Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh ở thành phố Bạc Liêu

Diện tích nuôi tôm ởBạc Liêu trong những năm gần đây có xu hướng tăng, làm cho môi trường ngày càng xấu đi là điều kiện thuận lợi đểdịch bệnh lây lan khó kiểm soát, do đó vấn đề:“ Sửdụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh ởThành phố Bạc Liêu“ đã được thực hiện từtháng 3 đến tháng 5 năm 2011. Đềtài đã phỏng vấn trực tiếp 30 hộnuôi tôm sú thâm canh, theo bảng câu hỏi soạn sẵn với những nội dung vềtình hình sửdụng thuốc và hóa trong nuôi tôm. Qua kết quả điều tra cho thấy, người dân thảnuôi 2 vụ/năm, 100% sốhộthảnuôi vụ 1, 90% sốhộthảvụ2. Phần lớn người dân nuôi tôm đều ở độtuổi trung niên chiếm 76,6%. Kinh nghiệm nuôi trên 9 năm chiếm 40%, kinh nghiệm nuôi 6 - 9 năm và nhỏ hơn 6 năm chiếm 30%, đa sốngười dân nuôi theo kinh nghiệm chiếm 87%. Lao động tham gia sản xuất trong đó lao động gia đình chiếm 60%, lao động thuê chiếm 40%. Diện tích nuôi tôm sú bình quân 1,4±1,57 ha/hộ, tỷlệao lắng/ao nuôi trung bình là 0,32±0,24 ha/hộvà 67% hộnuôi có sửdụng ao lắng. Tôm sú giống được hộdân chọn nuôi chủyếu ởPL 15 chiếm 90% và phần lớn con giống được mua ở địa phương chiếm 60%. Mật độtrung bình trong nuôi tôm là 20,7±3,84 con/m2, tỷlệsống trung bình 50±19%, năng suất bình quân 3,33±1,18 tấn/ha. Có 5 loại thức ăn được chọn sử dụng cho nuôi tôm sú, Laone chiếm cao nhất 56,6%. Nuôi tôm sú thâm canh có tổng chí phí bình quân 309±81,4 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 235±166 triệu đồng/ha/vụ, tỷsuất lợi nhuận khoảng 0,75±0,44.

pdf59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3921 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh ở thành phố Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô nhiễm nước và các loại dịch bệnh lan truyền nhanh. 4.1.3. Năm kinh nghiệm nuôi và trình độ chuyên môn Trong quá trình nuôi tôm kinh nghiệm là một trong những tiêu chuẩn cần được quan tâm vì nó góp phần vào sự thành công hay thất bại của vụ nuôi. Kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm từ những vụ nuôi, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, càng trải qua nhiều vụ nuôi thì người dân sẽ càng hiểu rõ được đối tượng nuôi của mình. Những kinh nghiệm đó sẽ giúp cho người dân nắm bắt kịp thời và xử lý một cách có hiệu quả trong vụ nuôi, biết được mùa vụ thích hợp thời điểm thả giống, cách cho ăn và quản lý chăm sóc. Phần lớn nông hộ nuôi tôm chủ yếu học hỏi qua sách báo kinh nghiệm của cán bộ địa phương chiếm 87% (Hình 4.1). Song ngành thủy sản của địa phương cũng có tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cho nông dân chiếm 10%, nhưng do giới hạn kinh phí và nhân lực nên đạt hiệu quả nhất định. Kết quả điều tra cho thấy nuôi thủy sản có trình độ đại học tương đối thấp chiếm 3%. 37 40% 30% 30% >9 năm 6 - 9 năm <6 năm 87% 10% 3% Kinh nghiệm Tập huấn Đại học Hình 4.1 a Thông tin năm kinh nghiệm nuôi Hình 4.1 b trình độ chuyên môn Đối với nuôi tôm sú năm kinh nghiệm bình quân 7,2±2,89 năm. Do đây là đối tượng nuôi khá sớm, có thể mang lại lợi nhuận cao. Từ hình 4.1 cho thấy nhóm nông hộ có kinh nghiệm nuôi tôm sú nhỏ hơn 6 năm chiếm 30% và năng suất đạt được 3,17 tấn/ha, kế đến là nhóm nông hộ nuôi từ 6 – 9 năm chiếm 30% và năng suất đạt được 3,23 tấn/ha, còn lại nhóm có kinh nghiệm nuôi trên 9 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 40% và đạt năng suất cao nhất 3,54 tấn/ha. Lợi nhuận thu được khi người nuôi tôm dựa theo năm kinh nghiệm, nhóm nông hộ có kinh nghiệm nuôi nhỏ hơn 6 năm lợi nhuận thu được 177 triệu đồng/ha, nhóm nông hộ nuôi từ 6 – 9 năm lợi nhuận thu được 240 triệu đồng/ha. Còn nhóm nông hộ có kinh nghiệm nuôi trên 9 năm đạt lợi nhuận cao nhất 259 triệu đồng/ha. Điều này cho thấy năm kinh nghiệm cũng ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của vụ nuôi. Theo Trương Quốc Phú (2007) thì do lợi nhuận cao từ 100 – 150 triều đồng/ ha/vụ mà đã trở thành động lực cho nông dân tham gia mô hình nuôi tôm thâm canh từ đó làm diện tích tăng nhanh. Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay người nuôi đang phải đối mặt với nhiều rủi ro do môi trường và dịch bệnh. 4.1.4. Lao động tham gia sản xuất Nghề nuôi tôm sú là một trong những nghề nuôi phát triển trong nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL nói chung và ở Bạc Liêu nói riêng, chính vì vậy nghề nuôi tôm đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm. Lao động trong nghề nuôi tôm được xét trên 2 dạng là lao động gia đình và lao động thuê mướn. 38 60% 40% 0% 15% 30% 45% 60% 75% LĐ gia đình LĐ thuê Hình 4.2 Lao động tham gia sản xuất Qua kết điều tra cho thấy, số hộ thuê mướn lao động (chiếm 40%) trung bình thuê từ 2,4±0,67 người/ha, tất cả những người được thuê mướn thì không có trình độ chuyên môn về nghề nuôi. Còn một số hộ không thuê mướn lao động (chiếm 60%) mà chủ yếu là lao động gia đình có trung bình 3,2±1,15 người/ha. Theo kết quả khảo sát thì có tổng cộng là 84 người trực tiếp tham gia vào nuôi tôm sú trong đó có 29 người (chiếm 35%) là lao động thuê mướn còn lại 55 người chiếm 65% là lao động gia đình tham gia vào nghề nuôi tôm sú để lấy công làm lời (Hình 4.2). Nhìn chung lao động gia đình sẽ tiết kiệm được khoảng 10±9,87 triệu đồng/ha/vụ. 4.1.5. Tổng diện tích nuôi tôm Diện tích nuôi thâm canh tôm sú bình quân 1,40±1,57 ha, diện tích nuôi lớn nhất 7,6 ha, thấp nhất 0,2 ha. Diện tích nuôi tôm của người dân ở mức từ 0,2 – 0,4 ha có 6 hộ chiếm 20% năng suất bình quân đạt 3.969 kg/ha/vụ, từ 0,5 - 1 ha có 12 hộ chiếm 40% năng suất bình quân 3.360 kg/ha/vụ và diện tích trên 1 ha có 12 hộ chiếm 40% năng suất bình quân 2.995 kg/ha/vụ. Bảng 4.5: Quy mô diên tích nuôi tôm Diện tích (ha) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Năng suất bình quân/ha/vụ 0,2 - 0,4 6 20 3.969±1.703 0,5 - 1 12 40 3.360±982 >1 12 40 2.995±1.014 Có thể thấy diện tích nuôi càng lớn thì năng suất bình quân càng thấp do khó quản lý được môi trường, thức ăn và dịch bệnh. Đối với diện tích nuôi từ 0,2 – 0,4 ha năng suất đạt cao nhất, do dễ chăm sóc và quản lý khi nuôi. Khảo sát cho thấy với những ao có diện tích nuôi lớn nên có kế hoạch phân chia nhỏ để thuận lợi cho việc chăm sóc và quản lý nhằm đạt năng suất cao. 39 4.1.6. Ao lắng và diện tích ao lắng Ao lắng có vai trò rất lớn góp phần thành công cho những mô hình nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, ao lắng có chức năng giữ nước chủ động cấp cho ao nuôi; là nơi xử lí nước bằng lắng cơ học, xử lí hóa chất loại bỏ mầm bệnh trước khi đưa vào ao nuôi. Để hạn chế được tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi và phục vụ cho mục tiêu phát triển ổn định và bền vững nghề nuôi tôm thì vai trò của ao trữ, lắng là yêu cầu không thể thiếu (Nguyễn Văn Hảo, 2002). Qua điều tra, diện tích ao lắng trung bình là 0,33±0,24 ha/hộ, chiếm 22,9% so với diện tích nuôi. Theo Nguyễn Thị Phương Nga (2004) cho biết trung bình 76% số hộ có dùng ao trữ lắng. Diện tích ao lắng càng lớn thì tính chủ động về nguồn nước cấp cho ao nuôi càng cao, tỷ lệ các hộ nuôi tôm có ao lắng chiếm 67% tổng số hộ thả nuôi, những hộ nuôi còn lại do diện tích nhỏ và đầu tư thấp nên không có ao lắng (chiếm 33%). Bảng 4.6: Tỷ lệ các hộ nuôi có sử dụng và không sử dụng ao lắng Diện tích ao lắng Số lượng Tỷ lệ (%) Số hộ không sử dụng ao lắng 10 33 Số hộ sử dụng ao lắng 20 67 Theo kết quả điều tra của Võ Văn Bé (2007), thì số hộ nuôi tôm không có sử dụng ao lắng là 7,5%. Đến năm 2010, số hộ không có ao lắng lại tăng lên và chiếm 33%, phần lớn những hộ này có diện tích nuôi nhỏ (0,2 - 0,5 ha/hộ) diện tích sản xuất hạn chế. Mặt khác, do giá tôm thương phẩm hiện nay tăng cao nên người dân tận dụng hết diện tích kể cả diện tích của ao lắng để mở rộng diện tích canh tác, nhằm nâng cao sản lượng. Trong số hộ khảo sát có ao lắng, thì 100% số hộ không có ao xử lí nước thải mà xả trực tiếp ra sông hoặc kênh rạch, các nông hộ cho biết do chi phí hóa chất để xử lí nước thải cũng khá cao. 4.1.7. Phương pháp và thời gian cải tạo Tẩy dọn ao nuôi là khâu quan trọng nhất trong quá trình nuôi, nó góp phần quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Trước mỗi vụ nuôi các hộ tiến hành công việc tháo cạn ao, sên vét lớp bùn đáy nhằm loại bỏ mầm bệnh, địch hại và tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động, phân hủy hết lớp hữu cơ còn dư thừa. Lấp các lổ rò rỉ để tránh việc thoát nước. Đáy ao là nơi sinh sống của tôm nên đáy ao phải được dọn sạch sẽ, không còn những chất hữu cơ hay chất bẩn tồn động. Nếu đáy ao nhiễm bẩn sẽ làm cho đáy ao tích tụ nhiều khí độc làm thiếu oxy ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của tôm nuôi. 40 67% 30% 3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 26 - 30 ngày 15 - 25 ngày > 30 ngày Hình 4.3: Thời gian cải tạo trong nuôi tôm sú Thời gian cải tạo trong nuôi tôm sú trung bình dao động từ 27,7±4,49 ngày, thời gian cải tạo cao nhất là 35 ngày (3%) thấp nhất là 15 ngày (3%). Thời gian cải tạo 26 – 30 ngày chiếm cao nhất (67%), từ 15 – 20 ngày (chiếm 30%), thời gian cải tạo lớn hơn 30 ngày (chiếm 3%). Phương pháp cải tạo khô được thực hiện ở tất cả các hộ nuôi, do nuôi nhiều vụ/năm nên thời gian phơi ao ngắn. Vì vậy khâu cải tạo trong ao nuôi tôm sú thâm canh có ý nghĩa rất lớn về mặt kỹ thuật và kinh tế cho hộ nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường thuận lợi cho tôm phát triển tốt, tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất. Qua kết quả điều tra 30 hộ nuôi tôm tại thành phố Bạc Liêu cho thấy, 100% các hộ nuôi tôm điều tiến hành công tác cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi. Qua kết quả trên cho thấy, người nuôi tôm tại nơi điều tra đã có ý thức cao trong việc phòng bệnh cho tôm ngay từ khâu đầu tiên của quy trình nuôi tôm. Tuy nhiên hiệu quả của việc cải tạo ao còn tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ thuật và loại hóa chất mà họ sử dụng. Hầu hết các hộ nuôi tôm sử dụng các loại vôi để cải ao, các loại vôi thường dùng là CaO, CaCO3, Ca(OH)2. Công việc cải tạo ao thường được các hộ nuôi tôm tiến hành như sau: bón vôi kết hợp với việc phơi đáy ao từ 3 – 7 ngày. Sau đó cho nước vào ao nuôi khoảng 3 – 5 cm, đợi khoảng 3 – 4 ngày rồi thả nước ra, tiếp tục rải vôi rồi cho nước vô đầy ao đợi 3 – 4 ngày sau thì tiến hành công việc chuẩn bị nước cho ao nuôi. Sau khi thực hiện xong việc cải tạo ao hộ nuôi tiến hành công việc chuẩn bị nước ao nuôi. Công việc này nhằm mục đích tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tôm con. Công tác này bao gồm các công việc: sát trùng nước, diệt tạp và gây màu nước. 4.1.8. Mật độ và kích cỡ giống thả nuôi Mật độ thả giống có tác động rất lớn tới khả năng tăng trưởng của tôm, mật độ thả giống trung bình của các hộ nuôi qua khảo sát là 20,7±3,84 con/m2, mật độ thả cao 41 nhất 28 con/m2 và thấp nhất 15 con/m2, mật độ thả dao động từ 15 – 28 con/m2. Qua khảo sát hộ nuôi thả giống với nhiều mật độ khác nhau. Bảng 4.7: Phân nhóm mật độ thả nuôi của tôm sú Mật độ Tỷ lệ (%) Năng suất Tỷ lệ sống (%) Lợi nhuận/ha < 20 23,3 3,0 58% 187 20 - 24 53,4 3,3 48% 263 >24 23,3 3,7 50% 217 Từ bảng 4.7 cho thấy các hộ nuôi tôm ở thành phố Bạc Liêu thả tôm giống ở mật độ từ 20 – 24 con/m2 là cao nhất chiếm 53,4%. Do nuôi ở mật độ này cho tỷ lệ sống trung bình khoảng 48±18% đồng thời cho lợi nhuận cao nhất 263 triệu/ha, còn 2 nhóm mật độ còn lại chiếm 23,3%, nhóm mật độ từ <20 con/m2 cho tỷ lệ sống cao nhất 58% cuối cùng là nhóm một độ từ >24 con/m2 cho tỷ lệ sống cao nhất khoảng 50±12% và năng suất đạt cao nhất 37 tấn/ha. Theo nghiên cứu của Võ Văn Bé (2007) mật độ tôm sú được thả nuôi trung bình 17 con/m2. So với kết quả điều tra cho thấy mật độ tôm sú được thả ngày càng tăng (20,7 con/m2) do giá thành của tôm thương phẩm ngày càng tăng mạnh từ đó người nuôi tôm đã tăng mật độ lên nhằm mang lại năng suất cao. 3% 90% 7% PL10 PL15 PL13 Hình 4.4: Mật độ và kích cỡ giống thả nuôi Ngoài chất lượng con giống, mật độ thả thì kích cở giống cũng quan trọng không kém vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả nuôi. Ở mô hình nuôi tôm sú kích cỡ giống được chọn thả từ PL10 – PL15, nhưng phần lớn là chọn PL15 (90%), PL10 và PL13 chiếm tỷ lệ thấp (10%). Ở tôm sú thường chọn kích cỡ giống lớn và điều qua xét nghiệm trước khi nuôi. Theo tiêu chuẩn ngành thì kích cở giống nuôi trong mô hình thâm canh là PL15 (Bộ Thủy Sản, 2001). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và csv., (2008) cho biết tôm giống được thả nuôi là PL10 đến PL17. Nhìn chung kích cở thả tôm giống tùy thuộc nhiều yếu tố như giá cả thị trường đầu ra, thời gian nuôi, tốc độ tăng trưởng, hiểu biết kỹ thuật hay trình độ chăm sóc quản lý của người nuôi. 42 4.1.9. Nguồn giống và giá giống Qua kết quả khảo sát hiện nay, nguồn giống được nông dân thả nuôi có hai nguồn chủ yếu một là nguồn giống miền Trung được mua chủ yếu từ Nha Trang, Cà Ná,... hai là nguồn giống ĐBSCL được nông dân bắt thả nuôi chủ yếu là ở Bạc Liêu, Cà Mau và từ các trại giống trong tỉnh. Hiện nay nguồn giống ở địa phương được nông hộ thả nuôi nhiều chiếm 60% (Hình 4.5) và nguồn giống ở Miền Trung chiếm 40%. Nguồn giống ở địa phương vẫn kiểm tra PCR nên chất lượng con giống vẫn được đảm bảo, mặt khác nguồn giống từ miền Trung, thường những hộ nuôi lớn mới mua giống từ miền Trung về thả nuôi. Theo Trần Văn Nhường và Bùi Thị Thu Hà (2005) thì nơi phát triển sản xuất giống tôm sú sớm nhất ở Việt Nam là vùng Nam Trung Bộ, đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa. Năm 1990 thì cả nước có 500 trại sản xuất giống, tập trung chủ yếu ở Miền Trung và số trại của cả nước tăng lên 2.086 trại vào năm 1998 và sản xuất được 6,6 tỷ tôm PL15. Năm 2003 thì cả nước có hơn 5.000 trại tôm giống, nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở Miền Trung và Miền Nam với số lượng đạt 25 tỷ tôm bột. Hàng năm lượng tôm giống thả nuôi ở ĐBSCL phải nhập từ các tỉnh Miền Trung từ 65 – 75% (Lê Xuân Sinh và csv, 2006). 40 6057.9 52.2 0 10 20 30 40 50 60 70 Miền trung Địa phương Nguồn giống Gía giống Hình 4.5: Tỷ lệ nguồn gốc và giá tôm giống được nông hộ thả nuôi Tuy nhiên giá giống ở Miền Trung thì cao trung bình 57,9±5,82 đồng/post so với 52,2±9,74 đồng/post nguồn giống địa phương. Giá giống cao do chi phí vận chuyển, ngoài ra giá giống còn phụ thuộc vào mùa vụ nuôi, vụ nuôi chính giá giống thường cao hơn vụ nuôi phụ vì vụ nuôi chính có 100% hộ thả nuôi, kích cỡ giống được các hộ thả nuôi hiện nay thường PL 15 chiếm 90% số hộ chọn thả. 4.1.10. Thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn 43 Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong nuôi trồng thủy sản. Để tôm có thể phát triển tốt cần phải được bổ sung thức ăn đảm bảo đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng. Qua khảo sát cho thấy 100% các hộ nuôi tôm thâm canh tại thành phố - Bạc Liêu sử dụng thức ăn công nghiệp cho tôm. Lượng thức ăn được sử dụng cho 1ha diện tích mặt nước trung bình là 5,68±2,14 tấn/vụ, thấp nhất là 2,16 tấn/vụ và cao nhất là 11,2 tấn/vụ. Hiện nay thị trường có rất nhiều công ty với nhiều loại thức ăn khác nhau phục vụ nhu cầu ngày càng cao cho người nuôi tôm với các giá thành khác nhau tùy theo độ đạm và thương hiệu. Đa số các hộ nuôi đều sử dụng thức ăn có độ đạm từ 36 - 43% và hệ số thức ăn trung bình trong ao nuôi tôm thâm canh là 1,7±0,4, dao động từ 1,3 – 2,9. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong nuôi thương phẩm, đặc biệt trong mô hình nuôi thâm canh. FCR thấp góp phần giảm khối lượng thức ăn sử dụng để nuôi cùng khối lượng tôm thành phẩm. Bảng 4.8: Phân nhóm các loại thức ăn công nghiệp và giá các loại thức ăn Tên thức ăn Số mẫu Tỷ lệ (%) Giá trung bình (đồng/kg) FCR Chi phí TA/ha/vụ Laone 17 56,6 28.000 1,66 143.849.000 Grobest 8 26,7 31.000 1,89 187.820.000 Laonest 2 6,7 32.000 1,6 148.000.000 Newsuny 2 6,7 30.500 1,8 230.250.000 Zet 1 3,3 30.000 2,1 288.000.000 Mỗi loại thức ăn thì có giá thành khác nhau, từ bảng 4.8 thấy thức ăn hiệu Laone được mọi người sử dụng phổ biến nhất chiếm 56,6% số hộ với giá thành trung bình 28.000/kg, loại thức ăn sử dụng tiếp theo là Grobest chiếm 26,7% với giá thành trung bình là 31.000/kg, thức ăn Laonest và Newsuny có cùng số hộ dân chọn mua vì thế chiếm tỷ lệ như nhau khoảng 6,7% được mua với giá lần lược là 32.000/kg và 30.5000/kg, và loại thức ăn được ít hộ dân chọn nhất là zet chiếm 3,3% với giá 30.000/kg. Tại thời điểm khảo sát ở thành phố Bạc Liêu thì thức ăn Laone được người nuôi sử dụng nhiều nhất trong nuôi tôm sú. Theo số liệu đã khảo sát (bảng 4.8) cho thấy phần lớn các hộ nuôi tôm sú chọn thức ăn hiệu Lanoe bởi vì loại thức ăn này có giá trung bình thấp hơn các loại thức ăn khác và có hệ số FCR trung bình thấp hơn (1,66±0,32) so với các loại khác (1,84±0,47) từ đó có thể hạn chế được ô nhiễm môi trường, chi phí cho việc cải tạo ao thấp do đó tăng thêm lợi nhuận cho người nuôi, đồng thời các 44 hộ nuôi tôm sú sử dụng thức ăn Laone có thời gian nuôi trung bình là 5,0±0,78 tháng, ngắn hơn những hộ nuôi sử dụng các loại thức ăn khác 5,04±0,66 tháng giúp người nuôi tiết kiệm được thời gian và chi phí. Nhìn chung, khi sử dụng thức ăn Laone (FCR=1,66) sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí thức ăn trung bình 52 trđ/ha/vụ so với các loại thức ăn khác (FCR=1,84). 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 zet laonest grobest laone newsuny FC R 32 34 36 38 40 42 44 % FCR CP Hình 4.6: Mối liên hệ giữa hệ số thức ăn và độ đạm Theo Pornlerd chanratchakool (1995) nhu cầu chuyển hóa thức ăn cho 1kg tăng trọng của tôm sú khá cao và dao động quanh 1,5, nhưng hệ số FCR điều tra tại các hộ nuôi tôm sú trung bình là 1,7±0,4. Trong đó, hệ số FCR cao nhất là 2,9 (chiếm 3%) nguyên nhân là do ước lượng tỷ lệ sống không chính xác, tôm bị nhiễm bệnh gan làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, hệ số FCR nhỏ nhất là 1,3 (chiếm 10%) nguyên nhân là thức ăn có dinh dưỡng cao (Laone, 38%), việc ước lượng và quản lí thức ăn tốt. Kết quả phân tích mối liên hệ giữa các loại thức ăn và độ đạm (Hình 4.6) cho thấy 2 loại thức ăn có cùng độ đạm (Laone và Grobest, 38%) có FCR chênh lệch đáng kể 1,66 và 1,89. Mặt khác, thức ăn Laonest có 40% đạm cho hệ số FCR là 1,6. Điều này chứng tỏ rằng, trong thực tế sản xuất hệ số FCR bị ảnh hưởng bởi khả năng ước lượng trọng lượng đàn tôm, quản lý thức ăn, chất lượng thức ăn, cá tạp trong ao. Thức ăn Laonest và Laone hệ số FCR khoảng 1,6 – 1,66 cho thấy năng suất trung bình 3 – 3,12 tấn/ha. Trong báo cáo của Nguyễn Thanh Phương và csv., (2008) cho biết tôm nuôi thâm canh ở Sóc Trăng được cho ăn thức ăn viên và có hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trung bình 1,59. Cũng trong báo cáo này tác giả cũng cho biết nếu FCR từ 1,2 - 1,5 thì người nuôi có lãi, cao hơn 1,5 thường chậm lớn, hoặc có cá tạp, tôm bị bệnh, tỉ lệ sống thấp hoặc kích cỡ nhỏ. Hàm lượng đạm trong thức ăn là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến FCR. Theo tiêu chuẩn ngành (2001) thì thức ăn viên được dùng trong 45 nuôi tôm sú thâm canh phải có hàm lượng đạm tổng số từ 30 – 40%. Hàm lượng đạm trong thức ăn có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả nuôi, FCR,… Tuy nhiên trong nghề nuôi tôm sú thâm canh thì FCR cũng bị nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố khác trong quá trình nuôi. 4.1.11. Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất Trong quá trình nuôi tôm thì tỷ lệ hao hụt thường cao, do lây lan mầm bệnh từ nguồn nước ô nhiễm, từ nguồn giống và ảnh hưởng của thời tiết là nguyên nhân chính dẫn đến tôm bị nhiễm bệnh. Khi thời tiết thay đổi đột ngột làm môi trường ao nuôi thay đổi từ đó gây sốc cho tôm làm tôm mẫn cảm với mầm bệnh do đó gây ra tỷ lệ sống thấp. Bảng 4.9: Phân nhóm tỷ lệ sống trong nuôi tôm Nhóm tỷ lệ sống(%) Số mẫu % 18 - 40% 9 30 41 - 59 % 12 40 60 - 75% 6 20 >76% 3 10 Mô hình nuôi tôm sú thâm canh có tỷ lệ sống trung bình dao động 50±19% thấp hơn tỷ lệ sống 59% trong nghiên cứu của Võ Văn Bé (2008). Tỷ lệ sống lớn nhất đạt 88% và tỷ lệ sống thấp nhất là 18%. Từ kết quả của Bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ sống ao nuôi tôm từ 41 – 59% chiếm tỷ lệ cao nhất (40%) khi nuôi ở mật độ 22 con/m2, kế đến là tỷ lệ sống từ 18 – 40% (chiếm 30%) khi nuôi ở mật độ 21 con/m2, tỷ lệ sống từ 60 – 75 % (chiếm 20%) và mật độ thả nuôi 20 con/m2, còn lại là tỷ lệ sống lớn hơn 76% chiếm tỷ lệ thấp nhất 10% khi thả mật độ thấp 18 con/m2. Năng suất thu hoạch trung bình 3,3±1,14 tấn /ha. Theo kết quả nghiên cứu gần đây cho biết tỷ lệ sống của tôm sú đạt 59% khi thả với mật độ 17 con/m2 (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2008). Bên cạnh mật độ thả thì cũng còn nhiều yếu tố liên quan đến tỷ lệ sống như kích cở giống thả - có thể là do thả con giống loại nhỏ. Nhưng cũng cần xét đến nhiều yếu tố liên quan khác cũng làm tăng hoặc giảm tỷ lệ sống như trình độ chăm sóc quản lý, chất lượng con giống, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước. Thời gian nuôi tôm sú trung bình dao động từ 149±21,7 ngày số hộ có thời gian nuôi kéo dài 120 – 150 ngày chiếm 70%. Giá thành của tôm sú gia tăng theo kích cỡ thu hoạch, kích cỡ trung bình của tôm đạt 31,6±6,87 con/kg. Khi tôm được nuôi với mật độ từ 15 – 19 con/m2 và 20 – 24 con/m2 sinh trưởng nhanh và kích cỡ thu hoạch lớn 30 con/kg thời gian thu hoạch 150 ngày. Ngược lại khi nuôi với mật độ 25 – 28 con/m2 thì kích cỡ thu hoạch nhỏ 37 con/kg và thời gian thu hoạch ngắn 144 ngày. 46 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 15 - 19 20 - 24 25 - 28 Mật độ Tấ n /h a 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Tỷ lệ số n g Tấn/ha Tỷ lệ sống Hình 4.7: Mối tương quan giữa mật độ, tỷ lệ sống và năng suất của tôm sú Kết quả phân tích mối tương quan giữa mật độ, tỷ lệ sống và năng suất cho thấy nhóm mật độ 15 - 19 con/m2 có năng suất bình quân thấp nhất 3 tấn/ha và cho tỷ lệ sống cao nhất 58%. Ngược lại nhóm mật độ 25 - 28 con/m2 cho năng suất bình quân cao nhất 3,73 tấn/ha và tỷ lệ sống 50%. Trong khi nuôi ở mật độ 20 - 24 con/m2 cho tỷ lệ sống 48% và năng suất bình quân không cao đạt khoảng 3,31 tấn/ha. 4.1.12. Chi phí sản xuất trong nuôi tôm công nghiệp tại Thành Phố Bạc Liêu Qua kết quả điều tra 30 hộ nuôi tôm ở thành phố Bạc Liêu cho thấy, tổng chi phí trung bình là 309±81 triệu đồng/ha/vụ, thấp nhất là 175 triệu đồng/ha/vụ và cao nhất là 544 triệu đồng/ha/vụ. Có 3 nhóm chi phí chiếm tỷ lệ khá cao so với các nhóm chi phí khác. Đó là chi phí thức ăn chiếm 53,8% tổng chi phí, tiếp đó là chi phí về thuốc và hóa chất chiếm 17,2% và chi phí khấu hao chiếm 6,3%. Đây là các chi phí có ảnh hưởng nhiều nhất đến tổng chi phí của mô hình. Ngoài ra còn một số loại chi phí khác như: chi phí công lao động, chi phí khấu hao, chi phí cải tạo, chi phí nhiên liệu và các loại chi phí khác là 22,6% (Bảng 4.10) Trong đó, chi phí thức ăn cao hay thấp phụ thuộc vào hệ số thức ăn và giá của từng thời điểm mua. Quản lý thức ăn là khâu quan trọng và có tính quyết định thành công của vụ nuôi, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư, thường chiếm 45 - 50% (Chanratchakool, 1995), chi phí trung bình tại các hộ nuôi tôm sú dao động từ 166±62,9 triệu đồng/ha, hộ tốn thấp nhất cho chi phí này khoảng 64,8 triệu đồng/ha/vụ và hộ tốn cao nhất lên đến 325 triệu đồng/ha/vụ. Còn chi phí thuốc, hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh đứng thứ hai sau chi phí thức ăn và chiếm một lượng đáng kể, trung bình 53,4±33,4 triệu đồng/ha dao động từ 15 triệu đồng/ha/vụ đến 126 triệu đông/ha/vụ và cao hơn với kết quả phân tích trong mô hình nuôi tôm sú thâm canh của Võ Văn Bé (2007) (trung bình 17,29 triệu đồng/ha). Chi phí con giống thì cao hay thấp còn tùy thuộc vào mật độ giống thả, giá giống, kích cỡ con giống, 47 nguồn giống,… Chi phí đầu tư con giống tôm sú trung bình khoảng 11,3±2,9 triệu đồng/ha, hộ nuôi tốn thấp nhất cũng khoảng 5,3 triệu đồng/ha/vụ, còn hộ tốn cao nhất là 18,2 triệu đồng/ha/vụ. Bảng 4.10 Các chi phí trong nuôi tôm Sú Các chi phí TB Thấp nhất Cao nhất (triệu đồng) % CP1 thức ăn 166 ± 62,9 64,8 325 53,8 CP thuốc, hóa chất 53,4 ± 33,4 15 126 17,2 CP khấu hao 19,6 ± 4,31 3,00 29,5 6,3 CP nhiên liệu 18,1 ± 6,14 10,5 32,4 5,9 CP thuê lao động 16,6 ± 6,45 8,00 30,0 5,6 CP cải tạo 16,1 ± 6,59 7,50 35,0 5,2 CP con giống 11,3 ± 2,9 5,3 18,2 4,8 CP khác 3,56 ± 1,53 1,29 9,09 1,2 Tổng CP 309 ± 81,4 175 544 100 Ngoài những chi phí trên, còn có một số chi phí mà các hộ nuôi tôm cũng quan tâm như: chi phí cải tạo ao trước vụ nuôi trung bình mỗi hộ nuôi tốn từ 16,1±6,59 triệu đồng/ha/vụ, hộ tốn cao nhất là 35 triệu đồng/ha/vụ còn hộ tốn ít nhất là 7,5 triệu đồng/ha/vụ. Chi phí thuê lao động cũng khá cao, trung bình mỗi hộ nuôi phải tốn 16,6±6,45 triệu đồng/ha/vụ, hộ tốn thấp nhất khoảng 8 triệu đồng/ha/vụ, còn hộ tốn cao nhất lên đến 30 triệu đồng/ha/vụ. Chi phí nhiên liệu bao gồm: chi phí cho xăng dầu nhớt để phục vụ cho quá trình bơm nước, chạy quạt…trung bình các hộ nuôi tốn 18,1±6,14 triệu đồng/ha/vụ, hộ nuôi ít nhất là 10,5 triệu đồng và cao nhất là 32,4 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra còn một số nhóm chi phí cũng làm ảnh hưởng nhưng không lớn đến tổng chi phí của vụ nuôi. 4.1.13 Thu nhập và lợi nhuận của mô hình nuôi Doanh thu của nghề nuôi tôm sú tùy thuộc vào năng suất nuôi, giá tôm thương phẩm trên thị trường lúc thu hoạch, có hộ nuôi bán được giá rất cao 200.000 đồng/kg tôm làm cho thu nhập của nông hộ tăng nhưng cũng có hộ chỉ bán được với giá 117.000 đồng/kg tôm. Doanh thu trung bình của hộ nuôi tôm là 544±218 triệu đồng/ha/vụ, trong đó doanh thu cao nhất là 1.330 triệu đồng/ha/vụ còn hộ có doanh thu thấp nhất là 194 triệu đồng/ha/vụ. 1 CP: chi phí 48 Bảng 4.11: Hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú thâm canh Diễn giải Đvt Trung bình Thấp nhất Cao nhất Doanh thu Trđ/ha 544 ± 218 194 1.330 Tổng chi phí Trđ/ha 309 ± 81,4 175 544 Lợi nhuận Trđ/ha 235 ± 166 -3,94 786 Tỷ suất lợi nhuận LN/CP 0,75 ± 0,44 -0,02 1,45 Giá bán đồng/kg 164 ± 25,9 117 200 Giá thành sản xuất Đồng/kg 98,800 đ/kg 65,3 173 Qua đợt điều tra cho thấy lợi nhuận từ việc nuôi tôm tại thành phố Bạc Liêu trung bình 235±166 triệu đồng/ha/vụ. Do giá thức ăn, con giống, thuốc/hóa chất tăng mạnh và trong quá trình nuôi xảy ra dịch bệnh làm cho tỷ lệ sống thấp, năng suất thu hoạch giảm dẫn đến hộ bị lỗ vốn. Hộ nuôi bị lỗ vốn nhiều nhất khoảng 3,94 triệu đồng/ha/vụ. Từ lợi nhuận và tổng chi phí có thể tính được tỷ suất lợi nhuận trung bình là 0,75±0,44 thể hiện qua mô hình nuôi tôm sú thâm canh, nghĩa là bỏ ra một đồng chi phí đầu tư thì sau mỗi vụ nuôi thì người dân sẽ thu 0,75 đồng lợi nhuận. Bình quân chi phí cho 1kg tôm là 98.800 đồng/kg. Trong đó hộ nuôi bị lỗ vốn chiếm 3,3% trong tổng số hộ khảo sát. Năng suất trung bình khoảng 1.143 kg/ha, thời gian nuôi 135 ngày/vụ, cỡ tôm đạt được là 32 con/kg với giá bán chỉ 170.000 đồng/kg. Người nuôi cho biết nguyên nhân là do có xảy ra dịch bệnh nên tỷ lệ sống thấp 18%. 4.1.14. Các bệnh thường gặp ở tôm nuôi Bệnh tôm là vấn đề lớn và quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là trong mô hình nuôi tôm thâm canh. Qua kết quả điều tra cho thấy có 7 loại bệnh xuất hiện phổ biến như: bệnh đóng rong, bệnh đốm trắng, bệnh đỏ thân, bệnh đường ruột, bệnh gan, bệnh phân trắng, bệnh do môi trường. Trong đó, bệnh gan là bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho người nuôi do tôm chết với tỷ lệ cao trong thời gian ngắn. Theo kết quả khảo sát cho thấy bệnh có tỷ lệ cao nhất là bệnh do môi trường gây ra như: bệnh đen mang, ăn mòn phụ bộ và miền vỏ chiếm 33%, tiếp theo là bệnh đóng rong và bệnh gan chiếm 17%, bệnh đường ruột 10%, bệnh đốm trắng và đỏ thân chiếm 7%, còn lại bệnh có tỷ lệ thấp nhất là bệnh phân trắng chỉ chiếm 3% (Hình 4.8). Trong các loại bệnh thì bệnh gan và bệnh phân trắng làm cho tỷ lệ sống thấp (khoảng 36%), do phải thu hoạch sớm từ 60 - 120 ngày và đạt năng suất thấp hơn (khoảng 2,6 tấn/ha) so với tôm bị các loại bệnh khác. Theo Bộ thủy sản (2005) thì bệnh phân trắng và teo gan mới xuất hiện trong những năm gần đây trong nuôi tôm thâm canh nhưng gây thiệt hại lớn và chỉ xuất hiện ở các ao nuôi tôm có mật cao từ 40 PL15/m2 trở lên và phổ biến ở mô hình ít thay nước, nhiễm bẩn và hàm lượng hữu cơ cao. Bệnh này thường xuất hiện ở tôm 40 – 60 ngày tuổi (Bộ Thủy Sản, 2004). Bên cạnh đó các bệnh đỏ thân, mềm vỏ thường xuất hiện 49 sau 1 – 2 ngày khi mưa, tôm có biểu hiện mềm vỏ, đỏ thân nhưng biểu hiện bên trong là ruột và dạ dầy trống rỗng, gan teo, tôm lờ đờ nổi trên mặt nước và mất phương hướng (Bộ Thủy sản, 2006). 33% 17% 17% 10% 7% 7% 3% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% Môi trường Đóng rong Gan Đường ruột Đốm trắng Đỏ thân Phân trắng Hình 4.8: Các bệnh thường gặp trên tôm nuôi Các loại bệnh khác như: đóng rong, môi trường,… ít làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất, trung bình đạt từ 3,5 – 4,5 tấn/ha, tỷ lệ sống trên 60% và kích cỡ tôm lớn khoảng 29 – 31 con/kg. Phần lớn các chủ hộ cho biết nguyên nhân làm tôm bị bệnh là do môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi và do con giống không đảm bảo chất lượng, một trong những loại bệnh trên là nguyên nhân dẫn đến hộ nuôi bị lỗ, ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ nuôi trồng thủy sản, tùy từng loại bệnh mà người nuôi sử dụng các sản phẩm thuốc, hóa chất chuyên dùng trong thủy sản và các thảo dược để điều trị. 4.1.15. Cách phòng và trị một số bệnh của hộ nuôi Qua kết quả khảo sát khi dịch bệnh xảy ra nông dân có nhiều biện pháp xử lý khác nhau, tùy theo giai đoạn phát triển của tôm mà chọn lựa phương án xử lý thích hợp. Có hộ thu hoạch hoàn toàn khi tôm lớn, có hộ sử dụng thuốc hóa chất và chế phẩm sinh học tác động vào môi trường và ngăn chặn mầm bệnh cải thiện môi trường ao nuôi, sử dụng các loại thức ăn bổ sung trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi, kết hợp với thay nước và đánh vôi. Ngoài ra một số hộ còn sử dụng thảo dược như: tỏi, lá ổi để phòng bệnh cho tôm, nhưng khi bệnh xảy ra thì rất ít hộ sử dụng phương pháp này. Qua kết quả khảo sát, phần lớn chủ hộ nuôi tôm cho rằng nguyên nhân gây bệnh đóng rong, đen mang, ăn mòn phụ bộ có liên quan đến dinh dưỡng và môi trường như: thiếu Vitamin, đáy ao bẩn,… nên các chủ hộ đã sử dụng những loại thuốc và hóa chất có tính diệt khuẩn như: BKC liều lượng 5,31±1,86 lít/ha/vụ, Iodine với liều lượng 50 1,4±0,45 lít/ha/vụ,… bón xuống ao để môi trường ao nuôi sạch hơn mặt khác có bổ sung một số Vitamin, Khoáng để tôm tăng cường đề kháng, trị khỏi bệnh cho tôm và giúp tôm phát triển tốt hơn. Người nuôi cho biết, khi ao nuôi tôm xuất hiện bệnh gan thì tỷ lệ chết cao và diễn ra nhanh. Một số hộ nuôi dùng vitamin, khoáng bổ sung vào thức ăn và một số thuốc, hóa chất tạt xuống ao như: Trifluralin 48% liều lượng sử dụng 9,19±2,95 lít/ha/vụ, Povidone iodine liều lượng 1,4±0,45 lít/ha/vụ,... để tăng sức đề kháng giúp tôm nhanh phục hồi và để diệt khuẩn môi trường nước ao nuôi. Bệnh đốm trắng hiện nay không có loại thuốc nào để đặc trị. Người nuôi cho biết, khi ao nuôi tôm xuất hiện bệnh đốm trắng thì tiến hành thu hoạch toàn bộ và sau đó sử dụng một số loại thuốc, hóa chất như: chlorin, BKC, Iodine, vôi… để diệt khuẩn môi trường nước và môi trường xung quanh ao nuôi. Nhìn chung, tình hình bệnh tôm hiện nay rất đa dạng và có nhiều loại bệnh phổ biến thường xuyên xảy ra như: đóng rong, đen mang, ăn mòn phụ bộ,… nhưng ít gây thiệt hại cho người nuôi và dễ trị khỏi. Qua khảo sát cho thấy, không có chủ hộ nào sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho tôm, mà chỉ sử dụng những loại thuốc, hóa chất làm sạch môi trường, một số loại CPSH có tác dụng phân hủy hợp chất hữu cơ và một số loại thuốc khác được bổ sung vào thức ăn để tăng khả năng đề kháng giúp tôm vượt qua mầm bệnh. 4.2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm Việc sử dụng các loại thuốc - hóa chất là yếu tố không thể thiếu trong nuôi tôm sú thâm canh, nhóm thuốc - hóa chất chính là: các chất sát khuẩn dùng vệ sinh ao, phòng và trị bệnh như: Iodine, BKC,… và nhóm cung cấp vitamin, khoáng, thức ăn bổ sung. Mức độ sử dụng thuốc và hoá chất của từng hộ dân khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất của mỗi hộ và tình hình bệnh xảy ra trong quá trình nuôi. 4.2.1. Thuốc và hóa chất diệt khuẩn trong khâu chuẩn bị ao nuôi Trong các hộ khảo sát hơn 100% số hộ nuôi tôm có sử dụng hóa chất diệt tạp, diệt khuẩn được nông dân sử dụng chủ yếu để diệt các đối tượng không mong muốn như; cá tạp, cá dữ, giáp xác, ốc,… Bên cạnh hóa chất chuyên dùng trong NTTS như: Vôi, Saponin, thì các loại thuốc trừ sâu, gây hại trên cây trồng cũng được sử dụng như: Glyphosate, Cypermethrin. Một số hộ khảo sát cho rằng việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu vào diệt tạp có chi phí thấp nhưng hiệu quả cao. Chính vì thế mà các loại thuốc này được nhiều nông hộ sử dụng, nhất là tình hình nuôi tôm hiện nay nhiều ao nuôi nhiễm bệnh nặng và dịch bệnh diễn biến phước tạp. Theo Nguyễn Hữu Đức (2007) ở Sóc Trăng có 3 sản phẩm thuốc trừ sâu sử dụng trong cải tạo ao chiếm đến 31,7%. Bảng 4.12: Thuốc, hóa chất diệt khuẩn trong khâu chuẩn bị ao nuôi 51 Thuốc/hóa chất Hoạt chất chính Tỷ lệ (%) Liều lượng sử dụng/ha/vụ Saponin Saponin 12 – 17% 56,5 241±73,7 kg Chlorine Calcium hypochoirte Ca(OCl2) 16,8 243±57,9 kg BKC 80% Benzalkonium chlorine 80% 13,3 5,31±1,86 lít Diệt giáp xác Cypermethrin 6,8 2,36±0,2 lít Virkon Malicaxitsodiumdodecylben 3,3 6 lít Thuốc trừ sâu Glyphosate 3,3 2,5 lít Qua khảo sát số hộ nuôi tôm thì số hộ sử dụng thuốc trừ sâu để diệt tạp trước khi nuôi (chiếm tỷ lệ 3,3%), mặc dù biết rõ tác hại của nó tồn lưu trong đất, làm cho môi trường ao nuôi mau thoái hóa và ảnh hưởng đến con người và vật nuôi. Tuy nhiên sản phẩm này thường sử dụng ở vụ 1, do thời gian hết tác dụng của thuốc kéo dài, trong khi thời gian cải tạo của vụ 2 ngắn hơn vụ 1, mặt khác cho kịp thời thời gian sản suất. Trong đó thì Saponin được nông dân sử dụng nhiều nhất (chiếm 56,5%) để diệt tạp và ổn định màu nước trước khi thả nuôi, kế đến là chlorine (chiếm 16,8%) được nông dân sử dụng để diệt khuẩn trong quá trình xử lí nước trước khi nuôi. Vì đây là sản phẩm nguyên liệu có tính sát khuẩn cao và phân hủy nhanh trong môi trường nước. Những loại khác cũng được sử dụng: BKC (13,3%), diệt giáp xác (6,8%), Virkon (3,3%). 4.2.2. Nhóm khoáng thiên nhiên Các nhóm này bao gồm vôi, dolomite, daimitin, zeolite có nguồn gốc thiên nhiên được dùng để cải tạo và xử lý nước trong quá trình nuôi, với mục đích sát trùng ở giai đoạn đầu cải tạo ao, cân bằng các yếu tố thủy hóa như pH, độ kiềm, thu khí độc các sản phẩm này được sử dụng định kỳ trong suốt quá trình nuôi. Bảng 4.13: Các nhóm khoáng được các hộ sử dụng trong nuôi tôm Thuốc/hóa chất Hoạt chất chính % Kg/ha/vụ Vôi đá CaO 33,3 1168±384,7 Canxicacbonate CaCO3 26,7 1031±212 Dolomite CaMg(CO3)2 90% 20,0 762±207 Zeolite, daimitin SiO2, Al2O3, CaO, MgO, Na2O 20,0 942±195,6 Vôi được sử dụng trong ao nuôi thủy sản có 2 dạng, dạng vôi đá còn gọi là vôi sống (CaO) dùng để xử lý trong giai đoạn cải tạo, vôi có tính sát khuẩn cao nên được nhiều hộ sử dụng chiếm 33,3%, dùng để làm tăng pH đất, được sử dụng nhiều ở vùng đất bị nhiễm phèn. Dạng Cacbonat Canxi còn gọi là vôi nông nghiệp (CaCO3) chiếm 26,7% dùng để cải tạo ao và xử lý định kỳ. Nhóm khoáng chiếm 20% trong các hộ sử dụng là dolomite, zeolite, daimitin được sử dụng trong ao nuôi với công dụng là hấp thu 52 khí độc, được sử dụng nhiều trong nuôi công nghiệp và được sử dụng định kỳ, khi tôm được 90 ngày tuổi trở đi, vì thời gian này ao nuôi tích tụ nhiều mùn bã hữu cơ. 4.2.3. Nhóm hóa chất quản lý nước và phòng trừ dịch bệnh Qua khảo sát 30 hộ nuôi tôm thâm canh tại thành phố Bạc Liêu thì có một số loại thuốc – hóa chất được người nuôi sử dụng để phòng và trị bệnh (bảng 4.14). Tùy vào mục đích sử dụng trong cải tạo ao, hay trong khi nuôi mà nồng độ sử dụng cũng khác nhau. Như Saponin chiếm 7,7% trong cải tạo ao để diệt cá tạp, trong quá trình nuôi để kích thích tôm lột xác. Các loại thuốc hóa chất trong quản lí nước và phòng trừ dịch bệnh được sử dụng định kỳ. Bảng 4.14: Hóa chất được sử dụng trong quản lý nước và phòng trừ dịch bệnh Thuốc/hóa chất Hoạt chất chính Tỷ lệ (%) Liều lượng sử dụng/ha/vụ T – Zoo, O – Lan, D – Zoo, Zoo – o – rine Trifluralin 48% 63,3 9,19±2,95 lít Iodine complex, Pharmardyne 99 Povidone iodine 33,3 1,4±0,45 lít Formol Formadehyde (HCHO) 33,3 90,6±16,99lít BKC 80% Benzalkonium chlorine 80% 23,3 10,1±2,4 lít DD Đồng sulfat (CuSO4) 13,3 Saponin Saponin 12 - 17% 7,7 58±2,8 kg SBC Sorbitol 6,7 - Kupsygalon Thuốc tây 3,3 - Kết quả cho thấy người dân sử dụng thuốc - hóa chất để phòng bệnh cũng khá nhiều (8 loại). Trong đó nhóm hóa chất được sử dụng cao nhất là Trifluralin 48% chiếm 63,3%, kế đến Povidone iodine và formol chiếm tỷ lệ 33,3% số hộ sử dụng, BKC 80% chiếm 23,3% số hộ. Do các hóa chất này rất thông dụng trong việc sát khuẩn với nồng độ cao, diệt trừ mầm bệnh và ổn định môi trường nước ao nuôi. Ngoài ra, còn có một số nhóm thuốc và hóa chất khác như: nhóm cắt tảo có 1 sản phẩm là Đồng sulfat (CuSO4), còn lại một số hộ sử dụng thuốc tây Kupsygalon, để trị đường ruột cho tôm có 1 sản phẩm chiếm 3,3%. 4.2.4. Nhóm hóa chất gây màu nước Màu nước thích hợp cho ao nuôi tôm là công đoạn rất quan trọng trước khi thả tôm, nhằm cân bằng quần thể vi sinh vật và tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, cũng như ổn định môi trường ao nuôi. Tuy nhiên qua phân tích số liệu cho thấy đa số các hộ không có gây màu nước ao nuôi, số hộ gây màu nước ao nuôi chỉ chiếm 20% (kể cả các loại sản phẩm vi sinh và phụ phẩm nông nghệp), trong đó gây màu bằng hóa chất chiếm 10% gồm các sản phẩm như NPK, DAP, Ure (bảng 4.15). Trong số hộ không gây màu nước cho ao nuôi được cho biết một phần là do trong quá trình sử dụng các 53 loại hóa chất xử lý nước, thì các sản phẩm này cũng có tác dụng gây màu như Saponin, vôi các loại. Bảng 4.15: Các loại hóa chất được gây màu nước trong cải tạo ao Tên hóa chất Hoạt chất chính Kg/ha/vụ Tỷ lệ (%) NPK + DAP N-P-K+ D-A-P 26,7±1,06 7 Bột đậu nành +cám Đạm thực vật +tinh bột 73±1,73 10 Ure 46-0-0 10 3 4.2.5. Các loại chất dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn Để đảm bảo cho sự tăng trưởng tốt nhất của tôm nuôi, người nuôi đã bổ sung vào thức ăn các chất dinh dưỡng, khoáng chất, chất kích thích tiêu hóa, Vitamin C,…nhằm tăng cường hoạt động hệ miễn dịch tự nhiên và sức đề kháng cho tôm nhằm chống lại mầm bệnh và giúp tôm tăng trưởng nhanh. Qua kết quả khảo sát cho thấy, chủ hộ nuôi có bổ sung một số chất cần thiết vào thức ăn cho tôm. Trong đó, nhóm vitamin C chiếm tỷ lệ cao nhất 60% số hộ nuôi sử dụng. 60% 40% 27% 13% 7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Vitamin C Premix Khoáng Lipid Khác Hình 4.9: Nhóm vitamin, khoáng, premix và lipid sử dụng trong quá trình nuôi tôm Do vitamin C là chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, tham gia vào quá trình sinh trưởng tăng khả năng miễn dịch và giảm sốc cho tôm khi môi trường thay đổi đột ngột. Mặt khác, vitamin C hầu như không có trong thức ăn viên, mà chỉ được cung cấp thông qua thức ăn bổ sung với dạng bột với nhiều tên thương mại khác nhau. Việc kích thích quá trình tiêu hóa trong quá trình nuôi cũng được nông hộ áp dụng để tăng khả năng hấp thụ thức ăn. Đối với các chất dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn cũng được người dân bổ sung vào thức ăn như: premix (40%), khoáng (27%), lipid (13%), Ngoài ra một số hộ còn sử dụng thuốc nam như lá ổi, tỏi để trị bệnh cho tôm nhưng ở tỷ lệ thấp chiếm 7%. Giúp tôm tăng cường hệ miễn dịch và giảm hao hụt trong quá trình nuôi. 54 4.2.6. Nhóm chế phẩm sinh học (CPSH). Nhóm CPSH dùng trong thủy sản là những sản phẩm bổ sung có thành phần là vi sinh vật sống có lợi đối với tôm cá, cải thiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn cung cấp, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, nâng cao khả năng kháng bệnh của động vật thủy sản và cạnh tranh về dinh dưỡng cải thiện môi trường. Qua khảo sát nhóm này có nhiều tên thương mại được người nuôi tôm sử dụng xuyên suốt trong quá trình nuôi, từ khâu cải tạo ao đến việc quản lý chất lượng nước, trong quá trình phân nhóm sản phẩm dựa vào mục đích sử dụng có thể chia nhóm CPSH làm các nhóm sau: Nhóm phân hủy mùn bã hữu cơ: thành phần chủ yếu gồm các vi sinh vật hữu ích như: Bacillus, Lactobacillus, Sacharomyces, Nitrobacter, Nitrosomonas, Asperigillus, Enterobacter, Sporosarcina, Trichoderma các nấm men, men vi sinh, thảo dược yucca và chiếm 87%. Chúng có vai trò như phân hủy chất hữu cơ tồn động trong ao nuôi, cải thiện chất lượng nước khống chế thực vật phát triển. Nhóm phân hủy mùn bã hữu cơ có thành phần là chủng vi sinh vật Bacillus subtilus đa số là vi khuẩn kị khí không bắt buộc, có chức năng cân bằng hệ vi sinh vật trong ao nuôi làm giảm sự phát triển Vibrio, Aeromonas và ký sinh trùng đơn bào (Tề Quang Tề, 2003). Bảng 4.16: Tác dụng một số loài vi sinh vật để phân hủy mùn bã hữu cơ Stt Các loài vi khuẩn Công dụng 1 Nitrosomonas spp Vi khuẩn tự dưỡng, chuyển hóa amoniac thành nitrite 2 Nitrobacteria spp Vi khuẩn tự dưỡng, chuyển hóa nitrite thành nitrate 3 Lactobacillus lacts Vi khuẩn kị khí, tiết enzim phân hủy chất hữu cơ 4 Lactobacillus helvetius Khống chế thực vật phù du phát triển 5 Saccharomyces crevisiae Ổn định pH 6 Enterobacter Cải thiện chất lượng môi trường nước 7 Sporosarcina Cải thiện chất lượng môi trường nước 8 Trichoderma Phân hủy chất hữu cơ Nguồn: Bùi Quang Tề, 2003 Nhóm miễn dịch: Có một sản phẩm thương mại thành phần chủ yếu là betaglucan 1,3 – 1,6 là chất dinh dưỡng dạng kết tinh, khi trộn vào thức ăn có thể ngăn ngừa bệnh chiếm 13%. Nhóm trộn vào thức ăn: Cũng bao gồm một số loại vi khuẩn và enzym có tác dụng trợ giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Thành phần gồm có men tiêu hóa, các vi khuẩn nhóm Bacillus, Lactobacillus, Streptobacillus, Sacharomyces, Aspergillus, Petidol Aerobacter, Nitrosomonas, Cellulomonas và các enzim, khoáng, premix, axit amin, được sử dụng làm thức ăn bổ sung cho tôm nuôi. Sản phẩm có thành phần là vi sinh vật ngoài cung thức ăn bổ sung cho tôm, mặt khác việc sử dụng vi sinh vật nhóm Bacillus ssp còn làm cân bằng quần thể vi sinh vật đường ruột, nhóm sản phẩm này 55 được người nuôi tôm đánh giá có hiệu quả sử dụng và được sử dụng nhiều trong nuôi thâm canh. Bảng 4.17: Tác dụng của một số loại vi sinh vật bổ sung vào thức ăn Các loài vi khuẩn Công dụng Bacillus criculans Bacillus Sacharomyces Bacillus lacterosporus Bacillus megaterium Bacillus mesentericus Bacillus Streptobacillus Vi khuẩn cạnh tranh sinh học, cân bằng vi sinh vật đường ruột. Tạo ra enzime amilaz, proteaze, hổ trợ tiêu hóa tinh bột, protein. Làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như Vibrio, Aeromonas. Nguồn: Bùi Quang Tề, 2003 Trong các nhóm CPSH sử dụng trong quá trình nuôi tôm, thì nhóm phân hủy nền đáy chiếm 87% trong các hộ nuôi, điều này cho thấy mô hình nuôi tôm thâm canh, do nhu cầu thức ăn sử dụng lớn, làm cho mùn bã hữu cơ tích tụ dưới đáy ao. Để hạn chế mùn bã hữu cơ trong ao nuôi phải sử dụng men vi sinh cung cấp các vi sinh vật có lợi để thúc đẩy quá trình phân hũy hữu cơ nhóm này được đa số các hộ nuôi lựa chọn thể hiện ở nhóm phân hũy nền đáy chiếm khá cao so với các nhóm khác (gây màu, miễn dịch, TABS) trong nhóm chế phẩm sinh học. Ngược lại nhóm miễn dịch và nhóm gây màu nước cho ao nuôi sử dụng thấp lần lược là 13% và 10%. Biết rằng nhóm miễn dịch này cho vào thức ăn giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm, ngăn ngừa mầm bệnh chủ yếu là bên ngoài môi trường, thay vào đó sử dụng thức ăn bổ sung có thành phần là các enzim, premix,… tăng cường sức đề kháng cho tôm, 50% nhu cầu các hộ lựa chọn sản phẩm này trong khi nuôi. 87% 50% 13% 10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Nhóm phân hủy nền đáy TABS Nhóm miễn dịch Nhóm gây màu Hình 4.10: Nhóm chế phẩm sinh học sử dụng trong mô hình nuôi tôm thâm canh 56 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Qua kết quả điều tra cho thấy, người dân thả nuôi 2 vụ/năm, 100% số hộ thả nuôi vụ 1, 90% số hộ thả vụ 2. Phần lớn người dân nuôi tôm điều ở độ tuổi từ 26 – 63 tuổi trong đó độ tuổi tham gia vào nuôi tôm sú nhiều nhất là từ 36 – 55 tuổi chiếm 76,6%. Trình độ chuyên môn trong nuôi tôm sú thì chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm chiếm 87% và nhóm người có kinh nghiệm nuôi chủ yếu là từ 2 – 11 năm, lâu nhất là 11 năm. Lao động tham gia vào nuôi tôm sú, trong đó lao động gia đình chiếm 60%, lao động thuê chiếm 40%. Diện tích nuôi tôm sú bình quân 1,4±1,57 ha/hộ, tỷ lệ ao lắng/ao nuôi trung bình là 0,32±0,24 ha/hộ và 67% hộ nuôi có sử dụng ao lắng. Tôm sú giống được hộ dân chọn nuôi chủ yếu ở PL 15 chiếm 90% và phần lớn con giống được mua ở địa phương chiếm 60%, miền Trung chiếm 40%. Mật độ trung bình trong nuôi tôm là 20,7±3,84 con/m2, mật độ dao động từ 15 – 28 con/m2, tỷ lệ sống trung bình 50±19%, năng suất bình quân 3,33±1,18 tấn/ha. Có 5 loại thức ăn được chọn sử dụng cho nuôi tôm sú, Laone chiếm cao nhất 56,6%, hệ số (FCR) trung bình của các loại thức ăn là 1,7±0,4. Nuôi tôm sú thâm canh có tổng chí phí bình quân 309±81,4 triệu đồng/ha, lợi nhuận trung bình 235±166 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận khoảng 0,75±0,44. Bệnh mới xuất hiện trong những năm gần đây là bệnh gan chiếm 17%. Trong các bệnh thường gặp trên tôm thì bệnh do môi trường chiếm cao nhất 33%, thấp nhất là bệnh phân trắng chiếm 7%. Nhu cầu sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm tăng chiếm 87%, nhóm này được khuyến khích sử dụng thay thế cho các loại thuốc, hóa chất chuyên dùng khác trong NTTS. Chi phí thuốc hóa chất chiếm 17,2% so với tổng chi phí trên vụ nuôi. Bên cạnh đó thuốc trừ sâu sử dụng trong cải tạo ao chiếm 3,3% số hộ khảo sát có sử dụng. 5.2. Đề xuất Để phát triển nghề nuôi tôm đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp theo hướng bền vững phù hợp với mục tiêu phát triên nuôi trồng thủy sản của tỉnh thì các ngành chức năng cần có những biện pháp: Phát triển nuôi tôm gắn với ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Tăng cường quản lí về con giống nhằm đảm bảo an toàn cho người nuôi, hạn chế dịch bệnh. Nhân rộng các mô hình nuôi tôm đạt năng suất cao. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh Học Thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.Trang 62-66. 2. Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh Học Thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. 439 trang. 3. Bộ thủy sản, 2004. Kết quả nghiên cứu về bệnh phân trắng, teo gan trên tôm sú nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận. Thông tin khoa học công nghệ kinh tế thủy sản số 11/2004. 4. Bộ thủy sản, 2006. Cách phòng và chữa một số bệnh thường gập ở tôm he sau mưa, thông tin khoa học – kinh tế thủy sản, số 4/2006. 5. Bộ Thủy Sản trung tâm khuyến nông quốc gia, 2006. Kỹ thuật sản xuất giống tôm Sú chất lượng cao. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 6. Bộ Thủy Sản, 2009. Danh mục các loại thuốc và kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. 7. Bộ Thủy Sản, 2009. Danh mục các loại thuốc và kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. 8. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó, 2005. Kỹ thuật nuôi tôm nước lợ. Nhà xuất bản lao động, trang 29-31, 63. 9. Đoàn Khắt Độ, 2008. Kỹ thuật nuôi tôm sú, trang 5-9. Biên soạn dịch thuật sách sài gòn, 76 trang. 10. điều kiện tự nhiên tỉnh Bạc Liêu, com.vn. 2010. 11. Vũ Dũng Tiến và Don Griffiths, 2009. GAP và BMP trong nuôi tôm tại Việt Nam: Chính sách, hiện trạng và phương hướng thực hiện. 12. Hướng dẫn quản lí chất lượng nước trong ao nuôi tôm sú dành cho ngành nuôi trồng thủy sản, 2004. Phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển Hà Nội. 13. Huỳnh Thị Tú và csv., 2006. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc – hóa chất trong nuôi tôm và tồn lưu của Enrofloxacin và Furazolidone trong Tôm Sú (Penaeus monodon). Tạp chí nghiên cứu khoa học – Đại Học Cần Thơ, trang1. 14. Hoàng Tùng. Nghiên cứu gia hoá tôm Sú (Penaeus monodon) trên thế giới:Những bài học và giải pháp tiếp cận cho Việt Nam, Đại học thủy sản Nha Trang. 58 15. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, 2006. Theo thống kê viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. 16. Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Phan Thị Ngọc Khuyên và Từ Thanh Tuyền, 2006. Tác động về mặt xã hội của các hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ ven biển ĐBSCL. Tạp chí khoa học. Đại Học Cần Thơ. 17. Nguyễn Văn Chung, 2000. Cơ sở sinh học và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm Sú. Nhà xuất bản nông nghiệp tp. Hồ Chí Minh. 45 trang, trang 7. 18. Nguyễn Văn Hảo, 2002. Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, trang 15. 19. Nguyễn Thị Phương Nga (2004). Phân tích tình hình phân phối và sử dụng thuốc trong thủy sản tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, và Cà Mau. Luận văn thạc sĩ . Đại học cần thơ (2004). 20. Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Hàn Châu và Châu Tài Tảo, 2006. Tình hình sản xuất giống tôm Sú (Penaeus monodon) ở tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Tạp chí nghiên cứu khoa học. 21. Nguyễn Quốc Thịnh, 2006. Báo cáo khoa học, đề tài cấp trường. Điều tra đánh giá ảnh việc sử dụng thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi đến tình hình dịch bệnh trên cá tra(Pangasius hypophthalmus) nuôi bè. 22. Nguyễn Văn Nam và Phạm Văn Ty, 2007. Vài trò của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Thông tin khoa học công nghệ - kinh tế thủy sản, số 3/ 2007. Bộ thủy sản. 23. Nguyễn Hữu Đức, 2007. Điều tra tình hình sử dụng hóa chất và chế phẩm vi sinh trong quản lí môi trường ao nuôi tôm sú thâm canh ở Bến Tre, Sóc Trăng và Bạc liêu. Luận Văn Cao học chuyên nganh nuôi trồng thủy sản. 24. Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải và Dương Nhựt Long, 2009. Gíao trình nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ. 25. Sở thủy sản Bạc Liêu, 2006. Báo cáo kết quả hoạt động khuyến ngư năm 2006 và xây dựng kế hoạch năm 2007. 26. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Bạc Liêu năm 2010. Báo cáo tiến trình thực hiện nhiệm vụ 2009 và kế hoạch năm 2011. 27. Từ Thanh Dung, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Thị Tiết Hoa, 2005. Giáo trình bệnh Học Thủy Sản, Đại học cần thơ, 156 trang. 59 28. Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương, 2009. Nguyên lí và kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Nhà xuất bản nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh, trang 2, 97,175. 29. Trần Văn Nhường và Bùi Thị Hà, 2005. Phát triển nuôi tôm bền vững hiện trạng cơ hội và thách thức. Tạp trí kinh tế thủy sản số 2/2005. Bộ Thủy Sản. 30. Trương Quốc Phú, 2007. Hiện trạng tồn tại và giải pháp quản lí chất thải trong nuôi thâm canh. Thông tin khoa học công nghệ kinh tế thủy sản số 4/2007. 31. Vũ Thế Trụ, 2003. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam.Nhà xuất bản nông nghiệp tp. Hồ Chí Minh . Trang 124 -130. 32. Võ Văn Bé, 2007. Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp cao học, trang 39 – 46. 33. Lê Xuân Sinh, 2002. Tôm sú bố mẹ sử dụng trong trại sản xuất giống tạp chí thủy sản số 6, 2002. Bộ Thủy Sản. 34. Gesamp (1997). (IMO/FAO/UNESCO – IOC/WMO/IAEA/UN/UNEP, nhóm chuyên gia về khía cạnh khoa học trong bảo vệ môi trường biển ), hướng tới việc sử dụng an toàn và hiệu quả các hóa chất trong nuôi trồng thủy sản ven biển, Rep. Sud. Géamp 65: 44 trang. Tài liệu tiếng Anh 1. Chanratchakool P et al. 1994. Health management in shimp pond. Kasetsart University Campus. Bangkok. Thailand. 2. N. M. Nien & C. K. Lin, 1996. Penaeus monodon seed production in central Vietnam. World aquaculture. 27 (3) 6 – 18. 3. Vientiane, Lao PDR, 1997. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Người dịch Nguyễn Anh Tuấn và csv, 2003. Trang 11, 117-119.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflvlkieulam_0518.pdf
Luận văn liên quan