Nước pha loãng xuống độ mặn 80% osau đó xử lý bằng chlorine với nồng độ 30
ppm, khuấy đều và để trong vòng 1 giờ để chlorine có thể diệt hết các vi sinh vật
hiện diện trong nước (nồng độ chlorine không bị thất thoát trong quá trình ủ). Sau
1h ủ, tiến hành sục khí liên tục 2 ngày để lượng chlorine tồn dư bị loại ra khỏi
nguồn nước xử lý.
62 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3424 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khả năng sử dụng cám gạo lên men làm thức ăn cho Artemia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để ủ cám
Thí nghiệm với 6 HL men (Saccharomyces cerevisiae): 0.5 ppm; 0.7ppm; 1ppm;
1.2 ppm; 1.5 ppm; 2ppm theo trọng lượng men và cám gạo, và không đường hoặc
có đường với HL đường 10g/kg cám gạo. Gồm 12 NT VII là NT ĐC (đối chứng)
như trong Bảng 3.1và một NT đối chứng (cám gạo bình thường).
Bảng 3.1: Sơ đồ thí nghiệm 1
Cách làm thức ăn:
Cân khối lượng cám gạo, men, và đường theo đúng tỷ lệ. Sau đó đem men hòa tan
với lượng nước thích hợp (chia nước men này làm 2 phần bằng nhau), phần 1
không có đường, phần 2 có thêm đường (10 g/kg cám). Cuối cùng trộn đều các
phần lần lượt với cám gạo.
Tiến hành phân tích các chỉ tiêu như khả năng nở, hiệu quả sử dụng, HL dinh
dưỡng (protein, lipid) của các loại thức ăn này chọn 3 loại thức ăn có các chỉ
tiêu thích hợp nhất ứng với 3 HL men để bố trí cho thí nghiệm 2.
a. Thí nghiệm về khả năng nở:
Lấy 39 ống nghiệm (13 NTx3 lần lặp lại) cho 10ml thức ăn vừa phối trộn vào mỗi
ống nghiệm. Sau 24 giờ ủ tiến hành đo thể tích tăng lên ở mỗi ống.
HL men sử dụng để ủ cám (ppm)
0.5 0.7 1 1.2 1.5 2 0 (ĐC)
không đường NT I NT II NT III NT IV NT V NT VI
có đường NT I’ NT II’ NT III’ NT IV’ NT V’ NT VI’
NT VII
17
b. Thí nghiệm về hiệu quả sử dụng:
Cân 5 g cám đã ủ (12 NTx3 lần lặp lại) và cám gạo bình thường (3lần lặp
lại) vào 39 đĩa cân. Sau đó đem các mẫu này để vào lưới 50µm rửa dưới vòi
nước cho tới khi không thấy hạt cám lọt qua lưới nữa (nước trong).
Cân (W) phần còn lại của cám ở trên lưới và sấy khô ở 60 oC trong 24 giờ
cân trọng lượng sau sấy (D) để xác định độ ẩm.
Công thức tính độ ẩm:
Ẩm độ (%)= 100*
TW
DW
Trong đó:
W (g): trọng lượng ướt
D (g): trọng lượng khô
T (g): trọng lượng đĩa cân
Công thức tính hiệu quả sử dụng: Hiệu quả sử dụng của cám được tính trên
cơ sở trọng lượng khô của cám tươi (Pcám) và trọng lượng khô của phần
cám bỏ đi (không qua lọc: Pwaste) theo công thức:
H (%)= 100*
Pcám
PwastePcám
3.6.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của cám gao ủ men lên sinh trưởng và phát
triển của quần thể Artemia
Thí nghiệm bố trí với các HL men được lựa chọn ra từ TN1 bao gồm 6NT + NT
VII (NT ĐC) cám bình thường (Bảng 3.2), mỗi NT lặp lại 3 lần.
Bảng 3.2: Sơ đồ thí nghiệm 2
Phương pháp xử lý nước và phương pháp ấp trứng xem Phụ lục 8 và Phụ lục 9
Thức ăn có men (ppm)
HL 1 HL 2 HL 3 0 (ĐC)
Không đường NT I NT II NT III
Có đường NT IV NT V NT VI
NT VII
18
Bố trí Artemia trong 21 keo nhựa (7 NTx 3 lần lặp lại) mỗi keo có thể tích 5 L
chứa 4 L nước có độ mặn 80%o, mật độ thả nuôi 500 nauplii/L.
Hình 3.1: Hệ thống thí nghiệm
3.7. Phương pháp làm thức ăn và cách cho ăn
Phương pháp làm thức ăn
Cân cám gạo, men, đường theo đúng tỷ lệ (men- 3 HL được chọn từ
thí nghiệm 1; đường- 10 g/1 kg cám gạo).
Đong 3 phần nước có thể tích bằng nhau.
Hòa tan men với 3 phần nước vừa đong ở trên, sau đó chia mỗi phần
nước men làm 2 phần bằng nhau (phần 1, phần 2 có hòa tan thêm
đường).
Trộn đều các phần 1, 2 lần lượt với cám gạo đem ủ khoảng 24h.
Hình 3.2: Men bánh mì trong bao bì
19
Cách cho ăn: Thức ăn được ủ khoảng 24 giờ có thể cho Artemia ăn bằng
cách: Đong 100ml nước có độ mặn 80%o khuấy đều với cám ủ, sau đó đem
lọc qua lưới 50µm, dùng pipet để cho Artemia ăn. Thức ăn còn lại được trữ
trong tủ lạnh.
Hình 3.3: Lưới lọc thức ăn 50 µm Hình 3.4: Thức ăn được trữ lạnh
3.8. Chế độ chăm sóc
Cho ăn: 2 lần/ngày, liều lượng cho ăn theo kiểu thỏa mãn bằng cách quan
sát màu nước trong keo nuôi, biểu hiện bơi lội của Artemia và sự hiện diện
thức ăn trong đường ruột (nếu thức ăn bị đứt quãng thì lượng thức ăn đưa
vào không đủ và phải bổ sung thêm, ngược lại nếu nước có biểu hiện dơ,
màu nước trắng đục lâu trong trở lại thì lượng thức ăn được điều chỉnh
giảm).
Thay nước: Tùy thuộc vào chất lượng nước của keo nuôi, tiến hành thay
50%o nước mới khi quan sát thấy nước có độ đục trắng, thức ăn lắng xuống
đáy keo hoặc phân Artemia thải ra môi trường nước khá nhiều.
Sục khí: bằng dây sục khí và đá bọt đưa xuống tận đáy keo để quá trình di
chuyển của khí sẽ làm cho thức ăn không bị lắng tụ xuống đáy như vậy
hiệu quả lọc của Artemia sẽ tốt hơn.
20
3.9. Phương pháp thu thập số liệu
3.9.1. Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ: được đo bằng nhiệt kế
thuỷ tinh 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ
và 14 giờ.
pH: được đo ngay sau khi cho ăn
(lúc 8 giờ và 16 giờ).
Hình 3.5: Một số dụng cụ đo môi trường
3.9.2. Các chỉ tiêu khác
a. Tỷ lệ sống: TLS được xác định vào ngày thứ 7, 14. Ở mỗi keo lấy 250
ml x 3 lần lặp lại đếm số Artemia, tỷ lệ sống được tính bằng cách định lượng (mỗi
keo có 4 L nước nuôi).
b. Chiều dài (mm) của Artemia: được xác định vào ngày thứ 7, 11, 14
bằng cách bắt ngẫu nhiên 30 con trong quần thể của mỗi NT, cố định Artemia
bằng lugol sau đó đo từ mắt đơn của Artemia đến chạt đuôi dưới kính hiển vi
chuyên dùng cho việc đo mẫu vật có kích thước nhỏ và hình dạng cong.
Công thức tính như sau:
A 1
L(mm)= ― * —
10
Trong đó: L: là chiều dài của Artemia (mm).
A: là số vạch đo được.
:là độ phóng đại.
c. Mẫu sinh học Artemia
Mật độ và thành phần quần thể được thu 1lần/tuần. Phân chia các giai đoạn phát
triển của thành phần quần thể Artemia theo tài liệu của Sorgeloos et al., (1986).
Nauplii (ấu trùng): Chỉ có 3 đôi phụ bộ.
Juvenile (con non): tính từ khi cơ thể bắt đầu xuất hiện chân bơi đến trước
giai đoạn tham gia sinh sản, các phần phụ đặc điểm sinh sản xuất hiện.
21
Tiền trưởng thành: Đã có đầy đủ các phụ bộ như con trưởng thành tuy
nhiên chưa thể phân biệt đực, cái.
Adult (con trưởng thành): Con cái bắt đầu xuất hiện túi ấp. Con đực bắt đầu
xuất hiện đôi càng to.
d. Sinh học sinh sản: (phương thức sinh sản % Artemia cái đẻ con hay
đẻ trứng) được xác định 1 lần khi kết thúc thí nghiệm. Và sức sinh sản được tính
(số phôi Nauplii/con cái): Bắt ngẫu nhiên 30 con Artemia cái đã tham gia sinh sản
ở mỗi NT, quan sát dưới kính lúp để đếm số phôi nauplii.
e. Thu hoạch sinh khối: Sinh khối được thu hoạch bằng vợt thu có kích
thước (50 x 70 cm), mắc lưới: 2a=1 mm. Đổ các keo để thu sinh khối ở các NT
qua vợt, sau đó sinh khối được rửa sạch bằng nước máy, để ráo nước và cân trọng
lượng tươi. Sau đó đem cất giữ ở ngăn đá tủ lạnh nhằm đảm bảo chất lượng sinh
khối không thay đổi so với sinh khối tươi.
3.10. Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia
Thể tích 10 L nước nuôi, nước có độ mặn 80%o.
Mật độ 1500 nauplii/L.
Sau 14 ngày tiến hành tính TLS và thu sinh khối Artemia.
Trữ lạnh sinh khối Artemia và phân tích HL dinh dưỡng (protein, lipid) của
sinh khối.
3.11. Phương pháp phân tích số liệu
Phép phân tích SPSS 15.0 được sử dụng để tìm sự sai biệt có ý nghĩa thống kê
giữa các NT ở mức p<0,05, tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các số liệu.
Chương trình Excel được sử dụng để vẽ đồ thị về sự biến thiên của chúng.
22
Phần IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của HL men và đường lên độ nở và hiệu
quả sử dụng của cám
4.1.2. Độ nở thức ăn: Sau 24 giờ ủ thể tích của mỗi NT đều tăng lên và
được trình bày như sau:
Bảng 4.1: Thể tích (ml) của cám ủ men sau 24h
(Những chữ cái theo cột giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa và khác nhau biểu hiện sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0.05)
Qua Bảng 4.1 cho thấy các NT không bổ sung đường và các NT có bổ sung đường
đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Mặt khác qua Bảng 4.1 cũng
cho thấy thể tích ở các NT có bổ sung đường đều lớn hơn các NT không bổ sung
đường, có thể nấm men hấp thu lượng đường này hoặc đường đã phát huy tác
dụng kích thích sự phát triển của vi khuẩn. Vi khuẩn và nấm men hô hấp đã sinh ra
nhiều khí CO2 tạo nên nhiều khoảng trống trong các hạt cám (có cảm giác nở ra)
và mùi thơm đặc trưng của việc lên men rượu.
Tuy nhiên mối quan hệ giữa HL men và sự tăng thể tích chưa được thuyết phục vì
từ HL men 0.5-1.2 thể tích tăng theo HL men, nhưng đến HL men 1.2-2 thì lại có
sự biến động không theo quy luật (thể tích giảm đi). Kết quả này có thể là do sai
số trong thao tác làm, vì HL men rất thấp chỉ có 0.5-2ppm, lại chỉ bố trí một lần.
Hơn nữa môi trường và cám không tiệt trùng do đó có thể bị ảnh hưởng bởi vi
khuẩn ngẫu nhiên. Điều này được chứng minh khi trong NT ĐC (cám bình thường
thêm nước cũng có sự gia tăng về thể tích).
Men (ppm) Không đường
(ml)
Có đường
(ml)
0.5 21.00±1.73a 22.33±2.52a
0.7 21.67±1.53a 23.00±2.65a
1 22.00±1.73a 24.00±1.00a
1.2 23.00±1.00a 24.00±1.00a
1.5 23.00±1.00a 23.67±1.53a
2 22.67±1.53a 23.33±0.58a
ĐC 22.00±100a
23
4.1.2. Hiệu quả sử dụng:
Bảng 4.2: Hiệu quả sử dụng (%) của cám ủ men
(Những chữ cái theo cột giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa và khác nhau biểu hiện sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0.05)
Qua Bảng 4.2 cho thấy hiệu quả sử dụng ở các NT có đường, không đường đều có
ý nghĩa thống kê (p<0.05) và cũng thấy rằng đa số là việc ủ đã làm gia tăng hiệu
quả sử dụng (NT ĐC cám bình thường chỉ có 76.04% thấp nhất) vì có sự gia tăng
của vi khuẩn và nấm men và những sinh vật này đã phân hủy (sử dụng) một phần
tinh bột- theo lý thuyết).
Ở cùng HL men nhưng khi có bổ sung thêm đường hiệu quả sử dụng hầu hết đều
tăng, cao nhất là 2 ppm, có đường (83.49%). Nhưng đối với các NT không đường,
HL men từ 1.2-2 hiệu quả sử dụng lại có chiều hướng giảm từ 79.79% còn 77.98%
(Bảng 4.2).
Nhìn chung, kết quả thu được từ 2 thí nghiệm vẫn chưa thể thấy rõ được quy luật
chính xác về mối quan hệ giữa HL men và độ nở thức ăn hay giữa HL men với
hiệu quả sử dụng, nên rất khó để chọn ra HL men thích hợp. Nhưng theo Bảng 4.1
và Bảng 4.2, các HL men 0.5, 0.7, 1 ppm có tính quy luật khi HL men tăng dần thì
độ nở, hiệu quả sử dụng đều tăng, còn các HL 1.2, 1.5, 2 ppm thì lại giảm đi vì
vậy, các HL 0.5, 0.7, 1 ppm được chọn để bố trí cho thí nghiệm 2.
Men (ppm) không đường (%) có đường (%)
0.5 77.09±2.60a 77.56±0.77a
0.7 77.50±1.27a 80.74±1.55bc
1 82.07±3.27b 81.39±1.42bcd
1.2 79.79±1.26ab 80.27±1.12b
1.5 79.41±1.99ab 83.05±1.38cd
2 77.98±1.97a 83.49±1.04d
ĐC 76.04±1.95a
24
4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của cám gạo ủ men lên sinh trưởng và phát
triển của quần thể Artemia
4.2.1. Điều kiện môi trường
a. Độ mặn
Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv (2007) thì Artemia có khả năng sống ở những vùng
nước mặn có biên độ muối rộng từ vài %o đến 250 %o. Ở độ mặn lớn hơn 250 %o
Artemia chết đồng loạt do môi trường vượt ngưỡng chịu đựng. Artemia
franciscana Vĩnh Châu trong quá trình du nhập đã được thuần hóa trong điều kiện
Việt Nam và có thể phát triển tốt ở độ mặn 80-120 %o.
Theo nghiên cứu của Huỳnh Thanh Tới về “Ảnh hưởng mật độ nuôi khác nhau
đến sinh trưởng sinh sản của Artemia Franciscana Vĩnh Châu” (1996) đã chọn
nồng độ muối 90%o cho môi trường nuôi thí nghiệm, vì ở nồng độ này thích hợp
cho sự sinh trưởng của Artemia.
Trong thí nghiệm này độ mặn được duy trì ở 80 %o cũng là một trong những độ
muối được cho là thích hợp cho sự phát triển của quần thể Artemia Vĩnh Châu
(Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). Đồng thời ở nồng độ muối này ngoài tự nhiên sẽ
hạn chế được kẻ thù của Artemia như cá, tôm tép, copepoda.
b. Nhiệt độ
Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv., (2007), nhiệt độ có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh
trưởng cũng như sinh sản của Artemia, vì vậy nhiệt độ cần được duy trì trong
khoảng thích hợp, Artemia Vĩnh Châu có thể phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ
22-35oC.
Theo nghiên cứu của Huỳnh Thanh Tới về “Ảnh hưởng mật độ nuôi khác nhau
đến sinh trưởng sinh sản của Artemia Franciscana Vĩnh Châu”(1996), cho rằng
nhiệt độ là một yếu tố gây ảnh hưởng đến sự sống và sinh trưởng của Artemia,
nhiệt độ lúc 14 giờ là cao nhất vào những ngày trời nắng gắt 37oC, thấp nhất vào
những ngày mưa lớn 29oC. Trong thí nghiệm này nhiệt độ được ổn định nhờ máy
điều hoà nhiệt độ bắt đầu từ tuần nuôi thứ 3 (W3) ở 28oC .
25
Bảng 4.3: Nhiệt độ trung bình ± độ lệch chuẩn (ĐLC)
(Những chữ cái theo cột giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa và khác nhau biểu hiện sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05)
Kết quả ở Bảng 4.3 cho thấy nhiệt độ trung bình vào buổi sáng ở W1và W2 không
có sự thay đổi (29.71 oC), buổi chiều thì có khuynh hướng tăng dần từ W1 đến W2
(30.36oC lên 31.14 oC nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ở mức
p<0.05. Nhiệt độ trung bình vào lúc 7 giờ sáng dao động từ 28-29.71 oC, vào lúc
14 giờ là từ 28-31.14 oC, nhìn chung các mức nhiệt độ này đều nằm trong khoảng
thích hợp cho sinh trưởng và sinh sản của Artemia và không ảnh hưởng đến sự
phát triển của quần thể Artemia ở các NT. Vì theo nhiều nghiên cứu của Vos và
De la Rosa (1980) (được trích dẫn bởi Phan Thị Mỹ Tho) cho rằng giới hạn sống
của Artemia từ 0oC đến 37-38 oC. Artemia được nuôi ở ruộng muối Vĩnh Châu và
Bạc Liêu có thể tồn tại ở nhiệt độ 38-410C.
Nhiệt độ càng cao thì tỷ lệ Artemia cái đẻ con (Nauplii) tăng và sức sinh sản giảm
(Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hòa, 2004), điều này cũng phù hợp với
kết quả phương thức sinh sản theo dõi được trong thí nghiệm (Bảng 4.17).
c. pH
Trong thời gian thí nghiệm pH được theo dõi và kết quả được trình bày ở Bảng 4.4
như sau:
Tuần Sáng Chiều
W1
W2
W3
W4
W5
29,71 ± 0,95b
29,71 ± 0,76b
28,00 ± 0,00a
28,00 ± 0,00a
28,00 ± 0,00a
30,36 ± 1,38b
31,14 ± 0,90b
28,00 ± 0,00a
28,00 ± 0,00a
28,00 ± 0,00a
26
Bảng 4.4: Biến động pH trung bình sáng chiều±ĐLC
Buổi sáng pH dao động trong khoảng 7.08-7.16 (ở NT II và NT VII), cao hơn so
với buổi chiều 7.03-7.11 (ở NT II và NT VII). Tuy nhiên khác biệt không có ý
nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0.05). Sở dĩ có sự giảm pH vào buổi
chiều là do việc cung cấp thức ăn, cám gạo ủ men đã làm cho pH ở tất cả các NT
đều giảm, cách khắc phục là nên thay nước thường xuyên.
Nhìn chung, pH này là thích hợp cho sự phát triển của Artemia, theo Nguyễn Văn
Hòa và ctv (2007), Artemia Vĩnh Châu hiện tại phát triển tốt trong điều kiện pH
từ 7,0-9,0.
4.2.2. Ảnh hưởng của các loại cám ủ lên tỷ lệ sống của Artemia
Artemia được cho ăn tăng dần theo ngày ở từng NT, lượng thức ăn cho ăn cũng
được điều chỉnh tuỳ thuộc vào hiệu quả lọc của Artemia, độ đục của nước sau khi
cho ăn, thức ăn hiện diện ở đường ruột và tỷ lệ sống. Sau 14 ngày nuôi và kết quả
về TLS được trình bày trong Bảng 4.5
Bảng 4.5: TLS (%) của Artemia theo ngày (trung bình ± ĐLC)
Những chữ cái theo cột giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa và khác nhau biểu hiện sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05)
NT Sáng Chiều
I
II
III
IV
V
VI
VII
7.14±0.13ab
7.08±0.15a
7.14±0.10ab
7.12±0.15ab
7.14±0.13ab
7.15±0.14b
7.16±0.12b
7.07±0.16a
7.03±0.16a
7.08±0.14a
7.04±0.17a
7.07±0.15a
7.10±0.16a
7.11±0.12a
Đường NT Ngày 8 Ngày 14
I
II Không đường
III
IV
V Có đường
VI
VII(ĐC)
45,51±2,16ab
58,40±6,10ab
59,73±5,77b
54,49±1,93ab
44,27±8,33ab
42,13±2,97a
57,33±18,52ab
39,73±0,71a
52,71±3,79ab
55,82±5,37b
46,49±7,70ab
38,13±3,93a
38,58±3,26a
53,87±18,95ab
27
Kết quả Bảng 4.5 cho thấy TLS của Artemia ở NT III là cao nhất trong tất cả các
đợt thu mẫu (ngày 8 và ngày 14 tương ứng với 59,73±5,77% và 55,82±5,37%),
Ngoài ra, TLS của Artemia ở NT II cũng khá cao (58,40±6,10%, 52,71±3,79%),
và ở NT VII (57,33±18,52%, 53,87±18,95%) nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn TLS
của Artemia ở NT III và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p<0,05) cho
đến ngày 14.
TLS của Artemia ở NT tiếp tục giảm từ ngày 8 đến ngày 14, cụ thể là TLS ở NT V
chỉ còn 38,13±3,93% thấp nhất, ngoài ra hai NT I và NT VI có TLS cũng rất thấp
39,73±0,71% và 38,58±3,26% và sự khác biệt của 3 NT này cũng không có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
Các kết quả này cũng phù hợp với thí nghiệm của Đặng Kim Thanh (2009), trong
đó TLS khi cho Artemia bằng cám ủ men vào ngày 14 cũng chỉ có 46,6±9,3%.
4.2.3. Chiều dài (mm)
Biến động về chiều dài của Artemia theo thời gian nuôi được trình bày (Bảng 4.6)
Bảng 4.6: Trung bình chiều dài Artemia (mm) ± ĐLC qua các ngày nuôi
Đường NT Ngày 7 Ngày 11 Ngày 14
I
II Không đường
III
IV
V Có đường
VI
VII (ĐC)
4,23±0,89abc
4,05±0,77ab
4,02±0,79ab
4,54±0,62c
5,04±1,37d
4,44±0,81bc
3,84±0,69a
5,85±0,83b
5,81±1,01b
5,79±1,06b
6,02±0,95b
6,67±0,89c
6,01±1,06b
5,25±1,37a
5,99±0,74a
5,97±0,65a
5,96±0,87a
6,07±0,79a
6,69±0,77b
6,02±0,89a
5,60±1,14a
(Những chữ cái theo cột giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa và khác nhau biểu hiện sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05)
Trung bình chiều dài Artemia đã có sự khác biệt giữa các NT vào ngày nuôi thứ 7.
Kết quả trong Bảng 4.6 cho thấy đến ngày thứ 7 Artemia ở NT V có chiều dài tăng
trưởng nhanh hơn so với các NT khác và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê cả
vào ngày nuôi thứ 11 và 14. Do TLS ở NT V thấp chỉ có 44,27±8,33% vào ngày
thứ 7 và ngày 14 chỉ còn 38,13±3,93% (Bảng 4.5) do đó mật độ Artemia ở NT này
còn thấp, ít có sự cạnh tranh về thức ăn, không gian sống nên có chiều dài cao hơn
so với các NT khác.
28
Artemia ở NT VII-ĐC phát triển chậm nhất đặc biệt vào ngày thứ 7 (chiều dài chỉ
3,84±0,69 mm) thấp hơn nhiều so với Artemia cho ăn với các loại thức ăn khác.
Theo Nguyễn Thị Nhật Thu (1985), khi nuôi Artemia ở mật độ 1000 con/L với
thức ăn là cám gạo thì trung bình chiều dài thân sau 7 ngày nuôi chỉ là 2,1mm.
Mặc dù có sự biến động về tăng trưởng trong suốt thời gian nuôi nhưng cuối cùng
vào ngày nuôi thứ 14 cho thấy Artemia (NT V) vẫn là loại thức ăn cho kết quả
chiều dài cao nhất (6,69±0,77mm), tiếp theo là Artemia ở nghiệm thức IV
(6,07±0,79mm)>nghiệm thức VI (6,02 ±0,89mm) > nghiệm thức I (5,99±0,74mm)
> nghiệm thức II (5,97±0,65mm)> nghiệm thức III (5,96±0,87mm), cuối cùng là
nghiệm thức VII (5,60±1,14mm). Tuy nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa
ngoại trừ NT V tuy nhiên chiều dài này phần nào bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ sống.
Từ các kết quả về TLS và chiều dài cho thấy:
- Cám ủ men không đường cho TLS ổn định, cao hơn nhưng ngược lại tăng
trưởng chậm hơn.
- Cám ủ men có đường TLS hay biến động và thấp hơn (TLS 54,49±1,93%
vào ngày 7 và đến ngày 14 giảm xuống còn 46,49±7,70% ở NT IV) nhưng lại cho
tăng trưởng tốt hơn, có thể là do tác dụng của nấm men khi ủ với cám gạo có bổ
sung thêm đường đã làm tăng lượng vi khuẩn cơ hội. Đây chính là nguồn thức ăn
nhưng cũng không loại trừ gây bệnh cho Artemia làm giảm tỷ lệ sống gây biến
động lớn giữa các lần lặp lại.
4.2.4. Mật độ và thành phần quần thể
Theo Nguyễn Thị Ngọc Anh et al., (2004): Các ao nuôi được chuẩn bị tốt, tỷ lệ
sống của ấu trùng Artemia 24 giờ sau khi thả giống có thể đạt khoảng 70-80%, sau
một tuần nuôi khoảng 50-60%.
29
Bảng 4.7: Mật độ (con/L) của các NT trong 5 tuần nuôi
NT W1 W2 W3 W4 W5
I 500 199 549 535 968
II 500 264 764 753 1334
III 500 279 636 622 1711
IV 500 232 1181 849 1677
V 500 191 340 1097 428
VI 500 193 324 492 1693
VII 500 269 1044 433 533
Qua Bảng 4.7 cho thấy mật độ Artemia được bố trí ban đầu bằng nhau ở mỗi NT
là 500 con/L và giảm tới cho tới tuần thứ 2. Tuần thứ 3 đã có khuynh hướng tăng
lên do sự bổ sung quần thể từ các cá thể trưởng thành, càng về sau thì quần thể đã
có sự xuất hiện đầy đủ của 4 thành phần quần thể (Hình 4.7-Hình 4.13)
W2, mật độ thấp nhất là ở NT V chỉ còn 191 con/L TLS chỉ đạt 38,13%, cao nhất
là NT III 279 con/L tương ứng với TLS 55,82% (Bảng 4.5).
W3, ở NT IV mật độ con trưởng thành còn cao 233 con/L cộng thêm mật độ các
con nauplii do chúng sinh ra nên mật độ ở NT này khá cao 1181 con/L. Còn NT
VII thì thành phần nauplii và juvenile (con non) đã làm cho mật độ của NT này
tăng lên 1044 con/L.
W4, thì mật độ ở NT V đạt 1097 con/L cao nhất. W5, mật độ ở các NT II, III, IV,
VI khá cao lần lượt là 1334 con/L, 1711 con/L, 1677 con/L, 1693 con/L, do phần
lớn mật độ con trưởng thành ở các NT này đều đạt khá và có khả năng sinh sản
được nauplii.
Mật độ và thành phần quần thể ở từng NT được trình bày từ Hình 4.7 cho đến
Hình 4.13
30
0
500
1000
1500
2000
W1 W2 W3 W4 W5
Tuần nuôi
Mật độ (con/lít)
Nauplii Juenile
Tiền trưởng thành trưởng thành
Hình 4.7: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT I trong 5 tuần nuôi
0
500
1000
1500
2000
W1 W2 W3 W4 W5
Tuần nuôi
Mật độ (con/lít)
Nauplii Juenile
Tiền trưởng thành trưởng thành
Hình 4.8: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT II trong 5 tuần nuôi
0
500
1000
1500
2000
W1 W2 W3 W4 W5
Tuần nuôi
Mật độ (con/lít)
Nauplii Juenile
Tiền trưởng thành trưởng thành
Hình 4.9: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT III trong 5 tuần nuôi
31
0
500
1000
1500
2000
W1 W2 W3 W4 W5
Tuần nuôi
Mật độ (con/lít)
Nauplii Juenile
Tiền trưởng thành trưởng thành
Hình 4.10: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT IV trong 5 tuần nuôi
0
500
1000
1500
2000
W1 W2 W3 W4 W5
Tuần nuôi
Mật độ (con/lít)
Nauplii Juenile
Tiền trưởng thành trưởng thành
Hình 4.11: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT V trong 5 tuần nuôi
0
500
1000
1500
2000
W1 W2 W3 W4 W5
Tuần nuôi
Mật độ (con/lít)
Nauplii Juenile
Tiền trưởng thành trưởng thành
Hình 4.12: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT VI trong 5 tuần nuôi
32
0
500
1000
1500
2000
W1 W2 W3 W4 W5
Tuần nuôi
Mật độ (con/lít)
Nauplii Juenile
Tiền trưởng thành trưởng thành
Hình 4.13: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NTVII trong 5 tuần nuôi
Ở tất cả các NT, mật độ cấy giống ban đầu là 500 con/L. Ở W2 thành phần quần
thể chủ yếu là con tiền trưởng thành có mật độ trung bình của các NT dao động
(144-279 con/L) biểu thị TLS của Artemia đạt 38,13-55,82%. Sự giảm mật độ
nuôi này có thể do nhiều nguyên nhân như sự phân bố không đồng đều của quần
thể Artemia hoặc một số cá thể yếu bị chết do không phù hợp với thức ăn, hoặc
môi trường.
W3, W4 phần lớn các NT đều có đầy đủ 4 thành phần: nauplii (ấu trùng), juvenile
(con non), con tiền trưởng thành và con trưởng thành, vì vậy mật độ quần thể đều
tăng lên ở tất cả các NT, do trong thời gian này hầu hết Artemia cái tham gia sinh
sản, thể hiện rõ là số lượng Artemia trưởng thành của các NT vào W3 đều tăng từ
25 con/L (NT VII) đến 233 con/L (NT IV), và từ 40 con/L (NT VII) đến 160
con/L (NT IV) vào W4.
W5, cũng như ở W3, W4 Nauplii vẫn là thành phần chiếm ưu thế bởi ở hầu hết các
NT mật độ con trưởng thành đều cao hơn so với W4 (W4 từ 40-160 con/L đến W5
là (149-203 con/L). Xem Phụ lục 7: Biến động mật độ và thành phần quần thể ở
các NT qua 5 tuần nuôi.
Thành phần tiền trưởng thành, trưởng thành những thành phần chủ yếu tạo nên
năng suất sinh khối. NT VII mật độ của 2 thành phần này lần lượt 109 con/L, 195
con/L
Đối với việc nuôi Artemia thu sinh khối nếu mật độ quần thể Artemia tăng thì có
thể làm tăng năng suất ao nuôi, nhưng khi tỷ lệ này quá cao thì sẽ tạo ra mật độ
quần thể trong ao tăng gấp nhiều lần vượt quá sức chứa của ao. Điều này gây ra sự
cạnh tranh thức ăn, oxy, không gian sống…dẫn đến quần thể chết rải rác hoặc
33
hàng loạt và số còn lại sinh trưởng rất chậm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục
hồi tự nhiên của quần thể trong ao nuôi (Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn
Hòa, 2004).
Tuy nhiên, phương pháp thu mẫu sinh học quần thể chỉ mang tính ước lượng, chưa
phản ánh chính xác lượng sinh khối và thành phần quần thể trong ao nuôi ngay
thời điểm thu mẫu. Tuy nhiên, nó đã biểu thị khuynh hướng tăng hoặc giảm về
mật độ và sự biến động về thành phần quần thể trong ao nuôi, từ đó chúng ta có
thể dự đoán được sản lượng và điều chỉnh chu kỳ thu sinh khối thích hợp (Baert et
al., 2002).
4.2.5. Năng suất sinh khối
Sau 35 ngày nuôi và theo dõi sự phát triển của quần thể Artemia, kết quả thu được
khối lượng sinh khối Artemia ở mỗi NT như sau:
Bảng 4.15: Khối lượng sinh khối Artemia sau 5 tuần nuôi
Nghiệm thức I II III IV V VI VII
m(g) 18,46 14,82 14,65 11,32 15,13 14,61 19,1
18.46
14.82 14.65
11.32
15.13 14.61
19.1
0
5
10
15
20
I II III IV V VI VII
Nghiệm thức
khối lượng
(g
)
Hình 4.14: Khối lượng sinh khối Artemia sau 5 tuần nuôi
Bảng 4.15 và Hình 4.14 cho thấy sau 5 tuần nuôi sinh khối ở NT VII đạt cao nhất
(19,1 g) so với các NT khác và thấp nhất là ở NT IV chỉ có (11,32 g) do. Mặc dù
vào W2 TLS ở NT III là cao nhất 55,82% nhưng đến W5 thì ở NT này nauplii có
mật độ rất cao 1487 con/L còn các thành phần juvenile, tiền trưởng thành, trưởng
thành thì lại thấp (lần lượt là 5 con/L, 59 con/L, 160 con/L) nhưng đây là những
34
thành phần chủ yếu tạo nên năng suất sinh khối nên chỉ thu được 14,61 g (theo kết
quả ở Phụ lục 5: Biến động mật độ và thành phần quần thể ở các NT).
Các NT VI, II, V, thu được khối lượng tương đương nhau lần lượt là 14,61 g,
14,82 g, và 15,13 g.
Theo Brands et al., (1995); Nguyễn Thị Ngọc Anh et al., (1997) năng suất sinh
khối trong ao nuôi ở ruông muối bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thức ăn, mức
nước, độ mặn... Ngoài biện pháp quản lý ao nuôi tốt, phương thức thu hoạch cũng
là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất do Artemia có chu kỳ
phát triển ngắn. Ở thí nghiệm này, do Artemia được thu hoạch một lần duy nhất
khi kết thúc thí nghiệm, do đó trong một thể tích nhỏ chỉ có 4 L nước chứa đủ các
thành phần nauplii, juvenile, tiền trưởng thành, trưởng thành dẫn đến sự cạnh
tranh về thức ăn, không gian sống, quần thể già yếu và chết, sinh trưởng chậm,
năng suất sinh khối thấp. Có thể cho rằng chu kỳ thu sinh khối càng dài thì cho
năng suất càng thấp.
4.2.6. Sức sinh sản
Bảng 4.16: Sức sinh sản trung bình ± ĐLC của Artemia (số phôi/con cái).
NT Sức sinh sản TB
I
II
III
IV
V
VI
VII
36,80±12,11ab
28,07±6,10a
39,43±12,20b
53,23±14,94c
67,20±30,35d
53,07±10,34c
49,97±23,88c
(Những chữ cái theo cột giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa và khác nhau biểu hiện sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05)
Bảng 4.16 cho thấy sức sinh sản (Nauplii) trung bình cao nhất ở NT V - cho ăn
bằng cám gạo ủ 0,7% men, có đường (67,20±30,35 số phôi/con cái) kế đến là NT
IV - cho ăn bằng cám gạo ủ 0,5% men, có đường (53,23±14,94 số phôi/con cái) >
NT VI - cho ăn bằng cám gạo ủ 1% men, có đường là 53,07±10,34 số phôi/con cái
> NT III - cho ăn bằng cám gạo ủ 1% men, không đường (39,43±12,20 số
phôi/con cái) > NT I - cho ăn bằng cám gạo ủ 0,5% men, không đường
35
(36,80±12,11 số phôi/con cái), thấp nhất là ở NT II - cho ăn bằng cám gạo ủ 0,7%
men, không đường (28,07±6,10 số phôi/con cái).
Kết quả cũng cho thấy trong cùng một thời điểm, NT nào có sức sinh sản thấp hơn
so với NT khác là do NT này có tỷ lệ đẻ con và mật độ quần thể cao hoặc đa số
Artemia cái tham gia sinh sản lần đầu (Bowen, 1962).
4.2.7. Phương thức sinh sản
Phương thức sinh sản của Artemia bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kết hợp như di
truyền, thức ăn, các điều kiện môi trường... và quần thể Artemia luôn luôn có hai
phương thức sinh sản là đẻ trứng (cyst) và đẻ con (nauplii) và tùy điều kiện
phương thức đẻ con hoặc trứng chiếm ưu thế (Browne et al., 1984).
89.65 98.96
1.051.0410.35
0
20
40
60
80
100
120
I II III IV V VI VII
Nghiệm thức
Tỷ lệ (%)
Phôi Cyst
Hình 4.15: Tỷ lệ (%) ± ĐLC con cái mang túi ấp đẻ Nauplii và cyst
Kết quả được trình bày ở Hình 4.15 cho thấy phần trăm Artemia cái mang phôi
(Nauplii) cao hơn phần trăm Artemia mang trứng (cyst) ở tất cả các NT.Chẳng hạn
như ở NTV chỉ có 1.04% con cái mang cyst trong khi đó có tới 98.96% con cái
mang phôi (Nauplii).
Ở thí nghiệm này nhiệt độ dao động từ 28-31.14oC, theo Nguyễn Thị Ngọc Anh
(2000), khi nuôi Artemia trong phòng thí nghiệm (điều kiện nhiệt độ ổn định) cũng
đã tìm thấy ở nhiệt độ 30oC số lứa đẻ con cao gấp chín lần so với nuôi ở nhiệt độ
26oC. Kết quả tương tự khi tăng nhiệt độ từ 25oC lên 33oC thì số trứng giảm và số
Nauplii tăng (Sanggontanagit, 1993). Mặt khác, theo Browne (1980) cho rằng,
trong tất cả các dòng Artemia thì sự đẻ con chiếm ưu thế hơn sự đẻ cyst. Ngoài ra,
sự mang cyst xuất hiện ở môi trường có nhiều tảo (Hồ Thanh Hồng, 1986). Trong
36
thí nghiệm này thức ăn cho Artemia chỉ là cám gạo ủ men do đó có thể đã ảnh
hưởng tới phương thức sinh sản, tuy nhiên cần có sự theo dõi cá thể để có đánh giá
chính xác hơn.
4.3. Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia
Để khắc ơhục được những hạn chế trong việc bố trí thí nghiệm trong keo, đựt
trong phòng và đáp ứng mục tiêu thu sinh khối, một thí nghiệm phụ nuôi sinh khối
đại trà đã được bố trí trong các xô 20 L, độ mặn 80ppt với mật độ thả là 1500
nauplii/L, kéo dài trong 14 ngày nuôi kết quả cho thấy NT III có TLS cao nhất
87,20% với mật độ 1308 con/L tỷ lệ này cao hơn so với thí nghiệm 2 (Bảng 4.5),
có thể do thể tích nuôi lớn hơn nên các yếu tố môi trường ít biến động hơn. Điều
này có ý nghĩa trong việc nâng cao năng suất sinh khối Artemia khi nuôi Artemia
những dụng cụ có thể tích lớn hơn hay ngoài ruộng muối.
Bảng 4.18: Kết quả TLS (%) của Artemia và khối lượng sinh khối (g) của Artemia
sau 14 ngày nuôi
NT I II III IV V VI VII
Mật độ (nauplii/L)
Mật độ sau 14 ngày
TLS (%)
Khối lượng (g)
1500
278
18,53
19,68
1500
626
41,73
25,06
1500
1308
87,20
23,81
1500
122
8,13
17,53
1500
104
6,93
6,05
1500
404
26,93
20,54
1500
440
29,33
18,89
Do có TLS cao nhất 87,20% nên mật độ ở NT III rất cao đến 1308 con/L dẫn đến
sự cạnh tranh về thức ăn, môi trường sống nên Artemia có kích thước rất nhỏ,
chưa trưởng thành (không thấy hiện tượng bắt cặp), và khối lượng sinh khối thu
được chỉ có 23,81g thấp hơn ở NT II thu được 25,06g do TLS của NT II chỉ có
41,73% (Bảng 4.18). NT V có TLS thấp nhất 6,93% chỉ thu được 6,05g. Ở thí
nghiệm này một lần nữa cho thấy đối với các NT cám ủ men có đường nuôi trong
điều kiện trong phòng không cho kết quả ổn định so với cám ủ men thông thường
và củng cố thêm giả thuyết là môi trường này đã tạo sự thuận lợi cho vi khuẩn cơ
hội phát triển.
37
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. KẾT LUẬN:
Qua thời gian thí nghiệm, dựa vào những kết quả thu được có thể rút ra những kết
luận cụ thể như sau:
Cả 6 loại cám ủ men đều có thể sử dụng làm thức ăn cho Artemia tuy nhiên
hàm lượng men 0,7- 1 ppm, không đường nên được chọn để sử dụng vì cho
tỷ lệ sống cao nhất phù hợp nuôi sinh khối Artemia ở các thể tích lớn.
Cám ủ men không đường cho tỷ lệ sống ổn định, cao hơn nhưng cho tăng
trưởng chậm hơn so với cám ủ men có đường
Cám ủ men có đường có tỷ lệ sống biến động và thấp hơn tuy nhiên lại có
tăng trưởng tốt hơn so với ủ men thông thường
5.2. ĐỀ XUẤT:
Cần bố trí thí nghiệm lặp lại nhiều lần hơn trong những thể tích lớn hơn, để
Artemia có không gian sống rộng và các yếu tố môi trường ít biến động.
Tiến hành phân tích HL dinh dưỡng (protein, lipid) của các loại thức ăn để
chọn được loại thức ăn có dinh dưỡng tốt, đồng thời bố trí với nhiều HL
đường khác nhau.
Cần kết hợp nhiều loại tảo thức ăn khác, hoặc các phụ phẩm nông nghiệp
khác, tạo nên sự phong phú và đa dạng về các loài thức ăn cho Artemia .
Nên lặp lại thí nghiệm ở mức cá thể để xác định ảnh huởng của cám ủ men
lên các chỉ tiêu sinh sản của Artemia.
Tiến hành thay nước thường xuyên để cải thiện pH của môi trường nước
nuôi để tăng pH.
Nuôi sinh khối nên thu tỉa nhiều lần để có thể ổn định được mật độ Artemia
đảm bảo không có sự cạnh tranh trong quần thể để có được nâng suất cao.
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Hòa (2005). Artemia-Nghiên cứu và ứng dụng trong
nuôi trồng thủy sản
2. Bùi Đức Hợi và ctv.,1997. Hóa sinh công nghiệp. Nhà xuất bản
KH&KT Hà Nội.
3. Bùi Lai, Nguyễn Quốc Khang, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Quang
Long, Mai Đình Thiên, 1985. Cơ sở sinh lý sinh thái cá. Nhà xuất
bản Nông nghiệp.
4. Đặng Kim Thanh, 2009. “Nuôi sinh khối Artemia trên bể lót bạt với
mật độ cao”. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.
5. Hồ Thanh Hồng, 1986. Thực nghiệm nuôi Artemia trên ruộng muối
Vĩnh Châu đầu mùa mưa. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ
6.
id=56
7. xuatban/baocao
8. Huỳnh Thanh Tới, Nguyễn Thị Hồng Vân, Dương Thị Mỹ Hận và
Nguyễn Văn Hòa, 2006. Ảnh hưởng tảo Chaetoceros sp lên chất
lượng Artemia sinh khối. Tạp chí khoa học, số đặc biệt chuyên đề
thủy sản; quyển 1: 62-73.
9. Huỳnh Thanh Tới. 1996. Ảnh hưởng mật độ nuôi khác nhau đến sinh
trưởng sinh sản của Artemia franciscana Vĩnh Châu. Luận văn tốt
nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ.
10. Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên-Trần Thị Thanh Hiền, Trần Ngọc
Hải, Nguyễn Văn Hòa, Trần Sương Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Thảo.
Khoa Thủy Sản
11. Nguyễn Lân Dũng, 1970. Giá trị dinh dưỡng của nấm men và việc
sử dụng thức ăn gia súc hiện nay, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật.
12. Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hòa, 2004. Ảnh hưởng của
phươngthức thu hoạch đến năng suất sinh khối Artemia ở ruộng
muối. Tạp chí Khoa học Đại Học Cần Thơ. Trang 256-267
13. Nguyễn Thị Nhật Thu, 1985. Thử nghiệm nuôi Artemia trong bể.
Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.
39
14. Nguyễn Văn Hòa, (chủ biên). 2007. Artemia – Nghiên cứu và ứng
dụng trong nuôi trồng thủy sản, nhà xuất bản Nông Nghiệp. 134
trang.
15. Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh,
Trần Thị Thanh Hiền, Trần Sương Ngọc, Trần Hữu Lễ. 2005. Nâng
cao hiệu quả của việc nuôi sinh khối Artemia trên ruộng muối. Báo
cáo khoahoc/Artemia hoa.pdf (truy cập ngày 3/05/2009)
16. Niên giám thống kê 1997, Nhà xuất bản thống kê, trang 42
17. Phan Thị Mỹ Tho, 2009. “So sánh ảnh hưởng nồng độ muối lên sự
sinh trưởng, các chỉ tiêu sinh sản của hai dòng Artemia SFB và
GSL”. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.
18. Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản, Ts. Trương Quốc Phú,
Ths. Nguyễn Lê Hoàng Yến, Ks. Huỳnh Trường Giang.
19. Thạch Thị Lệ, 2009. “Ảnh hưởng của các loại tảo thức ăn lên sự
sinh trưởng, tuổi thọ và các chi tiêu sinh sản của Artemia
Franciscana”. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.
20. vietlinh.com.vn/kithuat/tom/su/postts4_Artemia.htm
21. Sorgeloos, P., 1980. The use of brine shrimp Artemia in
Aquaculture. In Artemia Reseach and its Applications, Vol.3,
Proceeding of the Second International Symposium on the brine
shrimp Artemia, P. Sorgeloos, D.A. Bengtson, W. Decleir, E.Jaspers
(Eds.), Universal Press, Wettern, Belgium,25-46.
22. Jumalon, N.A.; Bombeo, R.F and Estenor, D.C., 1982. Pond
production and use of the brine shrimp (Artemia) in the Philippines.
SEAFDEC Aquaculture Department Tigbauan, Iloilo, Philippines.
61 p.
23. www.khoahocthuysan.com.vn
40
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thể tích thức ăn (ml) sau 24h ủ
V ủ sau 24h(ml) I II III IV V VI VII
1 23 20 20 23 22 24 23
2 20 23 23 24 23 23 22 Không đường
3 20 22 23 22 24 21 21
1 20 24 24 23 25 23
2 22 25 25 24 22 23 Có đường
3 25 20 23 25 24 24
0
5
10
15
20
25
30
0.5 0.7 1 1.2 1.5 2 ĐC
Hàm lượng men (ppm)
V (ml) sau 24h
Không đường Có đường
Hình 4.1: Thể tích (ml) của cám ủ men sau 24h
Phụ lục 2: Hiệu quả sử dụng của cám ủ
Hiệu quả sử dụng (%) I II III IV V VI VII
1 79,61 76,16 85,85 80,32 77,12 75,77 73,79
2 74,42 77,66 80,28 78,35 80,69 78,62 77,13 Không đường
3 77,25 78,68 80,09 80,70 80,43 79,56 77,19
1 76,82 78,95 80,40 79,32 81,62 83,89
2 78,36 81,64 80,76 81,50 83,16 84,26 Có đường
3 77,51 81,62 83,02 79,98 84,38 82,31
41
65
70
75
80
85
90
0.5 0.7 1 1.2 1.5 2 ĐC
Hàm lượng men (ppm)
(%)
Không đường Có đường
Hình 4.2: Hiệu quả sử dụng (%) của cám ủ men
Phụ lục 3: Nhiệt độ (oC)
Tuần Ngày toC (Sáng) toC (Chiều)
16/04/2009 28 29
17/04/2009 30 30,5
18/04/2009 30 32
19/04/2009 31 31
20/04/2009 30 31
21/04/2009 29 31
W1
22/04/2009 30 28
23/04/2009 29 30
24/04/2009 30 31
25/04/2009 30 32
26/04/2009 30 32
27/04/2009 29 30
28/04/2009 31 32
W2
29/04/2009 29 31
30/04/2009 28 28
01/05/2009 28 28
02/05/2009 28 28
03/05/2009 28 28
04/05/2009 28 28
05/05/2009 28 28
W3
06/05/2009 28 28
07/05/2009 28 28 W4
08/05/2009 28 28
42
09/05/2009 28 28
10/05/2009 28 28
11/05/2009 28 28
12/05/2009 28 28
13/05/2009 28 28
14/05/2009 28 28
15/05/2009 28 28
16/05/2009 28 28
17/05/2009 28 28
18/05/2009 28 28
19/05/2009 28 28
W5
20/05/2009 28 28
29.71 29.71
28.00 28.00 28.00
30.36
31.14
25.00
30.00
35.00
W1 W2 W3 W4 W5
Tuần nuôi
Nhiệt độ (oC)
Sáng Chiều
Hình 4.3: Biến động nhiệt độ trung bình trong 5 tuần nuôi
Phụ lục 4: pH
Ngày Buổi Lần I II III IV V VI VII
1 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3
2 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 S
3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3
1 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3
2 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3
4/16/2009
C
3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3
1 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3
2 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3
4/17/2009
S
3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3
43
1 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3
2 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 C
3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3
1 7,2 7,2 7,2 7,1 7,2 7,2 7,2
2 7,2 7,1 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2 S
3 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2
1 7,1 7,1 7,2 7,1 7,1 7,1 7,2
2 7,1 7,1 7,2 7,1 7,1 7,1 7,1
4/18/2009
C
3 7,1 7,1 7,2 7,1 7,1 7,1 7,2
1 7,1 7,1 7,2 7,1 7,2 7,2 7,2
2 7,1 7,1 7,2 7,2 7,3 7,2 7,2 S
3 7,1 7,1 7,2 7,2 7,1 7,2 7,2
1 7,0 7,0 7,1 7,0 7,1 7,1 7,1
2 7,0 6,9 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1
4/19/2009
C
3 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1
1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,2 7,2 7,2
2 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,2 7,2 S
3 7,1 7,1 7,1 7,1 7,2 7,2 7,1
1 7,0 7,0 7,0 7,0 7,1 7,1 7,1
2 7,1 6,9 7,0 7,0 7,0 7,1 7,1
4/20/2009
C
3 7,1 7,1 7,0 7,0 7,1 7,1 7,1
1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,2 7,2 7,1
2 7,2 7,0 7,1 7,2 7,2 7,2 7,2 S
3 7,2 7,1 7,1 7,1 7,3 7,2 7,1
1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,2 7,3 7,2
2 7,2 6,9 7,1 7,1 7,1 7,3 7,3
4/21/2009
C
3 7,2 7,2 7,1 7,1 7,2 7,3 7,2
1 7,2 7,2 7,2 7,1 7,1 7,1 7,1
2 7,3 7,2 7,2 7,1 7,1 7,1 7,1 S
3 7,3 7,2 7,2 7,1 7,1 7,1 7,1
1 7,2 7,2 7,2 7,1 7,1 7,2 7,1
2 7,3 7,1 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2
4/22/2009
C
3 7,2 7,1 7,3 7,2 7,2 7,2 7,1
1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,2
2 7,1 6,9 7,1 7,1 7,1 7,1 7,2 S
3 7,1 7,0 7,1 7,1 7,0 7,1 7,1
1 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,1 7,1
2 7,1 6,9 7,0 7,0 7,0 7,1 7,1
4/23/2009
C
3 7,0 7,0 7,0 7,1 7,1 7,1 7,1
1 7,2 7,2 7,3 7,2 7,1 7,3 7,2
2 7,3 7,1 7,2 7,2 7,2 7,3 7,2 S
3 7,2 7,1 7,2 7,1 7,3 7,3 7,2
1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,2 7,1
2 7,1 7,0 7,1 7,1 7,1 7,2 7,1
4/24/2009
C
3 7,1 7,0 7,1 7,1 7,1 7,2 7,1
44
1 7,2 7,1 7,2 7,3 7,2 7,3 7,4
2 7,3 7,0 7,1 7,3 7,3 7,3 7,4 S
3 7,2 7,1 7,1 7,3 7,3 7,3 7,4
1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 6,9 7,1
2 7,1 6,9 7,1 7,1 7,1 7,1 7,2
4/25/2009
C
3 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,0
1 6,9 6,8 6,9 6,9 6,9 6,8 7,1
2 6,9 6,7 7,0 6,9 6,9 6,9 7,0 S
3 6,9 6,8 7,0 6,9 6,9 6,9 7,0
1 6,7 6,7 6,8 6,7 6,8 6,9 6,9
2 6,8 6,7 6,8 6,7 6,8 6,9 6,9
4/26/2009
C
3 6,8 6,8 6,8 6,8 6,8 6,9 6,9
1 6,9 6,9 7,0 6,8 6,9 7,0 7,0
2 6,9 6,9 7,0 6,7 6,9 6,9 7,0 S
3 6,9 6,9 7,0 6,8 6,9 6,9 6,9
1 6,8 6,8 6,9 6,7 6,8 6,9 6,9
2 6,8 6,8 6,9 6,7 6,8 6,9 6,9
4/27/2009
C
3 6,8 6,8 6,9 6,7 6,8 6,9 6,9
1 7,1 7,0 7,1 7,1 7,1 7,1 7,2
2 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,0 S
3 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0
1 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,1
2 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0
4/28/2009
C
3 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0
1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 6,9 7,1
2 7,1 6,9 7,1 7,1 7,1 7,1 7,2 S
3 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,0
1 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 6,9 7,0
2 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,1
4/29/2009
C
3 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0
7.08
7.16
7.11
7.03
6.95
7.03
7.10
7.18
I II III IV V VI VII
Nghiệm thức
trung bình p
H
Sáng Chiều
Hình 4.4: Biến động pH sáng chiều
45
Phụ lục 5: Tỷ lệ sống
Mật độ Artemia (con/L) của các NT vào ngày 8 và ngày 14
Ngày nuôi Lần I II III IV V VI VII
1 229 269 267 279 243 224 347
2 216 327 323 277 248 195 180 Ngày 8
3 237 280 307 261 173 213 333
1 200 247 251 253 173 211 328
2 201 284 304 188 212 179 160 Ngày 14
3 195 260 283 256 187 189 320
Tỷ lệ sống (%) của Artemia vào ngày 8 và ngày 14
Ngày nuôi Lần I II III IV V VI VII
1 45,87 53,87 53,33 55,73 48,53 44,80 69,33
2 43,20 65,33 64,53 55,47 49,60 38,93 36,00 Ngày 8
3 47,47 56,00 61,33 52,27 34,67 42,67 66,67
1 40,00 49,33 50,13 50,67 34,67 42,13 65,60
2 40,27 56,80 60,80 37,60 42,40 35,73 32,00 Ngày 14
3 38,93 52,00 56,53 51,20 37,33 37,87 64,00
38.13
55.82
0
20
40
60
80
100
I II III IV V VI VII
Nghiệm thức
Tỷ lệ sống (%)
Ngày 8 Ngày 14
Hình 4.5: Tỷ lệ sống trung bình của Artemia sau 7 và 14 ngày nuôi
46
Phụ lục 6: Chiều dài (mm) của Artemia sau các ngày nuôi
Ngày thứ 8
Stt I II III IV V VI VII 1 3,50 3,25 4,13 4,25 5,88 4,25 3,13
2 4,75 6,25 5,63 5,38 4,25 4,50 3,25
3 2,00 4,13 5,00 4,13 7,00 4,38 3,75
4 3,38 4,38 4,63 4,50 7,13 4,38 5,50
5 2,88 5,25 4,50 5,00 3,38 3,88 2,63
6 4,25 3,63 4,13 5,13 4,63 2,88 2,75
7 3,75 3,38 4,38 5,25 5,00 3,50 4,38
8 3,00 4,38 3,75 3,88 4,13 4,25 4,00
9 5,00 4,88 3,00 5,00 3,00 4,38 3,88
10 4,75 5,00 4,25 4,13 7,13 4,88 3,38
11 4,25 4,00 4,13 4,25 3,63 4,75 3,88
12 4,88 4,38 4,38 3,75 3,38 4,13 4,13
13 4,38 4,25 4,13 4,63 3,25 4,13 3,50
14 4,25 3,50 3,13 5,50 5,00 3,38 4,13
15 5,75 4,38 3,25 5,00 6,25 5,00 3,50
16 6,00 3,13 3,88 4,38 3,75 5,25 4,00
17 3,13 4,25 4,63 5,25 5,00 4,13 4,63
18 5,38 4,38 3,13 4,63 3,13 4,63 4,25
19 4,75 4,38 5,25 4,00 3,50 4,50 4,38
20 4,50 2,50 4,38 4,00 4,00 3,00 3,63
21 3,75 4,00 5,00 4,38 7,00 4,38 3,63
22 3,50 3,13 3,00 4,00 5,25 5,63 4,13
23 4,63 3,75 3,50 4,13 5,75 5,38 5,00
24 5,13 3,75 3,63 5,13 5,88 4,75 4,50
25 4,25 4,75 3,00 4,38 5,75 4,63 2,75
26 4,38 4,13 2,25 5,63 4,25 2,88 4,25
27 3,25 4,25 4,00 3,75 6,25 4,13 4,63
28 5,00 3,13 5,00 5,25 5,88 5,50 2,88
29 4,38 4,00 3,25 3,13 7,38 5,75 3,13
30 4,00 2,88 4,25 4,50 5,50 6,13 3,75
47
Ngày thứ 11
Stt I II III IV V VI VII
1 5,63 7,63 5,38 7,00 7,75 4,88 5,50
2 4,38 6,25 5,13 5,25 7,00 5,00 3,75
3 4,63 5,38 7,13 6,13 7,50 6,38 4,88
4 4,75 5,25 5,13 7,88 6,63 6,13 5,63
5 5,88 4,50 7,75 7,00 6,75 5,75 5,00
6 6,75 6,50 6,75 5,38 5,63 6,13 5,00
7 6,75 5,50 4,25 6,25 5,50 4,63 6,25
8 6,00 5,38 5,50 6,88 5,63 5,75 3,75
9 6,50 7,13 4,13 5,75 7,88 4,88 3,25
10 5,88 4,50 5,38 6,88 6,13 5,50 4,88
11 6,00 6,50 5,63 7,25 5,75 6,00 7,88
12 6,00 6,38 6,13 5,88 7,75 7,25 6,50
13 6,50 6,63 3,50 5,25 6,88 5,00 4,50
14 6,88 3,50 4,88 4,38 5,50 5,25 5,00
15 5,63 5,25 6,00 6,25 6,88 6,00 6,88
16 6,38 5,00 5,00 7,75 7,50 7,00 7,63
17 7,25 6,38 6,00 6,88 6,13 7,13 7,00
18 5,00 7,13 4,38 5,63 6,00 7,88 6,50
19 7,75 3,88 5,13 6,25 5,88 5,38 6,50
20 5,75 4,75 8,13 5,50 5,38 8,38 6,25
21 6,88 6,88 6,63 5,25 8,00 6,13 4,50
22 5,38 5,25 5,75 5,50 7,50 3,50 5,25
23 4,50 5,88 6,25 5,00 7,00 6,63 5,75
24 5,00 6,25 6,25 6,38 6,25 5,38 3,13
25 5,25 5,63 6,13 6,63 7,50 5,50 4,63
26 5,63 6,25 6,25 4,63 7,13 6,00 2,50
27 5,88 7,50 7,50 5,75 8,00 7,25 5,50
28 5,50 5,88 6,25 5,63 6,63 5,75 5,88
29 5,88 6,00 5,88 6,50 7,00 6,13 2,88
30 5,25 5,38 5,63 3,88 5,00 7,63 5,00
48
Ngày thứ 14
Stt I II III IV V VI VII
1 5,88 6,38 6,25 5,13 5,63 5,63 4,88
2 5,25 5,63 6,38 5,75 6,13 4,88 5,00
3 5,50 6,63 6,50 7,63 6,00 5,75 5,38
4 5,88 6,25 6,00 5,75 6,00 6,63 5,75
5 5,75 7,75 5,75 5,00 6,25 4,50 4,88
6 4,88 6,75 6,00 6,50 7,50 5,13 4,63
7 6,13 6,63 6,63 7,38 6,25 4,25 4,75
8 7,25 5,63 4,25 5,13 7,00 7,38 3,88
9 6,75 6,88 7,75 5,63 7,88 7,13 4,50
10 5,50 5,63 7,00 6,25 6,63 6,13 5,88
11 5,75 5,75 8,13 5,38 6,00 6,13 7,75
12 8,00 5,25 5,25 6,38 6,88 7,38 6,50
13 5,75 6,00 6,63 5,75 7,00 7,38 6,38
14 5,63 5,38 5,50 5,75 5,88 6,38 6,00
15 6,38 6,13 5,75 7,88 6,88 5,75 6,75
16 7,13 5,63 5,63 7,13 6,50 7,00 5,50
17 5,75 5,25 5,50 6,50 6,38 5,88 6,50
18 6,38 5,13 4,25 6,38 5,75 4,75 8,00
19 6,63 5,50 5,00 6,50 6,00 5,38 6,38
20 5,88 6,13 6,13 5,75 6,00 6,38 7,25
21 5,75 5,75 5,50 5,63 6,88 5,00 4,88
22 5,00 6,88 7,25 6,38 5,25 6,50 4,00
23 6,25 5,38 5,25 5,63 7,75 6,88 5,00
24 5,63 6,63 6,25 6,50 7,25 6,50 4,00
25 6,00 6,50 5,50 5,50 7,13 6,38 5,63
26 5,75 5,25 5,63 5,00 8,25 5,00 7,13
27 7,25 5,88 5,38 5,88 6,75 6,00 6,13
28 4,75 5,13 5,50 5,63 7,13 6,63 3,88
29 5,38 5,38 5,88 5,00 8,13 6,63 6,88
30 5,88 6,00 6,25 7,25 7,50 5,25 5,88
49
5.04
6.67 6.69
3.84
5.25 5.67
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Ngày 7 Ngày 11 Ngày 14
Ngày nuôi
Chiều dài (mm)
NT I NT II NT III
NT IV NT V NT VI
NT VII
Hình 4.6: Trung bình chiều dài Artemia (mm) ± ĐLC qua các ngày nuôi
Phụ lục 7: Biến động mật độ và thành phần quần thể ở các NT qua 5 tuần
nuôi
Bảng 4.8: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT I trong 5 tuần nuôi
Mật độ con/L N J P-Ad Ad Tổng
W1 500 0 0 0 500
W2 0 0 199 0 199
W3 249 0 172 128 549
W4 262 47 89 137 535
W5 627 44 100 197 968
Bảng 4.9: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT II trong 5 tuần nuôi
Mật độ con/L N J P-Ad Ad Tổng
W1 500 0 0 0 500
W2 0 0 264 0 264
W3 500 27 139 99 764
W4 474 55 79 145 753
W5 1069 47 48 171 1334
50
Bảng 4.10: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT III trong 5 tuần nuôi
Bảng 4.11: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT IV trong 5 tuần nuôi
Bảng 1.12 : Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT V trong 5 tuần nuôi
Mật độ con/L N J P-Ad Ad Tổng
W1 500 0 0 0 500
W2 0 0 144 0 144
W3 100 0 84 156 340
W4 821 8 184 84 1097
W5 183 0 96 149 428
Bảng 4.13: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT VI trong 5 tuần nuôi
Mật độ con/L N J P-Ad Ad Tổng
W1 500 0 0 0 500
W2 0 0 279 0 279
W3 324 0 155 157 636
W4 353 17 104 148 622
W5 1487 5 59 160 1711
Mật độ con/L N J P-Ad Ad Tổng
W1 500 0 0 0 500
W2 0 0 232 0 232
W3 851 7 91 233 1181
W4 630 5 53 160 849
W5 1465 5 17 189 1677
Mật độ con/L N J P-Ad Ad Tổng
W1 500 0 0 0 500
W2 0 0 193 0 193
W3 139 1 66 119 324
W4 303 3 87 100 492
W5 1477 1 12 203 1693
51
Bảng 4.14: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT VII trong 5 tuần nuôi
Mật độ con/L N J P-Ad Ad Tổng
W1 500 0 0 0 500
W2 0 0 239 0 239
W3 671 189,33 159 25 1044
W4 187 104 103 40 433
W5 212 17 109 195 533
52
Phụ lục 8: Sức sinh sản của Artemia (số phôi/con cái).
NT I II III IV V VI VII
1 39 26 21 23 56 75 28
2 44 34 59 56 48 70 53
3 28 35 41 96 50 51 26
4 31 27 65 39 42 56 31
5 43 32 39 88 41 44 37
6 33 31 40 50 66 52 27
7 18 28 38 56 68 54 45
8 35 29 39 53 56 45 55
9 35 27 41 49 77 61 50
10 36 30 37 57 67 53 51
11 34 39 52 47 76 52 95
12 33 27 58 70 49 49 113
13 37 21 37 80 46 51 92
14 35 45 36 50 59 59 70
15 66 20 49 49 37 63 103
16 52 36 38 56 69 78 49
17 48 28 40 50 65 53 48
18 39 23 39 52 67 46 52
19 76 34 35 61 45 60 46
20 20 28 43 45 89 53 54
21 27 17 38 46 80 45 34
22 33 22 42 41 171 35 17
23 38 23 20 38 164 31 24
24 25 25 21 32 60 48 27
25 36 18 32 48 33 43 22
26 20 26 54 45 63 45 50
27 37 30 43 61 71 61 51
28 42 27 30 53 67 46 49
29 34 29 17 55 65 60 48
30 30 25 39 51 69 53 52
53
Phụ lục 9: Số Artemia cái mang phôi, cyst
Bảng 4.17: Tỷ lệ (%) ± ĐLC con cái mang túi ấp đẻ Nauplii và cyst
Phụ lục 10: Phương pháp xử lý nước trước khi sử dụng
Nước pha loãng xuống độ mặn 80%o sau đó xử lý bằng chlorine với nồng độ 30
ppm, khuấy đều và để trong vòng 1 giờ để chlorine có thể diệt hết các vi sinh vật
hiện diện trong nước (nồng độ chlorine không bị thất thoát trong quá trình ủ). Sau
1h ủ, tiến hành sục khí liên tục 2 ngày để lượng chlorine tồn dư bị loại ra khỏi
nguồn nước xử lý.
Kiểm tra mức độ tồn dư của chlorine bằng thuốc thử chlorine (lấy 5 ml nước xử
lý+một giọt thuốc thử chlorine) trước khi sử dụng nếu không thấy màu vàng xuất
hiện thì mức độ tồn dư bằng 0 và nước có thể sử dụng cho việc bố trí thí nghiệm,
còn nếu sau khi kiểm tra nước xử lý vẫn còn hiện diện của hàm lượng chlorine thì
tiến hành trung hoà bằng Na2S2O3. Sau khi trung hoà, kiểm tra lại một lần nữa
mức độ tồn dư của chlorine, nếu vẫn còn thì tiến hành trung hoà tiếp cho đến khi
độ tồn dư biến mất thì nước mới có thể sử dụng được.
Phụ lục 11: Phương pháp ấp trứng
Tính số lượng trứng cho nở:
Tùy mật độ thả mà số lượng trứng được tính theo công thức sau:
NT I II III IV V VI VII
Phôi Cyst Phôi Cyst Phôi Cyst Phôi Cyst Phôi Cyst Phôi Cyst Phôi Cyst
Lần 1 304 13 362 19 249 29 39 1 197 0 109 0 259 10
Lần 2 241 8 250 16 168 22 162 3 231 6 182 0 178 9
Lần 3 277 24 231 23 302 32 283 35 142 0 276 6 296 15
Nghiệm thức Phôi Cyst
I 94,81 5,19
II 93,56 6,44
III 89,65 10,35
IV 92,54 7,46
V 98,96 1,04
VI 98,95 1,05
VII 95,57 4,43
54
Số gram trứng cho nở (g/m3) = 1000*
000.300
)*( DeSD
D: mật độ nuôi (cá thể/L)
S: diện tích nuôi (m2)
De: chiều cao cột nước (m)
300000: số ấu trùng nở từ 1g trứng khô
Artemia được cho nở trong chai nhựa (1,5 L) hình phễu nhưng chỉ chứa 0,8
L nước.
Cung cấp ánh sáng bằng đèn neon liên tục trong suốt quá trình ấp trứng.
Nhiệt độ: ấp ở nhiệt độ phòng (28–300C)
Độ mặn: 33%o
Sục khí bằng que sục khí và liên tục.
Sau 18-20 giờ, quan sát thấy trứng đã nở thì tiến hành thả giống. Lúc này,
đa số ấu trùng ở gia đoạn Instar I (khả năng thích ứng cao với những biến
đổi của môi trường) rất thuận lợi trong việc cấy thả (Nguyễn Văn Hòa,
2007).
Thu Nauplii: ngưng sụt khí khoảng 5phút, cho vỏ trứng nổi lên mặt, dùng
ống đặt sâu dưới đáy chai và siphon Nauplii ra chuẩn bị bố trí thí nghiệm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_lh_nghi_5498.pdf