Khảo sát hàm lượng progesterone trong sữa bằng kỹ thuật ELISA để chẩn đoán mang thai sớm, chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu trên bò cho sữa tại Công ty Cổ Phần bò sữa Long Thành

MỤC LỤC CHưƠNG TRANG Trang tựa Lời cảm tạ . iii Tóm tắt .iv Mục lục .v Danh sách các chữ viết tắt viii Danh sách các hình ix Danh sách các bảng .x Chương 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục đích và yêu cầu .2 1.2.1 Mục đích 2 1.2.2 Yêu cầu .2 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Sơ lược về công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai 3 2.1.1 Quá trình hình thành .3 2.1.2 Nhiệm vụ của công ty 3 2.1.3 Tổ chức sản xuất và cơ cấu đàn bò .3 2.1.4 Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng 5 2.2 Vài nét về tình hình chăn nuôi của các nông hộ 8 2.2.1 Nguồn gốc đàn bò .8 2.2.2 Đặc điểm đồng cỏ .8 2.2.3 Đặc điểm chuồng trại 8 2.2.4 Phương thức chăn nuôi 9 2.3 Sơ lược giống bò sữa Holstein Friesian (HF) 10 2.4 Chu kỳ động dục 11 2.5 Hiện tượng chậm sinh và chậm động dục sau khi sinh. 14 2.5.1 Bệnh ấu trĩ (hay còn gọi là chứng thiểu năng sinh dục) .14 2.5.2 Hiện tượng Free – matin .15 2.5.3 Buồng trứng teo và giảm cơ năng 15 2.5.4 U nang buồng trứng 16 2.5.5 Thoái hóa buồng trứng .16 2.6 Vai trò progesterone trong sinh sản 17 2.6.1 Nguồn gốc progesterone .17 2.6.2 Bản chất, khối lượng phân tử, cấu trúc phân tử 17 2.6.3 Vận chuyển và chuyển hóa progesterone và tác dụng của progesterone .18 2.6.4 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thường, mang thai 19 2.6.5 Các chỉ định và ứng dụng của xét nghiệm progesterone trong sữa .21 2.7 Nguyên lý Kỹ thuật ELISA (Progesterone – Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay) 22 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .25 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 25 3.1.1 Thời gian .25 3.1.2 Địa điểm .25 3.2 Đối tượng khảo sát 25 3.3 Nội dung khảo sát .25 3.4 Phương pháp tiến hành 25 3.4.1 Bố trí số mẫu sữa khảo sát theo nhóm máu .26 3.4.2 Bố trí số mẫu sữa khảo sát theo các lứa đẻ .26 3.4.3 Lấy mẫu sữa và ly tâm 27 3.4.4 Kỹ thuật ELISA .27 3.5 Phương pháp xử lý số liệu .30 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .31 4.1 Hàm lượng progesterone trong sữa bò sinh sản bình thường 31 4.1.1 Hàm lượng progesterone sữa bò theo nhóm máu .34 4.1.2 Hàm lượng progesterone sữa bò theo lứa đẻ .36 4.2 Hàm lượng progesterone trong sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu .41 4.2.1 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu 50 và 75% HF .43 4.2.2 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa đẻ 46 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52 5.1 Kết luận 52 5.2 Đề nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 54 PHỤ LỤC . 57 DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 2.1 Sự thay đổi hàm lượng các kích thích tố trong máu ở chu kỳ động dục bình thường của bò . 12 Hình 2.2 Cơ chế tiêu hoàng thể của PGF2 trong chu kỳ động dục 14 Hình 2.3 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thường ở bò 20 Hình 2.4 Động thái progesterone giúp chẩn đoán sớm có thai . 21 Hình 4.1 Hàm lượng progesterone sữa bò sinh sản bình thường 32 Hình 4.2 Hàm lượng progesterone sữa bò theo nhóm máu 50% 34 Hình 4.3 Hàm lượng progesterone sữa bò theo nhóm máu 75% 35 Hình 4.4 Hàm lượng progesterone sữa bò theo lứa 1 . 37 Hình 4.5 Hàm lượng progesterone sữa bò theo lứa 2 . 38 Hình 4.6 Hàm lượng progesterone sữa bò theo lứa 3 . 39 Hình 4.7 Hàm lượng progesterone sữa bò theo lứa 4 . 40 Hình 4.8 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu 42 Hình 4.9 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu 50% 44 Hình 4.10 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu 75% . 45 Hình 4.11 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa 1 47 Hình 4.12 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa 2 48 Hình 4.13 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa 3 49 Hình 4.14 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa 4 50 DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1 Bảng cơ cấu đàn bò công ty 5 Bảng 2.2 Bảng định mức thức ăn cho đàn bò năm 2007 . 7 Bảng 3.1 Số mẫu sữa khảo sát trên bò sinh sản bình thường . 26 Bảng 3.2 Số mẫu sữa khảo sát trên bò chậm động dục 26 Bảng 3.3 Số mẫu sữa khảo sát theo lứa đẻ ở bò sinh sản bình thường 26 Bảng 3.4 Số mẫu sữa khảo sát theo lứa đẻ ở bò chậm động dục . 27 Bảng 4.1 Hàm lượng progesterone sữa bò sinh sản bình thường 31 Bảng 4.2 Hàm lượng progesterone sữa bò theo nhóm máu . 34 Bảng 4.3 Hàm lượng progesterone sữa bò theo lứa đẻ 37 Bảng 4.4 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu 41 Bảng 4.5 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu 43 Bảng 4.6 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa đẻ . 46

pdf68 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát hàm lượng progesterone trong sữa bằng kỹ thuật ELISA để chẩn đoán mang thai sớm, chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu trên bò cho sữa tại Công ty Cổ Phần bò sữa Long Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HÀM LƢỢNG PROGESTERONE TRONG SỮA BẰNG KỸ THUẬT ELISA ĐỂ CHẨN ĐOÁN MANG THAI SỚM, CHẬM ĐỘNG DỤC HOẶC PHỐI NHIỀU LẦN KHÔNG ĐẬU TRÊN BÕ CHO SỮA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÕ SỮA LONG THÀNH VÀ CÁC HỘ LÂN CẬN TỈNH ĐỒNG NAI Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2003 – 2007 Sinh viên thực hiện: ĐẶNG SỸ KHA Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2007 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC *********************** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HÀM LƢỢNG PROGESTERONE TRONG SỮA BẰNG KỸ THUẬT ELISA ĐỂ CHẨN ĐOÁN MANG THAI SỚM, CHẬM ĐỘNG DỤC HOẶC PHỐI NHIỀU LẦN KHÔNG ĐẬU TRÊN BÕ CHO SỮA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÕ SỮA LONG THÀNH VÀ CÁC HỘ LÂN CẬN TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. DƢƠNG NGUYÊN KHANG ĐẶNG SỸ KHA BSTY. LÊ THỊ THU HÀ Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2007 iii LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên con xin chân thành cảm ơn công lao sinh thành, dạy bảo và tất cả những gì tốt đẹp nhất mà cha mẹ đã dành cho con để con có đƣợc nhƣ ngày hôm nay. Và với tất cả tấm lòng thành, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu trƣờng Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trƣờng. TS. Dƣơng Nguyên Khang đã hết lòng hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Ban Giám đốc, nhân viên phòng kỹ thuật và các đội ngũ chăn nuôi Công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. BSTY. Lê Thị Thu Hà đã quan tâm và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Các hộ gia đình ở huyện Long Thành, Đồng Nai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Xin bày tỏ lòng cảm ơn đến những ngƣời bạn cùng gắn bó, động viên và chia sẻ những khó khăn với tôi trong suốt những ngày tháng ngồi trên ghế giảng đƣờng đại học. Sinh viên Đặng Sỹ Kha iv TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài “Khảo sát hàm lƣợng progesterone trong sữa bằng kỹ thuật ELISA để chẩn đoán mang thai sớm, chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu trên bò cho sữa tại Công ty cổ phần bò sữa Long Thành và các hộ lân cận tỉnh Đồng Nai” đƣợc thực hiện từ tháng 03/2007 đến tháng 07/2007. Số liệu ghi nhận đƣợc trên bò sữa sinh sản bình thƣờng, bò sữa sau khi sinh 90 ngày trở lên mà không có biểu hiện động dục hoặc phối nhiều lần không đậu. Khảo sát 20 bò sinh sản bình thƣờng và 20 bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu, tiến hành lấy mẫu sữa xét nghiệm hàm lƣợng progesterone bằng kỹ thuật ELISA vào các ngày 0, 7, 14, 21 và 24 sau khi phối. Kết quả xét nghiệm hàm lƣợng progesterone sẽ chẩn đoán tình trạng mang thai sớm của bò và kiểm tra tình trạng chậm sinh sản kết quả nhƣ sau:  Bò sinh sản bình thƣờng Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm cao của bò ở ngày gieo tinh là 0,61 ng/ml tăng lên 2,31 ng/ml vào ngày thứ 21. Chẩn đoán mang thai 60 ngày khám qua trực tràng đạt 80%; 20% bò bị tồn hoàng thể. Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm thấp của bò ở ngày gieo tinh là 0,34 ng/ml, tăng từ ngày 7 đến ngày 14 lần lƣợt là 0,58 và 1,12 ng/ml; sau đó giảm xuống vào ngày thứ 21 là 0,87 ng/ml.  Bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm cao của bò ở ngày gieo tinh là 0,46 ng/ml tăng lên 2,34 ng/ml vào ngày thứ 21. Chẩn đoán mang thai 60 ngày khám qua trực tràng đạt 60%; 40% bị tồn hoàng thể. Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm thấp của bò ở ngày gieo tinh là 0,21 ng/ml, tăng từ ngày 7 đến ngày 14 lần lƣợt là 0,61 và 0,87 ng/ml; sau đó giảm xuống vào ngày thứ 21 là 0,68 ng/ml. Bò có buồng trứng chƣa hoạt động trở lại hoặc bị u nang noãn. Tp.HCM, ngày 15 tháng 08 năm 2007 Bộ môn Công Nghệ Sinh Học v MỤC LỤC CHƢƠNG TRANG Trang tựa Lời cảm tạ ............................................................................................................... iii Tóm tắt ................................................................................................................... iv Mục lục .................................................................................................................. .v Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... viii Danh sách các hình .................................................................................................. ix Danh sách các bảng ................................................................................................. x Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1 Đặt vấn đề…………………………………………………………………1 1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................... 2 1.2.1 Mục đích……………………………………………………………2 1.2.2 Yêu cầu……………………………………………………….........2 Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 2.1 Sơ lƣợc về công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai …………………………3 2.1.1 Quá trình hình thành……………………………………………….3 2.1.2 Nhiệm vụ của công ty ………………………………………..3 2.1.3 Tổ chức sản xuất và cơ cấu đàn bò………………………………...3 2.1.4 Phƣơng pháp chăm sóc, nuôi dƣỡng …………………………5 2.2 Vài nét về tình hình chăn nuôi của các nông hộ …………………………8 2.2.1 Nguồn gốc đàn bò ……………………………………………….8 2.2.2 Đặc điểm đồng cỏ ……………………………………………….8 2.2.3 Đặc điểm chuồng trại ………………………………………..8 2.2.4 Phƣơng thức chăn nuôi ………………………………………..9 2.3 Sơ lƣợc giống bò sữa Holstein Friesian (HF) ………………………..10 2.4 Chu kỳ động dục ……………………………………………………..11 2.5 Hiện tƣợng chậm sinh và chậm động dục sau khi sinh. ………………..14 vi 2.5.1 Bệnh ấu trĩ (hay còn gọi là chứng thiểu năng sinh dục) ……….14 2.5.2 Hiện tƣợng Free – matin …………………………………….15 2.5.3 Buồng trứng teo và giảm cơ năng ……………………………..15 2.5.4 U nang buồng trứng ……………………………………………16 2.5.5 Thoái hóa buồng trứng …………………………………….16 2.6 Vai trò progesterone trong sinh sản ……………………………..17 2.6.1 Nguồn gốc progesterone …………………………………….17 2.6.2 Bản chất, khối lƣợng phân tử, cấu trúc phân tử ………………17 2.6.3 Vận chuyển và chuyển hóa progesterone và tác dụng của progesterone ………………………………………………………………………….18 2.6.4 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng, mang thai …………………………………………………………………..19 2.6.5 Các chỉ định và ứng dụng của xét nghiệm progesterone trong sữa ………………………………………………………………………….21 2.7 Nguyên lý Kỹ thuật ELISA (Progesterone – Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay) ……………………………………………………………22 Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ........................... 25 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài …………………………………25 3.1.1 Thời gian ……………………………………………………….25 3.1.2 Địa điểm ……………………………………………………….25 3.2 Đối tƣợng khảo sát ………………………………………………………..25 3.3 Nội dung khảo sát ……………………………………………………….25 3.4 Phƣơng pháp tiến hành ………………………………………………..25 3.4.1 Bố trí số mẫu sữa khảo sát theo nhóm máu ………………….26 3.4.2 Bố trí số mẫu sữa khảo sát theo các lứa đẻ ………………….26 3.4.3 Lấy mẫu sữa và ly tâm ………………………………………..27 3.4.4 Kỹ thuật ELISA ……………………………………………….27 3.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu ……………………………………………….30 Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 31 vii 4.1 Hàm lƣợng progesterone trong sữa bò sinh sản bình thƣờng ……………31 4.1.1 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo nhóm máu …………………...34 4.1.2 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa đẻ …………………...36 4.2 Hàm lƣợng progesterone trong sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu ……………………………………………………………………….41 4.2.1 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu 50 và 75% HF ………………………………….43 4.2.2 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa đẻ ………………………………………………………..46 Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 52 5.1 Kết luận ………………………………………………………………52 5.2 Đề nghị ………………………………………………………………53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54 PHỤ LỤC ........................ ................................................................................... ..57 viii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ELISA = Enzyme-linked immunosorbent assay FSH = Follicle Stimulating Hormone GnRH = Gonadotropin Releasing Hormone HF = Holstein Friesian LH = Luteinizing Hormone PGF2 = Prostaglandin F2 RIA = Radio Immuno Assay ix DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 2.1 Sự thay đổi hàm lƣợng các kích thích tố trong máu ở chu kỳ động dục bình thƣờng của bò ................................................................. 12 Hình 2.2 Cơ chế tiêu hoàng thể của PGF2 trong chu kỳ động dục ...................... 14 Hình 2.3 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng ở bò ........ 20 Hình 2.4 Động thái progesterone giúp chẩn đoán sớm có thai ............................. 21 Hình 4.1 Hàm lƣợng progesterone sữa bò sinh sản bình thƣờng .......................... 32 Hình 4.2 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo nhóm máu 50% .......................... 34 Hình 4.3 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo nhóm máu 75% .......................... 35 Hình 4.4 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa 1 ........................................... 37 Hình 4.5 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa 2 ........................................... 38 Hình 4.6 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa 3 ........................................... 39 Hình 4.7 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa 4 ........................................... 40 Hình 4.8 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu .............................................................................................. 42 Hình 4.9 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu 50% ............................................................ 44 Hình 4.10 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu 75% ................................... 45 Hình 4.11 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa 1 .................................................... 47 Hình 4.12 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa 2 .................................................... 48 Hình 4.13 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa 3 .................................................... 49 Hình 4.14 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa 4 .................................................... 50 x DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1 Bảng cơ cấu đàn bò công ty .................................................................. 5 Bảng 2.2 Bảng định mức thức ăn cho đàn bò năm 2007 ..................................... 7 Bảng 3.1 Số mẫu sữa khảo sát trên bò sinh sản bình thƣờng ............................... 26 Bảng 3.2 Số mẫu sữa khảo sát trên bò chậm động dục ........................................ 26 Bảng 3.3 Số mẫu sữa khảo sát theo lứa đẻ ở bò sinh sản bình thƣờng ................ 26 Bảng 3.4 Số mẫu sữa khảo sát theo lứa đẻ ở bò chậm động dục ......................... 27 Bảng 4.1 Hàm lƣợng progesterone sữa bò sinh sản bình thƣờng ........................ 31 Bảng 4.2 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo nhóm máu ................................. 34 Bảng 4.3 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa đẻ ........................................ 37 Bảng 4.4 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu ...................................................................... 41 Bảng 4.5 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu ............................................ 43 Bảng 4.6 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa đẻ ................................................... 46 xi Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Nƣớc ta là một nƣớc có nền nông nghiệp phát triển. Trong đó ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa. Tuy mới phát triển nhƣng nó lại góp phần tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời dân, nâng cao đời sống nông thôn, đồng thời còn tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao. Cùng với phát triển chăn nuôi bò sữa bằng cách tăng đàn, tăng chất lƣợng con giống thì các vấn đề về nuôi dƣỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh…cũng nẩy sinh do đó cần đƣợc quan tâm giải quyết nhiều hơn nữa. Trong đó một số bệnh liên quan đến quá trình sinh sản trên bò nhƣ tồn hoàng thể, u nang noãn, buồng trứng kém phát triển là các vấn đề đặt ra hiện nay mà nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn trên chủ yếu là do xáo trộn kích thích tố sinh dục. Vì thế gần đây nhiều nhà nghiên cứu đã hƣớng đến sử dụng các biện pháp chọn lọc dựa trên sự tƣơng quan giữa các đặc điểm kinh tế quan trọng với một số hoạt chất trong cơ thể gia súc nhƣ kích thích tố, enzyme, các chất trao đổi trong quá trình dinh dƣỡng. Trong đó các loại kích thích tố liên quan đến quá trình sinh sản của gia súc nhƣ progesterone, PGF2 , FSH, LH…đƣợc chú ý đáng kể giúp chẩn đoán tình trạng chậm sinh và rối loạn sinh sản trên bò sữa nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế do hiện tƣợng vô sinh trên bò sữa gây ra. Gần đây nhiều nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật ELISA để xác định hàm lƣợng progesterone trong máu và sữa để tìm hiểu sự biến đổi hàm lƣợng progesterone trong chu kỳ động dục, từ đó chẩn đoán hoạt động của buồng trứng để kịp thời điều trị một số bệnh về sinh sản nhằm giảm loại thải những gia súc sinh sản kém, đồng thời xác định mang thai sớm làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Xuất phát từ thực trạng trên, đƣợc sự chấp thuận của Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, 2 Trƣờng Đại học Nông Lâm TP.HCM dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Dƣơng Nguyên Khang và BSTY. Lê Thị Thu Hà, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát hàm lƣợng progesterone trong sữa bằng kỹ thuật ELISA để chẩn đoán mang thai sớm, chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu trên bò cho sữa tại Công ty Cổ Phần bò sữa Long Thành và các hộ lân cận tỉnh Đồng Nai”. 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích Khảo sát hàm lƣợng progesterone trong mẫu sữa bò sinh sản bình thƣờng và bò chậm sinh bằng kỹ thuật ELISA để xác định mang thai sớm ở bò sinh sản bình thƣờng, chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu. 1.2.2 Yêu cầu Xác định hàm lƣợng progesterone trong sữa bò: – Sau gieo tinh nhằm chẩn đoán mang thai sớm. – Sau khi sinh 90 ngày mà chƣa biểu hiện lên giống hoặc gieo tinh nhiều lần không đậu nhằm xác định hàm lƣợng progesterone trong sữa ở nhóm bò chậm sinh này để chẩn đoán tình trạng chậm sinh của chúng. 3 Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Sơ lƣợc về công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai 2.1.1 Quá trình hình thành Công ty Cổ Phần Bò Sữa Đồng Nai là một doanh nghiệp nhà nƣớc, tọa lạc tại Km 14 – Quốc lộ 51 về hƣớng Vũng Tàu thuộc địa bàn xã Tam Phƣớc – Huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai. Đƣợc thành lập vào tháng 04 năm 1977 với tên gọi là Trại Bò sữa An Phƣớc, tháng 09 năm 1985 đổi tên thành xí nghiệp Bò Sữa An Phƣớc, đến tháng 01 năm 2006 chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Bò Sữa Đồng Nai – Trực thuộc Tổng Công ty Công Nghiệp Thực Phẩm Đồng Nai. 2.1.2 Nhiệm vụ của công ty – Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu con giống bò sữa, bò thịt và các loại gia súc khác, các loại nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc, các loại cỏ và cây trồng. – Chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi bò sữa đến các vùng phụ cận. – Sản xuất, thu mua, chế biến, kinh doanh sữa tƣơi và các sản phẩm từ sữa. – Kinh doanh thuốc, vật tƣ thú y và dịch vụ kỹ thuật về chăn nuôi gia súc. – Sản xuất kinh doanh phân hữu cơ vi sinh. – Kinh doanh dịch vụ khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, siêu thị… liên doanh, liên kết, đầu tƣ phát triển các hoạt động sản suất kinh doanh và các dịch vụ ngành nghề kinh doanh khác theo đúng quy định của pháp luật. 2.1.3 Tổ chức sản xuất và cơ cấu đàn bò 2.1.3.1 Diện tích đất sử dụng Diện tích: Đất do công ty quản lý gồm 367 ha thuộc loại đất xám bạc màu nghèo dinh dƣỡng. Trong đó, diện tích đất trồng cỏ 50 ha bao gồm các loại cỏ chủ yếu nhƣ cỏ voi, cỏ sả lá lớn, cỏ sả lá nhỏ, cỏ stylosanthes. Đồng cỏ chăn thả và hàng 4 cây phân lô 70 ha, một phần diện tích đất khác sử dụng cho xây dụng cơ bản nhƣ văn phòng công ty, nhà xƣởng, chuồng trại chăn nuôi còn lại 120 ha giao khoán cho cán bộ công nhân viên làm trang trại theo Nghị định 01/CP của Chính phủ tạo nguồn nguyên liệu cho công ty. Khí hậu: Huyện Long Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trƣng chính nhƣ nắng nhiều (trung bình khoảng 2600 – 2700 giờ/năm, lƣợng mƣa khá (trung bình 1800 – 2000 mm/năm) nhƣng phân hóa rõ rệt theo mùa, mùa mƣa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 04. Nguồn nƣớc sử dụng: là nguồn nƣớc ngầm, các giếng khoan có độ sâu từ 35 đến 75 m. 2.1.3.2 Cơ cấu đàn bò Là một doanh nghiêp chăn nuôi và kinh doanh buôn bán con giống bò sữa, sữa tƣơi và một số sản phẩm chế biến từ sữa, công ty luôn bám sát tình hình thị trƣờng và có kế hoạch chu chuyển đàn bò hợp lý trong từng giai đoạn. Cơ cấu đàn bò tại công ty tính đến thời điểm ngày 25/04/07 đƣợc trình bày qua Bảng 2.1. 5 Bảng 2.1 Bảng cơ cấu đàn bò công ty (con) Loại đàn Đầu con Nhóm giống F1 F2 F3 F4 F5 F6 5/8 HL Sind 0 – 4 tháng 29 6 11 9 3 5 – 8 tháng 29 9 6 11 3 9 – 12 tháng 32 11 18 1 2 Tơ lỡ 189 14 47 56 48 16 2 3 3 Can sữa 133 41 45 33 11 1 1 1 Vắt sữa 129 32 39 38 10 1 7 2 Đực thịt 0-4 tháng 9 2 1 6 Cái thịt 0-4 tháng 4 2 2 Đực thịt 5-8 tháng 1 1 Cái thịt 5-8 tháng 4 4 Đực thịt 9-12 tháng 4 4 Cái thịt 9-12 tháng 2 1 1 Tơ lỡ thịt 18 5 6 1 2 2 2 Cái thịt tơ 5 5 Đực giống 1 1 Đực kéo 4 4 Sind tơ 2 2 Cái sinh sản Sind 20 20 Cộng 615 102 166 165 91 28 2 11 8 42 2.1.4 Phƣơng pháp chăm sóc, nuôi dƣỡng 2.1.4.1 Thức ăn Thức ăn thô: Thức ăn chủ yếu là cỏ đƣợc cho ăn tự do. Giống cỏ chủ yếu là cỏ sả lá lớn, cỏ sả lá nhỏ, cỏ stylosanthes để cải thiện chất lƣợng thức ăn thô xanh cho đàn bò nhất là vào mùa khô. Mùa nắng thiếu cỏ xanh nên phải cho ăn bổ sung 6 thêm rơm khô cho ăn dƣới dạng ủ urea trong thời gian một tháng. Bên cạnh đó còn có cỏ ủ chua đƣợc dự trữ thƣờng xuyên để bổ sung vào khẩu phần. Thức ăn tinh: Chủ yếu là cám hỗn hợp và hèm bia. Thức ăn bổ sung: Chiếm một lƣợng nhỏ nhƣng lại hết sức quan trọng và không thể thiếu trong khẩu phần nhƣ: mật, muối, urea. Riêng đá liếm cho bò sử dụng thƣờng xuyên. 2.1.4.2 Cách thức cho ăn Tất cả các loại thức ăn thô xanh nhƣ: Cỏ băm nhỏ, cỏ ủ chua, rơm đƣợc đƣa vào máng ăn cho bò ăn tự do. Mỗi ngày cho ăn 5 lần vào các thời điểm: 8 giờ sáng, 11 giờ trƣa, 2 giờ chiều, 4 giờ chiều và 8 giờ tối. Cám hỗn hợp và hèm bia cho ăn vào mỗi buổi sáng, riêng đàn vắt sữa đƣợc cho ăn cám hỗn hợp và hèm bia vào thời điểm vắt sữa vào lúc 3 giờ sáng và 3 giờ chiều mỗi ngày. Mùa nắng sử dụng thêm mật, muối, urea pha loãng. Định mức thức ăn: Số lƣợng thức ăn đƣợc tính riêng cho từng đàn loại, nhóm giống. Đàn vắt sữa có năng suất sữa trên 6 kg/ngày đƣợc cho ăn thức ăn tinh theo năng suất sữa cứ 0,3 kg cám hỗn hợp cho 1 kg sữa và 8 - 10 kg hèm bia/con/ngày. Định mức thức ăn cụ thể cho từng đàn loại đƣợc trình bày ở Bảng 2.2. 7 Bảng 2.2 Bảng định mức thức ăn cho đàn bò năm 2007 (kg/con/ngày) Đàn loại Cám Mật Muối Urea Cỏ Rơm Hèm bia Sữa bê Bê 0 – 4 tháng 1 10 3 Bê 5 – 8 tháng 1,5 18 Bê 9 – 12 tháng 1 1,2 0,03 0,03 25 7 3 Tơ lỡ (>12 tháng) 1 1,5 0,04 0,06 35 9 4 Bò cạn sữa có chửa 2 2 0,06 0,08 45 10 3 Bò cạn sữa chƣa chửa 1 1 0,04 0,03 45 10 3 Vắt sữa 0,3 2 0,06 0,08 40 10 8 Bê đực thịt 0–12 tháng 1,2 15 3 2,5 Bò thịt 1 1,2 0,06 0,06 35 10 10 Bò đực 2 2 0,08 50 12 10 Sind nuôi con + chửa 1 1 0,03 0,04 35 9 Ghi chú: – Đàn vắt sữa định mức cám hỗn hợp tính trên kg sữa, sản lƣợng sữa từ 6 kg trở lên định mức 0,3 kg cám/kg sữa. – Bê đực thịt uống sữa trong 4 tháng. – Mật, muối, urea, rơm bổ sung trong 4 tháng nắng. – 4 kg hèm quy đổi tƣơng đƣơng 1 kg cám hỗn hợp. 2.1.4.3 Vệ sinh Đàn bò đƣợc tắm 02 lần mỗi ngày, kết hợp với dọn phân rửa chuồng. Phân gom đƣợc đƣa về nhà chứa phân ủ ít nhất 1 tháng trƣớc khi đƣa ra bón cho đồng cỏ. Nƣớc thải đƣợc cho xuống hệ thống rãnh nƣớc và hầm lắng để xử lý vi sinh. 2.1.4.4 Công tác thú y Công tác thú y đƣợc công ty đặc biệt quan tâm thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Chuồng trại đƣợc sát trùng định kỳ hàng tháng, quy trình tiêm phòng đƣợc thực hiện nghiêm ngặt. Trong đó, công tác tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng đƣợc tiêm 02 lần/năm vào thời điểm giao mùa tháng 04 đến tháng 05 8 và tháng 10 đến tháng 11, tiêm phòng vaccine và sổ giun định kỳ đƣợc thực hiện 01 lần/năm, cùng với kiểm tra brucellosis 01 lần/năm. 2.1.4.5 Khai thác và tiêu thụ sữa Sữa đƣợc vắt 2 lần trong ngày (sáng từ 3 – 5 giờ, chiều từ 3 – 5 giờ). Sau khi chuẩn bị dụng cụ vắt sữa, bò đƣợc tắm rửa, vệ sinh chuồng, sát trùng bầu vú bằng dung dịch sát trùng iodaman. Phƣơng pháp vắt: Sữa đƣợc vắt bằng máy. Điều này hạn chế đƣợc sự vấy nhiễm vi sinh vật trong sữa, giảm công lao động và giảm thời gian vắt sữa. Sữa vắt xong đƣợc cho vào can nhựa sạch, vận chuyển ra điểm thu mua sữa của công ty trong thời gian không quá 2 giờ kể từ khi vắt để kiểm tra chất lƣợng và bảo quản lạnh ở 40C. Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lƣợng đƣợc thực hiện theo đúng quy định của công ty sữa Lothamilk. 2.2 Vài nét về tình hình chăn nuôi của các nông hộ 2.2.1 Nguồn gốc đàn bò Các hộ chăn nuôi bò sữa đƣợc bắt đầu từ năm 1991 đến năm 1993 thì phong trào chăn nuôi phát triển rất mạnh. Trong số bò đƣợc nuôi thì có trên 95% đàn bò của các hộ gia đình đều có nguồn gốc từ đàn bò giống của công ty. 2.2.2 Đặc điểm đồng cỏ Diện tích trồng cỏ của các nông hộ cũng chỉ đáp ứng cho đàn bò vắt sữa khoảng 70% nhu cầu chất xơ vào mùa khô. 2.2.3 Đặc điểm chuồng trại Hệ thống chuồng trại của các nông hộ đƣợc xây dựng theo kiểu bán kiên cố, kết cấu nền xi măng, khung sắt, kiểu chuồng một mái, mái lợp bằng tole, có sân chơi, không có quạt và hệ thống phun sƣơng, mật độ chăn nuôi vào khoảng 8 – 10 m 2 /con. 9 2.2.4 Phƣơng thức chăn nuôi 2.2.4.1 Thức ăn Thức ăn thô: Thức ăn thô xanh chủ yếu là cỏ sả lá lớn và cỏ sả lá nhỏ. Thức ăn thô khô nhƣ rơm khô và cỏ khô, phải bổ sung vào mùa khô do lƣợng thức ăn thô xanh thiếu hụt. Thức ăn tinh: Bao gồm nhiều loại cám hỗn hợp đƣợc mua từ các công ty sản xuất thức ăn gia súc nhƣ: ViNa, Proconco, Lái Thiêu, Thanh Bình… Thức ăn bổ sung: Việc sử dụng thức ăn bổ sung khá phổ biến nhƣng có sự khác nhau giữa các nông hộ, có hộ sử dụng hèm bia, rỉ mật đƣờng, muối, có hộ thì sử dụng rỉ mật đƣờng, urê và bã đậu nành bổ sung cho bò vắt sữa vào mùa nắng. 2.2.4.2 Cách cho ăn Đàn bò đƣợc cho ăn 4 – 5 lần trong ngày. Thức ăn tinh cũng đƣợc tính theo năng suất sữa và cũng đƣợc cho ăn trong lúc vắt sữa. Bình quân mỗi ngày bò của các hộ dân đƣợc ăn 40 – 50 kg cỏ xanh/con/ngày, vào mùa nắng cỏ thiếu, bò đƣợc thay thế lƣợng cỏ thiếu bằng 3 – 5 kg rơm và rỉ mật, urê đƣợc tính theo lƣợng vừa phải 0,4 – 0,6 kg/con/ngày. Cám hỗn hợp cho ăn theo năng suất sữa, khoảng 0,4 – 0,5 kg cám cho một kg sữa. 2.2.4.3 Vệ sinh – phòng bệnh Vệ sinh: Đàn bò đƣợc tắm 4 lần trong ngày, 2 lần đƣợc tắm trƣớc lúc vắt sữa và kết hợp vệ sinh chuồng trại, phân đƣợc đƣa vào hố chứa cùng với nƣớc xả thải rồi dùng để tƣới cho đồng cỏ, còn một lần bò đƣợc tắm mát vào buổi trƣa và lúc 8 giờ tối do không có hệ thống phun sƣơng và quạt gió. Phòng bệnh: Công tác phòng ngừa dịch bệnh do cán bộ kỹ thuật của công ty đảm nhận hoàn toàn và theo đúng quy định của công ty. Chuồng trại đƣợc sát trùng theo định kỳ hàng tháng. Bò đƣợc tiêm phòng bệnh truyền nhiễm, tẩy ký sinh trùng đƣờng ruột, ký sinh trùng đƣờng máu và ngoại ký sinh. Quy trình tiêm phòng đƣợc thực hiện nghiêm ngặt theo đúng Pháp lệnh Thú y . 10 Vaccin tụ huyết trùng và vaccin lở mồm long móng đƣợc tiêm 2 lần 1 năm vào thời điểm giao mùa (tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11). Kiểm tra brucellosis 1 năm 1 lần. 2.2.4.4 Quá trình khai thác và tiêu thụ sản phẩm Thời gian vắt sữa tùy thuộc vào từng hộ, nhƣng thƣờng từ 4 giờ sáng đến 5 giờ sáng và chiều thì 15 giờ 30 đến 17 giờ, hình thức vắt sữa bằng máy và một số hộ vắt bằng tay, sữa sau khi đƣợc vắt xong đƣợc đóng vào can nhựa và chở đến trạm thu mua của công ty tiêu thụ với thời gian quy định là 2 giờ sau khi vắt sữa. 2.3 Sơ lƣợc giống bò sữa Holstein Friesian (HF) Bò Holstein Friesian hay còn gọi là bò lang trắng đen Hà Lan là giống bò sữa nổi tiếng nhất thế giới, đƣợc tạo ra ở Hà Lan từ thế kỉ XIV và không ngừng đƣợc cải thiện về phẩm chất, năng suất. Mãi đến thế kỉ XV, bò lang trắng đen Hà Lan mới đƣợc bán ra khỏi nƣớc và từ đó có mặt ở khắp thế giới. Sắc lông: có hai loại hình chính là màu lông lang trắng đen hoặc đen hoàn toàn có sáu vùng trắng ở giữa trán, chóp đuôi và 4 chân, một số ít có màu lông đỏ trắng. Tính tình ôn hòa, dễ quản lý, khả năng gặm cỏ tốt, thích nghi rộng rãi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Khi trƣởng thành bò đực có trọng lƣợng 750 – 1.100 kg, bò cái 500 – 800 kg, bê sơ sinh có trọng lƣợng 35 – 45 kg. Bò cái HF có ngoại hình, thể chất đặc trƣng của giống bò sữa cao sản: thân hình tam giác, phần sau sâu hơn phần trƣớc, thân bò hẹp dần về phía trƣớc giống nhƣ cái nêm, trƣớc nhỏ, sau to. Đầu dài, trán phẳng, u yếm không phát triển, bốn chân thẳng dài, cự ly chân rộng, bầu vú phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ, da mỏng đàn hồi tốt. Sản lƣợng sữa bình quân 5.000 – 6.000 kg/chu kỳ vắt sữa 305 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 3,2 – 3,6%. Nếu đƣợc nuôi dƣỡng tốt, sản lƣợng sữa có thể đạt 6.000 – 8.000 kg/chu kỳ, con cao nhất có thể đạt trên 8.000 kg/chu kỳ. Bò Holstein Friesian nuôi tốt 16 tháng có thể phối giống lần đầu, tuổi động dục là 12 – 16 tháng. Từ năm 1970 – 1978, Việt Nam đã nhập từ Cu Ba 1.130 con bò Holstein Friesian nuôi tại trung tâm giống bò sữa Sao Đỏ, Mộc Châu và nông trƣờng giống 11 bò sữa Đức Trọng, Lâm Đồng. Sản lƣợng sữa bò Holstein Friesian nuôi ở Sao Đỏ (Mộc Châu): trung bình 4.000 – 5.000 kg/chu kỳ vắt sữa 300 ngày, tỷ lệ béo 3,6%. Ƣu thế của bò Holstein Friesian không chỉ ở khả năng cho sữa cao mà còn có khả năng cải tạo giống khác theo hƣớng sữa và cải tạo tầm vóc cho các bò địa phƣơng nhỏ hơn. Để có giống bò sữa nuôi rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau của đất nƣớc, trong nhiều năm qua các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu lai tạo giống bò sữa Việt Nam bằng con đƣờng lai giữa bò Holstein Friesian với bò Vàng Việt Nam đã có máu bò Zebu (Bò Lai Sind). 2.4 Chu kỳ động dục Một chu kỳ động dục của bò sữa thông thƣờng là 21 ngày và chia làm 4 giai đoạn (Henshow, 1990) Giai đoạn tiền động dục Vào ngày thứ 16 – 18, khi hàm lƣợng progesterone giảm dần do tác động của PGF2 , hàm lƣợng FSH tăng dần và kích thích các nang noãn phát triển. Lúc bấy giờ, hàm lƣợng estrogen đƣợc sản xuất tăng dần cùng với sự trƣởng thành của các nang noãn gây biểu hiện động dục ở bò cái và kích thích sự phân tiết LH, FSH tại tuyến yên thông qua việc gia tăng phóng thích GnRH từ vùng dƣới đồi xuống tuyến yên. Quá trình này xảy ra đến khi nào hàm lƣợng LH và FSH đạt đỉnh cao và đủ để gây ra “sóng rụng trứng” trên nang noãn “chín”. Estrogen làm thay đổi hoạt động sinh lý ở bò bao gồm làm gia tăng lƣợng máu tới tử cung, làm thành âm đạo dầy lên, tăng sự phát triển tế bào và nhung bào ở vòi trứng, làm cho các tế bào ở cổ tử cung, âm đạo và các tuyến ở tử cung tiết dịch nhầy. Vào cuối giai đoạn này, con cái thƣờng thể hiện thích gần con đực. Giai đoạn động dục Giai đoạn này, estrogen ảnh hƣởng lên hệ thống thần kinh trung ƣơng gây phản xạ đứng yên, con cái chấp nhận cho con đực giao phối. Estrogen ảnh hƣởng toàn bộ đƣờng sinh dục con cái và gây ra những biến đổi nhƣ tụ huyết ở thành tử cung, co thắt vòi trứng, giãn nở cổ tử cung, tăng tiết chất nhày trong suốt, âm hộ sƣng và sung huyết. LH tăng gây tăng tiết dịch nang và lúc này áp suất dịch nang 12 đạt đỉnh cao. FSH tăng làm tăng tiết estrogen tạo phản xạ chịu đực. LH tác động làm buồng trứng chín muồi, kết hợp với FSH phá vỡ bao noãn gây ra hiện tƣợng thải trứng. Sự rụng rứng xảy ra khi LH và FSH đạt tỷ lệ LH / FSH là 3/1. Nếu tỷ lệ LH / FSH trên 3/1, sẽ có hiện tƣợng động dục không rõ gọi là động dục thầm lặng nhƣng vẫn có rụng trứng. Nếu tỷ lệ LH / FSH dƣới 3/1, bò cái có biểu hiện động dục nhƣng không rụng trứng gọi là động dục giả. Sự rụng trứng xảy ra vào khoảng 12 giờ sau khi kết thúc động dục. Hình 2.1 Sự thay đổi hàm lƣợng các kích thích tố trong máu ở chu kỳ động dục bình thƣờng của bò (Nguồn: Mugerwa, 1989) Giai đoạn sau động dục Sau khi rụng, trứng di chuyển đến sừng tử cung. Tế bào trứng đƣợc hứng bởi vòi trứng trong quá trình rụng trứng. GnRH kích thích thùy trƣớc tuyến yên tiết ra LH, dƣới tác động của LH, thể vàng đƣợc hình thành và phân tiết progesterone. Progesterone tác động lên tuyến yên gây ức chế sự phân tiết FSH và LH, dẫn đến không có những nang noãn mới phát triển. Ngoài ra, sự ức chế phân tiết FSH của tuyến yên còn có sự tham gia của inhibin - một loại kích thích tố dạng glucoprotein H à m lƣ ợ n g k íc h t h íc h t ố Động dục Động dục Sự rụng trứng Sự rụng trứng Cân bằng (yên tĩnh) Ngày của chu kỳ động dục 13 do tế bào hạt trong xoang bao noãn tiết ra (Bard và ctv, 1991; dẫn liệu của Hoàng Kim Giao và ctv, 1997). Về lâm sàng, sự tiết chất nhày giảm, tử cung trở nên mềm, dẻo và giãn nở. Thành tử cung trở nên dày hơn để chuẩn bị cho sự mang thai. Cổ tử cung bắt đầu đóng lại. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 – 4 ngày. Giai đoạn nghỉ ngơi Giai đoạn này kéo dài từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 16 – 18 của chu kỳ động dục. Thể vàng thành thục và tiết progesterone ảnh hƣởng đến đƣờng sinh dục. Trong suốt giai đoạn này, sự tuần hoàn của progesterone với hàm lƣợng cao đã ngăn cản sự phát triển của các nang noãn. Progesterone ức chế sự sản xuất và phân tiết LH và FSH tại tuyến yên bằng cách ngăn cản sự phóng thích các GnRH từ vùng dƣới đồi xuống tuyến yên. Đây là cơ chế phản hồi “âm tính” của progesterone. Trong đƣờng sinh dục, nội mạc tử cung dày lên, chất nhầy âm đạo trở nên ít và dính, cơ tử cung giãn nở. Nếu trứng không đƣợc thụ tinh, thể vàng chỉ tồn tại trong vòng 10 – 12 ngày (Henshow, 1990) hoặc dài nhất là 15 – 17 ngày (Hoàng Kim Giao và ctv, 1997). Hàm lƣợng progesterone cao do thể vàng tiết ra sẽ gây ra sự phân tiết PGF2 từ thành tử cung vào ngày thứ 16 của chu kỳ. PGF2 sẽ gây phân hủy thể vàng thông qua việc co mạch làm giảm lƣu lƣợng máu đến nuôi thể vàng (Navy và Cook, 1978). Thể vàng thoái hóa dẫn tới giảm lƣợng progesterone đƣợc phân tiết, giải phóng ức chế ở vùng dƣới đồi và tuyến yên, dẫn đến sự tiết FRF và FSH, kích thích sự phát triển của các nang noãn mới. Điều đó có nghĩa là bắt đầu sự chuyển tiếp từ pha hoàng thể sang pha nang noãn và bắt đầu một chu kỳ động dục mới. Đôi khi, PGF2 không đƣợc tiết ra bình thƣờng nhƣ trƣờng hợp bò cái viêm tử cung, thể vàng không bị thoái hóa, progesterone vẩn tiếp tục ức chế vùng dƣới đồi và tuyến yên không tiết ra FSH và LH, khiến các nang noãn không phát triển, bò sẽ không có chu kỳ động dục mới. Lúc này, bò cái sẽ chậm động dục do hoàng thể tồn lƣu. Nếu trứng đƣợc thụ tinh, cơ thể của thú sẽ có những thay đổi về mặt hình thái và nội tiết để bƣớc vào thời kỳ mang thai và sinh đẻ. 14 Hình 2.2 Cơ chế tiêu hoàng thể của PGF2 trong chu kỳ động dục 2.5 Hiện tƣợng chậm sinh và chậm động dục sau khi sinh 2.5.1 Bệnh ấu trĩ (hay còn gọi là chứng thiểu năng sinh dục) Bò cái khi đến tuổi thành thục nhƣng ngoại hình của chúng nhƣ một con bê, bộ phận sinh dục chƣa phát triển hoàn toàn không sinh sản đƣợc và cũng do tuyến yên phát triển không bình thƣờng hoặc do cơ năng tuyến giáp trạng bị rối loạn nên các hormone ảnh hƣởng đến việc thúc đẩy sự phát triển của cơ quan sinh dục cái. Bệnh ấu trĩ gây bò cái đến tuổi thành thục về tính trạng mà không động dục, hoặc đã phối giống nhiều lần mà vẫn không đậu thai. Khi kiểm tra, bằng cách khám qua trực tràng thấy bộ phận sinh dục phát triển không đầy đủ nhƣ: sừng tử cung nhỏ, buồng trứng không phát triển hoặc âm hộ và âm đạo bé không thể phối giống đƣợc. Nguyên nhân chủ yếu do nuôi dƣỡng kém hoặc rối loạn nội tiết tố, khi kiểm tra phát PGF2 Vòng tuần hoàn địa phƣơng Tử cung Buồng trứng Làm co mạch máu ngoại vi đến nuôi thể vàng Hoàng thể thoái hóa Progesterone  Hình thành chu kỳ động dục mới PGF2 15 hiện thú đã mắc bệnh này cần nên loại thải không sử dụng làm giống (Vƣơng Ngọc Long, 2001). 2.5.2 Hiện tƣợng Free – Matin Bò cái đến tuổi thành thục về tính nhƣng không động dục, âm hộ nhỏ, âm đạo rất hẹp và ngắn, không có cổ tử cung, nếu có chỉ có một lỗ nhỏ không thể phối giống đƣợc và bầu vú không phát triển đƣợc, không có tuyến vú chỉ có tuyến mỡ không có lỗ tiết sữa, khi ta kiểm tra qua trực tràng không thấy cổ tử cung, hai sừng tử cung nếu có cũng nhỏ, hiện tƣợng thấy ở bò sinh đôi, một đực một cái (bò cái thì 91 đến 94% không có khả năng sinh sản còn bò đực thì vẫn phát triển bình thƣờng). Đây là nguyên nhân khi bò cái mang thai có thể có một số mạch máu màng nhung mao của thai dính lại với nhau. Tuyến sinh dục của thai đƣợc phát triển sớm, kích thích tố của tuyến sinh dục thông qua màng thai, bào thai cái gây ra hai tác dụng ở cơ quan sinh dục cái là làm ức chế cơ quan sinh dục cái không cho phát triển làm cho các tuyến sinh dục cái bị đực hóa. Bò bị hiện tƣợng này đào thải ngay không chọn làm giống (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 1994). 2.5.3 Buồng trứng teo và giảm cơ năng Do bò sinh đẻ nhiều lần, già yếu cùng với việc chăm sóc, nuôi dƣỡng không tốt. Khi giao phối cận huyết cũng xảy ra hiện tƣợng giảm cơ năng và teo buồng trứng (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 1994). Khi khám qua trực tràng biểu hiện cho thấy buồng trứng không thay đổi, không khám đƣợc nang noãn hoặc hoàng thể. Có những trƣờng hợp chỉ có một bên buồng trứng, buồng trứng teo lại bằng hạt đậu. Nếu kiểm tra nhiều lần thấy buồng trứng không thay đổi thì kết luận đó là buồng trứng đã bị teo, trƣờng hợp này, bò thƣờng biểu hiện động dục không rõ hoặc có động dục nhƣng không rụng trứng, chu kỳ động dục kéo dài. Biện pháp điều trị chủ yếu dựa vào việc cải thiện chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng, bổ sung thêm chất bột đƣờng, chất béo, vitamin, khoáng, thả bò cái chung với bò đực để kích thích phục hồi khả năng sinh dục. Nếu bò sinh sản mà bị viêm, teo buồng trứng thì nên loại thải (Nguyễn Ngọc Khánh, 2004). 16 2.5.4 U nang buồng trứng Nguyên nhân là do chăm sóc nuôi dƣỡng kém, thức ăn không tốt, rối loạn nội tiết tố, hoặc bò bị mắc bệnh truyền nhiễm. Bò biểu hiện động dục mãnh liệt, kéo dài không theo chu kỳ nhất định. Khối u buồng trứng là bệnh thƣờng gặp trong sản khoa khi chẩn đoán, rất khó phân biệt giữa u nang noãn và u nang hoàng thể. U nang noãn là những nang chín không bị vỡ vào những ngày qui định của chu kỳ lên giống nên không thành lập hoàng thể, nhƣng chúng tiếp tục lớn dần thành khối u mỏng, cấu trúc khối u mềm. Khi bị u nang, nang noãn tiết rất nhiều folliculin nên con vật biểu hiện mãnh liệt không theo chu kỳ nhất định. Một số trƣờng hợp tế bào thƣợng bì nang noãn bị thoái hóa không hình thành đƣợc folliculin nên con đực không động dục, trên buồng trứng hình thành một hoặc một số u nang trong chứa dịch, kiểm tra qua trực tràng phát hiện u nang nổi lên trên bề mặt buồng trứng. U hoàng thể: thƣờng lớn hơn u nang noãn, có thể xuất hiện một hoặc cả hai bên buồng trứng, khối u rắn chất thành khối u dày hơi nhám, bên trong chứa chất hoàng thể sánh đặc. Biểu hiện của bò không động dục hoặc động dục yếu không theo chu kỳ, một số bò vẫn không động dục nhƣng khi phối giống đúng chu kỳ thì không đậu thai (Cao Thanh Phú, 2003). 2.5.5 Thoái hóa buồng trứng Khi tổ chức tế bào buồng trứng bị thoái hóa, teo lại, các tổ chức tăng sinh thay thế. Nguyên nhân buồng trứng bị viêm không phát hiện và không điều trị kịp thời; đồng thời, cũng có thể nuôi dƣỡng chăm sóc kém, chẩn đoán qua trực tràng sẽ thấy một phần hoặc toàn bộ buồng trứng bị chai cứng, mặt buồng trứng không còn trơn chu mà lồi lõm, thể tích teo nhỏ. Biện pháp điều trị chủ yếu là cải thiện chế độ nuôi dƣỡng chăm sóc, sử dụng kích thích tố sinh dục và bổ sung các vitamin A, D, E giúp cho việc phục hồi cơ năng của buồng trứng, nên loại thải. 17 2.6 Vai trò progesterone trong sinh sản 2.6.1 Nguồn gốc progesterone Progesterone do hoàng thể từ buồng trứng tiết ra. Các tế bào trong nang sau khi rụng trứng vẫn còn dính trong buồng trứng và giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh sản, chúng phát triển to ra, và tăng tiết progesterone. Hoàng thể tổng hợp progesterone từ cholesterol, khi qua gan sẽ bị thoái hóa và biến thành pregnandiol và thải qua nƣớc tiểu. Ngoài hoàng thể thì vỏ thƣợng thận cũng sản xuất một ít progesterone và nhau thai tiết ra ở 5 tháng cuối thời kỳ mang thai (Nguyễn Minh Thanh, 2005). 2.6.2 Bản chất, khối lƣợng phân tử, cấu trúc phân tử Progesterone là một hormone steroid với 21 carbone. Progesterone còn tổng hợp và phân tiết từ nhau thai trong suốt giai đoạn thú cái có mang. Tác dụng sinh học với cƣờng độ mạnh giúp cho thú cái hoàn thành bản năng làm mẹ. Progesterone có công thức phân tử là C12H30O2. Khối lƣợng phân tử là 314,45. Progesterone đƣợc phân tách từ hoàng thể heo nái có cấu trúc phân tử gồm: hai dạng tinh thể là dạng bền vững và không bền vững. Progesterone ở dƣới dạng những tinh thể không màu hay bội kết tinh màu trắng không mùi. Nóng chảy ở 1270C – 1290C. Thực tế không tan trong nƣớc, tan trong cồn, tan trong ete, dễ tan trong chloroform, ít tan trong dầu. Phản ứng màu Zimmernam cho màu đỏ. Phản ứng tạo bis dinitrophenylhyrazon-progesterone. Đun nóng progesterone và dinitro-2,4-phenylhydrazin trong cồn với sự có mặt của HCl thì có sự xuất hiện kết tủa đỏ nâu của bis dinitrophenylhyrazon- progesterone, chất nóng chảy ở 2700C – 2800C (Nguyễn Minh Thanh, 2005). 18 2.6.3 Vận chuyển và chuyển hóa progesterone và tác dụng của progesterone Vận chuyển và chuyển hóa: Khi đƣợc vận chuyển trong máu dƣới dạng gắn chủ yếu với albumin huyết tƣơng và các globulin gắn đặc hiệu với progesterone, vài phút sau khi đƣợc bài tiết tất cả progesterone đƣợc thoái hóa thành các steroid khác không còn tác dụng của progesterone. Gan rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa này. Progesterone có sản phẩm cuối cùng là pregnandiol đƣợc bài xuất theo nƣớc tiểu; vì vậy, có thể đánh giá mức độ tạo thành progesterone trong cơ thể thông qua mức bài xuất progesterone qua đƣờng tiểu. Sự tác dụng của progesterone lên tử cung: Kích thích sự bài tiết của niêm mạc tử cung ở trạng thái sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh và làm tổ. Kích thích tế bào tuyến niêm mạc tử cung bài tiết một lớp dịch quánh dày và tác dụng lên vòi Fallope, progesterone kích thích tế bào niêm mạc, vòi Fallope bài tiết dịch chứa chất dinh dƣỡng để nuôi dƣỡng trứng đã thụ tinh, thực hiện quá trình phân chia trong khi di chuyển vào buồng tử cung. Tác dụng lên tuyến vú: Làm phát triển tuyến thùy kích thích tế bào tuyến vú tăng sinh và trở nên có khả năng bài tiết. Tác dụng lên cân bằng điện giải: Steroid khác progesterone với nồng độ cao có thể tăng sự tái hấp thu với Na+, Cl- và nƣớc ở ống lƣợn xa. Thực tế cho thấy, progesterone thƣờng gây bài xuất ion Na+ và nƣớc; vì, progesterone có khả năng cạnh tranh với aldosterone để gắn vào thụ thể sẽ làm tăng tái hấp thu ion và nƣớc, tác dụng này của progesterone lại yếu hơn nhiều so với aldosterone; cho nên, cơ thể mất nƣớc và muối thì không đƣợc tái hấp thu, sự tăng ion Na + đƣợc bài xuất nên lại đƣợc tăng tiết aldosterone từ tuyến vỏ thƣợng thận, hiện tƣợng này thƣờng gặp ở thời kỳ có thai. Ảnh hƣởng thân nhiệt: Nhiệt độ của cơ thể tăng từ 0,3 – 0,50C do sự tác động của progesterone, nhƣng cơ chế làm tăng nhiệt độ của progesterone thì chƣa rõ. Có ý kiến cho rằng progesterone tác dụng lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dƣới đồi. Điều hòa bài tiết: Progesterone chịu ảnh hƣởng điều khiển trực tiếp của hormone LH, do tuyến yên bài tiết. Nếu nồng độ LH tăng trong máu, hoàng thể sẽ 19 đƣợc nuôi dƣỡng và bài tiết nhiều progesterone. Ngƣợc lại, nếu mà tuyến yên bài tiết ít LH, hoàng thể sẽ bị thoái hóa và progesterone sẽ đƣợc bài tiết ít. Tóm lại, progesterone có tác dụng đặc biệt quan trọng nó làm cho quá trình có thai xảy ra bình thƣờng và có các tác dụng nhƣ sau: Phát triển tế bào nội mạc tử cung, những tế bào này đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dƣỡng bào thai ở thời kỳ đầu. Progesterone giảm co bóp tử cung khi có thai, do đó ngăn cản sẩy thai. Progesterone làm tăng bài tiết dịch và niêm mạc tử cung để cung cấp dinh dƣỡng cho phôi. Progesterone ảnh hƣởng đến quá trình phân chia của trứng đã thụ tinh. Progesterone có tác dụng làm phát triển thùy và bọc tuyến vú. Với những tác động trên, gọi progesterone là hormone an thai… Vì lý do nào đó nồng độ progesterone giảm đi, và sự phát triển bào thai sẽ bị ảnh hƣởng. Cơ quan sinh dục chuẩn bị là tổ hợp tử nuôi dƣỡng bào thai, progesterone làm cho tử cung yên tĩnh; đồng thời, giúp cho lớp niêm mạc tử cung phát triển và làm cho các tuyến ống thẳng phân nhánh, xoắn lại để chuẩn bị tiết sữa sau này. Khi hàm lƣợng progesterone tăng cao trong máu ngoại biên chúng tỏ có sự hiện diện của hoàng thể trong buồng trứng. Hiện nay, kiểm soát sinh sản ở thú cái progesterone là chỉ tiêu cần kiểm tra, chủ yếu là tính ổn định về nồng độ phản ánh ở giai đoạn của chu kỳ động dục và sự ổn định của bào thai (Nguyễn Minh Thanh, 2005). 2.6.4 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng, mang thai 2.6.4.1 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng Hàm lƣợng progesterone thấp nhất vào ngày động dục với mức nhỏ hơn 1 ng/ml. Sau đó tăng dần lên từ ngày thứ 3 của chu kỳ. Hàm lƣợng progesterone đạt đỉnh cao từ ngày 9 đến ngày 18 của chu kỳ động dục với mức lớn hơn 3 ng/ml. Đỉnh cao của hàm lƣợng progesterone không cố định vào một ngày nào trong khoảng thời gian từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 18 của chu kỳ động dục. Từ ngày thứ 20 19 của chu kỳ thì hàm lƣợng progesterone giảm xuống rất nhanh và đạt mức thấp nhất vào ngày thứ 20 đến ngày thứ 21 của chu kỳ với mức nhỏ hơn 1 ng/ml. Từ việc xác lập động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng đã cho chúng ta rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn, đặc biệt là việc xác lập động thái progesterone trong các trƣờng hợp khác nhau của rối loạn sinh sản do nội tiết, từ đó biết đƣợc tình trạng hoạt động của buồng trứng. Hình 2.3 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng ở bò (Chung Anh Dũng, 2002) 2.6.4.2 Động thái progesterone lúc mang thai Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 27,4% số bò cái không thụ thai sau khi gieo tinh nhân tạo, nhƣng vẫn không phát hiện đƣợc triệu chứng động dục trở lại cho đến ngày 60 khám thai qua trực tràng sau khi gieo tinh nhân tạo. Nhƣ vậy, nếu chỉ với biện pháp khám thai qua trực tràng nhƣ hiện nay thì số bò này đã có khoảng cách tăng đáng kể giữa 2 lứa đẻ, ít nhất là tăng 2 tháng. Trong khi đó, các nghiên cứu cũng chứng minh rằng việc khám thai qua trực tràng tốt nhất cũng nên thực hiện sớm nhất vào ngày thứ 60 sau khi gieo tinh nhân tạo. Nếu thực hiện kỹ thuật này sớm hơn, trong giai đoạn 40 ngày sau khi gieo tinh nhân tạo sẽ làm tăng đáng GIAI ÑOÏAN NGHÆ NGÔI (Anestrus phase) GIAI ÑOÏAN TIEÀN ÑOÄNG DUÏC (Proestrus phase) GIAI ÑOAÏN ÑOÄNG DUÏC (Estrus phase) GIAI ÑOAÏN SAU ÑOÄNG DUÏC (Post estrus phase) P ro ge st e ro n tr o n g m aù u (n g/ m l) Ngaøy trong chu kyø ñoäng duïc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 P ro ge st e ro n tr o n g m aù u (n g/ m l) 21 kể tỷ lệ sẩy thai từ 10% đến 11%. Đo hàm lƣợng progesterone trong máu hoặc sữa vào ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 sau khi gieo tinh để có thể xác định tình trạng có hay không có thai ở bò cái. Cơ sở của việc ứng dụng hàm lƣợng progesterone vào ngày thứ 21 sau khi gieo tinh để xác định sớm sự mang thai của bò cái. Hình 2.4 Động thái progesterone giúp chẩn đoán sớm có thai (Chung Anh Dũng, 2002) 2.6.5 Các chỉ định và ứng dụng của xét nghiệm progesterone trong sữa 2.6.5.1 Chẩn đoán bò mang thai và không mang thai Việc chẩn đoán có thai sớm bằng progesterone chính xác khoảng 80%, 20% sai sót là do sự khác nhau về độ dài của chu kỳ động dục giữa các bò, các nhầm lẫn trong phát hiện động dục, bệnh tử cung nhƣ bọc mủ tử cung, hoạt động khác thƣờng của buồng trứng nhƣ u nang thể vàng hoặc nang trứng và phôi chết sớm. Việc sử dụng progesterone để chẩn đoán có thai cần phải kết hợp với khám thai 40 ngày, hoặc muộn hơn sau khi phối giống. Tuy nhiên, với một loạt các mẫu lấy vào ngày 0 (ngày phối tinh) và các ngày thứ 21 và 24, việc chẩn đoán sự không có thai có thể Chaån ñoùan coù thai döïa vaøo haøm löôïng progestron … … … … Khoâng coù thai P ro g e st e ro n tr o n g m a ùu (n g /m l) Ngaøy trong chu kyø ñoäng duïc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Coù thai P ro g e st e ro n tr o n g m a ùu (n g /m l) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 22 đạt tới độ chính xác 95 – 100%. Do vậy, progesterone vốn đƣợc coi là công cụ để chẩn đoán có thai sớm nên đƣợc sử dụng cho mục đích chẩn đoán không có thai và từ đó có thể xác định đƣợc tình trạng có thai hay không có thai của gia súc. Việc sớm xác định không có thai này sẽ tránh đƣợc sự bỏ lỡ cơ hội phối giống tiếp theo (Chung Anh Dũng, 2002). 2.6.5.2 Xác nhận động dục Bò cái thƣờng không có dấu hiệu động dục rõ ràng dẫn đến việc quyết định phối giống sai. Vào thời điểm phối tinh có tới 15 – 20% bò sữa không động dục. Ở một số trang trại, tỷ lệ phát hiện động dục sai có thể cao tới 50% hoặc hơn. Progesterone trong sữa có thể dùng để xác định động dục ở bò. Nếu mẫu sữa kiểm tra cho thấy hàm lƣợng progesterone cao thì có thể bò không động dục và cần đƣợc theo dõi cẩn thận cũng nhƣ kiểm tra lại các mẫu lấy vào thời điểm muộn hơn. Có thể tiến hành đơn giản bằng cách giữ lại mẫu sữa vào thời điểm bò đƣợc đƣa ra để phối tinh cho đến khoảng 2 tuần hoặc một tháng sau. Nếu nhiều hơn 10% số bò đƣợc phối tinh vào thời điểm có hàm lƣợng progesterone cao thì có thể chứng minh đƣợc là việc phát hiện động dục không chính xác. Các stress với môi trƣờng có tác động rất lớn đến hiệu quả sinh sản. Đặc biệt, stress nhiệt là nguyên nhân dẫn đến việc giảm nghiêm trọng tỷ lệ có thai, tăng tỷ lệ chết phôi sớm, giảm độ dài và cƣờng độ của các biểu hiện động dục và làm giảm thể trọng bé sinh ra. Ngày nay ngƣời ta đã sử dụng progesterone trong sữa để trợ giúp cho các chƣơng trình phối giống trong điều kiện gia súc bị stress do môi trƣờng (Chung Anh Dũng, 2002). 2.7 Nguyên lý kỹ thuật ELISA (Progesterone – Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay) Phản ứng ELISA thƣờng kết hợp kháng nguyên – kháng thể không thể phát hiện bằng mắt thƣờng, kỹ thuật ELISA đã lợi dụng đặc tính hấp thụ tự nhiên của protein lên polyethylen đã gắn kháng nguyên hoặc kháng thể lên giá rồi cho kháng nguyên hoặc kháng thể tƣơng ứng có đánh dấu enzyme và tạo phản ứng. 23 Bỏ chất đánh dấu không kết hợp, cho thêm vào hỗn hợp chất hiện màu. Cũng nhờ hoạt tính xúc tác của enzyme giải phóng oxy nguyên tử [O] từ H2O từ oxy hóa hiện màu làm thay đổi màu của hỗn dịch. Nhƣ vậy, kỹ thuật ELISA gồm có 3 thành phần tham gia phản ứng (kháng nguyên, kháng thể và chất hiện diện màu) đồng thời thực hiện có 2 bƣớc: Trong phản ứng miễn dịch: là sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể. Trong phản ứng hóa học:nhờ hoạt tính của enzyme để giải phóng [O] vì chính [O] này oxi hoá chất chỉ thị màu. Chất chỉ thị thay đổi màu có nghĩa là chứng minh sự có mặt của enzyme và chứng minh sự kết hợp giữa kháng nguyên với kháng thể. Có 2 loại kỹ thuật ELISA chính: kỹ thuật ELISA trực tiếp và kỹ thật ELISA gián tiếp. – Kỹ thuật ELISA trực tiếp: khi kháng nguyên đƣợc gắn vào đáy giếng phản ứng sau đó phủ lên kháng thể đặc hiệu gắn enzyme, ủ ở nhiệt độ và thời gian thích hợp. Khi rửa để loại bỏ kháng thể gắn enzyme không kết hợp với kháng nguyên và cho vào giếng chất hiện màu. Đọc kết quả bằng phổ kế sau 10 phút. Kết quả có 2 trƣờng hợp xảy ra: Kháng nguyên đặc hiệu với kháng thể thì sẽ có sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể gắn enzyme không bị rửa trôi. Enzyme sẽ giải phóng [O] từ H2O2 để oxy hóa chất hiện màu, kết quả làm thay đổi màu hỗn dịch trong giếng. Kháng nguyên không đặc hiệu với kháng thể thì không xảy ra sự kết hợp kháng nguyên với kháng thể, enzyme bị rửa trôi, kết quả là hỗn dịch trong giếng phản ứng không thay đổi màu. – Kỹ thật ELISA gián tiếp: Theo nguyên tắc kỹ thuật ELISA trực tiếp và gián tiếp không khác nhau, nhƣng kỹ thuật gián tiếp có thêm một bƣớc p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDANG SY KHA.pdf
Luận văn liên quan