KHOÁ LUẬN NÀY HOÀN THÀNH NĂM 2011,MỘT TRONG SỐ NHỮNG ĐỀ TÀI MỚI VÀ HAY (BẠN NÀO MUA TÀI LIỆU NÀY SẼ ĐƯỢC TẶNG THÊM BÀI TÓM TẮT+POWERPOINT) MUA XONG NHỚ PM MÌNH ĐỂ MÌNH GỬI NHÉ @@! THÂN :d
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1. Khái niệm và vai trò của đầm phá. 2
1.1.1. Khái niệm của đầm phá. 2
1.1.2. Vai trò của đầm phá. 2
1.2. Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá trên Thế giới và Việt Nam 4
1.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá trên thế giới 4
1.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá tại khu vực Nam duyên hải miền Trung. 5
1.2.3. Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá tại huyện Tuy An. 9
1.3. Tổng quan về huyện Tuy An. 10
1.3.1. Điều kiện tự nhiên. 10
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 12
1.4. Tổng quan về đầm Ô Loan. 14
1.4.1. Vị trí địa lí đầm Ô Loan. 14
1.4.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết, khí tượng, thuỷ văn. 14
1.4.3. Hệ thống điện. 15
1.4.4. Hệ thống giao thông quanh đầm 15
1.5. Giá trị về môi trường của đầm Ô Loan. 15
1.5.1. Môi trường sinh thái 15
1.5.2. Điều kiện thổ nhưỡng. 16
1.5.3. Độ mặn (S ‰). 16
1.5.4. Độ ôxy hòa tan. 16
1.5.5. Độ pH 16
1.5.6. Muối dinh dưỡng. 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 17
2.2. Mục tiêu nghiên cứu. 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 18
3.1. Tiềm năng đa dạng sinh học và các loài động vật thủy sản có giá trị kinh tế tại đầm Ô Loan 18
3.1.1. Nguồn lợi sinh vật vùng triều. 18
3.1.2. Thực vật nổi - thực vật phù du. 18
3.1.3. Động vật nổi - động vật phù du. 18
3.1.4. Động vật đáy. 18
3.1.5. Các loài cá. 18
3.1.6. Các loài tôm 19
3.1.7. Các loài giáp xác. 19
3.1.8. Các loài nhuyễn thể. 19
3.1.9. Sứa ăn. 19
3.1.10. Thủy sản thực vật 19
3.2. Đầm phá Ô Loan với hoạt động du lịch. 19
3.3. Tình hình khai thác thủy sản. 21
3.3.1. Đối tượng, phương tiện khai thác. 21
3.3.2. Sản lượng khai thác. 23
3.4. Thu nhập của cư dân quanh đầm 23
3.5. Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản. 26
3.5.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản. 26
3.5.2. Tình hình khai thác. 28
3.6. Hình thức tổ chức, quản lý của các cấp chính quyền địa phương. 28
3.7. Những vấn đề môi trường tại khu vực đầm Ô Loan. 29
3.7.1. Vấn đề rác thải 29
3.7.2. Vấn đề nhà vệ sinh. 31
3.7.3. Vấn đề nước sinh hoạt 32
3.8. Các hình thức gây suy thoái đầm Ô Loan. 33
3.8.1. Đánh bắt thủy sản. 33
3.8.2. Nuôi trồng thủy sản. 33
3.8.3. Sử dụng kích thước mắt lưới, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản khai thác. 34
3.8.4. Ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều. 35
3.8.5. Quy hoạch các công trình chưa thích hợp. 35
3.8.6. Năng lực quản lý môi trường bị hạn chế. 36
3.9. Các giải pháp sử dụng, bảo vệ nguồn lợi đầm và đảm bảo kinh tế cho dân cư quanh đầm 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An (năm 2010). 13
Bảng 3.1. Số hộ và nghề khai thác trong đầm năm 2010. 21
Bảng 3.2. Sản lượng khai thác thủy sản đầm Ô Loan qua các năm 2006-2010. 23
Bảng 3.3. Thu nhập các nghề chính của dân cư năm 2010. 24
Bảng 3.4. Thu nhập bình quân của dân cư năm 2007, 2008. 24
Bảng 3.5. Thu nhập bình quân của dân cư năm 2009, 2010. 25
Bảng 3.6. Diện tích nuôi tôm 26
Bảng 3.7. Các tổ chức có liên quan đến quản lý đầm 29
Bảng 3.8. Kích thước mắt lưới các nghề khai thác chính trong đầm Ô Loan. 34
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí huyện Tuy An chụp trên vệ tinh. 11
Hình 1.2. Đầm Ô Loan chụp trên vệ tinh. 14
Hình 3.1. Di tích thắng cảnh cấp quốc gia đầm Ô Loan. 20
Hình 3.2. Lễ hội đua thuyền trên đầm Ô Loan. 20
Hình 3.3. Nghề chài . 22
Hình 3.4. Nghề lưới 22
Hình 3.5. Ngư dân đánh 22
Hình 3.6. Dụng cụ khai thác thủy sản. 22
Hình 3.7. Ao nuôi tôm công nghiệp. 27
Hình 3.8. Rác thải dọc bờ đầm xã An Hải 30
Hình 3.9. Nhà vệ sinh tự phát trên bờ đầm 31
Hình 3.10. Rong đóng trên nền đáy 32
Hình 3.11. Rác thải tích tụ ven bờ khu dân cư. 32
Hình 3.12. Khai thác nhuyễn thể trên đầm 33
Hình 3.13. Vùng nuôi trồng trên đầm (hồ hở). 34
Hình 3.14. Xây dựng cầu An Hải 36
46 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4628 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát hiện trạng sử dụng nguồn lợi đầm Ô Loan và đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có bờ biển trải dài hơn 3260 km cùng với các hệ thống sông ngòi trong nội địa rộng lớn, đã tạo nên nguồn lợi thủy sản vô cùng đa dạng và phong phú. Đây chính là các yếu tố tạo nên tầm quan trọng của việc phát triển ngành thuỷ sản. Nhờ công cuộc đổi mới và các cải cách về thị trường, ngành thuỷ sản trong những năm gần đây đều đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm từ 5 – 12% về sản lượng, chính vì thế, đã góp phần cải thiện tình hình kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy sinh kế bền vững và tạo việc làm cho cư dân các khu vực nông thôn. Thuỷ sản thực sự là một phần không thể thiếu trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Nếu so sánh với canh tác lúa thông thường, các sản phẩm từ hoạt động sản xuất thuỷ hải sản đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho các hộ gia đình nông thôn đồng thời cũng làm phong phú chế độ dinh dưỡng của các gia đình [7].
Theo ước tính, có rất nhiều người đã và đang sống nhờ phần lớn vào các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản ở hệ thống đầm phá. Tuy nhiên, chính những hoạt động này lại đang tạo ra một sức ép đáng kể lên hệ thống sinh thái môi trường đầm phá và các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với nó.
Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An tỉnh Phú Yên, một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích tự nhiên khoảng 1570 ha, nổi tiếng với nguồn lợi thủy sản như tôm, cá, sò huyết, cua ghẹ, hàu,... Từ những năm 1990 khi phong trào nuôi tôm phát triển mạnh đã có trên 360 ha ao đìa nuôi tôm, đã tạo ra lượng sản phẩm thủy sản lớn cho xã hội, tạo thêm việc làm góp phần tăng thêm thu nhập cho một số bộ phận ngư dân. Tuy nhiên, các ao đìa nuôi tôm hầu hết được xây dựng tự phát nên đã gây tác động ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường và hệ sinh thái đầm [13].
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An, những năm gần đây, đã có hai lần xảy ra ô nhiễm nghiêm trọng làm cho môi trường đầm bị xuống cấp, cá chết hàng loạt. Lần thứ nhất vào tháng 5 năm 1998, lần thứ 2 vào tháng 5 năm 2010, sau mỗi lần như vậy nguồn lợi thủy sản ở đây bị suy giảm đáng kể, người làm nghề khai thác thì không có thu nhập, người nuôi trồng thủy sản thì gặp nhiều bất lợi do môi trường nuôi không đảm bảo, dịch bệnh đối với thủy sản diễn biến phức tạp. Nhiều người cho biết trước đây thu nhập của họ do nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên đầm mang lại rất cao nhưng hiện nay thu nhập đã bị giảm sút đi [2; 13].
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tế trên tôi chọn đề tài: “Khảo sát hiện trạng sử dụng nguồn lợi đầm Ô Loan và đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững ” nhằm đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi, tìm ra các nguyên nhân gây suy thoái đầm và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả góp phần khôi phục lại nguồn lợi thủy sản.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Khái niệm và vai trò của đầm phá
1.1.1. Khái niệm của đầm phá
Đầm phá là một dạng thủy vực của đới biển ven bờ, được tách khỏi biển nhờ kiểu tích tụ bờ cát chắn phía ngoài, ôm lấy một vực nước nông phía trong. Các phá nhận nước ngọt từ sông, suối trước khi ra biển và quan hệ trực tiếp với biển bằng cửa riêng của mình cũng được thừa nhận như các cửa sông điển hình [12].
1.1.2. Vai trò của đầm phá
Đầm phá là một vùng có vị trí phân bố rất đặc trưng, nó phân bố tại các lưu vực sông, các vùng cửa sông ven biển, môi trường sinh thái của hệ đầm phá thực chất cũng chính là những giá trị không tính toán, định lượng được. Tuy vậy, giá trị của nó có thể cao hơn, quan trọng hơn nhiều các giá trị tài nguyên cụ thể được xác định và khai thác trực tiếp. Chính vì vậy, nó có vai trò rất lớn trong tự nhiên và đời sống con người.
1.1.2.1. Vai trò của đầm phá với tự nhiên
a. Cân bằng tự nhiên và sinh thái ven bờ
Xét về tổng thể, vùng đầm phá là một hệ đệm giữa biển và lục địa, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cân bằng tự nhiên và sinh thái ven bờ. Sự tồn tại của vùng đất ngập nước ảnh hưởng và tác động đến vi khí hậu khu vực, chế độ thủy động lực, phân bố và bồi lắng trầm tích ven bờ, lưu giữ và cung cấp dinh dưỡng, nguồn giống ra biển, tạo nơi cư trú, sinh đẻ cho các thủy sinh trên biển, cho một số loài sinh vật và chim trú đông di cư theo mùa trên quy mô rộng lớn.
Diện tích lãnh thổ có quan hệ mật thiết với sinh thái và môi trường đầm phá. Đó là những mối quan hệ về giao thông, thủy lợi, nghề cá, nông nghiệp, lâm nghiệp,… Sự biến đổi về khí hậu và thiên tai: nguồn nước ngầm, ngập lụt, nhiễm mặn, vi khí hậu, nơi sinh sống và định cư của số đông dân cư ven biển, là nơi cần đầu tư lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng [6].
Đầm phá có chức năng cực kỳ quan trọng về môi trường, liên quan đến cuộc sống dân sinh, kinh tế của cả một cộng đồng dân cư rộng lớn. Đầm phá là một hồ điều hòa khổng lồ nằm giữa vùng đồng bằng lãnh thổ có khí hậu khắc nghiệt, có tác dụng điều tiết vi khí hậu khu vực theo hướng thuận lợi cho cuộc sống. Nhờ có nó, đã hạn chế rất nhiều khả năng gây ngập lụt khu vực và những tác hại của nước dâng. Khi có bão, thường có mưa lớn dồn nước ở thượng nguồn về, đồng thời nước dâng từ thủy triều biển cũng tràn vào. Đầm phá là vùng chứa cả nước lũ thượng nguồn, cả nước dâng từ biển, làm giảm rất nhiều khả năng ngập lụt cho đồng bằng.
Vùng đầm phá có tác dụng lớn đến duy trì lượng nước ngầm vùng đồng bằng ven rìa, có tác dụng tốt với hệ sinh thái đồng ruộng và duy trì nguồn nước ngầm sinh hoạt cho nhân dân.
Đối với vùng biển ven bờ, vùng đầm phá có chức năng làm sạch môi trường. Bùn cát hoặc các chất gây ô nhiễm từ lục địa phần lớn rơi lắng và được lưu giữ trong đầm phá trước khi đưa ra biển. Đây là nơi tích tụ chôn vùi các vật chất thải, dễ bị nhạy cảm, tổn hại do ô nhiễm từ lục địa, nhưng chính nhờ đó mà bảo vệ cho môi trường biển phía ngoài được trong sạch [6; 7].
b. Thủy văn
Vùng đầm phá chịu tác động chủ yếu chế độ thủy văn từ biển, nhưng hàng năm phải chịu tác động lớn từ nguồn nước ngọt nội địa đổ ra đặc biệt là mùa mưa lụt. Mức độ ảnh hưởng lớn được thể hiện trong việc bồi lắng tích tụ phù sa, sự xâm thực do dòng chảy, triều cường. Đầm phá còn có những tác dụng đáng kể trong việc phân tán bớt năng lượng của sóng, gió, thủy triều [7].
1.1.2.2. Vai trò của đầm phá với con người
a. Phát triển kinh tế xã hội
Trong các vai trò cân bằng tự nhiên và sinh thái ven bờ và vai trò bảo vệ thì đầm phá có vai trò cực kỳ to lớn đối với phát triển dân sinh, kinh tế khu vực. Một bức tranh dân sinh, kinh tế sẽ hoàn toàn khác nếu không còn tồn tại vùng đất ngập nước của đầm phá. Cư dân đầm phá có nhiều nét riêng, độc đáo về tập quán sinh hoạt, phương thức và ngư cụ đánh bắt thủy sản, lễ hội,... Cũng từ vùng đầm phá này đã hình thành kinh tế đầm phá trực tiếp liên quan đến cuộc sống của hàng vạn người dân, có quan hệ với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, giao thông,… của cả một khu vực [6; 7].
b. Đảm bảo môi trường sống
Vùng đầm phá là một kho dinh dưỡng giàu có ở một vùng ven bờ. Dinh dưỡng vô cơ trong nước và nền đáy giàu hơn phía ngoài biển hàng chục, hàng trăm lần. Đó là sự tích lũy, lưu giữ dinh dưỡng từ lục địa qua các con sông chuyển ra. Nhờ tồn tại như một hệ sinh thái độc lập ven bờ, gồm nhiều phụ hệ, vùng đầm phá lưu giữ và tạo một chu trình vật chất khép kín, làm giàu và xuất khẩu dinh dưỡng ra vùng biển ven bờ.
Môi trường nước mặn lợ thay đổi theo mùa và sự có mặt đa dạng môi trường sống là điều kiện thuận lợi cho quá trình cư trú, sinh sản theo mùa của nhiều đối tượng tôm, cá và chim nước. Sự phong phú của môi trường sống như cửa sông, đầm lầy, thảm cỏ biển, vùng đáy bùn, đáy cát,... đã tạo nên đa dạng sinh học cao và bảo vệ sinh vật trước những biến đổi bất lợi của tự nhiên và sự khai thác quá mức của con người [6; 10].
c. Sản xuất và cung cấp
Với tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đầm phá cung cấp cho con người nhiều loại sản vật, tạo điều kiện phát triển thủy sản, nông nghiệp, giao thông, du lịch và hình thành kinh tế đầm phá với những tính chất đặc thù, cơ cấu liên ngành và tính hoàn chỉnh của mình [4].
d. Bảo vệ
Vùng ven biển Việt Nam thường xuất hiện nhiều thiên tai như bão, lụt, nước dâng trong bão. Nhờ có vai trò điều hòa, vùng đất ướt đầm phá có chức năng bảo vệ cộng đồng dân cư xung quanh, hạn chế rất đáng kể những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Đầm phá là màng đệm giữa biển và đồng bằng, ngăn mặn xâm nhập sâu vào lục địa. Nhờ có nó, nước biển và nước ngọt được pha trộn, trao đổi thành nước nhạt hơn trước khi theo áp lực triều lấn theo đáy các lòng sông ngược về phía lục địa.
Cũng do là một vực nước kín, có cửa thông ra biển, mỗi khi có bão hay giông tố làm biển động, đầm phá là nơi neo đậu, tránh trú an toàn cho hàng trăm thậm chí hàng ngàn tàu thuyền lớn nhỏ, nhờ đó tránh được nhiều thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng cho con người [10; 11].
e. Đảm bảo an ninh quốc phòng
Ngoài các vai trò trên thì vùng đầm phá còn có vai trò về an ninh quốc phòng. Đây là một vị trí phòng thủ trọng yếu ven biển, là nơi diễn ra nhiều cuộc đổ quân, giao tranh trong lịch sử, là những căn cứ thủy quân trong các thời kỳ kháng chiến cũng như phòng thủ trong thời bình [10].
1.2. Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá trên thế giới
Hệ thống đầm phá phân bố chủ yếu ở các cửa sông, ven biển nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra hệ sinh thái, bảo vệ cộng đồng và cung cấp một lượng thủy sản dồi dào, giải quyết và tạo việc làm cho phần lớn lao động tại đây.
Tại khu nghỉ mát Palmetto Dunes Oceanfront, vào những năm 1970, ba dặm dài bãi biển ở đây gần như bị biến mất khi thủy triều lên. Nhưng ngày nay, tại đây đã có nhiều dịch vụ phục vụ cho du lịch sinh thái, nhờ vào sự nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới chuyển đổi bằng cách nạo vét lượng lớn cát sau đó vận chuyển cát đổ ra các bãi biển phía ngoài, để tạo ra hệ thống đầm phá đầm nước mặn. Mặc dù chuyển một khu nghỉ mát nhưng vẫn bảo tồn được hệ sinh thái, luôn được kiểm soát thủy triều để giữ cho nước sạch và vẻ hoang sơ vốn có của nó [14].
Tại Cameroon, các đầm phá ven biển Complex Douala là vùng đất thấp phía nam của cộng hòa Cameroon. Ở đây còn là nơi có một hệ đa dạng sinh học cao với nguồn lợi thuỷ sản nước lợ và nước mặn. Thời gian gần đây do chính quyền đã chuyển đổi cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp tại đây, đã làm tăng xả nước thải ra đầm. Mặt khác vùng biển này là nơi chịu ảnh hưởng của cường độ triều cường gia tăng. Hậu quả đã biến khu vực này phải chịu một thảm họa, vì thường xuyên xảy ra xói mòn [16].
Tại Hilton Head Island, hệ thống đầm phá tại đây đã được phát triển bằng cách nạo vét cát từ bên trong và đặt nó trên bãi biển tạo ra các cồn cát. Nó đã tạo ra một khuôn viên đẹp, cũng như cung cấp một loạt các tiện nghi nghỉ dưỡng cho dân cư trong khu phố của Palmetto Dunes. Mô hình hệ thống đầm phá trong Palmetto Dunes là mô hình duy nhất trên thế giới đã thành công khi kết hợp mô hình du lịch và bảo vệ hệ sinh thái đầm phá. Nó được tạo thành từ mười một dặm của đầm phá nổi và đường thủy. Vì được nối dài như vậy nên khi tham quan và nghỉ dưỡng tại đầm phá này ta sẽ nhận thấy được tại đây có nhiều tôm, cua, cá và nhiều loại chim,… Tại đây, cửa thủy triều đã được cài đặt một cách có hệ thống ở hai địa điểm để kiểm soát triều cường và xả nước từ đầm phá để giữ cho nước sạch [15].
Tại Ấn Độ, Các cửa sông nối liền với nhau bởi các hệ thống sông Banana của Không Motor Zone, sông Ấn Độ và đầm phá Mosquito tạo nên sự phong phú của động vật hoang dã và các loại cá từ các nơi đến đây rất đa dạng. Khu vực này nổi tiếng nhất với cá cảnh Redfish có kích thước khổng lồ. Tại đây, mùa xuân nhiệt độ mát mẻ, thích hợp cho việc câu cá. Ngoài ra, ở đây còn cung cấp lượng lớn nước sạch cho khu vực này. Chính nhờ làm được như vậy mà nơi đây đã thu hút được một lượng lớn du khách tham quan du lịch, đồng thời còn giải quyết được một lượng lớn lao động tại đây bằng các dịch vụ phục vụ cho du khách [14].
1.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá tại khu vực Nam duyên hải miền Trung
Cũng như trên Thế giới thì tại Việt Nam hệ thống đầm phá đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, ngày nay do tác động của thiên tai và nhu cầu ngày càng cao của con người mà những năm gần đây cảnh quan, môi trường sinh thái đầm phá ở Việt Nam đã và đang bị suy giảm trầm trọng. Đầm phá bị tác động mạnh do sức ép gia tăng dân số, do nhu cầu thưởng thức thủy sản tươi sống ngày càng gia tăng, phát triển nuôi trồng thủy sản một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch và sự buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền địa phương,… Cụ thể tình hình đầm phá ở khu vực này như sau:
1.2.2.1. Tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích 22000 ha. Đây là vùng nước lợ tiêu biểu cho cả quốc gia và khu vực Đông Nam Á, có giá trị cao về đa dạng sinh học với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm và là nơi thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau. Ngoài ra, tại đây còn có tần suất đa dạng sinh học rất cao, vì khu vực này là nơi giao thoa giữa 2 vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới giữa bán đảo Sơn Trà và điểm mút nhô ra của đèo Hải Vân, đa dạng sinh học đứng thứ 3 trên toàn quốc. Hệ sinh vật biển ở khu vực này có 1013 loài thuộc 410 giống, bao gồm 245 loài thực vật phù du, 74 loài động vật phù du, 103 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 12 loài thực vật ngập mặn, 144 loài san hô, 161 loài động vật đáy và 270 loài cá biển trong đó có 132 loài cá rạn san hô. Các rạn san hô ở đây phân bố chủ yếu ở ven đảo Sơn Trà và ven bờ bắc mũi Hải Vân, bao gồm các loài san hô tạo rạn Ahermatypic, san hô sừng Gorgonacea và san hô mềm Alcyonacea [8; 11].
Những năm gần đây trước sức ép của con người môi trường của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai bắt đầu bị ô nhiễm nghiêm trọng và mức độ ô nhiễm đang ngày càng gia tăng, nhất là ô nhiễm do các chất thải, ô nhiễm dầu, bên cạnh đó là sự thay đổi lớn về diện tích mặt nước, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy hải sản [11].
1.2.2.2. Tỉnh Quảng Ngãi
a. Đầm Nước Mặn
Thuộc địa phận xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ), có tổng diện tích khoảng 150ha. Đây là khu vực đầm phá kiểu vịnh kín, thông ra biển tại cửa Sa Huỳnh. Nước đầm luôn có độ mặn khá cao cả về mùa khô và mùa mưa, vì vậy có tên là đầm Nước Mặn. Với đầm này chỉ có thể nuôi trồng thủy sản nước mặn và làm muối. Vì thế, từ lâu nhân dân ở đây đã khai thác một phần diện tích của đầm để làm muối [3].
b. Đầm An Khê
Thuộc địa phận xã Phổ Khánh (huyện Đức Phổ). Theo báo cáo khoa học điều tra nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, do đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ thực hiện năm 1998 cho thấy đầm có độ mặn thấp. Vào mùa mưa nước trong đầm có độ mặn không đáng kể, nhưng về mùa khô là một đầm nước lợ, độ mặn từ 0,3- 10‰ [3].
c. Đầm Lâm Bình
Thuộc địa phận xã Phổ Cường (huyện Đức Phổ), có độ mặn thấp, thường dao động từ 0,2- 0,3‰ về mùa khô, những tháng nắng hạn nhất đầm bị cạn nước hoàn toàn [3].
1.2.2.3. Tỉnh Bình Định
Có đầm Trà Ổ, đầm Thị Nại là hai đầm nước lợ của tỉnh Bình Định được Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) đã thực hiện chương trình “Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển” để xây dựng các mô hình quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả vùng đất ngập nước này. Dự án này nhằm mục đích bảo vệ môi trường, duy trì phát triển nguồn lợi đầm phá phục vụ tốt hơn cho đời sống con người. Hai đầm này mang tính đặc trưng của hệ thống đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam. Nơi đây có nhiều giống loài thủy sản nước lợ rất có giá trị, không phải nơi nào cũng có được.
a. Đầm Trà Ổ
Có diện tích 1200 ha, thông với biển qua một đoạn sông ngắn. Nơi đây có cửa Hà Ra là hệ thống ngăn mặn. Cửa có nhiệm vụ ngăn nước mặn vào đầm trong mùa khô để khỏi ảnh hưởng đến đất nông nghiệp, chỉ mở cửa vào mùa mưa, mùa này các loài thủy sản mới giao lưu được giữa hai môi trường trong đầm và ngoài biển. Trong đầm hệ thực vật phù du rất phong phú như: tảo, rong, nhiều loài ấu trùng,… tạo nguồn thức ăn ban đầu rất phong phú cho các loài thủy sản sống trong đầm, cũng từ đó nguồn lợi thủy sản phát triển khá đa dạng, đáng chú ý là các loài tôm, cua, cá chình,… Vào mùa lũ thường có cá hanh, cá hồng, cá chẽm,... đặc biệt là cá chình, cá mun rất quý hiếm có trong sách đỏ thế giới.
Có chừng 650 hộ dân của 4 xã ven đầm chuyên sống bằng nghề khai thác đánh bắt trên đầm. Mỗi năm khai thác được khoảng 1000 đến 1200 tấn tôm, 780 đến 1100 tấn cá các loại, thời gian khai thác quanh năm nhưng nhiều nhất là vào đầu mùa mưa. Nhưng hiện nay đáng báo động là tình trạng khai thác hủy diệt như: khai thác khu vực bãi đẻ; khai thác bằng lưới mắt nhỏ (đáy, đăng, mành); khai thác bằng xung điện,… làm nguồn lợi ở đây suy giảm nghiêm trọng. Đáng chú ý là loài chình mun có nguy cơ tuyệt chủng. Ngành thủy sản đã đưa ra một con số đáng báo động là: sản lượng khai thác năm 2006 so năm 2000 đối với cá chình giảm 90%, cá giảm 50%, tôm giảm 84%,...
Do nghề khai thác thủy sản tự phát, thiếu quy hoạch, không có sự quản lý chặt chẽ từ chính quyền nên dễ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề ra giải pháp bảo vệ bằng cách thành lập nhóm hạt nhân bảo vệ nguồn lợi ở cả 4 xã nói trên, mỗi xã một đội, xây dựng mô hình đồng quản lý,... có quy chế quản lý, hàng năm thả bổ sung giống cá, tôm để góp phần tái tạo phát triển nguồn lợi,… Đầm Trà Ổ là một trong 45 khu bảo tồn được quy hoạch là hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 của Việt Nam [1].
b. Đầm Thị Nại
Diện tích trên 5060 ha. Nơi đây không chỉ có nhiều loài chim trú ngụ: cò, diệc, le le,... mà còn có sự phong phú của các loài thủy sản như: tôm, cua, cá, hàu,... Trước năm 1975 có khoảng 1000 ha rừng ngập mặn, thời gian qua do phong trào nuôi tôm phát triển, rừng ngập mặn bị tàn phá, cho nên hiện nay rừng chỉ còn rải rác. Rừng ngập mặn không còn, nên các loài chim, thủy sản trú ngụ ở đây cũng giảm dần. Bên cạnh đó, nhân dân ven đầm nhất là vùng Phước Thuận, Phước Sơn (Tuy Phước), Nhơn Bình (Quy Nhơn) dùng phương tiện đánh bắt hủy diệt: lưới mắt nhỏ, lưới giã cào, xung điện, xiếc máy,...
Quanh đầm Thị Nại hiện nay có cảng biển, cầu qua đầm, khu kinh tế Nhơn Hội mới mở, dân cư quanh đầm ngày càng đông đúc, nước thải từ thành phố khu, cụm công nghiệp chưa xử lý triệt để đổ ra đầm gây ảnh hưởng rất lớn về môi trường, làm cho đầm ngày càng bị ô nhiễm nước thải, chất thải sinh hoạt.
Do vậy, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Trước thực trạng trên, tỉnh Bình Định đã triển khai dự án “Khai thác sử dụng hợp lý vùng Cồn Chim (đầm Thị Nại)”. Sau khi khảo sát nghiên cứu đã quy hoạch thành nhiều khu chức năng như: trồng rừng ngập mặn, nuôi thủy sản, thảm cỏ biển, sân chim, khu vực nuôi động vật thân mềm. Đã trồng 80 ha rừng ngập mặn tập trung, trồng phân tán ở xung quanh 500-600 ha các ao tôm. Trên diện tích 20 ha rừng ngập mặn trong khu vực, Ban quản lý Cồn Chim, một năm thu mười một tấn cua, một tấn tôm. Dự án còn xây dựng quy chế bảo vệ vùng này đồng thời xây dựng nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản, hướng nhân dân ở đây chuyển sang nghề nuôi trồng hợp lý, khai thác hợp lý [1; 6].
1.2.2.4. Tỉnh Phú Yên
a. Đầm Cù Mông
Đầm Cù Mông là tên một vũng biển nhỏ ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, còn có tên khác là vũng Mồi. Nằm ở phía nam núi Cù Mông, là địa phận ba thôn Tùy Luật, Hội Phú và Vĩnh Cửu. Có diện tích khoảng 26,55km², dài nhưng hẹp, được bao bọc phía ngoài bởi khối núi Cù Mông chạy dài hơn 15 km ra biển tạo nên bán đảo Cù Mông với nhiều phong cảnh đẹp mắt. Đầm còn là nơi trú ngụ của nhiều loài hải sản quý hiếm như cá ngựa, sò đá, tôm hùm giống. Khí hậu tại đầm Cù Mông mát mẻ, là vùng nuôi tôm hùm thương phẩm lớn nhất của tỉnh Phú Yên. Ngoài ra, đầm Cù Mông còn có nhiều loại hải sản khác [5].
b. Đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan là một đầm nước lợ nằm về phía Đông ven quốc lộ 1A, dưới chân đèo Quán Cau. Đầm nằm về phía Nam thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Đây là một danh lam thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam. Đầm rộng hơn 15.7 km² với độ sâu trung bình 1,2 đến 1,4 mét, mùa mưa có thể sâu tới 3 mét. Sông Cái và một số sông nhỏ cấp nước ngọt cho đầm. Một lạch nhỏ nối đầm với biển, bao bọc quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải. Trong đầm có nhiều loại hản sản quý như cá mú, sò huyết, ghẹ,... nhưng hiện nay đầm Ô Loan đã bị xâm hại nghiêm trọng bởi việc đắp hồ khoanh vùng để nuôi thủy [4; 5].
1.2.3. Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá tại huyện Tuy An
Tuy An là một huyện có đặc điểm địa lí tự nhiên khá đặc biệt. Núi và biển nối tiếp nhau và bị chia cắt bởi hệ thống sông suối. Bờ biển Tuy An nói riêng và Phú Yên nói chung thuộc vùng bãi ngang, vùng cửa sông, chịu ảnh hưởng bồi lấp rất lớn bởi các dải cát ven bờ. Vì vậy, đã tạo ra hệ thống đầm phá khá phức tạp, nhất là cửa đầm thường hẹp và không ổn định. Tuy nhiên, hệ thống đầm phá này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản phát triển nhanh, đa dạng về giống và loài.
Từ rất lâu, nguồn lợi thủy sản trong đầm là nguồn mưu sinh cho một bộ phận lớn người dân 5 xã sống quanh đầm. Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số của 5 xã ven đầm có 4028 người sống bám vào đầm, trong đó số người hoạt động khai thác là 1351 người [10].
Đầm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế và xã hội của toàn vùng, nơi đây được xem là nơi cung cấp nguồn lợi thủy sản cho cư dân khu vực và các vùng lân cận. Ngoài ra, nó còn góp phần giải quyết lượng lớn lao động ở đây.
Ngày nay, với nhu cầu được dinh dưỡng ngày càng cao trong các bữa ăn. Nhất là các mặt hàng đặc sản, trong khi đầm là nơi cung cấp nhiều món đặc sản tươi sống quý cho thị trường. Do vậy, đã diễn ra tình trạng khai thác quá mức, khai thác mang tính tận diệt. Mặt khác, cùng với sự gia tăng dân số và các tiến bộ về lĩnh vực khoa học công nghệ trong đó có lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy, phong trào nuôi trồng thủy sản ở đầm Ô Loan diễn ra một cách ồ ạt và thiếu qui hoạch làm gia tăng nhanh chóng về việc mất cân bằng sinh thái và gây ra sự cố ô nhiễm môi trường.
Qua việc phân tích tổng thể các chỉ tiêu diện tích, nuôi trồng, năng suất, sản lượng trong đầm Ô Loan cho thấy: Ở thời gian đầu, từ 1995 đến 1998 diện tích ao nuôi tôm tăng nhanh nhưng sản lượng thu hoạch không tương thích. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường vùng nuôi bị xuống cấp, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng kéo dài suốt vụ nuôi. Năng suất, sản lượng không ổn định, nhiều ao nuôi từ năm 1997 đến nay bị dịch bệnh nên mất trắng hoặc sản lượng thu hoạch ít. Năm 1998, diện tích mất trắng hai vụ là 160 ha, năm 1999 là 195 ha, năm 2002 gần 120 ha, tỉ lệ mất trắng chiếm 34,57% tổng diện tích nuôi trồng trong khu vực [9].
Theo báo cáo của của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An, trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tuy An, việc khai thác nguồn lợi thủy sản tại đây diễn ra phức tạp, bất hợp lí. Khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản trong đầm không đáp ứng được nhu cầu khai thác, vì lượng nghề khai thác từ nhiều năm nay đã phát triển với số lượng lớn khó kiểm soát, ngư dân vẫn sử dụng những phương tiện khai thác mang tính hủy diệt, phá hoại môi trường như: xung điện (lưới điện, xiếc điện, bộ kích điện); lưới kéo (lưới rùng, lưới ba màn dùng quây kéo); soi điện,… Những nghề này khai thác không có chọn lọc và thường làm xáo trộn nền đáy, gây tổn hại trực tiếp đến môi trường và nguồn lợi thủy sản nhất là những cá thể nhỏ. Do vậy, nguồn lợi thủy sản tại đây bị suy giảm nhanh chóng về số lượng và chủng loại. Theo những ngư dân lớn tuổi ở đây cho biết có nhiều loài đặc sản trước đây rất phong phú nhưng ngày nay rất hiếm gặp hoặc có năm xuất hiện, có năm không như: sò huyết, ngao dầu, ốc lông, vẹm xanh, mực nang, cá đối, cá đuối [2; 9; 10].
1.3. Tổng quan về huyện Tuy An
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Tuy An là một huyện ven biển khu vực Nam Trung Bộ, Phía Bắc giáp thị trấn Sông Cầu, Phía Nam giáp với thành phố Tuy Hòa, phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp hai huyện Đồng Xuân, và Sơn Hòa.
Diện tích 448,8 km2, dân số năm 2010 là 1215 người, mật độ dân số 293 người/km2 [9].
1.3.1.1. Địa hình
Tuy An nằm phía Đông dãy núi Trường Sơn, địa hình phức tạp, có nhánh tách ra kéo về hướng Đông theo sát biển tạo thành những đèo tương đối cao và nguy hiểm, đồng thời chia cắt Tuy An thành những đồng bằng hẹp. Nhìn khái quát Tuy An thấp từ Tây sang Đông, điểm cao nhất là Hòn Chương, núi Ông La có độ cao 500 mét so với mặt nước biển. Địa hình Tuy An chia thành hai khu vực lớn:
Vùng núi bao gồm các xã: An Thọ, An Lĩnh, An Xuân. Vùng này núi non trùng điệp, song không cao lắm, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch nhau nhiều.
Vùng đồng bằng ven biển: là vùng còn lại của các xã và thị trấn, có xu hướng nghiêng từ Tây sang Đông. Ở đây, có những cánh đồng chuyên canh cây lúa tập trung như ở các xã: An Thạch, An Ninh Tây, An Ninh Đông, Am Mỹ, An Cư, An Dân,… và có thế mạnh phát triển thủy sản như các xã: An Ninh Đông, An Ninh Tây, An Hòa, An Hải, An Mỹ, An Chấn,…[9; 10].
Hình 1.1. Vị trí huyện Tuy An chụp trên vệ tinh
1.3.1.2. Khí tượng – thủy văn
Tuy An thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Do ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên khí hậu tương đối ôn hòa. Nhiệt độ chênh lệch giữa hai mùa trong năm trung bình 6,70 C. Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 26,50 C (nhiệt độ trung bình cao nhất 29,50 C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 22,50 C) [10].
1.3.1.3. Sông ngòi
Hệ thống sông ngòi Tuy An gồm có một sông chính là sông Kì Lộ dài 75 km, bắt nguồn từ đỉnh Kong-Kboong cao 1209 mét ở phía tây tỉnh Bình Định, chảy qua huyện Đồng Xuân về Tuy An, qua cầu Ngân Sơn rồi đổ ra biển. Đoạn qua Tuy An có chiều dài 20 km với lưu vực trên 1900 km2, lưu lượng trung bình 30 – 40 m3 /s. Do độ dốc lớn nên dễ gây lũ lụt về mùa mưa và khô cạn vào mùa hè [9].
1.3.1.4. Biển và bờ biển
Do ảnh hưởng và tác dụng bào mòn của Sông, biển nên bờ biển Tuy An rất quanh co, khúc khủy, tính theo mép nước đất liền có chiều dài 42,5 km. Bờ biển đẹp có nhiều danh lam thắng cảnh, là nơi nghỉ mát, du lịch rất tốt như đầm Ô Loan, Bãi Xép, gành Đá Đĩa,…
Dọc theo bờ biển có hai loại biển điển hình.
- Bãi cửa sông: nằm dọc theo cửa biển là đầm Ô Loan, đầm có chu vi rộng, nồng độ muối thấp. Đây là vùng có thế mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ nhất là tôm, cá,…
- Bãi biển bờ đá: là bãi ngang và vũng bờ đá, đáy biển có độ dốc cao.
Biển Tuy An thuộc hệ thống ven bờ, có độ sâu gấp, thềm lục địa hẹp, đáy biển gồ ghề, độ dốc đổ dồn từ bờ ra khơi. Chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưu chính:
- Mùa đông: do tác động của gió mùa Đông Bắc một dòng hải lưu chính do sự xáo trộn giữa hai dòng nước nóng và lạnh từ ngoài khơi phía Bắc biển Đông chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam suốt từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau.
- Mùa hè: do tác dụng của gió Tây nam, một dòng hải lưu chính từ phía Nam biển Đông, sau khi chạm bờ biển Nam bộ chia thành hai nhánh chính: 1 nhánh men theo bờ biển Trung Bộ đi lên phía Bắc, 1 nhánh về phía Đông, hoàn thành 1 dòng hải lưu khép kín theo chiều kim đồng hồ suốt từ tháng 5 đến tháng 9 [10].
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Về kinh tế
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nền kinh tế của huyện Tuy An đã dần dần đi vào ổn đinh, từng bước tăng trưởng và hòa nhập vào nền kinh tế thị trường, đã tạo điều kiện để phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích mọi thành phần, mọi cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh.
Những năm qua nền kinh tế của huyện được phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 10.1% năm). Giá trị tổng sản phẩm thu nhập trên địa bàn huyện (năm 2010): 1006,5 tỉ đồng ; thu nhập bình quân 7,36 triệu đồng/người/năm.
Huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như: hệ thống lưới điện, giao thông nông thôn kiên cố hoá các hệ thống thuỷ lợi, trường học, quy hoạch xây dựng các khu tái định cư,… góp phần làm cho diện mạo huyện nhà ngày càng khởi sắc.
Trong cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An (năm 2010), khối Nông Lâm Thủy Sản chiếm tỷ trọng tương đối thấp (32,73%) so với khối ngành Công nghiệp, Xây dựng và Thương mại, Dịch vụ, với giá trị sản xuất là 329,415 triệu đồng, đạt 73,3% so chỉ tiêu Nghị quyết và tăng 17,5% so với năm 2005 [10].
Bảng 1.1. Cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An (năm 2010)
Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất (1994) triệu đồng
Tỷ trọng cơ cấu theo giá trị(%)
Tốc độ tăng bình quân hằng năm (%)
Tổng giá trị sản xuất
1.006.500
100
10,1
Nông Lâm Thủy Sản
329,415
32,73
3,3
Công nghiệp, Xây dựng
364,000
36,16
13,8
Thương mại, Dịch vụ
313,085
31,11
14,5
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tuy An)
Tốc độ tăng tưởng bình quân hàng năm của khối ngành Nông Lâm Thủy Sản là 3,3% năm. Khối ngành Thương mại, Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất với 14,5%. Điều này chứng tỏ cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An đang có sự chuyển dịch đúng đắn, tăng dần tỷ trọng khối ngành thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành khối nông lâm thủy sản.
1.3.2.2. Về xã hội
Tôn giáo: có 4 tôn giáo chính (Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Đài), với 4649 người (chiếm 3,4% dân số toàn huyện).
Dân sinh: tỉ lệ hộ nghèo là 13,9%.
1.3.2.3. Giáo dục
Thực hiện phương châm xóa nạn mù chữ trong cả nước huyện Tuy An đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục trình độ tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn toàn huyện.
Hệ thống trường học: đáp ứng nhu cầu thực tế (trường tiểu học và trung học cơ cở có 31 trường, trung học phổ thông 3 trường) [10].
1.3.2.4. Y tế
Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân rộng khắp, được đầu tư từ tuyền huyện thị đến làng xã. Đội ngũ y bác sĩ lành nghề, có trình độ học vấn và tâm huyết với nghề.
Có bệnh viện đa khoa huyện: 02 phòng khám đa khoa khu vực, 16 trạm y tế xã, thị trấn (có 08/10 xã đạt chuẩn), 01 trung tâm y tế dự phòng [10].
1.3.2.5. Giao thông
Mạng lưới giao thông huyện tương đối phát triển. Có đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy dọc qua huyện theo hướng Bắc – Nam; có trục Đông - Tây, nhờ tỉnh lộ ĐT641, ĐT643 về các xã miền núi; có hệ thống giao thông thông suốt từ trung tâm huyện về các xã, đường liên xã; có đường cơ động (đường quốc phòng) chạy dọc tuyến biển từ phía Bắc huyện đến thành phố Tuy Hoà [10].
1.4. Tổng quan về đầm Ô Loan
1.4.1. Vị trí địa lí đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An là vực nước ven bờ biển, do lưu vực vùng cửa sông tạo nên. Hình dạng kéo dài song song với bờ biển và ngăn cách với bờ biển bởi một dải cát, tiếp nhận nước từ các sông Phượng Lụa, sông Gò Duối thông với biển qua cửa Tân Quy xã An Hải.
Hình 1.2. Đầm Ô Loan chụp trên vệ tinh
Đầm Ô Loan là loại đầm kín nằm ở vị trí toạ độ 13o13' - 13o19' vĩ độ Bắc, 109o14'- 109o17' kinh Đông. Cách thị trấn Chí Thạnh huyện Tuy An 6 km về phía Đông Nam, nằm gần đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam; diện tích 1570 ha, trải dài theo hướng Bắc - Nam, nơi rộng nhất 2,5 km, nơi dài nhất 8 km, chu vi tiếp giáp bởi năm xã của huyện đó là các xã An Cư, An Ninh Đông, An Hải, An Hiệp và An Hoà [10; 11].
1.4.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết, khí tượng, thuỷ văn
Đầm Ô Loan nằm trong đới khí hậu Nam Trung Bộ, có điều kiện thuận lợi về khí hậu. Nằm sâu trong khu vực nội chí tuyến, có lượng bức xạ mặt trời phong phú. Hằng năm mặt đầm Ô Loan thu được nguồn năng lượng mặt trời từ 140 đến 150 Kcal/cm với trên 2400 giờ nắng.
Nhiệt độ không khí đầm Ô Loan trung bình năm 26,5C cao nhất vào tháng 6, tháng 7 (trên 35C) và thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 (trên 20C).
Nhiệt độ nước trong đầm tương đối cao và ổn định, biến thiên đồng bộ với nhiệt độ không khí. Nhiệt độ nước đo được trung bình nhiều năm vào tháng 6 là 30,9C, vào tháng 4 là 30,1C, điều này phù hợp với xu thế nhiệt độ chung trong toàn vùng miền Trung. Nhiệt độ nước thấp nhất vào tháng 1 là 23,7 Nhiệt độ nước của đầm Ô Loan nằm trong giới hạn sinh thái phù hợp cho việc nuôi trồng các loại hải sản [10].
1.4.3. Hệ thống điện
Hiện tại các xã quanh đầm đều có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, hệ thống cung cấp điện hiện tại chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, chưa có hệ thống phục vụ nuôi trồng thủy sản. Do đó, cần phải xây dựng đường điện cao áp và lưới điện hạ thế đến từng điểm. Hướng phát triển tiếp theo là xây dựng lưới điện cao thế (15KV và hạ thế 0,4 KV) đến các vùng nuôi tôm chuyên canh và các vùng tập trung nhằm khép kín mạng lưới điện cho sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất và du lịch, bảo vệ môt trường [9].
1.4.4. Hệ thống giao thông quanh đầm
Trước đây, giao thông trong đầm có 2 tuyến đò phục vụ đi lại và tiêu thụ sản phẩm cho người dân: tuyến từ thôn Phú Tân xã An Cư đi thôn Phú Sơn xã An Ninh Đông và tuyến từ thôn Phú Tân xã An Cư đi thôn Tân Quy xã An Hải. Những năm 2005, hệ thống giao thông quanh đầm rất khó khăn đặc biệt đối với những người làm nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, nhờ dự án “đầu tư chỉnh trang vùng nuôi trồng thủy sản đầm Ô Loan - giai đoạn 1”, đã đầu tư 5 tuyến đường ven đầm với chiều dài trên 15 km nên các vùng nuôi cơ bản đến nay đã có đường giao thông tới tận các ao hồ [9; 10].
1.5. Giá trị về môi trường của đầm Ô Loan
1.5.1. Môi trường sinh thái
Đầm Ô Loan với đặc thù riêng là một đầm kín, diện tích 1570 ha, là một đầm có diện tích cỡ trung bình ở khu vực miền Trung, nhưng nổi tiếng nhờ cảnh quan đẹp, môi trường sinh thái khá thuận lợi. Chính vì vậy, ở đây nguồn lợi hải sản khá đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều hải sản quý, đặc biệt là sò huyết.
Về địa hình đầm có độ dốc từ Bắc và Nam dồn về giữa đầm, từ Tây sang Đông hướng ra biển. Độ sâu trung bình từ 0,8 đến 1 mét, nơi cạn nhất phía Nam đầm, nơi sâu nhất vùng giữa đầm và cửa đầm. Vùng cửa đầm tương đối hẹp và trải dài, đặc biệt cửa không ổn định do vùng ven biển là vùng bãi ngang. Do vậy, đã ảnh hưởng lớn đến việc trao đổi nước giữa đầm và biển, dẫn đến môi trường đầm không ổn định.
Ngoài ra ngày nay rất nhiều tác động do con người gây nên: từ hoạt động nuôi trồng thủy sản (đào đắp ao hồ mất diện tích tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến nơi cư trú của các loài thủy sản ở giai đoạn nhỏ; thuốc, hóa chất, chất xả thải chưa qua xử lí trong quá trình nuôi,…); từ rác thải trong sinh hoạt; từ sự bồi lắng tích tụ tự nhiên do lũ lụt;… ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái [11].
1.5.2. Điều kiện thổ nhưỡng
Chất đáy chủ yếu là bùn cát (ở phía giữa đầm về phía Nam và phía Tây); cát bùn (ở phía Bắc và Đông Bắc). Thuận lợi cho giáp xác và nhiều loài cá sống đáy (tôm, cua, ghẹ, cá bống, cá mú, cá đuối, cá trai,và các loài nhuyễn thể: sò, điệp, hầu) [9].
1.5.3. Độ mặn (S ‰)
Độ mặn của đầm biến đổi theo mùa rất rõ rệt. Vào mùa khô nồng độ là 29.91 ‰ – 38.98 ‰ , vào mùa mưa là 1.07-2.78 ‰.. Biên độ giao động rất lớn giữa các tháng trong năm, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ sinh vật trong đầm. Từ năm 1997 đến nay do cửa đầm cạn, hẹp di chuyển xa về phía đông bắc, các đìa nuôi tôm xây dựng không có định hướng quy hoạch gây cản trở dòng chảy làm hạn chế việc trao đổi nước giữa đầm và biển nên độ mặn vào mùa khô tại một số vùng như vũng Lân, vũng Ốc tăng cao trên 40 ‰ [10].
1.5.4. Độ ôxy hòa tan
Độ ôxy hòa tan thay đổi theo các tháng trong năm và theo năm phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái của đầm. Vài năm gần đây do sự ô nhiễm hữu cơ của đầm Ô Loan đã làm biến động rất lớn đến ôxy hòa tan. Số liệu đo thực địa ngày 20/6/1998, chỉ số đo buổi sáng là 1.2ml/ lít, nhưng vào buổi trưa lớn hơn 10 ml/lít, đã gây chết cá hàng loạt [10].
1.5.5. Độ pH
Biên độ dao động của pH nước từ 6.6-10.6, chính sự dao động lớn này làm ảnh hưởng đến sinh thái đầm Ô Loan: giảm sự phân hủy chất hữu cơ, làm giảm thành phần loài, làm tăng hoạt tính của nấm, dễ phát sinh dịch bệnh và có thể làm tôm cá chết. Vì vậy, các biện pháp điều chỉnh độ pH trong nuôi trồng thủy sản cho phù hợp là rất cần thiết.
1.5.6. Muối dinh dưỡng
Hàm lượng muối phốt phát dao động trong năm từ 0.5 – 5.67 mg P/l. Hàm lượng nitrat từ 1.89 – 2.27 mg N/l. Hàm lượng muối dinh dưỡng trong đầm thấp do sự hấp thụ của thực vật phù du trong đầm gây ra.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng vệ sinh môi trường, hoạt động sử dụng nguồn lợi, hình thức quản lý tại đầm Ô Loan.
- Phạm vi nghiên cứu: đầm Ô Loan thuộc 5 xã An Cư, An Hải, An Ninh Đông, An Hiệp, An Hòa huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên
- Thời gian nghiên cứu: từ 21 tháng 2 đến 30 tháng 4 năm 2011
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các hoạt động phụ thuộc vào nguồn lợi của đầm Ô Loan.
+ Đánh bắt thủy sản
+ Nuôi trồng thủy sản
+ Thu nhập của ngư dân quanh đầm
- Những hoạt động sống của người dân tại đây.
+ Vấn đề rác thải
+ Vấn đề nhà vệ sinh
+ Vấn đề nước sinh hoạt
- Tình hình quản lý nguồn tài nguyên tại đây.
+ Hình thức tổ chức
+ Phương thức quản lý
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hồi cứu số liệu: thu thập số liệu sơ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Phương pháp phỏng vấn nhanh: có sự tham gia của cộng đồng trong đó có sử dụng các công cụ như: bảng hỏi, bản đồ,…
- Quan sát trực tiếp kết hợp với thu thập hình ảnh bằng máy ảnh.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm excel.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Tiềm năng đa dạng sinh học và các loài động vật thủy sản có giá trị kinh tế tại đầm Ô Loan
3.1.1. Nguồn lợi sinh vật vùng triều
Thủy sinh vật dinh dưỡng là một khâu rất quan trọng trong chu kì sống của tôm, cá. Số lượng thức ăn giàu nghèo là một trong nhiều yếu tố quyết định sự phân bố của giống loài và trữ lượng của chúng. Trong đó thực vật phù du và động vật đáy có tầm quan trọng bậc nhất [2].
3.1.2. Thực vật nổi - thực vật phù du
Thực vật nổi là những loài vi tảo có đời sống trôi nổi, là thức ăn giàu dinh dưỡng của ấu trùng, nhiều loài hải sản, là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên.
Thực vật phù du phát triển mạnh, có hơn 100 loài đã được tìm thấy trong đầm. Trong năm có hai lần thực vật phù du phát triển cao nhất, một vào tháng 6, tháng 7 và một vào tháng 12. Trong đầm nuôi, do điều kiện sống nên khu hệ tảo có nhiều nhóm ưu thế thay nhau phát triển và ít sai khác với ở vùng sông [2; 13].
3.1.3. Động vật nổi - động vật phù du
Động vật phù du là một trong những khâu quan trọng trong mắt xích thức ăn của các loài tôm, cá trong thủy vực. Động vật phù du trong đầm Ô Loan có tới 82 loài, phần lớn có nguồn gốc từ biển. Lượng động vật phù du rất cao, trung bình đạt đến 2064 con/m3, cao hơn 4 – 5 lần các đầm khác trong nước. Đây là lượng thức ăn đáng kể cho các loài thủy sản trong đầm, nhất là tôm con.
3.1.4. Động vật đáy
Động vật đáy vùng triều chủ yếu gồm các loài ăn lọc, ăn cặn vẩn và ăn tạp tạo nên một nhóm tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong chuỗi xích thức ăn phế liệu của vùng triều. Một số loài chủ yếu thường gặp có giun nhiều tơ (Polychaeta), ốc (Gastropoda), cua còng (Brachyura), thân mền, giáp xác, da gai, sò huyết, khối lượng dao động trong khoảng 0,82 – 17,97 g/m 2, với mật độ 20 – 50 con/m2.
3.1.5. Các loài cá
Có 72 loài cá thuộc 51 giống và 39 họ, trong đó có 24 loài ở biển, 48 loài sống ở biển - cửa sông, 5 loài cho sản lượng cao là cá Đối, cá Căng, cá Mối, cá Dìa và cá Bống. Sản lượng cá cho phép khai thác hàng năm trên 100 tấn. Các loài cá đặc trưng cho vùng nước lợ ở đây có cá Vược, cá Đối Mắt Đỏ, cá Bống Bớp [2].
3.1.6. Các loài tôm
Tôm có trên 10 loài, chủ yếu thuộc họ tôm he. Có hai loài chiếm ưu thế trong vùng là tôm rảo đất (Metapenaeius) sản lượng khai thác 200-250 tấn/năm, tôm vàng (M.joyneri), sau đó là tôm lớt bạc thẻ (Penaeus mergueensis) và tôm sú (P. monodon). Tôm lớt và tôm sú chiếm tỉ lệ không nhiều trong quần đàn đặc bệt là tôm sú [13].
3.1.7. Các loài giáp xác
Cua, ghẹ những năm trước đây có thể khai thác 10-20 tấn/năm. Ở đây loài cua lớn nhất có giá trị kinh tế cao là loài cua xanh (Seylla senata).
3.1.8. Các loài nhuyễn thể
Cũng rất đa dạng, theo số liệu điều tra năm 1978 thì thành phần nhuyễn thể ở đầm Ô Loan bao gồm: Sò huyết, ngao dầu, xút, hàu, điệp, vẹm vỏ xanh,... Ở một số vùng nhuyễn thế nhiều đến mức nhân dân trong vùng gọi là: Bãi Ngao ở An Hiệp, bãi Sò ở An Ninh Đông, Sò huyết là đặc sản của đầm Ô Loan.
Những năm trước đây Sò huyết phân bố rộng hàng 100 ha nằm khu vực trung tâm giữa đầm, sản lượng hàng năm khoảng 20 tấn.
Sò huyết ở đầm Ô Loan có tên khoa học Anadara gransona sống ở vùng triều, độ sâu thích hợp cho loài này từ 1m-3m, đáy bùn nơi có nguồn nước ngọt đổ vào, độ mặn từ 19-20‰ [2].
3.1.9. Sứa ăn
Cũng là loại đặc sản của đầm Ô Loan, mà một thời là một trong những sản phẩm khai thác chính của ngư đân, sản lượng có thể đạt hàng trăm tấn/năm. Nhưng do môi trường nước thay đổi nên sản lượng hiện nay không đáng kể.
3.1.10. Thủy sản thực vật
Có 3 loài rong. Trong đó có loài rong câu chỉ vàng có giá trị xuất khẩu cao. Rong phát triển tự nhiên vào mùa đông - xuân và tàn lụi vào mùa hè. Sản lượng tự nhiên không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết từng năm bình quân thu hoạch 20 tấn khô/năm.
3.2. Đầm phá Ô Loan với hoạt động du lịch
Đầm phá là khu vực du lịch sinh thái hết sức quý giá. Trên Thế giới và ở Việt Nam, những năm gần đây hệ thống đầm phá được đầu tư phục hồi, khách du lịch ngày càng có xu hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng,… Chính vì thế nguồn lợi ngành du lịch thu được từ hệ sinh thái này cũng tăng lên.
Đầm Ô Loan là một thắng cảnh của tỉnh Phú Yên và đã được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia (Theo Quyết định số 2410-QĐ/VH ngày 27 tháng 09 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Văn Hoá Thông Tin) [10].
Hình 3.1. Di tích thắng cảnh cấp quốc gia đầm Ô Loan
(Nguồn: camnangdulich.com )
Hằng năm, vào ngày mồng Bảy tháng Giêng âm lịch, lễ hội đua thuyền truyền thống đầm Ô Loan được tổ chức tại cầu Long Phú xã An Cư, thể hiện nét đẹp văn hoá dân gian truyền thống của Phú Yên. Lễ hội đã thu hút hàng ngàn người từ khắp nơi đến tham dự [10].
Hình 3.2. Lễ hội đua thuyền trên đầm Ô Loan
(Nguồn: Dương Thanh Xuân, my.opera.com )
Tại khu vực này còn được gắn với các điểm du lịch hấp dẫn khác quanh vùng như đền thờ danh nhân văn hóa Lê Thành Phương tại thôn Mỹ Phú xã An Hiệp, một vị anh hùng dân tộc thời Cần Vương; Gành Đã Đĩa thôn Phú Lương xã An Ninh Đông huyện Tuy An, cũng đã được công nhân là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia; các di tích lịch sử cấp quốc gia: Thành An Thổ xã An Dân huyện Tuy An, Chùa Đá Trắng xã An Dân huyện Tuy An,… Sau này nếu được đầu tư khai thác theo đúng tầm giá trị của các điểm này, đầm Ô Loan sẽ là một điểm đến hấp dẫn trong tua du lịch tại Tuy An nói riêng và khu vực duyên hải nam trung bộ nói chung.
3.3. Tình hình khai thác thủy sản
3.3.1. Đối tượng, phương tiện khai thác
3.3.1.1. Đối tượng khai thác
Đối tượng khai thác của ngư dân nơi đây là các loài hải sản có sẵn trong đầm với các đối tượng chính là tôm, cá, cua, ghẹ, sò huyết, hầu, rau câu,…
3.3.1.2. Phương tiện khai thác
Phương tiện khai thác, chủ yếu là các nghề chính sau:
Bảng 3.1. Số hộ và nghề khai thác trong đầm năm 2010
Xã
Số hộ
khai thác
Nghề chính
Chấn
Đáy
Chài
Lưới
An Cư
270
620
-
117
790
An Hải
150
502
30-79
-
50
An Hòa
225
1602
-
-
150
An Hiệp
88
567
-
-
35
An Ninh Đông
204
1224
-
-
120
Tổng Cộng
937
5515
30-79
117
1145
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An)
a. Nghề Chấn, đây là nghề có số lượng lớn và là nghề chủ lực để khai thác tôm trong đầm. Hình thức khai thác mang tính thụ động, lợi dụng tính hướng quang của các loài giáp xác bằng cách dùng ánh sáng dẫn dụ tôm, cua, cá đi vào phần đụt lưới để thu hoạch. Từng miệng chấn được đóng cố định một chỗ và sắp xếp có tổ chức theo hàng, theo địa giới hành chính từng địa phương. Nghề này khai thác quanh năm, nhưng trong năm có hai mùa cho hiệu quả nhất là vào các tháng 3 đến tháng 5 khi trữ lượng hải sản trong đầm đạt ngưỡng cao trong năm và thời điểm đầu mùa mưa khi tôm bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ngọt. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An: nếu lấy số miệng chấn chia cho diện tích mặt đầm thì số lượng nghề trên một đơn vị diện tích (3.5 miệng/ ha) là quá nhiều. Do vậy nghề này cần phải được khống chế không cho phát triển thêm.
b. Nghề Đáy, chỉ khai thác ở vùng cửa đầm thuộc xã An Hải. Cấu tạo lưới đáy là dạng hình phễu, hình thức khai thác là hướng miệng phễu ngược với dòng nước chảy từ đầm ra biển để hứng lấy tôm cá. Do vậy chỉ khai thác được khi nước thủy triều rút (khoảng 3-5 giờ trong một con nước thủy triều) sản lượng cho cao nhất là vào đầu mùa mưa, khi đó do tác động bởi nguồn nước ngọt nên tôm, cá có hướng di cư ra vùng cửa nơi có độ mặn cao hơn.
c. Nghề Chài, đây không phải là nghề chính, tập trung chủ yếu xã ở An Cư. Họ đi theo nhóm 3 đến 5 sõng, dàn hàng ngang để đi tới. Đối tượng khai thác chính là cá Mai, cá Móm, cá Đối,…
d. Nghề Lưới, chủ yếu sử dụng lưới cước, ngoài ra còn có các loại lưới cá, lưới ghẹ, lưới 3 màng,… hoạt động quanh năm nhưng chủ yếu hoạt động về đêm.
Ngoài ra còn các nghề thủ công khác như: lượm rau câu chỉ vàng, mò sò, điệp, đục đẽo hầu,…
Trong quản lý khai thác điều đáng quan tâm là một số nghề đã bị cấm nhưng vẫn lén lút hoạt động như các nghề dùng xung điện (lưới điện, xiếc điện, châm điện), bóng Thái Lan, lưới 3 màng,… Do các nghề này khai thác không có chọn lọc, mang tính tận diệt, hủy hoại môi trường nên nguồn lợi thủy sản trong đầm ngày càng cạn kiệt. Thành phần tham gia cũng như đánh bắt những loại nghề vi phạm này phần đông là người dân nghèo, hoạt động khai thác chỉ phục vụ cho cuộc sống mưu sinh trước mắt.
Hình 3.3. Nghề chài Hình 3.4. Nghề lưới
Hình 3.5. Ngư dân đánh Hình 3.6. Dụng cụ khai thác thủy sản
3.3.2. Sản lượng khai thác
Bảng 3.2. Sản lượng khai thác thủy sản đầm Ô Loan qua các năm 2006-2010
Đơn vị tính: tấn
STT
TÊN SẢN PHẨM
NĂM
GHI CHÚ
2006
2007
2008
2009
2010
1.
2.
3.
4.
5.
- Tôm (các loại)
- Cá (các loại)
- Cua, ghẹ
- Nhuyễn thể
+ Hầu
+ Điệp
+ Sò huyết
+ Ngao dầu
- Rau câu chỉ vàng
195
100
70
32
20
10
0
2
18
190
95
70
31
20
10
0
1
19
195
98
72
30
18
10
0
2
20
190
95
70
35
20
13
0
2
20
210
100
80
35
20
11
2
2
50
TỔNG CỘNG
415
405
415
410
475
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An)
Nhìn tổng thể sản lượng khai thác tự nhiên trong đầm Ô Loan giao động từ 400 đến 500 tấn sản phẩm/năm. Những năm có lụt lớn thì năm tiếp theo sẽ cho sản lượng cao hơn do môi trường được cải thiện, cụ thể năm 2009 có 2 trận lụt lớn nên năm 2010 sản lượng tôm, cá, rau câu chỉ vàng đạt cao hơn.
Riêng nguồn lợi sò huyết sau nhiều năm không xuất hiện hoặc cho sản lượng quá ít. Đến năm 2010 xuất hiện trở lại nhờ dự án phục hồi và bảo vệ nguồn lợi sò huyết đầm Ô Loan do Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản tỉnh Phú Yên thực hiện. Tháng 12 năm 2009 đã nhập 535 kg sò huyết cùng loài (Anadara granosa và A. nodifera) có nguồn gốc từ Bến Tre về thả. Mặc dù vào mùa mưa khi nước ngọt xuống đã bị hao hụt lớn ở những nơi đáy cạn, nhưng ở những nơi đáy sâu sò vẫn tồn tại và phát triển. Đến nay nguồn lợi sò huyết trong đầm được sinh sản phát tán trên diện rộng và đã cho thu hoạch. Đây là tín hiệu tốt cho việc phục hồi và phát triển nguồn lợi sò huyết tại khu vực này [2; 4; 13].
3.4. Thu nhập của cư dân quanh đầm
Đầm Ô Loan với nguồn lợi thủy sản phát triển phong phú và đa dạng đã giúp cho nhiều người dân tại đây có cuộc sống tốt hơn, thậm chí nhiều người có thu nhập tiền triệu hằng tháng. Nhưng không phải nghề nào trên đầm cũng có thu nhập như nhau, ví dụ như thu nhập giữa các nghề chấn đáy, chài, lưới,…. được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.3. Thu nhập các nghề chính của dân cư năm 2010
Thu nhập của các nghề khá bấp bênh, từ 450000 đến 1800000. Nghề chấn có thu nhập cao nhất, nhưng hình thức khai thác mang tính thụ động. Nghề lưới có thu nhập thấp do chủ yếu hoạt động về đêm, thời gian hoạt động ít. Các nghề này có mức thu nhập không ổn định, phụ thuộc vào sự chênh lệch và ảnh hưởng của chế độ thủy triều, dòng nước.
Từng nghề có mức thu nhập không cao nhưng mỗi hộ gia đình đã biết kết hợp một lúc nhiều nghề với nhau, thu nhập của mỗi hộ được thể hiện như sau:
Bảng 3.4. Thu nhập bình quân của dân cư năm 2007, 2008
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An)
Bảng 3.5. Thu nhập bình quân của dân cư năm 2009, 2010
Những năm 2007, 2008 thu nhập bình quân của mỗi hộ khai thác ổn định và cao hơn những năm 2009 và 2010.
Theo thống kê năm 2007, 2008 mỗi hộ gia đình chỉ kết hợp một hoặc hai nghề để kiếm sống nhưng thu nhập đạt kết quả cao, có tháng đạt gần sáu triệu đồng. Những năm 2009, 2010 tuy mỗi hộ gia đình đã thêm nghề khai thác mới nhưng thu nhập lại ít hơn trước, tháng cao nhất cũng chỉ được gần năm triệu. Mức thu nhập này ảnh hưởng đến đời sống của dân cư khá lớn. Những tháng có thu nhập cao cũng chỉ đủ để trang trải cho những tháng có thu nhập thấp, đời sống của ngư dân nơi này còn nhiều bấp bênh.
Có những tháng trong năm mức thu nhập không ổn định, các tháng 5, 6, 7 mức thu nhập của các thấp do bị ảnh hưởng bởi khí hậu nắng nóng nên sản lượng hải sản trong đầm giảm sút. Ngư dân đánh bắt kém hiệu quả, dẫn đến thu nhập thấp. Các tháng 10, 11, 12, 1 thì thu nhập cao do những tháng này nước lớn, các sinh vật trong đầm sinh sôi phát triển nhiều, ngư dân đánh bắt được nhiều, mang lại thu nhập cao.
Sự bất ổn định trong thu nhập của ngư dân quanh đầm trong thời gian gần đây đã phản ánh thực trạng sản lượng thủy sản trong đầm bị giảm sút. Vì tình trạng này kéo dài nên các thanh niên của các xã đã lần lượt bỏ nghề và có xu hướng đến các thành phố lớn để lập nghiệp. Như vậy dễ gây nên hiện tượng bùng nổ dân số ở các thành phố lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát hiện trạng sử dụng nguồn lợi đầm Ô Loan và đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững.doc