Kết quảng hiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại điều bằng thuốc bảo vệ thực vật nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất điều tại Bình Định

Thành phần loài sâu hại điều tại Bình Định rất đa dạng với sốlượng loài lớn. Trong 42 loài, có 15 loài sâu hại chính trên cây điều và trong đó xuất hiện với tần suất lớn và đã trởthành dịch là bọxít muỗi (Bọxít muỗi nâu đỏHelopeltis antonii Sign, Bọxít muỗi xanhHelopeltis anacardi Miller). Có 15 loại bệnh phá hại trên hầu hết các bộphận của cây điều nhưng trong đó phổbiến và thành dịch phá hại cây điều là bệnh thán thư(cành, hoa, hạt), khô chồi, khô hoa. Chỉcó 37,3% hộtrồng điều có phun thuốc phòng trừsâu bệnh hại. Sâu bệnh hại điều ởcác giai đoạn: ra chồi non (chiếm 51,5%), ra hoa (32,0%), đậu quảnon (16,5%). Người trồng điều ít được quan tâm đến công tác phòng trừsâu bệnh hại điều . - Phun thuốc BVTV phòng trừsâu bệnh hại cho cây điều 3 lần trong một vụ vào các giai đoạn: ra chồi non, ra hoa non, đậu quảnon trên cả2 vùng đất cát và vùng đất đồi đã cho năng suất và hiệu quảkinh tếcao trong điều kiện sâu bệnh hại điều năm 2006. Trước đây, người dân phun thuốc khi thấy cành non, cành hoa, quả non đã bịsâu bệnh hại tấn công xâm nhập nên không cho kết quả.

pdf18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2641 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quảng hiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại điều bằng thuốc bảo vệ thực vật nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất điều tại Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI ĐIỀU BẰNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ĐIỀU TẠI BÌNH ĐNNH TS. Nguyễn Thanh Phương Viện KHKT Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bô (ASISOV) Email: ntphuongqn@yahoo.com; DĐ: 0913483646 Tóm tắt: Tại tỉnh Bình Định có 15 loài sâu hại chính trên cây điều và trong đó xuất hiện với tần suất lớn và đã trở thành dịch là bọ xít muỗi (Bọ xít muỗi nâu đỏ Helopeltis antonii Sign, Bọ xít muỗi xanh Helopeltis anacardi Miller). Có 15 loại bệnh phá hại trên hầu hết các bộ phận của cây điều nhưng trong đó phổ biến và thành dịch phá hại cây điều là bệnh thán thư (cành, hoa, hạt), khô chồi, khô hoa... Phun thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh hại cho cây điều 3 lần trong một vụ vào các giai đoạn: ra chồi non, ra hoa non, đậu quả non trên cả 2 vùng đất cát và vùng đất đồi đã cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện sâu bệnh hại điều năm 2006. Trước đây, người dân phun thuốc khi thấy cành non, cành hoa, quả non đã bị sâu bệnh hại tấn công xâm nhập nên không cho kết quả. Các hỗn hợp thuốc BVTV phun cho điều có năng suất cao và cho hiệu quả kinh tế là: Sherpa 25EC 0,1%, 1 lít/ha + Ridomil 68WP 0,3%, 2 kg/ha; Sherpa 25EC 0,1%, 1 lít/ha + Bavistin 50FL 0,2%, 1 lít/ha; trong một số trường hợp có thể phun Bavistin 50FL 0,2%, 1 lít/ha + Decis 0,2%, 1 lít/ha; và Sherpa 25EC 0,1%, 1 lít/ha + Bordeaux 1%, 400 - 600 lít/ha. Cần nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cho cây điều trong thời gian tới. Từ khóa: Cây điều, sâu bệnh hại điều, thuốc BVTV, tỉnh Bình Định 1. Tính cấp thiết của đề tài Điều (Anacardium occidentale L.), là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, có khả năng trồng được trên hầu hết các loại đất ở vùng cát đến vùng đồi núi thấp từ Đà Nẵng trở vào, nhất là các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên. Điều là cây đa mục đích, sinh trưởng nhanh, tán rộng, có khả năng che phủ bảo vệ đất, hạn chế sự thoái hóa và hoang mạc hóa đất có hiệu quả. Sản phNm chính của cây điều là hạt và dầu vỏ hạt điều, là mặt hàng có giá trị sử dụng và xuất khNu cao. N goài ra, cây điều còn cho quả, gỗ, ta nanh, nhựa... Thị trường điều trong nước và thế giới ổn định và có xu hướng phát triển mạnh. Do có giá trị cao nên tổng diện tích điều trên thế giới ước đạt 7,5 triệu ha và sản lượng trên 2 triệu tấn/năm, chủ yếu tập trung tại Ấn Độ, Braxin, Inđônêxia, Việt N am và N igiêria. Bình Định có diện tích điều là 18.234 ha, trong đó có 11.512 ha kinh doanh, là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 vùng Duyên Hải N am Truung Bộ (sau Bình Thuận). N hưng năng suất điều của tỉnh rất thấp 410 kg/ha, chỉ đạt 40,59% năng suất bình quân cả nước. Đến năm 2010, diện tích điều cả tỉnh sẽ là 30.000 ha. Đa số các vườn điều đang cho quả đều trồng từ hạt không được chọn lọc, trồng quảng canh, cây điều đã già cỗi nên năng suất thấp, chất lượng kém, hiệu quả kinh tế thấp. Đất dốc, xấu, bạc màu, tỷ lệ cát lớn nên giữ nước và dinh dưỡng kém. Thời tiết thay đổi bất thường đã ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả và nuôi quả. N gười trồng điều nghèo nên ít đầu tư thâm canh điều. Tuy nhiên, Bình Định có nhiều tiềm năng để phát triển cây 2 điều hàng hóa, nhưng hạn chế lớn nhất cho việc cải thiện năng suất và chất lượng thương phNm hạt điều là kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại điều. 2. Mục tiêu: Xác định được một số hỗn hợp và thời gian phòng trừ sâu bệnh hại điều bằng thuốc bảo vệ thực vật nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất điều ở tỉnh Bình Định. 3. Một số nghiên cứu sâu bệnh hại điều trên thế giới và trong nước - Trên thế giới đã có một số tác giả Ohler (1979), Sharma (1995), Usman Daras (1998), Rao et al (1993), N guyễn Minh Châu (1998), Kristain Davis (1999), Azam - Ali and Jugde (2001), Surendra (1998), Magboo (1998)... đều cho rằng bọ xít muỗi là sâu chính hại điều, là tác nhân để cho bệnh thán thư xâm nhập gây bệnh hại cho điều; ngoài ra còn một số loại sâu bệnh khác như sâu phổng lá, bọ phấn đầu dài, sâu đục thân, bệnh tàn lụi hoa... và nêu ra một số biện pháp phòng trừ. N goài ra, một số tác giả còn nghiên cứu một số loại côn trùng có ích là thiên địch của bọ xít muỗi; loại kiến xanh, ong tấn công rệp sáp và còn thụ phấn cho hoa điều. - Tại Việt N am, Đường Hồng Dật (1985), Lê N am Hùng và N guyễn Thị Hòa (1985), N guyễn Xuân Thành (2005), Phạm Văn Biên (2005), Tạ Minh Sơn (2006), N guyễn Văn N gân (2006)... đã xác định được thành phần sâu bệnh hại cho cả nước, vùng DHN TB, Tây N guyên, cho tỉnh Quảng N am, Quảng N gãi và Bình Định; và đề ra một số biện pháp phòng trừ. Sâu hại chính là bọ xít muỗi, sâu phổng lá, sâu đục nõn..., bệnh hại chính là thán thư, khô hoa, khô đọt. 4. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 4.1. Vật liệu nghiên cứu: Giống điều ĐDH67-15 sau 44 tháng trồng; Thuốc BVTV phòng trừ sâu: Sherpa 25EC, Oncol 20N D, Decis, Bitox; thuốc phòng trừ bệnh: Bavistin 50FL, Ridomil 68WP, Champion 77WP, Bordeaux 1%. 4.2. Nội dung nghiên cứu: N ghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại điều bằng thuốc Bảo vệ thực vật. - Các công thức thí nghiệm : + CT1 : Đối chứng (phun nước lã), + CT2 : Sherpa 25EC 0,1%; 1 lít/ha + Bavistin 50FL 0,2%; 1 lít/ha, + CT3 : Sherpa 25EC 0,1%; 1 lít/ha + Ridomil 68WP 0,3%; 2 kg/ha, + CT4 : Sherpa 25EC 0,1%; 1 lít/ha + Champion 77WP 0,3%; 1 kg/ha, + CT5 : Sherpa 25EC 0,1%; 1 lít/ha + Bordeaux 1%; 400 - 600 lít/ha, + CT6 : Bavistin 50FL 0,2%; 1 lít/ha + Oncol 20N D 0,2%; 1 lít/ha, + CT7 : Bavistin 50FL 0,2%; 1 lít/ha + Decis 0,2%; 1 lít/ha, + CT8 : Bavistin 50FL 0,2%; 1 lít/ha + Bitox 0,2%; 2 lít/ha. - Thuốc bảo vệ thực vật đuợc phun vào 3 giai đoạn mà cây điều mẫn cảm nhất đối với sâu bệnh hại: cây điều ra chồi non, ra chồi hoa, hình thành quả non, mỗi giai đoạn phun 1 lần. 3 - Trước mỗi lần phun và sau phun 5 ngày tiến hành điều tra mật độ cũng như tỉ lệ sâu, bệnh hại ở các công thức thí nghiệm. - Phương pháp điều tra: điều tra 5 điểm theo đường chéo góc ở mỗi lần lặp lại, mỗi điểm điều tra 1 cây và cố định trong suốt quá trình thí nghiệm. + Đối với sâu hại tiến hành điều tra mật độ con/m2 diện tích tán lá. + Đối với bệnh hại tiến hành điều tra theo tỉ lệ lá, cành, hoa, quả bị hại trong công thức thí nghiệm. 4.3. Phương pháp nghiên cứu (1) Phương pháp thí nghiệm - Thí nghiệm đồng ruộng bố trí theo phương pháp khối đầy đủ hoàn toàn khối ngẫu nhiên (RCBD) 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 441 m2 (9 cây/ô, khoảng cách cây 7 m x 7 m). Bố trí thí nghiệm theo phương pháp chung và hiện hành của cây lâu năm. - Thí nghiệm được tiến hành trên 2 tiểu vùng sinh thái: (i) vùng đất cát (huyện Phù Cát), (ii) vùng đất đồi (huyện Phù Mỹ). - Kết quả thí nghiệm được xử lý theo chương trình IRRISTAT 4.0 và EXCEL. - Kỹ thuật canh tác điều được áp dụng theo Quy trình kỹ thuật trồng điều do Bộ N ông nghiệp và PTN T ban hành năm 2000. (2) Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất: - Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất... của thí nghiệm theo phương pháp chung và hiện hành của cây lâu năm. - Điều tra sâu, bệnh hại điều theo phương pháp chung của Viện Bảo vệ thực vật. (3) Phương pháp tính hiệu quả kinh tế: Tinh toán hiệu quả kinh tế theo phương pháp chung gồm các chỉ tiêu: Tổng giá trị thu nhập (GR), Tổng chi phí lưu động (TVC), Lãi thuần (N B), Tỷ suất lợi nhuận. 5. Kết quả và thảo luận 5.1. Thành phần sâu bệnh hại trên cây điều tại Bình Định 5.1.1. Thành phần sâu hại điều Các kết quả nghiên cứu từ năm 1999 - 2000 cho thấy, do khí hậu nóng Nm, lượng mưa lớn nên tại các vùng trồng điều ở vùng Duyên Hải N am Trung Bộ đã phát sinh dịch do bọ xít muỗi và bệnh thán thư gây thiệt hại khoảng trên 40% năng suất hạt. Từ năm 2001 đến nay, do điều kiện khô hạn, ít mưa đã tạo điều kiện cho nhện đỏ, bọ trĩ, bệnh khô bông, khô hạt... phát sinh gây hại và làm giảm năng suất điều đáng kể. Trong số hàng loạt những côn trùng gây hại cho cây điều thì bọ xít muỗi (Helopeltis antonii Sign) đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là đối tượng sâu hại nguy 4 hiểm nhất cho các vùng điều. Chúng không những phá hại lá làm giảm khả năng quang hợp mà còn chích hút nhựa ở đọt non làm các ngọn cây bị cháy và chết khô. Các phát hoa bị bọ xít muỗi đốt, bị khô héo và chết. Các quả non bị chích hút nên quả bị teo dần và rụng. Bọ xít muỗi còn tạo vết thương cho nấm thán thư dễ dàng xâm nhập gây hại các bộ phận non của cây điều. Bảng 1. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu hại trên cây điều tại Bình Định năm 2006 TT Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ phổ biến I Bộ cánh phấn (Lepidoptera) 1 Sâu róm xám 2 khoang đỏ Euproctis similis Fuessly ++ 2 Sâu róm 4 gù vàng Limantridae (chưa xác định tên) ++ 3 Sâu róm nâu đỏ, lưng 2 vệt trắng hình thoi Limantridae (chưa xác định tên) + 4 Sâu róm chỉ đỏ sọc vàng Porthesia scintillans Walker ++ 5 Sâu róm đỏ Cricularia trifenestrata Helfer + 6 Sâu nhả tơ cuốn lá Archips sp. ++++ 7 Sâu xám nhả tơ kết lá Lamida sp. ++++ 8 Sâu phổng lá Acrocercop syngramma Meyrich ++++ 9 Sâu kèn đơn Clania minuscula Butter +++ 10 Sâu kèn lớn Oiketicus sp. +++ 11 Sâu kèn bó củi Psychidae (chưa xác định tên) ++ 12 Sâu kèn xếp mái nhà Psychidae (chưa xác định tên) + 13 Sâu đo xanh, hai sừng Thalassodes quadraria Guenee ++ 14 Sâu đục quả Noorda albizonalis Ham ++++ 15 Sâu xanh chấm đen Psychidae (chưa xác định tên) + 16 Sâu xanh cuốn tổ Psychidae (chưa xác định tên) ++ 17 Sâu gai nâu, hình chùy (chưa xác định họ, tên) + II Bộ cánh cứng (Coleoptera) 18 Xén tóc nâu Plocaederus obesus Gahan ++ 19 Xén tóc nâu đậm Batrocera rufomaculata De Geer ++ 20 Xén tóc hoa Cerambycidae (chưa xác định tên) + 21 Câu cấu xanh vàng lớn Hypomeces squamosus Fabr ++++ 22 Câu cấu hoa nâu-xám Curculionidae (chưa xác định tên) ++ 23 Câu cấu xám đen bé Curculionidae (chưa xác định tên) ++ 24 Câu cấu xám bé Curculionidae (chưa xác định tên) ++ 25 Câu cấu xanh bé Platymycterus sieversi Reitter ++ 26 Câu cấu đục nõn Alcides sp. +++ 27 Cánh cam xanh ánh kim Anomala cupripes Hope +++ 28 Bọ hung nâu nhỡ Adoretus compressus Weber ++ 29 Bọ hung nâu chân dẹt Maladera cavifrons Reitt + 30 Bọ hung nâu xám, ngực xanh Anomala rufiventris Redtenbacher + 31 Bọ hung nâu lớn Exolontha castanea Chang + 32 Bọ hung vàng chân dẹt Maladera sp. + III Bộ cánh đều (Homoptera) 5 TT Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ phổ biến 33 Rệp muội Aphis sp. +++ 34 Rệp sáp trắng dính Pseudoanidia sp. +++ IV Bộ cánh nửa (Hemiptera) 35 Bọ xít muỗi nâu đỏ Helopeltis antonii Sign ++++ 36 Bọ xít muỗi xanh Helopeltis anacardi Miller ++++ 37 Bọ xít đỏ lưng chữ nhật Lygaeus hospes Fabr ++ 38 Bọ xít dài hôi Leptocorisa acuta Thunb + 39 Bọ xít xanh Nezara viridula Linnaeus + V Bộ cánh tơ (Thysanoptera) 40 Bọ trĩ Selenothrips rubrocinctus Glard +++ VI Bộ cánh bằng (Isoptera) 41 Mối hại gốc Nasutitermes graveolus Hill + VII Bộ nhện nhỏ (Acarina) 42 N hện đỏ Olygonychus coffeae N ietner +++ (Nguồn: Nguyễn Văn Ngân, 2006) Ghi chú: + Rất ít phổ biến; ++ Ít phổ biến; +++ Phổ biến; ++++ Rất phổ biến Kết quả điều tra năm 2006 (Bảng 1) trên cây điều tỉnh tại Bình Định có 42 loài côn trùng gây hại. Thành phần loài sâu hại điều rất đa dạng với số lượng loài lớn. Trong số này có 41 loài sâu và 1 loài thuộc lớp nhện. Chúng thuộc 7 bộ, 21 họ. Trong đó, nhiều nhất là bộ cánh phấn có 17 loài chiếm 40,48%, bộ cánh cứng có 15 loài chiếm 35,71%, bộ cánh nửa có 5 loài chiếm 11,90%, bộ cánh đều có 2 loài chiếm 4,76 %. Các bộ còn lại là bộ cánh tơ, bộ cánh bằng và bộ nhện nhỏ mỗi bộ có 1 loài chiếm 2,38 % (N guyễn Văn N gân, 2006). Trong 42 loài có 15 loài sâu hại chính trên cây điều tại Bình Định và trong đó xuất hiện với tần suất lớn, đã trở thành dịch là bọ xít muỗi (Bọ xít muỗi nâu đỏ Helopeltis antonii Sign, bọ xít muỗi xanh Helopeltis anacardi Miller). Về quy luật phát sinh gây hại của bọ xít muỗi tại Bình Định, sau mùa mưa từ tháng 9 - 12 là bắt đầu mùa khô nắng ấm, vì vậy từ tháng 1 bọ xít muỗi trưởng thành chích hút hại đọt non và phần cuống nơi gần sát phiến lá non. Mật độ ban đầu thấp và tăng dần từ tháng 2 - 4 là những giai đoạn điều ra lộc non, ra hoa, nở hoa và đậu quả non. Đây là giai đoạn có nhiều thức ăn và thời tiết thích hợp cho chúng. Từ tháng 5 trở đi thời tiết nắng nóng, khô hanh, thức ăn giảm nên mật độ bọ xít muỗi giảm (N guyễn Văn N gân, 2006). 5.1.2. Thành phần bệnh hại điều 6 Bảng 2. Thành phần bệnh và mức độ phổ biến trên cây điều tại Bình Định năm 2006 TT Tên bệnh Nguyên nhân Mức độ phổ biến 1 Bệnh thán thư lá Colletotrichum gloeosporioides (Penz) Sacc. ++ 2 Bệnh cháy lá Pestalotiopsis guepinii (Desm.) Stey + 3 Bệnh đốm rong đỏ lá Cephaleuros virescens Kunze +++ 4 Bệnh muội đen Graphium sp. +++ 5 Bệnh đốm thâm nước lá Phomopsis anacardii Early & Punith. + 6 Bệnh khô cành Corticium salmonicolor Berk. & Broome + 7 Bệnh chảy gôm cành Lasiodiplodia theobromae Giffon & Maubl. ++ 8 Bệnh khô chồi Phomopsis anacardii Early & Punith. ++ 9 Bệnh khô chồi- tiết gôm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc. +++ 10 Bệnh khô trái non Lasiodiplodia theobromae Giffon & Maubl. +++ 11 Bệnh thán thư hạt Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc. + 12 Bệnh khô hoa Phomopsis anacardii Early & Punith. ++++ 13 Bệnh thối hoa Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc. + 14 Bệnh khô đen hoa Lasiodiplodia theobromae Giffon & Maubl ++++ 15 Bệnh thối rễ cây con Pythium splendens Braun. + (Nguồn: Tạ Minh Sơn, 2006) Chú thích: + < 10% bộ phận bị bệnh (cành, lá, đọt, quả, chùm hoa) so với số lá, quả... điều tra ++ < 11 - 25% số lá, cành, quả... so với số lá, cành, quả... điều tra +++ < 26 - 50% số lá, cành, quả... so với số lá, cành, quả... điều tra ++++ > 50% số lá, cành, quả... so với số lá, cành, quả... điều tra Số liệu bảng 2 cho thấy, có 15 loại bệnh phá hại trên hầu hết các bộ phận của cây điều nhưng trong đó phổ biến và thành dịch phá hại cây điều là bệnh thán thư (lá, cành, hoa, hạt), khô chồi, khô hoa... 5.1.3. Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh chính hại điều tại khu vực nghiên cứu điều năm 2005 và 2006 7 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 140,0 160,0 180,0 200,0 0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 300,0 350,0 NhiÖt ®é trung b×nh (0C) 21,7 23,9 23,8 26,5 28,8 30,0 29,1 29,1 Èm ®é trung b×nh (%) 85,0 88,0 86,0 84,0 82,0 74,0 76,0 74,0 L−îng m−a (mm) 61,0 63,0 58,0 35,2 45,4 51,1 17,2 23,0 Bèc h¬i (mm) 70,1 62,3 82,7 106,5 119,8 163,1 169,5 180,7 Sè ngμy m−a (ngμy) 8,0 5,0 6,0 4,0 10,0 6,0 8,0 14,0 S−¬ng mï (ngμy) 10,0 10,0 7,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Sè giê n¾ng (giê) 191,1 205,2 200,0 262,0 304,1 263,9 232,6 170,3 I II III IV V VI VII VIII Hình 1. Một số yếu tố khí tượng năm 2005 tại khu thí nghiệm tỉnh Bình Định 0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 300,0 NhiÖt ®é trung b×nh (0C) 22,8 23,9 24,6 27,3 28,2 29,4 29,4 28,6 Èm ®é trung b×nh 87,0 90,0 87,0 83,0 81,0 78,0 69,0 74,0 L−îng m−a (mm) 28,2 46,0 116,4 23,9 76,6 1,0 29,9 124,3 Bèc h¬i (mm) 67,2 63,6 73,1 115,7 123,5 135,2 204,0 157,2 Sè ngμy m−a (ngμy) 13,0 11,0 2,0 3,0 6,0 3,0 10,0 10,0 S−¬ng mï (ngμy) 2,0 4,0 10,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Sè giê n¾ng (giê) 95,8 172,5 224,0 271,5 281,0 284,2 179,8 208,4 I II III IV V VI VII VIII Hình 2. Một số yếu tố khí tượng năm 2006 tại khu thí nghiệm tỉnh Bình Định Độ Nm trung bình từ tháng I - V của năm 2005 từ 82 – 88 %, đặc biệt từ tháng I - IV từ 84 – 88 % và của năm 2006 từ 81 – 90 %, trong đó từ tháng I - V tương ứng với độ Nm 87,0 - 90,0 - 87,0 - 83,0 - 81,0 %. Với độ Nm trung bình của 2 năm đều cao hơn rất nhiều so với độ Nm trung bình nhiều năm từ tháng I - V là 82,5 - 82,8 - 83,4 - 83,1 - 79,3 %. N goài ra, lượng mưa và số ngày mưa từ tháng I - V của năm 2005 đều cao hơn số trung bình nhiều năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây 8 điều sinh trưởng phát triển, như ra chồi non, ra phát hoa, nở hoa, đậu quả, là nguồn thức ăn chính hấp dẫn bọ xít muỗi chích hút. Từ đó bệnh thán thư xâm nhập và phát triển thành dịch gây ra mất mùa điều tại tỉnh Bình Định. Bảng 3. Thành phần và tỷ lệ sâu chính hại điều tại khu vực thí nghiệm vùng đất cát (Phù Cát) và đất đồi (Phù Mỹ) năm 2005 và 2006 Thành phần Tỷ lệ bị hại(%) Bọ xít muỗi Helopeltis antonii Sign Sâu phổng lá Acrocercop syngramma Meyrich Sâu cuốn lá Archips sp Sâu kèn lớn Oiketicus sp Cầu cấu xanh Hypomeces squamosus Fabr Rệp sáp Pseudoanidia sp Rệp muội Aphis sp Sâu đục quả Noorda albizonalis Ham 1. Tại vùng đất cát N ăm 2005 23,1 4,8 2,7 2,7 1,3 3,0 0,3 0,2 N ăm 2006 22,0 3,2 5,5 5,5 0,3 1,6 0,1 0,2 2. Tại vùng đất đồi N ăm 2005 31,8 24,6 1,9 3,5 0,3 0,1 0,5 0,2 N ăm 2006 25,5 10,9 2,9 5,3 0,2 0,6 0,2 0,1 Bảng 4. Một số bệnh chính hại điều tại khu vực thí nghiệm vùng đất cát (Phù Cát) và đất đồi (Phù Mỹ) năm 2005 và 2006 Loại bệnh Cấp bị hại Bệnh thán thư Colletotrichum gloeosporioides (Penz) Sacc. Bệnh khô hoa Phomopsis anacardii Early & Punith. 1. Tại vùng đất cát N ăm 2005 cấp 3 cấp 2 N ăm 2006 cấp 2 cấp 2 2. Tại vùng đất đồi N ăm 2005 cấp 3 cấp 2 N ăm 2006 cấp 3 cấp 2 Số liệu bảng 3 và 4, kết quả điều tra, thu thập sâu bệnh chính hại điều trong 2 năm 2005 và 2006 tại khu vực thí nghiệm cho thấy: - Thành phần sâu hại chính là bọ xít muỗi với tỷ lệ hại từ 23,1 - 31,8 % vào năm 2005 và 22,0 - 25,5 % vào năm 2006; tại vùng đất đồi có tỷ lệ bọ xít muỗi gây hại cao hơn vùng đất cát vì vùng đất đồi có nhiều cây cối, bụi rậm là nơi trú Nn và phát sinh, phát triển của chúng. N goài ra, còn có một số loại sâu hại khác như sâu phổng lá, sâu cuốn lá, câu cấu xanh… nhưng mức độ gây hại thấp, không thành dịch và ít ảnh hưởng đến năng suất điều. - Bệnh hại chính trong 2 năm là bệnh thán thư với cấp bệnh 3 vào năm 2005 và từ cấp 2 - 3 vào năm 2006. Cấp gây hại của bệnh thán thư ở vùng đất đồi cao hơn vùng đất cát vì vùng đất đồi có thực bì che phủ đất cao nên độ Nm không khí cũng cao hơn. - Tỷ lệ hại của bọ xít muỗi và cấp gây hại của bệnh thán thư trong năm 2005 cao hơn 2006, nghĩa là tỷ lệ bọ xít muỗi gây hại cao thì đồng thời bệnh thán thư cũng cao, cho nên bọ xít muỗi không những gây chết cây, làm khô hoa rụng quả, mà còn tạo vết thương cho nấm thán thư xâm nhập. 9 Trong 2 năm (2005 và 2006), độ Nm trung bình, lượng mưa và số ngày mưa cao hơn số liệu khí hậu trung bình nhiều năm (từ 1990 - 2006) đã gây nên dịch bọ xít muỗi và bệnh thán thư bùng phát, đã làm giảm năng suất và sản lượng điều tại tỉnh Bình Định. Những diễn biến bất thường của thời tiết là những hạn chế lớn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng điều. Vì vậy, đó là điều quan trọng mà các nhà nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật và người trồng điều ở tỉnh Bình Định cần nắm bắt để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đối với cây điều một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. 5.2. Những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại điều đã được áp dụng Kết quả điều tra tập quán phòng trừ sâu bệnh hại điều ở Bình Định cho thấy, chỉ có 37,3 % hộ trồng điều có phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại. N ông dân thường phun thuốc vào mùa xuân từ tháng 01 đến tháng 3 (chiếm 72,6%), phun thuốc vào mùa đông từ tháng 11 đến tháng 12 (chiếm 24,6 %). Họ dùng nhiều loại thuốc khác nhau để trừ sâu và ít dùng thuốc phòng trừ bệnh để phun cho cây điều. Sâu hại điều phổ biến là bọ xít muỗi, sâu phổng lá, sâu róm đỏ..., thường có bệnh thán thư lá, thán thư hạt, bệnh khô lá, bệnh khô hoa... Tuy các vườn điều có phun thuốc BVTV nhưng hầu hết là phun không đúng thuốc, không đúng nồng độ và liều lượng, không đúng lúc nên ít mang lại hiệu quả. Sâu, bệnh thường phát thành dịch và gây hại điều ở các giai đoạn như: ra chồi non (chiếm 51,5 %), ra hoa (32,0 %), đậu quả non (16,5 %). Các đơn vị khoa học, khuyến nông trong tỉnh cũng đã xây dựng một số mô hình phòng trừ sâu bệnh hại điều bằng phương pháp hóa học nhưng việc phổ biến, ứng dụng và nhân rộng còn nhiều hạn chế. Công tác dự báo phòng trừ sâu bệnh hại điều chưa được quan tâm, cán bộ kỹ thuật ở các Trạm BVTV huyện còn mỏng và am hiểu về sâu bệnh hại điều còn quá ít nên chưa đáp ứng được yêu cầu tư vấn, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại điều của người dân. N hiều hộ nông dân không đầu tư bón phân, ít chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, tỉa cành tạo tán, không làm tốt vệ sinh vườn điều. Vì vậy, trong những năm 2001, 2005, 2006 có dịch lớn xảy ra do sâu róm đỏ, bọ xít muỗi, bệnh thán thư gây hại nghiêm trọng, nhiều hộ trồng điều mất trắng. 5.3. Kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc BVTV phòng trừ các loại sâu bệnh chính hại điều Tổng hợp bảo vệ cây (THBVC) không loại trừ phương pháp hóa học trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây. Tuy nhiên, THBVC không đặt phương pháp hóa học vào vị trí chủ đạo trong các phương pháp BVTV được sử dụng. THBVC coi phương pháp hóa học như những phương pháp BVTV khác với những ưu điểm và khuyết nhược điểm của nó. Thực hiện THBVC mà tuyệt đối không sử dụng thuốc hóa học BVTV là không đúng. Phương pháp hóa học BVTV nếu được sử dụng đúng kỹ thuật với trình độ hiểu biết đầy đủ và có những cNn trọng cần thiết, thì phương pháp này không những mang lại kết quả tốt mà không gây ra tác động xấu lên môi trường, lên hệ sinh thái và lên con người (Đường Hồng Dật, 2004). 10 Cây điều có nhiều loại sâu bệnh gây hại nên ngoài việc áp dụng các biện pháp canh tác để tăng sức đề kháng cho cây thì việc sử dụng thuốc BVTV để phòng và trừ khi có dịch là cần thiết. Từ kết quả điều tra thành phần sâu, bệnh chính hại điều cho thấy nhiều đối tượng sâu, bệnh tấn công cùng một lúc vào các bộ phận non của cây (cành lá, hoa, quả...). Thông thường, sau khi các bộ phận non của cây điều bị sâu hại cắn, chích hút... thì dễ bị nấm bệnh xâm nhập qua vết thương. Thực tế cho thấy, nếu các bộ phận của cây điều bị bọ xít muỗi chích hút và gặp thời tiết mưa, trời âm u, độ Nm không khí cao thì sau đó là bệnh thán thư xâm nhập phá hại. Trong thời gian qua, có nhiều thí nghiệm về sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh hại điều cũng đã có những công thức phối hợp giữa thuốc sâu và thuốc bệnh mà bước đầu có kết quả khá tốt. Vì vậy, chúng tôi đã đưa ra một số công thức thuốc phối hợp gồm thuốc trừ sâu (thuốc trừ sâu chích hút, sâu miệng nhai...) với thuốc trừ bệnh (thuốc trừ nấm, thuốc diệt vi khuNn...) nhằm phòng trừ sâu bệnh hại điều. Sâu bệnh chính hại điều thường xuất hiện và thành dịch ở các giai đoạn như: ra chồi non, ra hoa non, đậu quả non nên chúng tôi cũng tập trung điều tra thành phần sâu bệnh hại chính và phun thuốc BVTV phòng trừ trong các giai đoạn này. Từ số liệu của bảng 5 và 6 cho thấy, mật độ bọ xít muỗi, tỷ lệ bệnh thán thư, bệnh khô hoa và hiệu lực của thuốc BVTV sau phun ở các giai đoạn ra chồi non, ra hoa non, đậu quả non của các công thức Sherpa + Bavistin, Sherpa + Ridomil giảm hơn đối chứng và các công thức khác tại cả trên 2 vùng đất cát và đất đồi ở tỉnh Bình Định. Vì thế, sử dụng thuốc BVTV phòng trừ các loại sâu bệnh chính hại điều đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất điều tại Bình Định. 5.3.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sinh trưởng, phát triển và năng suất điều trên vùng đất cát Phù Cát - Bình Định Bảng 7. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sinh trưởng cây điều sau 44 tháng trồng tại vùng đất cát (Phù Cát - Bình Định) năm 2006 Công thức Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Đường kính tán (cm) Số chồi / cây CT1: Đối chứng (phun nước lã) 227,3 11,4 343,7 448,8 CT2: Sherpa + Bavistin 260,0 12,9 437,7* 722,7* CT3: Sherpa + Ridomil 281,7* 12,7 485,3* 893,4* CT4: Sherpa + Champion 268,3* 12,0 457,0* 747,7* CT5: Sherpa + Bordeaux 288,7* 12,1 406,0* 760,5* CT6: Bavistin + Oncol 258,9 11,7 437,3* 704,9* CT7: Bavistin + Decis 303,3* 12,4 541,8* 1065,3* CT8: Bavistin + Bitox 289,0* 12,2 446,0* 784,2* CV (%) 7,7 9,4 7,0 11,9 LSD0,05 36,1 2,0 53,9 158,0 Số liệu ở bảng 7 với 8 công thức thí nghiệm cho thấy, chiều cao cây có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng (trừ CT2 và CT6). Riêng về đường kính tán, số chồi/cây có sự sai khác so với đối chứng và giữa các công thức khác với nhau cũng 11 có sự sai khác như CT3 (Sherpa + Ridomil), CT6 (Bavistin + Decis) có sự vượt trội về đường kính tán và số chồi/cây. Trong đó, CT3 có sự vượt trội hơn về chiều cao, đường kính tán và số chồi/cây. Bảng 8. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến phát triển cây điều sau 44 tháng trồng tại vùng đất cát (Phù Cát - Bình Định) năm 2006 Công thức Tỷ lệ chồi ra hoa (%) Tỷ lệ hoa lưỡng tính (%) Tỷ lệ chồi hưũ hiệu (%) Số quả/ chùm Số hạt/ kg Năng suất (kg/ha) CT1:Đối chứng (phun nước lã) 42,9 22,0 38,9 1,1 169,7 95,0 CT2: Sherpa + Bavistin 51,7* 22,5 52,3* 1,8* 165,0* 420,6* CT3: Sherpa + Ridomil 56,2* 22,3 47,4 1,7* 166,0* 482,2* CT4: Sherpa + Champion 47,5 22,1 38,1 1,4* 168,3 242,5* CT5: Sherpa + Bordeaux 43,5 22,2 52,4* 1,6* 166,3* 336,6* CT6: Bavistin + Oncol 53,1* 22,1 41,2 1,7* 167,0 303,0* CT7: Bavistin + Decis 64,9* 22,2 34,6 1,7* 166,3* 368,6* CT8: Bavistin + Bitox 60,7* 22,3 42,0 1,5* 166,3* 326,1* CV (%) 9,2 8,5 16,0 12,6 1,0 5,9 LSD0,05 8,3 3,3 12,0 0,3 3,0 32,8 Theo số liệu bảng 8 cho thấy, tỷ lệ chồi hoa ở các công thức CT2, CT3, CT6, CT7, CT8 có sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Hai công thức vượt trội hơn đối chứng là CT7 (đạt 64,9 %), CT8 (đạt 60,7 %). Tỷ lệ chồi hữu hiệu của các công thức CT2 (52,3 %), CT5 (52,4 %) cao hơn đối chứng CT1 (38,9 %) và các công thức khác trong thí nghiệm. Số quả/chùm ở các công thức thí nghiệm đều sai khác rõ rệt so với đối chứng. Các công thức CT2, CT3, CT6, CT7 có số quả/chùm cao nhất đạt từ 1,7 - 1,8 quả. Các công thức có phun thuốc BVTV được 3 lần trong vụ ở các giai đoạn: ra chồi non, ra chồi hoa, hình thành quả non đã cho năng suất vượt trội và tăng so với đối chứng từ 2,6 - 5,1 lần. Trong đó, có 4 công thức cho năng suất cao như CT2, CT3, CT5 và CT7 cho năng suất từ 336,6 - 482,2 kg/ha. Công thức CT2 (Sherpa + Bavistin) đạt 420,6 kg/ha, CT3 (Sherpa + Ridomil) đạt 482,2 kg/ha và CT7 (Bavistin + Decis) đạt 368,6 kg/ha, là 3 công thức cho năng suất cao nhất. 5.3.2. Tại vùng đất đồi Phù Mỹ - Bình Định Bảng 9. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sinh trưởng cây điều sau 44 tháng trồng tại vùng đất đồi (Phù Mỹ - Bình Định) năm 2006 Công thức Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Đường kính tán (cm) Số chồi / cây CT1: Đối chứng (phun nước lã) 267,3 10,7 414,3 1075,9 CT2: Sherpa + Bavistin 291,7* 11,8 526,7* 1339,6* CT3: Sherpa + Ridomil 310,0* 11,6 495,0* 1478,1* CT4: Sherpa + Champion 281,7 11,5 511,7* 1284,9* CT5: Sherpa + Bordeaux 305,0* 11,5 531,7* 1436,6* 12 Công thức Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Đường kính tán (cm) Số chồi / cây CT6: Bavistin + Oncol 286,7 11,5 458,3* 1203,9 CT7: Bavistin + Decis 273,3* 11,0 486,7* 1197,5 CT8: Bavistin + Bitox 295,0* 12,5* 531,7* 1501,9* CV (%) 4,0 5,9 4,6 8,1 LSD0,05 20,2 1,2 39,5 184,1 Tương tự như trên vùng đất cát, tại vùng đất đồi, với 8 công thức thí nghiệm ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sinh trưởng của cây điều 44 tháng tuổi cho thấy, chiều cao, đường kính tán, số chồi/cây có sự sai khác so với đối chứng và giữa các công thức khác nhau cũng có sự sai khác nhau như: ở CT2 (Sherpa + Bavistin), CT3 (Sherpa + Ridomil), CT5 (Sherpa + Bordeaux) có sự vượt trội về chiều cao cây. Ở các công thức CT2 (Sherpa + Bavistin), CT5 (Sherpa + Bordeaux), CT8 (Bavistin + Bitox) có sự vượt trội về đường kính tán và ở CT3, CT5, CT8 vượt trội về số chồi/cây. Trong đó, ở CT3 đều có sự vượt trội hơn về chiều cao, đường kính tán và số chồi/cây so với đối chứng (Bảng 9). Bảng 10. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến phát triển cây điều sau 44 tháng trồng tại vùng đất đồi (Phù Mỹ - Bình Định) năm 2006 Công thức Tỷ lệ chồi ra hoa (%) Tỷ lệ hoa lưỡng tính (%) Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%) Số quả/ chùm Số hạt/ kg Năng suất (kg/ha) CT1: Đối chứng (phun nước lã) 47,6 20,9 31,7 1,1 167,7 215,3 CT2: Sherpa + Bavistin 62,6* 20,7 39,0 1,7* 166,3 653,6* CT3: Sherpa + Ridomil 55,1* 21,2 38,7 1,9* 166,7 695,0* CT4: Sherpa+ Champion 51,2 21,0 41,4* 1,3 167,7 434,1* CT5: Sherpa + Bordeaux 54,0 21,9 40,5* 1,5* 165,7 582,8* CT6: Bavistin + Oncol 50,4 21,9 46,2* 1,5* 167,0 493,6* CT7: Bavistin + Decis 48,9 21,4 52,6* 1,5* 166,3 546,2* CT8: Bavistin + Bitox 49,2 21,8 39,6 1,4* 166,3 490,9* CV (%) 8,3 8,8 11,6 8,4 1,4 7,4 LSD0,05 7,5 3,2 8,3 0,22 4,0 65,6 Số liệu bảng 10 tại vùng đất đồi cho thấy, tỷ lệ chồi hoa ở các công thức CT2, CT3 có sự sai khác so với đối chứng, trong đó cao nhất là ở CT2 đạt 62,6 %. Tỷ lệ chồi hữu hiệu ở các công thức CT7 (52,6 %), CT6 (46,2 %), CT4 (41,4 %), CT5 (40,5 %) cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng CT1 (31,7 %) và các công thức khác trong thí nghiệm. Số quả/chùm ở các công thức thí nghiệm đều sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, ở CT3, CT2 có số quả/chùm cao nhất đạt từ 1,7 - 1,9 quả. Qua nhiều năm theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên cây điều cho thấy sâu bệnh chính hại điều thường xuất hiện và thành dịch ở các giai đoạn: ra chồi non, ra hoa và đậu quả non. Ở các giai đoạn này thì chồi non, hoa và quả non cây điều là nguồn thức ăn dồi dào nên sâu tập trung gây hại và từ đó bệnh dễ dàng xâm nhập. 13 Còn ở các giai đoạn khác thì cành, lá, quả... cây điều đã già nên các loại côn trùng chích hút và miệng nhai khó có thể gây hại được và nấm bệnh ít có điều kiện xâm nhập. Vì thế, phun thuốc BVTV vào 3 giai đoạn này sẽ phòng trừ được một số loại sâu bệnh chính hại điều và cho hiệu quả cao hơn các giai đoạn khác (trùng hợp với kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại điều năm 2005 của Phạm Văn Biên). Các công thức có phun thuốc BVTV được 3 lần trong vụ điều ở các giai đoạn: ra chồi non, ra chồi hoa, hình thành quả non đã cho năng suất vượt trội và tăng so với đối chứng từ 2,0 - 3,2 lần. Trong đó, có 3 công thức cho năng suất cao là CT2 (Sherpa + Bavistin) đạt 653,6 kg/ha, CT3 (Sherpa + Ridomil) đạt 695,0 kg/ha và CT5 (Sherpa + Bordeaux) đạt 582,8 kg/ha. Tóm lại, với 8 công thức về sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh hại điều tại 2 vùng thí nghiệm cho thấy, năng suất đạt cao trên vùng đất cát là: CT2 (Sherpa + Bavistin), CT3 (Sherpa + Ridomil) và CT7 (Bavistin + Decis), trên vùng đất đồi là: CT2 (Sherpa + Bavistin), CT3 (Sherpa + Ridomil) và CT5 (Sherpa + Bordeaux). 5.4. Hiệu quả kinh tế sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh hại điều Theo số liệu bảng 11 cho thấy, tại vùng đất cát, các công thức phun thuốc BVTV cho điều 44 tháng tuổi đã cho năng suất tăng hơn đối chứng từ 147,5 - 387,5 kg/ha, cao nhất là CT3 (Sherpa + Ridomil) vượt 387,5 kg/ha, kế đến là CT2 (Sherpa + Bavistin) vượt 325,6 kg/ha và vượt thấp nhất là CT4 (Sherpa + Champion) chỉ vượt 147,5 kg/ha. Lãi ròng do phun thuốc BVTV vượt hơn so với đối chứng từ 600.000 - 3.236.400 đ/ha, cao nhất là CT3 vượt hơn 3.236.400 đ/ha và thấp nhất là CT4 chỉ hơn 600.000 đ/ha. Tỷ suất lợi nhuận ở CT3 là 2,3 lần và CT2 là 1,8 lần, CT5, CT7, CT8 từ 1,5 - 1,7 lần. N hư vậy, việc phun thuốc BVTV ở các công thức CT3, CT2; CT2 vừa có lãi ròng phần vượt cao và tỷ suất lợi nhuận cũng cao. N goài ra, CT7 (Bavistin + Decis) cũng cho hiệu quả cao ở vùng đất cát (có năng suất 368,6 kg/ha, lãi ròng 2.083.200 đ/ha, tỷ suất lợi nhuận 1,7 lần). Tương tự, tại vùng đất đồi, năng suất điều tăng thêm cao nhất do phun thuốc BVTV là CT3 đạt 479,7 kg/ha và tăng thêm thấp nhất là CT4 đạt 218,8 kg/ha. Lãi ròng tăng thêm cao nhất là CT6 đạt 5.756.400 đ/ha, thấp nhất là CT4 chỉ tăng thêm 2.625.600 đ/ha. Tỷ suất lợi nhuận ở CT3 là 3,1 lần, CT2 là 2,7 lần và CT5 là 2,8 lần. N hư vậy, ở vùng đất đồi, trong các công thức phun thuốc BVTV cho điều thì CT2 và CT3 cho hiệu quả cao nhất. N goài ra, các công thức CT5 (Sherpa + Bordeaux), CT7 (Bavistin + Decis) cũng có thể áp dụng được tại vùng đồi vì cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. 14 Bảng 11. Hiệu quả kinh tế của thuốc BVTV đến cây điều 44 tháng tuổi trong thí nghiệm trên đất cát (Phù Cát) và đất đồi (Phù Mỹ) năm 2006 Đơn vị tính: 1.000 đ Công thức Năng suất (kg/ha) Tăng so với đối chứng Tăng chi Lãi ròng tăng thêm Tỷ suất lợi nhuận (lần) Kg/ha 1.000 đ 1. Vùng đất cát CT1: Đối chứng (phun nước lã) 95,0 - - - - - CT2: Sherpa + Bavistin 420,6 325,6 3.907,2 1.410,0 2.497,2 1,8 CT3: Sherpa + Ridomil 482,2 387,2 4.646,4 1.410,0 3.236,4 2,3 CT4: Sherpa + Champion 242,5 147,5 1.770,0 1.170,0 600,0 0,5 CT5: Sherpa + Bordeaux 336,6 241,6 2.899,2 1.170,0 1.729,2 1,5 CT6: Bavistin + Oncol 303,0 208,0 2.496,0 1.290,0 1.206,0 0,9 CT7: Bavistin + Decis 368,6 273,6 3.283,2 1.200,0 2.083,2 1,7 CT8: Bavistin + Bitox 326,1 231,1 2.773,2 1.080,0 1.693,2 1,6 2. Vùng đất đồi CT1: Đối chứng (phun nước lã) 215,3 - - - - - CT2: Sherpa + Bavistin 653,6 438,3 5.259,6 1.410,0 3.849,6 2,7 CT3: Sherpa + Ridomil 695,0 479,7 5.756,4 1.410,0 4.346,4 3,1 CT4: Sherpa + Champion 434,1 218,8 2.625,6 1.170,0 1.455,6 1,2 CT5: Sherpa + Bordeaux 582,8 367,5 4.410,0 1.170,0 3.240,0 2,8 CT6: Bavistin + Oncol 493,6 278,3 3.339,6 1.290,0 2.049,6 1,6 CT7: Bavistin + Decis 546,2 330,9 3.970,8 1.200,0 2.770,8 2,3 CT8: Bavistin + Bitox 490,9 275,6 3.307,2 1.080,0 2227,2 2,1 Ghi chú: (Giá công và vật tư năm 2006) Giá công phun thuốc BVTV = 50.000 đ/công; Số công phun: 2 công / ha Thuốc BVTV: Sherpa = 17.000 đ/chai; Oncol = 13.000 đ/chai; Decis = 10.000 đ/chai; Bitox = 6.000 đ/chai; Bavistin = 20.000 đ/chai; Ridomil = 20.000 đ/gói; Champion = 12.000 đ/gói; Bordeaux = 20.000 đ/gói 0,0 500,0 1000,0 1500,0 2000,0 2500,0 3000,0 3500,0 N¨ng suÊt (kg/ha) 95,0 420,6 482,2 242,5 336,6 303,0 368,6 326,1 T¨ng so §/C (kg/ha) 325,6 387,2 147,5 241,6 208,0 273,6 231,1 L·i rßng (1000®) 0,0 2497,2 3236,4 600,0 1729,2 1206,0 2083,2 1693,2 Tû suÊt lîi nhuËn 0,0 180,0 230,0 50,0 150,0 90,0 170,0 160,0 CT1: §èi chøng CT2: Sherpa + Bavistin CT3: Sherpa + R idomil CT4: Sherpa +Champion CT5: Sherpa + Bordeaux CT6: Bavistin+ Oncol CT7: Bavistin + Decis CT8: Bavistin + Bitox Hình 3. Hiệu quả kinh tế sử dụng thuốc BVTV cho điều vùng đất cát năm 2006 15 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 N¨ng suÊt (kg/ha) 215,3 653,6 695 434,1 582,8 493,6 546,2 490,9 T¨ng so §/C (kg/ha) 0,0 438,3 479,7 218,8 367,5 278,3 330,9 275,6 L·i rßng (1000®) 0,0 3849,5 4346,4 1455,6 3240,0 2049,6 2770,8 2227,2 Tû suÊt lîi nhuËn 0,0 270,0 310,0 120,0 280,0 160,0 230,0 210,0 CT1: §èi chøng CT2: Sherpa + Bavistin CT3: Sherpa + R idomil CT4: Sherpa + Champion CT5: Sherpa + Bordeaux CT6: Bavistin + Oncol CT7: Bavistin + Decis CT8: Bavistin + Bitox Hình 4. Hiệu quả kinh tế sử dụng thuốc BVTV cho điều vùng đất đồi năm 2006 6. Kết luận và đề nghị - Thành phần loài sâu hại điều tại Bình Định rất đa dạng với số lượng loài lớn. Trong 42 loài, có 15 loài sâu hại chính trên cây điều và trong đó xuất hiện với tần suất lớn và đã trở thành dịch là bọ xít muỗi (Bọ xít muỗi nâu đỏ Helopeltis antonii Sign, Bọ xít muỗi xanh Helopeltis anacardi Miller). Có 15 loại bệnh phá hại trên hầu hết các bộ phận của cây điều nhưng trong đó phổ biến và thành dịch phá hại cây điều là bệnh thán thư (cành, hoa, hạt), khô chồi, khô hoa... Chỉ có 37,3% hộ trồng điều có phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại. Sâu bệnh hại điều ở các giai đoạn: ra chồi non (chiếm 51,5%), ra hoa (32,0%), đậu quả non (16,5%). N gười trồng điều ít được quan tâm đến công tác phòng trừ sâu bệnh hại điều . - Phun thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh hại cho cây điều 3 lần trong một vụ vào các giai đoạn: ra chồi non, ra hoa non, đậu quả non trên cả 2 vùng đất cát và vùng đất đồi đã cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện sâu bệnh hại điều năm 2006. Trước đây, người dân phun thuốc khi thấy cành non, cành hoa, quả non đã bị sâu bệnh hại tấn công xâm nhập nên không cho kết quả. - Các hỗn hợp thuốc BVTV phun cho điều có năng suất cao và cho hiệu quả kinh tế là: Sherpa 25EC 0,1%, 1 lít/ha + Ridomil 68WP 0,3%, 2 kg/ha; Sherpa 25EC 0,1%, 1 lít/ha + Bavistin 50FL 0,2%, 1 lít/ha; trong một số trường hợp có thể phun Bavistin 50FL 0,2%, 1 lít/ha + Decis 0,2%, 1 lít/ha; và Sherpa 25EC 0,1%, 1 lít/ha + Bordeaux 1%, 400 - 600 lít/ha. - Cần nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cho cây điều trong thời gian tới. RESULT OF RESEARCH ON CONTROLING CASHEW DAMAGED DISEASES AND INSECTS BY APPLYING PESTICIDES TO IMPROVE CASHEW YIELD, QUALITY AND EFFECT AT BINH DINH PROVINCE Summary: 16 There are 15 species of main cashew insects, of which the population of Helopeltis antonii Sign and Helopeltis anacardi Miller appears prevalent and becomes epidemic. 15 species of diseases damage on most of cashew parts but of which anthracnose (twig, flower and fruit), die-back, flower drying…are widespread and epidemic. Applying pesticides in controling cashew insects and diseases 3 times a crop in the stages: young shooting, flowering, fruit setting on both sandy and hilly soil, which gives the high yield and economic benefit in the case of cashew damaged insects and diseases in 2006. Previously, farmers spray pesticides only when finding out twig, branch of flower, young fruit attacked by insects and disease, so there is no result. Spraying cashew with the mixture of pesticides which obtains the high yield and economic benefit such as: Sherpa 25EC 0,1%, 1 litre/ha + Ridomil 68WP 0,3%, 2 kg/ha; Sherpa 25EC 0,1%, 1 litre/ha + Bavistin 50FL 0,2%, 1 litre/ha; in some cases, cashew can be sprayed with Bavistin 50FL 0,2%, 1 litre/ha + Decis 0,2%, 1 litre/ha; và Sherpa 25EC 0,1%, 1 litre/ha + Bordeaux 1%, 400 - 600 litre/ha. The control measures should be studied for cashew in the coming time. Key words: cashew plantation, cashew damaged disease and insects, pesticides, Binh Dinh province. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Phạm Văn Biên (2005), Nghiên cứu các giải pháp KHCN và thị trường để phát triển nguồn nguyên liệu chế biến và xuát khẩu, Chương trình KC.06.04.N N (Chương: Sâu bệnh hại), trang 162. 2. Bộ N ông nghiệp và PTN T (2000), “Quy trình kỹ thuật trồng điều” do Bộ N ông nghiệp và PTN T ban hành năm 2000. 3. Bộ N ông nghiệp và PTN T (2007), “Quyết định số 39/2007/QĐ-BN N , ngày 02/5/2007: Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, trang 2. 4. Hồ Huy Cường (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK và chế phẩm kích thích sinh trưởng đến năng suất vườn điều trồng mới ở Lâm Đồng, Luận văn Thạc sĩ N ông nghiệp, Hà N ội, trang 74. 5. Đường Hồng Dật (2004), Tổng hợp bảo vệ cây, N XB Lao động - xã hội, Hà N ội, trang 158-166. 6. N guyễn Hân (2007), “Dịch sâu róm đỏ hại điều lại bùng phát”, Báo Nông nghiệp (số 64), trang 11. 7. Lê N am Hùng và N guyễn Thị Hòa (1995), “Một số kiến thức ban đầu về công tác phòng chống sâu bệnh hại đào lộn hột ở Việt N am” (tài liệu in roneo), trang 5. 8. N guyễn Văn N gân (2006), “Kết quả nghiên cứu bước đầu về sâu bệnh chính hại điều và thử nghiệm các biện pháp phòng trừ tại vùng DHN TB từ 2000 - 2003”, Tuyển tập kết quả nghiên cứu KHKT nông nghiệp 2001 - 2005, Quy N hơn, 2006, trang 173-184. 9. N guyễn Văn N gân (2006), Nghiên cứu thành phần côn trùng trên cây điều và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ xít muỗi Helopeltis antonii Sign. tại Bình Định - Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ N ông nghiệp, Hà N ội, trang 23, 73, 79. 10. Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế N N miền N am (2006), Dự án Rà soát Quy hoạch phát triển ngành điều Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020, (Số liệu thu thập từ Sở N ông nghiệp & PTN T và điều tra ở các huyện trọng điểm trồng điều, 6/2006). 17 11. N guyễn Thanh Phương (2004), Hạn chế thoái hóa đất và hoang mạc hóa bằng mô hình trồng điều thâm canh theo phương thức nông lâm kết hợp tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo khoa học, trang 54-61. 12. N guyễn Thanh Phương (2007), “Trồng điều hữu cơ tại Cam Ranh”, Báo cáo thực hiện thí nghiệm năm 2006 dự án VN /04/011, trang 10-11. 13. Sở N ông nghiệp và PTN T Bình Định (2001), Đề án quy hoạch và phát triển trồng điều ở Bình Định giai đoạn 2001-2010, trang 11-12, 16, 27. 14. Sở N ông nghiệp và PTN T Bình Định (2006), Báo cáo Dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn 2020, trang 28-29. 15. Tạ Minh Sơn (2006), Báo cáo các giải pháp KHCN và kinh tế xã hội phát triển cây công nghiệp có sức hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, Báo cáo tổng kết đề tài, Hà N ội, 2006, trang 122, 172. 16. N guyễn Thị Sương (2005), Điều tra thành phần sâu, bệnh hại điều và sử dụng biện pháp hóa học phòng trừ đối tượng gây hại chủ yếu tại tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ N ông nghiệp, Huế, 2005, trang 30-31. 17. N guyễn Xuân Thành (2006), Kết quả điều tra nghiên cứu thành phần côn trùng điều và biện pháp phòng trừ các loài sâu hại chính tại Bình Định, Báo cáo khoa học, trang 36-37. 18. Lương Anh Tuấn (2005), Nghiên cứu một số sâu bệnh chính trên cây điều tại Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ N ông nghiệp, Huế, trang 73-74. II. Tiếng Anh 19. SH Azam - Ali and Judge (2001), “Small - Scale cashew nut processing”, Agro - processing Programme Manager ITDG South Asia, FAO, 2001. (internet) mục 2.6, 2.5, 2.7. 20. E.V.V. Braskara Rao et al (1993), Cashew production technology, print codeword process and pruters, pp. 14, 20-21, 22, 24. 22. Brown F.G. (1968), Pests and diseases of forest plantation trees, Oxford, England. 23. N guyen Minh Chau (1998), “Intergrated production practices of cashew in Vietnam”, FAO, RAP publication, 1998/12, pp. 70-71. 24. Kristain Davis (1999), “Cashew (Agroforestry) Echo Technical N ote (Mozambique)” (20th July 1999), pp. 3. 25. Ling R.K. Peng, K. Christian, K. Gibb (5/2004), “Implementing and technology in commercial cashew plantations and contimution of transplanted gen and colony monitoring”, Areport for the Rural Industries Research and Development Coorpration RIRDC publication N o W04/088 - RIRDC project N o UN T-5A, pp. 43. 26. A. E. Magboo (1998), “Intergrated production practices of cashew in The Phippines”, FAO, RAP publication, 1998/12, pp. 49. 27. L. Manivel (2006), “Control of mosquito tea bug”, Sci Tech The Hindu, India, pp. 1. 28. Ohler J.G. (1979), Cashew, Amsterdam, pp. 59, 64, 79, 79-81, 85, 95, 152, 157, 164-190. 29. G.B. Pillai, V. Singh, Dubey, V.A. Ambraham (1977), “Seasonal abundance of tea mosquito bug (Helopeltis antonii Sign) on cashew in relation to meteorological factors”, Central Plantation crops research institute, India. 30. Sharma J.K. (1995), “Survey diseases of forest plantation of Vietnam”, FAO, pp. 64, 157. 31. Smith F.G. (1960), Beekeeping in the tropics, 265 pp, Longman, N ewYork. 18 32. G.B.B. Surendra (1998), “Intergrated production practices of cashew in Srilanka”, FAO, RAP publication, 1998/12, pp. 52, 56. 33. Usman Daras (1998), “Intergrated production practices of cashew in Indonesia”, FAO, RAP publication, 1998/12, pp. 26, 27, 29. 34. Zandstra H.G., Price E.C. (1981), Methodology for on farm cropping system research, IRRI.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfSâu hại- thiên địch.pdf
Luận văn liên quan