TN Bùn cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ vật chất hữu cơ được tích lũy. Qua
(Hình 4.12) cho thấy ban đầu đạm cao nhưng sau đó giảm dần nguyên nhân có thể
là do đạm tích lũy trong đất (do đất lấy từ ao nuôi tôm sú), về sau giảm do một
phần khuếch tán vào nước, vi khuẩn phân hủy làm lượng vật chất hữu cơ giảm.
Nhìn chung đạm (hay vật chất hữu cơ tích lũy) trong các nghiệm thức có vi khuẩn
(1,44 –0,15) giảm so với đối chứng (1,44 –0,36). Như vậy, Bacillus spcó vai trò
trong phân hủy vật chất hữu cơ đã được khẳng định trong thí nghiệm này.
43 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khả năng xử lý môi trường trong bể nuôi tôm sú (penaeus monodon) có bổ sung vi khuẩn hữu ích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp và vấn đề môi trường
2.2.1 Giải pháp cơ học (dùng cát để lọc)
Lọc nước bằng cơ học: Được thực hiện thông qua việc cho nước chảy qua một
lớp sàng (sử dụng đá, sỏi, san hô, than hoạt tính...), hoặc qua một miếng bọt biển
mỏng, hoặc chảy qua một miếng vải sồi (hoặc có thể kết hợp tất cả các loại hình
trên) nhằm loại bỏ các mảnh vụn đất cát, chất bẩn... ra khỏi nước
(www.nongthon.net).
2.2.2 Giải pháp hóa học (kết tủa, tạo bong trong xử lý nước, phèn nhôm,
ozon,…)
Lọc nước bằng hoá chất: Được thực hiện bằng việc cho nước chảy qua các mẩu
than (carbon) hoặc zô-lit (zeolit = một loại đất khoáng) nhỏ, đây là những loại
14
khoáng sản tự nhiên. Than hoặc zô-lit sẽ loại bỏ các phân tử như ammonia ra khỏi
nước (www.nongthon.net).
Hai loại hình lọc nước trên có ưu điểm là tạo được sự luân chuyển nước khá lớn
trên một đơn vị thời gian (kiểm soát qua việc sử dụng các máy bơm với công suất
khác nhau) nên quá trình làm trong nước nhanh, tạo Oxi tốt song lại có nhược
điểm về độ ồn và khả năng kiểm soát lượng vi chất, chất thải được lọc kém linh
hoạt. Ngoài ra 2 loại hình lọc nước trên còn có tác động khá lớn đến kết cấu của
bể, đến tính thẩm mỹ và chiếm diện tích tương đối lớn.
Vì vậy hiện nay mô hình đang được chú ý tới là lọc sinh học bằng vi sinh vật hữu
ích và thực vật thủy sinh.
2.2.3 Giải pháp sinh học
2.2.3.1 Sử dụng hệ vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải
Có một số loài vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số chất
khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng và nhờ vậy sinh
khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này được sử dụng phân hủy các chất ô
nhiểm hữu cơ và vô cơ có trong chất thải từ nuôi trồng thủy sản. quá trình phân
hủy này được gọi là quá trình phân hủy oxy hóa sinh hóa. Có thể phân phương
pháp này thành hai loại (Lin, 1999).
Phương pháp hiếu khí: là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí. Để
đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục cho chúng và duy
trì ở nhiệt độ khoảng 20-400C.
Phương pháp yếm khí: là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật yếm khí.
Trong xử lí nước thải công nghiệp, phương pháp xử lí yếm khí được sử dụng rộng
rãi.
Lọc sinh học: Hệ lọc sinh học bao gồm cột lọc tầng sôi và cột lọc nhỏ giọt với
chất mang khác nhau cho hiệu quả xử lí amon trung bình khác nhau: lô nhựa đạt
47,77%; sỏi nhẹ đạt 75,25%, san hô đạt 70,75%. Kết quả thử nghiệm cho thấy sử
dụng sỏi nhẹ làm vật liệu cố định vi sinh vật trong hệ lọc có triển vọng nhất. Hệ
lọc sinh học với cột lọc tầng sôi và cột lọc nhỏ giọt cải tiến sử dụng sỏi nhẹ đã
thực hiện quá trình nitrat hóa NO2, NO3 cao, đạt hàm lượng NO2 trong môi trường
nước ở mức 0,1-0,79 mg/L; NO3 ở mức 0,61-21,2 mg/L (www.nongthon.net)
2.2.3.2 Lọc bằng thực vật thủy sinh
Dùng hệ thực vật trong nước để lọc và giữ lại các vật chất lơ lững (rong, san
hô,lục bình, bần….) (www.nongthon.net).
15
2. 3 BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG.
2.3 .1 Nhiệt độ
Trong ao nuôi nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quá trình sinh tổng
hợp các chất hữu cơ cho sinh vật. Theo Whetstone et al., (2002) tôm có thể sống
tốt ở nhiệt độ 23 – 34ºC , tối ưu là 26 – 29ºCvà nhiệt độ trong ngày không thay
đổi quá 5ºC (Boyd et al.,2003).
2.3.2 pH
Theo Chanratchakool et al., (1995) thì pH của nước rất quan trọng, có ảnh hưởng
trực tiếp và gián tiếp đến tôm nuôi và phiêu sinh vật, giá trị pH ở mức thích hợp
cho sự sinh trưởng tối ưu của tôm sú từ 7,5-8,35 và khoảng dao động hàng ngày
không được vượt quá 0,5 đơn vị pH. Theo Phạm Văn Tình, (1994) thì pH trong ao
thường thấp vào buổi sáng và cao vào buổi chiều, pH của nước trong ao nuôi tôm
tốt nhất là 7,5-8,9. Theo Kungvankij et al., (1986); Nguyễn Trọng Nho và ctv.,
(2002) thì giá trị pH từ 7,5-8,5 là thích hợp cho nuôi tôm sú. Theo Chanratchakool
(2003) thì cần khống chế pH dưới 8,3 nhằm đảm bảo sự cân bằng ion của độ kiềm.
pH thích hợp cho nuôi tôm sú dao động từ 7-9 (Whetstone et al., 2002; Boyd et
al., 2002).
Nguồn nước có độ pH từ 7,5-8,5 là điều kiện tối ưu để vi khuẩn nitrate hóa tăng
trưởng. Khi giá trị pH > 8,5 vi khuẩn Nitrobacter có thể bị ức chế nhiều hơn
Nitrosomonas làm cho nitrite được tích lũy (Briggs et al., 1994). Nitrite được
chuyển hóa thành Nitrate nhờ vi khuẩn Nitrobacter (Soon et al., 1999).
Từ những kết quả trên có thể nhận định pH thích hợp nuôi trồng thủy sản nói
chung là từ 6-9 và riêng nuôi tôm sú từ 7,5-8,5 là phù hợp nhất (pH tốt nhất nên
gần bằng 8,0).
2.3.3 TSS
Độ đục biểu thị vật chất lơ lửng trong nước làm hạn chế quá trình quang hợp của
thực vật thủy sinh do cản trở khả năng xuyên ánh sáng vào nước, làm giảm hàm
lượng oxy hòa tan trong nước. Trong ao nuôi tôm nếu độ đục được thể hiện bởi
sinh lượng của phiêu sinh vật thì đây là một yếu tố có lợi, trong khi đó độ đục
được biểu thị bởi vật chất lơ lửng, hạt sét thì sẽ gây bất lợi cho tôm nuôi
(Hargreaves, 1999). Theo Boyd et al., (2002) thì độ đục tốt cho ao nuôi dao động
từ 40-100 ppm nhưng không dao động quá 10%. Trong thực tế ao nuôi thì độ đục
thường tăng dần về cuối vụ, chúng chịu tác động của các yếu tố nội tại như sục khí
(quạt nước) hay do bên ngoài tác động (sóng gió) làm xói lỡ thành ao hay nguồn
nước cấp và thức ăn dư thừa theo thời gian (Hargreaves, 1999).
16
2.4.6 Oxy hòa tan (DO – Dissolved Oxygen)
Oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm là trên 5 ppm (Swingle, 1969 được trích
bởi Lê Bảo Ngọc, 2005) và không được vượt 15 ppm (Whetstone et al., 2002).
Theo nghiên cứu của Summerfelt (1996) thì hàm lượng oxy hòa tan vào trong
nước chịu sự chi phối bởi nhiệt độ, nhiệt độ càng tăng thì hàm lượng oxy bão hòa
trong nước càng giảm. Nếu nhiệt độ nước ở 10oC thì hàm lượng oxy bão hòa là
11,3 ppm, khi nhiệt độ tăng lên ở 25oC thì hàm lượng oxy bào hòa giảm xuống 8,5
ppm. Hàm lượng DO ở mức thích hợp cho sự sinh trưởng tối ưu của tôm sú từ 5-6
ppm (Boyd, 2003).
Nghiên cứu tốc độ tiêu thụ oxy hòa tan cho thấy sự hô hấp của quần thể sinh vật
đáy có thể dễ dàng tiêu thụ từ 2-3 ppm oxy hòa tan trong nước ao trong vòng 24
giờ (Boyd, 1998). Wang et al., (2000) nghiên cứu sự phân phối oxy trong ao cho
thấy có 70% lượng oxy tiêu hao cho các sinh vật đáy, sự oxy hóa các hợp chất hữu
cơ và chỉ có 20% lượng oxy tiêu tốn cho quá trình hô hấp của tôm.
2.3.4 Tiêu hao oxy hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand)
Theo TCVN 5943 (1995), nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản phải nhỏ hơn 35
ppm, trên 35 ppm được xem là ô nhiễm và dưới 10 ppm là nghèo dinh dưỡng. Kết
quả thí nghiệm của Briggs và Fung-Smith, (1994) khi nuôi tôm ở mật độ 20
con/m2, 30 con/m2, 75 con/m2 thì hàm lượng COD lần lượt là 18,7 ppm, 27,6 ppm
và 39 ppm. Ngoài ra còn cho thấy càng về cuối vụ thì hàm lượng COD trong
nước ao nuôi càng tăng.
2.3.5 Ammonia tổng cộng (TAN - Total Ammonia Nitrogen)
Nồng độ NH3 được coi là an toàn cho ao nuôi là 0,13 ppm (Chen et al., 1998).
Trong ao nuôi tôm sú thì hàm lượng NH3 phải nhỏ hơn 0,1 ppm được xem là thích
hợp (Whetstone et al., 2002).
Các hợp chất vô cơ hòa tan quan trọng của nitơ là NH3, NH4+, NO3- và NO2-.
Trong đó NH3 và NO2- độc đối với các loài động vật thủy sinh còn NH4+ và NO3-
là nguồn dinh dưỡng tốt mà thực vật thủy sinh dễ hấp thu nhất tạo nên các hợp
chất hữu cơ trong thủy vực. Ngoài ra, NH3 và muối của nó sẽ biến thành dạng đạm
Nitrite (NO2-) và Nitrate (NO3-) nhờ vi khuẩn Nitrite và Nitrate hóa. Tuy nhiên
NH3 được cung cấp trong các thủy vực từ quá trình phân hủy bình thường các
protein, xác bã động thực vật, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón vô
cơ và hữu cơ, trong đó nguồn NH3 chủ yếu từ sự bài tiết trực tiếp của động vật
thủy sinh (Chen et al., 1992; 1998).
17
Theo Adhikari, (2003) cho rằng NH3 trong khoảng 0,02-0,05 ppm là tối ưu cho ao
nuôi thủy sản, trong môi trường nước mặn NH3 và NO2- ít gây độc cho tôm, việc
xử lý Formalin có thể làm giảm độ độc của NH3 và việc bón phân là phương pháp
tốt nhất làm giảm độc tính của Nitrite trong ao nuôi (Adhikari, 2003; Limsuwan et
al., 1997).
2.3.6 Nitrite (NO2-)
Nitrate là một trong những dạng đạm được thực vật hấp thu dễ nhất, hàm lượng
NO-3 trong nước biển thường dao động từ 0,2 - 0,4 ppm, nồng độ thích hợp cho các
ao nuôi cá là từ 2 - 3 ppm (Nguyễn Văn Bé, 1996 được trích bởi Lê Bảo Ngọc,
2004).
Vi khuẩn tham gia vào quá trình này ở các thủy vực nước ngọt có vi khuẩn
Nitrobacter europara, trong các thủy vực nước lợ và mặn có Nitrospina gracilic và
Nitrosococcus mobilis. Vi khuẩn nitrate hóa phân bố rất ít trong các thủy vực sạch,
nghèo dinh dưỡng. Quá trình nitrate hóa chỉ xảy ra khi có mặt oxy, trong môi
trường yếm khí với sự có mặt của các hydrat carbon sẽ xảy ra quá trình phản
nitrate hóa, quá trình này khử nitrate qua nitrite thành NO, N2O, NH2OH, NH3 và
N2. Vi khuẩn tham gia quá trình này bao gồm các loài kỵ khí không bắt buộc như
Bacillus, Pseudomonas (Soon et al., 1999).
Trong điều kiện hiếu khí, chúng oxy hóa các hợp chất hữu cơ bằng oxy hòa tan
trong nước, còn trong điều kiện kỵ khí chúng oxy hóa các hợp chất hữu cơ bằng
con đường khử hydro để chuyển hydro cho nitrate và nitrite. Quá trình này không
có lợi vì nó làm mất nitơ trong thủy vực và tạo thành các chất độc hại cho thủy
sinh vật như NH3, NO2- (Pekar, 2002).
Theo Jackson và Preston, (2003) nghiên cứu sự tích tụ và thải ra ngoài của hợp
chất Nitrogen trong ao nuôi tôm sú thâm canh cho thấy có 14% N đầu vào được
giữ lại trong bùn đáy ao và có tới 57% đạm đưa vào môi trường, 3% có thể thất
thoát do bay hơi ở mùa nắng. Trong mùa mưa đạm trong vật chất hữu cơ hòa tan
(Dissolved Organic N = DON) chiếm 37- 43% và tổng ammonia (TAN) chiếm 12-
21%.
Theo Boyd, (1998) thì Nitrate thích hợp cho ao nuôi từ 0,2-10 ppm và theo tiêu
chuẩn Việt Nam 5942-1995 cho nước bề mặt là 10 ppm.
2. 3.7 TN (Total Nitrogen)
Hàm lượng N bài tiết ra tích lũy trong chất cặn lắng tăng theo mật độ tôm nuôi,
nguồn đạm trong ao có đến 90% từ thức ăn đưa vào ao qua quá trình cho tôm ăn.
18
Đạm trong tôm tích lũy được là 22% tổng đạm đầu vào (Jackson & Preston, 2003)
và 38,4% hàm lượng N cung cấp vào ao nuôi tôm là từ nguồn nước lấy vào,
nguồn bốc hơi vào không khí và quá trình nitrate hóa chiếm từ 9,7-32,4% trên tổng
số (Martin et al., 1998).
Teichert-Coddington et al., (2000) nghiên cứu dinh dưỡng trong ao nuôi tôm
bán thâm canh cho thấy sự tăng thêm đạm trong ao nuôi tôm chủ yếu từ
nguồn nước lấy vào chiếm 63% và thức ăn chiếm 36%, lượng đạm mất đi từ
sự trao đổi nước là 72% và thu hoạch tôm là 14%. Sản xuất được một
kilogram tôm thì có đến 16,8 g đạm bị mất đi bởi sự trao đổi nước. Theo
Wahab et al., (2003) nghiên cứu sự thay nước cho thấy có khả năng làm giảm
70% N hòa tan trong nước ao nuôi tôm sú thâm canh.
2.3.8 PO43- và TP (Total Phosphorus)
Lân là một yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết cho thủy sinh vật, quá trình tổng hợp
protein chỉ tiến hành được khi có sự tham gia của H3PO4 và sự thiếu hụt nó trong
thủy vực còn hạn chế quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ bởi vi sinh vật
(Limsuwan et al., 1997).
Trong môi trường tự nhiên lân tồn tại dưới các dạng muối orthophosphate hòa tan
như: H2PO4-, HPO42- và PO43- hay dưới dạng phosphate ngưng tụ (Pyrophosphate,
P2O74- Metaphosphate và polyphosphate). Dạng phosphate ngưng tụ dễ bị thủy
phân thành Orthophosphate hòa tan, dạng lân hữu cơ hòa tan dễ dàng chuyển hóa
lẫn nhau và chuyển thành dạng muối orthophosphate hòa tan nhờ hoạt động của vi
sinh vật (Preedalumpabutt et al.,1989).
2.3.9 Chất độc từ đáy ao (H2S và NH3)
Như đã đề cập trên, đất ao và các chất lắng tụ sinh ra hai sản phẩm chính có tính
độc cao đối với tôm nuôi là NH3 và H2S. Khi NH3 sinh ra từ sự bài tiết của tôm và
sự phân hủy chất đạm chứa trong các chất hữu cơ ở điều kiện hiếu khí và yếm
khí. Khí H2S do vi khuẩn sinh ra trong điều kiện yếm khí từ các chất lắng tụ có
hàm lượng chất hữu cơ cao. Những lớp đất yếm khí với hàm lượng chất hữu cơ
cao thường có màu đen đặc thù do có sự hiện diện của các hợp chất sắt khử. Nếu
H2S hiện diện trong ao nuôi với hàm lượng cao, ta thể nhận ra bằng đặc điểm có
mùi trứng thối đặc trưng của chúng. Tuy nhiên, khi nồng độ H2S cao đủ để phát
hiện bằng mùi thối thì có lẻ chúng đã vượt quá mức gây hại cho tôm. Mặc dù tất
cả các ao nuôi có khuynh hướng sinh ra NH3 nhất là khi kết thúc vụ nuôi thứ ba
nhưng không phải tất cả các ao các ao sinh đều H2S. Khí H2S thường sinh ra
nhiều nhất trong những ao nuôi được xây trên đất rừng ngập mặn hay những ao ít
được dọn tẩy. tính độc của NH3 và H2S tùy vào nồng độ của chúng, pH và các
19
thông số khác. NH3 sẽ trở nên độc hơn khi pH cao còn H2S độc hơn khi pH thấp
(Trương Quốc Phú, 2006).
Một phương pháp làm giảm đến mức tối thiểu tác động của chất lăng tụ trong ao
là làm cho chúng gom lại giữa ao. Chúng ta có thể thực hiện điều này bằng cách
kết hợp với việc thiết kế hình dạng ao nuôi và vị trí đặt máy sục khí. Tập trung
được các chất thải sẽ làm giảm được diện tích bề mặt mà chất thải chiếm trong ao.
Việc này có hai điểm lợi: thứ nhất là tập trung các hợp chất hữu cơ để hạn chế tối
đa sự phân hủy của khuẩn yếm khí và kết quả làm giảm lượng NH3, sinh ra trên
bề mặt các chất thải, thứ hai là làm giảm diện tích bề mặt của chất thải thì cũng
hạn chế được sự khuếch tán NH3 và H2S từ các lớp đất yếm khí. Xáo trộn chất
thải lắng tụ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong môi trường ao nuôi. Sự xáo
trộn này sẽ phóng thích các chất độc tích tụ trong chất vẩn và phân hủy một lượng
lớn chất hữu cơ, kết quả NH3 được sinh ra (Trương Quốc Phú, 2006).
2.4. BIẾN ĐỘNG CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
2.4.1. Đặc tính môi trường đất trong ao nuôi tôm
Vật chất hữu cơ có khuynh hướng tích lũy tăng dần theo thời gian trong đất ở đáy
ao (Boyd, 1995), sự phân hủy vật chất hữu cơ diễn tiến nhanh ở giá trị pH từ 7 đến
8. Do vậy, trong những ao nuôi có tính acid, nếu không dùng vôi để khoáng hóa thì
vật chất hữu cơ khó được phân hủy (Boyd, 1995).
2.4.2. Đặc tính lớp bùn đáy trong ao tôm
Lớp nước giữa bùn đáy và nước ao nuôi là chất lắng từ nhiều nguồn khác nhau có
khả năng tiềm tàng gây độc cho các loài thủy sản (Briggs et al., 1994).
Sự tương tác giữa đất bùn đáy ao và nước ao rất quan trọng ảnh hưởng đến tính
chất sinh hóa học của N (Hargreaves, 1998).
Một hecta ao nuôi tôm thâm canh ở Thái Lan phóng thích mỗi ngày khoảng 46 kg
chất hữu cơ, hầu hết chúng tồn tại trong ao dạng chất bồi lắng ở đáy ao (Briggs et
al.,1994), nhưng hàng ngày có khoảng 1,2 kg N/ha và 0,1 kg P/ha ao nuôi thải vào
môi trường ven biển (Midlen & Redding, 1998).
Theo nghiên cứu về chất thải của ao nuôi tôm sú thâm canh ở Thái Lan cho thấy
lượng bùn sau một vụ nuôi ước lượng khoảng 90 m3/ha với độ ẩm là 73,8%, độ
khô là 26,2%, mỗi hecta tôm nuôi thải ra khoảng 99 tấn bùn ướt và khoảng 26 tấn
bùn khô (Latt, 2002).
Macintosh, (2002) cho rằng chất bồi lắng ở vùng triều của rừng ngập mặn có đặc
tính lý, hóa tương tự như chất bồi lắng ở khu vực bờ ao nuôi tôm, điều này cho
20
thấy đất đáy ao tôm đã tích trữ một lượng lớn chất hữu cơ tương đương với chất
hữu cơ mà đất rừng đã nhận được trong nhiều năm.
Ngoài các chất thải hữu cơ từ ao nuôi tôm gây ô nhiễm môi trường, thì việc xói
mòn đất ao cũng là nhân tố quan trọng. Ở Thái Lan đã có quy định cấm các hoạt
động thải trực tiếp bùn sên vét ao vào môi trường nước công cộng, nhưng vẫn xảy
ra hàng ngày, đặc biệt hoạt động này thường diễn ra khi thu hoạch tôm, giai đoạn
làm sạch ao để chuẩn bị cho vụ mới (Dierberg & Kiattisimkul, 1996).
Sự giải phóng chất dinh dưỡng vô cơ hòa tan (đạm và lân) từ ao nuôi tôm thâm
canh có khả năng gây nên sự phú dưỡng (tăng năng suất sơ cấp) trong nước, nước
được cung cấp trong quá trình nuôi như thức ăn, vitamin, thuốc kháng sinh có thể
ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hoặc gây độc cho các loài thực vật phù du (Gowen
& Rosenthal, 1993).
Khi mô hình thâm canh và bán thâm canh phát triển trên diện rộng thì một lượng
lớn chất thải từ thức ăn dư thừa, các loại phân bón, hóa chất xử lý nước và chất
thải của tôm được thải ra môi trường nước làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
và giảm đi tính ổn định trong nuôi tôm (Boyd, 1990). Nồng độ của các chất dinh
dưỡng, vật chất hữu cơ, ammonia và chất rắn lơ lửng gia tăng ứng với mức độ tăng
sản lượng của tôm nuôi. Vì vậy, nuôi trồng thủy sản quy mô thâm canh có khả
năng gây ô nhiễm cao hơn nhiều so với quảng canh và bán thâm canh (Whetston et
al., 2002). Mức độ thâm canh hóa của mô hình nuôi chuyên tôm càng cao sẽ rủi ro
càng cao, làm giảm năng suất do bùng phát dịch bệnh bởi chất lượng nước
(Burford et al., 2002).
Trong ao nuôi tôm thâm canh có lượng thức ăn dư thừa và vật chất hữu cơ chôn
vùi nhiều vào trong đất, tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn phát triển và gây độc
cho nguồn nước ao nuôi (Peterson et al., 1999). Nguồn nước thải trong nuôi tôm
chứa các chất phospho, ammonia, nitrate và chất hữu cơ với hàm lượng cao (Tilley
et al., 2002). Việc sử dụng quá đáng nguồn tài nguyên, đưa đến sử dụng thức ăn
không hiệu quả và phóng thích các dưỡng chất, chất rắn lơ lửng vào nguồn nước
(Macintosh, 2002)
Năng suất tôm nuôi đã suy giảm nghiêm trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới,
nguyên nhân cơ bản là môi trường diễn biến ngày càng xấu ở nhiều quốc gia
(Funge-Smith & Briggs, 1998). Một trong những vấn đề chủ yếu đối với chất thải
của ao nuôi tôm là chất thải của hộ này có thể là nguồn nước cấp của hộ khác ở
gần đó, sẽ gây lan truyền ô nhiễm nước và dịch bệnh giữa các nông hộ nuôi tôm
(Boyd, 1998).
21
Thakur et al., (2003) nghiên cứu về dinh dưỡng ao nuôi tôm sú thâm canh cho thấy
hàm lượng đạm lân mà tôm hấp thụ vào cơ thể chỉ chiếm 23-31% và 10-13%
tương ứng. Lượng nitrogen và phostphorus cho vào ao từ thức ăn chiếm 76-92% N
và 70-91% P tổng lượng đầu vào. Lượng tích lũy ở bùn đáy ao là 14-53% N và 39-
67%P đầu vào. Hàm lượng đạm lân trong nước khi thu hoạch chứa 14-28% N và
12-29%P tổng lượng đầu vào.
Theo Yusoff et al., (2003) (trích dẫn bởi Đặng Thị Hòang Oanh, Nguyễn Thanh
Phương, 2006) cho rằng ranh giới giữa lớp bùn đáy trên và lớp đất đáy ao là nơi vi
sinh vật hoạt động mạnh nhất bởi chính nơi đây tập trung nhiều vật chất hữu cơ,
trong điều kiện kị khí các chất hòa tan như Nitrite, Ammonia, Phosphorus và
Hydrogen sulphide được phóng thích trở lại tầng nước từ lớp bùn đáy. Ngoài ra
nền đáy là nơi cư trú cho phần lớn các vi khuẩn nhất là các vi khuẩn gây bệnh
(Burford et al., 1998).
Kết thúc vụ nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh mật độ vi khuẩn trung bình
trong nước (1,8-4,5 x 103CFU/mL) và trong lớp bùn đáy (1,85 x 105- 6,18 x 106
CFU/g) đặc biệt một số mẫu bùn đáy có số lượng vi khuẩn gram âm chiếm hơn
50% và phần lớn là những vi khuẩn gây bệnh (Sharmila et al., 1996). Theo
Burford et al., (1998) nghiên cứu về vi khuẩn trong bùn đáy ao nuôi cho thấy mật
độ vi khuẩn rất cao (15,5 x 109CFU/g) và tập cao nhất ở giữa ao. Trong ao nuôi từ
tháng thứ 3 trở đi hàm lượng dinh dưỡng tăng lên, đồng thời hàm lượng oxy trong
ao giảm thấp là cơ hội cho các vi khuẩn gia tăng về mật độ để tham gia vào các
quá trình phân hủy yếm khí sinh ra nhiều khí gây độc cho tôm nuôi như NH3, H2S,
CH4 (Tookwinas, 1995). Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh
trưởng của tôm nuôi đồng thời làm cho ao nuôi tự thoái hóa nội tại và khi thải ra
ngoài môi trường nhất là vùng cửa sông làm cho vùng cửa sông bị ô nhiễm, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả vùng nuôi (Green & Boyd, 1996).
Hơn một thập kỷ qua, có rất ít nghiên cứu nhằm cải thiện việc sử dụng hiệu quả
nguồn đạm cho trại nuôi tôm thâm canh. Vì vậy thách thức chủ yếu mà ngành công
nghiệp nuôi tôm phải đối mặt là thực hiện cải tiến cả hai vấn đề về môi trường
bằng việc phát triển kỹ thuật, phương tiện, phương pháp tổng hợp nhằm làm giảm
thiểu lượng đạm dư thừa vào môi trường ao nuôi (Jackson et al., 2003).
Theo Boyd, (1995) nghiên cứu khả năng sử dụng NaNO3 để cải thiện môi trường
ao nuôi thủy sản. Kết cho thấy NaNO3 để ngăn cản điện thế oxy hóa khử ở lớp
ngăn cách giữa đất với nước, làm giảm bớt hàm lượng lân trong ao
22
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. 1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 05 năm 2009
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Tại Trại Cua và Phòng phân tích thủy hóa –Bộ môn thủy sinh học ứng dụng
khoa thủy sản –Trường Đại Học Cần Thơ
3. 2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệm
3.2.1.1 Dụng cụ và trang thiết bị:
Chuẩn bị 12 bể composite có thể tích 500L
Máy đo độ mặn
Máy đo pH
Nhiệt kế
Máy sục khí
Hóa chất cố định mẫu.
Hóa chất phân tích mẫu.
Môi trường nuôi cấy vi khuẩn.
3.2.1.2 Chuẩn bị bùn
Nguồn gốc bùn: Ao nuôi tôm tại Huyện Vĩnh Châu –Tỉnh Sóc Trăng
Lượng bùn cho vào mỗi bể 5-6 cm tính từ đáy bể
Xử lý bùn bằng cách cho vào túi nhựa chịu nhiệt, cột chặt bằng dây chịu nhiệt và
hấp tiết trùng 1210C trong 30 phút
3.2.1.3 Chuẩn bị nước
Nguồn nước được lấy từ biển Bạc Liêu
Xử lý bằng chlorine ở nồng độ 30 ppm, tiệt trùng bằng ozon khoảng 7-8 giờ
Thể tích nước được bố trí vào mỗi bể 450 L
Độ mặn 16‰
3.2.1.4 Bố trí tôm vào mỗi bể
Nguồn tôm lấy từ trại giống tại thành phố Cần Thơ
Cở tôm giống khoảng post 15
Xử lý tôm trước khi cho vào bề bằng cách ngâm formol nồng độ 30 ppm khoảng
15-30 phút.
Mỗi bể bố trí 24 con.
23
Mỗi bể bố trí 3 viên đá bọt dùng để sục khí
Sục khí liên tục trong suốt quá trình thí nghiệm
3. 3 Phương pháp nuôi tăng sinh vi khuẩn
Chọn 3 dòng vi khuẩn Bacillus đã được phân lập từ bùn đáy ao nuôi tôm sú
thâm canh tại Ấp Tân Tĩnh –Xã Vĩnh Hiệp –Huyện Vĩnh Châu –Tỉnh Sóc Trăng
vào tháng 1 năm 2008 đến tháng 6 năm 2008 (Lê Mỹ Phương, 2008)
Môi trường nuôi tăng sinh là môi trường LB (Luria_Bertani)
Mỗi dòng vi khuẩn Bacillus được nuôi cấy trong đĩa petri trong 24 giờ sau đó thu
sinh khối bằng cho vào ống fancon ly tâm, sau đó nuôi tăng sinh trong môi trường
LB và lắc đều bằng máy lắc, ở 30oC trong vòng 24 - 48 giờ.
Bố trí thí nghiệm với bốn nghiệm thức:
Nghiệm thức 1: Nghiệm thức đối chứng, 3 lần lặp lại.
Nghiệm thức 2: Vi khuẩn Bacillus_ 9 (B_9), 3 lần lặp lại.
Nghiệm thức 3: Vi khuẩn Bacillus _41 (B_41), 3 lần lặp lại.
Nghiệm thức 4: Vi khuẩn Bacillus _67 (B_67), 3 lần lặp lại.
Mật độ vi khuẩn cho vào mỗi bể là 106 CFU/mL
3.4 Nhịp độ bổ sung vi khuẩn.
Nghiệm thức 1: Nghiệm thức đối chứng không bổ sung vi khuẩn.
Nghiệm thức 2: Vi khuẩn Bacillus_ 9, 7 ngày/lần
Nghiệm thức 3: Vi khuẩn Bacillus _41, 5 ngày/lần
Nghiệm thức 4: Vi khuẩn Bacillus _67, 5 ngày/lần
3. 4 Cách cho ăn và quản lý tôm nuôi thí nghiệm
Dùng thức ăn công nghiệp.
Cho tôm ăn 5 lần trên ngày: 06 giờ, 10 giờ, 14 giờ, 18 giờ, 22 giờ.
Thường xuyên bổ sung vitamin C vào thức ăn.
Theo dõi các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa.
DO và pH ngày 2 lần đo vào lúc 6.00 giờ và 15.00 giờ.
Độ mặn đo mỗi tuần một lần.
Độ trong được đo vào lúc 15.00 giờ hằng ngày.
Chạy máy sục khí liên tục trong suốt quá trình thí nghiệm.
24
3. 5 Phương pháp thu và phân tích các chỉ tiêu
Bảng 3.1 Phương pháp thu và phân tích các chỉ tiêu
Chỉ tiêu Chu kỳ
theo dõi
Giờ thu mẫu Phương pháp phân tích
Môi trường nước
1. Nhiệt độ 3 ngày/lần Sáng – Chiều Máy đo
2. pH 3 ngày/lần Sáng – Chiều Máy đo
3. H2S 2 lần/tháng 7-8 h sáng So màu
4. TSS 2 lần/tháng 7 – 8 giờ sáng Lọc, sấy 105oC
5. Oxy (DO) 3 ngày/lần 7 – 8 giờ sáng Winkler
6. COD 2 lần/tháng 7 – 8 giờ sáng Oxi hóa KMnO4 trong mt kiềm
7. TAN 3 ngày/lần 7 – 8 giờ sáng Indo-phenol Blue
8. NO2- 3ngày/ lần 7 – 8 giờ sáng Diazonium
9. NO3- 3 ngày/ lần 7 – 8 giờ sáng Salicylate
10. PO43- 2 lần/tháng 7 – 8 giờ sáng SnCl2
11. TN 2 lần/tháng 7 – 8 giờ sáng Kjeldalh
12. TP 2 lần/tháng 7 – 8 giờ sáng Kjeldalh
Mẫu đất
13. TN 2 lần/tháng 7 – 8 giờ sáng Kjeldalh
14. TP 2 lần/tháng 7 – 8 giờ sáng Kjeldalh
*mt: Môi trường
Tất cả các chỉ tiêu chất lượng nước phân tích theo phương pháp Griess llosvay
(Andrew, 1995) đang được áp dụng tai phòng phân tích thủy hóa. Bộ môn thủy sinh
học ứng dụng, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
3.6 Xử lý số liệu
Số liệu phân tích bởi phần mềm Microsoft Exel. Phân tích phần mềm thống kê
SPSS.
25
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
4.1.1 Nhiệt độ:
Nhìn chung nhiệt độ trong bốn nghiệm thức không có sự biến động
(29,17±0,06oC) phù hợp cho sự phát triển của tôm. Nhiệt độ giữa các nghiệm thức
không biến động là do các nghiệm thức được bố trí cùng một khu vực nên cùng
chịu sự chi phối của nhiệt độ từ môi trường bên ngoài vào là như nhau. Theo
Whetstone et al., (2002) tôm sú có thể sống và sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 23-
34oC và theo Boyd et al., (2002) chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không quá 5oC
trong ngày được xem là tối ưu cho tôm nuôi. Như vậy nhiệt độ trong thí nghiệm
này là phù hợp cho sự phát triển của tôm.
28.7
28.8
28.9
29
29.1
29.2
29.3
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Số lần đo
N
h
iệ
t
đ
ộ
(
ºC
)
B_9
B_41
B_67
DC
Hình 4.1 Biến động nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm
4.1.2 pH
Theo Chanratchakool et al., (1995) dịch bởi Nguyễn Anh Tuấn và ctv., (2003) thì
giá trị pH thích hợp cho tôm phát triển là 7,8 – 8,2. Theo Kungvankij et al.,
(1986); Nguyễn Trọng Nho và ctv., (2002) thì giá trị pH từ 7,5-8,5 là thích hợp cho
nuôi tôm sú. Qua (Hình 4.2) pH trong 4 nghiệm thức dao động từ (7,77 – 7,80) phù
hợp cho sự phát triển của tôm. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu
của Boyd (1990) thì khoảng pH tối ưu cho tôm cá phát triển và sinh sản là từ 6,5 –
9,0.
26
7.76
7.76
7.77
7.77
7.78
7.78
7.79
7.79
7.80
7.80
7.81
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số lần đo
pH
B_9
B_41
B_67
DC
Hình 4.2 Biến động pH trong suốt quá trình thí nghiệm
4.1.3 TSS
Theo Lawson, (1995), hàm lượng TSS thích hợp trong ao nuôi thủy sản phải nhỏ
hơn 80 mg/L. Trong nghiên cứu của Đỗ Bích Ly, (2004) thì hàm lượng tổng vật
chất hữu cơ lơ lửng của các ao nghiên cứu biến động trong khoảng 6,4 – 207,57
mg/L. Như vậy hàm lượng vật chất hữu cơ trong các bể có vi khuẩn có thể chấp
nhận đựơc (Phụ lục 5). TSS cao do tôm là loài sống đáy nên luôn kiếm mồi dẫn
đến làm tăng vật chất lơ lửng.
Qua Hình 4.5 cho thấy dao động TSS ở các nghiệm thức B_9, B_41, B_67, DC lần
lượt là 363 – 137, 364 – 204, 364 – 191, 363 – 239 mg/L. Qua đó nhận thấy có sự
khác biệt rõ ràng (p<0.05) giữa các nghiệm thức đặc biệt là nghiệm thức B_9 và
DC.
Nhìn chung vật chất hữu cơ ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn giảm so với
đối chứng. Trong đó nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B_9 đã phát huy tối ưu.
0
50
100
150
200
250
300
350
400
1 2 3 4 5 6 7
Số lần thu
m
g/
L B_9
B_41
B_67
DC
Hình 4.5 Biến động TSS trong suốt quá trình thí nghiệm
27
4.1.4 DO
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
1 2 3 4 5 6 7
Số lần thu
m
g/
L B_9
B_41
B_67
DC
Hình 4.3 Biến động DO trong suốt quá trình thí nghiệm
Oxy trong thí nghiệm dao động từ (3,69 – 11,30). Theo Swingle (1969) được
trích bởi Lê Bảo Ngọc (2005) oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm là trên 5
ppm và không vượt quá 15 ppm (Whetstone et al., 2002). Do vậy biến động oxy
trong thí nghiệm là thích hợp cho sự phát triển của tôm.
Cũng qua Hình 4.3 cho thấy hàm lượng oxy giữa nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn
và nghiệm thức đối chứng sự khác biệt không có ý nghĩa (p< 0,05). Oxy trong thí
nghiệm phụ thuộc chủ yếu vào quá trình sục khí.
4.1.5 COD
COD là sự tiêu hao oxy do xảy ra các phản ứng hoá học. Qua (Hình 4.4) cho thấy
COD trong bốn nghiệm thức dao động (4,33 – 18,67 mg/L) có khuynh hướng tăng
dần vào cuối thí nghiệm. Nguyên nhân là do lượng thức ăn dư thừa và chất thải
của tôm tích lũy theo thời gian do đó phải cần nhiều oxy cho quá trình phân hủy
các chất thải đó. COD trong nghiệm thức B_ 9 (10,8 ± 3,82 mg/L) là thấp nhất do
vi khuẩn đã phân hủy phần lớn vật chất hữu cơ chỉ còn lại một lượng nhỏ nên
lượng oxy cần cho quá trình phân hủy này rất ít. COD trong nghiệm thức B_41,
B_67 là 12,81 ± 4,02, 12,90 ± 4,41 mg/L, có giảm so với đối chứng (14,04 ± 4
mg/L) nhưng không lớn do hai dòng vi khuẩn B_41, B_67 đã không phát huy được
vai trò trong việc phân hủy vật chất hữu cơ do đó phải cần nhiều oxy hơn cho quá
trình này.
28
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
14.00
16.00
18.00
20.00
1 2 3 4 5 6 7
Số lần thu
m
g/
L
B_9
B_41
B_67
DC
Hình 4.4 Biến động COD trong suốt quá trình thí nghiệm
4.1.6 H2S
Nhìn chung H2S giữa các nghiệm thức khác biệt không lớn, nguyên nhân là diện
tích bể nhỏ và có sự bố trí sục khí liên tục do đó lượng H2S sinh ra đều bay ra
ngoài, H2S trong các nghiệm thức dao động trong khoảng (0,002 – 0,007mg/L),
Theo Trương Quốc Phú, (2006) H2S trong giới hạn cho phép phải nhỏ hơn
0,02mg/l thì phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Do vậy hàm lượng
H2S trong thí nghiệm là thích hợp cho sự phát triển của tôm.
0.000
0.001
0.002
0.003
0.004
0.005
0.006
0.007
0.008
1 2 3 4 5 6 7
Số lần thu
m
g/
L B_9
B_41
B_67
DC
Hình 4.6 Biến động TSS trong suốt quá trình thí nghiệm
4.1.7 NO2-
NO2 sinh ra do quá trình chuyển hoá của Nitrosomonas và phản nitrat hoá. Qua
(Hình 4.7) cho thấy hàm lượng NO2- trong các nghiệm thức đặc biệt ở các bể có bổ
sung vi khuẩn Bacillus sp. Nguyên nhân có thể do quá trình chuyển hoá đạm tăng
hoặc có thể do Bacillus sp trong bể đã tạo điều kiện cho vi khuẩn Nitrosomonas
29
sớm phát triển hơn nghiệm thức đối chứng và dần ổn định trước đối chứng và như
thế quá trình chuyển hóa đã diễn ra nhiều hơn đối chứng. Khi NO2- có trong bể
theo Trương Quốc Phú (2006) thì vi khuẩn Nitrobacter có thể đã phát triển và là
nguyên nhân hàm lượng NO2
- về cuối thí nghiệm giảm.
Theo Boyd, (1998). N – NO2- có tác dụng gây độc cho tôm cá khi lớn hơn 2 mg/L,
hàm lượng thích hợp cho ao nuôi thủy sản phải nhỏ hơn 0,3 mg/L. Nhìn chung
NO2- ở các nghiệm thức có vi khuẩn vẫn phù hợp cho tôm (0,02 – 1,58 mg/L), ở
nghiệm thức đối chứng NO2- có thể gây độc cho tôm (0,02 – 2,74 mg/L).
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
4.00
4.50
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số lần thu
m
g/
L
B_9
B_41
B_67
DC
Hình 4.7 Biến động NO2- trong suốt quá trình thí nghiệm
4.1.8 NO3-
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số lần thu
m
g/
L
B_9
B_41
B_67
DC
Hình 4.8 Biến động NO3- trong suốt quá trình thí nghiệm
Hàm lượng NO3- sinh ra do sự chuyển hoá của nhóm vi khuẩn Nitrobacter (Trương
Quốc Phú, 2006) trong quá trình nitrat hóa. Qua Hình 4.8 cho thấy lượng NO3-
giảm trong các nghiệm thức, NO3- có thể do sự hấp thu của tảo, vi khuẩn và quá
trình phản nitrat hoá hoặc Nitrobacter chưa phát triển trong bể nhưng về cuối vụ
30
nồng độ NO3 bắt đầu tăng, nguyên nhân có thể do vi khuẩn Nitrobacter đã phát
triển ổn định và quá trình chuyển hóa NO2- sang NO3- tăng.
Theo nghiên cứu của Boyd, (1998) là 0,2 – 10 mg/L. Từ đó cho thấy dao động
nồng độ NO3- trong nghiên cứu này là thích hợp cho sự phát triển của tôm sú.
4.1.9 TAN
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
4.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số lần thu
m
g/
L
B_9
B_41
B_67
DC
Hình 4.9 Biến động TAN trong suốt quá trình thí nghiệm
Whetstone et al., (2002) cho rằng tôm sú có thể tồn tại và phát triển tốt ở hàm
lượng TAN dao động từ 0,2-2 ppm và theo Boyd et al., (2002) thì TAN trong môi
trường ao nuôi phải nhỏ hơn hoặc bằng 3 ppm.
Qua (Hình 4.9) cho thấy TAN cao nhất (3.41 ppm) vào tuần thứ 2, nhưng từ tuần
thứ 3 hàm lượng TAN giảm dần và nằm trong ngưỡng cho phép. Nguyên nhân
TAN tăng cao ở tuần thứ 2 có thể do vi khuẩn Bacilus sp chuyển hóa đạm hữu cơ
mạnh tạo ra NH4 nhiều hoặc vi khuẩn Nitrosomonas chưa phát triển nên chưa hấp
thụ NH4 mặc khác đất dùng trong thí nghiệm được lấy từ ao nuôi tôm sú thì lượng
đạm tích lũy trong đất có sẵn khá lớn do đó đạm trong đất sẽ được hòa tan vào
nước.
Nhìn chung lượng đạm ở nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn B_9 (1,5 ppm) cao hơn
nhiều so với đối chứng (0,39 ppm). Như vậy vi khuẩn B_9 đã phát huy được vai
trò của mình trong phân hủy vật chất hữu cơ trong bể nuôi.
4.1.10 TN NƯỚC
Tổng đạm (TN) là tổng hàm lượng tổng đạm Kjeldahl (TKN), nitrite (N-NO2),
nitrate (N-NO3-). Trong số này dạng đạm TKN chiếm phần lớn (TKN = đạm vô cơ
+ đạm hữu cơ).
31
Qua (Hình 4.10) cho thấy đạm trong nghiệm thức B_9 là cao nhất do lượng TKN
(đạm vô cơ do vi khuẩn sinh ra và đạm hữu cơ), NO2, NO3 được sinh ra nhiều dẫn
đến tổng đạm cao hơn các nghiệm thức khác. Nhìn chung tổng đạm trong bốn
nghiệm thức dao động khoảng từ 4,90 – 9,95 ppm
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
1 2 3 4 5 6 7
Số lần thu
m
g/
L
B_9
B_41
B_67
DC
Hình 4.10 Biến động TN nước trong suốt quá trình thí nghiệm
4.1.11 TP NƯỚC
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
1 2 3 4 5 6 7
Số lần thu
m
g/
L
B_9
B_41
B_67
DC
Hình 4.11 Biến động TP nước trong suốt quá trình thí nghiệm
Theo Cao Văn Thích, (2008) thì TP trong ao nuôi cá, tôm dao động từ 1,18 – 1,38
mg/L. Các dạng phospho hữu cơ dễ dàng chuyển hóa lẫn nhau và có thể chuyển
thành dạng muối orthophosphate hòa tan nhờ hoạt động của vi sinh vật. Sau khi
thực vật nổi chết đi sẽ bị các vi sinh vật phân hủy, có tới 20-30% tổng số phospho
trong cơ thể chúng được phân giải thành các muối vô cơ hòa tan, 30-40% dưới
dạng hữu cơ hòa tan (Boyd, 1998; Burford et al., 1998).
32
Như vậy qua (Hình 4.11) cho thấy lân trong các nghiệm thức có vi khuẩn cao so
với nghiệm thức đối chứng do phần lớn lân đựơc tạo ra do sự chết đi của vi khuẩn,
tảo.
4.1.12 TN BÙN
TN Bùn cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ vật chất hữu cơ được tích lũy. Qua
(Hình 4.12) cho thấy ban đầu đạm cao nhưng sau đó giảm dần nguyên nhân có thể
là do đạm tích lũy trong đất (do đất lấy từ ao nuôi tôm sú), về sau giảm do một
phần khuếch tán vào nước, vi khuẩn phân hủy làm lượng vật chất hữu cơ giảm.
Nhìn chung đạm (hay vật chất hữu cơ tích lũy) trong các nghiệm thức có vi khuẩn
(1,44 – 0,15) giảm so với đối chứng (1,44 – 0,36). Như vậy, Bacillus sp có vai trò
trong phân hủy vật chất hữu cơ đã được khẳng định trong thí nghiệm này.
0.00
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
1.20
1.40
1.60
1 2 3 4 5 6 7
Số lần thu
m
g/
L B_9
B_41
B_67
DC
Hình 4.12 Biến động TN bùn trong suốt quá trình thí nghiệm
4.1.13 TP BÙN
Tương tự lân trong nước, lân trong bùn cũng tăng dần về cuối thí nghiệm,
có thể do sự khoáng hoá hoặc sự chết đi của vi khuẩn, tảo và chất thải của tôm
trong suốt quá trình thí nghiệm.
Sự biến động các chỉ tiêu khác nhau trong các nghiệm thức cho thấy vai trò cải
thiện chất lượng nước của vi khuẩn Bacillus sp là một trong những cơ chế tác động
của vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản. Trong 3 chủng vi khuẩn bổ sung,
chủng B_9 có những ưu thế so với các chủng còn lại
33
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
0.70
0.80
1 2 3 4 5 6 7
Số lần thu
m
g/
L B_9
B_41
B_67
DC
Hình 4.13 Biến động TP bùn trong suốt quá trình thí nghiệm
4.2.1 Đánh giá tỉ lệ sống và tỉ lệ tăng trưởng của tôm
4.2.1.1 Tỉ lệ sống
Bảng 4.1 Tỉ lệ sống
Nghiệm
thức Bể số
Thời
gian
nuôi
(ngày)
Số lượng
thả (con)
Số lượng
thu (con)
Tỷ lệ
sống
(%)
Tỷlệ sống
trung
bình(%)
1 105 24 23 95,8
2 105 24 24 100 B_9
3 105 24 23 95,8
97,2 42,2 a
1 105 24 22 91,7
2 105 24 23 95,8 B_41
3 105 24 23 95,8
94,4 37,2 a
1 105 24 22 91,7
2 105 24 22 91,7 B_67
3 105 24 23 95,8
93 37,2 a
1 105 24 16 66,7
2 105 24 17 70,8 DC
3 105 24 18 75
70,8 20,4 b
* Cùng hàng thì thống kê giống nhau
Kết quả về tỉ lệ sống của tôm trong thí nghiệm được thể hiện trong Bảng 4.1. Qua
Bảng 4.1 cho thấy tỉ lệ sống của tôm ở những nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn
cao hơn với nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỉ lệ
sống của tôm ở các nghiệm thức B_9, B_41, B_67, DC lần lựợt là 97,2±2,42 a,
94,4±2,37 a, 93±2,37 a, 70,8±4,2 b %. Nguyên nhân tỉ lệ sống ở các nghiệm thức có
34
bổ sung vi khuẩn cao hơn đối chứng có thể do Bacillus sp đã ức chế vi khuẩn có
hại tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển
4.2.1.2 Tỉ lệ tăng trưởng
Kết quả tỉ lệ tăng trưởng của tôm ở các nghiệm thức thể hiện trong Bảng 4.2.
Qua Bảng này cho thấy tỉ lệ tăng trưởng của tôm sai khác có ý nghĩa thống kê ở tất
cả các nghiệm thức. Đặc biệt là vi khuẩn nghiệm thức B_9 có tỉ lệ sống cao nhất
(10,7±0,23a) so với đối chứng (5,25±0,22d). Trong 3 nghiệm thức có bổ sung vi
khuẩn thì nghiệm thức B_9 có tỉ lệ sống cao nhất và có ý nghĩa thống kê so với hai
chủng còn lại (p<0,05). Tỉ lệ tăng trưởng ở những bể có bổ sung vi khuẩn cao hơn
đối chứng có thể ở những nghiệm thức này chất lượng nước đã được cải thiện
đồng thời vi khuẩn ức chế vi sinh vật bất lợi phát triển tạo điều kiện tốt nhất cho sự
phát triển của tôm.
Bảng 4.2 Tỉ lệ sinh trưởng
* Cùng chữ cái thì không có ý nghĩa thống kê
*TB : Trung bình
Nghiệm
thức Bể số
TB trọng
lượng thả
(g/con)
TB trọng
lượng thu
(g/con)
Tăng
trưởng(g)
Tăng
trưởng TB
(g)
1 0,45±0,02 10,9±0,3 10,45
2 0,45±0,02 11.3±0,4 10,85 B_9
3 0,45±0,02 11,3±0,2 10,85
10,71 23,0 a
1 0,45±0,02 9,09±0,5 8,64
2 0,45±0,02 8, 90±0,6 8,45 B_41
3 0,45±0,02 8,70±0,6 8,25
8,44 0,20b
1 0,45±0,02 8,50±0,5 8,05
2 0,45±0,02 7,90±0,7 7,45 B_67
3 0,45±0,02 8,40±0,7 7,95
7,81 32,0 c
1 0,45±0,02 5,80±0,8 5,35
2 0,45±0,02 5,85±0,6 5,40 DC
3 0,45±0,02 5,44±0,7 4,99
5,25 22,0 d
35
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Nhìn chung trong các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn, các chỉ tiêu chất
lượng nước nằm trong khoảng cho phép.
Ở nghiệm thức đối chứng, các chỉ tiêu (TAN (0,02 – 2,46 ppm), TSS
(363 – 239 ppm), NO2 (0,02 – 2,74 ppm)…, vựơt mức cho phép.
Tỉ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn cao hơn, có ý
nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05).
Tỉ lệ tăng trưởng cao nhất ở nghiệm thức B_9 và sai khác có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) so với tất cả các nghiệm thức còn lại.
Chủng vi khuẩn B_9 là chủng có hiệu quả tốt hơn hai chủng còn lại, dựa
trên các chỉ tiêu chất lượng nước, tỉ lệ sống và tỉ lệ tăng trưởng.
5.2 Đề xuất
o Nghiên cứu thêm khả năng hấp thụ đạm của Bacillus sp trong các
điều kiện khác nhau.
o Cần có khu vực thí nghiệm riêng để dễ quản lý thí nghiệm tránh sai
số do tác động bên ngoài vào.
36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrew. D. Eaton Lenone. S. Elesceri Arnold E. Greeberg. 1995. Standard
method for the examination of water & wastewater
2. Báo Thương Mại, 2008. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhanh chóng vượt
kế hoạch năm 2007 (//www.baothuongmai.com.). Ngày truy cập
20/02/2008.
3. Boy, C. E. Bottom soil and water quality management in shrimp ponds.
Ournal of Applied Aquaculture; vol. 13, no. ½; pp. 11 – 33, 2003 ISSN:
1045 – 4438.
4. Boyd E.B. 1998. Water Quality for Pond Aquaculture. Research and
Development Series No. 3. International Center for Aquaculture and
Aquatic Enviroments.
5. Briggs, M.R.P. and Funge-Smith, S.J., 1994. A nutrient budget of some
intensive marine ponds in Thailand. Aquaculture Fisheries Management
24, 789-811
6. Burford, M. A., E. L. Peterson, J.C.F. Baiano and N. P. Peterson. 1998.
Bacteria in shrimp pond sediments.
7. Cao văn Thích, 2008. Chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng
trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) thâm
canh ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
nuôi trồng thủy sản, Đại học Cần Thơ.
8. Chanratkool, P., J.F. Turnbull, S.J. Funge-Smith, I.H. Macrae và C.
Limsuwan, 1995. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Tái bản lần thứ 4.
Người dịch: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng
Oanh, Trần Ngọc Hải. Danida-Bộ Thủy Sản 2003. 153 p.
9. Chanratkool, Pornlerd. 2003. Proplem in Penaeus monodon culture in low
salinity areas. Advice on Aquatic Animal Health Care. Aquaculture Asia,
vol. VIII, no.1.pp.54 – 55.
10. Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Phương, Temdoung Somsiri,
Suprance Chinabut, Mohamed Shariff, Fatimad Md. Yusoff, Kerry Bartie,
Mauro Giacomini, Michela Robba, Stefania Bertoone, Geert Huys, Alan
teale. 2006. A simple device for sampling pond sediment.
11. Dương Thị Hoàng Oanh và Trương Quốc Phú, 2008. Khả năng kiểm soát
sự phát triển của tảo trong bể nuôi tôm sú bằng biện pháp kết tủa phospho.
Tạp chí khoa học 2008, p 23-32.
12. FAO. 2003. Review of wolrd aquaculture. FAO Fisheries Circular No. 886
Rev. 2.
13. Ferrari, E., Jarnagin, A.S., Schmidt, B.F., 1993. Commecial Production of
extracellular enzymes. In: Sonenshein, A.L., Hoch, J.A., Losick, R Bacillus
subtilis. Pp.917-937.
37
14. Hagreaves, J. A. 1999. Control of Clay Turbidity in pond. Misssippi State
University. SRAC publication No. 640.
15.
16.
17.
18.
19. Ngày truy cập 20/02/2008
20. Ngày truy cập 25/02/2008
21.
22. Huỳnh Văn Tùng, 2006. Đánh giá thông tin liên quan tới quản lý sức
khỏe tôm sú (Penaeus monodon) nuôi ở ĐBSCL. Luận văn tốt nghiệp đại
học. Trường Đại học Cần Thơ.
23. Huys, G. 2003. Sampling and sample Processing procedures for the
isolation of aquaculture associated bacteria.
24. Kungvankij, P., T. E. Chua, J. Pudadera, G. Corre, L. B. Tiro, I. O.
Potestas, G. A. Taleon and J. N. Paw. 1986. Shrimp culture. NACA training
manual series No. 2: 68 pp.
25. Lê Bảo Ngọc, 2005. Đánh giá chất lượng môi trường nước trong ao nuôi.
26. Limsuwan, C. 1997. Degradation and effect of formalin on the plankton
and water quality in Penaeus monodon .
27. Nguyễn Minh Niên, 2004. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản các tỉnh ven
biển ĐBSCL. Viện NC NTTS II.
28. Nguyễn Trọng Nho, 2002. Hỏi đáp về nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 36 trang, trang 15 – 16.
29. Nguyễn Văn Hảo, 2003. Quản lý sức khỏe tôm nuôi. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
30. Phạm văn Tình., 2004. Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú
31. Sở Thủy Sản Bạc Liêu, 2005. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển ngành thủy sản
32. Sở Thủy Sản Cà Mau, 2005. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển ngành thủy sản
33. Sở Thủy Sản Sóc Trăng, 2005. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển ngành thủy sản
34. Sở Thủy Sản Sóc Trăng, 2007. Báo cáo tổng kết năm 2007, kế hoạch
khuyến ngư 2008.
35. Soon, N. K., A.Z. Abidin, F. Shaharom – Harrison. 1999. The effect of
probiotic bacteria on water quality Penaeus monodon in tank culture.
36. Tạp chí khuyến Ngư Việt Nam số 45.
38
37. Tạ Văn Phương, 2003. Nghiên cứu sự tích lũy đạm, lân trong ao nuôi tôm
sú.
38. Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Và Nuôi Giáp
Xác, 162 pp
39. Trần Văn Nhường và Bùi Thị Thanh Hà, 2005. Phát triển mô hình bền
vững. Trung tâm tin học Bộ Thủy sản, số 2/2005.
40. Trương Quốc Phú, 2006. Giáo Trình Quản Lý Chất Lượng Nước.
41. Vũ Thế Trụ, 2001. Thiết lập và điều hành trại tôm giống tại Việt Nam.
Nhà xuất bản nông nghiệp, TP. HCM 108 trang, trang 33 – 46.
42. Whetston, J.M., G.D. Treece, C.L Browdy and A.D. Stokes. 2002.
Opportunities and Constraints in Marine Shrimp Farming. Southem
Regional Aquculture Centrer (SRAC) publication No. 2600 USDA.
43. www.thuvienkhoahoc.com.vn
44. www.việtlinh.com.vn
39
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Nhiệt độ
Đợt/Nghiệm thức B_9 B_41 B_67 DC
1 29,18 0,1 29,15±0,2 28,90 0,1 29,20 0,2
2 29,21 0,1 29,16±0,3 29,10 0,1 29,19 0,2
3 29,09± 0,2 29,17±0,1 29,24 0,3 29,18 0,2
4 29,20 0,1 29,15±0,2 29,21 0,1 29,17 0,3
5 29,24 0,1 29,17±0,2 29,15 0,2 29,15 0,3
6 29,21± 0,2 29,17±0,2 29,17 0,2 29,17 0,2
7 29,15 0,1 29,18±0,1 29,13 0,2 29,15 0,2
8 29,12 0,1 29,20±0,2 29,18 0,2 29,20 0,1
9 29,18 0,1 29,17±0,2 29,13 0,1 29,16 0,2
10 29,23 0,1 29,22±0,2 29,21 0,3 29,19 0,1
Phụ lục 2: pH
Đợt/Nghiệm thức B_9 B_41 B_67 DC
1 7,80 0,1 7,79 0,1 7,79 0,1 7,79 0,1
2 7,79 0,2 7,79 0,1 7,78 0,1 7,79 0,2
3 7,79 0,2 7,80 0,2 7,80 0,2 7,79 0,1
4 7,79 0,1 7,80 0,2 7,80 0,2 7,79 0,2
5 7,80 0,1 7,80 0,2 7,79 0,2 7,80 0,2
6 7,80 0,2 7,79 0,1 7,79 0,2 7,79 0,3
7 7,79 0,2 7,80 0,2 7,79 0,2 7,79 0,2
8 7,79 0,3 7,79 0,1 7,79 0,1 7,77 0,1
9 7,80 0,1 7,79 0,1 7,79 0,1 7,80 0,1
10 7,79 0,1 7,79 0,1 7,80 0,1 7.79 0,1
Phụ lục 3: DO
Đợt/Nghiệm thức B_9 B_41 B_67 DC
1 3,69 0,1 3,67 0,1 3,68 0,1 3,66 0,1
2 5,15 0,9 7,52 0,9 6,37 0,8 7,60 1 ,0
3 8,90 1,2 10,20 0,6 9,79 0,9 11,3 1,4
4 9,28 1,4 7,79 1,5 8,37 0,8 9,89 0,6
5 8,73 1,2 8,89 0,9 8,40 0,5 9,75 0,2
6 7,36 0,8 7,15 0,9 7,52 0,7 9,60 0,4
7 8,80 0,7 7,36 0,7 6,51 0,7 9,44 0,3
40
Phụ lục 4: COD
Đợt/Nghiệm thức B_9 B_41 B_67 DC
1 9,17 0,1 9,18 0,1 9,15 0,1 9,13 0,1
2 4,33 0,5 6,13 0,5 5,09 0,9 8,10 0,7
3 9,78 0,3 13,24 0,8 13,56 0,9 14,93 1,2
4 9,60 0,3 12,21 0,8 13,07 0,9 14,08 0,2
5 12,4 0,7 15,47 0,3 15,2 0,3 16,00 1,1
6 15,2 0,5 16,12 0,8 16,93 0,8 17,33 1,2
7 15,14 0,5 17,33 0,8 17,33 0,8 18,67 1,2
Phụ lục 5: TSS
Đợt/Nghiệm thức B_9 B_41 B_67 DC
1 363 1,2 364 2,1 364 0,7 363 0,1
2 137 3,5 196 4,2 191 4,8 253 4,1
3 174 5,1 204 4,3 203 8,3 239 9,8
4 177 7,8 236 11,3 268 9,1 321 5.7
5 183 4,7 244 8,2 265 9,1 314 7,7
6 209 7,2 296 9,3 253 8,9 352 1,7
7 208 3,9 305 3,5 237 3,4 368 2,2
Phụ lục 6: H2S
Đợt/Nghiệm thức B_9 B_41 B_67 DC
1 0,007 0,007 0,007 0,007
2 0,004 0,005 0,005 0,004
3 0,002 0,005 0,004 0,003
4 0,002 0,002 0,004 0,006
5 0,002 0,003 0,004 0,006
6 0,005 0,005 0,005 0,006
7 0,003 0,004 0,004 0,005
Phụ lục 7: NO2
Đợt/Nghiệm thức B_9 B_41 B_67 DC
1 0,02 0 0,02 0 0,02 0 0,02 0
2 0,46 0 ,4 1,10 0 ,1 0,53 0 ,4 0,11 0 ,4
3 1,62 0 ,2 1,23 0 ,3 1,00 0 ,3 0,62 0 ,1
4 2,08 0 ,3 1,50 0 ,6 1,76 0 ,6 0,87 0 ,2
5 2,61 0 ,1 2,13 0 ,1 2,00 0 ,5 1,81 0 ,5
6 3,24 0 ,3 2,36 0 ,1 2,27 0 ,3 2,48 0 ,2
7 2,60 0 ,1 1,84 0 ,3 2,39 0 ,4 3,37 0 ,2
8 3,11 0 ,3 2,07 0 ,4 2,74 0 ,1 3,86 0 ,3
9 2,05 0 ,3 1,81 0 ,3 1,53 0 ,5 3,03 0 ,2
10 1,58 0 ,1 1,36 0 ,3 1,05 0 ,4 2,74 0 .2
41
Phụ lục 8: NO3
Đợt/Nghiệm thức B_9 B_41 B_67 DC
1 4,82 0 4,8 0 4,82 0 4,82 0
2 4,48 0 ,4 4,90 0 ,1 5,23 0 ,3 4,74 0 ,3
3 1,95 0 ,1 2,47 0 ,2 3,12 0 ,2 2,25 0 ,1
4 2,12 0 ,2 2,27 0 ,5 1,43 0 ,4 2,12 0 ,3
5 2,06 0 ,1 1,37 0 ,2 1,56 0 ,4 1,52 0 ,2
6 2,77 0 ,2 3,34 0 ,3 1,93 0 ,2 2,01 0 ,4
7 3,41 0 ,2 3,44 0 ,3 3,38 0 ,4 2,32 0 ,4
8 2,62 0 ,3 2,63 0 ,2 2,18 0 ,2 2,13 0 ,2
9 2,27 0 ,1 1,9 0 0 ,3 1,75 0 ,3 1,48 0 ,3
10 3,72 0 ,3 3,25 0 ,2 2,70 0 ,4 1,78 0 ,1
Phụ lục 9: TAN
Đợt/Nghiệm thức B_9 B_41 B_67 DC
1 0,02 0 0,02 0 0,02 0 0,02 0
2 3,41 0 ,1 3,12 0 ,1 3,14 0 ,2 2,46 0 ,4
3 1,87 0 ,2 1,14 0 ,2 1,10 0 ,1 0,59 0 ,1
4 1,17 0 0,74 0 ,2 0,64 0 0,11 0
5 1,40 0 ,1 0,59 0 ,0 0,52 0 ,1 0,27 0 ,1
6 1,35 0 ,1 0,61 0 ,1 0,51 0 0,08 0 ,1
7 1,23 0 0,70 0 0,68 0 0,03 0
8 1,48 0 ,1 0,72 0 0,70 0 ,1 0,19 0
9 1,39 0 ,1 0,69 0 ,1 0,59 0 0,11 0
10 1,69 0 ,2 0,73 0 0,70 0 0,07 0
42
Phụ lục 10: TN NƯỚC
Đợt/Nghiệm thức B_9 B_41 B_67 DC
1 4,90 4,90 4,90 4,90
2 9,59 9,95 8,59 6,37
3 7,55 6,38 6,76 4,67
4 7,06 4,63 5,77 3,57
5 7,69 5,97 6,28 4,30
6 8,15 6,78 6,73 5,60
7 8,68 6,97 6,61 6,13
Phụ lục 11: TP nước
Đợt/Nghiệm thức B_9 B_41 B_67 DC
1 0,18 0 ,0 0,18 0 ,0 0,18 0 ,0 0,18 0 ,0
2 0,61 0 ,1 0,74 0 ,2 1,29 0 ,2 0,44 0 ,1
3 1,56 0 ,3 0,94 0 ,1 1,08 0 ,2 0,70 0 ,1
4 1,21 0 ,2 1,33 0 ,1 1,08 0 ,2 0,70 0 ,1
5 1,69 0 ,3 1,56 0 ,2 1,58 0 ,2 0,94 0 ,1
6 1,52 0 ,1 1,92 0 ,2 2,05 0 ,2 0,99 0 ,1
7 1,73 0 ,1 1,94 0 ,2 2,13 0 ,1 0,89 0 ,1
Phụ lục 12: TN bùn
Đợt/Nghiệm thức B_9 B_41 B_67 DC
1 1,44 0 ,0 1,44 0 ,0 1,44 0 ,0 1,44 0 ,0
2 0,43 0 ,1 0,31 0 ,1 0,43 0 ,2 0,75 0 ,1
3 0,41 0 ,3 0,34 0 ,1 0,48 0 ,1 0,62 0 ,2
4 0,05 0 ,2 0,15 0 ,1 0,09 0 ,1 0,37 0 ,1
5 0,22 0 ,3 0,36 0 ,2 0,28 0 ,1 0,55 0 ,1
6 0,06 0 ,1 0,26 0 ,2 0,26 0 ,0 0,36 0 ,1
7 0,15 0 ,1 0,22 0 ,2 0,22 0 ,0 0,38 0 ,0
Phụ lục 13: TP bùn
Đợt/Nghiệm thức B_9 B_41 B_67 DC
1 0,71 0 ,0 0,71 0 ,0 0,71 0 ,0 0,71 0 ,0
2 0,56 0 ,1 0,48 0 ,1 0,49 0 ,2 0,42 0 ,1
3 0,52 0 ,1 0,53 0 ,1 0,55 0 ,1 0,47 0 ,3
4 0,56 0 ,1 0,54 0 ,1 0,55 0 ,1 0,50 0 ,0
5 0,58 0 ,0 0,52 0 ,0 0,51 0 ,0 0,47 0 ,0
6 0,68 0 ,0 0,64 0 ,0 0,54 0 ,0 0,48 0 ,1
7 0,74 0 ,0 0,72 0 ,0 0,68 0 ,0 0,57 0 ,1
43
Phụ lục 14: Tỉ lệ sống
Nghiệm
thức Bể số
Thời
gian
nuôi
(ngày)
Số lượng
thả (con)
Số lượng
thu (con)
Tỷ lệ
sống
(%)
Tỷlệ sống
trung
bình(%)
1 105 24 23 95,8
2 105 24 24 100 B_9
3 105 24 23 95,8
97,2 42,2 a
1 105 24 22 91,7
2 105 24 23 95,8 B_41
3 105 24 23 95,8
94,4 37,2 a
1 105 24 22 91,7
2 105 24 22 91,7 B_67
3 105 24 23 95,8
93 37,2 a
1 105 24 16 66,7
2 105 24 17 70,8 DC
3 105 24 18 75
70,8 20,4 b
Phụ lục 15: Tỉ lệ tăng trưởng
Nghiệm
thức Bể số
TB trọng
lượng thả
(g/con)
TB trọng
lượng thu
(g/con)
Tăng
trưởng(g)
Tăng
trưởng TB
(g)
1 0.45±0,02 10,9±0,3 10,45
2 0,45±0,02 11,3±0,4 10,85 B_9
3 0,45±0,02 11,3±0,2 10,85
10,71 23,0 a
1 0,45±0,02 9,09±0,5 8,64
2 0,45±0,02 8, 90±0,6 8,45 B_41
3 0,45±0,02 8,70±0,6 8,25
8,44 20,0 b
1 0,45±0,02 8,50±0,5 8,05
2 0,45±0,02 7,90±0,7 7,45 B_67
3 0,45±0,02 8,40±0,7 7,95
7,81 32,0 c
1 0,45±0,02 5,80±0,8 5,35
2 0,45±0,02 5,85±0,6 5,40 DC
3 0,45±0,02 5,44±0,7 4,99
5,25 22,0 d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_nt_tam_7939.pdf