Khảo sát sự tăng trưởng bù của cá tàu (carassius auratus)

Cá đực và cá cái thường thả chung trong 1 hồ kiếng (hoặc lu hay khạp), trong hồ để một bụi lục bình có chùm rễ dài được rửa sạch và loại bỏ những sinh vật có hại để làm giá đẻ cho cá. Cá đẻ năm đầu khoảng 1000 trứng, số trứng được tăng dần ở những năm tiếp theo, có lứa đẻ nhiều nhất lên đến 10000 trứng, nhưng từ năm thứ 7 trở đi số trứng đẻ ít dần cho đến khi không còn đẻ được. Sau một thời gian giao hoan rất hăng, cá cái chui vào trong đám cây cỏ, co mình và quậy mạnh để đẻ trứng. Trong lúc đó, cá đực luôn bám sát cá cái và dùng các nốt sần cọ vào đầu vào bụng cá cái để kích thích đồng thời tiết tinh dịch để thụ tinh cho trứng. Cá cái vừa đẻ xong nên cách li với ổ trứng để tránh chúng ăn trứng, vì cá tàu có thói quen ăn trứng.

pdf31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát sự tăng trưởng bù của cá tàu (carassius auratus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG BÙ CỦA CÁ TÀU (Carassius auratus) Cán bộ hướng dẫn Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM Ks. NGUYỄN THÀNH TÂM Sinh viên thực hiện PHÙNG TẤN PHƯỚC MSSV: 06803030 Lớp: NTTS K1 Cần Thơ, 2010 iLỜI CẢM TẠ Em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Nguyễn Văn Kiểm và Thầy Nguyễn Thành Tâm - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình chỉ dạy cho em suốt thời gian làm đề tài. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến bổ ích để hoàn thành thực tập tốt nghiệp. Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ! PHÙNG TẤN PHƯỚC ii TÓM TẮT Thí nghiệm khảo sát sự tăng trưởng bù của cá Tàu (Carassius auratus) đã được tiến hành nghiên cứu tại trường Đại Học Tây Đô, từ tháng 03/2010 – 06/2010, nhằm bổ sung thêm những kỹ thuật về ương cá tàu, tìm ra biện pháp sử dụng thức ăn hiệu quả dựa trên khả năng tăng trưởng bù của cá tàu. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức và 1 nghiệm thức đối chứng, các nghiệm thức có nhịp cho ăn khác nhau, được bố trí vào 12 thùng xốp (0,1m2). Hàng ngày ta theo dõi các chỉ tiêu môi trường. Qua thời gian thực hiện thử nghiệm ương cá tàu từ 2 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi để khảo sát khả năng tăng trưởng bù và rút ra một số kết quả như sau: Kết quả nghiên các yếu tố môi trường của các nghiệm thức trong thử nghiệm đều phù hợp với khả năng sinh trưởng và phát triển của cá tàu. Trong quá trình ương thì tốc độ sinh trưởng (0,061g/ngày) và tỉ lệ sống (96,6%) của nghiệm thức đối chứng (cho ăn đều đặn mỗi ngày) là cao nhất, nhưng nghiệm thức 3 (cho ăn 3 ngày, bỏ đói 3 ngày) lên màu sớm nhất sau 22 ngày tuổi. Từ khóa: cá Tàu, tăng trưởng bù, sinh trưởng, yếu tố môi trường, tỉ lệ sống. iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ............................................................................................................. i TÓM TẮT................................................................................................................. ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH SÁCH BẢNG................................................................................................ v DANH SÁCH HÌNH................................................................................................ vi CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1 1.1 Giới thiệu...........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu của đề tài.............................................................................................1 1.3 Nội dung của đề tài............................................................................................ 1 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 2 2.1 Đặc điểm hình thái của cá tàu............................................................................ 2 2.1.1 Phân loại..................................................................................................... 2 2.1.2 Nguồn gốc................................................................................................... 2 2.1.3 Hình dáng....................................................................................................2 2.1.4 Màu sắc.......................................................................................................3 2.2 Đặc điểm môi trường sống.................................................................................3 2.3 Đặc điểm dinh dưỡng.........................................................................................4 2.3.1 Cá bột............................................................................................................. 4 2.3.2 Cá con......................................................................................................... 4 2.3.3 Cá trưởng thành...........................................................................................4 2.4 Đặc điểm sinh sản.............................................................................................. 4 2.4.1 Phân biệt giới tính....................................................................................... 4 2.4.2 Sinh sản.......................................................................................................5 2.4.2.1 Sinh sản tự nhiên...................................................................................5 2.4.2.2 Sinh sản nhân tạo.................................................................................. 5 2.4.2.3 Ấp trứng............................................................................................... 5 2.5 Một số loại thức ăn thường dùng trong ương nuôi cá tàu....................................6 iv 2.5.1 Trứng nước..................................................................................................6 2.5.2 Trùn chỉ.......................................................................................................6 2.6 Tăng trưởng bù trên cá....................................................................................... 6 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 8 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................... 8 3.2 Vật liệu nghiên cứu............................................................................................8 3.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................8 3.3.1 Thí nghiệm.................................................................................................. 8 3.3.2 quản lí hệ thống thí nghiệm......................................................................... 9 3.3.3 Xử lý số liệu.............................................................................................. 10 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................11 4.1 Các yếu tố môi trường......................................................................................11 4.1.1 Nhiệt độ.....................................................................................................11 4.1.2 pH............................................................................................................. 11 4.1.3 Oxy........................................................................................................... 12 4.2 Tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá tàu................................................................. 13 4.2.1 Tăng trưởng của cá.................................................................................... 13 4.2.1.1 Tăng trưởng về trọng lượng................................................................ 13 4.2.1.2 Tăng trưởng về chiều dài.....................................................................15 4.2.2 Tỉ lệ sống...................................................................................................17 4.3 Sự lên màu và tỉ lệ phân ly màu sắc................................................................. 18 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................... 21 1. Kết luận............................................................................................................. 21 2. Đề xuất.............................................................................................................. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................22 PHỤ LỤC.................................................................................................................24 vDANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................. 9 Bảng 4.1: Bảng kết quả theo dõi nhiệt độ...............................................................11 Bảng 4.2: Bảng kết quả theo dõi pH....................................................................... 12 Bảng 4.3: Bảng kết quả theo dõi oxy...................................................................... 12 Bảng 4.4: Khối lượng của cá ở các nghiệm thức bỏ đói.........................................13 Bảng 4.5: Tốc độ tăng trọng lượng tuyệt đối của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói........................................................................................................................14 Bảng 4.6: Kết quả theo dõi tăng trưởng chiều dài của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói........................................................................................................................15 Bảng 4.7: Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng ngày của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói........................................................................................................................17 Bảng 4.8: Tỉ lệ sống của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói....................................... 17 Bảng 4.9: Phân ly màu sắc của cá...........................................................................18 vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Cá Tàu....................................................................................................... 2 Hình 3.1: Bộ dụng cụ kiểm tra điều kiện môi trường..............................................8 Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng trọng lượng của cá ở các nghiệm thức bỏ đói theo thời gian........................................................................................................... 15 Hình 4.2: Tăng trưởng chiều dài của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói.................. 17 Hình 4.3: Tỉ lệ sống của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói........................................18 Hình 4.4: Bể ương cá............................................................................................... 18 Hình 4.5: Cá toàn trắng.......................................................................................... 19 Hình 4.6: Cá vàng trắng..........................................................................................19 Hình 4.7: Cá toàn vàng........................................................................................... 20 Hình 4.8: Tỷ lệ phân ly màu sắc của cá Tàu sau 45 ngày ương.............................20 1CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Trên thế giới trong ba thập niên qua, ngành nuôi cá cảnh đã bùng phát và phát triển khắp nơi, kết quả là có nhiều thông tin và hoạt động liên quan đến vấn đề này. Trong các loại cá cảnh thì cá Tàu là loài cá phổ biến nhất và được nhiều người yêu thích ở Việt Nam và cũng như nhiều nước trên thế giới. Vì cá Tàu là loài cá đẹp từ hình dáng đến màu sắc, đa dạng về chủng loại và phong phú về màu sắc, hiền lành, dễ nuôi ít bệnh. Và theo phong thủy cá tàu là một loài cá đem lại may mắn và thịnh vượng. Nhưng cá Tàu là loài cá phàm ăn nên ương nuôi chúng cũng khá tốn kém. Mặc khác, cá có khả năng tăng trưởng bù. Đó là sự tăng trưởng rất nhanh của cá sau khi cá được tái cho ăn (sau một thời giai đoạn bị bỏ đói). Kèm theo sự tăng trưởng bù là gia tăng sự thèm ăn bất thường trên cá. Hiện tượng này được ghi nhận trên nhiều loài cá như cá hồi, cá chép, cá tuyết… Tăng trưởng bù của cá liên quan đến nhiều yếu tố như chất lượng nước, sự phân đàn, khẩu phần protein và năng lượng trong suốt thời gian cho ăn bù (Abdel et al, 2009). Để nhằm giảm chi phí cho người nuôi. Cần phải có những nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, đồng thời giảm chi phí cho người sản xuất. Một trong các xu hướng hiện nay là lợi dụng khả năng nhịn đói với thời gian hợp lý mà tăng trưởng của cá bị ảnh hưởng không đáng kể. Chính vì các lí do trên mà đề tài “Khảo sát sự tăng trưởng bù của cá Tàu (Carassius auratus).’’ đã được tiến hành. 1.2 Mục tiêu của đề tài Đánh giá khả năng tăng trưởng bù của cá Tàu với thời gian bỏ đói khác nhau. 1.3 Nội dung của đề tài So sánh mức tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tàu bằng phương pháp bỏ đói với thời gian khác nhau. 2CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm hình thái của cá tàu 2.1.1 Phân loại Theo Mai Đình Yên (1992), cá Tàu được phân loại như sau: Lớp: Actinopterygii. Bộ: Cyprinifomes. Họ: Cyprinidae. Giống: Carassius. Loài: Carassius auratus (Linnaeus, 1758). Tên tiếng Anh: Gold fish. Tên địa phương: Cá ba đuôi, cá vàng hay cá Tàu. Hình 2.1: Cá Tàu (Nguồn: Nguyễn Sơn Hải, 2008) 2.1.2 Nguồn gốc Thuộc họ cá Chép, xuất xứ từ Trung Quốc, ngày nay được phổ biến khắp nơi trên thế giới, đang là đối tượng được nhiều người ưa chuộng, dùng làm vật cảnh nuôi giải trí trong nhà (Nguyễn Đức Hùng, 2007). 2.1.3 Hình dáng Cá Tàu, còn gọi là cá Vàng, hay Kim ngư là giống cá kiểng được nuôi phổ biến ở Việt Nam từ xưa đến nay, cũng như hầu hết các nước trên thế giới, vì cá tàu đẹp từ hình dáng đến màu sắc và sự linh động của nó ít có giống cá kiểng nào bằng. 3Cá tàu có chiều dài 8-13 cm gồm 3 phần: Đầu, thân và đuôi (Đức Hiệp, 2000). - Đầu có miệng, mắt, mũi, nắp mang nối liền với thân và đuôi. - Hai bên thân cá mỗi bên có một đường bên chạy tới đuôi. Ngực có vây ngực, vây lưng ở chính giữa lưng, bụng có vây bụng, nhưng cũng có dạng lưng láng. - Phần đuôi bao gồm toàn bộ vây đuôi, cá Tàu có có nhiều dạng như: ba đuôi, bốn đuôi, đuôi bướm, đuôi quạt, đuôi voan, đuôi kép…Đó cũng là lí do người ta gọi cá Tàu là cá ba đuôi (Việt Chương và csv, 2002). - Cá Tàu được chia thành ba nhóm (Vĩnh Khang, 2007): nhóm cá Tàu đuôi kép có vây lưng, nhóm cá Tàu đuôi đơn, nhóm cá Tàu lưng láng (không có vây lưng). 2.1.4 Màu sắc Màu sắc cá tàu biến đổi rất lớn từ màu đỏ, vàng, đen, lam, tím, da cam và nhiều màu kết hợp. Có loại có nhiều sắc thể như đỏ trắng, đen trắng, đỏ đen, đỏ vàng, da cam, nhiều chấm hoa. Ngày nay đã lai tạo được nhiều giống mới, có màu sắc rất đặc biệt như: trắng, tam sắc, ngũ sắc... một số lòai trên đỉnh đầu có khối bướu thịt, có hình dạng như cái nón hoặc vuông. Màu sắc hình thành chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường sống và điều kiện thức ăn. Trong điều kiện khác nhau độ đậm nhạt của màu khác nhau, độ đậm nhạt của màu cũng khác nhau (Đức Hiệp, 2000) 2.2 Đặc điểm môi trường sống Theo Đức Hiệp (2000), cá Tàu sinh trưởng trong điều kiện như sau: - Nhiệt độ: biên độ nhiệt từ 0 oC – 39 oC, nhiệt độ thích hợp 20 oC – 29 oC, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ 7 oC – 8 oC cá dễ mắc bệnh. - Oxy hòa tan: thích hợp là 3 mg/L. - Ngưỡng CO2: không quá 60 mg/L. - pH: Trong nước ngọt pH thích hợp cho cá tàu là 6,5 _ 8,5. Nếu độ pH = 5,5 – 9,5 cá vẫn có thể sống tốt, nhưng không thể vượt quá 5 – 8,5. Cá con cần độ pH 2 – 7,2 là thích hợp. 42.3 Đặc điểm dinh dưỡng Là lòai thiên về thức ăn động vật như là trùn chỉ, lăng quăng hay thức ăn tổng hợp có độ đạm từ 20% trở lên. 2.3.1 Cá bột Theo Đức Hiệp (2000), cá bột có thể ương trong bể nhỏ hay lớn (tùy theo điều kiện sản xuất) với mức nước 40-60 cm và mật độ ương 500 con/m2. * Thức ăn và cách cho ăn - 10 ngày đầu sau khi nở cho ăn trứng nước. - 20 ngày sau cho ăn trùn chỉ cắt nhỏ. - 30 ngày cho ăn trùng chỉ. - Ngày cho ăn 2 lần sáng 7-8 giờ, chiều 4-5 giờ (Đức Hiệp, 2000) 2.3.2 Cá con Giai đoạn này cá ăn tạp, thức ăn thích hợp là trứng nước, bọ gậy nhỏ, rêu cỏ tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ. Ngoài ra có thể lấy lòng đỏ trứng gà luộc chín nghiền mịn cho ăn thêm (Đức Hiệp, 2000). 2.3.3 Cá trưởng thành Từ 1 _ 2 tuổi, Thời kỳ này cá ăn tạp hơn, bao gồm các thức ăn sống, lăng quăng trùn chỉ, giun nước hoặc thức ăn tự chế (Đức Hiệp, 2000). 2.4 Đặc điểm sinh sản Cá 6 tháng tuổi bắt đầu thành thục. Sức sinh sản của cá cái khá lớn có thể đạt từ 300- 5000 trứng/lứa. Cá tái thành thục và có thể đẻ trở lại sau 20-30 ngày. Cá Tàu có thể đẻ quanh năm, nhưng mùa vụ chính là khỏang tháng 4-8. Khi đẻ cá vàng thường tìm đến những nơi có thực vật thủy sinh. hoặc rong để làm giá thể cho trứng bám vào. Trứng nở sau 5 _ 7 ngày. Cá con mới nở tự bám trên các giá thể (thường là thực vật thủy sinh) trong vài ngày và sống nhờ vào noãn hoàng to ở bụng (Nguyễn Sơn Hải, 2008). 2.4.1 Phân biệt giới tính Theo Đoàn Khắc Độ (2007) thì giới tính cá Tàu được phân biệt: Cá đực có thân hình dài màu sắc sặc sỡ, phần thân đuôi to cơ quan sinh dục nhỏ và lõm vào, cuống đuôi thường dài hơn cá cái. Ngoài ra cá đực trong thời kì sinh sản còn có một số đặc trưng nữa là thường xuất hiện những nót sần nhỏ màu trắng như thịt dư ở nắp mang và vây bụng 5Cá cái thân hình tròn và ngắn. Cá cái thành thục tốt có bụng to, mềm, đầy trứng, màu sắc nhợt nhạt, phần thân đuôi nhỏ, cá cái đến mùa sinh sản cũng có bụng to hẳn ra, cá bơi lội chậm chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến đỏ sẫm và lộ hẳn ra ngoài. 2.4.2 Sinh sản 2.4.2.1 Sinh sản tự nhiên Theo Nguyễn Chương và csv (2002), thì cá tàu được sinh sản như sau: Cá đực và cá cái thường thả chung trong 1 hồ kiếng (hoặc lu hay khạp), trong hồ để một bụi lục bình có chùm rễ dài được rửa sạch và loại bỏ những sinh vật có hại để làm giá đẻ cho cá. Cá đẻ năm đầu khoảng 1000 trứng, số trứng được tăng dần ở những năm tiếp theo, có lứa đẻ nhiều nhất lên đến 10000 trứng, nhưng từ năm thứ 7 trở đi số trứng đẻ ít dần cho đến khi không còn đẻ được. Sau một thời gian giao hoan rất hăng, cá cái chui vào trong đám cây cỏ, co mình và quậy mạnh để đẻ trứng. Trong lúc đó, cá đực luôn bám sát cá cái và dùng các nốt sần cọ vào đầu vào bụng cá cái để kích thích đồng thời tiết tinh dịch để thụ tinh cho trứng. Cá cái vừa đẻ xong nên cách li với ổ trứng để tránh chúng ăn trứng, vì cá tàu có thói quen ăn trứng. Phương pháp cách ly:  Một là vớt ngay cá bố mẹ ra ngoài hồ khác để nuôi dưỡng chờ đẻ lứa sau, còn ổ trứng để lại vị trí cũ.  Hai là cẩn thận đem bụi lục bình sang bể khác đã được chuẩn bị trước nước và máy oxy để ấp trứng, cặp cá bố mẹ vẫn để lại hồ cũ. 2.4.2.2 Sinh sản nhân tạo Theo Vĩnh Khang (2007). Liều lượng thuốc có thể thay đổi, tùy theo tình trạng chín mùi của trứng. Thông thường liều lượng từ 1,6 _ 2 mg não thùy cá Chép cho 1kg cá Tàu đẻ. Vị trí tiêm cá là gốc vây ngực hoặc phần cơ trên đường vây lưng. 2.4.2.3 Ấp trứng Theo Nguyễn Thị Thu Hồng (2009). Thời gian cá nở phụ thuộc vào nhiệt độ (21 _ 24 oC), kéo dài trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6 _ 8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu. Không thể hình dung được sự biến đổi của cá con, màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 oC. Cá con ăn khỏe và lớn nhanh, sau 15 ngày tuổi 2,5 mg, 30 ngày đạt 224 mg; 45 ngày đạt 610mg; 60 ngày đạt 700 mg. Sau 1 tháng, có thể đạt kích thước 62 _ 3 cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ đạt trung bình 60 – 70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai 2.5 Một số loại thức ăn thường dùng trong ương nuôi cá tàu 2.5.1 Trứng nước Moina là phiêu sinh động vật. Chiều dài 400 _ 1130 µm. Moina trưởng thành (700 _ 1000 µm) dài gấp đôi ấu trùng artemia (500 µm) và gấp 2-3 lần trùng bánh xe trưởng thành (Rotifer). Tuy nhiên, moina mới nở nhỏ hơn (400 µm) gần bằng hay lớn hơn trùng bánh xe trưởng thành và nhỏ hơn ấu trùng artemia. Giá trị dinh dưỡng của moina phụ thuộc vào độ tuổi và loại thức ăn mà chúng được nuôi. Dù vậy, lượng protein của moina chiếm 50% trọng lượng khô. Moina trưởng thành chứa nhiều chất béo hơn moina non. Chất béo chiếm 20 _ 27% khối lượng khô của moina trưởng thành và 4 – 6% ở moina non (Nguyễn Thị Thu Hồng, 2009). 2.5.2 Trùn chỉ Trùn chỉ (Tubifex worm) có thân hình ống như sợi chỉ màu đỏ dài chừng 3 – 4 cm . Chúng sống tụ tập thành từng đám nhỏ nổi lềnh bềnh trên măt nước. Đây là loại thức ăn rất bổ cho các loài cá và đã được bán phổ biến trên thị trường cá cảnh. Trước khi cho cá ăn, nên rửa thật sạch và thả vào hồ với số lượng vừa đủ, tránh dư thừa dễ làm nước trong hồ bị ô nhiễm (Vĩnh Khang, 2007). 2.6 Tăng trưởng bù trên cá Những loài cá khác nhau có những biểu hiện tăng trưởng bù khác nhau. Phụ thuộc vào khả năng phục hồi của cá, sự tăng trưởng bù có thể được chia thành 3 loại: Bù vượt (Over – compensation), cá sau khi bị bỏ đói và cho ăn lại, có tốc độ tăng trưởng và trọng lượng cao hơn so với những cá được cho ăn liên tục (Hayward et al, 1997). Bù hoàn toàn (Complete compensation), sau khi bị bỏ đói và cho ăn bù, cá phục hồi tốc độ tăng trưởng và đạt cùng trọng lượng so với cá được cho ăn liên tục (Jobing et al, 1999; Kim et al, 1995; Nicieza et al, 1997). Bù một phần (Partial compensation), sau khi bị bỏ đói và cho ăn bù, cá có những biểu hiện tăng trưởng nhanh hơn song lại không đạt kích cỡ bằng với những cá được cho ăn liên tục (Weatherley et al, 1987; Paul et al, 1995, trích bởi Nguyễn Thanh Tâm và csv, 2009). Trong đó tăng trưởng bù hoàn toàn đã được ghi nhận trong một vài nghiên cứu gần đây trên một số loài cá như cá hồi, cá chẽm Lates calcarifer (Tian et al, 2003). 7Đối với tăng trưởng bù một phần lại được ghi nhận trên các loài như cá rô phi (Oreochromic mosambicus) nuôi trong nước ngọt (Christensesn et al, 1998), cá rô phi lai giữa O. mossambicus X O. nilotocus nuôi nước mặn (Wang et al, 2005). Theo Nguyễn Thanh Tâm và csv (2009) thì mức độ tăng trưởng bù của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus, Linnaeus, 1785) phụ thuộc vào khoảng thời gian bị bỏ đói. Cá tăng trưởng bù vượt với thời gian bỏ đói và cho ăn cách nhau một ngày, tăng trưởng bù hoàn toàn với thời gian bỏ đói trung bình (với 2, 3, 4 ngày) và tăng trưởng bù một phần với thời gian bỏ đói lâu nhất (5 ngày). Tần số cho ăn là một yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn (Jarboe and Gant, 1997). Tăng trưởng và hiệu quả chuyển biến thức ăn của cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) tăng lên khi số lần cho ăn tăng từ 2-4 với 2% khối lượng thân mỗi ngày. Theo một nghiên cứu của Kim and Lovell (1995) trên cá nheo Mỹ (I. punctatus) thì khi không cho cá ăn 0, 3, 6, 9 tuần sau đó tiếp tục cho cá ăn trở lại hằng ngày theo nhu cầu thì sau 18 tuần thí nghiệm, cá ở nghiệm thức không cho ăn 3 tuần cho kết quả khối lượng như cá ở nghiệm thức được cho ăn hằng ngày và tăng trưởng cao hơn các nghiệm thức còn lại. Nghiên cứu về cho cá ăn gián đoạn trên bể được thực hiện bởi Chatakondi et al. (2001) với cá nheo Mỹ (I. punctatus) giai đoạn giống, cá được cho ăn hằng ngày (đối chứng) theo nhu cầu và so sánh tăng trưởng với cá được cho ăn gián đoạn 1, 2 và 3 ngày sau đó cho ăn trở lại thì tiêu thụ thức ăn cao hơn cá được cho ăn hằng ngày. Sau 10 tuần thí nghiệm, nhịp độ tăng trưởng trung bình của cá ở các nghiệm thức cho ăn gián đoạn là 40%, 180% và 191% tương ứng với các nghiệm thức cho ăn gián đoạn 1, 2 và 3 ngày, cao hơn cá trong nghiệm thức đối chứng. Hơn nữa, khối lượng cuối của cá chu kì gián đoạn cho ăn 3 ngày cao hơn so với các nghiệm thức khác và các nghiệm thức có hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn nghiệm thức đối chứng. 8CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: cá Tàu Hạt đỉnh hồng (Carassius auratus). - Nguồn giống: cá bột được mua từ các tiệm bán cá cảnh. - Thời gian thực hiện: từ 21/04 – 02/06/2010. - Địa điểm nghiên cứu: tại Trường Đại học Tây Đô. 3.2 Vật liệu nghiên cứu Bể ương: 12 cái thùng mướp xốp, kích thước: dài 40 cm, rộng 25cm, cao 15 cm, diện tích thùng là 0,1m2, thể tích thùng là 0,015m3. - Vợt vớt cá, cân điện. - Thức ăn cho cá: trứng gà, trứng nước, thức ăn viên, trùng chỉ. - Máy đo oxy, nhiệt kế, pH, và một số vật liệu cần thiết. Hình 3.1: Bộ dụng cụ kiểm tra điều kiện môi trường 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí với mật độ ương 20 con/0,1m2, thực hiện trên thùng xốp mực nước từ 20 cm, ương cá đến 45 ngày tuổi. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức về tần suất cho ăn khác nhau, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, và bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên và 1 nghiệm thức đối chứng. 9- Nghiệm thức đối chứng: cho ăn hàng ngày. - Nghiện thức 1: cho ăn 1 ngày, bỏ đói 1 ngày. - Nghiệm thức 2: cho ăn 2 ngày, bỏ đói 2 ngày. - Nghiệm thức 3: cho ăn 3 ngày, bỏ đói 3 ngày. Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nghiệm thức Thời gian bỏ đói và cho ăn Ngày đầu Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 Ngày thứ 4 Ngày thứ 5 Ngày thứ 6 Ngày thứ 7 Ngày thứ 8 Ngày thứ.... Đối chứng Cho ăn Cho ăn Cho ăn Cho ăn Cho ăn Cho ăn Cho ăn Cho ăn ..... 1 Bỏ đói Cho ăn Bỏ đói Cho ăn Bỏ đói Cho ăn Bỏ đói Cho ăn ..... 2 Bỏ đói Bỏ đói Cho ăn Cho ăn Bỏ đói Bỏ đói Cho ăn Cho ăn ..... 3 Bỏ đói Bỏ đói Bỏ đói Cho ăn Cho ăn Cho ăn Bỏ đói Bỏ đói ..... Khảo sát sự ảnh hưởng của tần suất cho ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá từ cá bột lên cá giống 45 ngày tuổi Sau khi bỏ đói cá được cho ăn lại với lượng thức ăn thỏa mãn bằng loại thức ăn có hàm lượng đạm cao 40% (trứng nước và trùn chỉ…), ngày cho ăn 2 lần vào thời điểm 8h và 18h hằng ngày. 3.3.2 quản lí hệ thống thí nghiệm - Cho ăn: ngày cho ăn 2 sáng 8h, chiều 18h. - Quản lí hệ thống bể ương: Bể ương được thay nước 2 ngày lần vào buổi sáng, mỗi lần thay 1/3 thể tích bể. - Phương pháp thu mẫu môi trường: các chỉ tiêu được đo vào lúc 6h và 18h. - Nhiệt độ theo dõi 2 lần ngày vào buổi sáng và chiều (đo bằng nhiệt kế). - Oxy, pH theo dõi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều (đo bằng bộ test kits). 10 Các chỉ số theo dõi - Tăng trọng lượng (g) WG = Wc – Wđ (3.1) - Tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối: (Daily Weight Gain) Wc – Wđ DWG (g/ ngày) = (3.2) tc – tđ - Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối: (Daily Length Gain) Lc – Lđ DLG (mm/ ngày) = (3.3) tc – tđ Trong đó : - Wđ, Lđ : Khối lượng, chiều dài của cá tại thời điểm t1 (g, mm) - Wc, Lc : Khối lượng, chiều dài của cá tại thời điểm t2 (g, mm) - tc, tđ : Thời điểm thu mẫu cá (ngày). Thu mẫu cá mỗi tuần 1 lần, mỗi bể thu 5 con đem cân và 3 con đo từng con để xác định khối lượng và chiều dài trung bình của cá ương trong từng nghiệm thức. Khi kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ để xác định tỉ lệ sống. - Tỉ lệ sống: được tính bằng cách đếm số cá thể ban đầu và số cá thể còn sống khi kết thúc thí nghiệm để xác định tỉ lệ sống của cá ương. Tổng số cá thể khi kết thúc thí nghiệm Tỉ lệ sống = x 100 (3.4) Tổng số cá thể ban đầu - Theo dõi sự lên màu của cá ở các nghiệm thức (thời gian xuất hiện màu sớm nhất). Tỷ lệ phân ly màu sắc của cá ở các nghiệm thức. Ta có đánh giá sự lên màu bằng cách quan sát (cá lên màu sẽ nổi trội hơn) sau đó ta chụp ảnh để làm đối chứng. 3.3.3 Xử lý số liệu Các chỉ tiêu theo dõi được khảo sát, xử lý bằng chương trình Excel và SPSS 11.5 11 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các yếu tốmôi trường 4.1.1 Nhiệt độ Nhiệt độ môi trường là nhân tố có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các hoạt động sống của cá, đặc biệt là đối với quá trình sinh trưởng. Do cá là động vật biến nhiệt nên khi nhiệt độ môi trường gia tăng, các men tiêu hóa bên trong cơ thể cá hoạt động mạnh làm tăng cường độ trao đổi chất của cá. Kết quả theo dõi nhiệt độ trong các thùng nuôi cho thấy. Nhiệt độ nước ương có sự dao động khá cao từ 25 oC – 31 oC, nhiệt độ vào buổi sáng dao động từ 25 oC – 29 oC, còn buổi chiều dao động từ 27 oC – 31 oC. Nhìn chung, nhiệt độ không khác biệt lớn giữa 3 nghiệm thức. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá ở vùng nhiệt đới tăng trưởng và phát triển bình thường. Theo Trương Quốc Phú (2003) nhiệt độ thích hợp cho cá tôm ở vùng nhiệt đới là 25 oC – 35 oC. Vậy kết quả theo dõi trên thì nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển tốt. Bảng 4.1: Bảng kết quả theo dõi nhiệt độ Nghiệm thức (NT) t(oC) sáng t(oC) chiều NT đối chứng 26,6 ± 0,9 29,5 ± 1,03 NT 1 26,6 ± 0,9 29,54 ± 1,04 NT 2 26,5 ± 0,9 29,6 ± 1 NT 3 26,6 ± 0,83 29,6 ± 1,05 Ghi chú: (NT) Nghiệm thức,( t) nhiệt độ 4.1.2 pH Theo kết quả thí nghiệm, pH trong các thùng nuôi thử nghiệm cho thấy pH vào buổi sáng dao động từ 7 – 8,2 và buổi chiều từ 7 – 9. Vì các nghiệm thức bố trí ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào nên pH tăng cũng khá đáng kể, nhưng do nước được thay mỗi ngày nên pH vẫn không tăng vượt quá mức cho phép. Theo Lê Văn Cát và csv (2006), pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 – 9. Nếu pH < 4 là điểm chết acid, pH > 11 là điểm chết kiềm, nếu pH môi trường quá cao hay quá thấp đều làm thay đổi thẩm thấu của màng tế bào, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi muối – nước giữa cơ thể với môi trường ngoài, nó sẽ gây bất lợi cho sự phát triển của tôm, cá nuôi. Với kết quả ghi nhận trên cho thấy pH trong thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá ương. 12 Bảng 4.2: Bảng kết quả theo dõi pH Nghiệm thức (NT) pH sáng pH chiều NT đối chứng 7,53 ± 0,33 7,9 ± 0,35 NT 1 7,69 ± 0,24 8,39 ± 0,31 NT 2 8,72 ± 0,256 8,39 ± 0,33 NT 3 7,69 ± 0,35 8,47 ± 0,34 Ghi chú: (NT) Nghiệm thức 4.1.3 Oxy Oxygen là chất khí quan trọng nhất trong các chất khí hòa tan vì nó rất cần với đời sống thủy sinh vật. Oxygen trong môi trường nước có được từ quang hợp của thủy sinh vật và quá trình khuếch tán của môi trường. Ở thủy vực nước tĩnh, nguồn cung cấp oxy chủ yếu là quá trình quang hợp. Oxy trong nước được tiêu thụ trong quá trình hô hấp của thủy sinh vật, tham gia vào quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ, vô cơ trong nước và nền đáy. Vào lúc sáng sớm và chiều tối, thực vật thủy sinh trong thùng không quang hợp, nguồn oxy chủ yếu từ không khí khuếch tán vào bể ương, nên lúc này bể ương có hàm lượng oxy không cao. Ngược lại, vào lúc trưa nắng, thực vật thủy sinh trong thùng quang hợp mạnh, thải ra nhiều oxy, đây là thời điểm thùng có hàm lượng oxy cao nhất trong ngày Oxygen trong thí nghiệm này dao động trong khoảng từ 0,25 – 4 ppm. Theo Đức Hiệp (2003) hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho các loài cá > 3 ppm. Tổng hàm lượng oxy hòa tan trong thí nghiệm thấp do độ sâu mực nước thấp, nhưng nước được thay hàng ngày nên cá vẫn phát triển bình thường. Bảng 4.3: Bảng kết quả theo dõi oxy Nghiệm thức (NT) Oxy sáng Oxy chiều NT đối chứng 2,27 ± 1,44 3,38 ± 1,01 NT 1 2,48 ± 0,9 3,75 ± 0,66 NT 2 2,69 ± 1,02 3,78 ± 0,62 NT 3 2,68 ± 1,09 3,78 ± 0,62 Ghi chú: (NT) Nghiệm thức 13 Tóm lại, các yếu tố môi trường, nhiệt độ (25 – 31 oC), Oxy (4 ppm), pH (7 – 9). Theo Trương Quốc Phú (2004), nhiệt độ thích hợp cho cá, tôm vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25-32 oC, hàm lượng Oxy tốt nhất cho ao nuôi tôm cá khoảng > 3 mg/lít, pH thích hợp 6 – 9. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm này nằm trong khoảng thích hợp, không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá Tàu. 4.2 Tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá tàu 4.2.1 Tăng trưởng của cá 4.2.1.1 Tăng trưởng về trọng lượng Bảng 4.4: Khối lượng của cá ở các nghiệm thức bỏ đói Ngày ương Nghiệm thức (NT) 10 ngày 17 ngày 24 ngày 38 ngày 45 ngày NT đối chứng 0,03 ± 0,001b 0,13±0,016b 0,88±0,23b 2,37±0,5b 2,64 ± 0,14b NT 1 0,02 ± 0,02a 0,12 ± 0,04a 0,5 ± 0,16ab 1,24±0,09ab 1,37±0,11ab NT 2 0,02 ± 0,01a 0,12 ± 0,03a 0,22 ± 0,05a 1,2 ± 0,04ab 1,33±0,05ab NT 3 0,02 ± 0,02a 0,12±0,024a 0,2 ± 0,02a 1,08±0,16a 1,23± 0,12a Thí nghiệm được bố trí lúc cá được 3 ngày tuổi, đầu tiên cho cá ở cả 3 các nghiệm thức cùng ăn trứng nước đến 10 ngày tuổi khối lượng cá ở nghiệm thức đối chứng (0,03 g/con) và nghiệm thức 3 (0,02 g/con) sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Đều này đã chứng tỏ được nhịp cho ăn có ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng của cá. Sau 17 ngày ương ta thấy khối lượng cá ở các nghiệm thức đều tăng . Khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng vẫn lớn nhất (0,13 g/con), các nghiệm thức còn lại khối lượng của cá tương đương nhau (0,12 g/con) và không có sự khác biệt rõ rệt. Kết quả ương cá tại thời điểm 24 ngày đã ghi nhận: Khối lượng cá ở nghiệm thức đối chứng cao nhất (0,88 g/con), kế đến là khối lượng cá ở nghiệm thức 1: 0,5 g/con. Khối lượng cá ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 tương đương nhau với các gia trị lần lượt là 0,2 g/con và 0,22 g/con. Khi sử dụng thống kê cho thấy có sự sai biệt (p < 0,05) về khối lượng của các nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 so với khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng. Trong khi đó thì không có sự sai biệt giữa khối lượng cá ở nghiệm thức 1 co với khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng. 14 Kết thúc thí nghiệm khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng cao nhất (2,64 g/con). Khác biệt so với khối lượng cá ở các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó khối lượng cá ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 không có sự khác biệt (p > 0,05) Khi so sánh phần trăm khối lượng cá giữa các nghiệm thức đã cho thấy rằng khối lượng cá ở nghiệm thức 1 bằng 51,9%, ở nghiệm thức 2 bằng 50,4% và khối lượng cá ở nghiệm thức 3 bằng 47% so với khối lượng cá ở nghiệm thức đối chứng. Kết thúc thí nghiệm, cá ở nghiệm thức đối chứng có mức tăng trọng/ngày cao nhất 0,061 g/ngày, kế đến là cá ở nghiệm thức 1 là 0,032 g/ngày, còn nghiệm thức 2 là 0,031 g/ngày và thấp nhất là nghiệm thức 3 là 0,029 g/ngày. Ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 có mức tăng trưởng hàng ngày thấp do cá bị bỏ đói, rồi sau đó cho ăn lại thỏa mãn nhu cầu nhưng do mức tăng trưởng bù của cá thấp hơn mức tăng trưởng bình thường nên khối lượng cuối của cá nhỏ hơn so với khối lượng cuối của cá ở nghiệm thức đối chứng. Bảng 4.5: Tốc độ tăng trọng lượng tuyệt đối của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói Nghiệm thức (NT) Wđ (g) Wc (g) DWG (g/ngày) NT đối chứng 0,005 2,64 ± 0,14 0,061 NT 1 0,005 1,37 ± 0,11 0,032 NT 2 0,005 1,33 ± 0,52 0,031 NT 3 0,005 1,24 ± 0,13 0,029 Theo kết quả này cho thấy mức tăng trưởng của cá chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhịp cho ăn. Dựa theo mức tăng trọng hàng ngày thì có thể tính ra được khoảng thời gian để cá trong các nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 phát triển đuổi kip với cá ở nghiệm thức đối chứng, sau khi được cho ăn lại liên tục. Đối với cá ở nghiệm thức 1 và cá ở nghiệm thức 2 là khoảng 3 ngày, nghiệm thức 3 là khoảng 4 ngày. Vì nếu cá muốn tăng trưởng về kích thước và khối lượng sau khi bị bỏ đói thì trước tiên cá phải bù đắp đủ năng lượng đã mất trong quá trình thiếu ăn hoặc bỏ đói để duy trì sự sống. Khi đã bù đắp đủ thì cá mới có tăng trưởng về khích thước. Mức độ tăng trưởng bù như vậy sẽ tăng dần khi cá được cho ăn đầy đủ với thời gian dài. Kết quả ở hình 4.4 cho thấy. Trong khoảng 17 ngày đầu của quá trình ương thì sự tăng trưởng về khối lượng cá ở các nghiệm thức diễn ra rất chậm và tương đương nhau. Nguyên nhân nhân là do trong khoảng 10 ngày đầu cá ở các nghiệm thức đều được cho ăn đầy đủ bằng trứng nước (vì cá quá nhỏ chưa thể thực hiện bỏ đói). Khi bắt đầu 15 thực hiện bỏ đói cá thì ảnh hưởng của thức ăn tới sinh trưởng của cá trong khoảng thời gian này chưa thể hiện rõ vì trước đó cá được cho ăn đầy đủ. Tuy nhiên từ ngày thứ 17 trở đi thì có sự phân hóa rõ về mức tăng trưởng về khối lượng của cá. Mức tăng trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng tăng nhanh nhất (0,061 g/ngày). Mức tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày), nghiệm thức 2 (bỏ đói 2 ngày) có mức tăng trưởng khối lượng tương đương nhau (0,032 g/ngày và 0,031 g/ngày) và mức tăng trưởng khối lượng thấp nhất là cá ở nghiệm thức 3 (bỏ đói 3 ngày) là 0,029 g/ngày. Từ kết quả trung bình trong bảng 4.4, bảng 4.5 và hình 4.4 có thể nhận định rằng đối với cá Tàu thì thời gian bỏ đói hoặc thiếu ăn không nên kéo dài hơn 2 ngày. 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 10 17 24 38 45Ngày ương g/con Nghiệm thức đối chứng Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng trọng lượng của cá ở các nghiệm thức bỏ đói theo thời gian 4.2.1.2 Tăng trưởng về chiều dài Bảng 4.6: Kết quả theo dõi tăng trưởng chiều dài của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói Ngày ương Nghiệm thức (NT) 10 ngày 17 ngày 24 ngày 38 ngày 45 ngày NT đối chứng 9,4 ± 1,23ab 16,7 ± 1,32b 27 ± 2,18b 41,7 ± 3,91b 47,2 ± 3,67c NT 1 9,6 ± 1,67b 15,1±2,37ab 23,1±3,06ab 34,7±3,26ab 44,8 ± 3,8b NT 2 8,1 ± 1,05a 13,3±1,66a 20,4 ± 1,24a 32,6 ± 5,31a 41,7±2,35ab NT 3 7,3 ± 1,11a 13,8±1,48a 20,4 ± 1,51a 31,7 ± 4,87a 35,3 ± 2,06a Sau 10 ngày ương thì ta thấy chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày) là lớn nhất (9,6 mm), còn cá ở nghiệm thức đối chứng có chiều dài là 9,4 mm không có sự chênh lệch rõ ràng so với nghiệm thức 1, chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 là nhỏ nhất 16 (7,33 mm), còn chiều dài của của cá ở nghiệm thức 2 là 8,1 mm, đều này đã chứng tỏ được nhịp cho ăn có ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng của cá. Sau 17 ngày ương ta thấy chiều dài của cá ở các nghiệm thức đều tăng trưởng khá nhanh. Chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức đối chứng lớn nhất (16,7 mm), chiều dài của nghiệm thức 2 là nhỏ nhất (13,3 mm) và gần như tương đương với nghiệm thức 3 (13,78 mm), còn nghiệm thức 1 có chiều dài là 15,1 mm. Ở giai đoạn, này chiều dài cá ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sau 24 ngày ương, chiều dài cá ở các nghiệm thức 1, nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 so với nghiệm thức đối chứng thì có sự chênh lệch khá rõ, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chiều dài cá ở nghiệm thức đối chứng vẫn cao nhất (27 mm), nhỏ nhất là nghiệm thức 3 (20,4 mm), tương đương nghiệm thức 2 ở nghiệm thức 1 thì chiều dài của cá là (23,1 mm). Trong giai đoạn này cho thấy nhịp cho ăn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá khá rõ. Sau 35 ngày ương, thì chiều dài của cá ở nghiệm thức đối chứng là lớn nhất (41,7 mm), chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 là nhỏ nhất (31,7 mm), còn chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 là (34,7 mm), tương ứng với chiều dài của cá ở nghiệm thức 2 là (32,6 mm). Giai đoạn này thì khối lượng cá ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 cũng gần tương đương nhau. Sự chênh lệch chiều dài của nghiệm thức đối chứng so với các nghiệm thức còn lại ở giai đoạn này rõ nét hơn ở giai đoạn 21 ngày ương. Kết thúc thí nghiệm, chiều dài của cá ở các nghiệm thức có sự khác biệt với nhau, chiều dài của cá ở nghiệm thức đối chứng là 47,2 mm, chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 là thấp nhất: 35,3 mm, của nghiệm thức 2 là 41,7 mm và của nghiệm thức 1 là 44,8 mm. So với nghiệm thức đối chứng thì chiều dài của cá nghiệm thức 1 bằng 94,4%, của cá ở nghiệm thức 2 bằng 86,7% và nghiệm thức 3 bằng 71,4% so với nghiệm thức đối chứng. Khi so sánh chiều dài nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 với nghiệm thức 1 thì chiều dài của cá ở nghiệm thức 2 bằng 93,1%, còn nghiệm thức 3 bằng 78,8%. Còn mức tăng trưởng chiều dài hàng ngày của các nghiệm thức thì đối chứng là cao nhất 0,98 mm/ngày, kế đến là nghiệm thức là 0,93 mm/ngày, còn nghiệm thức 2 là 0,85 mm/ngày và thấp nhất là nghiệm thức 3 là 0,7 mm/ngày. Cá các nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 có mức tăng trưởng chiều dài hàng ngày khá thấp do cá bị bỏ đói, rồi sau đó cho ăn lại nhưng do mức tăng trưởng bù của cá thấp hơn mức tăng trưởng bình thường nên chiều dài cuối của cá thấp trong các nghiệm thức này cũng khá thấp. 17 Bảng 4.7: Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng ngày của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói Nghiệm thức (NT) Lđ (mm) Lc (mm) DWL (mm/ngày) NT đối chứng 5 47,2 ± 3,8 0,98 NT 1 5 44,8 ± 3,8 0,93 NT 2 5 41,7 ± 2,06 0,85 NT 3 5 35,3 ± 3,66 0,7 0 10 20 30 40 50 10 ngày 17 ngày 24 ngày 38 ngày 45 ngày Ngày ương mm/con NT đối chứng NT 1 NT 2 NT 3 Hình 4.2: Tăng trưởng chiều dài của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói 4.2.2 Tỉ lệ sống Trong quá trình thử nghiệm, việc kiểm soát môi trường nước giữa những nghiệm thức hoàn toàn giống nhau, nên các yếu tố tác động gần như nhau. Theo kết quả thử nghiệm thì tỉ lệ sống của cá dao động từ 58,3% - 96,6%. Như vậy nhịp cho ăn ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sống của cá tàu, tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất 96,6%, kế đến là cá ở nghiệm thức 1 là 85%, còn cá ở nghiệm thức 3 là 65% và tỉ lệ sống thấp nhất là cá ở nghiệm thức 2 là 58,3%. Bảng 4.8: Tỉ lệ sống của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói Nghiệm thức (NT) Tỉ lệ sống (%) NT đối chứng 96,7 ± 2,88c NT 1 86,7 ± 10,4b NT 2 58,3 ± 10,4a NT 3 65,0 ± 0,0ab 18 96.7 86.7 58.3 65 0 20 40 60 80 100 Đối chứng NT 1 NT 2 NT 3 Nghiệm thức % Tỉ lệ sống (%) Hình 4.3: Tỉ lệ sống của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói Hình 4.4: Bể ương cá 4.3 Sự lên màu và tỉ lệ phân ly màu sắc Bảng 4.9: Phân ly màu sắc của cá Nghiệm thức (NT) Vàng (%) Vàng trắng (%) Toàn trắng (%) NT đối chứng 41,4 46,6 12,0 NT 1 34,6 48,2 19,2 NT 2 34,3 51,4 14,3 NT 3 35,9 46,2 17,9 Qua thử nghiệm thì nghiệm thức 3 lên màu sớm nhất sau 22 ngày tuổi và đồng đều nhất, kế đến là nghiệm thức 2 sau 24 ngày tuổi, lên màu sau cùng là nghiệm thức 1 và 19 nghiệm thức đối chứng sau 26 ngày tuổi. Còn tỉ lệ phân ly màu sắc ở các nghiệm thức từ 12% - 19,2% màu trắng, màu vàng trắng từ 46,2% _ 51,4%, còn lại là vàng toàn thân chiếm từ 34,3% _ 41,4%. Nhìn chung sự phân ly về màu sắc của đàn cá thí nghiệm chưa thể hiện được tính quy luật về phân ly tính trạng. Rất có thể sự đa dạng về di truyền của đàn cá bố mẹ còn cao và cũng có thể thế hệ bố mẹ đã bị tạp giao, nên tính trạng màu sắc của cá chưa thể hiện được tính trội của một màu nào đó. Hình 4.5: Cá toàn trắng Hình 4.6: Cá vàng trắng 20 Hình 4.7: Cá toàn vàng 41.4 34.6 34.3 35.9 46.6 48.2 51.4 46.2 12 19.2 14.3 17.9 0 20 40 60 80 100 Đối chứng NT 1 NT 2 NT 3 Nghiệm thức % Vàng (%) Vàng trắng (%) Toàn trắng (%) Hình 4.8: Tỷ lệ phân ly màu sắc của cá Tàu sau 45 ngày ương 21 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận - Các yếu tố môi trường trong các nghiệm thức trong thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá tàu sinh trưởng và phát triển. - Khi khảo sát khả năng tăng trưởng bù của cá tàu thì ta thấy nhịp cho ăn đều đặn mỗi ngày thì cá tàu phát triển nhanh 0,061 g/ngày, tỉ lệ sống cũng cao 96,6%, nhưng cá lên màu chậm, còn nhịp cho ăn ở nghiệm thức 3 (cho ăn 3 ngày, bỏ đói 3 ngày) thì khả năng tăng trưởng chậm hơn 0,029 g/ngày, tỉ lệ sống thấp 65%, nhưng cá lên màu sớm. - Qua thử nghiệm cho ta thấy để ương cá tàu phát triển nhanh và tỉ lệ sống cao thì nhịp cho ăn đều đặn mỗi ngày là phù hợp nhất, nhưng sau đó ta có thể dùng nhịp cho ăn ở nghiệm thức 3 (cho ăn 3 ngày, bỏ đói 3 ngày) để cá lên màu sớm. Tỉ lệ màu vàng trắng chiếm cao nhất từ 46,2% _ 51,4%, tỉ lệ cá màu trắng chiếm thấp nhất từ 12% _ 19,2%. 2. Đề xuất - Thử nghiệm ương cá tàu ở diện tích lớn hơn để cho kết quả chính xác hơn. - Thử nghiệm ương ở mật độ khác nhau hoặc các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá tàu và sự lên màu của cá Tàu. - Thử nghiệm nghiên cứu sự di truyền màu sắc của cá Tàu. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Đức Hiệp. 2000. Cá vàng cá cảnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 207 trang. Đoàn Khắc Độ. 2007. Kỹ thuật nuôi cá vàng. Nhà xuất bản Đà Nẵng. Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Văn Cát, 2006. Nước nuôi thủy sản (chất lượng & giải pháp cải thiện chất lượng). Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội. Mai Đình Yên. 1992. Định loại cá nước ngọt ở Nam bộ. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 350 trang. Nguyễn Đức Hùng. 2007. Cá cảnh thưởng thức và nuôi dưỡng. Nhà xuất bản Đà Nẵng. Nguyễn Sơn Hải. 2008. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây giống cá vàng (Carassiusauratus). Ngày truy cập 25/02/2010. Nguyễn Thanh Tâm và Nguyễn Thanh Thảo (2009). Khảo sát khả năng tăng trưởng bù của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus, Linnaeus, 1785). Kỷ yếu hội nghị khoa học thủy sản toàn quốc. Khoa thủy sản – Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM. 87tr. Nguyễn Thị Thu Hồng. 2009. Thử nghiệm các loại thức ăn khác nhau đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá tàu ngũ sắc (Carassius auratus) giai đoạn cá bột lên cá giống. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản. Đại học Cần Thơ. Trương Quốc Phú, 2004. Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Việt Chương và Nguyễn Sô. 2002. Kỹ thuật nuôi và kinh doanh cá kiểng. Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh. 100 trang Vĩnh Khang. 2007. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc các loại cá đẹp, cá cảnh, cá la hán. Nhà xuất bản Thanh Niên. 320 trang. Tiếng Anh Abdel, N.F – Hakim, H.A. Abo State, A. A. Al – Azab and Kh. F. El – Kholy( 2009). Effects of Feeding Regimes on Growth Performance of Juvenile Hybrid Tilapia (Oreochrmis niloticus x Oreochrmis aureus), World Jounal of Agricultural Sciences 5 (1): 49 – 54, 2009. Chatakondi, N.G., and Yant, R.D. 2001. Application of compensatory growth to enhance production in channel catfish Ictalurus punctatus. Journal of World Aquaculture Society of 32, 278-285. Christensesn, S.M. and Mclean (1998). Compensatory growth in Mozambique tilapa (Oreochromis mossambicus), fed a suboptimal diet. Ribarstvo, 56: 3 - 19 Hayward, R.S., D.B. Noltie and N.Wang (1997). Use of compensatory growth to double hybrid sunfish growth rates. Trans. American Fish. Soc., 126: 361 – 322. Jarboe. H.H and Grant. W.J., 1997. The influence of feeding time and frequency on the growth, survival, feeding conversion and body composition of channel catfish, Ictalurus punctatus, culture in a threetier, closed, recirculating raceway system. Journal of Appied Aquaculture, 7, 43-52. Jobling, M., Johansen, S.J.S (1999). The lipostat, hyperphagia and catch – up growth. Aquat. Res. 30, 473 – 478. Jobling, M., Meloy, O.H., Dos Santos, J., 23 Christiansen, B ( 1994). The compensatory growth response of the Atlantic cod: effects of nutritional history. Aquat. Int. 2, 75 – 90. Kim, M.K. and Lovell, R.T. 1995. Effect of feeding regimes on compensatory weight gain and body tissue changes in channel catfish, Ictalurus punctatus in ponds. Aquaculture 135, 285-293. Nicieza, A.G., Metcalfe, N.B (1997). Growth compensation in juvenile Atlantic salmon: responses to deperessed temperature ang food availability. Ecology 78, 385 – 2400. Tian, X. and J. Qin (2003). A single phase of food deprivation provoked compensatory growth in barramundi Latescalcarifer. Aquaculture, 224: 169 – 179. Wang, Y., Y. Cui, Y. Yang and F. Cai (2005). Compensatory growth in hybrid tilapia Oreochrmis mossambicus X O. Niloticus reared in seawater. Aquaculture, 189: 101 – 108. 24 PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflvphungtanphuoc_6268.pdf
Luận văn liên quan