1. Trình bày những cơ sở lý luận chung về chiến lược kinh doanh.
2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh viễn thông của trung tâm STelecom, từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của S-Telecom, phân tích
các tác động của môi trường bên ngoài để tìm ra những thách thức, nguy
cơ tác động đến sự phát triển của S-Telecom để đánh giá năng lực cạnh
tranh của S-Telecom.
3. Trên cơ sở mục tiêu phát triển của SPT, mục tiêu phát triển của STelecom và các lý luận, phân tích trình bày trên, đề tài đề xuất các chiến
lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đồng thời đề xuất một
số giải pháp và kiến nghị nhằm thực thi chiến lược hiệu quả.
95 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của trung tâm điện thoại di động CDMA S-TELECOM từ năm 2010 đến năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin, trao đổi thông tin nội bộ
còn chồng chéo, tốc độ xử lý thông tin chậm, trình độ nhân lực xử lý thông tin còn
hạn chế, đặc biệt là các thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, tài chính, kế
toán.
Tóm lại: với hệ thống thông tin hiện đại, nếu hoàn thiện quá trình xử lý
thông tin thì sẽ phần nào hạn chế những yếu kém của S-Telecom.
3.1.2.7 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của S-Telecom (IFE ).
Qua phân tích đánh giá trên, đồng thời tham khảo ý kiến một số chuyên gia
(bao gồm 30 lãnh đạo ở cấp phó phòng của Công ty SPT, S-Telecom và các chuyên
viên đang công tác tại SPT và S-Telecom theo hình thức trao đổi trực tiếp), tác giả
xây dựng được ma trận các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của S-Telecom như sau:
52
Bảng 3.4: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của S-Telecom (IFE)
Stt Các yếu tố chủ yếu bên trong Mức độ
quan trọng
Phân loại Số điểm
quan trọng
1 Thương hiệu được nhiều người biết. 0.15 4 0.60
2 Lao động giỏi và giàu kinh nghiệm 0.10 4 0.40
3 Đã hoạt động lâu năm trên thị trường.
nên có ít nhiều kinh nghiệm và nắm
được những quy luật hoạt động và
biến đổi của thị trường.
0.10 3 0.30
4 Đã có 1 lượng lớn khách hàng. 0.15 3 0.45
5 Hoạt động marketing 0.05 3 0.15
6 Hệ thống thông tin 0.03 3 0.09
7 Tổ chức quản lý. 0.02 2 0.04
8 Công nghệ lựa chọn. 0.05 2 0.10
9 Chất lượng dịch vụ và phục vụ. 0.15 1 0.15
10 Tiềm lực tài chính 0.15 1 0.15
11 Hoạt động nghiêm cứu và phát triển 0.05 1 0.05
Tổng cộng 1.00 2.48
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng là 2.48 (so với mức trung bình là 2.5)
cho thấy môi trường nội bộ của S-Telecom ở dưới mức trung bình so với của ngành.
3.2 Nội dung chiến lược.
3.2.1 Định hướng chiến lược tổng thể phát triển SPT.
Theo báo cáo của Hội đồng quản trị công ty SPT tại đại hội cổ đông
ngày 07/07/1009 và được các thành viên thống nhất thông qua, định hướng
chiến lược tổng thể phát triển SPT trong giai đoạn sắp tới bao gồm các nội
dung sau:
3.2.1.1 Định hướng phát triển công ty:
53
- Công ty SPT sẽ thay đổi trọng tâm từ việc chỉ xây dựng và triển khai cơ
sở hạ tầng để cung cấp dịch vụ viễn thông như hiện nay, thành việc phát
triển và cung cấp thêm các dịch vụ mới, tiên tiến có thể chạy trên cơ sở
hạ tầng các mạng viễn thông khác ngoài mạng viễn thông do mình thiết
lập.
- Công ty SPT sẽ phải đặt trọng tâm vào khách hàng và cung cấp các dịch
vụ khách hàng của mình một cách xuất sắc để tạo sự khác biệt.
- Công ty SPT sẽ phải quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu, phân
tích thị trường, xây dựng một mô hình kinh doanh mới phù hợp chiến
lược công ty, cho phép công ty tham gia vào các phân khúc thị trường
mới. Thực hiện tái cấu trúc Công ty phù hợp với mô hình kinh doanh
mới.
- Công ty SPT sẽ cần phát triển các quan hệ đối tác chiến lược để tăng
thêm sức mạnh trên thị trường.
- Công ty SPT sẽ tập trung vào băng rộng và các dịch vụ nội dung số bằng
cách tự đầu tư một cách hợp lý để xây dựng cơ sở hạ tầng đồng thời kết
hợp với việc hợp tác, liên kết với đối tác để phát triển khách hàng băng
rộng, tạo điều kiện thuận lợi để công ty đưa ra các dịch vụ mới.
3.2.1.2 Định hướng xây dựng các giá trị và con người của Công ty:
- Công ty SPT sẽ đặt trọng tâm về các giá trị và con người, và đặt mục tiêu
làm cho Công ty trở thành một tổ chức, trong đó con người có thể phát
huy hết năng lực cá nhân và tạo động lực cho kinh doanh phát triển.
- Công ty SPT sẽ thực hiện quá trình thay đổi để hiện đại hóa hệ thống
quản trị, nâng cao chất lượng và năng lực quản lý, tiến hành các chương
trình phát triển và học tập cụ thể, sát với yêu cầu để trang bị cho Cán bộ
công nhân viên các kỹ năng đặc biệt, năng lực và kinh nghiệm cần thiết
để thực hiện các nhiệm vụ và những thách thức trong việc phát triển kinh
doanh.
54
- Hệ thống nguồn tài nguyên nhân lực của Công ty SPT sẽ được quản lý và
vận hành như công việc kinh doanh. Các chương trình hành động về
nguồn nhân lực phải xác định được các mục tiêu cụ thể, có kết quả tại các
mốc thời gian xác định, để giúp công ty đạt được các mục đích chiến
lược.
3.2.2 Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu của Trung tâm S-Telecom.
3.2.2.1 Tầm nhìn:
Trở thành một trong các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu
tại Việt Nam bằng cách tích hợp các dịch vụ thông tin liên lạc, giải trí, kinh doanh
trong một giải pháp toàn diện và hiện đại, mang bản sắc riêng cho khách hàng và S-
Fone.
3.2.2.2 Sứ mạng:
- Phổ biến công nghệ CDMA: Xây dựng hệ thống mạng thông tin di động
sử dụng công nghệ CDMA tiên tiến trên phạm vi toàn quốc.
- Lấy khách hàng làm trọng tâm: Mọi hoạt động của S-Fone đều hướng tới
sự hài lòng và lợi ích thiết thực của người tiêu dùng.
- Thu hút và phát triển nguồn nhân lực: Tạo môi trường làm việc chuyên
nghiệp, năng động và sáng tạo để cùng góp sức xây dựng gia đình S-Fone
vững chắc và mang lại lợi nhuận cao cho các bên góp vốn.
- Phát triển bền vững cùng đối tác: Hợp tác trên tinh thần bình đẳng với các
đối tác kinh doanh để cùng hướng đến sự thành công chung.
- Chung tay xây dựng cộng đồng: Tích cực đóng góp và tham gia các hoạt
động xã hội làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp và tươi sáng hơn.
3.2.2.3 Mục tiêu từ năm 2010 đến năm 2014:
- Mục tiêu về thị phần và số thuê bao:
+ Thống kê số thuê bao và thị phần thuê bao qua các năm:
55
Bảng 3.5: Bảng thống kê thị phần và số thuê bao di động qua các năm.
Stt Nội dung Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
I Thuê bao 2,884,000 4,631,000 8,749,000 16,730,453 38,450,000
1 VinaPhone 1,700,000 2,500,000 3,485,000 5,353,745 7,600,000
2 MobiFone 1,124,000 1,849,000 2,964,000 5,270,093 11,400,000
3 S-Fone 60,000 163,000 300,000 950,000 3,500,000
4 Viettel 119,000 2,000,000 5,019,136 15,000,000
5 E-Mobile 60,000 750,000
6 HT-Mobile 77,479 200,000
II Thị phần 100% 100% 100% 100% 100%
1 VinaPhone 58.95% 53.98% 39.83% 32.00% 20%
2 MobiFone 38.97% 39.93% 33.88% 31.50% 30%
3 S-Fone 2.08% 3.52% 3.43% 5.68% 9%
4 Viettel 2.57% 22.86% 30.00% 39%
5 E-Mobile 0.36% 2%
6 HT-Mobile 0.46% 1%
(Nguồn: thông tin nội bộ S-Telecom)
+ Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, thị phần thuê bao
di động tại thị trường Việt Nam đến cuối năm 2008 như sau:
(Nguồn: www.mpt.gov.vn)
Biểu đồ 3.2: thị phần thuê bao di động đến cuối năm 2008
56
Từ một số nghiên cứu và phân tích trên, S-Telecom đặt ra cho mình mục tiêu
về thị phần đến cuối năm 2014 khoảng 12%.
- Mục tiêu về quản trị: hoàn tất quá trình thay đổi để hiện đại hóa hệ thống
quản trị, cụ thể là điều chỉnh và thay đổi cơ chế hợp tác để tạo điều kiện
thuận lợi hơn trong việc phát triển của SFone.
- Mục tiêu về dịch vụ: tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và
chất lượng phục vụ. Đặt trọng tâm vào khách hàng và cung cấp các dịch
vụ khách hàng của mình một cách xuất sắc để tạo sự khác biệt.
- Mục tiêu phát huy tối đa hiệu quả công tác marketing, chú trọng nghiên
cứu phát triển các dịch vụ mới, các dịch vụ giá trị gia tăng để mang thêm
các lợi ích cho khách hàng và khai thác sử dụng có hiệu quả hạ tầng đã và
đang được đầu tư.
- Mục tiêu về nguồn nhân lực: nâng cao chất lượng và năng lực quản lý,
tiến hành các chương trình phát triển và học tập cụ thể, sát với yêu cầu để
trang bị cho cán bộ công nhân viên các kỹ năng đặc biệt, năng lực và kinh
nghiệm cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ và những thách thức trong
việc phát triển kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay. Đồng thời, thay
đổi cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình hiện tại nhằm thu hút
nguồn nhân lực mới và giữ chân nguồn lao động có chuyên môn và đã
được đào tạo.
- Doanh thu hàng năm tăng từ 15% trở lên, lợi nhuận bình quân tăng từ
3%-5%, năng suất lao động tăng từ 5%-7% hàng năm.
3.2.3 Ma trận SWOT và các chiến lược khả thi có thể lựa chọn.
57
Bảng 3.6: Bảng ma trận SWOT của S-Telecom
MA TRẬN SWOT
Cơ hội (O)
O1.Phát triển kinh tế xã hội.
O2.Khách hàng có nhiều sự
lựa chọn.
O3.Các chính sách khuyến
khích của nhà nước.
O4.Mối quan hệ với các đối
tác trong và ngoài nước.
Nguy cơ (T)
T1.Đòi hỏi của khách hàng ngày
càng nhiều hơn.
T2.Sự phát triển của công nghệ.
T3.Phàn nàn của khách hàng.
T4.Nhiều đối thủ cạnh tranh.
T5.Nguy cơ chảy máu chất xám.
T6.Sự quản lý của nhà nước.
Điểm mạnh (S)
S1.Thương hiệu được nhiều
người biết đến.
S2.Lao động giỏi, có trình độ
chuyên môn cao.
S3.Có nhiều kinh nghiệm.
S4. Đã có 1 lượng lớn khách
hàng hiện hữu.
S5.Hoạt động marketing.
S6. Hệ thống thông tin.
- S1+S3+S5+S6+O1+O3:
Chiến lược phát triển mở
rộng thị trường.
- S1+S2+S3+S4+S5+O2+
O3: Chiến lược thâm
nhập thị trường.
- S1+S2+S4+S5+
T1+T2+T3+T4+T6: Chiến
lược phát triển dịch vụ theo
hướng khác biệt và đa dạng
hóa.
Điểm yếu (W)
W1.Tổ chức quản lý.
W2. Công nghệ lựa chọn.
W3. Chất lượng dịch vụ và
phục vụ kém.
W4. Tiềm lực tài chính.
W5. Hoạt động nghiên cứu và
phát triển.
- W1+W2+W4+O3+4:
Chiến lược thay đổi
phương án hợp tác kinh
doanh.
- W3+O1+O2+O3: Chiến
lược phát triển dịch vụ
theo hướng cải thiện
chất lượng dịch vụ và
phục vụ.
- W1+W4+T4+T5: Chiến
lược tái cấu trúc bộ máy tổ
chức.
- W4+W5+T1+T3+T4+T6:
Chiến lược chú trọng hoạt
động nghiên cứu và phát
triển.
58
Nội dung chiến lược:
- Chiến lược phát triển mở rộng thị trường: Là chiến lược tìm sự tăng
trưởng bằng cách gia nhập những thị trường mới với những sản phẩm
hiện có. Cụ thể là đưa dịch vụ đang kinh doanh vào phát triển ở những thị
trường mới, đặc biệt là những vùng do hạn chế điều kiện địa lý chưa có
dịch vụ. Hoặc tìm kiếm những nhóm đối tượng khách hàng mới trong
cùng một địa bàn hiện tại. Dùng các hình thức khuyến mãi, quảng cáo, tổ
chức, sắp xếp và phát triển lại bộ máy bán hàng, chăm sóc.
- Chiến lược thâm nhập thị trường: Liên quan tới việc tìm cách tăng
trưởng cho sản phẩm hiện tại trong thị trường hiện nay, bình thường bằng
những nỗ lực tiếp thị táo bạo hơn. Cụ thể: xây dựng giá cước và gói cước
hấp dẫn, áp dụng các hình thức khuyến mãi táo bạo, quảng cáo chăm sóc
khách hàng hiệu quả để thu hút khách hàng nhằm phát triển thuê bao,
phát triển những dịch vụ hiện có và lưu ý với những dịch vụ chưa được
nhiều khách hàng biết đến mà lại là thế mạnh của S-Telecom.
- Chiến lược phát triển dịch vụ theo hướng khác biệt và đa dạng hóa:
Chủ động đón đầu, đổi mới công nghệ, đầu tư để đưa ra thị trường nhiều
dịch vụ mới hoặc tăng thêm các dịch vụ cộng thêm vào sản phẩm hiện có
kết hợp các hoạt động tiếp thị, khuyến mãi để tạo thế chủ động trong cạnh
tranh.
- Chiến lược thay đổi phương án hợp tác kinh doanh: Tìm phương án
hợp tác kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại, đáp ứng được mong
muốn và mục tiêu của các bên hợp tác.
- Chiến lược phát triển dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng dịch
vụ và phục vụ: Nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ để mang đến
cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, đáp ứng được mong muốn và kỳ
vọng của khách hàng, nhằm đạt được mục tiêu S-Telecom đặt ra.
59
- Chiến lược tái cấu trúc bộ máy tổ chức: Sắp xếp lại cơ cấu, bộ máy tổ
chức, thuyên chuyển và bố trí lại nhân viên kèm theo chính sách khen
thưởng. Mở rộng các hình thức động viên, đào tạo chuyên sâu. Xây dựng
cơ chế hoạt động theo hướng phân quyền nhiều hơn và sâu hơn cùng cơ
chế giám sát kiểm tra nhằm chủ động trong kinh doanh, nâng cao chất
lượng quản lý tài chánh, giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh.
- Chiến lược chú trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển: Chú trọng
và đầu tư đúng mức vào hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm đạt
được những mục tiêu Trung tâm đặt ra.
3.2.4 Phân tích ma trận QSPM và đề xuất chiến lược.
Sử dụng kết quả từ việc xây dựng các ma trận bên ngoài, ma trận bên
trong và phân tích SWOT đã phân tích trên, ta xây dựng ma trận QSPM Cho
các nhóm chiến lược như sau:
60
Bảng 3.7: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược SO của S-Telecom
Stt Các yếu tố quan trọng
Các chiến lược có thể thay thế
Phân
loại
Chiến lược phát
triển thị trường
Chiến lược thâm
nhập thị trường
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
1 Thương hiệu được nhiều người
biết đến.
4 4 16 4 16
2 Lao động giỏi và giàu kinh
nghiệm.
4 3 12 3 12
3 Có nhiều kinh nghiệm. 3 3 9 3 9
4 Đã có 1 lượng lớn khách hàng. 3 4 12 4 12
5 Hoạt động marketing. 3 3 9 4 12
6 Hệ thống thông tin. 3 2 6 1 3
7 Tổ chức quản lý. 2 2 4 2 4
8 Công nghệ lựa chọn. 2 2 4 1 2
9 Chất lượng dịch vụ và phục vụ. 1 1 1 1 1
10 Tiềm lực tài chính. 1 1 1 1 1
11 Hoạt động nghiêm cứu và phát
triển.
1 1 1 2 2
Các yếu tố bên ngoài 75 74
1 Phát triển kinh tế xã hội. 4 4 16 3 12
2 Khách hàng có nhiều sự lựa
chọn.
3 3 9 4 12
3 Chính sách khuyến khích phát
triển của nhà nước.
3 4 12 2 6
4 Mối quan hệ với các đối tác trong
và ngoài nước.
3 2 6 2 6
5 Đòi hỏi của khách hàng ngày
càng nhiều hơn.
1 2 2 1 1
6 Sự phát triển nhanh chóng của
công nghệ.
2 2 4 1 2
7 Sự phàn nàn của khách hàng. 1 2 2 1 1
8 Đối thủ cạnh tranh. 1 1 1 1 1
9 Nguy cơ chảy máu chất xám. 2 1 2 1 2
10 Sự quản lý chặt chẽ của nhà nước
đối với thuê bao.
2 2 4 1 2
Tổng số điểm hấp dẫn 133 119
61
Bảng 3.8: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược WO của S-Telecom
Stt Các yếu tố quan trọng
Các chiến lược có thể thay thế
Phân
loại
Chiến lược thay
đổi phương án
hợp tác kinh
doanh
Chiến lược phát
triển dịch vụ theo
hướng nâng cao
chất lượng dịch
vụ và phục vụ.
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
1 Thương hiệu được nhiều người
biết đến.
4 4 16 3 12
2 Lao động giỏi và giàu kinh
nghiệm.
4 2 8 3 12
3 Có nhiều kinh nghiệm. 3 3 9 2 6
4 Đã có 1 lượng lớn khách hàng. 3 2 6 3 9
5 Hoạt động marketing. 3 1 3 3 9
6 Hệ thống thông tin. 3 1 3 2 6
7 Tổ chức quản lý. 2 4 8 2 4
8 Công nghệ lựa chọn. 2 3 6 2 4
9 Chất lượng dịch vụ và phục vụ. 1 2 2 4 4
10 Tiềm lực tài chính. 1 3 3 2 2
11 Hoạt động nghiêm cứu và phát
triển.
1 1 1 2 2
Các yếu tố bên ngoài 65 70
1 Phát triển kinh tế xã hội. 4 2 8 3 12
2 Khách hàng có nhiều sự lựa
chọn.
3 1 3 3 9
3 Chính sách khuyến khích phát
triển của nhà nước.
3 3 9 3 9
4 Mối quan hệ với các đối tác trong
và ngoài nước.
3 4 12 2 6
5 Đòi hỏi của khách hàng ngày
càng nhiều hơn.
1 1 1 4 4
6 Sự phát triển nhanh chóng của
công nghệ.
2 3 6 3 6
7 Sự phàn nàn của khách hàng. 1 1 1 4 4
8 Đối thủ cạnh tranh. 1 2 2 2 2
9 Nguy cơ chảy máu chất xám. 2 1 2 1 2
10 Sự quản lý chặt chẽ của nhà nước
đối với thuê bao.
2 1 2 2 4
Tổng số điểm hấp dẫn 111 128
62
Bảng 3.9: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược WT của S-Telecom
Stt Các yếu tố quan trọng
Các chiến lược có thể thay thế
Phân
loại
Chiến lược tái cấu
trúc bộ máy tổ
chức
Chiến lược chú
trọng hoạt động
nghiên cứu phát
triển.
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
1 Thương hiệu được nhiều người
biết đến.
4 2 8 3 12
2 Lao động giỏi và giàu kinh
nghiệm.
4 4 16 3 12
3 Có nhiều kinh nghiệm. 3 2 6 2 6
4 Đã có 1 lượng lớn khách hàng. 3 1 3 3 9
5 Hoạt động marketing. 3 1 3 3 9
6 Hệ thống thông tin. 3 2 6 3 9
7 Tổ chức quản lý. 2 4 8 2 4
8 Công nghệ lựa chọn. 2 3 6 2 4
9 Chất lượng dịch vụ và phục vụ. 1 2 2 4 4
10 Tiềm lực tài chính. 1 3 3 2 2
11 Hoạt động nghiêm cứu và phát
triển.
1 2 2 4 4
Các yếu tố bên ngoài 75
1 Phát triển kinh tế xã hội. 4 2 8 2 8
2 Khách hàng có nhiều sự lựa
chọn.
3 2 6 4 12
3 Chính sách khuyến khích phát
triển của nhà nước.
3 2 6 3 9
4 Mối quan hệ với các đối tác trong
và ngoài nước.
3 4 12 2 6
5 Đòi hỏi của khách hàng ngày
càng nhiều hơn.
1 2 2 4 4
6 Sự phát triển nhanh chóng của
công nghệ.
2 3 6 3 6
7 Sự phàn nàn của khách hàng. 1 2 2 4 4
8 Đối thủ cạnh tranh. 1 4 4 4 4
9 Nguy cơ chảy máu chất xám. 2 4 8 2 4
10 Sự quản lý chặt chẽ của nhà nước
đối với thuê bao.
2 2 4 3 6
Tổng số điểm hấp dẫn 121 138
63
Cơ sở lựa chọn chiến lược:
- Tổng số điểm hấp dẫn trên ma trận.
- Mục tiêu đề ra.
- Tính khả thi của chiến lược kinh doanh.
Nhận xét:
- Với nhóm chiến lược SO: Chiến lược phát triển mở rộng thị trường có
tổng số điểm hấp dẫn là 133 điểm, cao hơn tổng số điểm hấp dẫn của
chiến lược thâm nhập thị trường là 119 điểm. Đồng thời, phù hợp với
mục tiêu phát triển thị trường, tăng thị phần, tăng doanh thu, và có tính
khả thi cao, nên chọn “chiến lược phát triển mở rộng thị trường.”
- Với nhóm chiến lược WO: Chiến lược phát triển dịch vụ theo hướng
nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ có tổng số điểm hấp
dẫn là 128 điểm, cao hơn tổng số điểm hấp dẫn của chiến lược thay đổi
phương án hợp tác kinh doanh là 111 điểm. Tuy nhiên, để có thể thực
hiện chiến lược phát triển dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng dịch
vụ và chất lượng phục vụ, cần phải thực hiện chiến lược thay đổi phương
án hợp tác kinh doanh. Bởi thay đổi phương án hợp tác kinh doanh, S-
Telecom mới thay đổi cơ cấu quản trị, thay đổi tư duy kinh doanh, có sự
đầu tư hợp lý vào hạ tầng và từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng dịch
vụ và chất lượng phục vụ. Do đó, chiến lược lựa chọn là “Chiến lược
phát triển dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và chất
lượng phục vụ” và “Chiến lược thay đổi phương án hợp tác kinh
doanh”. Cả 2 chiến lược đều phù hợp với mục tiêu của S-Telecom đến
năm 2014 và đều có tính khả thi.
- Với nhóm chiến lược WT: Chiến lược tái cấu trúc bộ máy tổ chức có
tổng số điểm hấp dẫn là 121, thấp hơn tổng số điểm hấp dẫn của chiến
lược chú trọng hoạt động nghiên cứu phát triển là 128 điểm. => Do đó,
chọn “Chiến lược chú trọng hoạt động nghiên cứu phát triển”. Đồng
64
thời, việc tái cấu trúc bộ máy tổ chức cho phù hợp với tình hình kinh
doanh của Trung tâm và của Công ty cũng thật cần thiết trong tương lai.
Do đó S-Telecom nên chú trọng chiến lược tái cấu trúc bộ máy tổ chức
trong dài hạn.
Tóm lại:
Từ việc phân tích và xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài,
phân tích và xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ, xác định tầm
nhìn, sứ mạng và mục tiêu của S-Teleccom dựa trên định hướng chiến lược
tổng thế phát triển SPT, phân tích ma trận SWOT và phân tích ma trận
QSPM, tác giả đã xây dựng được 5 chiến lược kinh doanh cho S-Telecom
giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 theo những mức độ như sau:
Cấp công ty (đề xuất):
- Chiến lược thay đổi phương án hợp tác kinh doanh.
Cấp kinh doanh:
- Chiến lược phát triển dịch vụ theo hướng khác biệt và đa dạng hóa.
- Chiến lược phát triển thị trường.
- Chiến lược phát triển dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và
chất lượng phục vụ.
Cấp chức năng:
- Chiến lược chú trọng hoạt động nghiên cứu phát triển.
Từ các chiến lược xây dựng được như nêu trên, nội dung luận văn đề
xuất một số biện pháp nhằm thực hiện các chiến lược trên trong phần tiếp
theo.
3.3 Các biện pháp nhằm thực hiện chiến lược:
3.3.1 Các quan điểm xây dựng giải pháp:
- Các giải pháp phải phù hợp với đường lối chính sách, chương trình phát
triển kinh tế xã hội, chiến lược về viễn thông của nhà nước.
65
- Các giải pháp phải nhằm thực hiện được mục tiêu, chiến lược đã đề ra.
- Các giải pháp phải xuất phát từ thực tế của S-Telecom nghĩa là phát huy
thế mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro từ môi
trường bên ngoài.
- Các giải pháp phải mang tính khả thi.
Trên cơ sở các quan điểm trên, để thực hiện các chiến lược được đề xuất,
tôi xin đề xuất các giải pháp sau:
3.3.2 Nội dung giải pháp:
3.3.2.1 Giải pháp về hợp tác kinh doanh
Giải pháp đề xuất này là một giải pháp nhằm thực hiện chiến lược đề
xuất công ty là thay đổi phương án hợp tác kinh doanh. Đồng thời cũng là
giải pháp hỗ trợ để thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ theo hướng cải
tiến chất lượng dịch vụ và phục vụ.
Như đã trình bày phần trên, S-Telecom là đơn vị trực thuộc SPT và
được hình thành để thực hiện hợp đồng BCC giữa SPT và SK Telecom Việt
Nam.
Như tất cả chúng ta đều biết, năm 2001 nhà nước vẫn chưa có chính
sách mở rộng cửa đối ngoại đối với lĩnh vực viễn thông. Do đó, SPT và SK
Telecom Việt Nam buộc phải hợp tác cung cấp dịch vụ theo hình thức hợp
đồng BCC. Nay Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO và buộc phải mở
rộng quan hệ đối ngoại đối với mọi lĩnh vực, do đó việc hợp tác với doanh
nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông cũng được chấp nhận.
Nội dung giải pháp:
- SPT và SK Telecom Việt Nam cùng thỏa thuận để chuyển sang hoạt động
theo hình thức liên doanh, xây dựng lại bộ máy.
- Nếu giải pháp trên không đạt được kết quả như mong muốn, SPT đàm
phán với SK Telecom Việt Nam để lấy lại giấy phép và quyền kinh doanh
dịch vụ. Do hạn chế về tiềm lực tài chính, nên sau đó SPT cần phải tìm
66
đối tác khác cùng thành lập liên doanh để tiếp tục triển khai và cung cấp
dịch vụ cho khách hàng.
Hiệu quả giải pháp đem lại:
- Giải quyết được các vướng mắt hiện tại giữa SPT và SK Telecom Việt
Nam, củng cố lòng tin đối với thuê bao.
- Chọn được phương thức hợp tác phù hợp với môi trường kinh doanh hiện
tại, đồng thời thỏa mãn được mục tiêu cũng như mong muốn của các bên
hợp tác để cùng phát triển.
- Có cơ hội hợp tác với những đối tác mới có nhu cầu và tiềm năng để
cùng đạt được mục tiêu chung.
3.3.2.2 Giải pháp về kinh doanh, thương mại:
Đề xuất giải pháp về kinh doanh thương mại, bao gồm 2 nội dung
chính là loại hình dịch vụ cung cấp theo từng giai đoạn và chính sách giảm
cước là giải pháp đề xuất nhằm thực hiện chiến lược phát triển mở rộng thị
trường và chiến lược phát triển dịch vụ theo hướng khác biệt và đa dạng
hóa.
a. Sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
Theo kết quả nghiên cứu thị trường của AC Neilsen, những loại hình dịch vụ
được khách hàng yêu thích được thể hiện ở biểu đồ sau.
(Nguồn: xã hội thông tin/ telecom&IT, số 3- 11/12.2008)
Biểu đồ 3.4.: những loại hình dịch vụ được khách hàng yêu thích
67
Kết quả nghiên cứu của AC Neilsen cũng chỉ ra sự nhận thức của khách hàng
về lợi ích của các dịch vụ 3G.
(Nguồn: xã hội thông tin/ telecom&IT, số 3-11/12.2008)
68%
52%
45%
33%
12%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%
Truy nhập vào các dịch vụ đa phương tiện và dịch vụ
nội dung (video telephony, mobile TV...)
Truy nhập internet mọi lúc mọi nơi
Download dịch vụ nội dung nhanh hơn (file, nhạc…)
Có khả năng lướt web tốc độ cao bằng mobile phone
thay cho máy tính để bàn
Có khả năng sử dụng mobile phone như một modem để
kết nối internet tốc độ cao bằng máy để bàn và laptop
Biểu đồ 3.5: nhận thức của khách hàng về lợi ích của các dịch vụ 3G.
Đồng thời, sau đây là kết quả khảo sát và dự báo về xu hướng thay đổi
ARPU tại thị trường di động Việt Nam của các chuyên gia.
(Nguồn: xã hội thông tin/ telecom&IT, số 3-11/12.2008)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Voic e AR P U (US $) D ata AR P U (US $)
Biểu đồ 3.6: Xu hướng thay đổi ARPU của thị trường di động Việt Nam
Từ các kết quả nghiên cứu trên, qua phân tích khảo sát năng lực hiện hữu của
Trung tâm S-Telecom và một số thị trường các nước trên khu vực. S-Telecom dự
68
kiến sẽ cung cấp các dịch vụ với tính năng ưu việt, thân thiện với người tiêu dùng,
chất lượng tuyệt hảo theo lộ trình như sau:
Giai đoạn 1 – từ năm 2010 - 2013: Dịch vụ di động băng rộng sẽ là dịch vụ
chiến lược cho việc phát triển thuê bao có nhu cầu truy nhập Internet tốc độ cao.
Trên nền băng rộng sẽ đẩy mạnh các dịch vụ nội dung như: Mobile TV, download
nhạc chuông, nghe nhạc, xem phim trên di động (Video Streaming)… Điểm nhấn
về dịch vụ khác biệt giữa 3G và 2G trong giai đoạn này là dịch vụ Mobile Internet
với tốc độ cao làm gia tăng tính hấp dẫn của các dịch vụ nội dung và dịch vụ thoại
truyền hình (Video Telephony).
Trong giai đoạn này, để tận dụng nguồn lực, công ty cũng dự định phát triển
dịch vụ băng rộng không dây trên thuê bao cố định nhằm đạt được nền tảng thuê
bao nhất định trong những năm đầu, phục vụ cho chiến lược phát triển doanh thu
vào những năm sau khi các dịch vụ nội dung được đa dạng hóa.
Giai đoạn II – năm 2014: Sẽ mở rộng cung cấp các dịch vụ giữ nguyên số
điện thoại đang sử dụng khi chuyển mạng dịch vụ, dịch vụ Local Based Services
MAPS.
Đồng thời, công tác thăm dò, phân tích thị trường cũng được tiến hành song
song một cách nghiêm túc nhằm nắm bắt những thay đổi thị hiếu, nhu cầu của
khách hàng để có những thay đổi kịp thời cho phù hợp với từng loại hình dịch vụ.
69
Bảng 3.10: tổng quan về các dịch vụ dự kiến triển khai:
Stt Dịch vụ Mô tả Mục tiêu triển khai
1 Dịch vụ cơ bản
Thoại Đây là các dịch vụ cơ bản, và
sẽ tiếp tục cung cấp cho khách
hàng.
Đáp ứng nhu cầu cơ bản, hiện
hữu của khách hàng, bảo đảm
các chỉ tiêu chất lượng và giá cả
cạnh tranh.
SMS
2 Dịch vụ dữ liệu
2.1 Video Telephony Dịch vụ điện thoại truyền hình
ảnh trực tiếp.
Chất lượng tốt nhằm khẳng định
tính năng ưu việt của công nghệ,
khẳng định uy tín của doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ.
Giới thiệu rộng rãi đến tất cả
các thuê bao với giá cước cạnh
tranh tại thời điểm cung cấp
dịch vụ.
2.2 Mobile internet Cung cấp cho người sử dụng
khả năng truy nhập internet,
xem/chơi game online và
download với tốc độ cao các
file nội dung.
Được cung cấp với công nghệ
HSPA tại HCM, ĐNG, HNI
Tốc độ tối đa:
- 7,2 Mbps trên downlink
- 1,45 Mbps trên uplink
Nhiều gói cước khác nhau đáp
ứng yêu cầu của nhiều đối
tượng khách hàng khác nhau.
Nhằm tối đa hóa số lượng người
sử dụng dịch vụ này, tạo tiền đề
tăng doanh thu khi phát triển
các dịch vụ contents.
Chất lượng là yếu tố hàng đầu
nhằm khẳng định uy tín.
2.3 Internet băng
rộng trên thuê
Cước trọn gói, dịch vụ và giá
cước tương đương với gói cước
70
Stt Dịch vụ Mô tả Mục tiêu triển khai
bao cố định Tại các tỉnh, thành khác.
- Tốc độ tối đa 384 kbps.
tốc độ thấp nhất của dịch vụ
ADSL của các nhà khai thác.
3 Dịch vụ VAS
Mobile TV Xem Ti vi trên máy điện thoại
di động. Gồm 3 loại chính:
chương trình ti vi truyền
thống; chương trình ti vi theo
yêu cầu và chương trình ti vi
được tải về.
Dự kiến có khoảng 30% thuê
bao sử dụng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ là yếu tố
hàng đầu cần quan tâm khi triển
khai nhằm đạt ưu thế cạnh tranh
so với dịch vụ trên công nghệ
2G hiện hữu.
4 Các dịch vụ nội
dung
Download các nội dung phong
phú về máy điện thoại di động,
nội dung có thể là Games, ứng
dụng, nhạc chuông, nhạc chờ,
chủ đề, bài hát, video clip.
Phát triển doanh thu dịch vụ.
100% người sử dụng dịch vụ
5 Dịch vụ MNP Thuê bao di động khi chuyển
sang mạng khác vẫn được giữ
nguyên số điện thoại.
Đa dạng hóa dịch vụ.
Khẳng định uy tín.
Dịch vụ Local
based services –
MAPS
Xác định vị trí của thuê bao và
vị trí của các dịch vụ ở gần đó
như: ngân hàng, trạm xăng,
trạm điện thoại
Đa dạng hóa dịch vụ
Khẳng định uy tín.
b. Chính sách giảm cước:
Giá cước là một trong những rào cản lớn khiến khách hàng khó tiếp cận dịch
vụ công nghệ cao và đồng thời cũng là mong muốn của khách hàng được nhà cung
71
cấp hỗ trợ để tiếp cận dịch vụ 3G. Thực vậy, sau đây là kết quả khảo sát của AC
Neilsen về các rào cản khiến khách hàng khó tiếp cận dịch vụ 3G.
(Nguồn: xã hội thông tin/ telecom&IT, số 3, 11/12.2008)
74%
67%
14%
12%
6%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%
Giá máy điện thoại 3G
Giá dịch vụ 3G
Dịch vụ hoạt động không thích hợp.
Độ phủ sóng 3G hạn hẹp
Kích thướt của màn hình điện thoại di động
Biểu 3.7: Các rào cản khiến khách hàng khó tiếp cận dịch vụ 3G
Để giúp khách hàng vượt qua các rào cản này, các nhà cung cấp cần phải đưa
ra các biện pháp hỗ trợ. Kết quả điều tra của AC Neilsen:
(Nguồn: xã hội thông tin/ telecom&IT, số 3-11/12.2008)
61%
42%
36%
30%
30%
18%
10%
10%
8%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%
Miễn phí máy điện thoại 3G (bao gồm trong gói
dịch vụ)
Giảm cước thuê bao tháng
Được thử nghiệm miễn phí dịch vụ trong một
khoảng thời gian
Không thay đổi giá cước hiện nay
Dịch vụ tin cậy và trải nghiệm dịch vụ tốt
Biểu đồ 3.8: người sử dụng mong muốn nhà cung cấp hỗ trợ để tiếp cận dịch vụ 3G.
72
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc xây dựng chính sách giá
cước hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của trung tâm. Để
đáp ứng được mong muốn nhu cầu của khách hàng, S-Fone dự kiến chính
sách giá cước như sau:
- Giá cước dịch vụ SMS dự kiến duy trì mức ổn định như hiện nay do đã
đạt mức sàn gần bằng mức cước kết nối.
- Giá cước dịch vụ thoại cơ bản trả sau dự kiến giảm khoảng 10% trong
năm thứ 2010 và năm 2011, sau đó duy trì ổn định do đã đạt mức xấp xỉ
cước kết nối.
- Giá cước dịch vụ thoại cơ bản trả trước dự kiến giảm 10% trong năm
thứ 2011 và năm 2012, sau đó duy trì ở mức ổn định.
- Giá cước dịch vụ thoại truyền hình dự kiến giảm khoảng 20% mỗi năm
từ năm thứ 2011 đến năm thứ 2012, sau đó tiếp tục giảm với tỉ lệ
15%/năm ở năm 2013 và năm 2014.
- Đối với dịch vụ Mobile Internet, dịch vụ Internet băng rộng cố định: Dự
kiến ít dao động, do giá cước dịch vụ này hiện nay trên thị trường 2G
cũng ít biến động. Các gói cước được giảm với tỉ lệ 10% mỗi năm trong
năm 2010 và năm 2011, và ổn định vào các năm sau.
- Đối với dịch vụ nội dung: giá cước được giả định là không dao động
nhiều. Doanh thu cước dịch vụ nội dung bình quân dự kiến khoảng
30.000 đồng/thuê bao tại thời điểm cung cấp dịch vụ. Mức sử dụng này
được giả định tăng nhẹ khoảng 10% mỗi năm.
- Giá cước dịch vụ Mobile TV dự kiến giảm khoảng 10%/năm trong năm
2011 và năm 2012.
Tuy nhiên, loại hình dịch vụ và chính sách giá cước có được khách hàng
chấp nhận hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào thị hiếu của khách hàng, tình hình
thị trường …tại từng triển khai. Do đó, trong quá trình cung cấp dịch vụ, S-Fone
73
cần theo sát tình hình thị trường để có sự điều chỉnh, bổ sung và thay đổi cho phù
hợp.
Hiệu quả của giải pháp đem lại:
- Đa dạng hóa dịch vụ cung cấp, đáp ứng yêu cầu và mong muốn của khách
hàng.
- Xây dựng giá cước cạnh tranh thu hút thuê bao mới và kích thích nhu cầu sử
dụng của thuê bao hiện hữu, dẫn đến tăng thị phần và tăng doanh thu.
3.3.2.3 Giải pháp về Marketing.
Các giải pháp về marketing nhằm thực hiện chiến lược phát triển mở rộng
thị trường, chiến lược chú trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển. Đồng thời là
giải pháp hỗ trợ để thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ theo hướng cải tiến chất
lượng dịch vụ và phục vụ.
a. Các công cụ quảng cáo sử dụng:
- Quảng cáo truyền hình (TVC): Thực hiện thường xuyên, trong suốt
quá trình khai thác dịch vụ. Tập trung vào các năm 2010, 2011 và
năm 2012, đặc biệt là năm 2010. Tần suất quảng bá liên tục ở HTV,
VTV để thông tin đến khách hàng các dịch vụ của S-Telecom, thông
điệp về dịch vụ của S-Telecom, tạo những style khách hàng sử dụng
dịch vụ. Mục đích nhằm quảng bá, nhắc nhớ thương hiệu. Số chiến
dịch quảng cáo TVC trong 1 năm bình quân 5 chiến dịch: thành lập
công ty, 1/1, tết âm lịch, 30/4 và quốc khánh 2/9. Mỗi chiến dịch được
thực hiện trên 4 kênh chính HTV7, HTV9, VTV1, VTV3. Thời lượng
phát mỗi đợt khoảng 10 ngày.
- Quảng cáo báo giấy (Print ads): thực hiện đi kèm với TVC để đạt hiệu
ứng cao nhất, bảo đảm độ phủ thông tin như mong muốn. Sử dụng
Print ads để thông tin những phản hồi của khách hàng về chất lượng
dịch vụ và mong muốn của khách hàng. Quảng cáo trên 10 đầu báo:
74
tuổi trẻ, thanh niên, người lao động, báo bưu địên, báo của nghành,.
..và thực hiện khoảng 10 kỳ trong năm.
- Public Relation (PR): là kênh hữu hiệu trong các sự kiện lịch sử hoặc
vào các dịp đạt các cột mốc quan trọng của Trung tâm. PR sẽ được
thực hiện xuyên suốt, nhưng cũng sẽ tập trung phần lớn ở những năm
đầu của giai đoạn 2010 - 2014. Trong năm dự kiến thực hiện trên 20
đầu báo.
- Sự kiện (Event): sử dụng ngày tung dịch vụ mới, ngày thành lập công
ty, ngày S-Telecom đạt được các cột mốc về thuê bao, sự kiện công
nghệ thông tin,... bên cạnh đó Event sử dụng hỗ trợ tung những gói
dịch vụ mới trên thị trường. Trong năm dự kiến tổ chức 3 event.
- Quảng cáo qua Internet: sẽ tham gia trên các kênh có nhiều đối tượng
độc giả như www.Vnexpress.net; www.vnn.vn; các trang chuyên
ngành www.mic.gov; www.i-news.com; www.echip.com.vn,.... Tần
suất quảng cáo thường xuyên. Dự kiến quảng cáo 20 lượt trên
website.
- Quảng cáo qua radio: sẽ sử dụng cho các tỉnh vùng lân cận các thành
phố lớn, các tỉnh vùng sâu vùng xa. Đây là kênh thông tin được nhiều
độc giả ở nông thôn, miền núi sử dụng. Radio sẽ sử dụng trong việc
tung dịch vụ mới, quảng cáo, khuyến mãi và thông tin dịch vụ.
- POSM: các vật phẩm sử dụng hỗ trợ bán hàng ở các đại lý cửa hàng
trên toàn quốc.
- Outdoor/indoor: đặt ở các cửa ngõ của các thành phố lớn nhằm hỗ trợ
công tác nhận diện và nhắc nhớ thương hiệu. Thực hiện khoảng 10
outdoor/indoor lớn ở Hà nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
- Sponsorship: tham gia tài trợ các sự kiện thể thao, sự kiện xã hội, các
giải thưởng thương hiệu, nhằm đánh bóng thương hiệu, khẳng định
thương hiệu để hỗ trợ bán hàng.
75
- Tham gia các hoạt động hội chợ - triển lãm – sự kiện như triển lãm
Telecom diễn ra hàng năm, hội chợ VietNam Expo…
Khi thực hiện quảng cáo cần lưu ý nội dung quảng cáo ngắn gọn,
gây ấn tượng, nổi bật sự độc đáo khác biệt của dịch vụ và dễ nhớ. Khi
quảng cáo cần nhấn mạnh đến thương hiệu.
b. Các công cụ khuyến mãi:
Khuyến mãi là công cụ rất hiệu quả trong việc mở rộng thị trường,
tăng thuê bao, tăng mức sử dụng, tạo sự trung thành của khách hàng. Tuy
nhiên, để sử dụng công cụ này một cách hiệu quả, chúng ta cần phải biết
mong muốn thực sự của khách hàng là gì. Đồng thời, khi xây dựng công
tác khuyến mãi cần lưu ý xây dựng kế hoạch khuyến mại cho cả năm,
không khuyến mãi dàn trải mà tập trung vào một số đợt nhất định, và khi
kết thúc các đợt khuyến mãi cần tổng kết, rút kinh nghiệm, xác định hiệu
quả của các đợt khuyến mãi. Xuất phát từ những rào cản để người sử
dụng tiếp cận dịch vụ và những mong muốn nhà cung cấp hỗ trợ để tiếp
cận dịch vụ 3G, SFone dự kiến sẽ áp dụng các hình thức khuyến mãi sau:
- Tặng handset: tặng điện thoại di động là mong muốn hàng đầu của
khách hàng sử dụng dịch vụ công nghệ cao hiện nay. S-Telecom xem
xét việc tặng có giới hạn hoặc tặng cho những khách hàng đặc biệt dự
báo có mức chi trả lớn. Sử dụng chương trình này trong các năm
2010-1012 cho thuê bao phát triển mới, các năm sau sẽ giảm giá trị
quà tặng. Theo xu hướng hiện nay, khách hàng rất thường xuyên thay
đổi và ngày càng có nhiều yêu cầu ở thiết bị đầu cuối như hợp thời
trang, đầy đủ tính năng, chất lượng tốt và giá phải rẻ. Xuất phát từ yêu
cầu trên, S-Telecom cần tập trung nghiên cứu và phân phối nhiều mẫu
máy khác nhau nhằm đáp ứng mong muốn đa dạng của khách hàng.
- Chiết khấu (Discount): chiết khấu cho đối tượng khách hàng mua
nhiều điện thoại/dịch vụ cùng lúc. Số lượng cũng có giới hạn trong
76
chương trình khuyến mãi nhằm kích thích nhu cầu mua dịch vụ. Chiết
khấu trước hết dành cho phí thiết lập dịch vụ và cả chiết khấu cước
thuê bao tháng cho Postpaid, và chiếu khấu cho cước sử dụng hàng
tháng. Chiết khấu là một trong những công cụ để giành thị phần.
Những năm về sau, sức cạnh tranh cao nên tăng cường chiết khấu.
- Giảm giá: Giảm giá cước sử dụng nhằm kích nhu cầu khách hàng, thu
hút thuê bao mới, phát triển và giành thị phần. Giảm giá được sử dụng
nhiều trong các chương trình khuyến mãi thực hiện định kỳ hàng năm.
Dự kiến mỗi thuê bao giảm từ 60 nghìn đồng/năm cho tất cả các thuê
bao, các năm về sau giá trị giảm giá càng tăng.
- Tặng quà (Gift): Quà tặng đính kèm cho khách hàng như sim,
coloring, máy điện thoại, USB,… những phần quà này sẽ kích thích
nhu cầu sử dụng, quảng bá thương hiệu trên quà, duy trì sự trung
thành của khách hàng. Giá trị quà tặng khoảng 20-25 nghìn/khách
hàng, giá trị quà tặng sẽ tăng cho các năm sau.
- Tặng phiếu mua hàng (Coupon): quà tặng sẽ là phiếu mua hàng của
công ty SPT cung cấp có thể là dịch vụ di động, dịch vụ cố định,
Internet, bưu chính, dịch gọi quốc tế… Nhằm tạo tính phong phú quà
tặng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác
nhau.
c. Giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường trở nên hết sức quan trọng bởi nó giúp
S-Telecom chủ động bám sát thị trường, bám sát khách hàng, khai thác tối đa
những tiềm năng của mình để đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong kinh
doanh, nhanh chóng đi trước đón đầu đưa ra các dịch vụ mới, đáp ứng nhu
cầu xã hội để chiếm lĩnh thị trường. Mặc dù, công tác nghiên cứu thị trường
có tầm quan trọng rất cao như nêu trên, nhưng thời gian vừa qua trung tâm S-
Telecom đã không chú trọng đúng mức đến công tác này. Chính vì vậy, chú
77
trọng và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường trở thành vấn đề hết sức
quan trọng trong giai đoạn hiện nay đối với S-Telecom.
Trên cơ sở khách hàng là đối tượng trung tâm, để đẩy mạnh công tác
nghiên cứu thị trường, đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:
- Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở dữ liệu về khách hàng. Cơ sở dữ liệu cần
được tập hợp từ tất cả các nguồn thông tin gồm các hệ thống quản lý khách
hàng, các kênh phân phối dữ liệu (nhà cung cấp, các tổ chức khác, mua
lại…). Thông tin cơ sở dữ liệu đem lại gồm các thông tin toàn diện về khách
hàng, bao gồm thông tin về khách hàng, thông tin sử dụng dịch vụ và giao
dịch…
- Trong phân tích khách hàng cần chú trọng và nâng cao chất lượng các vấn đề
như:
Phân loại khách hàng, xác định nhóm khách hàng mục tiêu để từ đó
có những giải pháp phù hợp.
Phân tích khách hàng rời mạng: dự đoán những khách hàng nào có
khả năng rời mạng nhất, những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rời mạng
của khách hàng…
Phân tích khả năng bán gói dịch vụ: phân tích những nhóm dịch vụ
mà một khách hàng có thể sử dụng để biết xem những dịch vụ nào
khác có thể bán cho họ.
Phân tích lợi nhuận để chỉ ra những đối tượng khách hàng quan trọng.
d. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động quan hệ cộng
đồng.
Thời gian qua, công luận phản ánh khá nhiều thông tin về S-Fone theo
chiều hướng xấu gây ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh, thương hiệu của S-
Telecom. Trước tình hình trên, hoạt động quan hệ cộng đồng cần được quan
tâm nhiều hơn nữa. cụ thể cần giải quyết những vấn đề sau:
78
- Tăng cường đầu tư cho công tác “loppy” – “Vận động hành lang”:
Phát triển các mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước, báo
giới, bạn hàng.
- Gắn kết các hoạt động PR với các sự kiện lớn về chính trị, văn hóa,
nghệ thuật, xã hội… của đất nước, thu hút sự quan tâm của đông đảo
các tầng lớp xã hội như tài trợ cho các giải lớn về bóng đá, đua xe
đạp, seagame, paragame, các chiến dịch mùa hè xanh, cuộc thi tiếng
hát truyền hình, các chương trình đối thoại với các nhân vật nổi tiếng
… làm sao để công luận và xã hội thấy được ngoài việc kinh doanh,
S-Telecom luôn quan tâm tới các sự kiện, hoạt động xã hội của đất
nước.
- Tổng kết lại và công bố số liệu chính thức về các chương trình tài trợ,
hỗ trợ cho người tàn tật xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa,
tình thương.
- Thường xuyên có bài trên các loại báo chí, đài phát thanh, truyền hình
về hoạt động của doanh nghiệp, nhất là khi đạt những thành tích nổi
bật, khi có sự kiện lớn như tổng kết năm, tổng kết giai đoạn phát triển,
mở dịch vụ mới, tham gia phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh
quốc phòng…
- Có bộ phận chuyên trách theo dõi các bài viết trên báo chí về doanh
nghiệp mình nhằm kịp thời có những phản ứng hoặc làm rõ thêm vấn
đề nếu xuất hiện thông tin sai.
e. Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức phân phối, nâng cao hệ
thống chăm sóc khách hàng hiện hữu.
- Đa dạng hóa và mở rộng kênh phân phối: đa dạng hóa các hình thức
phân phối thẻ cào, thẻ trả trước điện thoại di động, bởi thị trường Việt
Nam tỉ lệ thuê bao trả trước chiếm đến khoảng 95%. Với tầm quan
79
trọng như trên, nhưng hiện nay việc bán thẻ vẫn chưa đạt hiệu quả
cao. Vì vậy, xin đề xuất một số giải pháp sau:
Tổ chức đội ngũ bán hàng trực tiếp tới tận nhà. Tại mỗi khu
vực sẽ tổ chức một đội bán hàng trực tiếp. Mỗi nhân viên trong
đội được giao cố định một lượng khách hàng. Bộ phận tính
cước theo dõi mức độ sử dụng thẻ trả trước. Nếu thẻ sắp hết
tiền thì báo nhân viên bán hàng liên hệ khách hàng để cung cấp
thẻ. Ngoài việc bán hàng nhân viên này còn có nhiệm vụ chăm
sóc khách hàng, hướng dẫn khách sử dụng máy đi động và các
dịch vụ… Đội ngũ bán hàng này có thể do S-Telecom trực tiếp
tổ chức quản lý hoặc thuê bên ngoài và có biện pháp quản lý
hiệu quả.
Tổ chức cửa hàng bán lẻ và cung cấp dịch vụ viễn thông trọn
gói cho khách hàng tại các trung tâm kinh doanh và thương
mại như siêu thị, trung tâm mua sắm, và tại trục giao thông
chính.
- Nâng cao chất lượng hệ thống chăm sóc khách hàng hiện hữu: Tổ
chức bộ máy chăm sóc khách hàng sao cho phù hợp với từng đối
tượng khách hàng:
Tăng cường chất lượng hoạt động bộ phận giải đáp thắc mắc,
giải quyết khiếu nại của khách hàng.
Hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng để nắm bắt thắc mắc
hay yêu cầu của khách hàng trong cung cấp dịch vụ.
Hiệu quả của giải pháp đem lại:
- Phát triển thị phần.
- Quảng bá sự tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ nội dung nhằm thu hút
đối tượng khách hàng có mức chi trả cho dịch vụ lớn và hạn chế rủi ro về
vốn.
80
- Củng cố thương hiệu là nhà cung cấp dịch vụ chất lượng hàng đầu Việt Nam
- Tăng doanh số bán và lợi nhuận.
3.3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực:
Giải pháp về nguồn nhân lực đề xuất nhằm hỗ trợ thực hiện các chiến lược
phát triển mở rộng thị trường, chiến lược phát triển dịch vụ theo hướng khác biệt và
đa dạng hóa, chiến lược phát triển dịch vụ theo hướng cải tiến chất lượng dịch vụ,
phục vụ và chiến lược chú trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển.
a. Về xây dựng đội ngũ:
- Giải pháp cơ bản trong công tác nguồn nhân lực là tận dụng và phát huy thế
mạnh đội ngũ cán bộ hiện có, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật giỏi tay nghề và
giàu kinh nghiệm, bố trí đúng người, đúng việc, khuyến khích sự nghiên cứu,
sáng tạo. Nhân viên được giao quyền chủ động nhất định trong công việc,
được thoải mái đưa ra các quan điểm ý kiến riêng của mình, lãnh đạo thật sự
lắng nghe và tin tưởng vào năng lực của nhân viên.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo: công tác đào tạo cần được lập kế hoạch cụ thể,
không dàn trải mà có trọng tâm vào một số lĩnh vực và đối tượng. Cụ thể như
sau:
Chú trọng đào tạo các cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường. Vì các
nhân viên này thường xuất thân từ các chuyên ngành như quản trị kinh
doanh, ngoại thương, đối ngoại, kinh tế… chỉ được đào tạo cơ bản và sơ
bộ về nghiên cứu thị trường. Hiện tại, bộ phận này đang là điểm yếu của
S-Telecom, trong khi đó nghiên cứu thị trường ảnh hưởng rất lớn đến sự
thành bại của công ty.
Trước xu thế hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, để tránh những thiệt
hại không đáng có về kinh tế, các cán bộ cần được đào tạo, bổ sung các
kiến thức về luật pháp trong và ngoài nước, cùng các thông lệ buôn bán
quốc tế.
81
Chú trọng đào tạo bậc cao và chuyên sâu đối với những cán bộ giỏi như
các khóa đào tạo cao học, CCNA, quản lý dự án chuyên nghiệp…trong
và ngoài nước.
Nâng cao trình độ hiểu biết về dịch vụ và kỹ năng cho đội ngũ giao dịch
viên, chăm sóc khách hàng thông qua các khóa học bổ sung nghiệp vụ
định kỳ hoặc khi triển khai dịch vụ mới, các khóa học về kỹ năng giao
tiếp, văn hóa ứng xử…
Về thời gian đào tạo có thể là dài hạn, ngắn hạn, trong giờ, ngoài giờ làm
việc tùy theo tính chất của công việc và đặc điểm của chương trình đào
tạo.
Hình thức đào tạo: có thể tự tổ chức để nội bộ tự đào tạo và bổ sung kiến
thức lẫn nhau, có thể tìm giáo viên về Trung tâm dạy hoặc cử nhân viên
đến các trường, trung tâm để được đào tạo, sau đó về đào tạo lại cho
những nhân viên có liên quan.
Đồng thời, khuyến khích nhân viên tự đào tạo, nâng cao kiến thức bằng
các chế độ hỗ trợ về thời gian và học phí tùy theo kết quả học tập.
- Công tác tuyển dụng: Dù công tác nguồn nhân lực được thực hiện trên cơ sở
chính là phát huy năng lực đội ngũ sẵn có nhưng việc tuyển dụng nhân sự
mới cũng cần được thực hiện khi cần thiết. Việc tuyển dụng cần phải được
thực hiện nghiêm chỉnh, có thể qua thi tuyển hoặc phỏng vấn trực tiếp.
b. Về chính sách đãi ngộ.
Chính sách đãi ngộ cần được thể hiện trên cả hai mặt là vật chất và tinh thần.
- Về vật chất: lương bổng là yếu tố chính thu hút lao động và giữ được lao
động, là đòn bẩy nhân cao năng suất lao động. Muốn vậy, cơ chế lương cần
được điều chỉnh theo hướng công bằng hơn, xây dựng trên nguyên tắc năng
suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Người làm nhiều hưởng nhiều, làm ít
hưởng ít. Lao động mang hàm lượng chất xám cao, sáng tạo nhiều phải được
82
đãi ngộ xứng đáng và cao hơn so với các lao động giản đơn, tránh cào bằng,
và chú trọng vào thâm niên công tác.
- Xây dựng quy chế khen thưởng hợp lý và cụ thể. Chế độ khen thưởng cần
được thực hiện kịp thời, giá trị khen thưởng xứng đáng với thành tích đạt
được. Khen thưởng cần trang trọng, không hình thức, làm cho người được
khen thưởng cảm thấy hãnh diện với thành tích đạt được như công bố tên
người được khen thưởng trên mạng nội bộ công ty, ghi tên lên bảng danh dự
tại trụ sở làm việc thì sẽ có tác dụng động viên rất tốt trong thi đua làm tốt
công việc, nâng cao chất lượng và năng suất lao động, phát huy sáng kiến cải
tiến kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích cho công ty.
- Chính sách phúc lợi thiết thực và gần gũi với đời sống và nguyện vọng của
người lao động. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, nghỉ mát, hỗ trợ
khi cán bộ công nhân viên bị ốm đau bệnh tật, gặp khó khăn sẽ tạo ra sự gắn
bó giữa người lao động với công ty.
c. Về chế độ trách nhiệm công việc.
- Trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ của mỗi nhân viên cần được quy định
rõ ràng và cụ thể để có thể đánh giá kết quả công việc của người lao động,
làm cơ sở cho việc trả lương và thưởng. Qui định trên được xây dựng trên cơ
sở bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn chức danh cho mỗi loại lao động
mà bộ phận nhân sự lập ra.
- Cán bộ chưa đáp ứng các tiêu chuẩn được tạo điều kiện nâng cao trình độ
trong thời gian nhất định, nếu không đáp ứng yêu cầu sẽ phải chịu bị đào thải
khỏi tổ chức. Đây là vấn đề sẽ rất khó khăn khi thực hiện do đụng chạm đến
quyền lợi của mỗi người nhưng cần mạnh dạn làm và kiên quyết làm vì nó
ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của trung tâm.
Tuy vậy, cần làm công tác tư tưởng để người lao động hiểu rõ mục đích của
công tác trên là vì lợi ích chung của toàn Trung tâm, và không lợi dụng điều đó để
gây bè pháp, loại trừ lẫn nhau. Đi kèm với công tác tư tưởng là làm tốt việc giải
83
quyết chế độ khi nghỉ việc từ quỹ bảo hiểm, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc của
công ty và các quỹ khác mà công ty có thể giúp được nhằm hỗ trợ cho cán bộ đã có
quá trình đóng góp cho Trung tâm.
Hiệu quả giải pháp đem lại:
- Tăng năng suất lao động.
- Hạn chế nguy cơ chảy máu chất xám.
- Khắc phục những hạn chế về nguồn nhân lực và tổ chức của Trung tâm.
84
KẾT LUẬN
Xây dựng chiến lược kinh doanh là công tác hết sức quan trọng của doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như
hiện nay để có thể tồn tại cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Xây dựng chiến lược kinh doanh luôn gắn liền với việc đề xuất những giải
pháp hợp lý, kiến nghị thiết thực để chiến lược có giá trị trong thực tiễn và hiệu quả.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, từ những kiến thức đã học và kinh nghiệm
thực tế công tác tại SPT có được, đề tài đã thực hiện được những yêu cầu sau:
1. Trình bày những cơ sở lý luận chung về chiến lược kinh doanh.
2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh viễn thông của trung tâm S-
Telecom, từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của S-Telecom, phân tích
các tác động của môi trường bên ngoài để tìm ra những thách thức, nguy
cơ tác động đến sự phát triển của S-Telecom để đánh giá năng lực cạnh
tranh của S-Telecom.
3. Trên cơ sở mục tiêu phát triển của SPT, mục tiêu phát triển của S-
Telecom và các lý luận, phân tích trình bày trên, đề tài đề xuất các chiến
lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đồng thời đề xuất một
số giải pháp và kiến nghị nhằm thực thi chiến lược hiệu quả.
Người viết tin tưởng rằng những đề xuất được trình bày trong đề tài
này có thể đóng góp phần nào trong việc kinh doanh của S-Telecom.
Dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài này, nhưng do thời gian
có hạn, năng lực còn hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Kính mong sự góp ý của Quý Thầy, Cô và người đọc để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn TS. NGUYỄN QUYẾT CHIẾN, cùng toàn
thể các Thầy, Cô trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM nói chung và các Thầy,
Cô trong Khoa Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tình truyền đạt kiến thức
và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, 2008, Trung tâm điện thoai di động
CDMA (S-Telecom).
2. Báo cáo của hội đồng quản trị tại đại hội cổ đông ngày 07/07/2009.
3. Đỗ Minh Tuấn (2007), Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cao su
đồng nay đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học kinh
tế Tp.HCM.
4. Fred R.David, Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê.
5. Hoàng Lệ Chi (2005), Chiến lược kinh doanh viễn thông, Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông.
6. Hồng Giang, Dự báo tiềm năng thị trường 3G ở Việt Nam: sẽ đạt doanh thu
1,2 tỷ USD trong 4 năm đầu,, Tạp chí xã hội thông tin Telecom & IT số 3
11/12.2008
7. M. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Kỹ thuật
8. Nguyễn Thị Liên Diệp & Phạm Văn nam (2006), Chiến lược và chính sách
kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội.
9. Quyết định 158/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/10/2001 phê
duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020,
10. Quyết định 32/QĐ-TTg của thủ Tướng Chính phủ ngày 07/02/2006 về Qui
hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010,
11. TS. Phan Thảo Nguyên, 3G đang “nóng”, Tạp chí xã hội thông tin Telecom
& IT số 1 6.2008
12. Thị trường di động Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới cùng 3G, Tạp
chí xã hội thông tin Telecom & IT số 3 11/12.2008.
13. TS. Bùi Thiên Hà, Thị trường viễn thông Việt Nam nửa đầu 2008: chạy đua
cùng hội nhập, Tạp chí xã hội thông tin Telecom & IT số 1 6.2008.
86
14. Viện kinh tế Bưu điện (2002), Chiến lược Marketing trong viễn thông, NXB
Bưu điện.
15. Website:
- www.mic.gov.vn
+
+
+
-
- www.sfone.com.vn. Toàn bộ website.
- Và các website khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoach_dinh_chien_luoc_kinh_doanh_cua_trung_tam_dien_thoai_di_dong_cdm_.pdf