Tình huống về nghĩa vụ liên đới trong dân sự

Ngày 12/5/2008 anh Nguyễn Văn Q có giao kết hợp đồng vay tiền với chị Nguyễn Thu L số tiền anh vay là 3 tỷ đồng, thời hạn vay 2 năm, lãi suất do các bên thỏa thuận. Trong hợp đồng cũng ghi rõ anh Nguyễn Văn K, chị Mai Thu H, anh Đặng Quốc X là những người liên đới đứng ra bảo lãnh cho anh Q, cam kết với chị L về việc thực hiện thay nghĩa vụ của anh Q nếu khi đến thời hạn mà anh Q ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng nghĩa vụ

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3568 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống về nghĩa vụ liên đới trong dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HUỐNG: Ngày 12/5/2008 anh Nguyễn Văn Q có giao kết hợp đồng vay tiền với chị Nguyễn Thu L số tiền anh vay là 3 tỷ đồng, thời hạn vay 2 năm, lãi suất do các bên thỏa thuận. Trong hợp đồng cũng ghi rõ anh Nguyễn Văn K, chị Mai Thu H, anh Đặng Quốc X là những người liên đới đứng ra bảo lãnh cho anh Q, cam kết với chị L về việc thực hiện thay nghĩa vụ của anh Q nếu khi đến thời hạn mà anh Q ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng nghĩa vụ. Việc bảo lãnh giữa anh K, chị H, anh X với anh Q cũng được lập thành văn bản riêng, có công chứng, chứng thực của UBND quận Thanh Xuân (nơi mà 4 người đang sinh sống). Trong đó các bên có thỏa thuận về thù la sẽ trả cho bên được bảo lãnh. Ngày 12/5/2010, thời hạn vay tiền của anh Q và chị L đã hết, nhưng anh Q chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho chị L. Căn cứ vào tình hình tài chính của bên bảo lãnh liên đới, chị L nhận thấy anh K là người có khả năng nhất về tài sản để thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh liên đới. Do đó, theo đúng cam kết trong hợp đồng thì chị L đã yêu cầu anh K là 1 trong 3 người liên đới đứng ra để bảo lãnh cho anh Q trong thời hạn 6 tháng, anh phải dùng tài sản của mình để thay anh Q thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền cho chị, bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi. Ngày 12/1/2011, anh K dùng tài sản của mình là 2 tỷ nhưng chỉ thực hiện được 1 phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình với anh Q mà ko thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới thay cho chị H và anh X trong quan hệ bảo lãnh. Chị L đã gửi đơn kiện lên TAND Quận Thanh Xuân yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết. TA quyết định anh K phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự liên đới thay cho chị H và anh X đối vs chị L. PHÂN TÍCH: Ở tình huống dân sự trên ta thấy đây là một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới bởi vì K, H, X cùng nhận nhiệm vụ bảo lãnh cho Q nên K, H, X là những người có nghĩa vụ dân sự liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền cho chị L, bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi. + Chủ thể: Bên có quyền: chị L Bên có nghĩa vụ: K, H, X (có nghĩa vụ liên đới với nhau) + Khách thể: là những xử sự của các bên chủ thể mà thông qua đó quyền yêu cầu cũng như nghĩa vụ của các chủ thể mới được thực hiện.Trong tình huống trên hành vi của các chủ thể : anh K(chủ thể thực hiện nghĩa vụ) đã có hành vi tác động vào tài sản của mình cụ thể là một khoản tiền để thực hiện nghĩa vụ liên đới đối với chị L( bên có quyền). + Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là: một khoản tiền cụ thể, bao gồm tiền gốc và tiền lãi. + Nội dung: Trong tình huống dân sự trên nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của các chủ thể được xác định như sau: Thứ nhất: căn cứ vào Khoản 1 Điều 298 BLDS năm 2005: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”.Ở tình huống trên là trường hợp nhiều người, cụ thể là K, H, X cùng nhận nhiệm vụ bảo lãnh thì họ phải liên đới thực hiện việc trả nợ thay cho anh Q. Vì vậy người có quyền là chị L có thể yêu cầu bất cứ người nào trong số những người bảo lãnh phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ khi đến thời hạn thực hiện mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Do đó việc Tòa án quyết định buộc anh K phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ toàn bộ phần còn lại cho chị L là hoàn toàn hợp lý. Thứ hai trong nghĩa vụ dân sự liên đới, nếu một trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ mà những người khác chưa thực hiện thì quan hệ nghĩa vụ giữa người đã thực hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt. Nghĩa là trong tình huống trên anh K không những phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác: đó là chị H và anh X khi đến thời hạn mà họ chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Do đó khi mà thời hạn thực hiện nghĩa vụ đến mà chị H và anh X chưa có khả năng thực hiện được nghĩa vụ thì anh K là người có khả năng trả nợ nhất phải trả cả tiền gốc lẫn tiền lãi cho chị L. Thứ ba: Điều 365 BLDS 2005 quy định như sau: “… Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình”. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 298 và Điều 365 thì, sau khi anh K đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền cho chị L thì quan hệ nghĩa vụ chính giữa chị L và K, H, X chấm dứt. Khi đó sẽ phát sinh một nghĩa vụ hoàn lại trong đó anh K có quyền yêu cầu chị H, anh X là người chưa thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán phần nghĩa vụ đối với mình ( tiền gốc và tiền lãi theo sự thỏa thuận của các bên bảo lãnh). DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009. Nguyễn Mạnh Bách, Nghĩa vụ dân sự trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1998. Bộ luật dân sự năm 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình huống về nghĩa vụ liên đới trong dân sự.doc
Luận văn liên quan