Xây dựng mối quan hệ với khách hàng đã trở thành một yêu cầu tất yếu cho sự tồn
tại và phát triển của mỗi công ty trong thời buổi cạnh tranh định hướng khách hàng hiện
nay. Xây dựng và quản lý các mối quan hệ khách hàng ngày càng được các công ty chú
trọng đầu tư nhiều. Biến quan hệ khách hàng đó thành doanh số lại là cả một vấn đề
không đơn giản mà công ty cần phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể. Trên thị trường thế
giới cũng như Việt Nam, đã xuất hi ện nhiều giải pháp nhằm quản lý hệ thống quan hệ
khách hàng của công ty. Đó là các giải pháp về phần mềm quản trị mối quan hệ khách
hàng, các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hồ sơ khách hàng,
những giải pháp ứng dụng CSDL khách hàng, những trung tâm liên lạc với khách
hàng nhằm thoả mãn ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng. Đó cũng là một trong
những xu hướng phát triển của Marketing hiện đại (Marketing quan hệ và Marketing trên
CSDL). Các doanh nghiệp có thể áp dụng các giải pháp phù hợp để thực hiện việc quản
trị mối quan hệ khách hàng trong doanh nghiệp. Vietcombank cũng đang triển khai
những dự án nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai những giải pháp CRM trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Hiện tại, hoạt động CRM của Vietcombank đã có nhiều thành
quả rất tốt
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VCB đối với các tiêu chí đánh giá công tác hỗ trợ giao dịch với ngân hàng của ngân hàng
VCB nhìn chung rất tốt, đa phần đều đánh giá trên mức hài lòng. Giá trị độ lệch chuẩn
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 39
cũng không lớn nên có thể thấy sự đánh giá này của nhân viên là tương đối đồng đều,
mức độ phân tán trong đánh giá không cao.
2.2.4.3. Đánh giá hiệu quả công tác thu nhận, xử lý thông tin và khiếu nại của khách
hàng tại ngân hàng VCB
Bảng 2.10: Thống kê mô tả đánh giá của nhân viên về hiệu quả công tác thu nhận, xử
lý thông tin và khiếu nại của khách hàng tại ngân hàng VCB
Tiêu chí Giá trị
đánh giá
nhỏ nhất
Giá trị
đánh giá
lớn nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Có quy định cho việc tiếp nhận yêu
cầu, khiếu nại 3.00 5.00 4.1395 0.70984
Có xác định các yêu cầu tiềm ẩn và
các quy định pháp luật liên quan 3.00 5.00 4.4419 0.79589
Có qui định về trách nhiệm và xử lý
các khiếu nại 3.00 5.00 4.0000 0.78680
Các qui định có hiệu quả 3.00 5.00 4.2093 0.59993
Thời gian thu nhận, xử lý, ra quyết
định nhanh chóng 3.00 5.00 4.1163 0.82258
Có sự hỗ trợ tốt từ các phòng/ban 3.00 5.00 3.9535 0.75446
Có xác định cách thức thông tin với
khách hàng và trong nội bộ:
Thông tin về sản phẩm/dịch vụ 3.00 5.00 3.7907 0.70906
Xử lý thông tin khi có sai sót 3.00 5.00 4.5349 0.59156
Tiếp nhận, xử lý các ý kiến, khiếu nại 3.00 5.00 4.2558 0.65803
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn
Kết quả thống kê cho thấy mức độ đánh giá trung bình của khách hàng về việc thu
nhận và xử lý thông tin, khiếu nại của khách hàng đều đạt được ở mức cao. Mức chênh
lệch trong đánh giá của nhân viên cũng không lớn do giá trị độ lệch chuẩn phần lớn đều
nhỏ hơn 1.
2.2.5. Đánh giá hiệu quả CRM từ các yếu tố bên ngoài
Để đánh giá hiệu quả công tác CRM từ góc nhìn bên ngoài, theo mô hình nghiên cứu
chúng ta cần đánh giá trên các vấn đề sau:
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 40
- Mức độ tin cậy của khách hàng đối với doanh nghiệp: thương hiệu
- Tỷ lệ không hài lòng của khách hàng đã sử dụng sản phẩm.
- Tỷ lệ thay đổi các thành phần của sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.
2.2.5.1. Đánh giá mức độ tin cậy của khách hàng đối với VCB
Để đánh giá mức độ tin cậy của khách hàng đối với VCB, từ kết quả phỏng vấn
định tính và thông tin từ tham vấn nội bộ VCB, chúng tôi đề xuất thang đo lường mức độ
tin cậy gồm 2 nhóm: thang đo lường mức độ ti n cậy đối với thương hiệu VCB (với 12
tiêu chí đo lường) và thang đo lường mức độ tin cậy đối với hệ thống dịch vụ với 7 tiêu
chí đo lường.
Kiểm tra độ tin cậy thang đo, kết quả cho thấy giá trị Cronbach Alpha của thang
đo lường mức độ tin cậy với thương hiệu và hệ thống dịch vụ lần lượt là 0.891 (chỉ số
này cho thấy thang đo lường đã được thiết lập tốt) và 0.762 (thang đô lường có thể sử
dụng được) Chỉ số này cho thấy thang đo được xây dựng tốt, có thể sử dụng cho các
phân tích tiếp theo.
Đánh giá mức độ tin cậy đối với thương hiệu
Thống kê mô tả từ kết quả khảo sát cho thấy:
Mức độ đánh giá trung bình của khách hàng chủ yếu nằm trong khoảng mức 3 đến
mức 4. Các giá trị đánh giá cụ thể thấp nhất và cao nhất ở hầu hết các tiêu chí phổ biến là
2 và 5. Giá trị độ lệch chuẩn cho thấy mức độ sai khác của các giá trị thực tế so với giá
trị trung bình, kết quả thống kê về độ lệch chuẩn cho thấy mức độ sai khác giữa giá trị
trung bình và giá trị thực tế đều không quá 1 mức độ trong thang đo 5 mức độ Likert.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 41
Bảng 2.11: Thống kê mô tả mức độ tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu
Vietcombank
Tiêu chí Giá trị
đánh giá
nhỏ nhất
Giá trị
đánh giá
lớn nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
An tâm khi giao dịch 2 5 3.82 0.880
Giao dịch thực hiện chính xác 2 5 3.76 0.804
Lời hứa được thực hiện tốt 2 5 3.96 0.933
Các khúc mắc luôn được giải quyết 1 5 3.82 0.933
Lịch làm việc được tôn trọng và
thực hiện đúng 2 5 3.88 0.733
Không có sai sót trong các giao dịch 2 5 3.91 0.839
Đảm bảo tính bí mật, riêng tư 2 5 3.72 0.766
Tư vấn nhiệt tình và chính xác 2 5 4.00 0.903
Nhân viên có đủ kiến thức chuyên
môn để trả lời các câu hỏi 1 5 3.82 0.933
Nhân viên tạo được sự tin tưởng 2 5 3.79 0.762
Cơ sở vật chất khang trang 2 5 3.92 0.676
Ngân hàng lớn nên tạo được sự tin tưởng 2 5 3.80 0.996
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn
Tiến hành kiểm định One Sample T Test các yếu tố trong thang đo mức độ tin cậy
đối với thương hiệu với giá trị kiểm định 4- tương ứng mức hài lòng. Việc lựa chọn giá
trị 4- tương ứng mức độ hài lòng để thực hiện kiểm định xuất phát từ 2 lý do:
* Vietcombank mong đợi khách hàng sẽ cảm nhận được tốt về các yếu tố đo
lường mức độ tin cậy (giá trị 4 và giá trị 5 tương ứng với mức độ hài lòng và rất hài lòng
trong thang đo Likert đã thiết lập).
* Giá trị trung bình tính được từ các yếu tố đo lường mức độ tin cậy phổ biến nằm
trong khoảng mức 3- bình thường đến mức 4- hài lòng.
Cặp giả thuyết thống kê:
Giả thuyết H0: Giá trị trung bình của yếu tố X trong thang đo lường mức độ tin cậy với
thương hiệu Vietcombank là 4- tương ứng mức hài lòng.
Đối thuyết H1: Giá trị trung bình của yếu tố X trong thang đo lường mức độ tin cậy với
thương hiệu Vietcombank khác 4- không phải mức hài lòng.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 42
Kết quả kiểm định cho kết quả như sau:
Bảng 2.12: Kết quả kiểm định 2 phía One Sample T Test đối với các yếu tố trong thang đo độ
tin cậy của thương hiệu
Tiêu chí Giá trị kiểm định 4 tương ứng mức độ hài lòng
Giá trị
t
Giá trị
trung bình
Chênh lệch
giá trị trung
bình
Giá trị Sig
( 2 tailed)
Kết luận
An tâm khi giao dịch -2.328 3.82 -0.183 0.021 Bác bỏ H0
Giao dịch thực hiện chính xác -3.323 3.76 -0.238 0.001 Bác bỏ H0
Lời hứa được thực hiện tốt -.477 3.96 -0.040 0.634 Chấp nhận H0
Các khúc mắc luôn được giải
quyết -2.196 3.82 -0.183 0.030
Bác bỏ H0
Lịch làm việc được tôn trọng
và thực hiện đúng -1.822 3.88 -0.119 0.071
Chấp nhận H0
Không có sai sót trong các giao
dịch -1.168 3.91 -0.087 0.245
Chấp nhận H0
Đảm bảo tính bí mật, riêng tư -4.072 3.72 -0.278 0.000 Bác bỏ H0
Tư vấn nhiệt tình và chính xác .000 4.00 0.000 1.000 Chấp nhận H0
Nhân viên có đủ kiến thức
chuyên môn để trả lời các câu
hỏi
-2.196 3.82 -0.183 0.030
Bác bỏ H0
Nhân viên tạo được sự tin
tưởng -3.039 3.79 -0.206 0.003
Bác bỏ H0
Cơ sở vật chất khang trang -1.317 3.92 -0.079 0.190 Chấp nhận H0
Ngân hàng lớn nên tạo được sự
tin tưởng -2.236 3.80 -0.198 0.027
Bác bỏ H0
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn
Với độ tin cậy 95%, tương ứng mức ý nghĩa thống kê là 5%. Kết quả kiểm định
cho thấy, những trường hợp cho giá trị Sig (2 tailed)<0.05 cho ta kết luận mức đồng ý
trung bình của khách hàng đối với tiêu chí đó là khác mức độ đồng ý. Tuy nhiên, kết luận
này chưa cho phép ngân hàng Vietcombank sử dụng để cân nhắc ra quyết định bởi sự
khác biệt mức độ đồng ý này sẽ thiên về phía trên (trên mức độ đồng ý) hay thiên về phía
dưới (dưới mức đồng độ ý). Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi tiến hành kiểm định 1 phía
đối với những tiêu chí có kết luận mức độ đồng ý trung bình của khách hàng là khác mức
độ đồng ý.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 43
Cặp giả thuyết thống kê:
Giả thuyết H0: Giá trị trung bình của yếu tố X trong thang đo lường mức độ tin
cậy với thương hiệu Vietcombank là 4 - tương ứng mức hài lòng.
Đối thuyết H1: Giá trị trung bình của yếu tố X trong thang đo lường mức độ tin
cậy với thương hiệu Vietcombank dưới mức 4- tương ứng dưới mức hài lòng.
Kết quả cho thấy:
Bảng 2.13: Kết quả kiểm định 1 phía One Sample T Test đối với các tiêu chí
trong thang đo mức độ tin cậy đối với thương hiệu Vietcombank
Tiêu chí Giá trị kiểm định 4 tương ứng mức độ hài lòng
Giá trị
t
Giá trị
trung bình
Chênh lệch
giá trị trung
bình
Giá trị Sig
( 2 tailed)
Kết luận
An tâm khi giao dịch -2.328 3.82 -0.183 0.011 Bác bỏ H0
Giao dịch thực hiện chính
xác -3.323 3.76 -0.238 0.001
Bác bỏ H0
Các khúc mắc luôn được
giải quyết -2.196 3.82 -0.183 0.015
Bác bỏ H0
Đảm bảo tính bí mật, riêng
tư -4.072 3.72 -0.278 0.000
Bác bỏ H0
Nhân viên có đủ kiến thức
chuyên môn để trả lời các
câu hỏi
-2.196 3.82 -0.183 0.015
Bác bỏ H0
Nhân viên tạo được sự tin
tưởng -3.039 3.79 -0.206 0.002
Bác bỏ H0
Ngân hàng lớn nên tạo được
sự tin tưởng -2.236 3.80 -0.198 0.014
Bác bỏ H0
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn
Với độ tin cậy 95%, có đủ bằng chứng thống kê cho thấy các tiêu chí trên có mức
độ đồng ý trung bình của khách hàng chỉ ở dưới mức đồng ý. Như vậy có thể thấy trong
12 tiêu chí đánh giá cảm nhận của khách hàng về mức độ tin cậy đối với thương hiệu
Vietcombank thì có 7 tiêu chí có mức độ cảm nhận tương đối thấp, đây là một rủi ro lớn
cho ngân hàng bởi những yếu tố này có thể làm giảm lòng tin của khách hàng đối với
thương hiệu và ảnh hưởng mạnh đến quyết định tiếp tục sử dụng dịch vụ tại ngân hàng
Vietcombank.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 44
Đánh giá mức độ tin cậy đối với hệ thống dịch vụ
Tiến hành thống kê mô tả đối với các yêu tố đo lườ ng mức độ tin cậy đối với hệ
thống dịch vụ, kết quả thống kê cho thấy:
Bảng 2.14: Thống kê mô tả các tiêu chí đánh giá mức độ tin cậy đối với hệ thống dịch
vụ
Tiêu chí Giá trị
đánh giá
nhỏ nhất
Giá trị
đánh giá
lớn nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Thời gian chờ đợi ngắn. 2 5 3.76 0.662
Thời gian xử lý các vấn đề nhanh chóng 2 5 3.88 0.733
Ít các yêu cầu mà VCB không tiếp nhận
được. 2 5 3.72 0.766
Cung cấp sản phẩm/ dịch vụ đúng cam
kết. 2 5 3.82 0.880
Sản phẩm, dịch vụ đa dạng. 2 5 3.96 0.933
Các điểm giao dịch thuận tiện. 1 5 3.82 0.933
Các kênh thông tin liên lạc thông suốt. 2 5 3.80 0.996
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn
Mức độ đánh giá trung bình của khách hàng chủ yếu nằm trong khoảng mức 3 đến
mức 4, mức độ đồng ý trung bình thấp nhất là 3.72 và cao nhất là 3.96. Các giá trị đánh
giá cụ thể thấp nhất và cao nhất ở hầu hết các tiêu chí phổ biến là 2 và 5. Giá trị độ lệch
chuẩn cho thấy mức độ sai khác giữa giá trị trung bình và giá trị thực tế đều khôn g quá 1
mức độ trong thang đo Likert 5 mức độ.
Do các giá trị trung bình đều nằm trong khoảng mức độ 3 - bình thường đến mức
độ 4- hài lòng và sự kỳ vọng của Vietcombank về đánh giá cảm nhận của khách hàng
luôn ở trạng thái tích cực nên giá trị kiểm định đ ược lựa chọn để tiến hành kiểm định là
mức 4- Mức độ đồng ý.
Tiến hành kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố đo lường mức độ tin
cậy đối với hệ thống dịch vụ. Cặp giả thuyết thống kê:
Giả thuyết H0: Giá trị trung bình của yếu tố X trong thang đo lường mức độ tin
cậy với thương hiệu Vietcombank là 4 - tương ứng mức hài lòng.
Đối thuyết H1: Giá trị trung bình của yếu tố X trong thang đo lường mức độ tin
cậy với thương hiệu Vietcombank là khác mức 4 - khác mức hài lòng.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 45
Kết quả thống kê cho thấy:
Bảng 2.17: Kết quả kiểm định 2 phía One Sample T Test đối với các tiêu chí đo lường
mức độ tin cậy đối với hệ thống dịch vụ
Tiêu chí Giá trị kiểm định 4 tương ứng mức độ hài lòng
Giá trị
t
Giá trị
trung
bình
Chênh
lệch giá trị
trung bình
Giá trị
Sig
Kết luận
Thời gian chờ đợi ngắn. -4.034 3.76 -.238 0.000 Bác bỏ H0
Thời gian xử lý các vấn đề nhanh
chóng -1.822 3.88 -.119 0.071
Chấp nhận
H0
Ít các yêu cầu mà VCB không tiếp
nhận được. -4.072 3.72 -.278 0.000
Bác bỏ H0
Cung cấp sản phẩm/ dịch vụ đúng
cam kết. -2.328 3.82 -.183 0.021
Bác bỏ H0
Sản phẩm, dịch vụ đa dạng. -0.477 3.96 -.040 0.634 Chấp nhậnH0
Các điểm giao dịch thuận tiện. -2.196 3.82 -.183 0.030 Bác bỏ H0
Các kênh thông tin liên lạc thông
suốt. -2.236 3.80 -.198 0.027
Bác bỏ H0
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn
Với độ tin cậy 95%, kết quả thống kê cho thấy tiêu chí “Thời gian xử lý các vấn
đề phát sinh lúc giao dịch tại ngân hàng của Anh/Chị là nhanh chóng” và “Sản phẩm,
dịch vụ của ngân hàng VCB đa dạng” là có đủ bằng chứng thống kê để kết luận mức độ
đồng ý trung bình của khách hàng đối với 2 tiêu chí này là mức hài lòng. 5 tiêu chí còn
lại có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0. Nghi ngờ sự khác biệt mức độ đồng ý của 5 tiêu chí
này sẽ nghiên về phía dưới mức hài lòng, chúng tôi tiến hành kiểm định 1 phía đối với 5
tiêu chí này với cặp giả thuyết thống kê:
Giả thuyết H0: Giá trị trung bình của yếu tố X trong thang đo lường mức độ tin
cậy với thương hiệu Vietcombank là 4 - tương ứng mức hài lòng.
Đối thuyết H1: Giá trị trung bình của yếu tố X trong thang đo lường mức độ tin
cậy với thương hiệu Vietcombank dưới mức 4 - tương ứng dưới mức hài lòng.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 46
Bảng 2.16: Kết quả kiểm định 1 phía One Sample T Test đối với các tiêu chí đánh giá
mức độ tin cậy đối với hệ thống dịch vụ
Tiêu chí Giá trị kiểm định 4 tương ứng mức độ hài lòng
Giá trị
t
Giá trị
trung
bình
Chênh
lệch giá trị
trung bình
Giá trị
Sig
Kết luận
Thời gian chờ đợi ngắn. -4.034 3.76 -.238 0.000 Bác bỏ H0
Ít các yêu cầu mà VCB không tiếp
nhận được. -4.072 3.72 -.278 0.000
Bác bỏ H0
Cung cấp sản phẩm/ dịch vụ đúng
cam kết. -2.328 3.82 -.183 0.011
Bác bỏ H0
Các điểm giao dịch thuận tiện. -2.196 3.82 -.183 0.015 Bác bỏ H0
Các kênh thông tin liên lạc thông
suốt. -2.236 3.80 -.198 0.014
Bác bỏ H0
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn
Kết quả kiểm định cho thấy, với độ tin cậy 95%, kết quả thống kê cho thấy khách
hàng đánh giá 5 tiêu chí này đều ở dưới mức đồng ý.
Như vậy, nhìn chung đánh giá của khách hàng về mức độ tin cậy đối với thương
hiệu và hệ thống dịch vụ của Vietcombank không quá cao, vẫn còn nhiều tiêu chí, yếu tố
Vietcombank chưa mang lại được cho khách hàng cảm nhận tốt về những yếu tố này.
2.2.5.2. Đánh giá mức độ hài lòng và khả năng đáp ứ ng những yêu cầu của khách hàng
đối với VCB
Thống kê về mứcđộ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Vietcombank cho thấy:
Bảng 2.17: Thống kê mô tả và kết quả kiểm định One Sample T Test đối với mức độ
hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Vietcombank
Mức độ hài lòng Tần số Phần
trăm
Mean Giá trị
kiểm
định
Giá trị t Sig (2-
tailed)
Rất hài lòng
Rất không hài lòng
5 29 23.0
3.91 4 -1.195 0.234
4 65 51.6
3 24 19.0
2 8 6.3
1 0 0.0
Tổng mẫu khảo sát 126 100.0
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 47
Biểu đồ 2.13: Thống kê về mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ
tại VCB
Nhìn chung, khách hàng đánh giá về những gì được phục vụ tại Vietcombank
tương đối tốt. 29/126 khách hàng rất hài lòng với những gì được phục vụ (chiếm 23%),
65/126 khách hàng hài lòng (chiếm 51.6%), cảm thấy bình thường 24/126 (chiếm 19%)
và chỉ có 8 khách hàng cảm thấy không hài lòng (chiếm 6.3%). Mức độ hài lòng trung
bình đạt được là 3.91. Tiến hành kiểm định One Sample T Test với giá trị kiểm định là 4
và cặp giả thuyết thống kê như sau:
Giả thuyết H0: Mức độ hài lòng trung bình của khách hàng đối với những gì được
phục vụ tại Vietcombank là mức 4- tương ứng mức hài lòng.
Đối thuyết H1: Mức độ hài lòng trung bình của khách hàng đối với những gì được
phục vụ tại Vietcombank khác mức 4- tức là khác mức độ hài lòng.
Với độ tin cậy 95%, kết quả kiểm định cho giá trị Sig 2 tailed là 0.234> 0.05,
chúng tôi chấp nhận H0 tức là có thể nói rằng mức độ hài lòng trung bình của khách hàng
với những gì được phục vụ tại Vietcombank là hài lòng.
Trong quá trình sử dụng dịch vụ tại Vietcombank, khách hàng cũng đã có những
sự đòi hỏi điều chỉnh về dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu của mình. Kết quả thống kê
cho thấy:
Bảng 2.18: Mức độ quan tâm thay đổi các ý kiến đề xuất của khách hàng
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 48
Sự đề xuất và khả năng thay đổi Tần số Phần trăm
Không đề xuất 87 69.05
Có đề xuất
Có thay đổi rõ ràng 19 15.08
Có nhưng không đáng kể 20 15.87
Không thay đổi 0 0.0
Tổng mẫu khảo sát 126 100.0
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn
Biểu đồ 2.14: Mức độ quan tâm thay đổi các ý kiến đề xuất của khách hàng
Những yêu cầu về sự thay đổi là rất cần thiết trong bối cảnh quan điểm kinh
doanh đặt khách hàng làm trung tâm, lấy việc thấu hiểu khách hàng để tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp mình. Trong tổng số 126 khách hàng tham gia khảo sát có 39
khách hàng đã có những đề xuất thay đổi dịch vụ của Vietcombank cho phù hợp với nhu
cầu của mình nhưng chỉ có 19 khách hàng cảm nhận được có sự thay đổi rõ ràng , còn lại
thì không đáng kể hoặc không đề xuất.
Sự hài lòng của khách hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và phản ứng của
khách hàng khi sử dụng dịch vụ, khảo sát thái độ của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại
Vietcombank cho thấy:
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 49
Bảng 2.19: Thống kê mô tả các tiêu chí đánh giá thái độ của khách hàng đối
với Vietcombank
Tiêu chí Giá trị
đánh giá
nhỏ nhất
Giá trị
đánh giá
lớn nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
Nói tốt về VCB với người khác 2 5 3.99 0.890
Khuyến khích bạn bè chuyển sang
sử dụng VCB 3 5 3.88 0.627
Giữ mối quan hệ tốt đẹp với VCB 3 5 3.98 0.645
Sẽ giao dịch với VCB này mỗi khi
cần đến dịch vụ VCB 3 5 4.16 0.794
Vẫn sử dụng dịch vụ của VCB nếu
phí giao dịch tăng 2 5 3.41 0.932
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn
Về mặt thống kê mô tả, các phản ứng của khách hàng phần lớn đều ở mức tích
cực. Giá trị trung bình của các phản ứng, thái độ này nằm trong khoảng mức 3 đến mức
4. Tiến hành kiểm định mức độ đồng ý trung bình của khách hàng về các phản ứng với
mức kiểm định là 4 - Mức hài lòng. Cặp giả thuyết thống kê:
Giả thuyết H0: Mức độ hài lòng trung bình của khách hàng với phản ứng X là mức
4- mức hài lòng.
Đối thuyết H1: Mức độ hài lòng trung bình của khách hàng với phản ứng X khác
mức 4- không phải mức hài lòng.
Bảng 2.20:Kiểmđịnh One Sample T Testđối với các tiêu chíđánh giá thái độ của khách hàng
Tiêu chí
Giá trị kiểm định 4 tương ứng mức độ hài lòng
Giá trị t Giá trịtrung bình
Chênh lệch
giá trị trung
bình
Giá trị
Sig Kết luận
Nói tốt về VCB với người khác -0.100 3.99 -0.008 0.920 Chấp nhận H0
Khuyến khích bạn bè chuyển
sang VCB -2.130 3.88 -0.119 0.035
Bác bỏ H0
Giữ mối quan hệ tốt đẹp với VCB -0.276 3.98 -0.016 0.783 Chấp nhận H0
Sẽ giao dịch với VCB này mỗi
khi cần đến dịch vụ VCB 2.244 4.16 0.159 0.027
Bác bỏ H0
Vẫn sử dụng dịch vụ của VCB
nếu phí giao dịch tăng -7.075 3.41 -0.587 0.000
Bác bỏ H0
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 50
Kết quả cho thấy:
Với độ tin cậy 95%, kết quả cho thấy tiêu chí “Nói tốt về Vietcombank với người
khác” và “Giữ mối quan hệ tốt đẹp với Vietcombank” có mức độ đồng ý trung bình là
mức đồng ý. Các tiêu chí còn lại chưa có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H 0. Do 2 tiêu chí
“Khuyến khích bạn bè chuyển sang sử dụng VCB” và “Vẫn sử dụng dịch vụ của VCB nếu
phí giao dịch tăng” giá trị kiểm định t của 2 tiêu chí này mang dấu âm nên nghi ngờ mức
độ hài lòng trung bình của khách hàng đối với 2 tiêu chí này là dưới mức hài lòng, chúng
tôi tiến hành kiểm định 1 phía với cặp giả thuyết thống kê:
Giả thuyết H0: Mức độ hài lòng trung bình của khách hàng với phản ứng X là mức
4- mức hài lòng.
Đối thuyết H1: Mức độ hài lòng trung bình của khách hàng với phản ứng X là
dưới mức 4- dưới mức hài lòng.
Và tiêu chí còn lại “Sẽ giao dịch với VCB này mỗi khi cần đến dịch vụ VCB” có
giá trị t dương nên nghi ngờ mức độ hài lòng trung bình của khách hàng đối với tiêu chí
này là trên mức đồng ý, chúng tôi tiến hành kiểm định với cặp giả thuyết:
Giả thuyết H0: Mức độ hài lòng trung bình của khách hàng với phản ứng X là mức
4- mức hài lòng.
Đối thuyết H1: Mức độ hài lòng trung bình của khách hàng với phản ứng X là trên
mức 4-trên mức hài lòng.
Kết quả cho thấy:
Bảng 2.21: Kết quả kiểm định 1 phía One Sample T Test đối với các tiêu chí đánh giá
thái độ của khách hàng
Tiêu chí Giá trị kiểm định 4 tương ứng mức độ hài lòng
Giá trị
t
Giá trị
trung
bình
Chênh lệch
giá trị
trung bình
Giá trị
Sig
Kết luận
Khuyến khích bạn bè chuyển
sang VCB -2.130 3.88 -0.119 0.018
Bác bỏ H0
Sẽ giao dịch với VCB này mỗi
khi cần đến dịch vụ VCB 2.244 4.16 0.159 0.987
Chấp nhận H0
Vẫn sử dụng dịch vụ của VCB
nếu phí giao dịch tăng -7.075 3.41 -0.587 0.000
Bác bỏ H0
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 51
Kết quả kiểm định cho giá trị sig của 2 tiêu chí “Khuyến khích bạn bè chuyển sang
sử dụng VCB” và “Vẫn sử dụng dịch vụ của VCB nếu phí giao dịch tăng” lần lượt là
0.018 và 0.000. Với độ tin cậy 95% 2 giá trị sig thu được đều lớn hơn 0.05 nên có đủ cơ
sở để kết luận là mức độ hài lòng trung bình của khách hàng về 2 tiêu chí này ở dưới
mức hài lòng. Tiêu chí “Sẽ giao dịch với VCB này mỗi khi cần đến dịch vụ VCB” có giá
trị sig là 0.987 lớn hơn 0.05, điều đó cho thấy mức độ đồng ý trung bình của khách hàng
đối với tiêu chí này chỉ là mức đồng ý chứ không phải hơn mức đồng ý như đã nghi ngờ.
Như vậy, trên cơ sở phân tích đánh giá từ bên ngoài trên góc độ của khách hàng
cho thấy mức độ đánh giá của khách hàng về các chỉ tiêu đo lường hiệu quả công tác
CRM chỉ ở mức trung bình, vẫn còn nhiều bất cập khiến khách hàng chưa thật sự hài
lòng với những gì được phục vụ tại Vietcombank.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
TẠI VIETCOMBANK
3.1. Cơ sở đề ra giải pháp
3.1.1. Mục tiêu
Vietcombank xác định mục tiêu của CRM là:
-Tìm các nhóm khách hàng có lợi nhuận cao nhất, khách hàng trọng điểm
- Hoàn thiện con người, quy trình, công nghệ để xác định được các nhóm khách hàng
trên và đáp ứng nhu cầu của họ tốt nhất
Chức năng CRM tại VCB:
- Nhắc việc tự động hỗ trợ bán hàng, quản lý chào giá, sản phẩm, thắc mắc, các hoạt
động marketing
- Theo dõi khách hàng tìêm năng, đo lường hiệu quả marketing, quản trị khách hàng theo
doanh thu và lợi nhuận
- Phân tích hành vi, tâm lý, sự hài lòng của khách hàng
- Chức năng tích hợp, đồng bộ hoá để xây dựng cơ sở dữ liệu chung về khách hàng
3.1.2. Định hướng cán bộ nhân viên đối với chiến lược CRM.
Nhân viên của Vietcombank có làm cho khách hàng hài lòng về chất lượng phục vụ
bằng cách thể hiện sự am hiểu chắc chắn về khả năng chuyên môn, kỹ năng thái độ phục
vụ, sự phối hợp và liên hệ giữa các bộ phận hay không? Đó là câu hỏi mà ban lãnh đạo
VCB cần phải trăn trở và cần phải định hướng cho cán bộ công nhân viên của mình trong
định hướng khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động. Tại VCB, có các nhóm nhân
viên chịu trách nhiệm trực tiếp giao tiếp với khách hàng như: nhân viên bảo vệ và lễ tân,
giao dịch viên, các nhân viên và chuyên viên tín dụng. Bên cạnh đó còn có bộ phận nhân
viên chịu trách nhiệm giao tiếp gián tiếp với khách hàng qua điện thoại, mail, và thậm
chí thư tay.
Trong thời gian đầu nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát các bộ phận phòng
ban khác tại Chi nhánh và các phòng giao dịch của ngân hàng VCB – chi nhánh Huế về
CRM. Các nghiên cứu xoay quanh về tư tưởng, quan niệm về phục vụ khách hàng, định
hướng của các nhân viên trong quá trình phục vụ khách hàng. Nhìn chung, nhiều các bộ
quản lý các bộ phận còn chưa rõ ràng về hệ thống CRM, mọi nguời đều nghĩ rằng CRM
là một công nghệ mới nào đó.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 53
3.1.3. Các vấn đề tồn tại
Trên cơ sở phân tích đánh giá từ bên ngoài trên góc độ của khách hàng cho thấy
mức độ đánh giá của khách hàng về các chỉ tiêu đo lường hiệu quả công tác CRM chỉ ở
mức trung bình, vẫn còn nhiều bất cập khiến khách hàng chưa thật sự hài lòng với những
gì được phục vụ tại Vietcombank. Trong 12 tiêu chí đánh giá cảm nhận của khách hàng
về mức độ tin cậy đối với thương hiệu VCB thì có 7 tiêu chí có mức độ cảm nhận tương
đối thấp, đây là một rủi ro lớn cho ngân hàng bởi những yếu tố này có thể làm giảm lòng
tin của khách hàng đối với thương hiệu và ảnh h ưởng mạnh đến quyết định tiếp tục sử
dụng dịch vụ tại ngân hàng VCB.
Một thực tế là VCB chú trọng đến việc phân tích những dữ liệu, số liệu giao dịch
của khách hàng, chẳng hạn như khách hàng đã chọn những sản phẩm gì còn những
vấn đề quan trọng khác như nỗ lực thu hút, giành được những cảm nhận tốt từ phía khách
hàng trong và sau khi giao dịch lại chưa được chú ý nhiều. Thiếu sót này khá nguy hiểm
bởi yếu tố cạnh tranh, thách thức trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt
là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, có được khách hàng lâu năm là rất khó khăn.
Hơn nữa, việc thiếu thông tin về cảm nhận của khách hàng, không thể phân tích những
nhận định của khách hàng sẽ cản trở doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm
và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
3.2. Các giải pháp
3.2.1. Hoàn thiện quy trình phục vụ khách hàng
3.2.1.1. Các hoạt động Marketing-mix triển khai
Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm ngân hàng là một loại hình sản phẩm dịch vụ đặc thù.
VCB đã phát triển đa dạng các chủng loại sản phẩm dịch vụ, danh mục sản phẩm và
thuộc tính của sản phẩm không ngừng được nâng cao. Để hoàn thiện chiến lược sản
phẩm của mình, VCB cần chú trọng đến các vấn đề sau:
+Nâng cao danh mục sản phẩm, xác định rõ các thuộc tính sản phẩm chất lượng, k iểu
loại, tên, điều kiện sử dụng và các dịch vụ sau bán phù hợp với từng nhóm khách hàng.
Đặc biệt loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng dễ bị sao chép, do vậy, bên cạnh việc
nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải thường xuyên tạo điểm khác biệt cho các sản
phẩm dịch vụ của VCB.
+Hoàn thiện sản phẩm: Việc hoàn thiện sản phẩm dịch vụ có thể được thực hiện ở giai
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 54
đoạn đầu khi sản phẩm mới thâm nhập vào thị trường trên cơ sở những phản hồi của
khách hàng, hoặc ở giai đoạn thứ 3, thứ 4 của chu kỳ sống khi sản phẩm đang suy thoái
nhằm kéo dài tuổi thọ của nó. Việc hoàn thiện này có thể tập trung vào các khía cạnh:
hiện đại hoá công nghệ, tăng cường thiết bị, phương tiện phục vụ khách hàng, đổi mới
phong cách giao dịch của nhân viên. Đồng thời làm cho việc sử dụng s ản phẩm trở nên
dễ dàng hơn, hấp dẫn hơn và đem lại cho khách hàng những giá trị tiện ích mới như
hoàn thiện quy trình, đơn giản hoá thủ tục nghiệp vụ và tăng tính năng của sản phẩm
dịch vụ, tăng cường hướng dẫn khách hàng. Đối với mỗi nhóm khách hàng riên g, sẽ có
những biện pháp hoàn thiện sản phẩm dịch vụ nói riêng, tuy nhiên chúng phải thể hiện
được chuẩn về dịch vụ sản phẩm của VCB..
+Phát triển sản phẩm dịch vụ mới: Lĩnh vực ngân hàng bán lẻ rất thuận tiện trong việc
phát triển các sản phẩm mới. Vietcombank đang phát triển rộng trong lĩnh vực tín dụng
bán lẻ với các sản phẩm mới liên tục gia tăng như tiêu dùng trả góp, mua nhà trả góp,
gia đình trẻ Bên cạnh đó, VCB cần phải phát triển thêm các loại hình sản phẩm mới
khi ứng dụng việc phân nhóm khách hàng, dựa vào những đặc tính khách hàng cụ thể,
các báo cáo phân tích về khách hàng sẽ cho ra đời những ý tưởng về sản phẩm dịch vụ
mới.
Chiến lược giá: Chiến lược giá trong lĩnh vực ngân hàng thể hiện ở chiến lược lãi suất
linh động. VCB đang áp dụng nhiều chính sách lãi suất rất linh động, phù hợp với từng
nhóm khách hàng và từng thời kỳ kinh doanh cụ thể. Đó là chính sách lãi suất theo sản
phẩm, theo khu vực khách hàng, theo đối tượng khách hàng và theo kỳ hạn. Khi thiết
lập hệ thống quản lý quan hệ khách hàng, VCB cũng cần phải áp dụng những chính
sách lãi suất linh động đối với những nhóm khách hàng khác nhau theo mức độ mối
quan hệ với ngân hàng. Cần áp dụng phương pháp định giá trên cơ sở quan hệ với
khách hàng, đó là phương pháp dựa trên những mối quan hệ tổng thể và lâu dài với
khách hàng. Theo phương pháp này, ngân hàng căn cứ vào lợi ích lâu dài và tổng thể
để xác định giá chứ không chỉ đơn thuần dựa vào chi phí và lợi nhuận đối với từng sản
phẩm dịch vụ cung ứng.
Chiến lược kênh phân phối: Với mục t iêu mở rộng thị trường, mạng lưới của VCB
đang ngày càng phát triển rộng rãi, hệ thống phòng giao dịch và chi nhánh khai trương
liên tục trong thời gian qua. VCB cũng đang phát triển hệ thống kênh phân phối ngân
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 55
hàng hiện đại, với sự ứng dụng ngày càng nhi ều thành quả công nghệ kỹ thuật như
ngân hàng điện tử (E- Banking), thanh toán điểm bán hàng (POS), máy rút tiền tự động
ATM, thẻ VISA thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng điện tử vẫn
chưa đạt hiệu quả cao, VCB cần phải hoàn thiện nhiều hơn nữa vì trong thời gian tới E-
Banking sẽ phát triển mạnh và thu hút nhiều sự tham gia của khách hàng. Khi áp dụng
những kênh phân phối ngân hàng hiện đại này, mối quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng và
khách hàng sẽ bị hạn chế nhiều, có thể hạn chế được n hững lỗi thuộc về phía nhân viên
ngân hàng trong giao tiếp, tuy nhiên ấn tượng về sự thân thiện nhiệt tình, sự quan trọng
của khách hàng trong mối quan hệ sẽ bị hạn chế nhiều. Do vây, dù áp dụng những kênh
phân phối hiện đại thì VCB cũng cần phải chú ý đến việc phát triển yếu tố con người
kèm theo.
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp: Hoạt động hỗn hợp của Marketing ngân hàng thường bao
gồm hệ thống các hoạt động thông tin, truyền tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới
các khách hàng như hoạt động quảng cáo, kích t hích tiêu dùng, giao dịch cá nhân,
Marketing trực tiếp. Trong hệ thống các mối quan hệ, hoạt động xúc tiến còn bao
gồm các quan hệ được xác định trên cơ sở trao đổi thông tin và truyền cho nhau những
trạng thái cảm xúc tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng như tuyên truyền, tài trợ, giao
tiếp công chúng Đặc biệt là sự trải nghiệm và tuyên truyền của nhóm khách hàng
trung thành. Do vây, VCB cần phải có những chính sách khuyến khích những khách
hàng trung thành có thiện chí tuyên truyền cho ngân hàng như áp dụng chính sách lãi
suất linh động đối với một nhóm khách hàng cùng tham gia sử dụng sản phẩm dịch vụ
ngân hàng, tặng thẻ mua hàng tập thể, xây dựng các câu lạc bộ khách hàng
Các hoạt động Marketing cần được chú trọng: Để xây dựng các mối quan hệ khách
hàng tốt đẹp, sử dụng và biến những mối quan hệ đó thành lợi nhuận cho ngân hàng,
Vietcombank cần chú trọng tới các hoạt động Marketing sau:
+Marketing trực tiếp tại các địa điểm giao dịch bằng catalog, bảng thông tin ngay tại địa
điểm giao dịch, các nhân viên ngân hàng từ nhân viên bảo vệ đến nhân viên giao dịch
tại mỗi điểm đều phải có tinh thần Marketing.
+Marketing trực tiếp qua thư: giữ mối liên hệ thường xuyên với khách hàng và cung cấp
những thông tin về các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng
+Marketing trên cơ sở dữ liệu: đây là một phương thưc vượt xa ngoài phạm vi của
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 56
Marketing trực tiếp đơn giản. "Marketing cơ sở dữ liệu sử dụng công nghệ cơ sở dữ
liệu và các phương pháp phân tích tinh vi được kết hợp với các phương pháp Marketing
trực tiếp để tạo ra một phản ứng đáp lại mong muốn, đo được trong các nhóm mục tiêu
và các cá nhân". Khi xây dựng được cơ sở dữ liệu Marketing, Vietcombank có thể áp
dụng những biện pháp Marketing trực tiếp đến từng đối tượng khách hàng phù hợp để
thu được lợi nhuận tốt nhất.
Có thể xây dựng các hoạt động Marketing triển khai đối với các nhóm khách
hàng như sau:
Xây dựng và tăng cường mối quan hệ gắn bó với Khách hàng ưu tiên
Dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu Khách hàng để phân đoạn Khách hàng, đánh giá tình
hình hoạt động, chiết xuất thông tin về từng khách hàng khi cần.
Xây dựng các trang thông tin cũng như trao đổi thông tin được cá thể hoá với đối
tượng khách hàng này, Định kỳ điều tra ý kiến khách hàng ( 1năm./2lần)
Phát triển các sản phẩm dịch vụ đặc biệt được cá thể hoá phù hợp kết quả kinh doanh
thực tế của khách hàng,
Hoặc trên cơ sở kết quả điều tra cải tiến SP/DV phù hợp hơn với phân đoạn khách hàng
ưu tiên.
Tích cực, chủ động tiếp thị, phát triển các hình thức xúc tiến khuyến khích khách hàng,
xây dựng các chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp đối với phân đoạn khách hàng
này.
Ưu tiên thực hiện các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ trong phân đoạn KH này.
Tăng cường Marketing trực tiếp đối với nhóm khách hàng không ưu tiên
Xác định các công cụ Marketing nhằm vào khách hàng không ưu tiên: đưa ra các loại
hình sản phẩm đa dạng, phổ biến để khách hàng có thể lựa chọn, thiết lập chính sách lãi
suất linh động, tăng cường hoạt động hỗ trợ của các chi nhánh, tiếp tục các biện pháp
xúc tiến hỗn hợp vào các đối tượng khách hàng nói chung.
Thiết lập Tel/Web với chi phí không cao
Khuyến khích xúc tiến các chiến dịch xác định, lựa chọn và phát triển các đối
tượng có thể trở thành khách hàng ưu tiên từ nhóm khách hàng này
3.2.1.2. Hoàn thiện quy trình bán hàng
Có thể thực hiện các biện pháp hoàn thiện quy trình bán hàng của VCB như sau:
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 57
Đối với quy trình tín dụng truyền thống:
+ Giảm thời gian chờ đợi thẩm định cho khách hàng
+ Hạn chế những thủ tục không cần thiết
+ Cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng
+ Đảm bảo lưu giữ hồ sơ khách hàng an toàn
+ Cung cấp những tiện ích khác cho khách hàng trong thời gian giao dịch
Tổ chức lực lượng bán hàng bên ngoài:Lực lượng bán hàng bên ngoài sẽ tìm kiếm và
xây dựng thêm nhiều mối quan hệ với khách hàng. Vietcombank cần tuyển dụng đào
tạo và sử dụng nhiều lực lượng bán hàng bên ngoài lính động, đó là lực lượng nhân
viên bán và tiếp thị các sản phẩm ngân hàng cá nhân. Những nhân viên này cần được
quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng các nhân viên vì mục tiêu lợi nhuận thu hút nhiều
khách hàng nhưng lại không duy trì mối quan hệ giống như các công ty Bảo hiểm hoạt
động ở Việt Nam. Vietcombank nên có chế độ lương + hoa hồng để duy trì và phát
triển những khách hàng cũ đối với lực lượng nhân viên bán hàng bên ngoài này.
3.2.1.3. Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng
Công tác chăm sóc khách hàng tại Vietcombank hiện còn đơn điệu và chưa thực sự
tạo được điểm khác biệt thực sự so với các ngân hàng khác. Quy chế chăm sóc khách
hàng đến từng chi nhánh vẫn chưa thực sự hiệu quả. Để hoàn thiện công tác chăm sóc
khách hàng, Vietcombank có thể thực hiện một số giải pháp sau:
- Tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng được chăm sóc hiện tại của Vietcombank là 20%
khách hàng doanh nghiệp và 10% khách hàng cá nhân đem lại lợi nhuận cao nhất hàng
tháng cho Vietcombank, tiêu chuẩn đó có thể thay đổi để tăng thêm tỷ lệ khách hàng
được chăm sóc và thoả mãn dịch vụ của ngân hàng như sau: 30% khách hàng doanh
nghiệp và 15% khách hàng cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp sẽ đóng góp rất lớn vào
doanh thu của ngân hàng, đó cũng là đối tượng khách hàng có nhiều nhu cầu sẽ phát sinh
trong quá trình quan hệ với ngân hàng. Đối tượng khách hàng này cũng sẽ chú trọng đến
mối quan hệ với khách hàng nhiều hơn so với đối tượng khách hàng cá nhân, do vậy cần
phải nâng cao hiệu quả chăm sóc đối tượng khách hàng này. Bên cạnh đó, khách hàng cá
nhân sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới, khi mà mạng lưới của VCB mở rộng trên khắp
các thành thị. Như vậy, bược đầu đáp ứng chăm sóc 15% khách hàng mang lại lợi nhuận
cao nhất cho ngân hàng cũng là một thành quả đáng tự hào nếu VCB thực hiện được.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 58
- Mặt khác, tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng có thể được bổ sung thêm như không chỉ
có những khách hàng mang lại những giá trị lợi nhuận cao nhất trong danh sách mới
được chăm sóc, các khách hàng tương đối lớn mới bắt đầu giao dịch với VCB cũng cần
được chăm sóc. Họ là những khách hàng cần được quan tâm để thiết lập những mối quan
hệ mới có lợi cho ngân hàng. Có thể họ sẽ trở thành những khách hàng trung thành và tạo
ra nhiều giá trị lớn trong tương la i nếu VCB thiết lập được mối quan hệ tốt với họ.
Nhiệm vụ chăm sóc những khách hàng này có thể trực tiếp thuộc về bộ phận chăm sóc
khách hàng tại các chi nhánh, khi khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh đó. Công việc
chăm sóc có thể là tặng một món quà nhỏ cảm ơn khách hàng đã quan tâm và lựa chọn
VCB, một món quà và hoa được tặng trực tiếp tại nhà của họ trong lần sinh nhật đầu tiên
của họ khi quan hệ với VCB.
- VCB nên tạo ấn tượng riêng cho từng khách hàng, không nên khiến khách hàng
nghĩ rằng họ đang được chăm sóc theo một chương trình rập khuôn, nhận những chiếc
thiếp giống hệt nhau trong những lần sinh nhật hay lễ hội khác nhau.
- Hoạt động tặng hoa và quà tận nhà khách hàng nên được củng cố và tăng cường
thường xuyên, đồng thời có sự kiểm tra chính xác và sự thăm hỏi trở lại xem khách hàng
có hài lòng về sự chăm sóc đó không.
- Chăm sóc khách hàng qua điện thoại và Email cũng phải được đánh giá thường
xuyên và luôn luôn quan tâm xem khách hàng sẽ phản ứng lại như thế nào khi nhận được
sự chăm sóc của VCB, mức độ hài lòng của khách hàng đối với VCB có ngày một tăng
lên không?
Nắm bắt tâm lý và mong muốn của khách hàng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu
trong bất cứ chiến lược chăm sóc khách hàng nào. Chỉ khi nào chúng ta biết được khách
hàng thực sự mong muốn những gì thì lúc đó chúng ta mới chăm sóc khách hàng một
cách hiệu quả và chu đáo nhất.
3.2.2. Biện pháp quản lý cơ sở dữ liệu
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng đòi hỏi phải đầu tư vào phần cứng của máy
tính trung tâm và máy tính ngoại vi, phần mềm xử lý dữ liệu, các chương trình hoàn
thiện thông tin, các đường truyền, nhân sự thu thập dữ liệu, chi phí huấn luyện người sử
dụng thiết kế các chương trình phân tíc Hệ thống này phải dễ sử dụng và thuận tiện với
các nhóm bộ phận khác trong ngân hàng, đặc biệt là các nhóm quản lý sản phẩm và nhãn
hiệu, phát triển sản phẩm mới, quảng cáo và khuyến mãi, gửi thư trực tiếp, Marketing
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 59
qua điện thoại, thực hiện đơn hàng, đàm phán hợp tác, tư vấn qua điện thoại. Hiện tại, dữ
liệu khách hàng của VCB được lưu trữ trong hệ thống Siver lake asis khi áp dụng một
phần mềm với nhiều phân hệ mới CRM để thực hiện Marketing cơ sở dữ liệu cần phải
tương thích với các phần mềm khác trong ngân hàng. Bên cạnh đó cần phải phát triển cơ
sở hạ tầng công nghệ phù hợp:
Thiết lập và duy trì công nghệ (Software & Hardware) để thực hiện và đạt được tầm
nhìn chiến luợc của dự án CRM: Xây dựng phần mềm duy trì cơ sở dữ liệu KHÁCH
HÀNG, công cụ phân tích dữ liệu – OLAP/Mining, công cụ chia sẻ dữ liệu và
“Workflow”
Tăng cường An ninh: Xây dựng hệ thống bảo mật, đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông
tin khách hàng, xây dựng hệ thống bảo mật thông tin cá nhân, xây dựng BCP (Business
Continuity Plan) & DRP (Disaster recovery Plan)
Hệ thống công nghệ đảm bảo tính linh hoạt và an toàn: Áp dụng EA (Enterprise
Architecture), tăng cường các quy trình quản lý công nghệ
“Outsource” IT và thực hiện hoạt động đối với một số công đoạn thích hợp: Duy trì và
thực hiện “Outsource” IT.
3.2.3. Chuẩn hoá hệ thống nhân viên
3.2.3.1. Tuyển dụng và đào tạo
Nhiệm vụ đào tạo nhân viên thường bị các doanh nghiệp xếp xuống khâu cuối cùng
trong toàn bộ quá trình. Đào tạo cũng là khâu nhận được nguồn ngân sách ít nhất, chỉ
được tiến hành vào phút chót khi toàn bộ quá trình ứng dụng đã được hoàn tất. Nhân viên
cần được đào tạo, cần thời gian để thích nghi với chiến lược mới, hệ thống mới, như vậy
quá trình ứng dụng sẽ trở nên nhanh chóng hơn. Trên thực tế, các doanh nghiệp cần tiến
hành đào tạo nhân viên ngay khi họ quyết định lựa chọn một giải pháp phần mềm nào đó,
nghĩa là một trong những khâu đầu tiên. Nhân viên nên được đào tạo, làm quen với hệ
thống ngay từ ban đầu, điều đó sẽ giúp họ cảm nhận mình là một phần của quá trình.
Đối với mục tiêu hệ thống CRM
Ngay từ đầu, rất khó để doanh nghiệp có thể phổ biến hệ thố ng CRM sâu rộng tới
toàn doanh nghiệp. Tốt hơn hết, nên đặt trọng tâm của quá trình vào một bộ phận nào đó,
sau đó sẽ tiến hành dần dần với các bộ phận còn lại. Chờ đợi hiệu ứng lan truyền xuất
hiện. Vietcombank nên chọn một bộ phận mà quản lý bộ phận đó là một trong những
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 60
người chịu trách nhiệm với hệ thống, là người hiểu được ích lợi hệ thống mang lại và đó
cũng nên là bộ phận sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ hệ thống CRM này. Không gì tốt bằng bộ
phận mũi nhọn đó được lãnh đạo bởi một lãnh đạo hiểu biết và hào hứng tham gia quá
trình ứng dụng. Ngay lập tức, các bộ phận khác trong doanh nghiệp sẽ nhận thấy những
thành công hệ thống CRM mang lại đối với bộ phận đã áp dụng, họ sẽ tình nguyện làm
theo.. Đối với mỗi chi nhánh, mỗi phòng giao dịch cũng cần có cán bộ chuyên trách về
hoạt động CRM sẽ được áp dụng tại đơn vị mình và thực hiện theo chiến lược định
hướng tập trung vào khách hàng.
Công tác đào tạo cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Đào tạo nhận thức, thái độ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng là chủ yếu. B ởi đó
là bộ mặt của ngân hàng trong việc thiết lập các mối quan hệ khách hàng.
- Đào tạo những kiến thức về kỹ năng phân tích và đánh giá đối với cơ sở dữ liệu
khách hàng.
- Đào tạo toàn bộ hệ thống nhân viên về chiến lược CRM của ngân hàng, định hướng
phát triển quan hệ khách hàng tại các điểm giao dịch.
3.2.3.2. Xây dựng chuẩn dịch vụ khách hàng
Văn hoá dịch vụ khách hàng thể hiện xuyên suốt toàn hệ thống và thể hiện cho triết
lý kinh doanh định hướng khách hàng của Vietcombank. Văn hoá đó thể hiện tro ng việc
luôn luôn tìm hiểu và thoả mãn những mong muôn của khách hàng dưới mọi góc độ, mọi
hình thức. Những điều khách hàng mong muốn có thể được chia thành hai nhóm khác
nhau:
Nhóm thứ nhất: Khách hàng muốn dịch vụ cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thực sự đáp ứng những nhu cầu của họ, thực sự xúng đáng với sự lựa chọn và
chi phí bỏ ra của họ. Các khách hàng cũng luôn mong đợi dịch vụ hậu mãi sau bán hàng
của ngân hàng thực sự tiện lợi. Tuy nhiên, không có yếu tố nào trong những yếu tố kể
trên sẽ giúp ngân hàng tạo ra sự trung thành của khách hàng cũng như khiến họ nói với
những người xung quanh rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt đến mức nào. Khách hàng
đón nhận những dịch vụ cốt lõi này một cách đương nhiên và họ nghĩ họ không cần phải
trung thành hay nói tốt về ngân hàng. Vì vậy, để tạo ra văn hoá riêng của Vietcombank
trong dịch vụ khách hàng cần phải tạo ra tính cá nhân cho các sản phẩm và dịch vụ mà
ngân hàng cung ứng.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 61
Nhóm thứ hai và cũng là những điểm quan trọng nhất: Những gì khách hàng
thực sự muốn và qua đó sẽ giúp ngân hàng có được lòng trung thành của họ cũng như sẽ
khiến khách hàng nói những điều tuyệt vời nhất về sản phẩm dịch vụ của bạn với mọi
người xung quanh, đó là:
1. Sự thân thiện và nồng ấm trong giao tiếp với khách hàng
Khi các khách hàng giao thiệp với ngân hàng mặt đối mặt hay qua điện thoại, họ
muốn nhận được những hồi âm, những lời đáp lại một cách nồng ấm. Việc làm này là rất
thiết thực. Bản thân các nhân viên của ngân hàng cần có vẻ mặt và giọng nói thật thân
thiện và dễ thương. Tạo cảm giác thân thiện cho khách hàng khi họ đến giao dịch tại bất
cứ địa điểm nào đó là nhiệm vụ, là triết lý làm việc của bất kỳ nhân viên nào của VCB.
2. Khách hàng muốn được cảm thấy mình thực sự quan trọng
Họ biết rằng ngân hàng có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ chỉ thực sự yêu
quí ngân hàng nếu ngân hàng khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng với ngân hàng.
Luôn luôn tạo cảm giác cho khách hàng thấy họ thực sự quan trọng trong sự phát triển
của ngân hàng, luôn luôn đặt khách hàng vào vị trí trung tâm của mọi mối quan hệ.
3. Khách hàng muốn được lắng nghe những gì họ nói
Các khách hàng thường có ấn tượng không tốt với những ai chỉ biết giải quyết các lời
phàn nàn mà không thực sự lắng nghe những gì họ nói. Chúng ta biết là rất khó để có
một chuẩn mực đối với tất cả các nhân viên, những nhân viên làm việc căng thẳng cảm
thấy mệt mỏi thường ít quan sát khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng, họ thường
có thói quen làm việc theo những nguyên tắc và quy định và thường rất ít lắng nghe
khách hàng. Khách hàng hàng luôn có lý do để bào chữa cho họ, và điều quan trọng là họ
muốn nhân viên lắng nghe họ.
4. Năng động, linh hoạt: Các khách hàng rất ghét phải nghe từ “Không” hay “Việc
này không thể thực hiện được”, "đó là quy định c ủa ngân hàng" . Không phải lúc nào các
nhân viên cũng có thể nói “Có” với khách hàng hay thực hiện chính xác theo những gì
khách hàng muốn, tuy nhiên, sẽ rất quan trọng khi nhân viên năng động linh hoạt nhất để
xử lý các tình huống. Hãy nói với khách hàng về những gì chúng ta có thể thực hiện- chứ
không phải những gì chúng ta không thể thực hiện. Để nhân viên luôn linh hoạt, năng
động ngân hàng cần có chủ trương trao quyền tự giải quyết những vấn đề nảy sinh từ
phía khách hàng mà họ có khả năng thực hiện nhằm thoả mãn khách hàng nhanh nhất.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 62
5. Hậu mãi: Khi những vướng mắc hay vấn đề phát sinh, khách hàng muốn nhanh
chóng được bạn giúp đỡ để giải quyết vấn đề của họ. Khách hàng không muốn nghe
những lời xin lỗi, những lời tra hỏi xem ai phải chịu trách nhiệm, tại sao xảy ra sự cố, họ
chỉ muốn được khắc phục nó thật nhanh. Khi khách hàng liên lạc với ngân hàng để tìm
một sự trợ giúp, hãy nhanh chóng trả lời ngay sau đó, nếu vấn đề chưa được giải đáp thì
nên có lịch hẹn và chủ động liên lạc lại với khách hàn g một cách nhanh nhất.
6. Chủ động hỏi khách hàng về dịch vụ cung cấp : Theo các nghiên cứu cho thấy:
"- 96% khách hàng không thỏa mãn không bao giờ trực tiếp phàn nàn với nhà cung
cấp.
- 90% khách hàng bất mãn sẽ không quay trở lại.
- Một khách hàng không hạnh phúc sẽ kể về điều này với 9 người khác".
Những số liệu thống kê trên cho thấy rằng phần lớn khách hàng sẽ không tự động
giãi bày với công ty về nỗi thất vọng của họ đối với chất lượng dịch vụ. Họ đơn giản sẽ
rời bỏ công ty và không bao giờ quay lại nữa. Nếu chúng ta không hỏi khách hàng về
chất lượng dịch vụ mình đang cung cấp, chúng ta có thể hành động theo những giả định
sai lầm và tự cho phép mình giảm chất lượng dịch vụ bởi vì có rất ít những lời than
phiền. Tuy nhiên, khi khách hàng đã đưa ra những lời than phiền thì công ty nên xử lý
những lời than phiền đó một cách thực sự. Nên có sự phối hợp giữa các phòng ban và các
chi nhánh nhận được lời phàn nàn để sửa đổi và điều chỉnh hợp lý.
Nhìn chung, xây dựng văn hoá chuẩn dịch vụ khách hàng là một vấn đề không phải
một sớm một chiều có thể thành công ngay được. Nó phải xuất phát từ nội tại ngân hàng,
từ cấp lãnh đạo tới những nhân viên bảo vệ của ngân hàng. Do vậy, cần phải được xây
dựng từ nền tảng cơ bản nhất đó là thái độ và ý thức phục vụ khách hàng của mỗi thành
viên trong ngân hàng.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 63
KẾT LUẬN
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng đã trở thành một yêu cầu tất yếu cho sự tồn
tại và phát triển của mỗi công ty trong thời buổi cạnh tranh định hướng khách hàng hiện
nay. Xây dựng và quản lý các mối quan hệ khách hàng ngày càng được các công ty chú
trọng đầu tư nhiều. Biến quan hệ khách hàng đó thành doanh số lại là cả một vấn đề
không đơn giản mà công ty cần phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể. Trên thị trường thế
giới cũng như Việt Nam, đã xuất hi ện nhiều giải pháp nhằm quản lý hệ thống quan hệ
khách hàng của công ty. Đó là các giải pháp về phần mềm quản trị mối quan hệ khách
hàng, các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hồ sơ khách hàng,
những giải pháp ứng dụng CSDL khách hàng, những trung tâm liên lạc với khách
hàngnhằm thoả mãn ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng. Đó cũng là một trong
những xu hướng phát triển của Marketing hiện đại (Marketing quan hệ và Marketing trên
CSDL). Các doanh nghiệp có thể áp dụng các giải pháp phù hợp để thực hiện việc quản
trị mối quan hệ khách hàng trong doanh nghiệp. Vietcombank cũng đang triển khai
những dự án nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai những giải pháp CRM trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Hiện tại, hoạt động CRM của Vietcombank đã có nhiều thành
quả rất tốt .Vietcombank cũng đang triển khai áp dụng nhiều giải pháp quản trị kinh
doanh thông minh như áp dụng Siverlake SIBS Axis ( SIBS). Hệ thống SIBS hoạt động
ổn định và cơ bản đáp ứng các yêu cầu hoạt động nghiệp vụ hiệ n đại của ngân hàng với
các phân hệ tiền gửi (Deposit), tiền vay/tín dụng (Loan), quản lý thông tin cơ bản của
khách hàng (CIF), hoạch toán kế toán tổng hợp (GL), thanh toán/ chuyển tiền (RM) và
một số phân hệ khác như Tài trợ thương mại (TF), ATM , phần mềm quản trị nhân lực
(HCM), quản lý chuỗi cung ứng, quản lý chất lượng Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đối
với Vietcombank cũng như các doanh nghiệp muốn áp dụng một giải pháp CRM đó là
cần có một chiến lược cụ thể và rõ ràng. Chiến lược này phải lấy định hư ớng khách hàng
làm chuẩn, đồng thời phải trở thành chiến lược trọng tâm cho doanh nghiệp. Cần phải có
kế hoạch hành động và tạo dựng được chuẩn mực trong hệ thống nhân viên đối với việc
thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ khách hàng. Có một lưu ý mà Vietcombank
cũng như các doanh nghiệp cần quan tâm đó là CRM không nhất thiết phải là một ứng
dụng công nghệ thông minh, CRM nằm trong chính những hoạt động giao tiếp với khách
hàng hàng ngày của các nhân viên. Thành công của CRM chính là việc khách hàng đã
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Hồng Nhung K42 QTKD TH Trang 64
đến giao dịch với chúng ta và quay trở lại giao dịch với chúng ta trong những lần tiếp
theo. Nhận thưc được thực chất của CRM, các doanh nghiệp sẽ có các chiến lược phù
hợp để ngày càng giữ chân được nhiều khách hàng cũ, biến họ thành bạn hàng, thành đối
tác và thành viên trong công ty khi họ thực sự trở thành một khách hàng trung thành và
hơn thế nữa, đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách hàng
mới qua sự tín nhiệm trên thị trường. Trong một tương lai không xa, chúng ta hy vọng về
một môi trường kinh doanh mà khách hàng luôn luôn được tôn trọng và trở thành trung
tâm của mọi mối quan hệ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tran_hong_nhung_k42th_noi_dung_9534.pdf