Khái quát về kinh tế học

SẢN XUẤT CÁI GÌ ? Sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ gì và sản xuất bao nhiêu? “Trên nguyên tắc số lượng các loại hàng hóa được sản xuất ra trong một nền kinh tế nào đó phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng “

pdf25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái quát về kinh tế học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC Giảng viên: Ts Lê Văn Bình Nhóm 2: Phan Bảo Lộc Bùi Ngọc Diễm Sử Thị Kim Miên Lê Thị Hồng Hạnh Nội dung 1 2 3 4 Ba vấn đề kinh tế cơ bản là gì? Giải thích mô hình kinh tế? Giải thích cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong nền kinh tế? Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô khác nhau như thế nào? Kinh tế học là gì? Kinh tế học: là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà con người sử dụng các nguồn tài nguyên có hạn để làm thành sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho các nhu cầu vô hạn của con người. Sản xuất như thế nào? Sản xuất cái gì ? Sản xuất cho ai? Ba vấn đề kinh tế cơ bản 1 2 3 SẢN XUẤT CÁI GÌ ? Sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ gì và sản xuất bao nhiêu? “Trên nguyên tắc số lượng các loại hàng hóa được sản xuất ra trong một nền kinh tế nào đó phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng “ SẢN XUẤT NHƯ THẾ NÀO ? Có rất nhiều cách thức sản xuất khác nhau . Lựa chọn cách thức sản xuất từng loại sản phẩm một cách hiệu quả nhất cũng là câu hỏi đặt ra cho các quốc gia trên thế giới. SẢN XUẤT CHO AI ? Một câu hỏi tổng quát là liệu chúng ta có nên phân phối hàng hóa nhiều cho người giàu hơn cho người nghèo hay ngược lại? 2. Mô hình kinh tế Thị trường sản phẩm Chính phủ Thị trường yếu tố sản xuất Doanh nghiệpHộ gia đình Hàng hóa, dịch vụ Hàng hóa, dịch vụ Thuế Thuế Trợ cấp Trợ cấp Yếu Yếu tố tố sản sản xuất xuất Tiền(chi tiêu) Tiền(doanh thu) hị trường sản phẩm Hộ gi ình Chí hủ Doanh hiệp Các yếu tố sản xuất Tiền(thu nhập) Tiền(chi phí) - Cơ chế phối hợp là cơ chế phối hợp sự lựa chọn của các thành viên kinh tế với nhau - Có các loại cơ chế cơ bản Câu 3: Giải thích cơ chế phối hợp của các thành viên trong nền kinh tế ? 1 Cơ chế thị trường 2 Cơ chế mệnh lệnh 3 Cơ chế hỗn hợp - Ba vấn đề kinh tế cơ bản do thị trường quyết định. - Nền kinh tế không có sự can thiệp nào của Nhà nước. - Hoạt động của nền kinh tế thị trường tự do được điều khiển bởi một “bàn tay vô hình” là thị trường. Cơ chế thị trường - Ba vấn đề kinh tế cơ bản do chính phủ quyết định. -Nhà nước sẽ điều hành toàn bộ nền kinh tế. - Hoạt động của nền kinh tế được điều khiển bằng một “bàn tay hữu hình”, đó là Nhà nước. Cơ chế mệnh lệnh - Sự kết hợp giữa hai mô hình kinh tế thị trường tự do và kinh tế chỉ huy. - Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế trong một số lĩnh vực nhất định như đầu tư trực tiếp vào các công trình phúc lợi công cộng, phúc lợi dân sinh, quản lý các ngành sản xuất độc quyền, kiểm soát thị trường nhằm chống sự lũng đoạn thị trường của các công ty độc quyền. - Nền kinh tế vẫn hoạt động theo cơ chế thị trường. Cơ chế hỗn hợp Kinh Tế Vĩ Mô Kinh Tế Vi Mô - Nghiên cứu nền kinh tế quốc dân - Nghiên cứu các quyết định của và kinh tế toàn cầu các cá nhân và doanh nghiệp và các tương tác giữa các quyết định này trên thị trường. - Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - Nghiên cứu cách thức các tổng thể của một nền kinh tế : đơn vị kinh tế tương tác với sản lượng, tăng trưởng, lạm phát nhau để hình thành các thực thất nghiệp..... thể kinh tế lớn hơn (thị trường ngành công nghiệp v.v..) Câu 4: Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô khác nhau như thế nào? Kinh Tế Vĩ Mô Kinh Tế Vi Mô - Xem xét và phân tích biến động - Xem xét một cách chi tiết cách một cách tổng thể, toàn diện về thức vận hành của các đơn vị cấu trúc của nền kinh tế và mối kinh tế hay các phân đoạn của quan hệ giữa các bộ phận cấu nền kinh tế thành của nền kinh tế. - Kinh tế có mô hình lớn - Kinh tế có mô hình nhỏ VD: Một gia đính làm kinh tế VD: Chính quyền xây dựng nhà bằng ngành nghề truyền thống máy lọc dầu ở Dung Quất như chằm nón Câu 4: Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô khác nhau như thế nào? Câu hỏi trắc nghiệm Câu 5: Ý nào thuộc lĩnh vực kinh tế vi mô Ý a “Giá xăng dầu tăng làm cho cầu về xe máy giảm xuống” thuộc lĩnh vực kinh tế vi mô. Vì: Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi lựa chọn của từng chủ thể kinh tế trong nền kinh tế. Giá xăng dầu là quyết định của doanh nghiệp trên cơ sở giá của yếu tố đầu vào và cầu về xe máy là hành vi của người tiêu dùng. Câu 6: Ý nào thuộc về kinh tế học thực chứng Đáp án ý d Phát biểu d “ Lạm phát là nguyên nhân làm cho thu nhập thực tế của dân cư giảm” thuộc về kinh tế học thực chứng. Vì:  Câu d: giải thích hiện tượng kinh tế “lạm phát là nguyên nhân làm cho thu nhập thực tế của dân cư giảm” mà chưa đưa ra câu trả lời là nên làm cái gì để kiềm chế lạm phát. Câu 7: Ý nào thuộc về kinh tế học chuẩn tắc Câu b “Nhà nước nên quy định mức tiền lương tối thiểu cao hơn để tạo điều kiện cho người lao động cải thiện đời sống” thuộc về kinh tế học chuẩn tắc. Vì: Nó đưa ra giải pháp là “Nhà Nước nên quy định mức tiền lương tối thiểu cao hơn” để giải quyết vấn đề “ tạo điều kiện cho người lao động cải thiện đời sống”. Câu 8: Khác nhau căn bản giữa nền kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế hỗn hợp? Câu 9: Kinh tế học vi mô nghiên cứu? Câu 10: Trong những ý dưới đây, ý nào thuộc về kinh tế học thực chứng: a. Phải đánh thuế cao ào mặt hàng thuốc lá để hạn chế sự nghiện thuốc trong dân chúng b. Giá hàng tiêu dùng trong thời gian gần đây tăng làm cho thu nhập thực tế của dân cư giảm sút c. Không nên định mức tiền lương tối thiểu quá cao vì như thế sẽ làm tăng số người thất nghiệp d. Chính phủ nên giảm chi để cân đối ngân sách ơn là tăng thu. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÁP ÁN Câu 8: a. Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế.  Nền kinh tế thị trường tự do: ba vấn đề kinh tế cơ bản được giải quyết thông qua hệ thống giá cả hinh thành theo quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường. Hệ thống giá cả này điều khiển việc phân phối các nguồn tài nguyên vào những sử dụng có lợi nhất mà không có sự can thiệp nào của Nhà nước.  Nền kinh tế hỗn hợp: là sự kết hợp giữa 2 mô hình kinh tế thị trường tự do và kinh tế chỉ huy. Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế trong một số lĩnh vực nhất định như đầu tư trực tiếp vào các công trình công cộng, phúc lợi dân sinh, quản lý các ngành sản xuất độc quyền, kiểm soát thị trường nhằm chống lại sự lũng đoạn của các công ty độc quyền…Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn vẫn hoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà nước tạo điều kiện để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trong hầu hết các ngành kinh tế. Đặc trưng mô hình kinh tế tự do mới của Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1. Đặc trưng của mô hình:  Tất cả để cho “bàn tay vô hình của thị trường” xếp đặt  Cạnh tranh làm động lực duy nhất  Tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước và tiện ích công, cắt giảm mạnh ngân sách cho các chương trình xã hội  đòi hỏi “lao động linh hoạt” buộc công nhân làm thêm 400 - 500 giờ một năm… 2. Bài học kinh nghiệm cho sự điều hành của Chính phủ đối với nền kinh tế Việt Nam:  Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước  Nâng cao sức cạnh tranh đi đôi với đoàn kết và thi đua xã hội chủ nghĩa  Khuyến khích tăng cường các dịch vụ cho người nghèo thông qua đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong hai lĩnh vực y tế và giáo dục đào tạo  Khống chế trong phạm vi 200 giờ một năm đi kèm trả công làm thêm và các chế độ khác… LỰA CHỌN ĐÁP ÁN Câu 9: d. Sự lựa chọn của người tiêu dùng và của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế học vi mô nghiên cứu sự lựa chọn của từng chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường, cụ thể là nghiên cứu hành vi lựa chọn của người tiêu dùng và của doanh nghiệp, và các tương tác giữa các hành vi này trên thị trường. KINH TẾ VI MÔ “CŨ” VÀ “MỚI” Suy nghĩ cũ (tân cổ điển): – Nghiên cứu về thị trường và ngành công nghiệp hơn là nghiên cứu về hãng. – Xem hãng như là một hộp đen. Suy nghĩ mới: Xem xét nhiều hơn các khía cạnh diễn ra trong hộp đen thông qua: – Chi phí giao dịch – Tư duy chiến lược – Thông tin bât cân xứng và không hoàn hảo. KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ CHUẨN TẮC Kinh tế học thực chứng: là cách phân tích trong đó người ta cố gắng lý giải khách quan về bản thân các vấn đề hay sự kiện kinh tế. Động cơ của phép phân tích thực chứng là cắt nghĩa, lý giải và dự đoán về các quá trình hay sự kiện kinh tế này. Câu hỏi trung tâm ở đây là: như thế nào? Kinh tế học chuẩn tắc: nhằm đưa ra những đánh giá và khuyến nghị dựa trên cơ sở các giá trị cá nhân của người phân tích. Câu hỏi trung tâm mà cách tiếp cận chuẩn tắc đặt ra là: cần phải làm gì hay cần phải làm như thế nào trước một sự kiện kinh tế? LỰA CHỌN ĐÁP ÁN Câu 10: b. Giá hàng tiêu dùng trong thời gian gần đây tăng làm cho thu nhập thực tế của dân cư giảm sút. Nhận định này mang tính khách quan và khoa học vì “việc giá hàng tiêu dùng trong thời gian gần đây tăng” sẽ dẫn đến hệ quả là “thu nhập thực tế của dân cư giảm sút” mà không đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề là làm thế nào để giảm giá hàng tiêu dùng (kinh tế học thực chứng). Các ý a, c, d mang tính giải pháp vì đưa ra các giải pháp cụ thể (kinh tế học chuẩn tắc). LOGO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktvm_nhom_so_2_mba_k4_4563.pdf
Luận văn liên quan