Hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam thực trạng và giải pháp

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP I. Vài nét cơ bản về CTCK Thị trường chứng khoán VN đã được hình thành và ngày càng phát triển. Tính đến nay ttck đã chứng tỏ được vai trò của nó trong việc thu hút vốn đầu tư trung và dài hạn cho phát triển kinh tế, đồng thời tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Để thúc đẩy ttck hoạt động một cách có trật tự, công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời và họat động của các ctck. 1. Định nghĩa : CTCK là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường CK. Chức năng - Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi đến người sử dụng vốn qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành. - Qua hệ thống khớp giá,khớp lệnh -> cung cấp cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư. - Tạo tính thanh khoản cho CK - Thông qua họat đông tự doanh hoặc vai trò nhà tạo lập thị trường->góp phần bình ổn thị trường Vai trò - Đối với tổ chức phát hành: tạo ra cơ chế huy động vốn cho các nhà phát hành thông qua hoạt động đại lý phát hành,bảo lãnh phát hành. - Đối với các nhà đầu tư : qua hoat động môi giới ,tư vấn đầu tư,quản lý danh mục đầu tư -> giảm chi phí và thời gian giao dịch, nâng cao hiệu quả đầu tư. - Đối với TTCK: + Góp phần tạo lập giá cả, điều tiềt thị trường: Tạo lập giá cả:người mua và người bán phải thông qua các công ty CK (không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua và bán). Trên TT sơ cấp, các CTCK cùng với nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Điều tiết thị trường để bảo vệ các khoản đầu tư KH và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều CTCK đã giành môt ti lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn TT. + Góp phần tăng tinh thanh khoản của các tài sản tài chính. Thị trường cấp 1: huy đông một luồng vốn đưa vào sản xuất cho nhà phát hành. Thị trương cấp 2: thực hiện các giao dịch mua bán dẫn đến giúp người đầu tư chuyển đổi thành tiền măt và ngược lại. - Đối với các cơ quan quản lý thị trường: CTCK cung cấp thông tin về TTCK vì cùng là ngươi bảo lãnh phát hành cho các CK,vừa là trung gian mua bán CK. 2. Các loại hình tổ chức công ty CK: Công ty hợp danh Công ty TNHH Công ty CP Việt Nam: công ty CK là công ty cổ phần, Công ty TNHH thành lập hợp pháp tại Viêt Nam được UBCK Nhà nước cấp giấy phép thực hiên môt hoặc một số loại hình kinh doanh CK. + Công ty CP: - Là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu công ty (các cổ đông). - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong pham vi số vốn đã góp vào DN. - Công ty cổ phần có quyền phát hành CK (cổ phiếu,trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp Luật về CK hiện hành. + Công ty TNHH: - Thành viên của CT chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN. - Không được phép phát hành cổ phiếu 3. Đặc trưng của CTCK: - Chuyên môn hóa và phân cấp quản lí: các ctck chuyên môn hóa ở mức độ cao, dẫn đến phân cấp quản lí và làm nảy sinh việc có quyền tự quyết. một số bộ phận trong công ty nhiều khi không phụ thuộc lẫn nhau(vd:bộ phận môi giới và tự doanh) - Nhân tố con người: trong ctck quan hệ với khách hàng có tầm quan trọng số 1. sản phẩm càng trừu tượng thì vai trò của nhân tố con người ngày càng quan trọng - Ảnh hưởng của thị trường tài chính: với những mức độ phát triển khác nhau của thị trường( sự phát triển các công cụ tài chính và đa dạng hóa dịch vụ) cơ cấu tổ chức của các ctck cũng khác nhau để đáp ứng những nhu cầu riêng.vd: cơ cấu tổ chức ctck ở một số nước mới có ttck phát triển như VN đơn giản hơn so với các nước khác như Mỹ, Nhật Bản - Cơ cấu tổ chức: Các công ty chứng khoán cũng là một loại hình công ty nhưng do hoạt động nghiệp vụ của nó khá đặc biệt nên khác với các công ty sản xuất hay thương mại nói chung. Trong ctck hệ thống phòng ban chức năng được chia ra làm 2 khối tương ứng với 2 khối công việc mà ctck đảm nhận: + Khối I: do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện các giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán, nói chung là có liên hệ với khách hàng. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Gồm các phòng: phòng môi giới, phòng tự doanh, phòng bảo lãnh phát hành, phòng tư vấn đầu tư, phòng quản lí quỹ đầu tư, phòng tư vấn tài chính công ty, phòng thanh toán và lưu giữ chứng khoán,phòng quản lí thu nhập chứng khoán, phòng uỷ quyền, phòng cho vay chứng khoán. Tùy vào quy mô từng nghiệp vụ và mức độ chú trọng của công ty mà có thể kết hợp các nghiệp vụ vào một phòng hoặc chia thành nhiều tổ. + Khối II: cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ cho khối I. Gồm: phòng nghiên cứu và phát triển, phòng hành chính và tổ chức, phòng thông tin và phân tích ck, phòng ngân quỹ, phòng kế toán, phòng kí quỹ, phòng hạch toán tín dụng, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng phát triển sản phẩm mới, phòng máy tính và tin học, phòng pháp chế( in nghiêng là những phòng k thể thiếu trong một ctck) Đối với những ctck lớn còn có thêm chi nhánh văn phòng ở các địa phương hoặc các nước khác nhau 4. Các mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán: a) Mô hình công ty CK đa năng: công ty Ck được tổ chứ dưới hình thức 1 tổ hợp dịch vụ tài chính tổng hợp bao gồm: + Kinh doanh CK + Kinh doanh tiền tệ + Các dịch vụ tài chính Theo đó các ngân hàng hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh CK, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Ưu điểm: + Các NH có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó có thể gảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc đa dạng hoá đầu tư. + Tăng khả năng chịu đựng của NH trước những biến động lớn trên thị trường tài chính. + NH sẽ tận dụng đươc lợi thế của mình là tổ chức kinh doanh tiền tệ có vốn lớn cơ sở vật chất hiện đại,hiểu rõ vê khách hàng cũng như doanh nghiệp khi họ thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và tài trợ dự án. Hạn chế: + Khả năng chuyên môn không sâu như các công ty CK chuyên doanh do vừa là tổ chức tín dụng vừa là tổ chức kinh doanh CK. + Trog điều kiện pháp luật kinh doanh không lành mạnh,các NH dễ gây nên tình trạng lũng đoạn thị trường do khó tách bạch được hoạt động NH va hoạt động kinh doanh CK. Các biến động trên thi trường CK sẽ tác động mạnh tới kinh doanh tiền tệ, gây tác động dây chuyền và dẫn tới khủng hoảng tiền tệ + Các NH có thẻ sử dụng tiền gửi tiết kiệm của dân cư để đầu tư CK do không có sự tách biệt rõ ràng giữa các nguồn vốn. Khi thị trường tài chinh tiền tệ biến động theo chiều hướng xấu sẽ tác động tới công chúng: ồ ạt rút tiền gửi,NH mất khả năng chi trả. Nhận xét: Do những hạn chế như vậy nên sau khung hoảng TCTT 1929-1933 các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh,chỉ có một số nước như Đức vẫn còn áp dụng mô hình này. b) Mô hình chuyên doanh: hoạt động kinh doanh CK sẽ do các công ty độc lập và chuyên môn hoá trong linh vực CK đảm trách ,các NH không được tham gia kinh doanh CK. Ưu điểm: + Hạn chế được rủi ro cho hệ thống NH. + Tạo điều kiện cho các công ty CK đi vào chuyên môn hoá sâu trong linh vực CK để thúc đảy thị trường tài chính phát triển. Nhận xét: tuy nhiên do xu thế hình thành nên các tập đoàn tài chính khổng lồ nên ngày nay một số thị trường cũngcho phép kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: tiền tệ, CK, bảo hiểm . nhưng được tổ chức thành công ty mẹ, công ty con và có sự quản lý, giám sát chặt chẽ,và hoạt động tương đối độc lập với nhau. Việt Nam: áp dụng mô hình công ty CK chuyên doanh. Nhà Nước đang cho phép NH được nới lỏng tỉ lệ cho vay kinh doanh CK. 5. Nguyên tắc hoạt động của CTCK: a) Nguyên tắc đạo đức: đảm bảo tính trung thực, tập trung, có trách nhiệm, coi lợi ích của khách hàng là trước hết. b) Nguyên tắc tài chính: - Đảm bảo các yêu cầu về vốn,nguyên tắc hạch toán ,báo cáo theo quy định của UBCK NN. - Không được dùng tiền của khách hàng để kinh doanh (ngoại trừ dùng cho giao dịch của KH). - Không được dùng CK của KH làm vật thế chấp đi vay vốn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản. II. Hoạt động của các công ty chứng khoán Ta tìm hiểu hoạt động của CTCK trên hai mảng: hoạt động nghiệp vụ và hoạt động tài chính. 1. Hoạt động nghiệp vụ Điều 60 Luật Chứng khoán quy định về nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán như sau: 1. Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: a) Môi giới chứng khoán; b) Tự doanh chứng khoán; c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán; d) Tư vấn đầu tư chứng khoán. 2. Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. 3. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác. Sau đây là chi tiết về từng nghiệp vụ chứng khoán: a) Nghiệp vụ môi giới chứng khoán: Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. Hay nói cách khác ctck đóng vai trò là một đại lí cho khách hàng để thực hiện các giao dịch liên quan đến chứng khoán. Thông qua nghiệp vụ này, công ty chứng khoán kiếm được hoa hồng. Hiện nay, các công ty chứng khoán thường tính phí giao dịch từ khoảng 2% đến 5% tổng giá trị giao dịch thành công của mỗi khách hàng. Có thể nói hoạt động môi giới là đặc trưng tiêu biểu nhất của ctck. Khi khách hàng đưa ra lệnh mua hoặc bán thì công việc của bộ phận nghiệp vụ bắt đầu -> làm cho lệnh đó được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí. Thông thường để thực hiện một lệnh thì các bộ phận chức năng liên quan chủ yếu là: + bộ phận thực hiện lệnh: xử lí lệnh + bộ phận mua và bán: xây dựng kế hoạch mua bán chứng khoán, định hướng, điều hòa khách hàng với nhà môi giới + bộ phận kí quỹ: đảm bảo tài khoản của khách hàng luôn trong trạng thái phù hợp với quy định chính sách của cty. + bộ phận thủ quỹ: giao nhận cổ phiếu, bảo quản kho quỹ + bộ phận quản lí hồ sơ:lập số hiệu và mã tài khoản,kiểm toán luân chuyển chứng khoán, báo cáo chứng khoán hàng tuần. + bộ phận kế toán:hạch toán kế toán hàng ngày và định kì + bộ phận quản lí cổ tức, tiền lãi trái phiếu + bộ phận ủy quyền: bỏ phiếu cho khách hàng, thông tin cho khách hàng + bộ phận quản lí tài khoản mới: khi mở tài khoản khách hàng phải thông tin đầu đủ về tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ Đôi khi có những công ty chứng khoán mới khai trương còn miễn phí giao dịch cho khách hàng trong một thời gian nhất định. Ví dụ: Công ty chứng khoán APEC đã từng thực hiện miễn toàn bộ phí giao dịch trong vòng 3 tháng cho khách hàng lần đầu tiên mở tài khoản tại công ty, thời gian áp dụng từ 20/5-30/6/2007 b) Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình với mục đích thu lợi. Yêu cầu đối với CTCK trong hoạt động tự doanh là: + phải tách biệt về mặt quản lí giữa hoạt động tự doanh và họat động môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. + công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình. Nguyên tắc này đảm bảo công bằng cho khách hàng trong quá trình giao dịch chứng khoán. + góp phần bình ổn thị trường. Hoạt động tự doanh của các CTCK vào thời điểm hiện nay vẫn chưa thực sự nổi bật, các CTCK mới chỉ tập trung vào hoạt động môi giới. Điều này có thể được nhìn nhận dưới rất nhiều lý do khác nhau như: tính chất phức tạp của hoạt động tự doanh hay các CTCK chỉ muốn tập trung hoàn thiện nghiệp vụ môi giới trước để từ đó rút kinh nghiệm triển khai các hoạt động có liên quan trong tương lai . Nghiệp vụ tự doanh của CTCK có thể chia thành 2 lĩnh vực: Thứ nhất, các CTCK thực hiện việc mua bán chứng khoán niêm yết cho chính công ty mình. Thứ hai, các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bằng hình thức như mua chứng khoán không niêm yết trên OTC. Tuy nhiên hoạt động này phải tuân thủ những hạn mức do pháp luật quy định. c) Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Trong nghiệp vụ này có bảo lãnh phát hành cổ phiếu và bảo lãnh phát hành trái phiếu. + bảo lãnh phát hành cổ phiếu: Nguyên tắc: công ty càng lớn, uy tín càng cao, số lượng phát hành càng nhiều thì phí bảo lãnh càng thấp và ngược lại Có 4 loại bảo lãnh: 1. Bảo lãnh chắc chắn(cố định):công ty bảo lãnh phát hành nhận mua tòan bộ số chứng khoán của đợt phát hành -> bán dần ra công chúng. Nếu bán k hết phải thanh toán cho cty phát hành theo giá thỏa thuận. thực chất là công ty hoạt động kinh doanh cho chính họ và sẵn sàng chịu mọi rủi ro do k phát hành được hết chứng khoán đã mua. 2. Bảo lãnh cố gắng tối đa: công ty bảo lãnh cố gắng tối đa bán hết được số chứng khoán cần phát hành. Trường hợp này ctck chỉ làm đại lí -> có quyền trả số chứng khoán k bán được. 3. Bảo lãnh đảm bảo tất cả hoặc k: ctck phải bán hết số cp cần phát hành, nếu k sẽ hủy bỏ tất cả, phải trả hết cp cho cty phát hành dù đã bán được một phần cho nhà đầu tư -> bên bảo lãnh phải hoàn trả tiền cho nhà đầu tư đã mua cp đó. 4. Bảo lãnh phát hành với hạng mục tối thiểu: người bảo lãnh phải bán số cp với mức tối thiểu mà hợp đồng quy định(vd: 80% số cp nhận bảo lãnh). Nếu nhỏ hơn thì toàn bộ đợt phát hành bị hủy bỏ, hoàn trả cho cơ quan phát hành. + Bảo lãnh phát hành trái phiếu: Nguyên tắc: bán thương lượng trên cơ sở từng hợp đồng bán trái phiếu. tức giá bán, số lượng bán ra phải có sự thương lượng với cơ quan phát hành. Chi phí phát hành công ty phát hành gánh chịu Nguyên tắc: đấu thầu cạnh tranh: chọn người bảo lãnh phát hành có giá cao nhất d) Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán. Cụ thể hoạt động tư vấn chủ yếu gồm: + tư vấn cho người phát hành: · phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. · giúp người phát hành xác định chính xác giá trị của doanh nghiệp:giá trị tài sản hữu hình và vô hình. · tư vấn về loại chứng khoán phát hành. + tư vấn đầu tư: đây là hoạt động rất phổ biến trên thị trường thứ cấp, diễn ra hàng ngày hàng giờ dưới nhiều hình thức khác nhau: những bản tin, những bài phân tích hoặc tư vấn trực tiếp qua điện thoại Đối với hoạt động tư vấn, do đặc điểm là giá cả chứng khoán luôn luôn biến động nên việc tư vấn về giá trị chứng khoán là rất khó khăn, đồng thời có thể xảy ra mâu thuẫn về lợi ích. Do vậy hoạt động này cần được quản lí chặt chẽ và đòi hỏi phải có những giới hạn nhất định. ở VN việc quản lí hoạt động tư vấn còn gặp nhiều khó khăn hoạt động kinh doanh chứng khoán chưa đi vào quy củ, hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép. Ngoài 4 nghiệp vụ cơ bản trên có các nghiệp vụ phụ trợ khác như: · Lưu kí chứng khoán: lưu giữ, bảo quản ck của khách hàng thông qua các tài khoản lưu kí CK. Thực hiện nghiệp vụ phụ trợ này ctck sẽ nhận được các khoản thu phí. · Nghiệp vụ tín dụng: cho khách hàng vay chứng khoán để khách hàng bán khống hoặc cho vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua kí quỹ. · Nghiệp vụ quản lí thu nhập chứng khoán (quản lí cổ tức). · Nghiệp vụ quản lí quỹ 2. Hoạt động tài chính Giống như các công ty khác hoạt động tài chính của ctck cũng bao gồm việc xác định kinh doanh cái gì để thu nhiều lợi nhuận, sử dụng các loại tài sản gì, lấy nguồn tài chính dài hạn nào để chi phí cho khoản đầu tư của mình, quản lí hoạt động thu chi, thanh toán cho khách hàng của mình như thế nào Hoạt động tài chính có mối quan hệ mật thiết với hoạt động nghiệp vụ. số lượng nghiệp vụ và quy mô kinh doanh lớn thì hoạt động tài chính càng phức tạp. a) Quản lí vốn: Vốn của một ctck nhiều hay ít phụ thuộc vào loại tài sản cần tài trợ, mà loại tài sản này được quyết định bởi loại hình nghiệp vụ mà nó thực hiện. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và tự doanh cần nhiều vốn bởi ctck thường xuyên phải duy trì số lượng lớn các chứng khoán và bản thân giá chứng khoán luôn biến động mạnh . Đối với các ctck VN Để có thể thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh công ty chứng khoán phải có vốn pháp định tối thiểu là 165 tỷ đồng. Để có thể thực hiện nghiệp vụ tự doanh thì công ty phải có vốn pháp định tối thiểu là 100 tỷ đồng. Đối với nghiệp vụ môi giới và các nghiệp vụ khác thì k cần yêu cầu số tiền lớn. Để có thể thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, công ty chứng khoán phải có vốn pháp định tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam. Để có thể thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán công ty chứng khoán phải có vốn pháp định tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam. Trong quản lí vốn của ctck phải xác định tỷ lệ nợ phù hợp với từng công ty. Đồng thời phải thường xuyên duy trì một mức vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán cho người đầu tư ( vốn khả dụng=ts lưu động – nợ ngắn hạn) b) Kế toán công ty Kế toán là một hệ thống chức năng cung cấp các thông tin tài chính hữu dụng cho việc ra các quyết định kinh doanh và kinh tế. Công việc của một hệ thống kế toán bao gồm: + ghi chép thông tin tài chính + báo cáo thông tin tài chính III. Thực trạng và giải pháp 1.Thực trạng a) Sự tăng trưởng Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Sự trưởng thành của các CTCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. + Tăng trưởng về số lượng và quy mô của các CTCK. Năm 2005, thị trường mới chỉ biết đến sự tồn tại của 14 CTCK thì tới nay, con số này đã nhảy vọt lên 69 (tăng gấp gần 5 lần) và tiếp tục có xu hướng gia tăng với hàng chục hồ sơ đang chờ UBCK phê duyệt. Đó là mới kể đến những CTCK đang hoạt động. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Trong quá trình hoạt động, các CtyCK luôn đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới, tính đến hết ngày 30/6/2007, ngoài 56 trụ sở chính, mạng lưới hoạt động của các công ty gồm 25 chi nhánh, 14 phòng giao dịch, 24 đại lý nhận lệnh (so với mạng lưới gồm 12 chi nhánh, 9 phòng giao dịch và 13 đại lý nhận lệnh tại thời điểm 31/12/2006). Cùng với việc mở rộng chi nhánh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiều CtyCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm 2007, 4 CtyCK gồm Sao Việt (tăng từ 20 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng), CtyCK An Bình – ABS (tăng từ 50 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng), CtyCK Hà Thành (tăng từ 18 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng), CtyCK Kim Long (tăng từ 18 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng). + Nâng cao chất lượng hoạt động Về hoạt động môi giới Tính đến hết ngày 30/6/2007, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CtyCK đạt 255.185 tài khoản (tăng 169.001 tài khoản, tương đương 196% so với thời điểm ngày 31/12/2006). Trong đó, đối với những CtyCK đã có bề dày hoạt động, đều chiếm tỷ trọng cao về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như: VCBS có 34.490 tài khoản, chiếm 16,52% tổng số tài khoản toàn thị trường; BVSC có 34.395 tài khoản, chiếm 13,48%; CtyCK Sài Gòn (SSI) có 26.746 tài khoản, chiếm 10,48%; CtyCK Ngân hàng Đầu tư (BSC) có 24.525 tài khoản, chiếm 9,61%. Bên cạnh đó, một số CtyCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư, như SBS đạt 7.720 tài khoản, chiếm 3,03% thị phần, ABS đạt 6.104 tài khoản, chiếm 2.39% thị phần, CtyCK Vndirect đạt 5.195 tài khoản, chiếm 2.04% thị phần . Tổng giá trị giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong tháng 6/2007 qua các CtyCK đạt 25.196 tỷ đồng. Những CtyCK có doanh số môi giới giao dịch lớn đa số là những công ty đã có nhiều năm hoạt động, có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản (xem bảng dưới đây). Công ty chứng khoán Doanh số giao dịch tháng 6/2007 Thị phần giao dịch tháng 6/2007 VCBS 6.362,5 25,25% ACBS 3.361 13,34% SSI 3.253 12,91% BVSC 2.182 8,66% BSC 1.313 5,21% Đơn vị: tỷ đồng Về hoạt động tự doanh Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷ đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007). Đối với 14 CtyCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSC không báo cáo số liệu này) tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 5.997 tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng, tương đương 16,69% so với giá trị ngày 01/1/2007 Đối với khối CtyCK được cấp phép vào cuối năm 2006, tại thời điểm đầu kỳ, giá trị tự doanh không đáng kể vì công ty chưa triển khai hoạt động thì đến thời điểm 30/6/2007, giá trị chứng khoán tự doanh của khối công ty này đạt 3.345 tỷ đồng (chiếm 35,63% giá trị tự doanh của 59 CtyCK). Một số công ty đã đẩy nhanh nghiệp vụ tự doanh mặc dù hoạt động chưa lâu như: CtyCK Ngân hàng Sacombank (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 571 tỷ đồng), CtyCK Vndirect (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 587 tỷ đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 458 tỷ đồng). Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CtyCK 6 tháng đầu năm 2007 vẫn tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị (xem bảng dưới đây). Công ty Khối lượng bảo lãnh Giá bảo lãnh (đồng) Vốn chủ sở hữu của Cty CK (tỷ đồng) Hình thức bảo lãnh Số hợp đồng bảo lãnh Giá trị bảo lãnh (triệu đồng) BVSC 5.314 33.500 150 Chắc chắn 1 178 ACBS 880.000 67.000 250 Chắc chắn 1 58.960 Cty CK Thăng Long 108.758 451.000 120 Chắc chắn 2 49.050 Như vậy, các CtyCK đã thực hiện 4 hợp đồng bảo lãnh phát hành với hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn. Các hợp đồng bảo lãnh nói trên đã thực hiện theo đúng quy định hiện hành do giá trị chứng khoán đã được bảo lãnh không vượt quá 50% vốn điều lệ của CtyCK. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy, trong thời gian gần đây, có rất ít CtyCK thực hiện việc bảo lãnh phát hành và các công ty chưa chú trọng đầu tư tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn để triển khai nghiệp vụ này. Hoạt động tư vấn - Tư vấn đầu tư chứng khoán Mảng hoạt động này nhìn chung đã bắt đầu tiến triển với số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán của các công ty đạt 55 hợp đồng (tại thời điểm 1/1/2007 chỉ có 6 hợp đồng tư vấn đầu tư). Điều này cho thấy trong sự phát triển, các CtyCK đang dần chuyển sang hướng quan tâm, chú trọng hơn đến hoạt động chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, so với khoảng 255.000 tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CtyCK hiện nay, số hợp đồng trên là không đáng kể và tiềm năng để các CtyCK phát triển mảng hoạt động này là không nhỏ. Tuy là CtyCK được cấp phép cuối năm 2006 và triển khai hoạt động chưa lâu, CtyCK An Bình hiện đang có số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán lớn nhất (50 hợp đồng). - Tư vấn niêm yết Tổng số hợp đồng tư vấn niêm yết tại thời điểm hiện nay của các CtyCK là 100 hợp đồng, trong đó có 9 hợp đồng được ký trong tháng 6/2007 (so với 67 hợp đồng tại thời điểm 1/1/2007). Như vậy, hoạt động tư vấn niêm yết có những dấu hiệu khả quan hơn so với thời điểm đầu năm. Những CtyCK đang thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn niêm yết là CtyCK Sài Gòn (30 hợp đồng), CtyCK Ngân hàng ACB (14 hợp đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á. - Tư vấn khác Tổng số hợp đồng tư vấn khác tại ngày 30/6/2007 là 305 hợp đồng, trong đó có 77 hợp đồng được ký, 42 hợp đồng được thanh lý trong tháng 6/2007. Các hợp đồng này chủ yếu là hợp đồng tư vấn cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần. Các công ty có nhiều hợp đồng tại thời điểm này là SSI (42 hợp đồng), ACBS (35 hợp đồng), IBS (32 hợp đồng). Nhìn chung, hoạt động tư vấn đã có những phát triển đáng kể so với thời gian đầu năm, các CtyCK đã chú trọng hơn đến nghiệp vụ tư vấn. Không chỉ những công ty đã hoạt động lâu năm mà những công ty được cấp phép trong năm 2006 cũng đã triển khai hoạt động này khá tốt. b) Hạn chế 1. Tại thời điểm hiện nay, cơ sở hạ tầng của TTCK nói chung và các CTCK nói riêng còn khá lạc hậu, thiếu đồng bộ và có thể nói là chưa an toàn. Với bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào về giải pháp kỹ thuật hay phương thức trong giao dịch đều sẽ có những ảnh hưởng đến việc quản lý giao dịch tại các CTCK. Nếu đầu tư công nghệ không được xây dựng một cách đồng bộ thì khả năng tích hợp giữa các CTCK với Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. 2. Nhân sự đang là bài toán khó đối với các CTCK. Cả nước hiện chỉ có khoảng 300 nhà môi giới trong các CTCK nhưng phải phụ trách một số lượng vốn rất lớn. Bình quân mỗi nhà môi giới phụ trách đến 500 tỉ đồng và số lượng vốn đang không ngừng tăng lên nên họ làm không xuể. Không chỉ thiếu về số lượng, nghiệp vụ tư vấn còn rất hạn chế khiến cho hoạt động này hiện nay là không đáng kể. Một chuyên gia trong ngành cho biết một số CTCK liên tục bị mất người do các nhân viên có tay nghề bỏ đi đầu quân nơi khác có thu nhập cao hơn. Nếu trước đây các CTCK khi tuyển chuyên viên phân tích tài chính luôn đòi hỏi ứng viên phải có khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp tốt và có kinh nghiệm tối thiểu một năm, thì nay những yêu cầu không còn khắc nghiệt như trước, thậm chí phải chấp nhận tuyển người vừa học vừa làm. Kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gần đây cho thấy tại CTCK Ngân hàng Ngoại thương có 13 trong tổng số 22 nhân viên kinh doanh chứng khoán chưa được cấp chứng chỉ hành nghề. Tình hình cũng tương tự tại CTCK Sài Gòn. Điều này một phần do quy chế hành nghề chứng khoán chưa chính thức ban hành nên tại một số công ty, một số người hành nghề đã có Hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề nhưng chưa được cấp. 3. Khó khăn trong chiếm lĩnh thị phần: do hiện nay tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia đầu tư chứng khoán vẫn còn rất nhỏ, nên việc số lượng các CTCK gia tăng nhanh trong một khoảng thời gian khá ngắn đã dẫn đến một số công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm còn hạn chế, vì mục tiêu lợi nhuận của mình một số CtyCK đã sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của thị trường, tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư. Trên thực tế, hiện nay với số lượng trên 60 CtyCK được cấp phép và đi vào hoạt động nhưng phải chia nhau một thị trường quá nhỏ chỉ với trên dưới 250.000 khách hàng (là các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân, trong khi đó các CtyCK lớn và hoạt động lâu năm như SSI, VCBS, ACBS, BCVS, SBS . đã thâu tóm khoảng 85% lượng khách hàng, những CtyCK mới và quy mô vốn nhỏ phải chật vật chia nhau 15% thị phần còn lại. Nhiều CtyCK đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, thuê mặt bằng . nhưng thực tế hoạt động trong thời gian gần đây số lượng khách hàng đến đầu tư không đáng kể, khiến nhiều CtyCK bị thâm hụt vốn sở hữu. 4. Nhiều công ty chứng khoán liên tục vi phạm các quy định về giao dịch Cụ thể là cách đây chưa lâu Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã cảnh báo các CTCK Tràng An, Habubank, SBS, ACBS, BVSC và Đệ Nhất vì đại diện giao dịch của các công ty này thực hiện hủy lệnh giao dịch trong cùng đợt khớp lệnh. . Một số CTCK đang giàu lên chủ yếu qua mảng tự doanh nhờ lợi thế thường xuyên được tiếp cận với các thông tin “nhạy cảm” từ các quỹ đầu tư nước ngoài cũng như các công ty niêm yết và chuẩn bị niêm yết. Đặc biệt, khi các đơn vị này đặt lệnh mua bán thì chính các CTCK được biết đầu tiên và một số công ty cũng đặt lệnh theo cho mình. Hành vi này được xem là bất hợp pháp nhưng hiện vẫn chưa được kiểm soát trên TTCK Việt Nam. 5. Hệ thống công nghệ thông tin của các CTCK đang là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của chính họ. Theo tính toán của một chuyên gia trong ngành, để có hệ thống giao dịch đạt chuẩn, một CTCK có quy mô 100 nhân viên phải đầu tư khoảng hai triệu USD vào phần mềm, cộng với một triệu USD cho các khoản đầu tư đồng bộ khác và chừng 500.000 USD cho vốn lưu động. Điều này có nghĩa một CTCK phải có ít nhất trong tay hơn ba triệu USD mới có thể tính đến chuyện làm ăn lớn. Vậy mà hầu hết các CTCK hiện nay chỉ đầu tư chừng vài chục ngàn USD vào hệ thống công nghệ thông tin. Sự bất cập này bộc lộ qua việc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã buộc phải tạm hoãn việc giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ vì một số công ty thành viên không đáp ứng được yêu cầu. Rõ ràng, những hạn chế trên đây nếu không được sớm khắc phục thì các CTCK của chúng ta vẫn chỉ là người trung gian kiếm lợi, chưa phát huy vai trò tác nhân giúp TTCK phát triển lành mạnh. 2 .Các giải pháp và kiến nghị + Về vấn đề cạnh tranh: hiện tại hoạt động kinh doanh của các CtyCK khá khó khăn theo bối cảnh chung của thị trường, hướng cạnh tranh chính và lâu dài nhất là các công ty không nên quá chú trọng tới việc cạnh tranh bằng phí giao dịch, thay vào đó nên đầu tư công nghệ và tăng tiện ích. Nên thống nhất dùng một phần mềm hệ thống cho tất cả các công ty chứng khoán thành viên thì việc chi phí cho hệ thống phần mềm của các công ty chứng khoán sẽ đỡ tốn kém hơn rất nhiều. Như thế, việc kết nối giữa các công ty chứng khoán thành viên với 2 trung tâm giao dịch HaSTC và Hose cũng sẽ đỡ bị trục trặc vì những vấn đề liên quan đến giải mã số liệu do sự không chuẩn của các hệ thống phần mềm gây ra. + Về phía cơ quan quản lý thị trường: hiện nay Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ cho UBCKNN sớm hoàn thiện đề án về chính sách phí, lệ phí đối với các đối tượng tham gia thị trường, trong đó có phí giao dịch. Tuy nhiên, thị trường có nhiều cuộc cạnh tranh về phí và có quan điểm cho rằng không nên khống chế trần mà chỉ khống chế sàn. Theo Lãnh đạo UBCKNN, sắp tới đề án được ủy ban xây dựng sẽ đề cập đến cả mức phí trần và sàn. Trong đó, mức phí sàn sẽ được xác định để tránh cạnh tranh không lành mạnh. Và trong bối cảnh thị trường chưa ổn định thì cũng cần đưa ra mức trần. Ngoài khả năng áp trần và sàn phí giao dịch đối với các CtyCK, dự kiến đề án cũng sẽ đề cập đến vấn đề phí đối với các quỹ đầu tư. Ngoài ra ủy ban chứng khoán nhà nước cũng cần có những biện pháp mạnh hơn nữa trong việc xử phạt các cty vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán, nâng mức phạt lên cao hơn so với mức phạt hiện hành. + Về vấn đề nhân lực: trên cơ sở theo dõi hoạt động của các CTCK, cơ quan quản lý thị trường nên ban hành Quy chế người hành nghề chứng khoán, tạo điều kiện để các CtyCK có số người hành nghề đảm bảo theo quy định pháp luật hiện hành./.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4956 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP I. Vài nét cơ bản về CTCK Thị trường chứng khoán VN đã được hình thành và ngày càng phát triển. Tính đến nay ttck đã chứng tỏ được vai trò của nó trong việc thu hút vốn đầu tư trung và dài hạn cho phát triển kinh tế, đồng thời tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Để thúc đẩy ttck hoạt động một cách có trật tự, công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời và họat động của các ctck. 1. Định nghĩa : CTCK là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường CK. Chức năng - Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi đến người sử dụng vốn qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành. - Qua hệ thống khớp giá,khớp lệnh -> cung cấp cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư. - Tạo tính thanh khoản cho CK - Thông qua họat đông tự doanh hoặc vai trò nhà tạo lập thị trường->góp phần bình ổn thị trường Vai trò - Đối với tổ chức phát hành: tạo ra cơ chế huy động vốn cho các nhà phát hành thông qua hoạt động đại lý phát hành,bảo lãnh phát hành. - Đối với các nhà đầu tư : qua hoat động môi giới ,tư vấn đầu tư,quản lý danh mục đầu tư -> giảm chi phí và thời gian giao dịch, nâng cao hiệu quả đầu tư. - Đối với TTCK: + Góp phần tạo lập giá cả, điều tiềt thị trường: Tạo lập giá cả:người mua và người bán phải thông qua các công ty CK (không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua và bán). Trên TT sơ cấp, các CTCK cùng với nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Điều tiết thị trường để bảo vệ các khoản đầu tư KH và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều CTCK đã giành môt ti lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn TT. + Góp phần tăng tinh thanh khoản của các tài sản tài chính. Thị trường cấp 1: huy đông một luồng vốn đưa vào sản xuất cho nhà phát hành. Thị trương cấp 2: thực hiện các giao dịch mua bán dẫn đến giúp người đầu tư chuyển đổi thành tiền măt và ngược lại. - Đối với các cơ quan quản lý thị trường: CTCK cung cấp thông tin về TTCK vì cùng là ngươi bảo lãnh phát hành cho các CK,vừa là trung gian mua bán CK. 2. Các loại hình tổ chức công ty CK: Công ty hợp danh Công ty TNHH Công ty CP Việt Nam: công ty CK là công ty cổ phần, Công ty TNHH thành lập hợp pháp tại Viêt Nam được UBCK Nhà nước cấp giấy phép thực hiên môt hoặc một số loại hình kinh doanh CK. + Công ty CP: - Là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu công ty (các cổ đông). - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong pham vi số vốn đã góp vào DN. - Công ty cổ phần có quyền phát hành CK (cổ phiếu,trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp Luật về CK hiện hành. + Công ty TNHH: - Thành viên của CT chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN. - Không được phép phát hành cổ phiếu 3. Đặc trưng của CTCK: - Chuyên môn hóa và phân cấp quản lí: các ctck chuyên môn hóa ở mức độ cao, dẫn đến phân cấp quản lí và làm nảy sinh việc có quyền tự quyết. một số bộ phận trong công ty nhiều khi không phụ thuộc lẫn nhau(vd:bộ phận môi giới và tự doanh) - Nhân tố con người: trong ctck quan hệ với khách hàng có tầm quan trọng số 1. sản phẩm càng trừu tượng thì vai trò của nhân tố con người ngày càng quan trọng - Ảnh hưởng của thị trường tài chính: với những mức độ phát triển khác nhau của thị trường( sự phát triển các công cụ tài chính và đa dạng hóa dịch vụ) cơ cấu tổ chức của các ctck cũng khác nhau để đáp ứng những nhu cầu riêng.vd: cơ cấu tổ chức ctck ở một số nước mới có ttck phát triển như VN đơn giản hơn so với các nước khác như Mỹ, Nhật Bản… - Cơ cấu tổ chức: Các công ty chứng khoán cũng là một loại hình công ty nhưng do hoạt động nghiệp vụ của nó khá đặc biệt nên khác với các công ty sản xuất hay thương mại nói chung. Trong ctck hệ thống phòng ban chức năng được chia ra làm 2 khối tương ứng với 2 khối công việc mà ctck đảm nhận: + Khối I: do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện các giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán, nói chung là có liên hệ với khách hàng. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Gồm các phòng: phòng môi giới, phòng tự doanh, phòng bảo lãnh phát hành, phòng tư vấn đầu tư, phòng quản lí quỹ đầu tư, phòng tư vấn tài chính công ty, phòng thanh toán và lưu giữ chứng khoán,phòng quản lí thu nhập chứng khoán, phòng uỷ quyền, phòng cho vay chứng khoán. Tùy vào quy mô từng nghiệp vụ và mức độ chú trọng của công ty mà có thể kết hợp các nghiệp vụ vào một phòng hoặc chia thành nhiều tổ. + Khối II: cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ cho khối I. Gồm: phòng nghiên cứu và phát triển, phòng hành chính và tổ chức, phòng thông tin và phân tích ck, phòng ngân quỹ, phòng kế toán, phòng kí quỹ, phòng hạch toán tín dụng, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng phát triển sản phẩm mới, phòng máy tính và tin học, phòng pháp chế( in nghiêng là những phòng k thể thiếu trong một ctck) Đối với những ctck lớn còn có thêm chi nhánh văn phòng ở các địa phương hoặc các nước khác nhau 4. Các mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán: a) Mô hình công ty CK đa năng: công ty Ck được tổ chứ dưới hình thức 1 tổ hợp dịch vụ tài chính tổng hợp bao gồm: + Kinh doanh CK + Kinh doanh tiền tệ + Các dịch vụ tài chính Theo đó các ngân hàng hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh CK, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Ưu điểm: + Các NH có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó có thể gảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc đa dạng hoá đầu tư. + Tăng khả năng chịu đựng của NH trước những biến động lớn trên thị trường tài chính. + NH sẽ tận dụng đươc lợi thế của mình là tổ chức kinh doanh tiền tệ có vốn lớn cơ sở vật chất hiện đại,hiểu rõ vê khách hàng cũng như doanh nghiệp khi họ thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và tài trợ dự án. Hạn chế: + Khả năng chuyên môn không sâu như các công ty CK chuyên doanh do vừa là tổ chức tín dụng vừa là tổ chức kinh doanh CK. + Trog điều kiện pháp luật kinh doanh không lành mạnh,các NH dễ gây nên tình trạng lũng đoạn thị trường do khó tách bạch được hoạt động NH va hoạt động kinh doanh CK. Các biến động trên thi trường CK sẽ tác động mạnh tới kinh doanh tiền tệ, gây tác động dây chuyền và dẫn tới khủng hoảng tiền tệ + Các NH có thẻ sử dụng tiền gửi tiết kiệm của dân cư để đầu tư CK do không có sự tách biệt rõ ràng giữa các nguồn vốn. Khi thị trường tài chinh tiền tệ biến động theo chiều hướng xấu sẽ tác động tới công chúng: ồ ạt rút tiền gửi,NH mất khả năng chi trả. Nhận xét: Do những hạn chế như vậy nên sau khung hoảng TCTT 1929-1933 các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh,chỉ có một số nước như Đức vẫn còn áp dụng mô hình này. b) Mô hình chuyên doanh: hoạt động kinh doanh CK sẽ do các công ty độc lập và chuyên môn hoá trong linh vực CK đảm trách ,các NH không được tham gia kinh doanh CK. Ưu điểm: + Hạn chế được rủi ro cho hệ thống NH. + Tạo điều kiện cho các công ty CK đi vào chuyên môn hoá sâu trong linh vực CK để thúc đảy thị trường tài chính phát triển. Nhận xét: tuy nhiên do xu thế hình thành nên các tập đoàn tài chính khổng lồ nên ngày nay một số thị trường cũngcho phép kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: tiền tệ, CK, bảo hiểm... nhưng được tổ chức thành công ty mẹ, công ty con và có sự quản lý, giám sát chặt chẽ,và hoạt động tương đối độc lập với nhau. Việt Nam: áp dụng mô hình công ty CK chuyên doanh. Nhà Nước đang cho phép NH được nới lỏng tỉ lệ cho vay kinh doanh CK. 5. Nguyên tắc hoạt động của CTCK: a) Nguyên tắc đạo đức: đảm bảo tính trung thực, tập trung, có trách nhiệm, coi lợi ích của khách hàng là trước hết. b) Nguyên tắc tài chính: - Đảm bảo các yêu cầu về vốn,nguyên tắc hạch toán ,báo cáo theo quy định của UBCK NN. - Không được dùng tiền của khách hàng để kinh doanh (ngoại trừ dùng cho giao dịch của KH). - Không được dùng CK của KH làm vật thế chấp đi vay vốn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản. II. Hoạt động của các công ty chứng khoán Ta tìm hiểu hoạt động của CTCK trên hai mảng: hoạt động nghiệp vụ và hoạt động tài chính. 1. Hoạt động nghiệp vụ Điều 60 Luật Chứng khoán quy định về nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán như sau: 1. Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: a) Môi giới chứng khoán; b) Tự doanh chứng khoán; c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán; d) Tư vấn đầu tư chứng khoán. 2. Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. 3. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác. Sau đây là chi tiết về từng nghiệp vụ chứng khoán: a) Nghiệp vụ môi giới chứng khoán: Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. Hay nói cách khác ctck đóng vai trò là một đại lí cho khách hàng để thực hiện các giao dịch liên quan đến chứng khoán. Thông qua nghiệp vụ này, công ty chứng khoán kiếm được hoa hồng. Hiện nay, các công ty chứng khoán thường tính phí giao dịch từ khoảng 2% đến 5% tổng giá trị giao dịch thành công của mỗi khách hàng. Có thể nói hoạt động môi giới là đặc trưng tiêu biểu nhất của ctck. Khi khách hàng đưa ra lệnh mua hoặc bán thì công việc của bộ phận nghiệp vụ bắt đầu -> làm cho lệnh đó được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí. Thông thường để thực hiện một lệnh thì các bộ phận chức năng liên quan chủ yếu là: + bộ phận thực hiện lệnh: xử lí lệnh + bộ phận mua và bán: xây dựng kế hoạch mua bán chứng khoán, định hướng, điều hòa khách hàng với nhà môi giới + bộ phận kí quỹ: đảm bảo tài khoản của khách hàng luôn trong trạng thái phù hợp với quy định chính sách của cty. + bộ phận thủ quỹ: giao nhận cổ phiếu, bảo quản kho quỹ + bộ phận quản lí hồ sơ:lập số hiệu và mã tài khoản,kiểm toán luân chuyển chứng khoán, báo cáo chứng khoán hàng tuần. + bộ phận kế toán:hạch toán kế toán hàng ngày và định kì + bộ phận quản lí cổ tức, tiền lãi trái phiếu + bộ phận ủy quyền: bỏ phiếu cho khách hàng, thông tin cho khách hàng + bộ phận quản lí tài khoản mới: khi mở tài khoản khách hàng phải thông tin đầu đủ về tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ… Đôi khi có những công ty chứng khoán mới khai trương còn miễn phí giao dịch cho khách hàng trong một thời gian nhất định. Ví dụ: Công ty chứng khoán APEC đã từng thực hiện miễn toàn bộ phí giao dịch trong vòng 3 tháng cho khách hàng lần đầu tiên mở tài khoản tại công ty, thời gian áp dụng từ 20/5-30/6/2007 b) Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình với mục đích thu lợi. Yêu cầu đối với CTCK trong hoạt động tự doanh là: + phải tách biệt về mặt quản lí giữa hoạt động tự doanh và họat động môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. + công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình. Nguyên tắc này đảm bảo công bằng cho khách hàng trong quá trình giao dịch chứng khoán. + góp phần bình ổn thị trường. Hoạt động tự doanh của các CTCK vào thời điểm hiện nay vẫn chưa thực sự nổi bật, các CTCK mới chỉ tập trung vào hoạt động môi giới. Điều này có thể được nhìn nhận dưới rất nhiều lý do khác nhau như: tính chất phức tạp của hoạt động tự doanh hay các CTCK chỉ muốn tập trung hoàn thiện nghiệp vụ môi giới trước để từ đó rút kinh nghiệm triển khai các hoạt động có liên quan trong tương lai... Nghiệp vụ tự doanh của CTCK có thể chia thành 2 lĩnh vực: Thứ nhất, các CTCK thực hiện việc mua bán chứng khoán niêm yết cho chính công ty mình. Thứ hai, các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bằng hình thức như mua chứng khoán không niêm yết trên OTC. Tuy nhiên hoạt động này phải tuân thủ những hạn mức do pháp luật quy định. c) Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Trong nghiệp vụ này có bảo lãnh phát hành cổ phiếu và bảo lãnh phát hành trái phiếu. + bảo lãnh phát hành cổ phiếu: Nguyên tắc: công ty càng lớn, uy tín càng cao, số lượng phát hành càng nhiều thì phí bảo lãnh càng thấp và ngược lại Có 4 loại bảo lãnh: 1. Bảo lãnh chắc chắn(cố định):công ty bảo lãnh phát hành nhận mua tòan bộ số chứng khoán của đợt phát hành -> bán dần ra công chúng. Nếu bán k hết phải thanh toán cho cty phát hành theo giá thỏa thuận. thực chất là công ty hoạt động kinh doanh cho chính họ và sẵn sàng chịu mọi rủi ro do k phát hành được hết chứng khoán đã mua. 2. Bảo lãnh cố gắng tối đa: công ty bảo lãnh cố gắng tối đa bán hết được số chứng khoán cần phát hành. Trường hợp này ctck chỉ làm đại lí -> có quyền trả số chứng khoán k bán được. 3. Bảo lãnh đảm bảo tất cả hoặc k: ctck phải bán hết số cp cần phát hành, nếu k sẽ hủy bỏ tất cả, phải trả hết cp cho cty phát hành dù đã bán được một phần cho nhà đầu tư -> bên bảo lãnh phải hoàn trả tiền cho nhà đầu tư đã mua cp đó. 4. Bảo lãnh phát hành với hạng mục tối thiểu: người bảo lãnh phải bán số cp với mức tối thiểu mà hợp đồng quy định(vd: 80% số cp nhận bảo lãnh). Nếu nhỏ hơn thì toàn bộ đợt phát hành bị hủy bỏ, hoàn trả cho cơ quan phát hành. + Bảo lãnh phát hành trái phiếu: Nguyên tắc: bán thương lượng trên cơ sở từng hợp đồng bán trái phiếu. tức giá bán, số lượng bán ra phải có sự thương lượng với cơ quan phát hành. Chi phí phát hành công ty phát hành gánh chịu Nguyên tắc: đấu thầu cạnh tranh: chọn người bảo lãnh phát hành có giá cao nhất d) Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán. Cụ thể hoạt động tư vấn chủ yếu gồm: + tư vấn cho người phát hành: phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. giúp người phát hành xác định chính xác giá trị của doanh nghiệp:giá trị tài sản hữu hình và vô hình. tư vấn về loại chứng khoán phát hành. + tư vấn đầu tư: đây là hoạt động rất phổ biến trên thị trường thứ cấp, diễn ra hàng ngày hàng giờ dưới nhiều hình thức khác nhau: những bản tin, những bài phân tích…hoặc tư vấn trực tiếp qua điện thoại… Đối với hoạt động tư vấn, do đặc điểm là giá cả chứng khoán luôn luôn biến động nên việc tư vấn về giá trị chứng khoán là rất khó khăn, đồng thời có thể xảy ra mâu thuẫn về lợi ích. Do vậy hoạt động này cần được quản lí chặt chẽ và đòi hỏi phải có những giới hạn nhất định. ở VN việc quản lí hoạt động tư vấn còn gặp nhiều khó khăn hoạt động kinh doanh chứng khoán chưa đi vào quy củ, hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép. Ngoài 4 nghiệp vụ cơ bản trên có các nghiệp vụ phụ trợ khác như: Lưu kí chứng khoán: lưu giữ, bảo quản ck của khách hàng thông qua các tài khoản lưu kí CK. Thực hiện nghiệp vụ phụ trợ này ctck sẽ nhận được các khoản thu phí. Nghiệp vụ tín dụng: cho khách hàng vay chứng khoán để khách hàng bán khống hoặc cho vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua kí quỹ. Nghiệp vụ quản lí thu nhập chứng khoán (quản lí cổ tức). Nghiệp vụ quản lí quỹ… 2. Hoạt động tài chính Giống như các công ty khác hoạt động tài chính của ctck cũng bao gồm việc xác định kinh doanh cái gì để thu nhiều lợi nhuận, sử dụng các loại tài sản gì, lấy nguồn tài chính dài hạn nào để chi phí cho khoản đầu tư của mình, quản lí hoạt động thu chi, thanh toán cho khách hàng của mình như thế nào… Hoạt động tài chính có mối quan hệ mật thiết với hoạt động nghiệp vụ. số lượng nghiệp vụ và quy mô kinh doanh lớn thì hoạt động tài chính càng phức tạp. Quản lí vốn: Vốn của một ctck nhiều hay ít phụ thuộc vào loại tài sản cần tài trợ, mà loại tài sản này được quyết định bởi loại hình nghiệp vụ mà nó thực hiện. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và tự doanh cần nhiều vốn bởi ctck thường xuyên phải duy trì số lượng lớn các chứng khoán và bản thân giá chứng khoán luôn biến động mạnh . Đối với các ctck VN Để có thể thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh công ty chứng khoán phải có vốn pháp định tối thiểu là 165 tỷ đồng. Để có thể thực hiện nghiệp vụ tự doanh thì công ty phải có vốn pháp định tối thiểu là 100 tỷ đồng. Đối với nghiệp vụ môi giới và các nghiệp vụ khác thì k cần yêu cầu số tiền lớn. Để có thể thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, công ty chứng khoán phải có vốn pháp định tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam. Để có thể thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán công ty chứng khoán phải có vốn pháp định tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam. Trong quản lí vốn của ctck phải xác định tỷ lệ nợ phù hợp với từng công ty. Đồng thời phải thường xuyên duy trì một mức vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán cho người đầu tư ( vốn khả dụng=ts lưu động – nợ ngắn hạn) Kế toán công ty Kế toán là một hệ thống chức năng cung cấp các thông tin tài chính hữu dụng cho việc ra các quyết định kinh doanh và kinh tế. Công việc của một hệ thống kế toán bao gồm: + ghi chép thông tin tài chính + báo cáo thông tin tài chính III. Thực trạng và giải pháp 1.Thực trạng a) Sự tăng trưởng Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Sự trưởng thành của các CTCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. + Tăng trưởng về số lượng và quy mô của các CTCK. Năm 2005, thị trường mới chỉ biết đến sự tồn tại của 14 CTCK thì tới nay, con số này đã nhảy vọt lên 69 (tăng gấp gần 5 lần) và tiếp tục có xu hướng gia tăng với hàng chục hồ sơ đang chờ UBCK phê duyệt. Đó là mới kể đến những CTCK đang hoạt động. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Trong quá trình hoạt động, các CtyCK luôn đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới, tính đến hết ngày 30/6/2007, ngoài 56 trụ sở chính, mạng lưới hoạt động của các công ty gồm 25 chi nhánh, 14 phòng giao dịch, 24 đại lý nhận lệnh (so với mạng lưới gồm 12 chi nhánh, 9 phòng giao dịch và 13 đại lý nhận lệnh tại thời điểm 31/12/2006). Cùng với việc mở rộng chi nhánh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiều CtyCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm 2007, 4 CtyCK gồm Sao Việt (tăng từ 20 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng), CtyCK An Bình – ABS (tăng từ 50 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng), CtyCK Hà Thành (tăng từ 18 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng), CtyCK Kim Long (tăng từ 18 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng). + Nâng cao chất lượng hoạt động Về hoạt động môi giới Tính đến hết ngày 30/6/2007, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CtyCK đạt 255.185 tài khoản (tăng 169.001 tài khoản, tương đương 196% so với thời điểm ngày 31/12/2006). Trong đó, đối với những CtyCK đã có bề dày hoạt động, đều chiếm tỷ trọng cao về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như: VCBS có 34.490 tài khoản, chiếm 16,52% tổng số tài khoản toàn thị trường; BVSC có 34.395 tài khoản, chiếm 13,48%; CtyCK Sài Gòn (SSI) có 26.746 tài khoản, chiếm 10,48%; CtyCK Ngân hàng Đầu tư (BSC) có 24.525 tài khoản, chiếm 9,61%. Bên cạnh đó, một số CtyCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư, như SBS đạt 7.720 tài khoản, chiếm 3,03% thị phần, ABS đạt 6.104 tài khoản, chiếm 2.39% thị phần, CtyCK Vndirect đạt 5.195 tài khoản, chiếm 2.04% thị phần... Tổng giá trị giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong tháng 6/2007 qua các CtyCK đạt 25.196 tỷ đồng. Những CtyCK có doanh số môi giới giao dịch lớn đa số là những công ty đã có nhiều năm hoạt động, có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản (xem bảng dưới đây). Công ty chứng khoán Doanh số giao dịch tháng 6/2007 Thị phần giao dịch tháng 6/2007 VCBS 6.362,5 25,25% ACBS 3.361 13,34% SSI 3.253 12,91% BVSC 2.182 8,66% BSC 1.313 5,21% Đơn vị: tỷ đồng Về hoạt động tự doanh Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷ đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007). Đối với 14 CtyCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSC không báo cáo số liệu này) tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 5.997 tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng, tương đương 16,69% so với giá trị ngày 01/1/2007 Đối với khối CtyCK được cấp phép vào cuối năm 2006, tại thời điểm đầu kỳ, giá trị tự doanh không đáng kể vì công ty chưa triển khai hoạt động thì đến thời điểm 30/6/2007, giá trị chứng khoán tự doanh của khối công ty này đạt 3.345 tỷ đồng (chiếm 35,63% giá trị tự doanh của 59 CtyCK). Một số công ty đã đẩy nhanh nghiệp vụ tự doanh mặc dù hoạt động chưa lâu như: CtyCK Ngân hàng Sacombank (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 571 tỷ đồng), CtyCK Vndirect (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 587 tỷ đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 458 tỷ đồng).  Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CtyCK 6 tháng đầu năm 2007 vẫn tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị (xem bảng dưới đây). Công ty Khối lượng bảo lãnh Giá bảo lãnh (đồng) Vốn chủ sở hữu của Cty CK (tỷ đồng) Hình thức bảo lãnh Số hợp đồng bảo lãnh Giá trị bảo lãnh (triệu đồng) BVSC 5.314 33.500 150 Chắc chắn 1 178 ACBS 880.000 67.000 250 Chắc chắn 1 58.960 Cty CK Thăng Long 108.758 451.000 120 Chắc chắn 2 49.050 Như vậy, các CtyCK đã thực hiện 4 hợp đồng bảo lãnh phát hành với hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn. Các hợp đồng bảo lãnh nói trên đã thực hiện theo đúng quy định hiện hành do giá trị chứng khoán đã được bảo lãnh không vượt quá 50% vốn điều lệ của CtyCK. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy, trong thời gian gần đây, có rất ít CtyCK thực hiện việc bảo lãnh phát hành và các công ty chưa chú trọng đầu tư tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn để triển khai nghiệp vụ này. Hoạt động tư vấn - Tư vấn đầu tư chứng khoán Mảng hoạt động này nhìn chung đã bắt đầu tiến triển với số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán của các công ty đạt 55 hợp đồng (tại thời điểm 1/1/2007 chỉ có 6 hợp đồng tư vấn đầu tư). Điều này cho thấy trong sự phát triển, các CtyCK đang dần chuyển sang hướng quan tâm, chú trọng hơn đến hoạt động chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, so với khoảng 255.000 tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CtyCK hiện nay, số hợp đồng trên là không đáng kể và tiềm năng để các CtyCK phát triển mảng hoạt động này là không nhỏ. Tuy là CtyCK được cấp phép cuối năm 2006 và triển khai hoạt động chưa lâu, CtyCK An Bình hiện đang có số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán lớn nhất (50 hợp đồng). - Tư vấn niêm yết Tổng số hợp đồng tư vấn niêm yết tại thời điểm hiện nay của các CtyCK là 100 hợp đồng, trong đó có 9 hợp đồng được ký trong tháng 6/2007 (so với 67 hợp đồng tại thời điểm 1/1/2007). Như vậy, hoạt động tư vấn niêm yết có những dấu hiệu khả quan hơn so với thời điểm đầu năm. Những CtyCK đang thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn niêm yết là CtyCK Sài Gòn (30 hợp đồng), CtyCK Ngân hàng ACB (14 hợp đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á. - Tư vấn khác Tổng số hợp đồng tư vấn khác tại ngày 30/6/2007 là 305 hợp đồng, trong đó có 77 hợp đồng được ký, 42 hợp đồng được thanh lý trong tháng 6/2007. Các hợp đồng  này chủ yếu là hợp đồng tư vấn cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần. Các công ty có nhiều hợp đồng tại thời điểm này là SSI (42 hợp đồng), ACBS (35 hợp đồng), IBS (32 hợp đồng). Nhìn chung, hoạt động tư vấn đã có những phát triển đáng kể so với thời gian đầu năm, các CtyCK đã chú trọng hơn đến nghiệp vụ tư vấn. Không chỉ những công ty đã hoạt động lâu năm mà những công ty được cấp phép trong năm 2006 cũng đã triển khai hoạt động này khá tốt. Hạn chế 1. Tại thời điểm hiện nay, cơ sở hạ tầng của TTCK nói chung và các CTCK nói riêng còn khá lạc hậu, thiếu đồng bộ và có thể nói là chưa an toàn. Với bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào về giải pháp kỹ thuật hay phương thức trong giao dịch đều sẽ có những ảnh hưởng đến việc quản lý giao dịch tại các CTCK. Nếu đầu tư công nghệ không được xây dựng một cách đồng bộ thì khả năng tích hợp giữa các CTCK với Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. 2. Nhân sự đang là bài toán khó đối với các CTCK. Cả nước hiện chỉ có khoảng 300 nhà môi giới trong các CTCK nhưng phải phụ trách một số lượng vốn rất lớn. Bình quân mỗi nhà môi giới phụ trách đến 500 tỉ đồng và số lượng vốn đang không ngừng tăng lên nên họ làm không xuể. Không chỉ thiếu về số lượng, nghiệp vụ tư vấn còn rất hạn chế khiến cho hoạt động này hiện nay là không đáng kể. Một chuyên gia trong ngành cho biết một số CTCK liên tục bị mất người do các nhân viên có tay nghề bỏ đi đầu quân nơi khác có thu nhập cao hơn. Nếu trước đây các CTCK khi tuyển chuyên viên phân tích tài chính luôn đòi hỏi ứng viên phải có khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp tốt và có kinh nghiệm tối thiểu một năm, thì nay những yêu cầu không còn khắc nghiệt như trước, thậm chí phải chấp nhận tuyển người vừa học vừa làm. Kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gần đây cho thấy tại CTCK Ngân hàng Ngoại thương có 13 trong tổng số 22 nhân viên kinh doanh chứng khoán chưa được cấp chứng chỉ hành nghề. Tình hình cũng tương tự tại CTCK Sài Gòn. Điều này một phần do quy chế hành nghề chứng khoán chưa chính thức ban hành nên tại một số công ty, một số người hành nghề đã có Hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề nhưng chưa được cấp. 3. Khó khăn trong chiếm lĩnh thị phần: do hiện nay tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia đầu tư chứng khoán vẫn còn rất nhỏ, nên việc số lượng các CTCK gia tăng nhanh trong một khoảng thời gian khá ngắn đã dẫn đến một số công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm còn hạn chế, vì mục tiêu lợi nhuận của mình một số CtyCK đã sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của thị trường, tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư. Trên thực tế, hiện nay với số lượng trên 60 CtyCK được cấp phép và đi vào hoạt động nhưng phải chia nhau một thị trường quá nhỏ chỉ với trên dưới 250.000 khách hàng (là các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân, trong khi đó các CtyCK lớn và hoạt động lâu năm như SSI, VCBS, ACBS, BCVS, SBS... đã thâu tóm khoảng 85% lượng khách hàng, những CtyCK mới và quy mô vốn nhỏ phải chật vật chia nhau 15% thị phần còn lại. Nhiều CtyCK đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, thuê mặt bằng... nhưng thực tế hoạt động trong thời gian gần đây số lượng khách hàng đến đầu tư không đáng kể, khiến nhiều CtyCK bị thâm hụt vốn sở hữu. 4. Nhiều công ty chứng khoán liên tục vi phạm các quy định về giao dịch Cụ thể là cách đây chưa lâu Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã cảnh báo các CTCK Tràng An, Habubank, SBS, ACBS, BVSC và Đệ Nhất vì đại diện giao dịch của các công ty này thực hiện hủy lệnh giao dịch trong cùng đợt khớp lệnh. . Một số CTCK đang giàu lên chủ yếu qua mảng tự doanh nhờ lợi thế thường xuyên được tiếp cận với các thông tin “nhạy cảm” từ các quỹ đầu tư nước ngoài cũng như các công ty niêm yết và chuẩn bị niêm yết. Đặc biệt, khi các đơn vị này đặt lệnh mua bán thì chính các CTCK được biết đầu tiên và một số công ty cũng đặt lệnh theo cho mình. Hành vi này được xem là bất hợp pháp nhưng hiện vẫn chưa được kiểm soát trên TTCK Việt Nam. 5. Hệ thống công nghệ thông tin của các CTCK đang là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của chính họ. Theo tính toán của một chuyên gia trong ngành, để có hệ thống giao dịch đạt chuẩn, một CTCK có quy mô 100 nhân viên phải đầu tư khoảng hai triệu USD vào phần mềm, cộng với một triệu USD cho các khoản đầu tư đồng bộ khác và chừng 500.000 USD cho vốn lưu động. Điều này có nghĩa một CTCK phải có ít nhất trong tay hơn ba triệu USD mới có thể tính đến chuyện làm ăn lớn. Vậy mà hầu hết các CTCK hiện nay chỉ đầu tư chừng vài chục ngàn USD vào hệ thống công nghệ thông tin. Sự bất cập này bộc lộ qua việc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã buộc phải tạm hoãn việc giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ vì một số công ty thành viên không đáp ứng được yêu cầu. Rõ ràng, những hạn chế trên đây nếu không được sớm khắc phục thì các CTCK của chúng ta vẫn chỉ là người trung gian kiếm lợi, chưa phát huy vai trò tác nhân giúp TTCK phát triển lành mạnh. 2 .Các giải pháp và kiến nghị + Về vấn đề cạnh tranh: hiện tại hoạt động kinh doanh của các CtyCK khá khó khăn theo bối cảnh chung của thị trường, hướng cạnh tranh chính và lâu dài nhất là các công ty không nên quá chú trọng tới việc cạnh tranh bằng phí giao dịch, thay vào đó nên đầu tư công nghệ và tăng tiện ích. Nên thống nhất dùng một phần mềm hệ thống cho tất cả các công ty chứng khoán thành viên thì việc chi phí cho hệ thống phần mềm của các công ty chứng khoán sẽ đỡ tốn kém hơn rất nhiều. Như thế, việc kết nối giữa các công ty chứng khoán thành viên với 2 trung tâm giao dịch HaSTC và Hose cũng sẽ đỡ bị trục trặc vì những vấn đề liên quan đến giải mã số liệu do sự không chuẩn của các hệ thống phần mềm gây ra. + Về phía cơ quan quản lý thị trường: hiện nay Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ cho UBCKNN sớm hoàn thiện đề án về chính sách phí, lệ phí đối với các đối tượng tham gia thị trường, trong đó có phí giao dịch. Tuy nhiên, thị trường có nhiều cuộc cạnh tranh về phí và có quan điểm cho rằng không nên khống chế trần mà chỉ khống chế sàn. Theo Lãnh đạo UBCKNN, sắp tới đề án được ủy ban xây dựng sẽ đề cập đến cả mức phí trần và sàn. Trong đó, mức phí sàn sẽ được xác định để tránh cạnh tranh không lành mạnh. Và trong bối cảnh thị trường chưa ổn định thì cũng cần đưa ra mức trần. Ngoài khả năng áp trần và sàn phí giao dịch đối với các CtyCK, dự kiến đề án cũng sẽ đề cập đến vấn đề phí đối với các quỹ đầu tư. Ngoài ra ủy ban chứng khoán nhà nước cũng cần có những biện pháp mạnh hơn nữa trong việc xử phạt các cty vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán, nâng mức phạt lên cao hơn so với mức phạt hiện hành. + Về vấn đề nhân lực: trên cơ sở theo dõi hoạt động của các CTCK, cơ quan quản lý thị trường nên ban hành Quy chế người hành nghề chứng khoán, tạo điều kiện để các CtyCK có số người hành nghề đảm bảo theo quy định pháp luật hiện hành./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động của các công ty chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp.DOC
Luận văn liên quan