Khái quát chung về vấn đề sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI. 1. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch năm 2008 thì “ người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú , sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 2 đối tượng: là công dân Việt Nam hoặc người có gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Trong đó công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam ;người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con ,cháu của họ đang cư trú ,sinh sống lâu dài ở nước ngoài .(khoản 4 Điều 3 Luật quốc tịch năm 2008) 2. Sự cần thiết của việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam . 2.1. Cơ sở lý luận : Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ chính trị khẳng định “đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ một vị trí quan trọng, là nhân tố góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước”. Điều 52 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Luật pháp Nhà nước ta không thừa nhận bất kỳ một sự đặc quyền đặc lợi của bất kỳ đối tượng tầng lớp nào. Hơn nữa công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để giành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân (Hiến pháp năm 1992 ). Như vậy, Hiến pháp và trong Luật quốc tịch không hề có sự phân biệt giữa công dân trong nước và công dân đang định cư ở nước ngoài. Việc quy định quyền bình đẳng này chính là cơ sở lý luận quan trọng để Nhà nước có những chính sách, biện pháp cụ thể đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Điều này cũng nhằm thực hiện đường lối của Đảng ta trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc mà Đảng ta đã xác định đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. 22. Cơ sở thực tiễn: Các con số được thống kê qua các năm cho thấy người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước làm ăn, sinh sống ngày một nhiều hơn, theo đó nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên đáng kể. Có thể thấy rằng những năm gần đây, cùng với nhân dân cả nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có những đóng góp hết sức đáng kể vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Nhà nước ta bên cạnh việc có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài về làm ăn, đầu tư, kinh doanh trong nước, thì để thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng đã đề ra cần phải giải quyết các vấn đề có liên quan để bảo đảm lợi ích của họ, thu hút họ và làm sợi dây gắn kết họ với quê hương đất nước. Vì vậy việc cho phép người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là một trong những vấn đề cần thiết phải được quan tâm thích đáng.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3270 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát chung về vấn đề sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI. 1. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch năm 2008 thì “ người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú , sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 2 đối tượng: là công dân Việt Nam hoặc người có gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Trong đó công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam ;người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con ,cháu của họ đang cư trú ,sinh sống lâu dài ở nước ngoài .(khoản 4 Điều 3 Luật quốc tịch năm 2008) 2. Sự cần thiết của việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam . 2.1. Cơ sở lý luận : Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ chính trị khẳng định “đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ một vị trí quan trọng, là nhân tố góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước”. Điều 52 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Luật pháp Nhà nước ta không thừa nhận bất kỳ một sự đặc quyền đặc lợi của bất kỳ đối tượng tầng lớp nào. Hơn nữa công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để giành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt....Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân (Hiến pháp năm 1992 ). Như vậy, Hiến pháp và trong Luật quốc tịch không hề có sự phân biệt giữa công dân trong nước và công dân đang định cư ở nước ngoài. Việc quy định quyền bình đẳng này chính là cơ sở lý luận quan trọng để Nhà nước có những chính sách, biện pháp cụ thể đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Điều này cũng nhằm thực hiện đường lối của Đảng ta trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc mà Đảng ta đã xác định đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. 22. Cơ sở thực tiễn: Các con số được thống kê qua các năm cho thấy người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước làm ăn, sinh sống ngày một nhiều hơn, theo đó nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên đáng kể. Có thể thấy rằng những năm gần đây, cùng với nhân dân cả nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có những đóng góp hết sức đáng kể vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Nhà nước ta bên cạnh việc có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài về làm ăn, đầu tư, kinh doanh trong nước, thì để thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng đã đề ra cần phải giải quyết các vấn đề có liên quan để bảo đảm lợi ích của họ, thu hút họ và làm sợi dây gắn kết họ với quê hương đất nước. Vì vậy việc cho phép người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là một trong những vấn đề cần thiết phải được quan tâm thích đáng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải quy định vấn đề này một cách rõ ràng để tránh sự lợi dụng và để ổn định nhu cầu về nhà ở, đất đai, tránh tình trạng “sốt giá” thị trường bất động sản đối với hoàn cảnh kinh tế – xã hội như nước ta hiện nay. 3. Một số văn bản quan trọng ghi nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài : Trước khi có Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 2001,các văn bản pháp luật về đất đai và nhà ở chỉ quy định quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài mà không đề cập đến việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay không. Cho đến khi Nhà nước mong muốn thu hút tiềm lực của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho sự phát triển đất nước thì vấn đề này mới được quy định trong các văn bản pháp luật. Theo đó Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 2001 và Nghị định 81/2001/NĐ-CP là những văn bản pháp lý đầu tiên cho phép và quy định cụ thể về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở mà không phải trả tiền thuê đất gắn liền với nhà ở đó. Kế thừa những quy định đó đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế Luật đất đai năm 2003 và Luật nhà ở năm 2005 đã luật hóa những quy định trong Nghị định số 81/2001/NĐ-CP làm cơ sở pháp lý cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên theo quy định trong hai văn bản này thì quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn rất hạn chế, Vì vậy Quốc hội đã tiến hành sửa đổi bổ sung Luật nhà ở năm 2005 và Luật đất đai năm 2003 để tạo sự bình đẳng giữa công dân Việt Nam trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực nhà ở. Theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung điều 126 Luật nhà ở năm 2005 và điều 121 Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 2009 thì đại đa số người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được mua nhà tại Việt Nam tự do như công dân Việt Nam trong nước .Hay nói cách khác kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2009 thì quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ thực chất hơn. Cùng với đó, Chính phủ cũng ban hành các văn bản hướng dẫn quan trọng có thể kể đó là: Nghị định 71/2010/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn Nghị đinh 71/2010/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật nhà ở. II. NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI – MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT. Có thể nhận thấy, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có hàng loạt những ghi nhận và quy định về vấn đề sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Qua việc tìm hiểu những quy định của luật về vấn đề này, chúng em nhận thấy cần quan tâm đến những nội dung của pháp luật xung quanh các quy định về: đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và các quy định liên quan đến vấn đề thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho các đối tượng này. 1. Những bất cập trong quy định về điều kiện của các đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở và Điều 121 Luật Đất đai năm 2009 quy định Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau: “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam: a) Người có quốc tịch Việt Nam; b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. 2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.” Có thể thấy rằng, pháp luật hiện hành quy định đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng quyền sở hữu nhà tại Việt Nam đã được mở rộng hơn nhiều so với quy định trong Luật Đất đai và Luật Nhà ở trước đó. Bên cạnh đó cũng thấy rằng, pháp luật cũng ghi nhận rõ từng loại đối tượng với những điều kiện khác nhau thì có quyền sở hữu số lượng nhà ở tại Việt Nam khác nhau. Rõ ràng, có đối tượng được hưởng quyền sở hữu số lượng nhà không hạn chế và một số đối tượng chỉ được sở hữu với lượng nhất định. Đó là người gốc Việt Nam mà không thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước mà có những điều kiện theo luật định chỉ được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam. Như vậy, bản thân những đối tượng khác nhau được hưởng phạm vi quyền này cũng hoàn toàn khác nhau. Những quy định này vừa đảm bảo quyền hợp pháp của Kiều bào ta ở nước ngoài, khẳng định sự bình đẳng của công dân Việt Nam ở nước ngoài so với công dân trong nước, vừa thể hiện chính sách ưu đãi của nhà nước ta đối với Kiều bào khi họ có công lao đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Nói như một số nhà chuyên môn, khi quy định này ra đời và có hiệu lực đồng nghĩa với việc “cửa đã rộng mở” đối với những Kiều bào muốn sở hữu một hoặc nhiều nhà ở tại Việt Nam. Những đối tượng theo luật định có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức mua bán, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế...Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn một số điểm bất cập cần được sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau: Luật đất đai năm 2003 quy định: Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất: ( a) Người về đầu tư lâu dài có nhu cầu nhà ở trong thời gian đầu tư tại Việt Nam; b) Người có công đóng góp với đất nước; c) Những nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; d) Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam;đ) Các đối tượng khác theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.); nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó (khoản 5 điều 113). nếu đối chiếu với quy định của của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 và nghị định 71/2010/NĐ-CP ta thấy quy định trên của Luật đất đai 2003 không có sự tương thích với quy định ở hai văn bản mới này. Tức là hai văn bản mới này đã có sự “nới rộng” về đối tượng mà khoản 5 điều 113 vẫn chưa được các nhà làm luật chú ý để sửa đổi, điều này sẽ khiến việc triển khai trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, chúng em kiến nghị cần phải sửa đổi khoản 5 điều 113 Luật đất đai để phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 và nghị định 71/2010/NĐ-CP. Khoản 1 điều 19 thông tư 16/2010 hướng dẫn thi hành nghị định 17 người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có các giấy tờ chứng minh mình thuộc các đối tượng và đủ điều kiện để sở hữu nhà ở tại Việt Nam hoặc có giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, một thiếu sót của các nhà làm luật là không quy định cụ thể vấn đề giải quyết đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có ý muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng họ lại không còn giấy tờ để chứng minh. Thực tế cho thấy nhiều Việt kiều họ ra nước ngoài quá lâu nên giấy tờ liên quan đến bố, mẹ, họ hàng có thể bị thất lạc nên việc chứng minh không hề đơn giản.Việc mất giấy tờ này không có nghĩa là họ sẽ mất luôn quyền được sở hữu nhà ở của họ tại Việt Nam. Do đó, theo nhóm em, pháp luật nên quy định cụ thể về việc giải quyết nhu cầu sở hữu nhà ở của Việt kiều khi mà họ không còn giấy tờ để chứng minh. Ngoài ra, nhà nước cần bổ sung quy định về độ tuổi để cá nhân được phép sở hữu nhà ở đối với các đối tượng chỉ được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều 1 nói trên. Theo đó, người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 phải đủ 18 tuổi thì mới được sở hữu nhà ở. Điều này sẽ tránh được trường hợp những người gốc Việt chỉ được sở hữu một nhà ở lại mang theo con, cháu ở nước ngoài trở về nước mua nhà để đầu cơ bất động sản. Ngoài ra, vì luật chỉ cho phép các đối tượng trên được sở hữu nhà ở “để bản thân và gia đình sinh sống tại Việt Nam”, nên những người được mua nhà phải cam kết mua nhà để ở, không được sử dụng vào mục đích khác. Cuối cùng, cần quy định rõ về thời hạn cư trú 3 tháng nói trên là cư trú liên tục hay không liên tục để tránh vướng mắc khi áp dụng luật trên thực tế. 2. Những bất cập trong các quy định về vấn đề thực hiện quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Theo quy định tại Điều 121 Luật Đất đai được sửa đổi bổ sung năm 2009, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại VN ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất còn có các quyền và nghĩa vụ sau: Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật Việt Nam; Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng. Như vậy, so với Luật Đất đai 2003, pháp luật hiện hành đã bổ sung thêm hai quyền về sử dụng đất ở gắn với nhà ở là: quyền cho thuê và ủy quyền quản lý nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sở hữu trong việc quản lý cũng như khai thác giá trị của nhà ở trong thời gian không sử dụng. Tuy nhiên, pháp luật vẫn hạn chế quyền của chủ sở hữu nhà ở trong việc sử dụng nhà ở để bảo lãnh, góp vốn. Điều này xuất phát từ mục đích của việc cho phép người Việt Nam định cư ở ngước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam là đảm bảo cho họ có chỗ ở ổn định. Tuy nhiên, dù không được quy định là quyền, nhưng hiện nay cũng không có văn bản pháp luật nào quy định cấm người Việt Nam ở nước ngoài sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của mình tại Việt Nam để góp vốn hay bảo lãnh, vậy nên chưa có những chế tài xử lý vi phạm. Điều này dẫn đến một hệ quả là rất khó có thể xử lý nến có vi phạm xảy ra. Mặt khác, trên thực tế đã có một số ý kiến cho rằng việc quy định không hạn chế số lượng nhà ở được sở hữu đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 nói trên sẽ ảnh hưởng đến tình hình bất động sản, nguy cơ đầu cơ mua đi bán lại, tác động đến người nghèo trong nước bởi lẽ nước ta còn tới 500 nghìn hộ nghèo chưa có nhà ở. Những bất cập trong quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài Theo Luật Nhà ở năm 2005, Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư tại nước ngoài gồm những nội dung sau: Thứ nhất: tiếp nhận hồ sơ Một là, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp Huyện theo Điều 14 Luật Nhà ở năm 2005, trừ trường hợp chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 18 NĐ số 88/2009/NĐ-CP (trường hợp này nộp đơn tại văn phòng đăng kí quyền sử đụng đất cấp tỉnh). Hai là, văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ; trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc phải kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Trong trường hợp chủ sở hữu nhà ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận và các giấy tờ sau: Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật về nhà ở; một trong các giấy tờ của bên chuyển quyền quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 8 NĐ 88/2009/NĐ-CP. Giấy tờ chứng minh đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam Theo Điều 66 và 67 NĐ 71/2010/NĐ-CP, Điều 1 của Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai. Ví dụ : + Đối với người có quốc tịch Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị; trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có một trong các giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch; + Đối với người gốc Việt Nam thì phải có hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để chứng minh có gốc Việt Nam.( Người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ khẩu thường trú và giấy chứng minh nhân dân của một bên vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam ở trong nước...) Bước 2: Thụ lý hồ sơ Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ được quy định văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất có thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 12 NĐ 88/2009/NĐ-CP cụ thể như sau: không quá 50 ngày làm việc đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu. thời gian quy định kể trên không kể thời gian công khai kết quả thẩm tra. Trong thời gian quy định kể trên, đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài, văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm: Gửi hồ sơ đến ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận, công khai kết quả về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất, sơ đồ nhà ở… Kiểm tra hồ sơ xác minh thực địa trong trường họp cần thiết, xác nhận đủ điều kiện hay không đủ để cấp giấy chứng nhận. Trường hợp cần xác minh thêm thì văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp huyện. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, các cơ quan trên có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất. Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính để phòng tài nguyên môi trường trình ủy ban nhân dân cùng cấp kí giấy chứng nhận. Bước 3: Trao giấy chứng nhận Sau khi hoàn tất việc thẩm tra xác định hồ sơ nếu thấy hồ sơ đủ điểu kiện theo quy định của pháp luật, văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp giấy chứng nhận cho người nộp đơn. Khi phát hiện nội dung trên giấy chứng nhận có sai sót, Phòng Tài nguyên môi trường có trách nhiệm đính chính. Trường hợp giấy chứng nhận đã cấp mà có văn bản của cơ quan điều tra, thanh tra, kết luật là giấy chứng nhận trái với quy định của pháp luật có trách nhiệm ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đã cấp. trường hợp tổ chức, công dân phát hiện giấy chứng nhận trái pháp luật thì gửi kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền cấp để xem xét và giải quyết. Có thể thấy rằng, các quy định về vấn đề thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định rất cụ thể, chi tiết về thẩm quyền, các giấy tờ cần thiết…Điều này đã tạo điểu kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài nắm bắt để thực hiện các thủ tục cần thiết để có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn mang nặng tính hành chính, rườm rà, chẳng hạn như trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà yêu cầu nhiều loại giấy tờ khác nhau phải xin chứng nhận của cơ quan hành chính có thẩm quyền khác nhau, gây ra tâm lý e ngại cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn sở hữu nhà ở Việt Nam. Vì thế chúng em cho rằng thủ tục về cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần được bổ sung hoàn thiện, tinh giảm thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện tốt nhất để họ sở hữu nhà ở tại Việt Nam. ** Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng em, bài viết chắc chắn mắc nhiều thiếu sót và khiếm khuyết, kính mong thầy cô chỉnh sửa và góp ý để chúng em có những nhận thức đúng hơn về vấn đề. Chúng em cảm ơn thầy cô rất nhiều ! TÀI LIỆU THAM KHẢO : Luật đất đai năm 2003. Luật nhà ở năm 2005. Luật quốc tịch năm 2008. Nghị định 71/2010/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật nhà ở năm 2005 Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn Nghị đinh 71/2010/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật nhà ở. Nghị định 81/2001/NĐ-CP. Và một số bài viết có liên quan trên các tạp chí.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhái quát chung về vấn đề sở hữu nhà ở tại việt nam của người việt nam định cư ở nước ngoài.doc