Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Kế toán sử dụng TK 642 để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài lương và các khoản trích theo lương, còn có các chi phí như chi trả các dịch vụ mua ngoài ( điện, điện thoại, nước sinh hoạt) và các chi phí khác bằng tiền Các khoản chi phí này thường cố định, chắc chắn xảy ra,vì c hưa nhận được bill hoặc hóa đơn vào thời điểm khóa sổ, kế toán thực hiện bút toán trích trước chi phí phải trả vào TK 335 vào cuối tháng,căn cứ theo hóa đơn tháng trước hoặc hợp đồng đã ký với nhà cung cấp.

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2781 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cập nhật và lên bảng giá hàng tháng để khách lẻ tùy ý lựa chọn giá và tour theo sở thích của mình Cũng như khách đoàn, nếu số lượng khách lẻ đăng ký đủ để có thể tổ chức thành 1 tour thì điều hành nội địa cũng lên bảng dự toán gởi phòng kế toán để ứng chi phí cho tour khởi hành, Nếu số lượng không đủ, nhằm giảm thiểu chi phí, tránh tình trạng lỗ cho tour và đảm bảo chất lượng phục vụ cho khách lẻ thì điều hành sẽ gởi land cho các đối tác thân quen. Mảng nội địa của Công ty cũng rất đa dạng với nhiều tour và dịch vụ lẻ như: dịch vụ thuê phòng, dịch vụ thuê xe, thuê hướng dẫn viên… trong bài báo cáo thực tập này, tôi chọn lọc một vài tour và dịch vụ của tháng 6 để viết, nhằm giới thiệu cho người đọc một vài đặc trưng của ngành Du lịch. 2.2 Nội dung cụ thể của công tác kế toán doanh thu, chi phí , xác định kết quả kinh doanh tại Công ty du lịch Lâm Đồng - 2.2.1 Quy trình kế toán làm một tour: Đối với khách đoàn, sau khi ký hợp đồng tour với khách hàng, kế toán sẽ thu trước 50% giá trị trên hợp đồng, căn cứ theo bảng dự toán và giấy đề nghị tạm ứng của điều hành nội địa, phòng kế toán sẽ ứng tiền cho hướng dẫn viên Khách lẻ đến đăng ký tour, kế toán sẽ thu cọc để giữ chỗ cho khách và sẽ thu số tiền còn lại trước ngày tour khởi hành. Một tour du lịch có thể kéo dài từ 1 đến 10 ngày, sau 2 ngày tour kết thúc hướng dẫn viên phải gởi chứng từ và quyết toán chi phí với công ty để kế toán có chứng từ đối chiếu, kiểm tra, làm báo cáo gởi các bộ phận vào cuối tháng. Sơ đồ minh họa cho quy trình mà kế toán thực hiện một tour .2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị trên thanh lý hợp đồng và các khoản tiền thực thu theo tour. 2.2.2.1 Chứng từ sử dụng: Invoice ( phiếu thu ) thu tiền khách Hợp đồng, thanh lý tour Hóa đơn giá trị gia tăng 2.2.2.2 Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 5111 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để phản ánh doanh thu cho tour nội địa. 2.2.2.3 Nguyên tắc hạch toán: Tất cả các khoản tiền kế toán thu được từ tour và dịch vụ sẽ được hạch toán vào TK 131, sau khi dich vụ công ty cung ứng cho khách hàng đã hoàn tất, căn cứ theo thanh lý hợp đồng,hóa đơn giá trị gia tăng, kế toán kết chuyển giá trị tour vào TK 5111 để xác định doanh thu tour, đồng thời theo dõi công nợ phải thu khách hàng. 2.2.2.4 Nghiệp vụ minh họa: Khách đoàn: ( do nhân viên sale) giới thiệu về cho công ty Đầu tháng 6,nhân viên sale ký hợp đồng tổ chức chuyến tham quan hành trình di sản cho 44 cán bộ nhân viên và 4 trẻ em thuộc khách sạn Quê Hương trong thời gian từ ngày 18/6-22/6.Với giá trị trên hợp đồng kinh tế là:148,656,000. Ngày 6/6 Cty thu cọc 50% giá trị tour theo hợp đồng 74,000,000 , kế toán ghi: Nợ TK 111: 74,000,000 Có TK 131 74,000,000 Khi tour kết thúc tour, thanh lý hợp đồng sẽ được thực hiện để phía khách sạn nghiệm thu lại dịch vụ mà Du lịch Lâm Đồng đã thực hiện đồng thời xác nhận số tiền phía Khách sạn còn phải thanh toán vì có sự phát sinh trong quá trình đi tour. Ngày 25/6, khi thanh lý hợp đồng đã được Khách sạn Quê Hương ký duyệt, kế toán Lâm Đồng xuất hóa đơn theo thanh lý, nghiệp vụ được ghi như sau: Hóa đơn EU/2008N – 010042 thể hiện cước vận chuyển phục vụ đoàn: Nợ TK 131 77,807,000 Có TK 33311 3,705,095 Có TK 5111 74,101,905 Hóa đơn EU /2008N – 010043 thể hiện chi phí cho dịch vụ tham quan tour Nợ TK 131 71,743,000 Có TK 33311 6,522,091 Có TK 5111 65,220,909 Ngày 28/6, nhân viên sale thu dứt tiền đoàn từ phía KS Quê Hương, kế toán ghi: Nợ TK 111 75,550,000 Có TK 131 75,550,000 Cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong tháng cho phòng nội địa. Nợ TK 5111 139,322,814 Có TK 911 139,322,814 Sơ đồ hạch toán Trong tháng,nhân viên sale còn bán được Dịch vụ thuê phòng tại KS AMARA từ ngày 13/6-15/6. Vì là dịch vụ lẻ nên tiền được thu trước khi khách nhận phòng tại khách sạn. Ngày 12/6, khách nộp tiền mặt 10,500,000 kế toán ghi: Nợ TK 111 10,500,000 Có TK 131 10,500,000 Ngày 17/6 sau khi dịch vụ đã được hoàn tất, Công ty gởi hóa đơn cho khách, nghiệp vụ phát sinh được thể hiện: Nợ TK 131 10,500,000 Có TK 5111 9,545,455 Có TK 33311 954,545 Cuối tháng kế toán kết chuyển doanh thu sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong tháng Nợ TK 5111 9,545,455 Có TK 911 9,545,455 Sơ đồ hạch toán Ngày 10/6, Công ty bánh kẹo Perfetti Van Melle (Việt Nam) đặt công ty di lịch Lâm Đồng tổ chức tiệc tại tàu Hồ Tiền Lâm cho 320 nhân viên của công ty vào ngày 15/6, giá trọn gói cho dịch vụ là: 57,600,000.Để thuân lợi cho hai bên, công ty Perfetty chuyển khoản ứng tiền cho công ty du lịch Lâm Đồng 30,000,000. Ngày 11/6 nhận được báo có của ngân hàng số tiền 30,000,000, kế toán ghi: Nợ 112 30,000,000 Có TK 131 30,000,000 Ngày 17/6 nhận được báo có của ngân hàng số tiền 27,600,000 của công ty Perfetty thanh toán dứt điểm cho dịch vụ ăn trên tàu, kế toán ghi: Nợ 112 27,600,000 Có TK 131 27,600,000 Sau khi dịch được hoàn tất, kế toán gởi hóa đơn cho khách và kết chuyển toàn bộ số tiền thu được vào doanh thu trong tháng như sau: Nợ TK 131 57,600,000 Có TK 5111 52,363,636 Có TK 33311 5,236,364 Đến cuối tháng kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh như sau: Nợ TK 5111 52,363,636 Có TK 911 52,363,636 Sơ đồ hạch toán: Khách lẻ: Trong tháng 6,Với bảng giá 830,000 đ/ khách cho tour Phan Thiết 2 ngày 1 đêm, (22/6-23/6) nội điạ khách lẻ đã có10 khách đăng ký tour, trong nhóm đó có 1 khách là người nước ngoài nên điều hành thu thêm phí phụ thu nước ngoài 225,000. khác với khách đoàn, khách lẻ từng người đến mua tour và kế toán thu tiền rải rác cho đến trước ngày tour khởi hành. Ngày 10/6 kế toán thu tiền của 2 khách đăng ký tour Phan Thiết, nghiệp vụ được ghi: Nợ TK 111 1,660,000 Có TK 131 1,660,000 Ngày 13/6 khi thu tiền của 3 khách trong đó có 1 khách là người nước ngoài , kế toán ghi: Nợ TK 111 2,715,000 Có TK 131 2,715,000 Ngày 20/6 kế toán thu tiền của 5 khách, nghiệp vụ được thể hiện như sau: Nợ TK 111 4,150,000 Có TK 131 4,150,000 Do đoàn đi Phan Thiết là khách lẻ, đi tham quan theo lịch trình tour công ty tổ chức nên hầu như không phát sinh thêm chi phí. Sau khi tour kết thúc, chứng từ được tập hợp đầy đủ tại phòng kế toán, lúc này kế toán khóa sổ tour. Với khách lẻ không lấy hóa dơn, kế toán sẽ kèm danh sách khách khi xuất hóa đơn, căn cứ theo hóa đơn EU/2008N – 010012, bút toán được thể hiện: Nợ TK 131 8,525,000 Có TK 5111 7,750,000 Có TK33311 775,000 Cuối tháng kế toán kết chuyển doanh thu sang TK 911 như sau: Nợ TK 5111 7,750,000 Có TK 911 7,750,000 Sơ đồ hạch toán: Khi nội địa nhận khách lẻ từ các công ty du lịch khác gởi qua, công ty sẽ giảm trừ 10% tiền tour cho phía đối tác (nếu tour có sử dụng vé may bay thì giảm trừ 10% sau khi giá bán tour đã trừ giá vé máy bay), đó cũng là nét khác biệt giữa khách lẻ liên hệ trực tiếp mua tour và đối tác du lịch gởi khách cho Du lịch Lâm Đồng Với giá bán 7,650,000 cho tour Xuyên Việt 9 ngày 8 đêm 12/6-20/6, ngày 8/6 căn cứ theo invoice thu tiền và biên bản giao nhận khách mà điều hành đã lập với đầy đủ chữ ký xác nhận giữa các bên có liên quan. Kế toán thu tiền 2 khách từ công ty du lịch Biển và Nắng Nợ TK 111 14,386,000 Có TK 131 14,386,000 Cùng ngày, kế toán thu tiền của 2 khách lẻ đăng ký tour: Nợ TK 111 15,300,000 Có TK 131 15,300,000 Sau khi tour kết thúc, Công ty du lịch Lâm Đồng - xuất hóa dơn cho 2 khách lẻ và hai khách của DL Biển và Nắng, theo hóa đơn EU/2008N – 10027 ( khách lẻ) kế toán ghi Nợ TK 131 15,300,000 Có TK 5111 13,909,090 Có TK 33311 1,390,910 Hóa đơn EU/2008N-10028 ( DL Biển và Nắng) kế toán ghi: Nợ TK 131 14,386,000 Có TK 5111 13,078,182 Có TK 33311 1,307,818 Bút toán kết chuyển doanh thu được thể hiện: Nợ TK 5111 26,987,272 Có TK 911 26,987,272 Sơ đồ hạch toán Trong tháng 6,với tour Nha Trang- Đà Lạt 5 ngày 4 đêm 6/6-10/6, nội địa nhận được 5 khách, đến trước ngày khởi hành số lượng khách đăng ký tour không tăng,vì số lượng khách không đủ để khởi hành tour nên điều hành giao khách cho công ty Du Lịch Tuyết Sơn tổ chức. Ngày 9/6, nhận tiền tour 5 khách 11,250,000 kế toán ghi: Nợ TK 111 11,250,000 Có TK 131 11,250,000 Ngày 12/6, sau khi tour kết thúc tốt đẹp, kế toán kết chuyển số tiền đã thu vào doanh thu của phòng nội địa: Nợ TK 131 11,250,000 Có TK 5111 10,227,273 Có TK 33311 1,022,727 Kế toán doanh thu vào TK 911 để cuối tháng tổng hợp lãi, lỗ phòng nội địa Nợ TK 5111 10,227,273 Có TK 911 10,227,273 Sơ đồ hạch toán Ngoài tour, nội địa còn nhận dịch vụ đặt phòng cho khách, ngày 22/6 thu tiền dịch vụ đặt 2 phòng standard twin tại Khách Sạn SamMy cho 2 ngày 26-27/6 số tiền : 2,663,000, kế toán ghi: Nợ TK 111 2,663,000 Có TK 131 2,663,000 Vì lý do cá nhân nên khách đã không thể sử dụng dịch vụ mà công ty cung cấp.Theo quy định báo hủy dịch vụ thuê phòng trước 1 ngày, công ty sẽ hoàn lại 50% tiền dịch vụ mà khách đã đóng,. Ngày 30/6 khách đền công ty nhận tiền hoàn dịch vụ phòng, kế toán căn cứ theo giấy đề nghị của điều hành đã ghi rõ nội dung chi hoàn tiền dịch vụ đồng thời kiểm tra lại số tiền đã thu khách kế toán chi hoàn 50% tiền dịch vụ thuê phòng tại KS Tuyết Sơn ngày 26-27/6 số tiền :1,331,500: Nợ TK 131 1,331,500 Có TK 111 1,331,500 Căn cứ theo hóa đơn EU/2008N-10022, kế toán ghi doanh thu cho dịch vụ thuê phòng Nợ TK 131 1,331,500 Có TK 5111 1,210,455 Có TK 33311 121,045 Sau đó kết chuyển doanh thu sang TK 911 Nợ TK 5111 1,210,455 Có TK 911 1,210,455 Sơ đồ hạch toán Ngày 15/6, nội địa nhận đặt xe 16 chỗ đi Ninh Chữ ngày 20-23/6 cho Ủy Ban phường 1 - Q5 với giá báo khách 4,200,000 Cùng ngày kế toán thu cọc giá trị dịch vụ số tiền 2,000,000, kế toán ghi: Nợ TK 111 2,000,000 Có TK 131 2,000,000 Ngày 25/6, kế toán giao hóa đơn để điều hành gởi Ủy Ban đồng thời thu tiếp số tiền còn lại: Nợ TK 131 4,200,000 Có TK 5111 4,000,000 Có TK 33311 200,000 Khi điều hành nộp tiền cho kế toán 2,200,000: Nợ TK 111 2,200,000 Có TK 131 2,200,000. Kết chuyển doanh thu vào TK 911: Nợ TK 5111 4,000,000 Có TK 911 4,000,000 Sơ đồ hạch toán Trong tháng 6 khách lẻ còn nhận phục vụ đoàn Hành Trình Di Sản từ 25/6-29/6 cho trường Phổ Thông Dân Lập Hermann Gmeiner, do công tác tổ chức tour năm ngoái khá tốt nên năm nay trường tiếp tục chon Công ty du lịch Lâm Đồng - làm đơn vị tổ chức tour. Ngày 18/6,theo giấy báo có của ngân hàng : 42,450,000 kế toán ghi nhận thu lần 1 tiền tour Hành Trình Di Sản: Nợ TK 112 42,450,000 Có TK 131 42,450,000 Trong quá trình thực hiện tour, do có phát sinh nên chi phí tour thay đổi.Với sự đồng ý từ phía quý trường về việc tăng tổng giá trị tour, kế toán theo dõi khoản phải thu của khách hàng. Ngày 28/6 căn cứ theo hóa đơn EU/2008N-0100020 và EU/2008N-010021 kế toán ghi: a) Hóa đơn EU/2008-0100021 thể hiện chi phí tour: Nợ TK 131 40,213,000 Có TK 5111 36,557,273 Có TK 3331 3,655,727 Hóa đơn EU/2008 -0100020 thể hiện cước vận chuyển xe và vé máy bay: Nợ TK 131 51,687,000 Có TK 5111 49,225,714 Có TK 3331 2,461,286 b) Cuối tháng kế toán kết chuyển doanh thu sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ Nợ TK 511 85,782,987 Có TK 911 85,782,987 Sơ đồ hạch toán 2.2.2.5 Sổ sách kế toán: Sổ cái TK 511 SỔ CÁI TÀI KHOẢN ( Từ ngày 1/6/2008 đến ngày 30/6/2008) Tài khoảm 5111 – doanh thu bán hàng Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng PS Nợ PS có 12/6/08 KL-ND-01 Tour NT-DL 6/6-10/6 131 10,227,273 15/6/08 KD-ND-02 DVTP tại AMARA 13/6-15/6 131 9,545,455 17/6/08 KD-ND-03 DV ăn trên tàu Sài gòn 15/6 131 52,363,636 22/6/08 KD-ND-04 Tour Xuyên Việt 12/6-20/6 131 26,987,272 25/6/08 KL-ND-05 DVTX đi Ninh Chữ 20/6-23/6 131 4,000,000 25/6/08 KD-ND-06 Tour HTDS 18/6-22/6 131 139,322,814 25/6/08 KL-ND-07 Tour PT 22/6-23/6 131 7,750,000 28/6/08 KL-ND-08 Tour HTDS 25/6-29/6 131 85,782,987 30/6/08 KL-ND-09 DVTP tại Tuyết Sơn 22/6-27/6 131 1,210,455 30/6/08 Kết chuyển 511-911 337,589,904 Cộng số phát sinh 337,589,904 337,589,904 2.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán: Do đặc trưng của ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành Du Lịch, không có sản phẩm nhập kho, nên tất cả chi phí phục vụ cho tour và dịch vụ, kế toán tập hợp vào TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, sau đó kết chuyển từ TK 154 sang TK 632 “giá vốn hàng bán” để xác định giá vốn cho từng tour và từng dịch vụ phát sinh trong tháng, cuối tháng căn cứ TK 154 kế toán có thể nhận biết được tour hay dịch vụ nào chưa hoàn tất, chưa kết thúc để chuyển sang cho tháng sau. 2.2.3.1 Chứng từ sử dụng: - Bảng kê chi phí - Bảng quyết toán của điều hành 2.2.3.2 Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng TK 632 “giá vốn hàng bán”để phản ánh giá vốn cho từng tour và từng dịch vụ TK 632 được mở chi tiết cho từng tour, từng dịch vụ để kế toán có thể nắm được tổng chi phí của tour nhờ vậy mới có thể xác định đúng lãi hoặc lỗ của tour. 2.2.3.3 Nguyên tắc hạch toán: Trong tháng mọi khoản chi phí ứng ra để phục vụ cho tour, dịch vụ, kế toán đưa vào TK 154, sau khi tour kết thúc căn cứ theo bảng liệt kê chi phí cùng kết hợp với bảng quyết toán của điều hành, kế toán kết chuyển chi phí từ TK 154 sang TK 632 để xác định được giá vốn của tour. 2.2.3.4 Nghiệp vụ minh họa: Đối với tour nội địa, kế toán sẽ ứng tiền cho hướng dẫn viên để chi trả cho mọi chi phí trong quá trình thực hiện tour nếu đó là tour ngắn ngày và chi phí không quá lớn, với các tour lớn căn cứ theo giấy yêu cầu đề nghị thanh toán,chuyển khoản kèm booking xác nhận dịch vụ từ các đối tác là nhà hàng, khách sạn, xe… nhận phục vụ đoàn của công ty du lịch Lâm Đồng , kế toán thực hiện việc ứng cọc hoặc chi trả cho các đối tác đó. Khách đoàn: Ngày 3/6, điều hành gởi booking chuyển cọc cho Khách sạn Golf- Huế để giữ phòng cho tour hành trình di sản 18/6-22/6 số tiền 2,000,000 kế toán ghi: Nợ TK 331 2,000,000 Có TK 112 2,000,000 Theo chứng từ báo nợ của ngân hàng, kế toán hạch toán phí chuyển tiền như sau: Nợ TK 154 18,182 Nợ TK 133 1,818 Có TK 112 20,000 Ngày 8/6, theo hóa đơn AA/2007–T /0051481 kế toán thanh toán 20 vé máy bay đoàn hành trình di sản cho hãng Pacific Airline Nợ TK 154 28,494,284 Nợ TK 133 1,212,716 Có TK 111 29,707,000 Cùng ngày kế toán đi chuyển khoản 10,000,000 ứng dịch vụ ăn trên tàu cho Tàu thuộc du lịch Hồ Tiền Lâm: Nợ TK 331 10,000,000 Có TK 112 10,000,000 Ngày 10/6, theo hóa đơn AA/2007-T/0051482 kế toán thanh toán tiếp 28 vé Pacific Airline đoàn hành trình di sản, kế toán ghi: Nợ TK 154 38,886,664 Nợ TK133 1,713,336 Có TK 111 40,600,000 Ngày 14/6 thanh toán cho cửa hàng Gia Oanh tiền làm băng rôn để chào đón đoàn tại sân bay, căn cứ theo hóa đơn bán lẻ kế toán ghi: Nợ TK 154 200,000 Có TK 111 200,000 Khi xuất kho nón và giỏ công ty để phục vụ đoàn, theo giấy đề nghị xuất kho kế toán tính chi phí này vào tour hành trình di sản: Nợ TK 154 2,677,500 Có TK 153 2,677,500 Ngày 17/6 kế toán ứng 30,000,000 để hướng dẫn viên nội địa chi trả tiền ăn, vé tham quan trong quá trình thực hiện tour: Nợ TK 141 30,000,000 Có TK 111 30,000,000 Ngày 25/6,nhận được hóa đơn kèm biên bản xác nhận sử dụng dịch vụ từ 2 khách sạn Golf – Huế, Ngôi Nhà Nhỏ - Đà Nẵng.Sau khi kết hợp kiểm tra cùng với điều hành nội địa, kế toán tính vào tour chi phí này đồng thời lên công nợ số tiền còn phải thanh toán cho khách sạn. Hóa đơn CA/2008N/19893 thể hiện số tiền khách sạn Ngôi Nhà Nhỏ: Nợ 154 8,590,909 Nợ 133 859,091 Có TK 331 9,450,000 Hóa đơn DL/2008B/82104 thể hiện số tiền của khách sạn Golf- Huế Nợ TK 154 10,145,424 Nợ TK 133 1,014,576 Có TK 331 11,160,000 Cùng ngày hướng dẫn viên lên quyết toán số tiền đã tạm ứng cho tour, sau khi đối chiếu, kiểm tra hóa đơn chứng từ kế toán chi thêm 2,250,000 cho hướng dẫn: Nợ TK 141 5,400,000 Có TK 111 5,400,000 Bảng liệt kê hóa đơn và các chứng từ gốc của hướng dẫn thể hiện: tổng chi phí ăn uống 25,031,816, thuế giá trị gia tăng 2,283,184 vì có một vài nhà hàng xuất hóa đơn bán hàng thông thường, còn lại 8,085,000 là chi phí vé tham quan các danh lam, di tích lịch sử và công tác phí, kế toán ghi: Nợ TK 154 33,116,816 Nợ TK 133 2,283,184 Có TK 141 35,400,000. Ngày 27/6 kế toán nhận hóa đơn tiền xe và tiền nước uống phục vụ đoàn hành trình di sản 18-22/6, đồng thới cũng nhận được hóa đơn tiền phòng của khách sạn AMARA, tiền ăn tại Tàu Sài Gòn,đựa trên chứng từ gốc kế toán lần lượt hạch toán từng chi phí và lên kế hoạch thanh toán tiền cho những đối tác mà công ty không ký nợ Theo hóa đơn CA/2008N/45435 kế toán tính vào tour chi phí tiền nước uống phải công ty An Lợi chotour hành trình di sản: Nợ TK 154 318,182 Nợ TK 133 31,818 Có TK 331 350,000 Theo hóa đơn YA/2007N/21509 thể hiện tiền xe vận chuyển khách đoàn tham quan Nợ TK 154 7,142,857 Nợ TK 133 357,143 Có TK 331 7,500,000 Thanh toán tiền bảo hiểm đoàn cho công ty Bảo Minh, kế toán ghi: Nợ TK154 261,818 Nợ TK 133 26,182 Có TK 111 288,000 Hóa đơn AA/2007-T-FO /16572 thể hiện chi phí tiền phòng tại KS AMARA là tiền đô mỹ,quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank 16,840/usd kế toán ghi: Nợ TK 154 8,848,655 Nợ TK 133 884,865 Có TK 331 9,733,520 (578usd) Hóa đơn EU/2008N/13746 thể hiện chi phí ăn trên tàu Sài Gòn: Nợ TK 154 46,545,455 Nợ TK 133 4,654,545 Có TK 331 51,200,000 Khi thanh toán tiền mặt cho nhân viên Tàu Sài gòn kế toán ghi: Nợ TK 331 51,200,000 Có TK 111 51,200,000 Sau khi tour hoặc dịch vụ kết thúc, kế toán tập hợp đầy đủ chứng từ,hóa đơn,mọi khoản thanh toán và công nợ đã được theo dõi theo từng đối tượng,từng tour.Kế toán sẽ kết chuyển tất cả chi phí từ TK 154 sang TK 632 để xác định giá vốn theo tour. Tour hành trình di sản: Nợ TK 632 129,852,636 Có TK 154 129,852,636 Dịch vụ ăn trên tàu ngày 15/6: Nợ TK 632 46,545,455 Có TK 154 46,545,455 Dịch vụ thuê phòng ngày 13-15/6 Nợ TK 632 8,848,655 Có TK154 8,848,655 Kế toán kết chuyển giá vốn sang TK 911 theo từng tour để xác định kết quả kinh doanh trong tháng. Tour Hành trình di sản: Nợ TK 911 129,852,636 Có TK 632 129,852,636 DV ăn trên tàu ngày 15/6 Nợ TK 911 46,545,455 Có TK 632 46,545,455 DVTP ngày 13-15/6 Nợ TK 911 8,848,655 Có TK 632 8,848,655 Sơ đồ hạch toán: Tour Hành Trình Di Sản: Dịch vụ ăn Trên Tàu Sài Gòn: Dịch vụ thuê phòng: Khách lẻ: Tour Phan Thiết 22/6-23/6: Với tour Phan Thiết 2 ngày 1 đêm 10 khách,do tổng chi phí tour không nhiều nên kế toán ứng tiền cho hướng dẫn để thanh toán tiền phòng khách sạn, tiền ăn và tiền vé tham quan. Nợ TK 141 3,500,000 Có TK 111 3,500,000 Ngày 24/6,hướng dẫn đem đầy đủ chứng từ để quyết toán tạm ứng với kế toán, theo bảng liệt kê hóa đơn và chứng từ gốc kèm theo, tổng chi phí của tour Phan Thiết bao gổm: tiền khách sạn và tiền ăn: 3,622,000, thuế giá trị gia tăng 790,000, vì ăn điểm tâm, nhà hàng xuất hóa đơn bán hàng thông thường nên không có thuế giá trị gia tăng ,tiền vé tham quan và công tác phí của hướng dẫn: 420,000..Sau khi đối chiếu kiểm tra, thủ quỹ chi tiếp tiền mặt 820,000 còn thiếu cho hướng dẫn viên so với số tiền đã tạm ứng 3,000,000.kế toán ghi: Nợ TK 141 1,322,000 Có TK 111 1,322,000 Đồng thời kế toán đưa chi phí trên vào TK 154: Nợ TK 154 4,032,000 Nợ TK 133 790,000 Có TK 141 4,822,000 Sau khi tour kết thúc 1 ngày Công Ty Liên Lục Địa sang Cty Du lịch Lâm Đồng thu tiền xe vận chuyển tour theo như xác nhận trong boking đặt dịch vụ giữa hai bên. Theo hóa đơn EL/2008N/120909 kế toán ghi: Nợ TK 154 1,714,286 Nợ TK133 85,714 Có TK 111 1,800,000 Với tour nội địa khách lẻ,những chuyến tham quan ngắn ngày đến những địa điểm lân cận thành phố nếu chi phí không quá lớn thì mọi dịch vụ thường được kế toán thanh toán trong tháng. Tour Phan Thiết kết thúc, căn cứ theo bảng kê chi phí và bảng quyết toán đoàn, kế toán kết chuyển chi phí trên TK 154 sang TK 632. Nợ TK 632 5,746,286 Có TK 154 5,746,286 Cuối tháng kế toán kết chuyển giá vốn vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 911 5,746,286 Có TK 632 5,746,286 Sơ đồ hạch toán: Tour Xuyên Việt ngày 12/6-20/6 : Đối với khách lẻ đi tour Xuyên Việt, điều hành công ty sẽ đặt vé máy bay cho khách đi từ TPHCM ra Đà Nẵng,Huế - Hà Nội; Hà Nội về lại TPHCM,khi khách đến Huế và Hà Nội sẽ có đối tác Du lịch Vitours ( Đà Nẵng) và du lịch Hà Long ( Hà nội) phục vụ theo dịch vụ mà điều hành Du lịch Lâm Đồng gởi,vì không đủ số lượng khách để khởi hành tour nên điều hành gởi land cho các đối tác Du lịch ở Đà Nẵng và Hà Nội để ghép đoàn với khách của đối tác, như vậy với giá khách lẻ công ty bán tour vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách đăng ký và đảm bảo tính kinh tế cho phía công ty. Ngày 9/6 kế toán chi 4 vé chặng Sài Gòn – Đà Nẵng cho hãng Pacific Airline. Phiếu thu cước vận chuyển AA/2007-T /082362 thể hiện đơn giá 610,000, thuế giá trị gia tăng 30,500, lệ phí xăng dầu và phí thu hộ: 130,000, kế toán ghi: Nợ TK 154 2,960,000 Nợ TK 133 520,000 Có TK 111 3,480,000 Ngày 10/6, chi vé chặng Huế -Hà Nội – Sài Gòn cho hãng vietnam airline, theo phiếu thu cước vận chuyển AA/2006 / 360 kế toán tính vào chi phí tour giá vé 1 khách :1,350,000, tiền thuế 67,500, phí khác:55,000. Nợ TK 154 5,620,000 Nợ TK 133 270,000 Có TK 111 5,890,000 Với hai đối tác Vioturs và Hà Long, công ty được ký thanh toán chậm trong 1 tháng,ngày 30/6 vì chưa nhận được hóa đơn từ đối tác,căn cứ theo mail giao dịch,booking xác nhận giữa hai bên kế toán trích trước chi phí vào tour và theo dõi công nợ. Chi phí phải trả cho 1 khách tham quan tour miền trung mà công ty phải thanh toán cho đối tácVitours là: 1,950,000, kế toán tính vào chi phí tour Xuyên Việt 12/6-20/6 chi phí cho 4 khách như sau: Nợ TK 154 7,090,909 Có TK 335 7,090,909 Dịch vụ tham quan trọn gói Hà Nội công ty Du lịch Hà Long báo cho phía du lịch Lâm Đồng là 8,600,000 cho 4 khách, kế toán ghi: Nợ TK 154 7,818,181 Có TK 335 7,818,181 Sau đó kế toán kết chuyển chi phí trên TK 154 sang TK 632 để xác định giá vốn cho tour: Nợ TK 632 23,489,090 Có TK 154 23,489,090 Tháng sau khi có hóa đơn kế toán ghi: Cty DL Vitours: Nợ TK 335 7,090,909 Nợ TK 133 709,091 Có TK 331 7,800,000 DL Hà Long Nợ TK 335 7,818,181 Nợ TK 133 781,819 Có TK 331 8,600,000 Sơ đồ hạch toán: Dịch vụ thuê phòng tại KS Tuyết Sơn: Ngày 30/6 nhận được hóa đơn của KS,do không sử dụng dịch vụ đã dặt và báo hủy trước 2 ngày nên khách sạn tính phí 50% trên tổng chi phí,theo hóa dơn AA/2008-T / 004471 kế toán tính chi phí cho dịch vụ thuê phòng: Nợ TK 154 827,000 Nợ TK 113 82,700 Nợ TK 331 909,700 Kết chuyển TK 154 sang TK 632 để tính giá vốn, kế toán ghi: Nợ TK 632 827,000 Có TK 154 827,000 Cuối tháng kế toán kết chuyển TK 632 sang TK 911 để xác định doanh thu cho phòng nội địa khách lẻ: Nợ TK 911 827,000 Có TK 632 827,000 Sơ đồ hạch toán: Tour Nha trang – Đà Lạt ngày 6/6-10/6: Tour Nha Trang – Đà Lạt 5 ngày 4 đêm,với 5 khách đăng ký nên công ty không thể khởi hành tour và đã giao khách sang cho Du Lịch Phú Thọ Xanh. Vì là đối tác du lịch gởi khách nên giá thu của Du lịch Phú Thọ Xanh giảm 10% so với giá khách lẻ đi tour. Ngày 5/6, theo hóa đơn 03258, kế toán chi tiền cho DL Phú Thọ Xanh Nợ TK 154 9,204,545 Nợ TK 133 920,455 Có TK 111 10,125,000 Khi kết chuyển chi phí sang TK 632 để xác định giá vốn, kế toán ghi Nợ TK 632 9,204,545 Có TK 154 9,204,545 Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong tháng: Nợ TK 911 9,204,545 Có TK 632 9,240,545 Sơ đồ hạch toán: Dịch vụ thuê xe ngày 20/6-23/6: Ngày 24/6, sau khi dịch vụ thuê xe được hoàn tất, kế toán chi tiền cho nhà xe Tân Minh Toàn số tiền 3,800,000, bút toán đươc thể hiện: Nợ TK 154 3,619,047 Nợ TK 133 180,953 Có TK 111 3,800,000 Bút toán kết chuyển chi phí sang TK 632 như sau: Nợ TK 632 3,619,047 Có TK 154 3,619,047 Cuối tháng kế toán kết chuyển giá vốn dịch vụ thuê xe sang TK911: Nợ TK 911 3,619,047 Có TK 632 3,619,047 Sơ đồ hạch toán: Tour Hành Trình Di Sản ngày 25/6-29/6: Khác với khách đoàn, nội địa khách lẻ không tự đặt dịch vụ như nhà hàng, xe vận chuyển,Khách Sạn …tất cả các dịch vụ đó nội địa khách lẻ sẽ nhờ đối tác Du Lịch Vitours, riêng vé máy khứ hồi vận chuyển khách từ Thành Phố đến Đà Nẵng và Đà Nẵng trở về Thành Phố điều hành nội địa sẽ thực hiện. - Ngày 19/6 theo 4 hóa đơn 51492/51488/51489/51495 kế toán thanh toán tiền vé cho hãng Pacific Airline Nợ TK 154 35,743,125 Nợ TK 133 1,864,375 Có TK 111 37,607,500 - Ngày 27/6 thanh toán 2 vé cho hãng Vietnam airline, do 2 khách không về cùng đoàn, kế toán ghi: Nợ TK 154 2,154,000 Nợ TK 133 106,000 Có TK 111 2,260,000 Ngày 30/6 nhận bản fax hóa đơn từ đối tác du lịch vitours, kế toán xác nhận chi phí tour dõi công nợ phải trả. Hóa đơn DL/2008 T – 001006 thể hiện chi phí vận chuyển phải trả Nợ TK 154 10,171,428 Nợ TK 133 508,572 Có TK 331 10,680,000 Hóa đơn DL/2008 T- 001007 thể hiện chi phí phục vụ tour Nợ TK 154 32,363,636 Nợ TK 133 3,236,364 Có TK 331 35,600,000 Ngày 30/6, kế toán tính tổng chi phí và kết chuyển vào TK 632 xác định giá vốn của tour Nợ TK 632 80,432,189 Có TK 154 80,432,189 Cùng ngày kế toán kết chuyển giá vốn tour sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 80,432,189 Có TK 632 80,432,189 Sơ đồ hạch toán : Các bút toán thể hiện sổ các TK 632- giá vốn hàng bán như sau: Ngày Chứng từ Diễn giãi TK đối ứng PS Nợ PS Có 14/6/08 KL-ND-01 Giá vốn tour NT-DL 6/6-10/6 154 9,204,545 20/6/08 KD-ND-02 Giá vốn dịch Vụ Phòng KS AMARA 13/6-15/6 154 8,848,655 20/6/08 KD-ND-03 Giá vốn dịch Vụ ăn Trên tàu Sài Gòn 15/6 154 46,545,455 24/6/08 KL-ND-05 Giá vốn DVTX đi Ninh Chữ 20/6-23/6 154 3,619,047 25/6/08 KL-ND-04 Giá vốn tour XV ngày 12/6-20/6 154 23,489,090 25/6/08 KL-ND-07 Giá vốn tour Phan Thiết 22/6-23/6 154 5,746,286 28/6/08 KD-ND-06 Giá vốn tour HTDS 18/6-22/6 154 129,852,636 30/6/08 KL-ND-08 Giá vốn tour HTDS 25/6-29/6 154 80,432,189 30/6/08 KL-ND-09 DVTP tại Thiên Hồng 154 827,000 30/6/08 Kết chuyển 632 -911 911 308,564,903 Cộng số phát sinh 308,564,903 308,564,903 2.2.4 Kế toán chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng tại công ty bao gồm:Chi thưởng cho nhân viên sale khi nhận đoàn, dịch vụ về cho công ty, chi phí quảng cáo tiếp thị,chi phí hoa hồng cho người giới thiệu khách, chi mua đồ dùng phục vụ tour trong tháng…. 2.2.4.1 Chứng từ sử dụng: Hóa đơn mua hàng Phiếu chi 2.2.4.2 Tài khoản sử dụng: Tk 641 “ chi phí bán hàng” 2.2.4.3 Nguyên tắc hạch toán: Tài khoản 641 –chi phí bán hàng dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng,cung cấp dịch vụ nhằm thu hút khách và đảm bảo chất lượng của dịch vụ cung cấp. Ngoài mức lương cơ bản,nhân viên sale còn nhận tiền thưởng nóng do đem đoàn về cho công ty, khoản thưởng này tương ứng 20% lãi tour. 2.2.4.4 Nghiệp vụ minh họa: Trong tháng 6, kế toán phân bổ tiền quảng cáo quý 2 trên báo tuổi trẻ cho bộ phận nội địa 1,200,000, kế toán ghi Nợ TK 641 1,200,000 Có TK 1421 1,200,000 Ngày 23/6 kế toán chi tiền mặt 325.000 để thanh toán tiền túi xốp phục vụ tour trong tháng: Nợ TK 641 325.000 Có TK 111 325.000 Cuối tháng, kế toán thanh toán tiền nước suối - chai nhỏ mà công ty đã sử dụng cho tour cho công ty Sài Gòn Phương Nam, số tiền 175,000: Nợ TK 641 159,090 Nợ TK 133 15,910 Có TK 111 175,000 Ngày 30/6 kế toán thanh toán phí gởi thư để quảng cáo tour cho các đơn vị,công ty trong và ngoài thành phố Nợ TK 641 180,000 Nợ TK 133 18,000 Có TK 111 198,000 Đối với tour,dịch vụ do nhân viên sale đưa về công ty,cuối tháng kế toán tổng hợp, tính lãi cho từng tour,dịch vụ và thưởng nóng 20% trên lãi tour cho sale. Số tiền thưởng này sẽ được kế toán chi tiền mặt theo từng quý sau khi đã có sự kiểm tra và xác nhận của sale và điều hành, chi phí này cũng là cách công ty khuyến khích để nhân viên sale nổ lực hơn nữa Tháng 6, nhân viên sale nhận được 1 tour và 2 dịch vụ : + Tour hành trình di sản 18/6-22/6: theo số liệu thu và chi, kế toán xác định lãi tour là: 9,470,177, trích thưởng cho nhân viên sale như sau: Nợ TK 641 1,894,037 Có TK 338 1,894,037 + Dịch vụ thuê phòng ngày 13/6-16/6: lãi dịch vụ thuê phòng: 697,455, kế toán trích thưởng cho DVTP: Nợ TK 641 139,491 Có TK 338 139,491 + Dich vụ ăn trên tàu Sài Gòn ngày 15/6: Tập hợp chứng từ kế toán tính được lãi dịch vụ ăn trên Tàu Sài Gòn ngày 15/6 là: 5,818,000, số tiền mà sale được nhận 1,163,600 Nợ TK 641 1,163,600 Có TK 338 1,163,600 Cuối kỳ kế toán kết chuyển sang tài khoản 911 Nợ TK 911 5,061,218 Có TK 641 5,061,218 Sơ đồ hạch toán Các bút toán thể hiện ở sổ cái TK 641 – chi phí bán hàng như sau: SỔ CÁI TÀI KHOẢN (từ ngày 1/6/2008 đến gnày 30/6/2008_ Tài khoản 641: chi phí Bán Hàng Số dư đầu kỳ: 0 Số dư cuối kỳ:0 Ngày Chứng từ Diễn giãi TK Đối Ứng PS Nợ PS Có 23/6/0/8 C3515/6 Tiền túi xốp phòng nội địa 111 325,000 30/6/08 CP-ND-T6 Kết chuyển tiền báo quảng cáo T6/2008 1421 1,200,000 30/6/08 C3600/6 Chi tiền nước suối cho tour nội địa 111 159,090 30/6/08 C3605/6 Chi tiền thư quảng cáo trong tháng 111 180,000 30/6/08 Tiền thưởng cho nhân viên sale 338 3,197,128 30/6/08 Kết chuyển chi phí 641-911 911 5,061,218 Cộng số phát sinh 5,061,218 5,061,218 2.2.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí chung tại công ty như: chi phí lương bộ phận quản lý và các khoản trích theo lương, chi phí văn phòng phẩm… Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng lương, kế toán ghi nhận các chi phí phát sinh; tiền lương và tiền bảo hiểm tại bộ phận quản lý. Tài khoản 642 thể hiện nội dung: chi phí nhân viên quản lý, chi phí văn phòng phẩm.. cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. 2.2.5.1 Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán lương Hóa đơn mua hàng Phiếu chi. 2.2.5.2 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”: phản ánh các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho việc quản lý chung của doanh nghiệp. 2.2.5.3 Nguyên tắc hạch toán: Kế toán sử dụng TK 642 để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài lương và các khoản trích theo lương, còn có các chi phí như chi trả các dịch vụ mua ngoài ( điện, điện thoại, nước sinh hoạt) và các chi phí khác bằng tiền Các khoản chi phí này thường cố định, chắc chắn xảy ra,vì chưa nhận được bill hoặc hóa đơn vào thời điểm khóa sổ, kế toán thực hiện bút toán trích trước chi phí phải trả vào TK 335 vào cuối tháng,căn cứ theo hóa đơn tháng trước hoặc hợp đồng đã ký với nhà cung cấp. 2.2.5.4 Nghiệp vụ minh họa: Hàng tháng kế toán thực hiện bút toán trích trước chi phí tiền điện cho toàn công ty như sau Nợ TK 642 700,000 Có TK 335 700,000 Trích trước tiền nước sinh hoạt cho toàn công ty Nợ TK 642 800,000 Có TK 335 800,000 Trích trước tiền điện thoại tháng 6/2008 Nợ TK 642 1,015,000 Có TK 335 1,015,000 Tháng sau ,khi nhận được hóa đơn kế toán thanh toán tiền mặt: Nợ TK 335 2,515,000 Nợ TK 133 251,500 Có TK 111 2,766,500 Thanh toán tiền văn phòng phẩm cho công ty Ngoc Mai, theo hóa đơn bán hàng thông thường của đơn vị kế toán chi: Nợ TK 642 500,000 Có TK 111 500,000 Tính lương và khoản trích theo lương T6/2008 Nợ TK 642 8,000,000 Có TK 334 7,310,000 Có TK 338 690,000 Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ Nợ TK 911 11,015,000 Có TK 642 11,015,000 Sơ đồ hạch toán: Các bút toán thể hiện ở sổ cái TK642-chi phí quản lý doanh nghiệp như sau: Ngày Chứng từ Diễn giải TK Đối Ứng PS Nợ PS Có 30/6/08 CP-ND-T6 Trích trước chi phí điện nước, điện thoại của tháng 6 335 2,515,000 30/6/08 C3575/6 Thanh toán tiền văn phòng phẩm T6 111 500,000 30/6/08 C3620/6 Thanh toán tiền lương 334 7,310,000 30/6/08 C3621/6 Thanh toán tiền bảo hiểm nhân viên 338 690,000 30/6/08 Kết chuyển chi phí 642-911 911 11,015,000 Cộng số phát sinh 11,015,000 11,015,000 SỔ CÁI TÀI KHOẢN (từ ngày 1/6/2008 đến ngày 30/6/08)_ Tài khoản 642: chi phí quản lý doanh nghiệp Số dư đầu kỳ: 0 Số dư cuối kỳ:0 2.2.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh: Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần,giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.2.6.1 Chứng từ sử dụng: 2.2.6.2 Tài khỏan sử dụng: Tài khoản 911 “xác dịnh kết quả kinh doanh” 2.2.6.3 Nguyên tắc hạch toán: Kế toán sử dụng tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh được hạch toán theo từng phòng ban kinh doanh, các khoản doanh thu kết chuyển vào tài khoản này là doanh thu thuần. 2.2.6.4 Nghiệp vụ minh họa: a) Cuối tháng kế toán thực hiện việc kết chuyển doanh thu bán hàng thuần Nợ TK 511 337,589,904 Có TK 911 337,589,904 b) Kết chuyển giá vốn của tour và dịch vụ đã cung cấp trong tháng Nợ TK 911 308,564,903 Có TK 632 308,564,903 c) Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ Nợ TK 911 5,061,218 Có TK 641 5,061,218 d) Kết chuyển chi phí quản lý tháng 6/2008 Nợ TK 911 11,015,000 Có TK 642 11,015,000 e) Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh Nợ TK 911 12,948,783 Nợ TK 421 12,948,783 Sơ đồ hạch toán Các bút toán thể hiện ở sổ cái TK911-Xác định kết quả kinh doanh SỔ CÁI TÀI KHOẢN (từ ngày 1/6/2008 đến gnày 30/6/2008) Tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh Ngày Chứng từ Diễn giải TK Đối Ứng PS Nợ PS Có 30/6/08 K/C doanh thu bán hàng trong ky K/C giá vốn hàng bán K/C chi phí bán hàng K/C chi phí QLDN K/C lải Hoạt động SXKD trong tháng 511 632 641 642 421 308,564,903 5,061,218 11,015,000 12,948,783 337,589,904 Cộng số phát sinh 337,589,904 337,589,904 Tình hình kinh doanh tại công ty chủ yếu dựa trên nguồn vốn sẵn có và do đặc điểm kinh doanh la du lịch nên chi phí tài chính, doanh thu tài chính, thu nhập khác, chi phí khác có phát sinh nhưng không nhiều và không liên quan mật thiết đến mảng kinh doanh nội địa vì vậy trong báo cáo thực tập này em không phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến những vấn đề vừa nêu trên CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Phân tích: Tình hình kinh doanh mảng nội đại tháng 6 được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Chỉ tiêu Mã số MTK Trong tháng Lũy kế 1 2 3 4 5 Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) Chiết khấu thương mại Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lại Thuế TTĐB, thuế XK phải nộp 1.Doanh thu thuần (01-03) 2.Giá vốn hàng bán 3.Lợi nhuận gộp(10-11) 4.Doanh thu tài chính 5.Chi phí tài chính 6.Chi phí bán hàng 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh [20-(21-22) –(24-25)] Thu nhập khác Chi phí khác 9.Lợi nhuận khác (31-32) 10.Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40) 11.thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 12.Lợi nhuận sau thuế(50-51) 01 03 04 05 06 07 10 11 20 21 22 24 25 30 31 32 40 50 51 60 511 521 532 3333 632 515 635 641 642 711 811 3334 337,589,904 337,589,904 308,564,903 29,025,001 5,061,218 11,015,000 12,948,783 12,948,783 3,625,659.24 9,323,123.76 337,589,904 337,589,904 308,564,903 29,025,001 Tháng 6 năm 2008 Phần 1: Lãi lỗ Với hai bảng tình hình hoạt động kinh doanh dưới đây, ta có thể thấy được tình hình kinh doanh của công ty trong 2 tháng: tháng 5 và tháng 6 Chỉ tiêu Thực hiện tháng 5 Thực hiện tháng 6 Mức chênh lệch Tốc độ phát triển 1.Doanh thu bán hàng 2.Tổng chi phí kinh doanh Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.Lợi nhuận kinh doanh hàng bán 4.Doanh thu hoạt động tài chính 5.Chi phí hoạt động tài chính 6.lợi nhuận hoạt động tài chính 7.Thu nhập khác 8.Chi phí khác 9.Lợi nhuận khác Tộng lợi nhuận TTTNDN Tỷ suất lợi nhuận TTTNDN/Tổng D.Thu Tỷ suất lợi nhuận trên TTTNDN/ nguồn vốn Tỷ suất lợi nhuận TTTNDN/ tổng chi phí 298,739,000 291,173,450 276,484,554 4,555,096 10,133,800 7,565,550 0 0 0 0 0 0 7,565,550 25,32% 0,76% 2,59% 337,589,904 324,641,121 308,564,903 5,061,218 11,015,000 12,948,783 0 0 0 0 0 0 12,948,783 38,36% 1,29% 3,99% 38,859,904 33,467,676 32,080,349 506,122 1,881,200 5,383,233 0 0 0 0 0 0 5,383,233 13.04% 0.53% 1.4% 113% 111.49% 111.6% 11.,1% 108.7% 171.15% 171.15% BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG KINH DOANH TRONG 2 THÁNG ( THÁNG 5 VÀ THÁNG 6) Trong cùng 100đ chi phí bỏ ra thì tháng 6 thu được nhiều lợi nhuận hơn tháng 5 là : 1,4đ (3,99 – 2,59) KQKD (tháng 5) = Tổng doanh thu – tổng chi phí = 298,739,554 – 291,173,456 = 7,565,550 KQKD (tháng 6) = Tổng doanh thu – tổng chi phí = 377,589,904 - 324,641,121 = 12,948,783 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng chính là lợi nhuận trước thuế, theo bảng số liệu ta thấy lợi nhuận T6 tăng 5,383,233 ( 12,948,783-7,565,550), đạt tốc độ phát triển 171.15%, điều này có ảnh hưởng tốt đến tình hình kinh doanh của công ty.Sự gia tăng đó chủ yếu là do doanh thu bán hàng tăng. Doanh thu bán hàng của tháng 6 tăng 38,509,904 (337,589,904-298,739,000) so với tháng 6 Với nhiều yếu tố khách quan về đặc điểm sinh hoạt của nước ta như: tháng 6 là tháng hè tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh tour du lịch mảng nội địa..Các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đặc biệt là trường học thường cho cán bộ công nhân viên đi tham quan, nghỉ dưỡng trong dịp hè, đây là điều kiện hết sức thuận lợi để nhân viên sale chào đoàn, giới thiệu tour, và thực tế tháng 6 này số lượng và doanh thu đoàn do sale mang về tăng so với tháng 5. Thị trường du lịch nước ngoài biến động và khách chuyển sang đang ký các tour trong nước. Với mục đích thu hút khách trong nước sử dụng dịch vụ trong nước nên giá tour nội địa tại công ty là giá dễ được khách hàng chấp nhận, và giá bán tour có sức cạnh tranh với các công ty cùng ngành. Tuy tổng chi phí của doanh nghiệp trong tháng 6 có tăng 33,467,676 (324,641,121-291,173,450) nhưng tỷ lệ tăng doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng chi phí 1.51%(113%-111.49%) nên doanh thu có thể bù đắp chi phí bỏ ra và đem lại lợi nhuận cho công ty. Cũng theo bảng trên chúng ta thấy : + Giá vốn hàng bán tăng 32,080,349 (308,564,903 – 276,484,554) so với tháng 5, tốc độ phát triển là 111.6% + Chi phí bán hàng tháng 6 tăng 506,112 (5,061,218 – 4,555,096, tốc độ phát triển 111.1% + Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1,881,800 (11,015,000-10,133,800), tốc dộ phát triển 108.7% Tất cả các yếu tố trên đều góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho nội địa trong tháng 6. Xem xét các tỷ suất của hai tháng: tháng 5 và tháng 6 ta cũng sự phát triển của tháng 6 một cách rõ nét: Cùng 100đ doanh thu nhưng tháng 6 thu được lợi nhuận hơn tháng 5 là : 13.04đ (38.36-25.32) Cùng 100đ vốn kinh doanh, tháng 6 thu được lợi nhuận nhiều hơn tháng 5 là :1.53đ (1.29-0.76) Cùng 100đ chi phí bỏ ra để kinh doanh nhưng tháng 6 thu được lợi nhuận về công ty nhiều hơn tháng 5 1.4đ (3.99-2.59). Như vậy có thể thấy tình hình kinh doanh tháng 6 của công ty là tốt và thu được nhiều lợi nhuận về cho công ty 3.2 Nhận xét: 3.2.1 Nhận xét chung về tình hình hoạt động tại công ty: Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết,ham học hỏi có kinh nghiệm về ngành du lịch đã tạo sự tin cậy cho khách hàng khi khách đến đăng ký tour. Các tour du lịch tại công ty khá đa dạng, phong phú có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng. Công ty có nhiều phòng ban với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau tạo điều kiện hỗ trợ, phối hợp thực hiện tour và dịch vụ Ví dụ: Đối với tour outbound khách cần có hộ chiếu, công văn nhập, tái nhập vào các nước sở tại thì tại công ty đã có bộ phận vé-visa hỗ trợ.bộ phận outbound. Khi khách mua vé và muốn đăng ký tour du lịch thì ngay tại công ty đã có các bộ phận nội địa, inbound và out bound tư vấn để khách có thể lực chọn dịch vụ cho mình. Chính sự kết hợp nhịp nhàng đã đem lại sự thuận lợi trong quá trình thực hiện tour du lịch, đồng thời thu hút được thêm khách hàng đến với công ty du lịch Lâm Đồng. Tuy bên cạnh những ưu điểm kể trên thì tại công ty còn có rất nhiều hạn chế như sau: + Bộ phận nội địa khách lẻ và bộ phận out bound : Nhân viên điều hành cũng là người nhận khách và điều hành tour, như vậy sẽ không tránh khỏi tình trạng nhân viên công ty sau khi nhận khách sẽ giao cho các đối tác du lịch dể hưởng hoa hồng, tình trạng này xảy ra sẽ làm thất thoát 1 khoản doanh thu của công ty Vi dụ: khách lẻ đăng ký tour thường không lấy hóa đơn, trường hợp là khách hàng thân thuộc khách sẽ không lấy biên nhận thu tiền từ điều hành và khoản tiền thu được từ khách không nộp về phòng kế toán -> công ty mất đi một khoản doanh thu tour và kế toán không báo cáo dịch vụ này. Hiện nay lượng khách lẻ đi tour tại công ty, nếu không đủ số lượng khởi hành tour sẽ giao cho các đối tác du lịch khác, cách thực hiện tour như vậy sẽ gây hậu quả rất lớn, nó không chỉ làm mất đi thương hiệu của Lâm Đồng mà còn làm mất đi lượng khách hàng đến với công ty. Ngoài ra khi giao khách công việc của điều hành sẽ nhẹ nhàng -> tạo sự kém năng động quảng cáo tour và nhận khách từ các đối tác du lịch khác. + Bộ phận vé-visa: Trong những ngày lễ hoặc có những dịp đặc biệt, các hãng vé như Pacific Airline ( Jestar Pacific), Lion air… đếu có chương trình giảm giá vé cho một vài chuyến bay, nhưng công ty không treo bảng hay làm băng rôn quảng cáo, thông báo, điều đó thể hiện sự thiếu quan tâm và quảng bá đến khách hàng, doanh nghiệp mất đi một khoản doanh thu. 3.2.2 Nhận xét về bộ phận kế toán: 3.2.2.1 Tầm quan trọng của công tác kế toán: Lĩnh vực kinh doanh của công ty Lâm Đồng là dịch vụ lữ hành. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, công ty không chỉ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty hoạt động cùng lĩnh vực mà còn chịu sức ép từ các vấn đề chung của nền kinh tế. Một trong số những giải pháp cần thiết là kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý ….thông tin để làm cơ sở đó không thể khác hơn ngoài thông tin kế toán. Điều này đòi hỏi phải có một bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả. 3.2.2.2 Thực trạng về bộ máy kế toán hiện nay: Trong thời gian vừa qua, công ty Lâm Đồng đã không có nhiều sự đầu tư cho bộ máy kế toán, giải pháp thuê các kế toán viên giỏi hay dịch vụ kế toán làm thời vụ, thuê nhân sự trình độ không cao để tiết kiệm chi phí đã được áp dụng. Sự gia tăng về lượng không tương xứng với sự gia tăng về chất. Hiện nay, công ty Lâm Đồng vẫn tồn tại hai hệ thống kế toán cùng tồn tại đó là kế toán thuế và kế toán nội bộ Cơ quan thuế hiện nay chỉ quan tâm, kiểm tra công tác kế toán nhằm mục đích thuế, hơn nữa theo quy định hiện hành, cơ quan thuế không có thẩm quyền trong việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán.điều này dễ dẫn đến hậu quả là bộ máy kế toán chủ yếu dùng để đối phó với cơ quan thuế.Sau này, nếu công ty muốn thực hiện việc cổ phần hóa cùng với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để sử dụng có kết quả thông tin kế toán người sử dụng báo cáo phải hiểu được số liệu kế toán, kết hợp các số liệu và ý nghĩa của chúng.Yêu cầu sử dụng loại thông tin nào phụ thuộc vào các loại quyết định mà Giám đốc cần đưa ra Hiện nay công ty quản trị theo từng tour và dịch vụ, đòi hỏi sự chi tiết về số liệu vì vậy công tác kế toán tương đối vất vả, thông tin nhập liệu tại phòng kế toán cũng đòi hỏi sự chính xác cao Hệ thống tài khoản và cách hạch toán tại công ty hiện nay khá phù hợp và đáp ứng được phần nào các yêu cầu mà giám đốc đặt ra. Công ty sử dụng TK 154 để tập hợp chi phí tour và dịch vụ, cuối tháng kế toán có thể nắm bắt tour, dịch vụ nào chưa kết thúc. Sẽ dễ hơn cho việc hối thúc điều hành cũng như hướng dẩn quyết toán tour và chuyển tour tháng này sang tháng sau nếu tour chưa kết thúc do hành trình tour kéo dài nhiều ngày. 3.2.2.3 Thành tựu đạt được trong thời gian qua: Hệ hống sổ sách của công ty đã ổn định, khắc phục được nhiều khó khăn đã gặp trong những năm trước Số lượng nhân sự hiên nay là tương đối phù hợp với khối ượng công việc. 3.2.2.4 Mặt hạn chế trong công tác kế toán hiện nay: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của kế toán chưa tốt, gây khó khăn cho việc ứng dụng công nghệ - cụ thể là phầm mềm kế toán, hạn chế trong việc tạo lập các báo cáo phức hợp Báo cáo còn chậm trễ, không thể tư vấn kịp thời cho giám đốc trong quản lý kinh doanh 3.3 Kiến nghị một số giải pháp: 3.3.1 Bộ Phận kinh doanh: Công ty cần tách biệt chức năng của người nhận khách và người điều hành tour. Bộ phận nhận khách sau khi nhận khách đang ký tour sẽ chuyển giao khách cho điều hành để điều hành thực hiện chương trình tour. Phân rõ quyền hạn nhận khách và đặt dịch vụ để kế toán có thể theo dõi, vì khi thanh toán các dịch vụ cho đối tác phục vụ tour, kế toán sẽ căn cứ theo booking xác nhận dịch vụ giữa hai bên. Công ty cần thường xuyên huấn luyên nghiệp vụ cho nhân viên, để nâng cao nghiệp vụ,bổ sung các thông tin du lịch. Chương trình khách lẻ nội địa và khách lẻ outbound cần thay đổi theo thời gian và đặc điểm kinh tế, cũng như cần mở thêm các chương trình tour Ví dụ: Vào thời điểm mùa hè, cần tăng thêm tần suất của các tour trong tuần và trong tháng. Tour Đà Lạt khởi hành 1 tuần 1 lần vào ngày thứ 6 hàng tuần, nay có thể tăng thêm lịch cho tour Đà Lạt lên 6 chuyến trong một tháng….tour trung quốc hiện nay của công ty có thời gian là 8 ngày 7 đêm, có thể rút ngắn thời gian còn 5 ngày 4 đêm, để tạo thêm nhiều cơ hội cho khách đăng ký tour. Cần mở rộng mối quan hệ với các đối tác du lịch ở mọi miền đất nước để khách nội địa có thể gởi khách mà không cần thông qua một công ty du lịch nào khác Ví dụ: hiện nay với khách lẻ nội địa đăng ký tour Hà Nội - Lào Cai - Sapa, mọi dịch vụ của công ty đặt sẽ được đối tác là công ty du lịch Hà Long sắp xếp.Nhưng nếu khách chỉ tham quan Sa pa thì công ty vẫn chưa được cho giá tốt khi tự đặt các dịch vụ mà vẫn phải thông qua du lịch Hạ Long.Vì vậy đế có được giá tốt khi công ty đặt các dịch vụ, ngoài việc ký kết các hợp đồng, công ty cần kết hợp với việc tự đặt các dịch vụ mà không cần phải thông qua các đại lý du lịch khác, như vậy thương hiệu công ty mới được mở rộng. Liên kết với các công ty du lịch khác để có thể kết hợp cùng tổ chức tour cũng như nhận khách từ đối tác chuyển sang có như vậy thương hiệu của công ty mới được khách hàng biết đến nhiều hơn. Đẩy mạnh công tác quảng bá,giới thiệu các dịch vụ mà công ty hiện có, ngoài việc đăng thông tin trên các báo công ty nên treo băng rôn quảng cáo ngay tại công ty mình, với cách thông tin sẽ được đón nhận nhiều hơn và hiệu quả hơn. 3.3.2 Bộ phận kế toán: Xây dựng đội ngũ kế toán theo hướng “ đa dạng hóa ” nghiệp vụ để phát huy hết năng lực. Tăng cường khả năng sử dụng công cụ xử lý thông tin hiện đại Nâng cao hiệu suất làm việc, gia tăng trách nhiệm công việc, chủ động giải quyết trong phạm vi công việc của mình. Phân rõ công việc, cấp bậc cùng trách nhiệm từ thấp lên cao. Việc này góp phần nhận định đúng trình độ chuyên môn, khả năng làm việc để xây dựng chiến lược nhân sự trong thời gian sắp tới. Định hướng không chỉ nhằm hoàn thành tốt công việc mà còn thúc đẩy đội ngũ kế toán thường xuyên học hỏi, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng kịp thời yêu cầu công việc Công tác kế toán Ứng dụng phần mềm kế toán để cập nhật dữ liệu hàng ngày, giúp nhanh chóng tìm kiếm và cập nhật dữ liệu kịp thời Thường xuyên cập nhật và củng cố công tác kế toán, kiến thức kế toán tài chính Sát nhập hai hệ thống sổ sách thành một hệ thống sổ duy nhất và thống nhất.Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc đầu tư tài chính trong tương lai. KẾT LUẬN Với sự đoàn kết, phấn đấu nổ lực không ngừng của toàn thể nhân viên, Công ty du lịch Lâm Đồng - đã và đang đem đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng, đáng tin cậy. Để khẳng định thương hiệu của công ty trong ngành du lịch, bên cạnh việc luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mỗi chuyến đi, công ty cần mở rộng thêm tour, dịch vụ để tạo sự đa dạng cho sản phẩm cung cấp,giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn khi đến với Công ty du lịch Lâm Đồng - Trong giai đoạn phát triển mới, du lịch Lâm Đồng - tiếp tục phát huy giá trị đích thực của mình, phấn đấu hơn nữa trong lĩnh vực du lịch, không chỉ thỏa mãn tốt nhu cầu của người tiêu dùng mà còn góp phần vào sự phát triển chung của đất nước TÀI LIỆU THAM KHẢO I) Văn bản Nhà nước Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Nghị quyết 03/NQTW tỉnh Lâm Đồng về phát triển du lịch thời kỳ 2001 – 2005 và định hướng 2010, 20/112001. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Định hướng phát triển Đà Lạt đến năm 2010. 25/11/2005. Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam. Luật du lịch. Số 44/2005/QH11 ngày 14/06/2005. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định số 92/2007/NĐ-CP, 01/06/2007. Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1996-2004 và định hướng đến năm 2020. 10/2005. Sở Văn hoá – Thể thao & Du lịch Lâm Đồng. Báo cáo tổng kết năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009. II) Sách 1. Nguyễn Trọng Đàn, Đặng Trang Viễn Ngọc. Tổng quan du lịch Thế Giới và Việt Nam. NXB Lao động – xã hội, 2009. 2. Bùi Thị Hải Yến. Quy hoạch du lịch. NXB Giáo dục, 2006. Trần Văn Thông. Tổng quan du lịch. NXB Giáo dục, 2003. Tổng cục du lịch Việt Nam. Tập tài liệu về tổng quan du lịch 1999. Trần Nhạn. Du lịch và kinh doanh du lịch. NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 1996. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa. Giáo trình marketing du lịch. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008. III) Báo, tạp chí Trương Trổ. “Nghiên cứu du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng”. Du lịch Việt Nam, 6.1993. Tạp chí du lịch Việt Nam. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010, 8/2002. Bộ văn hoá – thể thao và Du lịch. Tạp chí du lịch Việt Nam – VIETNAM TOURIST REVIEW, 2009. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng IV) Các trang web www. Dalatngaynay.com www.vietnamtourism.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen_de_tot_nghiep_7987(1).doc
Luận văn liên quan