Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất mủ của năm dòng cao su vô tính tại Nông Trường An Bình, Công ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Cây cao su được du nhập vào Việt Nam từ năm 1897, trải qua nhiều thập niên nghiên cứu và phát triển, cây cao su trở thành cây trồng khả lưu trong cơ cấu cây công nghiệp dài ngày. Đến năm 2007 phát triển lên đến 549.600 ha trên nhiều vùng khác nhau. Trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ phát triển đến 1.000.000 ha cao su trong nước và 200.000 ha ở Lào và Campuachia từ năm 2015 – 2020 (Trần Thị Thúy Hoa, 2008). Đến nay, cây cao su đã đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất nhiều mặt hàng cho các lĩnh vực trong nước và mặt hàng xuất khẩu. Nhờ vào sản phẩm đặc biệt là mủ mà cây cao su đã được nhân trồng với quy mô lớn trên thế giới. Từ đó, cây cao su trở thành cây quan trọng, là cây công nghiệp dài ngày, mủ cao su là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp chế tạo những sản phẩm phục vụ cho ngành giao thông vận tải, y tế và các ngành khác có giá trị kinh tế cao và ổn định, mủ cao su là một trong bốn loại nguyên liệu thiết yếu bao gồm sắt thép, than đá, dầu mỏ, cao su làm ra được nhiều sản phẩm phục vụ cho sản xuất và đời sống. Cây cao su đã được xác định là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, ổn dịnh và góp phần cải thiện điều kiện kinh tế xã hội – môi trường (Lê Mậu Túy và cs, 2001). Tuy nhiên, cây cao su cũng phải đối diện với sự cạnh tranh của những cây công nghiệp khác. Để tiếp tục phát triển, ngành cao su phải có biện pháp nhằm không ngừng nâng cao năng suất và tăng sản lượng qua việc bình tuyển giống mới và mở rộng diện tích trồng cao su. Theo Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn đã đề ra dự án phát triển 30.000 ha cao su vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơ La, Điện Biên), đưa cao su lên địa bàn năm tỉnh của Tây Nguyên như Gia Lai (50.000 ha), Kon Tum (37.000 ha), Đăk Nông (22.000 ha), Đăk Lắk (27.000 ha) (Hiệp Hội Cao Su Việt Nam, 2007). Nhằm tăng diện tích trồng tăng sản lượng khai thác. Cây cao su là cây đại mộc lâu năm và có chu kỳ kinh doanh khá dài (30 năm), cần có 6 – 7 năm kiến thiết cơ bản. Vì vậy việc nghiên cứu chọn giống phải tốn nhiều thời gian và diện tích để đánh giá đầy đủ các đặc tính của giống trước khi khuyến cáo đưa vào sản suất. Để giảm bới rủi ro cho sản xuất, giống sẽ được khuyến cáo khi đã qua các bước khảo nghiệm cơ bản. Để giảm thiểu chi phí thí nghiệm và đẩy nhanh tốc độ cải tiến giống, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã đưa ra qui trình tạo tuyển giống gồm các bước: Tuyển non, Sơ tuyển, Chung tuyển và Sản xuất thử. Trong đó, sản xuất thử là một khâu quan trọng nhằm đánh giá thành tích nông học của các dòng vô tính lần sau cùng trước khi đưa vào trồng đại trà. Hiện nay Viện Nghiên cứu Cao su đặc biệt quan tâm đến việc bình tuyển những dòng vô tính cao su tại Việt Nam cùng với việc sử dụng nguồn giống nhập nội. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy các dòng vô tính chọn tạo trong nước biểu hiện nhiều triển vọng hơn so với các giống nhập nội. Thí nghiệm sản xuất thử các dòng vô tính chọn tạo tại Việt Nam và nhập nội được thiết lập tại tại Nông Trường cao su An Bình, Công Ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú, để đánh giá sinh trưởng, năng suất, hình thái, bệnh hại của 5 dòng vô tính cao su mới từ đó chọn lọc ra những dòng vô tính xuất sắc để đưa vào sản suất. Đề tài “Theo dõi khả năng sinh trưởng và năng suất mủ của năm dòng cao su vô tính tại Nông Trường An Bình, Công ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú, tỉnh Bình Phước” là một phần nghiên cứu trong quy trình tuyển giống của Viện Cao su. MỤC LỤC TRANG TỰA .i LỜI CẢM ƠN . ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC . iv DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ . vii DANH SÁCH CÁC BẢNG viii Chương 1 GIỚI THIỆU . 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu – Yêu cầu 2 1.2.1 Mục tiêu . 2 1.2.2 Yêu cầu 2 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4 2.1 Cây Cao su, nguồn gốc và phân bố 4 2.2 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái cây cao su . 5 2.2.1 Đặc điểm thực vật học . 5 2.2.2 Nhu cầu sinh thái của cây Cao su . 7 2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất Cao su trên thế giới và tại Việt Nam . 8 2.3.1 Trên thế giới 8 2.3.2 Tại Việt Nam . 11 2.4 Các bước tuyển chọn giống cao su 13 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1 Thời gian - Địa điểm nghiên cứu . 18 3.2 Vật liệu . 18 3.3 Phương pháp nghiên cứu . 18 3.3.1 Bố trí thí nghiệm . 18 3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi . 20 3.4 Phương pháp theo dõi 23 3.5 Phương pháp xử lý số liệu . 23 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24 4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng của các dòng vô tính Cao su 24 4.1.2 Vanh thân trong thời kỳ kiến thiết cơ bản . 24 4.1.3 Tăng trưởng vanh thân trong khi cạo . 25 4.2 Năng suất và sản lượng của các giống cao su trong năm 2008 . 26 4.2.1 Năng suất và sản lượng của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 qua năm đầu khai thác 26 4.1.2 Năng suất và sản lượng cá thể của các DVT trong 3 tháng cạo ở năm cạo thứ 2 (Năm 2009) 29 4.2 Hàm lượng cao su khô (% DRC) . 30 4.2.1 Hàm lượng cao su (% DRC) của các DVT qua 3 tháng theo dõi ở năm cạo thứ 2 31 4.3 Dày vỏ nguyên sinh . 32 4.4 Bệnh hại . 33 4.4.1 Bệnh phấn trắng 33 4.4.2 Bệnh nấm hồng . 34 4.4.3 Bệnh khô miệng cạo 36 4.5 Các đặc tính phụ khác 37 4.5.1 Rụng lá qua đông 37 4.5.2 Mô tả hình thái cao su 37 4.6 Tổng hợp một số thành tích đạt được của các dòng vô tính qua các tháng theo dõi trên thí nghiệm XTĐP 01 39 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46 5.1 Kết luận 46 5.2 Đề nghị . 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 48 PHỤ LỤC 50

pdf63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất mủ của năm dòng cao su vô tính tại Nông Trường An Bình, Công ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số chỉ tiêu sinh trưởng: đo vanh ở độ cao 1 m (giai đoạn KTCB) và 1,5 m (giai đoạn khai thác) cách mặt đất tại vị trí đo cố định bằng sơn qua các đợt quan trắc. Chỉ tiêu sinh trưởng biểu hiện bằng vanh thân (cm) và tăng vanh hàng năm. Việc do vanh thực hiện 1 lần trong năm, cố định theo tháng dự kiến sẽ mở miệng cạo. Đối với các thí nghiệm thuộc vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đo vào tháng 4 hàng năm. Cở mẫu quan trắc, đo 200 – 300 cây theo điểm chéo góc cho mỗi ô giống, cố định 10 – 15 cây/ hàng. - Dày vỏ nguyên sinh và tái sinh. Dày vỏ nguyên sinh được đo vào lúc mở miệng cạo và sau 3 năm cạo đo 1 lần, đo trên cùng vị trí. Nơi được đo dày vỏ nên cạo nhẹ nếu lớp vỏ bần trước khi dùng đót đo. Vị trí đo là khoảng giữa đường cạo, cách 3 cm trên đường mở cạo. Cỡ mẫu đo khoảng từ 40 – 50 cây cho mỗi ô cơ sở. Dày vỏ tái sinh được đo lần đầu sau khi mở miệng cạo 3 năm, đo dưới đường mở miệng cạo đầu 16 tiên 3 cm ở khoảng giữa mặt vỏ tái sinh. Sau đó cứ tiếp thục 3 năm đo 1 lần trên cùng vị trí. Cỡ mẫu đo tương tự như với vỏ nguyên sinh - Sản lượng: thời gian được mở cạo khi có trên 70 % cây trên lô thí nghiệm đạt vanh từ 50 cm trở lên. Có thể mở cạo trước những giống đã đạt tiêu chuẩn. Chế độ cạo úp S/2 d3; Áp dụng kích thích từ năm cạo thứ 3 trở đi hoặc theo quy trình khai thác đang áp dụng đại trà. Quan trắc sản lượng theo phần cạo cho mỗi giống, ghi sổ sản lượng hàng ngày theo từng phần cạo nhằm mục đích là lấy sản lượng và lấy mẫu DRC. Quan trắc có kiểm soát lấy sản lượng bằng cách theo dõi mỗi tháng 1 lần (không kích thích) và 2 lần mỗi tháng (có kích thích) vào những ngày thời tiết tốt và rơi trong khoảng giữa tháng. Toàn bộ các ô cơ sở trên thí nghiệm nên được cạo trong cùng ngày. Sản lượng mủ được thu bằng cách đong toàn bộ số mủ và thu mủ tạp trên từng ô cơ sở. Đếm số cây cạo đúng giống đã đong mủ nước cho từng đợt quan trắc, lưu ý loại trừ những cây không thu thập mủ do bỏ cạo, thiếu trang bị hoặc chảy ra ngoài. Mẫu DRC được lấy tối thiểu 33 ml trong từng thùng thu mủ toàn ô cơ sở, đánh đông sau đó đem cán mỏng, rửa sạch, sấy khô và cân để xác định DRC cho từng ô cơ sở. Sản lượng (g/c/c): gam/ cây/ lần cạo, trung bình ô cơ sở hàng tháng. Năng suất (Kg/ha/năm): lượng toán từ sản lượng cá thể trung bình năm; số lần cạo/năm và số cây theo dõi thực tế qui đổi. Thời gian theo dõi thí nghiệm ít nhất là 8 năm cạo và nên trang bị máng che mưa nhằm giảm tối đa những ngày bỏ cạo đối với những vùng mưa nhiều. - Bệnh hại: mỗi loại bệnh hại được quan trắc ít nhất 1 lần trong mùa cao điểm xảy ra bệnh. Một số bệnh lá phổ biến: bệnh phấn trắng (Oidium), héo đen đầu lá (Collectotrichum) và rụng lá mùa mưa (Phytophthora). Mức độ nhiễm bệnh của các loại bệnh lá trên được đánh giá theo 5 cấp từ mức độ nhiễm bệnh nhẹ đến mức độ nhiễm bệnh nặng theo bảng phân cấp hiện hành của BVTV. Các bệnh trên thân thường gặp như Loét sọc mặt cạo (Phytophthora), được đánh giá theo 7 cấp với tỷ lệ diện tích mặt trên cây quan trắc trên mỗi ô cơ sở. Đánh giá bệnh theo bảng phân cấp được hướng dẫn. Bệnh nấm hồng (Coriticium), được xác định bằng tỷ lệ số cây bệnh trên cây quan trắc trên mỗi ô cơ sở. Đánh giá bệnh theo bảng phân cấp gồm 4 cấp. Ngoài ra còn có một số bệnh hại khác cần lưu ý phát hiện những bệnh hại lạ xảy ra trong các đợt quan trắc theo định kỳ như bệnh Corynespora và các biểu hiện do 17 tác động của thời tiết như gió bão, giá rét, dinh dưỡng cũng được ghi chú lưu vào hồ sơ thí nghiệm. Đối với cây khô miệng cạo nên ghi nhận tỷ lệ cây khô mủ hoàn toàn, phân làm 2 loại, loại 1 những cây khô mủ nhưng không có biến dạng vỏ cây, loại 2 là những cây khô mủ và có nứt nẻ hay gân biến dạng trên vỏ cây. Một số đặc tính phụ khác được quan tâm như hình thái phân cành, trữ lượng gỗ thân chính, đặc điểm vỏ nguyên sinh và tái sinh, tốc độ chảy mủ, đặc tính ra hoa và khả năng cho hạt. Đánh giá về các đặc tính sinh lý sinh hóa, khả năng đáp ứng kích thích mủ, nhu cầu phân bón … Các đặc tính công nghệ mủ cũng cần được nghiên cứu bổ sung theo chuyên ngành liên quan để hoàn chỉnh tư liệu lý lịch đối với các giống khuyến cáo (Quy trình theo dõi trên vườn sản xuất thử, 2009). 18 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian - Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2009 tại vuờn thí nghiệm sản xuất thử, trồng năm 2001 tại Nông trường Cao su An Bình Công Ty Cổ phần Cao su Đồng Phú thuộc chương trình bình tuyển giống ký hiệu XTĐP 01. 3.2 Vật liệu Gồm 5 dòng vô tính cao su (PB235 làm đối chứng, 4 dòng vô tính mới lai tạo của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam giai đoạn 1989 – 1991). Bảng 3.1: Phổ hệ và nguồn gốc của các DVT trên thí nghiệm XT ĐP 01 STT DVT Mẹ Bố Nguồn gốc 1 PB 235 (Đ/c) PB 5/51 PB S/78 Nhập nội 2 LH 83/85 RRIC 110 PB 252 Việt Nam 3 LH 83/290 PB 235 RRIC 123 Việt Nam 4 LH 88/241 PB 235 RRIM 725 Việt Nam 5 LK 104 PB 5/51 RRIM 703 Việt Nam 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo khối ô đơn giống (mỗi ô một giống không có lần lập lại), với 5 nghiệm thức tương ứng với 5 dòng vô tính cao su. Dựa trên quy trình bình tuyển giống do Bộ môn Giống, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam xây dựng (Sơ đồ 3.1). 19 VIỆN NGHIÊN CỨU CAO SU VIỆT NAM BỘ MÔN GIỐNG SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM SẢN XUẤT THỬ ĐỒNG PHÚ 2001 XT ĐP 2001 Địa điểm: Phước Vĩnh, Nông trường An Bình, Diện tích : 10 ha Công ty Cổ Phần Cao su Đồng phú . Địa hình : Bằng phẳng Bố trí : Ô đơn giống, 5 giống (751 cây – 1859 cây/ô giống) Loại đất : Đất xám tái canh Cao trình : 32 m, 11,5 độ vĩ Bắc Vật liệu trồng: Stum trần Mật độ : 555 cây/ha; Khoảng cách : 6 m x 3 m Ngày trồng : 13-15 / 07 / 2001 LK 104 7 Hàng LH 83/290 6 Hàng LH 88/241 6 Hàng LH 83/85 5 Hàng PB 235 11 Hàng 35 34 33 32 31 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm sản xuất thử của 5 dòng vô tính B Cây 169 Cây 1 20 3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 3.3.2.1 Sinh trưởng Vanh thân (cm) ở độ cao 1 m cách mặt đất, tại vị trí cố định theo vạch sơn. Vanh thân được đo vào tháng 4 hàng năm bằng thước dây không giãn, chính xác 1 mm. 3.3.2.2 Sản lượng (g/c/c) - Thí nghiệm mở miệng cạo tháng 04/2008 khi cây đạt tiêu chuẩn (vanh thân đo ở độ cao 150 cm cách mặt đất >= 45 cm). Theo dõi sản lượnng từ tháng 05/2009 đến tháng 07/2009. - Phương pháp theo dõi: theo dõi mỗi tháng 2 lần vào những ngày thời tiết tốt (ngày 10 và 20 hàng tháng). Chế độ cạo được áp dụng đối với hệ thống thí nghiệm giống là ½ S d/3, toàn bộ các ô giống trên thí nghiệm được theo dõi cùng ngày cạo. - Đong toàn bộ số mủ và thu mủ tạp trên từng ô cơ sở. Đếm số cây cạo đúng giống đã đong mủ nước cho từng đợt quan trắc, lưu ý loại trừ những cây không thu thập mủ do bỏ cạo, thiếu trang bị hoặc chảy ra ngoài. - Sản lượng cá thể mủ nước (g/cây/lần cạo) = (Trọng lượng mủ nước x % DRC) / Số cây quan trắc. - Sản lượng cá thể mủ tạp (g/cây/lần cạo) = (Trọng lượng mủ tạp x 500)/ Số cây quan trắc - Năng suất (kg/ha/năm) = Sản lượng cá thể x (số cây cạo/ha) x (số lát cạo/năm). 3.3.2.3 Hàm lượng cao su khô - Mẫu DRC (%) được lấy theo từng dòng vô tính, đong mủ nước ở từng ô giống, đếm số cây đong mủ. Sau đó trộn đều lấy 33 ml mủ nước trong thùng đong mủ của ô giống bằng ống đong DRC chuyên dụng, đánh đông bằng acid acetic 3 – 4 %, 21 mủ đông, rửa sạch, cán mỏng, để khô trong mát sau đó đem sấy khô ở nhiệt độ 60oC cho đến khi trọng lượng không đổi và đem cân để xác định hàm lượng cao su khô của từng ô giống (phụ lục 1). - Tần số quan trắc: lấy mẫu 2 lần/ tháng * Công thức tính % DRC: % DRC = 33 khoâmuû maãu löôïng Troïng x 100 3.3.2.4 Dày vỏ nguyên sinh (mm) Dày vỏ nguyên sinh: được đo bằng đót đo dày vỏ, tại vị trí ở khoảng giữa trên đường mở miệng cạo đầu tiên là 3 cm (Theo qui trình Bộ môn Giống – Viện nghiên cứu cao su Việt Nam). 3.3.2.5 Bệnh hại Theo dõi một số loại bệnh xuất hiện trong thời gian thí nghiệm, các bệnh phổ biến thường gặp ở cây cao su như: bệnh nấm hồng, bệnh phấn trắng (điều tra phân cấp bệnh theo quy trình Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam) * Bệnh phấn trắng :theo dõi 1 lần vào tháng 02/2009 Bảng 3.2: Bảng quy ước phân cấp bệnh phấn trắng Cấp bệnh Ý nghĩa Mức độ bệnh của lá trên cành Biểu hiện trên lá 1 Nhiễm rất nhẹ Có đốm hoặc đốm dấu, nhìn lâu mới thấy bệnh Lá ổn định màu xanh đậm và có vài chấm trắng loang lổ 2 Nhiễm nhẹ ¼ số lá trên cành có bệnh, đốm bệnh rõ trên lá Lá bắt đầu chuyển bệnh nhẹ, màu trắng của nấm bệnh khá rõ ở mặt dưới lá 3 Nhiễm trung bình ½ số lá bị bệnh Lá bắt đầu vàng dần , vết bệnh lan dần lan rộng trên cả hai mặt lá 4 Nhiễm nặng Nấm phủ kín lá hoặc ½ lá héo, lá biến dạng Lá màu vàng và rụng nhiều, có nhiều lá quăn lại 5 Nhiễm rất nặng Nấm phủ kín lá hoặc ½ lá héo, lá biến dạng Trên ¾ lá trên cây bị bệnh và có màu vàng, lá rụng rất nhiều, ngọn bị thui và chết ngược 22 * Bệnh nấm hồng - Theo dõi 1 lần vào tháng 07/2009. - (%) TLB = ( tổng số cá thể bị bệnh/tổng số cá thể điều tra)*100 - Mức độ bệnh (phân cấp theo quy trình của Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam). Bảng 3.3: Phân hạng tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh nấm hồng của các dòng vô tính Bảng 3.4: Qui ước phân cấp bệnh nấm hồng Cấp Vị trí bị bệnh Màu sắc bệnh Triệu chứng 1 - Thân - Trắng - Chảy ít mủ giot ngắn không rõ bệnh. - Cành cấp 2 - Hơi hồng - Mủ chảy nhiều dài 2 - Thân - Hơi hồng - Vết bệnh dài 20 cm – 40 cm - Cành cấp 1 - Hồng rõ - Vết bệnh dài 20 cm – 40 cm 3 - Thân - Hồng - Vết bệnh dài 40 cm – 60 cm - Cành cấp 1 - Hồng đậm - Vết bệnh dài 40 cm – 60 cm, nứt vỏ, lá héo. - Cành cấp 2 - Hồng đậm - Vết bệnh dài 40 cm – 60 cm, nứt vỏ, mủ chảy nhiều xuống đất lá héo khô. 4 - Thân - Hồng đậm - Vết bệnh dài trên 60 cm, nứt vỏ nhiều, lá khô và có nhiều chồi mọc dưới vết bệnh * Kiểm khô miệng cạo Quan trắc 1 lần vào cuối thời gian thực hiện đề tài (tháng 7/2009) nhằm xác định số cây bị bệnh khô miệng cạo. (%)KMC = (số cây bị bệnh/ tổng số cây cạo)*100 Tỷ lệ bệnh (%) Mức độ 0 Không bệnh 0,1 – 10,0 Nhẹ 10,1 – 20,0 Trung bình 20,1 – 40,0 Nặng > 40,0 Rất nặng 23 3.3.2.6 Các đặc tính phụ khác * Hình thái: Các chỉ tiêu quan trắc hình thái cây (cho điểm từ 1 đến 5 điểm) - Tổng thể cây: tán dù – hình tháp (1 – 5 điểm) - Tán lá: thưa – trung bình – rộng (1– 5 điểm) - Thân: nghiêng – cong – thẳng (1 – 5 điểm) - Vỏ nguyên sinh: u sần – vặn vẹo – trơn (1 – 5 điểm) - Phân tầng: rõ – không rõ (1 – 5 điểm) -Ghi chú: điểm 1: rất kém; 2: kém; 3: trung bình; 4: khá; 5: tốt. * Rụng lá qua đông Quan sát 3 đợt trong thời gian rụng lá, mỗi đợt cách nhau 2 tuần. Đánh giá tỷ lệ phần trăm rụng lá. Sau đó nhận xét sự rụng lá qua đông của từng giống: sớm hay muộn, rụng từng phần hay toàn phần (Theo dõi rụng lá chỉ xét mức độ rụng của tán cũ, không kể phần lá mới ra trong thời gian ra lá). 3.3.2.7 Khảo sát một số đặc điểm hình thái các dòng vô tính Sau khi đã có số liệu của những dòng vô tính về sinh trưởng, sản lượng đánh giá tổng hợp các đặc tính nông học của một số dòng vô tính này qua các chỉ tiêu: tán lá, độ cao, phân cành, thân ưu thế ngọn, vỏ nguyên sinh. Phương pháp đánh giá chấm điểm từng cây trên mỗi ô cơ sở (từ đểm 1 đến điểm 5) theo quy ước Bộ môn Giống – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Sau đó đánh giá tổng quát hình thái của từng dòng vô tính. 3.4 Phương pháp theo dõi Theo dõi theo từng ô cơ sở, mỗi ô cơ sở tương ứng một dòng vô tính (Dựa trên quy trình theo dõi trên vươn sản xuất thử của Bộ môn Giống – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam). 3.5 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. 24 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng của các dòng vô tính Cao su Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, do đó sinh trưởng là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống: giống có sinh trưởng nhanh sẽ rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, tiết kiệm được chi phí đầu tư. Ngoài ra với khuynh hướng hiện nay, gỗ cao su là sản phẩm quan trọng thứ hai của cây cao su, nên cần tuyển chọn những giống có mức tăng trưởng nhanh trong khi cạo để đến sau chu kỳ khai thác mủ có một khối lượng gỗ lớn. Vì thế, chỉ tiêu sinh trưởng được quan tâm bên cạnh sản lượng mủ. 4.1.2 Vanh thân trong thời kỳ kiến thiết cơ bản Trong điều kiện sinh thái và điều kiện canh tác nhất định, những dòng vô tính sinh trưởng nhanh sẽ rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản, tiết kiệm được chi phí đầu tư. Mặt khác, gỗ cao su cũng góp phần quan trọng cho người trồng khi kết thúc chu kỳ khai thác, do đó vanh thân và tăng vanh thân là chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ sinh trưởng trong công tác chọn giống của cây cao su. Kết quả theo dõi vanh thân qua trong thời kỳ kiến thiết cơ bản được thể hiện qua đồ thị 4.1 cho thấy sau bảy năm kiến thiết cơ bản, trị số trung bình vanh thân lúc mở cạo (04/2008) của 5 dòng vô tính đạt 49,25 cm. Trong đó, dòng vô tính PB 235 là dòng vô tính nhập nội có sinh trưởng khỏe được trồng phổ biến hiện nay và được dùng đối chứng. Trong đó, dòng vô tính có có vanh thân lúc mở miệng cạo vượt đối chứng là LH 83/85 đây là dòng có sinh trưởng cao nhất nhưng mức vượt không đáng kể so với đối chứng, vanh thân lúc mở miệng cạo đạt 51,13 cm (vượt PB 235 là 0,95 %). Ba dòng vô tính LH 88/241, LK 104 và LH 83/290 có vanh thân trung bình lúc mở miệng cạo từ 47,02 cm đến 49,53 cm, sinh trưởng tương đương đối chứng PB 235 đạt 92,83 % – 97,79 %. Riêng chỉ có dòng vô tính LH 88/241 có sinh trưởng thấp nhất thí nghiệm. 25 0 10 20 30 40 50 60 04/2004 04/2005 04/2006 06/2007 04/2008 Năm Cm LH 83/85 PB 235 LH 83/290 LK 104 LH 88/241 Đồ thị 4.1. Biểu diễn khả năng tăng vanh của 5 dòng vô tính thời kỳ kiến thiết cơ bản trên thí nghiệm XTĐP 01. Ghi chú: Số liệu đuợc tổng hợp và phân tích từ kết quả theo dõi năm 2008 4.1.3 Tăng trưởng vanh thân trong khi cạo Tăng trưởng trong khi cạo là một yếu tố rất quan trọng, nhằm mục đích đánh giá được khả năng tăng vanh của giống đó trong những khoảng thời gian khai thác. Thường thì những dòng vô tính có sản lượng cũng như độ tăng vanh trong khi cạo cao thì tiềm năng của giống đó là rất tốt. Trong giai đoạn khai thác sự tăng vanh chậm hơn rất nhiều so với thời gian kiến thiết cơ bản do phần lớn dinh dưỡng đã bị lấy đi không còn dự trữ trong thân để nuôi cây phát triển. Tăng vanh trong khi cạo được coi là chỉ tiêu gián tiếp nhằm đánh giá tiềm năng năng suất của một giống và tăng vanh trong khi cạo là một chỉ tiêu rất quan trọng cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm, khả năng thích ứng với điều kiện môi trường và tiềm năng năng suất của dòng vô tính cao su. Tăng trưởng trong khi cạo của các dòng vô tính trên thí nghiệm trong thời gian theo dõi (từ tháng 4/2008 đến tháng 5/2009) có sự chênh lệch đáng kể, được thể hiện qua bảng 4.1. Trị số tăng trưởng trung bình của 5 dòng vô tính qua năm đầu khai thác 26 là 2,42 cm/năm. Trong đó dòng vô tính LH 83/290 có mức độ tăng trưởng trong khi cạo cao nhất đạt 3,52 cm (vượt 44,86 % so với đối chứng PB 235). Ngược lại, dòng vô tính LH 83/85 tăng trưởng trong khi cạo là 1,10 cm thấp hơn PB 235 (45,27 %). Bảng 4.1: Sinh trưởng và tăng vanh của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 STT DVT Vanh mở cạo 04/2008 Vanh thân 05/2008 Tăng vanh cạo 2008 - 2009 % PB 235 1 PB 235(Đ/c) 50,65 53,08 2,43 100,00 2 LK 104 47,93 50,39 2,46 101,23 3 LH 83/85 51,13 52,23 1,10 45,27 4 LH 88/241 47,02 49,59 2,57 105,76 5 LH 83/290 49,53 52,23 3,52 144,86 Trung bình 49,25 51,66 2,42 Ghi chú: - Số liệu vanh thân lúc mở cạo (04/2008) được tổng hợp và phân tích từ kết quả theo dõi năm 2008 - Số liệu vanh thân (05/2009) được thu thập và phân tích năm 2009 4.2 Năng suất và sản lượng của các DVT cao su trong năm 2008 Sản lượng và năng suất cao, ổn định là trong những chỉ tiêu hàng đầu trong chọn giống cao su. Do đó, trong sản xuất trồng cao su trước tiên các nhà trồng cao su phải chọn giống trồng cho năng suất sản lượng cao, ổn định trong thời gian kinh doanh vì sản lượng mủ nước là sản phẩm chính của nhà vườn quan tâm trong công tác chọn và tuyển tạo giống. Muốn đánh giá sản lượng của dòng vô tính phải qua nhiều năm và ở các vùng sinh thái khác nhau để biết khả năng cho mủ của dòng vô tính đó. Ngoài ra, dòng vô tính cho năng suất, sản lượng ổn định cũng sẽ dễ dàng cho công tác quản lý cũng như việc lên kế hoạch, khoán sản lượng cho công nhân khai thác hàng năm của các nông trường, Công ty. 4.2.1 Năng suất và sản lượng của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 qua năm đầu khai thác Một số kết quả trước đây cho thấy sản lượng cá thể không phân bố đều trong năm mà tăng dần từ những tháng đầu năm cạo đến những tháng cuối năm. Vào đầu năm sản 27 lượng cá thể rất thấp sau đó tăng dần và đạt được mức độ cao nhất vào các tháng cuối năm, sau khi cây rụng lá hoàn toàn và cho đến khi lá non ổn định thì bắt đầu cạo lại, đây cũng chính là tháng đầu tiên của năm khai thác, tháng 1/2009 là tháng cạo cuối cùng của năm khai thác 2008 trước khi cho vườn cây tạm thời nghỉ cạo để thay lá mới. Thí nghiệm XTĐP 01 thuộc vùng Đông Nam Bộ nên có hai mùa mưa và nắng rõ rệt với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, những tháng đầu mùa mưa cây thường cho sản lượng cá thể thấp và tăng dần cho đến các tháng cuối năm. Vào giai đoạn cuối của năm khai thác (tháng 11/08, 12/08, 1/09), điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho việc khai thác, số giờ nắng thuận lợi cho sự quang hợp của cây, ngoài ra độ ẩm không khí còn cao cùng với nhiệt độ thấp vào buổi sáng tạo thuận lợi cho dòng chảy của mủ cao su khi khai thác. Bên cạnh đó, những tháng đầu của năm khai thác do cây mới thay lá cùng với sự thiếu hụt ẩm độ đã trở ngại cho dòng chảy dẫn đến sản lượng cá thể thấp. Diễn biến chung sản lượng cá thể thấp ở các tháng 5, 6/2008. Sau đó tăng dần và đạt mức cao nhất vào tháng 1/2009. Chỉ tiêu sản lượng cá thể (g/c/c), là một trong các yếu tố cấu thành năng suất của từng dòng vô tính. sản lượng cá thể qua năm đầu khai thác (5/2008 – 1/2009) của 5 dòng vô tính trên thí nghiệm XTĐP 01 có xu hướng tăng dần theo thời gian mở cạo (Bảng 4.2). Các dòng vô tính trên thí nghiệm có sản lượng cá thể và năng suất quần thể vượt đối chứng. Trong đó, dòng vô tính LH 83/290 có sản lượng trung bình của năm khai thác đầu tiên dẫn đầu bảng với 40,49 g/c/c và năng suất đạt 1.640 kg/ha/năm bằng 135,27 % so với đối chứng PB 235. Sản lượng cá thể và năng suất quần thể của 3 dòng vô tính lai hoa trên tổng số 5 dòng vô tính trên thí nghiệm đều vượt đối chứng PB 235 (từ 28,89 % đến 35,27 %) đạt sản lượng các thể từ 38,58 – 39,30 g/c/c và năng suất ước lượng 1563 – 1.592 kg/ha/năm. Đây là một tiến bộ đáng chú ý của chương trình cải tiến giống của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam trong đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất 3 – 3,5 tấn/ha/năm”. 28 Bảng 4.2: Sản lượng cá thể (g/c/c) 9 tháng năm 2008 của 5 dòng vô tính trên thí nghiệm XTĐP 01 STT DVT Tháng Trung bình Năng suất (kg/ha/năm) % PB 235 5/08 6/08 7/08 8/08 9/08 10/08 11/08 12/08 1/09 1 PB 235(Đ/c) 18,61 30,71 29,12 28,80 26,70 31,17 34,61 30,36 39,35 29,94 1.212 100,00 2 LK 104 47,50 35,80 30,35 28,90 30,47 38,09 41,02 38,37 63,23 39,30 1.592 131,29 3 LH 83/85 27,38 31,96 35,60 33,10 32,02 39,69 41,30 41,23 65,00 38,58 1.563 128,89 4 LH 88/241 25,28 41,21 38,51 32,42 33,39 41,73 39,32 46,09 49,64 38,62 1.564 129,01 5 LH 83/290 40,62 31,29 34,31 37,98 27,04 42,13 49,29 40,43 61,35 40,49 1.640 135,27 Trung bình 31,88 34,19 33,58 32,24 29,92 38,56 41,11 39,30 55,71 37,39 1.464 Ghi chú: - Số liệu đuợc tổng hợp và phân tích từ kết quả theo dõi năm 2008 của Bộ Môn Giống – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. - Số nhát cạo trung bình 9 tháng của chế độ cạo ½ S d/3 6d/7 là 90 nhát. - Số cây cạo ước lượng năm 1 là 450 cây. 29 4.1.2 Năng suất và sản lượng cá thể của các DVT trong 3 tháng cạo ở năm cạo thứ 2 (Năm 2009) Năng suất của một giống biểu thị bằng khối lượng mủ qui khô trên đơn vị diện tích trong năm. Nó là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của một dòng vô tính cao su. Sản lượng cá thể cao, số cây cạo cao, cường độ khai thác, kế hoạch khai thác hợp lý sẽ cho năng suất cao/ha.Với chế độ cạo nhất định, sản lượng vườn cây chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: sản lượng cá thể, số cây cạo/ha. Qua những kết quả được thể hiện trên (Bảng 4.3) cho thấy: các dòng vô tính có sản lượng cá thể trung bình từ 31,26 g/c/c đến 51,19 g/c/c và năng suất quần thể đạt từ 468,90 kg/ha/3tháng đến 767,85 kg/ha/3tháng, vượt đối chứng PB 235 từ 32,68 % – 117,27 %. Trong đó, các dòng LK 104, LH 83/85 có sản lượng cá thể từ 31,26 g/c/c đến 40,47 g/c/c và năng suất 3 tháng đầu năm đạt từ 468 kg/ha/3 tháng đến 607 kg/ha vượt đối chứng PB 235 từ 32,68 % – 71,77 %. Riêng chỉ có dòng vô tính LH 83/290 có sản lượng trung bình qua 3 tháng theo dõi từ tháng 5 – 7/2009 là 51,19 g/c/c và năng suất ước đạt 768,87 kg/ha/3 tháng bằng 217,27 % so với đối chứng PB 235, đây là dòng có sản lượng và năng suất vượt trội nhất trên toàn thí nghiệm. Bảng 4.3: Sản lượng cá thể (g/c/c) năng suất ước lượng các dòng vô tính trên thí nghiệm XTĐP 01 qua 3 tháng ở năm cạo thứ 2 (2009) STT DVT Tháng Trung bình Năng suất (Kg/ha/3 tháng) % PB 235 5/09 6/09 7/09 1 PB 235 (Đ/c) 17,46 20,97 32,25 23,56 353,40 100,00 2 LK 104 23,26 38,83 50,05 37,38 560,70 158,65 3 LH 83/85 28,18 46,01 47,22 40,47 607,05 171,77 4 LH 88/241 28,01 32,91 32,84 31,26 468,90 132,68 5 LH 83/290 64,52 49,42 39,63 51,19 767,85 217,27 Trung bình 32,29 37,63 40,40 36,77 551,56 Ghi chú: - Sản lựong cá thể (g/c/c) trung bình qua 3 tháng (5-7/2009). - Số nhát cạo trung bình 3 tháng của chế độ cạo ½ S d/3 6d/7 là 30 nhát. - Số cây cạo ước lượng năm 2 trên ha là 500 cây. 30 4.2 Hàm lượng cao su khô (% DRC) Hàm lượng cao su khô là chỉ tiêu cho chúng ta biết tỉ lệ mủ khô có trong mủ nước, đồng thời DRC còn phản ánh khả năng cho mủ, tái tạo chất sống của một dòng vô tính và phản ánh hàm lượng chất khô tổng số, tính được cường độ khai thác, chế độ khai thác hợp lý để từ đó có kế hoạch sử dụng chất kích thích, số lần bôi kích thích trong quá trình khai thác để tránh việc khai thác quá cường độ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Hàm lượng DRC thay đổi theo từng dòng vô tính, theo độ tuổi, thời gian cạo, số nhát cạo và chế độ cạo áp dụng kích thích mủ trong năm. Những kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, trong năm khai thác hàm lượng DRC thường đạt cao nhất vào các tháng đầu tiên và những tháng cuối năm, có thể do thiếu hụt độ ẩm nên hàm lượng DRC cao. Tuy nhiên, hàm lượng cao su khô cao biểu hiện khả năng đáp ứng tốt với chất kích thích mủ nhưng lại gây trở ngại cho dòng chảy lúc khai thác. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ tiêu DRC là một chỉ tiêu phụ, cần tiến hành lấy mẫu DRC để đánh giá hàm lượng cao su khô của các dòng vô tính trên thí nghiệm. Đồ thị 4.2: Biểu diễn hàm lượng cao su khô (%DRC) năm 2008 trên thí nghiệm XTĐP 01 Ghi chú: Số liệu đuợc tổng hợp và phân tích từ kết quả theo dõi năm 2008 của Bộ Môn Giống Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. % DRC 31,47 33,08 30,63 28,66 25,31 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 PB 235 LK 104 LH 83/85 LH 88/241 LH 83/290 DVT PB 235 LK 104 LH 83/85 LH 88/241 LH 83/290 31 Sau khi các dòng vô tính đưa vào khai thác, kết quả DRC của các dòng vô tính được thể hiện qua đồ thị 4.2: - Dòng vô tính LK 104 có trị số trung bình DRC cao nhất trên toàn thí nghiệm đạt 33,08 % và cao hơn đối chứng PB 235 (31,47 %). - DRC của hai dòng vô tính LH 88/241 (28,66 %) và LH 83/85 (30,63 %) thấp hơn PB 235 chỉ đạt 91,07 % và 97,33 %. Riêng chỉ có dòng vô tính LH 83/290 có DRC thấp nhất trong thí nghiệm chỉ đạt 84,40 % so với đối chứng PB 235. 4.2.1 Hàm lượng cao su (% DRC) của các DVT qua 3 tháng theo dõi ở năm cạo thứ 2 Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy: hầu hết các dòng vô tính trên thí nghiệm không vượt đối chứng, nhưng không cao. Các dòng vô tính LH 88/241, LH 83/85 và LK 104 có giá trị DRC từ 28,91 % – 32,02 % chỉ đạt 87,18 % – 96,56 % so với đối chứng PB 235. Dòng vô tính còn lại là LH 83/290 thấp nhất trên toàn thí nghiệm, chỉ đạt 81,78 % so với đối chứng PB 235. Bảng 4.4: Hàm lượng cao su khô (DRC, %) của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 STT DVT Tháng Trung bình % PB 235 5/09 6/09 7/09 1 PB 235 (Đ/c) 36,43 31,94 31,13 33,17 100,00 2 LK 104 32,67 31,60 31,80 32,02 96,56 3 LH 83/85 36,68 29,54 28,11 31,45 94,81 4 LH 88/241 35,10 26,04 25,60 28,91 87,18 5 LH 83/290 34,58 22,88 23,91 27,12 81,78 Trung bình 35,46 28,69 28,18 30,77 Ghi chú: Hàm lượng DRC được lấy từ tháng 5 – 7/2009 Xét theo mùa vụ, DRC của các dòng vô tính trên thí nghiệm có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm. Sự chênh lệch đó thể hiện ở hệ số biến động DRC. Giống có hệ số biến động thấp nói lên tính ổn định DRC của giống đó. Biến động qua 3 tháng theo dõi của các dòng vô tính trên thí nghiệm XTĐP 01 được trình bày qua bảng 4.5. 32 Kết quả cho thấy hệ số biến động DRC của dòng vô tính PB 235 cao nhất trên toàn thí nghiệm, đó là đặc tính của PB 235 sản lượng đầu năm thấp và rụng lá qua đông sớm. Các dòng vô tính còn lại có hệ số biến động thấp hơn đối chứng PB 235. Trong đó LK 104 có hệ số biến động DRC thấp nhất (9,08 %). Bảng 4.5: Biến động (% DRC) của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 STT DVT Khoảng biến động Trung bình CV % Thấp nhất Cao nhất 1 PB 235 (Đ/c) 45,72 26,96 33,17 17,70 2 LK 104 37,14 28,20 32,02 9,08 3 LH 83/85 43,68 26,69 31,45 18,02 4 LH 88/241 39,76 23,69 28,91 18,83 5 LH 83/290 40,88 22,24 27,12 25,99 Trung bình 45,72 22,24 30,77 18,68 Ghi chú: - CV % là hệ số biến thiên được tính dựa trên giá trị trung bình của 6 lần quan trắc hàm lượng DRC. 4.3 Dày vỏ nguyên sinh Độ dày vỏ nguyên sinh là một đặc tính của giống, là một trong những chỉ tiêu không kém phần quan trọng trong công tác chọn giống cây cao su, vì vỏ cây là nơi sản sinh ra mủ cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác cạo đối với công nhân. Độ dày vỏ tái sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng lại mặt cạo tái sinh. Số liệu thể hiện bảng 4.6 cho thấy, độ dày vỏ nguyên sinh của 5 dòng vô tính trên thí nghiệm XTĐP 01 đạt từ 4,06 mm – 5,79 mm. Trị số trung bình độ dày vỏ nguyên sinh của các dòng vô tính đạt 5,08 mm. Mặt khác, các dòng vô tính tuy không vượt đối chứng PB 235 nhưng sự có sự chênh lệch giữa các dòng. Ba trong 4 dòng vô tính LH 83/290, LK 104 và LH 83/85 có độ dày vỏ từ 4,66 mm – 5,38 mm (chỉ đạt 70,12 % – 90,92 % so với đối chứng) Trong đó dòng vô tính LH 88/241 có độ dày vỏ thấp nhất là 4,06 mm chỉ đạt 70,12 % so với đối chứng PB 235. 33 Bảng 4.6: Dày vỏ nguyên sinh của các dòng vô tính trên thí nghiệm XTĐP 01 STT DVT Dày vỏ (05/2008) % PB 235 1 PB 235(Đ/c) 5,79 100,00 2 LK 104 5,20 89,91 3 LH 83/85 5,38 90,92 4 LH 88/241 4,06 70,12 5 LH 83/290 4,66 80,48 Trung bình 5,08 Ghi chú: Dày vỏ nguyên sinh được đo vào tháng 05/2008 Ghi chú: Số liệu đuợc tổng hợp và phân tích từ kết quả theo dõi năm 2008 của Bộ Môn Giống - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. 4.4 Bệnh hại Là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống. Bệnh hại có ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng sinh lợi của cây. Ngoài ra, bệnh hại trên thân, cành làm gãy đỗ ảnh hưởng đến mật độ cây cạo, bệnh lá làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản và mở cạo sau khi rụng lá qua đông. Ngoài ra, bệnh hại còn chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi các tác động của môi trường, cơ giới. Một số lọai bệnh thường xuất hiện trên vườn cây cao su như: héo đen đầu lá, phấn trắng, loét sọc mặt cạo, nấm hồng, bệnh Corynespora. Trong thời gian theo dõi thí nghiệm XTĐP 01 tại Phước Vĩnh – Phú Giáo – Bình Dương, đã ghi nhận sự xuất hiện của bệnh phấn trắng và bệnh nấm hồng. Đối với công tác tuyển chọn giống một dòng vô tính có sản lượng cao thì cũng cần phải kháng bệnh tốt đặc biệt là 2 bệnh phổ biến trên cây cao su khai thác là nấm hồng, phấn trắng. Trong thời gian thực tập đề tài đã ghi nhận được một số loại bệnh sau: nấm hồng, phấn trắng và khô miệng cạo. 4.4.1 Bệnh phấn trắng Bệnh phấn trắng gây hại trên cây cao su do nấm Oidium hevea Steinm, thuộc họ Hypomycetes gây ra. Triệu chứng rõ là có những đốm màu trắng trên lá bệnh nên được gọi là bệnh phấn trắng. Bệnh gây hại cho cây cao su ở nhiều lứa tuổi, hầu hết các vượn trồng cao su ở Việt Nam đều bị nhiễm bệnh này, tuy nhiên mức độ nhiễm tùy thuộc vào đặc điểm 34 kháng bệnh của từng dòng vô tính, cũng như điều kiện thời tiết, khí hậu bệnh thường gây hại nặng hơn nếu gặp điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm thích hợp và có nhiều sương mù vào sáng sớm, và nhất là khi các yếu tố trên trùng hợp vào giai đoạn thay lá của cây cao su. Bệnh nặng gây rụng lá nhiều lần, đối với vườn cây khai thác làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, sản lượng cá thể của vuờn cây do kéo dài thời gian thay lá và cây phải tập trung dinh dưỡng để tái tạo bộ lá. Bệnh phấn trắng được quan trắc vào tháng 02/2009, kết quả Bảng 4.7 cho thấy tất cả các dòng vô tính trên thí nghiệm XTĐP 01 có mức nhiễm bệnh trung bình cho đến nặng. Nhìn chung, các dòng vô tính đều có mức độ nhiễm bệnh thấp hơn đối chứng PB 235, trong đó LH 88/241 có cấp bệnh là 3,49 cao hơn đối chứng (nhiễm bệnh ở mức độ nặng). Bên cạnh đó, các dòng vô tính còn lại có mức độ nhiễm bệnh trung bình thấp hơn so với đối chứng. Dòng vô tính có cấp bệnh trung bình thấp nhất thí nghiệm là LH 83/85 (2,38). Bảng 4.7: Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 STT DVT Cấp bệnh Mức độ nhiễm 1 PB 235(Đ/c) 3,19 Nặng 2 LK 104 2,98 Trung bình 3 LH 83/85 2,38 Trung bình 4 LH 88/241 3,49 Nặng 5 LH 83/290 2,91 Trung bình Trung bình 3,00 Ghi chú: - Bệnh phấn trắng được quan trắc vào tháng 02/2009 - Bệnh phấn trắng đươc phân cấp từ 1 – 5 (rất nhẹ – rất nặng ). 4.4.2 Bệnh nấm hồng Vườn cây thí nghiệm trồng vào năm 2001 và đang ở năm cạo thứ 2, được trồng trên vùng đất xám Đông Nam Bộ với điều kiện khí hậu ẩm ướt nên trên vườn cây dễ bị nhiễm bệnh và bệnh gây tác hại và gây hại nặng hơn trong mùa mưa nóng, ẩm độ cao. Cây bị bệnh trải qua hai giai đoạn: Lúc đầu vết bệnh của cây bệnh có màu hồng nhạt, vỏ cây nứt ra mủ chảy ra ngoài ở chỗ vết bệnh có một lớp nấm màu trắng bạc 35 mỏng, khi gặp điều kiện thuận lợi vết bệnh sẽ chuyển sang màu hồng nhạt, chiều dài vết bệnh ngày càng tăng lên phía trên và vết bệnh bắt đầu chuyển sang màu hồng đậm. Sau đó nơi vết bệnh của cây bệnh có màu hồng đậm hơn, phần tán lá trên vết bệnh chuyển màu vàng và héo rủ là do toàn bộ cành lá ở vết bệnh chết khô. Ngay dưới vết bệnh xuất hiện chồi tược dại bất định, lúc này vỏ bị hủy hoại và nứt từng mảng, cỏ bong ra để lộ lớp gỗ ra tạo điều kiện cho mối, mọt xâm nhập vào cành khô làm cho cành chết, nếu không phát hiện và phòng trị kịp thời bệnh có thể làm chết cả cây. Nguyên nhân bệnh nấm hồng do nấm Corticium salmonicolor, thuộc họ Corticiaceae, bộ Aphyllophorales, lớp nấm đảm Basidiomycetes gây ra. Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư thực vật, trên vết bệnh của năm trước, phân bố ký chủ rất rộng gây hại nhiều lọai cây khác nhau. Đối với vườn cây cao su nếu không phun thuốc phòng trị bệnh ở giai đoạn kiến thiềt cơ bản bệnh sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, bệnh nặng có thể chết hàng loạt gây hại kinh tế nhà trồng cao su. Kết quả nhiễm bệnh nấm hồng của các dòng vô tính trên thí nghiệm XTĐP 01 vào tháng 07/2009 bảng 4.8 cho thấy: hầu hết các dòng vô tính đều bị nhiễm bệnh và có mức độ bệnh khác nhau. Trong đó, dòng vô tính LH 83/85 và LH 88/241 có tỷ lệ bệnh từ 42,57 % – 51,60 % cao hơn so với đối chứng PB 235 và nhiễm bệnh ở mức độ rất nặng. Hai dòng vô tính còn lại có mức độ nhiễm trung bình thấp nhất trong thí nghiệm là LK 104 và LH 83/290 có tỷ lệ bệnh là (16,89 % và 19,52 %). Bảng 4.8 : Tỷ lệ bệnh nấm hồng của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 STT DVT Tỷ lệ bênh (%) Mức độ bệnh 1 PB 235(Đ/c) 19,89 Trung bình 2 LK 104 16,89 Trung bình 3 LH 83/85 51,60 Rất nặng 4 LH 88/241 42,57 Rất nặng 5 LH 83/290 19,52 Trung bình Trung bình 30,09 Ghi chú:- Bệnh nấm hồng quan trắc vào tháng 07/2009 36 4.4.3 Bệnh khô miệng cạo Bệnh khô miệng cạo gây hại trên vườn cao su khai thác năm thứ 2 trở đi. Đây là một loài bệnh do rối loạn sinh lý trong cây, do cường độ khai thác quá cao như tăng nhịp độ khai thác, sử dụng chất kích thích không hợp lý kết quả làm giảm sản lượng, dòng chảy của mủ ngưng hẳn. Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam, bệnh khô miệng cạo đang là vấn đề đáng quan tâm. Có giả thiết cho rằng bệnh do một loài nấm hay vi khuẩn gây nên vì có hiện tượng lây lan theo hàng cây, thực tế cho thấy tỷ lệ cây khô mủ tăng lên khi gia tăng cường độ khai thác . Bệnh khô miệng cạo làm cho cây đang cho mủ bình thường chỉ có một phần miệng cạo bị rướm mủ mà không tiết được mủ chảy thành dòng, tạo thành những vết khô trên vỏ, vết khô lan nhanh và sau đó cây bị khô mủ hoàn toàn không tiết được mủ nữa, buộc phải ngưng cạo dẫn đến làm mất đi một phần lớn sản lượng. Bệnh khô miệng cạo được chia thành 4 cấp. Trong thời gian thực tập đề tài ghi nhận bệnh khô miệng cạo từ ¼ của đoạn vỏ không cho mủ so với chiều dài miệng cạo. Qua đợt quan trắc bệnh khô miệng cạo tháng 07/2009, đây là năm thứ hai, kết quả cho thấy các dòng vô tính trên thí nghiệm (XTĐP 01) đều có bệnh, tuy nhiên tỷ lệ bệnh của các dòng khác nhau. Vết bệnh ở vị trí trên chiều dài đường cạo sau lát cạo, được thể hiện qua bảng 4.9: các dòng vô tính trên thí nghiệm đều có tỷ lệ bệnh khô miệng cạo cao hơn đối chứng nhưng ở mức độ rất thấp (dưới 1 %). Trong đó, cao nhất trên thí nghiệm là LK 104 (đạt 0,94 %). Các dòng vô tính còn lại trên thí nghiệm như LH 83/290, LH 88/241, LH 83/85 có tỷ lệ khô miệng cạo từ 0,25 % đến 0,87 %. Bảng 4.9: Tỷ lệ phần trăm khô miệng cạo trên thí nghiệm XTĐP 01 STT DVT % KMC 1 PB 235(Đ/c) 0,12 2 LK 104 0,94 3 LH 83/85 0,87 4 LH 88/241 0,29 5 LH 83/290 0,25 Trung bình 0,49 Ghi chú: Bệnh khô miệng cạo được quan trắc vào tháng 07/2009 37 4.5 Các đặc tính phụ khác 4.5.1 Rụng lá qua đông Trong cùng điều kiện sinh thái nhất định, rụng lá qua đông là một đặc tính di truyền của giống. Cây cao su từ 3 tuổi trở lên có một đặc điểm là hàng năm vào một thời điểm tương đối cố định, toàn bộ tán lá vàng úa và rụng trụi. Sau đó cây tạo lại tán lá non đó là giai đọan rụng lá sinh lý hay còn gọi là rụng lá qua đông. Rụng sớm hay muộn, rụng tập trung hay kéo dài là đặc tính riêng của từng dòng vô tính. Kết quả quan sát rụng lá qua đông của các dòng vô tính trên thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.10. Hiện tượng rụng lá qua đông và ra lá mới có quan hệ mật thiết với bệnh phấn trắng. Các giống rụng lá nếu gặp điều kiện nhiệt độ thấp và sương mù thì bệnh phấn trắng phát triển mạnh. Các giống rụng muộn, kéo dài, không tập trung thường gây trở ngại cho việc cạo mủ (Phạm Văn Đức, 2002). Kết quả theo dõi qua bảng 4.10 cho thấy: qua các đợt theo dõi cho thấy LK 104 có thời gian rụng lá qua đông sớm và rụng từng phần. Riêng đối chứng PB 235 là rụng sớm nhất và rụng từng phần. Qua 3 đợt theo dõi kết quả cho thấy dòng vô tính LH 83/85 và LH 88/241 có thời gian rụng lá sớm và rụng hoàn toàn. Dòng vô tính LH 83/290 rụng lá qua đông rụng muộn và rụng từng phần. Bảng 4.10: Kết quả điều tra rụng lá qua đông trên thí nghiệm XTĐP 01 DVT % Rụng lá Mức độ rụng Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 (12/2/2009) (26/02/2009) (12/3/2009) PB 235(Đ/c) 54,63 84,21 94,80 Rụng sớm – từng phần LK 104 68,70 72,08 89,30 Rụng sớm – từng phần LH 83/85 96,00 99,16 100,00 Rụng sớm – hoàn toàn LH 88/241 78,14 86,71 100,00 Rụng sớm – hoàn toàn LH 83/290 29,15 31,06 37,80 Rụng muộn – từng phần 4.5.2 Mô tả hình thái cao su Hình thái là một chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu gió bão và cho trữ lượng gỗ cao sau này. Cây có hình thái tốt là một chỉ tiêu không kém phần quan trọng trong công tác chọn tạo giống cao su. 38 Bảng 4.11: Mô tả hình thái cao su trên thí nghiệm XTĐP 01 STT DVT Hình Thái Tổng quát Dạng Độ rậm Thân Phân tầng Vỏ NS 1 PB 235(Đ/c) 5 4 5 4 5 4,6 2 LK 104 5 3 4 4 3 3,8 3 LH 83/85 4 4 4 4 4 4,0 4 LH 88/241 2 2 2 4 3 2,6 5 LH 83/290 5 3 4 4 3 3,8 Kết quả quan sát trên vườn thí nghiệm cho thấy các dòng vô tính đều có hình thái từ trung bình cho đến khá. Các dòng LH 83/290, LK 104 và LH 83/85 có hình thái trung bình khá (từ 3,8 – 4 điểm), trong đó LH 83/85 có triển vọng theo hướng mủ gỗ. Ngược lại, dòng vô tính LH 88/241 có hình thái kém nhất trên thí nghiệm (2,6 điểm). 39 4.6 Tổng hợp một số thành tích đạt được của các dòng vô tính qua các tháng theo dõi trên thí nghiệm XTĐP 01 Bảng 4.12: Tóm tắt các đặc điểm của 5 dòng vô tính Đặc điểm DVT PB 235 LH 83/290 LH 83/85 LK 104 LH 88/241 SL cá thể 3 tháng (g/c/c) 2 5 4 3 3 Năng suất (Kg/ha/3 tháng) 3 5 5 4 4 DRC ( %) 4 2 3 4 3 Biến động (% DRC) 4 4 5 4 5 TV( cm) 2008 -2009 3 4 2 3 3 Dày vỏ 5 4 5 5 4 Nấm hồng TB TB RN TB RN Phấn trắng N TB TB TB N Khô miệng cạo 0,12 % 0,25 % 0,87 % 0,94 % 0,29 % Hình thái 4,6 3,8 4,0 3,8 2,6 Rụng lá qua đông S – TP M – TP S - HT S - TP S - HT Ghi chú: - Điểm 1: rất kém; 2: dưới trung bình; 3: trung bình; 4: khá; 5: tốt. - TB: Trung bình - N: Nặng - RN: Rất nặng - S-TP: Sớm – từng phần - M – TP: Muộn – từng phần - S – HT: Sớm – hoàn toàn  PB 235 Qua thời gian theo dõi cho thấy năng suất năm đầu khai thác thấp hơn so với các dòng vô tính khác trên thí nghiệm, năng suất trên 1,2 T/ha/năm. Ưu điểm là sinh trưởng khỏe ở vùng thuận lợi, tăng vanh trong khai thác trung bình, dày vỏ nguyên sinh rất tốt và sản lượng ổn định. Nhược điểm là ít nhiễm nấm hồng và nhiễm nặng bệnh phấn trắng. 40  LH 83/85 Năng suất cao su dẫn đầu thí nghiệm, cao ngay từ các năm khai thác đầu tiên, bình quân đạt năm đầu trên 1,5 T/ha/năm. Ưu điểm nổi bật khác là sinh trưởng khỏe trong thời gian kiến thiết cơ bản, tăng vanh khá trong khai thác, duy trì sản lượng, dày vỏ nguyên sinh rất tốt và DRC trung bình. Nhược điểm là có hiện tượng dễ bị khô miệng, cạo đáp ứng được mục tiêu chọn giống năng suất 3 – 3,5 tấn/ha và có triển vọng theo hướng mủ gỗ. Có triển vọng trên nhiều vùng trồng cao su ở Việt Nam. Hiện nay LH 83/290 là dòng vô tính đang được khuyến cáo ở bảng II (Cơ cấu giống cao su giai đoạn 2008 – 2010).  LH 88/241 Năm đầu khai thác năng suất trên 1,5 T/ha/năm, tỏ ra vượt trội so với PB 235. Ưu điểm là có sinh trưởng khỏe, tăng vanh trong khi cạo trung bình, dày vỏ nguyên sinh khá và DRC trung bình. Nhược điểm là dễ nhiễm bệnh nấm hồng và phấn trắng, rụng lá qua đông sớm. Nên đưa vào sản xuất thử ở vùng thuận lợi cao su ở Việt Nam.  LK 104 Năm đầu khai thác năng suất cao trên 1,5 T/ha/năm, vượt hẳn so với đối chứng. Ưu điểm là sinh trưởng khỏe, tăng vanh trong khi cạo trung bình, dày vỏ nguyên sinh tốt và DRC khá. Nhược điểm là dễ bị khô miệng cạo và rụng lá qua đông sớm rụng từng phần.  LH 83/290 Năng suất cao phân bố đều trong năm, năng suất dẫn đầu thí nghiệm trên 1,6 T/ha/năm. Ưu điểm là sinh trưởng khỏe, tăng vanh trong khi cạo tốt, dày vỏ nguyên sinh và DRC khá, rụng lá qua đông muộn từng phần. Nhược điểm là ít nhiễm bệnh nấm hồng và phấn trắng. Là giống triển vọng cả hai hướng sản xuất mủ lẫn gỗ nên đưa vào sản xuất thử ở nhiều vùng khác nhau. 41 Hình 4.1. Dòng vô tính LH 83/85 trên thí nghiệm XTĐP 01 42 Hình 4.2. Dòng vô tính LH 83/290 trên thí nghiệm XTĐP 01 43 Hình 4.3. Dòng vô tính LH 88/241 trên thí nghiệm XTĐP 01 44 Hình 4.4. Dòng vô tính LK 104 trên thí nghiệm XTĐP 01 45 Hình 4.5. Dòng vô tính PB 235 trên thí nghiêm XTĐP 01 46 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Dựa trên kết quả theo dõi các dòng vô tính kết hợp với việc tổng hợp và phân tích số liệu trước đó của 5 dòng cao su vô tính thuộc thí nghiệm XTĐP 01, chúng tôi có những kết luận sau: Các dòng vô tính mới lai tạo có tiềm năng sản lượng cao, các dòng dẫn đầu có sản lượng vượt hẳn so với PB 235. Trong 4 dòng vô tính, LH 83/290 có sản lượng vượt trội nhất với sản lượng cá thể hơn 40,49 g/c/c, đạt 135,27 % so PB 235, đạt năng suất ước tính trung bình qua năm đầu khai thác là 1.640 kg/ha/năm. Các dòng vô tính thuộc nhóm cao sản LH 83/85, LH 88/241 và LK 104 có sản lượng cá thể tương đương nhau đạt từ 38,58 g/c/c đến 39,03 g/c/c (năng suất ước lượng 1.563 – 1.592 kg/ha/năm). Qua 5 tháng theo dõi, kết quả đạt được cho thấy sản lượng cá thể của dòng vô tính LH 83/290 dẫn đầu với 51,19 g/c/c năng suất 767,85 kg/ha/3 tháng đạt 217,27 % so với đối chứng PB 235. Các dòng vô tính còn lại tỏ ra vượt hẳn so với đối chứng PB 235, với sản lượng cá thể đạt từ 31,26 – 40,07 g/c/c và năng suất đạt từ 486,90 đến 607,05 kg/ha/3 tháng. Về sinh trưởng và tăng trưởng trong khi cạo của các dòng vô tính cao su có sự khác biệt đáng kể. Dòng vô tính LH 83/290 tuy sinh trưởng lúc mở cạo thấp hơn đối chứng PB 235 nhưng tăng trưởng trong khi cạo sau năm đầu khai thác sinh trưởng tương đương so với đối chứng PB 235. Ba dòng vô tính còn lại LH 83/85, LH 88/241 và LK 104 có sinh trưởng tương đương với PB 235. Xét về các đặc tính phụ, dòng vô tính LH 83/85 và LH 83/290 ngoài sinh trưởng và sản lượng cao, các dòng vô tính này có thể đáp ứng nghiên cứu chọn tạo giống cao su có năng suất 3 – 3,5 tấn/ha/năm. 47 5.2 Đề nghị Dựa trên quy trình bình tuyển giống của Bộ môn Giống, Viện Nghiên cứu Cao su, các dòng được sản xuất thử đã được theo dõi ở năm thứ 8. Kết quả theo dõi trong thời thí nghiệm kết hợp với kết quả tổng hợp và phân tích từ số liệu theo di của năm trước đó. Chúng tôi nhận thấy dòng vô tính LH 83/290 là dòng chiếm ưu thế, vì vậy cần tiếp tục theo dõi trong thời gian tới để xác định tính ưu việt của các dòng nói trên. Đưa 5 dòng vô tính vào khảo nghiệm theo từng vùng sinh thái khác nhau để đánh giá đặc điểm kinh tế cũng như khả năng chống chịu với điều kiện đặc thù của từng vùng trồng cao su đặc biệt như bệnh hại, khả năng chống chịu rét hại, gió bão. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AGROINFO và IPSARD, 2009. Báo cáo ngành hàng thường niên ngành cao su Việt Nam 2008 triển vọng 2009. Trung Tâm Thông Tin Phát Triển Nông Thôn. 2. Hiệp hội cao su Việt Nam, 2007. Bản tin cao Su Việt Nam số 14/2006. 3. Hiệp hội cao su Việt Nam, 2008. Bản tin cao Su Việt Nam số 23/2008. 4. Hiệp hội cao su Việt Nam, 2009. Bản tin cao Su Việt Nam số 32/2009. 5. Nguyễn Thị Huệ, 1997. Cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp. Nhà xuất bản trẻ. 6. Nguyễn Thị Huệ, 2006. Cây cao su. Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Thái Hoan, 2007. Nghiên cứu phân vùng các bệnh hại chính trên cây cao su tại Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện nghiên cứu cao su Việt Nam 8. Lê Mậu Túy và ctv, 2002. Đánh giá giống cao su triển vọng trên mạng lưới khảo nghiệm giống tại Việt Nam. Kết quả hoạt động khoa học công nghệ năm 2001. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP.Hồ Chí Minh. 9. Lê Mậu Túy, 2009. Quy trình theo dõi trên vườn sản xuất thử. Bộ môn Giống, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. 10. Lê Văn Bình (chủ biên), 1997 và 2004. Quy trình kỹ thuật cây cao su. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 11. Phan Thành Dũng, Kỹ thuật Bảo thực vật cây cao su. Tổng công ty cao su Việt Nam. Viện nghiên cứu cao su Việt Nam. Nhà xuất nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh – 2004. 12. Trần Thị Thúy Hoa và ctv, 2001. Hiện trạng và triển vọng của giống cao su chọn tạo tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh 13. Trần Thị Thúy Hoa, 2006. Hiện trạng, phương hướng phát triển ngành cao su Việt Nam và cao su tiểu điền đến năm 2020. Diễn đàn khuyến nông và công nghệ lần thứ 6, tháng 04 năm 2006. Bộ NN & PTNT. 14. Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam. Cao su Việt Nam trên đường hội nhập quốc tế. Nhà xuất bản Lao Động. Năm 2007. 49 15. Vũ Văn Trường, 2004. Xây dựng phương pháp tính trữ lượng gỗ của các giống cao su phổ biến tại Đông Nam Bộ. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. 16. Võ Thị Thu Hà, 1996. Nghiên cứu một số đặc tính sinh lý sinh hóa, giải phẫu và công nghệ mủ của tám dòng vô tính cao su trồng phổ biến tại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ khoa học sinh học, Đại học Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh. 17. Phạm Văn Đức, 2002. Khảo nghiệm một số giống cao su lai tạo và nhập nội trên vùng đất đỏ Đồng Phú – Bình Phước. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư nông học Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. 50 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các bước lấy mẫu DRC a) b) c) e) d) Ghi chú: a) Lấy mẫu mủ ở ô cơ sở. b) Cán mẫu mủ. c) Phơi mẫu mủ trong mát. d) Mẫu mủ sau khi sấy. e) Mẫu mủ đựoc cân để xác định trọng lượng. 51 Phụ lục 2: Vanh thân trong các thời kỳ kiến thiết cơ bản của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 STT DVT Năm 04/2004 04/2005 04/2006 06/2007 04/2008 % PB 235 1 LH 83/85 17,36 25,97 37,27 44,76 51,13 100,95 2 PB 235 (Đ/c) 19,03 27,23 38,24 45,23 50,65 100,00 3 LH 83/290 14,36 22,88 33,75 42,01 49,53 97,79 4 LK 104 17,40 24,74 34,18 42,00 47,93 94,63 5 LH 88/241 13,79 20,60 31,91 40,06 47,02 92,83 Trung bình 16,39 24,28 35,07 42,81 49,25 52 Phụ lục 3: Số liệu theo dõi tháng 05/2009 trên thí nghiệm XTĐP 01 DVT Phần cạo Số cây Số cây cạo/ ngày Mủ nước (lít) Mủ tạp (kg) P,cân (g) % DRC g/c/c mủ nước g/c/c mủ tạp GCC tổng LK 104 1 451 425 17 4 12,256 37,14 14,86 4,71 19,56 LH 83/290 2 460 460 58 8 13,489 40,88 51,54 8,70 60,23 LH 88/241 3 308 307 11 4 12,997 39,38 14,11 6,51 20,63 LH 83/85 4 260 256 17 3 13,762 41,70 27,69 5,86 33,55 PB 235 5 520 500 17 5 15,088 45,72 15,55 5,00 20,55 LH 88/241 6 335 334 17 2 13,120 39,76 20,24 2,99 23,23 LH 83/85 7 215 211 7 3 14,413 43,68 14,49 7,11 21,60 PB 235 8 511 509 12 6 14,505 43,95 10,36 5,89 16,26 LK 104 1 451 425 30 6 9,305 28,20 19,90 7,06 26,96 LH 83/290 2 460 460 96 9 9,333 28,28 59,02 9,78 68,81 LH 88/241 3 308 307 35 4 10,324 31,28 35,67 6,51 42,18 LH 83/85 4 260 256 28 2 8,809 26,69 29,20 3,91 33,10 PB 235 5 520 500 28 3 8,897 26,96 15,10 3,00 18,10 LH 88/241 6 335 334 24 3 9,888 29,96 21,53 4,49 26,02 LH 83/85 7 215 211 12 2 11,439 34,66 19,71 4,74 24,45 PB 235 8 511 509 21 3 9,594 29,07 11,99 2,95 14,94 53 Phụ lục 4: Số liệu theo dõi tháng 06/2009 trên thí nghiệm XTĐP 01 DVT Phần cạo Số cây Số cây cạo/ ngày Mủ nước (lít) Mủ tạp (kg) P,cân (g) % DRC g/c/c mủ nước g/c/c mủ tạp GCC tổng LK 104 1 451 425 41 6 10,450 31,67 30,55 7,06 37,61 LH 83/290 2 460 460 99 8 7,340 22,24 47,87 8,70 56,57 LH 88/241 3 308 307 35 5 9,118 27,63 31,50 8,14 39,64 LH 83/85 4 260 256 43 4 10,250 31,06 52,17 7,81 59,98 PB 235 5 520 500 29 5 11,685 35,41 20,54 5,00 25,54 LH 88/241 6 335 334 30 3 9,251 28,03 25,18 4,49 29,67 LH 83/85 7 215 211 22 2 9,726 29,47 30,73 4,74 35,47 PB 235 8 511 509 20 4 10,688 32,39 12,73 3,93 16,66 LK 104 1 451 447 52 3 10,407 31,54 36,69 3,36 40,04 LH 83/290 2 460 454 71 5 7,759 23,51 36,77 5,51 42,28 LH 88/241 3 308 308 30 5 7,818 23,69 23,08 8,12 31,19 LH 83/85 4 260 248 30 3 9,371 28,40 34,35 6,05 40,40 PB 235 5 520 519 40 4 9,637 29,20 22,51 3,85 26,36 LH 88/241 6 335 327 35 3 8,182 24,79 26,54 4,59 31,13 LH 83/85 7 215 213 30 3 9,644 29,22 41,16 7,04 48,20 PB 235 8 511 499 20 3 10,155 30,77 12,33 3,01 15,34 54 Phụ lục 5: Số liệu theo dõi tháng 06/2009 trên thí nghiệm XTĐP 01 DVT Phần cạo Số cây Số cây cạo/ ngày Mủ nước (lít) Mủ tạp (kg) P,cân (g) % DRC g/c/c mủ nước g/c/c mủ tạp GCC tổng LK 104 1 451 450 57 4 10,723 32,49 41,16 4,44 45,60 LH 83/290 2 460 460 60 8 7,731 23,43 30,56 8,70 39,25 LH 88/241 3 308 308 35 7 8,580 26,00 29,55 11,36 40,91 LH 83/85 4 260 252 42 6 9,415 28,53 47,55 11,90 59,46 PB 235 5 520 514 48 7 10,004 30,32 28,31 6,81 35,12 LH 88/241 6 335 335 30 3 8,395 25,44 22,78 4,48 27,26 LH 83/85 7 215 215 27 3 9,462 28,67 36,01 6,98 42,98 PB 235 8 511 507 29 3 10,947 33,17 18,97 2,96 21,93 LK 104 1 451 450 74 3 10,267 31,11 51,16 3,33 54,50 LH 83/290 2 460 459 63 6 8,049 24,39 33,48 6,54 40,01 LH 88/241 3 308 306 35 4 8,696 26,35 30,14 6,54 36,68 LH 83/85 4 260 250 37 3 9,419 28,54 42,24 6,00 48,24 PB 235 5 520 516 60 6 9,917 30,05 34,94 5,81 40,76 LH 88/241 6 335 335 30 3 8,126 24,62 22,05 4,48 26,53 LH 83/85 7 215 215 27 2 8,813 26,71 33,54 4,65 38,19 PB 235 8 511 499 47 2 10,221 30,97 29,17 2,00 31,18 55 Phụ lục 6 : Cơ cấu giống cao su giai đoạn 2008 - 2010 ĐÔNG NAM BỘ TÂY NGUYÊN 1 (<600 m) TÂY NGUYÊN 2 (600 - 700 m) NAM TRUNG BỘ BẮC TRUNG BỘ BẢNG I 55% diện tích, mỗi giống <20% diện tích RRIV 3 PB 260 PB 260 PB 260 RRIM 712 PB 255 RRIM 600 RRIC 121 RRIM 600 RRIM 600 PB 260 RRIV 3 GT 1 RRIV 3 GT 1 RRIV 1 BẢNG II 40% diện tích, mỗi giống <10% diện tích LH 83/85 RRIC 121 RRIM 600 RRIC 100 RRIC 100 LH 83/87 PB 2312 PB 312 RRIC 121 RRIC 121 LH 88/72 RRIV 1 RRIC 100 RRIM 712 PB 255 LH 88/236 RRIV 2 LH 82/92 PB 255 PB 260 LH 90/952 RRIV 4 LH 83/732 PB 312 PB 312 IRCA 130 LH 83/732 RRIV 1 RRIV 1 RRIV 2 LH 83/85 RRIV 2 RRIV 3 RRIV 5 LH 83/87 RRIV 5 LH 82/92 BẢNG III 5 - 10% (1 - 10 ha/giống) LH 83/29, LH 83/75, LH 83/150, LH 83/289, LH 88/61, LH 88/251, LH 88/326, LH 89/1640, LH 91/1029, IAN 873, IRCA 41, IRCA 230, PB 280, PB 311, PB 324, PB 330…và những dòng vô tính khác khi VRG cho phép bổ sung,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất mủ của năm dòng cao su vô tính tại Nông Trường An Bình, Công ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.pdf
Luận văn liên quan