọng lượng tuyến sinh dục bằng cân tiểu li. Từ đó xác định sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của cá theo công thức: Sức sinh sản tuyệt đối: T = m.Wt Sức sinh sản tương đối: 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đó: T: Sức sinh sản tuyệt đối (Tế bào trứng/cá thể) t: Sức sinh sản tương đối (Trứng/g) Wt: Trọng lượng buồng trứng (g) m: Số trứng có trong một g của buồng trứng W: Trọng lượng cá thể cá (g) - Phương pháp nghiên cứu tổ chức học Mẫu định hình trong dung dịch Bowin, lấy ra được xử lý theo phương pháp nghiên cứu tổ chức học thông thường. Tinh sào nhuộm theo phương pháp Hematoxylin – Sắt của Heidenhai. Buồng trứng nhuộm theo phương pháp Azan của Heidenhai. Đọc tiêu bản theo quan điểm của O.F.Xakun và N.A.Buskaia (1968). Đo kích thước và chụp ảnh tế bào bằng kính hiển vi chụp ảnh có gắn trắc vi thị kính. 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.3.3.5. Xử lý số liệu Số liệu sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê thông thường và phần mềm Microsoft Exel for Windows, phần mềm Minitable và một số phần mềm xử lý hình ảnh. 6. DỰ KIẾN SẢN PHẨM ĐẠT ĐƯỢC - Mô tả được đặc điểm phân loại, phân bố của cá Phèn hai sọc ở vùng ven biển Quảng Bình - Xác định được phương trình tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Phèn hai sọc. - Xác định được hình thái vẩy, thành phần tuổi và tốc độ tăng trưởng của cá Phèn hai sọc theo tuổi. - Xác định tính ăn và các loại thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Phèn hai sọc, tính cường độ bắt mồi và hệ số béo của cá. - Xác định đặc tính sinh sản của cá Phèn hai sọc: + Đặc điểm hình thái và các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục + Tỉ lệ giới tính theo thời gian và theo nhóm kích thước + Quan hệ giữa thời gian và mức độ phát dục của cá. Mùa vụ sinh sản của cá. + Sức sinh sản và hệ số thành thục của cá. + Kích thước của trứng và tiêu bản các giai đoạn phát triển của buồng trứng. - Nguồn lợi cá Phèn hai sọc ở vùng ven biển Quảng Bình 7. ĐỀ XUẤT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Giảng viên chính: TS. Lê Thị Nam Thuận Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbao_cao_dc_dieu_ha_ppt_3587.ppt
Luận văn liên quan