Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty cho thuê tài chính

Lời nói đầuTrong thời kỳhiện nay, đất nước ta đang thực hiện kế hoạch 5 năm (từ năm 2001 đến năm 2005) thời kỳ phát triển một nền kinh tế công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nền kinh tế của một đất nước tiếp tục phát triển với tốc độ cao và đang trên đà đạt được những thành tựu to lớn. Góp phần vào thành công đó, là quá trình vận động và phát triển của các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển đó, đầu tư là phương pháp hữu hiệu được các nhà kinh doanh lựa chọn. Tuy nhiên, đứng trước những cơ hội đó, khả năng tài chính của những chủ thể kinh tế không phải lúc nào cũng đáp ứng được. Đặc biệt là khi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra ngày càng sôi động, những cơ hội đầu tư xuất hiện ngày càng nhiều, các chủ thể kinh tế càng phải tiếp cận với các hình thức tài trợ vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên, các hình thức tín dụng thông thường có những yêu cầu, ràng buộc nghiêm ngặt mà một số công ty nhỏ khó có thể đáp ứng. Cho thuê tài chính ra đời đã giải quyết được vấn đề này.Với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hoạt động đầu tư ngày càng được khuyến khích ở Việt Nam, nhưng cho đến nay, khả năng tài trợ vốn cho những dự án đầu tư từ các ngân hàng thương mại trong nước và thị trường chứng khoán còn hạn chế. Trong bối cảnh như vậy, cho thuê tài chính sẽ là một phương thức hữu hiệu giúp các tổ chức kinh tế ở Việt Nam có thể thực hiện những dự án một cách hiệu quả.Đối với các nhà đầu tư thì mong muốn của họ đó là, dự án đầu tư mang lại hiệu quả, hạn chế được rủi ro, làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu. Còn đối với hoạt động cho thuê tài chính nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung thì một vấn đề không thể không quan tâm đó là công tác thẩm định dự án đặc biệt là thẩm định tài chính dự án. Đây là khâu cơ bản dẫn đến quyết định cho thuê hay không cho thuê là khâu giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Hoàn thiện công tác này sẽ tạo cơ sở cho việc ra các quyết định cho thuê an toàn, nhanh chóng, nâng cao hiệu quả hoạt động thuê mua tài chính, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế.Với mong muốn tìm hiểu và đóng góp những đề xuất đối với công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho thuê tài chính, trong thời gian thực tập tại công ty cho thuê tài chính I - NHN0 & PTNT em đã thực hiện đề tài: "Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty cho thuê tài chính I - NHN0 & PTNT"Kết cầu đề tài gồm 3 chươngChương I: Những vấn đề cơ bản về dự án và thẩm định dự án đầu tưChương II: Thực trạng thẩm định tài chính dự án tại công ty cho thuê tài chính I -NHN0 &PTNT.Chương III: Giải pháp đề nghị góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty cho thuê tài chính 1 - NHN0 &PTNT.Đề tài được hoàn thành tại công ty cho thuê tài chính I-NHN0 &PTNT dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hồng Minh và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên công ty cho thuê tài chính I-NHN0 &PTNTĐể bài viết được hoàn chỉnh hơn em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè.Em chân thành cảm ơn!Mục lụcLời nói đầu. 1Chương 1: Những vấn đề cơ bản về dự án và thẩm định dự án đầu tư31.1. dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư. 31.1.1. Khái niệm dự án đầu tư. 31.1.2. Thẩm định dự án đầu tư. 31.1.2.1. Khái niệm31.1.2.2. Sự cần thiết của thẩm định dự án. 41.1.2.3 Mục đích thẩm định dự án. 51.1.2.4 ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư. 51.1.2.5. Nội dung của thẩm định dự án. 61.2. hoạt động thuê mua tài chính. 81.2.1. Sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ cho thuê tài chính. 81.2.2. Những nội dung cơ bản của cho thuê tài chính. 91.2.2.1. Khái niệm91.2.2.2. Đối tượng cho thuê. 91.2.2.3. Mức cho thuê. 91.2.2.4. Thời hạn thuê. 101.2.2.5. Lãi suất cho thuê. 101.2.2.6. Đồng tiền cho thuê. 111.2.2.7. Giá cho thuê. 11Giá cho thuê bao gồm111.2.2.8. Các bên tham gia quan hệ cho thuê tài chính. 111.2.3. Quy trình cho thuê tài chính. 121.2.4. Vai trò, lợi ích của cho thuê tài chính đối với nền kinh tế. 131.2.4.1. Lợi ích cho thuê tài chính. 131.2.4.2. Vai trò của cho thuê tài chính đối với nền kinh tế quốc dân. 141.3. Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong công tác thuê mua tài chính. 181.3.1. Thẩm định tài chính dự án tại các công ty cho thuê tài chính. 181.3.1.1. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư. 181.3.1.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư. 281.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư301.3.2.1. Những nhân tố khách quan:301.3.2.2. Những nhân tố chủ quan:31Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cho thuê tài chính I - nhno&ptnt. 332.1. Khái quát về Công ty cho thuê tài chính 1 - NHNo & PTNT332.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cho thuê tài chính I332.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 332.1.3. Chức năng, nghiệp vụ hoạt động của Công ty. 352.1.3.1. Chức năng:352.1.3.2. Nghiệp vụ hoạt động của Công ty. 352.1.4. Sơ đồ tổ chức Công ty. 362.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty. 362.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ công ty cho thuê tài chính I372.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây của công ty cho thuê tài chính I382.1.5.1. Doanh số cho thuê ngày một gia tăng, các khoản nợ quá hạn còn nhỏ có khả năng thu hồi382.1.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh qua báo cáo tài chính. 412.2 Thực trạng thẩm định tài chính dự án tại Công ty cho thuê tài chính I422.2.1. Tình hình chung về chất lượng tín dụng liên quan đến tình hình đầu tư tại công ty cho thuê tài chính I422.2.2. Công tác thẩm định tại chính tại Công ty cho thuê tài chính I452.2.2.1. Tổ chức thực hiện công tác thẩm định tài chính. 452.2.2.2. Phương pháp tiến hành và công cụ trong thẩm định tài chính dự án đầu tư452.2.3. Thẩm định tài chính dự án "Đóng tàu trọng tải 3500 tấn" của Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Biển Việt472.2.3.1. Khái quát về Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Biển Việt472.2.3.2. Báo cáo công tác của cán bộ thẩm định. 472.3. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cho thuê tài chính I582.3.1. Những kết quả đạt được. 582.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 60Chương 3: giải pháp đề nghị góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty cho thuê tài chính 1 - NHNo&PTNT663.1. Những giải pháp đề nghị663.1.1. Giải pháp về nghiệp vụ. 673.1.1.1. Xác định nhiệm vụ của nhân viên tín dụng trong thẩm định dự án đầu tư673.1.1.2. Hoàn thiện phương pháp tiến hành thẩm định. 683.1.1.3. Hoàn thiện quy trình và nội dung thẩm định tài chính. 703.1.1.4. Yêu cầu về nội dụng của thẩm định tài chính. 703.1.2. Những giải pháp gián tiếp. 733.1.2.1. Nâng cao trình độ và phẩm chất của nhân viên tín dụng công ty733.1.2.2. Nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức điều hành. 743.1.2.3. Tăng cường đầu tư trang thiết bị cần thiết753.2. Những kiến nghị với các cấp hữu quan nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án753.2.1. Đối với NHNo&PTNT. 753.2.2. Đối với ngân hàng nhà nước. 763.2.3. Kiến nghị của Chính phủ. 76Kết luận. 79Tài liệu tham khảo. 80

doc86 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty cho thuê tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biển 01 năm là: 144 giờ/chuyến x 16 chuyến = 2.304 giờ/năm Tức là: 2.304 giờ x 280 kg/giờ = 645,12 tấn/năm Theo đơn giá dầu FO hiện nay là: 2.500.000 đồng/tấn Do đó ta có chi phí dầu FO máy chính 01 năm là: 645,12 tấn/năm x 2.500.000 đồng/tấn = 1.612.800.000 đồng/năm Mức tiêu thụ dầu DO chạy máy đèn (máy 135 CV) là 0,486 tấn/ngày Chi phí tiêu thụ dầu DO là: 4.100.000 đồng/tấn x 0,486 tấn/ngày x 290 ngày = 577.854.000 đồng Chi phí tiêu thụ dầu LO là: 20,06 tấn/năm x 14.000.000 đồng/tấn = 280.840.000 đồng Rnl = 1.612.800.000 + 577.854.000 + 280.840.000 = 2.471.494.000 đồng/năm (3.1) * Chi phí tiền lương và BHXH Là số tiền trả cho thuyền viên theo định biên 15 người 1 năm Rtl = 56.000.000đ/tháng x 12 tháng = 672.000.000 đồng/năm Rbhxh = 672.000.000đ x 19% = 127.678.000 đồng/năm Rtl + Rbhxh = 799.678.000 đồng/năm (3.2) * Chi phí tiền ăn: Là số tiền chi cho thuyền viên ăn theo định biên 15 người 1 năm: Rta = 35.000đ/người/ngày x 15 người x 290 ngày/năm = 152.250.000 đồng/năm (3.3) * Chi phí khấu hao cơ bản: Là khoản trích khấu hao cơ bản vào chi phí kinh doanh 1 năm tính trên nguyên giá tàu (Nguyên giá tàu = Giá mua tàu chưa thuế VAT + Thuế trước bạ + Phí giao dịch bảo đảm) Rkhcb = (25.560.870.494đ + 268.390.000đ + 70.000đ)/10 năm = 2.582.933.049 đồng/năm (3.4) * Chi phí quản lý Chi phí này gồm những chi phí có tính chung như trong lương bộ phận quản lý, điện thoại, văn phòng phẩm. Chi phí được tính 1% tổng doanh thu trong 01 năm và sẽ phân bổ theo quy định của doanh nghiệp. Rql = 1% x 14.160.000.000 đồng = 141.600.000 đồng/năm (3.5) * Chi phí bảo hiểm tàu Chi phí bảo hiểm hàng năm theo định mức của Tổng công ty bảo hiểm vn nó phụ thuộc vào loại bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm mà chủ tàu mua giá trị tàu, tuổi tàu, tình trạng kỹ thuật của tàu. Hiện nay, các chủ tàu thường mua 02 loại bảo hiểm: Bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm P&L. Trong đó: - Bảo hiểm thân tàu biển = Giá trị tàu x Tỷ lệ bảo hiểm = 27.107.374.019đ x 0,9% = 243.966.366đ/năm - Bảo hiểm P & L = GRT x đơn giá = 2.016 GRT x 3,5 USD/GRT = 7.056 USD = 109.368.000 đồng Þ Vậy chi phí bảo hiểm tàu là: Rbh = 243.966.366 + 109.368.000 = 353.334.366 đồng/năm (3.6) * Lệ phí cảng biển - Trọng tải phí: Là khoản tiền mà chủ tàu cho Cảng khi tàu hoạt động trong phạm vi Cảng quản lý. Phí này tính cho từng lượt ra, vào Cảng được xác định theo công thức: Rtt = rtt x Grt x N1 (đ/cảng) Tại Cảng Hải Phòng 1.275 đồng x 2.016 = 2.570.400 đ/Cảng Tại Cảng Sài Gòn: 1.275 đồng x 2.500 = 2.570.400 đ/Cảng Tại Cảng Thanh Hoá: 1.000 đồng x 2.016 = 2.015.000 đ/Cảng Þ Vậy trọng tải phí 01 năm là: Rtt = (2.570.400đ + 2.570.400đ + 2.016.000đ) x 16 lượt = 114.508.800đ/năm * Phí bảo đảm hàng hải Là khoản tiền mà chủ tàu cho Cảng khi tàu ra, vào Cảng đi qua luồng để Cảng đầu tư cho nạo vét luồng lạch, đèn đảo, phao tiêu và được xác định như sau: Rbd = GRT x Đơn giá phí tại Cảng Phí bảo đảm hàng hải tại Hải Phòng, Sài Gòn, Thanh Hoá 01 năm là: 1.950 đ/cảng x 2.016 GRT x 16 x 3 = 188.697.600 đồng/năm Þ Vậy phí bảo đảm hàng hải tàu phải chịu trong 01 năm là: Rbd = 188.697.600 đồng/năm * Phí hoa tiêu Là khoản tiền mà chủ tàu trả cho Cảng khi tàu ra, vào đi qua luồng để Cảng đầu tư nạo vét luồng lạch, đèn đảo, phao tiêu được xác định theo công thức: Rht = Rht x Grt x L x N1 Như vậy, phí hoa tiêu tại Cảng Hải Phòng (19 hải lý) 01 năm của tàu là: Rht = 19 x 43,65 đ x 2,016 x 2 x 16 = 53.503.027 đồng Phí hoa tiêu tại Cảng Sài Gòn 01 năm của tàu là: Rht = 50 x 40đ x 2.016 x 2 x 16 = 129.024.000 đồng Þ Vậy hoa tiêu 01 năm tàu phải trả là: Rht = 53.503.027 + 129.024.000 = 182.527.027 đồng/năm * Phí buộc cởi dây Là khoản tiền chủ tàu phải trả cho Cảng khi thuê công nhân cảng buộc cởi dây khi tàu cập cầu hoặc dời cầu. Rbc = rbc x N1 (đ/cảng) Trong đó: Rbc : là đơn giá buộc cởi dây phụ thuộc vào loại tàu, vị trí buộc cởi dây (ở cầu hoặc ở phao). Þ Vậy buộc cởi dây 01 năm tại Cảng Hải Phòng và Sài Gòn, Thanh Hoá là: Rbc = 33 USD x 3 x 16 = 1.584 USD/năm =23.760.000 đồng/năm * Phí cầu tàu Khi tàu cập cầu, buộc vào phao hay neo tại vùng, vịnh đều phải trả. Như vậy phí này phụ thuộc vào vị trí tàu đậu. ở đây ta tính trường hợp cập cầu. Phí này tính theo công thức: Rct = rct x Grt x t (đ/Cảng) Trong đó: Rct : đơn giá phí tại cầu T: thời gian tàu đậu tại cầu tàu Chi phí cầu tàu tại cảng Hải Phòng, Sài Gòn và Thanh Hoá 01 năm là: Rct = 12,5 đ/GRT/h x 2.016 GRT x 24h x 194 ngày = 117.331.200 đồng/năm * Vệ sinh hầm hàng Là khoản chi phí mà chủ tầu phải trả cho công nhân cảng khi thuê họ quét dọn vệ sinh hầm hàng khi tàu dỡ xong hàng. Phí này được tính theo công thức: Rvs = rvs x nh (đ/chuyến) Rvs: Đơn giá vệ sinh hầm hàng (đ/hầm) nh: Số hầm tàu Tại cảng Hải Phòng Rvs : 495.000 (đ/hầm) x 8 (hầm) x 16 (chuyến) = 63.360.000 (đ/năm) Tại cảng Sài Gòn Rvs : 495.000 (đ/hầm) x 8 (hầm) x 16 (chuyến) = 63.360.000 (đ/năm) Þ Vậy phí vệ sinh 01 năm tàu phải chịu là : Rvs = 63.360.000 x 2 = 126.720.000 đồng/năm * Phí cung cấp nước ngọt Được tính khi tàu nhận cung cấp nước ngọt của Cảng và các đơn vị khác được tính theo công thức: Rnn = Rnn x Qnn (đ/chuyến) Trong đó: Rnn : đơn giá nước ngọt Qnn : Khối lượng nước ngọt cần phải cung cấp Theo định mức tiêu thụ của thuyền viên trên tàu và công suất nồi hơi của tàu trong 01 ngày - Nước dùng cho sinh hoạt phí phụ thuộc vào tàu: 0,12 (tấn/người) x 20 người - Nước cho nồi hơi: 0,7 tấn/ngày - Nước cho máy chính và máy đèn: 0,7 tấn/ngày - Nước rửa ca bin: 0,3 tấn/ngày Þ Vậy chi phí nước ngọt là: Rnn = 4 tấn/ngày x 22.000 đ/tấn x 290 ngày = 25.520.000đ/năm * Phí giao nhận hàng hoá Là khoản phí chủ tàu phải trả khi thuê nhâ viên giao nhận kiểm đếm hàng hoá khi nhận hoặc giao hàng. ở đây ta chỉ tính phí nhận hàng hoá cho chủ tàu theo công thức: Rgn = rgn x Q (đ/ngày) Trong đó: Rgn : Đơn giá kiểm đếm giao nhận hàng (đ/tấn). Nó phụ thuộc vào loại hàng Q: Khối lượng hàng cần kiểm đếm (tấn) Þ Vậy chi phí giao nhận hàng 01 năm là: 1.325 (đ/tấn) x 3.500 (tấn/chuyến) x 16 = 74.200.000 (đ/năm) 1.325 (đ/tấn) x 3.000 (tấn/chuyến) x 16 = 63.600.000 (đ/năm) * Đại lý phí tàu biển Là khoản phí chủ tàu phải trả cho Đại lý tàu biển khi tàu ra vào Cảng phải làm thủ tục cần thiết. Đối với tàu 2016 GRT thì giá thủ tục phí là 1.000.000đ/Cảng Þ Do đó một năm tàu phải chi phí hết: Rđl = 1.000.000đ/cảng x 3 cảng x 16 chuyến = 48.000.000đ * Phí đổ rác: Theo quy định thì tàu biển đỗ tại cầu, vũng, vịnh phải đổ rác tối thiểu 01 lần trong 02 ngày và trả tiền một lần đổ rác theo đơn giá đỗ tại cầu là: 200.000 (đ/tầu) Rđr = 200.000 (đ/tàu) x 5 (lần/chuyến) x 16 chuyến = 16.000.000 (đ/năm) * Chi phí vật rẻ mau hỏng Trong quá trình khai thác các dụng cụ, vật liệu bị hao mòn, hư hỏng, hàng năm phải mua sắm để trang bị cho tàu hoạt động bình thường. Các loại vật liệu, vật rẻ mau hỏng bao gồm: Sơn, dây neo… chi phí này lập theo kế hoạch dự toán nó phụ thuộc vào từng tàu. Þ Chi phí vật rẻ mau hỏng cho chuyến đi 01 năm là: Rvr = 0,2% x 27.107.374.019 đ = 54.214.748 đồng/năm (3.8) * Khấu hao sửa chữa lớn Trong quá trình sử dụng, tàu bị hư hỏng cho nên phải sửa chữa để thay thế những bộ phận hỏng đó. Chi phí để dùng cho sửa chữa lớn đại tu và trung tu gọi là khấu hao sửa chữa lớn. Chi phí này phụ thuộc vào tuổi tàu, thời gian khai thác trong năm và vùng tàu khai thác. Khấu hao sửa chữa lớn hàng năm của tàu mới đóng hoạt động tuyến Đông Nam á (tính trung bình mỗi năm) là: Rkhscl = i% x Kt Rkhscl = 2% x 27.107.374.019 đ = 516.586.610 đồng (3.9) * Chi phí sử dụng vốn - Tổng lãi thuê tài chính dự kiến 5 năm = 6.605.626.505đ Lãi bình quân 1 năm là: Rlv = 6.605.626.505 đ/5 năm = 1.321.125.301 đồng/năm (3.10) Như vậy: Tổng chi phí khai thác tàu trong 1 năm gồm cả lãi vay vốn (lãi thuê tài chính) (từ 3.1 ® 3.10) = 9.374.082.701 đồng/năm. · Hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư - Tổng doanh thu: 14.160.000.000 - Thuế GTGT (5%): 674.285.714đ - Doanh thu thuần: 13.845.714.286đ - Tổng chi phí: 9.374.082.701đ - Lợi nhuận trước thuế: 4.111.631.584 đ - Thuế TNDN (28%): 1.151.256.843đ - Lợi nhuận ròng: 2.960.374.741đ · Kỳ hoàn vốn đầu tư = = = 4,89 năm = 5 năm Để dự phòng về thời gian sửa chữa tàu định kỳ và những rủi ro bất khả kháng như sửa chữa, mưa, bão kéo dài…, theo đề nghị của khách hàng, thời hạn xin thuê 05 năm là hợp lý. Hiệu quả kinh tế, xã hội: Tạo việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp, tăng nguồn thu cho NSNN địa phương. d) Nguồn vốn dùng để trả nợ - Từ nguồn vốn khấu hao tài sản cố định thuê tài chính: 2.582.933.049đ/năm - Lợi nhuận của dự án: 2.960.374.741 đ/năm - Lãi thuê tài chính đã được dự tính trong chi phí: 1.321.125.301 đ/năm e) Kế hoạch thuê và trả nợ: - Thời gian thuê: 05 năm (60 tháng) - Phân kỳ trả nợ: 20 kỳ Trong đó: + Thời gian ân hạn: 2 kỳ (trả lãi 03 tháng/1 kỳ) + Sau thời gian ân hạn: 18 kỳ (trả nợ theo quý - 03 tháng/01 kỳ) - Lãi suất cho thuê: 1,00%/tháng (3,03%/quý) - Kế hoạch thu nợ gốc và lãi tiền thuê: + Thu nợ gốc theo quý (03 tháng/1 kỳ) + Thu lãi tiền thuê theo quý (03 tháng/1 kỳ). f) Các hình thức đảm bảo hợp đồng cho thuê tài chính: Số tiền đặt cọc: 9.382.629.525 đồng, Tỷ lệ: 35 % giá trị tài sản cho thuê Số tiền ký cược: 600.000.000 đồng, Tỷ lệ: 2% giá trị tài sản cho thuê Hình thức khác: 0 đồng g) Bảo hiểm tài sản thuê Tài sản cho thuê được bảo hiểm tại một công ty bán bảo hiểm. Phí bảo hiểm được nộp tại công ty bảo hiểm đó, mức phí bảo hiểm theo thoả thuận giữa Bên thuê với cơ quan bảo hiểm. i) Đánh giá chung về dự án: Dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn đảm bảo trả nợ tiền thuê phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh của Công ty và địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động. 2.3. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cho thuê tài chính I 2.3.1. Những kết quả đạt được Công ty cho thuê tài chính I thông qua việc thẩm định tài chính dự án đã có được những quyết định chính xác trong việc lựa chọn hay loại bỏ những dự án. Mặc dù vẫn có những hợp đồng bị huỷ ngang và tài sản thuê phải thu về trước thời hạn nhưng đó chỉ là những số liệu cá biệt. Nhìn chung, các dự án công ty tài trợ đang hoạt động có hiệu quả và đảm bảo đúng tiến độ thanh toán tiền thuê. Công tác thẩm định tài chính dự án còn giúp các cán bộ tín dụng của phòng kinh doanh công ty phát hiện được những sai sót trong khâu định giá tài sản thuê, thẩm tra được nguồn gốc hợp pháp của tài sản; thẩm định tài sản chính dự án trên cơ sở những biến động trong thời gian gần cảu giá cả và thị trường sẽ dự tính lại doanh thu cũng như chi phí của dự án chính xác hơn; tránh được việc giảm chi phí và nâng cao doanh thu so với thực tế để khả thi hoá dự án. Thẩm định dự án còn giúp công ty tránh được sự thông đồng nâng giá của bên thuê với người cung ứng. Công tác thẩm định đã có những tiến bộ vượt bậc. Điều này thể hiện ở việc vận dụng những phương pháp khoa học hơn đồng thời công tác thẩm định đã được tiến hành kỹ lưỡng hơn. Công ty không vì tài sản tài trợ vấn thuộc quyền sở hữu mà không xem xét kỹ lưỡng hồ sơ xin thuê. Quy trình thẩm định đã được thực hiện kỹ lưỡng hơn; Từ chỗ chỉ tính đến mức sinh lời vsà khả năng thanh toán quy trình thẩm định đã bao gồm cả việc thẩm định các tư cách pháp lý bên thuê; khía cạnh thị trường như khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ; hiệu quả xã hội; ảnh hưởng đến môi trường… của dự án. Và quan trọng là việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, thực hiện công việc này là điều được chú trọng ở Công ty cho thuê tài chính I . Công ty cho rằng các dự án luôn gắn với doanh nghiệp và việc thực hiện tốt dự án cũng như khả năng thanh toán nợ của dự án phụ thuộc lớn vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy các cán bộ của phòng kinh doanh luôn luôn chú trọng xem xét tình hình kinh doanh gần đây và thẩm định lỹ lưỡng giá trị tài sản của doanh nghiệp mỗi khi doanh nghiệp đề xuất thuê tài chính. Về trang thiết bị phục vụ quy trình thẩm định, công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong việc áp dụng công nghệ vào công tác thẩm định dự án. Hệ thống vi tính được kết nối Internet đã giúp lưu trữ hồ sơ, số liệu cũng như cập nhật các thông tin cần thiết về môi trường kinh tế, giá cả, pháp luật… phục vụ cho công tác thẩm định một cách hiệu quả. Các phần mềm chuyên dụng về thành toán, lưu trữ, tính toán đã giúp cán bộ tín dụng có thể lưu trữ mọi hồ sơ dự án, theo dõi giám sát quá trình thanh toán tiền thuê dễ dàng; tránh những hoạt động bất lợi đối với tài sản thuê và giảm được tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi. Quá trình thẩm định dự án tạo điều kiện cho cán bộ phòng kinh doanh có điều kiện tiếp cận với nhiều tổ chức kinh tế liên quan đến dự án, thiết lập được quan hệ rộng trong kinh doanh, có thể quảng bá hoạt động cho thuê tài chính; Qua đó có thể thúc đẩy hoạt động của công ty. Từ công tác thẩm định đến việc ra quyết định cho thuê được phân cấp rõ ràng giữa nhân viên, trưởng phòng kinh doanh, kế toán trưởng và giám đốc công ty. Điều này vừa tạo ra quá trình xem xét kỹ lưỡng từ nhiều cách đánh giá vừa tránh được sự rủi ro đạo đức (nếu có) của các nhân viên tín dụng. Mặt khác, côngtác thẩm định tài chính dự án đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải nghiên cứu, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn bản thân. Kết quả sẽ tạo nên một đội ngũ nhân viên có trình độ và năng lực, là tiềm năng phát triển của công ty. 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân Trong những năm đầu thành lập, công ty cho thuê tài chính I đã có những cố gắng nhất định trong việc thẩm định dự án và thực tế đã có những thành quả nhất định. Tuy nhiên, đánh giá một cách nghiêm túc thì công tác thẩm định tại Công ty vẫn còn nhiều hạn chế. - Thứ nhất: Do quá trình kinh doanh mới chỉ thực hiện trong thời gian gần đây, lại ra đời chậm hơn các công ty cho thuê khác nên việc cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường cũng như tạo mối quan hệ rộng với khách hàng là nguyên nhân khiến cho công tác thẩm định dự án đầu tư bị xem nhẹ. Một số dự án đưa đến công ty chỉ cần đảm bảo tính pháp lý của chủ đầu tư là có thể được duyệt cho thuê. Thực tế không thể phủ nhận là công việc thẩm định dự án sẽ khiến quá trình ra quyết định cho thuê dài hơn, phức tạp hơn và vì thế, đôi khi khách hàng bị lỡ mất cơ hội kinh doanh. Như vậy có thể tạo ấn tượng không tốt của khách hàng đối với công ty. Mặt khác, do là đơn vị trực thuộc ngân hàng nông nghiệp nên các yêu cầu về dư nợ tín dụng từ trên đưa xuống cũng là nguyên nhân của việc bỏ qua giai đoạn thẩm định. Mặt khác, do đặc thù nghiệp vụ cho thuê tài chính ít xảy ra rủi ro hơn các hoạt động tín dụng ngân hàng; nhân viên tín dụng của công ty cũng vì vậy mà nảy sinh tâm lý chủ quan, xem nhẹ việc xác định độ chính xác của các dữ liệu trong hồ sơ xin thuê. - Thứ hai: Phương pháp phân tích tài chính trong quá trình thẩm định còn nhiều hạn chế. Thông tin làm căn cứ để đánh giá độ tin cậy của khách hàng và làm cơ sở của công tác thẩm định thường không đầy đủ. Một phần là do một số các doanh nghiệp đến với công ty là những doanh nghiệp mới thành lập, quan hệ tín dụng chưa rộng rãi; Mặt khác thông tin do ngân hàng nông nghiệp cung cấp thường chậm cập nhật. Đối với các dự án xin thuê phương tiện vận tải và chuyên chở điển hình là ô tô du lịch và các loại ô tô vânạ tải với giá trị nhỏ, việc phân tích tài chính tại công ty chưa được thực hiện. Đối với những dự án tương đối lớn, việc thẩm định chủ yếu được tiến hành tập trung vào việc đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp mà không chú trọng nhiều vào tính khả thi hay không khả thi của dự án, tuy nhiên, ngay cả việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp cũng thường không chính xác. Nguyên nhân là những khách hàng chủ yếu của công ty là những công ty trách nhiệm hữu hạn và tư nhân. Đây là những đối tượng thường tồn tại 2 hệ thống báo cáo tài chính để đối phó với cơ quan thuế cũng như các tổ chức tín dụng. Vì vậy việc xác định chính xác giá trị doanh nghiệp là điều khó khăn ngay cả khi nhân viên tín dụng của công ty trực tiếp xuống địa bàn để thẩm tra giá trị doanh nghiệp xin thuê. Việc đánh giá giá trị của tài sản xin thuê tại công ty chỉ nhận định dựa vào hợp đồng giữa nhà cung ứng với bên thuê. Mặc dù nhân viên thẩm định cũng có tham khảo giá cả thị trường nhưng việc xem xét này dường như chỉ tính đến sự chênh lệch trong giá cả chứ chưa chú trọng đến tương quan giữa giá cả và chất lượng. Lấy ví dụ trong hồ sơ thẩm định của công ty Phú An, giá cả của việc thực hiện thi công chiếc tàu do xí nghiệp đóng tàu Hạ Long được thoả thuận trong hồ sơ kinh tế so với một số bảng khái toán giá cả của các công ty đóng tàu cùng địa bàn có nhiều điểm không hợp lý. Các chi phí không được liệt kê cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng. Những hạng mục được liệt kê bao gồm cả chi phí về vật tư và chi phí dịch vụ; chi phí nguyên liệu sản xuất rẻ hơn liệu có đảm bảo chất lượng thành phẩm trong khi các chi phí về dịch vụ lại đắt hơn những đơn vị khác. Theo sự nhận xét về tương quan giữa giá cả và chất lượng, việc công ty Phú An chọn xí nghiệp Hạ Long làm đối tác thực hiện hợp đồng chưa hẳn đã là một giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, thực tế dự án vẫn được triển khai. Việc hình thức hoá công tác thẩm định trong một số dự án là một nhược điểm của công ty. Các dữ liệu đề cập đến trong dự án thường không được thẩm định với con mắt khách quan mà vẫn được xem như là những thông số tin cậy. Nhưng trên thực tế, các khoản mục chi phí cũng như doanh thu đề cập đến trong dự án thường mang tính chủ quan của người lập. Các dòng tiền dự tính thường không xét đến những biến động của thị trường vì vậy thường không chính xác. Hơn nữa, giá trị thời gian của tiền thường không được xem xét đến trong các dự án đề xuất. Các nhân viên cũng không sử dụng các phương pháp phân tích giá trị thời gian của tiền để đánh giá dự án cần thẩm định; phương pháp chủ yếu sử dụng là điểm hoà vốn và những chỉ tiêu về khả năng thanh toán cũng như các tỷ số nợ trên vốn… Như vậy các nhân viên tín dụng mới chỉ xem xét các dự án có tính cố định mà không xem xét đến sự thay đổi các giá trị về doanh thu, chi phí và những dòng tiền trong tương lai - là khi dự án đã được thực hiện, là lúc quan trọng đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư cũng như hoàn trả tiền thuê. Vì vậy độ tin cậy của các dự án được đề xuất là rất thấp. Thực tế này làm công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty dễ phát sinh sai sót, nhầm lẫn khi thực hiện. - Thứ ba: trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên của công ty cũng là điểm cần phải xét đến. Đặc thù của ngành cho thuê tài chính đòi hỏi sự hiểu biết rất đa dạng về thị trường, về khoa học công nghệ và những kiến thức khác vì tài sản cho thuê thường rất phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất với những thị trường riêng biệt. Mặc dù các nhân viên của công ty đã được dào tạo chuyên ngành nhưng mỗi khi tiếp cận một dự án phức tạp, đòi hỏi sự thẩm định kỹ càng và có bài bản vẫn còn có sự e ngại. Nguyên nhân là chưa có một sự đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thẩm định dự án tại công ty, ngân hàng nông nghiệp cũng có những lớp bồi dưỡng nhưng lại không đủ rộng để những cán bộ tiếp cận trực tiếp với cơ sở có điều kiện tham gia; các nhân viên của công ty vẫn hủ yếu dựa vào kinh nghiệm và dự tự tìm hiểu qua sách vở để tiến hành trong thực tiễn. Đó là riêng về những công việc chuyên môn của nghiệp vụ tín dụng, còn đối với những công việc ngoài phạm vi của ngành như việc thẩm định giá trị và giá trị sử dụng của tài sản thuê, tính mùa vụ trong hoạt động của một số loại hình phương tiện, tài sản … các nhân viên công ty chủ yếu phải dựa vào kinh nghiệm bản thân để tiến hành đánh giá. Nhưng với một đội ngũ nhân viên trẻ của công ty điều này là khó thực hiện. - Thứ tư: Hiện nay hoạt động cho thuê của công ty ngày càng phát triển, số lượng các dự án ngày càng nhiều, quy mô của các dự án rất khác biệt. Số lượng nhân viên trong công ty lại không nhiều. Điều này đòi hỏi sự phân công công việc của các nhân viên trong việc quản lý dự án phải có sự chuyển đổi. Việc phân vùng quản lý các dự án như hiện nay của công ty có nhiều ưu điểm tiết kiệm được chi phí giao dịch và tận dụng được mối quan hệ của nhân viên với các doanh nghiệp trong vùng nhưng vướng phải một nhược điểm lớn cần được giải quyết là sự khác biệt về quy mô của từng dự án trong một vùng và số lượng các dự án trong các vùng. Với những địa phương số lượng khách hàng đông, một nhân viên tín dụng có thể không đáp ứng được yêu cầu của khối lượng công việc. Mặt khác, với những dự án lớn, quy mô cũng như tính chất phức tạp trong khi trình độ của nhân viên không phù hợp sẽ gây ra những sai lệch trong quá trình xem xét hồ sơ và ra quyết định cho thuê. Cũng do quá trình hoạt động chưa lâu, chưa phát sinh những trục trặc trong việc thực hiện những dự án lớn nên các nhân viên khó có điều kiện rút kinh nghiệm từ quá trình thẩm định trước đó. - Thứ năm: Về trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc thẩm định vẫn cần được sự quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền. Trụ sở làm việ của công ty chưa được ngân hàng nông nghiệp cấp, phòng kinh doanh hoạt động tạm trong hội trường nhà khách của ngân hàng, các nhân viên tín dụng làm việc trong một không gian chật. Máy móc vẫn chưa đảm bảo mỗi cán bộ tín dụng đều được trang bị riêng 1 người trên 1 máy vi tính. Những điểm hạn chế trong công tác thẩm định tín dụng ngoài những nguyên nhân từ phía công ty đã trình bày ở trên, những nguyên nhân khách quan cũng cần phải được đề cập đến để có thể tìm giải pháp xử lý. Môi trường kinh doanh hiện tại ngoài mặt tích cực luôn có những đơn vị kinh tế hoạt động không hiệu quả luôn tìm những thủ đoạn để chiếm dụng tài sản, vốn của những tổ chức khác, đặc biệt là các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Chính những đơn vị này luôn tìm cách được hưởng sự ưu tiên của các tổ chức tín dụng. Họ tìm cách tạo ra những hồ sơ dự án có tính khả thi rất cao. Xuất phát từ những dữ liệu giả nên công tác thẩm định rất khó phát hiện ra nếu không được tiến hành một cách kĩ lưỡng. Mặt khác, ngay cả những đơn vị hoạt động hợp pháp cũng nảy sinh những hồ sơ dự án rất khó kiểm soát đối với nhân viên tín dụng công ty do hạn chế về trình độ của chủ đầu tư. Các cơ chế của ngân hàng nhà nước và ngân hàng nông nghiệp về thẩm định dự án và những chỉ tiêu yêu cầu được sử dụng chưa được rõ ràng. Năng lực quản lý dự án của một số ngành còn hạn chế. Việc ban hành các chính sách có liên quan của nhà nước hay thay đổi đặc biệt trong thời gian mới áp dụng nghiệp vụ cho thuê. Hơn nữa, các chỉ tiêu hiệu quả bình quân và những định mức kĩ thuật từng ngành làm căn cứ so sánh còn thiếu. Điều này gây khó khăn không chỉ đối với nhân viên của công ty cho thuê tài chính 1 trong việc tính các chỉ tiêu phục vụ thẩm định dự án. Hệ thống ngân hàng của nước ta vẫn chưa thể coi là vững mạnh và hoạt động hiệu quả. Công ty cho thuê tài chính lại chưa được coi là một ngành riêng biệt nên không thể không gặp phải những khó khăn khi phải ở trong một "vỏ bọc" không được coi là "khoẻ mạnh". Như vậy, hoạt động thẩm định dự án đầu tư của công ty cho thuê tài chính 1 - NHNo&PTNT mặc dù đã có những thành quả nhất định trong những năm hoạt động vừa qua nhưng không thể phủ nhận những hạn chế mà công tác này còn mắc phải. Tìm ra nguyên nhân để có những giải pháp thích hợp là một trong những điều có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công ty. Chương 3 giải pháp đề nghị góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty cho thuê tài chính 1 - NHNo&PTNT 3.1. Những giải pháp đề nghị Vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung - khi mà hoạt động đầu tư đang được Chính phủ khuyến khích thực hiện - là hết sức quan trọng. Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dứan luôn là một yêu cầu đặt ra đối với mọi tổ chức tín dụng hoạt động trong nền kinh tế. Công tác thẩm định tài chính dự án thực hiện tốt sẽ hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai một dự án đầu tư. Riêng loại hình cho thuê tài chính, dù không chứa đựng nhiều rủi ro như hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại nhưng cũng cần có những định hướng phù hợp để có thể hoàn thiện công tác thẩm định các dự án xin thuê, góp phần vào việc phát triển một loại hình tín dụng mới trong nền kinh tế đất nước. Xuất phát từ mục đích và yêu cầu của hoạt động thẩm định tài chính dự án đã đề cập đến ở chương I cũng như những điểm hạn chế của hoạt động này đã đề cập ở chương 2 ta có thể có một số định hướng cho công tác thẩm định tại công ty cho thuê tài chính I như sau: - Công tác thẩm định phải được xây dựng thành quy trình phù hợp với đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính, phù hợp với cơ sở vật chất cũng như trình độ của nhân viên tín dụng của công ty. - Phải xuất phát từ quan điểm của người tài trợ cho dự án để tiến hành thẩm định dự án; tức là việc thẩm định các dòng tiền phải xem xét đến hiệu quả của lượng vốn đã tài trợ thông qua việc sử dụng có hiệu quả tài sản thuê, nhưng cũng cần quan tâm đến những giá trị còn lại sau dự án để lựa chọn đầu tư cho những dự án vừa đảm bảo khả năng thanh toán phí thuê vừa có lợi cho chủ đầu tư. Điều đó thể hiện được sự gắn bó lợi ích của công ty cho thuê với lợi ích của chủ đầu tư. - Công tác thẩm định tài chính dự án phải được tiến hành nghiêm túc đầy đủ ngay cả khi dụ án đã được triển khai thực hiện. Công tác này phải được xây dựng thành một công cụ cạnh tranh đối với những đơn vị khác; thành một yếu tố thu hút khách hàng và tạo uy tín của những đơn vị. Mặt khác, thẩm định tài chính dự án cần phải đảm trách được vai trò tham mưu cho việc ra quyết định lựa chọn chính xác dự án cần tài trợ. Có thể đề xuất một số giải pháp theo định hướng trên,. 3.1.1. Giải pháp về nghiệp vụ 3.1.1.1. Xác định nhiệm vụ của nhân viên tín dụng trong thẩm định dự án đầu tư Việc thẩm định hiệu quả dự án của các tổ chức tín dụng khi tiến hành tổ chức cho thuê thường do những nhân viên tín dụng phụ trách. Chính nhiệm vụ xem xét để đánh giá có nên tài trợ cho dự án này không, mà vai trò của nhân viên tín dụng của công ty trở nên rất quan trọng, trách nhiệm này có thể dẫn tới tình huống chuyên viên thẩm định của công ty cho thuê tài chính I đồng ý cho thuê mà yếu tố kỹ thuật không khả thi, hoặc là bác một dự án vì không tin tưởng phương án sản xuất trong dự án có thể thực hiện được. Việc thẩm định phải quan tâm nhiều đến các tình huống xấu để xem xét mức độ hoàn vốn và trả nợ của dự án. Thông thường một dự án có độ rủi ro cao thì mới có khả năng sinh lời cao và ngược lại, do vậy tuỳ mong muốn về khả năng sinh lợi của đồng vốn so với mức độ chấp nhận rủi ro mà người đầu tư sẽ lựa chọn dự án phù hợp. Khi thẩm định, nếu đứng trên quan điểm phân tích hiệu quả để quyết định tham gia đầu tư hay không, thì người thẩm định cùng cái nhìn và đánh giá như người lập dự án, nhưng nếu đứng trên nhiệm vụ xem xét cho vay hay không, thì người thẩm định phải luôn đứng trên quan điểm toàn của đồng vốn để phân tích, kết luận. Có những dự án, người thẩm định nhận thấy nếu giữ nguyên các phương án như đã lập sẽ kém hiệu quả, nhưng điều chỉnh phương án một chút (giảm mức độ đầu tư, giảm tiến độ đầu tư…) thì dự án sẽ trở nên hiệu quả. Do vậy, chuyên viên thẩm định có thể tư vấn, đề xuất cho chủ đầu tư, để đảm bảo tính khả thi trong việc cho thuê tài chính. Nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về người chủ đầu tư, bởi vì họ mới là người quyết định nên sử dụng đồng vốn như thế nào trong đầu tư, cũng như trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. Họ sẽ là người hưởng kết quả hoặc nhận lãnh thiết hoặc nhiều nhất trong việc thành công hay thất bại của dự án. Điều này cũng giải thích vì sao thông thường các tổ chức tín dụng chỉ cho vay khong quá 70% tổng vốn đầu tư, và người chủ đầu tư phải thế chấp bằng toàn bộ tài sản đầu tư, đôi khi phải kèm thêm những tài sản có tính thanh khoản cao khác, tất nhiên trừ một số trường hợp nhà cho thuê quyết định tham gia đầu tư vào các dự án mạo hiểm. Sau cùng thì tiêu chí quan trọng nhất của chuyên viên tài chính trong việc thẩm định tài chính dự án đầu tư, đó là phải hết sức khách quan trong vịêc thu thập và đánh giá số liệu đối với những số liệu mà dự án thu thập không đủ do nguyên nhân khách quan trong việc thu thập và đánh giá số liệu, đối với những dự án thu thập không đủ do nguyên nhân khách quan thì phải đánh giá theo nhiều tình huống có khả năng xảy ra xuất phát từ việc thiếu các thông tin đó. 3.1.1.2. Hoàn thiện phương pháp tiến hành thẩm định Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án bao gồm việc hoàn thiện phương pháp, quy trình và nâng cao chất lượng thực hiện các nội dung của công tác thẩm định. Về phương pháp, công ty hiện nay chủ yếu sử dụng những phương pháp phân tích tài chính theo trạng thái "tĩnh" của tiền, hệ thống chỉ tiêu áp dụng chủ yếu là những số liệu tính gộp. Công ty cần phải sử dụng những phương pháp phân tích tài chính dựa vào giá trị thời gian của tiền - là những phương pháp phổ biến trong nền kinh tế hiện đại - kết hợp với những phương pháp hiện đại đang được thực hiện tại công ty để thẩm định một cách chính xác dự án đề xuất. Sử dụng kết hợp được các phương pháp này, hệ thống chỉ tiêu thẩm định tại công ty phải bao gồm cả những số liệu tương đối - là kết quả của việc dự đoán khả năng thanh toán, phân tích cơ cấu vốn, tỷ suất nội hoàn - và những số liệu tuyệt đối - kết quả của các phương pháp điểm hoà vốn, giá trị hiện tại ròng. Những kết luận rút ra từ hệ thống chỉ tiêu đó sẽ tránh được những khiếm khuyết của từng phương pháp phân tích riêng biệt. Riêng đối với phương pháp phân tích dựa vào giá trị thời gian của tiền, cần chú ý đến sự thay đổi của chi phí cũng như lợi ích trong suốt thời kỳ thực hiện dự án. Yếu tố cần quan tâm nhất ở đây là việc xác định chính xác dòng tiền cũng như tỷ suất chiết khấu hợp lý. Dòng tiền thường được xem xét như sự chênh lệch của tổng doanh thu và tổng chi phí của dự án. Trong trường hợp xác định được chính xác chi phí và lợi ích, dòng tiền đó có thể chấp nhận. Tuy nhiên, đứng trên góc độ nhà tài trợ, công ty nên xác định dòng tiền gồm cả dòng tiền của chủ đầu tư và dòng nợ của người thuê - là dòng thanh toán lãi thuê và nợ gốc. Về việc xác định tỷ suất chiết khấu, đây không phải là việc dễ dàng và thực tế là cũng chưa có một quy định nào giúp xác định một tỷ lệ chiết khấu chính xác. Tuỳ vào chi phí vốn đối với từng chủ thể tiến hành phân tích mà tỷ lệ chiết khấu được tính khác nhau với mỗi dự án cụ thể. Đã có những ý kiến đề xuất đối với ngân hàng nông nghiệp về việc chọn lãi suất trung dài hạn của kho bạc nhà nước làm lãi suất chuẩn để tính toán. Tuy nhiên, chi phí vốn đối với công ty không hề giống nhau ở mọi thời điểm cũng như trong mọi dự án. Vì vậy, thiết nghĩ, tuỳ vào dự án cụ thể và khả năng huy động vốn trong mỗi thời điểm của công ty để có những lựa chọn thích hợp về tỷ suất chiết khấu. Việc lựa chọn này hoàn toàn không được dựa vào sự quyết định chủ quan của nhân viên tín dụng cũng như không nên cố định theo các văn bản của cơ quan cấp trên. Công ty có thể áp dụng mô hình định giá tài sản vốn để có những tính toán tương đối chính xác hoặc dựa vào chi phí trung bình của vốn để rút ra tỷ suất chiết khấu thích hợp. Sau khi đã có những tính toán chính xác về dòng tiền và tỷ suất chiết khấu, công ty nên tính đến độ nhạy của dứan. Đây là điều cần thiết vì các giá trị hiện tại và tỷ suất nội hoàn được tính toán dù là đã tính đến giá trị thời gian của tiền nhưng vẫn sử dụng những yếu tố có tính thời điểm. Các yếu tố này mỗi khi thay đổi trong khi dự án được tiến hành có thể sẽ dẫn đến những thay đổi bất lợi của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư. Cũng tuỳ vào những nhân tố mà mức thay đổi so với tính toán sẽ khác nhau như giá cả, tỷ giá… Việc áp dụng riêng từng khoảng biến động sẽ có được những kết luận chính xác về ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu hiệu quả dự án. Từ đó, công ty và bên thuê sẽ cùng đưa ra những biện pháp hạn chế rủi ro. 3.1.1.3. Hoàn thiện quy trình và nội dung thẩm định tài chính Quy trình thẩm định Về quy trình thực hiện các chỉ tiêu thẩm định, công ty nên đưa ra mẫu chuẩn quy định đầy đủ các bước và nhiệm vụ của từng bước để nhân viên có thể thực hiện đầy đủ từ việc đánh giá hiệu qảu dự án đến phân tích tài chính kỹ lưỡng dự án. Quy trình thẩm định tài chính phải đảm bảo đủ từ việc dự toán được chính xác giá trị tài sản dự kiến đầu tư đến việc đánh giá đầy đủ những số liệu của bảng phân tích chi phí và doanh thu của dự án. 3.1.1.4. Yêu cầu về nội dụng của thẩm định tài chính - Về nội dung của việc đánh giá hiệu quả của dự án cũng cần phải có những điểm lưu ý. Đối với những dự án đầu tư mới, tài sản xin thuê cần được đánh giá kỹ lưỡng về công nghệ; đối với những dự án đầu tư bổ xung, tài sản thuê cần phải được xem xét tới khả năng thúc đẩy những dự án đang tiến hành tới đâu đồng thời phải đánh giá thị trường cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm. - Về yêu cầu nâng cao chất lượng phân tích tài chính dự án. Một mặt cần phân tích kỹ lưỡng những hạng mục trong các bảng dự kiến chi phí doanh thu của chủ đầu tư, đồng thời nhân viên tín dụng cần phải quan tâm đến một số yếu tố thuộc về khả năng tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Kết hợp giữa việc phân tích tài chính dự án với tình trạng tài chính hiện tại của doanh nghiệp là điều thiết nghĩ nhân viên tín dụng của công ty cần phải thực hiện. Nguyên nhân là mặc dù một số doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính nhưng dự án của họ lại có tính khả thi rất cao. Nếu dự án đó được thực hiện, doanh nghiệp đó sẽ cải thiện được tình hình. Khi đó, dự án nên được xem xét tài trợ. Mặt khác, để có chất lượng tốt trong công tác thẩm định tài chính, vấn đề cần quan tâm ở đây là việc công ty phải xác định chính xác những dữ liệu ảnh hưởng đến việc tính toán hệ thống chỉ tiêu thẩm định. Các chỉ tiêu này chủ yếu được tính toán dựa vào những lợi ích và chi phí của dự án. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra là phải xác định chính xác chi phí và lợi chính xác chi phí và lợi ích của dự án. Việc này đòi hỏi nhân viên của công ty phải có những nghiên cứu chi tiết đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường vật tư cấu thành giá trị dự án, thị trường nguyên nhiên liệu phục vụ quá trình sản xuất của dự án. Đồng thời trong việc tham khảo giá cả thị trường, nhân viên tín dụng cần phải chú trọng đến mối tương quan giữa chất lượng với giá cả. Tránh việc định giá tài sản không đúng giá trị cần có của nó. Công việc này sẽ tốn thời gian và chi phí, đồng thời yêu cầu nhân viên tín dụng phải có kinh nghiệm và thành thạo trong phương pháp. Một điểm cần lưu ý nữa trong khi tính toán các sô liệu ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu là phải xem xét đối chiếu với những văn bản quy phạm pháp của bộ tài chính và của chính phủ. Loại trừ khả năng tính toán có lợi cho bản thân mà bỏ qua sự điều chỉnh của pháp luật của các đơn vị đầu tư. Hoàn thiện quy trình thu thập dữ liệu phục vụ cho việc thẩm định tài chính dự án. Thông tin và dữ liệu phục vụ cho hoạt động thẩm định là tối quan trọng. Quá trình thẩm định có thành công hay không phụ thuộc lớn vào điều này. Làm sao để có được những dữ liệu và thông tin chính xác, cập nhật phục vụ cho quá trình thẩm định là điều không dễ dàng, tốn thời gian cũng như chi phí. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà công ty không tiến hành thu thập xây dựng 1 hệ thống thông tin riêng. Những chi phí của hệ thống thông tin sẽ được bù đắp bởi những lợi ích thu được từ việc giảm những rủi ro khi thực hiện những dự án không đảm bảo những yêu cầu đặt ra. Một số giải pháp khuyến nghị như sau: - Thu thập thông tin trên từng phương diện của dự án, bao gồm thị trường, công nghệ, môi trường… Về thị trường của sản phẩm dự án, phải năm được số lượng đối thủ cạnh tranh của sản phẩm trên cùng thị trường; nắm được mức cầu và mức cung thực tế của sản phẩm trong những năm gần đây đồng thời bám sát được giá cả trong nước cũng như quốc tế của loại sản phẩm đó nếu có khả năng xuất khẩu. Điều này góp phần chính xác hoá việc tính các luồng doanh thu và chi phí. Về phương diện công nghệ, phải thu thập thông tin về giá trị công nghệ tại thời điểm thực hiện dự án của loại tài sản xin thuê, mức hao mòn vô hình của tài sản cũng là điểm cần được chú ý. Tránh việc mua phải những tài sản đã quá lạc hậu về mặt công nghệ hay những tài sản có mức hao mòn vô hình quá lớn do thiếu thông tin cần thiết. Về ảnh hưởng đối với môi trường của loại tài sản thuê. Công ty cần cập nhật các mức ảnh hưởng môi trường cho phép được quy định từ các cơ sở khoa học công nghệ môi trường để làm căn cứ trong việc mua tài sản xin thuê. - Đảm bảo một hệ thống cung cấp và xử lý thông tin báo cáo nội bộ chính xác. Hệ thống thông tin không thể thông suốt và chính xác khi ngay ở trong nội bộ, sự cung cấp dã sai lệch. Việc cung cấp thông tin nội bộ này phụ thuộc vào sự phân tích của các phòng ban liên quan trong công ty; phải đảm bảo được sự đánh giá toàn diện khi tiếp nhận được thông tin từ bên ngoài, tránh việc xem xét chủ quan phiến diện trên một mặt nào đó. - Xây dựng một hệ thống lưu trữ những thông tin đã qua xử lý cũng như thông tin mới tiếp nhận một cách khoa học để có thể truy cập khi cần. Hệ thống này cần được cập nhật liên tục và phân loại khoa học theo từng lĩnh vực cũng như từng ngành. Điều này hết sức cần thiết vì khách hàng của công ty không giới hạn trong một ngành kinh doanh nào và những hoạt động của họ liên quan đến thông tin trong rất nhiều lĩnh vực. Để làm được điều này, công ty ngoài việc trang bị một hệ thống máy tính hiện đại cùng những phần mềm chuyên dụng còn phải đào tạo những nhân viên có khả năng quản lý tốt hệ thống đo. Tránh trường hợp làm hỏng hóc dẫn đến thất thoát thông tin. - Nhân viên tín dụng của công ty thông qua những dự án đã và đang thực hiện sẽ có nhiệm vụ và điều kiện tiếp cận những thông tin mới. Khi đó, những thông tin đó cần được cập nhật và lưu trữ vào hệ thống thông tin của công ty để làm cơ sở tham khảo cho những dự án sau. Việc thu thập thông tin từ những mối quan hệ bạn hàng của người thuê và những đơn vị tín dụng khác cũng là một kênh quan trọng bởi tốn ít chi phí mà chất lượng lại đảm bảo. 3.1.2. Những giải pháp gián tiếp Ngoài những giải pháp trực tiếp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, công ty không thể bỏ qua những yếu tố có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác thẩm định. 3.1.2.1. Nâng cao trình độ và phẩm chất của nhân viên tín dụng công ty Nhân viên của công ty là yếu tố đầu tiên cần đề cấp đến. ở đây, ngoài khía cạnh trình độ nhân viên còn phải chú trọng đến phẩm chất của họ. - Về trình độ của nhân viên tín dụng. Đây là yếu tố quan trọng vì tất cả kết quả thẩm định phần nhiều dựa vào đánh giá chủ quan của người thẩm định, người thẩm định là người lựa chọn những khía cạnh cần xem xét của dự án và là người rút ra kết luận về tính khả thi của dự án. Vì vậy, dù quy trình và phương pháp thẩm định tốt nếu như nhân viên tiến hành thẩm định không đủ trình độ cần thiết. - Về phẩm chất của nhân viên tín dụng. Khẳng định được phẩm chất tốt của nhân viên thẩm định sẽ tránh được những rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xuất phát từ sự không trung thực, kém nhiệt tình của người thẩm định. Như vậy, để có được đội ngũ nhân viên thẩm định đảm bảo yêu cầu của thời điểm hiện nay, công ty cần chú trọng vào một số giải pháp. - Một mặt, tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn công tác thẩm định như công ty đã làm trong thời gian đầu đối với nghiệp vụ cho thuê tài chính, mặt khác tổ chức tuyển chọn những nhân viên trẻ, có chuyên môn từ những trường đào tạo chuyên ngành. Thực hiện việc bổ sung nhân viên có trình độ để tránh tình trạng quá tải tín dụng có thể xảy ra nhưng cũng tránh việc điều chuyển người không đúng chuyên môn vào những vị trí không phù hợp. - Thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức hỗ trợ có liên quan của nhiều lĩnh vực; rà soát lại những cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, xem xét điều chuyển họ sang cương vị mới. - Đối với những nhân viên ưu tú trong công ty, cần có chính sách khuyến khích khen thưởng thoả đáng đồng thời nghiêm túc kỉ luật những nhân viên có vi phạm tới quy chế công ty. - Xây dựng những quy chuẩn về trình độ của nhân viên tín dụng để có thể lựa chọn được người có năng lực đồng thời khuyến khích việc tự đào tạo nâng cao trình độ thông qua việc hỗ trợ học phí, tạo điều kiện về thời gian. Mặt khác, khuyến khích việc nghiên cứu, đề xuất sáng kiến trong công tác thẩm định tài chính dự án. 3.1.2.2. Nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức điều hành Hiện nay, công ty thực hiện việc quy trách nhiệm về từng nhân viên tín dụng. Điều này có nghĩa là mỗi khi công ty nhận được hồ sơ dự án xin thuê của khách hàng, dự án này sẽ được giao cho 1 nhân viên tín dụng và người này sẽ phải tiến hành độc lập từ việc hướng dẫn làm hồ sơ hợp lệ đến việc thẩm định dự án và giám sát việc thực hiện dự án. Việc này có ưu điểm nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên công ty. Tuy nhiên, việc này cũng có bất lợi vì một nhân viên kinh doanh không thể kiêm quá nhiều công việc và đương nhiên kết quả thẩm định sẽ sơ sài. Vì vậy, ngoài việc thực hiện phân quyền phán quyết như quy định của ngân hàng nông nghiệp đối với những dự án đầu tư; giải pháp khuyến nghị là công ty nên chuyên môn hoá công tác thẩm định dự án bằng một bộ phận nhân viên riêng. Những nhân viên chuyên trách công việc này phải là những người có phẩm chất cũng như trình độ. Như vậy, thời gian tiến hành thẩm định là đủ ngắn, chi phí thẩm định không quá lớn để có thể thực hiện đồng thời do chuyên trách nên công tác này sẽ được những nhân viên tiến hành kĩ lưỡng. 3.1.2.3. Tăng cường đầu tư trang thiết bị cần thiết Yêu cầu của xu thế cạnh tranh và ưu thế của thông tin trong cạnh tranh đòi hỏi công ty phải đảm bảo hệ thống máy tính kết nối sẵn có hoạt động có hiệu quả, đòng thời phải nâng cấp để tránh lạc hậu. Tếp tục ứng dụng những phần mềm tin học quản lý, lưu trữ để có thể truy cập khi cần, tính toán số liệu, chỉ tiêu tài chính và đưa vào những chương trình tin học để giảm những công đoạn tính toán thủ công cho những nhân viên thẩm định. 3.2. Những kiến nghị với các cấp hữu quan nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án 3.2.1. Đối với NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là một đơn vị quản lý trực tiếp của công ty cho thuê tài chính I nên những quyết định về phương hướng hoạt động có ảnh hưởng lớn đến công tác nghiệp vụ của công ty. Vì vậy, để một trong những hoạt động nghiệp vụ đó là việc thẩm định tài chính các dự án xin thuê, ngân hàng nên: - Xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ về quản lý, lưu trữ những hồ sơ của những khách hàng trước đây để làm căn cứ tham khảo khi cần của những đơn vị trực thuộc trong đó có công ty cho thuê tài chính. - Quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển loại hình tín dụng mới này, phải dành những ưu đãi để cho thuê tài chính có thể phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Biểu hiện cụ thể là cung ứng một cơ sở vật chất hoàn thiện bao gồm cả trụ sở và trang thiết bị cần thiết; sự điều chuyển nhân viên của ngân hàng sang công ty cho thuê cần phải đảm bảo về năng lực thực sự của họ, tránh việc coi công ty cho thuê như một địa chỉ chính sách để xếp đặt nhân viên. - Riêng những văn bản và quy chế có ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động của công ty cho thuê tài chính như quy chế về dư nợ mới, chính sách lãi xuất cấp vốn cho công ty từ trung tâm điều hoà… nên có những ưu đãi nhất định để tạo điều kiện cho công ty phát triển. 3.2.2. Đối với ngân hàng nhà nước Ngân hàng Nhà nước cũng là địa chỉ tin cậy với các công ty cho thuê tài chính trong việc truy nhập mạng thông tin về lịch sử các doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, biến động của doanh nghiệp như sát nhập, giải thể hoặc thay thế lãnh đạo qua trung tâm phòng ngừa rủi ro (CIC). Vì vậy NHNN nên thường xuyên đa dạng thông tin và cập nhật thường xuyên để công tác thẩm định của các đơn vị trực thuộc ngành có thể được hoàn thiện. Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ thiết lập một hệ thống chuẩn về công tác thẩm định tài chính dự án trong ngành dọc bao gồm những văn bản hướng dẫn chi tiết quy trình cũng như nội dung thẩm định để các tổ chức tín dụng có thể lấy làm mẫu. Ngân hàng nhà nước cũng đồng thời là người quy định những chính sách về tỷ giá, lãi suất… ảnh hưởng trực tiếp đến những công đoạn tính toán của nghiệp vụ thẩm định vì vậy cần có những điều chỉnh thích hợp. Về chính sách đối với cán bộ tín dụng trong ngành, ngân hàng nhà nước nên có những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định để nâng cao trình độ và thống nhất về phương pháp và quy trình thẩm định dự án đầu tư. 3.2.3. Kiến nghị của Chính phủ Như đã nêu trên, việc các công ty cho thuê tài chính vẫn phải hoạt động trực thuộc ngân hàng là một trở ngại cho sự phát triển của hoạt động cho thuê tài chính nói chung và theo đó, hoạt động thẩm định dự án tại những công ty cho thuê này cũng có những vướng mắc. Thiết nghĩ, theo xu thế phát triển mạnh mẽ của loại hình tín dụng này trong những năm gần đây, Chính phủ nên ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ làm hành lang pháp lý cho việc tách hoạt động cho thuê tài chính ra khỏi các ngân hàng thương mại. Việc này sẽ tạo ra một kênh huy động và cấp vốn đầu tư mới hữu hiệu và là một lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện cho hệ thống tài chính quốc gia. Đến lúc đó, với một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, một hệ thống thông tin đầy đủ cùng một đội ngũ giáo viên có trình độ, hoạt động thẩm định các dự án đầu tư tại các công ty cho thuê tài chính nói chung và công ty cho thuê tài chính 1 nói riêng chắc chắn sẽ được thực hiện tốt hơn. Mặt khác, Chính phủ cũng cần phải xây dựng một hệ thống chính sách và quy chế đầu tư phù hợp đi kèm với khung pháp luật nghiêm minh, tránh để các cán bộ quan chức của từng địa phương áp dụng một cách tuỳ tiện các quy chế về giấy phép đầu tư cũng như giấy tờ pháp lý. Việc này vừa tạo ra khả năng chống tham nhũng vừa hỗ trợ cho việc thẩm định tính pháp lý của dự án được chính xác, loại bỏ khả năng thông đồng giữa chủ đầu tư với những người có thẩm quyền chứng nhận hồ sơ dự án. Một khía cạnh nữa cần được Chính phủ xem xét là hệ thống quy chế về môi trường kinh doanh. Việc dành cho các doanh nghiệp nhà nước sự ưu đãi quá lớn đã tạo ra tâm lý thiên lệch khi các nhân viên tín dụng thực hiện thẩm định tài chính các dự án đề xuất của các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi thực tế đã chứng tỏ rất nhiều các doanh nghiệp nhà nước cũng có những dự án kém hiệu quả, hoạt động thua lỗ dẫn đến việc huỷ ngang hợp đồng thuê do không đảm bảo thanh tán tiền thuê đúng hạn. Về các văn bản luật và dưới luật áp dụng cho những tổ chức tín dụng và những chính sách liên quan như chính sách tỷ giá, lãi suất… cũng cần phải được quan tâm hoàn thiện trong thời gian tới. Hiện nay, công tác kiểm toán ở Việt Nam đã được một số công ty kiểm toán nhà nước và quốc tế thực hiện nhưng hầu hết là đối với các doanh nghiệp quốc doanh và những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vị thế và tiềm lực lớn. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện một chế độ kiểm toán nghiêm chỉnh. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho nhân viên tín dụng trong việc thẩm định giá trị và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xin thuê qua các số liệu trong báo cáo tài chính. Để chấn chỉnh điều này, ngoài việc áp dụng một hệ thống kế toán đồng bộ, các cơ quan hữu quan thuộc Chính phủ cần phải thanh tra kiểm soát thường xuyên và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm. Để đảm bảo những thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định tín dụng, các bộ ngành trực thuộc Chính phủ cần phải hệ thống hoá những dữ liệu và thông tin liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách và cập nhật lên các tài liệu tạp chi chuyên ngành cũng như mạng máy tính để có thể tham khảo kịp thời. Mặt khác, Chính phủ nên tạo điều kiện khuyến khích những công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực thu thập, tư vấn thông tin về nhiều khía cạnh thị trường, đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn rủi ro… để tạo thêm một kênh cung cấp thông tin trong nền kinh tế. Kết luận Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng nước ta đã có những bước chuyển lớn, thu hút được đông đảo lượng tiền dư thừa trong nhân dân nhưng vẫn không đảm bảo được nhu cầu lớn về vốn của công cuộc phát triển đất nước. Nguyên nhân là sự thiếu hoàn thiện trong công tác thẩm định dự án dẫn đến việc ra quyết định cấp tín dụng rất khó khăn. Sự thiếu hiệu quả trong nhiều dự án đầu tư cũng như sự thất thoát lớn vốn đầu tư trong hệ thống ngân hàng những năm qua đã chứng thực điều đó. Hoạt động cho thuế tài chính mới ra đời tuy có khả năng loại trừ rủi ro lớn hơn hoạt động tín dụng ngân hàng và được xem là một trong những kênh dẫn vốn hiệu quả nhưng cũng không thể không chú trọng công tác thẩm định tài chính dự án. Thực hiện tốt công tác này một mặt tạo đà rất lớn cho sự phát triển riêng của nghiệp vụ cho thuê tài chính, mặt khác thúc đẩy mạnh hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Trong thời gian thực tập tại Công ty cho thuê tài chính I - NHNo&PTNT Việt Nam, trên cơ sở những nhận thức về tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án đồng thời tìm hiểu thực trạng của việc thực hiện công tác này em đã đề xuất một số kiến nghị, giải pháp và hi vọng rằng: trong chừng mực nào đó, những kiến nghị này sẽ được công ty cho thuê tài chính I quan tâm và như vậy sẽ góp phần hoàn thiện từng bước công tác thẩm định dự án tại công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hồng Minh và sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của cán bộ, nhân viên Công ty cho thuê tài chính I để em có thể hoàn thành chuyên đề này. Tài liệu tham khảo Tìm hiểu và sử dụng tín dụng thuê mua - Trần Tô Tử, Nguyễn Hải Sản Nghị định số 64/CP và Nghị định số 16/CP về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. Quy chế và các báo cáo tài chính năm 1995-2004 của Công ty cho thuê tài chính I - NHNo & PTNT Việt Nam Quyết định dự toán vốn đầu tư - Harold Bierman, JR. Seymour Smidt Một số hồ sơ dự án thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính I Giáo trình Kinh tế đầu tư - TS. Từ Quang Phương - TS. Nguyễn Bạch Nguyệt. Tài liệu tập huấn thẩm định dự án đầu tư - ThS. Lê Kim Thạch. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty cho thuê tài chính.doc
Luận văn liên quan