Hình sự: Giải quyết tình huống giết người

Mục lục Trang Tình huống 1 Giải quyết vấn đề a : Phân loại tội phạm đối với tội giết người 1 b.loại cấu thành tội phạm đối với tội giết người . 2-3 c. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A ? Giải thích ? 3 d. Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào ? 3-4 giải thích ? e. Mức hình phạt mà tòa án có thể áp dụng đối với A . 4-5 cao nhất là bao nhiêu ? Giải thích ? f. Giả sử A là người nước ngoài và hành vi nói trên của A 5-6 xảy ra ở Việt Nam thì A có bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam không ? Giải thích ? Tình huống : A có ý định giết B ( đang có thai để trả thù). A nấp ở bụi cây gần nhà B để chuận bị giết B. Thấy A có nhiều dấu hiệu khả nghi nên đã bị đội tuần tra bắt và hành vi của A xác định là phạm tội giết người theo khoản 1 điều 93 BLHS Việt Nam. Giải quyết vấn đề: a : Phân loại tội phạm đối với tội giết người. - Theo qui định tại khoản 1 điều 93 BLHS về tội giết người thì người nào phạm tội qui định tại khoản 1 điều 93 sẽ phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Theo qui định tại khoản 3 điều 8 thì tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Mức hình phạt cao nhất qui định tai khoản 1 điều 93 BLHS là chung thân hoặc tử hình vì vậy dựa vào khoản 3 điều 8 thì những người phạm tội tại khoản 1 điều 93 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. - Theo qui định tại khoản 2 điều 93 BLHS về tội giết người thì mức hình phạt sẽ là bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Khung hình phạt cao nhất tại khoản 2 điều 93 là mười năm năm nằm trong khung hình phạt của nhóm tội rất nghiệm trọng qui định tại khoản 3 điều 8 với nội dung : tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù. Vì vậy những người phạm tội tại khoản 2 điều 93 là tội phạm rất nguy hiểm.

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4238 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình sự: Giải quyết tình huống giết người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình huống : A có ý định giết B ( đang có thai để trả thù). A nấp ở bụi cây gần nhà B để chuận bị giết B. Thấy A có nhiều dấu hiệu khả nghi nên đã bị đội tuần tra bắt và hành vi của A xác định là phạm tội giết người theo khoản 1 điều 93 BLHS Việt Nam. Giải quyết vấn đề: a : Phân loại tội phạm đối với tội giết người. - Theo qui định tại khoản 1 điều 93 BLHS về tội giết người thì người nào phạm tội qui định tại khoản 1 điều 93 sẽ phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Theo qui định tại khoản 3 điều 8 thì tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Mức hình phạt cao nhất qui định tai khoản 1 điều 93 BLHS là chung thân hoặc tử hình vì vậy dựa vào khoản 3 điều 8 thì những người phạm tội tại khoản 1 điều 93 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. - Theo qui định tại khoản 2 điều 93 BLHS về tội giết người thì mức hình phạt sẽ là bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Khung hình phạt cao nhất tại khoản 2 điều 93 là mười năm năm nằm trong khung hình phạt của nhóm tội rất nghiệm trọng qui định tại khoản 3 điều 8 với nội dung : tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù. Vì vậy những người phạm tội tại khoản 2 điều 93 là tội phạm rất nguy hiểm. b.Căn cứ vào phân loại cấu thành tội phạm theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được cấu thành tội phạm phản ánh, xác định loại cấu thành tội phạm đối với tội giết người. 1. Định nghĩa về cấu thành tội phạm ( CTTP) và phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh. CTTP là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được qui đinh trong luật hình sự. Phân loại : có 3 loại CTTP -CTTP cơ bản là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội- dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác. -CTTP tăng nặng là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể. -CTTP giảm nhẹ là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể. 2. Về tội giết người qui định tại điều 93 BLHS : - Khách thể tội phạm : Giết người là hành vi trái pháp luật của người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý tước bỏ quyền sống của người khác. - Mặt khách quan của tội phạm : Mặt khách quan của tội giết người thể hiện ở hành vi tước bỏ quyền sống của người khác một cách trái pháp luật bằng những thủ đoạn và phương tiện khác nhau gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. - Mặt chủ quan của tội phạm : Tội giết người được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, cũng có trường hợp do lỗi cố ý gián tiếp. - Chủ thể của tội phạm: tội giết người được thực hiện bởi bất kì người nào đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp. Tại khoản 1 điều 93 thì ngoài dấu hiệu định tội là giết người thì còn còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên như là giết nhiều người, giết phụ nữ mà biết là có thai, giết trẻ em …. Vì vậy CTTP ở khoản 1 điều 93 là CTTP tăng nặng. Tại khoản 2 điều 93 chỉ có dấu hiệu định tội của tội giết người, cũng không có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên hay giảm đi. Vì vậy CTTP ở khoản 2 điều 93 là CTTP cơ bản c. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A ? Giải thích ? - A có ý định giết B, và đã nấp ở bụi cây gần nhà B để đợi B về để giết. A đã nhận thức rõ hành vi của mình và thấy trước được hậu quả xảy ra là B bị nguy hiểm đến tính mạng. - A mong muốn hậu quả phát sinh đó là muốn B chết để trả thù. - Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (Điều 9 BLHS ) Vì vậy lỗi đối với hành vi phạm tội của A là lỗi cố y trực tiếp. d. Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào ? giải thích ? -Thứ nhất : A đã chuẩn bị hành vi phạm tội của mình đó là chuẩn bị kế hoạch phạm tội là nấp ở bụi cây gần nhà B để có điều kiện thích hợp có thể giết B khi B trở về nhà. Ngoài ra A còn biết B đi chơi chưa về chứng tỏ trước đó A thăm dò, tìm hiểu về B. -Thứ hai : Tất cả những hành vi chuẩn bị phạm tội của A đều chưa gây thiệt hại đến tính mạng hay sức khỏe của B. - Thứ ba : A có dấu hiệu khả nghi nên đã bị đội tuần tra bắt và không thực hiện được hành vi phạm tội của mình. Đây là nguyên nhân ngoài ý muốn A, A vẫn muốn tội phạm được hoàn thành. Tại Điều 17 BLHS qui định :Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. -Vì vậy qua những phân tích trên thì hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội. e. Mức hình phạt mà tòa án có thể áp dụng đối với A cao nhất là bao nhiêu ? Giải thích ? Đề bài cho A có ý định giết B ( đang có thai) nhưng không nêu rõ A có biết là B đang có thai hay không ? Vì vậy có hai trường hợp để có thể áp dụng mức hình phạt dành cho A. 1. Trường hợp 1 : A biết rõ là B có thai và có ý định giết để trả thù. Đối với trường hợp này A sẽ bị xử tại điểm b khoản 1 điều 93 về tội giết người với mức hình phạt cao nhất là 20 năm, chung thân và tử hình. Tuy nhiên A phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị nên áp dụng khoản 2 điều 52 về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội nên mức án cao nhất mà A phải nhận là 20 năm tù. 2. Trường hợp 2: A không biết B đang có thai và có căn cứ xác định A không biết B đang có thai thì A không thuộc trường hợp phạm tội giết phụ nữ mà biết là có thai. Vì vậy, trường hợp này A sẽ bị xử tại khoản 2 điều 93 về tội giết người với mức hình phạt cao nhất là mười năm năm. A phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội nên theo qui định tại khoản 2 điều 52 BLHS mức phạt của A không quá ½ mức phạt tù, tức là mức hình phạt mà tòa án có thể áp dụng đối với A cao nhất là 7,5 năm tù. f. Giả sử A là người nước ngoài và hành vi nói trên của A xảy ra ở Việt Nam thì A có bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam không ? Giải thích ? Trường hợp 1 : A bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam - Hành vi của A được xác định là phạm tội giết người theo điều 93 BLHS Việt Nam. Vì vậy theo điều 2 BLHS : “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự “ A phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình. - Hành vi phạm tội của A thực hiên trên lãnh thổ Việt Nam và theo qui định tại điều khoản 1 điều 5 BLHS Việt Nam : “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nghĩa là dù A là công dân nước ngoài, người không có quốc tịch thì vẫn bị xử lí theo pháp luật hình sự Việt Nam. Trường hợp 2: - Tuy nhiên theo qui định tại khoản 2 điều 5 BLHS Việt Nam thì A có thể không bị xử lí theo pháp luật hình sự Việt Nam mà giải quyết bằng con đường ngoại giao nếu A thuộc thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế. Việc giải quyết vấn đề người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam rất nhạy cảm vì nó liên quan đến quan hệ giữa hai nước. Vì vậy, bộ luật cần có các qui định để tôn trọng các thỏa thuận quốc tế, phù hợp về ngoại giao giữa các nước nhưng luôn giữ được chủ quyền quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHình sự - Giải quyết tình huống giết người.doc
Luận văn liên quan