Sau khi đổi mới, hòa mình vào xu thế hội nhập kinh tế của thế giới và Việt
Nam. Thủ Đức có nhiều chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội. Từ một quận,
huyện nhỏ nằm vùng ven Thành phố, hiện nay Thủ Đức là một trong những quận
có nền công nghiệp phát triển nhất Thành phố. Theo đà đó chất lượng cuộc sống
của dân cư ngày càng thay đổi theo hướng tích cực.
Việc phát triển kinh tế cùng với chính sách chủ trương của Nhà nước và
chính quyền quận, việc phát triển dân số, lao động, việc làm ở quận Thủ Đức
ngày càng hợp lý hơn. Có thể thấy rằng những đặc điểm chính của vấn dân số,
lao động, việc làm và mối quan hệ của chúng như sau:
Dân số đông, tăng nhanh, dân số trẻ tạo mức cung lớn về nguồn lực lao
động cho các ngành kinh tế ở hiện tại và trong tương lai. Đồng thời phát triển đa
dạng hóa các ngành nghề, các thành phần kinh tế tạo ra nhiều việc làm cho người
lao động. Tuy nhiên, dân số quá đông dẫn đến tình trạng thừa lao động sẽ gây ra
nhiều áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm dẫn đến thát nghiệp, thiếu việc làm
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như vấn đề xã hội. Vấn đề dân
số, lao động, việc làm tác động qua lại lẫn nhau
136 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Dân số, lao động, việc làm ở quận thủ đức – Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế không
ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất, đào tạo bồi dưỡng trình độ cho
người lao động nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm. Đồng thời, về phía người lao động để giữ được việc làm và thu
nhập ổn định, cũng đòi hỏi họ tự nâng cao trình độ nhận thức và chuyên môn
nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của doanh nghiệp.
Quá trình CNH, HĐH thu hút nhiều nguồn lao động có hàm lượng chất
xám cao, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động cải thiện chất
lượng cuộc sống; tăng trí lực, thể lực góp phần tăng năng suất lao động xã hội.
Bảng 2.22 Tỉ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kĩ
thuật của quận Thủ Đức gia đoạn 2000 - 2010
Đơn vị: (%)
2000 2005 2007 2010
Chưa qua đào tạo 90,3 86,2 86,3 86,38
Sơ cấp nghề - 0,5 0,5 0,52
Công nhân kĩ thuật 3,1 - - -
Trung cấp nghề - 1,3 1,3 1,25
Cao đẳng nghề - 0,3 0,3 1,37
TC chuyên nghiệp 2,3 1,8 1,8 1,76
Cao đẳng 0,6 1,4 1,4 1,37
Đại học 3,5 8,2 8,1 8.08
Trên đại học 0,1 0,4 0,4 0.36
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2000-2009, suy rộng theo Tổng điều tra
1/4/99 và 1/4/2009)
96
Số tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo giảm dần từ năm 2000 đến 2010:
90,3% xuống 86,38%; trình độ Cao đẳng tăng từ 0,6% năm 2000 lên 1,37% năm
2010; trình độ Đại học tốc độ tăng nhah nhất: từ 3,5% năm 2000 lên 8,08% năm
2010.
b. Đối với việc làm
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát
triển sản xuất, điều này sẽ thu hút và giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho
người lao động.
Số người được giải quyết việc làm ngày càng tăng năm 2000 là 9045 người
đến 2009 tăng lên 13.154 người tăng 12% so với năm trước.
Tốc độ giải quyết việc làm tăng so với năm trước năm 2002: -2%, 2006:
7%, đến năm 2009 tăng lên 12%.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng thu hẹp về quy mô theo chủ
trương cổ phần hóa và sắp xếp lại để đảm bảo kinh doanh ngày càng hiệu quả
hơn. Năm 2009, số cơ sở doanh nghiệp thực tế hoạt động chỉ còn 1 doanh
nghiệp, chiếm tỉ trọng 0,20% so với 2000 là 1%. Khu vực này hiện thu hút
khoảng 124 người lao động, chiếm khoảng 0,3% toàn bộ doanh nghiệp. Giá trị
sản xuất (giá cố định 1994) vào năm 2000 là 4549 triệu đồng chiếm 1% đến năm
2009 là 8208 triệu đồng giảm 0,20% trong cơ cấu giá trị sản xuất.
Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh nhất
về số lượng doanh nhiệp cũng như số lao động tham gia trong lĩnh vực này. Tính
đến năm 2009, số doanh nghiệp ngoài nhà nước thực tế đang hoạt động là 750
doanh nghiệp so với năm 2000 là 64 doanh nghiệp tăng 8,5%. Khu vực này hiện
giải quyết cho 6632 người lao động có việc làm thường xuyên.
Công tác xóa đói giảm nghèo cũng đã thu được kết quả khả quan với 749
hộ vượt chuẩn thu nhập 12 triệu đồng/ người/ năm đạt tỉ lệ 374%, giảm số lượng
các hộ nghèo của quận xuống còn 6.538 hộ chiếm tỉ lệ 12,59% tổng hộ dân trên
97
địa bàn, giảm 1,47%.
Số hộ nghèo được vay vốn giảm mạnh từ 773 hộ năm 2000 đến năm 2010
là 39 hộ. Tổng kinh phí được vay tăng mạnh: từ 5887 triệu năm 2000 tăng lên
7121 triệu năm 2010.
Số hộ thuộc diện XĐGN giảm mạnh từ năm 2000 đến 2010 là 3486 hộ
xuống 59 hộ năm 2010. Tỉ lệ hộ nghèo giảm so với năm trước: năm 2000 là
2,23% đến năm 2010 là 5,04%.
2.7.2. Tác động tiêu cực
+ Quy mô dân số tăng nhanh chóng gay ra sức ép về dân số rất lớn.
+ Làm tăng số người thất nghiệp và thiếu việc làm.
+ Làm mất cân đối cung và cầu nguồn lao động, vì vậy tỉ lệ bán thất nghiệp
ngày càng tăng.
+ Tạo áp lực cơ sở hạ tầng, y tế giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
+ Tác động đến môi trường (nước, ô nhiễm không khí, đất...).
+ Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.
98
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ, LAO
ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA QUẬN THỦ ĐỨC Ở TPHCM TRONG THỜI
KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA
3.1 Cơ sở đưa ra giải pháp và định hướng
3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM đến 2020
Theo Nghị quyết, từ nay đến năm 2020, TP.HCM cần tập trung khai thác
tốt nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân thời
kì 2011-2020 cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước; GDP bình
quân đầu người cuối năm 2020 đạt khoảng 8.500 USD. Tập trung nâng cao tỉ
trọng các ngành dịch vụ: thương mại quốc tế; tài chính, ngân hàng; dịch vụ cảng,
kho bãi, hậu cần hàng hải và xuất, nhập khẩu, vận tải đa phương thức; du lịch.
Tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin;
hóa dược - cao su; chế biến tinh lương thực, thực phẩm. Phát triển công nghiệp
hỗ trợ, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng. Nâng cao vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước, hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp; phát triển
kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã
Thành phố tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ
tầng đô thị; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch,
thiết kế đô thị, quản lí quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng nông thôn mới,
quản lí đô thị gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường thế
trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Đầu tư nâng cấp cải tạo, chỉnh trang
đô thị cũ. Bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư, quyền sử dụng đất để góp phần tạo vốn xây dựng kết cấu
hạ tầng đô thị. Xây dựng hệ thống giao thông công cộng có sức chở lớn, đường
99
sắt đô thị, phát triển đường vành đai, đường trên cao, đường cao tốc, luồng tàu
đường biển, đường sông; các hệ thống cấp nước, thoát nước, chống ngập, xử lí
chất thải, hạ tầng năng lượng, hạ tầng viễn thông Đầu tư xây dựng hệ thống đê
ven biển, công trình thủy lợi ven sông Sài Gòn, hệ thống cống ngăn triều, kiểm
soát lũ, giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước, kết nối với kết
cấu hạ tầng các tỉnh lân cận và vùng ĐBSCL.
Tiếp tục phân cấp nhiều hơn cho thành phố trong một số lĩnh vực như: quản
lí tài chính công, tăng hơn tính tự chủ cho thành phố về ngân sách, quyết định
một số khoản thu, chi; về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; tổ chức, nhân sự; thẩm
quyền xử phạt hành chính... phù hợp với điều kiện của thành phố. Ban hành hoặc
sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về tạo vốn, hỗ trợ vốn để
thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước từ nhiều thành phần kinh tế, theo nhiều
hình thức đa dạng và phù hợp: xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT), xây
dựng - chuyển giao, hợp tác công tư, chuyển nhượng quyền kinh doanh khai
thác, khai thác quỹ đất và các dịch vụ liên quan.
3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quận Thủ Đức giai đoạn 2010 - 2015
Dựa vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, trong kế
hoạch phát triển kinh tế 5 năm từ 2010 – 2015, quận đã đề ra chiến lược phát
triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững. Nâng cao chất lượng, hiệu
quả; tăng sức cạnh tranh và chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế, đẩy mạnh
quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nâng cao chất lượng phát triển các
lĩnh vực kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội,
giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã
hội. Phấn đấu đến 2020 trở thành quận hoàn thành xong quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa.
3.1.2.1 Các chỉ tiêu kinh tế
Quận đã thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2011-2015) và thực
hiện Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ quận nhiệm kỳ IV (2010-2015); tiếp tục
100
thực hiện Nghị quyết 11/CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Yêu cầu cơ bản của kế hoạch năm 2012 là phải
tiếp tục tập trung sức chỉ đạo huy động tốt mọi tiềm năng, nguồn lực từ nhà
nước và trong dân đảm bảo hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu về các mục tiêu
tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường cơ sở hạ tầng, giải quyết tốt các vấn
đề VH-XH. Tăng cường công tác quản lí đô thị, môi sinh môi trường, đảm bảo
ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Phấn đấu đạt 19
chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh chủ yếu như sau:
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất chung là 12% (tỉ lệ tăng phấn đấu là 14%),
trong đó Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng do Quận quản lý tăng tối thiểu
10% so với thực hiện năm 2011, đạt 4.102 tỉ đồng đạt 105%, doanh thu toàn
ngành Thương mại - Dịch vụ (phần do quận quản lí) đạt 17.900 tỉ đồng, tăng
18% so với thực hiện năm 2011, giá trị sản xuất đạt 1.400 tỉ đồng; Giá trị sản
xuất nông nghiệp phấn đấu ở mức 20 tỉ đồng, trong đó tiếp tục chuyển dịch tăng
diện tích cây hoa kiểng, (2 cây: mai ghép và lan cắt cành), nuôi trồng thủy sản
(cá cảnh, cá giống).
- Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn khoảng 200 tỉ
đồng; trong đó, vốn từ ngân sách (do quận là chủ đầu tư) với vốn NSTP tập
trung 140 tỉ đồng, vốn NSTP phân cấp 30 tỉ đồng, vốn đấu giá nhà đất dôi dư 30
tỉ đồng.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tăng tỉ trong các ngành công nghiệp – xây
dựng, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông ngiệp.
3.1.2.2 Các chỉ tiêu về xã hội
- Giữ vững và duy trì mức tăng dân số tự nhiên 0,72% 2010 đến 2020 là
0,5% - 0,7%/năm. (đối với số dân có hộ khẩu thường trú).
- Tốc độ tăng dân số tự nhiên nhỏ hơn 1% (đối với số dân có hộ khẩu
thường trú).
- Số lao động được giải quyết việc làm: 13.000 người/năm.
101
- Tỉ lệ Hộ nghèo có thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm giảm còn 2,3%.
- Tỉ lệ huy động dân số trong độ tuổi vào các cấp học: Mầm non là 60%,
Mẩu giáo 98%, Tiểu học là 100%, Trung học cơ sở là 100%, THPT là 85% còn
lại phân luồng vào trường nghề.
- Phấn đấu có 40 đến 45 khu phố đạt chuẩn văn hóa; 1 đến 2 phường đạt
chuẩn văn minh đô thị; 4 đến 6 đơn vị văn hóa.
- Tỉ lệ huy động số người tập thể dục, thể thao thường xuyên đạt 24,5% dân
số toàn quận.
- Đảm bảo công tác khám, chữa bệnh ít nhất 500 giường lưu và 500.000
lượt người được khám chữa bệnh.
- Nâng tỉ lệ bác sĩ 2020 là 15 trên vạn dân.
- Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em đến 2020 dưới 5%.
- Nâng cao tuổi thọ trung bình của dân số đến 2020 là 80 tuổi.
- Số vụ tai nạn giao thông, số người chết, số người bị thương do tai nạn
giao thông giảm khoảng 10% so với cùng kì.
- Kéo giảm phạm pháp hình sự, tăng tỉ lệ phá án từ 60% trở lên (trong đó
trọng án từ 90% trở lên).
3.1.2.3 Về môi trường
- Tỉ lệ số hộ dân đô thị được cấp nước máy: 90% (không tính số phòng trọ).
Và hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%.
- Tỉ lệ chất thải rắn thông thường ở đô thị, chất thải rắn nguy hại và chất
thải rắn y tế được thu gom, xử lí: 100%.
- Tỉ lệ xử lí nước thải y tế: 100%.
- Tỉ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lí: 100%.
- Tỉ lệ diện tích phải thực hiện quy hoạch: đạt tỉ lệ chung trên 85%.
- Nâng cao độ che phủ cây xanh trên toàn diện tích toàn quận đến 2020 là
30%, trong đó giữ vững che phủ là 15%.
- Đến năm 2020 các khu công nghiệp, khu chế xuất 100% phải có hệ thống
xử lí nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn.
102
3.2. Một số định hướng phát triển dân số, lao động, việc làm ở quận Thủ
Đức giai đoạn 2010 – 2020
3.2.1 Dân số
Thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật về dân số, duy trì mức sinh hợp lí,
quy mô gia đình ít con; giảm tỉ lệ sinh ở các phường có tỉ lệ sinh cao. Như vậy, mới
đảm bảo được sự gia tăng ổn định của nguồn lao động, không gây sức ép về dân số
và vấn đề giải quyết việc làm trong tương lai, đồng thời có thời gian và điều kiện để
đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng. Do đó cần phải:
- Có chính sách hợp lí đối với người dân nhập cư trên địa bàn quận.
- Phân bố điều tiết dân cư hợp lí
- Giữ tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên dưới 1%, hạn chế gia đình có con thứ 3.
- Hạn chế tỉ lệ gia tăng cơ học, giữ mức 3%/năm.
- Chú trọng tăng cường chất lượng dân số và cân bằng giới tính
3.2.2. Lao động
Phát triển dân số, lao động, việc làm trong giai đoạn 2011 – 2020 và những
năm tiếp theo phải cơ bản đáp ứng nguồn lực lao động phục vụ cho phát triển
sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế của các các doanh nghiệp hoạt
động trên dịa bàn quận ngày càng tăng, đặc biệt số lượng số lao động làm việc
tại các KCX – KCN.
Phát triển nhân lực đào tạo nghề theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
quận trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ
và nông nghiệp.
- Phát triển mạng lưới phù hợp với quy hoạch chung của thành phố; đào tạo
nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp ở các trình độ khác
nhau, có đạo đức, lương tâm với nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong công
nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tiềm
việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ.
103
- Khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn quận.
- Khảo sát trình độ chuyên môn nghề của người lao động trên địa bàn quận
(thông qua các báo cáo tình hình sử dụng lao động của các các doanh nghiệp; số
liệu khảo sát thông tin cung lao động trên địa bàn quận năm 2015 và những năm
tiếp theo).
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mở
rộng các cơ sở đào tạo nghề; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và đổi mới nội dung,
phương pháp đào tạo nhân lực; trong đó tập trung phát triển trường Trung cấp
nghề Thủ Đức, nâng cao hiệu quả tư vấn đào tạo, giới thiệu việc làm của trường
trung cấp nghề quận.
- Đa dạng hóa hình thức và ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội: ngoài
hình thức đào tạo tập trung, cần mở rộng, phát triển đào tạo các ngành nghề gắn
với nhu cầu thực tiễn sử dụng trong sản xuất kinh doanh, tăng số lượng và hiệu
quả đào tạo phù hợp với thực tế sử dụng lao động tại các doanh nghiệp bằng
nhiều hình thức đào tạo mới để tạo điều kiện cho người lao động có thể mở rộng
kiến thức và nâng cao trình độ kĩ thuật như:
- Đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm đối với nhân viên, công nhân
đang làm việc muốn nâng cao tay nghề, người lao động khác muốn học thêm
nghề hoặc nâng cao khả năng nghề nghiệp, chuyển giao công nghệ.
- Đào tạo tại doanh nghiệp đối với người lao động do doanh nghiệp tuyển
vào các KCNTT, KCX, tổ chức đào tạo chuyên môn kĩ thuật và sử dụng hợp lí
người lao động có trình độ từ thấp đến cao.
- Đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, bồi dưỡng nâng bậc thợ;
các cơ sở dạy nghề có thể phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các lớp bồi
dưỡng và thi nâng tay nghề bậc thợ cho công nhân.
Thự hiện liên thông giữa các trình độ dạy nghề và liên thông với trình độ
đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; thực hiện phân luồng khuyến
khích và tư vấn cho học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào học nghề nhằm tạo
điều kiện cho người học được lựa chọn nghề nghiệp.
104
Thực hiện các chính sách ưu đãi về miễn giảm học phí; hỗ trợ chi phí học
tập đối với gia đình thuộc diện chính sách; bộ đội xuất ngũ.
Phối hợp với trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao
động, thông tin nhu cầu các cấp độ, ngành nghề, thời gian đáp ứng một cách có
hiệu quả.
3.3.3. Việc làm
Xu hướng phát triển việc làm trong thời gian tới ở quận Thủ Đức
- Khu vực doanh nghiệp dân doanh vẫn là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất
Trong giai đoạn 2000 - 2010, đã có 21.578 doanh nghiệp đăng ký thành lập, với
tốc độ tăng bình quân mỗi năm là khoảng 1,4% về số lượng và 14,4% về vốn,
gấp 1,5 lần về số lượng, đã tạo ra được hơn hơn 1 ngàn việc làm mới. Như vậy,
đây sẽ là khu vực thu hút lao động giản đơn với nhiều loại công việc phù hợp
cho các đối tượng lao động tham gia.
- Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có những chuyển
biến tích cực
Khu vực này có tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực kinh tế khác cả về
giá trị sản xuất, tỉ trọng xuất khẩu cũng như tăng thu ngân sách nhà nước. Hoạt
động của các DN ngày đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế thông qua ảnh hưởng lan tỏa về quản
lí, công nghệ cũng như qua việc kí kết và thực hiện các hợp đồng cung cấp
nguyên vật liệu, phụ tùng, bán thành phẩm, tạo thêm công ăn việc làm và thu
nhập cho người lao động. Đây sẽ là nơi thu hút lao động có trình độ chuyên môn
kĩ thuật, đồng thời tạo việc làm thông qua việc hình thành hệ thống các công ty,
xí nghiệp vệ tinh với các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu hoặc bán sản phẩm
cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các khu công nghiệp, khu chế xuất trong những năm tới được đầu tư phát
triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhiều phường của quận sẽ tận dụng cơ hội
này để thúc đẩy kinh tế của địa phương mình phát triển. Điều đó chắc chắn sẽ
105
đem đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động ở khu vực sở tại và cả các địa
phương khác.
- Quá trình chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, và tác động của
việc gia nhập WTO sẽ tạo ra những chuyển biến mạnh về cơ cấu lao động.
Các ngành sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, đặc biệt là những ngành có
tổng kim ngạch xuất khẩu lớn và sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép,
nuôi trồng và chế biến thủy sản, đồ điện tử, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ và các
ngành thương mại, dịch vụ sẽ là những ngành thu hút nhiều lao động và tăng thu
nhập, nâng cao đời sống nhân dân.
- Khu vực nông nghiệp: tác động của quá trình hội nhập và việc gia nhập
WTO sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho khu vực nông nghiệp, ở các lĩnh vực
ngành nghề (như: nuôi trồng thủy sản, trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn
quả, cây cảnh...). Tuy nhiên, trong thời gian tới khu vực này vẫn là nơi phải chịu
áp lực nặng nề nhất về việc làm. Đặc điểm sản xuất của khu vực này mang tính
chất sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp và đầu tư phân tán, hoạt động sản xuất kinh
doanh có tính rủi ro cao, hiệu quả đầu tư thấp và không ổn định, nên kém hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư.
Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lí
phù hợp với người lao động như: thực hiện đúng Luật lao động, Luật tiền lương
tối thiểu, Luật bảo hiểm lao động, Luật xuất khẩu lao động, Pháp lệnh đình công.
Khắc phục tình trạng bất công với người lao động làm thuê trong các doanh
nghiệp liên doanh với nước ngoài và kể cả một số doanh nghiệp trong nước như
hiện nay.
Người lao động phải được quyền hưởng lương đúng với số lượng và chất
lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi
trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp.
106
Hai là, quận tham gia thực hiện các Công ước của tổ chức lao động quốc tế
(ILO) liên quan đến thị trường lao động, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành
viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động
vào sản suất. Khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất
sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để tận dụng lao động dư thừa
và lao động có ngành nghề truyền thống của nước ta, trên cơ sở đó tạo điều kiện
thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động
ngày càng phát triển cao hơn nữa.
Bốn là, quận cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình
độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hoá đối với lao động trẻ, khoẻ, nhất là ở
khu vực phường vùng ven để cung ứng cho các phường trung tâm trọng điểm,
các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động đang có nhu
cầu thu hút mạnh. Tập trung giải quyết lao động dư thừa trong các doanh nghiệp
Nhà nước theo hướng chuyển đổi ngành nghề cho họ.
Năm là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đây là một
trong những thế mạnh của lao động quận về số lượng đông và trẻ. Theo dự tính
kế hoạch đến năm 2015, quận phải phấn đấu đưa 100 người lao động có nghề và
chất lượng cao đi làm việc ở nước ngoài, tạo uy tín để tăng thêm nhiều hơn ở các
năm tiếp theo. Vì vậy phải tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động
xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn, để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được
với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước
có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động cho các ngành
nghề sản xuất.
Sáu là, mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp
trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Cần mở rộng đào tạo
và đào tạo lại số lao động của quận để có cơ cấu hợp lí ở 3 trình độ như trên, có
107
như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong những
năm tới. Trong đào tạo và đào tạo lại cần chuyển sang đào tạo theo định hướng
cầu lao động của thị trường (đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản
xuất) tạo khả năng cung cấp lao động có chất lượng cao về tay nghề và sức khoẻ
tốt, có kĩ thuật, tác phong công nghiệp, có văn hoá... cho thị trường thành phố,
trong nước và thị trường ngoài nước. Việc nâng cao trình độ tri thức, trình độ kĩ
thuật và tay nghề cho người lao động đang là yêu cầu bức thiết ở quận Thủ Đức
hiện nay.
Bảy là, đa dạng hoá các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà
nước, của tư nhân và quốc tế; áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần
hình thành thị trường phù hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch, đầu tư tập
trung hệ thống dạy nghề kĩ thuật thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt là xây
dựng các trường dạy nghề trọng điểm quốc gia. Đối với các phường, cũng phải
có cơ sở nhỏ dạy nghề thủ công; cổ phần hoá các cơ sở dạy nghề công lập, phát
triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập để giảm chi phí ngân sách cho Nhà nước. Đa
dạng hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động thông qua các hệ thống
thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ
việc làm để tạo điều kiện cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao
động và người sử dụng lao động kí kết các hợp đồng lao động theo đúng pháp
luật quy định. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động
quốc gia và nối mạng trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn,
các khu vực công nghiệp tập trung và cho cả thị trường xuất khẩu lao động để
giúp người lao động tìm kiếm việc làm thuận lợi nhất.
Đó là một số giải pháp cần được tiến hành đồng bộ và có hiệu quả nhất với
sự nỗ lực của toàn bộ xã hội, của toàn hệ thống chính trị trong quá trình giải
quyết lao động, việc làm của quận trong những năm tới, đáp ứng yêu cầu cơ cấu
lại và sử dụng hợp lí nguồn lực lao động xã hội để phát triển kinh tế của quận.
108
- Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn quận năm 2010 khoảng
13.620 người, theo dự kiến các đơn vị và cơ sở dạy nghề phấn đấu hàng năm số
lượng tuyển sinh tăng bình quân 9%/năm, đến 2015 đạt số lượng 20.945 người.
- Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2010: 58%, phấn đấu mỗi năm tăng tỉ
lệ khoảng 2,4%, để đến năm 2015 tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp làm
việc trong các thành phần kinh tế đạt 70% (trong đó 25-30% đạt trình độ trung
cấp nghề và cao đẳng nghề).
- Lao động qua đào tạo nghề làm việc trong các lĩnh vực công nghệ dịch vụ
trình độ cao và các ngành trọng điểm như điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí
tự động, hóa chất, chế biến thực phẩm, tài chính – tín dụng – ngân hàng – du lịch
– khách sạn nhà hàng đạt 60 – 7%.
- Giải quyết việc làm hàng năm: 13.000 – 14.000 lao động, trong đó số việc
làm mới 6.500 – 7000 lao động.
3.3. Một số giải pháp phát triển dân số, lao động, việclàm ở quận Thủ Đức
3.3.1 Một số giải pháp về dân số
- Thứ nhất: duy trì mức trì mức sinh hợp lí để có quy mô dân số phù hợp
đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; phát triển nguồn chất
lượng cao; xây dựng và mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dân cư và phúc
lợi xã hội; đảm bảo các dịch vụ xã hội cho người nhập cư.
- Thứ hai: Phát triển các hoạt động tuyên truyền giáo dục nhân dân trong
công tác kế hoạch hóa gia đình; mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con;
- Thứ ba: Xây dựng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân
trên địa bàn quận.
- Thứ tư: Tăng cường các dịch vụ xã hội chủ yếu có ảnh hưởng tới chất
lượng và quy mô dân số.
- Thứ năm: Xây dựng chính sách đối với dân nhập cư phù hợp với tiềm
năng phát triển kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy sự phân số dân cư của quận.
109
3.3.2 Một số giải pháp lao động
Quận Thủ Đức có nhiều lợi thế về quy mô, chất lượng, cơ cấu lao động.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, do đó vấn đề lao động đáp ứng quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao mức
sống người lao động và dân cư, nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong quá trình
CNH, HĐH.
3.3.2.1 Chất lượng lao động
Nâng cao chất lượng trình độ của người lao động hiện đang là vấn đề cấp
bách không chỉ đối với quận Thủ Đức mà còn quan trọng đối với TP. Hồ Chí
Minh. Do đó quận Thủ Đức đưa ra những biện pháp sau:
Phát triển giáo dục – đào tạo, đặc biệt là công tác giáo dục nghề:
Nâng cao chất lượng và số lượng các trường dạy nghề đặc biệt là thực hành
nhất là lĩnh vực có nhu cầu lớn như kĩ thuật công nghiệp, công nghệ thông tin,
kinh doanh thương mại, tài chính, quản lí kinh tế. Khuyến khích các trường đào
tạo liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn để tổ chức giảng dạy phù hợp với
nhu cầu thực tế.
Phát triển các hình thức đào tạo: vừa đào tạo dài hạn vừa bồi dưỡng ngắn
hạn, vừa đào tạo trong nước; đào tạo nước ngoài, liên kết đào tạo giữa trường lớp
và các doanh nghiệp.
Khuyến khích các cơ sở đào tạo trong quận và liên kết với các cơ sở đào tạo
có chất lượng cao (kể cả trong nước và ngoài nước) cùng hợp tác đào tạo tại chỗ
hoặc tổ chức du học ở nước ngoài (nhất là đào tạo sau đại học và những lĩnh vực,
ngành nghề có nhu cầu lớn như kĩ thuật công nghiệp, công nghệ thông tin, kinh
doanh thương mại, tài chính, quản lí kinh tế).
Thực hiện tốt việc gắn kết có hiệu quả giữa công tác dạy nghề với nhu cầu
xã hội. Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, nhất là các phường
có số người thất nghiệp cao.
110
Ngoài ra cần thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nhiệp cho học sinh;
công tác giáo dục thể chất, nâng cao sức khỏe hoc đường và vệ sinh y tế trường học.
Thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng
đào tạo. Chú trọng việc tập hợp phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức
khoa học và công nghệ.
Có chính sách đãi ngộ, thu hút đội ngũ cán bộ chuyên gia đầu ngành, cán
bộ quản trị doanh nghiệp để đáp ứng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của quận.
Tiếp tục phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng một cách có
hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển một số đạt trình độ cao tương xứng với khu
vực; nâng cấp các trường nghề thành Cao đẳng, Đại học; trung tâm dạy nghề
thành trường trung cấp nghề.
Xây dựng khu công nghệ cao đáp ứng xu hướng phát triển ngành nghề trên
địa bàn. Tạo môi trường văn hóa, đảm bảo các điều kiện y tế, an toàn lao động,
chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
3.3.2.2 Giải pháp về sử dụng lao động
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, có những chính sách kinh tế đúng đắn nhằm
khai thác hợp lí các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội tạo ra sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đúng đắn, giải quyết việc làm cho người lao động; đầu tư phát triển
công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ và phát triển nông nghiệp; tích cực thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu
tư phát triển sản xuất, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả, ổn định việc làm cho người lao động, tránh tình trạng sa
thải công nhân hàng loạt.
Tranh thủ nguồn vốn tài trợ các tổ chức quốc tế đầu tư công tác dạy nghề,
dự án hỗ trợ việc làm cho người lao động đồng thời cũng nâng cao chất lượng
lao động, nhất là trong các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao.
111
Đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu lao động theo hướng đa dạng về
quy mô cũng như các loại ngành nghề lao động đơn giản đến chuyên viên kĩ
thuật cao.
Để tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận đến nguồn việc làm dễ dàng
cần phải thường xuyên cập nhật các thông tin về thị trường lao động cần:
Phát triển hệ thống định hướng nghề nghiệp; phát triển hệ thống dịch vụ
việc làm; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Đồng thời, tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí nghiêm các vi phạm về chế độ, chính
sách, pháp luật lao động; cải thiện điều kiện việc làm cho người lao động; xây
dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa tiến bộ.
Lao động của quận Thủ Đức chủ yếu là người nhập cư đặc biệt là các khu
công nghiệp, khu chế xuất. Do đó, cần phải có những chính sách hợp lí để sử
dụng hiệu quả nguồn lao động này. Trước hết cần phải nâng cao chất lượng
nguồn lao động nhập cư bằng các biện pháp sau:
Phối hợp các quận và các tỉnh lân cận trong việc đào tạo và giới thiệu lao
động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp quận Thủ Đức như: KCN Bình
Chiểu, KCX Linh Trung I, II.
Ngoài ra, để người lao động nhập cư có cuộc sống ổn định và bình đẳng với
những người lao động địa phương, đòi hỏi các cấp, các ngành các chủ doanh
nghiệp phải quan tâm để người lao động có những điều kiện tối thiểu để họ gắn
bó hơn với các khu công nghiệp và tạo sức hút lao động, giảm bớt áp lực thiếu
lao động hiện nay như:
Chính sách về hộ khẩu: Người nhập cư chỉ “lạc nghiệp”, khi họ được “an
cư”. Hiện nay, ở quận Thủ Đức có khoảng trên 80% lao động nhập cư có đăng kí
hộ khẩu, nhưng chỉ có 4-5% được nhập hộ khẩu thường xuyên (KT1) còn lại trên
khoảng 90% chỉ đăng kí KT3 và KT4.
112
Chính sách về nhà ở: Quận ban hành chính sách nhà ở với giá rẻ dành cho
người dân nhập cư, người thu nhập thấp. Đối với người lao động trong các KCN
tập trung, KCX xây dựng nhà trọ tập thể nhằm tạo tâm lí ổn định gắn bó trong
công việc lâu dài.
Ngoài ra, ta cần mở rộng thị trường xuất khẩu lao động vừa để giải quyết
căng thẳng trong vấn đề việc làm, vừa để nâng cao chất lượng và tác phong của
người lao động, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động.
Cần hướng đến mục tiêu về việc làm bền vững cho người lao động bảo đảm
tiền lương – thu nhập thực tế của người lao động; tăng cường cải thiện điều kiện
việc làm của người lao động.
3.3.2.3 Giải pháp về giải quyết việc làm
Thứ nhất: Trong nông nghiệp đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi theo hướng chuyên môn hóa, đưa giống cây trồng vật nuôi có giá
trị kinh tế cao như rau sạch ở phường Linh Trung, hoa kiểng (hoa lan, mai, cây
cảnh) ở phường Hiệp Bình Chánh và Hiệp Bình Phước... nhờ đó đã giải quyết
việc làm cho hàng lao động mỗi năm.
Thứ hai: Trong công nghiệp – xây dựng thự hiện chính sách của quận về
thu hút đầu tư, quận đã tạo môi trường thuận lợi như các chính sách về giá thuê
đất, đền bù giải phóng mặt bằng từ năm 1997 đến 2009 đã thu hút 3.897 doanh
nghiệp tham gia đầu tư trên địa bàn quận với số vốn 9.561 tỷ đồng. Giá trị sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp không ngừng tăng lên (năm 1997 đạt
218 tỷ đồng thì năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đã
đạt 2.848 tỷ đồng, tăng gấp khoảng 13,5 lần). Đẩy mạnh việc sắp xếp cổ phần
hóa các doanh nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân nhằm tạo việc làm cho người
lao động, tiếp tục xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khu công nghiệp như: KCN
Hiệp Bình Phước, KCX Linh Trung I, II ngày hiện đại hơn đã thu hút hơn
12.000 lao động mỗi năm.
113
Thứ ba: Trong thương mại du lịch – dịch vụ có sự phát triển nhanh về cơ sở
vật chất, chất lượng và loại hình dịch vụ (kể cả các cơ sở tư nhân) và các trung
tâm thương mại được đầu tư xây dựng hiện đại. Nhằm thu hút lực lượng lao
động lớn hàng năm.
Thứ tư: Cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, xây dựng cơ sở sản xuất tại
phường, hỗ trợ vốn và cho vay diện xóa đói giảm nghèo...
Thứ năm: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho những lao động bị thu hồi dất nông
nghiệp để họ có việc làm ổn định. Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo vừa đáp ứng
nhu cầu phát triển các KCN – KCX vừa đào tạo nghề cho nguồn lao động cho
ngành nông nghiệp.
Thứ sáu: Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động qua các nước Đông Nam
Á, Đông Bắc Á và Nam Á.
3.4. Dự báo dân số quận Thủ Đức từ năm 2013 đến 2030
Dựa vào xu hướng gia tăng dân số hàng năm, quận chủ trương giảm tỉ lệ
gia tăng dân số (gồm gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học) từ 3,72% năm 2010
xuống 1,3% (tương đương gia tăng cả nước) năm 2015, 1,1% năm 2020 và 1%
năm 2030, nhằm tạo nguồn dân số ổn định phù hợp với tình hình phát triển kinh
tế của quận và theo xu hướng của Thành phố. Như vậy, dự kiến năm 2020 dân số
của quận là: 489.686 người, năm 2030 là 526.108 người.
114
Bảng 3.1: Dự báo số lượng dân số và giới tính quận Thủ Đức
giai đoạn 2010 - 2030
Năm Tổng số dân
(người)
Nam
(người)
Tỉ lệ
(%)
Nữ
(người)
Tỉ lệ
(%)
2010 455.786 233.357 51,19 203.001 48.81
2011 459.067 239.937 52,26 219.130 47,74
2012 462.373 243.296 52,61 222.436 47,39
2013 465.702 246.702 53,00 219.000 47,00
2014 469.055 250.156 53,33 218.899 46,67
2015 472.432 253.658 53,70 218.774 46,30
2016 475.834 257.209 54,05 218.625 45,50
2017 479.360 260.810 54,40 217.550 45,60
2018 482.710 264.461 54,78 218.249 45,22
2019 486.186 268.164 55,15 218.022 44,85
2020 489.686 271.918 55,54 217.768 44,46
2021 493.212. 275.725 56,00 217.487 54,00
2022 496.763 279.585 56,28 217.178 43,72
2023 500.340 283.499 56,6 216.841 43,34
2024 503.942 287.468 57,04 216.474 42,96
2025 507.571 291.492 57,42 211.997 42,58
2026 511.225 295.574 57,81 215.651 42,19
2027 514.906 299.711 58,20 215.195 41,80
2028 518.613 308.162 59,42 210.451 40,58
2029 522.348 312.476 60,00 209.872 40,00
2030 526.108 316.851 60,22 209.257 39,78
(Nguồn: Tác giả tính toán với tốc độ gia tăng tự nhiên khoảng 1%/năm,
dựa vào công thức: Pt = Po.(1+r)t)
115
465.702
472.432
489.686
507.571
526.108
430
440
450
460
470
480
490
500
510
520
530
Người
2013 2015 2017 2019 2021 2023 2025 2027 2029 Năm
Biểu đồ 3.1 Dự báo dân số quận Thủ Đức giai đoạn 2013 - 2030
Hằng năm, dân số ở quận tăng lên khoảng 3.800 – 4.000 người bổ sung
lực lượng lao động hàng năm rất lớn. Như vậy, có thể nói với nguồn dân số trong
tương lai tương đối cao, thuận lợi cho việc cung cấp và sử dụng nguồn lao động
trong quận.
3.5. Dự báo về lao động
Với nhịp độ tăng dân số hiện nay, hàng năm bổ sung lao động khoàng
3.000 đến 3.5000 người/năm. Theo kết quả tác giả dự tính năm 2020 là 394.789
người, đến 2030 là 436.092 người. Trong đó lực lượng lao động nam là 178.914
người chiếm 50,10% và lao động nữ là 178.483 người chiếm 49,9%, năm 2020
lực lượng lao động nam là 197.632 người chiếm 50,10% và nữ là 197.157 người
chiếm 49,9% trong tổng số lao động. Đến 2030, lực lượng lao động nam là
218.309 người chiếm 50,10% và lao động nữ là 217.783 người chiếm 49,90%
trong tổng số lao động.
Như vậy lực lượng lao động được bổ sung hàng năm lớn cả nam và nữ đây
là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội ở quận Thủ Đức trong thời kì
CNH – HĐH.
116
Đối với chất lượng người lao động, quận tiếp tục và đổi mới toàn diện về
giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển người lao động
chất lượng cao.
Dự kiến đến 2020, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các ngành
kinh tế, dự báo tỉ lệ lao động được đào tạo trên 50% và tỉ lệ lao động có trình độ
Cao đẳng và Đại học trở lên đạt 20% đến 2030 tỉ lệ này tăng lên khoảng 40%.
Bảng 3.2 Dự báo nguồn lao động và tỉ lệ lao động theo giới tính của quận Thủ
Đức giai đoạn 2010 - 2030
Năm Tổng số lao động
(người
Nam
(người)
Tỉ lệ
(%)
Nữ
(người)
Tỉ lệ
(%)
2010 357.397 178.914 50,10 178.483 49,90
2011 360.570 180.703 50,10 179.867 49,90
2012 364.580 182.510 50,10 182.070 49,90
2013 368.226 184.335 50,10 183.891 49,90
2014 371.909 186.179 50,10 185.730 49,90
2015 375.627 188.040 50,10 187.587 49,90
2016 379.384 189.921 50,10 189.463 49,90
2017 383.177 191.820 50,10 191.357 49,90
2018 387.010 193.738 50,10 193.227 49,90
2019 390.880 195.675 50,10 195.205 49,90
2020 394.789 197.632 50,10 197.157 49,90
2021 398.736 199.608 50,10 199.128 49,90
2022 402.724 203.620 50,10 199.104 49,44
2023 406.751 205.657 56,56 199.106 49,44
2024 410.819 207.713 56,56 203.106 49,44
2025 414.927 209.790 56,56 205.137 49,44
2026 419.076 211.889 56,56 207.187 49,44
2027 423.267 214.007 56,56 209.260 49,44
2028 427.499 216.147 56,56 211.352 49,44
2029 431.774 218.309 56,56 213.465 49,44
2030 436.092 218.309 50,10 217.783 49,44
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào công thức tính dự báo dân số:
Pt = Po.(1+r)t)
117
Lực lượng lao động tăng thêm từ dân số của quận hàng năm khoảng 3.500
– 3.800 người trong độ tuổi lao động (gồm cả học sinh, sinh viên ra trường), lực
lượng lao động cẩn tìm việc làm mới từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
khoảng 1.500 người đến 2.000 người/năm.
Như vậy, lực lượng lao động hàng năm tăng thêm khoảng 6.000 – 8000
người, cơ bản đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn quận.
118
KẾT LUẬN
Sau khi đổi mới, hòa mình vào xu thế hội nhập kinh tế của thế giới và Việt
Nam. Thủ Đức có nhiều chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội. Từ một quận,
huyện nhỏ nằm vùng ven Thành phố, hiện nay Thủ Đức là một trong những quận
có nền công nghiệp phát triển nhất Thành phố. Theo đà đó chất lượng cuộc sống
của dân cư ngày càng thay đổi theo hướng tích cực.
Việc phát triển kinh tế cùng với chính sách chủ trương của Nhà nước và
chính quyền quận, việc phát triển dân số, lao động, việc làm ở quận Thủ Đức
ngày càng hợp lý hơn. Có thể thấy rằng những đặc điểm chính của vấn dân số,
lao động, việc làm và mối quan hệ của chúng như sau:
Dân số đông, tăng nhanh, dân số trẻ tạo mức cung lớn về nguồn lực lao
động cho các ngành kinh tế ở hiện tại và trong tương lai. Đồng thời phát triển đa
dạng hóa các ngành nghề, các thành phần kinh tế tạo ra nhiều việc làm cho người
lao động. Tuy nhiên, dân số quá đông dẫn đến tình trạng thừa lao động sẽ gây ra
nhiều áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm dẫn đến thát nghiệp, thiếu việc làm
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như vấn đề xã hội. Vấn đề dân
số, lao động, việc làm tác động qua lại lẫn nhau.
Quá trình CNH – HĐH tác động mạnh mẽ đến dân số, lao động, việc làm
trên mọi phương diện: quy mô dân số; cơ cấu và chất lượng lao động và giải
quyết việc làm ở trên địa bàn quận. Vấn đề đặt ra phát triển dân số, nguồn lao
động và giải quyết việc làm sao cho phù hợp với tình hình mới.
119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mạc Tiến Anh: Phát triển nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa
đất nước, Bản tin 24/2010, viện khoa học, lao động và xã hội
2. Bộ Lao Động Thương binh – Xã hội: Thực trạng lao động – Việt Nam – 1996,
2000, 2002, Nxb Lao Động, Hà Nội
3. Phạm Thị Bình (2002): Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương –
2002, Luận văn thạc sĩ Địa lý kinh tế
4. Cục thống kê quận Thủ Đức (2000 - 2009): Niên giám thống kê quận Thủ Đức
2000 - 2010
5. TS, Nguyễn Hữu Dũng : Về định hướng chiến lược lĩnh vực lao động, người có
công và xã hội giai đoạn 2011 – 2012, Bản tin 24/2010, Viện Khoa học, Lao
động và xã hội, Hà Nội
6. TS, Nguyễn Hữu Dũng (2007): Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực Việt Nam, Nxb
Lao động và xã hội, Hà Nội
7. PGS,TS Phan Văn Kha (2007): Đào tạo và sử dụng nhân lục trong nền kinh tế thị
trường, Nxb Giáo Dục, Tp Hồ Chí Minh
8. Joseph E, Stiglitz (2003): Toàn cầu hóa và những mặt trái, Nxb Lao động,
Hà Nội
9. PGS, TS Lê Thanh Hà: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguốn nhân lực ở
Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Bản tin 24/2010, Viện Khoa học, lao
động và xã hội
10. Trần Thanh Hải (2009): Một số nét tổng quan về tình hình hội nhập kinh tế quốc
tế, Văn phòng Ủy ban Quốc gia về hợp tác về Hợp tác Kinh tế Quốc tế
11. Nguyễn Thị Hạnh: Dân số Việt Nam – Thách thức và khuyến nghị, Bản tin
26/2011, Viện khoa học, Lao động và xã hội
12. GS,PGS,TS Phạm Xuân Hậu – Nguyễn Kim Hồng – Đặng Văn Phan, Địa lý
kinh tế - xã hội Việt Nam, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh
120
13. Trần Văn Hoan: Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam các
năm đến năm 2000, Viện Khoa học, Lao động và xã hội
14. TS, Nguyễn Thị Lan Hương – ThS, Nguyễn Thị Thu Hương: Đánh giá tác động
3 năm gia nhập WTO đến lao động và xã hội, các định hướng trong thời kì
tới, Bản tin 24/2010, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội
15.Nguyễn Thị Kim Ngân: Giải quyết việc làm trong thời kì hội nhập – Nguồn tạp
chí Cộng Sản, số 23(143)/2007
16. PGS,TS Nguyễn Bá Ngọc: Phát triển nguồn nhân lực – nhân tố quyết định cho
thực hiện mục tiêu tăng trưởng công bằng, Bản tin số 24/2010, Viện Khoa
học Lao động và Xã hội, Hà Nội
17. PGS,TS Nguyễn Bá Ngọc: Định hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2020, Bản tin số 26/2011, Viện Khoa học Lao động và Xã
hội, hà Nội
18. PGS,TS Nguyễn Bá Ngọc: Thị trường lao động Việt Nam giai đoạn hậu khủng
hoảng kinh tế toàn cầu: 3 vấn đề cơ bản, Bản tin số/2009, Viện Khoa học
Lao động và Xã hội, Hà Nội
19. TS, Goran O, Hulin – Th,s Nguyễn Huyền Lê: Tình hình thiếu hụt lao động kỹ
năng ở Việt Nam, Bản tin số 26/2011, Viện Khoa học Lao động và Xã hội,
Hà Nội
20. Nguyễn Văn Tài (2006): Nguồn nhân lực Việt Nam – vấn đề thu hút và sử dụng,
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
21. Võ Xuân Tiến: Một số vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí
khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(40) - 2010
22. PGS,TS Mặc Văn Tiến: Phát triển dạy nghề hiện đại hội nhập với khu vực và
thế giới, Bản tin số 21/2009, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội
23. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng kinh tế, Nxb Thế giới,
Hà Nội
24. Quận ủy Thủ Đức (2010): Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng bộ quận Thủ Đức
lần thứ IX nhiệm kì 2010 – 2015, lưu hành nội bộ
121
25. Tổng cục thống kê: Kết quả điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009
26. Tổng cục thống kê: Kết quả điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 –
Giáo dục ở Việt Nam: phân tích các chỉ số chủ yếu (2011)
27. Cục thống kê: Dự báo dân số Việt Nam 2009
28. Ủy Ban nhân dân quận Thủ Đức 2009: Quận Thủ Đức 10 xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội, Lưu hành nội bộ
29. PGS,TS, Đức Vượng: Về nguồn nhân lực Việt Nam năm 2010 và những năm
sau, Bản tin số/2010, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội
30. Các website của Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính,
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, www,gso,vn; www,congdoan,org;
www,dangcongsan,vn; www,cpv,org,vn; www,hcm,org,vn;
www,ilisa,org,vn; www,molisa,org,vn; www,pso,hochiminhcity,gov,vn
PHỤ LỤC
BẢNG DÂN Số TRONG Độ TUổI LAO ĐộNG CHIA THEO GIớI TÍNH VÀ PHƯờNG NĂM 1999 - 2010
Dân số trong độ tuổi lao động
Năm 1999
Dân số trong độ tuổi lao
động
Năm 2009
Dân số trong độ tuổi lao
động
Năm 2010
Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ
Phường Linh Đông 11525 5647 5878 21302 11181 10121 22025 11555 10471
Phường H.Bình Chánh 14710 7208 7502 50286 24623 25662 51846 25447 26399
Phường Hiệp Bình Phước 9837 4820 5017 28429 14808 13622 29464 15303 14161
Phường Tam Phú 8490 4160 4330 15724 7812 7912 16188 8073 8115
Phường Linh Xuân 10490 5140 5350 41762 21254 20508 43350 21965 21384
Phường Linh Chiểu 8713 4269 4444 23651 13845 9806 24160 14308 9851
Phường Trường Thọ 11143 5460 5683 23302 13211 10091 24063 13653 10410
Phường Bình Chiểu 11394 5583 5811 51865 23450 28415 53220 24234 28986
Phường Linh Tây 8662 4244 4418 13712 7288 6424 14294 7532 6762
Phường Bình Thọ 6777 3321 3456 11927 7264 4663 12558 7507 5051
Phường Tam Bình 6749 3307 3442 19390 8534 10856 20080 8819 11261
Phường Linh Trung 12066 5912 6154 44481 19854 24628 46148 20518 25631
QUậN THủ ĐứC 120554 59071 61483 345832 173125 172707 357397 178914 178483
DÂN SỐ CHIA THEO TÌNH TRẠNG CƯ TRÚ CHIA THEO PHƯỜNG NĂM 2000 - 2010
Chia ra
Năm 2000
Năm 2006 Dân số trong độ tuổi lao
động
Năm 2010
Tổng số Thường trú Nhập cư Tổng số
Thường
trú
Nhập
cư Tổng số
Thườn
g trú
Nhập
cư
Phường Linh Đông 22407 19496 2911 26918 20789 6129 30344 22734 7610
Phường Hiệp Bình Chánh 29835 17242 12593 49425 24959 24466 69638 35100 34538
Phường Hiệp Bình Phước 20397 14752 5645 32758 18472 14287 40315 22722 17593
Phường Tam Phú 16140 12814 3326 19782 15100 4682 22612 15855 6756
Phường Linh Xuân 24129 17335 6794 44021 15808 28213 54116 19325 34791
Phường Linh Chiểu 16915 13942 2973 25645 14894 10751 30153 14386 15767
Phường Trường Thọ 20846 16456 4390 28069 19249 8820 33522 22779 10743
Phường Bình Chiểu 27253 14592 12661 50134 14294 35840 64431 18260 46172
Phường Linh Tây 15385 13431 1954 19220 13734 5486 19958 14249 5709
Phường Bình Thọ 12751 10417 2334 15208 10045 5163 16798 10795 6003
Phường Tam Bình 13303 9143 4160 22772 11593 11179 26409 13366 13043
Phường Linh Trung 24037 12243 11794 39405 14315 25090 55073 18036 37037
QUậN THủ ĐứC 243398 171864 71534 373356 193251 180106 463368 227605 253764
MỘT SỐ CHỈ TIÊU TỔNG HỢP QUẬN THỦ ĐỨC TỪ NĂM 2000 - 2010
Đơn vị
tính
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1/ Dân số trung bình Người 230441 255051 278731 300225 325683 348801 364642 367939 406468 434280 455786
- Nam Người 11994 123190 134906 149615 173082 175603 181113 184410 189831 204268 233357
- Nữ Người 118446 131861 143825 150610 152602 165276 173198 183529 198558 216637 230011
- Thành thị Người 230441 255051 278731 300225 325683 348801 364642 382968 406468 434280 455786
- Nông Nghiệp Người 10370 12880 11400 12099 12088 8794 7466 4579 4804 4120 3279
- Phi Nông nghiệp Người 220071 242171 267331 288126 313595 340007 357176 378389 401664 430160 452507
2/S/người T/độ tuổi LĐ Người 131651 144614 161748 180375 258657 269449 282626 295932 317735 345832 357397
3/ Số trẻ em sinh ra Người 3583 3490 3540 3280 3303 3756 4087 4067 4168 4248 4227
4/ Số người chết 589 609 616 463 776 868 1049 961 938 937 960
5/ Tỉ lệ sinh % 1,55 1,37 1,27 1,09 1,01 1,08 1,12 1,06 1,03 0,98 0,93
6/ Tỉ lệ tử % 0,26 0,24 0,22 0,15 0,24 0,25 0,29 0,25 0,23 0,22 0,21
7/Tỉ lệ gia tăng tự nhiên % 1,30 1,13 1,05 0,94 0,78 0,83 0,83 0,81 0,79 0,76 0,72
8/ Tỉ lệ gia tăng cơ học % 9,9 8,0 7,6 5,4 9,0 3,26 3,95 4,98 6,04 5,6 2,61
DÂN SỐ TỪ 15 – 60 CHIA THEO TÌNH TRẠNG Đ HỌC HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC
1999 2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số 120554 131651 258657 269 282626 295932 317735 345832 357397
I/ Phân theo trình độ đào tạo 12055 12766 33970 37089 38767 40469 43276 47110 48694
Chưa đào tạo 108499 11885 224687 232360 243859 255463 274460 298722 308703
Đào tạo ngắn hạn - - - - - - - - -
Sơ cấp nghề 366 - - 1408 1479 1552 1669 1797 1857
Công nhân kĩ thuật 3707 4048 10903 - - - - - -
Trung cấp nghề - - - 3391 3552 3709 3973 4317 4463
Cao đẳng nghề - - - 765 804 846 912 997 1030
Trung cấp chuyên nghiệp 2788 3044 7910 4750 4979 5205 5580 6077 6283
Cao đẳng 760 830 2214 3697 3865 4035 4318 4731 4890
Đại học 4278 4672 12670 22087 23053 24043 25671 27932 28870
Trên đại học 156 171 478 991 1034 1079 1151 1258 1300
II/ Cơ cấu 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Trong đó
Chưa qua đào tạo 90,00 90,03 89,9 86,2 86,3 86,3 86,4 86,38 86,38
Đào tạo ngắn hạn - - - - - - - - -
Sơ cấp nghề 0,03 3,1 4,2 0,5 0,5 0,5 0,5 0,52 0,52
Công nhân kĩ thuật 3,08 - - - - - - - -
Trung cấp nghề - - - 0,3 1,3 1,3 1,3 1,25 1,25
Cao đẳng nghề - - - - 0,3 0,3 0,3 1,37 1,37
Trung cấp chuyên nghiệp 2,31 2,3 3,1 1,8 1,8 1,8 1,8 1,76 1,76
Cao đẳng 0,63 0,6 0,9 1,4 1,4 1,4 1,4 1,37 1,37
Đại học 3,55 3,5 4,9 8,2 8,2 8,1 8,1 8,08 8,08
Trên đại học 0,13 0,1 0,2 0,4 0,4 0,4 0,4 0,36 0,36
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
Đơn vị
tính
2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1/ Giải quyết việc làm Người 1045 9430 9585 10218 11449 11775 13154 13096
Cơ sở sản xuất tại phường Người 1336 1341 1136 3642 - - - -
Đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài Người 1726 1980 - - - - - -
Dự án nhỏ giải quyết việc làm Người 1216 1705 1407 1296 986 1154 1051 573
Dạy nghề gắn với giải quyết việc
làm
Người 82 3319 2676 - 18 - - -
XĐGN Người - - - - 1009 272 1442 1162
Khác Người 4685 1085 3720 4251 9349 10324 10622 11345
2/ Dự án nhỏ giải quyết việc làm
Dự án tín chấp Dự án 37 39 51 66 75 81 34 49
Tổng kinh phí được vay Triệu
đồng
5887 5091 7062 7003 6619 8605 8936 1721
Số hộ được vay Hộ 773 419 528 505 469 504 460 39
3/ Xóa đói giảm nghèo
Số hộ XĐGN (theo tiêu chuẩn dưới
6 triệu đồng)
Hộ 3486 5268 4335 2527 866 143 67 59
Số hộ XĐGN (theo tiêu chuẩn dưới
12 triệu đồng)
Triệu
đồng
- - - - - - 6358 5335
Số hộ được vay vốn trong năm Triệu
đồng
2890 922 975 863 977 1006 965 860
Số hộ vay nhiều lần Triệu
đồng
- 646 780 648 781 805 762 651
Tổng số tiền được vay Triệu
đồng
6908 5383 5598 5638 7609 8535 8644 7939
Số hộ trên toàn quận Hộ 63,130 88,887 94,079 98,071 103,923 111,374 127,431 131,715
Tỉ lệ hộ nghèo theo T/c dưới 12
triệu
% 5,52 5,93 4,61 2,56 0,83 1,13 5,04 4,10
Tỉ lệ hộ nghèo giảm so với năm
trước
% 2,23 - 1,32 2,05 1,73 0,70 - 5,04
(Ghi chú: Từ năm 2004 chuẩn nghèo từ 2,5 triệu đồng nâng lên 6 triệu, từ năm 2009 thực hiện chương trình “giảm hộ nghèo,
tăng hộ khá” chuẩn nghèo theo tiêu chí thu nhập 12 triệu đồng/người/năm).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dan_so_lao_dong_viec_lam_o_quan_thu_duc_thanh_pho_ho_chi_minh_trong_thoi_ki_cong_nghiep_hoa_hien_dai.pdf