NỘI DUNG:
MỞ ĐẦU3 CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU4
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI:4
1. Định nghĩa:4
2. Vai trò đất đai:4
II. PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI TRONG LỊCH SỬ:6
1. Giai đoạn trước Cách Mạng Tháng 8 năm 1945:6
2. Thời kỳ sau Cách Mạng Tháng 8:7
3. Thời kỳ sau năm 1975:7
a). Giai đoạn sau năm 1975 đến trước khi có Hiến pháp năm 1980:7
b). Giai đoạn từ khi Hiến pháp năm 1940 ra đời đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI:8
c). Giai đoạn từ sau Đại Hội VI đến nay:8
III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI:11
1. Khái niệm tranh chấp đất đai:11
2. Các dạng tranh chấp đất đai:12
3. Các chủ thể tranh chấp đất đai:13
4. Giải quyết tranh chấp:13
5. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai:14
6. Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp:16
IV. QUAN ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT KHI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO:16
1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý:16
2. Lấy dân làm gốc để giải quyết:16
3. Đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất, mọi người đều có nơi ở:17
4. Không “rũ rối”, tránh lây lan:17
5. Kết hợp hài hòa giữa căn cứ pháp luật với thực tiễn, giữa chính sách đất đai với chính sách xã hội khác:17
6. Mọi người, mọi tổ chức sử dụng đất đều bình đẳng trước pháp luật:17
V. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI:17
1. Khái niệm khiếu nại:17
2. Khái niệm tố cáo:18
VI. MỘT SỐ VĂN BẢN LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THANH TRA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI:19
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN34
I. PHƯƠNG PHÁP:34
1. Phương pháp nghiên cứu:34
2. Nội dung nghiên cứu:34
II. PHƯƠNG TIỆN:35
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THẢO LUẬN36
I. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU:36
1. Vị trí địa lý:36
2.Các đơn vị hành chính:36
II. TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ CÁC DẠNG TRANH CHẤP:37
1. Tình hình tranh chấp:37
a. Tình hình tranh chấp, khiếu nại- tố cáo:37
b. Công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu nại:37
c. Công tác giải quyết tố cáo, vi phạm pháp Luật đất đai:38
2. Các dạng tranh chấp:38
a. Đòi lại đất cũ:39
b. Đất sang bán trái phép không có giấy tờ hợp lệ:42
c. Tranh chấp đất nội tộc, hương hỏa:44
d. Khiếu nại việc đền bù giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng:46
đ. Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của các huyện, thành phố:49
e. Tranh chấp đường thoát, dẫn nước trong nuôi trồng thủy sản:55
f. Đơn cử số vụ việc giải quyết:56
III. QUY TRÌNH THANH TRA ĐẤT ĐAI TỈNH CÀ MAU:59
1.Quy trình thanh tra đất đai:59
2. Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Cà Mau:63
IV. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI THEO VĂN BẢN YÊU CẦU, ĐƠN THƯ PHẢN ẢNH:65
V. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI:74
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại theo Luật Đất đai năm 1993:74
1.1. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND (giữa hộ gia đình với nhau khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất):76
1.2. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của tòa án (giữa hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất):77
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp- khiếu nại theo Luật Đất đai năm 2003:78
2.1. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai:78
2.2. Trình tự giải quyết khiếu nại đất đai:80
VI. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI:81
VII. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC THANH TRA - GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở TỈNH CÀ MAU:83
VIII.GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 85
1. Giải pháp. 85
2. Bài học kinh nghiệm:87
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ88
I. KẾT LUẬN:88
II. KIẾN NGHỊ:90
TÀI LIỆU THAM KHẢO91
77 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4810 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát tình hình thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại - Tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ dân gặp khó khăn về đường thoát nước yêu cầu chính quyền can thiệp, giải quyết.
Ở dạng tranh chấp này chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể trong giải quyết, cấp huyện giải quyết trên cơ sở hòa giải, động viên để hai bên đương sự đi đến thỏa thuận, phía cơ quan Nhà nước căn cứ vào quy hoạch đã được phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và tạo cho người dân ổn định sản xuất và sản xuất đạt hiệu quả cao.
Dạng tranh chấp này giải quyết dứt điểm ở cấp huyện chưa có trường hợp yêu cầu, khiếu nại lên cấp tỉnh.
f. Đơn cử số vụ việc giải quyết:
Thanh tra về việc xác minh yêu cầu của 34 hộ dân ở xã Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc và xác định trường hợp giao đất, giao rừng tại ấp Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.
Thực hiện thông báo số 21/TB-UB ngày 13/05/2002 của UBND tỉnh Cà Mau. Đoàn chuyên ngành tỉnh bao gồm: Thanh tra Sở Địa chính (Sở Tài nguyên & Môi trường), thanh tra tỉnh, Ban tiếp dân kết hợp với các ban ngành huyện Trần Văn Thời đến xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc xác minh và làm trực tiếp với các hộ có đơn yêu cầu tranh chấp đất đối với Nông trường 402 của Quân khu 9 Huyện Trần Văn Thời.
Tổ chức xác minh của đoàn cán bộ:
Tại xã Khánh Bình Tây: Có 34 hộ dân yêu cầu (đơn riêng từng người), khi xác minh làm việc cụ thể với từng hộ thì có 04 hộ xác nhận là không viết đơn, không ký đơn và do người khác ký khống.
Như vậy, đoàn làm việc với 28 hộ có đơn yêu cầu.
Tại xã Khánh Bình Tây Bắc: Các hộ đều đang cư trú ấp Sào Lưới B. Không có đơn yêu cầu riêng từng người chỉ có một danh sách yêu cầu chung gồm 08 hộ. Đoàn đã làm việc xác minh với 07 hộ còn một hộ chủ nhà đi vắng, phần lớn những người có trong danh sách đều đã qua đời, hộ còn lại là con cháu của người đã chết.
Qua biên bản làm việc với từng hộ và biên bản làm việc với hai đồng chí cán bộ lão thành cho biết về nguồn gốc đất khu vực này cho thấy: Khu đất của Nông trường 402 mà các cán hộ dân này yêu cầu trước năm 1946 là đất rừng, khu ủy khu Tây Nam Bộ sử dụng làm căn cứ cách mạng. Các hộ dân có nguyên quán từ nhiều nơi khác nhau (tỉnh Bến Tre, tỉnh Bạc Liêu, các xã lân cận như Khánh Hưng đến lập nghiệp tại khu vực ấp Đá Bạc A, ấp Cơi Năm, ấp Sào Lưới B).
Trong thời gian trước năm 1964 có một vài lần rừng bị cháy, số hộ dân này đến đây thấy rừng bị cháy chỗ nào đất trống thì rãi lúa canh tác tự bao chiếm. Khu vực đất này số hộ dân này canh tác (Cơi Năm, Đá Bạc B, Đá Bạc A, Sào Lưới B) không phải do Nhà nước cấp, mà dân tự do bao chiếm nên diện tích và chiều dài, chiều rộng cũng khác nhau nên việc được cấp đất theo diện tích 100mét ngang, 1000 mét dọc là không có. Phần đất tại Nông trường 402 thì chỉ có vài hộ đào bắt cá như hộ ông Ngô Văn Ngàn, Nguyễn Thành Nơi, Nguyễn Văn Trọng, Ba Liểu, Ba Thảo, Mười Út.
Từ năm 1963 Khu Ủy Khu Tây Nam Bộ có chủ trương đắp đê để giữ nước bảo vệ rừng, bảo vệ căn cứ cách mạng.
Năm 1964 thì ta bắt đầu đào đê phía Nam, cách kinh Cơi Năm là 500 mét, Phía Tây cách Kinh Cựa Gà 300 mét (nay là con đê hiện hữu giữa ranh giới đất nông trường 402 với đất do xã quản lý).
Từ khi đào con đê thì không có ai canh tác phần đất nào lọt ở phía trong đê nữa (Nông trường 402 bây giờ).
Về việc khiếu nại của 17 hộ dân xã Khánh Bình Tây Bắc được huyện Trần Văn Thời cấp đất: Đoàn đã trực tiếp làm việc với 3/17 hộ thuộc đối tượng này, kết quả xác minh rõ ràng nên đoàn thấy không cần xác minh các hộ còn lại.
Kết quả thực tế là UBND huyện Trần Văn Thời có quyết định giao đất, giao rừng cho các hộ này vào ngày 22/04/1989. Quyết định của UBND huyện Trần Văn Thời dựa trên các căn cứ: Quyết định số 184/HĐBT ngày 06/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho tập thể, hộ nhân dân trồng cây gây rừng. Thông tư số 46/TT-HĐX ngày 13/12/1982 của Bộ Lâm nghiệp hướng dẫn thực hiện quyết định số 184/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng, Chỉ thị số 10/CTTV ngày 02/05/1987 của Ban Thường vụ tỉnh ủy.
Đến tháng 10/1989 Lâm Ngư Trường I Trần Văn Thời hiện nay là Lâm Ngư Trường công ích Trần Văn Thời (bên A) ký hợp đồng với các hộ (bên B). Nội dung hợp đồng giao nhận đất rừng để sản xuất và kinh doanh tổng hợp. Như vậy, các hộ này có hai phần đất: Phần đất xã quản lý thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), phần đất hợp đồng với Lâm Ngư Trường công ích Trần Văn Thời có thời hạn thì được cấp sổ xanh, phần đất này thực tế là đất của Lâm Ngư Trường công ích Trần Văn Thời giao khoán theo hợp đồng cho các hộ dân.
Kết luận của đoàn thanh tra:
Phần đất của nông trường 402 mà 34 hộ dân yêu cầu là đất công thổ Quốc gia, trong chiến tranh là căn cứ địa cách mạng, sau tiếp thu năm 1975 do quân đội quản lý và nay là Nông trường 402 Cục hậu cần Quân khu 9 quản lý sử dụng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Toàn bộ diện tích Nông trường 402 là 700.000ha. Do đó Nông trường 402 là chủ sở hữu hợp pháp của toàn bộ diện tích này.
Việc tranh chấp các hộ dân đòi lại đất của Nông trường là không có căn cứ pháp lý.
Bên cạnh đó việc các hộ này khiếu nại việc Nhà nước trả lại đất cho 17 hộ dân tại ấp Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc là không có căn cứ, mà thực tế khu đất thuộc quyền quản lý của Lâm ngư trường Trần Văn Thời I và nay là Lâm Ngư Trường Công ích Trần Văn Thời. Phần đất này Lâm Ngư Trường Trần Văn Thời ký hợp đồng giao khoán đất rừng và rừng cho các hộ sản xuất và kinh kinh doanh tổng hợp, được Lâm Ngư Trường Công ích Trần Văn Thời cấp sổ xanh chứ không phải sổ đỏ.
Kiến nghị của đoàn thanh tra:
Đề nghị UBND tỉnh ra quyết định khẳng định đất của Nông trường 402 quản lý, sử dụng là đúng pháp luật, không thừa nhận việc đòi lại đất của các hộ dân tại các xã Khánh Bình Tây và Khánh Tây Bắc- huyện Trần Văn Thời.
Đề nghị Quân khu 9 kiểm tra lại những vấn đề dân đặt ra với Ban Giám Đốc Nông trường về đối tượng hợp đồng giao khoán đất, về số lượng diện tích cho cá nhân như ông Ba Việc, về đơn giá mức khoán/ha để sớm có kế hoạch hợp đồng khoán canh tác ưu tiên cho các đối tượng là hộ dân địa phương không có đất hoặc thiếu đất.
Đề nghị UBND huyện Trần Văn Thời mời Ban Giám Đốc Lâm ngư trường Trần Văn Thời còn có thể hợp đồng giao khoán được bao nhiêu diện tích, số hộ để giải quyết hợp đồng giao khoán cho một số hộ không có đất và thiếu đất canh tác để làm giảm tình hình căng thẳng như hiện nay, đặc biệt là số hộ người dân tộc Khơme.
III. QUY TRÌNH THANH TRA ĐẤT ĐAI TỈNH CÀ MAU:
1.Quy trình thanh tra đất đai:
Về quy trình tiến hành một cuộc thanh tra các tài liệu về công tác thanh tra khác nhau, ở đây xin trình bày quy trình 4 bước:
* Bước 1: Ra quyết định thanh tra:
Quyết định thanh tra là thủ tục hành chính bắt buộc, là căn cứ pháp lý để đối tượng thanh tra và đoàn thanh tra phải thực hiện.
Tại Khoản 2 Điều 24 Pháp lệnh thanh tra quy định “Thủ trưởng cơ quan, thủ trưởng các tổ chức thanh tra có quyền ra quyết định thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền được pháp lệnh quy định. Như vậy, đối với Sở Tài nguyên và thanh tra Sở có thẩm quyền ra quyết định thanh tra. Căn cứ vào công tác quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định của pháp Luật đất đai, để chọn đối tượng thanh tra và nội dung thanh tra.
Trong quyết định thanh tra cần nêu rõ: Mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra, nội dung cần thanh tra, cử người tham gia đoàn thanh tra, nhiệm vụ giao cho Đoàn hoặc thanh tra viên thực hiện.
Người ra quyết định thanh tra phải thường xuyên chỉ đạo đoàn thanh tra, giải quyết kịp thời các đề nghị của đoàn, theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của Đoàn thanh tra, khi cần có thể sửa đổi, bổ sung và ngừng thi hành quyết định thanh tra.
* Bước 2: Chuẩn bị thanh tra:
Công tác chuẩn bị thanh tra là bước quan trọng, nếu chuẩn bị tốt thì bước sau tiến hành sẽ thuận lợi, mang lại hiệu quả cao, không bị động, lúng túng kéo dài, nội dung của bước chuẩn bị bao gồm:
- Xây dựng đề cương, kế hoạch, thời gian, tiến độ.
- Bố trí lực lượng, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn.
* Bước 3: Tiến hành thanh tra:
Bước tiến hành thanh tra và kết luận thanh tra là hai bước quan trọng nhất và khó khăn nhất. Việc làm rõ đúng sai, có thành tích hay khuyết điểm, nguyên nhân chủ quan, khách quan có lỗi hay có dấu hiệu phạm tội, trách nhiệm thuộc về ai… đều phụ thuộc vào kết quả của bước này.
Khi tiến hành thanh tra đòi hỏi ở Đoàn cũng như từng thành viên của đoàn một thái độ vô tư, khách quan, chính xác, chỉ tuân theo pháp luật, đồng thời phải nắm vững nhiệm vụ của đoàn cũng như từng đoàn viên trong đoàn được quy định tại qui chế hoạt động đoàn thanh tra ban hành, kèm theo Quyết định số: 1176/TTNN của Tổng Thanh tra Nhà nước.
“Thành viên Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được giao, (Điều 32 Pháp lệnh), mặt khác đương nhiên phải thể hiện đầy đủ trách nhiệm về phần việc mà trưởng Đoàn giao.
Hoạt động Đoàn thanh tra theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thành viên trong đoàn phải chấp nhận quyết định của trưởng đoàn, song được bảo lưu ý kiến và báo cáo với người ra quyết định.
Nội dung công việc khi thanh tra:
- Công bố quyết định thanh tra, yêu cầu thủ trưởng đơn vị là đối tượng được thanh tra báo cáo bằng văn bản những nội dung nêu trong quyết định thanh tra, cung cấp các tài liệu, trả lời chất vấn, đối tượng thanh tra phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp cho Đoàn.
- Trong các buổi làm việc với đối tượng đều phải ghi biên bản có đầy đủ chữ ký của trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra.
- Phân tích đánh giá các số liệu, tài liệu, chứng cứ thu thập được chứng minh cho những nội dung cần thanh tra, chuẩn bị nội dung cho bản kết luận.
- Dự thảo kết luận thanh tra, kết luận rõ từng nội dung thanh tra, phân tích nguyên nhân, trách nhiệm của từng cá nhân, kết luận và kiến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, thông qua dự thảo ở Đoàn, tổ chức thông báo cho đối tượng thanh tra, bổ sung sửa chữa hoàn chỉnh kết luận thanh tra.
* Bước 4: Kết thúc thanh tra:
Có kết luận thanh tra chính thức chưa phải đã kết thúc thanh tra, mà khi kết luận thanh tra được thực hiện thì cuộc thanh tra mới kết thúc. Nội dung bước này gồm:
Trình báo cáo kết luận thanh tra lên người ra quyết định.
Công bố kết luận thanh tra. Khi công bố phải có biên bản, phải chọn địa điểm và thời gian công bố cho phù hợp, lĩnh hội kết luận thanh tra phải đúng đối tượng.
Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thanh tra tiến hành xem xét giải quyết, xử lý vi phạm hành chính và kinh tế theo yêu cầu của đoàn.
Theo dõi, giám sát kiểm tra thi hành các kết luận và xử lý sau thanh tra.
2. Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Cà Mau:
Nghiên cứu hồ sơ
Làm việc trực tiếp với đương sự
Nhận đơn
Viết báo cáo
Ra quyết định
Thực thi quyết định
Lưu hồ sơ đã giải quyết
Kiểm tra lại chứng lý trong hồ sơ sơ
Xác minh chúng cứ
Hợp xét khiếu tố
Hình 1: Sơ đồ quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Cà Mau.
Cán bộ tiếp dân hoặc cán bộ phụ trách công tác nhận đơn, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai (cán bộ địa chính cấp xã, cán bộ tư pháp), đọc nội dung đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đủ nội dung khiếu nại: địa chỉ, năm sinh, tên người làm đơn, người đúng ra làm và nộp đơn có đúng đối tượng quy định không. Nếu không thì phải ủy quyền hợp pháp, đơn đạt yêu cầu trên thì mới nhận. Nếu hồ sơ không đảm bảo các điều kiện thì yêu cầu bổ sung hoặc trả lại cho đương sự. Phải xem xét thời hiệu nhận đơn (giới hạn ở các lần giải quyết khiếu nại lần đầu ở huyện và khiếu nại lên tỉnh). Thực tế có một số vụ cá biệt, mặc dù quá thời hiệu khiếu nại, nhưng cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh lại nội dung đã giải quyết trước đây. Loại đơn quá thời hiệu này là do một trở ngại, khó khăn trong cuộc sống của đương sự hoặc đương sự không am hiểu pháp luật nên không nộp đơn khiếu nại, trễ thời hiệu quy định.
Cán bộ nhận đơn nếu thấy đơn đạt yêu cầu thì có nghĩa vụ ra biên nhận cho đương sự về chờ nhận giấy mời của cán bộ thụ lý để tìm hiểu thêm vụ việc. Ra thông báo tạm thời chưa thi hành quyết định huyện và cán bộ phân công thụ lý để giải quyết. Cán bộ thụ lý hồ sơ nhận hồ sơ gốc ở huyện về nghiên cứu. Sau khi thụ lý hồ sơ cán bộ có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ hồ sơ từ hồ sơ gốc lấy từ huyện sau đó tiến hành xác minh thực tế bằng cách lập biên bản, lấy lời khai, đo đạc hiện trạng, bổ sung chứng cứ, viết báo cáo kết quả xác minh… Thông qua nội dung báo cáo với lãnh đạo thanh tra tỉnh qua cuộc hợp xét khiếu tố. Thông thường khiếu nại có hai hướng giải quyết:
+ Giữ y quyết định: Nếu xét thấy vụ việc đương sự khiếu nại không trái quy định pháp luật và đương sự không có chứng cứ gì khác so với quyết định khiếu nại thì UBND có quyền ra quyết định giữ nguyên quyết định đó.
+ Có chỉnh sửa quyết định nếu thấy vụ việc giải quyết rồi nhưng trái với quy định pháp luật và đương sự đã đưa ra được những bằng chứng cụ thể để xác minh thì thông qua UBND tỉnh để dự thảo quyết định và ra quyết định giải quyết theo hướng có sửa chữa quyết định khiếu nại. Sau khi có quyết định của cơ quan chức năng kết hợp địa phương xem xét thực hiện quyết định, phân chia ranh giới đất cho từng đương sự và lưu hồ sơ đã giải quyết.
Về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn một cách có hệ thống, chính điều này mà các cấp có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp đất đai đã áp dụng theo luật khiếu nại- tố cáo.
Qua quy trình ta thấy quan trọng nhất là khâu tiếp dân và nhận đơn vì hiện nay vấn đề này đang bức xúc của người khiếu nại ở tỉnh là giải tỏa bồi hoàn các vụ khiếu nại lẻ, trong thân tộc hầu như giảm rất nhiều. Không ít những vụ kiện cáo khiếu nại tranh chấp là do người dân chưa hiểu và chưa nắm chắc về pháp luật đất đai, nhưng khi được cán bộ địa chính giải thích thì phần lớn đã hiểu ra và xin rút đơn về. Do đó để làm tốt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai thì cần quan tâm đầu tư tốt đến công tác tiếp dân. Khi người dân có những thắc mắc các vấn đề về đất đai thì các cán bộ tiếp dân phải giải thích cận kẽ, chu đáo và đây cũng là dịp thuận lợi để tuyên truyền thêm cho nhân dân hiểu về chính sách pháp Luật đất đai của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình nhận đơn phải xem xét ngay từ đầu xem đơn thuộc thẩm quyền của mình, nếu không thì trả lại cho đương sự và hướng dẫn đương sự gửi đến nơi đúng thẩm quyền.
Việc xác minh chứng cứ còn gặp nhiều khó khăn vì phải đi xác minh nhiều lần, tìm hiểu những người hiểu biết sự việc, thông thường những người này không còn sống ở địa phương hoặc đã chết, nên việc sàng lọc những chứng cứ xác thực là rất khó.
IV. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI THEO VĂN BẢN YÊU CẦU, ĐƠN THƯ PHẢN ẢNH:
Trong quá trình đổi mới Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác quản lý đất đai, các chính sách về đất đai không ngừng được hoàn thiện (cụ thể qua việc ban hành Luật Đai đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 và Luật Đất đai năm 2003).
Theo Điều 38 Luật Đất đai ngày 14/7/1993 quy định cấp xã chỉ là cấp hòa giải. Do vậy đa số vụ tranh chấp không dừng lại ở cấp xã mà chuyển về cấp huyện giải quyết. Mặt khác các cá nhân, hộ gia đình phát sinh tranh chấp hầu như gửi thẳng lên cấp huyện giải quyết.
Vì những lý do nêu trên cùng với việc cấp xã không thống kê riêng số lượng tranh chấp đất đai, tiếp nhận, hòa giải, việc tổng hợp số liệu cấp xã không mang tính thực tế. Do vậy, người viết đề tài xin không tổng hợp số liệu cấp xã mà chỉ tổng hợp tình hình tranh chấp đất đai ở cấp huyện, tỉnh và chung cho toàn tỉnh (xem bảng 1).
Bảng 2: Lượng đơn yêu cầu phản ảnh thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp giai đoạn năm 1998- 2004.
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Nơi nhận
Cấp huyện
688
819
701
511
430
394
372
Cấp tỉnh
86
96
116
98
80
86
78
Toàn tỉnh
774
915
817
609
510
480
450
(Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường)
Tại cấp huyện: Lương đơn tranh chấp đất đai cao nhất là năm 1999 với số lượng là 819 đơn sau đó giảm dần đáng kể là năm 2001: 511 đơn; lượng đơn cao tập trung hầu như ở các huyện, thành phố trong tỉnh do tranh chấp, khiếu nại đòi lại đất, đòi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất…
Hình 3: Biểu đồ lượng đơn yêu cầu GQTCĐĐ thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh các năm 1998 - 2004.
Cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất về chuyên môn trong lĩnh vực đất đai được tham mưu giải quyết các tranh chấp sử dụng đất lần đầu thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và giải quyết khiếu nại sau tranh chấp đã có quyết định giải quyết của UBND huyện. Lượng đơn tiếp nhận tăng ở các năm: năm 1998: 86 đơn; năm 1999: 96 đơn; năm 2000: 116 đơn; sau đó giảm dần qua các năm: năm 2002: 80 đơn; năm 2003 có 86 đơn, năm 2004: 78 đơn.
Tóm lại: Trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn từ năm 1998 - 2004 lượng đơn yêu cầu giải quyết đước biểu hiện qua biểu đồ
Hình 4: Biểu đồ lượng đơn yêu cầu GQTCĐĐ của toàn tỉnh c
ác năm 1998 - 2004.
Nhận định và đánh giá tình hình tranh chấp đất đai.
Toàn tỉnh năm 1998: 774 đơn; năm 1999: 915 đơn; năm 2000: 817 đơn; năm 2001: 609 đơn, phần lớn do số đơn tồn đọng từ năm cũ chuyển sang, số đơn khiếu nại quyết định giải quyết của UBND cấp huyện…Sau đó giảm dần qua các năm, tình hình tranh chấp có phần lắng dịu. Năm 2004 toàn tỉnh nhận 450 đơn, lượng đơn giản đáng kể so với năm 1999, năm 2000.
Đất đai vốn là vấn đề nhạy cảm tập trung sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử những tồn tại trong quan hệ đất đai chưa được giải quyết triệt để, những phát sinh mới chưa được đặt ra nên việc giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai vẫn là vấn đề bức xúc mà đòi hỏi chúng ta phải giải quyết.
Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn ra phức tạp với số lượng nhiều chủ yếu là từ khi chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm đã làm cho giá trị đất tăng cao. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng chủ cũ về đòi lại đất khi thực hiện chính sách của Nhà nước trước đây như: “Chủ trương nhường cơm sẻ áo” vào những năm 1975- 1980; đưa vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất vào những năm 1980- 1990; Chính sách “trang trải” từ năm 1981-1983; hoặc đòi lại đất củ… Từ năm 1998 đến nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau giải quyết tranh chấp đất đai như bảng sau:
Bảng 3: Lượng đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại - tố cáo và kết quả giải quyết từ năm 1998 – 2004.
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng đơn
774
915
817
609
510
480
450
Năm trước cs
316
392
492
364
233
208
201
Nhận mới
548
522
325
245
277
272
249
Tổng số đơn đã giải quyết
381
423
453
376
302
351
364
Tỷ lệ giải quyết %
49,22
46,22
55,45
60,74
59,22
73,13
80,89
(Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường)
Hình 5: Biểu đồ lượng đơn đã giải quyết trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 1998- 2004.
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau còn thấp, dẫn đến số lượng đơn tồn đọng của những năm trước chuyển sang còn khá cao: Năm 2000 số đơn nhận mới là 325 đơn, trong khi đó lượng đơn năm củ chuyển sang 492 đơn; năm 2001 nhận mới là 245 đơn, đơn cũ chuyển sang là 364 đơn.
Tỷ lệ giải quyết tranh chấp đất đai chưa đạt tỷ lệ cao có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu như sau: Trải qua sự biến động lịch sử để lại các bên tranh chấp thường không có chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất của mình, chỉ thông qua lời xác nhận của những người sống ở đó lâu năm. Do đó việc giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn, tốn kém nhiều thời gian và kinh phí mới có thể đi đến kết luận nhưng đôi khi kết luận rồi mà đương sự không đồng ý với quyết định đó nên tiếp tục khiếu nại.
Nhìn chung, trong những năm gần đây từ năm 1998- 2004 trên cơ sở vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, chính sách quy định của trung ương vào thực tế địa phương, chính quyền các cấp tại tỉnh Cà Mau đã không ngừng quan tâm, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của từng cấp trên địa bàn tỉnh nên công tác giải quyết tranh chấp đất đai có sự chuyển biến, tiến bộ hơn trước nhất là công tác quản lý. Kết quả giải quyết vụ việc theo thẩm quyền kịp thời và đạt hiệu quả tương đối tốt.
Thuộc thẩm quyền cấp tỉnh
Tại Sở Tài nguyên và Môi trường tuy lực lượng làm công tác thanh tra giải quyết khiếu nại ít, được sự quan tâm chủ động điều hành của lãnh đạo thanh tra tỉnh trong mối quan hệ với ngành chức năng và được sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo kịp thời của Ban Giám đốc Sở, Thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường đã chủ động phân loại, thụ lý, thẩm tra, xác minh, phối hợp với các cấp chính quyền và ngành liên quan đã tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết được: 494 đơn yêu cầu GQTCĐĐ trên tổng số 660 đơn đạt tỷ lệ: 74,85% . Đến cuối năm 2004 còn tồn động sang năm 2005 là 17 đơn đã xác minh xong chờ thông qua giải quyết.
Bảng 4: Lượng đơn yêu cầu khiếu nại thuộc thẩm quyền cấp tỉnh giai đoạn 1998- 2004.
Năm
Lượng đơn tiếp nhận
Đơn đã giải quyết
Đơn tồn đọng
Tỷ lệ đã giải quyết %
Tổng
Nhận mới
Năm cũ chuyển sang
1998
106
86
20
62
44
58,50
1999
96
52
44
79
17
82,29
2000
116
99
17
81
35
69,83
2001
98
63
35
84
14
85,71
2002
80
66
14
58
22
72,50
2003
86
64
22
69
17
80,23
2004
78
53
25
61
17
78,21
Tổng
660
430
177
494
166
74,85
(Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Cà Mau)
Hình 6: Biểu đồ lượng đơn yêu cầu và lượng đơn đã giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền cấp tỉnh từ năm 1998- 2004.
Nhận xét - đánh giá chung tình hình giải quyết tranh chấp đất đai từ năm 1998 - 2001:
ü Những mặt làm được:
Năm 1998 là năm thực thi Luật Đất đai đầu tiên của nước ta.
Năm 1999, 2000 là năm có nhiều đổi mới trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai, thực thi Luật sửa đổ bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998. Nhìn chung, cán bộ thanh tra Sở thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tôn trọng các ý kiến, nguyện vọng của bà con khi đến yêu cầu, khiếu nại về tranh chấp đất đai. Coi phương pháp hợp dân công khai để đối thoại, hòa giải là phương pháp tối ưu và thuận lợi nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất để bà con tự thỏa thuận, thương lượng với nhau. Đây cũng là một phương pháp hay cho sự hình thành và ban hành các quyết định cuối cùng được cá nhân, tổ chức tôn trọng và thi hành triệt để hơn.
Công tác hòa giải 3 cấp luôn được thực hiện đã đem đến nhiều hiệu quả làm giảm đáng kể cho số lượng đơn yêu cầu, khiếu nại.
ü Những mặt yếu kém tồn tại:
Lực lượng cán bộ nghiệp vụ chuyên môn còn yếu chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở cơ sở.
Việc cấp giấy CNQSD đất tranh chấp vẫn còn tồn đọng chưa xử lý dứt điểm có số nơi 2 hộ cùng có giấy chứng nhận trên một vị trí đất.
Trong giải quyết tranh chấp đất còn nhiều vụ kéo dài nhiều năm.
Nhận xét- đánh giá chung tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo từ năm 2002- 2004:
Hình 7: Biểu đồ tỷ lệ đã giải quyết qua các năm (1998- 2004) của tỉnh Cà Mau.
ü Những mặt làm được:
Năm 2002, 2003 là năm thực thi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001, đồng thời năm 2003 là năm ban hành Luật Đất đai mới và năm 2004 là năm thực thi Luật Đất đai năm 2003 nên có nhiều sự đổi mới trong quá trình giải quyết. Qua biểu trên ta thấy tỷ lệ giải quyết chưa đạt tỷ lệ cao năm 1998: 49,22%; năm 2001: 60,70%; năm: 2003: 73,13%; năm: 2004: 80,89%, tuy nhiên tỷ lệ giải quyết của năm 2003, 2004 cũng đạt tỷ lệ tương đối cao:
Nhờ được sự quan tâm của các cấp các ngành, nhất là ở cơ sở đã thật sự tập trung và dành nhiều thời gian cho công tác giải quyết khiếu nại tố cáo nên tình hình khiếu nại tranh chấp đất đai được xem xét giải quyết một cách nghiêm túc, thấu tình đạt lý đáp ứng được các yêu cầu chính đáng của nhân dân.
Trong chỉ đạo kiểm tra- thanh tra giải quyết đơn thư khiếu tố công dân có chú trọng và tập trung những điểm nóng, đông người và những vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài và luôn chỉ đạo đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở trong giải quyết khiếu nại về tranh chấp đất, công tác hòa giải là dễ thực thi nhất Sở chủ trương khi vụ việc đã đến tỉnh, ở đây Sở vẫn chủ trương đối đế, không hòa giải được sẽ xử phạt theo pháp luật.
Thực thi Luật Đất đai năm 2003 có những thuận lợi hơn Luật Đất đai năm 1993:
-Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai được quy định rõ ràng, giới hạn ở lần giải quyết đầu tiên, chỉ thực hiện giải quyết ở hai cấp, cấp thứ hai là cấp giải quyết cuối cùng.
-Hòa giải là thủ tục bắt buộc thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.
-Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định rõ tại Điều 136.
-Quy định rõ các chính sách bồi thường tái định cư, bởi vì đây cũng là nguyên nhân tranh chấp khiếu nại về đất đai.
-Quy định thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc giải quyết tranh chấp đất đai thời gian tới chuyển sang tòa án sẽ tăng.
ü Những mặt chưa làm được:
Quy trình giải quyết và phân công công việc thiếu tính khoa học, cho nên có vụ việc kéo dài làm đi, làm lại nhiều lần.
Quan điểm trong nhìn nhận vấn đề, sự vụ giải quyết có lúc còn thiếu đấu tranh kiên quyết giữa trên và dưới hoặc giữa các ngành với nhau.
Đội ngũ cán bộ thanh tra còn yếu, thiếu, kinh phí đầu tư cho công tác này không đảm bảo cả cấp tỉnh, huyện, thành phố.
V. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI:
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại theo Luật Đất đai năm 1993:
Luật Đất đai năm 1993 chưa quy định rõ về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, chỉ quy định có tính chung chung khi áp dụng thực hiện thì rất khó bởi có nhiều cấp cùng thụ lý giải quyết hoặc tình trạng đùn đẩy làm người dân không biết mình phải khiếu nại ở nơi nào.
Điều 38:
Luật Đất đai năm 1993 quy định:
1. Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp đất đai trong nhân dân, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, hội nông dân, các tổ chức thành viên khác, tổ chức kinh tế ở cơ sở và công dân hòa giải các tranh chấp đất đai.
2. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì do UBND giải quyết theo quy định sau đây:
a). UBND Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau, giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình.
3. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì toà án giải quyết.
Điều 39:
Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính, do UBND các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc tự giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính, thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
Nếu việc tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thì do chính phủ quyết định.
Nếu việc tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Quốc Hội quyết định.
Điều 40:
Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương giúp Chính Phủ, Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương giúp UBND cùng cấp giải quyết tranh chấp đất đai.
1.1. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND (giữa hộ gia đình với nhau khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất):
UBND huyện
Thanh tra huyện
Hòa giải cơ sở
UBND tỉnh
Thanh tra tỉnh
Phòng Tài nguyên & Môi trường
Sở Tài nguyên & Môi trường
Sở Tài nguyên & Môi trường
Hình 8: Sơ đồ trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND
Khi hộ gia đình cá nhân tranh chấp đất đai với nhau thì được hòa giải ở cấp thôn, ấp, khóm, trường hợp hòa giải không thành thì chuyển lên UBND xã, phường, thị trấn, ở đây UBND xã phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, hội Nông dân và các tổ chức xã hội khác và những người có uy tín ở địa phương tiến hành hòa giải (cán bộ địa chính xã làm tham mưu về chuyên môn cho UBND xã). Nếu hòa giải không thành thì đương sự tiếp tục chuyển hồ sơ vụ việc đến UBND huyện, thành phố thuộc tỉnh phòng địa chính (nay là phòng Tài nguyên & Môi trường làm tham mưu cho UBND huyện), thành lập đoàn thanh tra xác minh làm rõ vụ việc, lập báo cáo trình UBND huyện tại thanh tra huyện, lúc này thanh tra huyện tiến hành xác minh và trình UBND huyện ra quyết định giải quyết lần hai. Trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định của UBND huyện thì tiếp tục khiếu nại đến UBND tỉnh, ở cấp này Sở Tài nguyên & Môi trường là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh thành lập đoàn thanh tra tiến hành xác minh làm rõ vụ việc đồng thời lập báo cáo trình UBND tỉnh ra quyết định giải quyết lần đầu. Nếu đương sự không đồng ý với quyết định này của UBND tỉnh thì đương sự tiếp tục khiếu nại đến thanh tra tỉnh, lúc này thanh tra tỉnh tiến hành xác minh việc khiếu nại của đương sự đồng thời lập báo cáo gửi UBND tỉnh ra quyết định giải quyết lần hai và đây cũng là quyết định giải quyết cuối cùng của cấp địa phương.
1.2. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của tòa án (giữa hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất):
Hòa giải cơ sở
Tòa án nhân dân huyện
Tòa án nhân dân tỉnh
Phòng Tài nguyên & Môi trường
Viện kiểm sát nhân dân huyện
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Sở Tài nguyên & Môi trường
Hình 9: Sơ đồ trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của tòa án
Tranh chấp đất đai trong trường hợp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi phát sinh tranh chấp thì do tòa án thụ lý hồ sơ và giải quyết (theo điều 38 Luật Đất đai và thông tư liên tịch số 01 của tòa án nhân dân tối cao- viện kiểm sát nhân dân tối cao- tổng cục địa chính).
Trước khi gửi đơn đến tòa án nhân dân huyện thì vụ việc sẽ được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn. Trường hợp hòa giải không thành thì vụ việc chuyển đến tòa án nhân dân huyện, ở đây tòa án nhân dân huyện tiến hành thụ lý hồ sơ, tiến hành điều tra xem xét vụ việc. Viện kiểm sát nhân dân huyện là cơ quan giúp tòa án nhân dân thi hành bản án và giám sát việc thực hiện bản án của tòa án đối với đương sự và phòng Tài nguyên là cơ quan giúp tòa án về chuyên môn (như đo đạc phần đất tranh chấp). Nếu trường hợp không đồng ý với bản án của tòa án nhân dân huyện thì đương sự có quyền khiếu kiện đến tòa án nhân dân tỉnh. Ở đây TAND tỉnh thụ lý hồ sơ và tiến hành điều tra xét xử, VKSND tỉnh là cơ quan giúp tòa án thi hành bản án và giám sát việc thực hiện bản án của tòa án đối với đương sự, Sở Tài nguyên & Môi trường là cơ quan giúp tòa án về chuyên môn (như đo đạc phần đất tranh chấp). Trong trường hợp này nhận thấy bản án của tòa án không phù hợp với các quy định pháp luật về đất đai, thì UBND cấp có thẩm quyền, cơ quan địa chính có quyền kiến nghị với tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân để xem xét lại bản án theo đúng pháp luật. Nếu tranh chấp tài sản gắn liền với đất thì tòa án thụ lý giải quyết.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp- khiếu nại theo Luật Đất đai năm 2003:
Luật Đất đai năm 1993 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai chưa rõ ràng cho nên có nhiều tình trạng khi muốn gửi đơn thì không biết gửi ở đâu, gây sự đùn đẩy của cơ quan Nhà nước. Do đó mà Luật Đất đai năm 2003 ra đời trên cơ sở nền tảng Luật Đất đai năm 1993 quy định rõ hơn chi tiết hơn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp và khiếu nại về đất đai.
2.1. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai:
Hòa giải cơ sở
UBND ra quyết định giải quyết lần đầu
UBND cấp trên trực tiếp ra quyết định giải quyết cuối cùng
Hình 10: Sơ đồ trình tự giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai năm 2003.
Điều 135: Hòa giải tranh chấp đất đai:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của mặt trận, các tổ chức khác của xã hội khác đễ hòa giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trong trường hợp kết quả hòa giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hòa giải đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
Điều 136: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
Tranh chấp đất đai được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên không nhất trí thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do tòa án nhân dân giải quyết.
Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
a). Trường hợp UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết, quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.
b) Trường hợp chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
2.2. Trình tự giải quyết khiếu nại đất đai:
UBND cấp trên trực tiếp ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
UBND cấp trên trực tiếp ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
Toà án nhân dân trực tiếp giải quyết
Hình 11: Sơ đồ giải quyết khiếu nại đất đai theo Luật Đất đai năm 2003.
Điều 138. Giải quyết khiếu nại về đất đai:
1) Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
2) Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
a) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý bởi quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.
b). Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân.
c). Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân.
3). Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 2 Điều 136 của luật này.
VI. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI:
Tranh chấp đất đai xảy ra là hậu quả của những nguyên nhân nhất định. Nó biểu hiện cụ thể những bất đồng về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau.
Vấn đề chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã làm cho giá đất nông nghiệp tăng cao và đất đô thị khi có dự án quy hoạch cũng là nguyên nhân làm cho giá đất tăng cao dẫn đến tranh chấp đất đai ngày càng tăng.
Trong những năm gần đây, việc đô thị hóa các khu vực vùng ven thành phố tiến hành nhanh chóng, các vùng được quy hoạch thành các khu dân cư, khu vui chơi giải trí, khu hành chính… làm thay đổi mục đích sử dụng đất trên diện tích rất lớn, song song theo đó là việc giải tỏa đền bù để xây dựng các công trình công cộng, các công trình sản xuất…làm cho giá đất tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, người dân tự do chuyển nhượng đất nhiều lần, qua nhiều chủ điều bằng giấy tay. Tình hình chuyển nhượng đất bằng giấy tay diễn ra khá nhiều và trên phạm vi rộng nhưng Nhà nước không quản lý được và cũng không kiểm soát được giá đất ở từng khu vực nên tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gặp trở ngại rất lớn hơn.
Từ thực tế của hiện tượng tranh chấp đất đai có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:
-Sau năm 1975, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai và thực hiện chính sách phân chia đất cho các hộ gia đình theo bình quân nhân khẩu (hay còn gọi là cào bằng). Đồng thời ở hầu hết các địa phương thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp theo hình thức hợp tác xã. Người dân đưa đất vào tham gia sản xuất hợp tác xã, cụ thể ở từng đơn vị tập đoàn hay ở từng cánh đồng và được hợp tác xã cấp cho sổ xã viên để quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất tập trung thì các hợp tác xã này tiến hành việc hoán đổi vị trí các thửa đất của các hộ dân với nhau dẫn đến người dân không có đất ổn định một chỗ để sản xuất. Kéo theo vấn đề này là việc các hợp tác xã không quản lý cụ thể, chi tiết các hộ xã viên đã và đang canh tác tại thửa đất nào cũng như lịch sử thửa đất đó có những ai đã từng canh tác qua. Hầu như không có một sự nghi chép nào về sự thay đổi này. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều chủ sử dụng cùng tranh chấp một hay nhiều thửa đất và họ chứng minh được quá trình sử dụng đất của mình.
Trước năm 1975, có một số hộ dân đứng bộ diện tích lớn (5-10ha). Sau năm 1975, Nhà nước thực hiện chính sách đất đai, điều tiết đất theo bình quân nhân khẩu. Song có một số người chưa am hiểu được những quy định, chính sách của Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Họ cho rằng, đất đai thuộc sở hữu cá nhân (tư nhân) là tài sản riêng của gia tộc của gia đình nên phần lớn các trường hợp khiếu nại tranh chấp là do chủ cũ (người đứng bộ trước năm 1975) hoặc con cháu của chủ cũ về tranh chấp. Cũng do giá đất tăng cao (theo thời giá thị trường) nên việc khiếu nại tranh chấp đòi chia quyền thừa kế, khiếu nại đòi phân chia đất ngay trong nội bộ gia tộc. Rất nhiều trường hợp, người sử dụng đất đã chuyển nhượng cho người khác (chuyển nhượng bằng giấy tay), nay giá đất tăng cao nên họ trở về tranh chấp.
Do đặc điểm lịch sử trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai trải qua nhiều giai đoạn, nhiều biến cố lớn, chịu sự điều tiết của Nhà nước bằng các chính sách đất đai khác nhau nên hậu quả của việc tranh chấp đất đai để lại rất lớn. Bên cạnh đó, việc giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được quan tâm thường xuyên. Người sử dụng đất ở những khu vực khác nhau thì có nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ cũng khác nhau.
Việc triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về khiếu nại tố cáo chưa sâu rộng đến từng tổ chức cơ sở và quần chúng nhân dân dẫn đến việc quản lý đất đai còn lỏng lẻo, ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về quản lý và sử dụng đất của người dân còn hạn chế. Thực tế còn nhiều hộ dân đang trực tiếp sử dụng đất nhưng không kê khai đăng ký không làm đầy đủ các thủ tục về đất đai trong giao dịch về quyền sử dụng đất như cầm cố, chuyển nhượng, cho thuê thiếu tính hợp lý đây là kẻ hở dễ xảy ra tranh chấp khi giá trị đất tăng cao.
Một số quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo của cấp có thẩm quyền không được chính quyền cấp dưới thực hiện nghiêm túc để dân tiếp tục khiếu kiện có khi quyết định đã triển khai có một bên đương sự không chấp hành không được cưởng chế thi hành để giữ kỷ cương pháp luật dẫn đến hiệu lực quản lý Nhà nước không cao, thậm chí có trường hợp xem thường pháp luật. Tình trạng cán bộ có chức có quyền nhất là ở cơ sở còn tiêu cực, mất dân chủ thiếu mạnh dạn đấu tranh quyền lợi hợp pháp của người dân nhất là lao động nghèo ở nông thôn.
Các chủ trương về giải tỏa đền bù tái định cư chưa được thống nhất nhiều dự án giá cả đền bù còn khác nhau thiếu công khai để dân biết.
VII. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC THANH TRA - GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở TỈNH CÀ MAU:
* Thuận lợi:
Thực hiện Luật Đất đai và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính Phủ. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, dưới sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp của ban giám đốc sở. Bên cạnh các nỗ lực của tập thể cán bộ thanh tra chuyên ngành, thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động ngay từ những ngày đầu năm với chương trình và thời biểu cụ thể áp dụng cho công tác thanh tra và kiểm tra theo luật định.
Việc quản lý sử dụng đất đã từng bước đi vào thế ổn định, ngành đã chủ trương hoạch định phương án sử dụng đất đã được chính phủ phê duyệt. Đối với Tỉnh Cà Mau thực hiện tốt công tác kiểm kê, quản lý sử dụng đất trên cơ sở và tiêu chí đặt ra, song vẫn còn tồn tại một số cá biệt ở một vài địa phương việc quản lý sử dụng đất không đúng mục đích dẫn đến thiệt hại khó thể chấp nhận. Điều đáng phấn khởi là tỉnh chúng ta đang khắc phục một cách hiệu quả đối với việc phá vỡ hệ sinh thái, cây con, hệ nước ngọt.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về đất đai không ngừng được cập nhật và từng bước hoàn thiện sát hợp với thực tế của xã hội phù hợp với yêu cầu bức thiết của cộng đồng cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Do vậy, mỗi cán bộ thanh tra chuyên ngành phải tự trao dồi kiến thức pháp luật khả năng, nghiệp vụ luôn phải nâng cao và hơn hết phải tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức trong cả cuộc sống, sinh hoạt và trong khi thừa hành nhiệm vụ.
* Khó Khăn:
Việc sở hữu, quản lý sử dụng đất qua các thời kỳ của đất nước đã đặt lê vai ngành địa chính nói chung và bộ phận thanh tra nói riêng một gánh nặng không thể cất khởi trong một sớm, một chiều. Chúng ta vừa tập trung phát triển các nguồn lực kinh tế, vừa giải quyết các nhu cầu bức xúc của nhân dân trong lĩnh vực đất đai, nên khi đối diện với thực tế qua công tác được giao, thanh tra Sở phải đảm bảo tính trung thực tôn trọng pháp luật, đáp ứng tính khách quan chuẩn xác từng vụ việc: Trong khi đội ngũ cán bộ, thanh tra chưa thể đáp ứng kịp thời so với tình hình thực tế luôn biến động liên quan đến tranh chấp đất đai trong nền kinh tế thị trường.
Lĩnh vực tranh chấp đất đai luôn tỏ ra phức tạp do các mối quan hệ lịch sử để lại, nên có những vụ việc khi giải quyết không thể dứt điểm thậm chí kéo dài nhiều năm, phần kiểm tra xác minh chưa chặt chẽ, thiếu nhất quán về quan điểm, giải quyết từ dưới lên làm chưa đến nơi đến chốn và thường là đùn đẩy trách nhiệm. Nên khi đã có quyết định của cấp có thẩm quyền đương sự không chấp hành không thể thực hiện được do thiếu chuẩn sát hoặc tính pháp lý chưa thể thuyết phục.
Do đặc điểm vùng sông nước Cà Mau: Đất phèn, mặn, năng suất thấp, nên có nơi một số hộ dân đến bao chiếm canh tác một vài năm cuộc sống gặp khó khăn lại bỏ đi, đất hoang hóa, một vài năm số người khác lại đến bao chiếm canh tác cất nhà ở một thời gian cuộc sống gặp khó khăn lại bỏ đi và người khác đến bao chiếm đất canh tác. Nên trên cùng một mãnh đất cùng một thời gian đã có nhiều “chủ” ngày nay đất đai có giá trị cao, làm phát sinh khiếu nại. Cùng với sự đầu tư đường xá, nạo vét kênh mương, làm cho việc đi lại thuận lợi hơn, hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh đã làm cho sản xuất ổn định, năng xuất tăng lên đất đai từ chỗ canh tác kém hiệu quả nay đã có năng suất cao, từ chổ đất bỏ hoang hóa không ai canh tác, nay giá trị mỗi công từ 1.5- 2 cây vàng/công, thậm chí vùng đất ven thành phố Cà Mau lên đến vài chục cây vàng/ công.
VIII.GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Giải pháp
Để làm chuyển biến tình hình, đáp ứng yêu cầu giải quyết khiếu nại tố cáo công dân trong thời gian trước mắt cần tập trung một số vụ việc như sau:
Chấn chỉnh lại tổ chức bộ máy thanh tra về đất đai từ tỉnh đến huyện đưa đi đào tạo cán bộ trung dài hạn về nghiệp vụ chuyên môn (có đội ngũ cán bộ tốt am hiểu pháp luật sẽ thực hiện có hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo, nhất là trong tình hình đổi mới hiện nay) nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân mà còn củng cố lòng tin giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Thực hiện tốt việc đối thoại hàng tuần với nhân dân, nghe ý kiến phản ảnh của nhân dân với chính quyền trong việc khiếu nại tố cáo (các huyện, thành phố cần tổ chức đối thoại với dân như ở tỉnh) phát huy tính dân chủ xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh ở địa phương.
Tham gia cùng các đoàn thanh tra, kiểm tra giải quyết những vụ việc phức tạp và “điểm nóng” liên quan đến đất đai theo yêu cầu của Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
Mỗi huyện, thành phố, xã, phường chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai của địa phương mình.
Chú trọng ngay từ đầu các điểm nóng, khiếu kiện đông người, có biện pháp giải quyết ngăn chặn.
Theo dõi tổng hợp báo cáo thường kỳ công tác thanh tra, kiểm tra theo chế độ thông tin báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, thanh tra tỉnh, Tổng cục Tài nguyên và Môi trường.
2. Bài học kinh nghiệm:
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo công dân cần mạnh dạn phân cấp cho chính quyền địa phương giải quyết theo thẩm quyền, tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở khi có vụ việc mới phát sinh, tổ chức phân phối với các tổ chức đoàn thể, đưa vụ việc ra dân xem xét, giải quyết trên tinh thần công khai dân chủ.
Cán bộ tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo phải có năng lực, trình độ chuyên môn, xác minh vụ việc phải trung thực thẳng thắn và chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được phân công, chống các biểu hiện tiêu cực, tình cảm cá nhân (xác minh đúng, chính xác việc giải quyết tranh chấp sẽ được sáng tỏ).
Lắng nghe ý kiến phản ánh đóng góp của nhân dân trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo để chọn lọc những thông tin bổ ích trong quá trình xác minh giải quyết khiếu nại tố cáo.
CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Qua xem xét các hồ sơ thanh tra, thẩm tra xác minh các vụ việc tranh chấp, khiếu nại về đất đai của các đối tượng sử dụng đất, kết hợp với quá trình tham gia vào các cuộc thanh tra đất đai thực tế ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Có thể rút ra kết luận giải quyết các vụ việc so với quy trình và các bước thanh tra đất đai như sau:
Thông thường thì thực hiện đầy đủ 4 bước của một quy trình thanh tra gồm:
+ Ra quyết định thanh tra.
+ Chuẩn bị thanh tra.
+ Tiến hành thanh tra.
+ Kết thúc thanh tra.
Trong một số trường hợp, khi tiến hành thanh tra đất đai mà đối tượng sử dụng đất là cá nhân với cá nhân, nội dung thanh tra đất đai không có gì phức tạp thì có thể sử dụng quy trình thanh tra đất đai gọn nhẹ, tinh giản theo 3 bước sau:
+ Ra quyết định thanh tra.
+ Tiến hành thanh tra.
+ Kết thúc thanh tra.
Như vậy bỏ qua bước chuẩn bị thanh tra đất đai.
Đối với các vụ việc có tính chất và nội dung thanh tra phức tạp mà các đối tượng sử dụng đất đai là cá nhân với tổ chức, cá nhân với các đơn vị hành chính, cá nhân với tôn giáo… thì quy trình thanh tra đất đai phải được thực hiện theo 4 bước của một quy trình thanh tra. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính khách quan thì trong trường hợp này thường là lập đoàn thanh tra liên ngành với sự chỉ đạo chung của thanh tra tỉnh. Lúc này vai trò của thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà mau đóng vai trò tham mưu cho đoàn thanh tra liên ngành, cùng tham gia đề xuất kiến nghị cho UBND tỉnh giải quyết vụ việc.
Việc quản lý và sử dụng đất đai ở cấp cơ sở chưa chặt chẽ, nghiêm minh. Cán bộ cấp cơ sở cũng còn yếu về công tác chuyên môn, hiểu biết về chính sách và pháp Luật Đất đai còn rất hạn chế. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ việc đã giải quyết rồi nhưng người dân vẫn khiếu nại, tố cáo.
Trong công việc giải quyết đơn khiếu kiện về tranh chấp đất đai của công dân chưa làm đồng bộ cũng như chưa được sự phối hợp thống nhất chặt chẽ giữa tỉnh, huyện, xã, phường về thời gian cũng như chương trình làm việc.
Khi các vụ việc đã được thanh tra kiểm tra và đã có kiến nghị xử lý, nhưng do quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền còn chậm nên các vụ việc bị tồn động, kéo dài. Có những vụ việc đã có quyết định của UBND tỉnh từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện.
Hệ thống các văn bản pháp luật tuy ban hành nhiều nhưng chưa đồng bộ thống nhất và do đặc thù của công tác quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung nên dẫn đến kết quả là chưa phát huy hết vai trò, sức mạnh, tính nghiêm minh trong việc quản lý và sử dụng.
II. KIẾN NGHỊ:
Qua tìm hiểu về tình hình thực tế và tình hình thanh tra và giải quyết đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 1998 đến 2004 tôi xin kiến nghị như sau:
Đề xuất quy trình thanh tra liên ngành.
Trung ương cần có quy định thống nhất từ Bộ đến cơ sở trong việc thực hiện cưỡng chế các đối tượng không chấp hành quy định giải quyết khiếu nại tố cáo của cấp có thẩm quyền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bùi Quang Nhơn, 2000. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai.
- Bùi Quang Nhơn, 2000. Giáo trình pháp luật và thanh tra đất đai trường Đại Học Cần Thơ.
- Chính phủ, 1990. Pháp lệnh thanh tra 1990, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
- Chính phủ, 1997. Nghị định số 04/CP.
- Đặng Như Hiển, 2004. Đề cương bài giảng pháp luật đất đai và thanh tra giải quyết tranh chấp đất đai.
- Lê Tấn Lợi, 1999. Giáo trình phân hạng định giá đất.
- Lê Tấn Lợi (ĐHCT,1999).
- Nguyễn Ngọc Điệp, Lê Kim Dung, 1998. Tìm hiểu pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, Nhà xuất bản mũi Cà Mau.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
- Quyết định số 76/2003/QĐ-UB ngày 17 thang 11 năm 2003 của UBND tỉnh Cà Mau: Về việc cải tiến quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai.
- Quốc hội, 1980. Hiến pháp năm 1980 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát tình hình thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại- tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau.doc