Khảo sát quy trình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh bằng phương pháp sinh học

Mục tiêu: - Tìm hiểu quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học. - Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học lên môi trường và tăng trưởng của tôm sú. - Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi tại đây.

pdf56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3827 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát quy trình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh bằng phương pháp sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai đoạn: 105 – 120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vật phiêu sinh. + Z1: dài khoảng 1 mm, dày 0,45 mm, xuất hiện hai phần dầu và bụng rõ rệt. + Z2: dài khoảng 1,9 mm, xuất hiện mặt và chủy. + Z3: dài khoảng 2,7 mm, xuất hiện gai trên bụng. Mysis: 3 giai đoạn : 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau. + M1: dài khoảng 3,4 mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại. + M2: dài khoảng 4 mm. + M3: dài khoảng 4,4 mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện răng trên chủy. Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành Juvenile: giai đoạn trưởng thành. Hình thái cấu tạo Trên cơ thể tôm sú có vệt sọc màu xám đậm, hơi xanh hoặc nâu đỏ. Tôm có chủy dài hơi cong, phía trên chủy có 7 – 8 răng và dưới chủy có 3 răng. Hình 2.3 Hình thái tôm sú (aquatic.plus.vn) + Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm 15 + 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội + 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò + Cặp chân bụng: bơi + Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp. Khi ương trong ao sau 25 – 30 ngày, tôm sú đạt cở 2 – 3 cm. Khi nuôi trong ao sau 4 tháng, tôm sú có thể đạt cở trung bình 25 – 40 g/con. Tôm sú lột xác nhiều lần để lớn. Ngoài tự nhiên, ở vùng biển miền Trung thì mùa tôm sú sinh sản rộ là từ tháng 2 - 5 và từ tháng 7 - 10. Ở miền vùng biển miền Nam thì mùa tôm sú sinh sản rộ có phần thay đổi, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết hàng năm. Tôm thường đẻ trứng ở các bãi xa bờ, nước sâu, nước trong và sạch có độ mặn trên 30 ‰. Bảng 2.1 Đặc điểm môi trường sống của tôm sú (Sandeep K Mukhi, B K Das, B Masdavi, C K Misra and K Pani Prasad, 2001) Chỉ tiêu Thích hợp nhất Chú thích Nhiệt độ 27 – 310C Giảm ăn khi nhiệt độ 310C Độ mặn 15 – 20 ‰ Dao động trong ngày < 5 ‰ pH 7,5 – 8,5 Dao động trong ngày < 0,5 DO > 4 mg/l Không < 4 mg/l NH3 < 0,1 mg/l Độc hơn khi pH và nhiệt độ cao H2S < 0,03 mg/l Độc hơn khi pH thấp Độ trong 30 – 45 cm Mực nước > 1 m Tập tính ăn 16 Trong ao nuôi, tôm sú bắt mồi mạnh vào lúc sáng sớm và nhất là lúc chiều tối. Trong tự nhiên, chúng bắt mồi mạnh ở giai đoạn trưởng thành và sử dụng các loại thức ăn như giáp xác sống đáy. Tôm sú là loài ăn tạp, hàm lượng thức ăn và loại thức ăn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển khác nhau của chúng. Chúng thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ. Thức ăn ưa thích là nhuyễn thể, giun nhiều tơ, giáp xác, ấu trùng của động vật đáy. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85 % là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15 % là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn. Sinh sản Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài. Tôm đực: - Cơ quan sinh dục phụ của tôm đực là petasma. Petasma nằm ở giữa gốc chân bò thứ nhất, petasma giúp đưa bó tinh từ tôm đực cho tôm cái. - Cơ quan sinh dục của tôm đực gồm: + Một đôi tuyến tinh phân nhiều thùy + Một đôi ống dẫn tinh + Một đôi túi tinh. Túi tinh đổ ra gốc chân bò thứ 5 Tôm cái: - Cơ quan sinh dục phụ của tôm cái là thelycum. Thelycum nằm ở gốc đôi chân bò thứ 5. Thelycum gồm một tấm giữa và hai tấm hai bên, là nơi nhận và lưu giữ các bó tinh trùng của tôm đực. - Cơ quan sinh dục của tôm cái là một đôi buồng trứng phân thùy và ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng mở ra ở gốc đôi chân bò thứ 3. - Khi tôm cái vừa lột xác, tôm đực thường giao vĩ, đưa túi tinh cho tôm cái. Tuổi thành thục: 17 Tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50 gam trở lên. Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH) được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra. Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lột xác, đem lại sự thành thục nhanh chóng hơn. Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Tôm sú nuôi trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng, thời gian tiêu hoá 4 – 5 giờ trong dạ dày. Con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100 – 300 gam cho 300.000 - 1.200.000 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000 - 600.000 trứng. Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ). Trứng sau khi đẻ được 14 – 15 giờ, ở nhiệt độ 27 – 280C sẽ nở thành ấu trùng (nauplii) (www.khoahocthuysan.org) Lột xác Khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng. Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1 – 2 giờ với tôm nhỏ, 1 – 2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm nên điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời. Hormone hạn chế sự lột xác (MIH) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác (Lê Long Triều, 2008). 18 Chương 3 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài Đề tài được thực hiện từ ngày 9 tháng 4 năm 2009 đến ngày 9 tháng 6 năm 2009 tại trại tôm Thành Mỹ thuộc ấp 8, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Bản đồ huyện Ba Tri và địa điểm thực hiện đề tài Địa điểm thực hiện 3.2 Phương pháp thực hiện Phương pháp thu thập số liệu Thu thập qua việc phỏng vấn trực tiếp chủ trại, phó trại, kỹ thuật viên và các anh em công nhân trong trại. Thu thập qua quá trình thực hiện đề tài (đo môi trường, cân thức ăn, theo dõi tăng trưởng, ...) Nội dung nghiên cứu 19 Tìm hiểu về: Các mô hình nuôi tôm sú của huyện Ba Tri. Quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi. Phân tích kết quả và xử lý số liệu Đánh giá quy trình nuôi tôm sú thâm canh. Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê, mô tả sử dụng công cụ là phần mềm Microsoft Excel. Hệ số chuyển hóa thức ăn FCR = 12 2..1 WtWt Ft − ∑ Trong đó: ∑Ft1..2: Tổng lượng thức ăn tôm sử dụng trong khoảng thời gian bắt đầu (t1) cho đến thời gian kết thúc thí nghiệm (t2). Wt1: Trọng lượng trung bình bắt đầu thí nghiệm. Wt2 : Trọng lượng trung bình kết thúc thí nghiệm 20 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Giới thiệu về trại tôm Thành Mỹ Sơ đồ trại tôm Thành Mỹ Trại tôm Thành Mỹ thuộc ấp 8, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Trại đã hoạt động 6 năm (từ năm 2004). Ban đầu trại cũng gặp nhiều khó khăn về vốn và kỹ thuật nên năng suất không cao (năm 2004 là 3 tấn/ha) nhưng nhờ chịu khó nghiên cứu và học hỏi (từ các hội thảo, tập huấn khuyến nông, ...) nên đã có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi thành công tôm sú thâm canh sạch bệnh, đạt năng suất cao, lợi nhuận cao, năm 2007 là 6 – 7 tấn/ha, năm 2008 là 7 – 8 tấn/ha. Trại có tổng diện tích 14 ha, trong đó: - Diện tích hệ thống ao là 8,9 ha. + Diện tích ao nuôi là 7,07 ha. + Diện tích ao lắng là 1, 83 ha. 21 - Diện tích cho xây dựng kênh cấp nước, nhà kho, chòi canh, hệ thống bờ, ... là 5,1 ha. Do diện tích ao lắng nhỏ rất nhiều so với ao nuôi nên tại trại áp dụng nuôi thay nước ít hoặc hoàn toàn không thay nước, chỉ cấp thêm nước vào ao khi nắng hạn kéo dài làm mực nước ao giảm xuống. 4.1.1 Cơ sở vật chất của trại Nhà kho: có nhà kho A, nhà kho B để dự trữ thức ăn, thuốc và hóa chất sử dụng cho nuôi tôm, và nhà sửa chữa máy móc. Chòi canh: có 5 chòi là chỗ ở cho các công nhân. Hệ thống bảo vệ: hàng rào xung quanh trại đảm bảo an toàn sản xuất. Hệ thống ao: Ao nuôi, ao lắng. i. Ao nuôi: Trại có 14 ao, tổng diện tích là 70.700 m2. Bảng 4.1 Diện tích các ao nuôi Ao nuôi Diện tích (m2) Ao nuôi Diện tích (m2) A1 4.000 B1 4.900 A2 4.300 B2 5.000 A3 4.000 B3 5.700 A4 6.300 B4 4.900 A5 5.600 B5 5.500 A6 5.600 B6 5.400 A7 4.100 B7 5.400 ii. Ao lắng: 22 Bảng 4.2 Diện tích ao lắng Ao lắng Diện tích (m2) La 6.300 Lb 12.000 Hệ thống sục khí Mỗi ao được lắp đặt 4 quạt nước , riêng ao B2 có thêm máy sục khí để nuôi tôm với mật độ cao. Sơ đồ lắp đặt hệ thống sục khí 4.1.2 Nhân sự của trại Nhân sự của trại đảm bảo điều kiện sản xuất, bao gồm: - Trưởng trại. - Phó trại. - Trại phân thành 2 tổ thi đua: + Tổ A gồm tổ trưởng, tổ phó và 6 công nhân. + Tổ B gồm tổ trưởng, tổ phó và 6 công nhân. - Một thợ máy sửa chữa máy móc trong trại. - Một phụ bếp. - Khi tôm lớn thì có thêm 3 – 4 bảo vệ để đảm bảo nuôi tôm sú được an toàn. 23 4.2 Thức ăn sử dụng trong trại Hình 4.1 Các loại thức ăn hiệu Hi – Aqua H680 H681 H682 H683S H683 Aqua 100 – Tăng Trọng Đặc điểm sản phẩm Đáp ứng 100 % nhu cầu dinh dưỡng của tôm sú, không cần thêm dưỡng chất bổ sung. Đặc biệt có chất kích hoạt miễn dịch và astaxanthin giúp tôm khỏe mạnh, nâng cao tỷ lệ sống, màu sắc đẹp. Hấp dẫn tôm bắt mồi nhanh và ngon miệng. Độ ổn định trong nước tốt, hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm. Chi phí thức ăn cho 1 kg tôm là thấp nhất. 24 Không chứa hóa chất, hormone và các chất kháng sinh cấm sử dụng. Thành phần nguyên liệu Bột cá, bột đậu nành, bột mì, bột nội tạng mực, bột men, dầu cá, lecithin, cholesterol, astaxanthin, vitamin và khoáng chất. 4.3 Các sản phẩm sử dụng trong trại 4.3.1 Các sản phẩm phối trộn Những năm gần đây, do môi trường ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh gia tăng, chất lượng con giống và thức ăn ngày càng kém hiệu quả nên thời gian nuôi có khi lên đến 6 tháng vẫn có thể không được 30 con/kg. Chính vì vậy, người nuôi tôm trong thời điểm hiện nay bắt buộc phải tìm ra cách làm sao để nâng cao sức đề kháng cho tôm, thúc đẩy tôm mau phát triển và việc phối trộn thêm các vitamin, khoáng chất, … vào thức ăn là giải pháp hiệu quả nhất cho đến thời điểm hiện nay. Nhưng quan trọng là phải biết sử dụng loại nào có hiệu quả và phải biết cách làm sao để giảm thiểu chi phí. Sau đây sẽ là một trong những vitamin và khoáng chất, … thường được dùng và có hiệu quả. i. Nupro® là sản phẩm giàu nucleotide chiết xuất từ nhân tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae, có hàm lượng protein cao, giàu amino acid, các loại vi khoáng, vitamin và inositol. - Thành phần: crude protein, nucleic acids, amino acids, trace minerals, vitamin. - Chỉ tiêu chất lượng: Protein thô – tối thiểu 45 % - Công dụng: Bổ sung nguồn dinh dưỡng vào thức ăn các loài thủy sản, có mùi vị đặc trưng của peptide làm tăng tính hấp dẫn và ngon miệng, kích thích ăn nhiều, giàu nucleotide giúp tăng cường hệ miễn dịch cho động vật. - Cách dùng: 5 – 10 kg/tấn thức ăn. ii. Chế phẩm Bio - Mos® Bio - Mos® là sản phẩm do tập đoàn Alltech độc quyền quy trình sản xuất. Thành phần chính của chế phẩm này là nguồn Mannan Oligosaccharide, sản phẩm này được giới 25 thiệu vào năm 1993 dưới dạng thức ăn bổ sung cho gà con (Đoàn Thanh Tuyền và Nguyễn Trọng Nhân, 2008). Nhóm chế phẩm sinh học có tác dụng gắn kết với các độc tố nấm mốc, vi khuẩn đường ruột mà đại diện là chế phẩm Bio-Mos®. Chế phẩm này được chiết xuất từ vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae có khả năng thu hút và loại thải ra ngoài phần lớn các vi khuẩn đường ruột có hại như E.coli, Salmonella, các độc tố nấm như alfatoxin. Vì vậy, sử dụng Bio-Mos sẽ ngăn chặn sự định vị của mầm bệnh, tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh. Bio - Mos® được sử dụng cho động vật trên cạn rất tốt, tuy nhiên trong những năm gần đây, Bio - Mos® được sử dụng cho NTTS và cho kết quả tốt, đạt tỷ lệ ổn định. Việc sử dụng Bio - Mos® có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe vật nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế: + Sử dụng thức ăn hiệu quả và tăng trọng nhanh. + Tăng cường hệ thống miễn nhiễm. + Nâng cao tỷ lệ sống. + Giảm stress cho vật nuôi, … Liều lượng trộn vào thức ăn từ 3 – 5 g/kg thức ăn, ngày sử dụng 2 – 3 lần. iii. Mycosorb® là thức ăn tự nhiên được trộn thêm vào thức ăn chính cho các loài động vật, sản phẩm đã được giới thiệu từ năm 1993, phát triển nhanh chóng và trở thành sản phẩm phát triển nhanh nhất và bán chạy nhất của tập đoàn Alltech trên toàn thế giới. Lĩnh vực sử dụng: sản xuất bơ sữa, nuôi heo, ngựa, gia cầm, thú cưng và NTTS. Sản phẩm được lưu hành ở châu Âu, châu Mỹ La tinh, châu Á. Không sử dụng ở nước Mỹ, Canada. Mycosorb® là chất có khả năng chống kết dính, dùng hấp thụ độc tố nấm (aflatoxin) trong thức ăn công nghiệp. Mycosorb® giúp hạn chế tối đa tác hại xấu của độc tố nấm mốc, gia tăng năng suất vật nuôi, ... 26 Trộn Mycosorb® với liều lượng 1 – 2 g/kg thức ăn để hấp thụ độc tố mycotoxin, ngày sử dụng 1 – 2 lần. iv. Sorbitol Tính chất: men tiêu hóa giúp phòng ngừa và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa Trộn vào thức ăn từ 3 – 5 g/kg thức ăn, ngày sử dụng 2 – 3 lần v. Lactosac Men vi sinh phòng ngừa bệnh phân trắng. Lactosac được tổng hợp từ các vi sinh có lợi và enzyme đậm đặc, giúp ổn định đường ruột , ngăn ngừa hiệu quả bệnh phân trắng, tạo môi trường vi sinh có lợi , giúp quá trình chuyển hóa thức ăn và tiêu hóa nhanh. Trộn vào thức ăn từ 3 – 5 g/kg thức ăn, ngày sử dụng 3 lần. vi. Vitamin C Star Thành phần: Vitamin C Công dụng: - Bổ sung vitamin C cho tôm. - Giúp tôm lột vỏ và taọ vỏ tốt, nhanh hồi phục sức khỏe. - Giảm stress, tăng cường khả năng miễn dịch của tôm. - Tham gia vào quá trình hình thành vỏ tôm, giúp tôm nặng, chắc thịt. - Giúp tôm mau lớn, giảm hệ số thức ăn. Liều dùng: - Sử dụng liên tục trong quá trình nuôi. - Liều dùng: 3 – 5 gam kg thức ăn. Ngày sử dụng 2 – 3 lần. vii. Methionine Methionine là thuốc giải độc paracetamol. Dược động học: Methionine được chuyển hoá ở gan. 27 Tác dụng: Methionine là một acid amin thiết yếu có trong thành phần của chế độ ăn và trong công thức của các chế phẩm đa acid để nuôi dưỡng. Methionin tăng cường tổng hợp gluthation và được sử dụng thay thế cho acetylcystine để điều trị ngộ độc paracetamol đề phòng tổn thương gan. Trộn vào thức ăn khoảng 3 g/kg thức ăn, ngày sử dụng 2 lần. viii. Calciphos Thành phần: Calcium di – acid phosphate: -------------- 105 g Sodium di – acid phosphate: ----------------- 45 g Magiesium di – acid phosphate: ----------- 110 g Zinc di – acid phosphate: --------------------- 11 g Manganese di – acid phosphate: ------------- 11 g CuSO4: ------------------------------------------- 6 g CoSO4: ----------------------------------------- 0,6 g P2O5: -------------------------------------------- 0,6 g Tá dược vừa đủ: --------------------------- 1000 ml Công dụng: Tăng hàm lượng canxi, phospho và các nguyên tố vi lượng Na, Mn, Cu, Co, Zn trong khẩu phần ăn cho tôm. Làm cho vỏ tôm cứng nhanh, bóng đẹp Kích thích và tăng cường sự thay vỏ giúp tôm nhanh lớn Giảm nguy cơ đóng rong, bẩn thân. Cách dùng: Kích thích tăng trưởng: 5 ml/kg thức ăn Khi tôm bị đóng rong, mềm vỏ: 10 ml/kg thức ăn 28 ix. Khoáng - Dùng để cung cấp chất khoáng bị mất trong quá trình nuôi - Giảm vấn đề tôm mềm vỏ và kích thích lột xác hoàn thiện - Giảm vấn đề nitrite độc và cải tiến chất lượng chất khoáng kém trong ao nuôi đã lâu chưa phục hồi. Trộn vào thức ăn theo liều 3 g/kg thức ăn, ngày sử dụng 2 lần. Phương pháp phối trộn Tùy theo tình trạng sức khỏe tôm nuôi mà phối trộn các loại vào thức ăn cho phù hợp, và liều lượng phối trộn thay đổi linh hoạt theo sự phát triển của tôm qua sự theo dõi ao tôm thường xuyên, quan sát tôm lúc thăm sàn. 29 Bảng 4.3 Phối trộn thêm vào thức ăn Ngày tuổi Giờ Sản phẩm phối trộn 6 h Vitamin C, Nupro®, Bio – Mos® 10 h Khoáng 14 h Mycosorb® 18 h Vitamin C, Nupro®, Bio – Mos® 15 – 34 22 h Khoáng, Calciphos 6 h Vitamin C, Nupro®, Bio – Mos® 10 h Khoáng, Sorbitol, Methionine 14 h Mycosorb® 18 h Vitamin C, Nupro®, Bio – Mos® 35 – 44 22 h Khoáng, Calciphos, Sorbitol, Methionine 6 h Vitamin C, Nupro®, Bio – Mos®, Lactosac 10 h Khoáng, Sorbitol, Methionine 14 h Mycosorb®, Nupro®, Lactosac 18 h Vitamin C, Nupro®, Bio – Mos®, Lactosac 45 – 60 22 h Khoáng, Calciphos, Sorbitol, Methionine 30 4.3.2 Các loại chế phẩm sinh học sử dụng i. Nutri – Bio Thành phần: Rhodopseudomams palustris 1,2 x 109 cfu/ml Công dụng: Đẩy mạnh quá trình phân hủy các chất mùn bã hữu cơ Cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi Liều lượng Chuẩn bị ao: 1,6 lit/1.000 m3, sau khi xử lý và gây màu ổn định Khi đang nuôi tôm: định kỳ 7 ngày/lần Tháng 1: -------- 0,6 lit/1.000 m3 Tháng 2: -------- 1,0 lit/1.000 m3 Tháng 3: -------- 1,4 lit/1.000 m3 Tháng 4: -------- 2,0 lit/1.000 m3 Cách sử dụng Pha loãng chế phẩm vào nước tạt đều khắp ao, vào lúc 9 – 11h sáng và mở quạt liên tục để phân tán hoàn toàn đến các tầng nước trong ao Sản phẩm của Công ty TNHH TM Địa Dưỡng, Thuận An, Bình Dương. ii. Prawnbac® (Chế phẩm sinh học Hoa Kỳ) Thành phần Vi sinh vật: trong 1 gam sản phẩm có: Bacillus subtilis: -------------------- 0,25 x 109 cfu Bacillus licheniformis: ------------- 0,25 x 109 cfu Bacillus megateriums: ------------- 0,25 x 109 cfu Bacillus amyloliquefaciens: ------- 0,25 x 109 cfu 31 Enzyme: Protease: ---------------------------------------- 10% Amylase: ---------------------------------------- 10% Esterase: ----------------------------------------- 10% Cellulase: --------------------------------------- 10% Xylanase: --------------------------------------- 10% Công dụng: Phân hủy mùn bã hữu cơ, chất thải của tôm, cá. Làm sạch đáy ao, nước ao Ổn định màu nước, kiểm soát sự phát triển của tảo Giảm nguy cơ hình thành khí độc dưới đáy ao Liều lượng: Trước khi thả tôm 3 ngày thì dùng 300 g/ha Khi đang nuôi tôm, định kỳ 5 ngày/lần Tháng 1: -----------------100 g/ha Tháng 2: --------- 100 – 150 g/ha Tháng 3: --------- 150 – 200 g/ha Tháng 4: --------- 200 – 250 g/ha Đối với ao quá dơ: dùng 300 g/ha, đánh 2 lần liên tiếp cách nhau 3 ngày, sau đó sử dụng liều lượng như chỉ dẫn. Cách sử dụng Hòa tan sản phẩm với nước ao trong xô trong vòng 20 – 30 phút rồi tạt đều khắp ao, kết hợp chạy quạt nước. Không được để quá 2 giờ sau khi hòa tan sản phẩm với nước. Sử dụng sản phẩm tốt nhất vào lúc trời nắng, lượng oxy hòa tan cao nhất. Sản phẩm của Công ty TNHH TM – DV Nam Giang, Q. Phú Nhuận, TP. HCM 32 iii. AquaStar Pond (chế phẩm sinh học thử nghiệm) Thành phần Bacillus sp Enterococcus sp Thiobacillus sp Paracoccus sp Sản phẩm chứa 2 x 1012 cfu/kg. Công dụng Cải thiện chất lượng nước. Làm tăng sự hình thành hệ vi khuẩn có lợi trong ao. Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Giảm lượng hữu cơ dư thừa. Khử chất độc và khí độc. Liều lượng Chuẩn bị ao: 2 kg/ha Khi đang nuôi tôm: định kỳ 7 ngày/lần. Liều 2 kg/ha Cách sử dụng Hòa tan sản phẩm với nước ấm , ủ trong mát 2 – 3 giờ rồi tạt đều khắp ao kết hợp với chạy quạt. 33 4.4 Quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học 4.4.1 Công tác chuẩn bị và cải tạo ao 4.4.1.1 Công tác chuẩn bị Ao nuôi Hình dạng ao: Vuông, hoặc chữ nhật có tỷ lệ kích thước dài/rộng không lớn hơn 1,5/1. Diện tích ao : Từ 0,5 – 1 ha. Ðáy ao : Bằng phẳng, được đầm nén chặt; độ dốc về phía cống thoát từ 0,5 – 0,8 %. Độ sâu: 1,5 – 2 m. Ao xử lý i. Ao lắng: Ao lắng là nơi cải thiện chất lượng nước trước khi cấp vào ao nuôi và để chứa tôm mỗi khi xãy ra sự cố. Người nuôi tôm có thể dùng ao lắng để tiếp tục nuôi tôm trong thời gian xử lý ao nuôi. Ao lắng không thể thiếu trong quá trình nuôi tôm thâm canh hiện nay. Ao lắng phải đảm bảo lượng nước thay từ 30 – 50 % thể tích nước ao nuôi. Tuy nhiên, tại đây diện tích ao lắng chiếm ¼ diện tích ao nuôi tôm do tại đây không thay nước theo định kỳ mà chỉ cấp nước thêm vào ao khi nước trong ao bị bẩn, mực nước trong ao quá thấp hoặc điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe tôm nuôi. Lượng nước cấp thêm vào ao khoảng 20 – 30 % lượng nước trong ao ii. Ao xử lý nước thải: không có Bờ ao - Không rò rỉ, không sạt lở. - Chiều cao : Cao hơn mức nước lớn nhất trong ao 0,5 m. - Chiều rộng : Từ 2 – 2,5 m. Cống 34 - Số lượng cống : 1 cống cấp thoát nước. - Chiều rộng : Từ 0,3 đến 0,6 m. - Vật liệu làm cống : Xi măng. Mương : Có mương cấp thoát nước cho ao nuôi. Các điều kiện môi trường của ao nuôi tại trại Bảng 4.4 Điều kiện môi trường ao nuôi thâm canh tôm sú tại trại Ðiều kiện Yêu cầu kỹ thuật Nguồn nước Vùng ven biển có nguồn nước lợ không bị nhiễm bẩn do chất thải của các ngành sản xuất nông, công nghiệp và chất thải từ khu dân cư. Ðộ mặn (‰) Từ 8 – 10 ‰ Ðộ trong (m) 0,4 - 0,5 Ðộ cứng CaCO3 (mg/l) 60 – 90 pH nước 7,5 – 8,5 H2S (mg/l) < 0,02 NH3 (mg/l) < 0,1 Chất đất Ðất thịt pha cát pH đất > 5 4.4.1.2 Cải tạo ao Dọn tẩy ao là khâu cực kỳ quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của vụ nuôi sau này. Việc dọn tẩy ao có tác dụng ngăn ngừa và diệt trừ địch hại trong ao, diệt mầm bệnh thông qua phơi khô đáy ao, loại trừ khỏi ao một lượng hữu cơ và khí độc đáng kể. 35 Đối với ao cũ thì vét hết lớp bùn đáy ao ngay sau khi thu hoạch.Trước vụ mới thì sửa lại đê bờ, lấp lại các lỗ rò rĩ để tránh việc thất thoát nước. Tu sửa lại cống, san bằng nền đáy cho an toàn trong vụ nuôi tiếp theo. Sau khi dọn tẩy ao, san lấp đáy ao bằng phẳng, rồi tiến hành phơi từ 7 – 10 ngày cho mặt đất se lại thì tiến hành bón vôi. Vôi sử dụng là CaO, lượng sử dụng là 100 – 300 kg/ha tùy pH đất của ao nuôi tôm Bảng 4.5 Lượng vôi cải tạo ao pH của đất ở đáy, bờ ao Lượng vôi (kg/ha) 5,1 - 5,5 800 – 1.000 5,6 - 6 500 - 800 6,1 - 6,5 200 - 500 6,6 - 7 100 - 200 Sau đó lấy nước vào ao nuôi 5 – 6 cm qua lưới lọc có kích thước mắt lưới 2a= 5 mm, ngâm 2 – 3 ngày (để cho trứng cá và giáp xác nở hết) rồi tháo cạn, lặp lại 2 – 3 lần. Tháo cạn nước lần cuối thì bón vôi đáy ao và xung quanh bờ ao. 4.4.1.3 Diệt tạp Sử dụng saponin với lượng 80 – 90 kg/ha. Phương pháp diệt tạp: - Tháo bớt nước ao sau khi đã khử chua đến mức còn khoảng 0,05 – 0,1 m. - Rải đều thuốc diệt tạp trên đáy ao và duy trì trong khoảng thời gian 8 – 10 giờ. Sau đó, tháo cạn nước ao rồi vớt hết các loại tôm, cá tạp chết trong ao. - Lấy nước qua lưới lọc vào rồi lại tháo ra 2 – 3 lần để rửa sạch đáy ao. - Tiếp tục lấy nước vào ao qua lưới lọc cho đến khi đạt mức nước 1,2 – 1,5 m. - Sau 4 – 7 ngày thì dùng chlorine với lượng 30 ppm vào lúc chiều mát kết hợp với chạy quạt để phân tán đều chlorine. 36 - Hai ngày sau dùng EDTA để phân giải với liều lượng 2 – 3 kg/1.000m3. Sau 5 – 7 ngày thì bón phân gây màu nước. Sử dụng vôi (CaCO3 và Dolomite) để điều chỉnh độ kiềm và pH nước 4.4.1.4 Bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên Trước khi thả tôm giống 7 ngày, sử dụng phân vô cơ để bón cho ao với liều lượng như sau: + Phân vô cơ: UREA: 20 – 25 kg/ha. DAP: 20 – 25 kg/ha. Phân lân: 10 – 15 kg/ha. Cách bón: - Hòa tan từng loại phân vô cơ và trong nước ngọt rồi tạt đều khắp mặt ao khoảng 9 – 10 giờ sáng, lượng bón ngày thứ hai bằng nửa lượng bón phân lần thứ nhất, bón vài ngày liên tục. Ao có phèn tiềm tàng thì tăng cường bón phân lân với lượng 0,8 – 1 ppm - Ðối với những ao khó gây màu nước có thể dùng bột đậu nành với lượng 10 kg/ha để duy trì độ trong của nước ao khoảng 0,3 – 0,4 m trước khi thả tôm giống. Sau 7 ngày, nếu chưa thả được tôm giống phải lặp lại biện pháp bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên trên đây cho ao nuôi tôm. + Phân hữu cơ: phân bò ủ hoai với vôi bột rồi bón với lượng 0,5 – 1,5 tấn/ha và bón vài lần, mỗi lần cách nhau 3 – 7 ngày, khi thấy nước ao có màu xanh lá cây hoặc nâu vàng là được. Đối với ao khó gây tảo ở những ao có nhiều phèn thì dùng 0,5 kg cám gạo với 0,5 kg bột đậu nành rang chín rồi nấu cùng 1 kg bột cá, hòa nước tạt đều khắp ao cho 1.000 m3 nước, bón liên tục hai ngày lúc 9 – 10 giờ sáng. Bón zeolite với lượng 100 kg/ha để hấp thu khí độc (nếu có). Bón chế phẩm sinh học trước khi thả tôm 1 – 3 ngày. 37 4.4.2 Chọn và thả giống i. Chọn giống Chọn tôm giống ở trại sản xuất giống có uy tín, chất lượng, giống có nguồn gốc rõ ràng. Tôm giống đạt cở (1,3 - 1,5 cm), sau khi chọn lọc bằng cảm quan (tôm đều cở, râu và phụ bộ đầy đủ, không bị ăn mòn, không dị hình, thân tôm sạch, không bị vi sinh vật bám, tôm có màu hơi xám hoặc nâu đen, không chọn tôm có màu trắng đục, đỏ hồng, ruột tôm đầy thức ăn, đường ruột có màu nâu, tôm bơi ngược dòng nước, bám ở thành chậu, chân đuôi xòe ra khi bơi), sốc các yếu tố môi trường đạt rồi thì tiếp tục mang mẫu tôm đi xét nghiệm các bệnh đốm trắng, đầu vàng và MBV bằng phương pháp PCR Trong vụ năm nay thì trại lấy giống tại Cần Thơ và được thuần ở độ mặn như độ mặn tại trại. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho vụ nuôi tôm năm nay. ii. Thả giống - Mật độ thả 30 – 35 con/m2. Tôm giống được thuần nhiệt độ, độ mặn và pH phù hợp với nước của ao nuôi. - Rải vôi CaCO3 từ cổng vào tới ao (trên đường xe vận chuyển giống) và phun formol xung quanh xe và bánh xe để sát trùng trước khi vận chuyển giống tới ao thả. iii. Phương pháp thả - Thả tôm lúc sáng sớm và chiều mát. Túi chứa tôm giống được cho qua formol trước khi cho xuống ao ngâm trong khung tại cầu đặt sàn ăn - Thả tôm trên gió, nhiệt độ nước thích hợp nhất để thả tôm là 26 – 280C. Nước ao đã được sục khí làm giàu oxy. Tắt quạt trước khi thả tôm. Có hai cách thả: + Cách 1: Ngâm túi trong ao 10 – 15 phút để cân bằng nhiệt độ, mở túi cho vào thao và cho nước ao vào từ từ, dùng tay khuấy đều để cho tôm phân tán đều trong thau, khi thấy tôm không bị sốc là có thể đặt thau lên xuồng để thả cách xa bờ 1 – 2 m. + Cách 2: Mở túi cho tôm vào xuồng chứa sẵn nước ao đã được sục khí, cho dần nước ao vào đầy xuồng rồi từ từ nhấn chìm xuồng ở giữa ao. Sau 6 – 10 giờ thì vớt xuồng lên sẽ kiểm tra được tôm chết còn lại ở đáy xuồng. 38 4.4.3 Quản lý và chăm sóc i. Quản lý ao nuôi Quan sát ao thường xuyên: sáng, tối và đêm khuya. Đo các yếu tố môi trường và đưa các yếu tố về giá trị tối ưu. Quan sát ao vào buổi sáng (5 – 6 giờ), buổi trưa (13 – 14 giờ), buổi chiều (17 – 19 giờ), buổi tối (23 – 24 giờ), tuy nhiên buổi sáng và buổi trưa là quan trọng hơn. Quan sát hoạt động của tôm và độ no của tôm, sự thay đổi màu sắc của thân và mang, có mềm vỏ hay đóng rong hay không, quan sát đường tiêu hóa và gan tụy, … Trong quá trình nuôi cần lưu ý chất lượng nước tốt, tạo điều kiện môi trường sạch cho tôm phát triển nhanh, ít bị bệnh. Sử dụng chế phẩm sinh học theo định kỳ và tăng cường sục khí để quản lý lượng tảo trong ao. ii. Quản lý thức ăn - Khi thức ăn dư thừa thì môi trường đáy ao sẽ bị ô nhiễm, kéo theo sự phát triển quá mức của vi sinh vật đáy, kéo theo sự bùng phát của tảo và cho đến giai đoạn khi tảo tàn thì môi trường sẽ biến động mạnh gây sốc cho tôm nên rất dễ gây bệnh cho tôm trong ao nuôi. Chính vì vậy, chúng ta phải cho tôm ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng phải điều chỉnh tăng hoặc giảm theo chu kỳ lột vỏ, theo môi trường nước và đặc biệt là theo sức khỏe tôm. Phải điều chỉnh thời gian thăm sàn và lượng thức ăn bỏ vào sàn hợp lý theo từng thời điểm môi trường và theo trọng lượng thân. Chất lượng thức ăn phải đảm bảo có hàm lượng đạm tổng số từ 30 – 40 %. Thức ăn tôm phải được mua của các công ty có uy tín. Không sử dụng các bao thức ăn bị rách, độ ẩm cao, bị mốc, cách đơn giản để nhận biết thức ăn kém chất lượng là bao thức ăn đó có bụi nhiều và ít mùi thức ăn đặc trưng. Nuôi tôm thâm canh thì thức ăn công nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với nuôi tôm. Mấy năm gần đây, trại sử dụng thức ăn nhãn hiệu Hi – Aqua của công ty Uni President vì uy tín, chất lượng hơn các loại thức ăn trước đó (WOOSUNG). Khi cho tôm ăn phải rải đều thức ăn khắp mặt ao. Mỗi lần cho ăn phải kiểm tình hình tôm sử dụng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau cho phù hợp. 39 Thời điểm cho ăn và lượng thức ăn mỗi lần trong ngày cho tôm được tính theo quy định trong bảng sau: Bảng 4.6 Thời điểm và lượng thức ăn mỗi lần cho tôm ăn hàng ngày Thời điểm trong ngày Tỷ lệ % cho ăn so với tổng khối lượng thức ăn hàng ngày 6 giờ 20 10 giờ 10 14 giờ 20 18 giờ 25 22 giờ 25 Phương pháp cho ăn: Sử dụng xuồng cho tôm ăn. Thức ăn được rải xung quanh ao, cách bờ 2 m, phạm vi rải thay đổi từ 1 – 2 m. Đối với tôm nhỏ thì rải thức ăn gần bờ hơn, ao có sự phân đàn thì tiến hành cho ăn dậm, được tiến hành sau nửa tiếng so với lần cho ăn chính. Thức ăn rải xung quanh bờ. Hình 4.2 Cho tôm ăn 40 Lượng thức ăn tính theo % trọng lượng tôm và giảm dần theo sự lớn lên của tôm. Dưới đây là bảng lượng thức ăn và sự tương quan giữa chiều dài và trọng lượng để điều chỉnh thức ăn một ngày cho từng thời điểm nuôi. Bảng 4.7 Lượng thức ăn và sự tương quan giữa chiều dài và trọng lượng Trọng lượng và chiều dài tương ứng Lượng thức ăn/ ngày Tôm P15 Tôm 2 gam (6 cm), 1 - 1,5 tháng nuôi Tôm 5 gam (7 cm), 1 tháng nuôi Tôm 10 gam (9 - 9,5 cm), 1 - 2 tháng nuôi Tôm 20 gam (11-12 cm), 2,5 tháng nuôi Tôm 25 gam (12,5 cm), 3 tháng nuôi Tôm 30 gam (13 cm), 3,5 tháng nuôi Tôm 35 gam (14 cm), 4 tháng nuôi Tôm > 35 gam (> 15 cm), > 4 tháng nuôi 1,5 kg/100.000 con 6,5 % trọng lượng tôm 5 % 4,5 % 3,5 % 3,2 % 2,8 % 2,5 % 2 % Mỗi lần cho ăn thì kiểm tra tình trạng sử dụng thức ăn của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho lần ăn tiếp theo (tăng hoặc giảm). Phương pháp điều chỉnh lượng thức ăn - Mỗi ao đặt 4 sàn ăn ở quanh bờ ao. Diện tích mỗi sàn ăn khoảng 0,5 m2. Sau khi đã rải thức ăn khắp mặt ao để cho tôm ăn, phải giữ lại từ 2 - 4 % lượng thức ăn của một lần cho ăn để rải vào sàn ăn. Khoảng 1 – 3 giờ sau, tiến hành kiểm tra lại các sàn ăn để tăng hoặc giảm lượng cho ăn lần sau. - Khi thấy tôm lột vỏ, phải giảm 20 – 30 % lượng thức ăn cho lần sau. - Khi thấy tôm bắt mồi kém, nước ao đục hoặc vào những ngày trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao phải giảm lượng thức ăn cho tôm. - Vào những ngày trời mát có thể tăng lượng thức ăn cho tôm 41 - Từ ngày thứ 15 kể từ khi thả tôm thì sử dụng sàn ăn để quản lý thức ăn, 5 – 7 ngày thì chày tôm kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm khi cần thiết, 15 ngày thì chày kiểm tra trọng lượng tôm để tính toán lượng thức ăn. Hình 4.3 Kiểm tra sàn ăn Hình 4.4 Chài kiểm tra tăng trọng iii. Quản lý ao nuôi Hàng ngày kiểm tra bờ ao, cống, mương, lưới chắn, nhằm phát hiện và kịp thời xử lý những chỗ rò rỉ, hư hỏng, sạt lở để có biện pháp ngăn ngừa những thiệt hại không đáng có. Về ban đêm, trại có bố trí người trực kiểm tra về tình trạng sức khỏe tôm, tình trạng thiếu oxy, cũng như là đảm bảo an ninh trong trại. Kiểm tra hệ thống cung cấp oxy cho ao và thường xuyên, vớt các rác bẩn, rong tảo xung quanh bờ, góc ao và cửa cống ra khỏi ao. Thường xuyên đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan trong nước lớn hơn 5 mg/lít bằng cách chạy quạt để hòa tan oxy từ không khí vào ao nuôi. Bên cạnh đó, chúng ta cần quản lý mật độ tảo trong ao. Nếu ao có mật độ tảo quá dày hay quá thưa đều gây thiếu oxy cho ao nuôi tôm, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng hay tình trạng sức khỏe tôm nuôi. + Mỗi ao đặt 4 dàn quạt nước để tăng lượng oxy hoà tan và tạo dòng chảy thu gom chất thải vào giữa đáy ao. + Thời gian, chế độ hoạt động của các máy trên phụ thuộc vào lượng oxy hoà tan trong nước, vào mật độ và kích cở tôm nuôi. Máy hoạt động từ lúc bắt đầu mở quạt 42 cho đến khi trước khi cho ăn khoảng 30 – 40 phút để tránh thất thoát thức ăn do dòng chảy sẽ thu gom thức ăn vào giữa ao, gây ô nhiễm môi trường. Bảng 4.8 Thời gian sục khí Ngày tuổi Thời gian Số quạt chạy 4h 45 – 5h 15 2 quạt chéo 1 – 25 16h 45 – 17h 15 2 quạt chéo 4h 45 – 5h 15 4 quạt 16h 45 – 17h 15 4 quạt 25 – 35 20h 45 – 21h 15 2 quạt chéo 4h– 5h 4 quạt 8h 45 – 9h 15 2 quạt chéo 16h 30 – 17h 15 4 quạt 35 – 45 20h 45 – 21h 15 2 quạt chéo 2h – 5h 2 quạt chéo 8h 30 – 9h 15 2 quạt chéo 16h 30 – 17h 15 4 quạt 45 – 60 20h 30 – 21h 15 2 quạt chéo Riêng tháng cuối của vụ nuôi hay những ngày thời tiết xấu có thể cho máy hoạt động liên tục cả ngày trừ lúc cho ăn. Do đó trong 2 tháng theo dõi không thấy tôm có bất cứ hiện tượng nổi đầu hay rớt đáy do thiếu oxy hay do khí độc trong ao (NH3, H2S) cũng do ảnh hưởng của chế phẩm sinh học sử dụng hàng tuần. 43 + Trong quá trình sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra hệ thống quạt nước, máy sục khí để sửa chữa, điều chỉnh kịp thời những chỗ hư hỏng. - Ðịnh kỳ 10 ngày 1 lần lấy mẫu tôm nuôi (30 con/mẫu) để kiểm tra tốc độ sinh trưởng. Trong tháng đầu lấy mẫu bằng sàn. Từ tháng thứ 2 trở đi lấy mẫu bằng chài. iv. Quản lý các yếu tố môi trường. Về nhiệt độ: Đo 2 lần vào lúc 6 – 7 giờ và 14 – 15 giờ. Trong những ngày quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của tôm vì vậy phải tăng cường chạy quạt để tránh phân tầng nhiệt độ. Bên cạnh đó, giảm lượng thức ăn để tránh dư thừa thức ăn. Nhiệt độ ở mức 28 – 320C là điều kiện tốt cho tôm sinh trưởng và phát triển. Về pH: pH thuận lợi nằm trong khoảng 7,5 - 8,5. Nếu pH biến động thì điều chỉnh bằng cách dùng vôi để điều chỉnh độ kiềm trong khoảng 70 – 120 ppm và độ trong khoảng 25 – 40 cm. + Khi pH < 7,5 thì sử dụng vôi CaCO3 hay vôi CaO với lượng 5 – 7 kg/1.000 m3, hòa nước tạt đều khắp ao để nâng nhanh pH nhất là khi mưa lớn kéo dài nhiều ngày. + Khi pH > 8,5 thường kéo theo tảo phát triển mạnh thì áp dụng biện pháp: Formol với liều 5 – 7 lit/1.000m3 lúc 9 – 10 giờ , mở máy sục khí chạy liên tục. 44 Biểu đồ 4.1 pH trong 2 tháng nuôi Qua biểu đồ theo dõi pH trong 2 tháng, cho thấy sự biến động pH trong ngày ở trong khoảng thích hợp (7,5 – 8,5). Tuy nhiên, pH tăng trong những ngày nắng nóng và giảm xuống đáng kể trong những ngày mưa lớn. Do đó, trong những ngày như vậy thì chúng ta cần phải quản lý tốt chất lượng nước tốt để tránh gây stress cho tôm, làm cho tôm dễ cảm nhiễm với mầm bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ và bón vôi định kỳ nên pH cũng khá ổn định, thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm sú. Cần lưu ý, khi tảo tàn đột ngột, nhiệt độ tăng cao, tôm lột xác đồng loạt thì nên tăng cường chạy quạt, giảm thức ăn và dùng vôi để ổn định môi trường nước. Có thể quản lý tảo tốt nhất bằng cách dùng vôi kết hợp với vi sinh (liều lượng và thời điểm xử 45 lý tùy vào độ trong và pH của nước ao mà xác định cụ thể). Lấy nước kiểm tra môi trường: lấy nước ở tầng đáy để kiểm tra. Về oxy: Trong vấn đề nuôi tôm CN-BCN thì oxy là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng vì vậy phải tăng cường quạt đúng vào những thời gian quy định để đảm bảo oxy hòa tan trong nước luôn > 4ppm. Về độ kiềm: Độ kiềm của ao nuôi được điều chỉnh bằng CaCO3 và Dolomite bằng cách đánh trực tiếp xuống ao 7 – 10 ngày/lần, dùng liều 25 kg/1.000m3. Lưu ý khi mưa kéo dài thì có thể thay đổi thời gian và liều lượng đánh xuống ao nuôi. Quản lý vi sinh vật trong ao: Trong 2 tháng đầu nên cấy vi sinh khoảng 10 – 15 ngày/lần. Cách sử dụng vi sinh hiệu quả là phải biết nhìn màu nước để biết cách xử dụng liều lượng và có thể rút ngắn thời gian xử lý để có hiệu quả nhất. v. Quản lý sức khoẻ tôm - Thường xuyên quan sát hoạt động của tôm, đặc biệt vào ban đêm để kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường trong ao nuôi. - Ðịnh kỳ 10 ngày lấy mẫu 1 lần để quan sát phần phụ, màu sắc thân tôm, thức ăn trong dạ dày, ruột, mang, gan tụy. - Khi thấy tôm có biểu hiện bất thường hoặc có dấu hiệu bệnh lý phải xác định rõ nguyên nhân để xử lý chính xác. 4.4.4 Thu hoạch i. Kiểm tra tôm trước khi thu hoạch Dùng chài thu mẫu để bắt kiểm tra khối lượng trung bình và các biểu hiện bệnh lý của tôm nuôi. Nếu tôm đã đạt kích cở quy định bình quân trên 25 g/con thì tiến hành thu hoạch. ii. Phương thức thu hoạch Tôm có kích cở đồng đều, có thể tiến hành thu toàn bộ tôm trong ao nuôi. Khi tôm trong ao có kích cở không đồng đều, hoặc giá tôm trên thị trường đang tăng, có thể tiến hành thu tỉa những cá thể lớn hoặc thu một phần khối lượng tôm trong ao. 46 Thời gian thu hoạch tôm tốt nhất là vào lúc tối trời (khi tôm đã lột vỏ xong) và vào lúc thời tiết mát. 4.5 Lượng thức ăn và tăng trọng của tôm Biểu đồ 4.2 FCR sau 3 tháng nuôi 0 0,5 1 1,5 3 tháng nuôi FC R B2 B3 B4 B5 Theo biểu đồ trên thì hệ số chuyển hóa thức ăn sau 3 tháng nuôi thấp (FCR< 1,5), như vậy thì cho thấy thức ăn đang sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên đây chỉ là FCR ước tính vì sau 3 tháng vẫn chưa thu hoạch. Sau 4,5 tháng nuôi thì FCR lần lượt như sau: + B2: 1,45 + B4: 1,4 + B3: 1,35 + B5: 1,45 Do trong quá trình cho ăn có sử dụng các sản phẩm phối trộn giàu dinh dưỡng, và trong quá trình nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học hàng tuần tạo cho điều kiện môi trường ổn định nên kết quả FCR sau 3 tháng nuôi cũng không nói lên được thức ăn có thật sự tốt hay không. Biểu đồ 4.3 Trọng lượng trung bình sau 3 tháng nuôi 0 5 10 15 20 25 3 tháng nuôi Tr ọn g lư ợn g tru ng b ìn h (g /c on ) B2 B3 B4 B5 47 Trọng lượng trung bình sau 3 tháng nuôi ở trong khoảng 18-23 g/con đạt 43 – 55 con/kg. Hiện có thể thu hoạch bán ra thị trường . Tuy nhiên, tại đây tiếp tục nuôi thêm 1 – 1,5 tháng nữa để xuất bán tôm cở lớn hay xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài với nguồn tôm sạch bệnh. Tôm phát triển bình thường là do môi trường sạch và các yếu tố ổn định. Chế phẩm sinh học AquaStar Pond chỉ có tác dụng duy trì và phát triển mà không ổn định được mật độ tảo. Còn Prawnbac thì mật độ tảo khá ổn định hơn, vừa duy trì vừa ổn định mật độ tảo nên màu nước đẹp và pH ổn định. 4.6 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi i. Những thuận lợi Huyện Ba Tri có dân số khá cao và dân số trẻ chiếm đa số, do đó nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm sú. Huyện Ba Tri có sông ngòi chằng chịt và giáp biển Đông nên nguồn nước chủ động trong sản xuất. Nguồn nước trong các kênh rạch của huyện có các chỉ tiêu về chất lượng nước phù hợp cho nuôi tôm sú. Bên cạnh đó, với sự quan tâm của chính quyền địa phương nên hệ thống kênh mương được mở rộng theo quy hoạch. Đây là vùng mới phát triển nuôi tôm sú công nghiệp nên môi trường nước ít bị ô nhiễm. Trại đã nuôi tôm sú thâm canh trên 5 năm nên có đủ khả năng giải quyết các vấn đề xãy ra trong các quá trình nuôi cũng như các biện pháp phòng ngừa, do đó kiểm soát được dịch bệnh. Kỹ thuật viên được đào tạo ở bậc trung cấp và trải qua nhiều năm kinh nghiệm. Ban quản lý trại tiếp cận nhiều với các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi tôm nên trong quá trình sản xuất cũng ít gặp những khó khăn. ii. Những khó khăn và hạn chế Năm nay, tại đây độ mặn thấp hơn so với các năm trước, khoảng 8-10 ‰ nên kéo theo độ kiềm cũng thấp, khoảng 70-90 ppm, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm sú. Do đó, tốc độ tăng trưởng của tôm trong năm nay chậm hơn so với năm trước. Giá thức ăn và giá tôm giống khá cao (50 đồng/con). 48 Dịch bệnh xãy ra ở xung quanh nhưng do kiểm soát nghiêm ngặt (hạn chế người lạ ra vào trại và không cho ra ao, ra vào trại phải rửa qua thuốc sát trùng, quản lý chim cò, …) nên đốm trắng không hiện diện trong trại. Vùng đất có phèn tiềm tàng nên cải tạo khá tốn kém, bờ bao chưa được kiên cố hóa. Không có ao xử lý nước thải, diện tích ao lắng quá nhỏ so với diện tích ao nuôi nên chỉ áp dụng thay nước ít thậm chí không thay nước. Do đó quản lý kỹ thức ăn để tránh dư thừa gây ô nhiễm ao nuôi và quản lý tốt tảo trong ao (phát triển quá dày hay bị suy tàn). 4.7 Đánh giá hiệu quả chế phẩm sinh học Biểu đồ 4.4 Độ trong các ao tháng thứ nhất 0 10 20 30 40 50 60 70 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 Ngày Đ ộ tro ng (c m ) B2 B3 B4 B5 Độ đục do tảo ở trong phạm vi thích hợp cho tôm sú, mặc dù lúc đầu nước ao có độ trong tương đối lớn (> 40 mg/l). Mật độ tảo khá ổn định qua việc sử dụng chế phẩm sinh học hàng tuần xử lý nước và đáy ao. Chế phẩm sinh học đã đưa mật độ tảo ở mức khá ổn định. Qua quá trình theo dõi độ trong thì độ trong ở trong khoảng thích hợp, không gây ảnh hưởng bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của tôm sú. Trong hai tháng theo dõi, tôm không có hiện tượng kéo đàn do khí độc tồn tại trong ao. Nền đáy ao không tồn dư thức ăn thừa hay chất thải phân tôm. Nền đáy vẫn cứng, không có lớp mùn bã hữu cơ hay lớp mùn đen, thối. Khí độc NH3 không có hoặc ở mức cho phép không ảnh hưởng tới sức khỏe tôm sú. 49 Biểu đồ 4.5 Nồng độ NH3 trong tháng thứ nhất 0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,1 1 2 3 4 Tuần N H 3 (m g/ l) B2 B3 B4 B5 Môi trường ổn định nên tôm sú phát triển khá tốt. + pH dao động không lớn nên không ảnh hưởng tới tôm nuôi. + Ao nuôi ở đây hiếm khi xãy ra tình trạng thiếu oxy vì trong 2 tháng theo dõi, tôm không có hiện tượng nổi đầu, ban đêm có gió hoạt động, kiểm tra sàn ăn thì tôm rất khỏe mạnh, không có tôm bơi dạt vào bờ. + Nhiệt độ cũng vào khoảng thích hợp, nên cũng không hạn chế việc bắt mồi của tôm. Qua 2 tháng thực hiện, chúng tôi nhận thấy men vi sinh có hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng nước và nền đáy ao. + Nutri-Bio thì không có hiệu quả trong việc duy trì lượng tảo cho ao, không có khả năng giảm độ trong cho ao nuôi nên không được sử dụng trong các tháng sau đó. + Vi sinh thử nghiệm AquaStar Pond thì chỉ có tác dụng tạo điều kiện cho tảo phát triển lâu dài. + Prawnbac thì có hiệu quả rõ rệt trong việc xử lý nền đáy và duy trì tảo ổn định. Do đó tôm trong ao phát triển nhanh hơn các ao có sử dụng men vi sinh thử nghiệm. 50 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Về kỹ thuật nuôi: Theo nhận xét của chúng tôi thì qua việc thiết kế ao lắng, diện tích ao lắng nhỏ hơn rất nhiều so với diện tích ao nuôi và không có ao xử lý nước thải cũng như ao xử lý tôm bệnh cho thấy tại đây cũng chưa nắm vững các kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh. Về thuận lợi và khó khăn: Ý thức cộng đồng, tính tự giác của người dân chưa cao nên việc xả nước trong ao tôm bệnh ra môi trường ngoài mà không qua xử lý đã gây ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác và làm ô nhiễm nguồn nước nuôi. Đặc biệt, dịch bệnh đốm trắng rất dễ lây lan. Thị trường tôm sú luôn biến động, giá tôm sú dao động liên tục, trong khi đó thì giá nguyên liệu trong nuôi tôm lúc nào cũng cao mà chất lượng giống không ổn định. 5.2 Đề nghị Trại cần kiên cố bờ bao để tránh sạt lở, cũng như phèn tiềm tàng từ trên bờ chảy xuống ao gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi. Các trung tâm khuyến ngư cần hướng dẫn rõ hơn về kỹ thuật sử dụng thuốc và hóa chất xử lý, nâng cao ý thức cộng đồng về nuôi tôm bền vững. Tăng cường công tác kiểm dịch giống để chủ động ngăn chặn ngay từ đầu mầm bệnh, và không cho phát tán thành dịch tại vùng nuôi tôm tập trung. Cần khảo nghiệm để biết chính xác thức ăn thật sự có giá trị tốt trong quá trình tăng trọng cho tôm hay không. Nếu thức ăn tốt ,đầy đủ dinh dưỡng thì không nhất thiết phải sử dụng các sản phẩm phối trộn, làm tăng chi phí sản xuất. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ¾ Bộ thủy sản, 1999. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2000. ¾ NGUYỄN VĂN HẢO, 2003. Một số vấn đề kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp. ¾ LÊ LONG TRIỀU, 2008. Khảo sát tình hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh tại xã An Đức và Vĩnh An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, (LVTN kỹ sư, Khoa Thủy Sản). Trường Đại Học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh. ¾ ĐOÀN THANH TUYỀN và VŨ TRỌNG NHÂN, 2008. Thử nghiệm ảnh hưởng của chế phẩm Bio - Mos® lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng đề kháng bệnh trên cá tra (Pangasianodon hypophthalamus Sauvage, 1878), (LVTN kỹ sư, Khoa Thủy Sản). Trường Đại Học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh. ¾ MAI TRANG, 2006. Tôm Sú Penaeus monodon, n.org/forums/viewtopic.php?f=19&t=55, 23/8/2006. ¾ TTXVN, 2009. Giảm 35.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản trong năm 2009, 11/01/2009. ¾ PHAN THANH CƯỜNG - TT Khuyến Ngư Bạc Liêu, 2009. Đồng bằng sông Cửu Long: Giá tôm sú sống tăng mạnh, su-song-tang-manh/view, 04/02/2009 ¾ Báo Cần Thơ, 2009. Vụ tôm sú chính ở đồng bằng sông Cửu Long: Phập phồng nỗi lo...!, 52 16/06/2009 ¾ Bản đồ hành chính huyện Ba Tri, Itemid=52 ¾ BtreTV, 2007. Bến Tre: Ba Tri phát triển nuôi tôm sinh học, 25/8/2007. ¾ NGUYỄN NGỌC DỰ , 2007. Đặc đ iểm Sinh học . ht tp:/ /nuoitomsu.blogspot.com/2007/09/c-im-sinh-hc-v-sinh-thi- ca-tm-s.html. ¾ Vinanet, Việt Nam đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu tôm sú. %C4%91%E1%BB%A9ng-%C4%91%E1%BA%A7u-th%E1%BA%BF- gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-gi%C3%A1-tr%E1%BB%8B- xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-t%C3%B4m-s%C3%BA/13/571 ¾ Báo Cần Thơ, 2009. Vụ tôm sú chính ở đồng bằng sông Cửu Long: Phập phồng nỗi lo...!, 16/06/2009 ¾ Báo Cần Thơ, 15/06/2009. Vụ tôm sú chính ở đồng bằng sông Cửu Long: Phập phồng nỗi lo...!, 16/6/2009 ¾ &Itemid=67 TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI ¾ Nupro®, aee4-838fe4b423f4.html, 18/05/2007 53 ¾ Glycomics, Bio-Mos and the future of animal health and performance, ¾ NuPro®, ¾ Bio-Mos®, ¾ Mycosorb®, 54 PHỤ LỤC BẢNG 1: Tổng lượng thức ăn và trọng lượng trung bình sau 15 ngày Tổng lượng thức ăn (kg) Trọng lượng tôm trung bình (g/con)Ngày tuổi B2 B3 B4 B5 B2 B3 B4 B5 30 284,7 287 299,4 306,1 2,2 2,2 2,5 2,2 45 589,7 611,6 618,5 653,5 5,8 5,3 6,3 6 60 1142 1200 1220 1375 8,8 9,4 10,2 10,7 75 1887 1920 1985 2295 11 13,5 15,3 16,8 90 2622 2684 2735 3355 18 19 20 23 BẢNG 2: Hệ số chuyển hóa thức ăn FCR Ngày B2 B3 B4 B5 1 – 30 1,04 0,79 0,81 0,9 31 – 45 0,68 0,63 0,57 0,59 46 – 60 1,47 0,87 1,05 1 61 – 75 2,7 1,06 1,02 0,98 76 – 90 0,84 0,84 1 1,11 3 tháng 1,1653 0,8546 0,9303 0,9472 BẢNG 3: Nồng độ NH3 trong tháng thứ nhất NH3 (mg/l) Tuần B2 B3 B4 B5 1 0 0,02 0 0 2 0 0,05 0 0,03 3 0,03 0,05 0 0,03 4 0,03 0,05 0,03 0,05 55 BẢNG 4: pH trong 2 tháng nuôi pH sáng pH chiều Ngày B2 B3 B4 B5 B2 B3 B4 B5 1 7,9 7,9 7,9 7,8 8,1 8 8,1 8 2 7,9 7,8 7,8 7,8 8 7,9 7,9 8 3 7,8 7,8 7,8 7,9 7,9 7,9 7,9 8 4 7,7 7,8 7,8 8 7,9 7,9 7,9 7,9 5 7,7 7,8 7,8 7,9 7,8 7,9 7,9 7,9 6 7,6 7,7 7,8 7,8 7,8 7,9 7,9 7,9 7 7,5 7,7 7,7 7,8 7,7 7,9 7,9 7,7 8 7,5 7,7 7,6 7,6 7,7 7,9 7,8 7,7 9 7,6 7,7 7,6 7,5 8 7,9 7,7 7,7 10 7,7 7,6 7,5 7,5 7,7 7,6 7,7 7,5 11 7,3 7,3 7,4 7,3 7,5 7,6 7,5 7,5 12 7,3 7,3 7,4 7,3 7,4 7,4 7,5 8 13 7,5 7,5 7,7 7,6 7,8 7,9 8 8 14 7,7 7,7 7,9 7,9 7,9 7,9 8,2 7,9 15 7,7 7,6 7,9 7,7 7,9 7,8 8,2 7,9 16 7,7 7,5 7,9 7,6 7,9 7,8 8,2 7,9 17 7,7 7,5 7,8 7,5 7,9 7,8 8,1 7,8 18 7,7 7,5 7,6 7,5 7,9 7,8 8,1 7,8 19 7,7 7,5 7,5 7,5 7,7 7,7 7,7 7,8 20 7,7 7,5 7,5 7,5 7,6 7,5 7,6 7,8 21 7,5 7,5 7,5 7,5 7,6 7,6 7,6 7,8 22 7,4 7,4 7,3 7,4 7,6 7,6 7,8 7,8 23 7,5 7,4 7,5 7,5 7,6 7,6 7,8 7,8 24 7,5 7,5 7,5 7,5 7,7 7,6 7,9 7,8 25 7,6 7,5 7,5 7,5 7,7 7,6 7,6 7,6 26 7,6 7,5 7,5 7,5 7,7 7,6 7,6 7,6 27 7,6 7,5 7,5 7,5 7,7 7,6 7,6 7,7 28 7,6 7,5 7,5 7,5 7,8 7,6 7,7 7,7 29 7,6 7,5 7,5 7,5 7,8 7,6 7,7 7,7 30 7,6 7,5 7,5 7,5 7,6 7,5 7,6 7,7 31 7,6 7,5 7,5 7,5 7,6 7,5 7,6 7,7 32 7,3 7,4 7,4 7,5 7,6 7,6 7,6 7,7 33 7,5 7,5 7,5 7,5 7,6 7,8 7,9 7,8 56 34 7,5 7,6 7,6 7,5 7,7 7,8 8 8 35 7,5 7,6 7,8 7,6 7,8 7,8 8,2 8 36 7,6 7,6 7,8 7,6 7,8 7,9 8,2 8 37 7,6 7,5 7,8 7,6 7,8 7,9 8,2 8 38 7,6 7,5 7,8 7,6 7,8 7,9 8,1 8 39 7,6 7,5 7,8 7,6 7,7 7,9 8,1 8 40 7,6 7,5 7,9 7,6 7,7 7,9 8,1 8 41 7,6 7,7 7,9 7,6 7,7 7,9 8,1 8 42 7,6 7,7 7,9 7,7 8 7,9 8,1 8 43 7,8 7,7 7,8 7,7 8,2 8 7,9 8 44 7,9 7,7 7,7 7,7 8,4 8,1 7,9 8 45 7,9 7,7 7,7 7,5 8,3 7,9 7,8 7,9 46 7,9 7,7 7,6 7,7 8,3 7,9 7,8 7,8 47 7,9 7,7 7,6 7,6 7,9 7,7 7,7 7,6 48 7,6 7,5 7,5 7,5 7,7 7,7 7,7 7,6 49 7,6 7,4 7,4 7,5 7,7 7,7 7,8 7,6 50 7,6 7,5 7,5 7,5 7,7 7,6 8,1 7,6 51 7,5 7,6 7,8 7,5 7,5 7,7 8,1 7,6 52 7,4 7,5 7,7 7,4 7,5 7,7 8 7,6 53 7,5 7,5 7,7 7,6 7,5 7,5 7,7 7,6 54 7,5 7,5 7,6 7,6 7,6 7,5 7,7 7,6 55 7,5 7,5 7,6 7,6 7,7 7,7 7,9 7,7 56 7,5 7,5 7,6 7,6 7,9 7,8 8,1 7,7 57 7,5 7,5 7,6 7,6 7,9 7,8 7,7 7,7 58 7,5 7,5 7,6 7,6 7,9 7,8 8,7 7,7 59 7,6 7,5 7,7 7,6 7,9 7,8 8,2 7,9 60 7,7 7,5 7,9 7,6 7,9 7,8 8,3 7,9 57 BẢNG 5: Độ trong các ao trong tháng thứ nhất. Độ trong (cm) Ngày B2 B3 B4 B5 1 55 55 55 65 2 44 48 45 55 3 42 43 35 50 4 45 45 35 45 5 45 45 35 45 6 47 40 33 55 7 52 43 43 55 8 43 46 43 55 9 40 55 39 48 10 40 50 35 50 11 40 36 32 50 12 35 34 36 35 13 30 29 40 25 14 35 26 34 25 15 33 24 36 24 16 29 24 42 20 17 29 24 40 20 18 40 30 43 23 19 40 30 46 24 20 40 32 40 25 21 38 32 40 28 22 35 25 40 30 23 37 28 35 30 24 40 28 35 33 25 42 32 37 33 26 42 32 37 37 27 43 30 38 40 28 42 31 38 40 29 40 32 40 42 30 40 32 40 42

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhảo sát quy trình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh bằng phương pháp sinh học.pdf
Luận văn liên quan