MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 4
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiờn cứu 4
1.2. Một số khái niệm cơ bản 6
1.2.1. Kĩ năng 6
1.2.1.1. Khỏi niệm về KN 6
1.2.1.2. Phân biệt kĩ năng và kĩ xảo 8
1.2.2. Quỏ trỡnh dạy học 9
1.2.3. KN dạy học 10
1.2.3.1. Khỏi niệm về KNDH 10
1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hỡnh thành KNDH cho SV 10
1.2.3.3. Hệ thống KNDH 11
1.2.3.4. Cấu trỳc của KNDH 15
1.2.3.5. Hỡnh thành KNDH 15
1.2.4. KN dạy học mụn Toỏn 16
12.4.1. Khỏi niệm 16
1.2.4.2. Cấu trỳc KNDH mụn Toỏn ở TH 16
1.2.4.3. Quỏ trỡnh hỡnh thành KNDH mụn Toỏn của SV ngành GDTH 17
1.3. Khỏi quỏt về mụn Toỏn ở TH 22
1.3.1. Mục tiờu 22
1.3.2. Đặc điểm môn Toán ở TH 23
1.3.3. PPDH mụn Toỏn ở TH 28
1.4. í nghĩa của việc hỡnh thành KNDH mụn Toỏn cho SV ngành GDTH 36
1.5. Tiểu kết chương 1 37
Chương 2: Thực trạng KNDH mụn Toỏn của GVTH 39
2.1. Khảo sỏt thực trạng 39
2.1.1. Mục đích khảo sát 39
2.1.2. Đối tượng khảo sát 39
2.1.3. Nội dung khảo sỏt 39
2.1.4. Phương pháp điều tra khảo sát 40
2.2. Phõn tớch kết quả. 40
2.2.1. Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH 40
2.2.2. Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH mụn Toỏn 43
2.2.3. Thực trạng KNDH mụn Toỏn của GVTH 45
2.2.4. Thực trạng rốn luyện KNDH mụn Toỏn của SV ngành GDTH 54
2.3. Kết luận chương 2 58
Chương 3: Quy trỡnh hỡnh thành KNDH mụn Toỏn cho SV ngành GDTH 60
3.1. Nguyờn tắc xõy dựng quy trỡnh 60
3.1.1. Nguyờn tắc mục tiờu 60
3.1.2. Nguyờn tắc hệ thống 60
3.1.3. Nguyờn tắc hiệu quả 60
3.1.4. Nguyờn tắc khả thi 61
3.2. Những KNDH cơ bản của môn Toán cần hỡnh thành cho SV ngành GDTH 61
3.2.1. KN tổ chức, giám sát hoạt động học tập cho HS 62
3.2.2. KN dự đoán và xử lí các tỡnh huống sư phạm xảy ra trong giờ học Toán 67
3.2.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi hỡnh thành KNDH mụn Toỏn cho SV ngành GDTH 68
3.3. Quy trỡnh hỡnh thành KNDH mụn Toỏn của SV ngành GDTH 69
3.3.1. Quy trỡnh chung 69
3.3.2. Quy trỡnh cụ thể 70
3.3.3. Các mức độ hỡnh thành KNDH mụn Toỏn cho SV ngành GDTH 803.4. Đánh giá tính khả thi của quy trỡnh 85
3.4.1. Quỏ trỡnh hỡnh thành một số KNDH mụn Toỏn 85
3.4.2. Kết quả bảng đánh giá tính khả thi của quy trỡnh 88
3.5. Kết luận chương 3 88
Kết luận và kiến nghị 90
Tài liệu tham khảo 92
Phụ lục
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc hỡnh thành KN sư phạm nói chung và KNDH nói riêng là một trong những mục tiêu cơ bản của quá trỡnh đào tạo GVTH có trỡnh độ đại học theo chương trỡnh mới. Đào tạo GVTH cần kiên trỡ với mục tiờu lấy việc hỡnh thành KN của nghề dạy học làm đặc trưng nổi bật cho quá trỡnh đào tạo ở trường sư phạm. Tuy nhiên, mặt đào tạo này cho đến nay vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, chưa tương ứng với vốn tri thức mà sinh viên được trang bị và chưa thể hiện được sự khác biệt về chất so với các hệ đào tạo khác thấp hơn. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do nội dung, cấu trúc, và quá trỡnh hỡnh thành cỏc KNDH ở trường sư phạm vẫn có những vấn đề chưa tường minh. Bậc tiểu học có những đặc thù riêng, mỗi GV sẽ phải dạy tất cả các môn học. Do vậy, trong quá trỡnh đào tạo ở trường sư phạm, việc hỡnh thành KN đũi hỏi phải chi tiết, đi vào từng môn học cụ thể và có quy trỡnh rốn luyện riờng cho mỗi mụn. Cú như vậy mới cung cấp cho SV một vốn KN nghề nghiệp cơ bản, tối thiểu cần thiết một cách chắc chắn, đạt được một trong những chuẩn nghề nghiệp của GVTH và tương ứng với trỡnh độ đào tạo để họ có thể hoàn thành tốt ngay từ đầu nhiệm vụ dạy học ở trường tiểu học.
Việc hỡnh thành KNDH môn toán cho SV ngành GDTH hiện nay cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Hầu hết các trường sư phạm vẫn chưa xây dựng được quy trỡnh rốn luyện KNDH mụn Toỏn cho SV, hoạt động rèn luyện KN của SV đang cũn mang tớnh chất tự mũ mẫm là chủ yếu. Do vậy trong quỏ trỡnh thực hiện họ cũn gặp nhiều lỳng tỳng và kết quả thu được từ hoạt động này nói chung là chưa cao. Chính vỡ vậy việc xõy dựng một quy trỡnh rốn luyện KNDH mụn Toỏn cho SV ngành GDTH đang là một vệc làm cấp bách để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho SV, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp cũng như nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở cấp Tiểu học hiện nay.
Từ những lí do trên chúng tôi quyết định đi đến chọn đề tài nghiên cứu là: “Hỡnh thành kỹ năng dạy học môn Toán cho sinh viên ngành Giỏo dục tiểu học”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV ngành GDTH.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khỏch thể nghiờn cứu
Hoạt động rèn luyện KNDH của SV ngành GDTH.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung và quy trỡnh hỡnh thành KNDH mụn Toỏn cho SV ngành GDTH
4. NHIỆM VỤ NGHIấN CỨU
4.1. Nghiờn cứu lớ luận: Làm rừ một số vấn đề về KN, KNDH và KNDH môn Toán.
4.2. Nghiờn cứu thực trạng: Tỡm hiểu thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH núi chung và KNDH mụn Toỏn núi riờng, thực trạng KNDH mụn Toỏn của GVTH và thực trạng rốn luyện KNDH mụn Toỏn của SV ngành GDTH.
4.3. Xõy dựng quy trỡnh hỡnh thành KNDH mụn Toỏn cho SV ngành GDTH và kiểm tra tớnh khả thi, tớnh hiệu quả của quy trỡnh.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nội dung và quy trỡnh hỡnh thành KNDH mụn Toỏn được xây dựng có thể góp phần nâng cao chất lượng của quá trỡnh hỡnh thành KNDH mụn Toỏn núi riờng cũng như KNDH nói chung cho SV ngành GDTH.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận, bao gồm những phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết; khái quát hoá các quan điểm vv
6.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm các phương pháp: Điều tra; lấy ý kiến chuyờn gia; tổng kết kinh nghiệm giỏo dục vv
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống hoá một số vấn đề về: KN, KNDH và KNDH môn Toán ở tiểu học.
- Làm rừ thực trạng KNDH mụn Toỏn của GVTH và việc hỡnh thành KNDH mụn Toỏn cho SV ngành GDTH.
- Đề xuất, xây dựng quy trỡnh rốn luyện KNDH mụn Toỏn cho SV ngành GDTH.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chương 3: Quy trỡnh hỡnh thành KNDH mụn Toỏn cho sinh viờn ngành GDTH.
108 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5086 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hình thành kỹ năng dạy học môn toán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..vv) mà chủ yếu là các đồ dùng trực quan. Tuy nhiên để sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán có hiệu quả yêu cầu GV có được những KN cơ bản khi sử dụng mỗi loại đồ dùng, một trong những KN quan trọng nhất quyết định chất lượng hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học đối với chất lượng dạy học môn Toán chính là KN lựa chọn và sử dụng đồ dùng đúng thời điểm.
* KN làm chủ giáo án, làm chủ thời gian của tiết học: Giáo viên phải chủ động được thời gian và kế hoạch dạy học của mình, đảm bảo truyền tải đủ nội dung trong đúng phạm vi thời gian cho phép.
* KN tổ chức các hình thức học tập khác nhau cho HS ở trong lớp: GV TH không thể duy trì một hình thức dạy học duy nhất trong một tiết học, đặc biệt đối với môn Toán là bộ môn tương đối khô khan. Vì vậy, cần sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học khác nhau trong một tiết học nhằm kích thích được hứng thú và niềm say mê học tập cho các em, tránh sự nhàm chán, đơn điệu. Một số hình thức dạy học thường được dùng như:
- Dạy học cá nhân: Nhằm tạo điều kiện để phát huy tối đa năng lực của mỗi HS. Dạy học cá nhân đòi hỏi GV có KN quan sát, phát hiện khó khăn của từng HS để đưa ra được những gợi ý, hoạt động phụ giúp HS kém hoàn thành được công việc học tập. Đồng thời, cần có những câu hỏi nâng cao để HS khá giỏi không cảm thấy nhàm chán, vì họ có khả năng hoàn thành công việc sớm hơn những HS khác.
- Dạy học theo nhóm: Hình thức dạy học này nhằm rèn KN giao tiếp, giúp HS có khả năng hợp tác với tập thể, có khả năng thích ứng được với hoàn cảnh, phát triển ngôn ngữ và tư duy. Để dạy học theo nhóm có kết quả tốt đòi hỏi GV có KN phân chia nhóm một cách khoa học và hợp lí tuỳ vào nội dung bài học và đối tượng HS cụ thể. Hơn nữa, việc giao nhiệm vụ cũng phải thật rõ ràng. HS phải bàn bạc, thảo luận, thực hành để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Dạy học toàn lớp: GV dạy học toàn lớp khi cần thông báo, giải thích tổng kết ý kiến của HS, hướng dẫn cho cả lớp thực hiện nhiệm vụ học tập, tổ chức cho cả lớp trao đổi ý kiến về một vấn đề nào đó.
3.2.1.2. Nhóm KNDH chuyên biệt
Là những KN dùng để tiến hành tổ chức các hoạt động học tập cho HS dựa vào cấu trúc riêng của từng kiểu bài cụ thể ở mỗi lớp, bao gồm các KNDH môn Toán sau:
* KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập cho HS trong tiết “hình thành kiến thức mới”.
* KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập cho HS trong tiết “thực hành, luyện tập, ôn tập”.
Trong phần PPDH các kiểu bài, chúng tôi đã phân chia PPDH các kiểu bài ở mỗi khối lớp có sự khác nhau. Chính vì vậy, việc xây dựng quy trình hình thành “KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập cho HS trong tiết hình thành kiến thức mới” cũng được phân theo khối lớp sẽ được trình bày một cách cụ thể hơn trong quá trình chúng tôi xây dựng quy trình ở phần sau.
3.2.2. KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong giờ học Toán
Thông qua kết quả nghiên cứu thực tiễn việc nhận thức của GVTH về KNDH cũng như thực trạng KNDH môn Toán của GVTH chúng tôi thấy rằng: Việc dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong giờ học Toán hiện nay vẫn đang còn là một vấn đề tương đối khó khăn với không ít GVTH. Hầu hết GV thường lúng túng trước các tình huống. Nguyên nhân dẫn đến KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm trong giờ Toán của GVTH còn hạn chế là:
- Do GV không có KN phán đoán trước tình huống.
- Nhiều GV chưa có được một kiến thức Toán học vững chắc nên khi gặp những tình huống ngoài dự kiến hoặc những tình huống phức tạp không đủ kiến thức để giải quyết.
- Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến khả năng xử lí tình huống yếu, kém của GV là khả năng phản ứng của GVTH trước các tình huống chậm, có thể họ đủ khả năng để giải quyết tình huống đó nhưng ngay tức khắc thì không biết làm thế nào dẫn đến làm cho giờ học trở nên bế tắc.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên chúng ta thấy rằng, việc hình thành KN dự đoán và xử lí tình huống sư phạm trong dạy học môn Toán cho GVTH cũng như SV ngành GDTH là một điều hết sức khó khăn. Để có được KN này đòi hỏi sự cố gắng cũng như năng lực vốn có của bản thân người GV là chủ yếu, mọi tác động bên ngoài chỉ là thứ yếu. Nói như vậy để thấy được rằng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường sư phạm, SV cần phải có ý thức tập luyện để hình thành KN này ít nhất phải đạt được ở mức độ tối thiểu. Để thuận lợi cho việc hình thành “KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong giờ học Toán”, chúng tôi phân thành những KN chi tiết hơn để xây dựng quy trình, cụ thể:
- KN dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra trong tiết Toán: Đây chính là khả năng dự đoán trước các tình huống của GV. Trong quá trình thiết kế các hoạt động học tập cho HS, căn cứ vào nội dung của bài học cũng như đặc điểm nhận thức HS của lớp mình về môn Toán mà GV có thể dự đoán được HS sẽ vướng mắc ở những chỗ nào. Cũng có thể GV chủ động chuẩn bị trước những tình huống gài bẫy để tạo ra các tình huống thú vị trong tiết học Toán.
- KN xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết học đã được dự đoán trước: Nếu tình huống diễn ra theo dự định của GV từ trước, GV xử lí tình huống đó theo kế hoạch mà mình đã định.
- KN xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết học mà chưa được dự đoán trước: KN xử lí các tình huống ngoài dự đoán, đối với loại tình huống này GV có thể xử lí được ngay cũng có thể không, vấn đề đặt ra ở đây là người GV phải có được KN xoay chuyển tình huống, làm thế nào để HS luôn tin tưởng vào năng lực của mình. Nếu biết GV có thể giải thích ngay cho HS tại lớp nhưng nếu chưa nắm vững bản chất của vấn đề thì không nên trả lời HS một cách qua loa, đại khái vì rằng toán học đòi hỏi tính chính xác cao.
Chúng tôi hy vọng rằng, với việc phân chia KNDH thành những KN nhỏ hơn như vậy để xây dựng quy trình sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc hình thành một số KNDH môn Toán cho SV ghành GDTH.
3.2.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH
Trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung xây dựng quy trình hình thành KNDH môn Toán cho hai KN cơ bản: “KN tổ chức giám sát các hoạt động học tập cho HS”. (Tổ chức các mối quan hệ giữa GV và HS, giữa HS với tài liệu học, giữa HS với nhau giúp HS chiếm lĩnh tri thức mới và cách thức hành động mới trong tiết học Toán) và “KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong giờ học Toán”. Điều đó không có nghĩa những KNDH môn Toán còn lại là không quan trọng và cần thiết, SV cần phải luyện tập một cách tích cực để hình thành được tất cả các KNDH môn Toán cần có nói riêng cũng như KNDH các môn học nói chung, đạt được ở mức cần thiết tối thiểu trước khi kết thúc khóa học.
Hệ thống tri thức có ảnh hưởng đến việc hình thành KN. Để hình thành KNDH môn Toán, trước hết SV phải trang bị cho mình một hệ thống tri thức toán học cơ bản về Toán đại cương: Đại số sơ cấp, hình học sơ cấp, cấu trúc đại số, lí luận dạy học môn Toán, PPDH môn Toán …vv, đó là những kiến thức cơ bản bắt buộc SV phải nắm. Ngoài ra, SV còn phải nắm vững kiến thức và có KN giải Toán tiểu học với mức độ từ dễ đến khó... Hệ thống tri thức này nó sẽ quy định việc hình thành KNDH của SV, SV nào có một hệ thống tri thức vững chắc thì việc hình thành KNDH sẽ trở nên thuận lợi hơn và ngược lại.
Dạy Toán ở tiểu học theo tinh thần đổi mới là sử dụng các PPDH hiện đại dựa trên cơ sở tổ chức các hoạt động học tập thích hợp cho học sinh. Vì thế cần phải trang bị cho SV các PPDH hiện đại trong dạy học môn Toán, giúp cho SV nắm vững các PPDH môn Toán ở tiểu học cũng như tổ chức hướng dẫn cho SV nắm vững quy trình sử dụng từng phương pháp và cách thức phối hợp các phương pháp trong giờ học Toán.
3.3. QUY TRÌNH HÌNH THÀNH KNDH MÔN TOÁN CHO SV NGÀNH GDTH
3.3.1. Quy trình chung
Bước 1: Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần đạt của việc rèn luyện ở từng KNDH môn Toán cụ thể.
Bước 2: Huy động những kiến thức đã học có liên quan đến KNDH môn Toán cần hình thành.
Bước 3: Tổ chức tập luyện (vừa quan sát mẫu vừa tập luyện theo mẫu). Tổ chức cho SV tập luyện các KNDH môn Toán thông qua các tiết tập giảng ở trường sư phạm và ở trường tiểu học.
Bước 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện KNDH môn Toán của SV.
3.3.2. Quy trình cụ thể
Trong giới hạn đề tài này chúng tôi chỉ xây dựng quy trình hình thành KNDH môn Toán cho hai KN: “KN tổ chức giám sát các hoạt động học tập cho HS”. (Tổ chức các mối quan hệ giữa GV và HS, giữa HS với tài liệu học, giữa HS với nhau giúp HS chiếm lĩnh tri thức mới và cách thức hành động mới trong tiết học Toán) và “KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong giờ học Toán”. Để thuận lợi cho việc tập luyện của SV, chúng tôi sẽ đi vào xây dựng quy trình chi tiết và cụ thể cho từng KNDH môn Toán một như đã phân chia ở trên.
3.3.2.1. Quy trình hình thành KN tổ chức, giám sát các hoạt động học tập cho HS
a. Nhóm KN chung
* KN giới thiệu bài
Bước 1: Lựa chọn ngữ liệu và hình thức giới thiệu sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS cũng như nội dung trọng tâm của bài.
Ngữ liệu dùng để giới thiệu là một tình huống, một câu hỏi, một bài toán có vấn đề mà HS chưa thể trả lời và có đáp số ngay được, đối với những bài có nội dung đơn giản hoặc HS đã được học sang tiết thứ 2 GV có thể đi thẳng vào giới thiệu trọng tâm nội dung bài học mới.
VD1: Với bài “Mi- li- mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích” (Toán 5), có thể sử dụng những câu hỏi sau:
1. Em nào liệt kê được tất cả những đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé?
2. Xăng- ti-mét vuông đã phải là đơn vị bé nhất chưa ?
Bước 2: GV chốt lại vấn đề và ghi tên bài lên bảng.
VD2: Ở VD1, sau khi đặt câu hỏi 2, để HS suy nghĩ một lúc rồi GV mới chốt lại vấn đề: Xăng- ti- mét vuông chưa phải là đơn vị đo diện tích bé nhất, để biết được đơn vị nào là đơn vị đo diện tích bé nhất hôm nay chúng ta sẽ học bài “Mi- li- mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích” (đồng thời GV ghi tên bài lên bảng).
* KN trình bày bảng
Bước 1: Căn cứ vào nội dung của từng tiết học để dự tính trước các phần bảng cần trình bày.
Bước 2: Kết hợp giảng và ghi những nội dung cần thiết lên bảng.
Nội dung ghi lên bảng trong quá trình dạy học môn Toán thường được sắp xếp theo trình tự sau:
- Tên môn học (Toán).
- Tên bài.
- Sau khi ghi tên môn học và tên bài nếu là tiết “hình thành kiến thức mới” bảng thường được chia làm hai phần:
Phần tay trái của bảng ghi bài toán bao gồm cả lời giải (nếu có) hoặc ví dụ và các quy tắc, phép toán, các công thức toán học...vv.
Phần tay phải là các bài tập luyện tập, không yêu cầu GV phải ghi tất cả các bài HS làm lên bảng, với bài tập đầu tiên GV nên ghi để làm mẫu cho HS, ở bài tập số 2,3… nên thay đổi hình thức HS làm vào bảng phụ hoặc làm trực tiếp vào vở bài tập.
VD1: Bài “Dấu hiệu chia hết cho 5” (Toán 4) có thể trình bày bảng như sau:
Tổng số: 30
Vắng: 0
Thứ 2 ngày 6 tháng 2 năm 2007
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 5
I. Ví dụ: II. Luyện tập
20:5=4 41:5=8 (dư 1) Bài 1. Trong các số 35; 8;57;
30:5=6 32:5=6 (dư 2) 4674; 3000; 945; 5553; 660.
40:5=8 53:5=10 (dư 3) a) Số chia hết cho 5: 35; 660
15:5=3 44:5=8 (dư 4) 35; 3000; 945
25:5=5 46:5=9 (dư 1) b) Số không chia hết cho 5:
35:5=7 37:5=7 (dư 2) 8; 57; 4674; 5553.
58:5=11 (dư 3) Bài 2: (Làm vào vở bài tập)
15:5=3 (dư 4) Bài 3: (Đề bài: SGK- Tr96)
Dấu hiệu chia hết cho 5: Bài làm
Các số có chữ số tận cùng là Các số có chứa ba chữ số
0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. 0,5,7 và đều chia hết cho 5 là
570, 750 và 705.
- Đối với tiết “luyện tập, ôn tập, thực hành” bảng cũng được chia thành hai phần cho HS dễ quan sát nhưng phía tay trái và tay phải của bảng đều ghi thứ tự các bài tập và cách giải của mỗi bài nếu GV thấy cần thiết.
Thông thường nên chia bảng thành hai phần, tuy nhiên GV nên linh động không áp dụng một cách quá rập khuôn, tuỳ vào nội dung và dung lượng kiến thức của bài mà lựa chọn cách trình bày bảng cho hợp lí.
Bước 3: Kiểm tra lỗi chính tả trên bảng.
GV luôn luôn kiểm tra lỗi chính tả ở trên bảng lớp. Khi phát hiện sai lỗi chính tả cần phải đính chính kịp thời, tránh gây hiểu nhầm cho HS.
* KN trình bày lời giảng
Bước 1: Chuẩn bị kĩ lời giảng.
Xác định rõ điều cần giảng cho HS (Cái gì cần giảng? Giảng vào lúc nào? Giảng như thế nào? Vì sao cần giảng?). Nghiên cứu kĩ vấn đề cần giảng, tìm và lựa chọn ý chính rồi sắp xếp chúng theo một trật tự logic đi từ dễ đến khó đồng thời ghi ra phiếu các bước đi chủ yếu của bài giảng.
Bước 2: Tập giảng thử.
Sau khi chuẩn bị xong kế hoạch giảng, cần tự kiểm tra xem đã nắm chắc nội dung cần giảng hay chưa bằng cách giảng thử (có thể tự độc thoại).
Bước 3: SV tập trình bày lời giảng trước đối tượng chính là HS.
Trình bày lời giảng theo kế hoạch đã chuẩn bị trước nhưng GV cũng cần phải linh động trong những trường hợp cụ thể. Trong khi giảng, GV nên đứng ở một vị trí mà tất cả HS có thể nhìn rõ GV và thầy cô cũng có thể bao quát được các em, tránh đi lại quá nhiều trong phòng học làm phân tán suy nghĩ của HS.
Bước 4: SV tập kết thúc bài giảng.
Cuối phần giảng bài phải có phần tóm tắt nêu bật những ý chính để HS nắm chắc trọng tâm của bài học. Khi kết thúc bài giảng trong dạy học môn Toán có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau: Sử dụng những câu hỏi trực tiếp đi thẳng vào trọng tâm của bài; thông qua bài tập để nhắc lại một công thức hay một quy tắc toán học; nhiều khi GV cũng có thể kết thúc bài bằng cách tự tóm tắt nội dung trọng tâm của bài cho HS nghe. Tuỳ vào độ khó của bài cũng như đặc điểm nhận thức của HS để lựa chọn cách kết thúc bài hợp lí.
* KN sử dụng câu hỏi
+ KN thiết kế câu hỏi
Bước 1: Nắm vững nội dung và trình tự kiến thức của bài.
Bước 2: Liên hệ các kiến thức của bài với những kiến thức toán học có liên quan mà HS đã được học trước đó (kiến thức HS học ở bài trước, lớp trước hoặc kiến thức có liên quan ở những môn học khác).
VD: Với bài “Dấu hiệu chia hết cho 5” kiến thức mà GV cần liên hệ là các bảng chia mà HS đã được học ở lớp 3.
Bước 4: Lựa chọn loại câu hỏi phù hợp với mục đích và nội dung cần hỏi.
Bước 5: Thiết kế hệ thống câu hỏi để sử dụng trong tiết Toán.
VD: Khi dạy bài “Dấu hiệu chia hết cho 5”, có thể thiết kế hệ thống câu hỏi để sử dụng trong quá trình hướng dẫn HS tìm hiểu bài như sau:
- Em hãy liệt kê những số chia hết cho 5? (HS liệt kê - GV ghi những số HS liệt kê lên bảng)
- Em hãy liệt kê những số không chia hết cho 5? (có số dư là 1,2,3,4,5…).
- Những số ở bảng chia hết cho 5 có đặc điểm gì? (Nếu trường hợp HS không phát hiện ra GV có thể dùng câu hỏi phụ để gợi ý: Những số chia hết cho 5 là những số có chữ số tận cùng là mấy?).
- Những số như thế nào thì không chia hết cho 5?
- Em hãy cho biết dấu hiệu chia hết cho 5?
- Số 450 có chia hết cho 5 không ? Vì sao?
+ KN đặt câu hỏi
Bước 1: Đặt câu hỏi cho HS.
GV nêu câu hỏi cho HS, sau khi đưa ra câu hỏi GV trừ ra khoẳng thời gian ít nhất là 30 giây để hầu hết HS có đủ thời gian suy nghĩ. Đặc biệt với môn Toán có những câu hỏi đòi hỏi cần phải tính toán thì yêu cầu về thời gian lâu hơn.
Bước 2: Chỉ định HS trả lời.
Một câu hỏi đưa ra không nên để duy nhất một HS trả lời, nên có khoảng 2-3 em trả lời bổ sung cho nhau. Tuỳ vào cách GV tổ chức hình thức dạy học để lựa chọn HS trả lời, dạy học cá nhân yêu cầu HS phải giơ tay, dạy học theo nhóm bắt buộc đại diện của tất cả các nhóm phải trả lời và bổ sung cho nhau, cũng có những câu hỏi đưa ra yêu cầu cả lớp phải trả lời đồng thanh.
Bước 3: Nhận xét câu trả lời của HS.
Đối với môn Toán đòi hỏi tính chính xác cao, câu hỏi GV đưa ra bao giờ cũng có đáp án rõ ràng vì vậy khi nhận xét GV phải khẳng định được câu trả lời của HS là đúng hoặc sai hay còn thiếu sót ở những điểm nào, tránh nhận xét một cách mập mờ. Trong quá trình nhận xét GV phải biết khuyến khích và khen ngợi đối với những HS có câu trả lời hay và độc đáo.
* KN sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán
Bước 1: Lựa chọn những đồ dùng dạy môn Toán học phù hợp với nội dung của bài.
VD: Với bài “Hình vuông, hình tròn” (Lớp 1), có thể chuẩn bị trước những đồ dùng như: Một số hình vuông và hình tròn bằng bìa (hoặc bẵng gỗ, nhựa) có kích thước và màu sắc khác nhau. Lựa chọn một số vật thật có bề mặt là hình tròn như quả bóng bàn, bóng đá, quả thị..., một số vật có bề mặt là hình vuông như hộp phấn hình lập phương, con súc sắc...
Bước 2: Kiểm tra chất luợng đồ dùng dạy học môn Toán trước khi mang vào sử dụng.
Bước 3: Sử dụng và hướng dẫn HS sử dụng trong quá trình dạy học.
Trong dạy học môn Toán, đồ dùng dạy học không chỉ là phương tiện dành riêng cho GV trong việc hướng dẫn HS tiếp thu bài mà nó còn là một công cụ, thông qua sử dụng đồ dùng giúp cho HS chiếm lĩnh tri thức một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, để HS sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán có hiệu quả cần phải có sự hướng dẫn cụ thể của GV.
VD: Trong bài “Xăngtimét. Đo độ dài” (Lớp1), HS muốn biết cách đo độ dài phải trực tiếp sử dụng thước kẻ với đơn vị đo là xăngtimét trực tiếp thực hành đo dưới sự hướng dẫn của GV.
* KN làm chủ giáo án, làm chủ thời gian của tiết học Toán
Bước 1: Thiết kế tốt mọi hoạt động dạy học.
Bước 2: Căn trước thời gian cho các hoạt động.
Bước 3: Giảng giải các nội dung thông tin theo trình tự đã định.
Bước 4: Giải quyết nhanh những vướng mắc, khó khăn HS gặp phải trong quá trình tiếp nhận thông tin.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho HS, GV phải luôn luôn nắm bắt được khả năng hiểu bài của các em. Khi gặp vấn đề khó khăn phức tạp, biết phân tích, giải thích cho giản dị, dễ hiểu. Sẵn sàng trả lời thỏa đáng những câu hỏi của HS đưa ra.
* KN tổ chức các hình thức dạy học khác nhau cho HS
Buớc 1: Thông báo về hình thức dạy học trước cho HS chuẩn bị.
Thường chỉ thông báo khi tổ chức cho các em học nhóm hoặc kết thúc học nhóm để chuyển sang hình thức dạy học khác.
Bước 2: Tổ chức các hình thức dạy học tương ứng với các hoạt động học tập của HS trong giờ học Toán.
Bước 3: Kiểm tra đánh giá ưu nhược điểm khi sử dụng hình thức dạy học đó.
b. Nhóm KNDH chuyên biệt
* KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập cho HS trong tiết “hình thành kiến thức mới”
+ Lớp 1:
Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu nội dung ở phần tình huống của phiếu học.
Bước 2: Giúp HS huy động kiến thức vốn sống đã có để phát hiện và giải quyết vấn đề.
Bước 3: Hình thành kiến thức mới cho HS.
Bước 4: Tổ chức cho HS diễn đạt kiến thức vừa chiếm lĩnh được dưới dạng ngôn ngữ nói.
GV cho HS nhắc lại công thức, quy tắc toán học nhiều lần. Hình thức tổ chức hỏi - đáp giữa GV và HS, HS đọc theo tổ hoặc cho HS đọc đồng thanh cả lớp.
Bước 5: Tổ chức, hướng dẫn HS thực hành, luyện tập thông qua một số bài tập ở SGK.
Có thể tổ chức hướng dẫn HS lớp 1 làm các bài tập ở SGK theo trình tự sau: (tuần tự làm từng bài một, không tiến hành cùng một lúc làm hai hoặc ba bài).
- GV ghi đề bài lên bảng. (Đối với những bài bao gồm nhiều phép tính, GV chỉ nên chọn một số phép tính tiêu biểu).
- Nhắc lại yêu cầu đề bài cho HS rõ. (Do đầu năm lớp 1 khả năng đọc của HS còn hạn chế, khi HS có khả năng đọc cả tiếng bước này nên để HS thực hiện).
- GV cùng với HS thực hiện một đến hai phép tính (hoặc yêu cầu của bài tập).
- HS tự làm bài vào vở (hoặc yêu cầu một số em lên bảng làm).
- GV tổ chức cho HS chữa bài lẫn nhau.
- GV đưa ra kết luận.
Đây là trình tự đầy đủ thường áp dụng khi hướng dẫn HS làm bài tập số 1, sang đến bài tập số 2 hoặc 3 khi HS đã quen thì GV có thể bỏ bớt một số khâu.
+ Lớp 2,3:
Bước 1: Tổ chức cho HS tự nêu yêu cầu của bài toán (hoặc yêu cầu của phần tình huống).
Bước 2: Bằng câu hỏi giúp HS phát hiện ra vấn đề cần giải quyết của bài toán (hoặc của tình huống).
Bước3: Tổ chức HS tự giải quyết vấn đề của bài toán.
Bước 4: Tổ chức cho HS tự hình thành và chiếm lĩnh tri thức mới.
Bước 5: Tổ chức, hướng dẫn cho HS thực hành, luyện tập cũng cố các tri thức vừa chiếm lĩnh được thông qua một số bài tập ở SGK.
+ Lớp 4,5:
Vì cấu trúc của kiểu bài “hình thành kiến thức mới” ở lớp 4,5 cơ bản giống với lớp 2,3. Chỉ khác nhau ở chỗ mức độ trừu tượng và khái quát về nội dung kiến thức của lớp 4,5 cao hơn so với lớp 2,3. Do vậy có thể áp dụng quy trình dạy học kiểu bài “Hình thành kiến thức mới” ở lớp 2,3 cho lớp 4,5. Tuy nhiên, khi dạy học cần lưu ý đến đối tượng HS để lựa chọn hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp.
* KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập của HS trong tiết “Thực hành, luyện tập, ôn tập” (từ lớp 1 đến lớp 5)
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn cho HS phát hiện ra vấn đề cần giải quyết trong các bài tập.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS nêu lên được đề bài yêu cầu gì?
Bước 2: Giúp HS phát hiện ra kiến thức mới trong các dạng bài toán khác nhau (kiến thức được học trong tiết “hình thành kiến thức mới” ở tiết trước).
Làm thế nào để HS biết được bài toán đó cần áp dụng công thức hay quy tắc toán học nào mà các em đã được học ở tiết truớc để giải.
Bước 3: Tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK.
Bước 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả làm bài tập của HS.
Có hai hình thức kiểm tra, có thể cho HS tự kiểm tra chéo bài của nhau hoặc GV kiểm tra bài cho HS. Thông thường trong tiết luyện tập GV nên đánh giá kết quả làm bài của HS bằng điểm số để biết được khả năng hiểu bài của các em đến đâu cũng như giúp HS nhận ra sai sót của mình trong quá trình làm bài.
Bước 5: Chữa bài làm của HS.
Chỉ chữa đối với những bài HS làm còn sai và chữa sau khi chấm hoặc đã kiểm tra đánh giá. Có hai hình thức chữa bài.
- Đối với những bài khó thì GV nên trực tiếp chữa bài và giảng lại thật cụ thể cho HS hiểu.
- Đối với bài dễ nhưng vẫn còn những HS làm sai, GV có thể gọi những HS khá, giỏi lên chữa bài.
3.3.2.2. Quy trình hình thành KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán
a. KN dự đoán trước các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán.
Bước 1: Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm nhận thức của HS mà mình sẽ thực hiện tiết dạy.
Bước 2: Thiết kế các hoạt động học tập cho HS.
Bước 3: Căn cứ vào hai bước trên để dự đoán tình huống HS có thể gặp vướng mắc khó khăn trong quá trình học tập.
Bước 4: Dự kiến trước một số giải pháp xử lí tình huống.
b. KN xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết học đã được dự đoán trước.
Bước 1: Phân tích, nhận dạng tình huống.
Bước 2: Xác định vấn đề trọng tâm cần giải quyết.
Bước 3: Lựa chọn một giải pháp tối ưu nhất trong các giải pháp đã dự kiến để giải quyết tình huống.
Bước 4: Rút ra bài học kinh nghiệm.
c. KN xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết học mà chưa được dự đoán trước.
Bước 1: Phân tích và nhận dạng tình huống.
Bước 2: Xác định nhanh vấn đề trọng tâm của tình huống, đề ra phương hướng giải quyết.
Bước 3: Liệt kê các phương án giải quyết, chọn phương án tối ưu và nêu lên cơ sở khoa học của cách giải quyết này.
Có hai cách lựa chọn phương án giải quyết:
- Đối với tình huống dễ, GV lựa chọn phương án tối ưu giải quyết thắc mắc ngay cho HS ngay tại lớp.
- Đối với loại tình huống khó mà ngay chính bản thân GV cũng đang gặp vướng mắc khó khăn thì cần phải suy xét thật kĩ truớc lúc đưa ra câu trả lời cho HS, không trả lời HS một cách mập mờ, thiếu cơ sở khoa học. Nếu chưa có đáp án chính xác có thể hẹn trò dịp khác nhưng ở đây đòi hỏi người GV đó phải có được KN xoay chuyển tình huống, làm thế nào để HS luôn tin tưởng vào năng lực của mình.
Bước 4: Rút ra bài học kinh nghiệm.
3.3.3. Các mức độ hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH
Việc luyện tập để hình thành được hệ thống KNDH theo quy trình như chúng tôi đã xây dựng ở phần trên có thể được chia làm bốn mức độ: Đạt ở mức độ 1 là “tốt”, mức độ 2 “khá”, mức độ 3 “trung bình” và mức độ 4 “yếu”.
3.3.3.1. KN tổ chức, giám sát các hoạt động học tập cho HS
a. Nhóm KN chung
* KN giới thiệu bài
Mức độ 1: Chọn được ngữ liệu giới thiệu phù hợp với nội dung trọng tâm của bài, cách giới thiệu của GV lôi cuốn được sự chú ý của HS.
Mức độ 2: Chọn ngữ liệu giới thiệu phù hợp với nội dung trọng tâm của bài. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ HS chưa thực sự bị lôi cuốn bởi cách vào bài của GV.
Mức độ 3: Giới thiệu đầy đủ kiến thức cần chuyển tải cho HS, tuy nhiên cách giới thiệu còn khô khan, không hấp dẫn và không lôi cuốn sự chú ý của HS.
Mức độ 4: Lựa chọn hình thức giới thiệu không phù hợp với nội dung trọng tâm của bài, làm cho việc giới thiệu bài của GV trở nên vô nghĩa đối với tiết học.
* KN trình bày bảng
Mức độ 1: Trình bày bảng đẹp, khoa học, hợp lí. Nội dung được ghi trên bảng là những kiến thức trọng tâm của bài.
Mức độ 2: Trình bày bảng khoa học, hợp lí, nội dung phản ánh hết kiến thức trọng tâm của bài, nhưng thao tác ghi bảng của GV còn chậm.
Mức độ 3: Ghi đủ những nội dung kiến thức cần có của bài học nhưng việc trình bày bảng của GV còn chưa khoa học. (Chữ viết xấu, phân bố nội dung cho các phần bảng chưa hợp lí…vv).
Mức độ 4: Trình bày bảng chưa khoa học, chữ viết xấu. Nội dung được ghi trên bảng không phản ánh hết nội dung trọng tâm của bài.
* KN trình bày lời giảng
Mức độ 1: Lời giảng được chuẩn bị một cách kĩ càng, GV giảng trôi chảy, mạch lạc, thu hút được sự chú ý của HS trong quá trình GV giảng bài.
Mức độ 2: Nội dung bài giảng được GV sắp xếp một cách logic, khoa học. GV giảng trôi chảy, mạch lạc. Tuy nhiên, tác phong lên lớp còn chưa đạt (VD: Đi lại hơi nhiều trong quá trình giảng bài, nói hơi nhanh…vv).
Mức độ 3: Nội dung cần giảng được GV sắp xếp một cách logic. Tuy nhiên, lời giảng GV chưa có được sự trôi chảy, mạch lạc cần thiết.
Mức độ 4: Lời giảng của GV còn lũng cũng, các nội dung cần giảng không được sắp xếp một cách khoa học, làm cho việc hiểu bài của HS trở nên khó khăn.
* KN sử dụng câu hỏi
Mức độ 1: Hệ thống câu hỏi GV đưa ra giúp HS nắm vững nội dung kiến thức của bài.(Câu hỏi dễ hiểu, hệ thống câu hỏi đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng HS…vv)
Mức độ 2: Hệ thống câu hỏi GV đưa ra giúp HS nắm vững hệ thống kiến thức của bài. Tuy nhiên câu hỏi chưa được đa dạng và phong phú, chưa đáp ứng hết nhu cầu nhận thức của các đối tượng HS ở trong lớp.
Mức độ 3: Câu hỏi xuyên suốt toàn bộ nội dung kiến thức của bài nhưng hệ thống câu hỏi do GV đưa ra chưa logic và khoa học.
Mức độ 4: Hệ thống câu hỏi không xâu chuổi hết nội dung kiến thức của bài, câu hỏi rườm rà, khó hiểu.
* KN sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán
Mức độ 1: Lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung kiến thức của bài. Việc sử dụng và hướng dẫn HS sử dụng đồ dùng mang lại hiệu quả cao cho giờ học.
Mức độ 2: Lựa chọn đồ dùng phù hợp với nội dung kiến thức của bài. Sử dụng đồ dùng đúng thời điểm trong tiết học, tuy nhiên thao tác của GV với đồ dùng còn chậm, làm kéo dài thời gian của tiết học.
Mức độ 3: Lựa chọn đồ dùng phù hợp với nội dung kiến thức của bài. Việc sử dụng đồ dùng của GV còn lúng túng và chưa đúng thời điểm.
Mức độ 4: Lựa chọn đồ dùng chưa thực sự phù hợp với nội dung kiến thức của bài. Sử dụng đồ dùng chỉ mang tính hình thức không mang lại hiệu quả cho tiết học.
* KN làm chủ giáo án, làm chủ thời gian của tiết học
Mức độ 1: Phân bố và sử dụng hợp lí thời gian cho nội dung của các phần trong bài giảng. Truyền tải đầy đủ nội dung thông tin cho HS trong một tiết học mà vẫn đảm bảo đúng thời gian quy định.
Mức độ 2: Làm chủ được thời gian của tiết học, truyền tải đầy đủ nội dung thông tin của bài học đến HS. Nhưng khi HS gặp vướng mắc khó khăn thì GV còn lúng túng.
Mức độ 3: Đảm bảo đủ thời gian cho tiết học nhưng việc phân bố thời gian cho nội dung của các phần trong bài giảng chưa hợp lí.
Mức độ 4: Chưa làm chủ được thời gian của tiết học, nội dung truyền tải không hết mà vẫn bị thiếu thời gian.
* KN tổ chức các hình thức dạy học khác nhau cho HS
Mức độ 1: Lựa chọn một cách hợp lí, khoa học các hình thức dạy học. GV sử dụng các hình thức dạy học thành thạo, mang lại hiệu quả cao cho tiết học.
Mức độ 2: Lựa chọn một cách hợp lí, khoa học các hình thức dạy học. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng khi chuyển từ hình thức dạy học này sang hình thức dạy học khác chưa được nhuần nhuyễn.
Mức độ 3: GV biết thay đổi các hình thức dạy học khác nhau trong một tiết học, tuy nhiên việc lựa chọn hình thức dạy học của GV chưa thực sự hợp lí, làm cho hiệu quả đạt được khi sử dụng các hình thức đó là chưa cao.
Mức độ 4: Việc lựa chọn và sử dụng các hình thức dạy học chỉ mang tính hình thức, không mang lại hiệu quả thực sự cho tiết học.
b. Nhóm KNDH chuyên biệt
* KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập cho HS trong tiết “hình thành kiến thức mới”
Mức độ 1: GV tổ chức tốt các hoạt động học tập của HS theo đúng trình tự lên lớp trong tiết “hình thành kiến thức mới”. HS nắm vững kiến thức của bài mới và hoàn thành được hệ thống bài tập cũng cố ở SGK.
Mức độ 2: GV tổ chức tốt các hoạt động học tập của HS theo đúng trình tự của một bài lên lớp trong tiết “hình thành kiến thức mới”. HS nắm vững kiến của bài mới nhưng vẫn có một bộ phận nhỏ gặp khó khăn trong việc giải quyết những bài tập khó ở phần bài tập cũng cố.
Mức độ 3: Việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS trong tiết “hình thành kiến thức mới” ở một số khâu GV còn lúng túng.
Mức độ 4: Tổ chức chưa tốt các hoạt động học tập cho HS trong tiết “hình thành kiến thức mới”. Gây khó khăn cho HS trong việc tiếp thu kiến thức mới của bài học cũng như giải quyết hệ thống bài tập cũng cố.
* KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập cho HS trong tiết “thực hành, luyên tập, ôn tập”
Mức độ 1: Tổ chức tốt việc hướng dẫn HS hoàn thành hệ thống bài tập, tạo cơ hội cho HS khá giỏi phát huy hết khả năng, tính sáng tạo của mình. Chấm chữa bài kịp thời, chính xác.
Mức độ 2: Tổ chức tốt việc hướng dẫn HS hoàn thành tốt hệ thống bài tập trong SGK. Chấm chữa bài kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, chưa tạo được cơ hội cho những HS khá giỏi phát huy hết khả năng của mình.
Mức độ 3: Quá trình tổ chức hướng dẫn của GV ở một số khâu còn lúng túng, dẫn đến còn một bộ phận nhỏ HS (những HS học yếu) còn cảm thấy khó khăn trong việc giải quyết những bài tập khó ở trong SGK.
Mức độ 4: GV còn lúng túng trong việc thực hiện tiết “thực hành, luyện tập, ôn tập” theo đúng quy trình, làm cho việc tiếp thu bài của HS trở nên khó khăn, nhiều HS lúng túng trong việc giải hệ thống bài tập ở trong SGK, không hoàn thành được tiết học theo đúng thời gian quy định.
3.3.3.2. KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán
a. KN dự đoán trước các tính huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán
Mức độ 1: Dự đoán được hết tất cả các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán.
Mức độ 2: Dự đoán được khoảng 70% các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán.
Mức độ 3: Dự đoán được khoảng 50% các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán.
Mức độ 4: Chỉ dự đoán được khoảng 20% các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong tiết học.
b. KN xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết học đã được dự đoán trước và chưa được dự đoán trước
Mức độ 1: Xử lí tốt tất cả các các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết Toán kể cả những tình huống chưa được dự đoán trước.
Mức độ 2: Xử lí tốt những tình huống đã được dự đoán trước, những tình huống ngoài dự đoán chỉ xử lí được khoảng 50% các tình huống xảy ra, 50% tình huống còn lại GV vẫn gặp khó khăn lúng túng.
Mức độ 3: Xử lí tốt những tình huống sư phạm đã được dự đoán trước, những tình huống ngoài dự đoán GV gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình xử lí.
Mức độ 4: Việc xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết Toán kể cả những tình huống đã được dự đoán trước vẫn còn khó khăn, lúng túng.
3.4. ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA QUY TRÌNH
Để sử dụng thành thạo quy trình dạy học môn Toán ở tiểu học, như chúng tôi đã trình bày ở trên, đòi hỏi SV phải tập luyện nó theo một hệ thống nhiệm vụ việc làm nhất định.
Vì thời gian nghiên cứu đề tài có hạn, cho nên quy trình hình thành một số KNDH môn Toán ở tiểu học, mà chúng tôi đề xuất không có điều kiện tiến hành thử nghiệm trên đối tuợng chính là SV. Nhưng để đánh giá tính khả thi của quy trình dạy học môn Toán ở hai nhóm KN: KN tổ chức giám sát các hoạt động học tập của HS và KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong tiết học Toán. Chúng tôi sẽ lựa chọn một số KN đặc trưng trong hai nhóm KN nói trên để xây dựng thành hệ thống việc làm cụ thể theo một trình tự nhất định cho SV luyện tập. Qua đó, thu thập ý kiến đánh giá của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, cán bộ quản lí là chuyên viên phụ trách TH của phòng GD&ĐT (ở huyện Can Lộc), cùng với ý kiến đánh giá của giáo viên phụ phách việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên của SV ngành GDTH truờng Đại học Vinh về tính khả thi của quy trình.
3.4.1. Quá trình hình thành một số KNDH môn Toán
3.4.1.1. Quá trình hình thành KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập cho HS trong tiết “hình thành kiến thức mới” (Từ lớp 1 đến lớp 5)
Nhiệm vụ 1: SV nắm vững quy trình hình thành KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập cho HS trong tiết “hình thành kiến thức mới”. Nắm vững quy trình cụ thể của từng lớp.
Nhiệm vụ 2: SV chọn một bài bất kì trong chương trình môn Toán tiểu học thuộc kiểu bài “hình thành kiến thức mới”, tiến hành soạn giáo án. Cần căn cứ vào các bước trong quy trình để soạn.
Nhiệm vụ 3: Tiến hành luyện tập theo nhóm SV, luyện tập thành thục các bước trong quy trình lên lớp của tiết “hình thành kiến thức mới” thông qua các tiết dạy với giáo án đã chuẩn bị trước. Các thành viên trong nhóm cần nhận xét, bổ sung cho nhau sau mỗi lần tập giảng.
Nhiệm vụ 4: Tiến hành tập giảng trên đối tượng chính là HS tiểu học. Cần có sự tham gia dự giờ và đánh giá của giáo viên hướng dẫn trong mỗi tiết dạy.
3.4.1.2. Quá trình hình thành KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập cho HS trong tiết “thực hành, luyện tập, ôn tập”.
Nhiệm vụ 1: SV nắm vững quy trình hình thành KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập cho HS trong tiết “thực hành, luyện tập, ôn tập”.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và nắm vững các dạng bài tập trong chương trình môn Toán ở tiểu học.
Nhiệm vụ 3: Chọn bài thuộc kiểu bài “thực hành, luyện tập, ôn tập”, tiến hành soạn giáo án và tập giảng theo nhóm.
Nhiệm vụ 4: Tiến hành luyện tập thông qua quá trình tập giảng trên đối tượng thật là HS tiểu học, nhằm thuần thục KN tổ chức tiết: “thực hành, luyện tập, ôn tập”.
3.4.1.3. Quá trình hình thành KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán
a. Quá trình hình thành KN dự đoán trước các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán
Nhiệm vụ 1: SV cần nắm vững quy trình hình thành KN dự đoán trước các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán ở tiểu học.
Nhiệm vụ 2: Chọn một số tiết cụ thể trong chương trình môn Toán tiểu học, dựa vào quy trình tập đưa ra các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong tiết học đó.
Nhiệm vụ 3: Tiến hành thảo luận theo nhóm về tính khả thi của tình huống.
Nhiệm vụ 4: Thông qua các tiết tập giảng trên đối tượng HS tiểu học để kiểm nghiệm tính đúng đắn của tình huống đã dự đoán trước. Rút ra ưu điểm, nhược điểm của các tình huống.
b Quá trình hình thành KN xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết học đã được dự đoán trước
Nhiệm vụ 1: SV cần nắm vững quy trình hình thành KN xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết học đã được dự đoán trước.
Nhiệm vụ 2: Làm việc theo nhóm, tập giải quyết tình huống theo quy trình với các tiết học Toán trong chương trình tiểu học đã được nhóm chọn sẵn.
Nhiệm vụ 3: Tập xử lí các tình huống thông qua tiết tập giảng trên đối tượng chính HS tiểu học.
c. Quá trình hình thành KN xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết học mà chưa được dự đoán trước
Nhiệm vụ 1: SV cần nắm vững quy trình hình thành KN xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết học mà chưa được dự đoán trước.
Nhiệm vụ 2: SV làm việc theo nhóm. Chia nhóm thành hai nhóm nhỏ, một nhóm đưa ra tình huống giả định trong quá trình dạy học môn Toán ở các tiết học cụ thể, nhóm còn lại trực tiếp đưa ra phương án giải quyết.
Nhiệm vụ 3: Luyện tập cách xử lí tình huống theo quy trình thông qua các tiết tập giảng trên đối tượng chính là HS tiểu học cũng như quá trình giảng dạy sau này của bản thân.
3.4.2. Kết quả bảng đánh giá tính khả thi của quy trình
Sau đây là bảng kết quả thăm dò ý kiến CBQL và GV phụ trách việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho SV về KNDH môn Toán.
TT
Tính khả thi của quy trình
Ý kiến
1
Quy trình khoa học, hợp lí. Nếu SV được luyện tập theo quá trình cụ thể như đề tài đề xuất thì có thể hình thành được KNDH môn Toán.
23 (71,8%)
2
Quy trình khoa học, hợp lí có thể sử dụng nếu được chỉnh sửa.
9(28,2%)
3
Quy trình không phù hợp với việc hình thành và rèn luyện KNDH môn Toán của SV ngành GDTH hiện nay.
0(0%)
Qua bảng thăm dò ý kiến của CBQL và giáo viên, hầu hết các ý kiến đều cho thấy:
- Quy trình khoa học, hợp lí. Nếu SV được luyện tập nó theo một quá trình nhất định với một hệ thống việc làm cụ thể (VD:Quá trình hình thành một số KN như trong đề tài đã xây dựng) thì sẽ hình thành được KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH.
- Để có thể sử dụng quy trình vào việc hình thành những KNDH môn Toán nhất định cần thực nghiệm để đảm bảo tính hiệu quả của nó.
3.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 chúng tôi tiến hành xây dựng quy trình hình thành một số KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH.
Cơ sở để xây dựng quy trình dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc mục tiêu.
- Nguyên tắc hệ thống.
- Nguyên tắc khả thi.
- Nguyên tắc hiệu quả.
Sau quá trình phân chia, chúng tôi lựa chọn và tiến hành xây dựng quy trình hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH ở hai nhóm KN.
- Nhóm KN tổ chức, giám sát các hoạt động học tập cho HS, trong đó chia làm hai nhóm nhỏ:
+ Nhóm KNDH chung: KN giới thiệu bài; KN trình bày bảng; KN trình bày lời giảng; KN sử dụng câu hỏi; KN sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán; KN làm chủ giáo án, làm chủ thời gian của tiết học; KN tổ chức các hình thức dạy học khác nhau cho HS.
+ Nhóm KNDH chuyên biệt: KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập cho HS trong tiết “hình thành kiến thức mới”; KN tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập cho HS trong tiết “thực hành, luyện tập, ôn tập”.
- Nhóm KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán:
+ KN dự đoán trước các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán.
+ KN xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết học đã được dự đoán trước.
+ KN xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong tiết học mà chưa được dự đoán trước.
Để đánh giá tính khả thi của quy trình chúng tôi đã chọn một số KN tiêu biểu trong hai nhóm KN nói trên xây dựng thành hệ thống việc làm cụ thể để SV có thể luyện tập và hình thành nó. Từ đó, làm cơ sở thu thập ý kiến đánh giá của CBQL giáo dục TH cũng như các GV phụ trách việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên môn Toán của SV ngành GDTH. Kết quả điều tra cho thấy: cơ bản số ý kiến đều cho rằng quy trình được xây dựng một cách khoa học, hợp lí. Nếu SV được luyện tập một cách có hệ thống, bài bản thì có thể hình thành được những KNDH môn Toán nói trên.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Việc hình thành và rèn luyện KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH là điều hết sức quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho SV.
1.2. Môn Toán ở tiểu học có những đặc thù nhất định, khi xây dựng cấu trúc KNDH môn Toán cần coi đây là một cơ sở để phân chia hệ thống KN.
1.3. Qua điều tra cho thấy hầu hết GV đã nhận thức được những KNDH nói chung và những KNDH môn Toán nói riêng. Tuy nhiên, số liệu điều tra cũng cho thấy nhiều GV còn gặp khó khăn lúng túng ở một số KN nhất định, đặc biệt là KN xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong giờ học Toán.
1.4. Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về việc nhận thức của GVTH cũng như của SV ngành GDTH về KNDH nói chung và KNDH môn Toán nói riêng, đa số ý kiến đều thống nhất cho rằng KNDH cơ bản và quan trọng nhất trong dạy học môn Toán mà GVTH cần phải có:“KN tổ chức giám sát các hoạt động học tập cho HS”. (Tổ chức các mối quan hệ giữa GV và HS, giữa HS với tài liệu học và giữa HS với nhau, giúp HS chiếm lĩnh tri thức mới và cách thức hành động mới trong tiết học Toán).
1.5. Để SV ra trường có được hệ thống KNDH môn Toán đạt được ở mức độ tối thiểu, yêu cầu bức thiết cần phải xây dựng hệ thống quy trình rèn luyện cụ thể để SV luyện tập và hình thành nó khi còn ngồi trên ghế nhà trường đại học cũng như quá trình giảng dạy sau này của bản thân.
2. KIẾN NGHỊ
1. Quy trình hình thành hai nhóm KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH mà đề tài đề xuất ở trên cần được cụ thể hoá để xác định được tính hiệu quả và tính khả thi của nó.
2. Những người làm công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy tại khoa GDTH ở các trường sư phạm cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện quy trình hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH.
3. Các trường sư phạm cần có hệ thống quy trình hình thành KNDH thật cụ thể (cho tất cả các môn học) để SV luyện tập và dễ dàng hình thành nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Như An (1993), Hệ thống KN giảng dạy trên lớp và quy trình rèn luyện KN đó cho SV khoa Tâm lí - Giáo dục, Luận văn Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Nguyễn Như An (1991), Giải bài tập tình huống sư phạm - một biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của SV, Thông báo (số 2), Trường ĐHSP Hà Nội.
3. Apduliana. O.A (1976), Về KN sư phạm (trong “Những vấn đề về giáo dục học đại cương cho GV tương lai” Matxcơva, (Bản dịch viết tay của Đinh Loan Luyến - Lê Khánh Bằng. Tổ tư liệu - ĐHSPHN I).
4. Côvaliôp.A.G (1971), Tâm lí học cá nhân T2, NXB GD, Hà Nội.
5. Nguyễn Hữu Dũng (1989), Những vấn đề đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng GV ở các nước trên thế giới, Dự báo giáo dục, Viện KHGD - Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Dũng (1995), Hình thành KN sư phạm cho giáo sinh sư phạm, Hà Nội.
7. Vũ Dũng (chủ biên - 2000), Từ điển tâm lí học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
8. N.G.KAZASKY, T.S.NAZAROVA (1983), Lí luận dạy học (cấpI), NXBGD, Hà Nội.
9. Phạm Minh Hạc (chủ biên - 1988), Tâm lí học (TậpI-II), NXB GD, Hà Nội.
10. PGS.TS. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Sách giáo khoa Toán lớp 1,2,3,4,5, NXB GD, Hà Nội.
11. PGS. TS. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Sách giáo viên Toán lớp 1,2,3,4,5, NXB GD, Hà Nội.
12. Phạm Văn Hoàn, Trần Thúc Trình, Phạm Gia Cốc (1981), Giáo dục học môn Toán, NXB GD, Hà Nội.
13. PGS.TS. Bùi Văn Huệ (1994), Tâm lí học tiểu học, NXB trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.
14. PGS.TS. Phạm Minh Hùng (2006), Hình thành KNDH một số môn học cho SV ngành GDTH, Đề tài cấp Bộ.
15. Nguyễn Phụ Hy (chủ biên - 2001), Dạy học môn Toán ở bậc tiểu học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
16. Ia.Lêrner (1997), Dạy học nêu vấn đề, NXB GD, Hà Nội.
17. Nguyễn Bá Kim (2005), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP Hà Nội.
18. Lêvitôp (1963), Tâm lí học lao động, Matxcơva.
19. Pêtrôpxki A.V (1976), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB GD, Hà Nội.
20. Piagiê J (1986), Tâm lí học và giáo dục học, NXB GD, Hà Nội.
21. Platơnôp, Tâm lí học và giáo giục học, NXB GD, Hà Nội.
22. Trần Trọng Thuỷ (1970), Tâm lí học T2, NXB GD, Hà Nội.
23. Trần Anh Tuấn (1996), Xây dựng quy trình tập luyện hình thành các KN giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực hành thực tập sư phạm, Luận văn Tiến sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.
24. Tsêbusêva V.V (1973), Tâm lí dạy học lao động, NXB GD, Hà Nội.
25. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GVTH, chu kì III (2003-2007). NXB GD, Hà Nội.
26. Tuyển tập các bài báo chuyên ngành GDTH, Thư viện Đại Học Vinh.
27. Viện Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ Hà Nội 1992.
28. Viện Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 2003.
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
PHIẾU 1: PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
( Phiếu điều tra nhận thức của GVTH về KNDH)
Xin thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin sau:
1. Theo thầy (cô) để thực hịên tốt hoạt động dạy học ở tiểu học, người giáo viên tiểu học cần phải có những KNDH nào?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Theo thầy (cô) trong những KNDH nói trên KN nào là KN cơ bản và quan trọng nhất?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU 2: PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
(Điều tra nhận thức của GVTH về KNDH môn Toán)
Xin thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin sau:
1. Theo việc thầy (cô) dạy học môn Toán ở tiểu học cần phải có những kĩ năng dạy học nào ?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Theo thầy (cô) để dạy tốt môn Toán ở tiểu học thì trong những kĩ năng dạy học nói trên KNDH nào là KN cơ bản và trọng nhất?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU 3: PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
(Điều tra thực trạng KNDH môn Toán của GVTH)
Xin thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin sau:
1. Thầy (cô) tự đánh giá về mức độ đạt đạt được của bản thân về các kĩ năng dạy học(KNDH) môn Toán ( Đánh dấu X vào ô mà thầy (cô) lựa chọn)
TT
Các KNDH môn Toán
Mức độ
Rất thành thạo
Thành thạo
Lúng túng
1
Kĩ năng (KN) xác định mục tiêu, yêu cầu của một bài lên lớp cụ thể trong toàn bộ chương trình môn toán ở tiểu học.
2
KN phân tích và lựa chọn nội dung bài học.
3
KN lựa chọn và sử dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nội dung bài học, trình độ và điều kiện học tập của HS.
4
KN thiết kế các hoạt động học tập chủ yếu.
5
KN tổ chức, giám sát các hoạt động học tập cho HS trong giờ học Toán.
6
KN xử lí các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán.
7
KN tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS.
PHIẾU 4: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
(Thăm dò về thực trạng KNDH môn Toán của GVTH)
Xin thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin sau:
1. Thầy (cô) hãy đánh giá về mức độ đạt đạt được về các kĩ năng dạy học (KNDH) môn toán của GVTH ở trường các thầy (cô) quản lí.
TT
Các KNDH môn Toán
Mức độ
Rất thành thạo
Thành thạo
Lúng túng
1
Kĩ năng (KN) xác định mục tiêu, yêu cầu của một bài lên lớp cụ thể trong toàn bộ chương trình môn toán ở tiểu học.
2
KN phân tích và lựa chọn nội dung bài học.
3
KN lựa chọn và sử dụng các phương pháp, phương tiện, hình thưc tổ chức dạy học phù hợp nội dung bài học, trình độ và điều kiện học tập của HS.
4
KN thiết kế các hoạt động học tập chủ yếu.
5
KN tổ chức, giám sát các hoạt động học tập cho HS trong giờ học Toán.
6
KN xử lí các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học Toán.
7
KN tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS.
PHIẾU 5: PHIẾU ĐIỀU TRA SINH VIÊN
(Điều tra về thực trạng rèn luyện KNDH môn Toán của SV)
Để có cơ sở cho việc xây dựng quy trình hình thành KNDH nôm Toán cho SV nghành GDTH, mong các anh (chị) hãy trả lời một số câu hỏi sau:
1. Theo anh (chị) KNDH môn Toán nào là quan trọng nhất?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………
2. KNDH môn Toán nào mà anh chị thấy còn gặp vướng mắc và khó khăn nhất trong quá trình sử dụng?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Anh chị hãy đánh giá mức độ đạt đựơc của bản thân khi sử dụng các KNDH môn Toán nói chung sau quá trình luyện tập ở trường sư phạm? (Đánh dấu X vào ô mình chọn)
Lúng túng
Thành thạo
Rất thành thạo
4. Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc rèn luyện KNDH môn Toán nói trên của anh (chị) trong quá trình học tập tại trường Đại học chưa đạt kết quả cao là vì:
1- Tri thức khoa học và sư phạm mà anh chị được cung cấp ở trường sư phạm chưa gắn liền với thức tiễn dạy học môn Toán ở trường TH
2- Bản thân các anh (chị) chưa có một phương pháp học tập và rèn luyện các KNDH môn Toán một cách hợp lí và khoa học.
3- Quá trình rèn luyện KNDH môn Toán chưa có được một quy trình cụ thể và chi tiết.
4- Thời gian dành cho hoạt động rèn luyện KNDH chưa nhiều.
5- Những nguyên nhân khác.
……………………………………….………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………
5. Để nâng cao chất lượng của việc hình thành KNDH môn Toán của SV nghành GDTH, theo anh ( chị) cần có những giải pháp nào?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU 6:
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA CBQL VÀ GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCHVIỆC RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN CHO SV VỀ KNDH MÔN TOÁN
Sau khi nghiên cứu về quy trình hình thành một số KNDH môn Toán cũng như quá trình để SV hình thành nó mà chúng tôi đã đề xuất trong luận văn, xin thầy (cô) vui lòng cho biết một vài ý kiến đánh giá:
1. Thầy (cô) cho biết ý kiến đánh giá của mình về quy trình hình thành một số KNDH môn Toán cũng như quá trình để hình thành nó mà chúng tôi đã xây dựng vào bảng sau. (Đánh dấu X vào ô mà thầy (cô) chọn).
TT
Tính khả thi của quy trình
Ý kiến
1
Quy trình khoa học, hợp lí. Nếu SV được luyện tập theo quá trình cụ thể như đề tài đề xuất thì có thể hình thành được KNDH môn Toán.
2
Quy trình khoa học, hợp lí có thể sử dụng nếu được chỉnh sửa.
3
Quy trình không phù hợp với việc hình thành và rèn luyện KNDH môn Toán của SV ngành GDTH hiện nay.
2. Xin thầy (cô) vui lòng đóng góp thêm một vài ý kiến để quy trình mà chúng tôi đưa ra thực sự có hiệu quả trong việc hình thành và rèn luyện KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………