Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR
Sau khoảng thời gian nghiên cứu , tìm hiểu và thiết kế, với sự hướng dẫn của
thầy Dương Thái Bình , đến nay niên luận của em đã được hoàn thành. Nội dung
của niên luận đã nêu lên được nhưng vấn đề chính sau:
- Giới thiệu chung về cảm biến PIR và module cảm biến PIR
- Các nguyên tác hoạt động của module và các mạch điện ứng dụng của module.
- Thiết kế được các hệ thống tự động thông minh giúp ích cho cuộc sống hàng
ngày của con người.
Mặc dù bản thân em đã hết sức cố gắng, nhưng do trình độ kiến thức còn hạn
chế, nên niên luận vẫn không tránh khỏi sai sót. Vì vậy em xin tiếp thu ý kiến đóng
góp và chỉ bảo của các thầy cô để niên luận này được hoàn thiện hơn.
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7868 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 1
LỜI CAM ĐOAN
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã giúp con
người chúng ta rất nhiều. Với việc thiết kế các hệ thống tự động sẽ giúp ít con
người nhiều hơn trong công việc hằng ngày. Vì vậy em chọn đề tài này để
làm niên luận cho mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài, có thể còn nhiều thiếu sót do kiến thức
hạn chế nhưng những nội dung trình bày trong quyển báo cáo này là những
hiểu biết và thành quả của em đạt được dưới sự giúp đỡ của giảng viên hướng
dẫn là thầy Dương Thái Bình.
Em xin cam đoan rằng: những nội dung trình bày trong quyển báo cáo
niên luận này không phải là bản sao chép từ bất kỳ công trình đã có trước nào.
Nếu không đúng sự thật, em xin chịu mọi trách nhiệm trước nhà trường.
Cần Thơ, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Đặng Vũ Minh Dũng
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ............................................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN ............................................................................................................................................ 3
1. ĐẶT VẤN ĐỀ TÀI ........................................................................................................................ 3
2. MỤC ĐÍCH VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT ....................................................................................... 3
2.1 Mục đích .....................................................................................................................3
2.2 Hướng giải quyết ......................................................................................................3
CHƯƠNG 2: ............................................................................................................................................. 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................................................ 4
1. TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA MODULE CẢM BIẾN PIR ............................................................... 4
1.1. Tìm hiểu về cảm biến PIR .......................................................................................4
1.2. Cấu tạo của cảm biến PIR .......................................................................................4
1.3. Tìm hiểu module cảm biến PIR ..............................................................................7
1.4. Cấu tạo chung và mạch nguyên lý của module cảm biến PIR ........................8
1.5. Thiết bị hội tụ tia nhiệt cho module cảm biến PIR ........................................... 10
2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MODULE CẢM BIẾN PIR ................................................. 11
2.1. Môi trường hoạt động của cảm biến PIR ........................................................... 11
2.2. Nguyên tắc hoạt động của module cảm biến PIR ............................................ 11
2.3. Các thông số cơ bản của module cảm biến PIR .............................................. 14
3. MẠCH ĐIỆN ỨNG DỤNG VỚI CẢM BIẾN PIR ....................................................................... 15
3.1. Ghép nối module cảm biến PIR với relay .......................................................... 15
3.2. Ghép nối module cảm biến PIR với transistor.................................................. 16
3.3. Ghép nối với các họ vi điều khiển....................................................................... 17
4. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI SỬ DỤNG .......................................................................................... 18
CHƯƠNG 3: ........................................................................................................................................... 18
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................. 18
1. CÁC ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY CỦA MODULE CẢM BIẾN PIR .. 18
2. PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG ỨNG DỤNG ............................................................................ 18
2.1 Hệ thống chiếu sáng tự động .............................................................................. 18
2.2 Hệ thống điều khiển quạt tự động ...................................................................... 19
2.3 Hệ thống camera quan sát tự động .................................................................... 19
2.4 Hệ thống chống trộm đơn giản ........................................................................... 19
2.5 Các hệ thống kết hợp ứng dụng khác................................................................ 20
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................................................................... 20
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................................... 21
1. KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 21
2. ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................................................... 21
PHỤ LỤC A: RELAY .............................................................................................................................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................... 23
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 3
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ TÀI
Cuộc sống của chúng ta tồn tại cùng lúc với nhiều thực thể vật lý, những thứ
chúng ta nhận biết được như là các vận động cơ học, tác dụng của nhiệt, của ánh
sáng, của âm thanh, mùi vị,.... Nhằm mục đích giúp con người nhận biết rõ hơn các
vận động trên cũng như nghiên cứu ra các thiết bị giúp ích cho con người trong
cuộc sống, người ta đã nghiên cứu ra các loại cảm biến (Sensor). Cảm biến (Sensor)
là thiết bị điện tử cảm nhận những thay đổi từ môi trường bên ngoài và biến đổi
thành các tín hiệu điện để điều khiển các thiết bị khác. Ngày nay có rất nhiều loại
cảm biến (Sensor) đã được tạo ra, như cảm biến ánh sáng, cảm biến nhiệt độ, cảm
biến siêu âm, cảm biến hồng ngoại,.... Trong niên luận này sẽ khảo sát và tìm hiểu
loại sensor dùng phát hiện các vật thể nóng có chuyển động ngang, quen gọi là PIR
motion detector.
Yêu cầu đặt ra: nghiên cứu khảo sát và tìm hiểu các ứng dụng của module cảm
biến PIR.
2. MỤC ĐÍCH VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
2.1 Mục đích
Việc nghiên cứu và khảo sát ứng dụng của Module PIR sẽ giúp chúng ta tạo ra
các ứng dụng của nó vào cuộc sống hằng ngày, nhằm giúp ích cho con người! Với
module cảm biến PIR chúng ta sẽ tạo thành các công tắc tự động thông minh, giúp
tự động hóa các thiết bị gia đình và có thể xây dựng các hệ thống thông minh hữu
ích.
2.2 Hướng giải quyết
Tìm hiểu về cấu tạo và công dụng của module cảm biến PIR, xây dựng các mạch
điện ứng dụng sử dụng cùng với module cảm biến PIR.
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 4
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA MODULE CẢM BIẾN PIR
1.1. Tìm hiểu về cảm biến PIR
PIR là viết tắt của chữ Passive InfraRed sensor (PIR sensor), tức là bộ cảm biến
thụ động dùng nguồn kích thích là tia hồng ngoại . Tia hồng ngoại (IR) chính là các
tia nhiệt phát ra từ các vật thể có nhiệt độ. Trong các cơ thể sống như con người
chúng ta luôn có thân nhiệt (thông thường là ở 37 độ C), và từ cơ thể chúng ta sẽ
luôn phát ra các tia nhiệt, hay còn gọi là các tia hồng ngoại, người ta sẽ dùng một tế
bào điện để chuyển đổi tia nhiệt ra dạng tín hiệu điện và nhờ đó mà có thể làm ra
cảm biến phát hiện các vật thể nóng đang chuyển động. Cảm biến này gọi là thụ
động vì nó không dùng nguồn nhiệt tự phát (làm nguồn tích cực, hay chủ động) mà
chỉ phụ thuộc vào các nguồn nhiệt phát ra từ bên ngoài, đó là thân nhiệt của các
thực thể khác, như con người, con vật...
Hình 1
1.2. Cấu tạo của cảm biến PIR
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 5
Hình 2
Mọi vật thể đều được cấu tạo từ các phân tử nhỏ li ti, nhiệt là một dạng năng
lượng tạo ra từ các xao động của các phân tử, đó là các chuyển động hỗn loạn,
không trật tự. Từ các xao động này, nó phát ra các tia nhiệt, bằng cảm giác thông
thường của giác quan, con người chúng ta nói đó là sức nóng. Ở mỗi người nguồn
thân nhiệt thường ổn định ở mức 37 độ C, đó là nguồn nhiệt mà ai cũng có và nếu
dùng linh kiện cảm ứng thân nhiệt, chúng ta sẽ có thiết bị phát hiện ra các vật thể
phát ra tia nhiệt, đó chính là ý tưởng mà người ta chế ra thiết bị motion detector,
điều khiển theo nguồn thân nhiệt chuyển động.
Dựa vào ý tưởng trên người ta dùng vật liệu pyroelectric để làm cảm biến dò tia
nhiệt, người ta kẹp vật liệu pyroelectric giữa 2 bản cực, khi có tác kích của các tia
nhiệt, trên hai 2 bản cực sẽ xuất hiệu tín hiệu điện và dùng tín hiệu điện này để tạo
ra các ứng dụng, do tín hiệu yếu nên cần mạch khuếch đại tín hiệu. (Hình 3)
Hình 3
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 6
Từ nguyên tắc trên người ta tạo ra cảm biến PIR bằng cách gắn 2 cảm ứng
pyroelectric tia nhiệt nằm ngang và được nối vào cực Gate của một transistor FET
để khuếch đại tín hiệu điện, có 3 ngõ ra, chân 1 (Drain) nối nguồn Vcc, chân 2
(Source) tín hiệu output ngõ ra của cảm biến, chân 3 (Ground) nối mass. Ngoài ra
phía trên 2 cảm ứng pyroelectric tia nhiệt người ta gắn thêm một tấm kính để lọc lấy
tia nhiệt (tia hồng ngoại). Và có dạng như (Hình 4).
Hình 4
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 7
1.3. Tìm hiểu module cảm biến PIR
Hình 5
Hình 6
Phía trên (Hình 5 và Hình 6) là hình ảnh của 1 module cảm biến PIR. Module
cảm biến PIR này là một mạch điện được tích hợp bao gồm cảm biến PIR các mạch
chức năng như mạch khuếch đại, mạch so sánh và mạch đình thời tất cả các khối
được thiết kế thành một mạch hoàn chỉnh. Mạch có 3 chân để kết nối gồm một chân
nối nguồn, một chân nối mass và một chân output tín hiệu ngõ ra.
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 8
1.4. Cấu tạo chung và mạch nguyên lý của module cảm biến PIR
Hình 7
Cấu tạo của module cảm biến PIR gồm các khối: cảm biến PIR, khối khuếch đại
tín hiệu, khối so sánh, khối định thời delay và tín hiệu được đưa ra công tắt tự động
để điều khiển các thiết bị khác. Được mô tả hình dưới đây: Hình 8
Hình 8
Người ta đã thiết kế ra một loại IC được tích hợp tất cả các khối trên vào đó, IC có
tên là BISS0001.
IC BISS0001 có 16 chân và có hình dạng như (Hình 9)
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 9
Hình 9
Đây là bảng chức năng của từng chân IC BISS0001 (Hình 10)
Hình 10
Cấu tạo bên trong IC BISS0001 (Hình 11)
Hình 11
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 10
Sơ đồ tương đương của module cảm biến PIR (Hình 12)
Hình 12
Đây là mạch điện của module cảm biến PIR (Hình 12) bao gồm có ngõ vào là
cảm biến PIR, qua khối xử lí BISS0001 và được tín hiệu ngõ ra Output, tín hiệu
ngõ ra này được biến thành tín hiệu số có thể giao tiếp với các thiết bị số khác.
Mạch trên ngõ ra được mắc thêm cảm khối công tắc transistor và relay 12Volt.
1.5. Thiết bị hội tụ tia nhiệt cho module cảm biến PIR
Các tia nhiệt phát ra từ các vật thể sống rất yếu và rất phân tán, để tăng độ rộng
cho đầu dò cũng như hội tụ các tia nhiệt lại đúng vào vị trí của cảm biến PIR, người
ta dùng kính Fresnel (Hình 13 ) để chụp lên đầu cảm biến PIR. Đồng thời cũng giúp
cho cảm biến tránh được các tia tử ngoài từ môi trường bên ngoài chiểu vào đầu
cảm biến.
Hinh 13
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 11
Hình ảnh kính Fresnel hội tụ các tia nhiệt vào vị trí của cảm biến PIR (Hình 14)
Hình 14
2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MODULE CẢM BIẾN PIR
2.1. Môi trường hoạt động của cảm biến PIR
Cảm biến PIR chỉ hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ -30 độ C đến 70 độ C. Có
nghĩa là cảm biến chỉ làm việc được trong khoảng nhiệt độ trên, các tia nhiệt phát ra
từ các vật thể phải nằm trong khoảng nhiệt đọ trên.
2.2. Nguyên tắc hoạt động của module cảm biến PIR
Nguyên lý chung: module cảm biến PIR hoạt động dựa trên nguyên lí cảm ứng
các tia nhiệt của các vật thể sống phát ra, khi cảm biến pyroelectric thứ nhất nhận
được tia nhiệt, nó sẽ phát ra tín hiệu và khi nguồn nóng di chuyển ngang, sẽ đến
cảm biến pyroelectric thứ hai và cảm biến pyroelectric 2 nhận được tia nhiệt và nó
lại phát ra tín hiệu điện. Sự xuất hiện của 2 tín hiệu này nhận biết rằng đã có một
nguồn nhiệt di động ngang và mạch điện tử sẽ phát ra tín hiệu điều khiển.
Nguyên tắc hoạt động: Ở trạng thái thường trực khi chưa có tia nhiệt di chuyển
vào đầu dò của cảm biến thì tín hiệu đang ở mức 0, và mạch không hoạt động. Khi
có một vật chuyển động vào đầu dò nhiệt PIR thì các tia nhiệt từ vật thể đó phát ra
sẽ đi qua thấu kính Fresnel các tia nhiệt này sẽ hội tụ vào đầu dò PIR, khi mới vào
vùng dò của cảm biến thì các tia nhiệt này chỉ hội tụ vào cảm biến pyroelectric
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 12
thứ 1, thì mức 0 của cảm biến thứ nhất sẽ lên 1, kế đến trong khoảng thời gian rất
nhỏ vật sẽ di chuyển ngang qua tới cảm biến pyroelectric thứ 2 cũng tương tự như
cảm biến thứ nhất nó sẽ chuyển từ mức 0 lên mức 1 cả 2 tín hiệu này sẽ qua 1 một
bộ khuếch đại thứ nhất là FET, kế đến tín hiệu ngõ ra của cảm biến PIR ở chân 2
(Source) sẽ vào một mạch khuếch đại nữa, mạch khuếch đại này sẽ khuếch đại tín
hiệu lên mức cần thiết theo theo thiết kế sẵn của nhà sản xuất, kế đến tín hiệu này sẽ
đến một mạch so sánh để xuất ra tín hiệu chuẩn kỹ thuật số mức 1 tức là mạch đang
hoạt động, ngược lại ở mức 0 mạch không hoạt động. Trong thực tế vật phát ra tia
hồng ngoại có thể di chuyển nhanh, chậm hoặc có thể đứng yên trong vùng quét của
cảm ứng, vì thế ta cần mạch làm trễ tín hiệu lâu hơn so với tín hiệu nhận được trong
thực tế để ta có thể điều chỉnh thiết bị hoạt động trong khoản thời gian mà chúng ta
mong muốn. từ đây tín hiệu của module cảm biến được đưa ra ngoài để kết nối với
các thiết bị khác.
Chúng ta sẽ xem hoạt động của mạch qua các hình mô tả dưới đây: Với hình bóng
đèn là tín hiệu output của module PIR, đèn tắt là mức 0, đèn sáng là mức 1, hình
cảm biến PIR với 2 bảng pyroelectric lúc đầu sẽ là màu lợt khi chưa có vật di
chuyển vào vùng phát hiện tín hiệu là 1 đường thẳng (Hình 15). Tiếp đến vật thể di
chuyển vào vùng ảnh hưởng 1 tín hiệu bắt đầu xuất hiện, hình cảm biến PIR bảng
pyroelectric 1 đậm lên nhưng ngõ ra của PIR là hình bóng đèn vẫn tắt (Hình 16).
Khi vật thể đi vào vùng ảnh hưởng thứ 2 thì tín hiệu hình cảm biến PIR của bảng
pyroelectric 1 sẽ lợt đi, bảng 2 đậm lên tín hiệu xuất hiện ở bảng 2, hình bóng đèn
sáng lên, tín hiệu output của module PIR lúc này là 1 (Hình 17). Khi vật thể đi qua
khỏi vùng ảnh hưởng 2 thì tín hiệu đã trở về 0 nhưng đèn vẫn còn sáng vì lúc này
mạch delay vẫn duy trùy tín hiệu ngõ ra của module PIR ở mức 1 (Hình 18). Đến
một thời gian cài đặt trước nhất định nào đó thì đèn sẽ tắt, tín hiệu sẽ trở về 0, mạch
ở trạng thái thường trực (Hình 19).
Hình 15
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 13
Hình 16
Hình 17
Hình 18
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 14
Hình 19
2.3. Các thông số cơ bản của module cảm biến PIR
Dưới đậy là thông số kỹ thuật của nhà sản xuất cung cấp cho module cảm biến PIR.
Độ rộng vùng quét của cảm biến PIR (Hình 20)
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 15
Hình 20
3. MẠCH ĐIỆN ỨNG DỤNG VỚI CẢM BIẾN PIR
Module cảm biến PIR nó hoạt động giống như một cảm biến PIR và chỉ có 1
ngõ ra output thôi vì thế chúng ta cần ghép nối với các thiết bị khác mới có thể
điều khiển các thiết bị hoạt động. Dưới đây sẽ giới thiệu một số linh kiện và
cách ghép nối.
3.1. Ghép nối module cảm biến PIR với relay
Dưới đây là mạch nguyên lý về cách ghép nối với relay Hình 22, Hình 23, Hình
24. Các mạch này hoạt động dựa trên sự bật tắt của relay, khi tín hiệu của module
PIR là mức1 thì lúc đó relay hoạt động, khi tín hiệu là mức 0 thì relay ngừng hoạt
động. từ relay chúng ta sẽ mắc với các thiết bị khác để điều khiển hoạt động.
Phương pháp này dùng để điều khiển các thiết bị như đèn và chuông báo động.
Hình 22
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 16
Hình 23
3.2. Ghép nối module cảm biến PIR với transistor
Các mạch này hoạt động dựa trên sự phân cực bảo hòa của transistor, lúc này
transistor đóng vai trò như 1 công tắc đóng mở. Hình 24, Hình 25
Hình 24
Hình 25
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 17
3.3. Ghép nối với các họ vi điều khiển
Dưới đây là các hình ảnh module PIR giao tiếp với vi điều khiển, mạch hoạt động
dựa trên sự điều khiển của các họ vi điều khiển được lập trình bởi người sử dụng.
Hình 26, Hình 27.
Hình 26
Hình 27
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 18
4. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI SỬ DỤNG
Khi sử dụng module cảm biến PIR, cần lưu ý một số đặc điểm sau:
- Phải xem môi trường hoạt động của cảm biến có nằm trong giới hạn nhiệt độ cho
phép không. Vì ngoài khoảng giới hạn đó có thể làm hư cảm biến.
- Phải xem nguồn sử dụng có đúng như giới hạn của nhà sản xuất không, nếu vượt
quá cũng có thể làm hỏng cảm biến.
- Ngoài ra xem các thiết bị ghép nối chung với module cảm biến PIR có thể đáp ứng
kịp không.
Tóm lại khi dùng module PIR thì nên xem các thông số kỹ thuật của nhà sản suất.
CHƯƠNG 3:
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. CÁC ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY CỦA
MODULE CẢM BIẾN PIR
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có rất nhiều thiết bị hoạt động với các
phương pháp bật tắt thủ công. Qua tìm hiểu và khảo sát ứng dụng module cảm biến
PIR nhận thấy rằng khi kết hợp với các thiết bị ghép nối như relay, transistor, vi
điều khiển thì có rất nhiều ứng dụng có ích cho cuộc sống hằng ngày như:
- Hệ thống chiếu sáng tự động trong các tòa nhà văn phòng
- Hệ thống điều khiển quạt tự động trong các tòa tòa nhà văn phòng
- Hệ thống camera quan sát tự động
- Hệ thống chống trộm đơn giản
- Các hệ thống kết hợp ứng dụng khác
2. CÁC HỆ THỐNG ỨNG DỤNG CỦA MODULE CẢM BIẾN PIR
2.1 Hệ thống chiếu sáng tự động
Hình 28. Hệ thống chiếu sáng tự động
Module cảm biến PIR Mạch Relay Thiết bị đèn chiếu sáng
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 19
Hệ thống bao gồm 3 phần: module cảm biến PIR, mạch relay, và đèn chiếu
sáng. Ta sẽ lắp ráp hệ thống này vào trần của các toà nhà. Hệ thống sẽ tự động đóng
tắt các thiết bị chiếu sáng tự động, khi có người đèn sẽ tự động bật sáng, ngược lại
đèn sẽ tự động tắt. Hệ thống này sẽ giúp con người có thể tiết kiệm được điện năng
tránh lãng phí khi không sử dụng mà thiết bị chiếu sáng vẫn bật. Giúp chúng ta tiết
kiệm được nguồn nhân lực điều khiển các thiết bị.
Mở rộng thêm chúng ta sẽ kiết hợp cảm biến với vi xử lý để tạo ra hệ thống
hoàn chỉnh và tiện ích hơn.
2.2 Hệ thống điều khiển quạt tự động
Hình 29. Hệ thống điều khiển quạt tự động
Hệ thống bao gồm 3 phần: module cảm biến PIR, mạch công tắt BJT, hệ thống
quạt dân dụng. Hệ thống hoạt động dựa trên nguyên lý phân cực cho BJT, BJT sẽ
hoạt động trong trạng thái bão hòa giống như 1 công tắc, ta sẽ sử dụng nguyên tắc
hoạt động này để điều khiển quạt tự động đóng mở, để tránh sự lãng phí khi trong
một căn phòng có ít người nhưng tất cả các quạt đều mở. Quạt chỉ được mở khi có
người đang hoạt động trong phòng tại vị trí quạt được lắp mà thôi. Tránh được việc
phải điều khiển bằng tay khi một hệ thống công tắc dày đặt khó mà xác định được
vị trí.
Mở rộng thêm chúng ta sẽ kiết hợp cảm biến với vi xử lý để tạo ra hệ thống
hoàn chỉnh và tiện ích hơn.
2.3 Hệ thống camera quan sát tự động
Hình 30. Hệ thống camera quan sát tự động
Hệ thống này ứng dụng để điều khiển các camera quan sát những khu vực có
chuyển động của con người vì lúc đó camera chỉ hướng đến những nơi phát ra tia
nhiệt vì hoạt động của cảm biến PIR. Hệ thống gồm 3 phần: Module cảm biến PIR,
Hệ thống điều khiển là các vi xử lí, Camera kỹ thuật số sẽ ghi lại các hình ảnh dùng
cho các hệ thống quan sát an ninh.
2.4 Hệ thống chống trộm đơn giản
Module cảm biến PIR Mạch BJT Hệ thống quạt dân dụng
Module cảm biến PIR Hệ thống điều khiển Camera kỹ thuật số
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 20
Hình 31. Hệ thống chống trộm đơn giản
Hệ thống gồm có 3 phần: module cảm biến PIR, mạch relay, và chuông báo
động. Mạch hoạt động khi phát hiện người lạ đi vào vùng quét của cảm biến của
PIR khi đó relay hoạt động làm cho chuông báo động sẽ reo lên. Hệ thống này rất
đơn giản, hoạt động tốt, tuy nhiên đây chưa phải là hệ thống chống trộm tối ưu.
Mở rộng thêm nếu chúng ta kết hợp cả module cảm biến PIR với camera được
điều khiển qua vi xử lí thì hệ hống sẽ trở nên hiệu quả và chính xác hơn.
2.5 Các hệ thống kết hợp ứng dụng khác
Ngoài các hệ thống ở trên module cảm biến PIR còn nhiều ứng dụng khác rất
hữu ích như:
- Hệ thống đóng mở vòi nước tự động dùng module cảm biến PIR để phát hiện
người, hệ thống này giúp ích trong việc tiết kiệm nước, tránh lãng phí khi sử dụng.
- Hệ thống đóng mở của tự động trong các tòa nhà, siêu thị,.... Hệ thống hoạt động
dựa trên cảm biến tia nhiệt của module cảm biến PIR, khi phát hiện người đến gần
cửa thì cửa sẽ tự động mở, khi người đi khỏi cửa sẽ tự động đóng lại.
- Ngoài ra khi kết hợp module cảm biến PIR với các cảm biến khác chúng ta có thể
thiết kế các hệ thống ứng dụng thông minh với rất nhiều tính năng hữu ích, nó sẽ
giúp ích rất nhiều cho con người trong hoạt động hằng ngày......
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua khảo sát và nghiện cứu về module cảm biến PIR. Nhận thấy răng module
này có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, giúp chúng ta tự động hóa các hệ thống
sinh hoạt hàng ngày của con người, có thể thay thế con người trong một số hoạt
động sinh hoạt đơn giản, như tự động bật tắt các thiết bị chiếu sáng, tự động bật tắt
tự động vời nước,... giúp con người có thể tối ưu hóa các nguồn năng lượng tiêu thụ
hàng ngày. Ngoài ra có thể xây dựng các hệ thống chống trộm hoặc báo động đơn
giản bằng module cảm biến PIR, rất hiệu quả và hữu ích.
Module cảm biến PIR Mạch Relay Chuông báo động
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 21
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Sau khoảng thời gian nghiên cứu , tìm hiểu và thiết kế, với sự hướng dẫn của
thầy Dương Thái Bình , đến nay niên luận của em đã được hoàn thành. Nội dung
của niên luận đã nêu lên được nhưng vấn đề chính sau:
- Giới thiệu chung về cảm biến PIR và module cảm biến PIR
- Các nguyên tác hoạt động của module và các mạch điện ứng dụng của module.
- Thiết kế được các hệ thống tự động thông minh giúp ích cho cuộc sống hàng
ngày của con người.
Mặc dù bản thân em đã hết sức cố gắng, nhưng do trình độ kiến thức còn hạn
chế, nên niên luận vẫn không tránh khỏi sai sót. Vì vậy em xin tiếp thu ý kiến đóng
góp và chỉ bảo của các thầy cô để niên luận này được hoàn thiện hơn.
2. ĐỀ NGHỊ
Dùng vi xử lí để kết nối điều khiển module cảm biến để tạo ra các ứng dụng hiệu
quả, ổn định, chính xác hơn.
Nên xậy dựng các hệ thống ứng dụng của module cảm biến để áp dụng vào thực
tế, nên kết hợp với nhiều loại cảm biến khác để tạo thành các hệ thống tự động
thông minh trong các ngôi nhà thời hiện đại này.
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 22
PHỤ LỤC A: RELAY
Relay là loại linh kiện đóng ngắt điện cơ đơn giản. Nó gồm 2 phần chính là nam
châm điện và các tiếp điểm.
Cấu tạo relay hết sức đơn giản, gồm 4 bộ phận sau đây:
Nam châm điện.
Lõi sắt.
Lò xo.
Các tiếp điểm.
Đây là hình ảnh thực tế của relay ( hình 31) :
Mô tả nguyên lý hoạt động:
Giả sử ta mắc relay như hình trên, một công tắc đóng ngắt nguồn cho nam
châm điện. Khi công tắc đóng có dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây sẽ trở
thành một nam châm điện và có từ trường sẽ hút thanh sắt, thanh sắt ở vị trí thường
đóng đèn sáng. Ngược lại, lò xo sẽ kéo thanh sắt lên vị trí thường hở làm mạch hở,
đèn tắt.
Hình 31: Relay
Hình 32: Mô tả nguyên tắc hoạt động.
Niên Luận 1: Khảo sát ứng dụng module cảm biến PIR SV: ĐẶNG VŨ MINH DŨNG
MSSV:1090915
GVHD: DƯƠNG THÁI BÌNH Trang 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bài viết Bộ đầu dò PIR, phát hiện chuyển động ngang của con người qua cảm ứng
thân nhiệt của tác giả Vương Khánh Hưng trên trang web
Tài liệu trực tuyến :
[1] www.ladyada.net
[2] en.wikipedia.org
[2] phuclanshop.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- modul_cam_bien_pir_0587.pdf