Khảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn học người Hoa là một mảng khá lớn, khá phát triển, và là thành phần cấu thành khá quan trọng không thể thiếu trong kho tàng văn học Việt Nam. Vào khoảng nửa cuối thế kỷ 17, văn học người Hoa ở miền Nam Việt Nam đã xuất hiện Hà Tiên thập vịnh, tập thơ viết bằng chữ Hán với hơn 300 bài thơ của hơn 30 tác giả Việt, Hoa. Thế kỷ 18, văn học người Hoa còn được biết đến bởi nhóm Sơn Hội (Thi xã Bình Dương)ở Gia Định, tập hợp nhiều trí thức người Hoa, nổi tiếng có Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Diệp Minh Phụng, Hoàng Ngọc Uẩn, Vương Kế Sanh Đầu thế kỷ 19, văn học người Hoa ở Trung và Nam bộ còn xuất hiện rất nhiều tên tuổi như Lý Văn Phức, Phạm Phú Thứ, Trần Tiễn Thành, Lâm Duy Nghĩa, Trương Hảo Hợp . Có thể thấy rằng, văn học người Hoa ở Trung và Nam bộ nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng rất phát triển, thế nhưng số người để tâm vào sưu tầm, chỉnh lý và nghiên cứu văn học người Hoa thật không nhiều, nếu không muốn nói rằng thật hiếm, ngoài những tên tuổi nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, được chú ý nghiên cứu, các tác giả hầu như không được biết đến, đặc biệt là tình hình văn học người Hoa Việt Nam kể từ cuối thế kỷ 19 cho tới nay. Có thể nói, trong giới học giả hầu như không ai hiểu một cách tường tận về tình hình phát triển cũng như thành tựu của dòng văn học này từ cuốI thế kỷ 19 đến nay. Do đó chúng tôi quyết định nghiên cứu về mảng đề tài này với tên: Khảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tư liệu văn học người Hoa ở TP Hồ Chí Minh ngoài các tác giả nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Trương Hảo Hợp khá được chú ý, còn lại hầu như đều không được chú ý tới, thậm chí rất nhiều học giả còn không biết tới sự tồn tại của một loạt tác giả và tác phẩm của dòng văn học người Hoa, một dòng văn học đã và đang góp phần không nhỏ vào việc tạo dựng khuôn mặt muôn màu muôn vẻ của bức tranh văn học thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, và của nền văn học Việt Nam nói chung. Có thể khẳng định, cho đến nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn chưa có một công trình nào có đối tượng nghiên cứu là sưu tầm, chỉnh lý và nghiên cứu những thành tựu của dòng văn học người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài - Khảo sát một cách có hệ thống thành tựu văn học người Hoa ở thành phố Hồ chí Minh, cung cấp cho các nhà nghiên cứu một danh sách các tác giả và tác phẩm của dòng văn học người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. - Góp phần thúc đẩy công tác sưu tầm, chỉnh lý và nghiên cứu về văn học người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ở Trung và Nam bộ nói chung, để thấy được mối quan hệ giao lưu qua lại giữa văn học người Việt và văn học người Hoa diễn ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong quá khứ và hiện tại. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Điền dã, điều tra, ghi chép, thu thập, chỉnh lý và hệ thống hóa các thông tin có liên quan đến văn học người Hoa trong dân chúng, đặc biệt là đồng bào người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh; sưu tầm, tập hợp, chỉnh lý, hệ thống mảng tài liệu từ sách vở, báo chí, các công trình nghiên cứu có liên quan tới văn học người Hoa. Trên đây là những thao tác cơ bản trong quá trình chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. 5. Giới hạn của đề tài Tìm ra những tác phẩm và tác giả văn học người Hoa, đặt chúng trong tiến trình phát triển của văn học người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, sau đó tiến hành giới thiệu về những tác giả, tác phẩm đó. Địa bàn chúng tôi khảo sát, chủ yếu những khu vực có nhiều người Hoa sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt các di tích lịch sử, các tổ chức xuất bản có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 17 đến nay, tức tính từ thời điểm người Hoa bắt đầu xuất hiện sinh sống ở nơi này với quy mô lớn. Nhắc đến khái niệm văn học của người Hoa thành phố Hồ Chí Minh, do bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù, ắt có một bộ phận không nhỏ viết bằng chữ Nôm hoặc chữ Quốc ngữ, nhưng ở đây chúng tôi chỉ nhắm vào những tác phẩm của người Hoa được viết bằng Hán văn. Dẫu biết rằng làm như vậy chưa hẳn hợp lý, nhưng do thời gian thực hiện đề tài có hạn, người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá khứ lại từng trải qua nhiều lần bị ép buộc nhập tịch Việt, thế nên việc xác định các tác giả người Việt gốc Hoa, hiện dùng Việt văn để sáng tác thật không đơn giản. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn Công trình nghiên cứu này góp phần vào việc bảo lưu và hệ thống hóa các tài liệu văn học của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác công trình cũng cung cấp phần nào tư liệu cho người muốn tìm hiểu về văn học người Hoa như: sinh viên ngành văn, Trung Quốc học, Đông Phương học, Văn hóa học, Hán Nôm, các học viên cao học có chuyên ngành liên quan muốn tìm hiểu . Sâu xa hơn là có thể góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa nói riêng và của nước Việt Nam nói chung, tạo ra sự gắn kết tinh thần giữa cộng đồng người Hoa với tinh thần dân tộc Việt Nam 7. Kết cấu của đề tài Phần mở đầu Chương I: Giới thiệu chung 1.1.Vị trí và lịch sử hình thành khu dân cư người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh 1.2. Đặc điểm tình hình về kinh tế văn hóa khu dân cư người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh 1.3. Đặc điểm tình hình về kinh tế văn hóa khu dân cư người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh 1.4. Tình hình chung về văn học trong cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chương II: Các tác giả tác phẩm văn học người Hoa 2.1. Các tác giả, tác phẩm văn học người Hoa trước khi Pháp đánh chiếm miền Nam 2.2. Các tác giảtác phẩm văn học Hoa văn từ những năm đầu thế kỷ 20 cho đến 1975. 2.3. Các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn từ sau 1975 đến nay. Phần kết luận

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3728 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh hiện nay. Chẳn hạn người Hoa Minh hương ở Nam Bộ các thế kỷ trước được tổ chức thành đơn vị “xã” như Thanh Hà xã, Minh hương xã, nên xã Minh hương ở Gia Định có đình (đình Minh hương Gia Thạnh), còn các nhóm người Hoa ở bộ phận thứ hai được tổ chức thành đơn vị “phủ” rồi “bang” như phủ Phước Châu, phủ Triều Châu, phủ Ninh Ba, bang Phúc Kiến, bang Triều Châu, bang Hải Nam…, hoàn toàn không có đình nhưng nhìn chung đều sở hữu riêng hoặc chung một hội quán. Nhìn chung việc các nhóm di dân người Hoa nhập cư với quy mô lớn như trên đã nêu đã ảnh hưởng đáng kể tới diện mạo văn hóa của cộng đồng Việt Nam ở Nam Bộ, trong đó có Gia Định. Chẳng hạn trên phương diện ngôn ngữ, họ đã đưa vào Đàng Trong cách đọc Huỳnh, Phước, Võ theo Minh âm, Thanh âm thay thế cách đọc Hoàng, Phúc, Vũ theo Đường âm, những mà cho đến nay nhiều người vẫn ngộ nhận là do kiêng húy; ở mảng hệ thống công cụ sản xuất và sinh hoạt cũng như những phong tục tập quán hôn thú, tang tế nói chung đều yếu tố có nguồn gốc du nhập từ Hoa Nam, góp phần làm phong phú thêm sinh hoạt vật chất và tinh thần của cộng đồng Việt Nam ở Nam Bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 1.2. Đặc điểm tình hình về kinh tế văn hóa khu dân cư người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh Đồng bào Hoa có mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc ở nước ta, nhất là các dân tộc ở Nam Bộ... và quan hệ chặt chẽ với cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Sau giải phóng năm 1975, đồng bào người Hoa đặc biệt là người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh còn có mối quan hệ mật thiết với người Hoa ở các nước Mỹ, Úc, Canađa và các nước Tây Âu. Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn là những người đến từ các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và các vùng đồng bằng duyên hải phía Nam Trung Quốc, trong đó đông nhất là người Triều Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông). Người Hoa có chung một chữ viết, gọi là chữ Hán, hoặc chữ Hoa, nhưng tiếng nói lại hoàn toàn khác nhau. Tiếng Quảng Đông và tiếng Triều Châu là hai ngôn ngữ thông dụng trong đồng bào Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là tiếng Quảng Đông thường được sử dụng rộng rãi hơn nhiều so với hệ thống các tiếng nói khác. Tiếng Phúc Kiến, tiếng Hải Nam và tiếng Hẹ nhìn chung được sử dụng ở phạm vi hẹp hơn. Đồng thời đồng bào Hoa rất yêu mến chữ Hoa và tiếng nói địa phương của mình. Là một trong những bộ phận cấu thành của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên mảnh đất Việt Nam, đồng bào người Hoa đã cùng các động đồng cư dân khác không ngừng khai hoang mở cõi, xây dựng nên một miền đất trù phú qua các thời kỳ lịch sử giữ nước và dựng nước, ngày nay cùng nhau tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng một xã hội ngày càng yên bình, ấm no và hạnh phúc hơn. Là một trong những tộc người cùng làm chủ đất nước, nhất là ở các tỉnh phía Nam, đồng bào người Hoa tự hào có các mối quan hệ bà con thân thiện với những người Hoa khắp năm châu, tạo những điều kiện thuận lợi kêu gọi, hợp tác hội nhập, góp phần xây dựng đất nước. Cộng đồng dân cư mang tính đặc trưng cùng nền văn hoá phương Đông này, đến nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác, họ đã sớm hoà nhập vào khối cộng đồng dân cư bản địa, cùng đồng cam cộng khổ để xây dựng đất nước. Về văn hóa cảnh quan, người Hoa đến đây cùng với người Việt vàmột số cộng đồng các dân tộc anh em khác đã làm biến đổi vùng đất hoang sơ chỉ có nước mênh mông (như sứ giả nhà Nguyên trên đường đến Cao Miên đã ghi lại) thành một vùng đất phì nhiêu, trù phú; lịch sử đã ghi nhận sự đóng góp của cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích tại vùng đất cực tây Nam Bộ, cũng như sự khai thác lập ấp của nhóm cư dân Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch… tại Đồng Nai, Mỹ Tho là rất to lớn. Riêng cha con họ Mạc đã có công biến vùng Mang Khảm hoang vu thành một Hà Tiên thơ mộng, biết tô đẹp thập cảnh Hà Tiên bằng sự khai phá tôn tạo của con người. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, nơi người Hoa tập trung sinh sống, họ đã tạo nên một trung tâm đô thị sầm uất, một China Town như cách gọi quen thuộc của báo chí nước ngoài trước năm 1975. Khu vực Chợ Lớn với những đường giao thông thuỷ bộ thuận lợi, nối liền khu trung tâm buôn bán qua kênh Bến Nghé đến cảng Nhà Rồng, trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh và từ đó toả đi các tỉnh tây Nam Bộ. Những dãy phố, chợ búa, cửa hàng, cửa hiệu và cơ sở sản xuất, buôn bán tấp nập hiện ra trong qua khứ và hiện nay, đó là công sức lao động, công lao không ngừng tạo dựng của đồng bào người Hoa. Về văn hóa sản xuất, cùng với việc du nhập hàng loạt của đồng bào người Hoa, các ngành nghề cổ truyền, những tri thức về sản xuất, kinh doanh của người họ cũng đã được mang vào Nam Bộ, Sài Gòn - Chợ Lớn. Những người thợ thủ công tài hoa khi di cư vào nước ta đã chuyển tải các ngành sản xuất gốm sứ, gạch ngói, dệt vải, dệt lụa, thuộc da, làm giấy, bút mực, nghề in ấn,… Lúc đầu tất nhiên họ giữ bí quyết nghề nghiệp, nhưng sau do yêu cầu của sản xuất, họ đã hiểu được tầm quan trọng của việc chuyển giao công nghệ. Đến nay nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng Nam Bộ đã trở thành những sản phẩm thành công trong nước và quốc tế, thể hiện đỉnh cao của sự giao thoa văn hóa Hoa - Việt. Về văn hóa cộng đồng, do điều kiện sinh sống của người Hoa ở vùng đất mới, nên ý thức cộng đồng luôn luôn được đề cao, được củng cố. Tinh thần cố kết cộng đồng: gia đình, họ tộc, đồng hương, đồng nghiệp đặc biệt được quan tâm giữ gìn như một giá trị tinh thần thiêng liêng. Lòng biết ơn, tinh thần nghĩa hiệp đùm bọc lẫn nhau và ý chí quyết lập nghiệp là những giá trị được cộng đồng người Hoa hết sức nâng niu, trân trọng. Chính nhờ các giá trị văn hóa, ý thức cộng đồng nói trên đã giúp cho người Hoa tồn tại như một nhóm xã hội đặc thù, vừa hoà nhập với các cộng đồng khác, vừa giữ được những đặc điểm riêng có tính ưu trội của riêng mình. Về văn hóa tinh thần, người Hoa đến vùng Nam Bộ và Sài Gòn - Chợ Lớn mang theo một nền văn hóa đã phát triển phong phú, đa dạng và đặc sắc. Trước hết là văn hóa tín ngưỡng, tâm linh với việc thờ cúng rất nhiều nhân thần và nhiên thần, hai hệ thống thần linh đã ăn sâu vào tâm thức của họ. Về nhân thần có những thánh nhân được tôn thờ và truyền tụng trong đời sống tinh thần của cộng đồng như Quan Công, Bao Công, Bổn Đầu Công, Bà Thiên Hậu, Quan Âm Bồ Tát… Về nhiên thần cũng có rất nhiều biểu tượng thiêng liêng được tôn thờ, như Ngọc Hoàng - Thượng Đế, Thổ Công - Táo Quân, Thần Tài, Phật Di Lặc…. Các công trình kiến trúc tôn giáo, tâm linh uy nghi được dựng lên: như miếu Thiên Hậu (Hội quán Tuệ Thành), Chùa Ông (Hội quán Nghĩa An), Nhị Phủ Miếu (Chùa Ông Bổn), Quỳnh Phủ Hội quán, Hội quán Sùng Chính và Chùa Quan Âm (Hội quán Ôn Lăng)…. Cùng với các nghi lễ trong những ngày lễ tết, như Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Thanh Minh, Hàn Thực, Đoan Ngọ, Trung Nguyên, Thượng Nguyên… làm cho đời sống tâm linh của người Hoa vừa thiêng liêng vừa huyền ảo nhưng vẫn gắn với đời sống nhân sinh của con người. Có người cho rằng: thông qua hệ thống tín ngưỡng, tâm linh và các tục lệ, lễ thức, nhân cách và tâm lý người Hoa được hình thành, góp phần củng cố các quan hệ gia đình, ý thức cộng đồng hướng tới những ước vọng về một cuộc sống an sinh, bền vững. Văn hóa nghệ thuật của người Hoa cũng hết sức phong phú với các loại hình dân ca, dân vũ và các loại nhạc cụ đặc sắc. Dân ca có các làn điệu hát Quảng, hát Tiều, dân vũ có múa lân - sư - rồng và dàn nhạc có nhạc Xã… làm tăng thêm tính phong phú đa dạng, tính đặc sắc đặc thù cho văn hóa Nam Bộ nói chung và Sài Gòn - Chợ Lớn nói riêng. Nền kinh tế - văn hoá nghệ thuật cổ đại hưng thịnh một thời của Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích với "Thi đàn chiêu anh các", hay Gia Định tam gia với hệ thống các tác phẩm nổi tiếng như Gia Định tam gia thi, Gia Định thành thông chí,…hay những hoạt động của đồng bào người Hoa ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19 nửa đầu thế kỷ 20 đã thực sự làm phong phú thêm nền văn hoá Việt Nam. Sau khi hòa bình lập lại, ở một số nơi, nhất là ở các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh, người Hoa hoạt động kinh tế - văn hoá rất giỏi và sôi nổi. Chợ Lớn ngày nay là tên đất của khu vực quận 5, quận 6 gồm đa phần là cư dân người Hoa sinh sống với nhịp sống lao động, sinh hoạt náo nhiệt ngày đêm, hoạt động bán buôn, bán lẻ có thể nói phồn thịnh hơn bao giờ hết. Lại còn đủ thứ vui, thú ăn chơi tao nhã, hội hè đình đám. Ngày nay, tất nhiên tình thế đã thay đổi, việc mua bán ngày càng có nề nếp hơn. Vào Chợ Lớn, “món gì cũng có, có tiền là có ngay”. Người qua lại tấp nập, không người nhàn rỗi. Nếu chúng ta thấy nhiều người Hoa và Việt tụ họp ở quán cà phê bình dân hoặc hiệu ăn sang trọng, không phải họ hưởng lạc thuần túy, chẳng qua là gặp nhau để thông báo về giá cả, tình hình cung cầu, biến động thị trường hoặc “gút lại công việc làm ăn nào đó” mà thôi. Có thể nói giới công thương người Hoa không những thông hiểu mà còn nhạy cảm với đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, hiện nay trên các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, thương mại, dịch vụ, ngân hàng, lĩnh vực nào cũng có phần đầu tư của giới công thương ngưòi Hoa. Điều đáng nói là phạm vi đầu tư của họ không chỉ đóng khung trong các quận, huyện của thành phố mà còn mở rộng ra các vùng lân cận thuộc các tỉnh khác, thậm chí vương sang cả nước bạn Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan…. Ngành nghề mà họ đầu tư bao gồm cả những nghề sinh lợi ngay như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, vui chơi - giải trí lẫn những ngành nghề phải đầu tư lâu dài, phải liên tục đổi mới thiết bị, công nghệ, phải cạnh tranh vất vả, mới thu được lợi nhuận như các ngành sản xuất tiêu dùng, chế biến hàng xuất khẩu, ngành xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng…. Nguồn vốn của họ ngoài vốn tự có, vốn của các tập đoàn công thương gia trong nước, còn có nguồn vốn do thân nhân bà con nước ngoài hỗ trợ. Nhìn chung, hoạt động kinh tế của cộng đồng người Hoa ngày càng sôi nổi, nhộn nhịp, phát triển theo chiều hướng đi lên. Những năm qua, họ đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động của thành phố. Tuy sống ở khu vực gần như riêng biệt, nhưng từ lâu, người Việt và người Hoa vẫn khăng khít trong việc làm ăn mua bán; lại giống nhau trên nét lớn về tín ngưỡng dân gian, đa thần, thờ Phật, thờ Quan Công, ăn Tết âm lịch, mùng 5 tháng 5 (Đoan Ngọ), ăn rằm tháng 7, vui tiết trung thu….Nhưng ở đồng bào người Hoa có một số mặt tích cực, cần được nghiên cứu và đề cao: - Hiếu khách, nhớ ơn bạn bè, đã mang ơn thì nhớ ơn rất bền lâu. - Lấy chữ Tín làm đầu, đã hứa là giữ lời hứa mặc dầu bị thiệt thòi. Trả nợ đúng thời hạn, chấp nhận bị lỗ vốn khi hàng hóa sụt giá thình lình. Không thích dùng giấy tờ, giao kèo, hoặc kiện tụng đến cửa quan. Giải quyết êm thấm nội bộ là tốt nhất. - Không tự ái vụn vặt vì lời ăn tiếng nói lúc xã giao, giúp đỡ tận tình với bạn bè. - Gắn bó với người Việt trong giai đoạn chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thời Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, người Hoa ở Hội kín đã trợ giúp nghĩa quân, mặc dầu việc lớn không thành, nhưng những đóng góp của họ là không thể phủ nhận. Công nhân, lớp người nghèo thành thị người Hoa đã hưởng ứng những cuộc tranh đấu giai đoạn khi vừa có Đảng, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Nhiều người Hoa đã can đảm hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng của cách mạng, thậm chí thân sa vào vòng tù đày nơi khám Chí Hòa, nơi nhà tù Côn Đảo, nhưng họ vẫn quyết một lòng trung trinh với Đảng với đất nước. Lòng từ thiện của người Hoa còn biểu hiện rõ rệt trong các phong trào xóa đói giảm nghèo, quyên góp cứu trợ đồng bào khi thiên tai, lũ lụt. 1.3. Tình hình chung về văn học trong cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh Người Hoa đến Việt Nam cư trú lâu dài, đã mang theo những hoài cảm lẫn văn hóa vùng đất tổ. Con cháu họ tiếp tục được thừa kế văn hóa của tổ tiên mang từ cố quốc sang, lại tiếp thu vốn văn hóa tinh hoa của vùng đất mới cho nên đã nảy sinh không ít nhân tài. Vì thế, hai giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học Hoa văn thành phố Hồ Chí Minh đều được lưu tiếng đến đời sau. Trong giai đoạn đầu, vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, văn học Hoa văn phát triển rực rỡ, vẫn còn lưu lại tiếng thơm cho đến ngày nay với các thi xã như, thi đàn Chiêu Anh Các của Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên vốn thuộc thành Gia Định, nhóm Gia Định sơn hội, một số thành viên trong Bạch Mai thi xã. Tên tuổi gắn liền với văn học thời kỳ này phải kể đến Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tĩnh, Huỳnh Ngọc Uẩn, Trương Hảo Hợp, Diệp Minh Phụng, Vương Kế Sanh, Vương Văn Anh… tên tuổi của họ đã hợp chung và hoà vào dòng chảy văn học Việt Nam, trở thành yếu tố cấu thành không thể thiếu trong dòng văn học Việt Nam giai đoạn cổ trung đại. Giai đoạn tiếp theo, được xem là thời kỳ suy thoái của văn học người Hoa. Sau khi Pháp đánh chiếm miền Nam, tiếng Việt ngày càng bị Latinh hóa, Quốc ngữ cũng dần dần định hình, trước phong trào vận động sử dụng chữ Quốc ngữ rầm rộ của nhà cầm quyền, không còn mấy người học Hán văn, thành ra văn học Hoa văn càng ngày bị suy thoái. Nhà thơ Trần Tế Xương đã từng than rằng: phong trào nho học đã suy tàn, mười người học thì có đến chín người thôi. Vì muốn bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc, những gia đình người Hoa giàu có đã đưa con cái họ về lại Trung Quốc để học tập sách thánh hiền, lớp trẻ này do đó mà sự liên hệ về tình cảm và văn hóa đối với “đất mới” miền Nam Việt Nam không còn chặt chẽ như các thế hệ cha ông chúng. Sau giai đoạn suy thoái, khoảng giữa thế kỷ 20, văn học người Hoa bắt đầu phát triển trở lại, đây là giai đoạn được đánh giá là thời kỳ phát triển thứ hai trong lịch sử phát triển của dòng văn học người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh Trung - Nhật và cuộc đại chiến thế giới lần hai, càng có nhiều trí thức người Hoa từ Trung Quốc di cư đến Việt Nam, không chỉ thông hiểu văn học truyền thống, họ còn rất hiểu biết về Tây học và tư tưởng tiến bộ. Họ mở trường học, mở toà soạn tòa báo nhằm thúc đẩy việc phát triển văn hóa Hoa văn. Về phương diện văn học, những việc làm đó đã cổ vũ mạnh mẽ cho sự phát triển văn học bạch thoại, đặc biệt là thơ và tản văn mới. Từ cuối thập niên 40 đến đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, trong số những di dân người Hoa này đã xuất hiện không ít những nhân tài và những con người lòng tràn đầy nhiệt huyết đối với văn học, như Đặng Hồng Nho, Hoắc Văn, La Phong, Diệp Truyền Hoa, Trần Hữu Cầm, Triệu Đại Độn...Có thể nói đây là những người đi đầu trong việc tạo ra đỉnh cao thơ hiện đại và thơ cổ ở cả hai thập niên 60 và 70.Giai đoạn này có khá nhiều tác phẩm được xuất bản, như Thập nhị thi tập, Tượng Nham cốc thi diệp, Thuỷ thủ, Kiếp Dư ngâm thảo, Thính Vũ lâu thi thảo, Long Trai thi tập, Diệp Truyền Hoa thi tập, Hiến cấp ngã đích ái nhân, Thuỷ chi mê, Bút luỹ, Phong xa, Trung học sinh, Mê phong…. Về thành tựu đa dạng phong phú của văn học ở giai đoạn này, trước mắt vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào xoáy vào nội dung nêu trên, lại thêm các công trình trên phần nhiều thất lạc, hiện chúng tôi chỉ tìm lại được khoảng 50% số tài liệu nêu trên. Giai đoạn thứ tư, giai đoạn tiềm tàng của văn học Hoa văn. Sau giải phóng miền Nam năm 1975 đến trước ngày đất nước bắt đầu mở cửa, văn học Hoa văn ở trạng thái lắng xuống bởi giáo dục Hoa văn bị đình trệ suốt hơn 10 năm, hình thành một thời văn hóa trống rỗng của người Hoa. Nhìn chung cũng vì kinh tế khó khăn nên những người chấp bút đành phải gác bút để tìm kế sinh nhai, không ai còn tâm trí dành cho việc sáng tác. Một bộ phận giới trí thức và nhân sĩ trung lưu ngày trước cũng lần lượt tìm đường ra nước ngoài định cư. Những nhân tố kể trên cùng với nhiều lý do khác khiến cho văn học Hoa văn không còn được như trước nữa. Giai đoạn sau khi nước ta cải cách mở cửa đến nay, trước mắt ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn có một tờ báo Hoa văn là báo Sài Gòn Giải Phóng, từ năm 1987 báo này đã thành lập “Câu lạc bộ Văn hữu” (Câu lạc bộ bạn văn), câu lạc bộ này đã tiếp nhận tất cả các bạn văn ở tờ phụ san Văn nghệ vốn định kỳ hàng tuần phát hành, tạo không khí cho các văn sĩ chấp bút và sáng tác. Từ năm 1990, hoạt động văn học Hoa văn phát triển mạnh trở lại. Ở giai đoạn này, ngoài những cây bút đã nổi danh trước giải phóng sau một thời gian dài gác bút nay “tái xuất giang hồ”, như Ngân Phát 銀髮, Ông Nghĩa Tài 翁義才,Lý Chí Thành李志成,Trần Quốc Chính陳國正,Thu Mộng秋夢,Thạch Linh石羚…; còn xuất hiện không ít những cây bút mới nổi, như Dư Vấn Canh 余問耕,Tuyết Bình 雪萍,Phương Phương 方方,Khâu Lăng 丘淩,Ngọc Hoa 玉華,Trường Phong長風…; sự tích cực tham gia của thế hệ các văn, nhà thơ thuộc thế hệ trước, đã cổ vũ tinh thần các bạn văn, khiến họ không ngừng tích cực tham gia vào văn đàn đương đại. Mặt khác, ngày nay với những đổi mới về kinh tế chính trị, không ít người Hoa ra nước ngoài định cư thường quay lại Việt Nam để thăm hỏi bạn bè, gia quyến, hoạt động giao lưu văn hóa của đồng bào người Hoa thành phố với các nước lân cận vì thế không ngừng mở rộng thêm. Vì thế trình độ văn hóa của người Hoa ngày càng cao, việc này hiển nhiên kích thích một bộ phận văn sĩ người Hoa tái cầm bút sáng tác. Những năm lại đây, ngoài Câu lạc bộ Văn hữu của báo Sài Gòn Giải Phóng, Hội Văn học Hoa văn cũng được Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thành phố Hồ Chí Minh ráo riết chuẩn bị cho việc thành lập. Hai tổ chức này kết hợp với Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc và một số nhà xuất bản khác không ngừng ấn hành một số sách vở Hoa văn, trong đó quan trọng có thể kể đến Mê giang nhã ngâm湄江雅吟,Việt Nam hiện đại thi sao 越南現代詩鈔,Hướng dương tập 向陽集,Minh Đạo thi từ tập明道詩詞集,…và gần đây còn có Đặc san Văn học nghệ thuật Hoa Việt 華越文學藝術特刊 (đến nay đã ra được 7 số) của các tác giả Chợ Lớn và các tác giả dùng chữ Hán sáng tác trên khắp toàn cầu. Ngoài ra, các nhà văn người Hoa còn có cơ hội tham dự Hội nghị văn học Hoa văn thế giới tổ chức ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chương II CÁC TÁC GIẢ TÁC PHẨM VĂN HỌC HOA VĂN 2.1. Các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn trước khi Pháp đánh chiếm miền Nam Văn học Hoa văn trong thời gian này phát triển hết sức rực rỡ, tiêu biểu nhất có Gia Định Sơn hội 嘉定山薈. Gia Định Sơn hội hoạt động vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, thành phần gồm có các nhà thơ: Chỉ sơn Trịnh Hoài Đức 止山鄭懷德, Nhữ sơn Ngô Nhân Tĩnh 汝山吳人靜, Kì sơn Diệp Minh Phụng 祁山葉明鳳, Phục sơn Vương Kế Sanh 伏山王繼生, Hội sơn Huỳnh Ngọc Uẩn 薈山黃玉蕴. Bạch Mai thi xã thì do sư trụ trì chùa Cây Mai là Hoằng Ân Sang殷弘創 lập ra, có rất nhiều người Việt Nam và người Minh Hương tham gia sáng tác Nôm văn và Hán văn. Theo cuốn “Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh” cuốn 1, Cao Tự Thanh đã phân tích: sự xuất hiện của Sơn hội đã đóng góp một phần quan trọng trong tiến trình văn hóa từ đó về sau của Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Ngày nay, các tác phẩm của các thi nhân trong Sơn hội và một số thi nhân giai đoạn sau còn tồn tại như: Gia Định tam gia thi嘉定三家诗thu thập thơ ca của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh; Gia Định thành thông chí 嘉定城通誌 , Cấn Trai thi tập艮斋詩集 , Gia Định tam thập cảnh 嘉定三十景của Trịnh Hoài Đức; Nhất thống địa dư chí 一統地輿誌 , Hoa Nguyên thi thảo 华原诗草 của Lê Quang Định; Thập Anh thi tập 拾英詩集, Thập Anh văn tập拾英文集 của Ngô Nhân Tĩnh, Trương Mộng Mai thi tập张梦梅诗集 hay Mộng Mai đình thi thảo 夢梅梅亭詩草của Trương Hảo Hợp,… nghiễm nhiên được coi là di sản Việt Nam. 2.1.1. Gia Định tam gia thi 嘉定三家詩do Trịnh Hoài Đức khắc in, sách đã mất nhưng hiện còn lời tựa cho tập này của Trịnh Hoài Đức. Sách gồm ba tập thơ của ba tác giả in độc lập vào những thời điểm khác nhau, theo thứ tự: 2.1.1.1. Cấn Trai thi tập toàn biên mục lục 艮齋詩集全編 Ngoài lời tựa Nguyễn Định Cát, Ngô Thời Vị và Cao Huy Diệu ở đầu, bài tự tự ở phần cuối, thứ tự tập thơ được xếp theo thứ tự: Thoái thực truy biên thi, gồm 127 bài thơ. Quan Quang tập thi , gồm 152 bài thơ Khả dĩ tập thi, gồm 48 bài thơ. 2.1.1.2. Hoa Nguyên thi thảo 華原詩草 : Ngoài 77 bài thơ còn có bài tựa của Lê Bá, tức Thanh Hoa Lê Lương Thận, giữ chức Hàn lâm viện chế cáo viết vào tháng 8 năm Gia Long thứ sáu (1807). 2.1.1.3. Thập Anh đường thi tập拾英堂詩集 : Ngoài 187 bài thơ còn có ba bài tựa của Trần Tuấn Viễn, Nguyễn Địch Cát và Bùi Dương Lịch được khắc in ở phần đầu. 2.1.2. Cấn Trai thi tập艮斋诗集: Trịnh Hoài Đức hiệu Cấn Trai biên soạn và viết lời tựa khi khắc in năm Gia Long 18 (1819). Phần đầu có lời tựa của Nguyễn Địch Cát, bài bạt của Ngô Thì Vị và Cao Huy Diệu. Sách hiện do thư viện thựôc Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, gồm 2 bản in (A.780, A.1392), 1 bản viết (A.3139). Sách gồm ba tập, sắp theo thứ tự như sau: Thoái thực truy biên , 127 bài thơ soạn năm Nhâm dần (1782). Quan quang tập, 152 bài thơ do tác giả làm trong dịp đi sứ Trung Quốc (1802). Khả dĩ tập, 48 bài thơ mang nội dung tặng đáp, thù tạc…. Sách này hiện thư viện Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh cũng lưu giữ 1 bản, nhưng đã rách nát. 2.1.3. Thập Anh đường thi tập拾英堂詩集 , 187 bài thơ của Ngô Nhân Tĩnh khi làm quan và khi đi sứ Trung Quốc. Sách do thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, bản in, ký hiệu A.779. Phần sau sách này có phụ thêm Hoa Nguyên thi thảo 华原诗草của Lê Quang Định. 2.1.4. Thập Anh văn tập拾英文集 , văn tập gồm 187 bài kinh nghĩa của Ngô Nhân Tĩnh. Sách do thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, bản viết tay, ký hiệu A.1679. 2.1.5. Mộng Mai đình thi thảo梦梅亭诗草, gồm 170 bài thơ do Trương Hảo Hợp hiệu Lượng Trai sáng tác khi đi sứ Trung Quốc. Sách do thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, bản viết tay, ký hiệu A. 1529. 2.2. Các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn từ những năm 40 đến những năm đầu thập niên 70 Chợ Lớn đương thời có khoảng 16 tờ báo Hoa văn lớn nhỏ, mỗi tờ phụ san báo giấy đều lập ra trang “văn nghệ” là nơi để các tác giả Hoa văn thi triển tài năng. Các thi xã, văn xã cũng dần dần thành lập, có vài thi xã chỉ có một hai người, có nhà thơ cùng lúc tham gia nhiều thi xã. Ví dụ như, Tồn tại thi xã 存在詩社trong những năm 70 có các thành viên: Ngân Phát 銀髮 , Trọng Thu 仲秋 , Ngã Môn 我門 (Huỳnh Kỷ Nguyên 黃紀原), Dược Hà 藥河 (Trần Bổn Minh 陳本銘), Cổ Huyền 古弦 và Tạ Nguyệt 射月; Hải Vận văn xã 海韻文社 có Từ Trác Anh徐卓英 , Hà Dã 菏野, Thôn Phu 村夫, Lê Khải Khanh 黎啟鏗, Mộng Linh 夢玲; Đào Thanh văn xã 濤聲文社 có Duẫn Linh 尹玲, Tư Băng 斯冰, Hiển Huy 顯輝, Dư Huyền 餘弦, Hữu Ái Linh 友愛玲, Xuân Mộng 春夢, Trần Quốc Chính 陳國正; Tư Tập văn xã 思集文社 có Thu Mộng 秋夢, Hoài Ngọc Tử 懷玉子, Thi Hán Uy 施漢威, Dật Tử 逸子; Bôn Lưu thi xã 奔流詩社 có Dũ Dân 牖民, Lý Hy Kiện 李希健, Phiêu Bạc 飄泊, Hồng Phụ Quốc 洪輔國; Phiêu Phiêu thi xã 飄飄詩社 có Lý Chí Thành 李志成, Trần Hằng Hạnh 陳恒行, Tây Mục 西牧, Thi Minh Đông 施明東; Thư Sinh văn xã 書生文社 có Lô Siêu Hồng 盧超虹, Ngải Hồng 艾虹, Hiểu Tinh 曉星; Văn Nghệ xã 文藝社 có Tạ Chấn Dục 謝振煜… Ngoài ra có bộ phận tác giả không tham gia một thi xã hay văn xã nào, như: Đỗ Phong Nhân 杜風人, Kỳ Dị 奇異, Ngạc Lục 萼綠, Kiếm Minh 劍鳴, Thái Dương 太陽, Ngô Kiện Phù 吳健孚, Trần Tuyết Anh 陳雪英, Dục Nhật 浴日, Khí Như Hồng 氣如虹, Trần Mộng Thơ 陳夢詩, Trần Xuyên Chiết 陳川浙, Huỳnh Quảng Cơ 黃廣基 . Đầu thập niên 70, các thi xã văn xã khác bỗng xuất hiện nhiều, như: Phong Địch thi xã風笛詩社, Dã Thanh 野聲, Đài Phong 颱風, Hướng Nhật Quỳ 向日葵, Trường Hà 長河, Nam Phong 南風, Sinh Mệnh生命, Trung Nghệ 中藝, Nghệ Hải藝海. Trong thời gian này họ cũng xuất bản rất nhiều sách và thơ, kể đến như: Thập nhị nhân thi tập 十二人詩輯,Tượng Nham cốc thi diệp 象岩谷詩葉,Thủy thủ 水手, Diệp Hoa thi tập 葉花詩集,Gửi tặng người tình của tôi 獻給我的愛人,Thủy chi mê水之湄,Lũy bút 筆壘,Xe gió 風車,Học sinh Trung học 中學生,Mê Phong湄風,Long Trai thi tập 龍齋詩集 … 2.2.1. Long Trai thi tập 龍齋詩集 , Đường về cố quốc xa vời vợi 故國路遙 - Lý Văn Hùng Tác giả Lý Văn Hùng李文雄sinh thời luôn tận tâm vào việc nghiên cứu tinh thông văn hóa Trung Việt, về thanh vận, văn tự, văn chương tam học, từ những năm 40 trở đi đã xuất bản nhiều cuốn từ điển, tự điển, sách giáo khoa, truyện, thơ ,… Ông từng đi chu du khắp nước Việt Nam, qua nhiều danh lam thắng cảnh, đến đâu cũng có đề vịnh, tổng hợp thành túi sách một cách ung dung tự tại. Tập thơ Long trai thi tập ra đời năm 1960, tập hợp những bài thơ, đề vịnh đã ghi dấu bước chân ông trên khắp đất nước và những bài bạn bè ông sáng tác. Đường về cố quốc xa vời vợi là cuốn tiểu thuyết được Lý Văn Hùng viết và in năm 1951. Ngoài ra ông còn xuất bản hàng loạt sách công cụ và sách khảo cứu khác. Hình 1: Long Trai thi tập (bản photo) 2.2.2. Diệp Hoa thi tập葉花詩集 – Diệp Truyền Hoa Tác giả Diệp Truyền Hoa葉傳華sinh ngày 14/9/1918 ở Hội An (Quảng Nam). Năm 1993 về Trung Quốc học ở trường Bồi Chính Quảng Châu đến năm 1937 thì trở lại Hội An. Năm 1938, trong thời kỳ kháng Nhật, ông đã thành lập Đoàn Thanh niên Hoa kiều ở Hội An, tiến hành công việc cứu nước. Sau kháng chiến thắng lợi ông trở lại Hội An và kết hôn ở đó. Ông từng học Trường Đại học Thanh Hoa, thi vào khoa Triết học Trường Đại học Liên hợp Tây Nam, từng giảng dạy ở trường công học Trung Hoa… Về Việt Nam ông từng nhận công tác giảng dạy ở khoa Ngoại ngữ trường Đại học Sư phạm và khoa Triết học trường Đại học Văn khoa ở Sài Gòn, sau đó cũng nhận dạy ở Đại học Văn Khoa Thuận Hóa…. Ngày 05/11/1970 ông bệnh và qua đời ở bệnh viện Nguyễn Văn Học (Sài Gòn). Tác phẩm Diệp Hoa thi tập được xuất bản bởi Cục in ấn Đạt Hưng, số 64 đường Tản Đà, Chợ Lớn, năm 1971; đã tập hợp tất cả các sáng tác của Diệp Truyền Hoa trong suốt 26 năm, từ khi cầm bút đến khi qua đời. Tập được sắp xếp thành các chương: Tiểu thi (những bài thơ ngắn bày tỏ tâm tư cảm xúc của bản thân tác giả, ngay cả nhan đề tác phẩm của mình Diệp Truyền Hoa cũng chỉ dành một chữ để đặt); Tân thi ( những bài thơ viết theo lối mới, dài hơn, tự do hơn, các bài tản văn; những sáng tác này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn đàn thơ đương đại và sau này); Thơ hiện đại ( gồm những bài thơ, tản văn lối văn trang nhã phóng khoáng, kế thừa và phát triển thêm từ những vần thơ Tân thi). Trọn Diệp Hoa thi tập có tất cả là 108 bài thơ và tản văn. 2.2.3. Gửi tặng người vợ của tôi 獻給我的愛人 – Tạ Chấn Dục Tạ Chấn Dục謝振煜 sinh năm 1936 tại Nha Trang, bắt đầu làm thơ từ năm 1943, số lượng bài thơ ông sáng tác cũng tương đối khá, hầu như năm nào ông cũng có ít nhất 1 bài, nhiều thì 23 bài, trong 13 năm ông đã sáng tác 160 bài thơ. Phần lớn các bài thơ ông viết được đăng trên báo, tạp chí. Sau khi biên soạn, chỉnh lý lại còn được 76 bài, thế nhưng đây vẫn chưa thỏa nguyện tác giả. Ngoài thơ ông còn viết tản văn, truyện ngắn, tạp văn và phê bình văn học. Ông tiếp tục lao động nghệ thuật cho ra thêm nhiều tác phẩm nữa. Ông cũng từng viết các tác phẩm như Hai cô con gái 兩個女兒 (1963), Triều Dương mới 新生的朝陽,Khúc đợi chờ 期待曲,Con khóc rồi 孩子、你哭了,… Tập thơ Gửi tặng người tình của tôi gồm 77 bài thơ Tạ Chấn Dục viết tặng cho người vợ của mình, thay lời cảm tạ, lời yêu thương gửi tới người đã vì ông theo ông bên cuộc đời. Tập thơ được hoàn thành vào ngày 25 tháng 11 năm 1960 và được xuất bản năm 1961. Sự nghiệp sáng tác của Tạ Chấn Dục khá phong phú, ngoài tác phẩm nêu trên, ông còn Hiếu biện tập (tập phê bình thơ, 1963), Tản- Cổ quái-Hiện đại thi (1975), Song sinh nhật (2008); ông còn là dịch giả của rất nhiều tác phẩm dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Trung và tiếng Trung sang tiếng Việt. Hình 2: Gửi tặng người tình của tôi 2.2.4. Kiếp dư thi thảo劫馀诗草 , 197 bài thơ cổ thể, cận thể của Giáo sư Trần Hữu Cầm, tên hiệu Kiếp Dư sinh. Phần đầu sách có lời tựa của Phùng Trác Huân người đất Nam Hải, phần sau có lời tự bạt của tác giả vào năm 1973. Sách do báo Tân Luận Đàn in tháng 1 năm 1974. 2.2.5. Thính Vũ lầu thi thảo听雨楼诗草 , 146 bài thơ cổ thể, cận thể của Triệu Đại Độn sáng tác. Phần đầu có lời tựa của Hà Kiếm Bình, Lý Du, Trương Tác Mai, Lý Ích Bá. Sách in tháng 10 năm 1969. 2.2.6. Lan Hiên ngâm thảo 蘭軒吟草 tác giả La Sở Nam 羅楚楠được xuất bản năm 1972 gồm 435 bài thơ, phú, ngâm vịnh. Phần đầu có lời đề từ của Trần Sĩ Minh, Dương Tôn Hiền. 2.2.7. Trương Nhân Thơ nam du tập張紉詩南遊集, Tác giả Trương Nhân Thơ là một nữ sĩ tài hoa không những có tài ứng đối thơ văn rất tài tình mà còn là một nghệ sĩ vẽ hoa mẫu đơn rất sắc sảo, nữ giới đương thời ở Chợ Lớn không ai sánh bằng. Đây là tập viết tay của tác giả, đầu tập có lời đề của Thuận Đức Chu Ích Bá. Hình 3: Trương Nhân Thơ nam du tập 2.2.8. Sài Gòn Mậu Thân 1968 西貢1968年戊申之戰 Tác giả Nguyễn Văn Tào阮文曹sinh năm 1928 ở làng Long Phước, huyện Châu Thành, Đồng Nai, là người huyện Hải Phong 海豐tỉnh Quảng Đông 廣東, Trung Quốc. Tháng tám năm 1945 tốt nghiệp trung học Pháp văn, ông đã cùng nhân dân thông Long Phước cầm gậy gộc, tầm vông hòa vào dòng chảy của nhân dân Ba Tri đứng lên cướp chính quyền ở tỉnh Ba Tri Hình 4: Sài Gòn Mậu Thân 1968 2.3. Văn học Hoa văn từ cuối thập niên 70 đến nay 2.3.1. Việt Nam hiện đại thi sao越南現代詩鈔 Lục Tiến Nghĩa chủ biên, Nxb Văn hóa Dân tộc Hà Nội, tháng 12/1993, in tại báo Sài Gòn Giải Phóng bản Hoa văn. Cuốn này đã tập hợp 72 sáng tác của 36 tác giả với 72 tác phẩm, là những cảm xúc chân thật về cuộc sống, về quê hương, bạn bè…. Cũng ở trong tập Việt Nam hiện đại thi sao này, đã tập hợp được các tác phẩm của không ít tác giả kì cựu của giai đoạn văn học Hoa văn những năm 50 đến đầu nhưng năm 70 như Ngải Hồng, Thi Hán Uy, Ngân Phát, Lý Chí Thành,… Chúng tôi đã liệt kê tên tác giả và tác phẩm theo bảng bên dưới: STT TÁC GIẢ SL TÊN TÁC PHẨM 1 Phàm Bút 凡筆 3 Sơn Thành hành 山成行 Dạ xuất 夜出 Ký ngôn 寄言 2 Đại Thang 大湯 1 Ký ngôn 寄言 3 Văn Cẩm Ninh 文錦寧 2 Thủ 手 Giao tiếp điểm 交接點 4 Phương Hồ 方乎 1 Tháng tám 八月 5 Ngải Hồng 艾虹 1 Không đề 不題 6 Thạch Linh 石羚 2 Đổi mới 革新 Sơ du 初游 7 Đông Mộng 冬夢 3 Mẹ hiền 母親 Nhớ 思念 Đắp cát vùi thơ có được chăng? 堆個沙丘藏詩好不好 8 Vĩnh Hoa 永華 1 Ngọn đèn 燭 9 Giang Đinh 江汀 2 Ngọc trong nước 水珠 Lời cầu của người dọn đường 清道夫的祈禱 10 Hướng Nam 向南 1 Nhớ xưa 懷舊 11 Ngũ Thế Lương 伍世良 3 Người con gái bán rau 賣菜票的女孩 Bướm bay về muộn 遲歸的蛺蝶 Hoa phượng hoàng 鳳凰花 12 Lý Chí Thành 李志成 2 Năm tháng 歲月 Nói chuyện xưa 話舊 13 Lý Tư Đạt 李思達 2 Nguồn suối 泉源 Thời gian dài trên tóc時間長在髮上 14 Dư vấn Canh 余文耕 4 Một ngày 一天 Sống 生活 Thư thiêm 書籤 Dạy học 教學 15 Lâm Tùng Phong 林松風 1 Biển 海 16 Chu Vĩnh Tân 周永新 1 Trở lại Vũng Tàu 頭頓歸來 17 Cố nhân 故人 4 Dòng chảy của biển 海之流 Hiện cảng 蜆港 Thuận Hóa 順化 Đêm ở đô thị 都市之夜 18 Thu Mộng 秋夢 3 Trà Hoa cúc 菊花茶 Huyền ảo幻 Suy nghĩ mông lung繆思 19 Thi Hán Uy 施漢威 4 Ngọc lưu ly tháng tám八月琉璃的 Đá ngầm 礁石 Đường nhỏ 小路 Tai nạn xe cộ 車禍 20 Trần Ngọ 陳午 1 Thi nhị đề 詩二題 21 Trần Quốc Chính 陳國正 2 Thời khắc tam thiếp 時刻三帖 Hình cha 父影 22 Từ Miên Chương 徐棉彰 1 Gửi Thường Nga 寄嫦娥 23 Thâm Sơn 深山 1 Khỏa giả 躶者 24 Vĩ Minh 偉明 1 Trở lại Đà Lạt 大勒歸來 25 Tuyết Bình 雪萍 3 Tóc bạc 白髮 Hội họa 繪畫 Mùa thơ 詩的季節 26 Trang Uy 莊威 1 Khách qua đường 過客 27 Hương Thổ 鄉土 3 Báu vật của anh hùng 英雄土地上的綠寶 Gửi người thủy thủ 給水手 Cây 樹 28 Triệu Minh 趙明 1 Ba bài Xúc cảm 感觸三首 29 Ngân Phát 銀髮 5 Người thợ sửa xe 修車匠 Trung Quốc, con diều trong mộng中國是夢裡的風箏 Điệp ngôn 蝶言 Phơi vải 瀑布 Biết rồi, biết rồi 知了、知了 30 Lưu Vi An 刘爲安 2 Cậu bé hát rong 賣唱的孩子 Ông lão bán bánh bao 賣麵包的老人 31 Lưu Vọng Minh 劉望明 1 Một nỗi sầu quê khác 另一種鄉愁 32 Học Minh 學明 2 Em là… 你是 Đuốc lửa 火燭 33 Âu Thành Hà 歐成河 1 Lại chơi nơi đất cũ 舊地重遊 34 Lô Hàn Tinh 盧寒星 3 Nguyện 願 Chúng ta sẽ vượt qua咱們將越過 Hãy vỗ vã sống với xuân này 攫住這一季春 35 Tạ Chấn Dục 謝振煜 1 Hoa hồng 玫瑰花 36 Lam Tư 藍斯 2 Bức họa câu cá bên sông 臨江垂釣圖 Vũ Lâm 雨林 2.3.2. Lời thì thầm (Ni nam tập) 呢喃集 – Nhược Thanh 若菁 Tác phẩm được Hội văn học nghệ thuật các dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2003. Tấm lòng Nhược Thanh luôn mở rộng với con em lao động nghèo chân đất, nên trong tác phẩm, Nhược Thanh đã thể hiện mình một cách chân thật, mộc mạc; đó là sự dấn thân vào cuộc sống hết sức sinh động. Cụ thể, điều đó đã thể hiện trong từng câu chuyện, từng tác phẩm trong tập “Lời thì thầm” của cô khoáng đạt tự nhiên, lịch sự; đã mang đến cho người đọc chiều sâu cảm xúc, làm rung động lòng người. Tập Lời thì thầm gồm 3 tập nhỏ: TẬP 1 ƯỚC MƠ ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT 夢圜的時候 - Nguyện em một đời hạnh phúc 願妳能瀟灑走一回 - Nguyện tình như trăng 中秋 - 願愛像月亮 - Trang trại Tuấn Vũ 沈洪至與俊宇莊園 - Những năm tháng bên nhau 一起走過的日子 - Câu chuyện Giáng Sinh 聖誕節菂故事 - Trải qua 5 năm đau khổ 五年風雨知多少 - Tự lập trên đường đời 孩子們、放開老師的手、自己走吧! - Trở về 我又回到我的尋夢園 - Minh họa sinh hoạt của lớp tình thương 情義班活動圖片 TẬP 2 NĂM DÀI THÁNG RỘNG 悠悠歲月 - Bài ca cho anh 獻給你的歌 - Nhớ ân sư 每逢佳節懷恩師 - Bạn vong niên 忘年之交 - Đêm nay anh ở đâu? 譜一曲永恆一一爲你 - Trời dài đất buồn 脈脈地情 - Tôi vẫn tiếp tục đi 浪躋天疰 - Trên đường đời 人生路上 - Tâm sự 我心深處 - Xin đừng nói chia tay 不要告別 - Tình yêu chân thật 谁是至愛 - Gia đình là tổ ấm 家、心的港灣 - Cảm ơn cô giáo 老師啊! 我們永遠感激你 - Người cha đi xa 爸、你走得好遠啊… - Vui cùng đêm nay 情濃今夕 - Những ngày thương nhớ “最相思” 的日子 TẬP 3 GIỜ ĐỐT PHÁO BÔNG 煙花綻放時 - Trường chinh 長征 - Hoa phượng nở rộ 鳳凰花花開時 - Hy sinh 倒在血泊中的愛 - Dòng sông ấm 流過心底的暖 - Đàm mãi khúc mộng tình 她一直彈者那個夢 - Giờ pháo bông được đốt lên 當煙花綻放時 - Buổi hoàng hôn ở Phú Mỹ Hưng 富美興的黄昏 - Vẻ đẹp 生命的光輝 - Tôi tìm được một mùa xuân 我拾起了一個春 - Xuân về 春回大地情滿人間 2.3.3. Mê Phong nhã ngâm 湄風雅吟 Theo nguyện vọng của các tác giả, cũng nhân dịp Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, đã xuất bản tập thơ này động viên, phát huy thêm về mặt sáng tác thơ từ đối với tác giả người Hoa. Tập thơ là những sáng tác của người Việt gốc hoa, viết theo lối Đường luật, Tống điệu mà nội dung chính là phản ảnh tâm tư của chính mình; trong đó có phần ngâm vịnh về thời sự, tình cảm đối với đất nước và con người Việt Nam, cộng thêm phần ca ngợi tình cảm dân tộc Việt Hoa và tình hữu nghị Việt Trung. Mê Phong nhã ngâm được xếp theo 5 tập nhỏ: Tập 1: Các bài vịnh về thời sự Tập 2: Các bài về phúc lợi văn hóa, giáo dục Tập 3: Tình cảm đối với quê hương đất nước Tập 4: Tình hữu nghị Việt Trung Tập 5: Các bài tạp vịnh Các tác giả có sáng tác trong tập này có những tác giả mới của văn đàn và cũng có không ít tên tuổi quen thuộc: Kính Nghiệp敬業,Dư vấn Canh 余問耕,Từ Cẩm Chương 徐錦彰,Học Kim 學今,Lưu Tử Bân 劉子彬,Khu Ngọc Mai 區玉梅,Huỳnh Hỏa 螢火,Phác Lỗ 樸魯,Từ Quân 徐均,Ngốc Bút 禿筆,Tân Khách 新客,Lý Gia Sở 李家楚,Giác Kim 覺今,Tạ Phụng Truyền 謝鳳傳,Trần Như Lân 陳如麟,Phùng Hữu 馮有,Quan Vĩnh Kiện 關永健,Tư Sung 斯充,Lưu Hoán Đường 劉煥堂,Hải Khiếu 海嘯,Mông Phi Tường蒙飛翔,Kha Thi Kiệt 柯詩傑,Lão Diệp 老葉,Lục Cảnh Hổ 陸景箎,Lý Thượng Văn 李上文,Lý Phước Điền 李福田,Lý Sĩ Long 李士龍,Trương Trân Ni 張珍妮,Vinh Dương Thất Thúc 榮陽七叔,Vĩnh Hiên 永軒,Trực Bút 直筆,Tăng Hiến Trí 曾憲智,Cẩm Thành 錦成,Thu Khách 秋客,Trương Gia Tường 張家祥,Ngũ Thế Lương 伍世良,Liễu Thanh Thanh 柳青青,Huỳnh Trường Hưng 黃長興,Lôi Na 雷娜,Thiên Khiếu 天嘯,Đường Uy 唐威,Lâm Tống Khâm 林宋欽,Huỳnh La Hán 黃羅漢,Dương Thủ Hân 楊守欣,Mạc Ái Hoàn 莫爱環,Trần Từ Niên 陳慈年,Dương Ốc Lễ 楊沃澧,Hướng Hoa Cường 向華強,Cố Nhân故人,Châu Vĩnh Tân 周永新。 2.3.4. Mê giang thi từ 湄江詩詞 (tập 1, 2) Mê giang thi từ (tập 1, 2) là tập hợp hơn 350 bài thơ gồm những bài thơ mang chất cổ điển, có một phần là do các thành viên trong Mê giang ngâm xã sáng tác, một phần là sưu tầm các bài thơ của các tác giả người Hoa ngoài Mê giang ngâm xã. Trong mỗi tập đều có phần giới thiệu về các tác giả trong thi xã và các tác giả có sáng tác được sưu tầm. Ở tập 2, Mê giang thi từ được chú ý về hình thức thể hiện hơn, có cả hình những bức tranh Phong thủy đề thơ của các tác giả. Dưới đây là một số tác giả trong Mê giang thi từ: Các tác giả của Mê giang thi từ: Bàng Minh龐明(Bút danh là Hoa Sơn, sinh năm 1940, nguyên tịch là người đất Phòng Thành, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bàng Minh là bác sĩ Trung y, nghiên cứu viên Triết học xã hội Trung Quốc, đồng thời cũng là chủ nhiệm của “Mê Giang ngâm xã” ở Việt Nam. Ông có các tập như Hoa Sơn ngâm thảo, Thi từ nhàn hoạt tập). Và các cây bút, Dương Tư Bách楊思白 , Lý Phúc Điền 李福田, Tăng Hiến Trí曾憲智, Giang Quốc Trị 江國治, Huỳnh Thái Thành黃泰誠, Trần Như Lân 陳如麟, Huỳnh Duy Anh黃維渶, Tào Tín Phu 曹信夫, Dương Kính Siêu楊京超, Diệp Bá Nông 葉伯農, Phó Năng Dao 傅能瑤, Ngô Gia Kỳ 吳家祺, Từ Thượng Thư 徐尚書, Trầm Hồng Chí沈洪至, Lưu Tử Bân 劉子彬, Trần Hoa 陳華, Lục Cảnh Trì陸景篪, Từ Hòa 徐和, Huỳnh Thuận 黃順, La Dũng羅勇, Trương Chấn Hưng 張振興, Vi Hướng Toàn 韋向全, Lô Hữu Giám 盧有鑑 , Lô Đức Cường盧德強, Thái Nam Phát 蔡南發, Lợi Tư Nghĩa 利思義, Từ Quân 徐均, Trần Huy 陳輝, Kha Thi Kiệt 柯詩傑, Lý Gia Sở 李家楚, Thái Trung 蔡忠, Đặng Triệu Kỳ 鄧兆祺, Chu Tôn Chân 周宗真, Lý Thượng Văn 李尚文, Hứa Hoa 許華. Hình 5: Mê giang thi từ (tập 1) 2.3.5. Minh Đạo thi từ tập明道詩詞集 – Lý Thượng Văn 李尚文 Lý Thượng Văn 李尚文 tên thật là Tường Nam 祥南, tên chữ là Tử Thụy 子瑞, hiệu là Thượng Văn, nguyên tịch là người huyện Đông Hoàn 東莞, tỉnh Quảng Đông 廣東. Ông sinh năm 1914, từ nhỏ đã theo gia đình đến Việt Nam nhưng sớm mồ côi và lập gia đình sớm và trải qua rất nhiều gian khổ, nghèo khó. Ông cũng sớm theo thầy học nghề y, cũng từng học ở Học viện Y dược Trung y hiện đại Hồng Kông, sự nghiệp đang tiến triển thì năm 1975 lại xảy ra cuộc đảo chính bạo loạn của quân khăn đỏ ở Cam - pu- chia, ông phải chạy qua Việt Nam để lánh nạn. Lý Thượng Văn là một trong những văn sĩ người Hoa rất yêu thích thơ ca, thích sinh hoạt sáng tác văn học. Ông thường làm thơ theo Đường luật, về âm vận, vế đối, ông hết sức cẩn thận, cầu kỳ, nhất là những cảm nhận cuộc sống trong thời kỳ nhà nước mở cửa. Có người khen thơ ông là “luật thơ xưa, chất tố mới, mang phong cách riêng”. Minh đạo thi từ tập được Nhà xuất bản Văn học dân tộc Hà Nội xuất bản năm 1995, cũng là mừng ông tròn 80 tuổi và chào mừng 20 năm giải phóng miền Nam, ghi nhận những đóng góp của ông đối với sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Tập gồm 192 bài thơ theo nhiều thể Đường luật như tứ tuyệt, bát cú, lại có thêm các bài vịnh, hành… Bố cục của tập thơ được sắp xếp theo: Phần 1: Cảm vịnh thời sự Phần 2: Phúc lợi văn hóa giáo dục Phần 3: Tình cảm của người đối với đất nước Phần 4: Nhớ xưa, thăm cảnh đẹp Phần 5: Vịnh vật Phần 6: Tạp vịnh 2.3.6. Hoa hướng dương ( Hướng dương tập) 向陽集 Quê tác giả cũng tên là Lê Nguyên, tên thật của ông là Trần Trung Hưng 陳中興, sinh năm 1945 ở làng Ngư Mễ 魚米, tỉnh Cần Thơ, tổ tịch là người Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông. Ông đã sớm tham gia cách mạng Việt Nam và công tác trường kỳ trong vùng địch chiếm đóng, từng đảm nhận chức Giám đốc Tổng Công ty Du lịch quốc doanh Phú Thọ ở Quận 1 và Tổng Chỉ đạo Công viên Văn hóa Đầm Sen Thành phố Hồ Chí Minh. Hoa hướng dương向陽集của tác giả Lê Nguyên được Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1995. Đây là tác phẩm thơ cá nhân, tập hợp gồm 23 bài thơ của tác giả Lê Nguyên 黎原 đã viết trong thời kỳ kháng chiến và từng được đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng: - Sông Mê Kông 湄公河 - Ruộng bậc thang 梯田 - Thổi sáo nửa đêm 午夜汽笛 - Khoảng cách 距離 - Người lái xe ba bánh三輪車夫 - Cây 樹 - Đường đi 路 - Khe suối 山澗 - Tại giây phút này 當這時候 Hình 6: Hướng dương tập - Ruộng đất 土地 - Chết! Cũng ngã xuống trên ruộng ta 死啊! 也在咱田裡倒下 - Khiếu nại của máu và nước mắt 血淚的申訴 - Ở phía trước chúng ta 在我們面前 - Bầu trời phương Bắc 北方的天空 - Chiến sĩ giao liên 交聯戰士 - Buổi sớm ở cánh đồng 田野的早上 - Hoa hướng dương (1) 向陽花 (一) - Tiến công vũ bão trên Tây Nguyên 西原的進攻風暴 - Gửi người thủy thủ 給水手 - Báu vật của anh hùng英雄土地上的綠寶 - Hoa hướng dương (2) 向陽花 (二) - Mùa xuân ở Thành phố Hồ Chí Minh - Tặng em hình ảnh đẹp nhất tuổi thanh xuân 2.3.7. Việt Hoa tản văn tuyển 越華散文選 Đây cũng là một tuyển tập các bài tản văn của các văn sĩ người Hoa, gồm 28 bài tản văn của 17 tác giả đã gửi gắm tâm tư tình cảm của từng tác giả. STT TÁC GIẢ SL TÊN TÁC PHẨM 1 Lưu Vi An 劉爲安 4 Lại thấy sóng đùa cát 又見浪淘沙 Hết thu 秋外 56 giờ ở đồng bằng sông Cửu Long 九龍江平原五十六小時 Hành Cái Bè 丐皮行 2 Trần Quốc Chính 陳國正 3 Có một ngày như vậy 有這麼一個日子 Lại chia tay Vĩnh Long 再別永隆 Cho thiệp xuân của con gái nuôi 給女兒寄的一帖春憶 3 Đông Mộng 冬夢 2 Không phải tấm hình nào cũng chứa kỷ niệm đẹp 不是每張照片都有美好的回憶 Là duyên là tình 是緣是愛 4 Lê Quán Văn 黎冠文 3 Ánh mắt đó 那眸光 Duyên tới ngoài cửa 緣滿窗前 Hành thủy hương 水鄉行 5 Nhược Thanh 若菁 3 Nguyện em một đời hạnh phúc 願你能瀟灑 Đảo tại huyết bạc trung đích ái 倒在血泊中的愛 Vẻ đẹp 生命的光輝 6 Quách Huy 郭揮 1 Xót thương 悼念 7 Lâm Tùng Phong 林松風 1 Sách nơi thâm sơn 深山書簡 8 Phan Chính Lợi 潘正利 1 Từ huy 慈暉 9 Thi Hán Uy 施漢威 1 Con đường này 這條路 10 Dật Tử 逸子 1 Trở về 歸 11 Triệu Minh 趙明 1 Mẫu giáo 母校 12 Văn Cẩm Ninh 文錦寜 1 Thả chim 放鳥 13 Tuyết Bình雪萍 1 Chim nhỏ tự tại 蕩遊小鳥 14 Hoài Ngọc Tử 懷玊子 1 Sau mưa trời lại sáng 微雨又清明 15 Húc Như 旭茹 2 - Tiếng đàn Cầm 琴聲 - Mừng nói chuyện thư pháp 迎春談書法 16 Lưu Vọng Minh 劉望明 1 Điểm lại năm nay 點滴當年 17 Giang Quốc Trị 江國治 1 Chuyện của cha 父親的故事 2.3.8. Tản văn Chợ Lớn堤岸散文 Gồm 30 tác phẩm tản văn của 19 tác giả, tập hợp những bài tản văn của các văn sĩ Chợ Lớn, kế tiếp cuốn tản văn Thái văn tập 采文集, 堤岸散文 Tản văn Chợ Lớn của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh, do Chi hội Văn học Hoa văn chủ biên, nhà xuất bản thế giới, 2009. STT TÁC GIẢ SL TP TÊN TP 1 Lý Tư Đạt 李思達 2 - Thế nào là học đúng phương pháp怎樣學習才得法 - Khi gặp thì thân thiết, lúc đi thì nhớ nhung 來時很親 別時很念 2 Trịnh Huy 鄭輝 2 - Đến Trường Sơn tìm tranh họa 臨長山尋畫 - Tình trong tranh vẽ 情生畫境中 3 Học Minh 學明 1 Thư viện 圖書館 4 Quá Khách 過客 1 Lại mùa hoa phượng nở又到鳳凰花開時節 5 Triệu Minh 趙明 4 - Mùa mưa ấy 那一季雨 - Tiếng chuông vang, lá rơi chùa cổ古寺落葉鐘聲 - Đêm nay có bạn 今夜有你 - Gặp mặt hay không cũng vậy見不見面都一樣 6 Diệc Phàm亦凡 1 Bỗng sáng trên bản đồ một vệt xanh自然彩圖上一抹綠 7 Giang Quốc Trị 江國治 2 - Màu xanh Sài Gòn西貢的綠 - Chuyện hãy còn đó往事不絕如煙 8 Lạc Văn Lương 駱文良 2 - Tình buộc người xưa 情繫鄉士 - Bạn đọc chưa đến未來的讀書人 9 Lâm Yến Hoa 林燕崋 1 Nhớ thầy懷念恩師 10 Lý Vĩ Hiền 李偉賢 2 - Bốn mùa như tranh 四季如畫 - 365 đêm vẽ 三百六十五個畫夜 11 Lâm Tùng Phong 林松風 1 Lạc mất tình bằng hữu友情的隕落 12 Tăng Quảng Kiện 曾廣健 1 Như là có duyên mà lại vô duyên 似是有緣卻無緣 13 Lâm Tiểu Đông 林小東 1 Ấn tượng không phai不滅的印象 14 Lâm Bội Bội 林珮珮 1 Cha ơi, con gái đi học đây! 爸爸、女兒上學 15 Tiểu Viên Đinh 小園丁 2 - Nhổ cỏ拔草 - Ký vọng寄望 16 Đàm Ngọc Quỳnh 譚玉瓊 1 - Giải oan理怨 17 Lý Đình 李婷 2 - Hoa bách hợp trong hang núi 谷中的百合花 - Xin cho tôi một điểm đúng 請給我一點真 18 Húc Lâm 1 記平桂遊蹤 ký Bình Quế du tung 19 Lê Quán Văn 黎冠文 2 Hiện tượng ánh sáng光明現象 Ân tứ của tự nhiên自然的恩賜 2.3.9. Các tác phẩm văn học khác trong giai đoạn này Mai hoa nữ 梅花女 của tác giả Húc Như 旭如 do Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và Báo Giải Phóng Hoa văn xuất bản năm 1989. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tác giả người Hoa sáng tác, mô tả khá sinh động và chân thật những sinh hoạt, số phận các nhân vật chủ yếu là người Hoa. Bối cảnh tác phẩm là sau cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của cả dân tộc và bước đầu xây dụng Chủ nghĩa xã hội. Tiểu thuyết này đã từng được đăng trên báo Giải Phóng Hoa văn nhiều kỳ trong năm 1986, 1987. Hình 7: Mai hoa nữ Hành trình tự tại” 潚灑旅程 – Lâm Yến Huê (Hoa) 林燕華 : Lâm Yến Huê hay còn gọi là Lâm Trích Hiền, sinh năm 1936 ở làng Diên An, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng (滀臻) của Việt Nam. Bút danh của bà: Hải Yến, Thanh Sơn, Lục Thủy, Lưu Thủy, Sơn Xuyên,… nguyên tịch ở làng Tỉnh Châu huyện Nhiêu Bình, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bà từng đảm nhận các công việc thợ dệt, y tá, giáo viên, dịch báo, ký giả, biên tập, Ủy viên thường vụ của Hội Phụ nữ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em… Hiện tại bà là chủ tiệm sách Bồi Trí ở Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh, là thành viên của Tầm Thanh thi Xã. Bà là người yêu thích văn nghệ, vũ đạo, du lịch và viết lách, từng được xem là cây bút cừ khôi của trang Văn nghệ của Báo Sài Gòn giải phóng. Tuyển tập gồm ba phần chính: tản văn, tin tức và du lịch nhưng chủ yếu được chia thành hai phần chính: phần tản văn gồm những bài hồi ký viết về cuộc sống bản thân cô và những hoài bão lý tưởng, những gian truân mà cô gặp phải và quá trình rèn luyện trưởng thành, hai là phần tập họp những bài du ký tả những cảnh đẹp mà cô đã đi qua và cảm nhận. Sách được Nhà xuất bản Thế Giới xuất bản năm 2009. Thái văn tập 采文集 , Tập gồm 61 bài tản văn của 37 tác giả của Chợ lớn, được Chi hội văn học Hoa văn thuộc hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Nhà xuất bản Thế Giới, năm 2007. Chợ Lớn xưa và nay堤岸今昔 Tác giả Lưu Vi An劉爲安, sinh năm 1939 tại Thành phố Bạc Liêu, nguyên tịch là người Cao yêu 高要tỉnh Quảng Đông 廣東. Ông là người có lòng yêu mến văn học, hiện đang công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Trưởng Hội Văn học Hoa văn. Tập tản văn Chợ Lớn xưa và nay gồm có 58 bài tản văn viết về Chợ Lớn với những tâm tư cảm xúc và những kỷ niệm của bản thân ở “quê hương thứ hai” này. Hình 9: Chợ Lớn xưa và nay Chúng tôi đến gần với nhau我們走得很近很近 là tuyển tập thơ văn của tác giả Dương Địch Sanh 杨迪生. Dương Địch Sanh (hay còn gọi thân mật là anh Kỳ lân) là phóng viên được báo Sài Gòn Giải Phóng Hoa văn cử đi đào tạo ở Trung quốc. Trong thời gian học tập và sau khi về nước Địch Sanh đã nhiều lần bày tỏ tình yêu thương như anh em một nhà của các bạn sinh viên, đặc biệt là những sinh viên Trung Quốc dành cho lưu học sinh việt Nam. Để ghi lại những kỷ niệm khó quên ấy, Địch Sanh đã tập hợp những bài viết của mình và những người bạn xuất bản thành tập truyện ngắn. Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2004. Bước lên bến đò cuộc đời 踏上人生的渡口 của tác giả Lý Vĩ Hiền 李偉賢 gồm 14 bài tản văn tất cả được viết từ năm 2001 đến năm 2009, và được xuất bản năm 2009. Lý Vĩ Hiền bút danh là Hoàn Vũ 寰宇, nguyên tịch Đông Hoàn 東莞 , Quảng Đông 廣東, sinh năm 1981 tại Thành phố Hồ Chí Minh là một cây bút trẻ đầy tiềm năng. Hiện Lý Vĩ Hiền đang là ký giả Báo Sài Gòn Giải Phóng Hoa văn. Đồng thời là tác giả cuốn thơ tự do Năm tháng đốt cháy 燃燒的歲月 được Nhà Xuất bản Thế Giới xuất bản cùng năm 2009 Hình 10: Bước lên bến đò cuôc đời Thơ mới Chợ Lớn 詩的盛宴 gồm 210 bài thơ của 39 tác giả của Chợ Lớn như Lý Vĩ Hiền, Dư Vấn Canh, Triệu Minh, Quá Khách, Học Minh, Trần Quốc Chính, Lưu Vi An, Kha Thi Kiệt, Thu Mộng, Lê Quán Văn,… Tuyển tập thơ được nhà xuất bản Thế giới liên kết với Chi hội Văn học Hoa văn xuất bản năm 2009. Ngoài ra trong giai đoạn này còn có tập: Trở về 迴旋, tập thơ của 4 tác giả Lê Quán Văn, Húc Lâm, Bỉnh Hoa và Lạc Văn Lương, Nhà xuất bản thế giới 2008. Thơ Tạ Chấn Dục謝振煜的詩được hoàn thành và xuất bản năm 1993. Tản văn Văn học Việt Hoa 散文作品gồm 64 bài tản văn của các tác giả Hoa ở chợ Lớn, được Nhà xuất bản Thế Giới xuất bản năm 2007; Văn học Hoa văn Việt Nam 越南華文文學 , đây chính là Đặc san Văn học nghệ thuật Hoa Việt của các tác giả Chợ lớn, các tác giả được dự Hội nghị văn học Hoa văn thế giới ở các nơi. Tính đến thời điểm chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này, Văn học Hoa văn Việt Nam đã có được 7 tập san. Hình 11: Tập san Văn học Hoa văn (tập 4) PHẦN IV KẾT LUẬN Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục càng ngày càng được quan tâm, bên cạnh đó đời sống tinh thần cũng được chú ý nhiều hơn. Việt Nam ta có hơn 50 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một màu sắc văn hóa riêng, trong số đó thì người Hoa có đời sống tinh thần gần người Kinh nhất, nhiều khi vốn văn hóa của người Hoa và Việt hòa lẫn vào nhau trong đó có cả văn học. Thế nhưng cùng với việc sử dụng chữ quốc ngữ bằng mẫu tự Latinh, văn học Hoa văn ngày càng mờ nhạt trong văn đàn văn học Việt Nam và càng ngày càng tách ra khỏi nhau. Văn học Hoa văn có hướng đi của mình, dù ở trên đất nước Việt Nam nhưng vẫn sử dụng chữ Hán, tiếp thu và phát triển văn học hiện đại theo hướng riêng. Thời nay không mấy người Việt quan tâm tới văn hóa đọc viết của người Hoa vì lý do cách biệt ngôn ngữ, và do nhiều nguyên nhân khác như chiến tranh loạn lạc… số tác phẩm văn học Hoa văn cũng không còn nhiều. Nhiều tác phẩm chỉ còn tên chứ không có sách, ngay cả chính nhiều người Hoa cũng không quan tâm tìm hiểu hoặc không có điều kiện tìm hiểu. Trong những năm gần đây, văn học hoa văn được chú ý đến nhiều, có thể xem là đang được phát triển. Qua quá trình khảo sát các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm lại các tác phẩm văn học Hoa văn trong khả năng của mình. Chúng tôi đã tìm thấy số lượng tác phẩm tương đối. Trong giai đoạn văn học Hoa văn trước khi Pháp đánh chiếm miền Nam, các tác phẩm được thể hiện dưới hình thức thi tập, văn tập kèm theo lời bạt, chỉ còn thấy: STT Tác giả Tác phẩm Hiện trạng 1 Trịnh Hoài Đức Cấn Trai thi tập, 327 bài Đã bị rách nát 2 Ngô Nhân Tĩnh Thập Anh đường thi tập, 187 bài Thập Anh văn tập, 187 bài Còn 3 Lê Quang Định Hoa Nguyên thi thảo, 77 bài Còn 4 Trương Hảo Hợp Mộng Mai đình thi thảo, 170 bài Còn T/c 4 tác giả 4 tập thơ, 761 bài 1 tập văn 178 bài Bảng thống kê tác phẩm tác giả của văn học Hoa văn trước khi Pháp đánh chiếm miền Nam Các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn từ những năm 40 đến những năm đầu thập niên 70 về hình thức thể hiện có thêm hình thức báo, nhiều thể loại như : thơ, phú, vịnh, tản văn, tiểu thuyết. Số lượng tác giả tác phẩm văn học Hoa văn trong giai đoan này tương đối nhiều, phát hiện 16 văn tập, thi tập và tiểu thuyết song tìm được văn bản thì mới chỉ có 50% trong số đó cũng đã có đến trên 50 tác giả với hơn 1000 bài thơ phú vịnh cùng một số tiểu thuyết. Văn học Hoa văn từ sau 1975 đến nay cùng với sự phát triển của thông tin liên lạc mà hình thức thể hiện khá phong phú, không chỉ có văn tập thi tập, đăng báo mà còn có các tạp chí, các đặc san văn học, các diễn đàn…. Số lượng tác giả cũng khá nhiều: trên 80 tác giả. Các tác phẩm trong giai đoạn này còn tiềm năng rất lớn bởi ngoài những tác giả có tên tuổi của giai đoạn trước tái cầm bút thì nay cũng đã có lực lượng sáng tác mới, trẻ. Số tác phẩm chúng tôi đã sưu tầm được là 10 tập thơ và 9 tập tản văn và tiểu thuyết. Ngoài ra còn có những bài thơ, văn, phê bình bình luận văn học được đăng trên các tập san của Văn học Hoa văn. Nhìn chung, văn học Hoa văn cũng đã có những nổ lực nhất định để phát triển qua từng thời kỳ, song cũng cần có những đóng góp, quan tâm hơn từ phía chính quyền, cơ quan văn hóa nhà nước. Chẳng hạn như: Đưa văn học Hoa văn vào nhà trường với tư cách là một nhánh của văn học Việt Nam. Có những chính sách để tiếp tục thu thập những tác phẩm Hoa văn đã mất lưu lạc trong cộng đồng người Hoa và bảo tồn những di sản ấy để góp phần làm phong phú vốn tinh thần của cộng đồng người Hoa. Bên trên là những đóng góp của nhóm làm đề tài với hy vọng có thể làm giàu thêm vốn văn hóa tinh thần của dân tộc Việt nói chung và cộng đồng người Hoa nói riêng. Mặt khác cũng mong đề tài có thể là tư liệu cho những cá nhân tập thể quan tâm với văn học Hoa văn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh.doc
Luận văn liên quan