Khảo sát mật độ vi khuẩn aeromonas, pseudomonas, edwardsiella ictalurivàvibrio trong môi trường nước nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học (probiotic) ở Đồng Tháp

Kết quả cho thấy ao nuôi đối chứng xuất hiện bệnh 2 lần cá bệnh với tỉ lệ cá chết 23,6%, trong khi ao nuôi có sử dụng CPSH chỉ có 1 lần xuất hiện bệnh với tỷ lệ hao hụt thấp hơn nhiều so với ao đối chứng 13% trong suốt vụ nuôi. Như vậy, sử dụng CPSH trong ao nuôi cá tra thâm canh có thể khống chế mật độ vi khuẩn gây bệnh cho cá, giảm tỉ lệ cá chết gần 50% trong suốt quá trình nuôi cá.

pdf48 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4103 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát mật độ vi khuẩn aeromonas, pseudomonas, edwardsiella ictalurivàvibrio trong môi trường nước nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học (probiotic) ở Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do vi khuẩn E. ictaluri gây ra như, mật số vi khuẩn E. ictaluri cao nhất tại thời điểm xuất hiện cá bệnh là 7,2 x 102 cfu/ml. Hơn nữa, trong giai đoạn này do môi trường đã ô nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học không đúng theo qui trình và chế độ thay nước cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tiếp xúc với cá nuôi. Các thời điểm còn lại do môi trường nước tương đối ổn định, sự tác động của CPSH làm cho môi trường ít biến động nên tỷ lệ cá hao hụt tương đối thấp Điều này càng thể hiện rõ vai trò của môi trường nước trong ao nuôi thuỷ sản là rất quan trọng, việc dùng các chế phẩm vi sinh để tăng cường nhóm vi khuẩn có lợi, hạn chế nhóm vi khuẩn có hại trong môi trường ao nuôi; điều chỉnh các yếu tố môi trường; tăng cường miễn dịch cho vật nuôi và phân huỷ các chất hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường bên ngoài... là rất cần thiết. Từ đó cho thấy qui trình nuôi cá tra thâm canh có sử dụng CPSH đã cho kết quả tương đối khả quan so với ao nuôi đối chứng về tỷ lệ sống của cá nuôi. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 20 3.2. Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn phân lập trong trong môi trường nước ở hai mô hình nuôi Kết quả phân tích 54 mẫu nước (27 mẫu ở ao nuôi đối chứng và 27 mẫu ở ao nuôi có sử dụng CPSH) cho thấy sự xuất hiện của 4 nhóm vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas, E. ictaluri và Vibrio trên các môi trường chọn lọc (hình 3.1). Vi khuẩn Aeromonas Trong môi trường nước ao nuôi, nhóm vi khuẩn Aeromonas phát triển trên môi trường Aeromonas agar có hình thái khuẩn lạc tương tự nhau: màu xanh, rìa trong đều, 1-3 mm; màu xanh đục, không nhân, dạng lồi, tròn đều, 3 mm. Riêng trong môi trường ao nuôi đối chứng cũng đã phân lập được vi khuẩn Aeromonas có khuẩn lạc dạng màu vàng đục, không nhân, không rìa, tròn đều, 3-4 mm xuất hiện với số lượng nhiều vào cuối vụ nuôi. Theo Từ Thanh Dung (2008) trên môi trường TSA khuẩn lạc Aeromonas có màu kem đục, tròn, nhô cao, đường kính khoảng 3-4 mm. A B C Hình 3.3: Hình thái khuẩn lạc vi khuẩn Aeromonas (A), Edwardsiella ictaluri ( ) (B), Pseudomonas (C) và Vibrio (D) trên các môi trường chọn lọc D PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 21 Vi khuẩn Pseudomonas Trong môi trường nước cả 2 mô hình nuôi đều phân lập được các dạng vi khuẩn có hình thái khuẩn lạc như màu trắng đục, rìa trong, tròn đều, hơi lồi, kích thước 1-3 mm; màu trắng, không rìa, khoảng 1 mm (hình 3.1-C). Nhóm vi khuẩn phân lập được có hình thái khuẩn lạc tương tự như mô tả của Từ Thanh Dung và ctv (2002) khi phân lập P. dermoabba (vi khuẩn gây bệnh trắng da trên cá tra, cá mè trắng, mè hoa...) trên môi trường TSA có khuẩn lạc màu trắng xám, dạng hình tròn, đường kính 0,5-1,0 mm, hơi lồi, rìa đều. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ( ) phát triển trên môi trường Edwardsiella ictaluri medium (EIM) ở 28°C với hình thái khuẩn lạc màu xanh nhạt, rìa trong, kích thước khoảng 1mm (Hình 3.1-B). Theo Shotts et al (1990) khi phân lập vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên môi trường EIM agar có dạng khuẩn lạc xanh trong, mờ, kích thước từ 0,5-1,0 mm. Còn theo Từ Thanh Dung và ctv (2003) trên môi trường TSA, khuẩn lạc vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có màu trắng đục, không có nhân, rìa có dạng không đồng nhất. Ngoài ra, trên môi trường EIM agar xuất hiện 1 dạng khuẩn lạc ( ) khác có hình thái khuẩn lạc gần giống với khuẩn lạc của vi khuẩn Aeromonas hydrrophila như màu vàng đục, không nhân, không rìa, tròn đều, 2-3 mm (hình 3.1-B). Theo nghiên cứu của Shotts et al (1990) thì trên môi trường EIM vi khuẩn Aeromonas hydrophila có khả năng phát triển được với hình dạng khuẩn lạc màu xanh-vàng, hơi đục, kích thước 2 - 5 mm. Vi khuẩn Vibrio Trong suốt thời gian khảo sát nhóm vi khuẩn Vibrio trong môi trường nước cả 2 mô hình nuôi phân lập được trên môi trường TCBS agar dạng khuẩn lạc là màu xanh đục, tròn đều, không nhân, không rìa, có kích thước 2-3 mm; đôi khi thấy xuất hiện một số khuẩn lạc màu vàng, không rìa, kích thước từ 3-4 mm. Theo Health Protection Agency (2004), trên môi trường TCBS agar nhóm vi khuẩn V. cholerae, V. alginolyticus, V. fluvialis, V. metschnikovii có khuẩn lạc màu vàng, kích thước thay đổi từ 2-5 mm tùy theo giống loài vi khuẩn. Trong khi đó, nhóm vi khuẩn V. parahaemolyticus, V. vulnificus, V. mimicus có khuẩn lạc màu xanh, kích thước 2-5 mm. 3.3. Sự biến động về mật số vi khuẩn trong môi trường nước ao nuôi Qua Bảng 3.3 cho thấy trong môi trường nước ao nuôi ở hai mô hình thì mật số vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas, Edwardsiella ictaluri và Vibrio phân lập được tăng giảm không theo qui luật nhất định giữa các lần thu mẫu. Nhìn chung PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 22 mật số mỗi loại vi khuẩn trong môi trường ao nuôi đối chứng thường cao hơn ao nuôi có sử dụng CPSH. Trong 4 giống loài vi khuẩn đã khảo sát thì 2 nhóm vi khuẩn Aeromonas và Pseudomonas luôn chiếm mật số vi khuẩn cao nhất trong suốt thời gian khảo sát, còn nhóm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Vibrio có mật số tương đối thấp, một số lần thu mẫu không phân lập được vi khuẩn, đặc biệt là nhóm Vibrio. 3.3.1. Mật số vi khuẩn Aeromonas tổng cộng Trong suốt thời gian khảo sát thì mật số vi khuẩn Aeromonas tổng cộng trong môi trường nước ở mô hình nuôi đối chứng biến động trong khoảng 1,2 x 102- 74,0 x 102 cfu/ml. Trong khi đó, mật số vi khuẩn Aeromonas ở ao nuôi có sử dụng CPSH chỉ biến động từ 1,0 x 102-60,0 x 102 cfu/ml (Bảng 3.3). Kết quả cho thấy trong cả hai mô hình nuôi, mật số vi khuẩn Aeromonas luôn cao so với 3 nhóm vi khuẩn còn lại, như vậy trong ao nuôi thì khả năng nhiễm bệnh do Aeromonas gây ra là tương đối cao. Theo nghiên cứu của Bùi Quang Tề (2004) khi phân lập vi khuẩn trên cá tra và cá basa nuôi tại An Giang thì vi khuẩn Aeromonas cũng là tác nhân có tần số xuất hiện nhiều nhất trong thời gian khảo sát (Trích dẫn bởi Trần Thị Tuyết Hoa, 2007). Ao nuôi đối chứng Mật số vi khuẩn biến động trong khoảng 1,2 x 102-74,0 x 102 cfu/ml, không theo thời gian nhất định (Bảng 3.3). Theo khảo sát, mật số vi khuẩn Aeromonas ở ao nuôi đối chứng có biên độ dao động lớn hơn ao nuôi có sử dụng CPSH. Tuy nhiên ở giai đoạn 4 tháng đầu thì mật số vi khuẩn Aeromonas chưa có sự biến động nhiều do được thay nước thường xuyên mỗi ngày, hơn nữa ở giai đoạn đầu môi trường nước trong ao chưa bị ô nhiễm nên mật số vi khuẩn không cao. Ở các giai đoạn nuôi sau có sự tăng cao về mật số vi khuẩn, tại thời điểm cuối tháng 11 và giữa tháng 12 mật số vi khuẩn cao nhất lần lượt là 63,0 x 102 và 74,0 x 102 cfu/ml (Bảng 3.3). Mặt khác, trong giai đoạn này nhóm vi khuẩn có hình thái màu vàng đục, không nhân, không rìa, tròn đều, 1-2 mm xuất hiện nhiều. Cho thấy càng về sau môi trường ao nuôi đã có biểu hiện ô nhiễm nên mật số vi khuẩn có độc lực mạnh tăng cao và chu kỳ thay nước giảm cũng tác động đến sự biến động của mật số vi khuẩn trong ao nuôi. Theo khảo sát của Trần Anh Dũng (2005) thì mật số vi khuẩn Aeromonas trong ao nuôi biến động trong khoảng từ 7,7-98,5 x 102 cfu/ml, như vậy ở ao nuôi đối chứng mật số vi khuẩn Aeromonas tổng số là tương đối thấp. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 23 Bảng 3.3: Mật số vi khuẩn trong nước ao nuôi đối chứng và ao nuôi sử dụng CPSH Ghi chú: Ao ĐC: Ao đối chứng (không sử dụng chế phẩm sinh học) Ao CPSH: Ao sử dụng CPSH “-“: Không có vi khuẩn ; “N”: Môi trường bị nhiễm Ngày Aeromonas (x 102 cfu/ml) E. ictaluri (x 102 cfu/ml) Pseudomonas (x 102 cfu/ml) Vibrio (x 102 cfu/ml) Ao ĐC Ao CPSH Ao ĐC Ao CPSH Ao ĐC Ao CPSH Ao ĐC Ao CPS H 25/07/08 2,9 3,0 - - 3,2 1,2 - - 31/07/08 6,2 4,2 0,4 0,6 3,9 4,7 - - 07/08/08 1,5 3,5 0,1 0,8 2,1 1,5 - - 14/08/08 19,0 42,0 - - 33,0 75,0 0,1 0,5 21/08/08 42,0 60,0 - - 0,6 0,6 - - 28/08/08 50,0 55,0 0,8 1,0 11,4 13,9 0,5 0,7 04/09/08 1,2 3,2 0,3 0,5 0,6 1,6 - - 11/09/08 13,1 17,2 0,8 1,0 2,0 9,2 - - 18/09/08 37,0 29,0 N N 4,7 10,8 - 1,3 25/09/08 15,6 18,8 5,9 6,8 5,8 11,8 - - 02/10/08 3,1 4,4 N N 7,3 2,9 0,8 1,7 09/10/08 21,0 23,0 4,2 7,2 14,7 27,0 0,5 6,7 16/10/08 11,2 1,0 2,7 3,9 5,3 4,9 - 0,1 23/10/08 3,2 11,0 0,5 0,7 3,7 8,0 1,1 - 30/10/08 6,2 7,7 0,7 1,2 8,2 13,3 - 0,1 06/11/08 9,2 15,6 2,3 6,2 N N - 0,3 13/11/08 1,8 3,6 2,3 4,7 6,2 8,9 1,3 0,9 20/11/08 9,8 11,9 3,9 1,4 11,7 14,8 - - 27/11/08 63,0 40,0 3,2 1,7 143,0 77,0 0,9 0,7 04/12/08 6,2 6,8 2,7 2,4 13,0 4,9 - - 11/12/08 17,0 13,3 6,0 4,8 30,0 25,0 - - 18/12/08 74,0 1,1 8,5 2,7 83,0 11,0 - 0,4 25/12/08 14,0 6,6 1,8 0,7 16,9 5,9 - - 01/01/09 27,0 16,8 2,5 1,4 30,0 18,0 08/01/09 2,8 5,6 0,2 1,5 9,8 10,9 - - 15/01/09 11,0 8,2 0,6 0,3 14,0 6,4 - - 22/01/09 12,0 8,4 4,9 3,5 6,8 6,4 - - PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 24 Theo nghiên cứu của Tô Công Tâm (2002) cho thấy mật số vi khuẩn Aeromonas trong môi trường nước ao nuôi cá tra thâm canh ở Đồng Tháp tăng cao (70,1 x 103 cfu/ml) vào thời điểm tháng 12 của vụ nuôi. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu ở ao nuôi đối chứng. Ao nuôi sử dụng CPSH Qua Bảng 3.3 cho thấy sự biến động mật số vi khuẩn Aeromonas là tương đối thấp và không theo một qui luật nhất định về thời gian. Tuy nhiên, sự biến động về mật số vi khuẩn Aeromonas giữa các lần thu mẫu là khá lớn, có thời điểm mật số vi khuẩn rất thấp (1,0 x 102 cfu/ml) vào ngày 16/10/08, cũng có thời điểm mật số vi khuẩn tương đối cao (60,0 x 102 cfu/ml) vào ngày 21/08/08. Nguyên nhân là do chế độ thay nước và sử dụng các chế phẩm sinh học không theo một chu kỳ nhất định. 3.3.2. Mật số vi khuẩn Pseudomonas tổng cộng Mật số của vi khuẩn Pseudomonas trong ao nuôi có sử dụng CPSH trong suốt quá trình khảo sát có sự biến động tương đối thấp chỉ từ 0,6 x 102-77,0 x 102 cfu/ml. Trong khi đó, mật số Pseudomonas ở ao nuôi đối chứng biến động lớn từ 0,6 x 102-143,0 x 102 cfu/ml cao hơn nhiều so với ao nuôi sử dụng CPSH. Ao nuôi đối chứng Trong môi trường nước ao nuôi đối chứng trong thời gian khảo sát thì mật số vi khuẩn Pseudomonas biến động rất lớn từ 0,6 x 102-143,0 x 102 (cfu/ml) và khác nhau theo từng thời gian thu mẫu. Tuy nhiên, ở giai đoạn 3 tháng đầu nhìn chung là tương đối thấp chỉ từ 0,6 x 102-33,0 x 102 cfu/ml. Do ở giai đoạn đầu của vụ nuôi được thay nước thường xuyên, môi trường chưa ô nhiễm nên sự chênh lệch về mật số vi khuẩn trong 3 tháng đầu là chưa cao. Từ tháng thứ 4 trở về sau: do sự tích tụ của thức ăn thừa, cộng với ít thay nước trong tháng 11 làm cho mật số vi khuẩn tăng cao, mật số vi khuẩn cao nhất trong thời điểm này là 143,0 x 102 (cfu/ml) (ngày 27/11/08). Ao nuôi sử dụng CPSH Mật số vi khuẩn Pseudomonas trong ao nuôi sử dụng CPSH ít có sự biến động lớn, trong suốt thời gian khảo sát chỉ có 2 thời điểm mật số vi khuẩn tăng cao: ngày 14/08/08 là 75,0 x 102 và ngày 27/11/08 là 77,0 x 102 cfu/ml. Nguyên nhân là do trước khi thu mẫu 2 ngày có sử dụng chế phẩm Soil-pro với lượng cao (1,0 kg/6000 m3 nước), mà trong sản phẩm này có chứa 1 lượng vi khuẩn Pseudomonas balearica khá lớn (1012 CFU/kg). Chế độ thay nước và phương pháp thu mẫu cũng làm ảnh hưởng mật số vi khuẩn Pseudomonas trong ao nuôi. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 25 3.3.3. Mật số vi khuẩn Edwardsiella ictaluri tổng cộng Sự biến động về mật số vi khuẩn E. ictaluri trong môi trường nước cả 2 mô hình là tương đối thấp từ 0-7,2 x 102 cfu/ml ở ao nuôi có sử dụng CPSH và từ 0-8,5 x 102 cfu/ml ở ao nuôi đối chứng (Bảng 3.3). Kết quả cho thấy ở ao nuôi có sử dụng CPSH thì mật số vi khuẩn thấp hơn mật số vi khuẩn trong ao nuôi đối chứng. Ao nuôi đối chứng Trong môi trường nước ao nuôi đối chứng nhìn chung mật số vi khuẩn E. ictaluri là tương đối thấp và trong 4 tháng đầu của vụ nuôi ít có sự chênh lệch về mật số vi khuẩn giữa các lần thu mẫu. Sự khác biệt chỉ thể hiện rõ vào thời điểm thu mẫu trong tháng 12 (ngày 18/12/08, mật số cao nhất là 8,5 x 102 cfu/ml). Nguyên nhân là do môi trường ao nuôi bị ô nhiễm và ít thay nước, nên hầu hết các nhóm vi khuẩn gây bệnh tăng cao về mật số. Còn theo Trần Thị Tuyết Hoa và ctv (2007) khi khảo sát mật độ vi khuẩn trong môi trường nước ao nuôi ở An Giang cho rằng vào mùa khô (tháng 11, 12) mật số vi khuẩn trong nước ở mô hình nuôi cá trong ao tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của vật nuôi. Ao nuôi sử dụng CPSH Qua Bảng 3.3 cho thấy trong suốt quá trình khảo sát, mật số vi khuẩn E. ictaluri trong ao nuôi có sử dụng CPSH là tương đối thấp. Nhưng cũng có thời điểm mật số vi khuẩn tăng cao lên 6,8 x 102 cfu/ml (ngày 25/09/08) và 7,2 x 102 cfu/ml (ngày 09/10/08). Nguyên nhân mật số vi khuẩn tăng cao là do chế độ thay nước thường xuyên từ tháng 8 đến tháng 9. Mặt khác, giai đoạn cuối mùa lũ (lũ rút) làm cho chất lượng nguồn nước bên ngoài không đảm bảo và có nhiều vi khuẩn gây bệnh phát triển. Hơn nữa việc thay nước thường xuyên làm mất tác dụng của các sản phẩm sinh học dùng cho ao nuôi. Khi lũ rút, việc thay nước cho ao nuôi bắt đầu giảm đi nhiều và các sản phẩm sinh học bắt đầu phát huy tác dụng, bằng chứng là mật số vi khuẩn E. ictaluri ít có sự biến động nhiều giữa các lần thu mẫu. 3.3.4. Mật số vi khuẩn Vibrio tổng cộng Mật số Vibrio trong môi trường nước ao nuôi có sử dụng CPSH biến động trong khoảng 0-6,7 x 102 cfu/ml, trong khi đó ở ao nuôi đối chứng mật số Vibrio dao động từ 0-1,3 x 102 cfu/ml. Nhìn chung, sự biến động về mật số vi khuẩn Vibrio trong môi trường nước ao nuôi cá tra thâm canh là tương đối thấp. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 26 Tuy nhiên, khác với các nhóm vi khuẩn khảo sát thì ở ao nuôi sử dụng CPSH có tần số xuất hiện (số lần phân lập có vi khuẩn/ tổng số lần phân lập là 11/27) cao hơn so với ao đối chứng (8/27). Nguyên nhân chính là do ở ao nuôi sử dụng CPSH ít được thay nước nên vi khuẩn Vibrio thường xuất hiện hơn ao nuôi đối chứng. Nhưng với mật độ thấp sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi. Sự biến động của mật số vi khuẩn Vibrio ở hai mô hình là tương tự nhau, tăng cao từ tháng thứ 3 đến hết tháng thứ 4 do chế độ thay nước làm cho sự xâm nhập số lượng vi khuẩn vào ao nuôi. Sau đó giảm dần về cuối vụ nuôi do sự cạnh tranh môi trường sống, thức ăn của các nhóm vi khuẩn Aeromonas và Pseudomonas trong ao nuôi tăng cao. Vi khuẩn Vibrio là nhóm vi khuẩn phổ biến của vùng nước lợ, do đó thành phần giống loài của nhóm vi khuẩn này trong môi trường nước ngọt là rất ít. Vì thế, mật độ vi khuẩn Vibrio trong môi trường nước của hai mô hình nuôi cá tra là rất thấp. 3.4. Mối quan hệ giữa sự biến động mật số vi khuẩn gây bệnh và tình hình xuất hiện bệnh trong ao nuôi 3.4.1. Ao nuôi đối chứng Ao nuôi đối chứng có bệnh xuất hiện 2 lần, và cả hai lần xuất hiện bệnh có dấu hiệu bệnh không giống nhau, và tỷ lệ chết giữa 2 lần cá bệnh cũng có sự khác biệt (Bảng 3.4) Bảng 3.4: Dấu hiệu bệnh và tỷ lệ cá chết khi xuất hiện bệnh trong ao nuôi đối chứng Thời gian xuất hiện bệnh Dấu hiệu bệnh Số lượng cá chết (con) Tỷ lệ chết (%) Lần thứ nhất: từ ngày 25/11/08 đến ngày 05/12/08. Lần thứ hai: từ ngày 13/12/08 đến ngày 22/12/08. Cá lờ đờ, vận động yếu, xuất huyết trên da, vây, quanh miệng và trong xoang bụng, bụng chứa nhiều dịch trong. Cá xuất huyết trên thân, miệng, vây và trong xoang nội quan; gan, thận trương to, xuất hiện nhiều chấm trắng nhỏ trên gan. 24.773 26.880 6,9 7,5 Tổng số lượng và tỷ lệ cá chết do bệnh gây ra 51.653 14,4 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 27 Khi đó mật số vi khuẩn gây bệnh trong môi trường nước ao nuôi khảo sát được cả 2 lần xuất hiện bệnh là tương đối cao: Lần xuất hiện bệnh thứ nhất: Sau khi cá bệnh 2 ngày mật số vi khuẩn Aeromonas, E. ictaluri, Pseudomonas và Vibrio khảo sát được lần lượt là 63,0 x 102, 3,2 x 102, 140,0 x 102, 0,9 x 102 cfu/ml (ngày 27/11/08) (Bảng 3.3). Đây là mật số vi khuẩn cao nhất ở hai lần thu mẫu trong lần xuất hiện bệnh thứ nhất. Lần xuất hiện bệnh thứ hai: Mật số vi khuẩn Aeromonas, E. ictaluri, Pseudomonas và Vibrio cao nhất trong thời gian xuất hiện bệnh lần lượt là 74,0 x 102, 8,5 x 102, 83,0 x 102 và 0 cfu/ml (ngày 18/12/08) (Bảng 3.3). Kết quả mật số vi khuẩn cho thấy trong lần xuất hiện bệnh thứ hai mật số vi khuẩn E. ictaluri tăng cao (8,5 x 102 cfu/ml) so với mật số ở lần xuất hiện bệnh thứ nhất (3,2 x 102 cfu/ml). Dựa vào dấu hiệu gây bệnh, cho thấy cá bị bệnh rất có thể là do vi khuẩn E. ictaluri gây ra. Tuy vi khuẩn E. ictaluri có mật số 8,5 x 102 cfu/ml là tương đối thấp so với các nhóm vi khuẩn Aeromonas và Pseudomonas, nhưng E. ictaluri là vi khuẩn có độc lực mạnh, cùng với mật số vi khuẩn Aeromonas trong ao nuôi tại thời điểm khảo sát là tương đối cao (74,0 x 102 cfu/ml). Theo số liệu Bảng 3.4 cho thấy trong suốt thời gian khảo sát, tỷ lệ cá chết do bệnh gây ra lên đến 14,4%. Từ đó có thể thấy rằng trong mô hình nuôi cá tra thâm canh trong ao thì tỷ lệ chết của cá nuôi chủ yếu là do bệnh gây ra. Môi trường nuôi đặc biệt quan trọng vì môi trường nuôi thuận lợi cho mầm bệnh phát triển sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống cá nuôi. Kết quả này phù hợp với kết quả của Trần Anh Dũng (2005) khảo sát trong mô hình nuôi cá tra thâm canh trong ao tỷ lệ hao hụt của cá phần lớn là do nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn dư thừa trong ao đã tạo điều kiện cho mầm bệnh trong ao nuôi phát triển mạnh, từ đó dịch bệnh xảy ra là việc tất yếu. Trong lần xuất hiện bệnh thứ hai có tỷ lệ cá chết cao hơn so với tỷ lệ cá chết trong lần xuất hiện bệnh thứ nhất. Nguyên nhân là do ở lần xuất hiện bệnh thứ hai ngoài các dấu hiệu bệnh như xuất huyết, còn có dấu hiệu của bệnh mủ gan. Bệnh mủ gan là bệnh nguy hiểm và rất phổ biến trên cá tra nuôi, gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá tra thâm canh ở ĐBSCL. Theo khảo sát của Trần Anh Dũng (2005) đối với mô hình nuôi cá tra trong ao thì bệnh vi khuẩn thường xuyên xảy ra và gây hại đến sức khỏe của vật nuôi. Bệnh mủ gan chiếm tỷ lệ cao nhất trong các mô hình ao nuôi được khảo sát, tỷ lệ chết lên đến 90% nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời và đúng cách. 3.4.2. Ao nuôi có sử dụng CPSH Ao nuôi có sử dụng CPSH có 1 lần xuất hiện bệnh và tỷ lệ hao hụt của cá nuôi do bệnh là 4,4% (Bảng 3.5) thấp hơn so với ao nuôi đối chứng (14,4%). Kết quả PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 28 này cho thấy khi sử dụng CPSH trong ao nuôi sẽ hạn chế các tác nhân gây bệnh gây hại cho cá nuôi. Nghiên cứu của Vijayabaskar et al (2008) ứng dụng thành công các vi khuẩn có lợi mà cụ thể là nhóm vi khuẩn bacillus sp trong nuôi cá rô phi nhằm để hạn chế mầm bệnh do vi khuẩn A. hydrophila gây ra. Theo Đinh Minh Trường (2003) trong qui trình ương tôm sú giống (PL15 và PL24) việc sử dụng chế phẩm sinh học AgrostimTM đã hạn chế đáng kể vi khuẩn Vibrio trong môi trường nước có khả năng gây bệnh phát sáng cho tôm ương so với bể ương đối chứng. Bảng 3.5: Dấu hiệu bệnh, số lượng và tỉ lệ cá chết trong ao nuôi có sử dụng CPSH Thời gian xuất hiện bệnh Dấu hiệu bệnh Số lượng cá chết (con) Tỷ lệ chết (%) Từ ngày 29/09/08 đến ngày 14/10/08 Xuất huyết nhẹ trên thân và vây, có nhiều dịch trong xoang bụng; trên gan, thận xuất hiện những đốm mủ trắng nhỏ. 15.660 4,4 Ao nuôi sử dụng CPSH có mật số vi khuẩn gây bệnh tương đối thấp trong suốt thời gian khảo sát. Khi bệnh xảy ra, mật số các nhóm vi khuẩn Aeromonas, E. ictaluri, Pseudomonas và Vibrio lần lượt là 23,0 x 102, 7,2 x 102, 27,0 x 102, 6,7 x 102 cfu/ml (ngày 09/10/08) (Bảng 3.3). Qua số liệu cho thấy mật số của vi khuẩn Aeromonas và Pseudomonas tương đối thấp, còn mật số vi khuẩn E. ictaluri cao nhất trong 27 lần phân tích mẫu. Và theo dấu hiệu bệnh ghi nhận được thì bệnh xảy ra có thể là do vi khuẩn gây ra mà tác nhân chính có thể là E. ictaluri. Theo Từ Thanh Dung và ctv (2003) vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh trên cá tra có các dấu hiệu bệnh lý như: cá có biểu hiện gầy, bơi lờ đờ, da nhợt nhạt, có hiện tượng xuất huyết ở da và hậu môn. Bên trong nội quan xuất hiện những đốm trắng có đường kính từ 1-3 mm, các cơ quan sưng to và có hiện tượng nhũn thận. Inglis et al (1993) cho rằng khi mật số vi khuẩn E. ictaluri trong môi trường nước ao nuôi vượt qua 1,3x103 cfu/ml thì khả năng lây nhiễm của vi khuẩn đối với cá da trơn có thể lên đến 100%. Nghiên cứu của Phan Thị Mỹ Hạnh (2004) tiến hành thí nghiệm một số yếu tố ảnh hưởng của bệnh mủ gan do vi khuẩn E. ictaluri gây ra trên cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đưa ra kết luận mật độ vi khuẩn khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến khả năng nhiễm bệnh mủ gan trên cá tra, khi ngâm cá khoẻ với mật độ vi khuẩn là 150,0 x 102 cfu/ml thì sau 14 ngày tỷ lệ hao hụt lên đến 63,3% và ở mật số là 150,0 x 103 cfu/ml thì tỷ lệ cá chết đến 96,7%. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 29 Một nghiên cứu khác của Plumb et al (2006) gây cảm nhiễm trên cá nheo Mỹ cũng cho kết quả gần như tương tự khi ở 26°C trong 10 ngày thí nghiệm cá chết 100% với mật số vi khuẩn là 1,5 x 103 cfu/ml. Theo kết quả khảo sát trong 24 lần thu mẫu thì mật số vi khuẩn E. ictaluri thấp hơn rất nhiều so với các thí nghiệm trên. Tuy nhiên, ở môi trường ao nuôi các yếu tố môi trường luôn biến động, chế độ chăm sóc hạn chế hơn trong điều kiện thực nghiệm. Mặt khác, trong ao nuôi luôn tồn tại một lượng vi khuẩn gây bệnh khác với mật độ cao, có thể làm cho sức khỏe của đối tượng nuôi bị suy giảm, dẫn đến sự mẫn cảm của cá nuôi đối với vi khuẩn E. ictaluri tăng cao. Các yếu tố này là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh cho vật nuôi khi ở mật độ thấp (7,2 x 102 cfu/ml ở ao nuôi sử dụng CPSH và 8,5 x 102 cfu/ml ở ao nuôi đối chứng). Khác ao nuôi đối chứng, trong ao nuôi có sử dụng CPSH thì tỷ lệ chết do bệnh gây ra là tương đối thấp chỉ có 4,4%. Từ đó cho thấy rằng khi sử dụng chế phẩm sinh học đã làm giảm tỷ lệ chết do bệnh gây ra so với ao đối chứng. Theo nghiên cứu của Moriarty (1999) cho thấy rằng trong môi trường ao nuôi tôm khi sử dụng chế phẩm sinh học (Bacillus spp) trong ao nuôi tôm đã bị bệnh sẽ giảm tỷ lệ chết do Vibrio gây ra đến 80% so với ao nuôi đối chứng. Nhìn chung, khi nuôi cá tra thâm canh trong ao, việc bổ sung các chế phẩm sinh học đã làm cho tần số xuất hiện bệnh thấp hơn so với ao đối chứng. Kết quả khảo sát cho thấy ao nuôi đối chứng có tỷ lệ chết cao hơn nhiều so với ao nuôi có sử dụng CPSH, việc nâng cao tỷ lệ sống trong ao nuôi sẽ làm tăng cao hiệu quả kinh tế trong ao nuôi. Các chế phẩm vi sinh đã tác động đến đối tượng nuôi trong ao theo chiều hướng có lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, hệ miễn dịch của vật nuôi được cải thiện đáng kể khi dịch bệnh giảm và số cá hao hụt thấp hơn ao nuôi đối chứng. Một số kết quả khác cũng cho kết quả tương tự khi thử nghiệm trên nhiều loại chế phẩm sinh học cho nhiều đối tượng nuôi khác nhau. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 30 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận - Trong suốt thời gian nuôi, tỷ lệ hao hụt ở mô hình nuôi đối chứng là 84.994 con/vụ nuôi chiếm 23,6% cao hơn nhiều so với mô hình nuôi có sử dụng CPSH là 46.957 con/vụ nuôi chiếm 13%. - Ao nuôi đối chứng: Trong suốt vụ nuôi, mật độ vi khuẩn Aeromonas, Edwardsiella ictaluri, Pseudomonas và Vibrio dao động lần lượt là 1,2-74 x 102 (cfu/ml); 0-8,5 x 102 (cfu/ml); 0,6-143 x 102 (cfu/ml), 0-1,3 x 102 (cfu/ml). Và có 2 lần xuất hiện bệnh do vi khuẩn gây ra. Lần 1 bệnh xuất hiện vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 (25/11-05/12/2008). Lần 2 bệnh xuất hiện vào giữa tháng 12 (13-22/12/2008). - Ao nuôi sử dụng CPSH: Trong suốt vụ nuôi, mật độ dao động của vi khuẩn Aeromonas (1,0-60 x 102) cfu/ml, Edwardsiella ictaluri (0-7,2 x 102) cfu/ml, Pseudomonas (0,6-77 x 102) cfu/ml và Vibrio (0-6,7 x 102) cfu/ml. Có 1 lần xuất hiện bệnh do vi khuẩn vào cuối tháng 9/2008 đến giữa tháng 10/2008. 5.2. Đề xuất - Cần thu và phân tích mẫu nước, mẫu cá vào các thời điểm cá bệnh nhằm đánh giá mật số vi khuẩn và tác nhân gây bệnh chính xác hơn. - Nên lập lại số lần phân tích mẫu theo vụ nuôi trong năm để xác định thời gian xuất hiện bệnh do các nhóm vi khuẩn. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmed, N. and M.R. Hasan, 2007. Sustainable livelihoods of pangus farming in rural Bangladesh. Aquaculture Asia, 12: 5-11pp. 2. Ali, M.Z., Hossain, M.A. and Mazid, M.A. 2005. Effect of mixed feeding schedules with varying dietary protein levels on the growth of sutchi catfish, Pangasius hypophthalmus (Sauvage) with silver carp, Hypophthalmichthys molitrix (Valenciennes) in ponds. Aquaculture Research, 36: 627-634pp. 3. Balcázar, J.L., I. Blas, I. Ruiz-Zarzuela, D. Cunningham, D. Vendrell and J.L. Múzuquiz, 2006. The role of probiotic in aquaculture. Veterinary microbiology, 114: 173-186pp. 4. Bộ môn sinh học và bệnh thủy sản, 2008. Thực tập giáo trình bệnh thủy sản 2. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ 5. Bùi Quang Tề, 2002. Bệnh thường gặp trên cá trắm cỏ và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 6. Châu Hồng Thúy, 2008. Khảo sát tình hình xuất hiện bệnh mủ gan do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra nuôi thâm canh ở tỉnh Trà Vinh. Luận văn cao học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ 7. Crumlish, M., T.T. Dung, J. F. Turnbull, N.T.N. Ngoc and H.W. Ferguson, 2002. Identification of Edwardsiella ictaluri from diseased freshwater catfish, Pangasius hypophthalmus (Sauvage), cultured in the Mekong Delta, Vietnam. Journal of Fish Diseases, 25: 733–736pp. 8. Demircan, D. and A. CandaAn, 2005. Identification of Vibrio anguillarum by PCR (rpoN Gene) Associated with Vibriosis in Marine Fish in Turkey. Turk. J. Vet. Anim. Sci, 30: 305-310pp. 9. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2004. Giáo trình bệnh học thủy sản. Khoa nuôi trồng thủy sản, Đại học thủy sản Nha Trang, 345 trang. 10. Dương Long Trì, 2008. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 10 năm 2008 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trung tâm tin học và thống kê. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. (cập nhật ngày 07/11/2008). 11. Dương Nhật Long, 2006. Giải pháp kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng và khai thác bền vững sản phẩm cá tra nuôi xuất khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 32 12. Ferguson, H.K., J.F. Turbull, A. Shinn, K. Thompson, T.T. Dung and M. Crumlish, 2001. Bacillary necrosis in farmed the Mekong Delta, Vietnam. Journal of Fish Diseases, 24: 509-513pp. 13. Hà Văn, 2007. 3 điều kiện để phát triển bền vững nghề nuôi cá tra. ben_vung_nghe_nuoi_ca_tra.html (cập nhật 04/11/2008). 14. Health Protection Agency (2004). Thiosulphate citrate bile salt sucrose agar (TCBS agar). National Standard Method MSOP 16 Issue 4. standardmethods.org.uk/pdf_sops.asp. 15. Huỳnh Thị Phương Uyên, 2008. Tiêu chuẩn hóa phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của thuốc kháng sinh lên vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila tại Khoa Thủy sản. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 16. Huỳnh Thị Tú, Trần Văn Nhì, Trần Văn Bùi, Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Thanh Phương, 2006. Tình hình nuôi và sử dụng thức ăn cho cá tra (Pangasius hypophthalmus) nuôi ao và bè ở An Giang. Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006: trang 152-157. 17. Huys, G. 2002. Preservation of bacteria using commercial cryopreservation systems. Standard Operationg Procedure, Asiaresist. 2002. 18. Huys, G., M. Pearson, P. Kämpfer, R. Denys, M. Cnockaert, V. Inglis and J. Swings, 2003. Aeromonas hydrophila subsp. ranae subsp. nov., isolated from septicaemic farmed frogs in Thailand. International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology, 53: 885–891pp. 19. Inglis V., R.J. Roberts and N.R. Bromage, 1993. Bacterial disease of fish. Institute of aquaculture. 20. Keskin, O., S. Seçer, M. Izgür, S. Türkyilmaz, S. Mkakosya, 2002. Edwardsiella ictaluri Infection in Rainbow Trout (Oncorhynchus mykiss). Turk J Vet Anim Sci, 28 (2004): 649-653pp. 21. Lê Đình Duẩn và Phạm Văn Ty, 2007. Nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm chế phẩm probiotic làm sạch nước nuôi tôm. Trường Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội. 22. Moriarty, D.J.W., 1999. Disease Control in Shrimp Aquaculture with Probiotic Bacteria. Microbial Interactions in Aquaculture. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 33 23. Moro, E., R. Weiss, R. Friedrich, C. Vargas, L. Weiss and M. P. Nunes, 1999. Aeromonas hydrophila isolated from cases of bovine seminal vesiculitis in south Brazil. J Vet Diagn Invest, 11:189–191pp. 24. Nguyễn Chung, 2008. Kỹ thuật nuôi cá kèo (Pseudapocryptes elongatus). NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 25. Nguyễn Chung, 2008. Kỹ thuật sinh sản và nuôi cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata). NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 26. Nguyễn Phước Thành, 2007. Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản. (cập nhật ngày 02/11/2008). 27. Nguyễn Tấn Duy Phong, 2008. Điều tra hiện trạng nuôi, bệnh và tình hình sử dụng thuốc - hóa chất trong nuôi thâm canh cá tra ao (Pangasianodon hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 28. Nguyễn Thị Thu Hằng, 2005. Giáo trình thực tập vi sinh vật học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 29. Nusbaum, K.E. and E.E. Morrison, 2002. Edwardsiella ictaluri bacteraemia elicits shedding of Aeromonas hydrophila complex in latently infected channel catfish, Ictalurus punctatus (Rafinesque). Journal of Fish Diseases, 25: 343-350pp. 30. Oanh, D.T.H., 1999. Characterization and Pathogenicity Studies on Vibrio Bacteria Isolated from fish anf shellfish in Vietnam. College Aquaculture and Fisheries. Can Tho Unversity. 29pp. 31. Oanh, D.T.H., T.T.T. Hoa and N.T. Phuong, 2004. The Effects of Probiotics on Culture Conditions of Freshwater Prawn (Macrobrachium rosenbergii) Larvae. nstitute for Marine Aquaculture, College of Agriculture, Can Tho Unversity, Can Tho, Vietnam 32. Olsson, J.C., A. Westerdahl, P.L. Conway and S. Kjelleberg, 1992. Intestinal Colonization Potential of Turbot (Scophthalmus maximus)- and Dab (Limanda limanda)-Associated Bacteria with Inhibitory Effects against Vibrio anguillarum. Applied And Environmental Microbiology, 58: 551- 556pp. 33. Phạm Thị Mỹ Hạnh, 2004. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng bệnh vi khuẩn do Edwardsiella ictaluri trên cá tra (Pangasius hypophthalmus) ở PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 34 Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ, 47 trang. 34. Phạm Thị Tuyết Ngân, 2007. Giáo trình vi sinh vật hữu ích. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 35. Plumb, J.A. and C. Shoemaker, 1995. Effects of temperature and salt concentration on latent Edwardsiella ictaluri infections in channel catfish. Disease Of Aquatic Organisms, 21: 171-175pp. 36. Plumb, J.A. and D.J. Sanchez, 2006. Susceptibility of five species of fish to Edwardsiella ictaluri. Journal of Fish Diseases, 6:261-266pp. 37. Reed, P. A. and R. Francis-Floyd, 1996. Vibrio Infections of Fish. Institute of Food and Agricultural Sciences. Published June 1996. 38. Řehulka, J., (2002). Aeromonas causes severe skin lesions in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss): clinical pathology, haematology and biochemistry. ACTA VET. BRNO, 71: 351–360pp. 39. Shotts, E.B. and W.D. Waltman, 1990. A medium for the selective isolation of Edwardsiella ictaluri. Journal of Wildlife Diseases, 26: 214-218 pp. 40. Swann, L. and M.R. White, 1989. Diagnosis and Treatment of “Aeromonas hydrophila” Infection of Fish. Aquaculture Extension. 41. Tô Công Tâm, 2002. Khảo sát sự biến động các yếu tố thủy lý, hóa của nước và các nhóm vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi cá tra mùa lũ. Tiểu luận tốt nghiệp Đại học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 42. Trần Anh Dũng, 2005. Điều tra tình hình bệnh cá tra (Pangasius hypophthalmus) và basa (Pangasius borcouti) nuôi thâm canh ở An Giang. Luận văn cao học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 43. Trần Hồng Thủy, 2007. Phân lập và định danh vi khuẩn Aeromonas hydrophila trên ếch Thái Lan (Rana tigerina) nuôi tại khu vực ven đô Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí KHKT Nông lâm nghiệp 1 & 2 (2007). Đại học Nông lâm Tp. HCM. 44. Trần Thị Tuyết Hoa, Cao Tuấn Anh, Đặng Thụy Mai Thy, Nguyễn Thị Thu Hằng và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2007. Bệnh vi khuẩn trên cá tra (Pangasius hypophthalmus) và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong Nguyễn Thanh Phương, 2007. Quan trắc môi trường và xác định tác nhân gây bệnh trên cá da trơn (Tra- Pangasius hypophthalmus và basa- Pangasius borcouti) và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở tỉnh An Giang. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 35 45. Từ Thanh Dung và Nguyễn Thị Như Ngọc, 2002. Giáo trình bệnh học thủy sản. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ. 46. Từ Thanh Dung và Nguyễn Thị Như Ngọc, 2006. Thực tập bệnh vi khuẩn trên động vật thủy sản. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ. 47. Từ Thanh Dung, 2008. Bài giảng bệnh vi khuẩn trên động vật thủy sản. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 48. Từ Thanh Dung, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Thị Tuyết Hoa, 2005. Giáo trình bệnh học thủy sản. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 49. Từ Thanh Dung, M. Crumlish, Nguyễn Thị Như Ngọc, Nguyễn Quốc Thịnh và Đặng Thụy Mai Thy, 2003. Xác định vi khuẩn gây bệnh trắng gan trên cá tra (Pangasius hypophthalmus). Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ 2004: 137-142 trang. 50. Vijayabaskar, P. and S.T. Somasundaran, 2008. Isolation of bacteriocin producing lactic acid bacteria from fish gut and probiotic activity against common fresh water fich pathogen Aeromonas hydrophila. Biotechnology, 7: 124-128pp. 51. Xiang-Hong, W., L. Jun, J. Wei-Shang, X. Huai-Shu, 1998. Application of Probiotics in Aquaculture. Ocean University of Qingdao. Qingdao. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 36 PHỤ LỤC 1 1. Thành phần và cách pha một số môi trường chọn lọc 1.1. Môi trường Aeromonas medium base (England) Thành phần: - Proteoes pentone 5,0 g - Yeast extract 3,0 g - Lysine mono-hydrochloride 3,5 g - L-Arginine mono-hydrochloride 2,0 g - Inositol 2,5 g - Lactose 1,5 g - Sorbitol 3,0 g - Xylose 3,75 g - Bile salt 3,0 g - Sodium thiosulphate 10,67 g - Sodium chloride 5,0 g - Ferric ammonium citrate 0,8 g - Bromothymol blue 0,04 g - Thymol blue 0,04 g - Agar 12,5 g Hòa tan 29,5 g môi trường với 500 ml nước cất sau đó nấu đến khi tan môi trường, để nguội khoảng 40-50°C, cho dung dịch ampicillin (hòa tan với 1 ml nước cất tiệt trùng) vào dung dịch môi trường trong điều kiện vô trùng. Trộn đều, sau đó đổ ra đĩa petri. 1.2. Môi trường Pseudomonas isolation agar (PIA) Thành phần: - Peptone 20,0 g - Magnesium Chloride 1,4 g - Potassium Sulfate 10,0 g - Irgasan™ 0,025 g - Agar 13,6 g Hòa tan 45g môi trường với glycerol 100% trong 1 lít nước cất, lắc đều. Sau đó đem thanh trùng bằng nồi khử trùng áp suất (autoclave) ở 121°C, trong 15 phút. Để nguội và đổ ra đĩa petri. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 37 1.3. Môi trường Edwardsiella ictaluri medium (EIM) (Shotts et al., 1990) Thành phần: Dung dịch 1 - Bacto-tryptone (Difco) 10,0 g - Yeast extract (Difco) 10,0 g - Phenylalanine 1,25 g - Ferric ammonium citrate 1,2 g - Sodium chloride 5,0 g - Bromothymol blue 0,03 g - Agar 17,0 g - Nước cất 990 ml Dung dịch 2 - Mannitol (Difco) 3,5 g - Colistin 0,01 g - Bile salts (Difco) 10,0 g - Nước cất 10 ml Hòa tan dung dịch 1 bằng cách đun sôi. Để nguội khoảng 40-50°C và chỉnh pH=7,0-7,2. Sau đó tiệt trùng ở 121°C, trong 15 phút, để nguội khoảng 40-50°C. Thêm dung dịch 2 vào qua lọc (0,22mm) trong điều kiện vô trùng. Để nguội và đổ ra đĩa petri. 1.4. Môi trường thiosulfate citrate bile salt sucrose agar (TCBS agar) Thành phần: - Mixed peptone 10,0 g - Yeast extract 5,0 g - Sucrose 20,0 g - Sodium citrate 10,0 g - Ferric citrate 1,0 g - Sodium chloride 10,0 g - Sodium thiosulfate 10,0 g - Oxbile 5,0 g - Sodium cholate 3,0 g - Thymol blue 0,04 g - Bromothymol blue 0,04 g - Agar 14,0 g Hòa tan 88 g môi trường trong 1 lít nước cất bằng cách đun sôi. Để nguội khoảng 40-50°C và đổ ra đĩa petri. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 38 2. Nước muối sinh lý Hòa tan 0,85g NaCl trong 100 ml nước cất, lắc đều, dùng pipet hút 9 ml cho vào mỗi ống nghiệm. Sau đó tiệt trùng ở 121°C, trong 15 phút. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 39 PHỤ LỤC 2 Bảng 1: Số lượng khuẩn lạc của vi khuẩn trong môi trường nước ao nuôi đối chứng mọc trên các môi trường chọn lọc ở các nồng độ pha loãng Ghi chú: “N”: Môi trường bị nhiễm Aeromonas E. ictaluri Pseudomonas Vibrio 100 10-1 10-2 100 10-1 10-2 100 10-1 10-2 100 10-1 10-2 25/07/08 29 3 0 0 0 0 32 2 1 0 0 0 31/07/08 62 4 0 4 0 0 39 3 0 0 0 0 07/08/08 15 3 0 1 0 0 21 3 0 0 0 0 14/08/08 >200 19 2 0 0 0 >200 33 3 1 0 0 21/08/08 >200 42 4 0 0 0 6 1 0 0 0 0 28/08/08 >200 50 5 8 0 0 114 8 0 5 0 0 04/09/08 12 0 0 3 0 0 5 0 0 0 0 0 11/09/08 131 11 0 8 0 0 20 2 0 0 0 0 18/09/08 >200 37 4 N N N 47 4 0 0 0 0 25/09/08 156 10 0 59 6 0 58 6 0 0 0 0 02/10/08 31 3 0 0 0 0 73 8 0 8 1 0 09/10/08 >200 21 2 42 5 0 147 11 1 5 0 0 16/10/08 112 14 1 27 3 0 53 4 0 0 0 0 23/10/08 32 4 0 5 1 0 37 3 0 11 0 0 30/10/08 62 6 0 7 0 0 82 12 1 0 0 0 06/11/08 92 11 1 23 2 0 N N N 0 0 0 13/11/08 18 2 0 23 2 0 62 6 0 13 1 0 20/11/08 98 9 1 39 5 0 117 15 1 0 0 0 27/11/08 >200 63 8 32 4 0 >200 143 15 9 0 0 04/12/08 62 6 0 27 3 0 130 14 0 0 0 0 11/12/08 170 16 1 60 5 0 >200 30 3 0 0 0 18/12/08 >200 74 7 85 9 0 >200 83 8 0 0 0 25/12/08 144 16 2 18 2 0 169 18 2 0 0 0 01/01/09 >200 27 3 25 2 0 >200 30 3 3 0 0 08/01/09 28 3 0 2 0 0 98 9 1 0 0 0 15/01/09 120 12 1 49 5 0 140 12 1 0 0 0 22/01/09 110 10 1 6 0 0 68 7 0 0 0 0 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 40 PHỤ LỤC 3 Bảng 2: Số lượng khuẩn lạc của vi khuẩn trong môi trường nước ao nuôi có sử dụng CPSH mọc trên các môi trường chọn lọc ở các nông độ pha loãng kế tiếp nhau Ghi chú: “N”: Môi trường bị nhiễm Aeromonas (khuẩn lạc) E. ictaluri (khuẩn lạc) Pseudomonas (khuẩn lạc) Vibrio (khuẩn lạc) 100 10-1 10-2 100 10-1 10-2 100 10-1 10-2 100 10-1 10-2 25/07/08 30 3 0 0 0 0 12 0 0 0 0 0 31/07/08 42 4 0 6 1 0 47 4 0 0 0 0 07/08/08 35 5 0 8 0 0 15 1 0 0 0 0 14/08/08 >200 42 5 0 0 0 >200 75 8 5 0 0 21/08/08 >200 60 7 0 0 0 6 0 0 0 0 0 28/08/08 >200 55 6 10 1 0 139 16 1 12 1 0 04/09/08 32 3 0 5 0 0 16 1 0 0 0 0 11/09/08 172 15 1 10 1 0 92 9 0 0 0 0 18/09/08 >200 29 3 N N N 108 7 0 13 4 0 25/09/08 188 13 1 68 7 0 118 8 0 0 0 0 02/10/08 44 3 0 N N N 29 2 0 17 1 0 09/10/08 >200 23 2 72 6 0 >200 27 3 67 9 0 16/10/08 10 0 0 39 3 0 49 4 0 1 0 0 23/10/08 110 12 1 7 0 0 80 8 0 0 0 0 30/10/08 77 6 0 12 1 0 133 19 3 1 0 0 06/11/08 158 13 1 62 10 1 N N N 3 0 0 13/11/08 36 4 0 47 6 0 89 10 1 9 0 0 20/11/08 119 10 1 14 1 0 148 12 1 0 0 0 27/11/08 >200 40 5 17 2 0 >200 77 9 7 0 0 04/12/08 68 7 0 24 2 0 49 6 0 0 0 0 11/12/08 133 12 1 48 5 0 >200 25 2 0 0 0 18/12/08 11 1 0 27 3 0 112 11 1 4 0 0 25/12/08 66 6 0 7 0 0 59 5 0 0 0 0 01/01/09 168 17 2 14 1 0 180 17 2 0 0 0 08/01/09 56 6 0 15 1 0 109 10 1 0 0 0 15/01/09 84 8 1 35 4 0 6,4 13 1 0 0 0 22/01/09 82 8 1 3 0 0 64 6 0 0 0 0 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 41 LỜI CẢM TẠ Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Chân thành cảm ơn các quí thầy, cô, các anh, chị trong Bộ môn Thủy sinh học và Bệnh thủy sản đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn những người bạn thân và tập thể lớp Bệnh học thủy sản K31 đã luôn ủng hộ tôi, gắn bó và chia sẻ với tôi những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Chân thành cảm ơn! i PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 42 TÓM TẮT Đề tài “Khảo sát mật độ vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas, Edwardsiella ictaluri và Vibrio trong môi trường nước nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học (probiotic) ở Đồng Tháp” được thực hiện nhằm tìm hiểu mật số của một số giống loài vi khuẩn trong môi trường nước ao nuôi cá tra thâm canh. Qua 6 tháng phân tích mẫu nước của 2 ao nuôi cá tra thâm canh ở Đồng Tháp. Tổng cộng có 54 mẫu, trong đó có 27 mẫu ở ao đối chứng (không sử dụng chế phẩm sinh học) và 27 mẫu ở ao có sử dụng chế phẩm sinh học (Pond-clear, Soil- pro, Lactobacillus feed, Beta-glucan 40, Microcin). Bằng phương pháp phân lập vi khuẩn trong môi trường nước của Huys et al (2002) đã xác định có sự hiện diện của các nhóm vi khuẩn Aeromonas, Edwardsiella ictaluri, Pseudomonas và Vibrio trên môi trường chọn lọc với mật độ vi khuẩn dao động trong suốt vụ nuôi ở ao đối chứng lần lượt là 1,2-74 x 102 (cfu/ml); 0-8,5 x 102 (cfu/ml); 0,6-143 x 102 (cfu/ml), 0-1,3 x 102 (cfu/ml). Đối với ao có sử dụng CPSH thì mật độ dao động của vi khuẩn Aeromonas (1,0-60 x 102) cfu/ml, Edwardsiella ictaluri (0-7,2 x 102) cfu/ml, Pseudomonas (0,6-77 x 102) cfu/ml và Vibrio (0-6,7 x 102) cfu/ml. Kết quả cho thấy ao nuôi đối chứng xuất hiện bệnh 2 lần cá bệnh với tỉ lệ cá chết 23,6%, trong khi ao nuôi có sử dụng CPSH chỉ có 1 lần xuất hiện bệnh với tỷ lệ hao hụt thấp hơn nhiều so với ao đối chứng 13% trong suốt vụ nuôi. Như vậy, sử dụng CPSH trong ao nuôi cá tra thâm canh có thể khống chế mật độ vi khuẩn gây bệnh cho cá, giảm tỉ lệ cá chết gần 50% trong suốt quá trình nuôi cá. ii PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 43 MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ..........................................................................................................i TÓM TẮT..............................................................................................................ii MỤC LỤC.............................................................................................................iii DANH SÁCH BẢNG............................................................................................v DANH SÁCH HÌNH.............................................................................................vi CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1 1.1. Giới thiệu ................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu ................................................................................................... 2 1.3. Nội dung .................................................................................................. 2 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................. 3 2.1. Sơ lược đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) .... 3 2.2. Tình hình nuôi cá tra trong và ngoài nước ................................................ 3 2.2.1. Trong nước ........................................................................................ 3 2.2.2. Ngoài nước ........................................................................................ 3 2.3. Một số bệnh thường gặp trên cá tra ........................................................... 4 2.4. Đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn Aeromonas, Edwardsiella ictaluri, Pseudomonas và Vibrio trên động vật thủy sản ............................................... 4 2.4.1. Vi khuẩn Aeromonas .......................................................................... 4 2.4.2. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri .......................................................... 6 2.4.3. Vi khuẩn Pseudomonas ...................................................................... 8 2.4.4. Vi khuẩn Vibrio ................................................................................. 9 2.5. Sử dụng chế phẩm sinh học (probiotic) trong nuôi trồng thủy sản ........... 10 2.5.1. Sơ lược về probiotic ......................................................................... 10 2.5.2. Tình hình sử dụng probiotic trong nuôi trồng thủy sản ..................... 12 2.5.3. Một số sản phẩm sinh học dùng trong nuôi thủy sản ........................ 12 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 14 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 14 3.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 14 3.2.1. Dụng cụ ........................................................................................... 14 3.2.2. Thiết bị ............................................................................................ 14 3.2.3. Hóa chất và môi trường .................................................................... 14 3.2.4. Chế phẩm sinh học ........................................................................... 14 3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 15 3.3.1. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và môi trường ....................................... 15 3.3.2. Thu mẫu ........................................................................................... 15 3.3.3. Phân tích mẫu .................................................................................. 15 3.3.4. Xử lý số liệu .................................................................................... 16 iii PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 44 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 17 4.1. Sử dụng chế phẩm sinh học và biến động tỷ lệ chết trong ao nuôi .......... 17 4.1.1. Sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi ........................................ 17 4.1.2. Sự biến động tỷ lệ chết trong ao nuôi ............................................... 17 3.2. Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn phân lập trong trong môi trường nước ở hai mô hình nuôi ........................................................................................... 20 3.3. Sự biến động về mật số vi khuẩn trong môi trường nước ao nuôi............ 21 3.3.1. Mật số vi khuẩn Aeromonas tổng cộng ............................................. 22 3.3.2. Mật số vi khuẩn Pseudomonas tổng cộng ......................................... 24 3.3.3. Mật số vi khuẩn Edwardsiella ictaluri tổng cộng ............................. 25 3.3.4. Mật số vi khuẩn Vibrio tổng cộng ................................................... 25 3.4. Mối quan hệ giữa sự biến động mật số vi khuẩn gây bệnh và tình hình xuất hiện bệnh trong ao nuôi ......................................................................... 26 3.4.1. Ao nuôi đối chứng ........................................................................... 26 3.4.2. Ao nuôi có sử dụng CPSH ............................................................... 27 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................ 30 5.1. Kết luận .................................................................................................. 30 5.2. Đề xuất ................................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 31 PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 36 PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... 39 PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................... 40 iv PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 45 DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Các thông số kỹ thuật của hai mô hình nuôi........................................ 17 Bảng 3.2 Số lượng và tỷ lệ chết của cá sau 6 tháng nuôi ở hai mô hình..............18 Bảng 3.3: Mật số vi khuẩn trong môi trường nước ao nuôi đối chứng và ao nuôi có sử dụng CPSH ................................................................................................23 Bảng 3.4: Dấu hiệu bệnh lý và tỷ lệ cá chết khi xuất hiện bệnh trong ao nuôi đối chứng....................................................................................................................26 Bảng 3.5: Dấu hiệu bệnh và số lượng cá chết khi xuất hiện bệnh trong ao nuôi có sử dụng CPSH .....................................................................................................28 v PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 46 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Cá tra bệnh xuất huyết do vi khuẩn A. hydrophila ...............................5 Hình 2.2. Cá tra bệnh mủ gan: các đốm trắng trên gan, thân và tùy tạng..............8 Hình 3.3: Hình thái khuẩn lạc vi khuẩn Aeromonas, Edwardsiella ictaluri, Pseudomonas trên các môi trường chọn lọc ........................................................20 vi PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_dc_cong_0614.pdf
Luận văn liên quan