Hướng dẫn viết Tiểu luận

TIỂU LUẬN THEO HÌNH THỨC CHỦ ĐỀ: 1. Tiểu luận viết theo hình thức chủ đề là gì? Hình thức viết tiểu luận theo chủ đề tức là hình thức mà tác giả lựa chọn một vấn đề "nhỏ", mang tính chất chung trên một lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng .để bàn luận, phân tích, lý giải và đưa đề xuất các giải pháp, biện pháp để mong giải quyết được vấn đề đó; 2. Kết cấu bố cục của tiểu luận: Theo phương pháp truyền thống thường có các phần: - Mở đầu: Phần này thường được viết để thể hiện tính cần thiết phải nghiên cứu vấn đề. - Phần 1: Cơ sở lý luận Đây là phần mà tác giả sử dụng tri thức về mặt lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm nền tảng, định hướng, khẳng định cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn khi xem xét, lý giải vấn đề.

doc7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn viết Tiểu luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN I. TIỂU LUẬN THEO HÌNH THỨC CHỦ ĐỀ: 1. Tiểu luận viết theo hình thức chủ đề là gì? Hình thức viết tiểu luận theo chủ đề tức là hình thức mà tác giả lựa chọn một vấn đề "nhỏ", mang tính chất chung trên một lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng...để bàn luận, phân tích, lý giải và đưa đề xuất các giải pháp, biện pháp để mong giải quyết được vấn đề đó; Ví dụ: - Thực trạng và các giải pháp nhằm phòng chống các tệ nạn xã hội tại địa bàn Phường X...trong giai đoạn hiện nay; - Công tác tuyên truyên, phổ biến giáo dục pháp luật tại Thành phố X - Thực trạng và giải pháp; Hay:  - Các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt tại Đảng bộ xã Y...trong giai đoạn hiện nay - .v.v... 2. Kết cấu bố cục của tiểu luận: Theo phương pháp truyền thống thường có các phần: - Mở đầu: Phần này thường được viết để thể hiện tính cần thiết phải nghiên cứu vấn đề. - Phần 1: Cơ sở lý luận Đây là phần mà tác giả sử dụng tri thức về mặt lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm nền tảng, định hướng, khẳng định cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn khi xem xét, lý giải vấn đề. - Phần 2: Thực trạng về vấn đề Thông thường phần này đề cập đến: + Một số đặc điểm tình hình liên quan đến vấn đề nghiên cứu + Nêu ra những kết quả đạt được về cả mặt số lượng và các giá trị chính trị, xã hội của nó và rút ra nguyên nhân đạt được kết quả đó. + Nêu ra những hạn chế, khuyết điểm và nhận định hậu quả của nó đối với chính trị, kinh tế, xã hội và rút ra nguyên nhân đẫn đến khuyết điểm đó. + Rút ra những vấn đề cần giải quyết. - Phần 3: Các giải pháp Qua phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân của nó tác giả đưa ra các giải pháp với mong muốn giải quyết có hiệu quả các vấn đề nhằm góp phần ổn định chính trị xã hội, phát triển các mặt đời sống, kinh tế, xã hội. - Kết luận: Là phần khái quát vấn đề nghiên cứu và kỳ vọng, mong đợi việc triển khai thực hiện để đạt được mục đích nghiên cứu. Kiến nghị: Đây là phần mà tác giả có ý kiến đề nghị với các cấp, cá nhân có thẩm quyên đáp ứng một số điều kiện để cho các giải pháp thực sự có tính khả thi và khắc phục được một số tồn tại, khuyết điểm. Trong một thời kỳ dài trước đây cũng như hiện nay việc viết tiểu luận theo chủ đề vẫn còn nhiều giá trị vì nó phản ánh được thực trạng cũng như lý giải các vấn đề, đề ra các biện pháp, giải pháp thực hiện; tuy vậy mặt hạn chế của hình thức này thường dễ rập khuôn, mang tính nghiên cứu nhiều hơn là trực tiếp giải quyết thực tiễn. Vì vậy, bắt đầu từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, trước xu thế của thời đại đã buộc các nhà khoa học, nhà giáo dục phải có những tư duy mới trong giáo dục đào tạo, bồi dưỡng trong đó có việc chuyển hình thức viết tiểu luận theo hình thức chủ đề sang hình thức giải quyết tình huống. II. TIỂU LUẬN THEO TÌNH HUỐNG 1. Tình huống quản lý Nhà nước là gì ? Có nhiều quan niệm khác nhau về tình huống quản lý nhà nước do góc độ nhìn nhận, phạm vi đề cập khác nhau. Nhưng chung quy lại có thể quan niệm về tình huống quản lý nhà nước như sau: Tình huống QLNN là việc mô tả một sự kiện, một vụ việc xảy ra hoặc có thể xảy ra trong hoạt động quản lý nhà nước đặt ra những vấn đề trước cán bộ công chức nhà nước, đòi hỏi cán bộ công chức có thẩm quyền và thuộc phạm vi trách nhiệm liên quan đến vụ việc, sự kiện đó phải phân tích tìm ra phương án và giải pháp để giải quyết nhằm thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý nhà nước. Để có một tình huống quản lý nhà nước cần hội tụ đủ các yếu tố cơ bản sau: a) Là việc mô tả về một sự kiện, một sự việc xảy ra trong hoạt động quản lý nhà nước. Một số trường hợp sau không phải là tình huống Quản lý nhà nước: + Việc mô tả tình hình, thực trạng một hoạt động quản lý nhà nước nào đó mặc dù qua tình hình, thực trạng đó cũng xuất hiện các vấn đề cần giải quyết. + Một sự kiện, vụ việc không liên quan chức năng quản lý nhà nước (hay nói cách khác không liên quan đến trách nhiệm xử lý của cán bộ, công chức theo thẩm quyền quản lý nhà nước). -Ví dụ: tình huống kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, quản lý nội bộ một bệnh viện, quản lý của tổ chức đảng, đoàn thể... b) Sự kiện, vụ việc xảy ra trong quản lý nhà nước phải xuất hiện các vấn đề đòi hỏi cán bộ công chức phải phân tích và tìm cách đưa ra các phương án, biện pháp giải quyết c) Tình huống phải phản ánh thực trạng. Viết tiểu luận theo phương pháp tình huống là việc mô tả về một sự kiện, sự việc có thật trong thực tế; Trong trường hợp việc mô tả được hư cấu vẫn phải đảm bảo tính hiện thực của nó (sự kiện, vụ việc đó có thể xẩy ra, thường xẩy ra ở nơi này, nơi khác trong hoạt động quản lý nhà nước ). 2. Trình tự và nội dung viết một tiểu luận theo phương pháp tình huống: a) Mô tả tình huống. Là kể lại (viết lại) câu chuyện về sự kiện, vụ việc đã xảy ra hoặc dự kiến có thể xảy ra trong hoạt động quản lý nhà nước .  Cần lưu ý một số khía cạnh về phương pháp và yêu cầu của việc mô tả tình huống quản lý sau: - Cố gắng trình bày tình huống như là một câu chuyện, viết theo lối kể chuyện để gây sự hấp dẫn nhưng vẫn phải đảm bảo văn phong, ngôn ngữ hành chính. - Trình tự câu chuyện được trình bày chặt chẽ, logic về thời gian và không gian. - Các dữ liệu đưa vào cốt chuyện là sự việc, văn bản có thật nhưng có thể thay đổi địa danh, nhân vật để không gây sự bất tiện hoặc là những dữ liệu hư cấu nhưng phải hợp logic câu chuyện và phản ánh thực tiễn. - Kết thúc việc mô tả (câu chuyện kể) là những vấn đề "mở" đặt ra cho cán bộ, công chức phải suy nghĩ tìm cách để giải quyết. Các vấn đề mà câu chuyện đặt ra càng phức tạp và gợi mở nhiều phương án giải quyết thì tình huống càng có sức hấp dẫn và kích thích sự tham gia không những của bản thân mà còn cho cả độc giả. - Cố gắng tránh các tình huống "pháp lý" chỉ có một cách giải quyết duy nhất đúng hoặc các tình huống khác mà sau khi đọc đã thấy ngay cách giải quyết duy nhất, không có cách giải quyết thứ 2, thứ 3 khác. b) Phân tích nguyên nhân và hậu quả. Là bước và nội dung quan trọng của xử lý tình huống, qua đây thể hiện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện, vụ việc diễn ra. Đây cũng là cơ sở để xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống cũng như đề xuất các kiến nghị ở phần sau. Tùy thuộc từng tình huống cụ thể mà phân tích các nguyên nhân và hậu quả của sự kiện, vụ việc đó. Tuy nhiên có thể định hướng phân tích nguyên nhân của tình huống theo các khía cạnh: b.1) Nguyên nhân - Nguyên nhân khách quan Có thể là: + Sự bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vụ việc. + Thiếu sót trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước cấp trên ( hoặc động điều hành, sử dụng thẩm quyền, công tác quy hoạch, kế hoạch, hoạt động kiểm tra, kiểm soát...) v.v... - Nguyên nhân chủ quan Có thể là: + Sự thiếu trách nhiệm, sa sút phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức liên quan đến vụ việc. + Sự kém hiểu biết pháp luật của nhân dân, những người liên đới đến vụ việc xảy ra. + Sự mất đoàn kết trong nội bộ các cơ quan nhà nước hoặc mâu thuẫn trong nhân dân. b.2) Hậu quả Tình huống có thể xảy ra hậu quả trên các khía cạnh: - Gây ảnh hưởng tới chính trị - Thiệt hại về kinh tế cho tổ chức, cá nhân. - Sự mất uy tín của cơ quan, cán bộ công chức và giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong nhân dân. - Sự giảm sút pháp chế XHCN c) Xác định mục tiêu xử lý tình huống. Tùy các vấn đề khác nhau do các tình huống đặt ra mà mỗi tình huống đều có mục tiêu xử lý riêng, cụ thể.  Mục tiêu xử lý tình huống mói chung thường xoay quanh các đích sau: - Giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra.  Ví dụ: giải quyết các rắc rối trong việc giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình công cộng thì rõ ràng mục tiêu hàng đầu là phải giải phóng được mặt bằng kịp thời hạn để thi công theo tiến độ đã định. - Tăng cương pháp chế XHCN, kỷ cương phép nước. - Bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức nhà nước, của tổ chức xã hội và của công dân. d) Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống. Với bước này học việc rèn luyện kỹ năng xây dựng phương án, phân tích phương án và quyết định chọn lựa phương án.  Mỗi tình huống có thể được giải quyết theo 2, 3, 4 phương án khác nhau. Mỗi phương án đưa ra cần được phân tích theo 2 khía cạnh:  - Mặt mạnh, lợi thế của phương án + Đáp ứng được nhiều nhất các mục tiêu đặt ra, các mặt nhược điểm, khuyết điểm của phương án có thể chấp nhận được. + Có tình, có lý, phải giải quyết vụ việc trên cơ sở kết hợp giữa pháp lý và đạo lý được sự ủng hộ của nhân dân. + Có tính khả thi: Trong thực tế có những phương án rất lý tưởng nhưng không được lựa chọn vì chúng không có tính khả thi, chỉ tồn tại trên lý thuyết. - Mặt bất lợi, yếu điểm của phương án. Cần lưu ý rằng việc đánh giá chất lượng của việc lựa chọn phương án ngoài mặt chủ yếu là sự đúng, sai của phương án được lựa chọn còn cần chú ý tới kỹ năng phân tích và lựa chọn quyết định, tức là khả năng lập luận để đi đến quyết định cuối cùng. Vì vậy một tình huống như nhau có thể có sự lựa chọn các phương án giải quyết khác nhau. Vấn đề là ở chỗ khi chọn phương án nào học viên phải phân tích lập luận cho ý kiến quyết định của mình. e) Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã được lựa chọn. Với bước này học viên sẽ rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và điều hành công việc. Cần lưu ý các khía cạnh sau ở khâu này. - Lập biểu đồ công việc theo thời gian. - Thiết lập tổ chức và phân công trách nhiệm thực hiện các phần việc cho các tổ chức và cá nhân. - Tổ chức sự kiểm tra, kiểm soát. - Hệ thống các văn bản, giấy tờ. - Tổ chức sự đền bù vật chất (nếu có) - Xác định nguồn lực về vật chất - kỹ thuật và tài chính. - Tổng kết và báo cáo. g) Kết luận và kiến nghị. - Kết luận: Đưa ra những kết luận chủ yếu thông qua sự phân tích của xử lý tình huống đã được tiến hành ở các phần trên. - Kiến nghị: Đề xuất với các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền để được giải quyết một số nội dung. Yêu cầu khi kiến nghị: + Đúng cấp, cá nhân có thẩm quyền. + Cụ thể + Kết hợp hài hoà các lợi ích. + Có tính khả thi. III. YÊU CẦU VỀ MẶT HÌNH THỨC: Về thể thức trình bày, cả hai loại đều thực hiện thống nhất như sau: - Giấy trình bày: Tiểu luận được trình bày một mặt trên giấy khổ A4 (210 x 297 mm) một cách rõ ràng, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ...(nếu có). - Bìa tiểu luận: Phải đóng bìa ngoài (màu xanh hoặc màu hồng) và in chữ đủ dấu tiếng Việt ( theo các mẫu hướng dẫn ở các trang sau ) - Sử dụng phông chữ: Phông Unicode Times New Roman, cỡ chữ 14 của hệ soạn thảo Word hoặc tương đương trên máy vi tính. - Việc căn lề nên thực hiện như sau: lề trên cách mép trên của trang văn bản từ 2 đến 2,5 cm, lề dưới từ 2 đến 2,5 cm, lề trái từ 3 đ ến 3,5 cm, lề phải từ 1,5 đ ến 2 cm (Theo Thông tư liên tịch số 55 ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội Vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản). - Việc đánh số trang: Đánh số trang bắt đầu từ phần "Mở đầu" cho đến hết phần "Tài liệu tham khảo" (Nếu có phần phụ lục nên đánh số trang riêng). Số trang nên được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. - Trình bày mục: Có thể sử dụng một trong 02 cách: +Các tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số Ả rập, nhưng nhiều nhất chỉ nên gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (Ví dụ: 4.1.2.1. dùng để chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo. + Trình bày theo số La mã: I, II; III; mục: 1; 2; 3...; Tiểu mục: a, b,c...; Ý chính: -, -, -; Ý nhỏ: +, +, +, +. - Số trang của tiểu luận: tối thiểu là 10 trang(Không kể phần mục lục; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có)).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHướng dẫn viết tiểu luận.doc
Luận văn liên quan