Về công tác phòng cháy chữa cháy: Mặc dù doanh nghiệp có trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đúng theo những quy định. Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy vẫn chưa được bảo dưỡng thường xuyên, công tác tập huấn cho công nhân về phòng cháy chữa cháy chưa được quan tâm nên nếu có xảy ra sự cố thì có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
39 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11480 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát quy trình chế biến gạo trắng tại Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Với điều kiện khí hậu thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, mạng lưới sông ngòi dày đặc, phù sa bồi đắp hàng năm nên Việt Nam có nhiều lợi thế trong sản xuất lúa gạo, sản lượng hàng năm của cả nước đạt 35 – 37 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 15 triệu tấn (tương đương 7 triệu tấn gạo) để xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia.
Thế mạnh về lúa gạo được sản xuất ở 2 khu vực lớn là Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan.
Trong những năm gần đây, khi Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới đã tạo điều kiện cho hàng nông sản Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế, sự mua bán trao đổi hợp tác kinh doanh ngày càng tăng nên yêu cầu về chất lượng càng được chú trọng đòi hỏi phải có một tiêu chuẩn nhất định để mua bán được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên xét về phương diện chung hiện nay thì chất lượng gạo sản xuất tại Việt Nam cũng không đồng đều, phần lớn các loại gạo chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì phần lớn tập trung ở các Công ty lớn có đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chế biến và ngồn vốn lớn nên thu mua được nguyên liệu đạt chất lượng cao. Còn ở các doanh nghiệp nhỏ thì chất lượng gạo cũng chỉ đáp ứng cho thị trường nội địa.
Nguyên nhân phần lớn là do các doanh nghiệp nhỏ thiếu vốn để đầu tư vào trang thiết bị hiện đại và nguyên liệu đầu vào cũng không ổn định nên chất lượng sản phẩm đầu ra đạt chất lượng không cao.
Để nhằm tìm hiểu về dây chuyền sản xuất lúa gạo của một số doanh nghiệp trên địa bàn, được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, em xin tham gia thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng với đề tài: “Khảo sát quy trình chế biến gạo trắng tại Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng” để tìm hiểu sâu về vấn đề này.
Mục đích:
Khảo sát quy trình chế biến gạo trắng tại Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng.
Yêu cầu:
Khảo sát để tìm hiểu về quy trình thực hiện, đồng thời đánh giá các vấn đề có liên quan trong quá trình chế biến và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm gạo.
Giới hạn của đề tài:
Do thời gian hạn chế nên em chỉ khảo sát các quy trình và sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng chứ không khảo sát thêm dây chuyền và các sản phẩm của Công ty, doanh nghiệp khác.
PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam:
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, trong vòng 3 năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục liên tiếp về số lượng và trị giá. Dự kiến cả năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt mức kỷ lục 7 triệu tấn.
Báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam cho hay, trong giai đoạn 2006 - 2010, xuất khẩu gạo đạt gần 27 triệu tấn với tổng giá trị hơn 10,5 tỉ USD. Đặc biệt từ năm 2008, trị giá tăng vọt gần 100% so với năm trước do giá gạo trên thị trường tăng đột biến, đạt 2,663 tỉ USD.
Riêng năm 2009, số lượng xuất khẩu gạo đã tăng vọt đat mức kỷ lục hơn 6 triệu tấn, tăng 29,35% so với năm 2008. Đến năm 2010, xuất khẩu gạo tiếp tục đạt mức kỷ lục mới về cả số lượng và trị giá với 6,75 triệu tấn (gần 3 tỉ USD), nếu tính cả xuất khẩu tiểu ngạch có thể lên đến gần 7 triệu tấn.
Như vậy, trong vòng 3 năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục liên tiếp về số lượng và trị giá. Hiệp hội lương thực Việt Nam dự đoán xuất khẩu gạo trong năm 2011 sẽ đạt mức 7 triệu tấn. Bởi riêng trong 8 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu đã đạt 5,3 triệu tấn.
Dự báo về tình hình xuất khẩu gạo từ 2012 - 2015, Hiệp hội lương thực Việt Nam nhận định: Nhìn chung trong 4 năm tới số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ ổn định ở mức 6 triệu tấn/năm, nhưng chất lượng gạo sẽ thay đổi và thị trường cạnh tranh gay gắt từ các nguồn cung cấp mới như: Myanma, Campuchia,... Do đó, Việt Nam cần nâng cao chất lượng lúa gạo trên cơ sở chọn giống và thiết lập các vùng nguyên liệu chất lượng cao, từng bước hình thành thương hiệu sản phẩm riêng.
Hiện nay các nước nhập khẩu gạo có khuynh hướng tìm đến thị trường Việt Nam để mua do giá gạo của Việt Nam rẻ hơn. Giá gạo Thái Lan loại thường tăng từ 550 USD lên 850 USD/tấn và loại gạo thơm từ 1.050 USD lên 1.400 USD/tấn, trong khi gạo thường của Việt Nam hiện chỉ chào giá 500-525 USD/tấn và gạo thơm 655-665 USD/tấn.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 8.600 - 8.700 đồng/kg tùy từng địa phương, tăng 300.000 đồng/tấn.
Giá gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 8.450 - 8.550 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, tăng 300.000 đồng/tấn.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 10.150 - 10.250 đồng/kg, tăng 300.000 đồng/tấn.
Giá gạo 15% tấm là 9.850 - 9.950 đồng/kg, tăng 300.000 đồng/tấn.
Giá gạo 25% tấm khoảng 9.350 - 9.450 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, tăng 250.000 đồng/tấn.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua là do:
- Chất lượng gạo Việt Nam ngày càng ổn định và củng cố vị thế.
- Năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
- Thị trường ngày càng mở rộng.
- Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam do giá gạo Thái Lan quá cao.
- Công tác điều hành xuất khẩu gạo linh hoạt, hợp lý và hiệu quả hơn.
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chất lượng của gạo
STT
Chỉ tiêu chất lượng
5%
10%
15%
20%
25%
1
Hạt đỏ - sọc đỏ
2
2
5
5
7
2
Hạt ẩm vàng
0,5
1
1,25
1,25
1,5
3
Hạt bạc phấn
6
7
7
7
8
4
Hạt hư bệnh
1
1,25
1,5
1,5
2
5
Hạt nếp
1,5
1,5
2
2
2
6
Hạt xanh non
0,2
0,2
0,3
0,5
1,5
7
Tạp chất
0,1
0,2
0,2
0,3
0,5
8
Thóc lẫn
15
20
25
25
30
9
Độ ẩm
14,0
14,0
14,0
14,5
14,5
10
Gạo nguyên
68
60
52
45
45
11
Chiều dài trung
bình hạt
6,8
6,5
6,6
6,2
6,2
12
Kích thước tấm
4,65
4,3
4,1
3,72
3,1
13
Mức xát
Rất kỹ
Bình thường
Bình thường
Bình thường
Bình thường
14
Mức bóng
2 pass
2 pass
1 pass
1 pass
1 pass
Năm 2011, Công ty Lương thực Sóc Trăng có kế hoạch xuất khẩu 130.000 tấn gạo. Tính đến cuối tháng 7, Công ty đã thu mua được gần 90.000 tấn (quy gạo) và đã xuất khẩu trên 75.000 tấn gạo, thu về gần 20 triệu USD, tăng 12% về lượng, nhưng về giá trị tăng tới trên 26% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối năm 2011, xuất khẩu sạo của tỉnh sóc Trăng có thể đạt 150.000 tấn.
Theo Giám đốc Công ty lương thực Sóc Trăng, giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo tăng mạnh do giá gạo xuất khẩu của tỉnh gần đây tăng khá cao, trung bình cao hơn 40 USD/tấn so với giá gạo xuất trung bình cuối năm trước.
Trong thời gian qua, Công ty lương thực Sóc Trăng đã đẩy mạnh việc thu mua và giá lúa trên địa bàn tỉnh cũng đang đứng ở mức cao, từ 6.500 - 6.700 đồng/kg (lúa khô). Nhận định tình hình xuất khẩu gạo trong những tháng còn lại của năm 2011, ông Lâm Định Quốc cho rằng: xuất khẩu gạo đang có chiều hướng thuận lợi, khả năng hết năm nay, Công ty lương thực Sóc Trăng sẽ xuất khẩu trên 150.000 tấn gạo, tăng 30.000 tấn so với năm 2010.
Tuy nhiên, gần đây tình trạng nhà đầu tư Trung Quốc thông qua thương lái người địa phương thu mua lúa gạo với giá cao trên để xuất khẩu theo đường tiểu ngach. Nếu ngành chức năng không có biện pháp quản lý chặt có thể dẫn đến tình trạng “sốt” giá, gây thiệt hại cho doanh nghiệp trong nước...
Hiện nay, ba nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Indonesia, Philippine và Malaysia, tiếp theo là Cuba, Xênêgan, Bangladesh, Bờ biển ngà …
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng – năm 2010)
2.2. Các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam:
2.2.1. Các loại gạo xuất khẩu hiện nay:
- Gạo trắng: WR 5%
- Gạo trắng: WR 10%
- Gạo trắng: WR 15%
- Gạo trắng: WR 20%
- Gạo trắng: WR 25%
- Tấm xuất khẩu
2.2.2. Tiêu chuẩn gạo trắng xuất khẩu:
Tiêu chuẩn gạo xuất khẩu Việt Nam
- Tấm:
5%
10%
15%
25%
max
- Tạp chất:
0.1%
0.2%
0.2%
0.5%
max
- Hạt phấn:
6%
7%
7%
8%
max
- Đỏ & sọc đỏ:
2%
2%
5%
7%
max
- Hạt vàng:
0.5%
1%
1.25%
1.5%
max
- Hạt hỏng:
1%
1.25%
1.5%
2%
max
- Hạt non:
0.2%
0.2%
0.2%
1.5%
max
- Thóc:
15%
20%
25%
30%
grains max/kg
- Ẩm độ:
14%
14%
14%
14.5%
max
Các loại gạo khác
Gạo nếp
Gạo Jasmine
Gạo Tám thơm
TT
Loại gạo
Quy cách phẩm chất
1
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 25% tấm
+ Tấm: 25.0% max + Độ ẩm: 14.5% max + Hạt hư: 2.0% max + Hạt vàng: 1.5% max + Tạp chất :0.5% max + Thóc: 30 hạt/kg max + Hạt phấn: 8.0% max + Hạt non: 1.5% max + Xay xát: Kỹ
2
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 15% tấm
+ Tấm: 15.0% max + Độ ẩm: 14% max + Hạt hư: 1.5% max + Hạt vàng: 1.25% max + Tạp chất: 0.2% max + Thóc: 25 hạt/kg max + Hạt bạc phấn: 7.0% max + Hạt non: 0.3% max + Xay xát: kỹ
3
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 10% tấm
+ Tấm: 10.0% max + Độ ẩm: 14% max + Hạt hư: 1.25% max + Hạt vàng: 1.00% max + Tạp chất: 0.2% max + Thóc: 20 hạt/kg max + Hạt bạc phấn: 7.0% max + Hạt non: 0.2% max + Xay xát: kỹ
4
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 5% tấm
+ Tấm: 5.0% max + Độ ẩm: 14% max + Hạt hỏng: 1.5% max + Hạt vàng: 0.5% max + Tạp chất: 0.1% max + Thóc: 15 hạt/kg max + Hạt bạc phấn: 6.0% max + Hạt non: 0.2% max + Xay xát: kỹ
Tổng quan về Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng:
2.3.1. Mặt bằng, địa chỉ, các thông tin về doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tư nhân chế biến lúa gạo Châu Hưng được thành lập ngày 20 tháng 03 năm 2001 theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng với tên giao dịch trên thị trường là Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng chuyên kinh doanh mua bán các mặt hàng từ lúa gạo, có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Thạnh Trị.
Tổng diện tích của doanh nghiệp là 2.000m2 bao gồm 1 nhà xưởng chế biến 1 nhà kho chứa sản phẩm, 1 văn phòng làm việc. Mặt bằng khá thuận lợi gồm đường bộ và đường thủy.
Địa chỉ: Ấp số 8 – Thị trấn Hưng Lợi – huyện Thạnh Trị - tỉnh Sóc Trăng.
Điện thoại: 0793.898117 - 0918.470.630. Email: gaochauhung@gmail.com
Hình 2.3.1: Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng
Trang thiết bị của doanh nghiệp gồm:
Máy xát trắng
Máy đánh bóng
Sàn phân ly
Sàn tạp chất
Sàn đảo
Máy sấy
Một số thiết bị phục vụ khác.
Về lĩnh vực hoạt động: Thu mua các loại sản phẩm từ lúa gạo để dự trữ và tiêu thụ trong nước. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đã xây dựng thành công thương hiệu gạo đặc sản Tài nguyên Thạnh Trị và được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền về nhãn hiệu chứng nhận hàng hóa.
2.3.2. Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy tổ chức của Doanh nghiệp gồm: Giám đốc, Phòng nghiệp vụ và phân xưởng sản xuất. Cụ thể:
Giám đốc: 1 người.
Phòng nghiệp vụ: 4 người
Phân xưởng sản xuất: 7 người.
Công nhân: 10 người.
Sơ đồ 2.3.2: Sơ đồ tổ chức của Doanh nghiệp
Giám Đốc
Phòng nghiệp vụ Phân xưởng sản xuất
Kế toán Thủ quỹ Thủ kho Tổ thu mua Tổ vận hành
- Giám đốc người có quyền hành cao nhất của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về đường lối kinh doanh, phát triển và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp.
- Phòng nghiệp vụ: Có trách nhiệm hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân xưởng sản xuất: Thực hiện việc theo dõi, kiểm tra hoạt động chế biến bao gồm kiểm tra nguyên liệu đầu vào và các sản phẩm đầu ra.
Chế độ lao động tại Doanh nghiệp:
Mặc dù là doanh nghiệp tư nhân nhưng doanh nghiệp vẫn luôn thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tuyển dụng cũng như sử dụng lao động tại doanh nghiệp như:
Trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động.
Đối với nhân viên làm tăng ca, ngày lễ đều được bồi dưỡng theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
Đối với công nhân bốc vác làm việc được hưởng theo sản phẩm, nếu làm việc ngoài giờ quy định thì vẫn được bồi dưỡng tương ứng.
2.3.3. Các sản phẩm chính của doanh nghiệp:
- Sản phẩm chính: Gạo WR 5%, WR 10%, WR 15%, WR 20%, WR 255%, tấm,…
- Sản phẩm phụ: Cám, tấm mẵn,…
- Phụ phẩm: Trấu.
Hình 2.3.3: Một số sản phẩm tiêu biểu của doanh nghiệp
Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp: Chủ yếu là tiêu thụ nội địa gồm thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như: Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Long An và một phần cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Sơ đồ 2.3.3: Sơ đồ mặt bằng Doanh nghiệp
Tỉnh lộ 16
Khu vực chứa các phụ phẩm: Trấu, cám
Kho chứa sản phẩm Kho chứa nguyên liệu Phân xưởng sản xuất
sản xuất
Khu vệ sinh Văn phòng làm việc
Sông Châu Hưng
PHẦN 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT
Quan sát dây chuyền công nghệ, các hoạt động của quá trình chế biến.
Ghi chép các thông số kỹ thuật, tham gia vào quá trình chế biến tại Doanh nghiệp.
Phân tích các chỉ tiêu chất lượng so sánh với TCVN.
Phân tích các hoạt động trong dây chuyền chế biến.
PHẦN 4:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả của quá trình khảo sát:
4.1.1. Quy trình sản xuất của Doanh nghiệp:
Nguyên liệu
Tách tạp chất
Xát trắng gạo
Lau bóng gạo
Sấy gạo
Tách tấm
Tách thóc
Gạo thành phẩm
Sơ đồ quy trình lau bóng gạo:
Dàn máy 1:
Nguyên liệu
Bồ đài 1
Thùng chứa
Bồ đài 2
Sàng tạp chất
Bồ đài 3
Máy xát trắng
Bồ đài 4
Máy xát trắng
Bồ đài 5
Sàng tách thóc
Bồ đài 7
Bồ đài hồi 6
Máy lau bóng 1
Bồ đài hồi 8
Bồ đài 9
Máy lau bóng 2
Bồ đài 10
Bồ đài 12
Máy lau bóng 1
Bồ đài 9
Bồ đài 10
Bồ đài 12
nhiệt
Bồn sấy nhiệt
Bồ đài 13
Bồn sấy gió
Sàng đảo
Trống chọn hạt
Bồ đài 14
Bồ đài 11
Băng tải
Tấm 1
Gạo bán thành phẩm
Tấm 2
Nguyên liệu
Bồ đài 1
Thùng chứa
Bồ đài 2
Sàng tạp chất
Bồ đài 3
Máy xát trắng
Bồ đài 4
Máy xát trắng
Bồ đài 5
Sàng tách thóc
Bồ đài 7
Bồ đài hồi 6
Máy lau bóng 1
Bồ đài hồi 8
Bồ đài 9
Máy lau bóng 2
Bồ đài 10
Bồ đài 12
Bồn sấy nhiệt
Bồ đài 13
Bồn sấy gió
Sàng đảo
Trống chọn hạt
Bồ đài 14
Bồ đài 11
Băng tải
Tấm 1
Gạo bán thành phẩm
Tấm 2
Gạo lẫn thóc
Gạo lẫn thóc
Thóc lẫn gạo
Dàn máy 2:
Nguyên liệu
Bồ đài 1
Thùng chứa
Bồ đài 2
Sàng tạp chất
Bồ đài 3
Máy xát trắng 1
(Cối Lamico)
Bồ đài 4
Máy xát trắng 2
(Cối Lamico)
Bồ đài 5
Sàng tách thóc
Bồ đài 7
Bồ đài hồi 6
Máy lau bóng 1
Bồ đài hồi 8
Bồ đài 9
Máy lau bóng 2
Bồ đài 10
Bồ đài 12
Bồn sấy
Bồ đài 11
Sàng đảo
Trống chọn hạt
Bồ đài 13
Băng tải
Bồ đài 14
Băng tải
Tấm 1
Gạo
Tấm 2
Gạo lẫn thóc
Gạo lẫn thóc
Thóc lẫn gạo
Nguyên liệu chính, phụ:
Trong quá trình nhập hàng cán bộ kiểm nghiệm sẽ lấy mẫu để đo độ ẩm và tiến hành so sánh xem có giống với mẫu lúc đầu không, để quyết định có nên nhập hàng tiếp hay phải ngưng để thỏa thuận lại giá cả.
Công nhân khuân vác sẽ phải nhận thẻ để tính số bao mà doanh nghiệp sẽ mua để tính ra tổng số tiền phải chi trả.
Trong lúc đó thì thủ kho sẽ cân định lượng lại một số bao nếu thiếu phải báo lại cho kiểm phẩm để điều chỉnh thỏa thuận với người bán.
Kiểm phẩm sẽ dựa vào ẩm độ và nhu cầu của doanh nghiệp mà quyết định có nên chế biến ngay hay là phải tồn kho một thời gian.
Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp thì phải tiến hành thu mua nguyên liệu để nhập kho và bảo quản trong một thời gian xác định thì đòi hỏi mặt hàng nhập vào phải đạt được những phẩm chất tốt.
Mặt hàng để doanh nghiệp nhập kho là lúa nguyên liệu và các loại gạo trắng nguyên liệu và gạo thành phẩm, ngoài năng lực nhập kho còn phải chịu sự chi phối của các đơn đặt hàng đã ký kết cùng với nhu cầu của thị trường.
Đối với gạo trắng nguyên liệu: Được nhập vào kho với phẩm chất trong giới hạn cho phép về sọc đỏ, độ trong, độ lẫn tạp chất,…Đặc biệt chú trọng về độ ẩm và kích thước tấm vì:
- Độ ẩm: Quyết định thời gian bảo quản, mức độ hư hỏng và một số yêu cầu của gạo thành phẩm.
- Kích thước tấm: Với cùng bảo quản một thời gian, số lượng và giá cả như nhau nhưng gạo có kích thước tấm dài sẽ cho hiệu quả kinh tế hơn vì thích hợp làm ra các loại gạo có tỉ lệ tấm thấp, sản phẩm đạt chất lượng cao.
Đối với gạo thành phẩm: Thông thường ở doanh nghiệp cùng thu mua nhiều loại gạo khác nhau như gạo trắng 5%, 10%, 15%, 20%, 25% tấm nhưng khi nhập kho để tồn trữ thì chủ yếu là gạo 5%, 10% với một số chỉ tiêu không được vượt quá mức cho phép.
Bảng 4.1.2: Bảng chỉ tiêu không vượt khi nhập kho
Các chỉ tiêu
Gạo trắng 5% tấm
Gạo trắng 10% tấm
Tấm ≤
5%
10%
Tạp chất ≤
0.1%
0.2%
Bạc bụng ≤
6%
7%
Hạt vàng ≤
0.5%
0.5%
Thóc ≤
15 hạt/kg
20 hạt/kg
Hạt đỏ - Sọc đỏ ≤
2%
3%
Thủy phần ≤
14%
14%
Mức xát
Xát kỹ và đánh bóng 2 lần
Xát kỹ và đánh bóng 2 lần
Để bắt đầu vào quy trình việc đầu tiên ta cần làm là cho nguyên liệu vào hộc đầy đủ, sau đó tiến hành kiểm tra nguồn điện, kiểm tra toàn bộ dây chuyền xem có hư hỏng không và cuối cùng là mở công tắt điện ở cầu dao chính rồi bật công tắt vận hành máy.
@ Chú ý: Khi bắt đầu cán bộ sẽ mở công tắt vận hành máy từ bồn thành phẩm trở ngược lên để loại ra khỏi máy những cặn bẩn của lần làm việc trước.
Nguyên liệu:
- Nguyên liệu được mang vào hộc thông qua băng tải và bồ đài 1 sẽ hoạt động để múc gạo lên thùng chứa nguyên liệu bằng các gàu tải.
- Từ thùng chứa nguyên liệu gạo sẽ được đưa xuống băng tải để cho bồ đài 2 múc lên chuyển sang công đoạn tiếp theo.
4.1.3. Quá trình sản xuất:
4.1.3.1. Tách tạp chất:
v Dàn máy 1:
- Nguyên liệu từ thùng chứa xuống băng tải chuyển sang bồ đài 2 rồi được các gàu tải đưa xuống thùng chứa vào sàng tạp chất. Bên trong sàng có thanh nam châm chịu trách nhiệm hút kim loại, ngoài ra còn có 2 lớp lưới sàng sẽ loại tạp chất lớn và loại tạp chất nhỏ.
- Nếu gạo ở thùng chứa phía trên sàng tạp chất đầy quá mức thì gạo đó sẽ được đưa theo đường ống dẫn xuống trở lại hộc nguyên liệu.
v Dàn máy 2: Tương tự như dàn máy 1 nhưng chỉ khác là sàng tạp chất không có thùng chứa phía trên và lỗ lưới mặt sàng nhỏ hơn.
Hình 4.1.3.1. Sàng phân loại tạp chất
Quá trình xay (bóc vỏ trấu):
Đầu tiên lúa được cung cấp vào bể chứa được gầu tải đưa qua sàng phân loại để lấy đi các tạp chất còn lẫn trong lúa. Tai đây các tạp chất như dây bao, cọng rơm, đất đá sẽ được tách ra. Sau đó, lúa được gầu tải đưa tới thùng chứa tạm, thùng chứa này có tấm điều chỉnh lượng lúa đi qua máy bóc vỏ kiểu ru lô cao su, tại đây lúa sẽ được các ru lô cao su chà xát để bóc vỏ.
Lúa sau khi đi qua máy bóc vỏ sẽ cho ra hỗn hợp gồm gạo lức, trấu càng, hạt thóc lửng, lúa chưa bóc vỏ và trấu. Hỗn hợp này sẽ được phân ly bởi quạt ly tâm, trấu và bụi nhỏ sẽ được quạt hút và đưa ra ngoài khu vực chứa trấu, trấu càng và các hạt thóc lửng cũng sẽ được lấy ra khỏi hỗn hợp.
Hỗn hợp còn lại bao gồm gạo lức và thóc chưa bóc vỏ sẽ được chuyến đến sàng phân loại. Tại vị trí sàng hỗn hợp sẽ được chia làm 3 sản phẩm: gạo lức, thóc chưa bóc vỏ và hỗn hợp gạo lức thóc chưa bóc vỏ. Hỗn hợp thóc và gạo lức sẽ được chuyển về gầu tải để phân loại lại, thóc chưa bóc vỏ được đưa trở lại máy bóc vỏ. gạo lức sau khi được phân loại tiếp tục được gầu tải đưa tới máy tách đá, sạn. Sau đó tiếp tục đưa tới máy xát trắng.
Bảng 4.1.3.2. Bảng chỉ tiêu nguyên liệu gạo bóc vỏ (gạo lức)
STT
Chỉ tiêu chất lượng
Đơn vị tính
Chỉ số chất lượng
Ghi chú
1
Độ ẩm
%
15.5- 19
Nếu là gạo có độ ẩm >17.5% (nhưng không vượt quá 19.0%) ở thời gian này thì cho phép nhập mua nhưng phải có biện pháp xử lý riêng:
+ Gạo có độ ẩm 17.5%- 18.5% thì đưa vào xử lý ngay hoặc chậm nhất là 72 giờ.
+ Gạo có độ ẩm 18.5%- 19.5% khi nhập mua thì đưa vào xử lý ngay hoặc chậm nhất là 48 giờ.
2
Tạp chất (tối đa)
%
2- 3
3
Tấm (tối đa)
%
5- 20
4
Thóc lẫn (tối đa)
Hạt/ kg
60- 300
5
Hạt nguyên (tối thiểu)
%
70- 90
6
Rạn (tối đa)
%
3- 4
7
Hạt phấn (tối đa)
%
6- 15
8
Hạt đỏ (tối đa)
%
2- 15
9
Hạt bệnh (tối đa)
%
0.2- 1.5
10
Xanh non (tối đa)
%
4- 10
11
Hạt vàng
%
0.2- 1
12
Chiều dài hạt
mm
6.4- 6.8
Gạo được mua lại từ các tiểu thương, kiểm phẩm cũng sẽ kiểm tra độ ẩm, rồi xem xét gạo xấu hay đẹp mà thỏa thuận giá với người bán. Cũng như gạo lức cán bộ kiểm tra sẽ phải dùng cây xiên, lấy mẫu gạo để so sánh lại tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp khi gạo không đạt chất lượng như mẫu đã lấy.
Hình 4.1.3.2. Máy bóc vỏ trấu
4.1.3.3. Tách thóc:
- Gạo đã xát trắng xong liền được đưa tới thùng chứa rồi xuống sàng phân ly để tách thóc bởi bồ đài 5. Gạo nguyên liệu phải qua 9 lớp sàng và được chia ra 3 phần:
+ Phần gạo còn lẫn ít thóc được bồ đài hồi 6 và 8 chuyển lên thùng chứa đưa xuống sàng bắt thóc lại.
+ Phần thóc lẫn gạo được đưa ra ngoài đóng bao đổ vào hộc nguyên liệu bắt đầu lại quy trình.
+ Phần gạo đã bắt hết thóc thì qua bồ đài 7.
F Chú ý:
Cả 2 dàn máy đều hoạt động giống nhau.
Nếu là gạo bán thành phẩm từ bồ đài 2 chuyển trực tiếp qua sàng tách thóc.
Nếu là gạo lức thì gạo sẽ từ bồ đài 5 rồi mới qua sàng tách thóc.
4.1.3.4. Quá trình xát trắng (Bóc vỏ cám):
- Sau khi làm sạch nguyên liệu qua bồ đài 3 được gào tải đưa xuống thùng chứa để vào cối xát trắng 1, rồi được bồ đài 4 đổ qua thùng chứa xuống máy xát trắng 2.
F Mục đích: Bóc đi lớp cám trên bề mặt do quá trình cọ xát giữa gạo với lưới, giữa gạo với patin cao su và giữa các hạt gạo với nhau.
Ở đây cám được tách ra và đưa về cylone lắng, sau đó cám lập tức được quạt hút đưa cám theo đường ống dẫn cám trở về buồng cám.
Hình 4.1.3.4. Máy xát trắng
@ Chú ý:
Trường hợp sàng phân li bị hư thì cán bộ vận hành máy phải điều chỉnh cho máy xát trắng hoạt động mạnh hơn để đánh rớt lớp vỏ trấu.
Cả 2 dàn máy đều hoạt động giống nhau nhưng năng suất của dàn máy 1 (Máy xát trắng Bùi Văn Ngọ) thấp hơn dàn máy 2 (Máy xát trắng Lamico).
Nếu chạy gạo trong kho (gạo bán thành phẩm nhập từ bên ngoài) thì gạo sẽ không qua công đoạn xát trắng.
Bảng 4.1.3.4. Bảng chỉ tiêu nguyên liệu gạo bán thành phẩm
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Chỉ số chất lượng
1
Độ ẩm
%
14.5- 16.5
2
Hạt nguyên
%
70.0- 80.0
3
Hạt rạn
%
0.5- 2.0
4
Hạt lúa
Hạt/ kg
50.0- 70.0
5
Tạp chất
%
1.0- 2.0
6
Tấm
%
4.0- 28.0
7
Chất lượng hạt
+ Hạt bạc bụng
+ Hạt sọc đỏ
+ Hạt bệnh
+Hạt vàng
%
%
%
%
8.0-9.0
0.5- 4.0
0.5- 2.5
0.5- 2
F Nhận xét: Gạo được mua vào được dùng theo 2 cách:
Cho vào lau lại do gạo bán thành phẩm chưa đạt độ bóng cần thiết.
Chuyển trực tiếp vào quy trình phối trộn.
4.1.3.5. Quá trình đánh bóng, đánh bóng nước:
Lau bóng gạo:
- Gạo được gàu tải của bồ đài 7 múc qua, ở đây xảy ra 2 trường hợp:
+ Chạy đơn (dành cho gạo 25% tấm): gạo sẽ đi qua cùng một lúc cả 2 máy lau bóng 1 và 2 rồi vào bồ đài 10.
+ Chạy chuyền (dành cho gạo 5% tấm và 10% tấm): đầu tiên gạo từ thùng chứa vào máy lau bóng 1 rồi được chuyển qua thùng chứa vào máy lau bóng 2 nhờ bồ đài 9, gạo được lau bóng lần 2 xong sẽ qua bồ đài 10.
- Trong quá trình lau bóng, gạo sẽ được phun sương nhờ bình phun nước ở phía sau máy lau bóng kết hợp với hơi gió lấy từ bên ngoài làm xáo trộn gạo ở bên trong khoang lưới tạo sự ma sát giữa gạo - lưới - thanh cản cao su dưới áp lực nén sẽ làm cho gạo trắng bóng. Suốt cả quá trình cán bộ kỹ thuật thường xuyên điều chỉnh vòi phun sương theo kinh nghiệm của mình và điều chỉnh máy lau để đạt độ sáng bóng theo yêu cầu. Trên thân máy có lắp đặt hệ thống ống hút cám và được đưa về cylone lắng để thu hồi.
Cả 2 dàn mày ở công đoạn này hoàn toàn giống nhau.
4.1.3.6. Sấy gạo:
v Dàn máy 1:
- Sấy nhiệt: Gạo từ bồ đài 10 qua bồ đài 12 vào thùng sấy nhiệt (vì độ ẩm của nguyên
liệu cao), thời gian này xí nghiệp 3 tiến hành sấy bằng điện. Hệ thống sấy nhiệt bắt đầu khởi động khi gạo được đưa lên bồn sấy khoảng 4 - 6 tấn và thời gian sấy sẽ tùy thuộc vào độ ẩm đầu vào.
+ Trường hợp gạo có độ ẩm cao 17,5% - 19,5% thì sấy với nhiệt độ 600C - 800C.
+ Trường hợp gạo có độ ẩm 16,5% - 17,5% thì sấy nhiệt ở 300C
+ Trường hợp gạo có độ ẩm 17% - 18% mà là gạo tốt thì sấy với nhiệt độ 500C - 600C.
- Sấy gió: Gạo chuyển qua bồ đài 13 rồi vào thùng sấy gió, tại đây gạo được làm nguội thông qua hơi gió do quạt thổi vào.
v Dàn máy 2:
- Trường hợp chạy gạo lức thì gạo từ bồ đài 10 qua bồ đài 12 đến bồn sấy, gạo lức có độ ẩm 14%- 16% thì chỉ sấy gió còn khi độ ẩm cao hơn thì ta sấy lửa ở trên trước rồi mới xuống sấy gió.
F Chú ý: Nếu chạy gạo trong kho (gạo bán thành phẩm có độ ẩm 14%-14.5%) thì không cần phải qua bồn sấy mà gạo sẽ được chuyển trực tiếp từ bồ đài 12 đến sàng đảo.
4.1.3.7. Tách tấm:
v Dàn máy 1:
- Sàng đảo: Gạo nguội lên bồ đài 14 qua sàng đảo, sàng này sẽ chuyển động theo vòng tròn tại đây gạo sẽ được phân loại theo 3 lớp lưới:
+ Lớp 1: Lỗ 4 li bắt gạo nguyên đưa ra ngoài vào trống chọn hạt.
+ Lớp 2: Lỗ 3,5 li bắt gạo nguyên còn lại đưa ra ngoài mang xuống trống chọn.
+ Lớp 3: Lỗ 1,8 - 2 li bắt tấm loại 2 (còn gọi là tấm mẵn) và chúng sẽ ra ngoài qua phiễu xuống thùng chứa đặt ở sau trống chọn đóng bao làm thức ăn gia súc.
- Trống chọn: Từ sàng đảo gạo lẫn tấm đều được đưa xuống trống tách tấm, ở đây tấm 1 và gạo được tách ra riêng.
v Dàn máy 2:
- Nếu là gạo trong kho thì gạo từ bồ đài 11 chuyển trực tiếp lên sàng đảo rồi xuống trống chọn và cách thức hoạt động cũng tương tự như dàn máy 1.
4.1.3.8. Đóng gói, thành phẩm:
Gạo thành phẩm
v Dàn máy 1: Gạo theo bồ đài 11lên băng tải cao su chuyển qua sàng thùng thành phẩm, còn tấm 1 chuyển trực tiếp ra ngoài đóng bao.
v Dàn máy 2: Gạo sẽ từ trống chọn qua bồ đài 13 lên băng tải vào thùng thành phẩm còn tấm 1 thì qua bồ đài 14 lên băng tải xuống thùng thành phẩm.
@ Nhận xét: Sau khi hoàn thành quy trình lau bóng gạo ta tiến hành tính toán lượng hao hụt để làm định mức cho những lần mua hàng tiếp theo và làm cơ sở cho việc định giá gạo xuất khẩu sau này.
v Cách tính hao hụt và tỉ lệ thu hồi
Đặt vấn đề: Khi đưa 36450 kg gạo lức vào dàn máy lau bóng ta thu được gạo 5% là 22800kg, tấm 1 là 7150kg, tấm 2 là 850kg, cám 1 là 4000kg, cám 2 là 1200kg.. Tính tỉ lệ thu hồi gạo 5% và hao hụt trong suốt quy trình?
Giải quyết vấn đề:
Ø Khi gạo này chưa qua bồn sấy
Tổng thu hồi :
36450 + 22800 + 7150 + 850 + 4000 = 36000kg
Tỉ lệ thu hồi sau quá trình lau bóng:
Hao gia công vô hình: (hao hụt từ thùng nguyên liệu tới máy lau bóng)
36450 – 3600 = 450kg
Ø Khi gạo này đã qua bồn sấy:
Khi qua sấy gạo có ẩm độ từ 15.5% giảm xuống 14.3%. Biết rằng trong 100kg gạo độ ẩm giảm 1 độ tức là khối lượng gạo sẽ giảm 1.2kg.
Hao hụt trong quá trình sấy:
Tổng lượng hao hụt trong suốt quy trình:
450 + 420 = 870kg
- Sau khi gia công chế biến xong, cán bộ sẽ ghi lại các thông số thực tế vào bảng đánh giá chất lượng.
Hình 4.1.3.8. Máy đóng bao
Thùng đấu trộn
Bồ đài
Cân đóng bao
4.1.3.9. Đấu trộn gạo:
- Căn cứ theo tiêu chuẩn ghi trong bảng kế hoạch được xây dựng, cán bộ kiểm phẩm phối trộn mẫu mang đến doanh nghiệp. Nếu được chấp nhận sẽ tiếng hành đấu trộn và tùy theo yêu cầu mà trộn lượng gạo- tấm cho phù hợp. Thông thường doanh nghiệp chỉ phối trộn gạo 5% tấm và 25% tấm. Tiến hành đấu trộn:
+ Thùng đấu trộn: Gạo sẽ được mang lên băng tải nghiên chuyển vào thùng đấu trộn tại đây gạo sẽ từ các ngăn:
Gạo 5%: Các ngăn chỉ đấu gạo 5% (gạo đẹp + gạo không đẹp).
Gạo 25%: Các ngăn đấu tấm 1 với gạo 20% tấm.
+ Bồ đài: Phía dưới thùng đấu trộn có một hệ thống băng tải, gạo xuống băng tải này sẽ được chuyển qua bồ đài. Bên trong bồ đài gạo được múc lên sàng tạp chất phí trên cân đóng bao.
+ Cân đóng bao: Gạo sạch đã được trộn xong ở trong cân đóng bao sẽ được tự động chỉnh lượng gạo cần cho vào bao theo bảng điều khiển đã được chỉnh trước đó.
4.2. Cách thức kho và đóng bao của gạo
4.2.1. Đóng bao, chất cây:
- Cho gạo, tấm 1, tấm 2 và cám vào bao rồi cân định lượng mỗi bao là 50.2 kg, để đề phòng hiện tượng giảm khối lượng do ẩm độ bị giảm, xong mang vào kho chất cây. Các bao này sẽ được chất theo lớp (tức là trên 6 bao dưới 4 bao) một cây có thể chất 5 tấn. Nhiều cây cộng lại thành 1 lô, mỗi một lô cách nhau 0.5 - 1m thủ kho sẽ là người thường xuyên kiểm tra đếm lại số bao và ghi chép lại số liệu để tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình xuất kho sau này.
- Gạo được lưu kho thường sử dụng lại những bao bì đã dùng qua (như bao đay hay bao PP và chúng được bảo quản trong kho bao bì) nhưng các loại bao này trước đó phải được giũ kĩ tránh mối, mọt,…
Hình 4.2.1. Chất cây lưu kho
4.2.2. Bảo quản:
- Gạo thành phẩm là sản phẩm đã qua chế biến làm mất đi lớp cám ở bên ngoài nên rất dễ bị ẩm dẫn tới nấm mốc phát triển làm biến màu, bị ôi và hư hỏng. Nên khi lưu kho ta phải đo độ ẩm của gạo và xác định thời gian lưu kho:
+ Ẩm độ từ 15% trở xuống thì bảo quản 3 - 6 tháng.
+ Ẩm độ 15 - 15.5% bảo quản 1 - 3 tháng.
+ Ẩm độ 15.5 - 16% bảo quản 1 tháng.
+ Ẩm độ 16 - 16.5% bảo quản 15 ngày.
- Ngoài ra mức độ bóc cám, tỉ lệ hạt bệnh, hạt phấn cũng ảnh hưởng đến thời gian bảo quản.
- Sau khi vào bao ta phải may chỉ cotton để giữ cho bao bì kín không bị sâu mọt xâm nhập.
- Gạo, cám hay tấm mang bảo quản phải có balết kê cao khỏi mặt đất để tránh hút ẩm và phòng sâu mọt.
v Yêu cầu nhà kho:
- Nhà kho phải thông thoáng, nơi trữ gạo phải kín, tuyệt đối không để nhiệt độ và hơi nước làm hư hại sản phẩm
- Trang bị dụng cụ chữa cháy đầy đủ khi có tai nạn xảy ra.
- Gạo, cám hay tấm mang bảo quản phải có balết kê cao khỏi mặt đất để tránh hút ẩm và phòng sâu mọt.
4.2.3. Tái xát trắng gạo trong kho:
- Bộ phận sản xuất sẽ tính toán số lượng bao gạo cần xát lại để phù hợp với đơn đặt hàng. Thường gạo cần xát lại là gạo tồn kho 5% tấm (20% tấm).
- Trong quá trình này gạo sẽ không phải qua công đoạn xát trắng và tách thóc cùng với quá trình sấy vì gạo đó bản thân nó đã được xát 1 lần và đã được sấy đến độ ẩm thích hợp.
- Gạo bán thành phẩm từ trong kho sẽ được công nhân mang ra hộc nguyên liệu, ở đây gạo sẽ được kiểm tra lại xem có ẩm vàng không nếu xom ra có trên 5 hạt vàng thì lập tức loại ngay.
4.2.4. Tiêu chuẩn chất lượng TCVN:
Bảng 4..2.4a: Bảng đánh giá chất lượng của gạo 5% tấm
Xát trắng
Thóc
Mức xát
Độ gãy (%)
Hạt/ kg
Tốt
5.8- 6.1
13.0- 15.0
Đánh bóng
Độ trắng
Độ bóng
Sọc đỏ (%)
Độ gãy (%)
Đạt
Đạt
0.3- 0.5
1.2- 1.4
Sấy (nhiệt độ gió)
W (%)
14.0- 14.2
Tách tấm
Tấm (%)
Hạt nguyên (%)
Hạt bạc bụng (%)
Hạt hỏng (%)
4.4- 4.6
71.0- 73.0
4.2- 4.8
0- 0.2
Bảng 4.2.4b: Bảng đánh giá chất lượng gạo 20% tấm
Xát trắng
Thóc
Mức xát
Độ gãy (%)
Hạt/ kg
TB
5.8- 6.1
22.0- 24.0
Đánh bóng
Độ trắng
Độ bóng
Độ gãy (%)
Đạt
Đạt
0.89
Sấy (nhiệt độ gió)
W (%)
14.0- 14.2
Tách tấm
Tấm (%)
Hạt nguyên (%)
Hạt bạc bụng (%)
Hạt hỏng (%)
18.0- 19.0
61.0- 64.0
6.2- 6.4
0.2- 0.4
4.3. Thảo luận:
Qua thời gian khảo sát quy trình chế biến gạo trắng tại doanh nghiệp, em nhận thấy rằng các công đoạn được thực hiện đều đáp ứng được tương đối các yêu cầu kỹ thuật đề ra, cụ thể như sau:
- Về kiểm soát nguyên liệu đầu vào: doanh nghiệp luôn chú trọng đến chất lượng gạo thành phẩm nên trong quá trình nhập nguyên liệu đã được kiểm tra một cách chặt chẽ các chỉ tiêu như: ẩm độ, độ lẫn các tạp chất,…đồng thời giá cả đầu vào được doanh nghiệp tính toán một cách tỉ mỉ để đảm bảo khi sản xuất thu được lợi nhuận cao.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đã ký hợp đồng thường xuyên với người nông dân trồng lúa nên đã tạo được vùng nguyên liệu với số lượng và chất lượng ổn định.
- Về quá trình xay (Bóc vỏ trấu): Đây là một công đoạn tương đối quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm sau này. Nếu trong quá trình xay mà bị nát, gãy nhiều sẽ không đạt phẩm cấp gạo tốt.
Trước đây doanh nghiệp sử dụng cối đá dể xay nên gạo cũng bị gãy, nát ít nhiều. Dần dần đã sử dụng cối đá có găn thêm rulô cao su đẻ xay nên tỉ lệ thu hồi gạo nguyên được cao.
- Về xát trắng gạo (Bóc vỏ cám): Đối với các loại gạo tiêu thụ trên thị trường hiện nay thì phải có đòi hỏi về độ trắng (trừ trường hợp có yêu cầu về sử dụng gạo lức chưa bóc vỏ cám). Ở đay gạo của doanh nghiệp luôn được xát rất kỹ để đảm bảo hạt gạo sau khi xát đạt được độ trắng theo yêu cầu.
- Đối với quá trình lau bóng gạo: Dù là gạo xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa thì độ bóng của hạt gạo là một yêu cầu có thể nói là bắt buộc để sản phẩm dễ bán và bán được giá cao. Trước đây doanh nghiệp sử dụng công nghệ lau bóng khô nhưng dần dần theo yêu cầu của thị trường nên doanh nghiệp đã thay thế bằng công nghệ lau bóng ướt.
Ưu điểm của công nghệ này là hạt gạo sau khi lau sẽ bóng hơn tuy nhiên giá thành đầu tư thì khá cao.
- Về đóng gói thành phẩm: Các quy cách đóng bao của doanh nghiệp gồm các loại bao PP có trọng lượng tịnh là 25kg, 50.2kg và các loại các loại túi PE có trọng lượng 5kg, 10kg. Ngoài ra, doanh nghiệp cùng đã dóng gói theo đơn đặt hàng các loại gạo đặc sản Tài nguyên bằng bao PP có trọng lượng 25kg.
- Về so sánh với TCVN 5643:1999: Chất lượng gạo của doanh nghiệp sau khi chế biến đối chiếu với TCVN thì nhận thấy rằng các tiêu chuẩn được sản xuất đều đáp ứng so với yêu cầu như: độ lẫn tạp chất, độ bóng, mức độ xát trắng, tỷ lệ tấm của các phẩm cấp gạo.
- Về công tác phòng cháy chữa cháy: Mặc dù doanh nghiệp có trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đúng theo những quy định. Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy vẫn chưa được bảo dưỡng thường xuyên, công tác tập huấn cho công nhân về phòng cháy chữa cháy chưa được quan tâm nên nếu có xảy ra sự cố thì có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
- Về ý thức bảo vệ môi trường gắn với sản xuất kinh doanh: Trong thời gian qua, nhận thấy việc sản xuất đã gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống nên doanh nghiệp đã từng bước hướng đến việc sản xuất sạch hơn. Các phế phẩm sau khi chế biến được doanh nghiệp bố trí vào khu vực riêng, các chất thải rắn, bụi bẩn, nước thải sau khi chế biến được đưa vào khu vực xử lý chứ không thải trực tiếp ra môi trường sống.
PHẦN 5:
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận:
- Qua thời gian tiếp xúc với công việc ở Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng em đã học hỏi được rất nhiều từ việc chọn lựa nguyên liệu để sản xuất đến dây chuyền hoạt động chế biến. Các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đều được đưa ra bàn bạc trước tập thể để sản xuất mang lại lại nhuận cao cho doanh nghiệp.
- Bộ máy tổ chức được sắp xếp theo chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công việc phù hợp với năng lực của từng thành viên trong doanh nghiệp.
- Các thiết bị máy móc trong sản xuất từng bước được đổi mới cho phù hợp với việc sản xuất ra từng loại sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường.
- Công tác bảo hộ lao động cho công nhân và các chế độ lao động được doanh nghiệp quan tâm nhằm dảm bảo được những quyền lợi cho người lao động cững như tạo sự say mê trong lao động để thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp ngày càng phát triển.
- Doanh nghiệp có được đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm, công nhân lao động nhiệt tình trong sản xuất nên hàng năm đều đạt kế hoạch đề ra.
5.2. Đề nghị:
Bên cạnh những mặt doanh nghiệp đạt được thì vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm:
- Mặc dù trang thiết bị được đổi mới tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ nên ở một số công đoạn sản xuất vẫn còn gặp nhiều trở ngại.
- Nếu có điều kiện, doanh nghiệp cần trang bị thêm máy tách màu hạt gạo để tạo được sự đồng nhất cho hạt gạo, tạo nên hạt gạo đạt chất lượng cao.
- Công tác phòng cháy chữa cháy cần được quan tâm thường xuyên hơn, các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy phải được đổi mới đê đảm bảo an toàn cho người lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác tập huấn cho người lao động tại doanh nghiệp về phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động cùng với ý thức sản xuất kinh doanh phải gắn liền với ý thức bảo vệ môi trường sống.,
PHẦN 6:
THU HOẠCH BẢN THÂN
6.1. Về chuyên môn:
Qua 4 năm học tập tại nhà trường đã giảng dạy cho em rất nhiều kiến thức bổ ích, nội dung học tập phong phú từ lý thuyết đến thực hành tạo điều kiện tiếp xúc thực tế công việc thực tế nên đã tạo cho em có được kiến thức vững vàng khi gia nhập thực tế.
Trong thời gian qua, được sự tạo điều kiện của quý thầy cô Khoa Công nghệ sau thu hoạch đã giúp em rèn luyện được rất nhiều kỹ năng và kiến thức để tham gia công việc thực tế. Đợt thực tập tốt nghiệp lần này, em được trực tiếp tham gia một công việc mà bản thân chưa từng được làm, công việc này đã giúp em càng nắm vững hơn những kiến thức đã được truyền đạt trên nhà trường
Khi tham gia đợt thực tập tốt nghiệp này em mới biết được rõ những quy trình công nghệ trong chế biến lúa gạo, từ công nghệ máy móc trang thiết bị cho đến quy trình sản xuất hoạt động cụ thể, chính điều này đã bổ sung thêm kiến thức cho em rất nhiều.
Sau khi tốt nghiệp ra trường, em sẽ cố gắng vận dụng tối đa những kiến thức đã được quý thầy cô truyền dạy cùng với những cọ xát thực tế trong thời gian qua để tham gia vào công việc sản xuất trong thời gian tới đạt được những hiệu quả cao hơn, đồng thời đóng góp một phần công sức vào sự phát triển sản xuất của địa phương.
Ngoài ra, mặc dù là một ngành học còn khá mới mẻ nhưng đây là một ngành trang bị được đầy đủ kiến thức về lĩnh vực sau thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.
6.2. Tư tưởng đạo đức:
Là một sinh viên, khi học tập chúng ta phải cố gắng hết sức mình để đạt được kết quả học tập một cách tốt nhất, thực tế cho thấy ngoài việc học tập bằng lý thuyết thì việc tham gia công việc thực tế là một yêu cầu mà chúng ta phải tham gia để vừa nâng cao kiến thức đồng thời tích lũy được kinh nghiệm khi ra trường tham gia trực tiếp vào công việc.
Khi tham gia công việc thực tập tại Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng, bản thân em nhận thấy rằng khi đã tham gia thực hiện công việc thì chúng ta phải tham gia một cách tích cực, không ngại khó. Dù công việc thực tập có gặp những trở ngại nhưng nếu quyết tâm nỗ lực thì vẫn hoàn thành.
Ngoài ra, đạo đức của sinh viên là một yêu cầu bắt buộc cho nên là sinh viên khi tham gia thực tập thì phải có đạo đức tác phong tốt, phải thể hiện dược tinh thần và thái độ hòa nhã khi tham gia thực hiện công việc chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đánh giá các tổn thất trong sản xuất lúa gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2010 - Viện nghiên cứu phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long.
[2] Phan Đức Thuấn - Giáo trình giám định nông sản - Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh.
[3] Quy trình sản xuất gạo trắng - Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng - Tài liệu lưu hành nội bộ.
[4] Thống kê tình hình sản xuất lúa gạo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2010 - Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng.
PHỤ LỤC
I. Danh mục Tiêu chuẩn Quốc gia của Việt Nam (TCVN) về Gạo:
1. TCVN 5845:1994._ Máy xay xát thóc gạo. Phương pháp thử._ Số trang: 10tr;
2. TCVN 5643:1992._ Gạo. Thuật ngữ và định nghĩa._ Số trang: 6tr;
3. TCVN 7021:2002._ Máy xay xát thóc gạo. Ký hiệu và thuật ngữ tương đương._ Số trang: 42Tr;
4. TCVN 7983:2008._ Gạo. Xác định tỉ lệ thu hồi tiềm năng từ thóc và từ gạo lật._ Số trang: 15tr
5. TCVN 4719:1989._ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thóc gạo và đậu tương. Phương pháp xác định dư lượng Methylparathion._ Số trang: 10
6. ĐLVN 27:1998._ Máy đo độ ẩm của thóc, gạo, ngô và cà phê. Quy trình kiểm định._ Số trang: 11Tr;
7. TCVN 2274-77._ Cám gạo làm thức ăn gia súc. Yêu cầu kỹ thuật._ Số trang: 3tr;
8. TCVN 5644:1992._ Gạo. Yêu cầu kỹ thuật._ Số trang: 5tr;
9. TCVN 5716:1993._ Gạo. Phương pháp xác định hàm lượng amyloza._ Số trang: 6tr;
10. TCVN 5644:2008._ Gạo trắng. Yêu cầu kỹ thuật._ Số trang: 8tr
11. TCVN 5716-2:2008._ Gạo. Xác định hàm lượng amyloza. Phần 2: Phương pháp thường xuyên._ Số trang: 18tr
12. TCVN 1643:2008._ Gạo trắng. Phương pháp thử._ Số trang: 12tr
13. TCVN 5644:1999._ Gạo trắng. Yêu cầu kỹ thuật._ Số trang: 4Tr;
14. TCVN 1643:1992._ Gạo. Phương pháp thử._ Số trang: 7tr;
15. TCVN 5645:1992._ Gạo. Phương pháp xác định mức xát._ Số trang: 4tr;
16. TCVN 5716-1:2008._ Gạo. Xác định hàm lượng amyloza. Phần 1: Phương pháp chuẩn._ Số trang: 18tr
17. TCVN 4733-89._ Gạo. Yêu cầu vệ sinh._ Số trang: 4tr;
18. ĐLVN 27:2009._ Phương tiện đo độ ẩm của thóc, gạo, ngô và cà phê. Quy trình kiểm định._ Số trang: 11Tr;
19. TCVN 5645:2000._ Gạo trắng. Xác định mức xát._ Số trang: 5tr;
20. QCVN 06:2009/BTC._ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước với gạo bảo quản kín._ Số trang: 12tr
21. TCVN 8049:2009._ Gạo. Xác định đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Phương pháp sắc ký khí._ Số trang: 15tr
22. TCVN 4718:1989._ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thóc gạo và đậu tương. Phương pháp xác định dư lượng gama-BHC._ Số trang: 9
23. TCVN 5646:1992._ Gạo. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển._ Số trang: 6tr;
24. TCVN 5643:1999._ Gạo. Thuật ngữ và định nghĩa._ Số trang: 9tr;
25. TCVN 5715:1993._ Gạo. Phương pháp xác định nhiệt độ hóa hồ qua độ thuỷ phân kiềm._ Số trang: 7tr;
26. TCVN 5386-91._ Máy xay xát thóc gạo. Yêu cầu kỹ thuật chung._ Số trang: 5tr;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_quy_trinh_che_bien_gao_trang_tai_doanh_nghiep_tu_nhan_chau_h_.doc