- Nhiều loại thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc diệp tạp và thuốc tẩy trùng
được sử dụng trong nuôi tôm. Kháng sinh nhóm fluoroquinolones
(enrofloxacin, norfloxacin and oxolinic acid) được sửdụng nhiều nhất. Chi phí
thuốc và hóa chất chiếm tỉtrọng lớn trong tổng chi phí sản xuất (24,8%).
- Mức tồn của furazolidone (AOZ) trong tôm khá lâu, sau khi dừng cho ăn kháng
sinh 7 ngày thì độ tồn lưu của AOZ là 306 ppb và sau 28 ngày là 115 ppb trong
bểthí nghiệm.
- Mức đào thải của enrofloxacin trong tôm rất nhanh. Trong bểnuôi thì sau khi
dừng cho ăn thức ăn có kháng sinh 7 ngày thì mức tồn lưu chỉcòn 17,3 ppb và
sau 28 ngày là 10 ppb. Trong mô hình nuôi thâm canh, không phát hiện độtồn
lưu enrofloxacin trong cơ tôm sau 7 ngày ngừng cho tôm ăn thức ăn có
enrofloxacin.
9 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3910 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc - Hóa chất trong nuôi tôm và sự tồn lưu của enrofloxacin và furazolidone trong tôm sú (penaeus monodon), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006:70 -78 Trường Đại học Cần Thơ
70
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC - HÓA CHẤT
TRONG NUÔI TÔM VÀ SỰ TỒN LƯU CỦA ENROFLOXACIN
VÀ FURAZOLIDONE TRONG TÔM SÚ (Penaeus monodon)
Huỳnh Thị Tú 1, Nguyễn Thanh Phương1, Frédéric Silvestre2, Caroline Douny3,
Châu Tài Tảo1, Guy Maghuin-Rogister3 và Patrick Kestemont2
ABSTRACT
There has been an increasingly use of drugs and chemicals in shrimp farming as it has been moving
from low to high level of intensification. The results of the investigation of 60 shrimp farming and drug
and chemical stores in Soc Trang and Bac Lieu provinces showed that there were 74 kinds of drugs
and chemicals used in shrimp farimg, of which there were 19 antibiotics.
The accumulation and elimination kinetics of enrofloxacin (fluoroquinolones) and furazolidone
(nitrofuran) residues in shrimpmuscle were conducted both in tanks and in improved extensive and
intensive ponds. Shrimps were treated with medicated feed of 4 g/kg feed during 1 week followed by a
recovery period..Muscle were sampled at different time and analyzed for residues by liquid
chromatography mass spectrometry (LC/MS-MS). Results showed that in tank condition, enrofloxacin
and furazolidone residues were increasing during one week of contamination. The maximum
concentrations of AOZ (furazolidone metabolite) and enrofloxacin were 874 ppb and 441 ppb,
respectively. After 28 days of decontamination, the concentration of AOZ dropped to 115 ppb and the
concentration of enrofloxacin dropped to 10.4 ppb. Whereas the maximum residue levels for
enrofloxacin and furazolidone have been set at 100 ppb and 0 ppb, respectively. Enrofloxacin was not
detected either in improved extensive or intensive shrimp farm after 1 week of decontamination. The
present study suggests that time needed before enrofloxacin disappears from shrimp muscle tissue is
about 2 weeks in farm condition, and furazolidone should not be used.
Keywords: enrofloxacin, furazolidone, residue, back tiger shrimp
Title: Investigation on the use of drugs and chemicals in shrimp farming and the kinetics
of Enrofloxacin and Furazolidone in black tiger shrimp (Penaeus monodon)
TÓM TẮT
Sử dụng thuốc và hoá chất trong nghề nuôi tôm biển ngày càng gia tăng do sự chuyển đổi nhanh
chóng từ nuôi quảng canh sang thâm canh. Kết quả điều tra 60 hộ nuôi tôm và người bán và phân
phối thuốc và hóa chất ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu cho thấy có 74 loại thuốc và hóa chất trong đó
có 19 loại kháng sinh đang được dùng trong nghề nuôi tôm.
Thời gian tồn lưu và phân hủy của enrofloxacin (fluoroquinolones) và furazolidone (nitrofuran) theo
thời gian trong Tôm sú được thực hiện trong bể và trong ao nuôi quảng canh cải tiến và thâm canh.
Tôm được cho ăn kháng sinh với liều lượng 4g/kg thức ăn trong thời gian 1 tuần. Mẫu cơ tôm được
thu và phân tích tồn lưu bằng phương pháp sắc ký lỏng phối phổ (LC/MS-MS). Trong bể, 1 tuần cho
ăn mức tồn lưu của AOZ enrofloxacin cao nhất theo thứ tự là 874 ppb và 441ppb. Tuy nhiên, sau 28
ngày kể từ khi dừng cho ăn thức ăn có kháng sinh thì mức tồn lưu là 115 ppb AOZ và 10.4 ppb
enrofloxacin. Dư lượng tối đa cho phép trong sản phẩm thủy sản là 100 ppb đối với enrofloxacin và 0
ppb với furazolidone. Tôm nuôi trong ao thâm canh và quảng canh cải tiến không phát hiên mức tồn
lưu của enrofloxacin sau 1 tuần ngưng cho tôm ăn thức ăn có trộn enrofloxacin. Kết quả nghiên cứu
cho thấy cần 2 tuần từ khi dừng sử dụng enrofloxacin để không còn tồn lưu trong cơ tôm.
Furazolidone nên cấm sử dụng trong thủy sản.
Từ khóa: enrofloxacin, furazolidone, tồn lưu, Tôm sú
1Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
2Đại học Namur, Bỉ
3Trung Tâm Phân Tích Dư Lượng, Đại học Liege, Bỉ
.
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006:70 -78 Trường Đại học Cần Thơ
71
1 GIỚI THIỆU
Ở Việt Nam nuôi tôm biển đã trở thành hoạt động quan trọng nhất và được xem là
mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1999-2010
(224/1999/QĐ-TTg). Theo báo cáo của Bộ Thuỷ sản (2004) thì năm 2003 diện tích
nuôi thủy sản nước lợ và mặn đạt khoảng 575.137 ha, trong đó có 546.000 ha là diện
tích nuôi tôm và tổng sản lượng tôm nuôi xấp xỉ 200.000 tấn, và có khoảng 80% sản
lượng tôm được nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghề nuôi tôm vì thế
đã trở thành họat động quan trọng nhất của ngành nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
ĐBSCL. Từ đầu năm 2000, nuôi tôm của ĐBSCL chuyển nhanh chóng từ kỹ thuật
nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến sang kỹ thuật nuôi thâm canh và bán thâm
canh. Hơn nữa, Quyết định 09/NQ-CP ngày 15/6/2000 về việc chuyển dịch cơ cấu
trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến một sự chuyển dịch nhanh chóng từ đất trồng
lúa sang đất nuôi tôm. Sự nhanh chóng mở rộng diện tích đất nuôi tôm ở Việt Nam,
đặc biệt ở ĐBSCL thật sự đã đưa đến một số lưu ý đó là sự gia tăng sử dụng thuốc
(đặc biệt thuốc kháng sinh) và hóa chất (đặc biệt hóa chất cải tạo ao, diệt tạp, xử lý
nước,...) trong nuôi tôm. Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà
Mau năm 2002 thì hiện có trên 300 loại hóa chất và thuốc được sử dụng trong nuôi
trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi thương phẩm có thể gây ra những tác động xấu
đến môi trường nước và đến chất lượng tôm. Tuy nhiên, ở Việt nam thì vần đề sử
dụng thuốc và mức độ tồn lưu trong tôm nuôi chưa được nghiên cứu nhiều và vì thế
các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này hiện rất quan trọng và có ý nghĩa lớn nhằm
cải thiện sự bền vững trong nuôi tôm theo định hướng bảo vệ môi trường và sản xuất
sản phẩm có chất lượng và an toàn.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Khảo sát việc sử dụng thuốc và hóa chất dùng trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc
Trăng và Bạc Liêu
Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm tại tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
được khảo sát trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2004. Số liệu về thuốc và
hoá chất được thu thập từ các cơ quan thủy sản địa phương, người bán và phân phối
và phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh. Nội dung
phỏng vấn về kỹ thuật nuôi có lưu ý đến sự sử dụng thuốc và hóa chất trong vụ nuôi.
Số liệu điều tra được dùng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá và phân tích.
2.2 Đánh giá mức độ tồn lưu của kháng sinh enrofloxacin và furazolidone
trong Tôm sú (Penaeus monodon)
Căn cứ vào kết quả điều tra chọn hai loại kháng sinh được sử dụng nhiều là
enrofloxacin (fluoroquinolones) và furazolidone (nitrofuran) để nghiên cứu mức
độ tồn lưu trong Tôm sú khi dùng qua thức ăn.
2.2.1 Thí nghiệm đánh giá sự tồn lưu của enrofloxacin và furazolidone trong tôm
nuôi trong bể
- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành vào tháng 3 và 4 năm 2005 tại
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm gồm 9 bể composite có thể tích
2 m3/bể trong đó có 3 bể đối chứng (không cho tôm ăn thức ăn có thuốc), 3 bể
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006:70 -78 Trường Đại học Cần Thơ
72
cho tôm ăn thức ăn trộn furazolidone (98%) và 3 bể cho tôm ăn thức ăn trộn
enrofloxacine (98%). Enrofloxacin và furazolidone được trộn vào thức ăn với
liều lượng 4 g/kg thức ăn cho mỗi loại kháng sinh. Thức ăn có trộn kháng sinh
sẽ được áo bên ngoài bằng 3% dầu và 3% nước. Tôm khi thí nghiệm có khối
lượng 10g/con và nuôi mật độ 70 con/bể. Tôm được cho ăn thức ăn có trộn
kháng sinh liên tục trong thời gian 1 tuần và sau đó cho tôm ăn thức ăn thức
không có kháng sinh trong 28 ngày. Tôm được cho ăn theo nhu cầu và cho ăn 4
lần/ngày, thức ăn thừa sẽ loại bỏ sau 3 giờ cho ăn.
- Thu mẫu: thu mẫu cơ tôm vào thời điểm (i) trước khi cho tôm ăn thức ăn có
thuốc kháng sinh; (ii) 4 và 7 ngày sau khi tôm ăn thức ăn có kháng sinh; (iii) 1,
4, 7, 14 và 28 ngày sau khi tôm dừng ăn thức ăn có kháng sinh. Mỗi bể thu 4
tôm/lần thu. Mẫu cơ tôm được giử ở nhiệt độ –80oC đến khi phân tích.
2.2.2 Thí nghiệm đánh giá sự tồn lưu của enrofloxacin trong tôm nuôi trong ao
- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành tại Sóc Trăng và Cà Mau vào
tháng 8 đến 11 năm 2005. Thí nghiệm tiến hành trên mô hình nuôi là nuôi thâm
canh ở Sóc Trăng và quảng canh cải tiến ở Cà Mau. Thí nghiệm được tiến hành
trên 3 ao nuôi thâm canh có diện tích là 3.000 m2/ao và 3 ao nuôi quảng canh
có diện tích từ 2.000-6.000 m2/ao. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tôm
được cho ăn thức ăn có chứa enrofloxacin (98%) với liều lượng là 4 g/kg thức
ăn. Tôm được cho ăn liên tục 7 ngày, cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7giờ và 16 giờ.
Tôm khi tiến hành thí nghiệm có kích cỡ trung bình 10 g/con.
- Thu mẫu: thu mẫu tôm gồm (i) thu trước khi cho tôm ăn thức ăn có kháng sinh;
(ii) 7 ngày sau khi tôm sử dụng thuốc; (iii) 7 ngày sau khi tôm ngưng sử dụng
thuốc; và (iv) lúc thu hoạch tôm. Tôm thu sẽ được vận chuyển tươi sống về
phòng thí nghiệm ở Cần Thơ. Tôm sẽ được thu mẫu cơ và bảo quản trong tip
nhựa ở -80oC đến khi phân tích. Mỗi ao thu 6 tôm/lần.
2.2.3 Phương pháp phân tích sự tồn lưu dư lượng kháng sinh trong mẫu tôm thí
nghiệm
Phân tích tồn lưu thuốc kháng sinh trong tôm được thực hiện tại Trung tâm phân tích
dư lượng thuộc Đại học Liege (Bỉ) sử dụng máy khối phổ liên hoàn (LC/MS-MS).
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm tại Sóc Trăng và
Bạc Liêu
3.1.1 Chi phí sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm
Kết quả điều tra cho thấy chi phí thuốc và hóa chất chiếm 24,8% tồng chi phí, cao
thứ nhì sau chi phí thức ăn là 50,5%. Các chi phí khác chiếm tỉ trọng nhỏ (Bảng 2).
Theo Nguyễn Thị Phương Nga (2004) thì chi phí trung bình của thuốc và hóa chất
so với chi phí biến đổi là 21% đối với vụ 1 và 20,8% với vụ 2. Kết quả này cho
thấy trong nuôi tôm cần phải giảm chi phí thuốc và hóa chất để tăng hiệu quả và
giảm rủi ro về chất lượng tôm.
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006:70 -78 Trường Đại học Cần Thơ
73
Bảng 2 : Chi phí được tính trong 1 vụ nuôi tôm
Chi phí %
Tổng chi phí (triệu đ/ha/vụ) 149±99,5 100
Khấu hao (triệu đ/ha/vụ) 4,34±1,6 2,90
Chi phí biến đổi
- Cải tạo ao 6,81±5,38 4,60
- Giống 12,6±6,86 8,50
- Thức ăn 75,1±64,5 50,5
- Lao động 0,79±1,87 0,50
- Thuốc và hóa chất 36,9±40,8 24,8
- Khác 12,2±13,6 8,20
Tổng thu (triệu đ/ha/vụ) 220±214
Giá bán (x 1.000 VND/kg) 96,3±18,4
Lợi nhuận (triệu đ/ha/vụ) 75,7±151
3.1.2 Tình hình bệnh tôm
Kết quả ghi nhận được 10 loại bệnh trên Tôm sú nuôi (Bảng 3), trong số này bệnh
đóng rong, bệnh đen mang và bệnh đốm trắng và được ghi nhận ở tỉ lệ cao nhất,
lần lượt là 65%, 26,7% và 25%. Nhìn chung, đây là các bệnh phổ biến trên Tôm sú
nuôi (Chanratchakool et al., 1998 ). Đặc biệt, bệnh phân trắng mới xuất hiện ở
Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng cũng được ghi nhận ở tỉ lệ 16,7% số hộ
điều tra. Sự chuẩn đoán bệnh tôm của người dân thường dựa vào thay đổi tập tính
hoặc những dấu hiệu bên ngoài của tôm.
Bảng 3: Một số bệnh tôm phổ biến trong khu vực khảo sát
Tên bệnh Tỉ lệ số hộ bắt gặp (%) Thuốc và hóa chất dùng để phòng và trị bệnh tôm
Đóng rong
Đen mang
Phân trắng
Mòn đuôi
Bệnh nhiễm độc
Đầu vàng
Mềm vỏ
Đốm trắng
Nấm
Phát sáng
65,0
26,7
16,7
13,3
8,33
3,33
11,7
25,0
1,67
10,0
20
12
7
6
5
1
3
3
2
4
3.1.3 Thuốc và hóa chất sử dụng phổ biến trong nuôi tôm tại địa bàn nghiên cứu
Trên địa bàn nghiên cứu đã ghi nhận được 74 loại thuốc và hóa chất trong đó có 20
loại thuốc và hóa chất dùng diệt tạp và tẩy trùng; 19 loại kháng sinh; 10 loại hóa
chất dùng xử lý đất và nước; 10 loại men vi sinh; và một số loại thuốc và hóa chất
khác như phân bón, sản phẩm dùng tăng cường hệ miễn dịch bổ sung vào thức ăn
cho tôm. Bảng 4 trình bày các nhóm thuốc trừ sâu, diệt tạp và tẩy trùng thường
được sử dụng trong nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu. Theo kết quả điều tra của
Nguyễn Thị Phương Nga (2004) về thuốc và hóa chất dùng nuôi tôm thâm canh và
bán thâm canh tại Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau cho thấy có đến 116 sản phẩm
thuốc và hóa chất được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thuộc các nhóm khác
nhau với các mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó nhóm hóa chất là 40 loại, chế
phẩm sinh học 35 loại, nhóm kháng sinh có 15 loại, nhóm khoáng thiên nhiên 4
loại, nhóm vitamin, khoáng, lipid có 22 loại.
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006:70 -78 Trường Đại học Cần Thơ
74
Theo Nguyễn Thị Phương Nga (2004) trong 40 loại hóa chất được sử dụng trong mô hình
nuôi thâm canh và bán thâm canh chủ yếu với mục đích diệt tạp và xử lý nước. Hóa chất
với hoạt chất như saponin, trichlorofon, dichlorofon organophosphate, pyrethorid được sử
dụng phổ biến nhất để diệt tạp trong ao nuôi thâm canh và bán thâm canh, trong khi nhóm
calcium hypochloride (tên thương mại Chlorine Indo, Kaporit 65) và postassium thiosulfate
(tên thương mại Virkon A) được sử dụng nhiều nhất trong cải tạo ao.
Bảng 4: Một số loại thuốc trừ sâu, diệt tạp và tẩy trùng
Thuốc trừ sâu, diệt tạp và tẩy trùng Tên thương mại % số hộ sử dụng
Calcium hypochloride (thuốc tẩy)
Trichlorofon
Formalin/formaldehyde
Potassium permanganate
Saponin
Potassium thiosulfate
Benzalkonium chloride
Iodophores
Copper sulfate
Dichlorovos
Endosulfan
Humic acid
Chlorine Indo, Kaporit 65
Neguvon A, Dipterex, Địch Bách Tùng
Formol
Thuốc tím
Saponin
Vikon
BKC 80, Clear 80
Iodine, Lugol, Povidine
CTC90, Copper control
Fos 500EC
Endosulfan, Thiodan
D best
41,7
20,0
16,7
15,0
15,0
10,0
11,7
11,7
5,00
3,33
1,67
1,67
Kháng sinh trên thị trường dùng nuôi tôm hiện tồn tại ở dạng đơn hoặc kết hợp nhiều
loại kháng sinh với nhau. Tên thương mại cũng rất đa dạng, cùng một loại kháng sinh
nhưng có thể mang nhiều tên thương mại khác nhau và điều này dễ dẫn đến sự nhầm
lẫn cho người sử dụng (Bảng 5). Nhóm kháng sinh fluoroquinolones (enrofloxacin,
norfloxacin và a-xít oxolinic) được sử dụng nhiều nhất trong khu vực khảo sát.
Sulfonamides được sử dụng kết hợp với norfloxacin và trimethoprim hoặc với
trimethoprim để phòng trị bệnh thuôc nhóm Vibrio. Chloramphenicol không có sử dụng
ở khu vực khảo sát. Kháng sinh được người nuôi tôm sử dụng thường ở dạng bột hay
dạng viên và được mua ở cửa hàng bán thuốc thú y nhỏ tại địa phương. Tương tự, theo
kết quả điều tra của Nguyễn Thị Phương Nga (2004) thì kháng sinh được người nuôi sử
dụng trong quá trình nuôi thường ở dạng kháng sinh đơn lẻ chủ yếu là nhóm
fluoroquinolones. Trong đó 42,9% số hộ điều tra sử dụng enrofloxacin và 25% số hộ
điều tra sử dụng norfloxacin. Ngoài ra, sulfamethoxazol, cortrimoxazol, aminosid,
colistin và trimethoprim cũng được sử dụng nhưng chiếm tỉ lệ thấp.
Bảng 5: một số loại thuốc kháng sinh thường sử dụng trong nuôi tôm
Tên kháng sinh Tên thương mại
Enrofloxacin (10) Enroxin và Enrofloxacin
Norfloxacin (7) Noracin, Anti – white, Anti – WW và N300
Oxolinic acid (8) Oxolin
Sulphamethoxazole + Trimethoprim (4) Dai-Trim và Vi- trim
Sulfamid + Trimethoprim (4) Cotrim-Fort, Trimesul và Sulfa-Prim 01
Enrofloxacin + Metronidazole + Colistin (3) Enro DC
Enrofloxacin + Gentamycin + Colistin (2) Genrodexacol và EGC-mycine
Norfloxacin + Sulfamid + Trimethoprim (2) Anti –V
Norfloxacin + Colistin + Gentamycin (2) Norlp-Septryl
Sorbitol (2) Sorbitol
Ampicillin + Furaltadone + Sulfachlorpuridazin (2) Bioxide for shrimp
Số được ghi trong ngoặc là số hộ sử dụng một hay nhiều loại kháng sinh trong khu vực khảo sát
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006:70 -78 Trường Đại học Cần Thơ
75
Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm dẫn đến tình hình sử dụng thuốc và
hóa chất cũng gia tăng. Khi nhu cầu sử dụng tăng, nhiều loại kháng sinh với tên
thương mại khác nhau, phòng trị bệnh khác nhau đã xuất hiện trên thị trường làm
cho công tác quản lý thuốc và hóa chất trở nên khó khăn hơn.
3.2 Kết quả phân tích độ tồn lưu của enrofloxacin và furazolidone
3.2.1 Thí nghiệm đánh giá sự tồn lưu của enrofloxacin và furazolidone trong tôm
ở điều kiện thí nghiệm trong bể
Kết quả phân tích về độ tồn lưu của kháng sinh furazolidone (AOZ - dẫn xuất của
furazolidone) và enrofloxacin cho thấy mức tồn lưu của AOZ luôn cao và lâu hơn
mức độ tồn lưu của enrofloxacin. Sau 7 ngày cho ăn kháng sinh thì mức tồn lưu
của AOZ trong tôm đạt cao nhất là 874 ppb trong khi mức tồn lưu của
enrofloxacin cao nhất chỉ là 441 ppb. Sau 7 ngày dừng cho ăn thì mức độ tồn lưu
của enrofloxacin chỉ là 17,3 ppb thấp hơn mức cho phép lưu tồn lưu trong động vật
thủy sản 100 ppb, trong khi đó mức tồn lưu của AOZ là 306 ppb cao hơn mức cho
phép là 0 ppb (Bộ Thủy sản, 2005). Sau 28 ngày kể từ khi dừng cho ăn thức ăn có
kháng sinh thì mức độ tồn lưu của enrofloxacin còn rất thấp (10 ppb) và của AOZ
thì vẫn cao (115 ppb). Kết quả này cho thấy mức độ tồn lưu kháng sinh
furazolidone (AOZ) trong tôm khá lâu (Hình 1).
H
àm
lư
ợ
ng
(p
pb
)
Thời gian
0 giờ 7 ngày
Không dùng thuốcDùng
thuốc
7 ngày 14 ngày 28 ngày
H
àm
lư
ợ
ng
(p
pb
)
H
àm
lư
ợ
ng
(p
pb
)
Hình 1: Sự tồn lưu 3-amino-2-oxazolidne (AOZ) và enrofloxacin trong cơ Tôm sú (P.
monodon) cho ăn kháng sinh (7 ngày) và không cho ăn kháng sinh (28 ngày)
3.2.2 Thí nghiệm đánh giá sự tồn lưu của enrofloxacin trong tôm ở điều kiện ao nuôi
Kết quả phân tích mức tồn lưu của kháng sinh enrofloxacin trong mẫu cơ tôm cho
thấy sau 7 ngày cho ăn thức ăn có enrofloxacin liên tục thì không phát hiện mức
tồn lưu đối với tôm nuôi quảng canh cải tiến nhưng phát hiện ở mức thấp của hai
trong 3 ao nuôi thâm canh. Sau khi dừng cho ăn 7 ngày thì mức tồn lưu của
enrofloxacin không thể phát hiện ở cả hai mô hình nuôi. Kết quả này cho thấy mức
độ phân hủy của kháng sinh enrofloxacin trong điều kiện ao nuôi là rất nhanh
(Bảng 7).
Furazolidone là loại kháng sinh được sử dụng trị một số bệnh vi khuẩn trên cá (Samuelsen
et al., 1991), thuốc có phổ hoạt tính rộng và diệt được vi khuẩn gram âm và gram
dương. Furazolidone là loại kháng sinh có khả năng gây ung thư lâu dài, do đó
furazolidone bị cấm sử dụng từ nhiều năm qua (Timperio et al., 2003). Bảng 7:
Mức tồn lưu của enrofloxacin trong cơ tôm cho ăn enrofloxacin
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006:70 -78 Trường Đại học Cần Thơ
76
Thời gian thu mẫu Mức tồn lưu của enrofloxacin (ng/g)
trong cơ tôm nuôi QCCT (Cà Mau)
Mức tồn lưu của enrofloxacin
(ng/g) trong cơ tôm nuôi thâm
canh (Sóc Trăng)
Ao 1: <LOQ Ao 1: <LOQ
Ao 2: <LOQ Ao 2: <LOQ
Trước lúc cho tôm ăn
enrofloxacin
Ao 3: <LOQ Ao 3: <LOQ
Ao 1: <LOQ Ao 1: <LOQ
Ao 2: <LOQ Ao 2 : 75.3 ± 8.8
7 ngày cho tôm ăn
enrofloxacin
Ao 3: <LOQ Ao 3: 130.8 ± 15.4
Ao 1: <LOQ Ao 1: <LOQ
Ao 2: <LOQ Ao 2: <LOQ
7 ngày sau khi ngưng cho
tôm ăn enrofloxacin
Ao 3: <LOQ Ao 3: <LOQ
Ao 1: <LOQ Ao 1: <LOQ
Ao 2: <LOQ Ao 2: <LOQ
Thu hoạch tôm
Ao 3: <LOQ Ao 3: <LOQ
QCCT: quảng canh cải tiến
LOQ: Giá trị giới hạn phân tích (Limit of analytical quantitation )
Rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng của furazolidone lên môi trường cũng như loài cá,
tôm nuôi. Plakas et al. (1991) nghiên cứu mức tồn lưu và phân hủy của
furazolidone dùng cho cá nheo Mỹ (channel catfish) với liều sử dụng là 1 mg/kg
khối lượng cơ thể. Kết quả sau 5 giờ sau khi ngưng cho ăn thì hàm lượng
furazolidone tồn lưu trong máu rất thấp (<20 ng/ml máu). Trong quá trình sử dụng
furazolidone, một lượng lớn furazolidone thải ra môi trường qua thức ăn hoặc bài
tiết (Samuelsen et al., 1991). Samuelsen et al. (1991) nhận xét rằng furazolidone
thông qua hệ vi sinh vật trong nền đáy và biến đổi thành dạng 3-(4-cyano-2-
oxobutylidene-amino)-2-oxazolidone. Thời gian bán phân hủy của furazolidone
trong nền đáy với nhiệt độ 4oC là 18 giờ.
Enrofloxacin (fluoroquinolones) là loại kháng sinh diệt khuẩn có hoạt phổ rộng với
cả vi khuẩn gram âm và gram dương (Gore et al., 2005). Nghiên cứu về mức tồn
lưu và phân hủy của enrofloxacin đã được thực hiện trên nhiều loại cá, chủ yếu là
nhóm cá Hồi, với liều lượng 5-10 mg/kg khối lượng cơ thể (Bowser et al, 1992 và
Intorre et al, 2000). Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về độ tồn lưu của enrofloxacin
trong Tôm sú. Gore et al. (2005) nghiên cứu thời gian tích lũy và đào thải của
enrofloxacin trên cá cuttlefish (95,7-129 g), với liều dùng là 10 mg/kg khối lượng
cơ thể bằng phương pháp tiêm 1 lần trực tiếp vào cơ thể và thu mẫu máu trước và
sau khi tiêm enrofloxcin 1, 3, 6, 24 và 48 giờ. Kết quả sau 1 giờ tiêm thì lượng
enrofloxacin là cao nhất (10,9 ug/ml máu) và thời gian bán hủy là 1 giờ. Tuy
nhiên, không phát hiện tồn lưu của enrofloxacin cũng như ciprofloxacin (dẫn xuất
của enrofloxacin) trong máu cá sau 24 giờ tiêm. Như vậy, thời gian đào thải của
enrofloxacin trong cá cuttlefish là rất nhanh.
Ngược lại, Dario et al. (2004) nhận thấy thời gian đào thải enrofloxacin trong cơ
(bao gồm cả phần da cá) của cá Hồi chậm. Cá Hồi cho ăn thức ăn có chứa
enrofloxacin với liều 10 mg/kg khối lượng cơ thể và cho ăn liên tục 5 ngày. Kết
quả là 30 ngày sau khi cá ngưng cho ăn thức ăn có enrofloxacin, độ tồn lưu của
enrofloxacin là 240 ppb và sau 59 ngày là 100 ppb. Như vậy, trên cơ cá Hồi (gồm
phần da) khả năng tồn lưu enrofloxacin lâu hơn. Steffenark et al. (1997) nhận xét
khi cá Hồi nuôi trong điều kiện nhiệt độ 6oC và cho ăn thức ăn có enrofloxacin 10
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006:70 -78 Trường Đại học Cần Thơ
77
mg/kg khối lượng cơ thể liên tục trong 10 ngày thì 60 ngày sau khi ngưng sử dụng
thì mức tồn lưu của enrofloxacin trong cơ cá là 6 ppb. Hơn nữa, ông cho rằng
enrofloxacin có khả năng tích lũy trên da cá Hồi và thời gian đào thải ở da cá chậm
hơn. Như vậy, độ tồn lưu của enrofloxacin khác nhau theo loài, và phụ thuộc vào
cơ quan thu để phân tích độ tồn lưu.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
- Nhiều loại thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc diệp tạp và thuốc tẩy trùng
được sử dụng trong nuôi tôm. Kháng sinh nhóm fluoroquinolones
(enrofloxacin, norfloxacin and oxolinic acid) được sử dụng nhiều nhất. Chi phí
thuốc và hóa chất chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất (24,8%).
- Mức tồn của furazolidone (AOZ) trong tôm khá lâu, sau khi dừng cho ăn kháng
sinh 7 ngày thì độ tồn lưu của AOZ là 306 ppb và sau 28 ngày là 115 ppb trong
bể thí nghiệm.
- Mức đào thải của enrofloxacin trong tôm rất nhanh. Trong bể nuôi thì sau khi
dừng cho ăn thức ăn có kháng sinh 7 ngày thì mức tồn lưu chỉ còn 17,3 ppb và
sau 28 ngày là 10 ppb. Trong mô hình nuôi thâm canh, không phát hiện độ tồn
lưu enrofloxacin trong cơ tôm sau 7 ngày ngừng cho tôm ăn thức ăn có
enrofloxacin.
4.2 Đề xuất
Nên khảo sát mức độ tồn lưu của các kháng sinh thường dùng trong nuôi tôm để
đề xuất giải pháp quản lý sử dụng phù hợp. Sử dụng enrofloxacin trong tôm nuôi
trong thời gian 2 tuần với liều lượng 4 g/kg thức ăn là an toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bower,P.R., Wooster, G.A., Leger, J.St., Babish, J.G. (1992). Pharmacokinetics of
enrofloxacin in figerling Rainbow Trout (Oncorhynchus mykiss). J.Vet. Pharmacol.
Therap. 15: 62-71.
Bộ Thủy Sản (2004). Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2003 và biện pháp thực hiện
kế hoạch năm 2004.
Chanratchakool, P., Turnbull, J.F., Funge-Smith, S., MacRae, I.H. và Limsuwan, C. (1998).
Health management in shrimp ponds. Third edition. Published by AAHRI, Bangkok,
Thailand,152 pages.
Dario, L., Laura F., Emilio, G., Elisabette, P., Luigi, M., Anna, Z., Ettore, C. (2004). Long
depletion time of enrofloxacin in Rainbow Trout (Oncorhynchus mykiss). Antimicrobial
Agents and Chemotherapy 10: 3912-3917.
Gore, S.R., Harms, C. A., Kukanich, B., Forsythe,J., Lewbart,G.A. and Papich, M.G. (2005).
Enrofloxacin pharmacokinetics in the European cuttlefish, Sepia officinalis, after a single
i.v. injection and bath administration. J.Vet. Pharmacol. Therap. 28:433-439.
Intorre,L., Cecchini, S., Bertini, S., Cognetii varriale, A.M., Soldani,G., Mengozzi, G. (2000).
Pharmacokinetics of enrofloxacin in seabass (Dicentrarchus labrax). Aquaculture 182:
49-59.
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006:70 -78 Trường Đại học Cần Thơ
78
Nguyễn Thị Phương Nga (2004). Phân tích tình hình phân phối và sử dụng thuốc trong nuôi
thủy sản tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Luận văn thạc sĩ , chuyên ngành nuôi trồng
Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chính sách chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Plakas, S.M., El Said, K.R., Stehly, G.R. (1994). Furazolidone disposition after intravascular
and oral dosing in the channel catfish. Xenobiotica 24: 1095-1105.
Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban
hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh
thuỷ sản.
Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê
duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010.
Samuelse, O.B., Solheim, E., Lunestad, B.T. (1991). Fate and microbiological effects of
furazolidone in a marine aquaculture sediment.Sci Total Environ. 108: 275-283
Stoffregen, D.A., Wooster, G.A., Bustos, P.S., Bower, P.R., Babish. J.G. (1997). Multiple
route and dose pharmacokinetics of enrofloxacin in juvenile Atlantic salmon. J.Vet.
Pharmacol. Therap.20: 111-123.
Timperio, A.M., Kuiper, H.A., Zolla,L. (2003). Identification of a furazolidone metabolite
responsible for the inhibition of amino oxidases. Xenobiotica 33: 153-167.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 40tu_thuoc_9212.pdf