Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng, phát triển của cây dâu tây Fragaria vesca L. trồng thủy canh trong nhà kính tại Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.
- Thủy canh cây trồng
- Nhà kính và các điều kiện kiểm soát
- Cây dâu tây
- Chất điều hòa sinh trưởng, các nghiên cứu về ảnh hưởng và ứng dụng auxin và gibberelin trên dâu tây
- Một số nghiên cứu ứng dụng auxin và gibberellin trên cây dâu tây trên thế giới
Giáo viên HD: ThS. Nguyễn Ngọc Trì
50 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4859 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng lên cây dâu tây Fragaria vesca L trồng thủy canh trong nhà kính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
polyethylen. Dung dịch dinh dưỡng và nước được cung cấp bằng hệ thống tưới nhỏ
giọt hay thủ công truyền thống. Ở đáy rãnh có một ống với đường kính 2,5cm có đục
lỗ để thoát nước.
8
• Kỹ thuật chậu (Pot Technique)
Cây trồng vào các chậu bằng đất sét hay plastic chứa giá thể và được cung cấp
dinh dưỡng bằng hệ thống vòi tưới.
2.1.4 Các loại giá thể sử dụng trong thủy canh
Hiện nay trong thủy canh có sử dụng nhiều loại giá thể bao gồm giá thể hữu cơ,
phi hữu cơ. Mỗi giá thể có một đặc điểm khác nhau về khả năng giữ nước, độ thông
thoáng, khối lượng riêng, thời gian sử dụng, khả năng tái sử dụng hay không. Tùy vào
điều kiện sẵn có về vốn và các vật liệu, đặc điểm loại cây canh tác thì ở mỗi nơi có thể
chọn những loại giá thể phù hợp nhất.
2.1.4.1 Giá thể hữu cơ
Các giá thể hữu cơ đều có chung nhược điểm là thời gian sử dụng ngắn và có thể
là nơi trú ẩn của nhiều mầm bệnh tiềm ẩn. Nhưng chúng có khả năng giữ ẩm rất tốt.
• Xơ dừa
Được lấy từ vỏ dừa, nghiền nhỏ, làm giá thể. Giá thể loại này có đặc điểm là giữ
nước tốt, độ thoáng cao, rẻ, phổ biến. Tuy nhiên, khi sử dụng trong các hệ thống có hồi
lưu dòng dinh dưỡng thì hạn chế vì chúng giữ nước nhiều. Nhưng sử dụng trong các
hệ thống không hồi lưu thì rất tốt vì không cần phải tưới nước liên lục. Trước khi sử
dụng người ta cũng ngâm nước để xơ dừa mất đi chát và muối. Tại Hà Lan người ta
trộn 50% bụi xơ dừa và 50% đất sét nung cho kết quả rất tốt (Ito, 1999).
• Mùn cưa
Là phế phẩm của quá trình chế biến gỗ, loại giá thể này rẻ, dễ kiếm, khả năng
giữ nước tốt, tạo độ ẩm, độ thông thoáng cao. Thích hợp cho kỹ thuật rãnh, kỹ thuật túi
treo.
• Trấu hun
Trấu hun là mảnh vỏ lúa (sau khi đã lấy gạo) đem chất đống và đem hun đến một
độ mà có thể diệt hết mầm mống bệnh, đen mà chưa thành tro. Thoát nước tốt và thích
hợp với nhiều loại cây trồng. Trong trấu hun có lượng lớn kali có tính kiềm có khả
9
năng tái sử dụng. Nó là loại phế phẩm phổ biến, sẵn có ở nước ta. Cũng như xơ dừa,
trấu hun cho hiệu quả kinh tế và có khả năng tái sử dụng trong hệ thống trồng thành
luống, giá thể trong hệ thống thủy canh tĩnh.
• Than bùn
Là loại giá thể rất tốt đối với cây trồng thường được sử dụng với trồng cây trong
túi. Giá của loại giá thể này cao nhưng sau mỗi vụ ta phơi khô than bùn, khử trùng thì
có thể tái sử dụng.
2.1.4.2. Giá thể phi hữu cơ
• Đất sét nung
Là những viên đất sét có kích thước nhỏ, tròn, được nung nóng ở nhiệt độ cao, có
tính trơ, bên trong có nhiều lỗ nhỏ tạo được độ thoáng khí và có thể giữ dịch dinh
dưỡng khá tốt, thích hợp cho hệ thống thủy canh, có thể tái sử dụng nhiều lần.
• Rookwool
Là giá thể được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống thủy canh hiện nay. Chúng
được làm từ đá bazan nung ở nhiệt độ cao và phun ép thành sợi giống như len. Từ
rookwool có thể tạo nhiều hình dạng khác nhau như khối vuông, hạt, tấm, cụm xốp
phồng giống như len. Có khả năng thấm nước và thoát nước tốt, hạn chế được sâu
bệnh do đã được nung ở nhiệt độ cao.
• Perlite
Là giá thể nhẹ, xốp, là sản phẩm từ đá núi lửa. Nó có khả năng mao dẫn rất tốt,
không có thành phần hữu cơ nên tránh được nấm bệnh. Vật liệu này được sử dụng phổ
biến trong thủy canh hoặc trộn trong đất để làm tăng độ xốp. Vì vậy perlite thường
dùng trộn chung với các giá thể khác.
• Cát
Trơ về mặt hóa học nên hạn chế đáng kể các mầm bệnh, có tính mao dẫn tốt,
độ thoáng khí cao thuận lợi cho rễ phát triển. Cát làm vật liệu rẻ tiền dễ kiếm ở vùng
duyên hải, thuận lợi cho canh tác thủy canh không hồi lưu. Nhưng trước khi sử dụng
10
cần khử trùng và tăng khả năng giữ nước bằng việc trộn chung vơi giá thể có khả năng
giữ nước.
• Vermiculite
Giống như perlite, đây là một loại khoáng bị nung nóng ở nhiệt độ cao nên nó
nhẹ và xốp, giữ nước tốt nhưng độ thoáng khí không cao. Vì vậy, vật liệu này có thể
trộn chung với perlite theo tỉ lệ 1:1 trong các hệ thống thủy canh (Ito, 1999)
2.1.6 Dung dịch dinh dưỡng và kiểm soát dinh dưỡng
Trong dung dịch thủy canh tất cả các chất cần thiết cung cấp cho cây đều được
pha chế thành dung dịch, sự pha chế ảnh hưởng lớn đến tính linh động của các nguyên
tố trong môi trường dinh dưỡng, nắm rõ nguyên tắc pha chế để tránh sự kết tủa các
nguyên tố khoáng.
Trong môi trường dinh dưỡng phải có chất đệm, chất đệm thường sử dụng là
KH2PO4. Tác dụng của chất đệm là làm ổn định pH dung dịch.
Hình 2.6: Biểu đồ biểu hiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng ở các
mức pH khác nhau
(Nguồn: Srilanka Department of Agricuture, 2000)
11
Sự thành công hay thất bại của việc trồng thủy canh đều phụ thuộc vào độ pH,
nhiệt độ và độ dẫn điện của môi trường.
Khi pH dung dịch dinh dưỡng vượt quá giá trị 7,5 thì sắt, kẽm, mangan, đồng,
boron ít được cây trồng hấp thụ. Vì vậy trong canh tác thủy canh chúng ta luôn phải
kiểm tra pH dung dịch để tối ưu hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. pH tối ưu nhất để
cây trồng hấp thụ dinh dưỡng là từ 5,8 – 6,5.
2.1.7 Một số cây trồng được trồng bằng phương pháp thủy canh
Ngày nay có nhiều loại cây trồng đã được sản xuất trên hệ thống thủy canh như
- Các loại rau bao gồm như cà chua, dưa leo, xà lách, ớt chuông, cải củ,
dưa hấu, dâu tây.
- Các loại hoa cắt cành như hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa cúc, hoa lily.
- Các loại hoa trồng chậu.
- Một số lượng lớn các loại cây trồng trên luống.
(Srilanka Department of Agricuture, 2000)
2.1.8 Tình hình sản xuất thủy canh ở nước ta
Phương pháp trồng cây thuỷ canh từ lâu được nhiều quốc gia có nền nông
nghiệp công nghệ cao ứng dụng rộng rãi. Ở nước ta thì đây vẫn là mô hình còn xa lạ
với nông dân, hiện đang được các nhà khoa học nghiên cứu và triển khai. Bộ môn Sinh
lý thực vật, Viện sinh học Nông Nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
nhiều năm nghiên cứu để hạ giá thành đã cho kết quả tốt. Trường Đại học Khoa học tự
nhiên đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra được dung dịch dinh dưỡng rất phù hợp cho
nhiều loại rau trồng thủy canh. Phân bón sử dụng gồm các nguyên tố đa lượng, vi
lượng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây rau đã được phân tích kiểm chứng trên cơ
sở khoa học. Hệ thống tưới nhỏ giọt bố trí tự động hoặc bán tự động dưới dạng dung
dịch theo thời gian và lưu lượng để cây có thể hút trực tiếp một cách đồng đều, tiết
kiệm dinh dưỡng.
Hiện nay có nhiều cơ sở sản xuất rau ở thành phố Hồ Chí Minh , Đà Lạt, Trung
tâm công nghệ cao Kiến An, Hải Phòng đã ứng dụng trồng cây không dùng đất để sản
12
xuất rau cung cấp cho người dân thành phố. Đây là hướng canh tác mới có triển vọng
trong tương lai. (Vũ Quang Sáng, 2003)
2.2 Nhà kính và các điều kiện kiểm soát
Điều kiện nhà kính có nhiều ưu điểm để lựa chọn cho việc trồng cây như việc
kiểm soát được một phần các loại côn trùng gây hại, hạn chế được một số loại sâu
bệnh, điều chỉnh được các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, chế độ gió. Tuy nhiên phần
lớn các nhà kính ở nước ta hiện nay chỉ có thể tránh được ảnh hưởng của mưa và hạn
chế một vài yếu tố ngoại cảnh ví dụ côn trùng.
Theo NC State University College of Agricuture and Life Sciences (2008), việc
quản lý môi trường nhà kính bao gồm các yếu tố quan trọng như
• Tạo môi trường giàu CO2
Môi trường bên ngoài các vườn thường dao động khoảng 300ppm. Cây trồng sẽ
đạt được năng suất cao hơn khi môi trường xung quanh chúng có nồng độ CO2 cao
hơn. Trong nền nông nghiệp hiện đại ngày nay thì các nhà vườn đã kiểm soát mức độ
CO2 trong khu vực sản xuất của họ nhằm đạt được những mục đích tối ưu cây trồng.
• Tạo hệ thống trao đổi khí trong hệ môi trường vi khí hậu
Thường thì trong nhà kính việc tạo mức độ thông thoáng là một điều cực kì quan
trọng vì nó có ảnh hưởng tới khả năng trao đổi khí của hệ cây trồng trong nhà kính và
ẩm độ nhà kính.
• Sử dụng ánh sáng nhân tạo
Nhằm phục vụ cho một số mục đích đặc biệt trong việc kiểm soát điều kiện ánh
sáng và chu kỳ ngày đêm đối với một số cây trồng trong những điều kiện bất lợi của
môi trường hoặc theo những mục đích đặc biệt của nhà vườn.
• Điều hòa nhiệt độ trong vùng tiểu khí hậu nhà kính
Nhằm đảm bảo về nhu cầu nhiệt tối ưu đối với các loại cây trồng và đặc biệt về
đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm trong khoảng tối ưu cho cây trồng.
13
• Hệ sinh vật trong vùng vi môi trường nhà kính
Việc tạo nên mức cân bằng sinh học trong nhà kính là một điều hết sức quan
trọng vì nó có liên quan tới quá trình đấu tranh sinh học và số lượng thuốc bảo vệ thực
vật sử dụng.
• Sử dụng bẫy côn trùng
Nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực trong vấn đề côn trùng gây hại thì sử
dụng bẫy côn trùng là một giải pháp cho tính an toàn sinh học và an toàn thực phẩm.
2.3 Cây dâu tây
2.3.1 Sơ lược về cây dâu tây
Theo từ điển bách khoa mở wikipedia, dâu tây được phân loại như sau
Tên khoa học: Fragaria vesca L.
Họ : Rosaceae
Giống: Fragaria
Tên Tiếng Anh: Strawberry
2.3.2 Nguồn gốc và sự phân bố
Cây dâu tây có tên khoa học là Fragaria vesca L., là kết quả của sự lai ghép
giống F. Chiloensis Duch và F. Virginiana Duch. Người Anh gọi là “Strawberry” còn
người Pháp gọi là “Fraisier”, khi đem về Việt Nam vì có nguồn gốc từ Pháp nên được
gọi là “dâu tây”.
Dâu tây thích nghi nhiều loại loại sinh thái khác nhau: ôn đới, Địa Trung Hải, cận
nhiệt đới và á ôn đới. Ở nước ta thì vùng trồng dâu tây chủ lực tập trung chủ yếu ở
Lâm Đồng. Thời vụ trồng dâu tại Lâm Đồng trước đây thường vào khoảng tháng 8, 9.
Mùa thu hoạch chính từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với năng suất bình quân là 7
tấn/ha. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong canh tác dâu được nhà nước
quan tâm hỗ trợ như trồng từ cây cấy mô, trồng phủ nilon, trồng trong nhà kính, nhập
giống mới đã tăng năng suất lên 11-13 tấn/ha và có thể trồng quanh năm (Nguyễn Thị
Mỹ Hạnh, 2002).
14
2.3.3 Giá trị sử dụng của dâu tây
Dâu tây là loại quả có mùi thơm quyến rũ, vị ngọt thanh pha lẫn vị chua được
người tiêu dùng tiêu dùng ưa chuộng. Khả năng cung cấp năng lượng của dâu tây
không cao (100g dâu tây cho khoảng 34 calo) nhưng cung cấp nhiều loại sinh tố cần
thiết cho cơ thể con người (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2002 )
Các kết quả nghiên cứu cho thấy quả dâu tây là một thứ quả đặc biệt có lợi cho
sức khỏe con người. Loại quả này chứa nhiều chất bổ hơn cả cà chua, quả kiwi, hay
hoa lơ xanh, những loại thực phẩm nổi tiếng có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều
người ưa dùng. Giá trị lớn nhất của quả dâu tây là tác dụng chữa bệnh mà người ta
không tìm thấy trong bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Trong quả dâu tây có chứa các
chất bảo vệ, chống ôxy hóa nhiều gấp 10 lần quả cà chua (Thông tấn xã Việt Nam,
2006)
2.3.4 Đặc điểm thực vật học
Dâu tây là cây lâu năm, phản ứng với quang chu kỳ. Có thể chia thành 3 nhóm là
ngày dài, ngày trung bình và ngày ngắn. Phần lớn các giống dâu sản xuất là giống
ngày ngắn.
Hình 2.7: Cấu trúc cây dâu tây
(Nguồn: Larry L. Strand, 1994)
15
2.4.4.1 Thân
Cây dây tây có thân ngắn gọi là “crown”. Những lá mới và hoa phát sinh từ phía
thân vào đầu mùa xuân. Thường thì từ thân chính sẽ phát sinh thêm 1 đến 2 thân con
nữa và các nhánh này góp phần vào năng suất của cây dâu tây sau này. Thường người
ta để 2 đến 3 thân, số thân 8 đến 10 sẽ làm cho cây không ra hoa.
Dâu có 2 kiểu thân là thân chính (crown) và thân bò (stolen). Thân bò dài thường
có 2 đốt, tại các đốt tạo thành cây mới gọi là daughter.
2.3.4.2 Lá
Lá phát sinh xung quanh thân, cây dâu tây có nhiều lá bao quanh thân, lá có
cuống dài, lá kép lông chim có 3 lá chét. Lá có dạng ô van. Số lá cũng như diện tích lá
giảm xuống vào đầu mùa đông, có lẽ điều này có mối quan hệ với việc ra hoa vào mùa
xuân. Mỗi lá tồn tại khoảng 1 đến 3 tháng tùy vào điều kiện thời tiết.
2.3.4.3 Rễ
Rễ cây dâu tây phát triển tốt nhất trong điều kiện khi nhiệt độ đất là 25oC. Rễ có
vai trò cố định cây và giúp cây hấp thụ nước và dinh dưỡng. Rễ dâu tây có chu kì sống
từ vài ngày đến vài tuần.
2.3.4.4 Hoa
Lá đài của hoa dâu tây nhỏ và có màu xanh lá được bố trí bên dưới những cánh
hoa màu trắng, những cánh hoa xếp khít với nhau khi hoa ở trạng thái nụ. Hoa dâu tây
có 5 cánh, có 25 đến 30 nhị màu vàng, 50 đến 500 nhụy, đế hoa hình nón. Hoa dâu tây
là hoa lưỡng tính vì vậy dâu tây là cây tự thụ.
2.3.4.5 Quả
Thực chất quả dâu tây vẫn thường gọi là quả giả, nó được phình ra từ đế hoa. Quả
thật là những quả bế thường gọi là hạt. Số lượng quả bế nhiều, nhỏ, hình elip bao phủ
bề mặt quả.
16
Quả dâu tây thường phát triển sau khi hoa nở và quả chín sau đó khoảng 20 đến
30 ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Thường thì dâu tây ra quả theo chùm, xếp hình
xim gồm quả đầu tiên, thứ cấp và sau thứ cấp vì vậy kích thước cũng như thời gian
chín cũng khác nhau. Quả đầu có kích thước lớn nhất, quả thứ cấp có kích thước nhỏ
hơn, số lượng quả bế cũng ít hơn, nhưng là quả thu hoạch chính làm nên năng suất.
2.3.4.6 Tình hình sản xuất dâu ở một số nước trên thế giới
Theo FAO (2007) thống kê nhóm các nước sản xuất dâu lớn trên thế giới
Nhóm 10 nước sản xuất dâu lớn trên thế giới
Quốc gia Sản lượng( triệu tấn)
1. USA 1133703
2. Spain 263900
3. Turkey 250316
4. Russian Federation 230400
5. Korea, Republic of 203227
6. Japan 193000
7. Mexico 176396
8. Poland 174578
9. Germany 158658
10. Egypt 104000
2.4. Chất điều hòa sinh trưởng, các nghiên cứu về ảnh hưởng và ứng dụng auxin
và gibberellin trên dâu tây
2.4.1 Khái quát về chất điều hòa sinh trưởng
2.4.1.1 Khái niệm
Chất điều hoà sinh trưởng nội bào thực vật gọi là phytohormon. Đây là những
sản phẩm bình thường của quá trình sống ở thực vật, điều hòa hoạt động liên quan đến
quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các cơ
quan của toàn cây. Các phytohormon được biết nhiều nhất là auxin, gibberellin, axit
abscissic, cytokinin, ethylen (Bùi Trang Việt, 2000).
17
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây có mặt cùng lúc nhiều
phytohormon, tỉ lệ và hàm lượng rất khác nhau.
Đặc điểm tác động của chất điều hoà sinh trưởng thực vật là với hàm lượng rất ít
đã có khả năng gây nên tác động làm thay đổi những đặc trưng về hình thái sinh lý của
thực vật và chúng có thể di chuyển được.
Ngày nay, bằng con đường hóa học con người đã tạo ra nhiều hợp chất khác nhau
có hoạt tính tương tự các phytohormon để điều khiển quá trình sinh trưởng phát triển
cây trồng làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản. Các chất tổng hợp nhân tạo ngày
càng phong phú và ứng dụng rộng rãi (Vũ Quang Sáng, 2003).
2.4.1.2 Nguyên tắc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
Các chất có hoạt tính sinh học tác động đến sinh trưởng của cây tùy theo nồng
độ. Ở các nồng độ khác nhau thì tác dụng của chúng khác nhau và có thể trái ngược
nhau.
Phối hợp việc sử dụng các chất có hoạt tính sinh học với việc thỏa mãn những
điều kiện xúc tiến các quá trình kích thích mà thực vật cần đến như khí hậu, thời tiết,
nhiệt độ, độ ẩm, và nhu cầu về dinh dưỡng.
Cần chú ý trong khi dùng các chế phẩm diệt cỏ là tính độc chọn lọc của chúng
đối với cây trồng.
Dựa vào tính đối kháng sinh lý giữa chất kích thích đưa từ ngoài vào và các
chất bên trong cơ thể.
(Nguyễn Ngọc Trì, 2007).
2.4.2 Các nhóm chất điều hòa sinh trưởng
Dựa vào hoạt tính sinh lý, người ta chia các chất điều hòa sinh trưởng thành hai
nhóm có tác dụng đối kháng về hiệu quả sinh lý. Đó là các chất kích thích sinh trưởng
và các chất ức chế sinh trưởng.
• Các chất kích thích sinh trưởng luôn gây hiệu quả kích thích lên quá
trình sinh trưởng của cây khi có nồng độ tác động sinh lý. Các chất kích thích
sinh trưởng bao gồm ba nhóm là auxin, gibberellin và cytokinin.
18
• Các chất ức chế sinh trưởng luôn gây ức chế lên quá trình sinh trưởng
của cây. Chúng bao gồm axit abscissic, ethylen và các phenol.
(Vũ Quang Sáng, 2003)
2.4.1.1 Auxin
Auxin được tổng hợp trong ngọn thân, trong mô phân sinh (ngọn và lóng), lá
non từ tryptophan được tổng hợp từ các lá trưởng thành dưới ánh sáng. Phần lớn auxin
tồn tại trong cây ở dạng liên kết, di chuyển hướng gốc và có ưu tiên vận chuyển đến
những nơi sinh trưởng tích cực như đỉnh rễ.
Vai trò sinh lí của Auxin
- Ức chế sinh trưởng chồi bên, kích thích ưu thế đỉnh
- Kích thích sự ra hoa, hình thành quả
- Kích thích sự giãn tế bào, theo chiều ngang hơn chiều dọc
- Gây quả đơn tính, ngăn ngừa hiện tượng rụng đài, rụng hoa, quả, lá.
Các chất Auxin tổng hợp
Auxin tổng hợp được sử dụng rộng rãi nhất là indole-3-butyric acid (IBA), alpha-
napthaleneacetic acid (NAA) và 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D).
2.4.1.2 Gibberellin
Gibberellin được xác định với hơn 100 loại khác nhau được ký hiệu là GA1,
GA2...nhưng hoạt tính của GA3 mạnh nhất.
Gibberellin được tổng hợp chủ yếu ở các cơ quan còn non như chồi non, hạt non,
lá non, rễ non.
• Cấu trúc
19
Vai trò sinh lý của gibberellin
- Sự kéo dài tế bào
Gibberellin cản hoạt động của các peroxidase vách tế bào, do đó làm chậm sự
hoá cứng của vách, hiện tượng do sự tạo lignin dưới tác dụng của peroxidase.
- Sự kéo dài lóng và tăng trưởng lá
Đóng vai trò chủ đạo trong điều tiết thân kéo dài ở cây gỗ và cây bụi trưởng
thành.
Kích thích kéo dài lóng , vừa do kéo dài vừa do sự phân chia tế bào thân là đặc
tính nổi bật của gibberellin. Gibberellin kích thích mạnh sự phân chia tế bào
nhu mô vỏ và biểu bì. Xử lý gibberellin làm tăng năng suất mía cây và đường
do sự kích thích kéo dài lóng
Gibberellin liều cao ( hay phối hợp cytokinin ) kích thích mạnh sự tăng trưởng
lá (diện tích có thể gấp đôi bình thường như cải củ).
- Với sự nảy mầm của hạt
Gibberellin kích thích tổng hợp amilase và các enzyme thủy phân như protease,
photphatase và làm tăng hoạt tính của chúng, xúc tiến phân hủy tinh bột thành
đường cũng như polime thành monome. Tạo nguyên liệu cho quá trình nảy
mầm.
- Gibberellin với sự ra hoa và phân hóa giới tính
Dùng gibberellin cho cây thường có thể làm cho nó mọc nhanh và ra hoa (giai
đoạn thể hoa thị đối với cây hai năm) ngay trong năm đầu của quá trình sinh
trưởng, ra hoa đồng loạt, kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày
ngắn.
Gibberellin kích thích hoa đực, ức chế hoa cái ví dụ ở họ bầu bí
- Gibberellin với sự sinh trưởng quả và tạo quả không hạt
Vai trò gần như auxin làm phát triển bầu noãn, tạo quả trinh sản, tăng kích
thước quả và tạo quả không hạt.
2.5 Một số nghiên cứu ứng dụng auxin và gibberellin trên cây dâu tây trên thế
giới
Dâu tây là loại cây nhạy cảm với nhiều yếu tố như quang kỳ, nhiệt độ, dinh
dưỡng vì vậy việc chọn lựa giống thích hợp và nghiên cứu chúng ở những điều kiện
20
sinh thái khác nhau là điều thiết yếu trước khi đưa vào sản xuất. Các kết quả nghiên
cứu ứng dụng trên thế giới chỉ mang tính chất tham khảo, không thể tùy tiện áp dụng
trong điều kiện Việt Nam.
2.5.1 Ứng dụng auxin
Auxin được chỉ ra là chất điều hòa then chốt trong tiến trình chín của quả dâu
tây khi giảm mức độ auxin trong quả được mô tả khi quả dâu tây phát triển một cách
hoàn chỉnh. Điều này được củng cố bằng những thí nghiệm tại vị trí xử lý auxin trên
quả thì nó làm trì hoãn sự hình thành màu của quả dâu tây (Archbold và Dennis, 1984;
Perkins-Veazie, 1995).
Ứng dụng napthaleneacetic acid (NAA) và Napthaleneoxiacetic acid (NOA) để
thay thế IAA trong trái mà đã loại hết quả bế (Mudge và cộng sự, 1981), và trong trái
thụ phấn kém (Lopez-Galarza và cộng sự, 1990), làm giảm phần trăm trái khuyết tật.
Ứng dụng auxin có thể quan trọng trong sự gia tăng năng suất thương mại ở điều kiện
nhiệt độ mùa đông (Castro và cộng sự, 1976), trong điều kiện không thoáng khí, hoặc
thiếu côn trùng thụ phấn, mà đó là những nhân tố ngăn cản sinh tổng hợp auxin và làm
giảm phát triển trái (Hancock, 1998).
2.5.2 Ứng dụng gibberelin
Gibberellins (GA) là một chất điều hòa sinh trưởng đã được nghiên cứu với các
ảnh hưởng trên đối tượng cây dâu tây và có liên quan tới sự kiểm soát sự sinh trưởng
của cây dâu tây (Thompson và Guttridge, 1959; Guttridge, 1985). Hầu hết các nghiên
cứu tác dụng của GA dựa trên cảm ứng của cây trồng khi xử lý các chất điều hòa sinh
trưởng ngoại sinh.
Một số phản ứng có lợi liên quan đến GA trong sản xuất như rút ngắn thời gian
thu hoạch tính từ lúc bắt đầu trồng cho tới lúc thu hoạch đợt trái đầu tiên, làm gia tăng
năng suất đợt trái đầu tiên, năng suất tổng cộng, và kéo dài chu kỳ thu hoạch. (Singh
và cộng sự, 1960). Choma và Himelrick (1984) đã mô tả ứng dụng GA đối với những
giống dâu tây ngày ngắn, ngày trung, ngày dài làm gia tăng khối lượng và số lượng trái
sau khi xử lý, mặc dù vậy việc ứng dụng GA với nồng độ quá cao cũng cho những kết
quả đối nghịch (Dennis và Bennett, 1969; Weidman và Stang, 1983)
21
Một số giống dâu ngày ngắn tạo ra số lượng hoa tối ưu khi chúng tiếp tục được
chiếu sáng và xử lý GA (Tafazoli và Vince-Prue, 1978). Lượng trái ban đầu thu được
sau khi phun GA cũng góp phần trong sự gia tăng tốc độ chín của quả dâu tây. Vì vậy,
trong một giới hạn nào đó của nồng độ GA được sử dụng thì nồng độ GA cao hơn sẽ
cho thu hoạch sớm hơn (Turner, 1963)
Một số nhà vườn trồng dâu từ những nước như Argentina, Italy, và Nhật đã sử
dụng GA để quản lý việc kiểm soát sản lượng trái thu hoạch ban đầu (Rossatti, 1991;
Oda, 1991)
22
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại Thôn Bắc Hội, Xã Hiệp Thạnh, Huyện Đức Trọng, Tỉnh
Lâm Đồng.
Thời gian thí nghiệm từ 1/3 đến 30/6 năm 2009
Điều kiện thí nghiệm
- Nhà kính diện tích 500m2, cao 4m, xung quanh được che bằng tấm lưới chắn
côn trùng.
- Diện tích bố trí thí nghiệm 100m2
- Nhiệt độ trong nhà kính trung bình hằng ngày
• Nhiệt độ trung bình ngày 350±20C
• Nhiệt độ trung bình ban đêm 260±20C
- Điều kiện ánh sáng không đồng đều trong khoảng thời gian thí nghiệm
- Hệ thống thủy canh kiểu mao dẫn, sử dụng cơ chất xơ dừa, khung treo cách mặt
đất 1m, khung cách khung 0,5m. Vật liệu lắp ráp khung là xốp dày 0,03m,
khung cao 0,15m, rộng 0,2m, dài 6m.
- Giống dâu tây New Zealand 10 tuần tuổi cung cấp từ phòng mô Thu Thủy
Hóa chất được sử dụng trong thí nghiệm
Ca(NO3).4H2O (Ấn Độ), KNO3(Israel), NH4NO3(TQ), MgSO4. 7H2O (TQ), KH2PO4
(TQ), CoCl2.2H2O (TQ), CuSO4. 5H2O (TQ), ZnSO4. 7H2O (TQ), Na2MoO4. 2H2O
(TQ), Fe-EDTA (Pháp), MnSO4 (TQ), H3BO3 (TQ).
Chất kích thích sinh trưởng NAA và GA3
Các dụng cụ dùng trong thí nghiệm
23
Thước kẻ, cân, ống đong, bình phun, nhiệt kế
3.2 Phương pháp
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố gồm 7 nghiệm thức,
tiến hành 3 lần lặp lại. Tổng số cây thí nghiệm là 252 cây. 12 cây mỗi ô nghiệm thức,
cây trồng cách cây 0,2m.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
7 1 3
1 2 5
4 3 2
1 7 6
7 5 4
6 2 3
5 4 6
3.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- 7 nghiệm thức tương ứng với những nồng độ và hóa chất như sau
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7
Đối
chứng
NAA
10ppm
NAA
20ppm
NAA
30ppm
GA3
10ppm
GA3
20ppm
GA3
30ppm
- Nồng độ các hóa chất được pha chế từ nguồn hóa chất nguyên chất.
- Xử lý NAA và GA3 2 lần, thời gian giãn cách là 30 ngày
- Bắt đầu xử lý khi cây được 45 ngày sau trồng
- Xơ dừa được xử lý trước khi bắt đầu sử dụng trồng cây thí nghiệm
24
- Các điều kiện về EC, pH được điều chỉnh trước khi tiến hành thí nghiệm. Giá
trị EC là 1,8, pH là 6
- Dinh dưỡng được cung cấp hằng ngày, trung bình 5l/m2/ngày.
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi.
• Lá
- Diện tích lá
- Dài cuống lá
• Thân
- Đường kính thân
- Chiều cao cây
• Ngó
- Số ngó
- Chiều dài ngó
• Hoa
- Số lượng hoa chùm
- Số hoa trên cây
- Chiều dài cuống hoa
• Quả
- Số quả
- Số quả dị dạng, tỉ lệ quả dị dạng
- Tỉ lệ đậu quả
- Kích thước, trọng lượng quả
- Tỉ lệ quả thương mại
• Năng suất
- Năng suất thương mại
- Năng suất tổng cộng
3.2.4 Giải thích cách lấy chỉ tiêu.
Chọn những cây đồng đều về các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, lấy mỗi ô
nghiệm thức 5 cây theo dõi.
25
Số liệu thu thập sau ngày xử lý 2 tuần. Lần theo dõi thứ 2 sau lần thứ nhất 30 ngày.
Lần 1: Ngày 13/5/2009
Lần 2: Ngày 13/6/2009
Lá
- Kích thước lá sau mỗi đợt thí nghiệm, lấy 10 lá trưởng thành của 5 cây ở mỗi
nghiệm thức để xác định diện tích lá. Xác định bằng phương pháp vẽ lá trên
giấy kẻ ô, bằng phương pháp đếm, diện tích mỗi ô là 1cm2.
- Đo chiều dài cuống lá bằng cách dùng dây đo tính từ gốc lá đến vị trí lá chét
đầu tiên.
Thân
- Đo đường kính thân bằng cách chọn 1 thân trung tâm của cây theo dõi, dùng
thước để đo.
- Chiều cao cây được đo bằng cách vuốt toàn bộ lá lên, lấy dây đo đặt từ gốc thân
đến điểm cao nhất của cây.
Ngó
- Đếm và ghi nhận số ngó phát sinh ở các cây theo dõi
- Chiều dài ngó được đo như sau
Chọn 3 ngó đại diện nhất cho từng cây theo dõi, dùng dây đo từ điểm phát sinh
ngó đến chùm lá đầu tiên.
Hoa
- Số hoa hình thành được đếm và ghi chép trên từng cây thí nghiệm.
- Chiều dài cuống hoa được đo từ gốc chùm hoa đến vị trí hoa đầu tiên của chùm
hoa.
Quả
- Tính số quả dâu đậu trung bình trên mỗi cây bằng cách đếm
- Tỉ lệ đậu quả tính bằng tỷ lệ số quả/số hoa/cây ở mỗi nghiệm thức theo dõi
- Quả dị dạng đếm và tính tỉ lệ trung bình ở mỗi nghiệm thức.
26
- Đo kích thước trái gồm chiều dài và chiều rộng, chiều dài từ cuống trái đến
chóp trái, chiều rộng đo ở phần lớn nhất của trái.
- Trái chín khoảng 80% thì thu hoạch, chọn lựa những trái có trọng lượng trên
13g và không bị biến dạng và sâu bệnh. Ở mỗi nghiệm thức thì tổng số trái
được thu hoạch sẽ được cân và đánh giá mức độ thương phẩm.
Xác định năng suất
- Năng suất thương mại được tính bằng cách chọn lựa những trái đạt tiêu chuẩn
thương mại trung bình trên mỗi cây theo dõi đem cân.
Là năng suất của trái đủ tiêu chuẩn thương mại trên cây. Trái thương mại là những trái
có trọng lượng lớn hơn 13g, không bị dị dạng và tổn thương.
- Năng suất tổng cộng được tính bằng tổng trọng lượng tất cả các trái thu được trên
cây
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm MSTATC (trắc nghiệm ANOVA-
1) và Microsof Excel
Nội dung soạn thảo bằng chương trình Microsoft Word 2007
27
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên chiều cao cây và đường kính thân dâu tây
sau 2 đợt thí nghiệm.
Chiều cao cây và đường kính thân là hai chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng khi
đánh giá mức độ sinh trưởng. Hai yếu tố này thể hiện khả năng sinh trưởng của cây
trồng. Tác động các yếu tố ngoại sinh làm cho cây có mức độ sinh trưởng tối ưu sẽ là
điều kiện để có thể đạt năng suất cao.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên chiều cao cây và đường kính thân dâu tây
sau 2 đợt thí nghiệm.
NT CCC (13/5)
(cm)
CCC (13/6)
(cm)
ĐKT (13/5)
(mm)
ĐKT (13/6)
(mm)
NT1(Đ/C) 19,5b 21,29d 12,88c 13,31c
NT2 20,61b 22,2cd 14,75ab 15,4a
NT3 19,61b 22,56cd 14,86ab 15,32ab
NT4 20,17b 22,76cd 15,21a 15,8a
NT5 24,39a 25,57bc 12,89c 13,39c
NT6 24,67a 26,78ab 13,26bc 13,67c
NT7 26,94a 29,54a 13,43bc 13,86bc
CV% 6,82 5,1 5,21 4,33
Ghi chú: Những kí tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt xét về phương diện thống
kê
Theo bảng 4.1, hai đợt xử lý cho kết quả về xu hướng tăng trưởng chiều cao cây
và đường kính thân tương tự nhau. Sự kéo dài thân có thể quan sát rất rõ ở các nghiệm
thức phun GA3 so với các nghiệm thức khác.
28
Ở lần xử lý thứ nhất, xét về chỉ tiêu chiều cao cây các nghiệm thức phun
gibberellin cây đạt cao nhất, khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê với các nghiệm
thức đối chứng và các nghiệm thức phun NAA. Các nghiệm thức phun NAA cho thấy
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức đối chứng. Giữa các
nồng độ xử lý của cùng 1 hóa chất không cho thấy sự khác biệt về mặt thống kê học.
Sự tăng trưởng chiều cao cây bằng cảm quan cho thấy rất rõ ràng giữa các chất
sử dụng trong thí nghiệm. Những nghiệm thức phun gibberellin cây mọc vống lên và
màu sắc thân, lá có vàng hơn so với đối chứng và các nghiệm thức phun NAA. Tuy
nhiên việc gia tăng chiều cao cây quá mức sẽ không có lợi cho việc sản xuất thủy canh
vì khi đó lá cây sẽ ngã xuống, gây khó chăm sóc, theo dõi và thu quả.
Theo bảng 4.1 ở lần xử lý lặp lại, giữa các nồng độ NAA xử lý và đối chứng
không cho sự khác biệt ý nghĩa về chiều cao, giữa nồng độ GA3 10ppm với GA3
20ppm và GA3 10ppm với NAA 30ppm cho sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về
chiều cao nhưng có sự khác biệt rất có ý nghĩa với nghiệm thức phun GA3 30ppm.
Điều này có thể là do thời điểm xử lý này cây đã ra hoa, đậu quả ở một số nghiệm
thức. Sự ảnh hưởng của sự phát triển lên sinh trưởng sinh dưỡng làm cho những biểu
hiện không rõ như lần 1.
Đối với chỉ tiêu đường kính thân, sau mỗi lần xử lý cho thấy các nghiệm thức
phun NAA có hiệu quả làm tăng đường kính thân so với đối chứng, gibberellin không
có hiệu quả này. Đường kính thân lớn nhất ở nghiệm thức phun NAA 30ppm (15,2
mm) lần xử lý thứ nhất và 15,8 mm ở lần xử lý lặp lại và nhỏ nhất ở nghiệm thức đối
chứng (12,88 mm và 13,3 mm) sau cả 2 lần xử lý. Giữa các nghiệm thức xử lý NAA
10ppm và 20ppm đều có sự khác biệt không có ý nghĩa về đường kính thân so với các
nghiệm thức phun GA3 20ppm và 30ppm sau lần đầu xử lý, giữa nghiệm thức phun
NAA 20ppm có sự khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức phun GA3 30ppm sau
lần xử lý lặp lại. Giữa các nghiệm thức xử lý cùng 1 hóa chất không cho thấy sự khác
biệt về mặt thống kê học.
Đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ sinh trưởng của
cây. Nếu cây có đường kính thân mập, khỏe, nó sẽ là một điều kiện để cây có đủ sức
sinh trưởng, nuôi hoa, quả, góp phần nâng cao năng suất và chu kỳ cho trái.
29
Thực nghiệm cho thấy nghiệm thức phun GA3 10ppm cho mức độ cao cây vừa
phải, đường kính thân lớn, cho sự sinh trưởng cân đối.
4.2 Ảnh hưởng lên sự tăng trưởng lá
Diện tích lá là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất khi xét về sinh trưởng
cây trồng. Diện tích lá gia tăng làm tăng khả năng quang hợp tích lũy năng lượng và
vật chất hữu cơ. Vấn đề là phải tác động như thế nào để hiệu quả quang hợp của lá đạt
tối ưu. Vì thế, sự gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá là yếu tố then chốt.
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên diện tích lá
Nghiệm thức DT lá (13/5)
(dm2)
DT lá (13/6)
(dm2)
NT1(Đ/C) 11,10ns 10,84ns
NT2 12,34ns 11,90ns
NT3 12,15ns 11,35ns
NT4 12,14ns 12,57ns
NT5 12,05ns 11,85ns
NT6 13,04ns 12,27ns
NT7 11,79ns 12,19ns
CV% 9,33 6,71
Ghi chú: những kí tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt xét về phương diện thống
kê
Bảng 4.2 cho thấy ở cả 2 lần xử lý, nghiệm thức đối chứng đều cho diện tích lá
nhỏ nhất lần lượt là 11.1dm2 và 10.84 dm2. Lần xử lý 1, diện tích lá ở nghiệm thức
phun NAA 10ppm đạt cao nhất (12.44dm2). Ở lần xử lý thứ 2, diện tích lá đạt cao
nhất ở nồng độ GA3 20ppm (12.78 dm2 ). Bảng 4.2 cho thấy sự gia tăng diện tích lá ở
các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê học.
Ở lần xử lý NAA và GA3 thứ 2, điều kiện ngoại cảnh tác động rất nhiều đến cây
dâu như bệnh sương mai, cháy lá và sâu ăn lá, vì thế các giá trị theo dõi có nhiều sự
thay đổi so với lần đầu xử lý.
30
4.3 Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên sự sinh trưởng thân bò (ngó)
Thân bò (ngó) được hình thành từ thân chính của cây dâu tây, có thể sử dụng ngó
để nhân giống. Mức độ sinh trưởng của thân có vai trò quan trọng trong sự phát sinh
số lượng và kích thước ngó. Nếu không sử dụng ngó để nhân giống thì sự sinh trưởng
ngó sẽ làm hạn chế đến sự sinh trưởng và phát triển khác.
Bảng 4.3: Ảnh hưỏng của NAA và GA3 lên sự sinh trưởng thân bò (ngó)
Ghi chú: những kí tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt xét về phương diện thống
kê
Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy sau lần xử lý đầu tiên, xét về chỉ tiêu số lượng ngó,
ở nồng độ GA3 10ppm, các nồng độ NAA, và nghiệm thức đối chứng có sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê học. Giữa nghiệm thức phun GA3 10ppm, và GA3 20ppm
cũng cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa. Các nghiệm thức phun GA3 20ppm và
30ppm, giữa chúng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê học, nhưng có sự khác biệt
rất có ý nghĩa với các nghiệm thức xử lý NAA và nước. Nghiệm thức phun GA3
10ppm và GA3 30ppm có sự khác biệt rất có ý nghĩa.
Chiều dài ngó ở lần xử lý thứ nhất, giữa các nồng độ xử lý NAA, đối chứng sự
khác biệt không có ý nghĩa về thống kê học. Giữa các nồng độ GA3 10ppm và 20ppm
cũng không cho thấy sự khác biệt về mặt thống kê. Giữa GA3 20ppm và GA3 30ppm
cũng không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa. Nhưng xử lý GA3 cho sự khác biệt có ý
Nghiệm thức Số ngó (13/5) Số ngó (13/6) Dài ngó (13/5)
(cm)
Dài ngó (13/6)
(cm)
NT1(Đ/C) 13,73c 13,28c 47,33c 48,58b
NT2 14,26c 14,24c 47,35c 48,63b
NT3 14,37c 14,19c 46,43c 48,87b
NT4 14,21c 13,85c 46,28c 49,22b
NT5 15,22bc 14,83bc 56,89b 58,30a
NT6 16,98ab 16,37ab 59,4ab 56,44a
NT7 17,96a 17,65a 63,07a 60,22a
CV% 6,02 5,37 4,11 4,33
31
nghĩa thống kê so với đối chứng và xử lý NAA. Sau Lần xử lý đầu tiên cho thấy nồng
độ NAA 30ppm cho chiều dài ngó ngắn nhất (46,28cm), và GA3 30ppm cho chiều dài
ngó dài nhất (63,07cm)
Ở lần xử lý đầu tiên, cây đang ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, nên ngó sinh
ra sinh trưởng mạnh và mập. Ở những nghiệm thức phun NAA cho thấy rõ ràng hơn.
Tác động của NAA rõ hơn ở giai đoạn này về kích thước ngó, còn GA3 cho biểu hiện
rõ hơn ở sự kéo dài ngó. Hoạt tính sinh lý của 2 chất biểu hiện tác động lên cây dâu tây
rõ hơn về các chỉ tiêu sinh trưởng ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.
Ở lần xử lý thứ 2, số lượng ngó giữa các nghiệm thức xử lý NAA, nước, GA3
10ppm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, giữa các nghiệm thức phun GA3
20ppm và 30ppm, giữa GA3 10ppm và 20ppm cũng cho kết quả không có sự tăng số
ngó về phương diện thống kê học. Nhưng giữa nghiệm thức phun GA3 30ppm thì có sự
khác biệt rất có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại về số ngó.
Lần xử lý thứ 2, chiều dài ngó giữa các nồng độ NAA cũng không cho sự khác
biệt ý nghĩa, kết quả tương tự lần xử lý 1. Nhưng giữa các nghiệm thức phun GA3 thì
cho kết quả khác lần đầu xử lý. Lần xử lý lặp lại này cho thấy chiều dài ngó đồng nhất
hơn, giữa các nghiệm thức xử lý GA3 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Và sự
khác biệt giữa các nghiệm thức phun GA3 với các nghiệm thức còn lại rất có ý nghĩa.
Ở lần xử lý thứ 2, cây ra hoa và mang quả. Sự tác động kìm hãm giữa sinh trưởng
và phát triển làm cho cây có số lượng ngó nhỏ hơn, ít hơn, ngắn hơn, các chỉ tiêu sinh
trưởng không rõ ràng như lần đầu xử lý. Điều này cũng cho thấy nếu tác động ở giai
đoạn đầu, trước đợt trái đầu tiên thì có tác dụng kích thích cho cây sinh trưởng mạnh
lên ở giai đoạn đầu, tạo nên một mức độ sinh trưởng đủ mạnh cho cây, có vai trò quan
trọng cho sự phát triển về sau.
4.4 Ảnh hưởng của NAA và GA3 tới phát triển hoa
Số lượng hoa là điều kiện cần để xác định số quả trên cây. Vì vậy làm thế nào
để tạo ra được số lượng hoa tối ưu là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng
suất. Việc xác định xu hướng tác động lên sự hình thành hoa của những chất thí
nghiệm có ý nghĩa cho việc ứng dụng.
32
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên sự phát triển hoa
Nghiệm thức Dài cuống
hoa(cm)
Số hoa/chùm Số hoa/cây
NT1(Đ/C) 14,35d 3,25b 9,23c
NT2 14,56d 3,20b 9,85c
NT3 15,50d 3,64b 10,53c
NT4 14,70d 3,81b 11,22c
NT5 21,80c 8,05a 28,04b
NT6 29,58b 8,02a 31,46ab
NT7 33,41a 8,62a 36,68a
CV% 7,45 7,43 14,39
Ghi chú: những kí tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt xét về phương diện thống
kê
Bảng 4.4 cho thấy sự khác biệt rất có ý nghĩa về sự gia tăng chiều dài cuống hoa,
số hoa trên chùm, tổng số hoa trên cây giữa các nghiệm thức phun GA3 và các nghiệm
thức còn lại.
Ảnh hưởng của các nồng độ GA3 lên sự phát triển cuống hoa có sự khác biệt rất
có ý nghĩa, NAA không cho hiệu quả này. Cuống hoa dài nhất ở nghiệm thức phun
GA3 30ppm (33,41cm) và ngắn nhất ở nghiệm thức xử lý nước (14,35cm). Giữa các
nồng độ GA3 xử lý thì sự khác biệt rất có ý nghĩa về thống kê học. Chiều dài cuống
hoa có vai trò quan trọng trong việc canh tác dâu thủy canh, nó giúp cho quả không
nằm trên rò, tránh được các bệnh từ giá thể và dễ thu hoạch. Theo thực nghiệm thì
nhánh mang quả dâu khi xử lý GA3 mập và chắc, mang nhiều hoa. Nhưng nếu các
cuống hoa quá chắc và mập, quá dài cũng không có lợi cho việc thu hoạch. Mức độ dài
cuống hoa ở nồng độ GA3 xử lý 10ppm là hợp lý (21,8cm).
Xử lý GA3 cho số lượng hoa chùm nhiều, tăng số hoa trên chùm, cho sự khác
biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại. NAA không cho hiệu quả này. Ở nồng độ
GA3 xử lý 30ppm cho kết quả cao nhất về số hoa (36,68). Phần lớn các hoa phát sinh
ở các nghiệm thức phun NAA là hoa đơn.
33
4.5. Ảnh hưởng lên sự hình thành và phát triển quả
Sự hình thành quả chịu tác động của rất nhiều yếu tố như giống, khí hậu, côn
trùng vì vậy số hoa đạt tối ưu chưa phải là số quả cũng là tối ưu. Trong sản xuất dâu
thương mại ngoài yếu tố số lượng còn cần phải chú ý đến hình thức quả dâu. Tăng tỉ lệ
đậu quả, hạn chế tối đa quả dị dạng và làm thế nào để độ đồng đều quả đạt cao nhất là
điều kiện tối ưu cho sản xuất dâu thương mại.
Bảng 4.5:Ảnh hưởng NAA và GA3 lên sự hình thành và phát triển quả
Ghi chú: những kí tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt xét về phương diện thống
kê
Bảng 4.5 cho thấy số quả, quả thương mại tăng lên rõ rệt ở các nghiệm thức phun
GA3, số quả dị dạng tăng lên rõ rệt ở nồng độ phun GA3 20ppm, và 30ppm.
Các nghiệm thức phun NAA cho kết quả khác biệt không có ý nghĩa thống kê so
với đối chứng về số lượng quả. Giữa các nồng độ xử lý GA3 10ppm và 20ppm; giữa
nồng độ GA3 20ppm và 30ppm không cho thấy sự khác biệt ý nghĩa về số quả.
Về chỉ tiêu quả dị dạng thì giữa các nghiệm thức phun NAA, đối chứng và GA3
10ppm có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, ít hơn, và sự khác biệt rất có ý
nghĩa với các nghiệm thức phun GA3 20ppm và 30ppm.
Nghiệm
thức
Sốquả/cây
(3tháng)
Quả dị dạng Quả TM/
cây
Rộng quả
(cm)
Dài quả
(cm)
NT1(Đ/C) 7,15c 0,76b 6,44c 2,22b 3,14b
NT2 8,55c 0,77b 7,05c 2,66a 3,24b
NT3 10,06c 0,88b 8,89bc 2,90a 3,66ab
NT4 10,76c 0,7b 9,73bc 2,94a 3,68ab
NT5 25,74b 0,86b 11,28ab 2,67a 4,04a
NT6 30,02ab 4,23a 10,73b 2,12b 4,17a
NT7 34,27a 4,97a 14,46a 2,11b 3,67ab
CV% 14,94 38,24 14,97 5,44 6,76
34
Về kích thước quả, bảng 4.5 cho thấy chiều rộng quả khác biệt rất có ý nghĩa
giữa các nồng độ GA3 10ppm và 3 nồng độ NAA so với GA3 20ppm, 30ppm và đối
chứng. Giữa các nồng độ GA3 sử dụng từ 10 - 30ppm đã làm giảm chiều rộng quả và
tăng lên về chiều dài quả.
Các đặc tính về hình thức quả có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại dâu
thương mại, là một yếu tố quan trọng làm nên hiệu quả kinh tế của việc canh tác dâu.
Theo những quan sát thực nghiệm và số liệu nghiên cứu cho thấy ở nồng độ GA3
10ppm và NAA 30ppm cho quả cân đối, hình thức quả đẹp.
4.6 Ảnh hưởng đến năng suất thương mại và năng suất tổng cộng
Bảng 4.6: Ảnh hưởng đến năng suất thương mại và năng suất tổng cộng
Nghiệm thức Trọng lượng trái
(g)
Năng suất thương
mại/cây (g)
Năng suất
tổng cộng /cây (g)
NT1(Đ/C) 15,4a 101,34c 108,78d
NT2 15,26a 111,95bc 130,68cd
NT3 15,16a 101,26c 152,13cd
NT4 15,48a 153,48abc 166,11c
NT5 14,53ab 174,30ab 338,10b
NT6 12,65bc 165,48abc 374,90ab
NT7 11,7c 194,34a 401,02a
CV% 6,27 19,98 9,7
Ghi chú: những kí tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt xét về phương diện thống
kê
Bảng 4.6 cho thấy trọng lượng trái trung bình ở các nghiệm thức đối chứng và
phun NAA cao hơn ở các nghiệm thức phun Giberellin 20ppm và 30ppm. Giữa
nghiệm thức phun GA3 10ppm và 20ppm; giữa nhiệm thức phun GA3 20ppm và
30ppm không cho sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nhưng nghiệm thức xử lý GA3
10ppm cho thấy trọng lượng trái lớn hơn có ý nghĩa so với xử lý GA3 30ppm. Bằng
cảm quan và thực nghiệm cũng cho thấy rằng trái ở những nghiệm thức phun NAA và
35
đối chứng đồng đều, chín rải rác. Ở những nghiệm thức phun GA3 trái nhỏ hơn, dài,
đồng đều và chín tập trung.
Đối với chỉ tiêu năng suất thương mại, các nghiệm thức phun nước và các nồng
độ NAA, GA3 20ppm không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, và các nghiệm
thức xử lý GA3 có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với xử lý NAA 30ppm.
Giữa các nồng độ của cùng 1 hóa chất xử lý không cho khác biệt về mặt thống kê.
Nhưng giữa các nồng độ xử lý GA3 có sự khác biệt rất có ý nghĩa với xử lý NAA
10ppm và 20ppm. Năng suất thương mại được đánh giá bằng các yếu tố như trọng
lượng và hình thức trái cân đối, đặc trưng của dâu tây nên mặc dù các nghiệm thức
phun GA3 cho nhiều trái hơn, nhưng số lượng trái không đạt tiêu chuẩn chiếm tỉ lệ cao
làm giảm đáng kể năng suất thương mại. Tuy nhiên nó cũng cho thấy xu hướng có lợi
là tăng lượng trái, nếu tác động đầy đủ dinh dưỡng có thể sẽ điều khiển được số lượng
và chất lượng trong sản xuất thương mại.
Trọng lượng trung bình trái ở các nghiệm thức xử lý GA3 thấp, nhưng số lượng
quả lớn làm gia tăng năng suất tổng cộng quả thu hoạch.
Năng suất tổng cộng giữa các nghiệm thức xử lý GA3 tăng lên rất có ý nghĩa
thống kê học so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức xử lý NAA 30ppm cho thấy
sự khác biệt rất có ý nghĩa so với đối chứng nhưng giữa các nồng độ NAA thì không
có sự khác biệt về mặt thống kê. Ở nồng độ 20ppm và 30ppm GA3 xử lý cũng không
cho sự khác biệt ý nghĩa.
Chỉ tiêu năng suất tổng chịu ảnh hưởng của yếu tố giống rất lớn, nó chỉ thể hiện
được số lượng mà không đánh giá được mức độ đồng đều và hình thức quả, là hai chỉ
tiêu rất quan trọng trong viêc phân loại dâu tây thương phẩm, tuy nhiên đó cũng cho
thấy rõ ràng rằng có thể sử dụng nó để làm tăng năng suất quả dâu tây.
Sự chênh lệch về năng suất giữa các nồng độ xử lý của mỗi hóa chất ít có sự khác
nhau. Nghiệm thức phun GA3 30ppm cho năng suất quả và năng suất thương mại cao
nhất.
36
4.7. Khả năng đậu quả, quả thương mại và quả dị dạng
Cả 3 chỉ tiêu khả năng đậu quả, quả thương mại, quả dị dạng là ba yếu tố phân
loại dâu. Tỉ lệ đậu quả cao cho số quả tổng cộng cao, tỉ lệ quả thương mại cao cho giá
trị thương phẩm lớn, quan trọng nhất. Làm thế nào để tăng tỉ lệ quả thương mại và hạn
chế quả dị dạng là rất quan trọng trong canh tác dâu thủy canh.
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu quả của 7 nghiệm thức thí nghiệm
Biểu đồ cho thấy sự khác nhau giữa các tỉ lệ quả của 7 nghiệm thức thí nghiệm.
Tỉ lệ đậu quả cao hơn ở các nghiệm thức xử lý NAA và GA3, tuy nhiên sự chênh lệch
giữa chúng ít.
Tỉ lệ trái thương mại ở các nghiệm thức đối chứng, các nồng độ NAA cao hơn rất
nhiều so với các nghiệm thức phun GA3. Tuy nhiên chưa thể kết luận được rằng tỉ lệ
trái thương mại ở NAA là tối ưu so với GA3 vì khi phun NAA, xu hướng chính là ra
hoa đơn, số quả không tăng lên còn GA3 cho hoa đồng loạt và tăng lên về số hoa. Điều
đó có thể là điều kiện canh tranh làm cho hình thức, chất lượng và trọng lượng quả ở
các nghiệm thức phun GA3 không đảm bảo, là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ quả thương
mại thấp.
Tỉ lệ quả dị dạng cao nhất ở các nghiệm thức xử lý GA3 20ppm, và 30ppm. Thấp
nhất ở nghiệm thức xử lý GA3 10ppm. Sự chênh lệch về tỉ lệ quả dị dạng ở các nghiệm
thức phun NAA không nhiều so với đối chứng
0 .0 0
2 0 .0 0
4 0 .0 0
6 0 .0 0
8 0 .0 0
1 0 0 .0 0
1 2 0 .0 0
T L Đ Ậ U Q U Ả T L Q U Ả T M T L Q U Ả D D
N T 1
N T 2
N T 3
N T 4
N T 5
N T 6
N T 7
37
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Xử lý NAA và GA3 có ảnh hưởng quan trọng đến sự sinh trưởng phát triển của
cây dâu tây. Biểu hiện ở sự sinh trưởng thân bò, tỉ lệ đậu trái và năng suất trái. Giữa
các nồng độ của cùng 1 chất cho thấy ít có sự khác biệt. Xử lý lần đầu cho thấy sự thay
đổi rõ ràng hơn về các chỉ tiêu sinh trưởng.
Các nồng độ xử lý GA3 cho thấy biểu hiện rõ ràng hơn và tác động đến nhiều
quá trình sinh trưởng phát triển của dâu tây hơn NAA. Biểu hiện ở sự tăng lên đối với
các chỉ tiêu chiều cao cây, chiều dài lá, dài cuống hoa, số hoa, số quả.
Nồng độ 10ppm GA3 có hiệu quả tốt so với các nồng độ GA3 khác ở cùng một
điều kiện chăm sóc, dinh dưỡng.
5.2 Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của 2 chất NAA và GA3 ở các thời điểm khác
nhau và các nồng độ khác.
Nghiên cứu trên các chất điều hòa sinh trưởng khác và sự phối hợp giữa các
chất điều hòa sinh trưởng.
Nghiên cứu phối hợp chất điều hòa sinh trưởng với các chế độ dinh dưỡng khác
nhau.
Tiếp tục nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng lên các giống dâu khác
ở cây dâu tây.
Nghiên cứu tương tác giữa quang kỳ trong sự kết hợp xử lý chất điều hòa sinh
trưởng ở cây dâu tây.
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. VŨ VĂN SÁNG, 2003. Giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng. NXB Nông Nghiệp.
146 trang.
2. NGUYỄN NGỌC TRÌ, 2007. Bài giảng sinh lí thực vật. Khoa Nông Học, Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Chưa xuất bản
3. BÙI TRANG VIỆT, 2000. Sinh lý thực vật đại cương. NXB ĐHQG Tp. Hồ Chí
Minh. 333 trang.
Tài liệu tiếng nước ngoài
4. Archbold, D.D. and F.G. Dennis. 1984. Quantification of free ABA and free and
conjugated IAA in strawberry achene and receptacle tissue during fruit
development. J. Amer. Soc. Hort. Sci. 109:330-335
5. Castro, P.R.C., Manami, K., and N.A. Vello. 1976. Effects of growth regulators on
the fruiting of strawberry cultivar ‘Monte Alegre’. Anais da E. S. A. ‘Luis de
Queiroz’ 33:67-76.
6. Choma, M.E. and D.G. Himelrick. 1984. Responses of day-neutral, June-bearing
and everbearing strawberry cultivars to gibberellic acid and phthalamide
treatments.Scient. Hort. 22:257-264.
7. Daniel, S.K. 1998. Temperaturen and growth regulator effects on growth and
developent of strawberry (Fragaria x ananassa Duch.). Univ of Florida.
8. Darrow, George M. The Strawberry, History, Breeding and Physiology. Holt,
Rinehart and Winston, Chicago (1966).
9. Dennis, F.G. and H.O. Bennett. 1969. Effect of gibberellic acid and deflowering
upon runner and inflorescence development in an everbearing strawberry. J.
Amer. Soc. Hort. Sci. 94:534-537
10. Dinar, M. 2003. Strawberry production in greenhouse. Proc. Intl. Congr.
Greenhouse, Puerto Vallarta, Jalisco, Mexico. June 2003. Netafim
11. Guttridge, C.G. 1959. Evidence for a flower inhibitor and vegetative growth
promoter in the strawberry. Ann. Bot. (N.S.) 23:351-360.
12. Guttridge, C.G. 1985. Fragaria x ananassa. In: Handbook of flowering. A.H.
Halevy (Ed.). Vol. III. CRC Press, Boca Raton, FL. pp. 16-33.
39
13. Hancock, J.F. 1998. The history and biology of the cultivated strawberry. In:
Strawberry Production Guide. Northeast Regional Agricultural Engineering
Service (Eds.). New York. pp. 4-6.
14. Hanger, B. 1993. Hydroponics: The World, Australian, and South Pacific Islands
Scene. Commercial Hydroponics in Australasia. AHA, 1990.
15. Ito, T. 1999. the greenhouse and hydroponic industries of Japan. Acta hortic. 481:
761-764
16. Jensen. M. H.1999. Hydroponics worldwide. Acta. Horticuturae 481:719-729
17. Larry L. Strand. 1994. Integrated pest management for strawberries. Publication
3351. University of California. Oakland.
18. Lopez-Galarza, S., Pascual, B., Alargada, J, and J. Maroto. 1990. Influence of
different plant growth regulators applications on productivity and quality of
strawberry crop. Actas de Hort. 2:234-239.
19. Mudge, K.W., Narayanan, K.R., and B.W. Poovaiah. 1981. Control of strawberry
fruit set and development with auxins. J. Amer. Soc. Hort. Sci. 106:80-84.
20. Oda, Y. 1991. The strawberry in Japan. In: The strawberry into the 21 Century.
A. Dale an J.J. Luby (Eds.). Timber Press Inc. Portland, Oregon. p.p. 36-46.
21. Perkins-Veazie, P. 1995. Growth and ripening of strawberry fruit. Hort. Rev.
17:267-297.
22. Rosatti, P. 1991. The strawberry in Europe. In: The Strawberry into the 21st
Century. A. Da and J.J. Luby (Eds.). Timber Press Inc. Portland, Oregon. p.p.
27-35
23. Singh, J.P., Randhawa, G.S., and N.L. Jain. 1960. Response of strawberry to
gibberellic acid. Indian J. Hort. 17:21-30.
24. Tafazoli, E. and D. Vince-Prue. 1978. A comparison of the effects of long days and
exogenous growth regulators on growth and flowering in strawberry, Fragaria
x ananassa Duch. J. Hort. Sci. 53:255-259.
25. Thompson, P.A. and C.G. Guttridge. 1959. Effect of gibberellc acid on the
initiation of flowers and runners in the strawberry. Nature 184:72-73.
26. Turner, J.N. 1963. Application of gibberellic acid to strawberry plants at different
stages of development. Nature 197:95-96.
40
27. Weidman, R.W. and E.J. Stang. 1983. Effects of gibberellins (GA4+7), 6-
benzyladenine (6-BA) and promalin (GA4+7 + 6-BA) plant growth regulators
on plant growth, branch crown and flower development in ‘Scott’ and ‘Raritan’
strawberries. Adv. Strawberry Prod. 2:15-17.
Tài liệu internet
1. “Garden strawberry”, truy cập tháng 7 năm 2009
3. Khắc Dũng, 2004. “Công nghệ trong nông nghiệp: Một trong những yếu tố quyết
định”. Truy cập tháng 6 năm 2009
<
B%99idung/tabid/572/Add/yes/ItemID/2835/categories/38/Default.aspx>
4. K.S. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2002. “Tiềm năng phát triển cây dâu tây tại Lâm
Đồng”. Truy cập tháng 6 năm 2009.
5. “Managing the environment”, NC State University College Of Agricuture And Life
Sciences. Ngày 2/6/2008. Truy cập tháng 7/2009
1 <
pages/Managing_Environment.html>
6. Srilanka Department of Agricuture, 2000. Hydroponics. Srilanka. Truy cập tháng 4
năm 2009.
7. TTXVN, tháng 3/2006. “Quả dâu tây có tác dụng chữa bệnh”. Truy cập tháng 6
năm 2009.
<
benh/70043724/248/>
8. “Top production-strawberries 2007”. Truy cập tháng 8 năm 2009
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng lên cây dâu tây Fragaria vesca L trồng thủy canh trong nhà kính.pdf