5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình, về quyền con
người trong lĩnh vực HN&GĐ.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống, diễn giải, quy nạp v.v để thực hiện những nội
dung đã đặt ra.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu đi sâu phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có
hệ thống về những vấn đề lý luận về chế định kết hôn; những quy định của pháp luật hiện
hành và đánh giá việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra
những điểm còn hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật điều chỉnh chế định kết hôn.
Trong quá trình viết tác giả đã đề xuất một số nội dung nhằm hoàn thiện chế định kết hôn
trong Luật HN&GĐ năm 2000, có sự so sánh với các quy định của chế định này theo Luật
HN&GĐ sửa đổi năm 2014, do đó đảm bảo tính thời sự, khoa học của vấn đề nghiên cứu
10 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 4218 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Nguyễn Kim Thoa
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật dân sự; Mã số 60 38 30
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Phương Lan
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hôn nhân và gia đình; Chế định kết hôn.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Không phải ngẫu nhiên năm 1994 được Liên hợp quốc chọn là năm quốc tế gia đình
với chủ đề "Gia đình trong thế giới biến đổi". Điều đó thể hiện sự quan tâm của tất cả các
quốc gia trên thế giới về vấn đề gia đình. Họ nhận thấy rằng khủng hoảng về gia đình cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng về xã hội. Không ai có thể phủ nhận
được vị trí quan trọng của gia đình đối với mỗi người, đối với xã hội. Bởi vì gia đình là cái
nôi nuôi dưỡng cho những thế hệ tương lai của đất nước. Gia đình là tế bào của xã hội, gia
đình tốt thì xã hội mới tốt.
Các công ước quốc tế đều thừa nhận tầm quan trọng của gia đình đối với xã hội, nền
tảng gia đình có tốt đẹp vững chắc thì xã hội mới văn minh tiến bộ. Việt Nam cũng vậy, Điều
64 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Nhà nước bảo hộ hôn
nhân và gia đình". Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Nhà nước đã ban hành Luật Hôn
nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2000 bao gồm nhiều chế định nhằm điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong lĩnh vực này.
Kết hôn là một chế định quan trọng của Luật HN&GĐ năm 2000. Kết hôn là cơ sở
hình thành gia đình, tế bào của xã hội. Pháp luật đã quy định điều kiện kết hôn, thủ tục, cơ
quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn, trình tự kết hôn và đang từng bước hoàn chỉnh hơn nữa về
chế định này. Thực tiễn hơn 13 năm áp dụng chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000
đạt được nhiều thành tựu: việc thực hiện quy định về điều kiện kết hôn đã hạn chế việc kết
hôn trái pháp luật hoặc chung sống như vợ, chồng khi đang có vợ, có chồng; nguyên tắc tự
nguyện đã khẳng định sự bình đẳng giữa nam và nữ, đảm bảo sự xây dựng gia đình bền vững
và hạnh phúc Chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 là cơ sở pháp lý xây dựng gia
đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là tế bào lành mạnh của xã hội.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 đã cho thấy một số quy định
về chế định kết hôn đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, không còn phù hợp trong điều kiện hội
nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Quy định về độ tuổi kết hôn chưa thống nhất với các văn bản
trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta. Các quy định về giải quyết hậu quả phát sinh từ
việc chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn chưa được ghi nhận trong Luật
HN&GĐ năm 2000 và chưa đảm bảo tính đồng bộ. Việc công nhận hay không công nhận hôn
nhân giữa những người cùng giới tính đang là hiện tượng xã hội nhạy cảm và thời sự cũng cần
nghiên cứu nghiêm túc trên nhiều khía cạnh xã hội và pháp lý. Đường lối hủy kết hôn trái
pháp luật còn chưa thống nhất khiến Tòa án các cấp khi giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật
vẫn còn gặp khó khăn.
Yêu cầu tất yếu đặt ra là phải hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật điều chỉnh
chế định kết hôn nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân; cụ thể hóa Hiến pháp, Chiến lược của
Chính phủ về phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 về xây dựng và phát
triển gia đình; đảm bảo tính đồng bộ, ổn định trong hệ thống pháp luật, vừa đáp ứng được các
yêu cầu khách quan của thực tiễn, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở kế thừa và phát
huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Xuất phát từ tình hình đó, tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện chế định kết hôn trong
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000" là cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của thực
tiễn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định kết hôn là một chế định có vị trí, vai trò quan trọng trong Luật HN&GĐ
năm 2000. Vì vậy, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về toàn bộ nội dung
chế định kết hôn hoặc một nội dung của chế định này. Có thể chia các công trình nghiên cứu
về chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 thành ba nhóm lớn:
- Nhóm luận văn: Ở nhóm này có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
như: "Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000", Luận văn thạc sĩ Luật
học của Khuất Thị Thu Hạnh, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; "Những khía cạnh
pháp lý của chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn ở Việt Nam", Luận văn thạc sĩ
Luật học của Hoàng Hạnh Nguyên, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay, Luận văn thạc
sĩ Luật học của Nguyễn Huyền Trang, 2012... Hầu hết các luận văn nghiên cứu một nội dung
riêng lẻ nào đó của chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000. Chỉ có duy nhất một luận
văn thạc sĩ nghiên cứu về chế định này, tuy nhiên cũng đã khá lâu và không đặt trong bối cảnh
sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2000.
- Nhóm giáo trình, sách: Trong nhóm này phải kể đến Giáo trình Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
Về sách, có thể kể tới một số sách chuyên sâu như: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 của hai tác giả Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình của tác giả
Nguyễn Ngọc Điện, tập 1, tập 2, Nxb Trẻ, 2002. Ngoài ra, còn rất nhiều sách nghiên cứu
chuyên sâu khác nhưng cũng chưa có công trình nào nghiên cứu riêng, đầy đủ và toàn diện về lý
luận cũng như đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, những bất cập cần sửa đổi của chế định
kết hôn trong Luật HN&GĐ 2000.
- Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành Luật: Các bài nghiên cứu thuộc nhóm
này được đề cập trên một số tạp chí như Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí
Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Trong đó có thể kể đến
bài viết của TS. Nguyễn Văn Cừ: "Hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24/2013; TS. Ngô Thị Hường "Mấy
vấn đề về quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính", Tạp chí Luật học, số
06/2001; ThS. Bùi Thị Mừng "Chế định kết hôn trong pháp Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam qua các thời kì dưới góc nhìn lập pháp", Tạp chí Luật học, số 11/2012 Ngoài ra, còn
có nhiều bài viết đăng trên các báo điện tử.
Nhìn chung, mỗi công trình nghiên cứu đã nhìn nhận, giải quyết vấn đề kết hôn ở
một nội dung, góc độ khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu và riêng biệt về việc hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000
đặt trong bối cảnh sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2000. Nhận diện được vấn đề này, luận văn đề
cập đến việc nghiên cứu vấn đề lý luận về kết hôn, điều kiện kết hôn, kết hôn trái pháp luật,
cơ sở quy định và ý nghĩa của chế định kết hôn cũng như đánh giá những mặt tích cực, hạn
chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng chế định kết hôn để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn
thiện chế định này cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, khi có nhiều yếu tố tác
động, chi phối đến việc kết hôn của các bên nam - nữ. Do đó, công trình sẽ không phải là sự
lặp lại của bất kỳ công trình nào trước đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về chế định kết hôn; nghiên cứu, phân tích nội
dung, ý nghĩa chế định kết hôn và đánh giá việc áp dụng chế định kết hôn trong thực tiễn, đồng
thời phát hiện những bất cập, hạn chế của chế định kết hôn, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến
nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện chế định này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về chế định kết hôn, tìm hiểu sự phát triển
của chế định kết hôn qua các thời kỳ lịch sử.
- Phân tích các quy định của pháp luật về chế định kết hôn như điều kiện kết hôn,
đăng ký kết hôn và hủy kết hôn trái pháp luật.
- Đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật về chế định kết hôn trong thực
tiễn, làm rõ những điểm chưa hợp lý, còn bất cập, chưa có tính khả thi cũng như chỉ ra những
điểm chưa tương đồng với các văn bản pháp luật khác có liên quan điều chỉnh về chế định kết
hôn (về độ tuổi kết hôn, kết hôn đồng giới, hủy kết hôn trái pháp luật,...).
- Chỉ ra những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ từ
đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chế định này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận chung về chế định kết hôn,
các quy định của pháp luật về chế định kết hôn cũng như các văn bản pháp luật khác có liên
quan và thực tiễn áp dụng chế định kết hôn qua các vụ, việc cụ thể.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật về chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ
năm 2000 (từ Điều 9 đến Điều 17) mà không bao gồm vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài và
có liên hệ với Luật HN&GĐ năm 2014. Đồng thời, đề tài nghiên cứu một số vụ việc thực tế
trong thực tiễn áp dụng các điều kiện kết hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật khi Luật
HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực. Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá việc áp dụng các quy định
của chế định kết hôn trong thực tiễn, phát hiện những bất cập cần sửa đổi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình, về quyền con
người trong lĩnh vực HN&GĐ.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống, diễn giải, quy nạp v.v để thực hiện những nội
dung đã đặt ra.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu đi sâu phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có
hệ thống về những vấn đề lý luận về chế định kết hôn; những quy định của pháp luật hiện
hành và đánh giá việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra
những điểm còn hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật điều chỉnh chế định kết hôn.
Trong quá trình viết tác giả đã đề xuất một số nội dung nhằm hoàn thiện chế định kết hôn
trong Luật HN&GĐ năm 2000, có sự so sánh với các quy định của chế định này theo Luật
HN&GĐ sửa đổi năm 2014, do đó đảm bảo tính thời sự, khoa học của vấn đề nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế định kết hôn.
Chương 2: Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện chế định kết hôn và một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện chế định kết hôn.
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kỳ Anh (2010), "Từ cưỡng ép hôn nhân đến cố ý gây thương tích",
ngày 29/9/2010.
2. Ph. Ăngghen (1984), Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
3. Tôn Thất Quỳnh Bằng (2009), "Vấn đề hủy kết hôn trái pháp luật", Dân chủ và pháp
luật, (3), tr. 20-23.
4. Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931).
5. Bộ dân luật giản yếu Nam Kỳ (1883).
6. Bộ dân luật Sài Gòn (1972).
7. Bộ dân luật Trung Kỳ (1936).
8. Bộ Tư pháp (2003), Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP ngày 14/7/2003 quy định về đăng ký kết
hôn cho những trường hợp chung sống như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày
01/01/2001, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp (2006), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà
Nội.
11. Hải Châu (2012), "Đà Nẵng ngăn 24 trường hợp kết hôn với người nước ngoài trái luật",
ngày 30/3/2012.
12. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước về việc cho
phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ một cách có chọn lọc theo nguyên tắc
không đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, của Nhà nước, Hà Nội.
13. Chính phủ (2001), Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
14. Chính phủ (2002), Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 quy định việc áp dụng
Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, Hà Nội.
15. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định về đăng ký
và quản lý hộ tịch, Hà Nội.
16. Chính phủ (2006), Nghị định số 76/2006/NĐ/CP ngày 02/8/2008 quy định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực tư pháp, Hà Nội.
17. Chính phủ (2008), Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 về việc xác định lại giới
tính, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Cừ (2013), "Hoàn thiện các quy định về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000", Tòa án nhân dân, (24), tr. 9-13.
19. Nguyễn Văn Cừ (2014), "Hoàn thiện các quy định về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000", Tòa án nhân dân, (1), tr. 15-19.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
21. Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Phạm Giang (2011), Luật hôn nhân, gia đình và các văn bản pháp luật liên quan, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
23. Nguyễn Hồng Hải (2002), "Một vài ý kiến về khái niệm và bản chất pháp lý của hôn
nhân", Luật học, (3), tr. 9-15.
24. B.Hằng - H.Anh (2012), "Hôn nhân cận huyết thống, phép vua thua hủ tục",
ngày 27/12/2012.
25. Thu Hằng - Phương Liên (2013), "Hướng tới xóa bỏ bạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết",
ngày 03/7/2012.
26. Khuất Thị Thu Hạnh (2008), Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Hội đồng Nhà nước (1964), Sắc luật số 15-64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản
cộng đồng, Hà Nội.
28. Ngô Thị Hường (2001), "Mấy vấn đề về quy định cấm kết hôn giữa những người cùng
giới tính", Luật học, (6), tr. 32-35.
29. "Làm vợ chồng 10 năm mới biết là chị em ruột" ngày 10/01/2014.
30. Nguyễn Phương Lan (1998), "Về một số điều kiện kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam", Luật học, (5), tr 46-52.
31. Vũ Văn Mẫu (1973), Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử diễn giảng, Đại học Luật khoa Sài
Gòn xuất bản, Sài Gòn.
32. Bùi Thị Mừng (2006), "Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nhìn từ góc độ bình đẳng
giới", Luật học, (3), tr. 59-64.
33. Bùi Thị Mừng (2011), "Về độ tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam",
Luật học, (11), tr.38-43.
34. Bùi Thị Mừng (2012), "Chế định kết hôn trong pháp Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
qua các thời kì dưới góc nhìn lập pháp", Luật học, (11), tr. 27-34.
35. Thi Ngoan - Minh Thùy (2013), "Rắc rối đường trở thành nữ nhi của cô gái bị khai
sinh nhầm", ngày 06/10/2013.
36. Hoàng Hạnh Nguyên (2011), Những khía cạnh pháp lý của chung sống như vợ chồng
không đăng ký kết hôn ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội.
37. Linh Nhật (2014), "Ngay tại Hà Nội có một làng đàn ông lấy cả chục bà vợ",
ngày 12/01/2014.
38. Trương Hồng Quang (2014), Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và vấn
đề đổi mới hệ thống pháp luật, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
40. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
41. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
42. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
43. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
44. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung) , Hà Nội.
45. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
46. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
47. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
48. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
49. Hữu Quyết (2014), "Báo động nạn tảo hôn ở Thuận Châu, Sơn La",
ngày 31/8/2014.
50. Lê Thị Sơn (Chủ biên) (2004), Quốc triều hình luật, lịch sử hình thành, nội dung và giá
trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
51. Bích Tâm (2014), "Tục nối dây - Lạc hậu? Nhân văn?", ngày 16/5/2014.
52. Nguyễn Quang Thắng (2002), Khảo lược Hoàng Việt luật lệ (bước đầu tìm hiểu luật Gia
Long), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
53. Đắc Thành (2011), "Bản đa thê và chuyện ba vợ một giường", ngày
18/12/2011.
54. Thông tấn xã Việt Nam (2012), "Liên hợp quốc kêu gọi đấu tranh chống nạn tảo hôn",
ngày 11/10/2012
55. Minh Thúy (2012), "Nâng cao chất lượng dân số: cần nhận thức được tác hại của tảo
hôn", ngày 20/02/2012.
56. Tòa án nhân dân tối cao (1978), Thông tư số 60/1978/TATC ngày 22/02/1978 hướng dẫn
giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng
khác, Hà Nội.
57. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
58. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo tổng kết năm 2011, Hà Nội.
59. Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp (2001), Thông tư
liên tịch số 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị
quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và
gia đình, Hà Nội.
60. Nguyễn Huyền Trang (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật
trong tình hình xã hội hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội.
61. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
62. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
63. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Nghiên cứu phát hiện những bất cập của Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội.
64. Ủy ban dân tộc (2013), Những vấn đề áp dụng tập quán trong Dự thảo Luật Hôn nhân và
gia đình - Một số kiến nghị, Hà Nội.
65. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
66. Viện Sử học (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Việt Nam Cộng hòa (1959), Luật Gia đình, Sài Gòn.
68. Nguyễn Thanh Xuân (2009), "Nhiều sai sót trong việc đăng ký kết hôn ở cơ sở",
ngày 09/11/2009.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004385_4914.pdf