Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm ở công ty cổ phần nhựa Tiền Phong

LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ảnh hưởng đến tập tính của từng cá nhân thông qua các chuẩn mực về đạo đức, các nghi lễ tập tục, các quy định của cộng đồng, tôn giáo. Những tác nhân này ảnh hưởng tới người tiêu dùng thông qua quá trình học tập ở nhà trường và giao tiếp với xã hội. Bởi vậy, khi sản phẩm được đưa vào một thị trường mới cần lưu ý các hoạt động marketing sao cho phù hợp.Tránh hiện tượng bị bài xích. Do vậy, vai trò của marketing là việc sử dụng hệ thống các phương pháp và kĩ thuật được thực hiện nhằm thu thập, phân tích và xử lý các thông tin một cách chính xác, khách quan về thông tin, từ đó giúp các nhà kinh doanh đưa ra được chiến lược cũng như các quyết định marketing có hiệu quả để nhằm tìm ra được những điều khách hàng cần, khách hàng muốn. Người làm marketing có thể hình dung ra những thứ mà người tiêu dùng cần nhưng ngay chính bản thân họ cũng không nhận ra được, và tổ chức có thể giảm bớt được rủi ro trong kinh doanh, tìm kiếm được cơ hội mới, thị trường mới. Bởi vậy, marketing có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay, nó mang lợi ích cho 3 phía: người bán, người tiêu dùng và xã hội. Mặt khác, vai trò của quản trị marketing đối với doanh nghiệp ngày nay giữ vị trí chủ chốt trong quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh quá khốc liệt, cùng với các yếu tố của môi trường luôn thay đổi, do đó nhà kinh doanh luôn phải tìm kiếm cơ may của thị trường mà không thể trông chờ vào sản phẩm hiện tại và thị trường hiện tại mãi được. Cơ may của thị trường là có được một thị trường mới, một sản phẩm mới. Và để hoạch định một chiến lược, một chương trình markerting, ngày nay các tổ chức không marketing đại trà mà marketing tập trung hay marketing mục tiêu. Để làm được điều này trước hết phải tiến hành phân tích các yếu tố của thị trường, phân đoạn thị trường, lựa chọn những đoạn thị trường hấp dẫn nhất. Đối chiếu nguồn lực khả năng và sở trường của mình nên thích nghi được đó là thị trường mục tiêu. Trên thị trường mục tiêu tiến hành định vị sản phẩm của mình sao cho có lợi thế cạnh tranh lớn nhất. Đó là tất cả các quá trình phân tích, lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra việc thi hành những biện pháp nhằm thiết lập, duy trì, củng cố những việc trao đổi có lợi để đạt được những nhiệm vụ đã được xác định của tổ chức (mở rộng thị trường, tăng khối lượng bán, tăng lợi nhuận). Thông qua những điều trên thì vai trò của quản trị marketing gồm: - Phân tích môi trường (bên trong và bên ngoài). - Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu. - Hoạch định chiến lược và chương trình marketing. - Thực hiện và kiểm tra chương trình hoạt động marketing. Bởi vậy, việc tìm hiểu marketing và quản trị marketing là một khâu quan trọng trong quá trình thành lập và phát triển doanh nghiệp. Người làm marketing cần phải nhạy bén với mối đe doạ và cơ hội của thị trường. Sau khi phân tích thị trường sẽ tìm ra được nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức hay sản phẩm của tổ chức. Khi đó nhiệm vụ của người làm marketing là chuyển các kế hoạch thành hoạt động cụ thể theo một lịch trình đã được lập: phân tích, nghiên cứu, hoạch định đến việc thực hiện chiến lược marketing. Mục đích của việc làm đồ án môn học quản trị marketing là nhằm tìm hiểu việc thực hiện quá trình đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua sắm nguyên vật liệu, phân tích một tác nhân hoặc nhóm các tác nhân kích thích có nguồn gốc bên trong hay tác động bên ngoài làm xuất hiện nhu cầu tiêu dùng sản phẩm để đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm. Ngoài ra còn thực hiện các chiến lược định giá nhằm xâm nhập thị trường, hiệu quả đồng vốn, mục tiêu hớt váng sữa, mục tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư, đạt lợi nhuận trên loạt sản phẩm, phương án chỉ tiêu chất lượng đánh giá và dự đoán nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhiệm vụ của đồ án môn học: “Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm ở công ty Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong”. Nội dung chủ yếu sẽ được giải quyết trong đồ án môn học gồm: - Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua. - Xác định nhu cầu và quy mô của thị trường từ 2011 đến 2015 cho các sản phẩm. - Hoạch định chiến lược marketing đối với một sản phẩm. - Hoạch định chương trình marketing cho sản phẩm.

doc36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3861 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm ở công ty cổ phần nhựa Tiền Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING PAGE  Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1  PAGE \* MERGEFORMAT 34 LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ảnh hưởng đến tập tính của từng cá nhân thông qua các chuẩn mực về đạo đức, các nghi lễ tập tục, các quy định của cộng đồng, tôn giáo. Những tác nhân này ảnh hưởng tới người tiêu dùng thông qua quá trình học tập ở nhà trường và giao tiếp với xã hội. Bởi vậy, khi sản phẩm được đưa vào một thị trường mới cần lưu ý các hoạt động marketing sao cho phù hợp.Tránh hiện tượng bị bài xích. Do vậy, vai trò của marketing là việc sử dụng hệ thống các phương pháp và kĩ thuật được thực hiện nhằm thu thập, phân tích và xử lý các thông tin một cách chính xác, khách quan về thông tin, từ đó giúp các nhà kinh doanh đưa ra được chiến lược cũng như các quyết định marketing có hiệu quả để nhằm tìm ra được những điều khách hàng cần, khách hàng muốn. Người làm marketing có thể hình dung ra những thứ mà người tiêu dùng cần nhưng ngay chính bản thân họ cũng không nhận ra được, và tổ chức có thể giảm bớt được rủi ro trong kinh doanh, tìm kiếm được cơ hội mới, thị trường mới. Bởi vậy, marketing có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay, nó mang lợi ích cho 3 phía: người bán, người tiêu dùng và xã hội. Mặt khác, vai trò của quản trị marketing đối với doanh nghiệp ngày nay giữ vị trí chủ chốt trong quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh quá khốc liệt, cùng với các yếu tố của môi trường luôn thay đổi, do đó nhà kinh doanh luôn phải tìm kiếm cơ may của thị trường mà không thể trông chờ vào sản phẩm hiện tại và thị trường hiện tại mãi được. Cơ may của thị trường là có được một thị trường mới, một sản phẩm mới. Và để hoạch định một chiến lược, một chương trình markerting, ngày nay các tổ chức không marketing đại trà mà marketing tập trung hay marketing mục tiêu. Để làm được điều này trước hết phải tiến hành phân tích các yếu tố của thị trường, phân đoạn thị trường, lựa chọn những đoạn thị trường hấp dẫn nhất. Đối chiếu nguồn lực khả năng và sở trường của mình nên thích nghi được đó là thị trường mục tiêu. Trên thị trường mục tiêu tiến hành định vị sản phẩm của mình sao cho có lợi thế cạnh tranh lớn nhất. Đó là tất cả các quá trình phân tích, lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra việc thi hành những biện pháp nhằm thiết lập, duy trì, củng cố những việc trao đổi có lợi để đạt được những nhiệm vụ đã được xác định của tổ chức (mở rộng thị trường, tăng khối lượng bán, tăng lợi nhuận). Thông qua những điều trên thì vai trò của quản trị marketing gồm: - Phân tích môi trường (bên trong và bên ngoài). - Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu. - Hoạch định chiến lược và chương trình marketing. - Thực hiện và kiểm tra chương trình hoạt động marketing. Bởi vậy, việc tìm hiểu marketing và quản trị marketing là một khâu quan trọng trong quá trình thành lập và phát triển doanh nghiệp. Người làm marketing cần phải nhạy bén với mối đe doạ và cơ hội của thị trường. Sau khi phân tích thị trường sẽ tìm ra được nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức hay sản phẩm của tổ chức. Khi đó nhiệm vụ của người làm marketing là chuyển các kế hoạch thành hoạt động cụ thể theo một lịch trình đã được lập: phân tích, nghiên cứu, hoạch định đến việc thực hiện chiến lược marketing. Mục đích của việc làm đồ án môn học quản trị marketing là nhằm tìm hiểu việc thực hiện quá trình đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua sắm nguyên vật liệu, phân tích một tác nhân hoặc nhóm các tác nhân kích thích có nguồn gốc bên trong hay tác động bên ngoài làm xuất hiện nhu cầu tiêu dùng sản phẩm để đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm. Ngoài ra còn thực hiện các chiến lược định giá nhằm xâm nhập thị trường, hiệu quả đồng vốn, mục tiêu hớt váng sữa, mục tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư, đạt lợi nhuận trên loạt sản phẩm, phương án chỉ tiêu chất lượng…đánh giá và dự đoán nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhiệm vụ của đồ án môn học: “Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm ở công ty Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong”. Nội dung chủ yếu sẽ được giải quyết trong đồ án môn học gồm: - Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua. - Xác định nhu cầu và quy mô của thị trường từ 2011 đến 2015 cho các sản phẩm. - Hoạch định chiến lược marketing đối với một sản phẩm. - Hoạch định chương trình marketing cho sản phẩm. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG 1.1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, được thành lập từ năm 1960 với quy mô gồm 4 nhà xưởng chính: Phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhựa trong (polystyrol) và phân xưởng bóng bàn, đồ chơi. Ngày 19/05/1960, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong chính thức khánh thành đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu: Chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi dồng. Với ý nghĩa lịch sử thiêng liêng đó, 50 năm qua, tập thể CBCNV Công ty đã từng bước nỗ lực hết mình, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đưa Công ty từng bước phát triển vững mạnh đảm bảo hoàn thành xuất xắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Trải qua nhiều thăng trầm, ngày 29/4/1993 với Quyết định số 386/CN/CTLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Thương), nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được đổi tên thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Theo đó Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong trở thành một doanh nghiệp Nhà nước, sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo. Với mô hình tổ chức mới, chủ động đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi mặt hàng truyền thống từng nổi tiếng một thời nhưng hiệu quả thấp để chuyển hẳn sang sản xuất ống nhựa PVC, PEHD…Từ những bước đi đúng đắn, vững chắc, sản phẩm của Công ty đã và đang chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín về chất lượng cũng như tính cạnh tranh về giá bán. Đến ngày 17/8/2004, công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã được chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ phần bằng quyết định số 80/2004/QD-BCN cảu bộ Công nghiệp. Đánh dấu một bước đi phát triển mới của công ty. Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Công ty đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới nhiều chủng loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Mặt hàng ống nhựa u. PVC, PEHD, PPR …dùng trong lĩnh vực cung cấp nước sạch, tiêu thoát nước thải phục vụ nhu cầu dân dụng và sử dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp…đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Với phương châm “Chất lượng là trên hết, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng” thương hiệu Nhựa Tiền Phong đã được khẳng định trên thị trường có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tiếp tục duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ, đồng thời lựa chọn đa phương thức phục vụ nhằm tối đa nhu cầu khách hàng. Vì vậy trong những năm tới, công ty chắc chắn sẽ duy trì được tốc độ phát triển cao, giữ vững và ngày càng mở rộng thị trường, không chỉ thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, Công ty cũng đã đăng ký bộ hộ nhãn hiệu hàng hóa 5 nước: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanma. Doanh số xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực trong thời gian tới sẽ được đẩy mạnh, riêng doanh số xuất khẩu sang nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào sẽ đạt từ 1.200.000 đến 1.800.000 USD/năm. Với mạng lưới tiêu thụ gồm 6 Trung tâm bán hàng trả chậm và gần 300 đại lý bán hàng, sản phẩm Nhựa Tiền phong đã và đang có mặt ở các miền trên cả nước. Đặc biệt tại miền Bắc, sản phẩm Nhựa Tiền Phong sẽ chiếm 70-80% thị phần ống nhựa. Để hòa nhịp tốc độ phát triển của đất nước, công ty phấn đấu doanh thu bán hàng, GTSXCN, lợi nhuận ròng và nộp ngân sách năm sau sẽ tăng hơn năm trước từ 10-15%. Từng bước nâng cao đời sống của CBCNV, qua đó tạo điều kiện để công ty thực hiện tốt công tác từ thiện và an sinh xã hội. Từ những cố gắng và thành công đạt được trong suốt 50 năm qua, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã vinh dự được Đảng và nhà nước trao tặng những danh hiệu cao quý. Đó là: Huân chương độc lập hạng Ba (2010); danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (1994-2005); Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Nhiều năm liền được nhận Cờ thi đua xuất sắc của chính  phủ, bộ Công Nghiệp, Tổng LĐLĐ Việt Nam, UBND thành phố Hải Phòng; bằng khen của chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam. Bên cạnh đó là 127 Huy chương vàng tại cá kỳ hội chợ hàng công nghiệp Quốc tế và trong nước, được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt nam chất lương cao ”; 02 cúp Bạc và 02 giải Quả cầu vàng Bông sen vàng năm 2002, cúp “Vì sự nghiệp xanh Việt nam” năm 2003, cúp “Vì sự phát triển cộng đồng” năm 2004; “Cổ phiếu vàng Việt Nam” năm 2009; Giải thưởng “Top 20 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam ” năm 2010. Công ty còn là 1 trong 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008; là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố Hải phòng năm 2001, 2003, 2004, 2005, 2008, 2009 và còn rất nhiều các danh hiệu dành cho cá nhân và tập thể khác. Đặc biệt năm 2010 Công ty giành giải thưởng Sao Vàng Đất Việt dành cho top 10 thương hiệu nổi tiếng. Luôn sát cánh cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngày hôm nay, các thế hệ CBCNV công ty Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong có quyền tự hào về những thành tựu mà công ty đạt được. Đó là niềm vinh dự và cũng là động lực để công ty vươn cao, vươn xa hơn trên thị trường trong nước và quốc tế. 1.1.2: CÁC SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY ĐANG SẢN XUẤT: Công ty chủ yếu sản xuất sản xuất ống nhựa, sản phẩm công ty được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực : cấp thoát nước , công nghiệp xây dựng, giếng nước ngầm cho dân dụng và công nghiệp , cầu đường , hoá chất, địa chất , dầu khí , hệ thống thoát nước thải đô thị , khu côngnghiệp , nước tiêu dung nông , lâm nghiệp… Ba loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất là: 1. Ống nhựa u. PVC, PEHD, PPR Các sản phẩm của công ty ngày càng được sử dụng nhiều trong cuộc sống vì nó có nhiều ưu điểm: - Nhẹ nhàng, dễ vận chuyển, giá thành rẻ. - Bền, không thấm nước - Độ bền cơ học và độ chịu va đập cao - Sử dụng đúng theo yêu cầu kĩ thuật với độ bền cao và dễ dàng sử dụng. 1.2. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 1.2.1. MỤC ĐÍCH TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG. Môi trường bao gồm: môi trường sinh thái, môi trường pháp luật, văn hoá, xã hội,…trong đó doanh nghiệp tồn tại, người ta gọi đó là các tác nhân ngoại cảnh. Các tác nhân này tồn tại có thể như nhũng điều kiện rằng buộc, những hạn chế đối với doanh nghiệp nhưng cũng có thể là những nhân tố tạo ra cơ hội. Nhóm các tác nhân này bao gồm nhiều loại khác nhau như sau: - Các tác nhân mang tính luật pháp gồm: các bộ luật về đầu tư, các quy chế doanh nghiệp, luật doanh nghiệp, các nghị định về quản lý ngoại tệ, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, các nghị định về thông tin quảng cáo… - Các tác nhân kinh tế bao gồm: mức thu nhập bình quân tính theo đầu người, chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái,… - Các tác nhân thương mại bao gồm sự có mặt mật độ các điểm bán hàng, thuế suất… - Các tác nhân địa lý, khí hậu, con người (nhân khẩu) bao gồm: nhiệt độ, dân số, sự phân bổ dân cư, diện tích… - Các tác nhân công nghệ- kĩ thuật: sự đổi mới không ngừng về máy móc thiết bị, phát minh, sáng chế… (mỗi một công nghệ mới ra đời đều là một lực lượng phá hoại sáng tạo). 1.2.2. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 1. Thị trường của Công ty đang bán sản phẩm: Hiện nay công ty đang bán sản phẩm trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Đặc biệt công ty sẽ hợp tác với các đối tác để đưa sản phẩm ra thị trường một số nước và vùng lãnh thổ, như Hồng Kông, Newzeland, Australia và đẩy mạnh hợp tác , để đẩm bảo thương hiệu . Công ty cũng đã đăng ký nhãn hiệu hang hoá tại 5 nước : Trung Quốc , Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar. 2. Đối thủ cạnh tranh Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các công ty sản xuất sản phẩm cùng loại như: Đại Đồng Tiến, Bình Minh,... nền kinh tế trong và ngoài nước đang ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều đối thủ mạnh. Các sản phẩm của họ có chất lượng tương xứng với chất lượng của công ty, mẫu mã phong phú, có tính thẩm mỹ cao, các công ty này hầu như cũng đã đặt các đại lý khắp từ Bắc vào Nam hệ thống phân phối rộng khắp, cạnh tranh rất mạnh với công ty. Chiến lược chính của công ty trong thời gian tới đây sẽ cố gắng bảo vệ thị phần của mình tạo đà phát triển mở rộng thị phần. 3. Các nhà môi giới và cung ứng Người cung ứng là người cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho công ty. Hiện nay nguồn nguyên liệu của công ty được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Do đó mà nguồn nguyên liệu chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Điều này thì chúng ta không thể chủ động được nên cần phải đưa ra các biện pháp thay thế cần thiết khi gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu. 4. Khách hàng Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng được nâng cao thì yêu cầu về sản phẩm của công chúng ngày càng cao. Công chúng chính là người quyết định và đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp do đó muốn thành công chúng ta phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thoả mãn họ ở mức tối đa. Vì chúng ta phải bán cái họ cần chứ không bán cái chúng ta có. Khi chúng ta đã tạo được niềm tin từ phía công chúng thì doanh nghiệp đã có một phần thành công, và có nghĩa là chưa dừng ở đây mà cần phải cố gắng hơn nữa. Khách hàng của công ty chủ yếu là những ngươi dân , cửa hàng kinh doanh, nhà nhập khẩu hoặc nhà sản xuất mà bạn sản xuất cho họ dưới hình thức phục thầu. Họ đều là đối tác có tiềm năng và hợp tác tốt trong việc tiêu thụ sản phẩm. 5. Các chính sách, luật lệ của nhà nước Ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty bởi các căn cứ pháp lý: - Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng. - Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/04/1995. - Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/05/1998 và Nghị Định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước. - Bộ luật lao động ngày 23/06/1994 và Nghị Định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ Luật lao động. - Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 và Nghị Định 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng. - Luật thu nhập doanh nghiệp ngày 10/05/1997 và Nghị Định 30/1998/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thu nhập doanh nghiệp. - Luật bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993 và Nghị Định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. 6. Các mối quan hệ của công ty với các cơ quan hữu quan Công ty có quan hệ tốt với các cơ quan hữu quan. Công ty luôn luôn hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với nhà nước đặc biệt là nghĩa vụ đóng thuế. Trong những năm tiếp theo, công ty tiếp tục làm tốt nghĩa vụ của mình và góp phần vào sự phát triển của mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, tài trợ cho các hoạt động văn hoá, thể thao, giáo dục. Nhận xét: Sau khi phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài 1. Thuận lợi (cơ hội) - Trong những năm gần đây do chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước nên tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh tương đối ổn định, mức dao động giá khá thấp, việc dự báo tỷ giá trong ngắn hạn cũng không quá khó khăn. - Thị trường tiêu thụ giàu tiềm năng. 2.Những khó khăn (rủi ro) - Đối thủ cạnh tranh mạnh, thị phần lớn. - Nguyên liệu không chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào nhà cung ứng, bên cạnh đó chi phí nguyên vật liệu chưa phù hợp. - Năng lực sản xuất còn hạn chế 1.3 NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY. 1.3.1 MỤC ĐÍCH XEM XÉT NGUỒN LỰC, CÁC NGUỒN LỰC CẦN ĐƯỢC XEM XÉT Nguồn lực của công ty gồm: vốn và tài sản, tình hình lao động, cơ cấu tổ chức, và danh tiếng, uy tín của công ty. Mục đích của việc phân tích nguồn lực: để tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có các loại tài sản cần thiết như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hoá…để có được những tài sản đó doanh nghiệp phải bỏ vốn ra đầu tư. Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, bởi vậy doanh nghiệp bỏ ra những khoản chi phí nhất định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở mỗi lúc mỗi nơi có những cơ cấu chi phí nhất định, mỗi doanh nghiệp cần có những cơ cấu chi phí hợp lý nhất vì nó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Một cơ cấu hợp lý là một cơ cấu phù hợp với các nhân tố như: loại hình doanh nghiệp, quy mô sản xuất, trình độ kĩ thuật, trang thiết bị, điều kiện tự nhiên, công tác quản lý, điều kiện tổ chức, trình độ tay nghề công nhân,… Để có thể xây dựng cơ cấu hợp lý thì việc đi vào phân tích nguồn lực là rất cần thiết, đó là cơ sở cho việc đề ra các bước công việc tiếp theo. Công ty có tạo dựng đượcdanh tiếng, uy tín hay không là biểu hiện sự chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm của công ty. Nó phản ánh vị thế của doanh nghiệp ở thị trường, là điều kiện cần thiết để công ty tồn tại và phát triển. Nó phản ánh tổng hợp quy mô và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu sử dụng tốt nguồn vốn và hợp lý tài sản, kết hợp sản phẩm tiêu thụ đem lại doanh thu sẽ cao (có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường) thì doanh nghiệp sẽ có vị thế tương đối ổn định trên thị trường. 1.3.2. VỐN VÀ TÀI SẢN. 1. Tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh. Tình hình tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh của công ty đến ngày 01/1/2011 được thể hiện qua bảng 01: Bảng số 01: Đơn vị: VNĐ Tài sản01/1/2011A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn85.147.474.9001.Tiền1.667.581.2602. Các khoản phải thu44.979.404.9903. Hàng tồn kho37.858.316.6104. Tài sản lưu động khác642.172.040B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn33.600.802.4501. Tài sản cố định33.600.802.4502. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn03. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang0Tổng tài sản118.748.277.350 Qua bảng số 01 ta thấy: Tổng tài sản của công ty tính đến hết 31/12/2010 là: 118.748.277.350 VNĐ. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là: 85.147.474.900 VNĐ chiếm tỷ trọng 71.7%. tổng tài sản. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 33.600.802.450 VNĐ chiếm 28.3% tổng tài sản. Tình hình nguồn vốn của công ty tính đến hết ngày 01/1/2011 được thể hiện ở bảng số 02. Bảng số 02. Đơn vị: VNĐ. Nguồn vốn01/1/2011A. Nợ phải trả86.626.288.3301. Nợ ngắn hạn61.030.834.6102. Nợ dài hạn25.000.000.0003. Nợ khác595.453.720B. Nguồn vốn chủ sở hữu32.121.989.0201. Nguồn vốn, quỹ32.121.989.0202. Nguồn kinh phí, quỹ khác0 Tổng nguồn vốn118.748.277.350 Qua bảng số 02 ta nhận thấy tổng nguồn vốn của công ty tính đến 01/1/2011 là: 118.748.277.350 VNĐ. Cụ thể từng chỉ tiêu trong bảng 02 như sau: - Nợ phải trả là 86.626.288.330 VNĐ. Điều này cho thấy công ty còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài - Nguồn vốn chủ sở hữu là 32.121.989.020 VNĐ 2. Tài sản của công ty và quy trình công nghệ sản xuất. Tình hình tài sản của công ty được thể hiện ở bảng số 03 Bảng số 03 Đơn vị: VNĐ TTTÊN TÀI SẢNNGUYÊN GIÁĐÃ KHẤU HAOGIÁ TRỊ CÒN LẠIATSCĐ hữu hình45.844.104.74014.174.544.79031.669.559.9501Máy móc thiết bị31.387.143.18012.113.737.97019.273.405.2102Phương tiện vận tải1.752.247.750477.885.7501.274.362.0003Dụng cụ văn phòng280.760.000116.570.000164.190.0004Nhà cửa vật kiến trúc12.423.953.8101.466.351.07010.957.602.740BTSCĐ vô hình2.926.125.000994.882.5001.931.242.500TỔNG48.770.229.74015.169.427.29033.600.802.450 Qua bảng số 03: ta nhận thấy vốn cố định của công ty tính đến hết 31/12/2010 là 33.600.802.450 đồng.Việc theo dõi vốn cố định của công ty giúp cho ban lãnh đạo có những chính sách, chiến lược phù hợp với thực tiễn. Công nghệ sản xuất của công ty Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong: SX sản phẩm trên dây chuyền thiết bị mới nhất và hiện đại nhất cuả Châu Âu nhu : CHLB Đức, Italia….. 1.3.3. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG. Tổng số lao động trong công ty tính đến thời điểm 01/01/2011 là:1490 người. Cơ cấu lao động của công ty theo bảng số 04: Bảng số 04: TIÊU CHÍ PHÂN LOẠISỐ NGƯỜITỶ LỆ %I. Phân theo trình độ 14901001. Trình độ đại học trở lên20013,422. Trình độ cao đẳng, trung cấp78052,353. Công nhân kỹ thuật44029,534. Lao động khác704,7II. Phân loại theo tính chất của hợp đồng14901001.Hợp đồng lao động không xác định thời hạn55036,912. Hợp đồng lao động xác định thời hạn94063,09 Theo bảng số 04 ta nhận thấy rằng: Đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong thì số lao động như thế là hợp lý. Toàn bộ cán bộ công nhân trong công ty đều là những người tham gia quản lý và vận hành trực tiếp thiết bị sản xuất nhựa và bao bì từ nhiều năm, nên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 1.3.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY. 1.3.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Top of Form Nhận xét:: Cơ cấu tổ chức của công ty được thiết lập bởi các bộ phận trong tổ chức bao gồm các khâu, các cấp để đảm nhiệm các hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó. Mục tiêu công tác nhằm tạo môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức 1.3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 1. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh Côbg ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 05 thành viên. Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ 05 năm, thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại. 2. Giám đốc công ty: Tổ chức, điều hành công việc sản xuất- kinh doanh các sản phẩm đã đằg ký, đảm bảo an toàn và phát triển vốn, nâng cao đời sống của CBCN lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. 3. Phòng tổ chức hành chính và kế toán(TCHC & KT) Do quy mô của công ty nhỏ nên toàn bộ công tác tổ chức hành chính, và tài chính kế toán bố trí vào một đơn vị. Phòng có ba chức năng là: tổ chức lao động-tiền lương; hành chính và tài chính kế toán. nhiệm vụ của phòng là tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy lãnh đạo của công ty,xây dựng các định mức lao động.giúo giám đốc tổ chức tiếp khách,tôe chức tuyển dụng và đào tạo,bảo vệ xây dựng kế hoạch tài chính,thực hiện các nghiệp vụ kế toán. 4. Phòng kỹ thuật công nghệ và chất lượng (KTCN & CL) Phòng có ba chức năng là: quản lý kỹ thuật, quản lý công nghệ và quản lý chất lượng. Xây dựng và phổ biến các quy trình vận hành thiết bị.Xây dựng và phổ biến quy trình công nghệ làm sản phẩm mới, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật,thiết kế các mẫu mã sản phẩm.Kiểm soát diễn biến chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất,kiểm tra chất lượng, nghiệm thu vật tư,thiết bị nhập kho mua từ bên ngoài và sản phẩm do các phân xưởng sản xuất làm ra chờ nhập kho bán cho các khách hàng. 6. Phòng kinh doanh Phòng có hai chức năng mua và bán. Nhiệm vụ của phòng là xây dựng kế hoạch tiêu thụ hàng năm, quý, tháng: tìm kiếm thị trường,ký kết các hợp đồng bán hàng, giao hàng và thanh toán dảm bảo hoàn thành kế hoạch doanh thu của công ty dề ra. Phòng còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, cung cấp đầy đủ nguyên liệu chính và phụ cho nhu cầu sản xuất của xưởng. Nhận xét: Sự phôí hợp hoạt động giữa các bộ phận trên liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau trên 3 phương diện: tổ chức, cơ chế và con người. Mọi người trong từng bộ phận cũng như toàn bộ công ty ứng xử linh hoạt khi có sự điều chỉnh, thích nghi. Việc thích nghi diễn ra theo 2 hướng: nếu chủ thể cấp trên ra các lệnh điều khiển vô lý thì cấp dưới sẽ có cách thích nghi bằng cách biến đổi cơ cấu của mình hoặc gây sức ép buộc chủ thể thấy sai và tự sửa; Nếu khi đối tượng cấp dưới có sự gia tăng về số lượng, phức tạp về quan hệ, thì không phải chủ thể bó tay, mà họ vẫn có thể quản lý được bằng việc cải tiến phương pháp quản lý và bộ máy của mình. 1.3.5. DANH TIẾNG, UY TÍN CỦA CÔNG TY. Sau khi phân tích nguồn lực của công ty ta nhận thấy rằng: Công ty Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong là tổ chức nhỏ tại Hải Phòng. Tuy chỉ mới được thành lập nhưng công ty là một trong những công ty sản xuất kinh doanh đang trên đà phát triển. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, thực hiện công việc nghiên cứu về kỹ thuật, sản phẩm…Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận quản lý khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi bộ phận được chuyên môn hoá, có quyền hạn và chuyên môn nhất định, được bố trí theo từng cấp bậc nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý của công ty. Sức sáng tạo về sản phẩm, ống nhựa u.PVC, PEHD, PP-R, khác biệt về chất liệu, nguồn nguyên liệu đáp ứng kịp thời … đã tạo cho công ty một vị thế quan trọng trong thị trường với điểm mạnh và điểm yếu như sau: 1. Điểm mạnh: + Tổ chức sản xuất theo nguyên tắc chuyên môn hoá công nghệ. + Đơn giản hoá việc quản lý kĩ thuật, các biến động về công nghệ. + Có tính thẩm mỹ cao… 2. Điểm yếu: + Cung về loại mặt hàng chưa thoả mãn được cầu. + Tỷ lệ phế liệu, phế phẩm còn nhiều. + Chưa khai thác triệt để số lao động có trình độ và tay nghề cao… 1.4. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MỘT SỐ NĂM. 1.4.1.CHỈ TIÊU ĐƯỢC DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. Theo quản trị doanh nghiệp, hệ thống các mục tiêu trong doanh nghiệp bao gồm mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đối với các doanh nghiệp không liên quan đến các yếu tố nước ngoài còn có mục tiêu chính trị. các mục tiêu trên đều có thể được dùng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong phạm vi đồ án ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau để phân tích: 1. Nhóm mục tiêu kinh tế được thể hiện bằng các chỉ tiêu như tổng doanh thu, doanh thu từ hoạt động tài chính (nếu có), tổng chi phí, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế. 2. Nhóm chỉ tiêu xã hội bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập của người lao động 1.4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY Để thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây ta lập bảng số liệu số 05: Bảng số 05 Đơn vị: VNĐ TTCHỈ TIÊUĐƠN VỊNĂM 2007NĂM 2008NĂM 2009NĂM 20101Tổng doanh thu  106đ VNĐ94.160236.310250.120263.8702Tổng chi phí106đ VNĐ90.700227.400239.260251.0003Lợi nhuận trước thuế106đ VNĐ3.4608.91010.86012.8904Thuế TNDN106đ VNĐ2.4903.0403.6105Lợi nhuận sau thuế106đ VNĐ3.4606.4207.8209.2806Thu nhập của người lao động106đ VNĐ Đ/ tháng2,252,452,5752,69Qua bảng số 05 ta thấy: Lợi nhuận sau thuế tăng đều đặn hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Điều này là do chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế và thuế TNDN cùng tăng đều đặn. Mặt khác, Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí. Vì thế, Lợi nhuận trước thuế tăng là do tác động của tổng doanh thu và tổng chi phí. Doanh số của công ty Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong trên tổng thị trường năm 2010 là 2638,7 106đ so với năm 2009 là 2501,2 106đ đồng vượt là 137,5 106đ đồng tức là tăng 5,22 %. Nguyên nhân làm cho doanh số tăng là do thay đổi của khối lượng bán và giá bán bình quân trên toàn bộ thị trường. Khối lượng bán năm 2010 trên toàn bộ thị trường là 28.750 tấn. Khối lượng bán trên toàn bộ thị trường thay đổi là do khối lượng bán trên từng đoạn thị trường thay đổi. Tại thị trường miền Bắc: khối lượng bán năm 2010 là 14.000 tấn so với năm 2009 là 11.000 tấn. Nguyên nhân tăng là do công ty giảm giá bán sản phẩm. Tại thị trường miền Nam: khối lượng bán năm 2010 là 10.000 tấn so với năm 2009 là 12.000 tấn. Nguyên nhân giảm là do một trong số những khách hàng lớn của công ty bị phá sản. Tại thị trường miền Trung: khối lượng bán năm 2010 là 4.750 tấn so với năm 2009 là 3.000 tấn. Nguyên nhân tăng là do một số công ty thực phẩm mới ra đời, lượng cầu tăng, bên cạnh đó công ty đã thực hiện nhiều chính sách như khuyến mại, quảng cáo có hiệu quả giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn Trong khi đó, tổng chi phí cũng tăng đều đặn và thấp hơn tổng doanh thu nên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế tăng đều hàng năm. 1.5. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG. 1.5.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ RA MỤC TIÊU 1. Cơ may, rủi ro đối với công ty - Cơ hội + Trong những năm gần đây do chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước nên tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh tương đối ổn định, mức dao động giá khá thấp, việc dự báo tỷ giá trong ngắn hạn cũng không quá khó khăn. + Thị trường tiêu thụ giàu tiềm năng. - Rủi ro + Đối thủ cạnh tranh mạnh, thị phần lớn. + Nguyên liệu không chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào nhà cung ứng, bên cạnh đó chi phí nguyên vật liệu chưa phù hợp. + Năng lực sản xuất còn hạn chế do không đủ mành dệt để sản xuất vỏ bao 2. Điểm mạnh, yếu của công ty - Điểm mạnh: + Tổ chức sản xuất theo nguyên tắc chuyên môn hoá công nghệ. + Đơn giản hoá việc quản lý kĩ thuật, các biến động về công nghệ. + Giá cả phù hợp. + Có tính thẩm mỹ cao… - Điểm yếu: + Cung về loại mặt hàng chưa thoả mãn được cầu. + Tỷ lệ phế liệu, phế phẩm còn nhiều. + Chưa khai thác triệt để số lao động có trình độ và tay nghề cao… 3.Kết quả sản xuất kinh doanh - Lợi nhuận trước thuế: tăng đều qua các năm do lượng hàng bán năm sau tăng so với năm trước. Do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng cùng với việc mở rộng thị trường của công ty. - Thuế TNDN: năm 2007 công ty mới thành lập nên không phải đóng thuế TNDN. Từ năm 2008 thuế TNDN phải nộp tăng dần do lợi nhuận của công ty tăng. - Thu nhập người lao động: thu nhập tăng đều qua các năm tuy không nhiều. 1.5.2. MỤC TIÊU: Năm 2011 - Doanh số : 300.500 106đ đồng - Lợi nhuận sau thuế: 10.890 106đ đồng 1.5.3. BIỆN PHÁP Để đạt được các mục tiêu đặt ra, biện pháp là: - Yếu tố con người: thu hút thêm lao động có tay nghề, cán bộ có trình độ chuyên môn cao có khả năng lĩnh hội và truyền đạt tốt với tiến bộ của công nghệ khoa học kỹ thuật. - Yếu tố nguyên liệu đầu vào: tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào mới thuận tiện và đảm bảo chất lượng bên cạnh mối quan hệ tốt với các đối tác cũ. - Yếu tố công nghệ, máy móc thiết bị kỹ thuật phải không ngừng đổi mới dây chuyền kỹ thuật để không bị lạc hậu lỗi thời. Tất cả sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền thiết bị thế hệ mới nhất và hiện đại nhất của Châu Âu như: CHLB Đức, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc , Singapo… + Máy KRAUSSMAFFEI K90 , K50 và máy MKE-1-90-30 của CHLB Đức. + Máy nong ống hình sin SICA của Italia ( lắp bằng gioăng cao su ) + Máy ép phun của Nhật Bản, Mỹ , Hàn Quốc… - Công nghệ tương đối hiện đại. - Giá cả phù hợp. - Năng lượng tiêu hao nhỏ. CHƯƠNG П: XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG CHO CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 2.1 XÁC ĐỊNH VỊ THẾ VÀ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM Để xác định được chiến lược phù hợp và có hiệu quả thì các nhà hoạch định marketing phải xác định được vị trí của sản phẩm là ở chỗ nào trên thị trường. Phương pháp xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường hiện nay thường dược áp dụng là ma trận thị phần / tăng trưởng. Theo phương pháp này các thông số cần phải được xác định là tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối. Căn cứ vào giá trị của tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối đối với từng sản phẩm ta đặt các sản phẩm lên ma trận thị phần / tăng trưởng từ đó ta có vị trí của từng sản phẩm trên ma trận, mỗi vị trí trên ma trận ta có chiến lược tổng quát thích ứng. 2.1.1 TÍNH CÁC THÔNG SỐ 1.Tốc độ tăng trưởng Tính tốc độ tăng trưởng theo tham số là doanh số bán của một số năm gần đây. Doanh số bán của từng sản phẩm của công ty trong một số năm gần đây được thể hiện ở bảng số 06 Bảng số 06 Đơn vị: VNĐ TTCÁC SẢN PHẨMNĂM 2007NĂM 2008NĂM 2009NĂM 20101Ống nhựa u.PVC25.985.630.00071.022.650.00077.664.398.00080.712.970.0002Ống PEHD39.308.200.00069.890.000.00075.210.000.00079.500.000.0003Ống PP-R28.867.310.00095.395.940.00097.247.028.000103.658.070.000Tổng94.161.140.000236.308.590.000250.121.426.000263.871.040.000Gọi tốc độ tăng trưởng của năm hiện tại tính tốc độ tăng trưởng so với năm liền trước là G Doanh thu năm liền trước là DTlt Doanh thu năm hiện tại tính tốc độ tăng trưởng là DTht Ta có DTht - DTlt G = * 100% ( 2-1) DTlt Ví dụ: Tính tốc độ tăng trưởng năm 2008 cho ống nhựa U.PVC theo (2-1) và số liệu ở bảng 6 ta có: G = 71.022.650.000 – 25.985.630.000 *100 = 173,32 (%) 25.985.630.000 Tương tự tính cho các năm đối với ống nhựa u.PVC và tính cho các sản phẩm kết quả thể hiện ở bảng số 07 Bảng số 07: Đơn vị % TTCÁC SẢN PHẨMNĂM 2008NĂM 2009NĂM 20101Ống nhựa u.PVC173,329,353,932Ống nhựa PEHD77,87,615,73Ống nhựa PP-R62,051,946,59 Biết được tốc độ tăng trưởng hàng năm ta tính được tốc độ tăng trưởng trung bình của từng sản phẩm = (2-2) Ví dụ: Tính tốc độ tăng trưởng cho sản phẩm ống nhựa u.PVC theo (2-2) và số liệu ở bảng 07 ta có: = = 18,54 (%) Tương tự tính cho các sản phẩm còn lại kết quả thể hiện ở bảng số 08 Bảng số 08 TTCÁC SẢN PHẨM; % 1Ống nhựa u.PVC18,542Ống nhựa PEHD153Ống nhựa PP-R9,26 2.Thị phần tương đối Doanh thu của sản phẩm của công ty Thị phần tương đối = (2-3) Doanh thu của sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất Hiện nay trên thị trường những công ty mạnh cùng bán sản phẩm như công ty là các công ty như công ty B ình minh, Đại Đồng Tiến. Doanh thu của từng sản phẩm của từng công ty được thể hiện ở bảng số 09. Theo (2-3) và số liệu về doanh số của công ty cũng như doanh số của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất ở bảng số 09, ta tính được thị phần tương đối cho từng sản phẩm của công ty. Ví dụ: Tính thị phần tương đối cho sản phẩm ống nhựa u.PVC của công ty: Thị phần tương đối cho sản phẩm ống nhựa u.PVC = 80.712.970.000= 0,74 108.955.622.500 Tương tự tính thị phần tương đối cho các sản phẩm khác thể hiện ở bảng số 09 Bảng số 09 STTSẢN PHẨMCÔNG TYDOANH THU 2010THỊ PHẦN TƯƠNG ĐỐI1Ống nhựa u.PVCTiền Phong80.712.970.0000,74Bình Minh108.955.622.500Đại Đồng Tiến51.234.896.500Cộng240.903.489.0002Ống nhựa PEHDTiền Phong79.500.000.0000,84Bình Minh94.569.219.000Đại Đồng Tiến37.854.520.000Cộng211.923.739.0003Ống nhựa PP-RTiền Phong103.658.070.0000,65Bình Minh158.958.508.000Đại Đồng Tiến85.461.594.000Cộng348.078.172.000 2.1.2 ĐẶT CÁC SẢN PHẨM LÊN MA TRẬN THỊ PHẦN TĂNG TRƯỞNG Từ số liệu về tốc độ tăng trưởng ở bảng số 08 và số liệu về thị phần tương đối ở bảng số 09, ta đặt các sản phẩm lên ma trận thị phần/tăng trưởng như sau: Tốc độ tăng trưởng (%) Các dấu hỏi Các ngôi sao u.PVC PEHD PP-R Các con chó Các con bò sữa 18,54 15,12 10 9,26 Thị phần tương đối 0,65 0,74 0,84 1 10 Trên ma trận, diện tích hình tròn biểu thị quy mô doanh số 2.1.3 XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VÀ CHIẾN LƯỢC CHO TỪNG SẢN PHẨM 1. Ống nhựa U.PVC Sản phẩm này nằm trên ô các dấu hỏi. Ô dấu hỏi hoạt động trong thị trường có tốc độ tăng trưởng cao (>10%), thị phần tương đối thấp (10%) là 15%, thị phần tương đối thấp ( TC = TCsx + TCbh = 450.959,5625 + 1.145 = 452.104,5625 (106đ) 4.5.3. TỔNG CHI PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING (TCmkt): Theo bảng số 15: TCmkt = 640 (106đ) 4.5.4. TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ (LNt): LNt = DT- TC - TCmkt = 625.254,5975 - 452.104,5625 - 640 = 172.510,035 (106đ) 4.5.5. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP(T). T = 0,28 * LNt = 0.28 * 172.510,035 = 48.302,8098 (106đ) 4.5.6. LÃI RÒNG (Lr). Lr = LNt – T = 172.510,035 – 48.302,8098 = 124.207,2252 (106đ) 4.5.7. TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH MARKETING CỦA BAO BÌ PK ROI = Lãi ròng = 124.207,2252 = 0.224483 (106đ) Vốn đầu tư 543.699,65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN. Như vậy, thông qua đồ án này, em đã có dịp tìm hiểu sâu hơn về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong cũng như việc hoạch định chiến lược marketing và hoạch định chương trình marketing tại công ty và nhận thức được rằng: đây là chức năng quan trọng trong tiến trình hoạt động marketing. Nó được thực hiện với mục đích là duy trì và phát triển sự thích nghi chiến lược giữa một bên là mục tiêu, nguồn lực, khả năng và sở trường của công ty với một bên là các cơ may, biến động của thị trường. Thông qua việc hoạch định chương trình marketing cho sản phẩm ống nhựa u.PVC của Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong, những vấn đề đã được giải quyết là: - Xác định nhu cầu và quy mô của thị trường cho 3 sản phẩm: Ống nhựa u.PVC, ống nhựa PEHD , ống nhựa PP-R từ năm 2010 - 2015 để từ đó công ty có kế hoạch sản xuất cho phù hợp. - Hoạch định chiến lược marketing đối với ống nhựa U.PVC - Hoạch định chương trình marketing đối với ống nhựa u.PVC năm 2011 để công ty có 1 chương trình hành động phù hợp. 2. KIẾN NGHỊ. Qua quá trình nghiên cứu trên thì em có những kiến nghị đó là: - Trong quá trình hoạch định chương trình marketing cho ống nhựa u.PVC công ty nên chi nhiều hơn cho hoạt động hỗ trợ bán hàng để tạo điều kiện cạnh tranh, đặc biệt phải chú trọng tới hoạt động tuyên truyền - Công ty cần kết hợp hài hòa hơn các yếu tố của marketing mix . Do chưa có kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về lĩnh vực marketing còn nhiều hạn chế nên chắc chắn bài hoạch định của em còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đồ án của em hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm ở cong ty cổ phần nhựa tiền phong.doc
Luận văn liên quan