Có chính sách hỗ trợ trong việc bố trí mặt bằng: quy hoạch quản lý
phát triển siêu thị, chuyển đổi các chợ không đảm bảo các yêu cầu kinh doanh bán
lẻ thành siêu thị, nâng cấp quy mô các chợ thành các siêu thị, bố trí mặt bằng trong
các dự án phát triển khu dâncư để các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc triển
khai hoạt động kinh doanh.
80 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3891 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại tp.hcm đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến lược phục vụ thuận
tiện cho người tiêu dùng…
- Phương án thực hiện chiến lược ngành hàng: chọn lọc những ngành
hàng tối ưu, lập kế hoạch kinh doanh, đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện
chiến lược nguồn hàng.
- Chọn lọc, tổ chức thực hiện chiến lược nguồn hàng: trên cơ sở đánh giá
các phương án, phù hợp với từng thời điểm cụ thể, chọn lọc và tổ chức thực hiện
chiến lược ngành hàng trong chiến lược kinh doanh chung của siêu thị.
Trang 59
- Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá và phát triển nguồn hàng.
Bên cạnh đó, để công tác quản trị ngành hàng mang lại hiệu quả thiết thực,
các siêu thị cũng cần quan tâm đến việc gắn kết công tác này trong chiến lược kinh
doanh chung của siêu thị. Để thực hiện tốt sự liên kết này, các siêu thị phải nghiên
cứu hiểu rõ nhu cầu cảu khách hàng mục tiêu, nắm bắt được nguồn hàng từ các nhà
cung cấp. Từ đó xem xét, quyết định được số lượng hàng hóa, ngành hàng trọng
điểm; đề ra các chính sách về giá cả, về dịch vụ… phù hợp với quy mô hoạt động
của siêu thị.
Như vậy, quản trị ngành hàng cũng là công tác quan trọng trong sự phát triển
hoạt động kinh doanh của siêu thị hiện tại cũng như trong thời gian tới. Vì vậy, các
nhà quản lý siêu thị cần quan tâm đúng mức hơn trong việc nâng cao hiệu quả công
tác quản trị ngành hàng nhằm góp phần vào hiệu quả chung trong hoạt động của các
siêu thị.
3.2.4 Chuyên nghiệp hóa hoạt động tiếp thị trực tiếp
Hoạt động tiếp thị trực tiếp được hiểu như là một hệ thống các hoạt động tiếp
thị bằng một hay nhiều cách quảng cáo khác nhau tác động đến khách hàng để có
thể đo lường được các hưởng ứng từ các khách hàng này.
Như vậy, hoạt động tiếp thị trực tiếp là hoạt động có tác động hai chiều giúp
nhà kinh doanh có mối quan hệ tốt hơn với khách hàng mục tiêu của mình. Bên cạnh
đó, với hoạt động tiếp thị trực tiếp tạo thuận lợi cho nhà quản lý có thể đo lường tốt
hơn so với hoạt động marketing mix truyền thống thông thường và hơn nữa hoạt động
tiếp thị trực tiếp được dễ dàng áp dụng triển khai từ bất cứ khu vực nào.
Hoạt động tiếp thị trực tiếp thường được thông qua các hình thức phổ biến
như: điện thoại, thư, cataloge và ngày nay còn được phát triển thông qua phương thức
tiến bộ hơn là website. Theo báo cáo của công ty AC Nielsen, hiện tại hoạt động tiếp
thị trực tiếp cũng rất phổ biến tại các nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan…
Hiện nay, hoạt động tiếp thị trực tiếp của các siêu thị tại Tp.HCM cũng đã áp
dụng thực hiện bằng những chiến dịch quảng cáo hàng tuần trên các báo chí chuyên
ngành như: Sài Gòn Tiếp Thị, Tiêu Dùng… Tuy nhiên với sự phân bổ chưa hợp lý của
hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM như hiện tại, việc quảng bá thông tin bán hàng
bằng các hình thức trên không phải là phương thức nhanh nhất trong hoạt động kinh
doanh của siêu thị. Vì vậy, theo kinh nghiệm của các nước khác cũng như thực tiễn
kinh doanh trong thời gian vừa qua, để phát triển mạnh hơn nữa hoạt động kinh
doanh, các siêu thị cần tổ chức hoạt động tiếp thị một cách chuyên nghiệp hơn bằng
nhiều hình thức khác như: quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông mang
tính đại chúng, tổ chức đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, xây dựng hình ảnh siêu thị
mang nét độc đáo riêng… phù hợp với văn hóa tiêu dùng của người dân, đảm bảo
tính phục vụ cao nhất.
Với sự trùng lắp tầm ảnh hưởng của các siêu thị trong từng khu vực địa lý như
hiện nay tại Tp.HCM, để hoạt động tiếp thị trực tiếp mang tính thiết thực và đem lại
hiệu quả cao hơn, các nhà quản lý siêu thị cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc thực
hiện chiến lược tiếp thị trực tiếp trong từng khu vực hoạt động của từng siêu thị. Phát
Trang 60
hành các cataloge, tờ rơi, quảng bá các tiện ích mà siêu thị đem lại cho khách hàng,
các dịch vụ kèm theo, các chương trình khuyến mãi…
Chuyên nghiệp hóa hoạt động tiếp thị trực tiếp là rất cần thiết đối với các
doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ
như siêu thị. Vì vậy, trong giai đoạn mới sắp tới, khi hoạt động siêu thị tại Tp.HCM
phát triển mạnh hơn, để thích ứng với những thay đổi trong điều kiện mới, thiết nghĩ
ngay từ bây giờ các nhà quản lý trong hoạt động kinh doanh của các siêu thị cần
quan tâm nghiên cứu và xây dựng chiến lược tiếp thị trực tiếp này một cách khoa học
hơn, chuyên nghiệp hơn.
3.2.5 Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin khách hàng
Ngày nay, thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói
chung và hoạt động thương mại bán lẻ nói riêng. Bên cạnh đó, với sự phát triển của
khoa học – kỹ thuật, việc xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin không còn là vấn đề
khó khăn đối với các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trong môi trường cạnh tranh gay
gắt như hiện nay, việc xây dựng dữ liệu nguồn thông tin phong phú như là một công
cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý thành công hơn, chính xác hơn trong việc nắm bắt
thị hiếu của thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng một cách hữu hiệu nhất.
Trước hết, để xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin khách hàng, các siêu thị
cần tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn, từ đó thu thập dữ liệu đầu vào
nhanh chóng chính xác và thuận tiện. Với điều kiện hiện tại, các siêu thị có thể thực
hiện công tác thu thập thông tin từ các cách thức như sau:
3.2.5.1 Hệ thống các điểm tính tiền
- Thông qua hệ thống này, siêu thị đã lưu giữ được phần lớn thông tin của
khách hàng: sức mua bình quân của khách hàng, khả năng tiêu thụ từng nhóm hàng,
đo lường hiệu quả của các chiến lược khuyến mãi…
- Ngày nay, nhằm đảm bảo điều kiện kinh doanh phần lớn các siêu thị
đều được trang bị hệ thống máy tính tiền. Vì vậy, việc thực hiện thu thập thông tin
khách hàng thông qua hệ thống máy tính tiền để tập hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu là
rất thuận tiện đối với hệ thống các siêu thị.
- Tuy nhiên qua các máy tính tiền, dữ liệu được lưu trữ chỉ ở dạng thông
tin thô sơ. Vì vậy, đây cũng chỉ là giai đoạn đầu của công tác xây dựng cơ sở dữ liệu.
Để phục vụ tốt hơn trong chức năng hoạch định, các nhà quản lý cần tổ chức lưu giữ
thông tin này một cách khoa học; xử lý, phân tích phù hợp với mục tiêu kinh doanh
của siêu thị trong từng giai đoạn, từng thời điểm.
3.2.5.2 Hệ thống thẻ khách hàng thân thiết
- Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như ngày nay, các siêu thị
luôn tìm cách thu hút, lưu giữ khách hàng của mình bằng nhiều hình thức khác nhau,
trong đó có hình thức xây dựng hệ thống thẻ khách hàng thân thiết. Vì vậy, với hệ
thống này, các siêu thị cần tổng hợp các thông tin hữu ích cho hoạt động kinh doanh
như xác định đối tượng khách hàng trung thành, tỷ lệ doanh thu của đối tượng khách
Trang 61
hàng này trong hoạt động kinh doanh, mức độ thường xuyên mua sắm hay những nhu
cầu khác của đối tượng này.
- Hệ thống thông tin từ thẻ khách hàng thân thiết không chỉ giúp nhà
quản lý siêu thị xây dựng tốt nguồn dữ liệu thông tin khách hàng mà còn giúp các
siêu thị thực hiện công tác chăm sóc khách hàng tốt hơn, nhất là đối với khách hàng
trung thành. Theo kinh nghiệm của các nước, việc phục vụ khách hàng trung thành
là rất quan trọng bởi nguồn thu từ đối tượng khách hàng này chiếm tỷ trọng cao trong
tổng doanh thu của các siêu thị từ đó góp phần đảm bảo tính bền vững, lâu dài trong
sự phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị.
3.2.5.3 Hệ thống phát triển khách hàng mới
- Trong sự phát triển chung của các siêu thị thì phát triển lượng khách
hàng mới là hoạt động không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của hệ thống các
siêu thị. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh ngày nay, để chiếm lĩnh thị trường,
các nhà quản lý của siêu thị cần chủ động, linh hoạt hơn trong công tác phát triển kế
hoạch mới này.
- Bằng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, siêu thị sẽ thu hút lượng
khách hàng mới đến với siêu thị nhiều hơn, từ đó thu thập những nguồn thông tin
như: nhu cầu về chất lượng, giá cả hàng hóa của nhóm khách hàng này; đo lường
mức độ chi tiêu bình quân; nhu cầu khác để thu hút đối tượng khách hàng mới này
trở thành khách hàng thân thiết của siêu thị.
Sơ đồ 8: Quy trình tổ chức hệ thống dữ liệu thông tin khách hàng
Hệ thống các
điểm tính tiền
Hệ thống khách
hàng mới
Hệ thống khách
hàng thân thiết
Hệ
thống
máy
tính
Lưu trữ
phân
tích và
khai
thác dữ
liệu
Xây
dựng
chiến
lược
kinh
doanh
Như vậy với ba hình thức thu thập thông tin như trên, thông tin khách hàng sẽ
được thống kê, lưu trữ thông qua hệ thống máy tính, tập hợp thành nguồn dữ liệu cần
thiết cho nhà quản lý của siêu thị. Tuy nhiên, để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến
lược kinh doanh của siêu thị, nguồn dữ liệu thông tin này cần được tổ chức, sắp xếp
khoa học, phân tích mối tương quan logic và khai thác sử dụng một cách hợp lý.
Trang 62
Trong những giai đoạn phát triển khác nhau, thời điểm kinh doanh khác nhau,
từ cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng này, các nhà quản lý siêu thị sẽ phân tích được
nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng, quản trị hiệu quả từng ngành hàng,
cân đối lượng tồn kho hợp lý, từ đó sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với
những mục tiêu trong những giai đoạn, thời điểm đó đảm bảo khả năng phục vụ
khách hàng một cách tốt nhất và góp phần đạt hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức
quản lý hoạt động kinh doanh.
3.2.6 Tổ chức hoàn thiện đội ngũ nhân sự trong hoạt động kinh
doanh của siêu thị
Ngày nay, yếu tố nhân lực trở nên rất quan trọng trong công tác quản lý điều
hành tổ chức hoạt động của một doanh nghiệp cũng như của các siêu thị. Bên cạnh
đó, để xây dựng thành công một thương hiệu với những nét đặc trưng riêng, các siêu
thị cũng cần có những chính sách cụ thể, nhất quán trong việc tuyển chọn, đào tạo,
sử dụng và phát triển nguồn nhân lực. Trong chính sách nhân sự được triển khai áp
dụng, các nhà quản lý siêu thị cần chú trọng:
- Tuyển dụng nhân viên cho siêu thị theo những tiêu chuẩn nghề nghiệp,
đáp ứng được các yêu cầu về thể chất, trí thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương
ứng với từng vị trí, nhiệm vụ trong hoạt động kinh doanh của siêu thị.
- Trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực, cũng cần chú trọng công tác
huấn luyện đào tạo và tái đào tạo để thường xuyên trang bị cho người lao động những
kiến thức về hàng hóa, về thị trường, và đặc biệt là các kiến thức về tâm lý tiêu
dùng, về nghệ thuật giao tiếp, ứng xử và chiêu thức bán hàng để đáp ứng với sự gia
tăng nhu cầu tiêu dùng, với những thay đổi tiến bộ của ngành.
- Nghiên cứu, áp dụng các cơ chế đãi ngộ hợp lý đối với người lao động
như: xây dựng chế độ lương thưởng hợp lý, áp dụng sự luân chuyển trong việc sử
dụng lao động… tạo điều kiện để đội ngũ lao động an tâm công tác, nâng cao trách
nhiệm với nghề nghiệp, với khách hàng.
- Nâng cao trình độ quản lý, cập nhật các kiến thức, kinh nghiệm tổ
chức hoạt động siêu thị của các nước tiên tiến đối với đội ngũ cán bộ quản lý của
siêu thị…
Nghiên cứu, áp dụng triển khai một cách đồng bộ, khoa học các giải pháp
trên, hoạt động kinh doanh của siêu thị không chỉ đảm bảo nhu cầu của thị trường
như hiện tại mà còn làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển lớn của hoạt động kinh
doanh của các siêu thị tại Tp.HCM trong thời gian sắp tới.
3.2.7 Kiến nghị
3.2.7.1 Đối với Nhà nước
Để siêu thị trở thành loại hình kinh doanh bán lẻ phù hợp với xu hướng phát
triển chung của thành phố, góp phần nâng cao tính văn minh, tiến bộ trong lĩnh vực
thương mại, Nhà nước và các cơ quan quản lý cần quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp
kinh doanh trong loại hình siêu thị một số kiến nghị sau:
Trang 63
- Từng bước kiện toàn toàn bộ hệ thống pháp luật nhằm thống nhất các
quy định trong triển khai hoạt động kinh doanh của các siêu thị, tạo môi trường pháp
lý công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia trong lĩnh vực kinh
doanh bán lẻ là siêu thị.
- Có chính sách khuyến khích đầu tư thông thoáng như: ưu đãi về thuế
đối với các siêu thị mới đi vào hoạt động , hỗ trợ các chính sách đào tạo khác nhằm
đẩy mạnh phát triển hệ thống siêu thị, góp phần vào sự phát triển chung của nề kinh
tế thành phố.
- Hoàn thiện quy hoạch phát triển hoạt động kinh doanh bán lẽ trong
toàn thành phố nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động hơn trong chiến
lược phát triển kinh doanh một cách đồng bộ và hệ thống.
- Có chính sách hỗ trợ trong việc bố trí mặt bằng: quy hoạch quản lý
phát triển siêu thị, chuyển đổi các chợ không đảm bảo các yêu cầu kinh doanh bán
lẻ thành siêu thị, nâng cấp quy mô các chợ thành các siêu thị, bố trí mặt bằng trong
các dự án phát triển khu dân cư… để các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc triển
khai hoạt động kinh doanh.
- Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra,
giám sát trong công tác thuế vụ, kiểm định chất lượng hàng hóa, triệt phá các hoạt
động hàng giả, hàng nhái nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt
động của siêu thị.
3.2.7.2 Đối với ngành
- Phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo nhằm nghiêm túc trao đổi những
kiến thức, kinh nghiệm trong việc định hướng phát triển, quản lý điều hành hoạt
động của các siêu thị lẫn nhau để góp phần nâng cao lĩnh vực tiêu dùng đối với
người dân thành phố.
- Liên kết đào tạo đội ngũ nhân sự, đảm bảo số lượng cũng như chất
lượng nhằm đáp ững nhu cầu kinh doanh hiện tại của các siêu thị, đồng thời chuẩn
bị thích ứng với điều kiện phát triển mới của thị trường trong thời gian tới.
Trang 64
Tóm tắt chương III
Qua kết quả của quá trình nghiên cứu tình hình hoạt động hiện tại cũng như
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống các
siêu thị tại Tp.CHM, dự báo sự phát triển hệ thống các siêu thị trong thời gian sắp tới
với những nội dung tóm tắt như sau:
- Nhìn chung, trong thời gian sắp tới cùng với sự phát triển chung của
thành phố, các yếu tố xã hội như: dân số, mức sống của người dân… hay các yếu tố
kinh tế như: tốc độ GDP, trình độ sản xuất… cũng vẫn gia tăng đáng kể. Việc đẩy
mạnh, phát triển hệ thống các siêu thị tại Tp.CHM vẫn còn nhiều tiềm năng.
- Bên cạnh đó, với xu hướng ngày càng văn minh hơn trong lĩnh vực
thương mại nhằm thích ứng với chính sách đô thị hóa của thành phố, việc phát triển
siêu thị là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc phát triển siêu thị cũng cần được tổ chức một
cách hệ thống và khoa học nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực thương
mại này.
- Việc tổ chức đầu tư xây dựng, mở rộng hệ thống các siêu thị có quy mô
phù hợp với các điều kiện trong nội thành cũng như đáp ứng cho nhu cầu phát triển
mới tại các khu vực ngoại thành sẽ góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ngày càng
nâng cao của người dân thành phố, góp phần kích thích đẩy mạnh hoạt động sản
xuất và tương ứng với sự phát triển chung của nền kinh tế thành phố.
Từ những dự báo, quan điểm, mục tiêu và định hướng như trên, nhằm phát
triển mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM đến năm
2010, có thể đề ra các giải pháp chính như sau:
- Phát triển đồng bộ, tập trung hệ thống các siêu thị: với phạm vị hoạt
động hiệu quả tương ứng với quy mô, đặc điểm của siêu thị, các nhà quản lý siêu thị
cần nghiên cứu triển khai áp dụng các chiến lược xâm nhập thị trường, phát triển thị
trường, phát triển sản phẩm một cách tập trung, đồng bộ. Thực hiện chiến lược này,
các siêu thị cần tổ chức nhiều hình thức quảng cáo, khuyến mãi; xây dựng, phát triển
sản phẩm riêng biệt độc đáo từ việc đa dạng ngành hàng, mở rộng các dịch vụ hậu
mãi… cũng như có chiến lược liên kết với các nhà cung ứng hay với các siêu thị
khác nhằm tăng mức mua của khách hàng, tìm kiếm những khách hàng mới, góp
phần phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị.
- Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh: trong
môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tương ứng với những giai đoạn phát triển
khác nhau, các siêu thị cần xác định rõ mục tiêu của mình để từ đó xây dựng chiến
lược kinh doanh được linh hoạt và đa dạng hơn thông qua các chiến lược giảm chi
phí hoạt động, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược trọng tâm hóa. Tuy nhiên,
trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược này các nhà quản lý siêu thị cần phân
tích các tác động của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài một cách hệ
thống và khoa học.
Trang 65
- Nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị ngành hàng: việc quản lý
ngành hàng trong hoạt động kinh doanh của siêu thị là rất quan trọng, luôn gắn liền
với chiến lược tổng thể của siêu thị đó. Do đặc điểm của mỗi ngành hàng là khác
nhau, vì vậy mà khi thực hiện chiến lược này, các nhà quản lý siêu thị nghiên cứu
xây dựng chiến lược riêng tương ứng cho mỗi ngành hàng phù hợp với quy mô hoạt
động của siêu thị và phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Nghiên cứu, tổ
chức thực hiện công tác quản trị ngành hàng theo quy trình thích hợp, giúp các siêu
thị đề ra các chính sách kinh doanh, chính sách giá, khuyến mãi… phù hợp với từng
thời điểm cụ thể và tương ứng với quy mô, năng lực của từng đơn vị đó.
- Chuyên nghiệp hóa hoạt động tiếp thị trực tiếp: hoạt động tiếp thị trực
tiếp được hiểu như là một hệ thống các hoạt động tiếp thị bằng một hay nhiều cách
quảng cáo khác nhau tác động đến khách hàng để có thể đo lường được các hưởng
ứng từ các khách hàng này. Để phát triển mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh, các
siêu thị cần tổ chức hoạt động tiếp thị một cách chuyên nghiệp hơn bằng nhiều hình
thức quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức đội ngũ
bán hàng chuyên nghiệp, xây dựng hình ảnh siêu thị mang nét độc đáo riêng… phù
hợp với văn hóa tiêu dùng của người dân, đảm bảo tính phục vụ cao nhất.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin khách hàng: nhằm xây dựng chiến
lược kinh doanh tương ứng với những mục tiêu trong những giai đoạn, thời điểm khác
nhau, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị, các nhà quản lý
siêu thị xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin thông qua các hình thức thu thập như: hệ
thống máy tính tiền, thẻ khách hàng thân thiết, phát triển khách hàng mới. Tuy
nhiên, để sử dụng nguồn dữ liệu này một các hiệu quả và tối ưu nhất, các nhà quản
lý cần tổ chức thống kê, lưu trữ khoa học, hợp lý.
- Tổ chức hoàn thiện đội ngũ nhân sự trong hoạt động kinh doanh của
siêu thị: để xây dựng thành công một thương hiệu với những nét đặc trưng riêng, các
siêu thị cũng cần có những chính sách cụ thể, nhất quán trong việc tuyển chọn, đào
tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch huấn
luyện, đào tạo, chế độ lương thưởng, chính sách luân chuyển nhân sự… tạo điều kiện
để đội ngũ lao động phục vụ tốt nhất yêu cầu kinh doanh của siêu thị.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển hoạt động kinh
doanh siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010, Nhà nước cần xem xét hỗ trợ các doanh
nghiệp trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, có chính sách khuyến khích đầu tư
thông thoáng, tăng cường công tác kiểm tra thị trường tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh giữa các doanh nghiệp cũng như trong ngành cần phối hợp trong công tác đào
tạo nguồn nhân lực, tổ chức trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động
kinh doanh.
Trang 66
KẾT LUẬN
Sự ra đời và phát triển của siêu thị là một bước tiến trong công nghệ phân phối
và bán lẻ, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế – xã hội của Tp.HCM cũng như của
cả nước. Đây thực sự là loại hình kinh doanh bán lẻ văn minh, tiến bộ của xã hội.
Trong thời gian qua, sự tham gia của siêu thị đã làm cho hoạt động kinh doanh
bán lẻ trê thị trường diễn ra sôi động hơn, sự cạnh tranh trên thị trường trong lĩnh vực
này trở nên gay gắt và mạnh mẽ hơn. Theo đó, các hình thức kinh doanh bán lẻ
không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người
dân thành phố. Bên cạnh đó, với sự phát triển của hệ thống các siêu thị đã góp phần
đáng kể làm thay đổi văn hóa tiêu dùng của người dân thành phố, góp phần nâng
cao tính văn minh, tiến bộ trong hoạt động thương mại bán lẻ.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM trong thời gian
qua vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, cần quan tâm, giải quyết. Sự phát triển của hệ
thống các siêu thị chưa thật sự đồng bộ, hệ thống, chưa phân bố đồng đều trên địa
bàn thành phố và nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người
dân. Vấn đề đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh của loại hình siêu thị như thế
nào để phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong giai đoạn phát triển mới, đáp
ứng nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đảm bảo hiệu
quả trong hoạt động kinh doanh của các siêu thị trên thị trường Tp.HCM cần được
quan tâm nghiên cứu và giải quyết.
Với việc chọn đề tài nghiên cứu là: “một số giải pháp phát triển hoạt động
kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010”, tôi đã cố gắng giải quyết
những vấn đề như đã nêu trên với những nội dung cụ thể sau:
- Hệ thống những vấn đề lý luận chung về siêu thị, bao gồm những vấn
đề về phân phối, về đặc trưng trong hoạt động kinh doanh của siêu thị, vị trí
của siêu thị trong hệ thống kinh doanh bán lẻ, các phương thức phân loại siêu
thị… làm cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh của các siêu thị trên thị trường
Tp.HCM.
- Qua công tác nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh
của các siêu thị trên thị trường Tp.HCM trong thời gian qua, tôi cố gắng rút ra
những kinh nghiệm trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động, phương thức
Trang 67
kinh doanh trong lĩnh vực này làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm
phát triển hoạt động kinh doanh của loại hình bán lẻ đặc biệt này trên địa
bàn Tp.HCM trong thời gian tới.
- Kết hợp giữa lý luận với thực tiễn và qua việc nghiên cứu, phân tích,
đánh giá môi trường hoạt động của các siêu thị, dự báo sự phát triển của siêu
thị trong thời gian sắp tới, tôi cũng đã đề ra các giải pháp phát triển hoạt động
kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế Việt
Nam đã có những bước tăng trưởng ổn định và bền vững. Trong đó, Tp.HCM
là một thành phố lớn, được xác định là thành phố đi tiên phong trong sự phát
triển này. Bên cạnh đó, Tp.HCM cũng là nơi hội đủ các điều kiện thuận lợi
nhất trong việc đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh siêu thị. Trong giai
đoạn phát triển mới từ nay đến năm 2010, tôi tin rằng hoạt động siêu thị tại
Tp.HCM sẽ phát triển lớn mạnh, góp phần nâng cao tính văn minh, tiến bộ
trong văn hóa tiêu dùng của người dân, xứng đáng với tầm vóc của thành phố
phát triển lớn nhất trong cả nước. Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu hóa,
việc phát triển hoạt động kinh doanh của loại hình siêu thị cũng sẽ tạo ra sự
cạnh tranh rất gay gắt và khốc liệt. Vì vậy, muốn tồn tại, phát triển và khẳng
định vị thế của mình trên thương trường, các siêu thị phải luôn cố gắng nổ lực
đổi mới trong hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ tiêu dùng và
tạo nên phong cách độc đáo riêng cho mình.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã thao khảo một số tài liệu của các tác giả
trong và ngoài nước trong các vấn đề về quản trị kinh doanh, quản trị bán hàng, quản
trị marketing… cũng như số liệu, tài liệu của Sở Thương mại Tp.HCM, của Cục Thống
kê Tp.HCM, của các tạp chí như: Báo Sài Gòn Tiếp Thị, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam,
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn… Tuy nhiên, do khả năng và trình độ còn hạn chế, luận
văn này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được những góp ý
chân thành của Quý Thầy Cô, các anh chị học viên để người viết bổ sung, hoàn
thiện luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Chân thành cám ơn !
Trang 68
Tài liệu tham khảo
1. Marketing căn bản - Philip Kotler – Nhà xuất bản thống kê 1995.
2. Quản trị Marketing - Philip Kotler – Nhà xuất bản thống kê 1995.
3. Quản trị Marketing - Hồ Quốc Hùng – Nhà xuất bản Tp.HCM.
4. Chiến lược cạnh tranh - M.Porter – Nhà xuất bản KHKT 1996
5. Nghiên cứu Marketing - Trần Đình Thọ – Nhà xuất bản Tp.HCM năm
1998.
6. Niên giám thống kê năm 2004 – Cục Thống kê Tp.HCM
7. Nội dung quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm
thương mại trên địa bàn Tp.HCM đến năm 2010 – Ban hành kèm theo
Quyết định số 144A/2003/QĐ-UB ngày 11/08/2003 của Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Số liệu, tài liệu của Sở Thương mại Tp.HCM
(www.trade.hochiminhcity.gov.vn)
9. Số liệu, tài liệu của Cục Thống kê Tp.HCM
(www.pso.hochiminhcity.gov.vn)
10. Các báo, tạp chí: Sài Gòn Tiếp Thị, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, Thời
Báo Kinh Tế Sài Gòn…
Trang 69
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH MUA SẮM
TẠI CÁC SIÊU THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---o0o---
- Nhân viên nghiên cứu: ………………………………………………
- Thời gian thực hiện: Từ ……g…… đến ……g…… ngày…………
- Tại: …………………………………………………………………….
Mã số phiếu
…………….
………………
Supervisor - Họ và tên người được phỏng vấn:
…………………………………
- Tuổi: …………
- Nghề nghiệp:
Xin chào Anh/ Chị, chúng tôi thuộc nhóm nghiên cứu sinh viên trường Đại học
kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Khoa Quản trị kinh doanh, hiện nay chúng tôi
đang có công trình nghiên cứu thói quen mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng,
rất mong Anh/ Chị vui lòng dành một chút thời gian giúp chúng tôi trả lời một số
thông tin trong bảng nghiên cứu sau:
1. Anh/ Chị đến siêu thị:
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không
2. Anh/ Chị thường đến siêu thị vào khoảng thời gian nào?
a. Ngày thường:
8h00 đến 13h00
13h00 đến 17h00
17h00 đến 22h00
b. Ngày lễ, thứ bảy, Chủ nhật:
8h00 đến 13h00
13h00 đến 17h00
17h00 đến 22h00
3. Anh/ Chị đến siêu thị để?
Mua sắm
Thăm dò giá cả
Tham quan giải trí
Mục đích khác
4. Lý do Anh/ Chị mua sắm tại siêu thị ?
Tiện lợi
Trang 70
Giá cả hợp lý
Hàng hóa chất lượng tốt
Hàng hóa đa dạng
Nhiều chương trình khuyến mãi
Lý do khác
5. Anh/ Chị thường mua sắm những hàng hóa gì tại siêu thị ?
Lương thực – Thực phẩm
Thực phẩm tươi sống
Hàng bách hóa/ tiêu dùng
Hàng hóa khác
6. Anh/ Chị thường mua sắm khoảng bao nhiêu tiền/1 lần đến siêu thị?
dưới 50.000 đồng
Từ 50.000 đồng – 100.000 đồng
Từ 100.000 đồng – 200.000 đồng
Trên 200.000 đồng
7. Anh/ Chị thường mua sắm tại các siêu thị:
Gần nhà/ nơi làm việc
Khu trung tâm
Thuận tiện giao thông
Có danh tiếng
Nhiều chương trình khuyến mãi
Mới khai trương
8. Nếu tại khu vực Anh/ Chị sinh sống vừa có chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa hay
các hình thức bán lẻ khác, Anh/ Chị sẽ mua sắm tại:
Chợ
Siêu thị
Cửa hàng bách hóa
Hình thức bán lẻ khác
9. Khoảng cách từ nơi Anh/ Chị cư trú đến siêu thị gần nhất là:
Dưới 3 km
Từ 3 km – 5 km
Từ 5 km – 8 km
Trên 8 km
10. Mức thu nhập bình quân một tháng của Anh/ Chị:
500.000 đồng – 1.000.0000 đồng
1.000.000 đồng – 1.500.000 đồng
1.500.000 đồng – 2.000.000 đồng
trên 2.000.000 đồng.
Rất cám ơn Anh/ Chị đã giúp chúng tôi trả lời các câu hỏi trên.
Trang 71
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT
- Tổng số phiếu phát ra: 750 phiếu
- Tổng số phiếu thu về: 658 phiếu
Qua 658 phiếu khảo sát hợp lệ được thu về, công tác thống kê cho kết quả sau:
- Độ tuổi khách hàng tham gia trả lời bảng câu hỏi:
• Dưới 18 tuổi : 46 phiếu
• Từ 18 - 30 tuổi : 173 phiếu
• Từ 30 – 40 tuổi : 261 phiếu
• Trên 40 tuổi : 168 phiếu
Câu Lựa chọn Số lượng
1
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không
306
352
98
2
a. Ngày thường:
8h00 đến 13h00
13h00 đến 17h00
17h00 đến 22h00
b. Ngày lễ, thứ bảy, Chủ nhật:
8h00 đến 13h00
13h00 đến 17h00
17h00 đến 22h00
99
197
362
164
66
428
3
Mua sắm
Thăm dò giá cả
Tham quan giải trí
Mục đích khác
576
65
58
12
4
Tiện lợi
Giá cả hợp lý
Hàng hóa chất lượng tốt
Hàng hóa đa dạng
Nhiều chương trình khuyến mãi
Lý do khác
476
593
604
612
287
23
Trang 72
5
Lương thực – Thực phẩm
Thực phẩm tươi sống
Hàng bách hóa/ tiêu dùng
Hàng hóa khác
492
238
584
127
6
dưới 50.000 đồng
Từ 50.000 đồng – 100.000 đồng
Từ 100.000 đồng – 200.000 đồng
Trên 200.000 đồng
29
221
243
165
7
Gần nhà/ nơi làm việc
Khu trung tâm
Thuận tiện giao thông
Có danh tiếng
Nhiều chương trình khuyến mãi
Mới khai trương
524
317
531
476
238
312
8
Chợ
Siêu thị
Cửa hàng bách hóa
Hình thức bán lẻ khác
289
275
63
31
9
Dưới 3 km
Từ 3 km – 5 km
Từ 5 km – 8 km
Trên 8 km
98
276
237
47
10
500.000 đồng – 1.000.0000 đồng
1.000.000 đồng – 1.500.000 đồng
1.500.000 đồng – 2.000.000 đồng
trên 2.000.000 đồng
68
197
205
188
Trang 73
Phụ lục 3
Kinh doanh siêu thị bắt đầu cuộc đua mới
Cuộc đổ bộ và bành trướng mạng lưới của các đại gia
phân phối nước ngồi tại thị trường VN như Metro,
Bourbon, Parkson và tới đây là Diary Farm... cho thấy
cuộc cạnh tranh giữa các tập đồn nước ngồi với các
cơng ty thương nghiệp trong nước đã đến hồi quyết liệt.
Tổng giám đốc Metro VN James Scott khơng hề dè dặt khi
bày tỏ mục tiêu trong 2 năm tới Metro sẽ trở thành nguồn
cung cấp chủ lực hàng thực phẩm và phi thực phẩm cho các
khách hàng tại VN. Ơng Guy Lacombe, Tổng giám đốc
Espace Buorbon cũng cho hay, ngồi 3 đại siêu thị đang hoạt
động và một điểm sắp khai trương tại Mỹ Đình (Hà Nội), từ nay đến 2008 họ sẽ mở
thêm 6 đại siêu thị mới.
Siêu thị là mảnh đất
màu mỡ cho các tập
đồn nước ngồi. Ảnh:
Anh Tuấn
Cùng với sự bận rộn của Espace Bourbon, mới đây tập đồn bán lẻ hàng đầu Malaysia
là Parkson đã nhận giấy phép kinh doanh tại VN. Dự kiến, trong 2 năm đầu, Parkson
sẽ mở 3 trung tâm mua sắm tại TP HCM và Hà Nội mở đầu cho một chuỗi các siêu thị
khác được xây dựng tại các tỉnh, thành trong cả nước.
Theo một khảo sát gần đây của Metro, mảnh đất cho các
kênh bán hàng hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại,
cửa hàng tự chọn, siêu thị bán buơn tại VN cịn rất màu mỡ
khi doanh số trong lĩnh vực này mới chiếm vỏn vẹn 10%,
trong khi ở Thái Lan lên tới 60%. Tổng giám đốc James
Scott nhận xét, thị trường VN đang thay đổi mạnh mẽ bởi
cơ sở hạ tầng phát triển, đầu tư nước ngồi và năng lực tiêu
dùng gia tăng, đặc biệt thĩi quen mua sắm của khách hàng
đã thay đổi. Những cái tên siêu thị giờ khơng cịn quá xa lạ
với cả người dân ngoại thành.
Một nghiên cứu của Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP
HCM thực hiện tại các thành phố như Mỹ Tho, Long
Xuyên, Phan Thiết... cũng cho thấy cĩ đến 50% những
người mua sắm chính trong hộ gia đình đã từng mua hàng
tại siêu thị (mặc dù các thành phố trên chưa cĩ siêu thị) và
cĩ đến hơn 85% những người được phỏng vấn sẵn sàng đi
mua sắm tại siêu thị nếu cĩ loại hình này tại thành phố của
họ. Mức gia tăng chi tiêu dùng của các hộ gia đình TP
HCM cho loại hình siêu thị trong giai đoạn 2001-2003 lên
tới hơn 40%/năm.
Bán lẻ, bán buơn hiện
đại dưới hình thức siêu
thị tự chọn, các cửa
hàng, trung tâm thương
mại xuất hiện ở VN từ
những năm 1994 và
phát triển mạnh trong
những năm gần đây với
tốc độ tăng trưởng 15-
20%/năm. Kênh phân
phối hiện đại từ chỗ chỉ
chiếm 3% thị phần bán
lẻ dự kiến sẽ tăng đến
30-40% do người tiêu
dùng cĩ xu hướng
chuyển từ mua sắm tại
chợ truyền thống sang
mua sắm siêu thị.
(Nguồn Bộ Thương
Mại)
Ơng Guy Lacombe cho hay, Bourbon đã cĩ mặt tại VN từ năm 1994 và đã đưa vào
hoạt động năm 1998 một đại siêu thị và năm 2001 hai đại siêu thị tiếp theo, sau đĩ
Trang 74
dừng việc phát triển. Song bắt đầu từ năm 2002, nhận thấy tiềm năng thị trường rất
lớn họ lại tiếp tục triển khai. Hiện 3 dự án đang thực hiện, các dự án khác sẽ tiếp tục
khi cĩ đất đai.
Trước sức tấn cơng và thâm nhập của các tập đồn nước ngồi, ơng Nguyễn
Ngọc Hịa, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã TP HCM (Saigon Co-op) cho
rằng, cuộc chiến trên thị trường bán lẻ trong thời gian tới sẽ vơ cùng quyết liệt và
khơng cân sức. Ơng Hịa phân tích, với tiềm lực tài chính, mạng lưới phân bổ rộng cĩ
quy mơ nhiều chuỗi siêu thị, cửa hàng, các tập đồn này cĩ doanh số mua hàng rất
lớn, cĩ sức mạnh trong đàm phán và do đĩ cĩ ưu thế cạnh tranh. Cịn kinh doanh siêu
thị ở VN mới chỉ bắt đầu khoảng chục năm trở lại đây, quy mơ nhỏ lẻ, manh mún,
doanh số siêu thị lớn nhất cũng chỉ đạt khoảng 260 tỷ đồng/năm, thấp hơn nhiều so
với đại siêu thị của đối thủ nước ngồi.
Trong kinh doanh siêu thị, cuộc cạnh tranh về giá luơn là bài tốn khĩ cho các nhà bán
lẻ trong nước. Ơng James Scott cho biết, giá thấp là một trong những nguyên tắc thu
hút khách hàng của Metro, vì thế đã cĩ lúc, các siêu thị trong nước cĩ ý định kiện
Metro bán phá giá bởi mức giá thấp khiến họ khơng thể tin được.
Theo ơng Hịa, giá cả hợp lý là điều sống cịn trong tình hình cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Co.op Mart đã phải áp dụng nhiều biện pháp để giảm giá đầu vào như mua
hàng số lượng lớn, ký hợp đồng ổn định dài hạn, sẵn sàng ứng vốn cho nhà sản xuất,
tìm mọi biện pháp gia tăng doanh số như tận dụng tối đa cơng suất trang thiết bị mặt
bằng, kết hợp bán hàng lưu động... "Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, các siêu
thị VN phải được tổ chức và kinh doanh theo chuỗi nhằm ngăn chặn và hạn chế sự
phân tán về nguồn lực, vốn, cơng nghệ", ơng Hịa nĩi.
Mở cửa thị trường là tất yếu, song để các doanh nghiệp trong nước cĩ tiềm lực
cạnh tranh với các đại gia nước ngồi, lãnh đạo nhiều cơng ty thương mại cho rằng,
Nhà nước cần cĩ bước đi thích hợp và tham khảo các kinh nghiệm mở cửa của các
nước xung quanh. Bài học của Thái Lan là một ví dụ, hiện 80% lĩnh vực phân phối
hiện đại của Thái Lan do các tập đồn nước ngồi nắm giữ, nay chính phủ buộc phải
hạn chế chỉ cho nước ngồi được mở siêu thị riêng lẻ khơng cho hình thành chuỗi để
chi phối thị trường. Hay như Malaysia ngưng cho phép nước ngồi đầu tư đại siêu thị
tại các bang và thành phố lớn.
Ngồi ra, theo đại diện Tổng cơng ty xuất nhập khẩu Bộ Thương mại (Intimex), kinh
doanh siêu thị cĩ đặc thù vốn đầu tư lớn nhưng lợi nhuận ban đầu thấp, vì thế doanh
nghiệp trong nước cần được hưởng các chế độ ưu đãi về vốn và thuế từ các quỹ tín
dụng... Nhà nước nên cĩ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tìm kiếm thuê
mua mặt bằng, thực hiện các khu thương mại... để tranh thủ khoảng thời gian cịn lại
của tiến trình mở cửa. Một vấn đề quan trọng khác là các cơ quan quản lý nhanh
chĩng hồn thiện hệ thống pháp luật liên quan như luật cạnh tranh, luật chống bán phá
giá ...
Trao đổi với VnExpress, Vụ trưởng chính sách thị trường trong nước Bộ Thương mại
Hồng Thọ Xuân cho biết, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ đang cĩ kế
hoạch xây dựng những doanh nghiệp đủ sức mạnh và khả năng cạnh tranh. "Tổ chức
và hoạt động tốt mơ hình thương mại hiện đại sẽ tăng cường hiệu quả và hiệu lực quản
Trang 75
lý nhà nước trong việc điều tiết và bình ổn thị trường nội địa với tư cách làm chỗ dựa
và là cơng cụ để thực thi các cơ chế chính sách kinh tế vĩ mơ", ơng Xuân phân tích.
Vụ trưởng cho biết thêm, tới đây Chính phủ sẽ cĩ các cơ chế, chính sách thúc đẩy sự
phát triển của cả khối doanh nghiệp thương mại nội địa và nước ngồi. Tuy nhiên,
trước sức ép cạnh tranh như vậy, về phần mình các doanh nghiệp trong nước cần liên
kết chặt chẽ, đưa ra danh mục hàng hĩa phong phú và giá cả hợp lý để thu hút khách
hàng.
Phong Lan
Phụ lục 4
Tăng tốc với thị trường bán lẻ
Đến nay cả nước mới cĩ khoảng 160 siêu thị và 32 trung tâm thương mại. Nhà phân phối
hàng đầu VN là Co.opMart cũng mới chỉ cĩ 15 điểm kinh doanh.
Vì vậy, VN đang là thị trường hấp dẫn đối với nhiều tập đồn phân phối quốc tế.
Theo thống kê của Bộ Thương mại, tổng mức luân chuyển hàng hố của VN đạt khoảng 24 tỷ
USD trong năm 2004, mức độ tăng trưởng bình quân trong những năm gần đây khoảng 20%.
Sức ép từ các "đại gia" nước ngồi
Metro - nhà phân phối lớn thứ 5 thế giới, là một trong hai tập đồn phân phối cĩ mặt đầu tiên
tại VN, đã nhanh chĩng xây dựng 4 trung tâm phân phối ở TP.HCM, Hà Nội và Cần Thơ.
Gần đây, Metro đã quyết định đẩy nhanh kế hoạch mở rộng của mình bằng việc khởi cơng
trung tâm ở Hải Phịng trong tháng 5 vừa qua và trong tháng 7 này, Metro sẽ lần lượt khởi
cơng xây dựng thêm trung tâm phân phối ở Đà Nẵng và đưa trung tâm thứ hai ở Hà Nội đi
vào hoạt động.
Trong lúc đĩ, Big C sau khi khai trương siêu thị ở Hà Nội, cũng đang tiếp tục kế hoạch đầu
tư 120 triệu USD của mình với việc sẽ mở các siêu thị tại Cần Thơ, Đà Nẵng cũng như mở
thêm nhiều siêu thị tại Hà Nội và TP.HCM.
Trong tháng 6 vừa qua, "đại gia" bán lẻ nước ngồi thứ ba là tập đồn Parkson của Malaysia
đã chính thức tham gia thị trường bằng việc khai trương trung tâm mua sắm đầu tiên trong hệ
thống 10 trung tâm mà tập đồn này dự định đầu tư tại VN.
Theo nguồn tin từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư, hiện nay, một số tập đồn bán lẻ hàng đầu thế giới
đã đến khảo sát thị trường và bày tỏ ý định đầu tư vào VN. Trong số đĩ cĩ Tesco của Anh,
tập đồn bán lẻ đứng thứ 6 thế giới với doanh số gần 40 tỷ USD mỗi năm;
tập đồn Giant South Asia Investment Pte của Singapore cũng đang mong muốn được cấp
phép hoạt động tại Việt Nam. Wal-Mart – nhà bán lẻ lớn nhất thế giới và Carrefoul, nhà
bán lẻ lớn thứ hai thế giới cũng đã đưa VN vào kế hoạch mở rộng các thị trường trọng điểm
trong thời gian tới.
Sự xuất hiện của các "đại gia" bán lẻ quốc tế với khả năng vốn lớn, kỹ thuật quản lý hiện đại,
cĩ kinh nghiệm kinh doanh cũng như sự hỗ trợ từ mạng lưới kinh doanh tồn cầu đang gây
sức ép lớn lên hệ thống phân phối nhỏ bé, cịn mang nặng tính tự phát, thiếu bền vững của
VN.
Doanh nghiệp trong nước cần chính sách hỗ trợ
Trang 76
Với tham vọng củng cố vị trí nhà phân phối số một của VN, Saigon CoopMart đã đề ra
chiến lược phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu với mục tiêu cụ thể là đến 2010 sẽ
cĩ 40 siêu thị trên địa bàn cả nước. Mở rộng và đầu tư trang thiết bị hiện đại cho trung tâm
phân phối để đủ sức dự trữ hàng hố lớn cho các kênh phân phối trong hệ thống, áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào cơng tác quản lý.
Một doanh nghiệp Nhà nước lớn trong lĩnh vực phân phối là Tổng cơng ty Thương mại Sài
Gịn đã đề ra chương trình phát triển hệ thống phân phối của mình bằng cách nâng cấp các cơ
sở hiện cĩ như: đầu tư 50 tỷ đồng cải tạo Thương xá Tax; xây dựng mới các siêu thị, trung
tâm thương mại và chợ đấu mối lớn như: đầu tư 30 tỷ xây dựng siêu thị Sài Gịn, xây dựng
chợ đầu mối Bình Điền quy mơ 65 ha trị giá gần 1.000 tỷ đồng.
Đầu tư xây dựng Trung tâm chợ trái cây quốc gia Tiền Giang 47 tỷ đồng; liên kết với với
các doanh nghiệp trong nước xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị ở các địa phương
lớn như: Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt với số vốn đầu tư mỗi dự án từ 40-100 tỷ đồng...
Trong khi đĩ, Cơng ty Xuất nhập khẩu Intimex, doanh nghiệp phân phối chủ lực của Bộ
Thương mại cũng đề ra chiến lược phát triển 10 năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/
năm.
Trong đĩ sẽ xây dựng hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại 3 cấp bao gồm: hệ thống cửa
hàng tự chọn phục vụ cho từng khu vực dân cư trong bán kính hẹp với nhu cầu mua sắm
nhanh các mặt hàng thiết yếu; hệ thống siêu thị bán lẻ phục vụ đơng đảo đối tượng người tiêu
dùng với các mặt hàng trung bình thiết yếu trong cuộc sống thường nhật; hệ thống trung tâm
thương mại phục vụ cho các đối tượng cĩ khả năng mua sắm hàng cao cấp, khách du lịch,
gắn liền với các dịch vụ giải trí, làm đẹp... Ngồi ra, Intimex cũng sẽ xây dựng một trung tâm
dự trữ phân phối lớn.
Thách thức lớn nhất đối với các nhà phân phối VN lúc này là phải cạnh tranh khơng cân sức
với các tập đồn quốc tế cĩ sức mạnh về tài chính, thế mạnh về cơng nghệ quản lý, thương
hiệu và kinh nghiệm.
Trong khi các tập đồn này dễ dàng đầu tư hàng chục triệu USD để xây dựng các siêu thị
rộng vài ha và thậm chí sẵn sàng chịu lỗ để thu hút khách hàng thì các nhà phân phối VN
đang gặp khĩ khăn về nguồn vốn, nhân lực và cơng nghệ khi triển khai các dự án.
Vì vậy, Nhà nước cần sớm xây dựng định hướng, chiến lược cho sự phát triển của hệ thống
phân phối cả về hạ tầng thương mại, hệ thống pháp lý, đào tạo nhân lực,... tạo mơi trường ổn
định cho doanh nghiệp phát triển.
Bên cạnh đĩ, cần cĩ những chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư
đổi mới và mở rộng hệ thống phân phối bằng các nguồn vốn ưu đãi trong các chương trình
phát triển, cĩ chính sách ưu đãi về thuế và đất đai, đổi mới cơng nghệ cũng như được hỗ trợ
về thơng tin thị trường, dự báo giá cả và xúc tiến thương mại.
Ngồi ra, các bộ ngành và địa phương liên quan cần đứng ra vận động và hướng dẫn các
doanh nghiệp trong nước liên kết lại thành những tập đồn phân phối bán buơn và bán lẻ lớn,
xây dựng những thương hiệu mạnh, phát triển thành các chuỗi siêu thị, cửa hàng với nhiều
quy mơ khác nhau ở thành phố, thị xã, thị trấn... để tập hợp sức mạnh, nâng cao sức cạnh
tranh, gia tăng thị phần... trên thị trường bán lẻ nội địa.
Trong kế hoạch của mình, Bộ Thương mại sẽ lựa chọn để tập trung hỗ trợ, hình thành 15 - 20
nhà phân phối lớn, tạo ra một hệ thơng phân phối mạnh làm nịng cốt cho việc bình ổn thị
trường, tăng cường năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập và mở cửa về lĩnh vực phân
phối.
TBKTVN
Trang 77
Phụ lục 5
“Mốt” kinh doanh siêu thị chuyên ngành
(VietNamNet) - Trong vịng một vài năm trở lại đây tại TP.HCM đã mọc lên hàng
loạt siêu thị chuyên ngành như điện máy, điện thoại, đồ chơi trẻ em… và mới
đây nhất là siêu thị ơ tơ.
Theo giới kinh doanh, chính sự phát triển nhanh của loại hình siêu thị này đã khiến
cho nhiều người cĩ máu “nhảy” vào nhưng thực tế thì siêu thị chẳng dễ ăn tí nào.
Phát triển nhanh
Tại TP.HCM hiện cĩ khoảng 10 siêu thị điện máy, 10 siêu thị điện thoại di động và
khoảng 4 - 5 siêu thị đồ chơi, trong đĩ siêu thị điện thoại là loại hình cĩ tốc độ phát
triển nhanh nhất: cỡ 10 nơi trong vịng 15 tháng.
Tuy tốc độ phát triển nhanh nhưng so với nhu cầu mua sắm của người dân thì số
lượng trên vẫn rất khiếm tốn, do vậy tình trạng đơng khách chen chân ở nhiều siêu
thị vẫn diễn ra thường ngày. Nhiều người dự đốn siêu thị sẽ lấn át và thu hẹp dần
mơ hình shop, cửa hàng bán lẻ như hiện nay.
Theo tìm hiểu của PV, hiện khoảng 70% siêu thị chuyên ngành họat động hiệu quả,
số cịn lại chỉ hoạt động bình thường như những cửa hàng. Lý giải vì sao cĩ sự
phân cấp rõ ràng này, một khách hàng nhận định, thời buổi làm ăn cạnh tranh để cĩ
khách hàng buộc siêu thị phải cĩ cách làm cho người ta biết - thích - nhớ đến mình.
Điểm qua một số gương mặt siêu thị chuyên ngành “ăn nên làm ra” tại TP.HCM mới
thấy hết con đường đi lên của họ gian nan như thế nào. Trong làng siêu thị điện
máy, Sài Gịn Nguyễn Kim được xem là DN đi tiên phong trong lĩnh vực này và hiện
vẫn đang dẫn đầu về thị phần. Để được như vậy, Sài Gịn Nguyễn Kim đã làm rất tốt
cả các hoạt động “nổi” lẫn hoạt động “chìm” như cĩ hẳn bộ phận phản ứng nhanh
chuyên chăm sĩc khách hàng và bảo hành bảo trì sản phẩm.
Khuyến mãi “lạ” và biết chớp lấy cơ hội cũng là cách mà Nguyễn Kim sử dụng để
“tấn cơng” thị trường. Tên tuổi của DN này bắt đầu được chú ý khi đứng ra tặng
thưởng cho cá nhân xuất sắc trong đợt SEA Games 22 (tặng Văn Quyến 1 chiếc ơ
tơ Toyota Vios). Để duy trì vị thế của mình DN này liên tục tung ra các chương trình
Trang 78
khuyến mãi như Tư vấn mua sắm hàng chính hãng, Tài trợ mua sắm, Tặng quạt
máy mùa nĩng… và mới đây là Tuần lễ vàng.
Với các siêu thị điện thoại di động, hoạt động marketing cũng được chú ý hàng đầu.
Mobilemart là siêu thị di động đầu tiên ra đời nằm ngay địa thế kinh doanh đẹp (trên
đường 3/2, khu vực chuyên kinh doanh di động) đúng nghĩa “thiên thời, địa lợi, nhân
hịa”.
Siêu thị thegioididong.com ra đời sau nhiều siêu thị đện thoại khác nhưng hiện cũng là 1
trong những siêu thị đơng khách và là sân chơi “dế” quen thuộc của nhiều khách hàng
tuổi”teen”. Theo một khách hàng của siêu thị này “thật khĩ mà làm ngơ khi siêu thị luơn biết
cách quan tâm đến nhu cầu khách hàng”.
Lúc mới cĩ mặt trên thị trường, thegioididong.com tung ra 1 lớp nhân viên trẻ trung,
xinh đẹp đến các trung tâm thương mại lớn trong thành phố trao quà cho người qua
lại nơi này. Gĩi quà nhỏ, xinh với một mĩn hàng lưu niệm và kèm theo một danh
thiếp ghi địa chỉ trang web của siêu thị. Kỹ sư viễn thơng Đinh Anh Huân, Trưởng
phịng bán hàng thegioididong.com cho hay, viễn thơng (internet) là thế mạnh của
cơng ty. Nhờ làm tốt khâu quảng bá trang web thegioididong.com mà đến nay trang
web là cầu nối giữa DN với khách hàng.
Sau đối “nội” là đối “ngoại”
Ơng Nguyễn Văn Kim, Tổng Giám đốc Sài Gịn Nguyễn Kim cho hay, mặc dù đã cĩ
vị thế trên thị trường nhưng các siêu thị chuyên ngành vẫn phải lo đối đầu với nhiều
nguy cơ mất thị phần, do vậy DN khơng được phép lơ là. Trước đây DN trong nước
ngày đêm “canh me” nhau, hễ DN này “rục rịch” khuyến mãi, quảng cáo là DN kia
lao theo nhưng bây giờ nỗi lo lớn nhất của DN chính là các đối thủ nước ngồi.
Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, hiện 2 nhà bán lẻ chuyên nghiệp trong lĩnh
vực hàng điện tử mang tầm quốc tế là Best Buy và Circuicity đang bắt đầu thăm
dị thị trường VN, tấn cơng lĩnh này.
Như vậy, siêu thị chuyên ngành khơng chỉ hấp dẫn nhà đầu tư trong nước mà cũng
đang là chiếc bánh ngọt đối với các nhà đầu tư nước ngồi.
• Bài, ảnh: Nguyễn Sa
Trang 79
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- đề tài- HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC SIÊU THỊ TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2010.pdf