Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính tài trợ cho hoạt động đầu tư
Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ nay đến năm 2015 theo hướng bền vững
MỤC LỤC
Chương I: NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH - VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.
Chương II: thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính tài trợ cho đầu tư phát triển ktxh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2001 đến nay.
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Vốn theo nghĩa rộng được hiểu là toàn bộ những yếu tố đầu vào của
sản xuất xã hội (con người, của cải, tài nguyên, ). Theo nghĩa hẹp là
khoản tiền, của cải tích luỹ của xã hội được sử dụng trong quá trình tái sản
xuất xã hội, duy trì tiềm lực và tạo ra tiềm lực mới cho sản xuất xã hội.
Như vậy, theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp vốn luôn đóng vai trò quyết định
đối với sự phát triển của nền KTXH, là cơ sở quan trọng để đầu tư hình
thành lên cơ sở hạ tầng, tài sản, máy móc thiết bị, công nghệ Cũng như
cả nước, nguồn VĐT phát triển trên địa bàn tỉnh BR-VT luôn trong tình
trạng thiếu hụt, hiệu quả sử dụng vẫn còn hạn chế. Với mục tiêu phát triển
nhanh, hiệu quả, bền vững, phù hợp với những lợi thế và tiềm năng của
tỉnh, trong những năm tới đòi hỏi tỉnh cần phải huy động và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn lớn với chất lượng cao. Việc tìm giải pháp không chỉ
quan trọng đối với những nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, mà còn
quan trọng đối với những cá nhân quan tâm nghiên cứu. Trong đó, tác giả
cũng sẽ cố gắng tìm câu trả lời trong luận văn này.
2- Mục đích, ý nghĩa và đối tượng nghiên cứu
Luận văn cố gắng tìm một số giải pháp để có thể huy động và sử
dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính tài trợ cho các mục tiêu đầu tư phát
triển KTXH trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững. Với những giải pháp
này hy vọng sẽ có những đóng góp nhỏ vào sự hoàn thành những mục tiêu
mà Đảng bộ, HĐND, UBND và nhân dân tỉnh đã đề ra trong những năm
tới. Đối tượng nghiên cứu là các nguồn vốn tài chính, sự tác động của nó
đối với sự phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh chủ yếu trong giai đoạn 2001-
2005, và những năm tới.
3- Giới hạn đề tài nghiên cứu
Như ở trên, phạm trù tài chính nói chung và vốn nói riêng rất rộng
lớn. Nó bao gồm toàn bộ các yếu tố vật chất và phi vật chất được đưa vào
sản xuất như : Lao động, tài nguyên, tiền vốn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả chủ yếu đi vào phân tích các yếu tố vốn bằng tiền của
các nguồn vốn trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
4- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là
phương pháp thống kê. Trên cơ sở số liệu thu thập từ nhiều nguồn tin cậy,
sau đó được tổng hợp, tính toán, phân tích, đánh giá, so sánh Đồng thời,
trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả
năng huy động vốn từ các kênh trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh
những năm qua. Từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản để huy động các
nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh trong
những năm tới.
5- Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương
Chương I : Nguồn lực tài chính – Vai trò của vốn đầu tư đối với sự
phát triển KTXH theo hướng bền vững.
Chương II : Thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính
tài trợ cho đầu tư phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 2001
đến nay.
Chương III : Huy động và sử dụng nguồn lực tài chính tài trợ cho
đầu tư phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh BR-VT giai đoạn 2006-2015 và
2020 theo hướng bền vững.
Do khả năng, tài liệu và thời gian còn hạn chế nên luận văn không
tránh khỏi sai sót. Nhiều vấn đề đặt ra trong luận văn nhưng chưa được
nghiên cứu và giải quyết thật thấu đáo. Kính mong các Thầy, Cô, các đồng
nghiệp và các bạn quan tâm cho những ý kiến để luận văn được hoàn
thành và mang ý nghĩa thiết thực hơn. Chương I :
NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH - VAI TRÒ CỦA VỐN
ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1- NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG -
VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.1- Tổng quan về nguồn lực tài chính
1.1.1.1- Lý luận chung về tài chính :
Tài chính ra đời cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hoá.
Trong nền kinh tế hàng hoá, việc trao đổi, mua bán được diễn ra một cách
dễ dàng thông qua tiền tệ làm vật trung gian trao đổi. Tiền tệ đóng vai trò
đặc biệt quan trọng kích thích sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ
làm cho quá trình phân phối, trao đổi diễn ra dễ dàng. Trong quá trình đóù
các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế được tạo lập, sử dụng cho đầu tư phát
triển KTXH và làm nảy sinh phạm trù tài chính. Sản xuất hàng hoá càng
phát triển, các quan hệ tài chính càng mở rộng, và có ảnh hưởng ngày
càng sâu sắc hơn đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Theo K.Marx : Tài chính là phạm trù phân phối, phản ánh các quan
hệ kinh tế phát sinh trong phân phối các quỹ tiền tệ nhằm thoả mãn các
nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Các chủ thể trong nền kinh tế
gồm Nhà nước, các DN, và dân cư, trong quan hệ kinh tế quốc tế làm xuất
hiện các chủ thể kinh tế nước ngoài tham gia, hình thành các dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direction investment, FDI) và gián tiếp
(Foreign portfolio investment, FPI). Sự phát triển mạnh mẽ đa dạng của
các quan hệ kinh tế cũng làm xuất hiện quan hệ tài chính phong phú cùng
với những quỹ tiền tệ rất đa dạng.
Nhà nước xuất hiện gắn liền với sự hình thành quỹ NSNN nhằm thực
hiện chức năng và quyền lực của mình đảm bảo an ninh, quản lý, duy trì
ổn định xã hội Trong nền kinh tế hàng hoá giản đơn và kinh tế thị trường
tự do cạnh tranh, Nhà nước chỉ thuần tuý thực hiện chức năng cai trị, không can thiệp vào kinh tế (A.Smith). Khi đó NSNN chủ yếu phục vụ cho các
hoạt động quản lý hành chính, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy
nhiên, tình trạng sản xuất vô chính phủ, lạm phát, thất nghiệp, khủng
hoảng kinh tế có tính chu kỳ (đặc biệt 1929-1933) dẫn đến sự cần thiết can
thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Các chính sách kinh tế của Nhà nước tác
động trực tiếp đến quan hệ kinh tế, sự hình thành các quỹ tiền tệ trong nền
kinh tế.
Phạm trù tài chính rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực như : NSNN;
Tín dụng ngân hàng; Bảo hiểm; Tài chính DN; Tài chính khu vực dân cư;
Tài chính quốc tế Tất cả các lĩnh vực đó hình thành nên nguồn lực tài
chính tài trợ cho đầu tư của Nhà nước, DN, dân cư và các chủ thể kinh tế
quốc tế.
1.1.1.2- Các nguồn lực tài chính tài trợ cho đầu tư phát triển :
1.1.1.2.1- Ngân sách Nhà nước :
NSNN là khâu tài chính tập trung lớn nhất trong hệ thống tài chính.
NSNN bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán
được Quốc hội quyết định và thực hiện trong một năm, để đảm bảo việc
thực hiện các chức năng của Nhà nước. NSNN bao gồm ngân sách Trung
ương và ngân sách địa phương. NSNN được hình thành từ việc huy động
các khoản thu của Nhà nước từ thuế, phí, lệ phí, các khoản viện trợ, vay
nợ, các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các khoản thu khác.
Đồng thời NSNN được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động của bộ máy Nhà
nước, chi cho an ninh quốc phòng, y tế, văn hoá, giáo dục, chi trả nợ, các
khoản khác theo quy định và quan trọng hơn đó là chi cho đầu tư phát
triển. Nguồn NSNN hình thành lên quỹ dự trữ quốc gia, điều tiết kinh tế vĩ
mô của Nhà nước.
1.1.1.2.2- Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài :
Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài được Chính phủ, các DN
thực hiện dưới các hình thức như : Vay tín dụng thương mại; phát hành
giấy nợ (trái phiếu) trên thị trường vốn. Đây là nguồn vốn bổ sung quan
trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu của Chính phủ, đặc biệt là chi đầu tư phát triển. Với DN, nguồn vốn này quan trọng hơn rất nhiều, vì nhu
cầu đầu tư phát triển SXKD rất lớn và vốn tự có không đủ để đáp ứng.
Nhất là hiện nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt và có tính toàn cầu, các
DN bắt buộc phải đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ mới có thể đứng vững trong cạnh tranh.
1.1.1.2.3- Huy động thông qua định chế tài chính :
Các định chế tài chính là những tổ chức huy động những nguồn vốn
tương đối nhỏ, phân tán, tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho các nhu
cầu đầu tư phát triển của Nhà nước, của DN, các chủ thể trong nền kinh tế
và những nhu cầu chi tiêu khác của xã hội.
Các định chế tài chính gồm các định chế tài chính NH và định chế
phi NH (i) Các định chế NH là khâu tài chính quan trọng, thực hiện các
quan hệ vay trả trong nền kinh tế với các chức năng : Huy động những
nguồn vốn nhỏ lẻ, phân tán, tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế thành
nguồn vốn tập trung rất lớn, đáp ứng nhu cầu cho đầu tư phát triển SXKD,
lưu thông hàng hoá và dịch vụ, tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu
KTXH, tham gia vào thị trường tài chính, góp phần ổn định hệ thống tiền
tệ. (ii) Định chế tài chính phi NH là những định chế tài chính trung gian
không nhận tiền gửi, như các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư
được hình thành từ những khoản đóng góp dưới nhiều hình thức, bắt buộc,
tự nguyện và được bù đắp khi rủi ro ốm đau, thất nghiệp, mất sức Các
quỹ đầu tư được hình thành từ việc phát hành cổ phần ra công chúng, cung
cấp cho công chúng sản phẩm đầu tư đã được đa dạng hoá, giảm rủi ro và
có khả năng thu hút khoản tiết nhỏ từ dân cư.
1.1.1.2.4- Huy động vốn thông qua thị trường tài chính :
Thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. TTCK
là một bộ phận quan trọng nhất của thị trường vốn, là nơi các chứng khoán
được phát hành và trao đổi. Hàng hoá giao dịch trên TTCK là các loại
chứng khoán dài hạn, như các loại trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu
tư, công cụ phái sinh - các hợp đồng tương lai, quyền chọn Qua TTCK
các công ty có thể dễ dàng huy động vốn trực tiếp bằng cách phát hành
89 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2852 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ nay đến năm 2015 theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guồn lực quan trọng từ khu vực DN và dân cư, về
phía Chính phủ cần phải đảm bảo ổn định chính sách tiền tệ, kiểm soát
lạm phát, có chính sách lãi suất hợp lý, đồng thời tiếp tục đổi mới chính
sách tài chính DN, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đồng
bộ, nhằm khuyến khích, động viên tối đa mọi nguồn lực từ khu vực này
tham gia đầu tư phát triển SXKD.
Đối với tỉnh BR-VT, đầu tư của các DN trong nước đã được xác định
là kênh huy động vốn quan trọng. Đến năm 2010 số DN đăng ký hoạt
động trên địa bàn tỉnh đạt đến 5.000 DN với số vốn đăng ký 12.000 tỷ
đồng. Để có thể thực hiện được mục tiêu này, tỉnh cần tiếp tục thực hiện
những giải pháp sau :
Một là, đối với các DNNN cần tiếp tục được đổi mới, cơ cấu và sắp
xếp lại, khẩn trương thực hiện cổ phần hoá các DNNN có đủ điều kiện,
giải quyết kịp thời những vướng mắc của các DNNN trong quá trình cổ
phần hoá, đặc biệt là những vấn đề về tài chính, công nợ, xác định giá trị
tài sản, giá trị DN nhất là tài sản liên quan đến đất đai.
Hai là, triển khai có hiệu quả các bộ luật : luật doanh nghiệp, luật
đầu tư 2005, luật đất đai, luật xây dựng. Tỉnh cần tiếp tục ban hành văn
bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể hoá những ưu đãi đầu tư trên địa bàn, định
hướng đầu tư vào những ngành, khu vực ưu tiên phát triển của tỉnh như hệ
thống cảng biển theo quy hoạch, các khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp,
những ngành sử dụng công nghệ cao như điện tử, công nghệ thông tin ….
Hoàn thiện môi trường đầu tư thông qua cải cách hành chính, nâng cao
trình độ ngoại ngữ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ, đảm bảo tính nhất
Trang 64
quán giữa chính sách thông thoáng và hành xử có tính chuyên nghiệp trong
đầu tư. Ban hành và minh bạch hoá quy trình, thời gian và các thủ tục đăng
ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, địa điểm đầu tư kinh doanh … tạo điều
kiện thuận lợi nhất giúp các DN nhanh chóng thực hiện được những cơ hội
đầu tư kinh doanh của mình, tạo điều kiện để các DN thuộc mọi thành
phần kinh tế trên địa bàn ngày càng lớn mạnh cả về số lượng cũng như
năng lực tài chính, nhân lực và quản trị.
Ba là, tỉnh cần có chính sách định hướng các nguồn lực đầu tư từ khu
vực này theo hướng phát huy những thế mạnh của tỉnh về dịch vụ, du lịch,
hải sản …, cần phải đầu tư phát triển có chiều sâu, có hàm lượng tri thức,
công nghệ cao, sản phẩm phải có sức cạnh tranh trên thị trường trong và
ngoài nước. Biện pháp hỗ trợ chủ yếu đối với khu vực này là tăng cường
công tác quảng bá, tuyên truyền, phối hợp với các Trường đại học, các
trung tâm tư vấn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ, pháp luật, nghiên cứu thị
trường … tổ chức các lớp tập huấn về đầu tư, luật pháp quốc tế trong kinh
doanh, hỗ trợ thông tin thị trường, sản phẩm … nâng cao khả năng cạnh
tranh quốc tế. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập
WTO và sản xuất hướng về xuất khẩu.
Bốn là, cơ sở hạ tầng cần được tiếp tục phát triển và hoàn thiện, đặc
biệt là hạ tầng cơ sở trong và ngoài các KCN trên địa bàn tỉnh. Cơ sở hạ
tầng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của các DN và cơ sở hạ
tầng tốt trong các KCN sẽ là điều kiện thuận lợi để DN có thể giảm chi phí
kinh doanh ban đầu, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho họ có thể tiến hành đầu tư
SXKD. Hiện nay, diện tích cho thuê tại các KCN trên địa bàn tỉnh đạt thấp
cũng một phần do hạ tầng cơ sở chưa thật hoàn chỉnh, đồng bộ, cơ sở hạ
tầng ngoài hàng rào KCN phát triển chưa đồng bộ với cơ sở hạ tầng trong
các KCN (như đường vào các KCN, nhà ở công nhân, khu vui chơi, chăm
sóc sức khoẻ ...).
Năm là, xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ phát triển cho các
DN, nhất là các DN khu vực tư nhân (chủ yếu là DN nhỏ và rất nhỏ, năng
lực tài chính, nhân lực, quản lý, thiết bị, công nghệ … rất yếu). Hơn nữa,
khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các NHTM nhà nước là rất khó khăn,
Trang 65
do đó khả năng trang bị đổi mới công nghệ là rất khó và điều này dẫn đến
năng lực, khả năng cạnh tranh sản phẩm rất yếu. Do đó, các DN khu vực
này rất khó phát triển, nhất là trong điều kiện cạnh tranh có tính quốc tế
khi chúng ta đã là thành viên của WTO như hiện nay. Như vậy, tỉnh cần
khẩn trương thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN khu vực tư nhân,
giúp các DN có thể tiếp cận được với những khoản vay lớn nhằm đổi mới
kỹ thuật, công nghệ, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, nâng cao
khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh
việc hỗ trợ về khả năng tiếp cận vốn của các DN này, tỉnh cần có cơ chế
hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ hơn cho khu vực này.
Sáu là, có chính sách huy động nguồn lực từ nhân dân, khuyến khích
nhân dân phát triển các cơ sở dịch vụ quy mô nhỏ đáp ứng những nhu cầu
của khu vực dân cư cũng như nhu cầu của khách du lịch. Nguồn vốn trong
dân cư đã được khai thác nhưng hiện tại còn chưa khai thác hết tiềm năng,
vốn đầu tư thực hiện năm 2006 ước đạt 1.235 tỷ đồng, trong khi theo quy
hoạch 2006-2010 nguồn vốn trong dân cần huy động trung bình năm là
2.300 tỷ đồng/năm, như vậy cần phải huy động thêm ít nhất là 1.000 tỷ
đồng. Số tiền này tương đương với số tiền ước tính hiện người dân đang
nắm giữ dưới các hình thức tài sản cất trữ khác (vàng bạc, đá quý, ngoại tệ
…). Tiếp tục thực hiện chính sách động viên nguồn vốn từ nhân dân cùng
với nhà nước thực hiện những công trình hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao
thông nông thôn, điện, trạm xá, trường học … phục vụ cho nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của người dân.
3.3.1.3- Giải pháp khai thông các dòng vốn thông qua phát triển
các định chế tài chính và thị trường tài chính :
Như đã phân tích ở trên, các định chế trung gian tài chính, thị trường
tài chính là kênh huy động vốn và tài trợ vốn quan trọng cho hoạt động
đầu tư phát triển KTXH. Trong thời gian qua, hệ thống NHTM trên địa bàn
cũng đã có những đóng góp quan trọng trong việc huy động và tài trợ vốn
cho nhu cầu đầu tư phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên hoạt động
của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh cũng còn những hạn chế, như tỷ lệ
huy động vốn và cung cấp tín dụng cho nền kinh tế so với GDP còn thấp so
Trang 66
với cả nước. Hoạt động huy động vốn trên thị trường tài chính, TTCK rất
hạn chế.
Tại Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ IV, nguyên Thủ tướng
Phan Văn Khải phát biểu : “… Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có những điều kiện,
cùng với TP Hồ Chí Minh phát triển thị trường tài chính, bảo hiểm, chứng
khoán, bất động sản, đáp ứng nhu cầu chu chuyển vốn trong vùng và cả
nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài …”
Để khơi thông các dòng vốn thông qua các định chế tài chính, thị
trường tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản … phục vụ cho đầu
tư phát triển KTXH của tỉnh trong những năm tới, cần thực hiện một số
giải pháp sau :
Thứ nhất, hệ thống NHTM trên địa bàn cần tiếp tục được mở rộng
hơn, các sản phẩm dịch vụ của các NHTM cần được phát triển và hoàn
thiện theo hướng hiện đại, đa dạng hoá, nhắm đến sự tiện dụng, dễ dàng
tiếp cận, giảm chi phí, mang lại lợi ích cho người sử dụng. Với sản phẩm
huy động vốn, cần tiếp tục đa dạng hoá các hình thức huy động vốn (cả nội
tệ, ngoại tệ, đá quý, vàng, kim loại quý …), chính sách lãi suất hợp lý,
khuyến khích tiết kiệm của người dân. Thời gian qua, tỷ giá ngoại tệ, chủ
yếu là USD ở Việt Nam khá ổn định, lãi suất USD được điều chỉnh theo lãi
suất thị trường (chủ yếu theo lãi suất của Cục dự trữ liên bang Hoa kỳ -
FED), khá linh hoạt do đó lượng khá lớn USD được huy động vào các ngân
hàng trên địa bàn tỉnh15. Tuy nhiên, tâm lý giữ vàng vẫn phổ biến, nhất là
trong điều kiện giá vàng liên tục tăng lên trong thời gian qua. Để thu hút
nguồn vốn này, giảm tâm lý giữ vàng các NHTM cần phát triển loại hình
tiết kiệm có phòng ngừa rủi ro như phát triển công cụ mua bán quyền
chọn, hợp đồng tương lai, bảo hiểm …. Bên cạnh việc thu hút vốn theo hình
thức tiết kiệm cần phải khai thác có hiệu quả hơn nguồn vốn từ hoạt động
thanh toán, đặc biệt hoạt động thanh toán của cá nhân, tuyên truyền mạnh
mẽ những tiện ích hoạt động thanh toán qua tài khoản cá nhân, sử dụng
thẻ. Với sản phẩm tài trợ, cần mở rộng hơn cơ hội cho các DN, đặc biệt là
các DN khu vực tư nhân và các hộ gia đình có thể tiếp cận dễ dàng hơn với
15 Nội dung này đã được phân tích ở Chương II của luận văn.
Trang 67
những khoản vay từ NHTM. Mở rộng các sản phẩm như tín dụng thuê mua
tài chính, mua bán nợ, bao thanh toán, cho vay trên tài sản, … Bên cạnh
những nỗ lực của ngân hàng, chính quyền tỉnh cũng cần có những giải
pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, nhất là những vấn đề về tài sản thế chấp là
quyền sử dụng đất, nhà ở sao cho DN, người dân có thể dễ dàng nhận được
những khoản vay, nhưng cũng đảm bảo không gây ra những rủi ro cho hoạt
động của các NHTM.
Thứ hai, triển khai Luật chứng khoán trên địa bàn, đẩy mạnh phát
triển thị trường tài chính và các chủ thể trên thị trường, tỉnh cần hỗ trợ,
khuyến khích để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện
thành lập các công ty chứng khoán; khuyến khích các công ty chứng khoán
đặt các chi nhánh, các phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh mua bán chứng
khoán trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện phát triển các quỹ đầu tư, các công
ty quản lý quỹ đầu tư cả về quy mô và chất lượng … tạo điều kiện cho các
DN thuộc mọi thành phần kinh tế, các cá nhân có nhu cầu đầu tư tham gia
thị trường, đồng thời đẩy nhanh sự phát triển kênh huy động vốn thống qua
TTCK cho đầu tư phát triển KTXH của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn để
Chính quyền tỉnh, các DN có thể phát hành trái phiếu trực tiếp huy động
vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của mình.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đổi mới, sắp xếp các
DNNN, cổ phần hoá các DNNN trên địa bàn tỉnh theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về chương trình cổ phần hoá DNNN. Lành mạnh tình hình
tài chính của các DNNN được cổ phần hoá, từ đó tạo ra điều kiện để các
DN này có thể phát hành cổ phiếu, niêm yết trên sàn giao dịch huy động
nguồn vốn cho phát triển SXKD của DN.
Thứ tư, tạo điều kiện như tuyên truyền luật pháp, tiếp cận thông tin,
điều kiện để các DN có thể tham gia TTCK, quy trình thủ tục tham gia
TTCK … để các DN vừa và nhỏ (chủ yếu thuộc khu vực tư nhân) chủ động
tiếp cận, nghiên cứu để có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu huy động
vốn trên TTCK. Nhìn chung, để các DN cổ phần (kể cả khu vực DNNN và
DNTN) có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên
TTCK thì hệ thống báo cáo tài chính phải rõ ràng, minh bạch, phản ánh
trung thực hoạt động của công ty. Vì vậy, cần phải tạo điều kiện để các
Trang 68
công ty kiểm toán độc lập, có uy tín thường xuyên tiến hành các hoạt động
kiểm toán đối với các DN trên địa bàn. Cần tuyên truyền đến các DN sự
cần thiết phải tham gia đánh giá định mức tín nhiệm của DN và phải kiểm
toán tài chính nếu muốn tham gia trên TTCK.
Thứ năm, BR-VT là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người khá cao,
dân số gần 1 triệu người, nhưng doanh thu bảo hiểm trong những năm qua
đạt khá thấp so với GDP (1%) thấp hơn trung bình cả nước (2%). Như vậy,
thị trường này còn nhiều tiềm năng cần được khai thác. Để khai thác được
nguồn vốn từ bảo hiểm cần phải đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm để
thu hút nhiều người có thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động chi trả cũng
cần được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, tránh gây ra những phiền phức
làm nản lòng người tham gia bảo hiểm, nhất là bảo hiểm y tế, vấn đề
thanh toán và thái độ phục vụ khiến cho người tham gia nản lòng. Một vấn
đề khác cũng cần phải quan tâm đó là việc tái đầu tư từ nguồn quỹ bảo
hiểm cũng cần phải đa dạng hoá, tham gia thị trường vốn, tham gia đầu tư
vào những lĩnh vực có khả năng sinh lợi khác của nền kinh tế …
3.3.2- Giải pháp huy động nguồn lực tài chính nước ngoài :
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài luôn có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng
VĐT phát triển (46,84% trong giai đoạn 2001-2005). Trong những năm tới,
cụ thể là từ nay đến năm 2010, hướng đến năm 2015 và năm 2020 tỉnh vẫn
xác định đây là nguồn vốn đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển KTXH, có tác động quan trọng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của tỉnh theo hướng bền vững. Vì vậy, trong giai đoạn 2006-2010 tỉnh
xác định cần thu hút khoảng 80 dự án FDI (Phụ lục 3) với tổng số đăng
vốn khoảng 2,2 tỷ USD, chủ yếu hướng vào phát triển công nghiệp, dịch
vụ, trong đó thu hút vào các KCN khoảng 50 dự án với 1,2 tỷ USD vốn
đăng ký. Phấn đấu thực hiện vốn FDI khoảng 2,48 – 2,74 tỷ USD, thu hút
thêm 15.000 lao động, đóng góp vào NSNN khoảng 350 triệu USD. Để
thực hiện tốt những mục tiêu trên, đảm bảo sự phát triển KTXH trên địa
bàn tỉnh bền vững, có cơ cấu kinh tế hiện đại, phát huy được thế mạnh của
tỉnh, tác giả đề xuất một số giải pháp sau :
3.3.2.1- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) :
Trang 69
Thứ nhất, triển khai có hiệu quả, nhất quán các chính sách của
Đảng, nhà nước trên địa bàn tỉnh (các bộ luật mới : luật doanh nghiệp, luật
đầu tư, luật xây dựng …) nhằm khuyến khích mọi nguồn lực FDI, tạo môi
trường pháp lý ổn định, công bằng, minh bạch, đồng bộ, phù hợp với thông
lệ quốc tế và những cam kết với WTO. Cụ thể hoá và xây dựng chính sách
ưu đãi của địa phương đối với các dự án FDI phù hợp với pháp luật, tạo
niềm tin cho các nhà đầu nước ngoài.
Thứ hai, phải có định hướng, ưu đãi thu hút những dự án phù hợp với
thế mạnh của tỉnh về phát triển dịch vụ, như : Khu nghỉ mát Saigon
Atlantic; Khu du lịch thác Hoà Bình; Vườn thú hoang giã Safari; Khu du
lịch lâm viên văn hóa Núi Dinh; … Bên cạnh đó, phát huy tối đa những ảnh
hưởng tích cực từ dự án lớn của Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh trong
giai đoạn 2006-2015, các dự án cảng như : Cụm cảng biển số 5, đường cao
tốc Long Thành – Vũng Tàu, Hồ sông Ray, Cảng thương mại dịch vụ Bến
Đầm – Côn Đảo … để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, phải có
những chính sách lựa chọn, ưu tiên những dự án có hàm lượng công nghệ
cao, công nghệ sạch, sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đặc biệt là cạnh
tranh xuất khẩu. Có như vậy cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh mới có thể
dịch chuyển theo hướng hiện đại, bền vững.
Thứ ba, tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực phục vụ của cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng về năng lượng (điện); hệ thống giao thông;
công nghệ thông tin liên lạc; kho bãi, bến cảng; cấp thoát nước … giúp nhà
đầu tư có điều kiện thuận lợi nhất để triển khai những dự án đầu tư, đặc
biệt là dự án có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao vốn đòi hỏi những cơ
sở hạ tầng phát triển và đồng bộ ...
Thứ tư, nguồn vốn FDI luôn được chuyển giao cùng với kỹ thuật,
công nghệ hiện đại. Do đó, để có thể tiếp cận dòng vốn này cũng đòi hỏi
nguồn nhân lực có chất lượng cao, nếu không đáp ứng được yêu cầu này sẽ
là rào cản cho hoạt động đầu tư của các dự án FDI. Vì vậy, để hấp dẫn các
dự án FDI tỉnh cần có sự đầu tư thích hợp để phát triển nguồn nhân lực có
chất lượng cao.
Thứ năm, môi trường đầu tư cần tiếp tục được cải thiện như thông
điệp mà ông Trần Minh Sanh - Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT gửi tới các nhà
Trang 70
đầu tư : “BR-VT sẵn sàng tiếp nhận nhà đầu tư, không để nhà đầu tư đi nơi
khác vì bất kỳ lý do gì, trừ lý do hiệu quả kinh tế. Về thủ tục hành chính
và các điều kiện khác chúng tôi đáp ứng hoàn toàn cho nhà đầu tư”.
3.3.2.2- Nguồn vốn ODA
Đây là nguồn vốn lớn, đầy tiềm năng mà tỉnh cần phải có chiến lược
thu hút. Với điều kiện cụ thể của tỉnh, cơ sở hạ tầng tương đối khá, vì vậy
khi khai thác ODA cần định hướng vào lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo vệ môi
trường sinh thái … Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được ký
kết như Dự án hệ thống cấp nước Hồ Đá Đen, Dự án thu gom và xử lý
thoát nước TP Vũng Tàu.
Để thu hút được những dự án mới, tỉnh cần phải xem xét nghiên cứu
lập các hồ sơ, danh mục các dự án cần kêu gọi ODA, và tiến hành vận
động. Bên cạnh đó, tỉnh cần nghiên cứu các nghị định 17/2001/NĐ-CP,
thông tư 06/2001/TT-BKH về quản lý sử dụng ODA và những văn bản
khác của Nhà nước, từ đó lập quy trình phối hợp vận động, quản lý và sử
dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn có hiệu quả.
3.3.2.3- Thu hút vốn thông qua thị trường tài chính Quốc tế :
Đây là kênh thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI, là kênh rất
quan trọng, nó bổ sung trực tiếp và nhanh chóng nguồn vốn lớn bằng ngoại
tệ cho những thiếu hụt vốn đầu tư của các dự án trong nước. Tính đến cuối
năm 2006 dòng vốn đầu tư gián tiếp ở Việt Nam đạt khoảng 4 tỷ USD, một
con số còn khá khiêm tốn, điều đó cũng cho thấy tiềm năng thu hút dòng
vốn này ở nước ta còn rất lớn và triển vọng.
Để thu hút được dòng vốn này đòi hỏi chính quyền, các DN phải
được đánh giá mức độ tín nhiệm của các tổ chức chuyên nghiệp có uy tín
của thế giới đánh giá. Rõ ràng, đây là vấn đề rất khó khăn, tuy nhiên tỉnh
và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng “cần xây dựng lộ trình” để có
thể tiếp cận gián tiếp dòng vốn này thông qua việc vay lại Chính phủ để
phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển trên địa bàn (Từ năm 2005 Chính phủ
cũng đã phát hành được đợt trái phiếu trên thị trường này 750 triệu USD,
sắp tới, trong năm 2007 Chính phủ có thể phát hành khoảng 1 tỷ USD).
Trang 71
Hiện nay, Chính phủ đang tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp trong
nước phát hành cổ phiếu lần đầu trên thị thị trường vốn quốc tế. Chính
quyền tỉnh cần phối hợp, hỗ trợ các DN trên địa bàn tỉnh xây dựng chiến
lược phát triển, nghiên cứu phát huy những hỗ trợ của Chính phủ, tăng
cường khả năng tiếp cận và huy động dòng vốn này thông qua phát hành
cổ phiếu, hoặc trái phiếu DN trên thị trừơng vốn quốc tế. Bên cạnh đó
cũng cần phải có cảnh báo về những mặt trái của dòng vốn này (sự rút vốn
ồ ạt, sự bay hơi, tháo chạy …) để có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
3.3.3- Những giải pháp hỗ trợ :
3.3.3.1- Tỉnh cần kiến nghị với trung ương tập trung đầu tư trọng
điểm vào hệ thống cảng, hiện đại và đồng bộ hoá theo quy hoạch đã được
Chính phủ phê duyệt, hình thành kinh tế cảng có tính đột phá, mũi nhọn,
tạo sự hấp dẫn mạnh mẽ cho việc thu hút các dòng vốn đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển các ngành kinh tế trong VKT trọng điểm
phía Nam, vùng Đông Nam Bộ nói chung và trên địa bàn tỉnh BR-VT nói
riêng : Hiện nay, nhiều nhà kinh tế trên thế giới cho rằng : Thế kỷ XXI là
thế kỷ của đại dương, sự phát triển kinh tế hướng mạnh về phía kinh tế
biển, đảo. Họ cũng thống nhất rằng, kinh tế biển là một hệ thống kinh tế
hoàn chỉnh, gồm 6 lĩnh vực kinh tế thành phần : Kinh tế cảng; kinh tế đóng
tàu; kinh tế du lịch biển, đảo; kinh tế hải sản; kinh tế mỏ và kinh tế lấn
biển, trong đó kinh tế cảng đóng vai trò chủ đạo. Bà Rịa – Vũng Tàu là
tỉnh hội đủ những thế mạnh để có thể phát triển kinh tế biển. Tỉnh cũng là
nơi duy nhất ở phía Nam cũng như cả nước có thể phát triển hệ thống cảng
nước sâu, có thể tiếp nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn16, tỉnh có thềm lục
địa rộng lớn (100.000 km2) thuận lợi cho phát triển nuôi trồng, khai thác
hải sản, có nguồn tài nguyên dầu khí, có Côn Đảo với nhiều đảo nhỏ có hệ
sinh thái rừng, biển khá hoàn chỉnh cùng với di tích lịch sử hào hùng. Có
thể nói, tỉnh hội đủ những điều kiện để phát triển kinh tế biển hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, trong điều kiện tài chính của tỉnh còn hạn chế, đầu tư của
trung ương để phát triển hệ thống cảng theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh
16 Các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đông Nam bộ cũng có thể phát triển cảng
nhưng chỉ là những cảng có thể tiếp nhận tàu trọng tải nhỏ, giá thành vận tải sẽ cao, hiệu quả sẽ thấp
hơn.
Trang 72
tiến độ còn rất chậm. Vì vậy, tỉnh đề xuất với trung ương cần xác định mục
tiêu trong những năm tới là tập trung phát triển hệ thống cảng, kho bãi,
đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại, xác định đây là ngành mũi nhọn và sẽ tạo
ra sức lan toả lớn, tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành, các
khu vực kinh tế. Hệ thống cảng chưa phát triển về quy mô cũng như tính
đồng bộ và hiện đại, khiến cho giá vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam cao
hơn so với các nước trong khu vực. Cụ thể, hiện nay, giá cước vận chuyển
của Việt Nam cao hơn nhiều so với những nước trong khu vực, chẳng hạn :
phí vận chuyển container từ Việt Nam đi Nhật Bản cao gấp 3 lần từ
Singapore; gấp 2,5 lần từ Kualalumpur; gấp 2 lần từ Jakarta và Thượng
Hải. Có thể nói đây là hạn chế rất lớn, làm tăng giá thành hàng hoá, giảm
hiệu quả cũng như sức cạnh tranh của các hàng hoá từ Việt Nam. Do đó,
cũng tạo ra những rào cản lớn đối với thu hút các nguồn vốn đầu tư, phát
triển các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh và tạo rào cản đáng kể đối với sự
phát triển các ngành trong VKT trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam
Bộ. Nếu hệ thống bến cảng, kho bãi hoàn thiện, hiện đại sẽ tạo điều kiện
hạ giá thành vận chuyển, tăng hiệu quả SXKD, tăng sức cạnh tranh của
hàng hoá từ Việt Nam, và do đó hoạt động xuất khẩu sẽ sôi động hơn
(mục tiêu cạnh tranh để xuất khẩu là xu thế tất yếu trong cạnh tranh thời
hội nhập), kích thích đầu tư phát triển SXKD không chỉ trên địa bàn tỉnh
mà còn lan toả tới cả VKT trọng điểm phía Nam cũng như khu vực Nam
bộ.
Sự phát triển hệ thống cảng, kho bãi hiện đại, hoạt động xuất khẩu sôi
động kéo theo sự phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt nối
các trung tâm công nghiệp (nơi tạo ra các hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu)
của VKT trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ và Nam bộ. Đồng
thời, hoạt động thanh toán quốc tế sẽ phát triển mạnh, kéo theo sự phát
triển và hoàn thiện hệ thống các ngân hàng, dịch vụ tài chính, thị trường
tài chính, bảo hiểm … đây là những ngành dịch vụ cao cấp, luôn tạo ra giá
trị gia tăng cao, ổn định, bền vững.
Sự phát triển của ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản cũng
không thể tách rời hệ thống bến cảng, kho bãi. Hoạt động du lịch biển đảo
cũng gắn liền với hệ thống cảng. Hơn nữa, phát triển cảng và dịch vụ cảng
Trang 73
cũng là ngành tạo ra giá trị gia tăng cao, ổn định và có xu hướng bền vững.
Thực tiễn sự phát triển phồn thịnh, bền vững của những đô thị cảng như
Singapore; Hồng Kông; Thượng Hải … là những dẫn chứng sống động.
3.3.3.2- Quảng bá môi trường đầu tư và tăng cường xúc tiến đầu tư:
Thứ nhất, thường xuyên giới thiệu, quảng bá về hình ảnh của tỉnh,
tiềm năng, lợi thế của tỉnh, lợi thế phát triển công nghiệp dầu khí, về du
lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt là khả năng phát triển hệ thống cảng nước sâu
mà không nơi nào trên đất nước ta có được. Lợi thế về những ngành kinh
tế mũi nhọn của quốc gia và ảnh hưởng lan toả tích cực của nó đến sự phát
triển của các ngành kinh tế khác. Cần bổ sung thêm trong quy hoạch phát
triển KTXH của tỉnh, bên cạnh ngành mũi nhọn như công nghiệp dầu khí, hệ
thống cảng biển hiện đại phải gắn với hệ thống tài chính phát triển, phải có
quy hoạch phát triển mạnh ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thị
trường chính … Tạo hình ảnh của tỉnh như là điểm đến lý tưởng về đầu tư.
Giới thiệu về tình hình KTXH của tỉnh, những thông tin về quy hoạch tổng
thể, định hướng phát triển KTXH trong những năm tới. Xây dựng danh
mục dự án kêu gọi FDI giai đoạn 2006-2010; chú trọng hỗ trợ tối đa những
nhà đầu tư hiện hữu để quảng bá về tiềm năng, cơ hội đầu tư trên địa bàn
tỉnh cho các nhà đầu tư tiềm năng khác; Công khai quy hoạch chi tiết các
khu chức năng, đặc biệt về du lịch, nuôi trồng chế biến thuỷ sản … có nhu
cầu kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ hai, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, nâng cao hiệu quả
hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh; cụ thể hoá nội dung,
chiến lược xúc tiến đầu tư đã được UBND tỉnh BR-VT phê duyệt giai đoạn
2005-2015. Nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, tác phong chuyên
nghiệp trong công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt trong tiếp cận các nhà đầu
tư nước ngoài. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách
hành chính, ban hành quy định về trình tự, thủ tục triển khai các dự án đầu
tư ngoài các KCN. Nhà đầu tư biết rõ các công việc mình cần phải làm,
thứ tự công việc, cơ quan cần liên hệ, thời gian giải quyết; trách nhiệm và
nghĩa vụ của họ về tiến độ, cam kết và mục tiêu đầu tư …
Thứ ba, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, rà soát, phân loại dự
án FDI đã được cấp phép, có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà
Trang 74
đầu tư về các vấn đề như chính sách thuế, mặt bằng sản xuất, chính sách
hướng xuất khẩu … tạo hình ảnh tốt, môi trường thân thiện đối với các nhà
đầu tư hiện hữu cũng như các nhà đầu tư triển vọng. Kiên quyết thu hồi
giấy phép đầu tư của những dự án không triển vọng để dành địa điểm cho
những nhà đầu tư khác.
3.3.3.3- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao :
Thế giới đang bước vào nền kinh tế dựa vào tri thức, nguồn lao động
có chất lượng, có tri thức, có trình độ khoa học, kỹ thuật cao sẽ tạo nên
hình ảnh ấn tượng để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước
ngoài. Với những điều kiện thuận lợi là gần TP Hồ Chí Minh, trung tâm
kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật của đất nước, tỉnh cũng có nhiều lợi
thế để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ khả năng đáp ứng cho
sự phát triển của các ngành có hàm lượng công nghệ cao. Với nguồn nhân
lực này và sự phát triển các dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, quản lý các quỹ đầu tư … sẽ tạo hình ảnh tốt thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước đến với tỉnh BR-VT.
3.3.3.4- Xây dựng thương hiệu Bà Rịa – Vũng Tàu :
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập WTO thì không chỉ DN mà ngay
cả Chính phủ, chính quyền cũng phải cạnh tranh để phát triển. Vì vậy, về
lâu dài tỉnh phải xây dựng được cho mình một thương hiệu, một hình ảnh
tốt đẹp không chỉ với du khách, với nhân dân, mà đặc biệt là đối với các
nhà đầu tư. Để xây dựng thương hiệu mạnh của tỉnh cần phải nâng cao
năng lực điều hành chính quyền, đơn giản thủ tục, rõ ràng, minh bạch, xây
dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, công tâm, giảm thiểu sự sách nhiễu,
phiền hà cho nhà đầu tư, du khách và nhân dân. Tỉnh cần triển khai nghiên
cứu vấn đề về marketing địa phương, đồng thời khẩn trương triển khai
những bước đi cần thiết nhằm xây dựng và quảng bá hình ảnh tỉnh BR-VT
mến khách, thân thiện, năng động, luôn mở rộng cửa để đón chào những
nhà đầu tư đến với tỉnh nhà …
Trang 75
Kết luận chương III :
Trên cơ sở những định hướng, những mục tiêu mà Đảng bộ, HĐND
và UBND tỉnh đã đề ra từ nay đến năm 2010, 2015 và 2020, kết hợp với
mối quan hệ tổng thể phát triển KTXH trong VKT trọng điểm phía Nam
và cả nước, với những phân tích từ thực tiễn những ưu điểm, những tồn tại
trong huy động các nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển KTXH trên
địa bàn tỉnh theo hướng bền vững. Tác giả đưa ra một số giải pháp căn bản
nhằm huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển
KTXH có hiệu quả, đúng hướng hiện đại và bền vững. Những giải pháp
được đưa ra trên các góc độ nguồn lực tài chính trong nước và ngoài nước,
được xem xét trên nguồn lực tài chính nền tảng, từ nguồn lực NSNN;
nguồn lực từ khu vực DN và dân cư; nguồn lực từ phát triển các định chế
tài chính và thị trường tài chính. Với nguồn lực từ nước ngoài, tác giả đưa
ra một số giải pháp huy động nguồn vốn FDI, ODA, FPI. Bên cạnh đó,
cũng đưa ra những giải pháp khác đi vào những vấn đề tạo sức hút từ việc
quảng bá, tạo ra hình ảnh, môi trường đầu tư hấp dẫn; một nguồn nhân lực
có trình độ chuyên môn cao, có trình độ ngoại ngữ, trẻ trung, năng động,
nhiệt huyết đáp ứng cho nhu cầu phát triển KTXH theo hướng hiện đại; về
lâu dài, phải xây dựng một thương hiệu thu hút đầu tư mạnh mẽ và bền
vững mang tên “Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Trang 76
Kết luận :
Trên cơ sở những lý thuyết nền tảng về tài chính; nguồn lực tài
chính; lý luận và nội dung về phát triển bền vững, quan điểm của Đảng về
phát triển bền vững ở Việt Nam; vai trò của nguồn vốn đầu tư đối với sự
phát triển KTXH gắn với phát triển theo hướng hiện đại, bền vững; các
kênh chủ yếu để huy động và tài trợ các nguồn vốn tài chính cho hoạt
động đầu tư phát triển; một số nhân tố ảnh hưởng đến các dòng vốn …
Với những phân tích tình hình thực tế, xu hướng phát triển KTXH
trên địa bàn tỉnh, tình hình khai thác, sử dụng các nguồn vốn tài chính phục
vụ cho đầu tư phát triển trên địa bàn, những thành tựu, những ưu điểm, hạn
chế và những nguyên nhân chủ yếu về khai thác và sử dụng vốn đầu tư
gây cản trở sự phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững
trong những năm qua. Những rào cản đối với phát triển KTXH trên địa bàn
tỉnh theo hướng bền vững trong những năm tới. Cùng với những định
hướng, những mục tiêu mà Đảng bộ, HĐND và UBND tỉnh đã đề ra từ nay
đến năm 2010, 2015 và năm 2020, kết hợp với mối quan hệ tổng thể đối
những thành tựu và định hướng phát triển KTXH trong VKT trọng điểm
phía Nam và cả nước. Tác giả đưa ra một số giải pháp căn bản nhằm khắc
phục những tồn tại để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài
chính, tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh từ nay
đến năm 2010, tầm nhìn năm 2015 và năm 2020 theo hướng bền vững, từ
các góc độ nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Trong đó, đối với nguồn
vốn trong nước, những giải pháp được chú trọng là đảm bảo tính bền vững
của NSNN; phát huy nguồn lực từ các DNNN, các DN khu vực tư nhân và
dân cư; khai thác nguồn lực to lớn thông qua các định chế tài chính và thị
trường tài chính … bên cạnh đó là giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ nguồn vốn NSNN. Đối với những nguồn vốn
đầu tư nước ngoài, bên cạnh đầu tư FDI, tác giả cũng đã đề xuất một số
giải pháp thu hút vốn ODA, và đặc biệt là vấn đề nghiên cứu tiếp cận nguồn
vốn FPI của các DN trên địa bàn tỉnh, của chính quyền địa phương trên thị
Trang 77
trường vốn quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư lớn từ thị trường đầy tiềm năng
này.
Trên cơ sở đó khắc phục mất cân đối trong cơ cấu kinh tế của tỉnh,
đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững,
đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế cao, ổn định, hoàn thành những mục tiêu
và Đảng bộ, HĐND, UBND tỉnh đã đề ra.
Tuy nhiên, với khả năng và trình độ còn hạn chế, nguồn tài liệu
chưa phong phú, đầy đủ, nên những giải pháp mà tác giả đưa ra chỉ là một
số giải pháp căn bản, chắc chắn còn có nhiều hạn chế và những khoảng
trống, mà bản thân tác giả, cũng như những người quan tâm đến vấn đề
“Huy động nguồn lực tài chính tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển
KTXH theo hướng bền vững nói chung và trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu nói riêng”, sẽ cố gắng tìm câu trả lời trong thời gian tới./.
Trang 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- PGS TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính Doanh Nghiệp Hiện Đại,
Nhà xuất bản Thống kê – 2003
2- TS Phan Thị Bích Nguyệt, Đầu tư Tài Chính,
Nhà xuất bản Thống kê – 2006
3- PGS TS Trần Ngọc Thơ, TS Nguyễn Ngọc Định, Tài chính Quốc tế,
Nhà xuất bản Thống kê – 2005
4- PGS TS Dương Thị Bình Minh, Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Đại
học Tài Chính – Kế Toán, TP HCM – 2001
5- Frederic S.Mihskin, Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính
Nhà xuất bản KHKT – 1999
6- Robert S.Pindyck, Daniel L.Rubinfeld, Kinh tế học Vi Mô,
Nhà xuất bản Thống kê – 1999
7- N.Gregory Mankiw, Kinh tế học Vĩ Mô,
Nhà xuất bản Thống kê – 1999
8- GS TS Vũ Thị Ngọc Phùng, Giáo trình kinh tế phát triển (2005),
Đại học Kinh tế Quốc dân
9- PGS PTS Nguyễn Ngọc Mai, Giáo trình kinh tế đầu tư (1998), Đại
học Kinh tế Quốc dân
10-Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Bà Rịa – Vũng Tàu
khoá 2001-2005 và 2006-2010.
11-Quy hoạch phát triển tổng thể KTXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 2001-2010.
12- Kế hoạch phát triển KTXH tỉnh BR-VT giai đoạn 2006-2010
13- PGS TS Đỗ Đức Minh, Tài chính Việt Nam 2001-2010, Viện khoa
Trang 79
học tài chính (2006)
14- Quyết định số 146/2004/QĐ.TTg của Thủ tướng Chính phủ về
phương hướng chủ yếu phát triển KTXH vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.
15- Quyết định số 211/2004/QĐ.TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt định hướng phát triển tài chính Việt Nam đến năm 2010
16- Quyết định số 175/2003/QĐ.TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam
từ năm 2003-2010
17- Chiến lược xúc tiến đầu tư tỉnh BR-VT giai đoạn 2005-2015
(quyết định 1151/2005/QĐ.UB ngày 14/4/2005 của UBND tỉnh)
18- GS Trần Văn Thọ, Sức mạnh cứng, sức mạnh mềm (2007), Đại học
Waseda Tokyo, Thời báo kinh tế Sài gòn, xuân Đinh Hợi (tr 6-7)
19- Đặc san, Bà Rịa – Vũng Tàu : Phát triển kinh tế biển (2005)
20- Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh, quyết
định 2031/2003/QĐ.UB khuyến khích đầu tư nước ngoài năm 1999
21- Tài liệu trên các trang WEB: WWW.mip.gov.vn ;
WWW.mof.gov.vn
WWW.moi.gov.vn ; WWW.sbv.vn ; WWW.gso.gov.vn;
WWW.na.gov.vn; WWW.vietnam.gov.vn ;
WWW.banqlkcn.baria-vungtau.gov.vn …
Trang 80
Phụ lục 1 : KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TÍNH ĐẾN 31/12/2006
Tên KCN Tổng
diện tích
(ha)
Diện tích
đất công
nghiệp
(ha)
Diện tích
đã cho
thuê (ha)
Tỷ lệ lấp
đầy (%)
Tổng vốn
đầu tư (tỷ
đồng)
Tỷ lệ
thực hiện
VĐT (%)
1- KCN Đông
Xuyên
160,8 104,3 65,3 62,6% 298 80%
2- KCN Phú
Mỹ I
954,5 651,0 585,9 90% 1.070 60%
3- KCN Mỹ
Xuân A
269,2 171,0 144,7 84,6% 342 45%
4- KCN Mỹ
Xuân A II
312,8 223,0 95,1 42,7% 300 60%
5- KCN Mỹ
Xuân B I
226,26 154,0 45,0 29,2% 287 36%
6- KCN Cái
Mép
670,0 449,0 179,6 40,0% 1.600 40%
7- KCN Phú
Mỹ II
620,6 364,0 _ _ 870 Đang xây
dựng
8- KCN Mỹ
Xuân B I Đại
Dương
145,7 - - - 221 Đang
thực hiện
đền bù,
giải
9- KCN Mỹ
Xuân B I Tiến
Hùng
200 - - - 287 phóng
mặt bằng
Tổng cộng 3.496,96 2.012 1.112,9 55,3% 5.275
Nguồn : Tài liệu Hội thảo tổng kết 10 năm hình thành và phát triển các KCN BR-VT
1996-2006 (www.banqlkcn.baria-vungtau.gov.vn) và tổng hợp, tính toán từ các báo cáo
năm 2006 của Ban quản lý các KCN tỉnh BR-VT.
Trang 81
Trang 82
Phụ lục 2 : DANH MỤC HỆ THỐNG CẢNG BÀ RỊA – VŨNG TÀU QUY HOẠCH TỪ 2006 - 2020
Quy hoạch đến 2010 Quy hoạch đến 2020
TT Tên cảng Phân loại
cảng
Công
xuất
(triệu
tấn)
Cỡ tàu (DWT)
Số
cầu
cảng
Chiều
dài
bến
(m)
Diện
tích đất
(ha)
Công
xuất
(triệu
tấn)
Cỡ tàu
(DWT)
Số cầu
cảng
Chiều
dài bến
(m)
I Khu cảng Gò Dầu C
1 Cầu cảng trạm nghiền xi măng cẩm phả Chuyên dụng 1,87 15.000 1 186 9 1,87 15.000 1 186
2 Bến cảng tổng hợp
- Cầu cảng Mỹ Xuân A Tổng hợp 0,8 15.000 1 200 10 2,5 15.000 3 600
- Cầu cảng Mỹ Xuân A2 Tổng hợp 1,4 30.000 2 500 25 4 30.000 3 800
3 Cầu cảng nhà máy đóng tầu Chuyên dụng 50.000 1 150 25 50.000 2 300
II Khu cầu cảng Phú Mỹ
1 Bến Cảng chuyên dụng
- Cầu cảng Nhà máy điện Chuyên dụng 10.000 2 412 10.000 2 412
- Cầu cảng NM nghiền xi măng Thị vải Chuyên dụng 1,5 50.000 1 255 18 1,5 50.000 1 255
2 Bến cảng tổng hợp Phú Mỹ
- Cầu cảng tổng hợp 4 30.000-50.000 3 730 33,86 4 30.000 3 730
- Cầu cảng quốc tế Thị Vải Tổng hợp 3,4 10.000-30.000 3 680 41 3,4 10.000 3 680
- Cầu cảng Baria serece Tổng hợp 5,18 30.000-50.000 3 700 16,7 5,18 30.000 3 700
3 Cầu cảng đạm và dịch vụ dầu khí Chuyên dụng 3 10.000-30.000 2 385 27,46 3 10.000 2 385
4 Cầu cảng NM thép Phú Mỹ Chuyên dụng 0,974 30.000 1 230 22 0,974 30.000 1 230
5 Cảng Cái Mép - Thị Vải Tổng hợp 4,5 30.000-50.000 4 1200 54 7,5 30.000 6 1800
6 Khu căn cứ dịch vụ hằng hải 65,27
7 Cầu cảng Ba Son Chuyên dụng 7.000-15.000 4 700 73,5
III Khu cảng Cái Mép
1 Cầu cảng interfluor Chuyên dụng 0,4 50.000 1 300 24 0,4 50.000 1 300
Trang 83
2 Bến Container Cái Mép Thượng Container 6,6 50.000 2 600 40 9,9 50.000 3 900
3 Cầu cảng PVC Chuyên dụng 0,65 30.000 1 285 21 0,65 30.000 1 285
4 Cầu cảng LPG Cái Mép Chuyên dụng 1,3 2.000-30.000 2 362 40 1,3 2.000 2 362
5 Cầu cảng xăng dầu Petec Chuyên dụng 2,5 5.000-7.000 2 500
6 Cầu cảng xăng dầu Vũng Tàu - Petro Chuyên dụng 1,38 70.000 1 280 20,6 1,38 70.000 1 280
7 Căn cứ dịch vụ dầu khí 2 400 14,3 2 400
8 Căn cứ dịch vụ hằng hải 9,9
9 Cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải Container 13,2 50.000-80.000 4 1200 96 31 50.000-80.000 1800
10 Bến Container hạ lưu Cái Mép Container 6,6 50.000-80.000 2 600 57 6,6 50.000 2 600
IV Khu cảng Vũng Tàu - Song Dinh
1 Cảng thương mại Cát lở Tổng hợp 0,8 1.000-5.000 2 250 5,4 1 1000-5000 2 250
2 Cầu cảng K2 Tổng hợp 0,4 5.000 1 162 0,123 0,4 5.000 1 162
3 Cảng KCN Đông Xuyên Tổng hợp
- Bến cảng tổng hợp 0,4 5.000-10.000 1 150 8 1,3 10.000 3 400
- Cầu cảng xăng dầu Thắng Lợi 0,4 5.000-10.000 1 156 2 0,3 10.000 1 156
4 Cảng Vietsopetro DV dầu khí 10.000 10 1377 53 10.000 10 1377
5 Cầu cảng PTSC DV dầu khí 0,75 5.000-10.000 10 1036 35,5 0,75 10.000 10 1036
6 Cảng container Vũng Tàu Container
tiềm
năng 9,9 80.000 3 1050
7 Cảng NM đáng tàu Long Sơn Chuyên dụng
tiềm
năng 5.000-30.000 500 95 30.000 500
8 Khu cảng Long Sơn Chuyên dụng
tiềm
năng
V Nhón cảng Côn Đảo
1 Cảng Bến Đầm Thuỷ sản 0,1 2.000
2 Cảng thương mại - dịch vụ HH, dầu khí Tổng hợp 0,6 10.000-30.000 1 82 2,7 0,7 2.000 1 8,2
3 Cảng du lịch Chuyên dụng 1 16 4,5 0,6 30.000 1 160
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trang 84
Trang 85
Phụ lục 03 : DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN THU HÚT
ĐẦU TƯ FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BR-VT
GIAI ĐOẠN 2006-2010
STT Tên dự án Địa điểm
Quy mô,
năng lực
thiết kế dự
kiến
Tổng vốn
(triệu
USD)
Hình thức
đầu tư Ghi chú
Tổng số : 80 dự án
2.196
NGOÀI KCN
Công nghiệp 261
1
Nhà máy sản xuất thức ăn
nhanh Bà Rịa 15
Liên doanh,
100% FDI
2
Nhà máy lắp ráp các thiết
bị điện tử Bà Rịa
500.000 sản
phẩm/năm 50
Liên doanh,
100% FDI
3 Nhà máy sản xuất ván sợi
Tân
Thành,
Xuyên
Mộc
300.000
tấn/năm 11
Liên doanh,
100% FDI
4
Dự án cung cấp điện gió
và nước sạch tại các đảo
Côn Đảo 5
Liên doanh,
100% FDI
5
Nhà máy nước khoáng
Láng Dài Đất Đỏ 5
Liên doanh,
100% FDI
6
Nhà máy đóng tàu và sửa
chữa tàu biển Lòng Sơn
Long Sơn,
Vũng Tàu 30.000 DWT 170
BOT, liên
doanh
7 Cty TNHH Boomin Vina
Tân
Thành
1 triệu sản
phẩm/năm 5
100% vốn
FDI
Nông nghiệp 10
1
Nhà máy chế biến gỗ gia
dụng
Xuyên
Mộc
50.000 m3 gỗ
nguyên
liệu/năm
1 Liên doanh
2 Dự án chế biến tiêu Châu Đức 1
Liên doanh,
100% FDI
3 Dự án chế biến trái cây
Châu
Đức,
Xuyên
Mộc
1
Liên doanh,
100% FDI
Trang 86
4 Dự án chế biến rau
Châu
Đức, Tân
Thành,
Bà Rịa
60.000
tấn/năm 2
Liên doanh,
100% FDI
5
Nhà máy chế biến thành
phẩm từ mủ cao su
Châu Đức 4
Liên doanh,
100% FDI
6 Dự án chế biến cao su
Châu
Đức,
Xuyên
Mộc
1
Liên doanh,
100% FDI
Du lịch 724
1
Dự án khu nghỉ mát
Saigon Atlantic Vũng Tàu 300 ha 300
100% vốn
nước ngoài
2
Dự án vườn thú hoang dã
Safari
Xuyên
Mộc 500 ha 200 Liên doanh
3
Khu du lịch sinh thái Chí
Linh - Cửa Lấp Vũng Tàu 100 ha 50 Liên doanh
4
Dự án khách sạn tháng 10
B Vũng Tàu 3,8 ha 30 Liên doanh
5
Khu du lịch bờ biển Biển
Vàng
Vũng Tàu 30 ha 25 Liên doanh
6
Khu du lịch sinh thái Hòn
Cau
Côn Đảo 170 ha 25 Liên doanh
7 Khu du lịch Aùnh Sao
Xuyên
Mộc 10 ha 10 Liên doanh
8
Khu du lịch Thác Hoà
Bình nghỉ dưỡng Châu Đức 200 ha 15
Liên doanh,
100% FDI
9
Khu du lịch lâm viên Văn
hoá Núi Dinh
Tân
Thành 720 ha 40
Liên doanh,
100% FDI
10
Dự án cầu treo Mũi Chân
Chim - Hòn Bãi Cạn
Côn Đảo 10
Liên doanh,
100% FDI
11
Dự án tàu cao tốc Vũng
Tàu- Côn Đảo-Cần Thơ
Côn Đảo 4
Liên doanh,
100% FDI
12
Dự án khu du lịch vui chơi
giả trí Đầm Tre Côn Đảo 5
Liên doanh,
100% FDI
13
Dự án Khu du lịch Suối
Ớt- Cỏ Oùng Côn Đảo 5
Liên doanh,
100% FDI
14 Khu du lịch Oâng Đụng Côn Đảo 5
Liên doanh,
100% FDI
Trang 87
Thuỷ Sản 25
1 Đầu tư nuôi tôm công
nghiệp Lộc An
Đất Đỏ 80 ha 2 100% FDI
2
Đầu tư khu sản xuất giống
thuỷ sản tập trung các loại
Đất Đỏ 30 ha 20 100% FDI
3
Đầu tư nhà máy chế biến
hải sản công nghệ cao
Gò Găng
3.000 tấn sản
phẩm/năm
3 100% FDI
DỰ ÁN TRONG KCN
KCN Đông Xuyên : 06
DA
16
1
Dự án sản xuất thiết bị
làm sạch môi trường nước
nuôi trồng thuỷ sản
Vũng Tàu 3
Liên doanh,
100% FDI
01 dự án
2 Dự án cơ khí hàng hải Vũng Tàu 2 100% FDI 01 dự án
3
Dự án sản xuất thiết bị
điện Vũng Tàu
200.000 sản
phẩm/năm 3 100% FDI 01 dự án
4 Dự án sản xuất đế giầy Vũng Tàu
1 triệu sản
phẩm/năm 2 100% FDI 01 dự án
5 Dự án sản xuất giầy xuất
khẩu
Vũng Tàu 4 100% FDI 01 dự án
6
Dự án sản xuất phụ kiện
bàn ghế
Vũng Tàu 2 100% FDI 01 dự án
KCN Phú Mỹ : 03 DA 120
1 Dự án cán thép
Tân
Thành 80 100% FDI 01 dự án
2
Dự án sản xuất, sửa chữa
cơ khí
Tân
Thành
30.000 sản
phẩm/năm
10
Liên doanh,
100% FDI
01 dự án
3 Dự án thép tấm, thép lá
Tân
Thành
100.000
tấn/năm
30 100% FDI 01 dự án
KCN Phú Mỹ II : 5 DA 205
1
Dự án sản xuất các thiết
bị cảng
Tân
Thành
10.000 sản
phẩm/năm
15
Liên doanh,
100% FDI
01 dự án
2 Dự án sản xuất hạt nhựa
Tân
Thành
25 100% FDI 01 dự án
Trang 88
3
Dự án sản xuất sản phẩm
hoá dầu
Tân
Thành
450.000
tấn/năm 30 100% FDI 02 dự án
4 Nhà máy sản xuất Etylen
và PE
Tân
Thành
135 BOT, liên
doanh
Bộ KHĐT
cấp phép
KCN Mỹ Xuân A : 10
DA
495
1 Dự án sản xuất gạch men
Tân
Thành
5 triệu
m2/năm 30 100% FDI 01 dự án
2
Dự án sản xuất khí công
nghiệp
Tân
Thành
2 100% FDI 01 dự án
3 Dự án sản xuất Gas
Tân
Thành
2 100% FDI 01 dự án
4
Dự án sản xuất bao bì tự
huỷ
Tân
Thành 3 100% FDI 01 dự án
5
Dự án sản xuất vật liệu
xây dựng
Tân
Thành 10 100% FDI 02 dự án
6
Nhà máy thép tấm cán
nóng
Tân
Thành
1,5 triệu
tấn/năm 150 Liên doanh 01 dự án
7
Nhà máy sản xuất phôi
thép
Tân
Thành
500.000
tấn/năm
60
liên doanh,
100% FDI
01 dự án
8
Nhà máy săt xốp (hoàn
nguyên thể rắn
Tân
Thành
1,4 triệu
tấn/năm
200
liên doanh,
100% FDI
01 dự án
9
Dự án sản xuất Formalin
để chế tạo keo dán gỗ
Tân
Thành
300.000
tấn/năm 30
liên doanh,
100% FDI 01 dự án
KCN Mỹ Xuân A II : 8
DA 135
1
Dự án sản xuất các thiết
bị cơ khí
Tân
Thành
100 triệu sản
phẩm/năm
5 100% FDI 01 dự án
2
Dự án sản xuất các sản
phẩm bằng da
Tân
Thành
4 triệu
m/năm
10 100% FDI 01 dự án
3
Dự án lắp ráp thiết bị
điện tử
Tân
Thành
60.000 sản
phẩm/năm 30 100% FDI 02 dự án
4
Dự án sản xuất linh kiện
PC
Tân
Thành 40 100% FDI 02 dự án
5 Dự án công nghệ cao
Tân
Thành 50 100% FDI 02 dự án
KCN Mỹ Xuân B I : 7
DA
55
Trang 89
1
Dự án chế biến đồ gỗ
xuất khẩu
Tân
Thành
100.000 sản
phẩm/năm 15 100% FDI 03 dự án
2 Dự án sản xuất thiết bị
điện tử
Tân
Thành
20 100% FDI 01 dự án
3
Dự án sản xuất cơ khí
chính xác
Tân
Thành
20 100% FDI 03 dự án
KCN Cái Mép : 5 DA 120
1
Dự án chế biến thức ăn
gia súc
Tân
Thành
10.000
tấn/năm 20 100% FDI 02 dự án
2 Dự án sản xuất hoá chất
Tân
Thành 20 100% FDI 01 dự án
3
Dự án sửa chữa và đóng
tàu biển
Tân
Thành
80 100% FDI 02 dự án
KCN Kim Dinh : Dự án 30
1 Dự án may mặc xuất khẩu Bà Rịa 30 100% FDI 06 dự án
Nguồn : Ban quản lý các KCN tỉnh BR-VT; Bộ Kế hoạch – Đầu tư; Sở Công nghiệp
tỉnh BR-VT.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46766[1].pdf