Chuyên đề Nghiên cứu đa dạng sinh học các quần xã thực vật góp phần vào công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận

Tài liệu cung cấp những nghiên cứu về hiện trạng đa dạng sinh học, những thông tin về sự đa dạng loài, mức độ đồng đều, mức độ phong phú của thực vật rừng ở Vườn Quốc gia Núi Chúa, làm cơ sở cho việc bảo tồn tính đa dạng sinh học của rừng cũng như bảo tồn một số loài quý hiếm, một số quần xã ưu thế phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học có hiệu quả cần thiết có.

pdf26 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu đa dạng sinh học các quần xã thực vật góp phần vào công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Tỉnh Ninh Thuận nằm ở phía Nam vùng Duyên hải Nam Trung bộ, ở vị trí trung điểm giao thông dọc theo QL 1A, đường sắt Thống Nhất và QL27 lên Tây nguyên. Toàn tỉnh có 5 huyện và 1 thị xã với 62 xã, phường, thị trấn; diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 335.799,87 ha, chiếm 1,02% diện tích toàn quốc; dân số 520.000 người. Theo Quyết định số 345/QĐ/BNN-KL ngày 11/4/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố diện tích rừng và đất chưa sử dụng toàn quốc năm 2006, diện tích đất rừng của tỉnh Ninh Thuận là 151.541 ha và tỉ lệ độ che phủ của rừng là 44,3%. Vườn Quốc gia Núi Chúa được chuyển hạng từ Khu bảo tồn Thiên nhiên thành Vườn Quốc gia theo Quyết định số 134/2003/QĐ-TTg ngày 09/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Vườn Quốc gia Núi Chúa nằm trên địa bàn huyện Ninh Hải và một phần huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Diện tích 29.865 ha, gồm diện tích trên đất liền 22.513 ha, diện tích phần trên biển 7.352 ha; là khu rừng chứa đựng nhiều giá trị cao về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học, với nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm của hệ sinh thái rừng nhiệt đới với 2 nhóm hệ sinh thái rừng chính là: Rừng thưa và trảng cây bụi rụng lá; rừng rậm thường xanh nhiệt đới. Vườn Quốc gia Núi Chúa là nơi bảo tồn những sinh cảnh rừng tự nhiên tiêu biểu, độc đáo của hệ sinh thái rừng vùng núi cao. Cùng với Vườn Quốc gia Phước Bình, Vườn Quốc gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận có nhiệm vụ duy trì và phát triển các loài thực vật và động vật hoang dã, đồng thời góp phần nâng cao năng lực phòng hộ khu vực đầu nguồn, phía Đông bắc và phía Tây của tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, các hoạt động của con người như phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép... đã và đang làm cho tài nguyên rừng Vườn Quốc gia suy giảm nghiêm trọng. Nhiều loài động thực vật trong đó có những loài quý hiếm hoặc có thể có những loài mà khoa học chưa biết đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong. Để giúp công tác bảo tồn đa dạng sinh học có hiệu quả cần thiết có những nghiên cứu về hiện trạng đa dạng sinh học, cung cấp những thông tin về sự đa dạng loài, mức độ đồng đều, mức độ phong phú của thực vật rừng ở Vườn Quốc gia Núi Chúa, làm cơ sở cho việc bảo tồn tính đa dạng sinh học của rừng cũng như bảo tồn một số loài quý hiếm, một số quần xã ưu thế, chúng tôi chọn chuyên đề: “Nghiên cứu đa dạng sinh học các quần xã thực vật góp phần vào công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận”. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định thành phần và mối quan hệ của những loài cây trong khu vực nghiên cứu. - Xác định các loài chiếm ưu thế và phát hiện được một số loài, nhóm sinh thái quý hiếm trong quần xã cây gỗ của rừng cần được bảo tồn. - Xác định được mức độ bảo vệ cho loài hay nhóm loài trong quần xã. - Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng và phát triển bền vững tính đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Núi Chúa. 1.3. Những đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho việc tuyển chọn các loài cây, những quần xã thực vật cần được bảo tồn để đảm bảo tính đa dạng sinh học của rừng, phục vụ cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, học tập và tham quan du lịch. 1.4. Giới hạn của đề tài Do hạn chế về mặt thời gian cũng như nhân lực và kinh phí nên việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở một số ô tiêu chuẩn và chỉ tiến hành khảo sát tại 02 Tiểu khu: 14 và 17, đây là những khu phục hồi sinh thái sau khi tác động, là trạng thái rừng phổ biến của Vườn Quốc gia Núi Chúa; vì thế việc nghiên cứu nhưng chưa đánh giá được hết tính đa dạng cũng như các loài thực vật quý, hiếm đang cần được bảo tồn của Vườn Quốc gia Núi Chúa. Hình 1: Giới thiệu về trạng thái rừng khu vực nghiên cứu 3 Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Đa dạng sinh học Ngày nay nghiên cứu về đa dạng sinh học được thế giới rất quan tâm, những quan niệm về đa dạng sinh học đã đi đến một nhận thức chung được nêu trong Công ước về Bảo tồn đa dạng sinh học đã thông qua Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro năm 1992 như sau: “Đa dạng sinh học là sự phong phú và tính muôn mầu muôn vẻ của thế giới sinh vật ở tất cả mọi nơi trên đất liền và trên biển. Sự đa dạng đó được thể hiện trong từng loài, giữa các loài và hệ sinh thái”. Thuật ngữ đa dạng sinh học (Biodiversity) dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong hệ sinh thái đất liền, dưới biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái); bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các quần thể hay các hợp phần sinh học khác của hệ sinh thái, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người. Thuật ngữ Đa dạng sinh học được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 (Wilson, 1988) và sau khi Công ước Đa dạng sinh học được ký kết (1993) đã được dùng phổ biến trên thế giới. 2.2. Một số kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới Vấn đề đa dạng sinh vật và bảo tồn đã trở thành một chiến lược trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi toàn thế giới. đó là Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF)... Năm 1992- 1995 WCMC công bố một cuốn sách tổng hợp (Đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu) các tư liệu về đa đạng sinh vật của các nhóm sinh vật khác nhau các vùng khác trên toàn thế giới làm cơ sở cho việc bảo tồn chúng có hiệu quả. Trên thế giới hiện nay người ta đã biết hơn 1,4 triệu loài được mô tả và còn ít nhất gấp 2 lần con số này chưa được con người biết đến, chủ yếu là những loài côn trùng sống ở vùng khí hậu nhiệt đới. Theo số liệu do Wilson cung cấp (1992) có khoảng 1.413.000 loài sinh vật 4 đã được các nhà khoa học xác định và mô tả, chủ yếu là côn trùng và thực vật. Một số lượng côn trùng, vi khuẩn và nấm vẫn chưa được mô tả. Con số cuối cùng về các loài được mô tả có thể lên đến 5 triệu hoặc hơn nữa. Bảng 2.2.1: Đa dạng về loài trên thế giới TT Nhóm sinh vật Số loài TT Nhóm sinh vật Số loài 1 Vi khuẩn 1.000 10 ĐV thân mềm 30.800 2 Thực vật đơn bào 4.760 11 Côn trùng 751.000 3 Nấm 70.000* 12 ĐV không xương sống 238.761 4 Tảo 26.900 13 Cá 190.656 5 Địa Y 18.000* 14 Eách, nhái 4.184 6 Rêu 22.000* 15 Bò sát 6.300 7 Dương xỉ 12.000* 16 Chim 99.060 8 Hạt trần 750 17 Động vật có vú 4.170 9 Hạt kín 250.000* * Theo Walters and Hamilton Các loài tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới đã nói như trên cho đến nay đã có 90.000 loài đã được xác định, trong lúc toàn bộ vùng ôn đới Bắc Mỹ và Châu Âu chỉ có 50.000 loài. Vùng nhiệt đới Nam Mỹ là nơi giàu nhất có thể chứa 30% số loài trên toàn thế giới và cũng là nơi ít được nghiên cứu về thực vật. Nơi đa dạng nhất là vùng nhiệt đới nằm trên dãy Ang Đơ về phía Tây. Ở Brazil có thể có tới 55.000 loài cây có hoa, Côlômbia 35.000 loài và Vênêzuêla 15.000- 25.000 loài. Sự đa dạng ở Châu Phi thấp hơn có thể do sự biến đổi khí hậu trong quá khứ. Các vùng giàu loài nhất: Tanzania 10.000 loài, Camơrun 8.000 loài, Gabon 6.000- 7.000 loài. Đông Nam châu Á là vùng trung gian giữa Châu Phi và Châu Mỹ: vùng Malaisia có ít nhất 40.000 loài trong đó 15.000- 20.000 ở Niu Ghinêa, Inđônêxia 20.000, Malaysia và Thái Lan 12.000 loài, Đông Dương sẽ đạt tới con số 15.000 loài. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều loài chưa được biết đến, nhiều môi trường sống chưa được nghiên cứu điều tra như vùng biển sâu, vùng san hô, đất vùng nhiệt đới và vùng savan... Dựa vào số lượng các loài đã có, có thể suy đoán rằng thế giới động thực vật của Trái Đất 5 phải bao gồm từ 5 triệu đến 10 triệu loài thậm chí có thể tới 30 triệu loài. Như vậy có thể nói rằng những bí ấn về thế giới sinh vật mà con người còn phải nghiên cứu là vô tận. Để phát triển kinh tế con người vô tình đã huỷ hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá của chính mình. Những cố gắng khắc phục hậu quả đó, trong những năm gần đây đã xây dựng được 1.500 vườn thực vật thế giới hiện lưu giữ ít nhất 35.000 loài thực vật (15% số loài thực vật hiện có). Riêng vườn Thực vật Hoàng gia Anh Kew hiện có 25.000 loài (chiếm 10% của thế giới). Một vườn sưu tập cây ở California có tới 72 trong số 110 loài Thông được biết. 2.3. Nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương, có phần đất liền rộng khoảng 330.000km2, phần nội thủy và lãnh hải gần với bờ biển rộng khoảng hơn 22.600km. Việt Nam có đường biên giới đất liền giáp với 3 nước láng giềng dài khoảng hơn 6.300km, trong đó có 1.463km với Trung Quốc, 2.067km với Lào và trên 1.100km với Campuchia; ¾ diện tích của cả nước là đồi núi, với đỉnh núi cao nhất là Phăng Xi Phăng 3.143m ở phía Tây Bắc có vĩ độ và độ cao mà khí hậu Việt Nam không đồng nhất. Mặt dù cả nước nằm gọn trong nội vùng nhiệt đới, nhưng khí hậu lại thay đổi từ những vùng nhiệt đới ẩm ở các vùng thấp phía Nam. Từ những năm 1960 Việt Nam đã tiến hành những bước chính thức đầu tiên nhằm bảo tồn thiên nhiên thông qua việc ban hành những Nghị định về bảo vệ một số khu rừng và một số loài quý hiếm như Hổ và Voi, cũng như cấm các phương thức săn bắn phá hoại nơi cư trú của chúng. Năm 1972 một Sắc lệnh về bảo vệ rừng được ban hành dẫn đến việc tuyển 10.000 kiểm lâm viên, được biên chế vào mọi cấp ở hầu khắp đất nước. Trong những năm 1980 có những cố gắng chung được tiến hành để bảo tồn trên cơ sở khoa học. Một chương trình Quốc gia được khởi đầu để nghiên cứu vào nhiều lĩnh vực liên quan đến công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Năm 1993 Việt Nam ký Công ước về đa dạng sinh học, cam kết hỗ trợ phong trào thế giới về bảo tồn. Công ước được phê chuẩn vào tháng 10/1994 và Việt Nam cùng các cộng đồng tham gia công ước đang vận động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học khu vực. Việt Nam có sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên, do đó tạo tính đa dạng sinh học cao. Mặc dù có những tổn thất về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật vẫn còn phong phú về chủng loại. Cho đến nay đã 6 thống kê được 10.484 thực vật bậc cao có mạch (Phạm Hoàng Hộ, 1991- 1993), khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm. Theo dự đoán của các nhà thực vật học, số loài thực vật bậc cao ít nhất lên đến 12.000 loài, trong đó có khoảng 2.300 loài đã được nhân dân dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2000) đã thống kê được 11.373 loài thuộc 2524 chi, 378 họ của 7 ngành, các nhà phân loại thực vật dự đoán rằng, nếu điều tra tỷ mỉ thì thành phần thực vật Việt Nam có thể lên đến 15.000 loài. Hệ thực vật của Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Tuy rằng hệ thực vật không có các họ đặc hữu và chỉ có khoảng 3% chi đặc hữu, nhưng số loài đặc hữu chiếm khoảng 33% số loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam (Pocs Tamas, 1965) và hơn 40 % tổng số loài thực vật toàn quốc. Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện nay đã thống kê được 275 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, 472 loài cá nước ngọt, khoảng 2.000 loài cá biển và thêm vào đó hàng chục ngàn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt (Đào Văn Tiến, 1985; Võ Quý 1997; Đặng Huy Huỳnh, 1978). Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á. Công tác bảo tồn từ năm 1986 đến nay hệ thống các khu bảo tồn được mở rộng thêm và hiện nay danh sách các khu bảo tồn đã lên đến 105 khu, trong đó có 12 Vườn Quốc gia. Trong thời gian tới sẽ mở rộng thêm khu bảo tồn hoặc mở rộng thêm một số khu đã có thể đạt diện tích khoảng 2,373 triệu ha. Bảng 2.3.1: Đa dạng các loài sinh vật ở Việt Nam TT Nhóm sinh vật Số loài TT Nhóm sinh vật Số loài 1 2 3 4 Nấm Tảo Rêu Thực vật có mạch 600 1.000 793 10.580 1 2 3 4 5 Cá Eách, nhái Bò sát Chim Động vật có vú 2.471 80 189 826 273 7 Bảng 2.3.2: Đa dạng các taxon của các ngành thực vật bậc cao TT Ngành Loài Chi Họ 1 Bryophyta 793 182 60 2 Psilotophyta 2 1 1 3 Lycopodiophyta 57 5 3 4 Equisetophyta 2 1 1 5 Polypodiophyta 669 137 25 6 Gymnospermae 63 23 8 7 Angiospermae 9.812 2175 299 Tổng 11.373 2524 378 Bảng 2.3.3 Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Việt Nam TT Họ Số loài TT Họ Số loài 1 Orchidaceae 800 13 Moraceae 140 2 Euphorbiaceae 422 14 Rosaceae 140 3 Leguminosae 400 15 Fagaceae 120 4 Poaceae 400 16 Scrophulariaceae 120 5 Rubiaceae 400 17 Verbenaceae 120 6 Asteraceae 336 18 Polypodiaceae 113 7 Cyperaceae 300 19 Araliaceae 110 8 Acanthaceae 175 20 Araceae 100 9 Apocynaceae 171 21 Asclepiadaceae 100 10 Lauraceae 160 22 Myrsinaceae 100 11 Annonaceae 149 23 Rutaceae 100 12 Lamiaceae 144 24 Uticaceae 100 8 Chương 3 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu về thực vật Vườn Quốc gia Núi Chúa Theo danh mục điều tra thực vật năm 2003 gồm có 1.265 loài thực vật bậc cao có mạch trên cạn, thuộc 7 ngành, 85 bộ, 147 họ và 596 chi. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu thực vật nói trên mới chỉ giới hạn ở điều tra tổng quát về tài nguyên rừng. Còn một số thông tin khác như: tình hình phân bố, tính đa dạng hoặc những loài có nguy cơ bị tiêu diệt cần bảo vệ cần phải tiếp tục được nghiên cứu làm cơ sở phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia. 3.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 3.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Vườn Quốc gia Núi Chúa nằm trên địa bàn 3 xã Vĩnh Hải huyện Ninh Hải; xã Công Hải, Lợi Hải huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. - Tọa độ địa lý: + Từ 11053'31" đến 1209' vĩ độ Bắc. + Từ 108043'00" đến 108048'06" kinh độ Đông. - Phạm vi ranh giới: + Phía Đông giáp Biển Đông. + Phía Tây giáp xã Lợi Hải. + Phía Nam giáp xã Xuân Hải và Vĩnh Hải. + Phía Bắc và Tây Bắc giáp xã Cam Lập, tỉnh Khánh Hòa. - Địa hình: Vườn Quốc gia Núi Chúa nằm trong khu vực thuộc dạng địa hình núi trung bình và núi cao, đỉnh cao nhất 1.100m (đỉnh núi Cô Ty). Địa hình cao, chia cắt mạnh, dốc bình quân của Vườn Quốc gia Núi Chúa khoảng 200, nhiều nơi dốc đứng 400- 450, độ dốc đổ về trung tâm Vườn Quốc gia Núi Chúa. - Khí hậu, thủy văn: Vườn Quốc gia Núi Chúa nằm trên vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu khô hạn của miền Nam Trung bộ và biển Đông. Có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt. Mùa khô hạn kéo dài và khắc nghiệt. + Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11. + Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau. 9 Do vị trí địa hình, địa thế đa dạng và phức tạp, nhất là hệ thống núi cao chạy bao quanh địa bàn tỉnh, án ngữ chặn các hướng gió từ biển thổi vào, cho nên khí hậu của Vườn Quốc gia Núi Chúa có sự biến đổi phức tạp, khắc nghiệt so với các khu vực lân cận. 3.2.2. Tình hình kinh tế- xã hội 3.2.2.1. Tình hình dân sinh, kinh tế Vườn Quốc gia Núi Chúa nằm trên địa bàn 3 xã, trong Vườn Quốc gia dân cư phân bố ít, không đáng kể (chỉ có khoảng 50 hộ ở gần phân khu phục hồi sinh thái), dân số của 3 xã chủ yếu nằm ở vùng đệm, các đặc điểm về kinh tế- xã hội của 3 xã (theo số liệu thống kê năm 2006) là: - Tổng số hộ là 960 hộ, dân số 5.912 nhân khẩu. - Phần lớn người dân 3 xã là người kinh và đồng bào dân tộc Răglây sinh sống. Dân cư phân bố chủ yếu nằm dọc theo các đường liên thôn và liên xã xung quanh vùng đệm Vườn Quốc gia Núi Chúa. Dân sinh tại các xã nằm trong Vườn Quốc gia Núi Chúa có cơ cấu phát triển kinh tế là Nông- Ngư nghiệp và chăn nuôi, trong đó sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. 3.2.2.2. Tình hình giao thông Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Vườn Quốc gia Núi Chúa trong những năm qua từng bước được quan tâm đầu tư, đã có đường trãi nhựa từ thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải đến trung tâm xã Vĩnh Hải dài trên 35km và từ xã Công Hải đến thôn Bình Tiên; các tuyến đường liên thôn, khu dân cư còn lại từ Vườn Quốc gia đến các xã khác chủ yếu là đường bêtông và đường sỏi, mừa mưa đi lại rất khó khăn. 3.2.2.3. Y tế, giáo dục - Về y tế: mặc dù đã được quan tâm đầu tư trạm y tế ở tuyến xã, nhưng chủ yếu chỉ khám và điều trị được các bệnh thông thường cho nhân dân. Tham gia thực hiện chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét. Tuy nhiên công tác vệ sinh môi trường phòng dịch chưa được thực hiện thường xuyên; cơ sở, thuốc để điều trị không đủ, thiếu kinh phí để hoạt động, thiếu thầy thuốc trực để cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân. - Về giáo dục: Thực hiện chương trình phổ cập cho trẻ em ở độ tuổi đi học. Mở các lớp xóa mù chữ cho thanh niên quá độ tuổi đi học và người lớn. 10 Chương 4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nội dung nghiên cứu - Lập các bảng danh sách các loài dựa trên cơ sở của các ô điều tra, đo đếm. - Định lượng đa dạng sinh học cho quần xã. Tính toán các chỉ số đa dạng sinh học, so sánh đa dạng sinh học của các ô tiêu chuẩn, loài. - Phân tích mối quan hệ giữa các loài trong quần xã thực vật. - Đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học cho khu vực nghiên cứu và Vườn Quốc gia. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Điều tra thực địa - Áp dụng phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn điển hình. - Trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng của khu vực nghiên cứu, tiến hành mở các tuyến điều tra. Ngoài thực địa, dựa vào đặc điểm địa hình và kế thừa những thông tin của các cuộc điều tra trước đây, mở tuyến điều tra theo hướng đường dông chính. Trên các tuyến điều tra của mỗi Tiểu khu tiến hành lập các ô tiêu chuẩn (mỗi Tiểu khu có 4 ô tiêu chuẩn). Trong đó: Tiểu khu 14 gồm các ô tiêu chuẩn: OTC1, OTC2, OTC3, và OTC4; Tiểu khu 17 gồm các ô tiêu chuẩn: OTC5, OTC6, OTC7, và OTC8. - Tổng số lượng ô tiêu chuẩn là 8; kích thức ô tiêu chuẩn 400m2 (20m x 20m). Trên mỗi ô tiến hành thu thập các chỉ tiêu theo Mẫu biểu 01: Mẫu biểu 01: Phiếu điều tra thực vật Tiểu khu:............................Số hiệu tuyến điều tra: .................. Số hiệu ô tiêu chuẩn: ........ Diện tích ô tiêu chuẩn:................... Trạng thái ô:............ Chiều cao (m) Đường kính tán Phẩm chất Ghi chú STT Loài cây D1.3 (cm) Hvn Hdc Đông- Tây Nam- Bắc 1 2 11 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu - Nhập tất cả số liệu thu thập được trong ô tiêu chuẩn vào phaàn meàm Excel. - Sử dụng phần mềm thống kê PRIMER-VI vaø Biopro của Clarke & Warwick (1994) để xác định các chỉ số sinh học H’, J’, D’, W và χ giữa các quần xã. 4.2.2.1. Chỉ số Margalef: Dùng để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài của quần xã, được tính theo công thức: LgN SDv 1−= hoặc N Sd = Trong đó: S: Tổng số loài trong mẫu. N: Tổng số lượng cá thể trong mẫu. 4.2.2.2. Chỉ số Pielou: Chỉ số tương đồng J’ của quần xã được tính bằng công thức: J’= H’/log2 S hay: J’= H’(Qsat)/H’max Trong đó: H’: là chỉ số Shannon-Weiner. S: Tổng số loài trong mẫu. 4.2.2.3. Chỉ số đa dạng sinh học Shannon- Weiner (1949) áp dụng để tính sự đa dạng loài trong quần xã, được tính theo công thức: N ni N niH n i 2 1 log∑ = −= Trong đó: ni: Số cá thể của loài i. N : Tổng số lượng cá thể trong mẫu. 4.2.2.4. Chỉ số loài ưu thế và chỉ số đa dạng Simpson được tính theo công thức: ∑ −       = n i n ni 1 2 λ Trong đó: ni = Số cá thể của loài i. N : Tổng số lượng cá thể trong mẫu. 4.2.2.5. Lập biểu đồ nhánh Bray- Curtis. 4.2.2.6. Lập biểu đồ phân cụm Cluster. 12 Chương 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 5.1. Thành phần loài Tổng số cây gỗ trong các ô tiêu chuẩn định vị 327 cây, thuộc 39 loài. Bảng 5.1: Thành phần loài STT Tên Việt Nam Tên Khoa học Số lượng 1 Cầy Irvingia malayana 21 2 Côm nguoäi Ardisia quinquagona H 7 3 Dầu rái Dipterocarpus alatus 15 4 Lòng mang Pterspermum heterophyllum 9 5 Cẩm thị Diospyros marritima BL 24 6 Gòn rừng Bombax ceiba L 6 7 Hồi xiêm Illicium griffithi Hook.f.et 8 8 Dẻ úi Castanopsis nilsonii Hick 10 9 Bời lời Litsea sp.Meissn 5 10 Lim xẹt Pelthophorum pterocarpum 7 11 Lành ngạnh Cratoxylon maingi 8 12 Cẩm Lai Dalbergia cochinchinensis 3 13 Muồng đen Cassia siamea LamK 5 14 Traâm Syzygium levinii(Merr) 14 15 Sao Hopea odorata Roxb 9 16 Xoài rừng Mangifera minutifolia Evr 5 17 Giang núi Termina japonica Thunb 7 18 Giếng trắng Xilopia Pierrei Hance 4 19 Quần đầu nhỏ Polya minima Ast 4 20 Chò chai Shorea guiso(Blco) 4 21 Sổ Dillenia indica L. 6 22 Sến Celtiscinnamomoea 5 23 Móng bò túi Bauhinia saccacoly 4 13 24 Căm xe Xylia xilocarpa(Roxb) 6 25 Mai vàng Ochna integerrima(Lour) 12 26 Chiêu liêu ổi Terminalia corticosa Pierre 9 27 Dó Aquilaria Crasina Pierre 2 28 Cà chắc Shorea ferrea Pierre in Lan 13 29 Gõ đỏ Afzelia xylocarpa(Kurz) 11 30 Gõ Mật Sindola siamensis Teysm 8 31 Bằng lăng Lagerstroemia calyculata 17 32 Giổi Michelia sp 4 33 Bồ quả nhỏ Uvaria micrantha Hook 7 34 Dầu đồng Dipterocacarpus tuberculatus 8 35 Giáng Hương Pterocarpus indicus Willd 20 36 Lộc Vừng B.acutangula(L) 5 37 Xá xị Cinamomum parthenoxilon 8 38 Trôm thối Sterculia nobilis Smith 2 39 Máu chó Knema squamulosa 5 Tổng 327 5.2. Phân tích quần xã thực vật Bảng 5.2.1: Kết quả xử lý ở các hiện trạng rừng Mẫu S N d J' H'(loge) 1-Lambda' OTC 1 14 28 3.90 0.97 2.5522 0.9497 OTC 2 22 41 5.65 0.96 2.9525 0.9646 OTC 3 17 28 4.80 0.96 2.7194 0.9603 OTC 4 22 49 5.40 0.91 2.8179 0.9413 OTC 5 21 36 5.58 0.95 2.8979 0.9619 OTC 6 18 24 5.35 0.98 2.8315 0.9783 OTC 7 28 82 6.13 0.93 3.0891 0.9563 OTC 8 13 39 3.28 0.95 2.4356 0.9285 Trung bình 19 41 5.01 0.95 2.7870 0.9551 14 Trong đó: S: Tổng số loài trong mẫu. N: Tổng số lượng cá thể trong mẫu. d: Tính đa dạng hay độ phong phú về loài. J’: Độ đồng đều. H’loge: Chỉ số đa dạng Shannon- Weiner. 1- Lambda': Chỉ số đa dạng sinh học Simpson. Nhận xét: - Từ kết quả phân tích cho thấy số lượng loài (S) biến động trên các ô đo đếm từ 13 đến 28 loài, trung bình là 19 loài. Số lượng loài trong các ô tiêu chuẩn khảo sát tương đối cao, điều này cho thấy số loài tại Vườn Quốc gia Núi Chúa tương đối đa dạng. - Số lượng cá thể (N) trong ô tiêu chuẩn (400m2) biến động từ 24 đến 82 cá thể, trung bình là 41 cá thể. Có 3 ô với số lượng cá thể cao hơn mức trung bình chiếm 37,5% trong tổng số ô nghiên cứu; cho thấy số lượng cây cá thể có sự biến động giữa các ô tiêu chuẩn, giữa các ô tiêu chuẩn có sự tác động đáng kể, điều này cũng đúng với thực tế trong quá trình điều tra đo đếm, các quần xã có số lượng cá thể ít đều nằm trong khu phục hồi sinh thái và đã bị tác động. - Trong các ô đo đếm cho thấy chỉ số đa dạng loài (d) biến động từ 3,28 đến 6,13 trung bình là 5,01. Chỉ số đa dạng của 5 ô tiêu chuẩn lớn hơn chỉ số đa dạng trung bình, chiếm 62,5% trong tổng số ô tiêu chuẩn. Điều này cho thấy chỉ số đa dạng loài (d) ở các quần xã tự nhiên của Vườn Quốc gia Núi Chúa tương đối cao. - Độ đồng đều (J’) biến động từ 0,91 đến 0,98, trung bình là 0,95. Có 6 ô có độ đồng đều lớn hơn chỉ số trung bình, chiếm 75% trong tổng số ô nghiên cứu. Điều này nói lên số lượng loài trong các ô tương đương nhau, không có loài ưu thế. - Chỉ số đa dạng Shannon- Weiner biến động từ 2,4356 đến 3,0891, trung bình là 2,787; những chỉ số đa dạng trên chỉ số trung bình là 5 ô chiếm 62,5% trên tổng số các ô tiêu chuẩn. Qua số liệu trên cho thấy chỉ số đa dạng Shannon tại Vườn Quốc gia Núi Chúa là không cao. Chỉ số này thường cao nhất là 6.0 trong khi đó chỉ số đa dạng Shannon- Wiener trung bình ở đây là 2,787, thể hiện đa dạng loài trong quần xã tương đối thấp. - Chỉ số đa dạng Simpson thay đổi từ 0,9285 đến 0,9783, trung bình là 0,9551. Các mẫu có chỉ số lớn hơn chỉ số đa dạng trung bình là 5 mẫu, chiếm 62,5% trong tổng số mẫu điều tra, qua đó cho thấy số lượng các quần xã có chỉ số đa dạng Simpson tại Vườn Quốc gia Núi Chúa cao hơn chỉ số trung bình, như vậy mức độ đa dạng sinh học của các quần xã đang có chiều hướng phát triển. 15 Tóm lại, qua nghiên cứu các chỉ số đa dạng cho thấy: - Các quần xã thực vật rừng có chỉ số đa dạng ở mức độ tương đối, điều này phản ánh đúng tình trạng rừng đang trong giai đoạn phục hồi sinh thái sau tác động, dẫn đến nhiều loài thực vật vốn có trước đây đã bị mất đi hoặc giảm đáng kể và ngày nay đang từng bước được phục hồi, phát triển. Điều này còn thể hiện sự không đồng đều về số lượng loài các ô tiêu chuẩn và các quần xã thực vật. - Trong quá trình thu thập số liệu trong các ô chỉ thu thập thành phần cây gỗ (cả cây lớn và cây tái sinh) mà không thu thập thành phần thực vật gồm các loài cây bụi, hạ mộc, thảm tươi; nên số liệu các ô tiêu chuẩn chưa phản ánh hết tính đa dạng của thành phần thực vật tại Vườn Quốc gia Núi Chúa. Biểu đồ 5.2.1: Bray- Curtis các quần xã tương đồng ở mức 35% O TC 3 O TC 6 O TC 8 O TC 1 O TC 4 O TC 2 O TC 5 O TC 7100 80 60 40 20 Si m ila rit y 16 Biểu đồ 5.2.2: Các quần xã thực vật chính ở mức tương đồng OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4 OTC 5 OTC 6 OTC 7 OTC 8 Stress: 0.09 Nhận xét: Qua 2 biểu đồ trên cho thấy các quần xã tự nhiên tại Vườn Quốc gia Núi Chúa xét ở góc độ các mức tương đồng: - Mức tương đồng 35% xuất hiện 2 nhóm quần xã chính sau: + Nhóm quần xã thứ 1 có 1 ô tiêu chuẩn là OTC3. + Nhóm quần xã thứ 2 có 7 ô tiêu chuẩn là OTC1, OTC2, OTC4, OTC5, OTC6, OTC7 và OTC8. Ở mức tương đồng này đã xuất hiện 1 nhóm quần xã chỉ có 01 ô tiêu chuẩn riêng lẻ và 1 nhóm quần xã gồm có 7 ô tiêu chuẩn. Đứng dưới góc độ bảo tồn, cần quan tâm tới nhóm quần xã có 01 ô tiêu chuẩn là OTC3 nhằm phát triển để có số lượng, diện tích đủ lớn đảm bảo cho việc phát triển đa dạng sinh học. - Mức tương đồng 40% xuất hiện 3 nhóm quần xã chính sau: + Nhóm quần xã có 1 ô tiêu chuẩn là OTC3. + Nhóm quần xã có 2 ô tiêu chuẩn gồm OTC6 và OTC8. + Nhóm quần xã có 3 ô tiêu chuẩn gồm: OTC1, OTC4, OTC2, OTC5 và OTC7. 35% 40% 50% 17 Trong 3 nhóm quần xã, xét ở cấp độ bảo tồn cần quan tâm bảo tồn nhóm quần xã có OTC3. - Mức tương đồng 50% xuất hiện 4 nhóm quần xã chính bao gồm: + Nhóm quần xã có 1 ô tiêu chuẩn bao gồm: OTC3. + Nhóm quần xã có 2 ô tiêu chuẩn gồm 02 nhóm: nhóm ô tiêu chuẩn: OTC6, OTC8 và nhóm ô tiêu chuẩn: OTC1, OTC4. + Nhóm quần xã có 3 ô tiêu chuẩn gồm có: OTC2, OTC5 và OTC7. Ở mức độ tương đồng này, trong 8 quần xã thì cần quan tâm bảo tồn 1 quần xã có 1 ô tiêu chuẩn bao gồm OTC3 nhằm phát triển để có số lượng, diện tích đủ lớn đảm bảo cho việc phát triển đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Núi Chúa. Qua xem xét ở các mức độ tương đồng cho thấy, với mức độ tương đồng 35%, 40%, 50%. Mức tương đồng càng lên cao thì việc phân nhóm càng chi tiết, số lượng ô tiêu chuẩn trong nhóm giảm. Đặc biệt nhóm quần xã OTC3 có khác với các ô tiêu chuẩn khác nên cần được quan tâm xem xét bảo tồn vì quần xã này có khác biệt từ mức tương đồng 35%. Đồng thời cũng cần xem xét, chú trọng các OTC6 và OTC8, vì đây là các quần xã có khoảng cách xa đối với các nhóm quần xã khác. Do đó, việc bảo tồn đa dạng sinh học còn tuỳ thuộc vào mức độ tương đồng khác nhau và điều kiện từng nơi mà có biện pháp cụ thể cho phù hợp. Các chỉ số đa dạng sinh học + Chỉ số Shannon H’ Shannon Index Results OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4 OTC 5 OTC 6 OTC 7 OTC 8 Va lu e Sample 0.0 0.5 1.0 1.5 0 2 4 6 8 18 Index OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4 OTC 5 OTC 6 OTC 7 OTC 8 Shannon H' Log Base 10. 1.108 1.282 1.181 1.224 1.259 1.23 1.342 1.058 Shannon Hmax Log Base 10. 1.146 1.342 1.23 1.342 1.322 1.255 1.447 1.114 Shannon J' 0.967 0.955 0.96 0.912 0.952 0.98 0.927 0.95 Chỉ số này thuận lợi cho việc xem xét số loài và mức độ đồng đều của các loài. Tại bảng trên, ta thấy chỉ số Shannon của các ô tương đối đồng đều nhau chỉ dao động từ 1,058- 1,342. Chỉ số H’ tăng lên khi có nhiều loài độc đáo hay có độ giàu có của các loài (S) lớn. Ở đây, ta thấy H’ của các ô tương ứng tương đồng nhau, không có sự tăng lên cách biệt, có nghĩa mức độ giàu có của các loài tại đây tương đồng nhau. + Chỉ số Simpson Simpsons Index Results OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4 OTC 5 OTC 6 OTC 7 OTC 8 Va lu e Sample 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0 2 4 6 8 Index OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4 OTC 5 OTC 6 OTC 7 OTC 8 Simpsons Diversity (D) 0.05 0.035 0.04 0.059 0.038 0.022 0.044 0.072 Simpsons Diversity (1/D) 19.895 28.276 25.2 17.043 26.25 46 22.903 13.981 Chỉ số Simpson D: với 0≤ D ≤1, D càng nhỏ thì đa dạng sinh học càng cao. Tại bảng trên, ta thấy chỉ số D của các ô tiêu chuẩn tương đối đồng đều nhau, D dao động 0.022 - 0.072. Trong đó D<0.03 tại OTC6 là thấp nhất nên có đa dạng sinh học lớn nhất. Riêng 6 ô tiêu chuẩn OTC1, OTC2, OTC3, OTC4, OTC5, OTC7 có D>0.35, trong đó OTC 8 là lớn nhất, nên đa dạng sinh học tại ô này là nhỏ nhất trong 8 ô tiêu chuẩn. 19 + Chỉ số alpha (đa dạng trong nơi cư trú ) Alpha Index Results OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4 OTC 5 OTC 6 OTC 7 OTC 8 Va lu e Sample 0 10 20 30 40 0 2 4 6 8 Index OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4 OTC 5 OTC 6 OTC 7 OTC 8 Alpha 11.14 19.324 18.337 15.347 21.08 32.707 14.997 6.827 + Chỉ số Margalef : Margaleff Index Results OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4 OTC 5 OTC 6 OTC 7 OTC 8 Va lu e Sample 0 5 10 15 20 25 30 0 2 4 6 8 Index OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4 OTC 5 OTC 6 OTC 7 OTC 8 Margaleff M Base 10. 26.258 23.562 26.258 22.483 24.417 27.532 19.856 23.883 Chỉ số này xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài. Tại bảng trên ta thấy các ô tiêu chuẩn đều có chỉ số Margalef ở mức tương đồng nhau dao động từ 19,856- 27,532, trong đó OTC6 có tính đa dạng lớn nhất vì đạt trị số lớn nhất. Điều này phù hợp với các chỉ số đã tính ở trên. 20 + Đường cong tích lũy Species Richness N u m be r o f S pe ci e s Pooled Samples 0 10 20 30 40 0 2 4 6 8 + Đường cong K- Dominance Abundance Plot OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4 OTC 5 OTC 6 OTC 7 OTC 8 Ab u n da n ce Rank 0 50 100 150 1 10 100 Thể hiện mức độ đa dạng bên trong, phân bố đường càng thấp thì tính đa dạng càng cao. Đồ thị trên ta thấy các ô tiêu chuẩn OTC8, OTC4 có đa dạng thấp nhất. Trong khí đó OTC6 có tính đa dạng cao nhất. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng làm cơ sở để đề ra phương án bảo tồn cho khu vực nghiên cứu. Sự đa dạng của ô tiêu chuẩn góp phần vào đa dạng của quần xã thực vật chứa nó. + SHE Analysic: Xác định các mối quan hệ giữa độ giàu có của loài S (species richness), chỉ số Shannon H và chỉ số tương đồng E . 21 SHE Analysis H Ln(E) Ln(E)/Ln(S) Va lu e N -1 0 1 2 3 4 2 4 6 8 + Rarefraction: Tiêu chuẩn hóa và so sánh độ giàu có của loài (S) được tính từ các mẫu có kích thước khác nhau. Các đường cong trên đồ thị là sự phân bố số loài là một hàm số của số cá thể lấy từ mẫu. Đường cong càng dốc thì đa dạng càng cao. Theo đồ thị ta thấy đường cong của 2 ô tiêu chuẩn: OTC8, OTC1 có đa dạng loài thấp nhất. Rarefaction Plot Sample 1 Sample 2 Sample 3 Sample 4 Sample 5 Sample 6 Sample 7 Sample 8 ES (n) n 0 5 10 15 20 25 30 0 20 40 60 80 100 22 5.3. Phân tích thành phần loài trong quần xã Biểu đồ 5.3.1: Sự phân bố của loài tại Vườn Quốc gia Núi Chúa Species Distribution Va ria n ce Mean 0.1 1 10 0.1 1 10 Qua biểu phân bố loài tại Vườn Quốc gia Núi Chúa cho thấy, đa số loài trong khu vực phân phố theo đám và tập trung ở khoảng trung bình. Vì vậy chúng ta phải xác định loài ưu thế, loài có ý nghĩa trong khu vực, một số loài có số lượng ít để phát triển về số lượng loài. Đây chính là cơ sở để đề xuất các phương án bảo tồn loài trong khu vực. Biểu đồ 5.3.2: Bray- Curtis các loài tương đồng ở các mức khác nhau Aq u ila ria U va ria Pe lth o - pt e Po lya - As t St e rc u lia Ll - H o o k Li t- sp . M e is sn D a lb e r- co M a n gi - Ev r Af ze lia La ge rs tro e m ia M ic he lia sp Xy lia Te rm in a lia H o pe a - R o xb Sh o re a fe rr e a D ill - in di ca L. Ce lti s Si n do la B. a cu ta n gu la Te rm in a - Th u n b Ba u - sa c Pt e r- he te Irv in - m a la D ip - a la tu s O ch n a Ar di - qu in Cr a - m a in gi Sy zy - le vi n ii Ci n a m o m u m D io - BL Pt e ro ca rp u s Sh o re a - gu is o Ca ss ia - La m K Bo m - ce ib a L Kn e m a Xi lo pi a Pi e rr e i Ca s- H ic k D ip te ro ca ca rp u s 100 80 60 40 20 Si m ila rit y 23 Qua biểu đồ trên, ta có thể chọn ra những loài cần được bảo tồn theo các độ từ quan trọng giảm dần xuống như sau: Dó (Aquilaria), Bồ quả nhỏ (Uvaria), Cẩm lai (Dalbergia), Trôm thối (Sterculia)... 5.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học 5.4.1. Vườn Quốc gia Núi Chúa được thành lập trong bối cảnh dân số vùng đệm đang có chiều hướng gia tăng, hệ thống giao thông bắt đầu được đầu tư ngày càng thuận lợi cho việc đi lại, trong đó có tuyến đường Bình Tiên- Hiệp Kiết vừa được thi công hoàn thành trong năm 2006 đi ngang qua Vườn Quốc gia, nối Quốc lộ 1A với Khu du lịch Bình Tiên nằm trong vùng đệm của Vườn. Dân số gia tăng, diện tích đất nông nghiệp vẫn giữ nguyên, giao thông thuận lợi, vì thế đang có nhiều áp lực đang đặt lên Vườn Quốc gia Núi Chúa. 5.4.2. Từ kết quả thu được và phân tích số liệu trên cho thấy việc bảo tồn ở đây nên lựa chọn bảo tồn ở cấp quần xã, vì đây là phương pháp bảo tồn có hiệu quả tính đa dạng sinh học. Nhưng với điều kiên tự nhiên và đặc điểm hiện trạng ở đây, chúng ta cần áp dụng cả 2 cách trong bảo tồn quần xã thực vật là: - Thực hiện các biện pháp bảo tồn bên ngoài. - Phục hồi quần xã thực vật này bằng cách làm giàu cá thể của các loài. 5.4.3. Với những đặc điểm và điều kiện của Vườn Quốc gia Núi Chúa, phương án bảo tồn tại chỗ, khoanh nuôi tác động phương thức lâm sinh nhẹ, xúc tiến tái sinh ở khu phục hồi sinh thái là thích hợp nhất để bảo vệ đa dạng sinh học của loài, quần thể, quần xã trong khu vực. Ngoài ra để thực hiện tốt công tác bảo tồn, chúng ta cần thực hiện: a) Nâng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật trong việc quản lý, bảo vệ rừng như: Củng cố và xây dựng kế hoạch cho hợp lý; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ của Vườn và trách nhiệm, tính gương mẫu của các cấp lãnh đạo ở địa phương; tăng cường tính nghiêm minh trong thi hành pháp luật; phối hợp với địa phương cùng tham gia công tác bảo tồn. b) Nâng cao đời sống nhân dân vùng đệm như: thực hiện một số chính sách; xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình, cộng đồng; c) Nâng cao nhận thức cho cộng đồng; xây dựng và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, phục vụ bảo tồn; chương trình phát triển du lịch sinh thái. 24 d) Xây dựng các phương án bảo tồn ở cấp quần thể và loài quý hiếm theo phương pháp nguyên vị, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong điều kiện tự nhiên. f) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên kết với các Vườn quốc gia trong khu vực, nhằm tiếp cận những thôn tin mới, phương pháp tiên tiến và tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học. g) Cần phải bảo vệ và nghiên cứu nhân giống, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh các loài cây cần được bảo tồn như: Dó (Aquilaria), Bồ quả nhỏ (Uvaria), Cẩm lai (Dalbergia), Trôm thối (Sterculia)... h) Cần có biện pháp đối với những quần thể có kích thước nhỏ như khoanh nuôi tái sinh, gây trồng để mở rộng diện tích quần thể và tăng số lượng cá thể của loài để ổn định và phát triển quần thể. 25 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Bước đầu nghiên cứu được một số thành quả sau: - Lập được 8 ô tiêu chuẩn (diện tích 400m2/ô). - Mặc dù đã bị tác động nhiều nhưng quần xã thực vật rừng ở đây vẫn còn tồn tại nhiều loài thực vật trên 39 loài. - Xác định các loài cần được bảo tồn như: Dó (Aquilaria), Bồ quả nhỏ (Uvaria), Cẩm lai (Dalbergia), Trôm thối (Sterculia)... - Đóng góp và bổ sung một số loài và tiêu bản cho dự án nâng cấp Vườn Quốc gia Núi Chúa. 6.2. Kiến nghị - Thực hiện các biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ. Xúc tiến các giải pháp lâm học làm tăng độ giàu có của loài, đặc biệt là những loài hiện còn với số lượng ít. - Tiếp tục nghiên cứu về các mặt: Phân loại thực vật, sâu bệnh, động vật, đất đai, côn trùng. - Theo dõi diễn biến rừng, thu thập tiêu bản, đo đếm, tính toán các chỉ tiêu về tăng trưởng theo từng giai đoạn. - Mở rộng nghiên cứu thêm một số ô tiêu chuẩn để nâng độ chính xác lên cao. Nâng cao kiến thức, chuyên môn về công tác bảo tồn cho các cán bộ quản lý, bảo tồn tại Vườn Quốc gia Núi Chúa. - Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận những thông tin mới, phương pháp mới và hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học. 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 2. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997. Bảo tồn nguồn gen cây rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 3. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999. Bảo tồn đa dạng sinh học (Biodiversity conservation), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 4. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999. Khoá xác định và hệ thống phân loại thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 5. Viên Ngọc Nam, 2005. Bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen trong lâm nghiệp. Bài giảng chương trình cao học Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 6. Viên Ngọc Nam, 2005. Giáo trình đa dạng sinh học- Cao học Lâm nghiệp- Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, 82 trang. 7. Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu đa dạng sinh học các quần xã thực vật góp phần vào công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia.pdf
Luận văn liên quan