Hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh kim, huyện Vĩnh linh, tỉnh Quảng Trị

Qua quá trình nghiên cứu thực tế đề tài “ Hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị” tôi có một số kết luận như sau: - Vĩnh Kim là xã đồng bằng ven biển, sản xuất nông nghiệp thuần tuý. Nằm về phía Đông của huyện Vĩnh Linh. Giao thông đi lại thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc tương đối, chỉ đủ để đảm bảo cho vườn tiêu thoát nước, và vùng đất đỏ bazan rất thích hợp cho việc sản xuất cây hồ tiêu. Đây là một thế mạnh của địa phương nhưng chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng hồ tiêu. Khả năng đầu tư và cách chăm sóc, chi phí phân bón hàng năm của từng hộ gia đình là khác nhau do điều kiên lao động, kinh tế của họ là khác nhau, điều này cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của hồ tiêu. - Việc trồng cây hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim đã mang lại hiệu quả kinh tế nhưng đó chưa phải là tối ưu. Người dân cần biết tận dụng hết và hợp lý những nguồn lực sẵn có, chính quyền địa phương có cách để giúp người dân áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật và cách chăm sóc tiêu thì năng suất tiêu sẽ cao hơn nữa. Cây hồ tiêu không cần đầu tư quá nhiều, chỉ cần đúng kỹ thuật và đủ hàm lượng dinh dưỡng mà cây hồ tiêu cần. Cần có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa người dân và chính quyền địa phương để đảm bảo cho hoạt động sản xuất hồ tiêu ngày càng hiệu quả hơn. - Hồ tiêu là cây công nghiệp chủ lực của vùng đất đỏ bazan và mang lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ trồng tiêu trong xã Vĩnh Kim. Là một mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện chăm sóc, kỹ thuật bón phân, tưới nước Nhu cầu về sản phẩm hồ tiêu trên thế giới có xu hướng tăng và ổn định trong thời gần đây và sắp tới nhưng do cung biến động lớn nên cũng làm cho giá bán của hồ tiêu cũng biến động thất thường. Những năm trước giá hồ tiêu giãm thấp nhưng trong 5 năm từ 2007 đến 2011 thì giá hồ tiêu liên tục tăng, đặc biệt giá tăng đột biến từ giai đoạn tháng 7 năm 2010 và duy trì liên tục đến ngày nay. Theo hiệp hội hồ tiêu thế giới IPC dự báo giá hồ Trường Đại học Ki

pdf81 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh kim, huyện Vĩnh linh, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sâu bệnh thường phát triển trên cây hồ tiêu khi đã cho thu hoạch, hồ tiêu dễ bị bệnh, dễ chết, việc chữa bệnh cho hồ tiêu rất khó và khi hồ tiêu chết thì việc trồng lại là rất khó khăn. Vì vậy, việc phòng trừ sâu bệnh cho hồ tiêu là rất cần thiết để bảo toàn năng suất, chất lượng của cây trồng. Tuy Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 47 nhiên việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh cho hồ tiêu của các hộ trên địa bàn xã đã được thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế vì vườn tiêu gần nhà và việc phòng trừ sâu bệnh cũng được thực hiện một cách tự phát, chưa đồng bộ và chưa đảm bảo đúng kỹ thuật để có thể thu được các kết quả cao. 2.3.3. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của các hộ điều tra Hiện nay hồ tiêu là cây công nghiệp mũi nhọn của địa phương. Giống hồ tiêu được trồng ở địa phương là giống cho chất lượng tốt, hạt tiêu chắc, cay và có mùi vị đặc trưng. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của hộ không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như khả năng đầu tư và điều kiện chăm sóc kỹ thuật. Bảng 14: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của các hộ điều tra (tính bình quân/hộ) Chỉ tiêu ĐVT BQC 1. Tổng diện tích hồ tiêu Sào 3,70 - Thời kỳ kiến thiết cơ bản Sào 0,30 - Thời kỳ kinh doanh Sào 3,40 2. Năng suất Kg/sào 34,72 3. Sản lượng Kg 128,46 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 Diện tích trồng hồ tiêu bình quân chung của các hộ điều tra là 3,70 sào/ hộ. Nhìn chung diện tích trồng hồ tiêu của các hộ điều tra cũng không lớn lắm nếu như xét về mặt kinh tế trang trại nhưng đối với loại hình sản xuất kinh tế hộ gia đình thì đây cũng là mức diện tích tương đối lớn. trong đó hơn 90% diện tích hồ tiêu đã bước sang thời kỳ kinh doanh. Mặc dù diện tích lớn như vậy nhưng năng suất bình quân chung của các hộ điều tra chỉ đạt 34,72 kg/ sào. Con số này không lớn vì những năm gần đây năng suất hồ tiêu đã giãm xuống do sâu bệnh hại hồ tiêu quá nhiều và điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất hồ tiêu của bà con nông dân ở địa phương. Chính vì năng suất hồ tiêu thấp nên đã làm cho sản lượng hồ tiêu cũng không cao, chỉ đạt 128,46 kg. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 48 Tuy nhiên, kết quả sản xuất hồ tiêu cuối cùng không chỉ phụ thuộc vào sản lượng hồ tiêu thu được ở các hộ mà còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác. Đối với sản xuất hồ tiêu ở Vĩnh Kim thì nhân tố giá bán ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận thu được của hộ nông dân. Trong 2 năm trở lại đây giá bán hồ tiêu tăng cao nên hiệu quả sản xuất hồ tiêu cũng tương đối lớn. Mặt khác sự thoái hoá giống hồ tiêu Vĩnh Linh và sự phá hoại của sâu bệnh làm cho hồ tiêu giảm sút cả về chất lượng lẫn số lượng. Điều này đặt ra cho các cấp, các ngành có liên quan phải có biện pháp nhằm làm phong phú các loại giống hồ tiêu và có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hồ tiêu hiệu quả hơn, cung cấp cho bà con nông dân về các giống mới cho năng suất cao hiện nay. 2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất tiêu Hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nhất là các ngành sản xuất nông nghiệp. Sản xuất hồ tiêu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu và nhiều yếu tố chi phí đầu vào. 2.3.4.1. Ảnh hưởng của qui mô trồng Quy mô diện tích đất cũng có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ trồng hồ tiêu. Quỹ đất là cơ sở để các hộ đầu tư thâm canh, mở rộng sản xuất. Mức độ ảnh hưởng của qui mô trồng đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu được thể hiện ở bảng 15. Bảng 15: Ảnh hưởng của qui mô trồng hồ tiêu đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra STT Tổ Diện tích (sào) Số Hộ Cơ Cấu (%) DTBQ/hộ (Sào) CP KTCB (1000đ/sào) CPKD (1000đ/sào) TC (1000đ/sào) NPV (1000đ) B/C (lần) I < 3 19,00 31,67 1,76 1983,65 3349,70 5333,35 6725,29 1,03 II 3 _ 5 34,00 56,67 3,77 2469,57 5462,73 7932,30 8120,55 1,14 III > 5 7,00 11,66 8,43 3648,82 8215,43 11864,25 13104,31 1,21 BQC 20 33,33 4,65 2700,68 5675,95 8376,63 9316,72 1,13 Nguồn: Số liệu tính toán Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 49 Qua bảng trên ta thấy: Tổ I: là những hộ có diện tích trồng hồ tiêu nhỏ hơn 3 sào, với 19 hộ chiếm 31,67%. Diện tích bình quân của những hộ thuộc tổ trên là 1,76 sào/hộ. Những hộ trong tổ này sản xuất với tổng chi phí cho 1 sào hồ tiêu là 5333,35 nghìn đồng, NPV là 6725,29 nghìn đồng, con số này thể hiện doanh thu mà quá trình sản xuất mang lại cho người nông dân tính trên một sào hồ tiêu. Đối với chỉ tiêu B/C thì cứ một đồng chi phí bỏ ra các hộ trồng hồ tiêu thuộc tổ này thu được 1,03 đồng doanh thu. Qua đó ta thấy, đây là những hộ có diện tích không lớn nên họ chưa chú trọng nhiều vào việc đầu tư sản xuất vì thế mà hiệu quả sản xuất chưa cao, mặc dù có lợi nhuận, nhưng mà lợi nhuận thu được trên 1 đồng chi phí bỏ ra chưa nhiều. Tổ II: là những hộ có diện tích trồng hồ tiêu nằm trong khoảng từ 3 đến 5 sào, với 34 hộ chiếm 56,67%. Diện tích bình quân của những hộ trong tổ này là 3,77 sào. Những hộ ở tổ này sản xuất với tổng chi phí cho 1 sào hồ tiêu là 7932,30 nghìn đồng, NPV là 8120,55 nghìn đồng, con số này thể hiện doanh thu mà quá trình sản xuất mang lại cho người nông dân tính trên một sào hồ tiêu, con số này cũng khá lớn, chứng tỏ hoạt động sản xuất của họ đã mang lại hiệu quả khả quan. Đối với chỉ tiêu B/C thì cứ một đồng chi phí bỏ ra các hộ trồng hồ tiêu thuộc tổ này thu được 1,14 đồng doanh thu. Tổ này thì có diện tích bình quân lớn hơn so với tổ 1 vì vậy mà sự quan tâm đầu tư của người dân được chú trọng hơn, mức đầu tư có cao hơn, dẫn đến kết quả và hiệu quả sản xuất của họ cao hơn, khả năng sinh lời cũng cao hơn so với tổ 1. Tổ III: là những hộ có diện tích trồng hồ tiêu lớn hơn 5 sào, với 7 hộ chiếm 11,66%. Diện tích bình quân của những hộ trong tổ này là 8,43 sào. Những hộ ở tổ này sản xuất với tổng chi phí cho 1 sào hồ tiêu là 11864,25 nghìn đồng, NPV là 13104,31 nghìn đồng, con số này thể hiện doanh thu mà quá trình sản xuất mang lại cho người nông dân tính trên một sào hồ tiêu. Đối với chỉ tiêu B/C thì cứ một đồng chi phí bỏ ra các hộ trồng hồ tiêu thuộc tổ này thu được 1,21 đồng doanh thu. Tổ này là tổ có diện tích bình quân lớn nhất trong 3 tổ. Vì vậy mà mức độ đầu tư của họ lớn hơn hẳn so với hai tổ trên. Sự đầu tư được quan tâm nhiều thì hiệu quả sản xuất mang lại cũng lớn, khả năng sinh lời cũng cao. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 50 Như vậy, qui mô trồng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ. Họ trồng với qui mô càng lớn thì việc thực hiện hoạt động đầu tư được tiến hành dễ dàng hơn và khả năng đầu tư của họ càng nhiều vì họ có thể tập trung sản xuất trên diện rộng, hoạt động sản xuất có thể được tiến hành đồng bộ hơn. Khi một hoạt động sản xuất được tiến hành tốt và được quan tâm đầu tư thì chắc rằng sẽ mang lại hiệu quả cao. Và điều đó cũng được thể hiện ở bảng số liệu trên, đó là những hộ sản xuất với qui mô lớn, đầu tư nhiều thì sẽ mang lại lợi nhuận cao. Vì vậy, cần mở rộng diện tích để có sự quan tâm đầu tư hơn nữa cho hoạt động sản xuất hồ tiêu, mang lại hiệu quả cao hơn nữa nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế gia đình, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiên đại hóa nông nghiệp nông thôn. 2.3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng năng suất Đầu tư là vấn đề rất quan trọng đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất nào, nếu không có sự đầu tư hoặc đầu tư ít thì chắc rằng năng suất và chất lượng sẽ kém và đối với việc sản xuất hồ tiêu cũng như vậy, ảnh hưởng của việc đầu tư đến năng suất hồ tiêu là rất lớn. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu sau: Bảng 16: Ảnh hưởng của các khoản chi phí đầu tư đến năng suất hồ tiêu Năng suất (Kg/sào) Số hộ Năng suất TB (Kg/sào) CPKTCB (1000đ/sào) CPKD (1000đ/sào) TC (1000đ/sào) NPV (1000đ) < 20 15 14,28 1562,25 2752,31 4314,56 5729,12 20 _ 40 32 20,86 2310,34 4527,19 6837,53 7916,25 > 40 13 54,67 3241,27 7469,53 10710,80 12172,43 BQC 20 29,94 2371,29 4916,34 7287,63 8605,93 Nguồn: số liệu tính toán Qua đây ta thấy, những hộ mà có năng suất thấp là những hộ đã đầu tư ít và những hộ có năng suất cao là những hộ đã chú trọng đầu tư rất nhiều. Cụ thể là: những hộ có năng suất tiêu nhỏ hơn 20 kg/sào gồm 15 hộ, năng suất trung bình của những hộ này chỉ đạt 14,28 kg/sào, tổng chi phí của những hộ này cho 1 sào hồ tiêu là 4314,56 nghìn đồng, NPV là 5729,12 nghìn đồng. Tiếp theo là những hộ có năng suất cao hơn nằm trong khoảng từ 20 đến 40 kg/sào, gồm 32 hộ. Năng suất trung bình của những hộ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 51 này là 20,86 kg/sào, tổng chi phí của họ cho 1 sào hồ tiêu là 6837,53 nghìn đồng, NPV là 7916,25 nghìn đồng, đầu tư nhiều thì hiệu quả cao, hiệu quả sản xuất đạt được phải tương xứng với nguồn lực mà các hộ gia đình phải bỏ để đầu tư. Và cao hơn nữa là những hộ có năng suất cao hơn 40 kg/sào, gồm 13 hộ, năng suất trung bình của những hộ này là 54,67 kg/sào. Có được năng suất cao như vậy là nhờ các hộ này đã rất chú trọng vào việc đầu tư cho hoạt động sản xuất, chi phí của họ cho 1 sào hồ tiêu là 10710,80 nghìn đồng, NPV là 12172,43 nghìn đồng. Qua đó ta thấy mức độ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn và tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất hồ tiêu, đầu tư càng nhiều và hợp lý thì năng suất càng cao. Vì vậy, để có được năng suất cao thì cần chú trọng hơn nữa vào việc đầu tư cho hoạt động sản xuất, đầu tư không chỉ cần nhiều mà còn cần đúng cách, đúng phương pháp thì mới có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh việc bỏ ra nhiều tiền vốn để đầu tư sản xuất thì con người cần phải có các biện pháp chăm sóc hợp lý, siêng năng chăm chỉ, quan tâm đến tình hình sinh trưởng và phát triển của hồ tiêu để biết được nhu cầu dinh dưỡng mà hồ tiêu đang cần để có cách tác động hợp lý, đồng thời cũng kịp thời phát hiện ra những loại sâu bệnh phá hoại mà hồ tiêu gặp phải để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu ngoài việc chịu sự ảnh hưởng của qui mô trồng và chi phí cho hoạt động đầu tư thì còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như điều kiện ngoại cảnh, khí hậu, thời tiết và giá cả các yếu tố đầu vào Sau đây là một số yếu tố cũng làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu: * Sự biến động của thời tiết, khí hậu Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng đều chịu sự ảnh hưởng đáng kể của thời tiết, khí hậu. Thời tiết thuận lợi thì sản xuất cho năng suất cao, ổn định nên thu nhập của người dân cũng được cải thiện đáng kể, ngược lại nếu thời tiết xấu, thường xuyên xảy ra thiên tai thì hiệu quả kinh tế đạt được sẽ rất thấp hoặc có thể bị mất trắng. Theo kết quả điều tra cho thấy tất cả các hộ gia đình đều cho rằng thời tiết có ảnh hưởng đến việc sản xuất hồ tiêu của họ và mức độ ảnh hưởng đều từ “vừa” đến “nghiêm trọng”. Đây là nhân tố khách quan mà các hộ gia đình sản xuất không thể khắc phục được. Họ chỉ có thể chủ động nắm bắt thông tin về thời tiết, khí hậu để phòng tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 52 * Sâu bệnh hại tiêu Sự diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu đã gây nên nhiều loại sâu bệnh phá hoại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất hồ tiêu trên địa bàn. Những năm gần đây mức độ phá hoại của sâu bệnh rất nghiêm trọng và ngày càng gia tăng, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế đối với việc sản xuất hồ tiêu. Có những gia đình thì vườn tiêu đã chết hàng loạt, dẫn đến năng suất tiêu giảm xuống, chất lượng tiêu cũng giảm vì bị ảnh hưởng bởi dư lượng thuốc BVTV. Sâu bệnh nhiều không những ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của hạt tiêu mà còn ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ trồng tiêu. Vì sâu bệnh nhiều thì phải đầu tư nhiều cho việc phòng trừ sâu bệnh, làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Đây là một vấn đề mà các hộ sản xuất tiêu đang rất lo ngại và chưa có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Vì vậy cần có sự quan tâm chỉ đạo và gúp đỡ của các cấp, các ngành có liên quan. * Giá phân bón tăng cao Phân bón là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi cây trồng. mức giá của mặt hàng phân bón có xu hướng ngày càng gia tăng, do đó cũng làm cho chi phí đầu tư của các hộ gia đình ngày càng tăng lên. Các hộ sản xuất tiêu cho rằng, giá phân bón tăng cao có ảnh hưởng rất nhiều và nghiêm trọng đến sản xuất. Do việc sản xuất tiêu là không thể thiếu được việc sử dụng phân vô cơ, mà sự giao động giá của phân vô cơ trên thị trường lại lớn nên ảnh hưởng lớn đến các hộ trồng hồ tiêu ở đây. Trong những năm tới nên hướng những hộ sản xuất tiêu cần tăng cường bón phân hữu cơ và hạn chế những phân vô cơ độc hại, có như vậy mới tăng độ phì nhiêu cho đất, giảm bớt tác động của giá phân bón cao đối với người dân và tiêu sẽ đảm bảo chất lượng tốt. 2.3.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu Chính sự quan tâm đầu tư về các khoản chi phí và kỹ thuật chăm sóc, bón phân cùng với việc chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố ảnh hưởng nên đã mang lại những kết quả và hiệu quả sản xuất như sau: Hiệu quả kinh tế là thước đo chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, trình độ sử dụng các nguồn lực và là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức, các cá nhân có hoạt động kinh tế. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 53 Hiệu quả kinh tế là một tiền đề để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở để lựa chọn phương pháp tối ưu trong sản xuất kinh doanh. Là một phạm trù kinh tế khách quan, hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định. Hiệu quả kinh tế được phản ánh một cách tổng hợp nhất thông qua các chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất GO, chi phí trung gian IC, giá trị gia tăng VA, giá trị hiện tại ròng NPV, hệ số hoàn vốn nội bộ IRR và tỷ suất lợi ích/ chi phí B/C. Ta xem việc trồng hồ tiêu của các hộ nông dân như là một quá trình đầu tư dài hạn vào một dự án. Vì giá hồ tiêu trên thế giới trong những năm qua luôn biến động nên giá hồ tiêu trong nước cũng biến động theo. Theo số liệu điều tra về giá bán hồ tiêu của các hộ ta có thể sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá bán bình quân cho từng năm trong thời kỳ kinh doanh. Hiện nay mức lãi suất cho vay có thể giao động trong khoảng 8% đến 18%. Vì vậy ta có thể lấy mức lãi suất là r = 10% để làm cơ sở cho việc tính hệ số chiết khấu. Trên cơ sở tính toán NPV cho một sào hồ tiêu, tôi tiến hành tính các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C cho mỗi hộ và tập hợp được bảng sau: Bảng 17: Hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu thông qua các chỉ tiêu dài hạn Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1. NPV 1000đ 8117,44 2. B/C Lần 1,02 3. IRR % 19,18 Nguồn: số liệu tính toán Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, chỉ tiêu NPV của các hộ được điều tra là 8117,44 nghìn đồng, con số khá lớn này thể hiện doanh thu mà quá trình sản xuất mang lại cho người nông dân tính trên một sào hồ tiêu. Đối với chỉ tiêu B/C thì cứ một đồng chi phí bỏ ra các hộ trồng hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim thu được 1,02 đồng doanh thu. Điều này cho thấy, các hộ đã đầu tư hợp lý các khoản chi phí nên trong dài hạn việc đầu tư vào cây hồ tiêu đã mang lại hiệu quả. Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR của các hộ là 19,18 % > r = 10% nên việc người dân ở xã đầu tư vào trồng hồ tiêu như là đầu tư vào Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 54 dự án mang lại hiệu quả. Đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất nào thì người sản xuất cũng muốn mang lại hiệu quả tối ưu nhất, nó phản ánh trình độ sản xuất, mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả năng đầu tư của nhũng người sản xuất đó. Nếu hoạt động sản xuất đó mang lại hiệu quả cao thì đó là điều đáng mừng và cần phải phát huy hơn nữa hoạt động sản xuất đó để hiệu quả sản xuất đạt được là tối ưu nhất. Qua bảng nhận xét về kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất hồ tiêu ở trên thì ta có thể nói rằng: các hộ gia đình sản xuất hồ tiêu ở đây nên phát huy hơn nữa những tiềm năng của mình, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất hồ tiêu, chú trọng và quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa để hiệu quả sản xuất đạt được ngày càng cao. 2.3.6. Tình hình tiêu thụ hồ tiêu Thị trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của sản xuất kinh doanh hàng hoá nói chung và trong sản xuất hồ tiêu nói riêng. Đa số sản phẩm hồ tiêu được người dân bán ngay tại nhà cho các người thu gom nhỏ ở địa phương và một số nhà thu gom nhỏ ở những vùng khác đến mua, các nhà thu gom ở những vùng khác là những nhà thu gom ở những xã gần đó như xã Vĩnh Hiền, Vĩnh Thạch. Bởi vì đa số các hộ nông dân bán hồ tiêu với số lượng lớn vào một lần và số lượng các nhà thu gom nhỏ ở địa phương cũng tương đối lớn. Sản phẩm hồ tiêu đem bán của các hộ chủ yếu là tiêu đen, các hộ thường bán khi giá tiêu tăng cao hoặc khi cần tiền. Qua sơ đồ ta thấy, 80% sản lượng hồ tiêu là được các nhà thu gom nhỏ trong vùng thu mua, các nhà thu gom ở những vùng lân cạnh chỉ thu mua 20% sản lượng hồ tiêu. Điều này cũng gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân, họ thường bị các nhà thu gom nhỏ ở địa phương ép giá. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn mà hộ sản xuất tiêu gặp phải từ các nhà thu gom nhỏ ở địa phương thì họ cũng có nhiều thuận lợi mà được các nhà thu gom nhỏ ở địa phương giúp đỡ như: thu mua ngay tại nhà với toàn bộ số lượng hồ tiêu hộ muốn bán, hỗ trợ các yếu tố đầu vào cho hộ như phân bón, thuốc BVTV Còn những người thu gom nhỏ ở những vùng lân cạnh thì chỉ có thể cạnh tranh với những người thu gom nhỏ trong vùng thông qua yếu tố giá bán. Họ có thể mua với giá cao hơn 1 xíu so với những người thu gom nhỏ trong vùng. Nếu không thì họ khó có thể cạnh tranh được với những người thu gom nhỏ trong vùng. Tr ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 55 So với những cây trồng chính trên địa bàn thì hồ tiêu là cây có tỷ suất hàng hoá lớn nhất. Chỉ giữ lại một lượng rất nhỏ để tiêu dùng trong gia đình còn lại sản lượng hồ tiêu trên địa bàn xã được bán cho các nhà thu gom nhỏ ở địa phương và các nhà thu gom ở những vùng lân cạnh sau đó các nhà thu gom nhỏ sẽ nhập hồ tiêu cho các doanh nghiệp kinh doanh ở Hồ Xá. Các doanh nghiệp này sẽ thực hiện việc chế biến sơ bộ rồi nhập hồ tiêu lại cho các công ty kinh doanh ở Hà Nội, Sài Gòn. Cuối cùng, 90% sản lượng hồ tiêu sẽ được xuất khẩu ra thị trường thế giới và 10% sản lượng hồ tiêu còn lại được tiêu thụ ở thị trường trong nước. Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu của xã Hộ trồng tiêu Các nhà thu gom nhỏ Các doanh nghiệp kinh doanh ở Hồ xá Các công ty kinh doanh ở sài gòn, Hà Nội Xuất khẩu Tiêu thụ trong nước 100% 90% 10% Nhà thu gom trong vùng Nhà thu gom vùng khác 20%80% 100% 100% 0% 100% 0% Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 56 Bảng 18: Chênh lệch giá hồ tiêu qua các khâu trung gian (tính bình quân/kg) ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Hộ Nhà thu gom nhỏ Doanh nghiệp Công ty Người bán buôn Người tiêu dùng 1. - Giá mua 140,00 144,00 152,00 158,00 160,00 - Chi phí phát sinh 80,25 1,00 1,50 1,50 1,00 - + Xăng dầu 0,40 0,50 0,50 0,20 - + Công 0,60 1,00 1,00 0,80 - 2. Giá bán 140,00 144,00 152,00 158,00 160 - 3. Lợi nhuận 59,75 3,00 6,50 4,50 1,00 - Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 Bất kỳ 1 loại sản phẩm nào từ khâu sản xuất cho đến khi được người tiêu dùng sử dụng thì cũng qua nhiều khâu trung gian. Qua các khâu trung gian đó thì giá cả của sản phẩm sẽ có sự chênh lệch. Qua bảng số liệu trên ta thấy được sự chênh lệch giá hồ tiêu từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Trước hết, ta thấy chi phí bình quân mà các hộ gia đình bỏ ra để sản xuất ra 1kg hồ tiêu là 80,25 nghìn đồng và giá bán 1kg hồ tiêu mà người sản xuất nhận được trung bình là 140 nghìn đồng. Từ đó họ sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận là 59,75 nghìn đồng/kg hồ tiêu khô. Từ người sản xuất tới những người thu gom nhỏ thì giá hồ tiêu sẽ bị chênh lệch 1 lượng là 3 nghìn đồng/kg, các nhà thu gom nhỏ phải bỏ ra 141 nghìn đồng để chi phí cho 1kg hồ tiêu, khoản chi phí này bao gồm chi phí cho việc mua hồ tiêu từ người sản xuất và chi phí cho việc đi lại để mua bán và vận chuyển hồ tiêu từ người sản xuất đến nhập cho các doanh nghiệp, họ bán hồ tiêu cho các doanh nghiệp với giá 144 nghìn đồng/kg. Vì người sản xuất và các nhà thu gom nhỏ chỉ bán hồ tiêu ở dạng thô, chưa qua chế biến, chỉ mới phơi khô nên giá bán hồ tiêu chưa cao và lợi nhuận họ nhận được là chưa nhiều. Sau khi hồ tiêu được các nhà thu gom nhỏ nhập Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 57 cho các doanh nghiệp ở trong huyện (ở Hồ Xá) thì doanh nghiệp sẽ tiến hành sơ chế lại và nhập cho các công ty lớn ở Hà Nội và Sài Gòn. Các doanh nghiệp này phải bỏ ra 145,5 nghìn đồng để chi phí cho 1kg hồ tiêu, khoản chi phí này bao gồm chi phí mua bán và vận chuyển từ nhà thu gom nhỏ đến các công ty lớn ở Hà Nội và Sài Gòn. Và các doanh nghiệp sẽ bán cho các công ty lớn này với giá 152 nghìn đồng/ kg hồ tiêu. Vì doanh nghiệp đã thực hiện thêm các khâu sàng lọc và sơ chế cẩn thận hơn so với các nhà thu gom nhỏ nên họ sẽ thu được khoản lợi nhuận lớn hơn, cụ thể là 6,5 nghìn đồng/ kg hồ tiêu. Khi hồ tiêu được các công ty lớn mua thì các công ty sẽ tiến hành cho chế biến lại và tạo ra các dạng sản phẩm hồ tiêu phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp phải bỏ ra 1 khoản chi phí là 153,5 nghìn đồng cho 1kg hồ tiêu, bao gồm chi phí mua bán, chế biến hồ tiêu. Và hộ sẽ bán cho nhũng người bán buôn với giá 158 nghìn đồng/kg hồ tiêu. Như vậy, các công ty sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận là 4,5 nghìn đồng/kg. Tuy rằng lợi nhuận trên 1 kg hồ tiêu là không cao nhưng các công ty chế biến với số lượng nhiều nên họ cũng sẽ thu được lợi nhuận lớn. Cuối cùng các nhà bán buôn sẽ mua 1kg hồ tiêu đã qua chế biến với giá 159 nghìn đồng và họ sẽ bán lại cho người tiêu dùng với giá 160 nghìn đồng/kg. Họ sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận là 1 nghìn đồng/kg. Phần lợi nhuận này là không nhiều nhưng chi phí mà những người bán buôn, bán lẻ bỏ ra là ít, họ chỉ cần bỏ tiền ra để mua hồ tiêu về bán chứ không cần phải mất công chế biến hay làm gì khác nên phần lợi nhuận đó cũng tương xứng với những gì mà họ bỏ ra. Như vậy, sản phẩm hồ tiêu từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng phải qua nhiều khâu trung gian, vì thế mà giá hồ tiêu đã có sự chênh lệch lớn. Vì vậy các cấp, các ngành cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc mua bán, vận chuyển để hạn chế bớt các khâu trung gian nhằm giảm bớt sự chênh lệch giá, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng.Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 58 Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU 3.1. Một số định hướng phát triển hồ tiêu trên địa bàn xã Thông qua việc xác định được tầm quan trọng của cây hồ tiêu đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Định hướng chung của xã là đưa cây hồ tiêu trở thành một trong những cây công nghiệp mũi nhọn và thành lập các câu lạc bộ về phát triển sản xuất cây hồ tiêu. Trong 2 năm vừa qua năm 2010 và năm 2011 do chịu ảnh hưởng của thiên tai và sâu bệnh nên sản lượng hồ tiêu của xã đã giảm mạnh. Từ nhũng thuận lợi và khó khăn đối với ngành sản xuất hồ tiêu, chính quyền xã đã đưa ra một số định hướng cho phát triển sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã như sau: - Khai thác triệt để tiềm năng đất đỏ bazan, tập trung mở rộng và đầu tư phát triển sản xuất cây hồ tiêu nhằm để phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng hàng hoá, hướng xuất khẩu và xây dựng thương hiệu. - Tăng cường các biện pháp phòng trừ dịch bệnh một cách có hiệu quả nhằm nâng cao năng suất hồ tiêu trên địa bàn xã trong thời gian sắp tới. - Thu hút sự đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ cho người dân về vốn, mô hình, kỹ thuật để phát triển sản xuất và phòng trừ dịch bệnh. - Nhiệt tình hưởng ứng theo các chương trình chỉ đạo chung của nhà nước, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo người dân nên mở rộng diện tích cây hồ tiêu, và đầu tư cho cây hồ tiêu sẵn có để mang lại hiệu quả kinh tế một cách tối ưu nhất. 3.2. Một số giải pháp 3.2.1. Giải pháp chung -Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đầu tư hệ thống đường giao thông đặc biệt ở những khu vực sản xuất hàng hoá tập trung. Đa dạng hoá ngồn vốn cho đầu tư, tiếp tục phát huy phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm. - Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, trong chờ, ỷ lại, tập quán thâm canh lạc hậu, động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất, thi đua làm giàu chính đáng, đầu tư nguồn vốn có mục đích Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 59 - Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác bảo vệ để người dân yên tâm sản xuất. - Thực hiện tốt công tác khuyến nông thông qua sách báo, truyền thông và thông qua các lớp tập huấn được tổ chức tại địa phương. Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác khuyến nông từ xã đến thôn để chuyển giao các tiến bộ KHKT đối với hộ nông dân. Khảo sát nắm bắt nhu cầu của nông dân để tiếp tục triển khai các chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kiến thức làm ăn mới, công tác phòng chống dịch bệnh, bảo quản nông sản sau thu hoạch cho bà con nông dân. - Khuyến khích các hộ nông dân trong xã tham gia các lớp tập huấn, lập các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo luật để họ giúp đỡ nhau trong sản xuất làm tăng thêm sức mạnh tập thể, tránh những điều không mong muốn có thể xảy ra. Thành lập các đoàn thể liên quan như hội nông dân, câu lạc bộ trồng tiêu của dự án đầu tư, thường xuyên mở các lớp tập huấn, trang bị những kiến thức mới về sản xuất hồ tiêu để có thể kịp thời đối phó với sâu bệnh. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, xem xét một cách khách quan nguyên nhân của những yếu kém để có biện pháp xử lý đúng đắn và kịp thời, nâng cao vị thế của thành phần kinh tế HTX, phấn đấu xây dựng thành công HTX điển hình tiên tiến. - Tăng cường sự quản lý của Nhà nước, thự hiện quy chế dân chủ, quản lý tốt các hoạt động dịch vụ, phân bón, thuốc BVTV, giống - Đối với những nhà quản lý kỷ thuật cần nghiên cứu sâu hơn về quy trình phân bón để xác định công thúc bón thích hợp cho từng lứa tuổi hồ tiêu trên cùng loại đất, có những cách thức bón phân cân đối và hợp lý. Nghiên cứu từng quy luật phát sinh và phát triển của các loại sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả. Nghiên cứu giống mới và hiệu quả để đưa vào sản xuất,thay thế những giống cũ kém hiệu quả và đã chết. - Khuyến kích các hộ nông dân mạnh dạn vay vốn, cần có chính sách hỗ trợ vốn cho người nông dân. Cho người nông dân vay vốn thông qua hội nông dân, hội phụ nữ, HTX,.. Cho người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, kéo dài thời hạn vay vốn, đặc biệt là khi người dân gặp khó khăn trong sản xuất như: thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh, mất mùa để người dân có thể đầu tư hơn nữa cho việc sản xuất như đầu tư thêm phân bón. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 60 - Hướng dẫn người dân có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cụ thể, hợp lý trước khi vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, tránh tình trạng thất thoát vốn và không có khả năng trả nợ. - Chính quyền địa phương cần tổ chức phân công cán bộ, lãnh đạo các cấp theo dõi định hướng thị trường nông sản cho người dân và thường xuyên thông báo về tình hình giá cả thị trường sản phẩm hồ tiêu trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân có thể từng ngày nắm bắt được biến động giá cả để từ đó đưa ra thời điểm bán hợp lý cũng như các quyết định khác liên quan đến quá trình sản xuất của mình một cách chính xác. - Xây dựng các cơ sở đứng ra thu mua sản phẩm để giúp người dân bán được sản phẩm với giá cao nhất tại thời điểm bán, vì nếu bán qua quá nhiều trung gian thì giá của sản phẩm sẽ thấp hơn. 3.2.2. Giải pháp cụ thể cho các hộ trồng tiêu * Quy hoạch vùng sản xuất: - Hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày, cần có sự đầu tư lớn nhất là khoản đầu tư ban đầu vì vậy quy hoạch vùng sản xuất là rất quan trọng, cần có giải pháp quy hoạch vùng chuyên canh cây hồ tiêu một cách đồng bộ và chặt chẽ trên diện tích đất đỏ bazan của xã nhằm tạo điều kiện tốt cho việc đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật, tưới tiêu và bảo vệ chăm sóc vườn hồ tiêu. - Đối với những vườn hồ tiêu quá xấu, quá lẫn tạp, mang lại hiệu quả kinh tế không đáng kể thì mạnh dạn phá bỏ và trồng mới - Bố trí mật độ cây trồng hợp lý để tránh tình trạng tranh giành các điều kiện sống làm cho hồ tiêu sinh trưởng và phát triển kém dẫn đến hiệu quả thấp. * Kỹ thuật: - Kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc trồng hồ tiêu, nhằm tạo ra được một vườn hồ tiêu cho năng suất cao và ít sâu bệnh. Trong khi đó người dân chỉ mới nắm kỹ thuật cơ bản về trồng hồ tiêu do đó vấn đề thâm canh và chăm sóc chưa đúng mức đã làm cho các vườn hồ tiêu ngày càng kiệt quệ, đặc biệt là biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp trên cây hồ tiêu. Trư ờng Đạ i ọ Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 61 - Vào đầu mùa mưa nên đào các rãnh dọc theo giữa các hàng tiêu và hệ thống mương thoát nước xung quanh vườn tiêu để thoát nước cho vườn, tránh hiện tượng ngập úng. - Dọn sạch cỏ và mọi tàn dư thực vật trên vườn, thường xuyên xới đất mặt vườn để giúp đất thoáng khí, cắt tỉa những cành lươn trên cây. - Tỉa bớt cành những cây choái hoặc cây trồng khác trong vườn để tạo sự thông thoáng, giảm ẩm độ trong vườn cây, làm giảm sức cản để tránh hiện tượng cây đỗ ngã trong mùa mưa bão. Dùng các loại thuốc trừ tuyến trùng như Mocap, Cazinon 10H rải quanh gốc hồ tiêu rồi tưới nước cứ 3 tháng 1 lần, khoảng 50g cho một gốc tiêu. - Bón thêm phân hữu cơ nhất là phân rác ủ mục vì trong phân rác có nhiều loại vi sinh vật có khả năng tiêu diệt các nấm gây hại, hạn chế nấm và tuyến trùng. - Kỹ thuật bón phân phải đúng thời điểm, đúng cách và đúng số lượng. Nên bón vào đầu mùa mưa để tránh hiện tượng phân bón bị bóc hơi khi trời nắng, tỷ lệ giữa các loại phân bón phải hợp lý để tránh tình trạng thiếu hoặc thừa, không đáp ứng đúng nhu cầu của cây. Không nên bón một lúc mà nên chia ra bón nhiều đợt tuỳ theo nhu cầu từng thời điểm của cây. - Việc sử dụng thuốc BVTVcũng phải đúng cách và hợp lý, phải sử dụng kịp thời và đúng thuốc, đúng liều lượng nhằm tránh lãng phí khiến cây bị ngộ độc thuốc hoặc không đủ liều lượng sẽ không trị được sâu bệnh. - Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện kịp thời những cây bị sâu bệnh để điều trị, nếu không được thì đào bỏ đưa ra khỏi vườn và tiêu huỷ. Ngoài ra người dân cũng cần nắm vững các biện pháp kỹ thuật phơi sấy và bảo quản sản phẩm để tránh bị ẩm móc, đảm bảo vệ sinh an tòan thực phẩm. * Tưới tiêu: Diện tích trồng hồ tiêu của các hộ nông dân trong toàn xã chủ yếu là phụ thuộc vào nước trời và vào thời kỳ tháng 4, 5, 6 là thời kỳ khô hạn, nếu không đủ độ ẩm cho hồ tiêu thì tiêu sẽ dễ bị chết, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng hồ tiêu. Việc tưới nước đầy đủ cho hồ tiêu mang lại hiệu quả rất rõ rệt. Vì vậy cần phải xây dựng hệ thống tưới tiêu một cách khoa học. Do khâu tưới tiêu vẫn chưa được người dân quan tâm đúng mức nên hoạt động sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu. Vì vậy người trồng hồ tiêu nên: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 62 - Vào đầu mùa mưa nên làm hệ thống rãnh thoát nước xung quanh vườn để thoát nước khi có mưa lớn, không nên để nước đọng lại trên vườn hồ tiêu, nhất là ở trên gốc hồ tiêu. Ở những vườn tương đối bằng phẳng thì việc thoát nước sẽ có rất nhiều khó khăn vì vậy nên đào các rãnh sâu giữa các hàng cây để tích nước thoát nước cục bộ, tránh hiện tượng ngập úng, sâu bệnh. - Người dân nên nhận thức tầm quan trọng của nước tưới đối với cây hồ tiêu, đặc biệt là vào mùa khô nóng, từ đó nên đầu tư mua sắm các thiết bị phục vụ cho việc tưới nước cho cây hồ tiêu. * Nhân lực: Thực tế điều tra thì số lao động đầu tư cho việc sản xuất hồ tiêu chưa nhiều, cả lao động gia đình lẫn lao động thuê ngoài, kiến thức kỹ thuật và canh tác còn nhiều hạn chế, đồng thời lúc trái vụ vẫn còn nhiều lao động nhàn rỗi nên giải pháp đưa ra để việc sử dụng nhân lực có hiệu quả hơn, đó là: - Phát huy tối đa các nội lực, tranh thủ nội lực liên ngành và các cơ chế chính sách của tỉnh, huyện, xã tiếp tục thực hiện một số chủ trương hỗ trợ đầu tư cho sự phát triển. - Huy động nội lực bằng cách huy động nguồn lao động nhàn rỗi, sử dụng hiệu quả nguồn lao động sẵn có và có sự chuyển dịch lao động hợp lý trong từng ngành sản xuất, tránh tình trạng thiếu lao động trong thời gian thu hoạch và thừa lao động sau khi đã thu hoạch xong. Phải đầu tư mở rộng các ngành nghề khác để có thể sử dụng lao động lúc nhàn rỗi và tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân địa phương chăn nuôi, dịch vụ buôn bán, Bên cạnh đó cần bố trí cơ cấu cây trồng theo công thức luân canh, xen canh phù hợp, có như vậy mới đảm bảo tận dụng nguồn lao động của vùng một cách hiệu quả. - Tích cực tham gia các lớp tập huấn do các tổ chức khuyến nông thực hiện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và tiếp thu được các biện pháp kỹ thuật mới. - Thường xuyên theo dõi các chương trình truyền hình để nắm bắt các thông tin về thị trường hồ tiêu trên thế giới và trong nước. - Cần có biện pháp phân loại tiêu theo từng tiêu chuẩn chất lượng để nâng cao giá bán, nhằm làm tăng hiệu quả sản xuất hồ tiêu của hộ trong thời gian sắp tới. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 63 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu thực tế đề tài “ Hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị” tôi có một số kết luận như sau: - Vĩnh Kim là xã đồng bằng ven biển, sản xuất nông nghiệp thuần tuý. Nằm về phía Đông của huyện Vĩnh Linh. Giao thông đi lại thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc tương đối, chỉ đủ để đảm bảo cho vườn tiêu thoát nước, và vùng đất đỏ bazan rất thích hợp cho việc sản xuất cây hồ tiêu. Đây là một thế mạnh của địa phương nhưng chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng hồ tiêu. Khả năng đầu tư và cách chăm sóc, chi phí phân bón hàng năm của từng hộ gia đình là khác nhau do điều kiên lao động, kinh tế của họ là khác nhau, điều này cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của hồ tiêu. - Việc trồng cây hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim đã mang lại hiệu quả kinh tế nhưng đó chưa phải là tối ưu. Người dân cần biết tận dụng hết và hợp lý những nguồn lực sẵn có, chính quyền địa phương có cách để giúp người dân áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật và cách chăm sóc tiêu thì năng suất tiêu sẽ cao hơn nữa. Cây hồ tiêu không cần đầu tư quá nhiều, chỉ cần đúng kỹ thuật và đủ hàm lượng dinh dưỡng mà cây hồ tiêu cần. Cần có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa người dân và chính quyền địa phương để đảm bảo cho hoạt động sản xuất hồ tiêu ngày càng hiệu quả hơn. - Hồ tiêu là cây công nghiệp chủ lực của vùng đất đỏ bazan và mang lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ trồng tiêu trong xã Vĩnh Kim. Là một mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện chăm sóc, kỹ thuật bón phân, tưới nước Nhu cầu về sản phẩm hồ tiêu trên thế giới có xu hướng tăng và ổn định trong thời gần đây và sắp tới nhưng do cung biến động lớn nên cũng làm cho giá bán của hồ tiêu cũng biến động thất thường. Những năm trước giá hồ tiêu giãm thấp nhưng trong 5 năm từ 2007 đến 2011 thì giá hồ tiêu liên tục tăng, đặc biệt giá tăng đột biến từ giai đoạn tháng 7 năm 2010 và duy trì liên tục đến ngày nay. Theo hiệp hội hồ tiêu thế giới IPC dự báo giá hồ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 64 tiêu sẽ có xu hướng tăng lên trên thị trường thế giới. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho người trồng hồ tiêu nhưng cũng là một cảnh báo cho người dân không nên trồng thêm quá nhiều hồ tiêu mới để tránh hiện tượng trồng rồi lại chặt như những năm trước mà nên tập trung đầu tư hơn nữa trên diện tích sẵn có và nếu trồng thêm thì chỉ nên trồng với diện tích vừa phải. - Có được những thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất tiêu trên địa bàn. Sự bất ổn của thời tiết, sâu bện gây hại, hệ thống giao thông thuỷ lợi phục vụ sản xuất chưa thật sự hoàn thiện, nguồn đầu tư cho sản xuất còn hạn hẹp do đời sống của hộ còn thấp và còn phụ thuộc nhiều vào vốn vay và các nguồn vốn tự có(giống, phân bón, lao động gia đình) nên tính chủ động trong sản xuất chưa cao. Giá cả các yếu tố đầu vào ngày càng tăng mạnh. Sản xuất theo kinh nghiệm vẫn là chính mặc dù ban khuyến nông xã đã thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật. Bên cạnh đó sự thiếu linh hoạt trong việc nắm bắt các thông tin thị trường của người dân và sự hạn chế về số lượng người thu gom nhỏ đã dẫn đến hiện tượng ép giá, gây khó khăn cho người dân. Tóm lại, hồ tiêu là cây công nghiệp đã trải qua nhiều bước “ thăng - trầm” ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên hiệu quả mà cây hồ tiêu mang lại là không thể phủ nhận. Định hướng và tập trung để nâng cao hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu là hướng đi rất đúng đắn để phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân ở những vùng đất đỏ bazan. 2. KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu những mặt thuận lợi cũng như khó khăn của việc sản xuất hồ tiêu ở xã Vĩnh Kim, cũng như theo chủ trương và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã để phát triển hoạt động sản xuất hồ tiêu trên địa bàn, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: 2.1. Đối với Nhà nước Hồ tiêu là nông sản xuất khẩu có giá trị cao, có đến trên 90% sản phẩm hồ tiêu được xuất khẩu ra thị trường thế giới và hồ tiêu Việt Nam đang có vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế, vì vậy cần có sự đầu tư và quan tâm đúng mức của Nhà nước: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 65 - Hoàn thiện các hệ thống chính sách, đặc biệt là các hệ thống chính sách đối với nông nghiệp, đồng thời thực thi giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách đó ở các cơ sở, như chính sách đất đai, chính sách thuế, miễn thuế nông nghiệp có tín dụng ưu đãi, bảo hộ và bảo trợ giá nông nghiệp, khuyến khích nông dân làm giàu, quan tâm hơn nữa đến công tác khuyến nông, công tác đào tạo cán bộ - Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với diều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của từng vùng. Đồng thời có các chính sách ổn định giá đầu vào và đầu ra theo hướng có lợi cho người sản xuất. - Định hướng sản xuất một cách lâu dài để người dân yên tâm sản xuất, tránh hiện tượng sản xuất hàng loạt không kiểm soát được. - Nhà nước sớm thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm nhập khẩu, sản xuất và cung ứng các giống tiêu phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, địa phương, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về cây tiêu cho người dân. - Đầu tư phát triển đào tạo kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức về sản xuất nông nghiệp hàng hoá cho người nông dân. - Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường và trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng vùng về sản xuất hồ tiêu nhằm tạo điều kiện tốt cho đầu tư thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật. Tăng cường tiếp thị, thu hút đầu tư công nghệ chế biến hồ tiêu tinh, xây dựng doanh nghiệp, thương hiệu mặt hàng hồ tiêu Việt Nam. - Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nòi riêng nhằm tạo điều kiện tốt cho công tác vận chuyển vật tư đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra, góp phần giảm giá thành sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. 2.2. Đối với chính quyền địa phương - Cần có sự đầu tư hỗ trợ vốn vay và kỹ thuật để người dân có điều kiện đầu tư vào sản xuất. Mở các lớp tập huấn và hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây hồ tiêu. - Đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, kênh mương, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất tiêu. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 66 - Chính quyền đia phương nên đứng ra làm cầu nối trung gian để tạo sự gắn kết giữa người dân và các doanh nghiệp thu mua hồ tiêu nhằm tạo thị trường ổn định cho người trồng hồ tiêu đồng thời chính quyền địa phương nên nắm bắt thông tin về giá cả và nhu cầu thị trường để từ đó tạo ra kênh thông tin cho người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trực tiếp gặp mặt và trao đổi. - Khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn để đầu tư hơn nữa cho việc trồng tiêu, đồng thời hướng dẫn người dân cách sử dụng vốn vay có hiệu quả và an toàn. Đối với những hộ nghèo không đủ nguồn lực sản xuất, chính quyền xã nên tạo điều kiện cho hộ nông dân vay vốn ưu đãi để tiến hành sản xuất. - Chính quyền cần đứng ra kêu gọi các dự án đầu tư trong và ngoài nước giúp đỡ, hỗ trợ bà con đầu tư thâm canh cây hồ tiêu nhằm phát huy tối đa các tiềm năng sẵn có của xã. - Tăng cường công tác bảo vệ an ninh, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp phá hoại thành quả sản xuất của người khác để người dân trên địa bàn xã yên tâm đầu tư vào sản xuất 2.3. Đối với hộ sản xuất hồ tiêu - Mạnh dạn vay vốn đầu tư vào mua sắm thiết bị, tư liệu sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất. Tăng cường thêm lượng phân bón cho hồ tiêu, đặc biệt là phân hữu cơ để nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng, kháng trừ sâu bệnh, nhất là đối với những hộ nghèo. - Tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật và các tổ chức, hội nhằm giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, đồng thời cập nhật được thông tin thị trường, giá cả - Cần cải cách và sáng tạo hơn nữa trong việc phơi và bảo quản hồ tiêu. Phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh bụi bẩn, nấm móc, tăng cường việc chế biến hồ tiêu trắng để có thể tăng giá trị xuất khẩu hồ tiêu, mang lại giá trị thu nhập cao hơn. - Nên tính toán hợp lý cho các chi phí thuốc BVTV, chi phí giống, phân bón, lao động đầu tư hợp lý và bảo đảm hiệu quả kinh tế. Tránh tình trạng bên quá thừa, bên quá thiếu, không cân đối giữa các loại chi phí. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 67 - Đối với những hộ gia đình có quy mô lớn nhưng sản xuất không có hiệu quả thì sớm tìm hiểu nguyên nhân để từ đó tìm được biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả kinh tế, như thay đổi cách thức sản xuất, cách thức đầu tư các yếu tố đầu vào, để sản xuất hiệu quả hơn, cho ăng suất, sản lượng cao hơn để tương xứng với quy mô diện tích trồng hồ tiêu của gia đình. - Trong thời kỳ Việt Nam đang hội nhập và phát triển, các hàng hoá nông sản sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm vì vậy người dân cần tích cực nắm bắt thông tin thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó có thể tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tránh được những sự tổn thương không đáng có. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Lý thuyết thống kê, TS. Hoàng Hữu Hòa, trường Đại học Kinh Tế - Huế. 2. Bài giảng Kinh tế nông nghiệp, ThS. Phạm Thị Thanh Xuân, trường Đại học Kinh tế - Huế. 3. Giáo trình Kinh tế nông hộ và trang trại, PGS.TS Mai Văn Xuân, trường Đại học Kinh tế - Huế. 4. Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư, PGS.TS Nguyễn Văn Toàn, trường Đại học Kinh tế - Huế. 5. Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh năm 2009, 2010, 2011. 6. Báo cáo tình hình KT - XH - QPAN năm 2009, 2010, 2011 và nhiệm vụ đặt ra năm 2012 của xã Vĩnh Kim. 7. Tài liệu, số liệu thống kê của xã Vĩnh Kim năm 2009, 2010, 2011. 8. Websites: www.gso.gov.vn www.google.com 9. Bài thuyết trình xây dựng “chỉ dẫn địa lý” cho hồ tiêu Quảng Trị. 10. Khóa luận trước. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN Phụ lục 1: Tổng chi phí trên một sào trong suốt chu kỳ sản xuất ĐVT: 1000đ Năm Chi phí trực tiếp Khấu hao Tổng chi phí 1 9548,63 0,00 954863 2 5158,83 0,00 5158,83 3 4273,00 0,00 4273,00 4 3731,50 1054,47 4785,97 5 2774,30 1054,47 3828,77 6 3093,40 1054,47 4147,87 7 2710,00 1054,47 3764,47 8 2858,00 1054,47 3912,47 9 3721,00 1054,47 4775,47 10 3185,90 1054,47 4240,37 11 4350,00 1054,47 5404,47 12 3333,80 1054,47 4388,27 13 3184,20 1054,47 4238,67 14 2997,30 1054,47 4051,77 15 3172,40 1054,47 4226,87 16 2915,30 1054,47 3969,77 17 3130,40 1054,47 4184,87 18 2770,00 1054,47 3824,47 19 2643,50 1054,47 3697,97 20 3079,20 1054,47 4133,67 21 2973,30 1054,47 4027,77 22 3339,80 1054,47 4394,27 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN Phụ lục 2: Sản lượng, doanh thu trên 1 sào trong suốt chu kỳ sản xuất ĐVT: 1000đ Năm Sản lượng (kg) Đơn giá Doanh thu 4 40,19 147,54 5929,40 5 39,25 144,27 5662,50 6 35,31 191,62 6766,70 7 22,50 140,00 3150,00 8 91,00 148,90 13550,00 9 23,50 141,06 3315,00 10 63,61 148,17 9425,00 11 60,00 150,00 9000,00 12 56,00 149,39 8366,10 13 24,70 146,76 3625,00 14 37,44 167,43 6269,40 15 36,61 148,64 5441,70 16 39,90 148,15 5911,00 17 28,57 168,75 4821,40 18 15,00 245,80 3687,00 19 147,00 150,00 22050,00 20 71,44 144,78 10343,00 21 46,50 147,06 6838,30 22 24,29 146,18 3550,00 , Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN Phụ lục 3: NPVcho 1 sào hồ tiêu nhóm hộ điều tra năm 2011 ĐVT: 1000đ Năm HSCK (r = 10%) Tổng Cp Doanh thu Dt - Cp Khấu hao Dt - Cp + Kh NPV (r = 10%) 1 1,00 9548,63 0,00 -9548,63 0,00 -9548,63 -9548,63 2 0,91 5158,83 0,00 -5158,83 0,00 -5158,83 -4689,89 3 0,83 4273,00 0,00 -4273,00 0,00 -4273,00 -3531,21 4 0,75 4785,97 5929,40 1143,43 1054,47 2197,90 1651,28 5 0,68 3828,77 5662,50 1833,73 1054,47 2888,20 1972,64 6 0,62 4147,87 6766,70 2618,83 1054,47 3673,30 2280,75 7 0,56 3764,47 3150,00 -614,47 1054,47 440,00 248,38 8 0,51 3912,47 13550,00 9637,53 1054,47 10692,00 5487,13 9 0,47 4775,47 3315,00 -1460,47 1054,47 -406,00 -189,40 10 0,42 4240,37 9425,00 5184,63 1054,47 6239,10 2646,00 11 0,39 5404,47 9000,00 3595,53 1054,47 4650,00 1792,58 12 0,35 4388,27 8366,10 3977,83 1054,47 5032,30 1763,82 13 0,32 4238,67 3625,00 -613,67 1054,47 440,80 140,44 14 0,29 4051,77 6269,40 2217,63 1054,47 3272,10 947,93 15 0,26 4226,87 5441,70 1214,83 1054,47 2269,30 597,51 16 0,24 3969,77 5911,00 1941,23 1054,47 2995,70 717,17 17 0,22 4184,87 4821,40 636,53 1054,47 1691,00 367,96 18 0,20 3824,47 3687,00 -137,47 1054,47 917,00 181,38 19 0,18 3697,97 22050,00 18352,03 1054,47 19406,50 3491,23 20 0,16 4133,67 10343,00 6209,33 1054,47 7263,80 1187,63 21 0,15 4027,77 6838,30 2810,53 1054,47 3865,00 574,34 22 0,14 4394,27 3550,00 -844,27 1054,47 210,20 28,40 NPV= 8117,44 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN Phụ lục 4: B/C cho 1 sào hồ tiêu nhóm hộ điều tra năm 2011 ĐVT: 1000đ Năm HSCK(r=10%) Tổng Cp Doanh thu C(r=10%) B(r=10%) 1 1,00 9548,63 0,00 9548,63 0,00 2 0,91 5158,83 0,00 4689,89 0,00 3 0,83 4273,00 0,00 3531,21 0,00 4 0,75 4785,97 5929,40 3595,70 4454,76 5 0,68 3828,77 5662,50 2615,05 3867,49 6 0,62 4147,87 6766,70 2575,41 4201,44 7 0,56 3764,47 3150,00 2125,04 1778,18 8 0,51 3912,47 13550,00 2007,88 6953,86 9 0,47 4775,47 3315,00 2227,76 1546,45 10 0,42 4240,37 9425,00 1798,34 3997,14 11 0,39 5404,47 9000,00 2083,42 3469,50 12 0,35 4388,27 8366,10 1538,09 2932,32 13 0,32 4238,67 3625,00 1350,44 1154,93 14 0,29 4051,77 6269,40 1173,80 1816,25 15 0,26 4226,87 5441,70 1112,93 1432,80 16 0,24 3969,77 5911,00 950,36 1415,09 17 0,22 4184,87 4821,40 910,63 1049,14 18 0,20 3824,47 3687,00 756,48 729,29 19 0,18 3697,97 22050,00 665,26 3966,80 20 0,16 4133,67 10343,00 675,86 1691,08 21 0,15 4027,77 6838,30 598,53 1016,17 22 0,14 4394,27 3550,00 593,67 479,61 C=47124,38 B=47952,27 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN Phụ lục 5: IRR cho 1 sào hồ tiêu nhóm hộ điều tra năm 2011 ĐVT: 1000đ Năm HSCK(r=10%) Dt - Cp + Kh NPV(r=10%) HSCK(r=30%) NPV(r=30%) 1 1,00 -9548,63 -9548.63 1,00 -9548,63 2 0,91 -5158,83 -4689.89 0,77 -3968,17 3 0,83 -4273,00 -3531,21 0,59 -2528,33 4 0,75 2197,90 1651,28 0,46 1000,48 5 0,68 2888,20 1972,64 0,35 1011,16 6 0,62 3673,30 2280,75 0,27 989,22 7 0,56 440,00 248,38 0,21 91,17 8 0,51 10692,00 5487,13 0,16 1704,30 9 0,47 -406,00 -189,40 0,12 -49,78 10 0,42 6239,10 2646,00 0,09 588,35 11 0,39 4650,00 1792,58 0,07 337,13 12 0,35 5032,30 1763,82 0,06 280,80 13 0,32 440,80 140,44 0,04 18,91 14 0,29 3272,10 947,93 0,03 107,98 15 0,26 2269,30 597,51 0,03 57,64 16 0,24 2995,70 717,17 0,02 58,42 17 0,22 1691,00 367,96 0,02 25,37 18 0,20 917,00 181,38 0,01 10,64 19 0,18 19406,50 3491,23 0,01 172,72 20 0,16 7263,80 1187,63 0,01 49,39 21 0,15 3865,00 574,34 0,01 20,48 22 0,14 210,20 28,40 0,004 0,84 NPV1=8117,44 NPV2= -9569,92Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_san_xuat_ho_tieu_tren_dia_ban_xa_vinh_kim_huyen_vinh_linh_tinh_quang_tri_9632.pdf
Luận văn liên quan