Tuy nhiên nuôi cua bán thâm canh đòi hỏi phải đầu tư, quản lý, chăm sóc, cho
ăn kiểm tra cua., người nuôi phải có kinh nghiệm, nắm vững kỹ thuật nuôi thì
mô hình nuôi mới đạt hiệu quả cao so với mô hình cua –rừng –tôm không tốn
công chăm sóc, không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật nuôi, chi phí đầu tư thấp.
42 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3886 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát hiện trạng các mô hình nuôi cua biển (Scylla PP) ở tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những đối tượng thủy sản nước lợ được nuôi phổ biến ở ĐBSCL như: Tôm
sú, Cua biển, cá Chình, cá Mú, các loài cá nước lợ khác. Trong những loài
giáp xác được nuôi, bên cạnh con Tôm sú thì con Cua biển (Scylla serrata)
đang được người dân chọn làm đối tượng nuôi khá phổ biến trong các ao đầm
nước lợ ven biển, do chúng có khả năng tăng trọng nhanh, kích thước lớn, dễ
nuôi không đòi hỏi kỹ thuật cao và thu hoạch trong thời gian ngắn. Cua biển là
đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng kinh tế do chúng có giá trị kinh tế cao, đặc
biệt là giá trị xuất khẩu và nhu cầu làm thực phẩm trong nước ổn định. Theo
đánh giá của Bộ Thủy sản năm 2004, sản lượng xuất khẩu Cua biển của Việt
Nam đạt khoảng 6000 tấn, kim ngạch đạt trên 25 triệu đô la. Hiện nay việc
nuôi Cua biển ngày càng phát triển với các hình thức nuôi như: nuôi cua con
thành cua thịt, nuôi cua ốp lên cua chắc, nuôi cua gạch và cua lột đã đem lại
kết quả.
Cà Mau là một trong những tỉnh ven biển của ĐBSCL đi đầu trong việc nuôi
trồng thủy sản, thời gian qua, con tôm sú, mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của
tỉnh liên tục gặp nhiều khó khăn về thị trường, dịch bệnh, thì sự xuất hiện nghề
nuôi Cua biển như một hướng đi tích cực cho cộng đồng ven biển với mô hình
nuôi chuyên canh và nuôi kết hợp: tôm-cua, cua - rừng - tôm đã mang lại hiệu
quả kinh tế khá cao cho người dân. Tuy nhiên sự phát triển của nghề nuôi cua
còn mang tính tự phát chưa có hệ thống quy hoạch cụ thể, hiện nay vẫn thiếu
thông tin một cách đầy đủ về đối tượng này, để nuôi một đối tượng mới hiệu
quả cần phải quan tâm và tìm hiểu một số vấn đề như: tình hình phát triển các
mô hình nuôi, nguồn giống, thức ăn, cách quản lý môi trường nuôi, kỹ thuật
nuôi, chi phí đầu tư. Với thực tế từ các vấn đề trên, đề tài “Khảo sát hiện
2trạng các mô hình nuôi cua biển (Scylla sp) ở tỉnh Cà Mau ” đã được thực
hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu hiện trạng về tình hình kỹ thuật và kinh tế của các mô hình nuôi Cua
biển, từ đó cung cấp thông tin góp phần làm cơ sở cho việc phát triển nghề
nuôi Cua biển ở Cà Mau và ĐBSCL.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Tình hình phát triển của mô hình bán thâm canh cua và cua - tôm - rừng ở
tỉnh Cà Mau.
- Các chỉ tiêu kỹ thuật của hai mô hình bán thâm canh cua và cua - rừng - tôm.
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình bán thâm canh cua và cua - rừng -
tôm.
3Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cua biển
Giới thiệu chung
Cua biển (Scylla sp) là loài giáp xác thuộc bộ mười chân (Decapoda), là đối
tượng hải sản quý, có giá trị thương mại cao và là mặt hàng xuất khẩu quan
trọng của nhiều nước. Việt Nam có nguồn lợi cua khá phong phú, phân bố ở
khắp các vùng biển, ao đầm, cửa sông, vùng vịnh. Ở vùng biển Việt Nam cua
xanh và cua bùn là hai loài cua có kích thước lớn, có giá trị kinh tế cao. Cua có
thân hình dẹp theo hướng lưng bụng. Toàn bộ cơ thể được bao bọc trong lớp
vỏ kitin dày, thường có màu xanh lục hay vàng sẫm.
(Nguồn: htt://www.fistenet.gov.vn/DMSP/index.asp?menu=cua)
Vòng đời cua biển
Vòng đòi cua biển trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập
tính sống, cư trú khác nhau.
- Ấu trùng Zoea và Mysis: Sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ
biến thái thành cua con.
- Cua con: Bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc
cây, bụi rậm, đồng thời với việc chuyển từ đời sống trong môi trường nước
mặn sang nước lợ ở rừng ngặp mặn, vùng cửa sông hay cả vùng nước ngọt
trong quá trình lớn lên.
- Cua đạt giai đoạn thành thục: Có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển
sinh sản. Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Đặc biệt vào thời kỳ
sinh sản cua có khả năng vượt cả rào chắn để di cư sinh sản.
- Ấu trùng Zoea thích hợp với độ muối từ 25-30%o, cua con và cua trưởng
thành thích nghi và phát triển tốt trong phạm vi 2-38 %o. Tuy nhiên, trong thời
kỳ đẻ trứng đòi hỏi độ mặn từ 22-32 %o. Cua biển là loài phân bố rộng, tuy
nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-300 C.
(Nguồn:
Sinh trưởng của cua
Tuổi thọ trung bình của Cua từ 2 đến 4 năm, qua mỗi lần lột xác khối lượng
cua tăng trung bình 20-50%. Cua biển có kích thước tối đa là 19-28cm, khối
lượng từ 1-3 kg/con. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài và chiều rộng
4thì cua đực nặng hơn cua cái. (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải,
2004)
Sinh sản
Mùa sinh sản của cua biển ở miền Bắc Việt Nam là tháng 2-3 và tháng 7-8, ở
miền Nam từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Ấu trùng cua thích hợp với độ mặn nước từ 25-30‰, cua con và cua trưởng
thành thích nghi và phát triển tốt trong phạm vi 2-38‰. Tuy nhiên, trong thời
kỳ đẻ trứng, cua cần môi trường nước có độ mặn 22-32‰. (Hoàng Đức Đạt,
2003)
Phân bố
Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-300C.
Cua chịu đựng pH từ 7,5-9,2 và thích hợp nhất là 8,2-8,8. Cua thích sống nơi
nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong khoảng 0,06-1,6m/s.
(Nguồn:
Trong chu kỳ sống của cua, cua biển sinh sống ở những sinh cảnh khác nhau.
Thời kỳ phôi thay được cua mẹ mang và phát triển ở vùng biển ven bờ, ấu
trùng nở ra và sống phù du ở đây. Cua bột mới nở ra theo thủy chiều dạt vào
vùng nước lợ: những bãi lầy vùng sú vẹt ven bờ biển, cửa sông, nơi có đáy
bùn, bùn cát hoặc đất thịt pha cát mịn giàu mùn bã hữu cơ thuộc vùng trung hạ
chiều, cua cư trú ở đây, lớn lên cho đến lúc thành thục sinh dục (thường 1
năm) lại di cư ra vùng biển gần bờ. (Hoàng Đức Đạt, 2003)
Tính ăn
Tính ăn của cua biến đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng, Cua
thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như
rong tảo, giáp xác, nhuyễn thể, cá hay cả xác chết động vật. Cua con 2-7cm ăn
chủ yếu giáp xác, cua 7-13cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn
cua nhỏ, cá,…
Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn
của chúng khá lớn nhưng cũng có khả năng nhịn đói 10 – 15 ngày.
Cua có đôi mắt kép rất phát triển có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn
phía. Khứu giác cũng rất phát triển giúp cua phát hiện mồi từ xa. Cua di
chuyển theo lối bò ngang. Khi gặp kẻ thù, chúng lẩn trốn vào hang hay tự vệ
bằng đôi càng to và khỏe.
(Nguồn:
5Lột xác và tái sinh
Quá trình phát triển của cua trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên.
Thời gian giữa các lần kột xác thay đổi thao từng giai đoạn. Ấu trùng cua lột
xác trong vòng 2-3 hoặc 3-5 ngày/lần. Cua lớn lột xác chậm hơn nửa tháng
hay một tháng một lần. Sự lột xác của cua có thể bị tác động bởi 3 loại kích
thích tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều
khiển hút nước lột xác.
Đặc biệt trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh laị những phần đã bị mất
như chân, càng,…Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương thường có
khuynh hướng lột xác sớm hơn. (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải,
2004)
2.2 Kỹ Thuật Nuôi cua thương phẩm
Xây dựng ao nuôi :
Ao nuôi cua con thành cua thương phẩm thường có diện tích từ 500m2 đến
5.000m2. Đây là hình thức nuôi thâm canh: thả giống, cho ăn tích cực, chăm
sóc quản lý chặt chẽ.
Địa điểm: Ao nuôi cần được xây dựng ở vùng dễ thay nước nhờ vào thuỷ triều
để giảm chi phí. Ở những vùng có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm công
nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, ít sóng gió mạnh và dòng chảy lớn. Bờ ao
được đắp bằng đất (cũng có thể xây gạch nếu có khả năng đầu tư), bờ cần
được nén kỹ để chóng mội, rò rỉ và sạt lỡ. Chân bờ ao rộng từ 3-4m, chiều cao
từ 1,5 đến 2m, cao hơn mực nước triều cao nhất ít nhất là 0,5m. Mỗi ao nuôi
nên có hai cống ở hai đầu đối diện nhau, nếu ao hình chữ nhật thì hai cống sẽ
đặt ở hai bờ thuộc chiều rộng. Cống thoát đặt sát đáy và thông với kênh trong
ao. Phía trong ao, cách bờ 2-3m đào một kênh rộng 3-4m bao quanh ao. Ở
giữa ao đắp một cồn nổi cao hơn mặt nước ao 0,2-0,3m. Trong kênh nên bỏ
thêm chà cho cua ẩn nấp. Làm đăng chắn quanh bờ không cho cua vượt bờ ra
ngoài, có thể dùng lưới mùng loại thưa bao quanh, đăng tre, ….Đăng chắn
phải nghiêng về phía trong ao một góc 600, đăng phải cao từ 0,8-1m.
Tuỳ theo độ phèn của đáy ao mà có cách xử lý cho phù hợp, nếu pH của đất
dưới 6 thì rải vôi bột (CaCO3) cho đáy ao: tháo cạn nước rải vôi đều trên đáy
ao, cả lòng kênh và mép bờ ao. Lượng vôi rải từ 7-10 kg/100m2 ao. Phơi đáy
ao 2-3 ngày, sau đó cho nước ra vào 3-4 lần xả sạch nước phèn.
6Độ mặn của nước : cua con trong giai đoạn sinh trưởng sống ở vùng nước lợ
mặn 15- 25%0. Tuy vậy cua chịu sự thay đổi độ mặn rất lớn, cua sống và phát
triển tốt ở độ mặn 5%0 đến 30%o. (Bùi Việt Hùng, 2007)
Thả giống:
Nguồn cua giống cung cấp cho nghề nuôi cua chủ yếu dựa vào nguồn giống
tự nhiên. Nguồn cua giống thu được ở hàng đáy, ghe cào ở các cửa sông, tìm
bắt ở các bãi sình vùng ngập mặn.
Cua giống có các cỡ:
- Loại nhỏ 60-120 con/kg
- Loại vừa 25-50 con/kg
- Loại lớn 10-15 con/kg
Tốt nhất là nên thu mua cua giống từ vùng lân cận và sau khi đã đánh bắt
được chuyển nhanh về nơi thả nuôi. Tính toán số lượng cần thả đặt mua trong
mấy ngày liên tục để thả cua vào ao nuôi trong thời gian tương đối ngắn.
Trong từng ao nên thả cua cùng cỡ. Cũng có thể chọn cỡ cua theo mong muốn
ngay ở nơi cung cấp cua giống, hoặc tuyển chọn trước lúc thả nuôi. (Bùi Việt
Hùng, 2007)
Mật độ thả:
Cua nhỏ 3-5 con/m2, loại vừa 2-3 con/m2, cỡ lớn 0,5-1 con/m2. Thả giống ở
nhiều điểm khác nhau trong ao. Cắt bỏ dây buộc, buông từ từ cua trên mép bờ
để cua tự bờ xuống nước. Đây là cách để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của cua
: những con khoẻ mạnh nhanh chóng chạy xuống nước, những con yếu thường
nằm tại chổ hoặc bò chậm. Những con như vậy thu lại cho vào giai để theo
dõi, nếu phục hồi thì thả xuống ao. Mỗi ao nên thả giống trong một hai ngày
cho đủ số lượng. (Bùi việt Hùng, 2007)
Quản lý, chăm sóc:
Cho ăn: cua nuôi trong ao chủ yếu dựa vào thức ăn cung cấp hàng ngày, lượng
thức ăn tự nhiên trong ao không có nhiều. Thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi
sống: cá vụn, còng, ba khía, đầu cá … Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 4 –
6% trọng lượng cua, cua thường hoạt động bắt mồi vào buổi tối. Mỗi ngày cho
cua ăn một lần vào thời gian từ 17 – 19h. Thức ăn được rải đều quanh ao để
7cua khỏi tranh nhau. Có thể dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua. Định kỳ
thu mẫu để tính sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho
vừa đủ. Sau 2-3 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu cua ăn hết thức ăn trong sàng
thì có thể tăng lượng thức ăn, nếu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức ăn.
Hàng ngày phải cho cua ăn, không được để cua đói. Những cua lớn bị đói sẽ
giết những cua nhỏ ăn thịt. Vì vậy nuôi cua phải có thức ăn dự trữ. Những
ngày không có thức ăn tươi sống thì cho cua ăn thức khô : cá vụn, tép... Trước
lúc rải xuống ao cho cua ăn nên ngâm cá khô vào nước vài chục phút cho cá
mềm ra.
Việc đảm bảo môi trường nước trong sạch rất quan trọng đối với cua, nhất là
nuôi mật độ dày cho ăn thức ăn tươi sống. Ở những nơi có thuỷ triều lên
xuống hằng ngày cần thay nước thường xuyên. Mỗi ngày thay từ 20-30%
lượng nước trong ao. Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần. Khi thay
nước nên lấy nước ở tầng dưới và tầng giữa tránh lấy nước ở tầng mặt hay bị ô
nhiễm. Nước mới trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.
Trong thời gian nuôi khoảng 2 tuần một lần bắt cua cân đo để xem sinh trưởng
của cua, xem xét tình trạng của cua: cua nhanh nhẹn, không bị ký sinh ngoài
vỏ, xem trong xoang mang có bị ký sinh hay không. Nếu có hiện tượng bị
nhiễm bệnh thì phải tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.
Thời gian cuối của vụ nuôi trọng lượng cua trong ao tăng lên, cho ăn thức ăn
nhiều nên môi trường rất dễ bị nhiễm bẩn. Cho nên việc thay nước thường
xuyên kiểm tra môi trường rất có ý nghĩa. Trong một số trường hợp, đáy ao
tích tụ nhiều thức ăn thừa, thối rữa, có thể phải tháo cạn, gạn cua và làm vệ
sinh đáy ao : cào bỏ lớp bùn trên mặt và thức ăn thừa thối rữa đi. (Bùi Việt
Hùng, 2007)
Thu hoạch:
Đánh thử cua lên kiểm tra chất lượng. Cua thường phẩm phải đạt 250g/con trở
lên. Cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái). Khi thấy cua đã đạt tiêu chuẩn,
được giá thì thu hoạch cua để bán.
Những cua chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu
còn khoẻ mạnh thì có thể đem nuôi ở các ao nhỏ, nuôi vỗ tích cực sau một thời
gian đạt tiêu chuẩn thu hoạch bán sẽ được giá hơn.
8Nuôi cua thương phẩm từ cua con, thời gian từ 3 – 8 tháng thường tỉ lệ hao hụt
tương đối lớn (40 – 60%) nhưng trọng lượng cua tăng từ 3 – 4 lần (tăng từ 60-
80g/con lên 250-350g/con). Tổng trọng lượng của cua thương phẩm tăng từ
1.5 – 2 lần tổng trọng lượng cua giống. (Bùi Việt Hùng, 2007)
Một số điểm cần chú ý để nuôi cua thành công:
- Cua giống phải đồng cỡ, thả cùng một lúc.
- Phải có đủ nguồn nước trong sạch để thay thường xuyên.
- Phải có đủ nguồn thức ăn tươi sống.
- Phải có đăng chắn ở trên bờ ao.
- Trong ao phải có các ụ chà làm nơi trú ẩn cho cua.
2.3 Kỹ thuật nuôi cua kết hợp
Đây là hình thức nuôi quản canh kết hợp nuôi cá, tôm với cua, có vùng còn kết
hợp trồng rau câu. Ao đầm có diện tích nuôi lớn từ một đến vài chục hecta, ở
vùng nước lợ cửa sông ven biển, vùng rừng ngặp mặn
Địa điểm nuôi
Tùy theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm từng vùng mà chọn vị chí ao nuôi thích
hợp. thường ao được xây dựng trong khu vực từ trung triều (đối với những
vùng có độ lệch triều lớn) đến hạ triều (những vùng có độ lệch triều nhỏ).
Những ao đầm lớn thường dựa vào điều kiện địa hình tự nhiên. Nên chọn nơi
ít sống gió, dòng chảy không lớn có độ dóc nhỏ tránh việc đấp bờ quá cao.
Nguồn nước cung cấp cho ao phải sạch, nguồn thức ăn phong phú, có nhiều
cua giống, không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp và nước thải sinh hoạt,
độ mặn nước biển từ 15-25%o. Tuy vậy, trong thời kỳ sinh trưởng cua thích
ứng độ mặn khá lớn xuống đến 5%o cao đến 30%o cua vẫn sinh trưởng phát
triển tốt. (Hoàng Đức Đạt, 2003)
Xây dựng ao nuôi
Những ao đầm nuôi kết hợp thường có diện tích lớn, phải đầu tư công sức để
xây dựng. thường dùng xáng cạp để đấp chân bờ (đê bao). Chân bờ rộng từ 4-
6m tùy thuộc vào độ cao của bờ, mặt trên của bờ rộng 1-2m và mặt bờ cao hơn
mực nước biển cao nhất tối thiểu là 0,5m. Phía trong ao đầm cách chân bờ từ
3-4 m đào một kênh bao quanh ao đầm có độ sâu từ 0,5- 0,7m so với mặt đáy
9tự nhiên của đầm, rộng từ 3-5m. tùy thuộc vào độ lớn mà có thể xây dựng từ 2
đến nhiều cống, trong đó có một cống kiệt đặt nơi cao trình thấp để tháo xả
cạn nước ao đầm khi cần (thu hoạch, cải tạo vệ sinh ao đầm). Khẩu độ của
cống tùy thuộc vào diện tích lớn nhỏ ao đầm, thường rộng từ 0,8-1,5m. Ở cống
thường đặt 2-3 phai để điều chỉnh dòng chảy. tùy vào khả năng kinh tế có thể
xây dựng cống bằng các vật liệu khác nhau: đổ bê tông, tấm đan, ván gỗ…
Những ao đầm nhỏ từ 1-3ha thường cắm đăng chắn bao quanh toàn bộ trên bờ,
không cho cua bò ra ngoài. Những ao đầm có diện tích lớn, thường có điều
kiện môi trường gần giống với điều kiện tự nhiên nên cua ít bò lên bờ. tuy vậy,
ở những đoạn gần cống cua thường đi theo dòng nước đến cống, ở đây bị chặn
lại không vượt qua cống, cua sẽ bò lên bờ thoát ra ngoài. Vì vậy ở những đoạn
gần cống phải rào chắn không cho cua thoát ra ngoài.
Ngoài đắp đập xây dựng ao đầm, ở vùng vùng có thể dùng đăng chắn vây để
nuôi cua, tôm cá. Có thể lợi dụng địa hình ở eo vịnh chắn đăng từ một phía
đến ba phía đẻ nuôi cua. Thường dùng những đăng bằng tre cao cắm sâu
xuống đáy ghép với nhau có cọc đỡ. Đăng phải cao hơn mực nước từ 0,5-1m.
(Hoàng Đức Đạt, 2003)
Thả giống
Nguồn cua giống thường thu qua cửa cống cùng với lấy giống tôm cá. Độ lớn
cua giống qua cống rất khác nhau tùy theo mùa vụ. trong và sau mùa sinh
sanrcos nhiều cua con cỡ nhỏ, chiều rộng mai từ 1-2cm đến 3-4cm. Những
tháng khác cua giống lớn hơn, có khi có cả cua trưởng thành đi vào đầm. Có
thể theo giõi cua giống vào qua cửa cống đẻ đánh giá mật độ cua trong ao
đầm. Việc thu cua giống qua cửa cống có thể kaos dài nhiều tháng. Nếu thấy
mật độ cua trong ao đầm thưa thì có thể thu thêm cua giống ở bên ngoài để thả
bỗ sung, cua giống thường được mua ở các hàng đáy, các ghe cào trong vùng.
Nên chọn những cua khỏe mạnh vận chuyển nhanh và thả vao ao đầm. Cua
được nuôi theo hình thức quảng canh nên mật độ thưa từ 0,1-0,2 con/m2.
(Hoàng Đức Đạt, 2003)
Chăm sóc và quản lý
Cua nuôi ghép trong ao đầm lớn thường có giống nhỏ, thời gian nuôi kéo dài
từ 3-8 tháng. Trong những tháng đầu cua sủ dụng chủ yếu là thức ăn tự nhiên
trong ao đầm, những tháng cuối khi cua lớn, sức ăn tăng thường cho thêm thức
ăn bỗ sung. Thường tận dụng thức ăn trong vùng cho cua ăn như: cá vụng (cá
10
đóng đáy, cào, đăng…), còng, ba khía. Thức ăn được chặt thành khúc nhỏ đem
rãi vào ao đầm.
Khi cho thức ăn xuống ao đầm ngoài cua còn có tôm cá cũng ăn, vì vậy cần
tính toán kỹ để đảm bảo đủ thức ăn cho tất cả các đối tượng nuôi.
Trong quá trình nuôi, cần theo dõi sự sinh trưởng của cua, hàng tháng dùng
chày hoặc lưới để bắt cua lên cân đo trọng lượng và chiều rộng mai cua, kiểm
tra tình trạng cua nuôi.
Hàng ngày thay nước cho ao đầm, đảm bảo một lượng nước mới được bỗ sung
vừa thêm thức ăn tự nhiên vừa làm tốt chất lượng nước.
Thường xuyên kiểm tra bờ ao đầm, xử lý kịp thời các chỗ mọi, rò rĩ, sụt lở,
đăng chắn bị hỏng. (Hoàng Đức Đạt, 2003)
Thu hoạch
Nuôi cua kết hợp do nguồn giống có cỡ lớn khác nhau nên cua sinh trưởng
không đồng điều
Thường đến tháng thứ ba, thứ tư tù lúc nuôi thì có cua đạt tiêu chuẩn thương
phẩm: cua có trọng lượng 250g trở lên. Có thể đánh bắt những cua đạt tiêu
chuẩn, trong khi thu tôm, cá qua cống cua cũng ra theo thu những con đạt tiêu
chuẩn hàng hóa, những con còn nhỏ chưa chắc thịt hoặc cua ốp thả lại ao đầm.
Có thể dùng lưới, câu, rập để bắt cua.
Ngoài việc thu tỉa cua như trên, vào cuối vụ nuôi thu toàn bộ cua, tôm cá bằng
cánh xả khô ao đầm tiến hành bắt cua bằng tay. Cũng có thể dùng lưới kéo để
bắt cua, trong trường hợp này ao đầm phải có mặt đáy bằng phẳng, chất đáy
phải là đất cát pha hoặc đất thịt để cua kgoong vùi xuống đáy lúc kéo lưới.
Nhưng thu lưới cũng không thể bắt toàn bộ cua trong ao đầm.
Toàn bộ cua thu được trong vụ nuôi nên cân đo chính xác để biết năng suất
nuôi và mật độ của cua để có biện pháp bỗ sung cho vụ nuôi tiếp theo. (Hoàng
Đức Đạt, 2003)
2.4 Tình hình nuôi cua biển
2.4.1 Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có nhiều hình thức nuôi cua. Nuôi cua theo chu kỳ hở:
sản xuất ra cua giống bằng con đường nhân tạo rồi thả chúng ra biển tới khi
11
đạt kích thước thương phẩm thì khai thác có quản lý. Đây là hình thức nuôi
tiến bộ có hiệu quả kinh tế cao. Nhật Bản, Mĩ, Chilê,…đã nuôi theo hình thức
này. Hình thức nuôi cua theo chu kỳ kín đang được nghiên cứu thực nghiệm
và công bố. Một số nước Châu Á: Đoài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Philippine,
Việt Nam,…nuôi theo hình thức nuôi đơn (trong ao, lồng), nuôi ghép với cá [
cá măng biển (Chanos chanos) ] với rong câu (Gracilaria). (Hoàng Đức Đạt,
2003)
Cua được nuôi nhiều ở các nước Đông Nam Á (Davis, 1996). Sản lượng cua
nuôi thương phẩm đã chiếm một tỉ lệ đáng kể trong sản lượng cua khai thác
tùy điều kiện của từng dùng, có những hình thức nuôi khác nhau: Ở Đoài
Loan, Cua được thả với mật độ 0,5-3 con/m2 trong diện tích 0,2-0,5 ha cho ăn
cá tạp và ốc (khoảng 10-15 gam/m2/ngày), với thời gian 3-4 tháng nuôi, cua
tăng từ 8-9 cm và tỉ lệ sống đạt 30-70%, năng suất 1.800 kg/ha/vụ (Chen,
1990, trích dẫn từ Hồ Hoàng Hà, 2005).
Ở Trung Quốc cua được nuôi với mật độ 0.4-0.8 con/m2, kích cỡ cua giống
thả từ 5-25gam, cua thu hoạch là 125 gam trong 6-9 tháng. Cho ăn bỗ sung 5%
trọng lượng thân từ 3-4 lần/ngày và thu hoạch từ tháng 10-11. Năng suất đạt
300-500 kg/ha. Nuôi cua theo hình thức quảng canh, mật độ 3-4,5 con/m2,
kích cỡ cua giống 3-5 gam hoặc mật độ 1,5-2 con/m2 với kích cỡ cua giống 3-
5 gam năng suất đạt 450-1.500 kg/ha (Luo,1998 trích dẫn bởi Hồ Hoàng Hà,
2005).
2.4.2 Ở Việt Nam
Nước ta có nguồn lợi cua biển phong phú, phân bổ khắp các vùng biển, cửa
sông, vùng vịnh với sản lượng khai thác tự nhiên khoảng 400 tấn/năm (Nam
Quốc, 2005). Những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu tăng, nên cùng với nghề khai thác tự nhiên, nghề nuôi cua biển đã phát
triển ở khắp các tỉnh ven biển Việt Nam, đặc biệt là vùng cửa sông Châu thổ
phía Bắc (Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định) và các tỉnh Duyên Hải Nam Bộ,
với năng suất nuôi riêng cua đã đạt trên 1000 kg/ha/vụ. (Nam Quốc, 2005)
Nghề nuôi cua biển ở nước ta đã và đang phát triển ở nhiều địa phương, đem
lại lợi ích không nhỏ cho người dân với nhiều hình thức khác nhau như nuôi
cua con thành cua thịt trong các ao đầm quảng canh, trong mô hình tôm rừng
hay trong đăng quầng ở các bãi triều; nuôi cua gạch trong ao và lồng; lột và
nuôi cua ốp thành cua chắc trong ao (Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương
và ctv, 2006). Theo thống kê của vụ nuôi trồng thủy sản, Bộ Thủy sản, 2005,
diện tích nuôi cua năm 2000 là 8.256ha, đến năm 2005 là 112.324ha với sản
12
lượng 22.324 tấn năng suất cua nuôi trung bình là 0.2 tấn/ha. (Lê Văn Yến và
ctv, 2006)
2.4.3 Tình hình nuôi thủy sản và Cua ở Cà Mau
Hiện nay Cà Mau có nhiều đối tượng thủy sản được nuôi với nhiều hình thức
khác nhau. Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh khoảng 279.715ha (có
248.808ha nuôi nước mặn, lợ, 30.907ha nuôi nước ngọt). Sản lượng thủy sản
hàng năm của tỉnh Cà Mau đạt trên 200.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu năm
2007 đạt xấp xỉ 580 triệu đô la. Tỉnh có 248.808 ha nuôi tôm (chiếm khoảng
42% diện tích nuôi thủy sản toàn vùng ĐBSCL và 27% diện tích nuôi thủy sản
cả nước), năng suất tôm nuôi bình quân đạt 382 kg/ha (Trần Phú Cường,
2008). Bên cạnh con tôm sú được xem là đối tượng nuôi chính với các hình
thức nuôi như: thâm canh diện tích nuôi 1115ha, quảng canh cải tiến kết hợp
với nhiều đối tượng như cua, sò huyết, cá với diện tích là 2.35.736 (Trung
Tâm Khuyến Ngư tỉnh Cà mau, 2008), thì cua biển đang dần chiếm vị chí
quan trọng đối với người nuôi thủy sản ở Cà Mau nhưng chủ yếu là nuôi kết
hợp trong mô hình tôm - cua và cua - rừng - tôm để tăng thu nhập và mô hình
nuôi cua bán thâm canh (huyện Trần Văn Thời, Cái Nước).
Năm 2009 Cà Mau hiện có 244.700ha nuôi tôm quảng canh truyền thống,
nhưng nông dân thả nuôi cua biển xen canh trên 80% diện tích này mang lại
hiệu quả kinh tế khá cao (TTXVN, 2009), Cua biển là đối tượng dễ nuôi, thời
gian thu hồi vốn nhanh (sau 3 tháng nuôi có thể thu tỉa với trọng lượng khoảng
200-250 gam), có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của
nhiều nước trên thế giới. Cà Mau hiện có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh cua
giống kết hợp với nguồn giống đánh bắt ngoài tự nhiên, sông gạch, ven biển,
đã giúp cho nông dân chủ động được nguồn giống thả nuôi (Agroviet-
27/10/2008. Cà Mau: Nuôi cua biển xen canh đạt hiệu quả kinh tế cao).
2.4.4 Khuynh hướng phát triển nghề nuôi cua ở Cà Mau
Đa số các hộ nuôi cua đều cho rằng, nghề nuôi cua tuy không đem lại lợi
nhuận cao, nhưng ít rủi ro và thất bại như nuôi tôm sú. Hiện nay nguồn cua
giống khá phong phú nên không gặp khó khăn về con giống, nguồn giống sẵn
có tại địa phương (cua ép, cua đóng đáy, cua bãi) và giá thành tương đối thấp:
cua cỡ tiêu dưa có giá từ 500-800 đồng/con, hạt me giá từ 1200-1500
đồng/con tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cho người nuôi. Tuy nhiên, trong
những năm sắp tới diện tích, quy mô nuôi cua đặc biệt là mô hình nuôi chuyên
cua có thể được mỡ rộng và phát triển, có thể thay cho mô hình nuôi tôm sú
quảng canh cải tiến năng suất cao, mô hình nuôi tôm sú thâm canh, đang gặp
13
nhiều rũi ro về thời tiết, thị trường. Hiện nay giá cua thương phẩm tương đối
cao: cua gạch từ 150,000-300,000 đồng/kg, cua Y giá 80,000-120,000
đồng/kg, là động lực thúc đẩy nghề nuôi cua ở Cà Mau phát triển, vấn đề về
kỹ thuật nuôi và sự ổn định về giá thành cua thương phẩm là cần được quan
tâm để giúp cho người nuôi đạt hiệu quả cao nhất.
Trong thời gian sắp tới, việc tổ chức tập huấn kỹ thuật, có chính sách hỗ chợ
về vốn cũng là quan tâm hàng đầu của người nuôi, góp phần ổn định đời sống
người nuôi.
14
Chương III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009.
Địa điểm: Các mô hình nuôi cua biển ở huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển và Trần
Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Cà Mau
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Sử dụng biểu bản chuẩn bị sẳn để phỏng vấn tìm hiểu về hiện trạng nuôi cua
biển ở địa bàn khảo sát.
Khu vực
nghiên cứu
15
3.3 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu
Số liệu thứ cấp: gồm các báo cáo, thông tin từ các phòng nông nghiệp và sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn Cà mau, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Cà
Mau.
Nội dung số liệu thứ cấp: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình về
nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cua nói riêng của tỉnh trong các năm
gần đây.
Số liệu sơ cấp: được thu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi
cua biển dựa trên bảng câu hỏi được chuẩn bị và kiểm tra trước. Phỏng vấn10
hộ nuôi mô hình bán thâm canh cua ở huyện Trần Văn Thời, phỏng vấn 30 hộ
nuôi mô hình cua – tôm - rừng gồm: 15 hộ ở huyện Đầm Dơi và 15 hộ ở
huyện Ngọc Hiển thuộc tỉnh Cà Mau.
Các thông tin cần thu thập
- Thông tin về chủ hộ: họ và tên, địa chỉ, trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi,
mức tiếp thu khoa học kỹ thuật.
- Thông tin về kỹ thuật: đặc điểm mô hình nuôi, phương pháp cải tạo, mùa vụ
nuôi, nguồn giống, mật độ thả giống, số lần thả thả giống, nguồn thức ăn, cách
chăm sóc và quản lý.
- Thông tin về kinh tế: năng suất trên vụ nuôi, tổng chi phí, tổng thu nhập,
nghề nghiệp chính phụ, thuận lợi khó khăn.
3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu được sẽ được kiểm tra trước khi nhập vào máy. Sau khi nhập vào
máy tính, số liệu được kiểm tra lần cuối trước khi tiến hành xử lý phân tích
thống kê. Sử dụng phần miềm Excel for windows để nhập số liệu, xử lý thống
kê và tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị tối đa, tối thiểu….và
dùng Words để viết báo cáo.
16
Chương IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình phát triển của mô hình bán thâm canh cua và cua – rừng –
tôm ở tỉnh Cà Mau
Qua kết quả điều tra tỉnh Cà Mau có các mô hình nuôi cua: nuôi cua ốp thành
cua chắc, nuôi bán thâm canh cua, nuôi kết hợp với mô hình tôm – cua, cua –
rừng – tôm.
Mô hình cua - rừng - tôm được nuôi ở những địa phương có diện tích rừng
ngập mặn lớn bao gồm các huyện: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, mô hình
này được nuôi từ năm 2005 do sự xuất hiện của nguồn cua giống khai thác từ
tự nhiên (cua đóng đáy khai thác ở cửa sông bằng hàng đáy và cua bãi bắt từ
bãi biển), đến năm 2006 Cà Mau xuất hiện nhiều trại sản xuất giống cua nhân
tạo góp phần đa dạng và chủ động nguồn giống cho người nuôi, bên cạnh việc
chủ động về nguồn giống, thì giá cua thương phẩm ngày càng tăng (cua gạch
giá bán từ 80.000 – 120.000 đồng/kg năm 2005, từ 180.000 – 300.000 đồng/kg
năm 2009) trong các năm gần đây là nguồn động lực thúc đẩy mô hình cua –
rừng – tôm được nuôi phổ biến và thay thế cho mô hình tôm – rừng trước đây.
(Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Cà Mau, 2008)
Mô hình bán thâm canh cua được nuôi ở huyện Trần Văn Thời và Cái Nước,
nơi có diện tích rừng ngập mặn ít hoặc không đáng kể, diện tích canh tác cũng
giới hạn ở mỗi nông hộ. Do mô hình nuôi tôm quản canh cải tiến gặp nhiều rũi
ro về thời tiết, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ không ổn định nên nhiều hộ nuôi
thủy sản ở huyện Trần Văn Thời Và Cái Nước đã chuyển sang nuôi cua bán
thâm canh trên các ao nuôi tôm trước đây. (Phòng Nông nghiệp huyện Trần
Văn Thời, 2008)
4.2 Mô hình cua -rừng – tôm và mô hình bán thâm canh cua
4.2.1 Mùa vụ nuôi
Mô hình cua – rừng – tôm thời điểm thả giống không nhất định, phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như khả năng kinh tế của mỗi gia đình, nguồn giống, giá thị
trường đầu ra sản phẩm và chi phí sản xuất.
Theo kết quả điều tra, cua giống được thả vào tháng 05, 06 và có thả bổ sung
vào tháng 12 đến tháng 02. Đây là mô hình nuôi kết hợp với rừng và thường
nuôi ghép với tôm sú. Theo lịch thời vụ người nuôi cải tao ao vào tháng 08, 09
17
và bắt đầu thả giống tôm sú vào tháng 10 âm lịch, đối với tôm sú thường có 2
vụ nuôi chính trên năm là từ tháng 10 - tháng 02 và từ tháng 02 đến tháng 07
năm sau, riêng đối với cua biển thì mùa vụ không rỏ ràng hoàn toàn phụ thuộc
vào từng nông hộ, mỗi hộ có thể thả cua giống nhiều lần trong năm hoặc thả 1-
2 lần, số lượng giống cũng phụ thuộc vào mức độ đầu tư của từng nông hộ.
Mô hình bán thâm canh cua diện tích nuôi nhỏ, mật độ cao, chi phí đầu tư cao
hơn so với mô hình cua – rừng - tôm. Theo người nuôi ở huyện Trần Văn Thời
thì con giống được thả nuôi vào tháng 02, do ở thời điểm này môi trường nước
tương đối ổn định, thời gian nuôi từ 5-9 tháng do cỡ giống lúc thả nhỏ (cỡ cua
tiêu dưa) và lượng thức ăn cung cấp là cá phi và cá tạp biển, thường là 3-5%
so với trọng lượng cua. Cua được thu hoạch vào tháng 09, 10.
4.2.2 Công trình và chuẩn bị ao nuôi
Mô hình cua – rừng – tôm diện tích nuôi tương đối lớn, phụ thuộc vào diện
tích rừng, diện tích mặt nước nuôi trung bình là 40.843± 30.779m2, diện tích
mặt nước nuôi nhỏ nhất là 15.400m2, lớn nhất là 162.000m2, vuông nuôi sâu
1±0,2m.
Vuông nuôi được bố trí gần sông, thường có một cửa cống (đặt lưới tại cống
nơi cấp thoát nước) trong quá trình thu nước, lấy giống và thoát nước, vuông
có kênh bao xung quanh (kênh xổ), phía trong là những kênh phụ nhỏ và cạn
hơn kênh chính xếp đan xen trong rừng, các kênh nhỏ chiều ngang từ 1,5-2m.
Loại cây rừng trong mô hình này chủ yếu là cây đước và mắm, thường chiếm
40% diện tích vuông nuôi.
Mô hình bán thâm canh cua, các ao nuôi có diện tích mặt nước trung bình là
2.571±1.867m2, diện tích nhỏ nhất là 700m2, rộng nhất là 6.000m2. Ao nuôi
thường có hình chữ nhật, độ sâu trung bình là 1,5±0,3m, ao nuôi được chọn ở
những điểm nằm gần sông để thuận lợi trong việc cung cấp và trao đổi nước.
Ao nuôi có một cống để cấp thoát nước, cách bờ 1-2m, người ta đào một con
kênh rộng 2-3m bao quanh ao, trong kênh thả chà làm chỗ ẩn nấp cho cua lột
tránh bị địch hại và ăn lẫn nhau. Ao nuôi được rào bằng lưới mùn chung quanh
không cho cua thoát ra ngoài, lưới được chon sâu dưới đất (0,3m), đăng chắn
cao từ 0,6-0,8 m (sau khi chôn chân xuống đất).
Ao nuôi được cải tạo trước khi thả giống: rút cạn nước + thuốc cá + bơm nước
vào + xử lý D.E.M (chai 1L/1.000m2) gây màu nước sau một tuần thì thả
giống. Nếu pH đất 6 thì bón vôi (0,07 – 0,1 kg/m2) tăng pH cho đất, phơi
đáy ao 2 – 3 ngày, cho nước ra vô 2 – 3 lần để xả sạch phèn.
18
2,572
40,843
-
20,000
40,000
60,000
80,000
Cua-rừng-tôm chuyên cua
D
iệ
n
tíc
h
(m
2)
Hình 4.1: Diện tích mặt nước trung bình của mô hình cua - rừng - tôm và bán
thâm canh cua (chuyên cua) ở tỉnh Cà Mau
Theo kết quả điều tra, mô hình cua – rừng – tôm, diện tích đất canh tác ở mỗi
hộ nuôi thủy sản khác biệt nhau nhiều. Diện tích mô hình nuôi lớn gấp 16 lần
diện tích nuôi bán thâm canh cua (chuyên cua) hình 4.1.
4.2.3 Nguồn giống, mật độ nuôi
Mô hình cua – rừng – tôm mật độ cua giống thả trung bình là 0,15±0,12
con/m2. Nguồn cua giống được người dân địa phương sử dụng gồm: cua khai
thác từ hàng đáy (cua đóng đáy), cua bãi được bắt từ bãi biển, cua giống nhân
tạo (cua ép).
Hình 4.2: Phần trăm số hộ sử dụng nguồn cua giống cho mô hình
cua – rừng – tôm ở tỉnh Cà Mau
Hình 4.2 cho thấy nguồn giống được sử dụng chủ yếu là cua ép được mua từ
các trại sản xuất giống nhân tạo tại địa phương, ngoài ra người nuôi còn kết
10%
63%
20%
7%
Cua đóng đáy
Cua ép
Cua ép-Cua đóng
đáy
Cua ép-Cua bãi
19
hợp thả bổ sung con giống từ khai thác tự nhiên như: Cua khai thác từ đáy, cua
bãi được bắt từ cửa sông, bãi biển, trong rừng ngập mặn.
Theo các hộ nuôi thì cua nhân tạo tốt hơn do không lẫn tạp trong quần đàn và
đồng cỡ tránh được cua ăn lẩn nhau trong quá trình nuôi làm giảm tỉ lệ sống,
trong khi cua tự nhiên lẫn tạp nhiều như: Ba khía, Ghẹm, Cua lửa…Mặc khác
giá thành giữa cua giống nhân tạo và cua tự nhiên không khác biệt nhiều
(±100đồng) khi chúng đồng cỡ.
Mô hình bán thâm canh cua, nguồn giống cung cấp là nguồn giống nhân tạo,
được mua từ các trại sản xuất giống tại địa phương. Cỡ giống thả nuôi là: tiêu
dưa (5 – 8,8mm) bảng 4.1 và phụ lục B2. Mật độ thả giống trung bình 2,2±1
con/m2, mật độ thấp nhất là 1 con/m2, cao nhất là 4,6 con/m2.
Thường con giống được ương trong vèo, làm bằng lưới cước khoảng 2 tuần
đến khi đạt kích cỡ: cua hạt me, cua hạt mít mới thả xuống ao nuôi nhằm giảm
tỉ lệ hao hụt con giống.
Bảng 4.1: Kích thước và trọng lượng cua giống ở tỉnh Cà Mau
Loại Kích thướt
(mm)
Trọng lượng
(mg)
Giá bán
(đồng)
Cua nhướng 5 7-20 500
Cua hạt tiêu 5-8,8 20-333 700-800
Cua hạt me 8,8-17 333-984 1200-1500
Bảng 4.1 cho thấy, cua giống thả nuôi ở 2 mô hình có kích thước nhỏ (0,5-
1,7cm), tỉ lệ hao hụt con giống trong quá trình nuôi là rất lớn, ảnh hưởng đến
năng suất thu hoạch. Vì vậy, mô hình Cua – rừng – tôm cua giống được thả
bỗ sung nhiều lần trong năm, diện tích mô hình nuôi lớn (từ 30.000-
180.000m2) phụ lục B.1, nên khả năng ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn là
không đáng kể, còn mô hình bán thâm canh cua do diện tích nuôi nhỏ (860-
6000m2) phụ lục B.2, nên cua giống chỉ thả một đợt trong vụ nuôi và đồng cỡ.
4.2.4 Chăm sóc và quản lý
Mô hình cua - rừng -tôm, người nuôi không cho ăn, thức ăn của cua là thức ăn
tự nhiên có trong vuông nuôi, do mật nuôi độ thấp, diện tích nuôi lớn.
Nước được thay 2 lần trong tháng, thường vào con nước 15 và 30 tại thời điểm
thu hoạch tôm, mỗi con nước kéo dài 4 đến 5 đêm. Bình quân mỗi lần thay từ
20
35-60% lượng nước trong vuông, như vậy việc thay nước vừa bố sung thức ăn
tự nhiên vừa cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi.
Mô hình bán thâm canh cua, cua được cho ăn mỗi ngày, vì số lượng cua giống
thả nhiều, mật độ cao, thức ăn tự nhiên trong ao nuôi hạn chế. Thức ăn cho cua
chủ yếu là thức ăn tươi sống: Cá phi, Cá biển tạp, đầu tôm cá,…Cua được cho
ăn một lần/ngày vào buổi chiều. Tỉ lệ thức ăn/trọng lượng cua trung bình là
3±0,9%. Thức ăn được rải điều quanh ao tránh cua tranh nhau, cắn nhau lúc
ăn. Thường người nuôi dùng sàn ăn hoặc cần câu để kiểm tra sức ăn của cua.
Theo các hộ nuôi, thì cua phải được cho ăn đầy đủ và thường xuyên mỗi ngày,
không bỏ ngày nào nếu không cua sẽ ăn nhau đáng kể. Do đó nuôi cua trong
mô hình nuôi bán thâm canh, người nuôi lúc nào cũng phải chủ động khâu
thức ăn cho cua. Trong trường hợp không có hoặc thiếu thức ăn tươi sống, thì
người nuôi bỗ sung hoặc thay thế thức ăn khô như cá vụng, tép, ruốc khô. Các
loại thức ăn này được ngâm mềm một đến hai giờ trước khi cho ăn.
Quản lý môi trường nước cũng được người nuôi chú trọng cao do mật độ nuôi
dày và cho ăn thức ăn tươi sống. Nước trong ao nuôi được thay trung bình
2,3±0,9%/tháng. Trong vụ nuôi tỉ lệ thay nước từ 30-60% lượng nước ao nuôi.
Bờ, cống, hàng rào chắn được kiểm tra thường xuyên vì ban đêm cua thường
bò lên bờ tìm cách bò ra ngoài, ao thường xuyên được kiểm tra các lỗ mọi
nhằm tránh cua đào hang bò ra ngoài.
4.2.5 Thu hoạch
Mô hình cua – rừng – tôm mùa vụ thả nuôi không đồng nhất trong năm nên
thời điểm thu hoạch cũng không đồng nhất và không theo mùa, cua nuôi được
thu hoạch quanh năm. Việc thu hoạch phụ thuộc vào giá cua thương phẩm trên
thị trường, và các sự kiện trong năm như lễ, tết,…
Năng suất thu hoạch trung bình là 69±28 kg/ha/năm, số lượng tỉa thưa trung
bình 10±4 kg/lần. Thường đến tháng thứ 3 thứ 4 trở lên người nuôi tiến hành
thu hoạch cua do giá thị trường bắt đầu cao. Việc thu họach cua có thể kết hợp
với thu tôm, cá, qua cống. Cua được thu hoạch nhiều vào các tháng: 10-01 và
02-04, ở thời điểm này giá cua thương phẩm cao. Khi thu hoạch, nếu cua còn
nhỏ chưa đạt kích cỡ thương phẩm, cua ốp thì được thả lại ao nuôi tiếp và thu
hoạch sau.
21
Trong quá trình nuôi, người ta tỉa thưa những con đạt tiêu chuẩn thương phẩm,
sau đó thả bù cua giống, cua con vào vuông nuôi do con giống lúc thả kích cỡ
nhỏ (tiêu dưa) nên tỉ lệ sống thấp.
Mô hình bán thâm canh cua, năng suất thu hoạch trung bình là 1.259±824
kg/ha/năm. Thời gian nuôi từ 5 – 9 tháng. Cua được thu hoạch vào thời điểm
nước rong, người nuôi dùng lồng hoặc câu tay thu hoạch cua.
Nuôi cua bán thâm canh, thời gian nuôi từ 5-8 tháng, tỉ lệ thức ăn trên trọng
lượng cua là 3%, tỉ lệ cua hao hụt tương đối lớn: khoảng 66% số lượng con,
cua tăng trọng chậm từ 1,5-3 lần, do người nuôi không chủ động được nguồn
thức ăn, lượng thức ăn sử dụng/ngày thấp, cua không được cho ăn thường
xuyên hằng ngày. Theo kết quả điều tra của Hồ Hoàng Hà năm 2005, cua nuôi
từ 3-8 tháng, tỉ lệ hao hụt 50%, cua tăng trọng tù 3-5 lần. Theo Trung tâm
Khuyến ngư Kiên giang, 2007 nuôi cua cho ăn mỗi ngày, tỉ lệ thức ăn (4-6%)
trên trọng lượng cua, tỉ lệ hao hụt 40-60%, trọng lượng cua tăng 3-4 lần. Do
đó nguồn thức ăn là rất quan trọng đối với nghề nuôi cua bán thâm canh.
Trong mô hình này, người nuôi thường tỉa thưa khi cua đạt kích cỡ thương
phẩm, số lượng cua trong ao quá dày làm cạnh tranh về thức ăn, chỗ ở ảnh
hưởng đến năng suất, chất lượng cua nuôi.
Mô hình bán thâm canh, do cho ăn nhiều nên màu nước, nền đáy ao cuối vụ
rất xấu, các yếu tố môi trường thay đổi rất lớn, cua nuôi thường bị bệnh, chủ
yếu là bông mình và đóng rong. Đa số hộ nuôi còn thiếu kinh nghiệm trong
phòng và trị bệnh cho cua, khi cua bị bệnh người nuôi bắt cua bệnh ra khỏi ao
nuôi. Mô hình cua – rừng – tôm diện tích nuôi lớn, mật độ nuôi thưa và không
cho ăn nên cua ít bị bệnh.
22
Bảng 4.2: So sánh một vài chỉ tiêu kỹ thuật giữa 2 mô hình
Chỉ tiêu kỹ thuật Cua – tôm – rừng Bán thâm canh cua
Mùa vụ Tháng 05, 06 đến 02 Tháng 02
Diện tích mặt nước 40.843± 30.779m2 2.571±1.867m2
Độ sâu 1±0,2m 1,5±0,3m
Nguồn giống Cua ép, cua đóng đáy, cua bãi Cua ép
Mật độ thả giống 0,15±0,12 con/m2 2,2±1 con/m2
Thức ăn sử dụng Thức ăn tự nhiên Cá phi, cá tạp
Thời điểm thu hoạch Quanh năm Tháng 08, 09
Bảng 4.2 cho thấy các chỉ tiêu kỹ thuật ở hai mô hình là khác nhau, mô hình
cua – rừng - tôm diện tích mặt nước nuôi cua lớn (40.843m2), mật độ thả
giống thưa (0,15 con/m2), thức ăn chủ yếu của cua là thức ăn tự nhiên nên
không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật nuôi, chăm sóc quản lý… hơn so với mô hình
cua – rừng – tôm.
4.2.6 Hạch toán kinh tế
Tính cho mô hình cua – tôm – rừng trong một năm là:
Năng suất cua thu hoạch trung bình là 69±28 kg/ha/năm. Chi phí đầu tư cho
mô hình nuôi trung bình 7,63±2,94 triệu/hộ/ha . Chi phí đầu tư cho cua nuôi
trong mô hình trung bình là 1,15±0,71 triệu/hộ/ha, chiếm 15% so với tổng chi
phí của mô hình, lợi nhuận từ cua nuôi trong mô hình là 11,35±5,46
triệu/hộ/ha.
Kết quả cho thấy nuôi cua trong mô hình cua - rừng - tôm thì không lỗ, nguồn
vốn đầu tư ít nhưng lợi nhuận cao, ít rũi ro so với nuôi tôm sú, và hạn chế sự ô
nhiễm môi trường.
Tính cho mô hình bán thâm canh cua trong một năm là:
23
Năng suất cua thu hoạch trung bình là 1259±868 kg/ha. Chi phí đầu tư trung
bình 71,48±45,41 triệu/hộ/ha, lợi nhuận trung bình 24,89±28,13 triệu/hộ/ha.
Bảng 4.3: Chi phí đầu tư cho mô hình bán thâm canh cua
Các thông số % chi phí Triệu/hộ/ha
Con giống 25% 3,5±1,98
Thức ăn 64% 9±5,87
Khác: thuốc, hóa chất, bơm nước… 11% 0,13±0,1
Tổng chi phí 100% 71,48±45,41
Bảng 4.3 cho thấy, chi đầu tư cho mô hình nuôi khá lớn, trong đó chi phí thức
ăn là lớn nhất, chiếm 64% trong tổng chi phí.
4.3 So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình bán thâm canh cua và cua –
rừng – tôm
Bảng 4.4: So sánh các chỉ tiêu kinh tế giữa 2 mô hình trong một năm
Các chỉ tiêu Bán thâm canh cua(Trung bình)
Cua - rừng - tôm
(Trung bình)
Năng suất cua nuôi (kg/ha) 1259±824a 69±29a
Chi phí nuôi cua (triệu/hộ/ha) 71,48±45,44a 1,15±0,7a
Lợi nhuận nuôi cua (triệu/hộ/ha) 24,89±28,13a 13,34±5,46b
P < 0,05
Năng suất thu hoạch trung bình ở mô hình bán thâm canh cua là 1.259
kg/ha/năm lớn hơn so với mô nình cua – rừng – tôm là 69 kg/ha/năm, chi phí
đầu tư là 71,48 triệu/hộ/ha cao hơn mô hình cua – rừng – tôm là 1,15 triệu
/hộ/ha trong năm.
Lợi nhuận ở mô hình bán thâm canh là 24,89 triệu/hộ/ha/năm cao gấp 1,86 lần
so với mô hình cua – tôm- rừng là 13,34 triệu/hộ/ha/năm.
Tuy nhiên nuôi cua bán thâm canh đòi hỏi phải đầu tư, quản lý, chăm sóc, cho
ăn kiểm tra cua..., người nuôi phải có kinh nghiệm, nắm vững kỹ thuật nuôi thì
mô hình nuôi mới đạt hiệu quả cao so với mô hình cua – rừng – tôm không tốn
công chăm sóc, không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật nuôi, chi phí đầu tư thấp.
24
Chương V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Nuôi cua biển theo mô hình kết hợp cua-tôm-rừng và bán thâm canh đều cho
hiệu quả kinh tế. Nguồn cua giống thả nuôi chủ yếu từ trại sản xuất giống.
Mô hình cua-tôm-rừng diện tích mặt nước nuôi cua trung bình là
40.843±30.779m2 gấp 16 lần diện tích nuôi bán thâm canh cua trung bình là
2.571±1.867m2. Các yếu tố kỹ thuật về quản lý, cho ăn, mật độ thả giống, mùa
vụ nuôi ở 2 mô hình này là khác nhau. Chi phí cho mô hình bán thâm canh
trung bình là 71,48±45,44 triệu/hộ/ha/năm cao gấp 23 lần và lợi nhuận trung
bình là 24,89±28,13 triệu/hộ/ha cao gấp 5.5 lần so với mô hình cua-tôm-rừng
có chí phí đầu tư nuôi cua trung bình là 1,15±0,71 triệu/hộ/ha/năm, lợi nhuận
là 11,35±5,46 triệu/hộ/ha/năm.
Nghề nuôi cua ở Cà Mau được người nuôi khẳng định đang phát triển theo
hướng tích cực, do chủ động về nguồn giống, ngoài ra giá cua thương phẩm
trong những năm là khá cao, mặc dù vấn đề về kỹ thuật và chính sách hỗ trợ
vốn chưa được quan tâm nhiều nhằm thúc đẩy nghề nuôi phát triển theo hướng
bền vững và hiệu quả.
5.2 Đề xuất
- Cần đầu tư, hỗ trợ vốn, tập huấn kỹ thuật nuôi cho các hộ nuôi ở cả hai mô
hình bán thâm canh cua và cua – tôm – rừng.
- Do thời gian khảo sát ngắn và chỉ tìm hiểu 2 mô hình, vì vậy nên có hướng
nghiên cứu tất cả các mô hình để có được thông tin đầy đủ hơn về nghề nuôi
cua biển ở Cà Mau.
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Agroviet-27/10/2008. Cà Mau: Nuôi cua biển xen canh đạt hiệu quả kinh tế
cao.
rtal&_schema=PORTAL&pers_id=474295&item_id=1189430&p_details=
ĐBSCL. Truy cập 27/10/2008.
Bùi Việt Hùng, 2007. Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm.
hppt://www:agriviet.com/nd/670-ky-thuat-nuoi-cua-bien-thuong-pham/,
cập nhật ngày 7/6/2007.
Hồ Hoàng Hà, 2005. Khảo sát sự biến động nguồn lợi và hiện trạng nuôi cua
biển (Scylla sp) ở tỉnh Trà Vinh. Luận văn thạc sĩ. Khoa Thủy sản-ĐHCT.
Hoàng Đức Đạt, 2003. Kỹ thuật nuôi cua biển. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
thành phố HCM.
Lê Văn Yến và CTV, 2006. Tác nhân gây hội đốm vỏ trên cua biển (Scylla
spp,) nuôi thương phẩm tại Việt nam và biện pháp phòng trị. Tạp chí Thủy
sản, số 10/2006, trang: 22-25.
Nam Quốc, 2005. Nghiên cứu sản xuất đại trà cua giống. Mở hướng mới phát
triển thủy sản ĐBSCL.
áp ?ID=2035, truy
cập ngày 2/11/2005.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi giáp xác. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Phạm Minh Truyền, Trần Hoàng Phúc, Lâm Thị Ngọc Trân và Nguyễn Vũ
Phương, 2006. Thử nghiệm nuôi cua thịt luân canh trong ao nuôi tôm sú
quảng canh cải tiến. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 2006: 171-177.
Phan Quốc Phong, 2008. Khảo Sát tình hình sản xuất giống cua biển ở Cà
mau. Luận văn tốt nghiệp Đại học-Khoa Thủy sản- Đại học Cần Thơ.
Phòng Nông nghiệp huyện Trần Văn Thời, 2008. Báo cáo tổng kết lĩnh vực
nông – lâm - ngư nghiệp 2008 và kế hoạch thực hiện năm 2009.
Trần Ngọc Hải, nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Anh Tuấn và Phạm Minh
Đức, 2006. Nuôi cua lột (Scylla sp.) trong hệ thống tuần hoàng với các loại
thức ăn và mật độ khác nhau. Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006: 159-170.
Đại học Cần Thơ.
Trần Phú Cường, 2008. Một vài ý kiến về phát triển kinh tế thủy sản Tỉnh Cà
Mau trong tình hình mới.
cập 28/12/2008.
Trung tâm Khuyến Ngư Cà Mau, 2008. Tổng kết hoạt động khuyến ngư 2008
và kế hoạch thực hiện 2009.
TTXVN, 2009.Cà Mau: nuôi cua biển thâm canh đạt hiểu quả kinh tế cao
26
&_schema=PORTAL&pers_id=474295&item_id=1189430&p_details=1,tr
uy cập ngày 2/7/2009.
Website:
, cập nhật ngày 30/5/2008.
27
PHỤ LỤC
Phụ lục A: Phiếu phỏng vấn
Phần1: THÔNG TIN TỔNG QUÁT
1. Họ tên chủ hộ:………………........;Tuổi:……;Giới tính………;Văn
hóa……..
2. Địa chỉ: Ấp…………………….; Xã………………….;
Huyện………………..
3. Loại hình tổ chức: cá thể ; hùn với người khác
4. Mô hình nuôi là: Bán thâm canh cua; Tôm - cua; Cua – rừng - tôm
5. Năm bắt đầu thực hiện mô hình: …………………………………………
6. Số năm kinh nghiệm nuôi của chủ hộ về mô hình hiện tại:….. ……..(năm)
7. Lý do chọn mô hình này (tối đa 3 lý do cơ bản nhất):
Lý do 1 ............................................................……………………….
Lý do 2 ............................................................……………………….
Lý do 3 ............................................................……………………….
8. Nguồn thông tin cho NTTS mà Ông/Bà có được từ đâu?
Tự có Học từ nông dân khác Tập huấn TV+Radio Khác
(ghi rõ)……………………………………………………………………
Phần 2: THÔNG TIN VỀ KỸ THUẬT
9. Thông tin chung về mô hình nuôi cua:
Stt Nội dung Cua
1 Tổng diện tích mô hình (m2)
2 Diện tích mặt nước (m2)
3 Nguồn nước để nuôi TS
4 Độ sâu (m)
28
10. Thông tin về con giống, mùa vụ nuôi:
Stt Nội dung Cua biển
Con giống
1 Nguồn giống cung cấp cho NTTS
2 Cỡ giống (cm)
3 Giá con giống: (đồng/con; kg/con)
4 Giá lúc cao nhất là
5 Giá lúc thấp nhất là
6 Cách chọn con giống tốt
7 Cách vận chuyển con giống
Mùa vụ nuôi
8 Thời gian nuôi (tháng)
9 Thời điểm thả giống
10 Số giống thả (con)
11 Cỡ giống
12 Cách thả giống
Nuôi và chăm sóc
13 Số lần thay nước/tháng (lần)
14 Tỷ lệ thay nước (%/lần)
15 Thức ăn sử dụng
16 Số lần cho ăn (lần/ngày)
17 Lượng thức ăn sử dụng (kg/ngày)
18 Tỷ lệ thức ăn/trọng lượng cua (%)
19 Cách cho ăn
20 Kích cỡ tỉa thưa (g)
29
21 Số lượng tỉa thưa (kg/lần)
22 Kích cỡ thả bù (g)
23 Số lượng thả bù (kg/lần)
11. Thông tin về thu hoạch:
Stt Nội dung Số lượng Giá bán (đồng/kg)
1 Sản lượng thu hoạch (kg/vụ)
2 Năng suất (kg/ha/vụ)
3 Năng suất (kg/ha/năm)
4 Kích cỡ thu hoạch (gam)
5 Cái so (kg)
6 Cái rạ (kg)
7 Cái gạch (kg)
8 Y kình 700g/con (kg)
9 Y1 500-690g/con (kg)
10 Y2 400-490g/con (kg)
11 Y3 300-390g/con (kg)
12 Y4 200-290g/con (kg)
13 Xô200g/con; gãy càng (kg)
14 Tỷ lệ cua thành thục (%)
30
Phần 3: THÔNG TIN VỀ KINH TẾ
12.Tổng chi phí (VNĐ):
Stt Nội dung Cua Tôm Cá Ghi chú
1 Chi phí con giống (đồng/vụ)
2 Chi phí thức ăn (đồng/vụ)
3 TSCĐ (đồng/vụ)
4
Chi phí quản lý: thuê nhân
công, kỹ thuật, khác
(đồng/vụ)
5 Thuốc, hóa chất (đồng/vụ)
6 Chi phí khác/vụ (đồng/vụ)
7 Tổng chi phí
13. Hoạch toán kinh tế:
Stt Nội dung Cua
1 Chi phí (triệu/diện tích/vụ)
2 Doanh thu (triệu/diệntính/vụ)
3 Lợi nhuận (triệu/diện tích/vụ)
4 Chi phí (triệu/ha)
5 Doanh thu (triệu/ha)
6 Lợi nhuận (triệu/ha)
31
Những thay đổi có liên quan tới nghề nuôi cua ở địa phương trong thời
gian 5 năm qua, lý do & giải pháp ?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Xin ông bà nêu những thuận lợi và khó khi nuôi cua ở địa phương này ?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
32
Phụ lục B
Phụ lục B.1: Bảng tổng hợp số liệu 30 phiếu điều tra mô hình Cua-Rừng-tôm
Các thông số Mean StdEV Min Max
Diện tích mô hình (m2) 46,867 33,886 3 18
Diện tích mặt nước (m2) 40.843 30.779 15.400 1.62000
Độ sâu (m) 1 0,2 0,6 1,3
Mùa vụ nuôi
Số giống thả (con) 3.389 3.389 1000 15.600
Mật độ thả giống (con/m2) 0,15 0,1 0,03 0,5
Phương pháp nuôi và chăm sóc
Số lần thay nước (lần/tháng) 2 2 2 2
Tỉ lệ thay nước (%/lần) 44 6,5 35 60
Kích cỡ tỉa thưa (gam) 396 31,5 350 450
Số lượng tỉa thưa (kg/lần) 10 4 5 20
Kích cỡ thả bù (gam)
Số lượng thả bù (con/lần) 678 678 0 2000
Thu hoạch
Sản lượng thu hoạch (kg/năm) 262 144 74 650
Năng suất (kg/ha/năm) 69 28 34 139
Kích cỡ thu hoạch (gam)
Cái so (kg) 0 0 0 0
Cái rạ (kg) 15 17 0 60
Cái gạch (kg) 83 81 10 400
Y kình > 700g (kg) 2 5 0 23
Y1 500-690g/con (kg) 42 36 6 175
Y2 400-490g/con (kg) 72 46 10 190
Y3 300-390g/con (kg) 39 38 0 179
Y4 200-290g/con (kg) 0 0 0 0
Xô: gãy càng, < 200g 6 4 0 17
Hoạch toán kinh tế
Chi phí nuôi cua (triệu/hộ/năm) 3,88 2 0,97 7,7
Doanh thu (triệu/hộ/năm) 46,10 26,95 12 110
Lợi nhuận (triệu/hộ/năm) 42,29 25,9 10,20 102,48
Chi phí (triệu/hộ/ha/năm) 1,15 0,70 0,28 2,80
Doanh thu (triệu/hộ/ha/năm) 12,50 5,76 5,95 27,8
Lợi nhuận (triệu/hộ/ha/năm) 13,34 5,46 4,2 25,74
33
Phụ lụcB.2: Bảng tổng hợp số liệu 10 phiếu điều tra mô hình chuyên canh Cua
Các thông số Mean StdEV Min Max
Diện tích mặt nước(m2) 2.572 1.867 700 6000
Độ sâu (m) 1,5 0,3 1 1,8
Mùa vụ nuôi
Số giống thả (con) 2.483 2.483 1.400 10.000
Mật độ thả giống (con/m2) 2,2 1 1 4,6
Phương pháp nuôi và chăm sóc
Số lần thay nước (lần/tháng) 2 2 2 2
Tỷ lệ thay nước (%/lần) 41 10 30 60
Số lần cho ăn(lần/ngày) 2 2 2 2
Lượng thức ăn sử dụng (kg/ngày) 8 4 3 15
Kích cỡ tỉa thưa (gam) 245 102 45 350
Số lượng tỉa thưa (kg/lần) 55 29 15 110
Kích cỡ thả bù (gam)
Số lượng thả bù (con/lần) 0 0 0 0
Thu hoạch
Sản lượng thu hoạch (kg) 253 158 97 575
Năng suất (kg/ha/vu) 1.259 868 600 3.553
Năng suất (kg/ha/năm) 2.098 1.447 1000 5.922
Kích cỡ thu hoạch (gam) 360 29 300 400
Cái so (kg) 0 0 0 0
Cái rạ (kg) 5 7 0 17
Cái gạch (kg) 40 45 7 130
Y kình: 700g/con trở lên (kg) 0 0 0 0
Y1 500-690g/con (kg) 2 2 0 6
Y2 400-490g/con (kg) 42 61 0 173
Y3 300-390g/con (kg) 40 27 0 80
Y4 200-290g/con (kg) 9 12 0 30
Xô: gãy càng,nhỏ hơn 200g 97 40 45 180
Hoạch toán kinh tế
Chi phí (triệu/hộ/năm) 13,99 7,29 5,81 26,47
Doanh thu (triệu/hộ/năm) 19,13 12,27 7,98 45,60
Lợi nhuận (triệu/hộ/năm) 5,18 6,7466 -3,180 19,63
Chi phí (triệu/hộ/ha/năm) 71,48 45,40 34,1 183,23
Doanh thu (triệu/hộ/ha/năm) 96,37 66,25 43,2 263,46
Lợi nhuận (triệu/hộ/ha/năm) 24,89 28,13 -12,23 80,23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_ldt_minh_6828.pdf