Khác với những loài cá khác, cá rô đồng có thể tiêu thụ được dễ dàng thông qua
nhiều hình thức khác nhau như bán cho thương lái (chiếm87,9% sốhộnuôi).
Ngoài ra có thể mang cá đến chợ để bán lẽ(chiếm 9,1% số hộ nuôi) và có thể tự
vận chuyển cá đến các nơi tiêu thụ ở các thành phố, các tỉnh thành lân cận. Bên
cạnh đó hình thức bán cá rô đồng thương phẩm có thể được phân cỡ dựa vào
trọng lượng của cá hoặc bán xô ngang cho các thương một cách dễ dàng.
64 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2759 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát các mô hình nuôi cá rô đồng (anabas testudineus) ở tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô hình nuôi trong ao đất mật độ thả trung bình là 48,6±6,74
con/m2, trong đó mật độ thả thấp nhất là 35,4 con/m2 và cao nhất lên đến 61
con/m2. Mật độ thả trung bình của vụ 1 là 48,2±6,53 con/m2 và vụ 2 mật độ thả
trung bình là 49,1±6,95 con/m2 (Bảng 4.9). Mật độ nuôi 40 con/m2 đến 50 con/m2
được áp dụng phổ biến để nuôi. Thời gian gần đây do mức độ ô nhiễm nguồn
nước ngày càng trầm trọng do đó mức độ rủi ro của việc nuôi cá rô đồng cũng cao
hơn nên có một số hộ chủ trương nuôi cá rô đồng với mật độ thấp (có thể thả dưới
35 con/m2) để đạt mức an toàn nhưng vẫn cho kết quả tốt. Bên cạnh đó cũng có
những hộ nâng mật độ nuôi ngày càng cao để nâng cao năng suất và sản lượng cá
21
rô đồng nuôi (thả trên 55 con/m2). Tuy nhiên, luôn đi kèm với nó là sự rủi ro rất
lớn đòi hỏi phải có sự cẩn thận trong chăm sóc và quản lý.
Đối với mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng thì mật độ nuôi trung bình là 38±3,29
con/m2, mật độ nuôi thấp nhất là 30,4 con/m2 và mật độ nuôi cao nhất lên đến
40,5 con/m2. Trong đó, mật độ thả trung bình vụ 1 là 37,9±3,19 con/m2 và vụ 2
mật độ thả trung bình là 38,1±3,40 con/m2. Nhìn chung, sự khác nhau về mật độ
giữa hai mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất và trong ao ruộng tương đối lớn và
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 4.9).
Kích cỡ giống và thời gian ương
Kích cỡ giống thả trung bình là 265±23,8 con/kg kích cỡ giống nhỏ nhất là 243
con/kg và lớn nhất là 300 con/kg. Đối với mô hình trong ao đất thì kích cỡ giống
trung bình 263±22,8 con/kg, trong đó kích cỡ giống trung bình của vụ 1 là
262±23,1 con/kg và vụ 2 có kích cỡ giống trung bình là 263±22,4 con/kg. Còn
đối với mô hình trên ruộng thì kích cỡ giống trung bình 269±24,8 con/kg, trong
đó kích cỡ giống trung bình của vụ 1 là 272±26,4 con/kg và vụ 2 có kích cở giống
là 265±23,3 con/kg. Sự khác nhau về kích cỡ giống giữa hai mô hình nuôi cá rô
đồng trong ao đất và trên ruộng không đáng kể và sự khác biệt đó không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Song, cá rô đồng giống được ương trung bình là
1,75±0,73 ngày sau đó cho cá rô đồng giống ra khắp ao. Tuy nhiên tùy theo mô
hình nuôi khác nhau cũng như tùy theo từng hộ nuôi mà thời gian ương cá rô
đồng cũng sẽ khác nhau, có 83,3% số hộ không ương mà tiến hành thả cá rô đồng
giống ngay xuống ao nuôi. Đối với mô hình nuôi ao đất, trong 33 hộ khảo sát thì
chỉ có 5 hộ (chiếm 15,2%) ương giống trước khi thả nuôi và thời gian ương trung
bình là 2,0±0,9 ngày. Đối với mô hình nuôi trên ruộng người nuôi ít quan tâm đến
khâu ương cá rô đồng giống, theo kết quả khảo sát trong 33 hộ nuôi ao ruộng thì
chỉ có 2 hộ (chiếm 6,1%) có ương cá rô đồng giống trước khi thả xuống ao nuôi
và thời gian ương trung bình là 1,5±0,7 ngày.
22
Bảng 4.9 Các chỉ tiêu thả giống
Nội dung Ao đất Trên ruộng
Kích cỡ giống thả (con/kg) 263,0±22,8b 269,0±24,8b
Kích cỡ giống thả vụ 1(con/kg) 262,0±23,1b 272,0±26,4b
Kích cỡ giống thả vụ 2(con/kg) 263,0±22,4b 265,0±23,3b
Giá giống bình quân (000đồng/con) 0,21±0,02 0,20±0,0,4
Mật độ thả (con/m2) 48,6±6,7a 38,0±3,3b
Mật độ thả vụ 1 (con/m2) 48,2±6,5a 37,9±3,2b
Mật độ thả vụ 2 (con/m2) 49,1±6,9a 38,1±3,4b
Thời gian ương trước khi thả nuôi 2,00±0,9 1,50±0,71
Thu hoạch
Theo số liệu thu được thì sau thời gian nuôi trung bình là 175,0±25,9 ngày bắt
đầu thu hoạch. Trong đó, đối với mô hình nuôi trong ao đất thì thời gian nuôi
trung bình vụ 1 là 163,0±18,2 ngày và vụ 2 trung bình là 174,0± 25,8 ngày bắt
đầu thu hoạch. Còn đối với mô hình nuôi trên ruộng thì thời gian nuôi trung bình
vụ 1 là 200,0±21,2 ngày và vụ 2 trung bình là 185,0±19,9 ngày bắt đầu thu hoạch
và chủ yếu các hộ đều thu hoạch đồng loạt một lần (chiếm 100% số hộ). Tuy
nhiên đối với từng mô hình nuôi khác nhau sẽ có phương pháp thu hoạch khác
nhau. Nhưng đối với cả hai mô hình nuôi trong ao đất và trên ruộng thì có 100%
số hộ thu hoạch đồng loạt. Nhìn chung, thời gian nuôi giữa hai vụ nuôi của từng
mô hình nuôi và giữa hai mô hình nuôi có sự khác nhau đáng kể, sự khác biệt đó
có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Theo số liệu phân tích Bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ sống đạt đối với mô hình ao đất
đạt trung bình là 72,5±14,5%, trong đó tỷ lệ sống của vụ 1 đạt trung bình là
70,1±14,2% và vụ 2 trung bình là 74,9±13,8%. Đối với mô hình trên ruộng tỷ lệ
sống trung bình đạt được 67,1±16,8%, trong đó tỷ lệ sống trung bình của vụ 1 là
66,7±16,7% và vụ 2 trung bình là 67,4±16,8%. Nhìn chung, tỷ lệ sống đối giữa
hai vụ và giữa hai mô hình nuôi cá rô đồng có sự khác nhau nhưng không đáng kể
và sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Theo Bảng 4.10 cho thấy hệ số chuyển đổi thức ăn đối với mô hình nuôi trong ao
đất, trung bình của vụ 1 là 1,6±0,4 và vụ 2 trung bình là 1,5±0,3. Còn đối với mô
hình nuôi trên ruộng thì hệ số chuyển đổi thức ăn trung bình của vụ 1 là 1,6±0,3
và vụ 2 trung bình là 1,7±0,4. Nhìn chung, sự khác nhau về hệ số chuyển đổi thức
23
ăn giữa hai mô hình nuôi là không đáng kể, sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
Năng suất
Bảng 4.10. Năng suất cá rô đồng thu được ở hai mô hình nuôi
Nội dung Ao đất Trên ruộng
Kích cỡ thu hoạch (con/kg) 11,8±1,7a 11,2±1,5a
Giá bán (ngàn đồng/kg) 28,5±1,3 28,9±1,7
Tỷ lệ sống (%) 72,5±14,5a 67,1±16,8a
Tỷ lệ sống vụ 1(%) 70,1±14,2a 66,7±16,7a
Tỷ lệ sống vụ 2 (%) 74,9±13,8a 67,4±16,8a
FCR vụ 1 1,6±0,4a 1,6±0,3a
FCR vụ 2 1,5±0,3a 1,7±0,4a
Thời gian nuôi vụ 1 (ngày) 163,0±18,2a 200,0±21,2b
Thời gian nuôi vụ 2 (ngày) 174,0± 25,8a 185,0±19,9a
Năng suất vụ 1 (kg/ha) 28.628,3±7.003,1a 22.717,9±6.443,9b
Năng suất vụ 2 (kg/ha) 31.517,9±7.319,9a 23.406,1±6.592,3b
Năng suất cả năm(kg/ha) 43.225,3±19.189,4a 23.927,6±8.519,5b
Theo kết quả khảo sát, năng suất trung bình của mô hình nuôi trong ao đất là
43.225,3±19.189,4 kg/ha/năm cao hơn nhiều so với mô hình nuôi trên ruộng và
năng suất cá rô đồng nuôi trên ruộng trung bình đạt được 23.927,6±8.519,5
kg/ha/năm. Nhìn chung, năng suất cá rô đồng nuôi của các nông hộ trong khu vực
khảo sát là tương đối cao nhưng phần lớn chỉ đạt cao ở vụ hai, năng suất vụ một
thấp hơn. Năng suất trung bình của vụ một đối với mô hình nuôi trong ao đất chỉ
đạt 28.628,3±7.003,1 kg/ha/vụ và vụ 2 năng suất trung bình đạt 31.517,9±7.319,9
kg/ha/vụ còn đối với mô hình nuôi trên ruộng năng suất trung bình vụ một đạt
22.717,9±6.443,9 kg/ha/vụ và vụ hai đạt năng suất trung bình là 23.406,1±6.592,3
kg/ha/vụ. Sự khác nhau về năng suất giữa hai vụ, giữa hai mô hình nuôi trong ao
đất và mô hình nuôi trên ruộng tương đối lớn, sự khác biệt đó có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
Qua Bảng 4.10 cho thấy mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất có kích cỡ thu
hoạch lớn hơn trên ruộng, trung bình đạt được 11,8±1,7 con/kg, còn ở mô hình
nuôi trên ruộng trung bình đạt được 11,2±1,5 con/kg. Nhìn chung, kích cở giữa
24
hai mô hình trong ao đất và trên ruộng có sự khác nhau không đáng kể. Sư khác
biệt về kích cỡ giữa hai này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Giá bán của cá
rô đồng thương phẩm còn tùy thuộc vào kích cỡ thu hoạch và cũng biến động liên
tục tùy vào thị trường và mùa vụ thu hoạch. Mặt khác, theo kết quả nhiên cứu của
ông Trần Văn Bùi thì năng suất cá rô đồng của mô hình nuôi cá rô đồng kết hợp
với cá rô phi là 4.600±5.000kg/ha/năm thấp hơn so với năng suất cá rô đồng của
hai mô hình nuôi trong ao đất và trong ao ruộng là do nuôi với mật độ thấp.
4.3.5. Chất lượng giống cá rô đồng
Theo kết quả điều tra các nông hộ trong vùng khảo sát, hiện có 2 nguồn cung cấp
giống chủ yếu đó là nguồn giống trong tỉnh và nguồn giống ở các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long. Mỗi hộ nuôi cá rô đồng sẽ có cách chọn nguồn giống khác nhau,
nhưng đa số các hộ nuôi đều thích nguồn giống trong tỉnh hơn nguồn giống ở các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, tùy theo từng mô hình nuôi khác
nhau mà người nuôi có cách chọn và ưu tiên nguồn giống cũng khác nhau. Đối
với cả hai mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất chiếm 78,8% số hộ nuôi, ưu tiên
nguồn giống trong tỉnh và chiếm 21,2% số hộ nuôi, ưu tiên nguồn giống ở Đồng
bằng sông Cửu Long, còn đối với mô hình nuôi trên ruộng chiếm 86,4% số hộ
nuôi, ưu tiên nguồn giống trong tỉnh, chiếm tỷ lệ cao hơn so với mô hình nuôi ao
đất và 13,6% số hộ ưu tiên nguồn giống ở Đồng Bằng sông Cửu Long (Hình 4.3).
Nhìn chung, ở hai 2 mô hình nuôi này thì phần lớn các hộ nuôi đều ưu tiên nguồn
giống trong tỉnh hơn.
Trong nuôi cá rô đồng thì chất lượng con giống tốt góp phần đáng kể đến hiệu
quả nuôi, đặc biệt là đối với mô hình có đầu tư cao thì việc kiểm dịch giống là rất
cần thiết. Nhưng qua kết quả khảo sát, đối với cả hai mô hình nuôi cá rô đồng
trong ao đất và trên ruộng người nuôi ít xem trọng việc kiểm dịch giống hơn mà
chủ yếu là họ dùng phương pháp cảm quan (quan sát bằng mắt thường) khi chọn
giống (chiếm 100% số hộ).
25
78,8
21,2
86,4
13,6
0,0
10,0
20,0
30,0
40,0
50,0
60,0
70,0
80,0
90,0
100,0
Trong tỉnh ĐBSCL Miền Trung Khác
%
Ao đất Trên ruộng
Hình 4.2 Nguồn giống cá rô đồng
4.3.6. Thức ăn sử dụng trong các mô hình nuôi
Qua kết quả khảo sát hai mô hình nuôi với 66 hộ, nhìn chung hiện nay các hộ
đang sử dụng hai loại thức ăn chính đó là thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi
sống.
Tùy theo từng mô hình nuôi và mức độ đầu tư của từng mô hình mà sử dụng các
loại thức ăn khác nhau. Ngoài ra, vấn đề sử dụng thức ăn trong nuôi cá rô đồng
còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng nông hộ.
Đối với mô hình nuôi trong ao đất người nuôi sử dụng toàn bộ thức ăn công
nghiệp (chiếm 100% số hộ nuôi) mà không sử dụng bổ sung thêm thức ăn tươi
sống. Do nuôi với mật độ cao, mức độ đầu tư lớn, rủi ro cao nên việc sử dụng
thức ăn công nghiệp giúp thuận lợi trong việc quản lý thức ăn, quản lý dịch bệnh
và môi trường nuôi.
Đối với mô hình nuôi trên ruộng, đây là mô hình có đầu tư nhưng với mức độ
thấp hơn mô hình nuôi trong ao đất, mật độ thưa hơn, mức độ rủi ro cũng thấp
hơn. Trong mô hình này việc sử dụng thức ăn gì còn tùy thuộc vào điều kiện kinh
tế của nông hộ và mức độ đầu tư cho mô hình. Nhìn chung, đối với mô hình nuôi
trên ruộng người nuôi sử dụng cả hai loại thức ăn đó là thức ăn công nghiệp và
thức ăn tươi sống (chiếm 57,6% số hộ sử dụng thức ăn công nghiệp và 42,4% số
hộ sử dụng thức ăn tươi sống để bổ sung thêm) (Phụ lục 6). Đối với những hộ sử
26
dụng thức ăn công nghiệp và có sử dụng bổ sung thêm thức ăn tươi sống để giảm
chi phí đầu tư nhưng việc sử dụng thức ăn tươi sống làm cho nguồn nước dễ bị ô
nhiễm, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan. Bên cạnh, việc sử dụng thức ăn tươi
sống thường gặp nhiều khó khăn do nguồn thức ăn không ổn định, giá cá biến
động, chất lượng cá luôn thay đổi phụ thuộc vào mùa vụ, đặc biệt là khó khống
chế môi trường nước ao nuôi và quản lý dịch bệnh lây lan.
Giống như các loài động vật trên cạn, ăn là nhu cầu rất cần thiết và không thể
thiếu cho sự tồn tại và phát triển của động vật thủy sản. Qua số liệu khảo sát trên
phần lớn các hộ đều sử dụng thức ăn bổ sung trong quá trình nuôi. Đối với mô
hình nuôi trong ao đất hầu hết các hộ đều sử dụng thức ăn công nghiệp (chiếm
100% số hộ nuôi) (Phụ lục 6). Nhưng đối với mô hình nuôi trên ruộng mức độ sử
dụng thức ăn công nghiệp thấp hơn là do còn có sử dụng bổ sung thêm thức ăn
tươi sống. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi tùy theo từng giai đoạn mà sử dụng
thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm khác nhau và số lần cho ăn cũng khác
nhau. Nhìn chung, mỗi ngày cho ăn trung bình từ 2 đến 3 lần/ngày, càng về sau
thì số lần cho ăn có xu hướng tăng dần và người nuôi tiến hành cho ăn theo
hướng dẫn trên bao bì của thức ăn là chủ yếu.
4.3.7 Quản lý ao nuôi
Chế độ thay nước
Thay nước là một trong những biện pháp để quản lý chất lượng nước, tuy nhiên
việc thay nước cũng có thể dẫn đến chất lượng nước bị thay đổi và gây sốc cho cá
nuôi. Theo kết quả điều tra đối với mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất người
nuôi ít thay nước hoặc không thay nước và theo kết quả điều tra trong 33 hộ khảo
sát thì có 7 hộ không thay nước chiếm 24,2% trên tổng số hộ. Ở mô hình này việc
thay nước được tiến hành bằng phương pháp bơm (100%). Đối với các hộ không
thay nước thì tiến hành châm thêm nước khi cần thiết, còn đối với mô hình nuôi
trên ruộng việc thay nước được tiến hành thường xuyên hơn bằng cả hai phương
pháp thay bằng thủy triều và bơm.
Chế độ thay nước đối với các hộ nuôi cá rô đồng trong ao đất trung bình là
13,6±7,9 ngày/lần. Trong đó, chế độ thay nước vụ 1 là 13,3±8,1 ngày/lần và vụ 2
chế độ thay nước trung bình là 13,9±7,6 ngày/lần, tỷ lệ thay nước trung bình vụ 1
là 28,8±3,4% và vụ 2 là 28,3±3,9%. Đối với các hộ nuôi cá rô đồng trên ruộng tỷ
lệ thay nước trung bình là 28,1±3,9% và trung bình vụ 1 sau 10,6±4,2 ngày thay
một lần và vụ 2 trung bình sau 14,0±11,0 ngày thay một lần. Nhìn chung, chế độ
27
thay nước của các hộ nuôi phụ thuộc vào chế độ thủy triều nên việc thay nước
thường vào chu kỳ nước lớn (nước rong) (Bảng 4.11).
Bảng 4.11. Chế độ thay nước trong mô hình nuôi cá rô đồng
Nội dung Ao đất Trên ruộng
Mực nước bình quân (m) 1,6±0,3 1,5±0,2
Chế độ thay nước (ngày/lần) 13,6±7,9 12,3±3,1
Chế độ thay nước vụ 1(ngày/lần) 13,3±8,1 10,6±4,2
Chế độ thay nước vụ 2 (ngày/lần) 13,9±7,6 14,0±11,0
Tỷ lệ thay nước (%) 28,6±3,7 28,1±3,9
Tỷ lệ thay nước vụ 1(%) 28,8±3,4 2,9±0,3
Tỷ lệ thay nước vụ 2 (%) 28,3±3,9 2,6±0,7
Xử lý nước
Do chất lượng nước ngoài tự nhiên ngày càng giảm và bị ô nhiễm do nhiều
nguyên nhân khác nhau nên việc xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi là rất cần
thiết. Trong nuôi trồng thủy sản thì việc xử lý nước ao nuôi được tiến hành rất
chặt chẽ, đặc biệt là xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi, nhưng đối với các mô
hình nuôi cá rô đồng thì việc xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi ít được người
nuôi áp dụng. Theo kết quả khảo sát, ở mô hình nuôi trong ao đất chỉ 7 hộ trên 33
hộ khảo sát chiếm 21,2% không xử lý nước do trong quá trình nuôi không thay
nước hoặc châm thêm nước. Ngoài ra, các hộ còn lại đều xử lý nước trước khi cấp
vào ao nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó 15,2% sử dụng thuốc, hoá
chất để xử lý kết hợp với ao lắng và 63,6% số hộ sử thuốc, hoá chất. Đối với mô
hình nuôi trên ruộng có 9,09% số hộ không xử lý nước trước khi cấp vào ruộng
nuôi và chỉ có 6,06% số hộ có sử dụng sử dụng thuốc, hoá chất để xử lý kết hợp
ao lắng và còn lại các hộ sử dụng một số phương pháp xử lý thuốc và hoá chất
chiếm 84,9%.
28
Bảng 4.12 Xử lý nước cấp vào ao nuôi
Ao đất Ao ruộng
Nội dung
N % N %
Xử lý nước cấp
Không xử lý nước 7 21,2 3 9,09
Xử lý bằng thuốc, HC + ao lắng 5 15,2 2 6,06
Xử lý bằng phương pháp khác 21 63,6 28 84,85
Tổng 33 100 33 100
Quản lý dịch bệnh
Quản lý dịch bệnh là vấn đề được nhiều người nuôi rất chú trọng quan tâm. Đặc
biệt là đối với mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất do nuôi với mật độ cao sẽ
làm cho cá rất dễ bị nhiễm bệnh nên đòi hỏi phải có kỹ thuật quản lý và chăm sóc
tốt. Thức ăn dư thừa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm
nguồn nước và làm cho cá rô đồng dễ bị nhiễm bệnh, do đó ở mô hình nuôi này
người nuôi cần phải chú trọng đầu tư vào việc phòng bệnh, trị bệnh cho cá rô
đồng cùng với việc quản lý và theo dõi chặt chẽ để hạn chế dịch bệnh xảy ra. Còn
đối với mô hình nuôi trên ruộng thì việc quản lý dịch bệnh ít chặt chẽ hơn, đặc
biệt là nguồn nước lấy trực tiếp từ kênh rạch có thể là nguyên nhân gây nhiễm
bệnh cho cá rô đồng nuôi, ngoài ra việc sử dụng các sản phẩm tươi sống làm thức
ăn trực tiếp cũng là tác nhân gây bệnh và ô nhiễm nguồn nước trong ao nuôi. Qua
kết quả khảo sát trong 33 hộ nuôi ở mô hình nuôi trong ao đất thì có 31 hộ nuôi
cá rô đồng bị nhiễm bệnh chiếm 93,9% số hộ nuôi, còn ở mô hình nuôi trên ruộng
thì mức độ nhiễm bệnh thấp hơn có 30 hộ nuôi cá rô đồng bị nhiễm bệnh chiếm
90,9% số hộ nuôi. Các bệnh thường xuất hiện trong quá trình nuôi như bệnh xuất
huyết, bệnh tuột nhớt, bệnh ký sinh trùng và một số bệnh khác. Thiệt hại nặng
nhất là tuột nhớt và bệnh xuất huyết nó có thể làm cho cá rô đồng chết hàng loạt,
do đó công tác quản lý dịch bệnh được người nuôi rất chú trọng vì đây là một vấn
đề ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi.
29
55,8
9,68
26,6
52,2
39,4
6,56
9,89
0,0
10,0
20,0
30,0
40,0
50,0
60,0
Mũ gòn Con bọ Lỡ loét ký sinh
trùng
Xuất
huyết
Ung thư
nước
Tuột
nhớt
%
Hình 4.3 Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi
4.4. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi
4.4.1 Chi phí cố định
Qua Bảng 4.13 cho thấy, trong chi phí cố định thì chi phí đào đắp, xây dựng ao,
cống bọng chiếm tỷ lệ cao nhất, tuy nhiên mức độ đầu tư còn tùy thuộc vào diện
tích nuôi. Đối với mô hình nuôi trong ao đất thì khấu hao chi phí đào ao, xây
dựng ao, cống bọng là 2,43±1,15 triệu đồng/ha/năm và chiếm 51,20% trên tổng
chi phí cố định, kế đó là khấu hao về chi phí máy bơm là 3,23±2,68 triệu
đồng/ha/năm và chiếm 40,30% trên tổng chi phí cố định, thấp nhất là khấu hao về
chi phí xây dựng nhà để phục vụ cho nuôi cá rô đồng là 0,14±0,15 triệu
đồng/ha/năm và chiếm 1,23% trên tổng chi phí cố định chi phí của mô hình. Còn
đối với mô hình nuôi trong ao ruộng thì khấu hao về chi phí đào ao, xây dựng ao,
cống bọng 3,65±1,33 triệu đồng/ha/năm, chiếm 69,70% trên tổng chi phí cố định
và thấp nhất là khấu hao về chi phí khác là 0,32±0,17 triệu đồng/ha/năm, chiếm
1,16% trên tổng chi phí cố định của mô hình nuôi.
30
Bảng 4.13. Chi phí cố định của các mô hình nuôi cá rô đồng (triệu đồng/ha/năm)
Ao đất Trên ruộng
Nội dung
TB Tỷ lệ (%) TB Tỷ lệ (%)
Đào ao, XD cống 2,43±1,15 51,20 3,65±1,33 69,70
Máy bơm 3,23±2,68 40,30 1,97±1,35 23,80
Ghe, xuồng 0,31±1,51 5,39 0,52±0,34 3,99
Chi phí xây nhà phục vụ 0,14±0,15 1,23 0,36±0,21 1,38
Khác 0,22±0,84 1,92 0,32±0,17 1,16
Tổng 6,33±4,51 100 6,82±2,87 100
Qua kết quả này, cho thấy khấu hao về chi phí về chi phí đào ao, xây dựng ao,
cống bọng ở mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất thấp hơn so với mô hình nuôi
cá rô đồng trên ruộng vì chi phí đào ao, xây dựng ao, cống bọng còn tùy thuộc
vào diện tích nuôi cá rô đồng của nông hộ. Ngược lại, khấu hao về chi phí máy
bơm ở mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất lại cao hơn so với mô hình nuôi
ruộng.
4.4.2 Chi phí biến đổi
Qua Bảng 4.14 cho thấy, trong chi phí biến đổi thì chi phí thức ăn là chiếm tỷ lệ
cao nhất tuy nhiên mức độ đầu tư thức ăn tùy thuộc vào từng mô hình nuôi. Đối
với mô hình nuôi trong ao đất chi phí thức ăn là 510,31±337,3 triệu đồng/ha/năm
chiếm 72,54% trên tổng chi phí biến đổi, tiếp theo là chi phí trả lãi vay ngân hàng
là 71,4±134,4 triệu đồng/ha/năm, chiếm 10,15% trên tổng chi phí biến đổi, chi
phí vận chuyển con giống là chi phí thấp nhất 0,7±0,4 triệu đồng/ha/năm chiếm
0,09% trên tổng chi phí biến đổi. Đối với mô hình nuôi trên ruộng chi phí thức ăn
là 245,3±132,7 triệu đồng/ha/năm, chiếm 59,13% trên tổng chi phí biến đổi, kế đó
là chi phí trả lãi vay ngân hàng là 83,5±150,7 triệu đồng/ha/năm, chiếm 20,14%
trên tổng chi phí biến đổi và chi phí vận chuyển con giống là 0,2±0,1 triệu
đồng/ha/năm chiếm 0,05% trên tổng chi phí biến đổi. Nhìn chung, chi phí biến
đổi giữa hai mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất và trên ruộng có sự chênh lệch
tương đối lớn và sự khác biệt náy có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
31
Bảng 4.14. Chi phí biến đổi ở các mô hình nuôi cá rô đồng (triệu đồng/ha/năm)
Ao đất Trên ruộng
Nội dung
TB
Tỷ lệ
(%) TB
Tỷ lệ
(%)
Tổng chi phí cho thức ăn 510,31±337,3 72,54 245,3±132,7 59,13
Chi phi trả lãi vay 71,4±134,4 10,15 83,5±150,7 20,14
Tổng chi phí con giống mua 62,1±41,5 8,83 46,6±34,2 11,22
Chi phí thuê nhân công 12,4±7,4 1,80 12,4±10,2 2,99
Chi phí sửa chữa hàng vụ 12,2±39,5 1,74 5,4±2,8 1,30
Chi phí nhiên liệu 11,1±7,2 1,58 10,8±9,9 2,60
Tổng chi phí thuốc và HC 10,4±16,0 1,48 4,3±3,6 1,04
Chi phí cải tạo ao (sên vét, vôi...) 10,3±13,5 1,47 5,1±2,5 1,22
Chi phí điện thoại 1,2±1,3 0,17 0,3±0,2 0,07
Tổng chi phí vận chuyển giống 0,7±0,4 0,09 0,2±0,1 0,05
Chi phí khác 1,24±1,3 0,18 0,9±1,1 0,22
Tổng 703,4 100,00 414,8 100,00
Nhìn chung, chi phí thức ăn ở mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất cao hơn so
với mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng là do ở mô hình ao đất nuôi với mật độ
cao, dẫn đến chi phí thức ăn cho cá tăng lên. Nhưng chi phí về trả lãi vay ở mô
hình nuôi cá rô đồng trong ao đất lại thấp hơn so với mô hình nuôi trên ruộng.
4.4.3 Tổng chi phí của mô hình nuôi cá rô đồng
Qua kết quả khảo sát cho thấy, đối với mô hình nuôi trong ao đất chi phí cố định
trung bình là 6,33±4,52 triệu đồng/ha/năm, chiếm 0,92% trên tổng chi phí đầu tư.
Còn đối với mô hình nuôi trên ruộng chi phí cố định là 6,82±2,87 triệu
đồng/ha/năm, chiếm 1,50% trên tổng chi phí đầu tư (Bảng 4.15). Nhìn chung, ở
mô hình nuôi ao đất chi phí cố định chiếm tỷ lệ thấp hơn so với mô hình nuôi trên
ruộng do mức chi phí biến đổi cho mô hình nuôi thường lớn và sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).
Theo Bảng 4.15 thì đối với mô hình cá rô đồng nuôi trong ao đất có chi phí biến
đổi là 703,4±385,0 triệu đồng/ha/năm, chiếm 94,9% trên tổng chi phí đầu tư. Mặt
khác ở mô hình nuôi trong ao đất thì có mức độ đầu tư thức ăn cho cá rô đồng là
rất lớn, dẫn đến chi phí thức ăn cho cá tăng cao nhất trong tổng chi phí đầu tư cho
mô hình, trung bình chiếm 68,9% trên tổng chi phí đầu tư. Đối với mô hình nuôi
cá rô đồng trên ruộng thì chi phí biến đổi là 414,8±152,0 triệu đồng/ha/năm,
32
chiếm 91,5% trên tổng chi phí đầu tư. Ở mô hình nuôi này các hộ nuôi thường
đầu tư thức ăn với mức độ thấp, trung bình chiếm 54,1% trên tổng chi phí đầu tư.
Nhìn chung, ở mô hình nuôi ao đất chi phí biến đổi cao hơn mô hình nuôi trên
ruộng, từ đó cho thấy việc đầu tư chi phí biến đổi đối với các mô hình nuôi được
các hộ nuôi rất chú trọng quan tâm, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Mặt
khác theo kết quả nghiên cứu của ông Trần Văn Bùi về mô hình nuôi cá rô đồng
kết hợp với cá rô phi thì tổng chi phí đầu tư là 70,3±95,3 triệu đồng/ha/năm thấp
hơn nhiều so với 2 mô hình nuôi trong ao đất và trên ruộng, vì chi phí đầu tư vào
thức ăn và con giống thấp hơn so với hai mô hình ao đất và ao ruộng.
Bảng 4.15 Tổng chi phí của mô hình nuôi cá rô đồng
Nội dung Ao đất Ao ruộng
Chi phí cố định (triệu đồng/ha/năm) 6,33±4,52a 6,82±2,87b
Chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/năm) 703,4±385,0a 414,8±152,0b
Tổng chi phí (triệu đồng/ha/năm) 741,0±416,0a 453,0±216,0b
Tỷ lệ chi phí thức ăn/tổng chi phí đầu tư (%) 68,9 54,1
Tỷ lệ chi cố định /tổng chi phí đầu tư (%) 0,92 1,50
Tỷ lệ chi biến đổi /tổng chi phí đầu tư (%) 94,9 91,5
4.4.4 Hiệu quả kinh tế
Theo số liệu phân tích Bảng 4.16 cho thấy tổng chi phí, tổng thu nhập, lợi nhuận
và tỷ suất lợi nhuận của các mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất và trên ruộng.
Tổng chi phí của các mô hình khác nhau thì cũng khác nhau, vì nó phụ thuộc vào
diện tích ao nuôi, mức độ đầu tư và cải tạo ao. Đối với mô hình nuôi ao thì đầu tư
cao hơn so với mô hình nuôi trên ruộng. Vì mô hình này có mức đầu tư cho việc
cải tạo ao và thức ăn cao hơn. Tuy nhiên trong từng mô hình nuôi tổng thu nhập
trung bình của từng hộ nuôi cũng khác nhau đáng kể do diện tích, mật độ nuôi và
mức đầu tư khác nhau. Ở mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất tổng thu nhập là
1.234,0±544,0 triệu đồng/ha/năm, trong đó tổng thu nhập trung bình của vụ 1 là
473,0±443,0 triệu đồng/ha/vụ và trung bình vụ 2 là 761,0±385,0 triệu đồng/ha/vụ.
Còn ở mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng tổng thu nhập trung bình là
700,0±262,0 triệu đồng/ha/năm, trong đó trung bình vụ 1 là 183,0±321,0 triệu
đồng/ha/vụ và vụ 2 đạt trung bình là 517,0±349,0 triệu đồng/ha/vụ. Nhìn chung,
tổng thu nhập ở cả 2 mô hình nuôi cá rô đồng đều có sự chênh lệch và rủi ro lớn,
bên cạnh những hộ thu được lợi nhuận cao thì cũng có một số hộ bị lỗ là do ảnh
33
hưởng bởi dịch bệnh. Tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất
là 0,6±1,1 và mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng là 0,7±0,5. Nhìn chung, tổng
thu nhập mô hình nuôi trong ao đất lớn hơn so mô hình nuôi trên ruộng và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 4.16).
Cá rô đồng là đối tượng nuôi có thể cho lợi nhuận rất cao nhưng mức rủi ro cũng
không thấp. Năng suất cá rô đồng có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợi nhuận của
mô hình nuôi nhưng năng suất cá rô đồng nuôi còn chịu tác động của nhiều yếu tố
như mật độ nuôi, tỷ lệ sống, kỹ thuật chăm sóc, quản lý, mức độ đầu tư cũng như
quy mô kỹ thuật của từng mô hình. Bên cạnh năng suất thì kích cỡ cá rô đồng thu
hoạch và giá bán cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó, người
nuôi phải dự tính thời điểm thu hoạch để cho lợi nhuận cao nhất. Nhìn chung, qua
kết quả khảo sát các mô hình nuôi cá rô đồng cho thấy, đối với mô hình nuôi
trong ao đất thì số hộ nuôi có lợi nhuận chiếm 84,8% số hộ nuôi với mức lợi
nhuận trung bình là 452,0±400,0 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận trung bình
không tính những hộ bị lỗ là 626,0±258,0 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do mô
hình này là mô hình nuôi truyền thống nên có mức ổn định cao hơn và lợi nhuận
cũng lớn hơn so với mô hình nuôi trên ruộng. Còn đối với mô hình nuôi trên
ruộng thì số hộ thu được lợi nhuận chiếm 72,7% số hộ nuôi với mức lợi nhuận
trung bình là 298,0±332,0 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận trung bình không tính
những hộ bị lỗ là 415,0±65,0 triệu đồng/ha/năm. Ở mô hình nuôi trong ao đất có
mức đầu tư chi phí cao hơn mô hình nuôi trên ruộng, trung bình là 741,0±416,0
triệu đồng/ha/năm, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp hơn mô hình nuôi trên ruộng,
trung bình là 0,6±1,1. Còn ở mô hình nuôi trên ruộng có mức đầu tư thấp hơn,
trung bình là 453,0±216,0 triệu đồng/ha/năm nhưng tỷ suất lợi nhuận (0,7±0,5) lại
cao hơn mô hình nuôi ao đất và đây là mô hình nuôi đạt hiệu quả hơn và ổn định
nhất so với mô hình nuôi trong ao đất. Nhìn chung, lợi nhuận giữa hai mô hình
nuôi cá rô đồng trong ao đất và trên ruộng có sự chênh lệch nhau không đáng kể
và sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 4.16).
34
Bảng 4.16 Chi phí, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của hai mô hình
Nội dung
Ao đất
(Tr.đồng/ha/năm)
Trên ruộng
(Tr.đồng/ha/năm)
Tổng thu nhập (TR) 1.234,0±544,0a 700,0±262,0b
Tổng thu nhập vụ 1(TR) 473,0±443,0 183,0±321,0
Tổng thu nhập vụ 2(TR) 761,0±385,0 517,0±349,0
Tổng chi phí (TC) 741,0±416,0a 453,0±216,0b
Tổng lợi nhuận (PR) 452,0±400,0a 298,0±332,0a
Tỷ lệ số hộ có lợi nhuận (%) 84,8 72,7
Tỷ lệ số hộ bị lỗ (%) 15,2 27,3
Hiệu quả chi phí (TR/TC) 1,6±1,1 1,7±0,5
Tỷ suất lợi nhuận (PR/TC) 0,6±1,1a 0,7±0,5a
Tổng lợi nhuận tính hộ có lời (PR) 626,0±258,0 415,0±65,0
Tỷ suất lợi nhuận (PR/TC) (hộ lời) 1,2±1,0a 1,1±0,4a
Tỷ suất lợi nhuận (PR/TC) (hộ lỗ) (0,3)±0,1 (0,2)±0,2
Theo kết quả nghiên cứu của ông Trần Văn Bùi về mô hình nuôi cá rô đồng kết
hợp với cá rô phi thì thu nhập (là 85,0±123,0 triệu đồng/ha/năm) và lợi nhuận (là
14,80±23,30 triệu đồng/ha/năm) thấp hơn so với mô hình nuôi cá rô đồng trong
ao đất và trên ruộng. Đối với mô hình nuôi này thì năng suất gia tăng theo mật độ
nuôi và mức độ đầu tư cho mô hình nuôi. Chính vì vậy hiệu quả kinh tế của mô
hình nuôi cá rô đồng kết hợp với cá rô phi đạt hiệu quả kinh tế thấp hơn so với
mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất và trên ruộng. Tuy nhiên mô hình nuôi cá rô
đồng kết hợp với cá rô phi, có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần làm
giảm sự ô nhiễm môi trường nước công cộng, vì cá rô phi có đặc tính làm sạch
môi trường nước trong ao nuôi.
4.5 Nhận thức của nông hộ
4.5.1 Khía cạnh môi trường
Qua khảo sát các nông hộ nuôi cá rô đồng đa số người nuôi cho rằng môi trường
nước công cộng hiện nay xấu đi và tệ hơn các năm trước, do người nuôi với mật
độ ngày càng cao, không có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Trong đó có
15,2% số hộ nuôi cho rằng môi trường nước hiện nay rất xấu so với các năm
35
trước đây, 69,7% số hộ nuôi cho là môi trường nước xấu hơn các năm trước và
15,2% số hộ nuôi cho là trung bình.
Mô hình nuôi cá rô đồng đang sử dụng của nông hộ thì các hộ nuôi đều cho rằng
là ít ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng. Trong đó, 78,8% số hộ nuôi cho
rằng mô hình đang nuôi ít ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng và 21,2%
số hộ nuôi cho là không ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng. Qua khảo
sát các hộ nuôi thì hầu như người nuôi cho rằng mô hình nuôi công nghiệp là mô
hình gây ảnh hưởng nhất đến môi trường nước công cộng, chiếm 46,9% số hộ
nuôi, có 22,7% số hộ nuôi cho là mô hình nuôi trong bè, nuôi trong lồng mới gây
ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng và 19,7% số hộ nuôi cho là không có
gây ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng. Nhìn chung, đa số các hộ nuôi
cho rằng mô hình nuôi công nghiệp là mô hình gây ảnh hưởng nhất đến môi
trường nước công cộng, tiếp theo là mô hình nuôi trong bè và nuôi trong lồng. Do
các mô hình nuôi này, nuôi với mật độ cao cho nên việc sử dụng lượng thuốc, hóa
chất, thức ăn nhiều dễ gây ô nhiễm môi trường nước (Bảng 4.18).
Bảng 4.17 Khía cạnh môi trường
Nội dung Ao đất Ao ruộng Cả hai MH
N % N % N %
So với trước đây MT nước xấu hơn 22 66,7 24 72,7 46 69,7
So với trước đây MT nước rất xấu 4 12,1 6 18,2 10 15,2
So với trước đây MT nước trung bình 7 21,2 3 9,09 10 15,2
MH nuôi hiện nay
ít AH đến MT nước công cộng 24 72,7 28 84,8 52 78,8
MH nuôi hiện nay
không AH đến MT nước công cộng 9 27,3 5 15,2 14 21,2
MH nuôi công nghiệp
AH đến MT nước công cộng 16 48,5 15 45,5 31 47
MH nuôi lồng, bè
AH đến MT nước công cộng 7 21,2 8 24,2 15 22,7
Không biết 4 12,1 3 9,09 7 10,6
Không có 6 18,2 7 21,2 13 19,7
36
4.5.2 Khía cạnh xã hội
Qua khảo sát các nông hộ nuôi cá rô đồng thì đa số hộ nuôi đều sử dụng điện thắp
sáng trong gia đình chiếm 87,9% số hộ do mạng lưới điện ngày càng rộng khắp.
Tuy nhiên vẫn còn những hộ chưa có điện chiếm 12,1% số hộ nuôi. Đường giao
thông nông thôn của người nuôi cá rô đồng đã được đầu tư cải tạo xây dựng để
thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn, sản phẩm cá rô đồng sau khi thu hoạch và
thuận tiện trong việc đi lại mua bán.
Do thu được lợi nhuận cao từ chính mô hình nuôi cá rô đồng của mình (chiếm
60,6% số hộ có lợi nhuận cao) cho nên đa số người nuôi đều quan tâm đến việc
học hành của con cái mình, mặt khác quan niệm ngày nay của người dân là không
để con cái mình bị mù chữ. Song họ còn tổ chức đi tham quan, vui chơi giải trí
vào các dịp lễ, ngày nghỉ cuối tuần hay lúc nhàng rỗi sau thu hoạch các mùa vụ.
Mức sống của người nuôi cá rô đồng ngày càng nâng cao do được mùa, trúng giá
cho nên việc mua sắm các vật dụng trong gia đình tăng lên. Trẻ em chưa đến tuổi
lao động tham gia nuôi trồng thủy sản ngày càng giảm đáng kể.
Qua kết quả điều tra trong 66 hộ khảo sát thì hầu hết các hộ nuôi không có lao
động trẻ em tham gia nuôi trồng thủy sản (chiếm 100% số hộ nuôi) (Bảnng 4.19).
Bảng 4.18 Khía cạnh xã hội
Nội dung Ao đất Ao ruộng cả hai MH
N % N % N %
Số hộ có điện sinh hoạt 28 84,8 30 90,9 58 87,9
Số hộ chưa có điện sinh hoạt 5 15,2 3 9,09 8 12,1
Lợi nhuận cao 23 69,7 17 51,5 40 60,6
Hiệu quả kinh tế 18 54,5 19 57,6 37 56,1
4.6 Những thuận lợi và khó khăn trong các mô hình nuôi cá rô đồng
4.6.1 Những thuận lợi
Điều kiện tự nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu và thời tiết . . . ở tỉnh Đồng
Tháp cơ bản thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá rô đồng
nói riêng.
37
Bảng 4.19 Những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá rô đồng
Nội dung Ao đất Ao ruộng cả hai MH
Thuận lợi N % N % N %
Dễ nuôi 21 63,6 23 69,7 44 66,7
Ít rủi ro 17 51,5 12 36,4 29 43,9
Dễ quản lý và chăm sóc 16 48,5 18 54,5 34 51,5
Bán cho thương lái 30 90,9 28 84,8 58 87,9
Bán trực tiếp ở chợ 2 6,06 4 12,1 6 9,1
Khó khăn N % N % N %
Nguồn vốn 19 57,6 24 72,7 43 65,2
Phòng và trị bệnh 6 18,2 9 27,3 15 22,7
Giá thức ăn cao 13 39,4 25 75,8 38 57,6
Mặt dù cá rô đồng là một đối tượng mới nhưng người nuôi đã sớm tích lũy được
những kinh nghiệm nuôi cá rô đồng hoặc qua những loài cá khác. Qua kết quả
khảo sát thì có 66,7% số hộ cho rằng cá rô đồng là loài cá rất dễ nuôi, bên cạnh
đó có một số hộ nuôi đã nhận định rằng khi nuôi cá rô đồng rất dễ quản lý, dễ
chăm sóc (chiếm 51,5% số hộ nuôi), đồng thời ít gặp rủi ro trong quá trình nuôi
(chiếm 43,9% số hộ nuôi) hơn nuôi các đối tượng khác (như nuôi tôm, nuôi cá
tra…). Nhìn chung cá rô đồng dễ nuôi, việc quản lý và chăm sóc chúng đơn giản,
cho nên có thể tận dụng được nguồn nhân lực ở tại địa phương đáng kể để nuôi cá
mà không cần đến kỹ thuật cao (Bảng 4.20).
Khác với những loài cá khác, cá rô đồng có thể tiêu thụ được dễ dàng thông qua
nhiều hình thức khác nhau như bán cho thương lái (chiếm 87,9% số hộ nuôi).
Ngoài ra có thể mang cá đến chợ để bán lẽ (chiếm 9,1% số hộ nuôi) và có thể tự
vận chuyển cá đến các nơi tiêu thụ ở các thành phố, các tỉnh thành lân cận. Bên
cạnh đó hình thức bán cá rô đồng thương phẩm có thể được phân cỡ dựa vào
trọng lượng của cá hoặc bán xô ngang cho các thương một cách dễ dàng. Tuy
nhiên, qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy thì hầu hết các hộ nuôi cá rô đồng
thương phẩm đều bán xô mà không có phân cỡ để bán (Bảng 4.20).
4.6.2 Những khó khăn
Qua kết quả điều tra cho thấy có 65,2% số hộ cho rằng là thiếu nguồn vốn để đầu
tư nuôi cá và có 22,7% số hộ nuôi cho rằng gặp khó khăn trong quá trình nuôi là
38
vấn đề phòng và trị bệnh cho cá nuôi. Bên cạnh những khó khăn về vấn đề dịch
bệnh thì giá của thức ăn là một trong những trở ngại không nhỏ cho nghề nuôi
thủy sản nói chung và đặc biệt là nuôi cá rô đồng ở tỉnh Đồng Tháp (Bảng 4.20).
39
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
− Nghề nuôi cá rô đồng đang được phát mạnh ở tỉnh Đồng Tháp.
− Diện tích đất trung bình sử dụng cho mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất
là 0,51±0,36 ha/hộ và trên ruộng là 1,57±1,89 ha/hộ.
− Mùa vụ nuôi chủ yếu là mùa lũ từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm.
− Năng suất bình quân của mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất là
43.225,3±19.189,4 kg/ha/năm và trên ao ruộng là 23.927,6±8.519,5
kg/ha/năm.
− Tổng chi phí cho mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất là 741±416 triệu
đồng/ha/năm và trên ruộng là 453±216 triệu đồng/ha/năm. Lợi nhuận
trung bình của mô hình nuôi trong ao đất và trên ruộng lần lượt là 493±400
triệu đồng/ha/năm và 298±332 triệu đồng/ha/năm.
5.2 Đề xuất
− Phải quy hoạch vùng nuôi thủy sản, đầu tư hệ thống thủy lợi, thực hiện nạo
vét kênh rạch tạo sự chủ động trong khâu cung cấp nước và giảm ô nhiễm.
− Công tác kiểm dịch giống nhằm đảm bảo nguồn giống sạch bệnh cho vùng
nuôi.
− Tăng cường công tác tổ chức tập huấn ở địa phương, trao đổi kỹ thuật cho
người nuôi. Tuyên truyền bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức của người
nuôi nhằm hạn chế những rủi ro. Thông tin kịp thời cho người nuôi về biến
động của thị trường.
− Ngân hàng cần phải có các chính sách hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất ưu
đãi và thời gian cho vay dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi.
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi, T.V, 2005. Nghiên cứu nuôi kết hợp cá rô đồng (Anabas testudineus) trong
lồng và cá rô phi (Orea chromis niloticus) trong ao đất. Luận văn thạc sĩ.
Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.
Truy cập ngày 20/12/2008.
Truy cập ngày 14/12/2008.
Truy cập ngày 06/01/2009.
Truy cập ngày 20/12/2008.
Truy cập ngày 14/12/2008.
Truy cập ngày 11/12/2008.
Khang, V.D, 1962. Ngư loại học.
Khánh, P.V và L.T.T, Loan, 2004. Kỹ thuật nuôi một số loài cá kinh tế nước ngọt
và phòng trị bệnh cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Khánh, P.V, 1999. Kỹ thuật sinh sản ương nuôi cá rô đồng.
Khoa, T.T và T.T.T.Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
Long, D.N, 2007. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi các loài cá có giá trị kinh tế
ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Phượng, Đ.T, 2002. Điều tra kỹ thuật nuôi cá rô đồng ở hai huyện Ô Môn và
Châu Thành tỉnh Cần Thơ. Tiểu luận tốt nghiệp.
Tạp chí khoa học thủy sản, 2006a.Q1.
Tạp chí khoa học thủy sản, 2006b.Q2.
Tính, L.V, 2002. So sánh hiệu quả của nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) thâm
canh bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm khác nhau.
Tính, L.V, 2003. Thực nghiệm nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) bằng thức ăn
viên có hàm lượng đạm khác nhau. Luận văn thạc sĩ.
Yên, M. Đ, 1983. Cá kinh tế nước ngọt Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật.
41
Yên, M.Đ; N.V.Trọng; N.V.Thiện; L.H.Yến và H.B.Loan,1992. Định loại cá
nước ngọt Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
Chi cục BVNLTS Đồng Tháp, 2008. Báo cáo tổng kết năm 2008
42
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kinh nghiệm NTTS và số lao động của nông hộ
Nội dung
Số lao động
(người/hộ)
Số ngày LĐ
(ngày/vụ)
Số lao động trong gia đình 5,06±1,40 580,6±228,9
Số lao động tham gia nuôi cá rô đồng 5,28±1,55 942,4±320,2
Số lao động thuê mướn nuôi cá RĐ 2,71±0,76 892,7±789
Mô hình nuôi Số năm kinh nghiệm nuôi (năm)
Mô hình nuôi cá rô đồng 3,90±1,59
- Mô hình nuôi cá rô đồng trên ao đất 3,64±1,58
- Mô hình nuôi các rô đồng trên ruộng 3,12±0,99
Phụ lục 2: Một số thông tin về nông hộ
Nội dung Ao đất Trên ruộng
N % N %
1. Trình độ văn hoá
Không 0 0,00 1 3,03
Cấp 1 11 33,3 6 18,2
Cấp 2 11 33,3 15 45,5
Cấp 3 10 30,3 9 27,3
TH/ĐH 1 3,0 2 6,06
Tổng 33 100 33 100
2. Loại hình nuôi TS Hộ cá thể 33 100 33 100
43
Phụ lục 3: Diện tích và cơ cấu đất đai
Thông số
Ao đất
(n=33)
Trên ruộng
(n=33)
Tổng diện tích (ha/hộ) 0,51±0,36 1,57±1,89
Tổng diện tích mặt nước nuôi (ha/hộ) 0,27±0,25 1,16±1,69
Độ sâu (m) 1,6±0,3 1,5± 0,2
Tỷ lệ DT mặt nước so với TDT (%) 47,6±17,7 68,1±16,3
Tỷ lệ số hộ có sử dụng ao lắng (%) 15,1 6,0
Phụ lục 4: Quản lý giống nuôi
Nội dung Ao đất Ao ruộng
Mật độ thả nuôi (con/m2) 48,6±6,74 38,00±3,29
Cở giống bình quân (con/kg) 263,00±22,80 269,00±24,80
Giá mua giống bình quân (ngàn đồng) 0,21±0,02 0,23±0,04
Thời gian ương (ngày) 2,00±0,76 1,50±0,71
Phụ lục 5: Quản lý nước trong ao nuôi cá rô đồng
Nội dung Ao đất Trên ruộng
Chế độ thay nước (ngày/lần) 13,6±7,9 12,3±3,1
Chế độ thay nước vụ 1(ngày/lần) 13,3±8,1 10,6±4,2
Chế độ thay nước vụ 2 (ngày/lần) 13,9±7,6 14,0±11,0
Tỷ lệ thay nước (%) 28,6±3,7 28,1±3,9
Tỷ lệ thay nước vụ 1(%) 28,8±3,4 2,9±0,3
Tỷ lệ thay nước vụ 2 (%) 28,3±3,9 2,6±0,7
44
Phụ lục 6: Sử dụng thức ăn cho nuôi cá rô đồng
Nội dung Ao đất Ao ruộng
N % N %
1. Sử dụng TACN 33 100 19 57,6
2. Sử dụng TATS 14 42,4
Tổng 33 100 33 100
Phụ lục 7: Thu hoạch
Nội dung Ao đất Trên ruộng
Kích cỡ thu hoạch (con/kg) 11,8±1,7 11,2±1,5
Giá bán (ngàn đồng/kg) 28,5±1,3 28,9±1,7
Tỷ lệ sống (%) 72,5±14,5 67,1±16,8
Tỷ lệ sống vụ 1(%) 70,1±14,2 66,7±16,7
Tỷ lệ sống vụ 2 (%) 74,9±13,8 67,4±16,8
FCR vụ 1 1,6±0,4 1,6±0,3
FCR vụ 2 1,5±0,3 1,7±0,4
Thời gian nuôi vụ 1 (ngày) 163,0±18,2 200,0±21,2
Thời gian nuôi vụ 2 (ngày) 174,0± 25,8 185,0±19,9
Năng suất vụ 1 (kg/ha) 28.628,3±7.003,1 22.717,9±6.443,9
Năng suất vụ 2 (kg/ha) 31.517,9±7.319,9 23.406,1±6.592,3
Năng suất cả năm(kg/ha) 43.225,3±19.189,4 23.927,6±8.519,5
45
Phụ lục 8: Chi phí, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Nội dung Ao đất Ao ruộng
Chi phí sên vét/ năm (tr.đồng/ha) 10,9±13,6 5,09±2,49
Chi phí giống/ năm (tr.đồng/ha) 87,2±41,5 57,6±34,2
Chi phí hoa chất thuốc/ năm (tr.đồng/ha) 10,8±16,0 4,48±3,64
Chi phí nhiên liệu/năm (tr.đồng/ha) 11,4±7,21 10,9±9,91
Chi phí TA/năm (tr.đồng/ha) 537±337 281±133
Chi phí LĐ thuê thường xuyên/năm (tr.đồng/ha) 17,5±7,48 15,7±10,2
Chi phí lặt vặt khác/năm (tr.đồng/ha) 20,6±4,25 6,85±4,29
Tổng định phí/năm (tr.đồng/ha) 6,33±4,52 6,82±2,87
Tổng biến phí/năm (tr.đồng/ha) 703±385 415±152
Tổng chi phí/năm (tr.đồng/ha) 741±416 453±216
Chi phí trả lãi vay/năm (tr.đồng/ha) 134±96,5 151±82,6
Chi phí TA/tổng chi phí/năm (%) 72,5±81,1 62,0±61,4
Chi phí giống/tổng chi phí/năm (%) 11,8±9,98 12,7±15,8
Chi phí thuốc/tổng chi phí/năm (%) 1,46±3,85 0,99±1,68
Lợi nhuận/năm (tr.đồng/ha) 452±400 298±332
Tỷ suất lợi nhuận 0,6±1,1 0,7±0,5
Lợi nhuận/năm ( không tính hộ lỗ) (tr.đồng/ha) 626±258 415±64,8
Tỷ suất lợi nhuận (không tính hộ lỗ) 1,20±1,02 1,11±0,38
46
Phụ lục 6: Khía cạnh môi trường
Nội dung Ao đất Ao ruộng Cả hai MH
N % N % N %
So với trước đây MT nước xấu hơn 22 66,7 24 72,7 46 69,7
So với trước đây MT nước rất xấu 4 12,1 6 18,2 10 15,2
So với trước đây MT nước trung bình 7 21,2 3 9,09 10 15,2
MH nuôi hiện nay
ít AH đến MT nước công cộng 24 72,7 28 84,8 52 78,8
MH nuôi hiện nay
không AH đến MT nước công cộng 9 27,3 5 15,2 14 21,2
MH nuôi công nghiệp
AH đến MT nước công cộng 16 48,5 15 45,5 31 47
MH nuôi lồng, bè
AH đến MT nước công cộng 7 21,2 8 24,2 15 22,7
Không biết 4 12,1 3 9,09 7 10,6
Không có 6 18,2 7 21,2 13 19,7
Phụ lục 10: Khía cạnh xã hội
Nội dung Ao đất Ao ruộng cả hai MH
N % N % N %
Số hộ có điện sinh hoạt 28 84,8 30 90,9 58 87,9
Số hộ chưa có điện sinh hoạt 5 15,2 3 9,09 8 12,1
Lợi nhuận cao 23 69,7 17 51,5 40 60,6
Hiệu quả kinh tế 18 54,5 19 57,6 37 56,1
47
Phụ lục 11: Thuận lợi và khó khăn trong các mô hình nuôi cá rô đồng
Nội dung Ao đất Ao ruộng cả hai MH
Thuận lợi N % N % N %
Dễ nuôi 21 63,6 23 69,7 44 66,7
Ít rủi ro 17 51,5 12 36,4 29 43,9
Dễ quản lý và chăm sóc 16 48,5 18 54,5 34 51,5
Bán cho thương lái 30 90,9 28 84,8 58 87,9
Bán trực tiếp ở chợ 2 6,06 4 12,1 6 9,1
Khó khăn N % N % N %
Nguồn vốn 19 57,6 24 72,7 43 65,2
Phòng và trị bệnh 6 18,2 9 27,3 15 22,7
Giá thức ăn cao 13 39,4 25 75,8 38 57,6
48
PHỤ LỤC 11: PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ
1. Họ tên chủ hộ: …………, 1.Tuổi …... 2. Giới tính ….. 3. Học vấn ……. 4. ĐT ………
2. Họ tên đáp viên: …………., 1.Tuổi……2. Giới tính ….. 3. Học vấn ……. 4. ĐT ………
(Học vấn: 0 = Mù chữ; 1= Cấp 1; 2 = Cấp 2; 3 = Cấp 3; 4 = Đại học; 5 = Cao hơn)
3. Địa chỉ: Ấp …………. Xã …………. Huyện ……………… Tỉnh ……………………
4. Số người trong gia đình: …………… người; 4.1. Trong đó Nam ……........
5. Số lao động trong gia đình : ……… người; 5.1. Trong đó Nam …………
6. Số lao động nam gia đình nuôi cá RĐ …. người; số ngày lao động trung bình/vụ….
ngày /vụ
7. Số lao động nữ gia đình nuôi cá RĐ ….người, số ngày lao động trung bình/vụ …….
ngày /vụ
8. Số lao động trẻ em g.đình (13-<17 tuổi) .….người, số ngày lao động trung
bình/vụ……. ngày/vụ
9. Số lao động lớn tuổi g.đình (>60 tuổi) …… người, số ngày lao động trung bình/vụ ….
ngày/vụ
10. Lao động thuê mướn cho nuôi cá RĐ: ……. người; 10.1. Trong đó Nam ………
10.2. Số tháng thuê……….tháng/vụ; 10.3. Chi phí thuê lao động…….ngàn
đồng/vụ
11. Loại hình tổ chức NTTS? ……..(1= hộ cá thể; 2= Trang trại; 3= DNTN; 4= HTX;
5= khác)
12. Mô hình nuôi hiện nay ………… (1= trong ao đất; 2= ao nylon; 3= cả hai)
13. Mô hình được phỏng vấn ………. (1= trong ao đất; 2= ao nylon; 3= cả hai)
14. Kinh nghiệm nuôi cá RĐ nói chung ….. năm; 14.1. Ao đất …14.2. Ao nylon …….
15. Lý do chọn mô hình hiện nay (tối đa 3 lý do cơ bản nhất)
Lý do 15.1 Ao đất 15.2 Ao nylon
1
2
3
49
II. KẾT CẤU MÔ HÌNH – MÔ HÌNH PHỎNG VẤN: AO ĐẤT AO NYLON
16. Tổng diện tích NTTS: ………...… m2 (Diện tích mặt nước, ao lắng, nhà xưởng …)
17. Tổng diện tích mặt nước nuôi: ……….m2; 17.1. Số ao nuôi ……….. ao
18. Tỷ lệ mương bao: ……….. %/ Tổng diện tích mặt nước nuôi
19. Mực nước bình quân ao nuôi: ……… m;
20. Tổng diện tích ao lắng/ xử lý nước ……… m2; 20.1. Số ao lắng.......... ao
21. Đánh giá chất lượng sử dụng ao lắng:…..…...(1=xấu; 2= chưa tốt; 3= Trbình; 4= khá tốt;
5= Rất tốt)
22. Số vụ nuôi/năm: ..……vụ,
III. CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CHO NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG
23. Tổng chi phí cố định
TT Nội dung
Số tiền
(triệu
đồng)
Dự kiến thời gian có
thể sử dụng được
(số năm)
1 Giá đất bình quân/ ha
2 Chi phí thuê đất/năm
3 Chi phí đào đắp, xây dựng ao, cống bọng
4 Giếng nước khoan/ cây nước
5 Nhà xưởng, chòi canh nuôi cá rô đồng
6 Máy đạp nước, (cánh quạt, sục khí)
7 Máy bơm
8 Ghe xuồng
9 Dụng cụ các loại cho nuôi cá rô đồng
10 Khác/thuế…
50
IV. THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG NĂM 2008
24. Thông tin chi tiết theo vụ
TT Nội dung 24.1. Vụ 1 24.2. Vụ 2
A Thông tin chung
1 Tổng diện tích mặt nước nuôi (m2)
2 Số ao nuôi (cái)
3 Tên loài nuôi
4 Thời điểm thả giống (tháng nào) AL
5 Thời điểm thu hoạch (tháng nào) AL
6 Thời gian thực nuôi (ngày/vụ) (từ thả giống đến
thu hoạch)
B Quản lý ao
7 Số lần sên vét, cải tạo ao (lần/ năm)
8 Chi phí sên vét cải tạo/ vụ
9 Chế độ thay nước (ngày/lần)
10 Lượng nước thay (% lần thay)
11 Xử lý nước cấp (1=Ao lắng, 2=Ao lắng + Thuốc/ hóa
chất)
12 Xử lý nước thải (1=Trực tiếp ra kênh rạch; 2= ao lắng;
3= Ao lắng + Thuốc/ hóa chất)
13 Lượng nước ngầm sử dụng/vụ (m3)
14 Tổng lượng xăng dầu sử dụng/vụ (lít)
15 Giá xăng dầu bình quân (000đ/lít)
16 Số lượng điện sử dụng (KW/vụ)
17 Giá điện bình quân (000đ/KW)
C Con giống 24.1. Vụ 1 24.2. Vụ 2
18 Tổng số lượng giống thả (con/vụ)
19 Kích cỡ con giống (con/kg)
20 Gía bình quân (đồng/con)
21 Nguồn giống (1= trong tỉnh, 2= các tỉnh ĐBSCL, 3=
miền trung, 4= khác..)
22 Chất lượng giống (1=xấu, 2=chưa tốt, 3=trung bình,
51
4=khá tốt, 5=rất tốt)
23 Ưu tiên nguồn giống (1=trong tỉnh, 2=các tỉnh ĐBSCL, 3= miền
trung, 4= khác…)
24 Kiểm dịch giống (1= không,2= bằng mắt thường, 3=gây sốc,
4=PCR, 5= khác...)
25 Chi phí kiểm dịch giống (000đ/vụ)
26 Chi phí vận chuyển giống (000đ/vụ)
27 Thời gian ương (nếu có) (số ngày/đợt)
28 Ước tính tỷ lệ sống sau ương (%)
D Thức ăn
29 Tên thứ ăn loại 1 ……………… Số lượng
(kg/vụ)
30 Giá bình quân thức ăn loại 1 (000đ/kg)
31 Tên thứ ăn loại 2 ……………… Số lượng
(kg/vụ)
32 Giá bình quân thức ăn loại 2 (000đ/kg)
33 Tên thứ ăn loại 3 ………….… Số lượng (kg/vụ)
34 Giá bình quân thức ăn loại 3 (000đ/kg)
35 Tổng chi phí thức ăn khác bổ sung (000đ/vụ)
Tổng chi phí thức ăn sử dụng (000đ/vụ)
E Thuốc, Hóa chất và phòng trị bệnh
36 Loại bệnh 1 thường gặp (tên bệnh)
37 Cách phòng trị loại bệnh 1
38 Loại bệnh 2 thường gặp (tên bệnh)
39 Cách phòng trị loại bệnh 2
40 Tổng chi phí thuốc, hóa chất phòng trị và xử lý
nước/ vụ (000đ)
F Các chi phí khác
41 Chi phí sửa chữa hàng vụ (000đ)
42 Trả lãi vay/ vụ (000đ)
43 Chi phí Điện thoại giao dịch có liên quan/vụ
(000đ)
52
44 Các chi phí lặt vặt khác/vụ (000đ)
G Thu hoạch
45 Tổng khối lượng cá rô đồng thu hoạch (kg/vụ)
46 Kích cỡ bình quân (con/kg)
47 Giá bán bình quân (000đ/kg)
TT Nội dung 24.1. Vụ 1 24.2. Vụ 2
48 Có phân cỡ cá rô đồng để bán không? (1= không, 2=
có)
49 Nếu có phân cỡ; Nhóm kích cỡ nào là chủ yếu?
(con/kg)
50 Sản lượng, S.phẩm khác ngoài cá rô đồng (Cá…;
Kg/vụ)
51 Giá bình quân của sản phẩm khác (000đ/Kg)
Tổng thu nhập (000đ/vụ)
H Tiêu thụ sản phẩm cá rô đồng nuôi (100%)
52 Để sử dụng trong gia đình (ăn, khô, cho…) (%)
53 Bán trực tiếp tại chợ (%)
54 Bán qua người thu gom hoặc thương lái (%)
55 Bán cho vựa/ đại lý (%)
56 Bán trực tiếp cho nhà máy chế biến TS (%)
57 Bán cho nguồn khác …............................ (%)
V. KHÍA CẠNH VỀ MÔI TRƯỜNG
25. Môi trường nước công cộng hiện nay như thế nào?........(1=rất xấu, 2=xấu, 3=trung bình,
4=khá, 5= tốt)
26. So với trước đây môi trường nước như thế nào?..........(1=rất xấu, 2=xấu, 3=trung bình,
4=khá, 5= tốt)
1. Lý do 1:……………………………………………………………………………
2. Lý do 2:…………………………………………………………………………….
3. Lý do 3:……………………………………………………………………………
53
27. Mô hình nuôi cá rô đồng đang áp dụng có ảnh hưởng thế nào đến môi trường nước
công cộng (1= không ảnh hưởng, 2= ít ảnh hưởng, 3= bình thường, 4= ảnh hưởng xấu, 5= ảnh
hưởng rất xấu)
1. Lýdo 1:……………………………………………………………………………..
2. Lý do 2:…………………………………………………………………………….
3. Lý do 3:……………………………………………………………………………
28. Xin ông/ bà cho biết 3 mô hình NTTS trong vùng nuôi có ảnh hưởng xấu đến môi
trường nước công cộng (xếp theo mức tác động từ nhiều đến ít)
1. ………………………………. …………………………………………………
2 ……………………………. …………………………………………………….
3 ……………………………….. …………………………………………………
VI. KHÍA CẠNH XÃ HỘI
29. chi phí thu nhập và lợi nhuận từ các ngành nghề khác trong năm 2008
Diễn giải Tổng chi phí
(tr.đ/năm)
Thu nhập
(tr.đ/năm)
Lợi nhuận
(tr.đ/năm)
1. Mô hình nuôi cá rô đồng
2. Nuôi trồng thủy sản khác ngoài nuôi cá rô
đồng
3. Khai thác thuỷ sản tự nhiên
4. Lúa
5. Trồng trọt khác ngoài lúa
6. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
7. Kinh doanh/ buôn bán
8. Làm thuê, làm mướn, tiền lương
9. Hoạt động kinh tế khác…..
Tổng
30. NTTS có tạo thêm việc làm cho địa phương?............ (1=giảm đi, 2= không thay đổi,
3=tăng)
31. NTTS tạo thêm việc làm cho lao động nữ ở địa phương?......(1=giảm đi, 2= không thay
đổi, 3=tăng)
32. Thu nhập của người lao động khi NTTS ?……… (1=giảm đi, 2= không thay đổi, 3= tăng).
54
33. Thu nhập của người lao động nữ khi NTTS ?…..…(1=giảm đi, 2= không thay đổi,
3=tăng).
VII. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG
34. Những thuận lợi khi thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng hiện nay (xếp theo thứ tự ưu
tiên từ cao đến thấp)
1. …………………………………………………………………………………….
2………………………………………………………………………………………
3………………………………………………………………………………………
35. Những khó khăn khi thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng hiện nay (xếp theo thứ tự ưu
tiên từ cao đến thấp)
1.……………………………………………………………………………………….
2………………………………………………………………………………………
3………………………………………………………………………………………
36. Giải pháp và định hướng sắp tới của ông bà?
1. ……………………………………………………………………………………..
2………………………………………………………………………………………
3………………………………………………………………………………………
Xin cám ơn sự giúp đỡ của ông, bà.
Ngày…tháng…..năm ……
Người phỏng vấn
55
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_dtc_lien_9658.pdf