Nghiên cứu ảnh hưởng của CuSO4 tới một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá, năng suất và khả năng chịu hạn của cây súp lơ xanh Marathon F1 trồng tại Thái Nguyên

MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã có những thành tựu đáng kể. Đời sống của người lao động ngày càng được cải hiện nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ và bón phân phù hợp làm cho năng suất, sản lượng cây trồng tăng mạnh. Rau là nguồn thực phẩm cần thiết và quan trọng, trong rau có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như: Khoáng, đường, đạm, vitamin . Trong đó, nguồn vitamin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ con người. Ngoài ra trong rau còn chứa một lượng khoáng đáng kể như: Ca, Fe, Mg, P . có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khoẻ, chống thiếu máu, tăng sức dẻo dai và kháng bệnh rất tốt. Hiện nay vấn đề rau sạch - an toàn đang là vấn đề được người tiêu dùng hết sức quan tâm, vì nó liên quan đến sức khỏe cộng đồng khi sử dụng nguồn thực phẩm này. Song vấn đề năng suất và chất lượng, đồng thời với giá thành sản phẩm cây trồng mới thực sự được người nông dân chú ý. Súp lơ là một loại rau ngon, rẻ và ưa chuộng trên thị trường. Trước đây, ở Việt Nam trồng chủ yếu là các giống súp lơ trắng, nhưng phẩm chất của giống súp lơ này không cao. Gần đây, nước ta đã nhập và trồng nhiều loại súp lơ xanh của Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan. Qua nghiên cứu và sản xuất thấy súp lơ xanh có giá trị dinh dưỡng và khả năng chống chịu tốt hơn súp lơ trắng, nhưng năng suất thì chưa cao so với lý lịch giống. Nguyên nhân có thể do điều kiện canh tác, chế độ khí hậu, chế độ dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng chưa phù hợp. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của CuSO4 tới một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá, năng suất và khả năng chịu hạn của cây súp lơ xanh Marathon F1 trồng tại Thái Nguyên". 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của CuSO4 tới sinh trưởng, năng suất, phẩm chất và khả năng chịu hạn của cây súp lơ xanh Marathon F1 trồng tại Thái Nguyên, nhằm tìm ra nồng độ thích hợp của CuSO4 đối với cây súp lơ xanh trên đất Thái Nguyên. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tác dụng của các nồng độ dung dịch CuSO4 tới sinh trưởng, năng suất của cây súp lơ xanh Marathon F1. - Nghiên cứu tác dụng của các nồng độ dung dịch CuSO4 tới thành phần sinh hoá của cây súp lơ xanh Marathon F1. - Nghiên cứu tác dụng của các nồng độ dung dịch CuSO4 tới khả năng chịu hạn của cây súp lơ xanh Marathon F1.

pdf71 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3169 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của CuSO4 tới một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá, năng suất và khả năng chịu hạn của cây súp lơ xanh Marathon F1 trồng tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 24 ngày mX 9,40 0,12 9,66 0,14 9,93 0,11 9,36 0,14 9,40 0,10 % so với Đ/C 100 102,83 105,67 99,64 100 31 ngày mX 10,83 0,14 10,96 0,13 11,13 0,14 10,83 0,19 10,77 0,35 % so với Đ/C 100 101,54 103,08 100,61 99,07 38 ngày mX 11,83 0,21 11,93 0,17 12,33 0,14 11,56 0,17 11,63 0,15 % so với Đ/C 100 100,84 104,22 97,74 98,30 45 ngày mX 14,60 0,26 14,70 0,24 15,06 0,21 14,36 0,23 13,90 0,11 % so với Đ/C 100 100,68 103,19 98,40 95,20 52 ngày mX 18,03 0,11 18,03 0,10 18,37 0,14 18,03 0,15 17,68 0,11 % so với Đ/C 100 100 101,91 100 98,08 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Số lá 10 17 24 31 38 45 52 Ngày ĐC I II III IV Hình 3.3. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến sinh trƣởng số lá súp lơ Qua bảng 3.7 và hình 3.3. chúng tôi nhận thấy rằng số lá có sự thay đổi không đáng kể giữa các lô thí nghiệm. Cụ thể: giữa các công thức thí nghiệm có bổ sung CuSO4 số lá có tăng nhưng tăng nhẹ, tăng cao nhất ở công thức II, và ở công thức IV số lá còn giảm so với đối chứng. Như vậy, theo kết qủa nghiên cứu này cho thấy rằng CuSO4 có ảnh hưởng không nhiều đến sinh trưởng số lá cây súp lơ. Song trong khoảng nồng độ CuSO4 từ 0,001 – 0,025% vẫn có ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành lá trên cây, còn với nồng độ 0,125% có khả năng làm ức chế việc hình thành số lá trên cây súp lơ. Tuy sự tăng số lá ở công thức I và II, III không lớn song xét trên toàn bộ diện tích trồng cây thì sự tăng số lượng lá này có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng. Theo chúng tôi thì nồng độ CuSO4 0,005% là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng số lá cây súp lơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 3.1.4 Tác động của CuSO4 đến đƣờng kính cụm hoa súp lơ (cm) Tác động của CuSO4 đến đường kính cụm hoa được thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.4 Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến đƣờng kính cụm hoa súp lơ (cm) Công thức Sau trồng ĐC I II III IV 52 ngày mX 1,67 0,03 1,68 0,03 1,71 0,03 1,68 0,32 1,68 0,032 % so với Đ/C 100 100,29 101,68 99,70 99,90 60 ngày mX 3,96 0,16 3,99 0,19 4,47 0,20 3,97 0,18 3,99 0,18 % so với Đ/C 100 100,78 113,04 100,43 100,86 67 ngày mX 6,36 0,29 7,33 0,24 7,81 0,33 6,88 0,28 6,02 0,24 % so với Đ/C 100 115,29 122,78 108,17 94,70 74 ngày mX 9,75 0,43 10,36 0,30 11,02 0,30 9,83 0,35 9,01 0,26 % so với Đ/C 100 106,38 113,13 100,95 92,50 81 ngày mX 11,92 0,52 12,77, 0 34 13,81 0,33 11,96 0,43 11,04 0,31 % so với Đ/C 100 106,92 115,43 100,18 92,74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 0 2 4 6 8 10 12 14 Đư ờn g kí nh (c m ) 52 60 67 74 81 Ngày ĐC I II III IV Hình 3.4. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến đƣờng kính cụm hoa súp lơ (cm) Súp lơ có phần ăn được là toàn bộ cụm hoa, vì vậy đường kính là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất cây trồng. Súp lơ phát triển đến giai đoạn 45 - 50 ngày thì cụm hoa bắt đầu hình thành. Chúng tôi bắt đầu tiến hành đo khi đường kính cụm hoa đạt 1,5 - 2,2cm, cho đến khi cụm hoa nở hết, bắt đầu có hiện tượng rão xung quanh thì chúng tôi tiến hành đo lần cuối và thu hoạch. Kết quả thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.4. Kết quả tổng hợp về đường kính cụm hoa qua bảng 3.8 và hình 3.4 cho thấy CuSO4 có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cụm hoa lơ. Cụ thể, đường kính cụm hoa tăng theo quy luật sau: II > I > III > ĐC > IV. Mặc dù ở công thức thí nghiệm I và III đường kính cụm hoa có tăng nhưng không đáng kể so với đối chứng, còn ở công thức II đường kính cụm hoa tăng15,43% so với đối chứng. Ở công thức IV, với nồng độ CuSO4 0,125% làm giảm đường kính cụm hoa 7,26%. Theo kết quả thống kê của các phần trước chúng tôi đều thu được kết quả ở lô thí nghiệm IV thấp hơn so với đối chứng, có lẽ với nồng độ CuSO4 quá cao so với nhu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 cầu của cây sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây, và hơn nữa còn ảnh hưởng đến việc tích luỹ chất dinh dưỡng để hình thành cụm hoa. Qua xử lí thống kê cho thấy sự sai lệch về đường kính cụm hoa lơ giữa công thức II với công thức IV đạt độ tin cậy 99,9%; giữa công thức II với đối chứng, giữa công thức II với công thức III đạt độ tin cậy 99%; giữa công thức II với công thức I, giữa công thức III với công thức IV đạt độ tin cậy 95%. Như vậy, theo chúng tôi nồng độ CuSO4 0,005% thích hợp cho việc tăng đường kính cụm hoa và với nồng độ CuSO4 cao 0,125% làm ức chế sinh trưởng đường kính hoa. 3.1.5 Ảnh hƣởng của CuSO4 đến năng suất cây súp lơ Ảnh hưởng của CuSO4 đến năng suất cây súp lơ thể hiện qua bảng 3.9 và hình 3.5 Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến năng suất cây súp lơ Chỉ tiêu Công thức Năng suất sinh học (kg/ cây) Năng suất kinh tế (kg/cây) Tỷ lệ phần sử dụng làm thực phẩm / cây Năng suất sinh học (tấn/ ha) NS kinh tế (tấn / ha) % % so với Đ/c Tấn / ha % so với Đ/c Tấn / ha % so với Đ/c Đ/C 1,65 0,02 0,58 0,25 35,35 100 37,99 100 13,43 100 I 1,68 0,02 0,61 0,27 36,11 102,14 38,52 101,38 13,91 103,56 II 1,75 0,02 0,66 0,02 37,74 106,73 40,29 106,05 15,20 113,19 III 1,66 0,02 0,59 0,02 35,52 100,47 38,14 100,37 13,55 100,85 IV 1,64 0,03 0,57 0,02 34,82 98,49 37,61 98,99 13,10 97,50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 1,65 1,68 1,75 1,64 1,66 0,570,59 0,66 0,61 0,58 1,58 1,6 1,62 1,64 1,66 1,68 1,7 1,72 1,74 1,76 ĐC I I III IV Công thức Kg/cây 0,52 0,54 0,56 0,58 0,6 0,62 0,64 0,66 0,68 Kg/cây Năng suất sinh học Năng suất kinh tế Hình 3.5. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến năng suất cây súp lơ Qua bảng 3.9 và hình 3.5 cho thấy CuSO4 có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất sinh học và năng suất thực tế của súp lơ. Năng suất cao nhất đạt ở công thức II, thứ tự năng suất giữa các công thức theo chiều giảm dần xắp xếp như sau: II > I > III > IV. Trong đó công thức IV có năng suất giảm hơn so với đối chứng. Như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng ở tất cả các giai đoạn phát triển công thức II luôn có kết quả vượt trội cả về chiều rộng lá, chiều dài lá, số lá, do đó năng suất của công thức thí nghiệm này cao hơn hẳn các công thức thí nghiệm khác và đối chứng. Cụ thể, năng suất thực tế của công thức II đạt 113,19 tấn/ha, cao hơn đối chứng 13,19%. Kết quả này càng khẳng định: khi bón bổ sung CuSO4 với nồng độ 0,005% rất có lợi cho sự phát triển và năng suất của súp lơ. Kết quả trên còn thể hiện ở công thức IV năng suất giảm so với đối chứng, như vậy, với hàm lượng CuSO4 bón bổ sung 0,125% là quá cao so với nhu cầu của cây súp lơ. Kết quả xử lí thống kê cho thấy sự sai khác về năng suất giữa công thức II so với công thức IV và đối chứng đạt độ tin cậy 99%. Giữa công thức II với công thức III đạt độ tin cậy 95%; còn giữa các công thức khác với nhau sự sai khác chưa đáng tin cậy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA CuSO4 ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA CỦA SÚP LƠ XANH CỦA MARATHON F1 Sau khi thu hoạch súp lơ chúng tôi đã tiến hành phân tích hàm lượng đường khử, hàm lượng Vitamin C, hàm lượng 3NO , hàm lượng chất khô và thuỷ phần của súp lơ. Kết quả thể hiện qua bảng 3.10. Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến thành phần sinh hoá của súp lơ xanh Chỉ tiêu Công thức Đường khử (%) Vitamin C(mg/100g) NO 3 (mg/kgtươi) Chất khô (%) Thuỷ phần (%) X % so với ĐC X % so với ĐC ĐC 3,82 100,00 55,58 100,00 180,32 10,23 89,77 I 4,20 109,95 56,25 101,21 170,69 10,44 89,56 II 4,21 110,21 56,75 102,11 175,99 10,77 89,23 III 4,54 118,85 58,64 105,51 110,61 10,98 89,02 IV 4,17 109,16 55,27 99,44 175,34 10,33 89,67 3.2.1. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến hàm lƣợng đƣờng khử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 3,82 4,2 4,21 4,54 4,17 3,4 3,6 3,8 4 4,2 4,4 4,6Hàm lượng đường khử (%) ĐC I II III IV Công thức Hình 3.6. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến hàm lƣợng đƣờng khử Trong rau súp lơ có rất nhiều loại đường, song vì điều kiện nghiên cứu nên chúng tôi chỉ tiến hành phân tích được hàm lượng đường khử trong hoa. Đường khử là những saccarit có tính khử, bởi trong thành phần cấu tạo có nhóm –OH tự do bao gồm các monosaccarit và đisaccarit Hàm lượng đường khử liên quan rất nhiều đến phẩm chất rau, ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ chống lại sự khô hạn của nguyên sinh chất, ở nhiều cây trồng khi gặp hạn có sự tăng đáng kể hàm lượng đường tan trong tế bào của lá (A.I Oparin)[22]. Đây là một trong những cơ chế tạo cho cây thích ứng với điều kiện hạn. Theo kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, ở tất cả các lô thí nghiệm hàm lượng đường khử đều cao hơn lô đối chứng. Điều này chứng tỏ CuSO4 có ảnh hưởng tích cực đến hàm lượng đường khử trong cây súp lơ. Kết quả phân tích cũng cho thấy khi nồng độ CuSO4 tăng thì hàm lượng đường khử cũng tăng. Nhưng chỉ tăng đến một giới hạn nhất định thì giảm xuống. Hàm lượng đường khử tăng từ công thức I đến công thức III, công thức III đạt giá trị cao nhất (4,54g%) và giảm ở công thức IV (4,17g%). Theo bảng thành phần hoá học của súp lơ Việt Nam (1972) hàm lượng gluxit là 4,9g%, trong khi đó chúng tôi thu được kết quả nghiên cứu hàm lượng đường khử tăng từ 3,82g% (đối chứng) đến 4,54g% (lô thí nghiệm III), kết quả này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 khá phù hợp với bảng thống kê trên, và kết quả cho thấy rằng hàm lượng đường khử của súp lơ là khá cao. Như vậy, súp lơ là nguồn thực phẩm rất bổ dưỡng cho người sử dụng. Với kết quả trên chúng tôi thấy rằng nồng độ CuSO4 0,025% là thích hợp để tăng hàm lượng đường khử trong cây súp lơ. 3.2.2. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến hàm lƣợng Vitamin C 55,58 56,25 56,75 58,64 55,27 53 54 55 56 57 58 59Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) ĐC I II III IV Công thức Hình 3.7. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến hàm lƣợng Vitamin C Vitamin C còn gọi là axit ascorbic. Nó có nguồn gốc tự nhiên do cây xanh tổng hợp, đặc biệt là ở các loại rau quả như rau cải, rau ngót, cam, quýt....Nhu cầu Vitamin C ở người là 50 - 100mg/ngày, trẻ em 30 - 70mg/ngày [40]. Người thiếu Vitamin C thường bị chảy máu lợi, xuất huyết da, xuất huyết nội quan... Việc bổ sung một lượng rau xanh, đặc biệt là các loại rau có chứa nhiều vitamin C hàng ngày có thể giúp cơ thể chống lại một số bệnh kể trên, đồng thời tăng sức đề kháng của cơ thể. Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy hàm lượng Vitamin C ở các lô thí nghiệm đều cao hơn ở lô đối chứng, trừ công thức IV có hàm lượng vitamin C thấp hơn đối chứng. Điều này cho thấy CuSO4 có ảnh hưởng tích cực đến hàm lượng viatmin trong rau súp lơ. Và với kết quả nghiên cứu này càng khẳng định ăn súp lơ rất có lợi cho sức khoẻ, một ngày chỉ cần ăn 100 – 200gam rau là đủ nhu cầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 vitamin C cho cơ thể trong ngày. Đặc biệt là trong nước ép tươi súp lơ xanh còn có chứa Sulforaphane tiêu diệt được vi khuẩn Helicobacter Dylori gây bệnh viêm loét dạ dày và ung thư [46]. Kết quả cũng thể hiện rõ, quy luật tăng của hàm lượng vitamin C: khi hàm lượng đồng tăng thì hàm lượng Vitamin C tăng, nhưng chỉ tăng đến một giới hạn nhất định thì lại giảm xuống. Cụ thể, hàm lượng Vitamin C tăng từ công thức I II III và đạt mức cao nhất ở đây (58,64mg), và giảm ở công thức IV (55,27mg). Khi so sánh kết quả thí nghiệm của chúng tôi về hàm lượng Vitamin C với bảng thành phần hoá học trong rau súp lơ của Việt Nam(1972) thì thấy rằng hàm lượng Vitamin C trong các thí nghiệm và đối chứng đều thấp hơn so với bảng (70mg). Song theo Pleskov: “tình hình tích tụ axit ascorbic trong cây đến một mức độ đáng kể có phụ thuộc vào điều kiện gieo trồng. Điều kiện dinh dưỡng cũng ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng axit ascorbic trong cây’’ [24]. Như vậy, với điều kiện gieo trồng và chế độ bón phân của chúng tôi có thể đã ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin C trong cây. Nhưng vẫn khẳng định rằng với kết quả này thì CuSO4 đã có ảnh hưởng tích cực đến hàm lượng Vitamin C ở nồng độ 0,025%. 3.2.3. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến hàm lƣợng nitrat (NO 3 ) 180,32 170,69 175,99 110,61 175,33 100 120 140 160 180 200 Hàm lượng Nitrat ( /k ) ĐC I II III IV Công thức Hình 3.8. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến hàm lƣợng nitrat (NO 3 ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Một vấn đề để xếp các loại rau vào hàng rau sạch là việc kiểm tra hàm lượng NO 3 trong rau. NO 3 vào cơ thể ở mức độ bình thường không gây độc chỉ khi hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép mới nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hoá NO 3 (nitrat) bị khử thành NO 2 (nitrit). Nitrit là một trong những chất chuyên biến oxyhemoglobin thành chất không hoạt động được gọi là metaloglobin ở mức độ cao sẽ làm giảm hô hấp của tế bào ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển khối u. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng nếu tăng lượng bón N làm tăng hàm lượng vitamin B1 và B2 nhưng làm giảm hàm lượng vitamin C [11], [35]. Trong cơ thể con người, hàm lượng nitrit ở mức độ cao có thể gây nên phản ứng với amin thành chất gây ung thư gọi là nitrosamin. Có thể nói, hàm lượng NO 3 vượt ngưỡng gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người cho nên các nước xuất nhập khẩu rau tươi đều phải kiểm tra hàm lượng NO 3 trước khi xuất và nhập khẩu rau tươi cho các nước khác. [11] Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy ở các loại cây trồng khác nhau thì hàm lượng NO 3 trong cây là khác nhau : Theo Brady (1984) [51]: lúa mì, lúa gạo, đậu tương và ngô có hàm lượng NO 3 rất thấp thì rau là cây trồng được coi là có hàm lượng NO 3 tích lũy cao. Theo Cheephan (1974) [53] : căn cứ vào thời kì thu hoạch đã chia làm hai loại rau chính : loại thu hoạch vào thời kì sinh trưởng (chủ yếu là các loại rau ăn lá) như bắp cải, xà lách... có hàm lượng NO 3 cao hơn cả ; còn các loại rau ăn quả và củ như khoai tây, cà chua... thì có hàm lượng NO 3 thấp hơn. Theo Mengel và cs (1987) [50] : Hàm lượng NO 3 tích lũy trong rau không phân bố đều ở tất cả các bộ phận của cây, nhìn chung hàm lượng NO 3 trong rau xếp theo thứ tự về hàm lượng lần lượt là : Thân > rễ > lá > hoa ; hàm lượng NO 3 ở phần cuống là cao hơn ở phần thịt lá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Theo Nowakowski (1960) [52] : Khi bón phân đạm ở thể rắn cho cây làm tích lũy hàm lượng NO 3 trong cây cao hơn bón ở thể lỏng, và dạng phân đạm khác nhau thì ảnh hưởng đến sự tích lũy hàm lượng NO 3 trong cây là khác nhau. Bảng 3.11: Dƣ lƣợng NO 3 đƣợc phép tồn dƣ trong rau [11] Một số loại rau Ngƣỡng NO 3 cho phép (mg/kg) Cải bắp 500 Cà rôt 150 Dưa chuột 150 Củ cải 1400 Súp lơ 500 Su hào 500 Xà lách 1500 Hiện nay có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất và hàm lượng NO 3 trong rau. Theo Nguyễn Văn Hiền và CS (1996) : với lượng phân bón 20 tấn phân chuồng, 30kg supe lân và 200kg kalisunfat chỉ nên bón 450kg urê/ha cho bắp cải là thích hợp. Đối với cây su hào thời gian thu hoạch là 14 ngày sau bón thúc đạm lần cuối thì ở các liều lượng đạm từ 0 - 450kg urê/ha đều có hàm lượng NO 3 trong su hào ở mức cho phép, với liều lượng 350kg urê/ha cho năng suất su hào lớn nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hàm lượng NO 3 trong cà chua và củ tỏi được cho là không có sự thay đổi theo công thức bón đạm và đều thấp hơn quy định. Theo Tạ Thu Cúc (1979) thì ở cà chua với mức bón 90 - 120 kgN/ ha, có tác dụng kích thích ra hoa, cho năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và ở các mức bón này hàm lượng NO 3 trong cà chua đạt tiêu chuẩn cho phép. Với kết quả thu được khi nghiên cứu về súp lơ của chúng tôi, trên nền phân bón 10 tấn phân chuồng/ha + 350kg urê/ha + 250kg lân/ha + 200kg kali/ha + đồng sunfat ở các nồng độ khác nhau tất cả các lô thí nghiệm kể cả đối chứng đều có kết quả về hàm lượng NO 3 ở dưới mức cho phép (500mg/kg). Trong đó, chúng tôi thấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 rằng với nồng độ CuSO4 0,025% hàm lượng NO 3 ở mức thấp nhất (110,61mg/kg) giảm 38,66% so với đối chứng. Như vậy, theo chúng tôi khi bón CuSO4 với nồng độ 0,025% hàm lượng NO 3 ở mức thấp nhất, rất có lợi cho người sử dụng. 3.2.4. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến hàm lƣợng chất khô và thuỷ phần Súp lơ có phần sử dụng được là hoa, cho nên chúng tôi quan tâm đến hàm lượng chất khô và hàm lượng thuỷ phần có trong hoa. Súp lơ cũng giống như các loài rau khác trong họ thập tự, trong hoa chủ yếu là nước. Đây là nhân tố đảm bảo sự thống nhất của cơ thể thực vật, đảm bảo mối quan hệ thống nhất trong cơ thể và với môi trường. Nước điều hoà nhiệt độ cơ thể thực vật làm cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường. [29] Trong một số tài liệu nghiên cứu về nguyên tố vi lượng đối với cây ăn lá, người ta thấy ở các công thức có bổ sung vi lượng đều tăng hàm lượng chất khô, giảm thuỷ phần. Trong kết quả thí nghiệm của chúng tôi cũng cho thấy rằng ở tất cả các lô thí nghiệm, hàm lượng chất khô đều tăng và hàm lượng nước giảm xuống. Ở đây chúng tôi cũng gặp quy luật: khi tăng nồng độ CuSO4 hàm lượng chất khô tăng, song đến một giới hạn nhất định thì giảm xuống. Cụ thể, hàm lượng chất khô tăng từ công thức I II III và đạt mức cao nhất ở công thức III ( 10,98%), giảm ở công thức IV (10,33%). Điều này kéo theo hàm lượng nước giảm từ công thức I II III và tăng trở lại ở công thức IV. Trong cây Cu là thành phần của men cytochrome oxydase, enzim ascobin oxidase, phenolase, lactase,… hơn 70% Cu trong cây là ở trong phần tử diệp lục tố, nó có vai trò quan trọng trong qúa trình đồng hoá của cây…Cu xúc tiến quá trình hình thành vitamin A, protein, vitamin C và trao đổi hyđrat cacbon trong cây [ 36]. Điều này giúp chúng tôi giải thích khi bón CuSO4 ở một số công thức hàm lượng chất khô, vitamin C, đường khử lại tăng. Khi so sánh kết qủa thu được của chúng tôi về hàm lượng chất khô và thuỷ phần với bảng thành phần hoá học trong súp lơ Việt Nam(1972), cho thấy rằng kết quả của chúng tôi là phù hợp với các nghiên cứu trên. Từ kết quả thực nghiệm về phân vi lượng CuSO4 đến phẩm chất cây rau súp lơ chúng tôi kết luận rằng: CuSO4 có ảnh hưởng tích cực đến phẩm chất rau, làm tăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 hàm lượng đường khử, hàm lượng vitamin C, hàm lượng chất khô, giảm hàm lượng NO 3 và thuỷ phần. Trong đó, nồng độ CuSO4 thích hợp nhất để tăng phẩm chất cây rau súp lơ là 0,025%. 3.3. ẢNH HƢỞNG CỦA CuSO4 ĐẾN KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA SÚP LƠ XANH Để nghiên cứu ảnh hưởng của CuSO4 đến khả năng chịu hạn của súp lơ xanh chúng tôi tiến hành trồng cây trong chậu nhựa có đục lỗ, khi bén rễ hồi xanh được đưa vào nhà lợp nilon để khống chế các mức tưới nước. Trước khi khống chế tưới nước chúng tôi tiến hành phun CuSO4 theo các mức: ĐC (nước lã); 0,001%; 0,005%; 0,025% và 0,125%. Sau đó thí nghiệm với các mức tưới 20%, 30%, 40%, ..., 90% độ ẩm đồng ruộng để xem với tác dụng của CuSO4 súp lơ có thể chịu đựng được các mức tưới nào và với tác dụng của CuSO4 thì nồng độ nào là thích hợp nhất cho súp lơ. 3.3.1. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến sự sinh trƣởng của súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Hình 3.9. Hình ảnh lô thí nghiệm trƣớc khi sử dụng CuSO4 và tƣới nƣớc theo thang độ ẩm ĐC CTI CTII CTIII CTIV Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Qua hình 3.9 chúng ta thấy súp lơ trước thí nghiệm sinh trưởng, phát triển với độ đồng đều cao. Sau khi phun CuSO4 và tưới nước theo thang độ ẩm chúng tôi nhận thấy độ ẩm đất ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của súp lơ. Hình 3.10. Ảnh hƣởng của CuSO4 tới súp lơ với các mức tƣới ẩm khác nhau sau trồng 90 ngày Hình 3.11. Ảnh hƣởng của CuSO4 tới súp lơ với các mức tƣới từ 20%-40% ĐC CTI CTII CTIII CTIV 20% 30% 40% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Hình 3.12. Ảnh hƣởng của CuSO4 tới súp lơ với các mức tƣới từ 60%- 90% Với 20% độ ẩm đồng ruộng tất cả các công thức thí nghiệm đều chết. Với độ ẩm 30% tất cả các công thức chết trong vòng 2 tháng. Với độ ẩm 40% thì sức chịu đựng của các cây trong các công thức khác nhau thì khác nhau và không ra hoa theo đúng thời hạn. Số cây sống ở công thức III là nhiều nhất (đạt 33,33%) và số cây sống ở đối chứng là thấp nhất (đạt 13,33%). Các công thức thí nghiệm với độ ẩm đất từ 50% - 90% các cây sinh trưởng và phát triển với mức độ chênh lệch khá rõ rệt. Độ ẩm càng thấp thì cây sinh trưởng chậm và sinh trưởng tăng khi độ ẩm đất tăng. Súp lơ là cây ưa ẩm, độ ẩm thích hợp trong khoảng 70 – 80% độ ẩm đồng ruộng, trên 90% thì cây sinh trưởng kém và sinh ra nhiều sâu bệnh [12], [30], [35]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi bổ sung thêm CuSO4 thì độ ẩm thích hợp cho súp lơ sinh trưởng và phát triển về số lá, chiều rộng lá, chiều dài lá thể hiện ở các bảng và hình dưới đây. 60% 70% 80% 90% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của CuSO4 tới số lá súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Độ ẩm đất Công thức thí nghiệm 50% 60% 70% 80% 90% Đối chứng 15,11 ± 0,12 16,05 ± 0,10 16,87 ± 0,12 16,90 ± 0,20 16,60 ± 0,20 I 15,12 ± 0,11 16,25 ± 0,10 16,90 ± 0,12 17,24 ± 0,20 16,60 ± 0,31 II 15,15 ± 0,20 16,25 ± 0,30 17,15 ± 0,21 17,25 ± 0,24 16,65 ± 0,25 III 15,25 ± 0,20 16,32 ± 0,31 17,25 ± 0,20 17,75 ± 0,20 16,72 ± 0,12 IV 15,12 ± 0,11 16,15 ± 0,24 17,05 ± 0,20 16,95 ± 0,24 16,67 ± 0,22 13,5 14 14,5 15 15,5 16 16,5 17 17,5 18 Số lá 50% 60% 70% 80% 90% Độ ẩm đất Đối chứng I II III IV Hình 3.13: Ảnh hƣởng của CuSO4 đến số lá súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Với độ ẩm 50% số lá của các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều nhưng cũng có thể nhận thấy công thức III có số lá cao nhất, tương tự như vậy chúng tôi cũng nhận thấy quy luật này ở độ ẩm 60%, 70%, 80%. Các công thức có phun CuSO4 số lá đều tăng cao hơn đối chứng, điều đó chứng tỏ CuSO4 tăng cường khả năng chống chịu và tăng khả năng đồng hoá các chất giúp cây sinh trưởng tốt hơn cả trong điều kiện hạn cũng như khi đủ ẩm. Trong các công thức thí nghiệm thì công thức III là tối ưu hơn cả. Khi nồng độ CuSO4 tăng cao hơn nữa (công thức IV) sự sinh trưởng số lá của súp lơ lại giảm xuống. Với độ ẩm 90% số lá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 cũng tăng song không nhiều như ở độ ẩm 70 – 80%. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác: cho rằng súp lơ sinh trưởng tốt ở độ ẩm 70 – 80% đất so với độ ẩm đồng ruộng. Ở lô thí nghiệm với độ ẩm đất 90% thì khi bổ sung thêm CuSO4, số lá hầu như không tăng so với đối chứng, chỉ ở lô thí nghiệm III (nồng độ CuSO4 0,025% số lá có tăng nhẹ so với đối chứng). Với độ ẩm đất ≤ 60% độ ẩm đồng ruộng kết quả thể hiện rất rõ sự giảm số lá. Điều này có thể giải thích do súp lơ có bộ lá rất phát triển, diện tích bề mặt lớn do đó sự thoát hơi nước là rất lớn. Khi cây không đủ nước cung cấp mà lá vẫn phát triển bình thường thì càng làm tăng khả năng hạn cho cây. Do đó phản ứng chống lại sự mất nước trong cây sẽ là giảm số lượng lá và diện tích bề mặt lá, điều này sẽ ảnh hưởng đến quang hợp do số lượng lá và diện tích lá giảm, điều này đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến sự tích luỹ chất hữu cơ trong cây và ảnh hưởng đến sự phát dục của cây sau này. Kết quả thí nghiệm có bổ sung thêm CuSO4 đều có số lá nhiều hơn đối chứng và tăng mạnh nhất ở công thức thí nghiệm có nồng độ CuSO4 0,025% (công thức III). Như vậy khi bổ sung thêm CuSO4 khả năng chịu hạn của cây tăng lên, rất có ý nghĩa với việc hình thành cụm hoa và năng suất của cây sau này. Bảng 3.13: Ảnh hƣởng của CuSO4 đến chiều rộng lá súp lơ ở các mức tƣới khác nhau (cm) Độ ẩm đất Công thức thí nghiệm 50% 60% 70% 80% 90% Đối chứng 13,68 ± 0,1 14,24 ± 0,12 15,75 ± 0,21 15,75 ±0,25 14,97 ± 0,31 I 13,70 ± 0,12 14,25 ± 0,20 15,77 ± 0,21 15,81 ± 0,22 15,25 ± 0,24 II 13,69 ± 0,11 14,30 ± 021 15,79 ± 0,23 15,84 ± 0,11 15,21 ± 0,22 III 13,75 ± 0,12 14,35 ± 0,12 15,90 ± 0,13 16,25 ± 0,14 15,25 ± 0,14 IV 13,68 ± 0,21 14,25 ± 0,22 15,75 ± 0,22 15,74 ± 0,31 15,00 ± 0,21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 10 11 12 13 14 15 16 17 Chiều rộng lá (cm) 50% 60% 70% 80% 90% Độ ẩm đất Đối chứng I II III IV Hình 3.14. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến chiều rộng lá súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Diện tích bề mặt lá có vai trò rất quan trọng trong quá trình quang hợp của cây. Mặt khác nó cũng phản ánh khả năng chịu hạn của cây. Trong điều kiện thí nghiệm của chúng tôi, kết quả nghiên cứu thể hiện rằng: khi độ ẩm đất tăng thì chiều rộng lá tăng và ngược lại khi độ ẩm đất giảm thì chiều rộng lá cũng giảm nhanh chóng. Như chúng ta đã biết súp lơ có bộ lá rất phát triển, diện tích bề mặt lá rộng, lá đứng để hứng được nhiều ánh sáng mặt trời, như vậy thì sự thoát hơi nước trên bề mặt lá cũng xảy ra rất lớn. Một cơ chế chịu hạn của cây là giảm diện tích bề mặt lá, tăng chiều dài rễ để hút được nước sâu. Súp lơ có bộ rễ ăn nông, diện tích hoạt động hẹp, do đó trong thí nghiệm này chúng tôi thấy khi độ ẩm đất giảm lá cây cũng giảm diện tích, đây chính là cơ chế chống lại sự mất nước, đảm bảo cho cây sống được khi gặp hạn. Kết quả các công thức có bổ sung thêm CuSO4 cho thấy chiều rộng lá lớn hơn so với đối chứng. Khi độ ẩm đất ≤ 60%, ở công thức III (nồng độ CuSO4 0,025%) chúng tôi thu được kết quả cao nhất về chiều rộng lá, chứng tỏ CuSO4 có ảnh hưởng rất tích cực đến khả năng chịu hạn của súp lơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Với độ ẩm đất 70% - 80% cây phát triển thuận lợi nhất, đây là độ ẩm thích hợp nhất của súp lơ và chiều rộng lá cũng tăng nhiều nhất ở công thức III (nồng độ CuSO4 0,025%). Với độ ẩm đất 90%, do độ ẩm quá cao ảnh hưởng đến hô hấp của rễ, chiều rộng lá có phần giảm hơn so với độ ẩm 70 – 80%, nhưng công thức III vẫn cho thấy ưu việt hơn cả. Điều đó cho thấy CuSO4 không chỉ giúp cây tăng khả năng chịu hạn mà tăng cả khả năng chịu độ ẩm cao. Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của CuSO4 đến chiều dài lá ở các mức tƣới khác nhau (cm) Độ ẩm đất Công thức thí nghiệm 50% 60% 70% 80% 90% Đối chứng 27,55 ±0,12 29,67±0,12 30,60±0,32 30,65±0,25 30,35±0,33 I 27,55 ±0,12 29,65±0,20 30,62±0,21 30,67±0,22 30,37±0,21 II 27,56±0,13 29,68±021 30,61±0,23 30,68±0,11 30,45±0,22 III 27,65±0,12 29,75±0,12 30,75±0,13 30,88±0,14 30,50±0,30 IV 27,55±0,23 29,66±0,25 30,62±0,22 30,68±0,31 30,40±0,21 25 26 27 28 29 30 31 Chiều dài lá (cm) 50% 60% 70% 80% 90% Độ ẩm đất Đối chứng I II III IV Hình 3.15: Ảnh hƣởng của CuSO4 đến chiều dài lá ở các mức tƣới khác nhau(cm) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Qua bảng 3.14 và hình 3.15 chúng tôi nhận thấy rằng chiều dài lá cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi độ ẩm đất: chiều dài lá súp lơ tăng nhanh khi độ ẩm đất tăng từ 50 – 70%. Khi độ ẩm tăng từ 70 – 80% thì tốc độ tăng chiều dài lá chậm lại và quá ngưỡng 80% thì giảm, cụ thể ở độ ẩm 90% tất cả các công thức thí nghiệm đều giảm chiều dài lá. Trong các mức tưới chúng tôi có bổ sung thêm CuSO4, kết quả cho thấy hầu như các công thức có CuSO4 đều cho chiều dài lá dài hơn đối chứng và ở công thức III (0,025%) cho kết quả cao nhất. Như vậy CuSO4 có tác dụng giúp cây súp lơ chống chịu với cả điều kiện khô hạn (50 – 60% ẩm độ) và quá ẩm (90% ẩm độ); trong điều kiện thuận lợi (70 – 80% ẩm độ) CuSO4 kích thích cây sinh trưởng và phát triển tốt. Từ đó chúng tôi sơ bộ rút ra kết luận: - Hạn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự sinh trưởng và phát triển của cây súp lơ. Ở ngưỡng độ ẩm đất ≤ 40% so với độ ẩm đồng ruộng cây không sinh trưởng và phát triển được. Điều này thể hiện rõ súp lơ là cây ưa ẩm, khả năng chịu hạn kém. - Độ ẩm thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt 70 – 80% - Độ ẩm 50 – 60% cây vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển song giảm sút rất nhiều và có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng hoa sau này. - Độ ẩm 90% cây vẫn sinh trưởng song có phần hạn chế do độ ẩm cao hơn so với nhu cầu của cây. - Nồng độ CuSO4 thích hợp cho cây sinh trưởng tốt và chịu hạn tốt là 0,025%. 3.3.2. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến đƣờng kính cụm hoa súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Súp lơ có hai thời kì khủng hoảng nước nghiêm trọng là thời kì hồi xanh và thời kì cây ra hoa. Nếu ở hai thời điểm này lượng nước cung cấp không đủ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Trong thời kì cây ra hoa, cây luôn cần được tưới ẩm gốc hàng ngày. Trong thí nghiệm của chúng tôi cây được tưới theo các mức độ ẩm khác nhau, và các mức tưới này được giữ nguyên khi cây ra hoa, do đó kết quả thu được phản ánh rất rõ nét về sự khủng hoảng nước của cây trong các giai đoạn, đặc biệt là thời điểm ra hoa được thể hiện ở bảng 3.15 và hình 3.16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Bảng 3.15: Ảnh hƣởng của CuSO4 đến đƣờng kính cụm hoa súp lơ ở các mức tƣới khác nhau (cm) Độ ẩm đất Công thức 50% 60% 70% 80% 90% Đối chứng X m 1,97 ± 0,1 2,33 ± 0,12 3,95 ± 0,21 4,12 ± 0,25 3,25 ± 0,31 % so với ĐC 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 I X m 1,97 ± 0,12 2,33 ± 0,20 3,97 ± 0,21 4,15 ± 0,22 3,25 ± 0,24 % so với ĐC 100,00 100,00 100,51 100,73 100,00 II X m 1,99 ± 0,11 2,35 ± 021 3,97 ± 0,23 4,36 ± 0,11 3,27 ± 0,22 % so với ĐC 101,02 100,86 100,51 105,83 100,62 II X m 2,13 ± 0,12 2,40 ± 0,12 4,27 ± 0,13 4,49 ± 0,14 3,28 ± 0,14 % so với ĐC 108,12 103,00 108,10 108,98 100,92 IV X m 1,98 ± 0,21 2,33 ± 0,22 3,96 ± 0,22 4,21 ± 0,31 3,25 ± 0,21 % so với ĐC 100,51 100,00 100,25 102,18 100,00 0 1 2 3 4 5Đường kính (cm) 50% 60% 70% 80% 90%Độ ẩm đất Đối chứng I II III IV Hình 3.16: Ảnh hƣởng của CuSO4 đến đƣờng kính cụm hoa súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Qua bảng 3.15 và hình 3.16 chúng tôi thấy rằng đường kính cụm hoa thể hiện rất rõ sự ảnh hưởng của hạn. Với độ ẩm đất 50 – 60%, đường kính cụm hoa rất bé, như vậy rõ ràng khi cây không đủ nước, không đủ dinh dưỡng thì hoa bé và năng suất giảm nghiêm trọng. Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng hạn hán xảy ra vào thời kì cây ra hoa làm hạ thấp rõ rệt lượng nước tự do, làm tăng hàm lượng nước kết hợp, làm tăng nồng độ dịch bào và độ nhớt tế bào chất theo hướng bất lợi, làm kìm hãm một cách mạnh mẽ nhất cường độ các quá trình quang hợp, hô hấp [26], [29], [42]. Nhưng ngay cả khi độ ẩm đất thay đổi như vậy thì các công thức có bón CuSO4 đều cho kích thước cụm hoa lớn hơn đối chứng và với nồng độ 0,025% tác động của CuSO4 rõ hơn cả Với độ ẩm đất 70 – 80%, cụm hoa có phần đồng đều về đường kính hơn và ở công thức thí nghiệm bổ sung thêm CuSO4 với nồng độ 0,025%, đường kính cụm hoa có phần tăng rõ hơn so với các công thức thí nghiệm khác (với độ ẩm 70% tăng 8,98% so với đối chứng; với độ ẩm 80% tăng 8,10% so với đối chứng). Với độ ẩm đất 90%, do điều kiện thời tiết lạnh kéo dài và mưa nhiều do đó độ ẩm không khí cao, cộng với độ ẩm đất cao, điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến đường kính cụm hoa. Đường kính cụm hoa giảm nhiều so với độ ẩm đất 70 – 80%. Như vậy với kết quả thu được, chúng tôi có nhận xét: súp lơ khi ra hoa cần đảm bảo chế độ nước và phân bón đầy đủ, điều này sẽ kích thích hoa phát triển mạnh, hoa to, trẻ lâu và cho năng suất chất lượng tốt. Mặt khác trong thời kì sinh trưởng có bổ sung các loại phân vi lượng đầy đủ, trong đó có CuSO4 sẽ giúp cây có sức đề kháng mạnh hơn và cho năng suất cao hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 3.3.3. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến phẩm chất của súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Ảnh hưởng của CuSO4 hàm lượng vitamin C của súp lơ ở các mức tưới khác nhau thể hiện qua bảng 3.16 và hình 3.17 Bảng 3.16. Hàm lƣợng Vitamin C trong hoa súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Độ ẩm đất Công thức 50% 60% 70% 80% 90% Đối chứng X m 45,25 0,12 46,01 0,21 54,52 0,15 55,55 0,12 54,50 0,21 % so với ĐC 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 I X m 46,27 0,20 46,02 0,34 54,55 0,24 56,56 0,24 54,61 0,20 % so với ĐC 102,25 100,02 100,06 101,82 100,20 II X m 46,23 0,24 46,23 0,27 54,89 0,33 57,89 0,32 54,75 0,20 % so với ĐC 102,17 100,48 100,68 104,21 100,46 II X m 46,37 0,20 46,25 0,25 55,99 0,35 58,78 0,25 57,85 0,35 % so với ĐC 102,48 100,52 102,70 105,81 106,15 IV X m 45,55 0,30 46,07 0,25 54,57 0,34 55,57 0,32 55,02 0,27 % so với ĐC 100,66 100,13 100,09 100,04 100,95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 40 45 50 55 60 Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) 50% 60% 70% 80% 90%Độ ẩm đất Đối chứng I II III IV Hình 3.17: Hàm lƣợng Vitamin C trong hoa súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Kết quả ở bảng 3.16 và hình 3.17 trên cho thấy hàm lượng Vitamin C ở tất cả các lô thí nghiệm đều tương đối cao. Hàm lượng Vitamin C thay đổi theo độ ẩm: Tăng từ độ ẩm 50% 60% 70% 80% và giảm ở 90%. Trong cùng mức tưới ẩm thì hàm lượng vitamin C lại tăng khi có bổ sung thêm CuSO4: tăng từ công thức I Công thức II công thức III và giảm ở công thức IV. Như vậy nếu trong cùng một điều kiện tưới nước như nhau thì các công thức bổ sung CuSO4 tăng cường xúc tiến hoạt động của enzim ascorbin oxydase. Ngoài ra Cu và một số nguyên tố vi lượng còn có tác dụng hạn chế việc giảm cường độ quang hợp khi cây gặp hạn, ảnh hưởng của nhiệt độ cao hoặc trong quá trình già hóa [7], [10]. Chúng tôi thí nghiệm trồng cây trong chậu, điều này đã làm thay đổi khá sâu sắc môi trường sống của cây. Mặt khác, chế độ nước và phân bón cũng theo tỉ lệ nhất định. Theo một số nghiên cứu trên các cây trồng cũng cho rằng hàm lượng axit ascorbic còn thay đổi theo chế độ dinh dưỡng và chế độ canh tác. Phân phôt pho, ka li làm tăng hàm lượng vitamin C trong cây, còn phân nitơ thì ngược lại làm giảm lượng vitamin C trong cây [8], [20]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Như vậy theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi cây súp lơ bị hạn thì khả năng tích luỹ axit ascorbic trong cây giảm xuống. Đồng thời việc tích luỹ hàm lượng vitamin này trong hoa cũng giảm, và như vậy ảnh hưởng đến phẩm chất của hoa. Ở ngưỡng độ ẩm đất 70 – 90% hàm lượng vitamin C trong hoa đạt cao nhất. Đặc biệt đối với các công thức thí nghiệm có bổ sung thêm đồng thì hàm lượng Vitamin C còn cao hơn so với đối chứng, cao nhất ở công thức thí nghiệm có phun đồng với nồng độ 0,025% (với độ ẩm 70% tăng 2,70% so với đối chứng; với độ ẩm 80% tăng 5,81% so với đối chứng; với độ ẩm 90% tăng 6,14% so với đối chứng). Ảnh hưởng của CuSO4 hàm lượng đường khử của súp lơ ở các mức tưới khác nhau thể hiện qua bảng 3.17 và hình 3.18 Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến hàm lƣợng đƣờng khử trong hoa súp lơ ở các mức tƣới khác nhau (%) Độ ẩm đất Công thức 50% 60% 70% 80% 90% Đối chứng X m 2,78 0,33 2,88 0,38 3,25 0,25 3,62 0,17 3,55 0,24 % so với ĐC 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 I X m 2,88 0,30 2,89 0,45 4,11 0,30 4,33 0,28 3,99 0,31 % so với ĐC 103,60 100,35 126,46 119,61 112,39 II X m 2,93 0,34 2,99 0,40 4,25 0,44 4,35 0,40 4,11 0,42 % so với ĐC 101,74 103,82 130,77 120,17 115,77 II X m 2,90 0,45 2,99 0,54 4,65 0,46 4,75 0,47 4,64 0,31 % so với ĐC 104,32 103,82 143,08 131,22 130,70 IV X m 2,79 0,35 2,89 0,22 4,27 0,22 4,21 0,36 4,37 0,22 % so với ĐC 100,36 100,35 131,38 116,30 123,10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 0 1 2 3 4 5 Hàm lượng đường khử (%) 50% 60% 70% 80% 90% Độ ẩm đất Đối chứng I II III IV Hình 3.18. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến hàm lƣợng đƣờng khử trong hoa súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Kết quả ở bảng 3.17 và hình 3.18 cũng cho thấy hàm lượng đường khử thay đổi theo độ ẩm, tăng dần từ độ ẩm 50% 80% và giảm ở độ ẩm 90%. Trong cùng một mức tưới thì hàm lượng đường khử thay đổi theo các mức bổ sung CuSO4: tăng từ công thức I đến công thức III và giảm ở công thức IV. Với cây rau súp lơ hàm lượng đường trong cây là một yếu tố quan trọng để đánh giá về phẩm chất rau. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hạn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàm lượng đường khử trong hoa. Một số nghiên cứu cho thấy rằng: quá trình hấp thụ khoáng, trao đổi gluxit lúc thiếu nước trong thời kì khủng hoảng cũng bị xâm phạm nặng nề. Trong lúc hàm lượng hêmixenluloza tăng, hàm lượng đường đặc biệt là saccaroza ở bông hạ thấp rõ rệt. [29]. Ở ngưỡng độ ẩm 70% - 90% hàm lượng đường khử tăng và ở công thức thí nghiệm phun CuSO4 hàm lượng 0,025% cho kết quả cao nhất (với độ ẩm 70% tăng 43,07% so với đối chứng; với độ ẩm 80% tăng 31,21% so với đối chứng; với độ ẩm 90% tăng 30,70%% so với đối chứng). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến thủy phần trong hoa súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Độ ẩm đất Công thức thí nghiệm 50% 60% 70% 80% 90% Đối chứng 91,35 ±0,12 91,47±0,22 92,76±0,22 92,77±0,30 92,99±0,32 I 91,45 ±0,10 91,53±0,21 92,78±0,24 92,88±0,22 93,12±0,33 II 91,63±0,23 91,55±0,22 92,84±0,22 92,97±0,12 93,11±0,23 III 91,54±0,22 91,87±0,14 92,88±0,33 93,10±0,21 93,20±0,11 IV 91,50±0,12 91,72±0,12 92,78±0,28 92,89±0,17 93,00±0,21 Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến thủy phần trong lá súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Độ ẩm đất Công thức thí nghiệm 50% 60% 70% 80% 90% Đối chứng 87,65 ±0,12 87,71 ±0,17 89,35 ±0,30 89,36 ±0,12 89,72 ±0,12 I 87,67 ±0,12 87,77 ±0,15 89,68 ±0,12 89,57 ±0,14 89,77 ±0,23 II 87,78 ±0,22 87,82 ±0,25 89,76 ±0,22 89,75 ±0,15 89,79 ±0,22 III 87,88 ±0,21 87,92 ±0,25 89,87 ±0,25 89,89 ±0,21 89,99 ±0,21 IV 87,75 ±0,22 87,85 ±0,23 89,55 ±0,34 89,56 ±0,21 89,78 ±0,22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến thủy phần trong thân súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Độ ẩm đất Công thức thí nghiệm 50% 60% 70% 80% 90% Đối chứng 95,35±0,21 95,38±0,12 96,41±0,24 96,48±0,33 96,55±0,21 I 95,25±0,22 95,51±0,22 96,42±0,25 96,55±0,32 96,63±0,22 II 95,37±0,22 95,57±0,23 96,47±0,30 96,59±0,23 96,67±0,23 III 95,47±0,12 95,58±0,23 96,52±0,23 96,67±0,22 96,78±0,22 IV 95,51±0,13 95,59±0,22 96,45±0,12 96,48±0,21 96,69±0,23 Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến thủy phần trong rễ súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Độ ẩm đất Công thức thí nghiệm 50% 60% 70% 80% 90% Đối chứng 87,45±0,21 87,52±0,11 88,40±0,23 88,52±0,23 88,67±0,12 I 87,55±0,22 87,65±0,12 88,52±0,21 88,58±0,21 88,78±0,11 II 87,55±0,22 87,58±0,12 88,54±0,33 88,66±0,22 88,82±0,12 III 87,57±0,21 87,63±0,21 88,65±0,32 88,78±0,22 88,89±0,32 IV 87,63±0,17 87,61±0,22 88,58±0,21 88,55±0,21 88,69±0,32 Từ kết quả của bảng 3.18; 3.19; 3.20; 3.21 cho thấy thuỷ phần của các bộ phận khác nhau của cây súp lơ là khác nhau: Trong một cây thuỷ phần của rễ là thấp nhất, tiếp theo đến lá, đến hoa và cao nhất là thân. Trong các mức tưới khác nhau thuỷ phần của các bộ phận tăng dần theo độ ẩm đất, nhưng trong cùng một mức tưới thì thuỷ phần của các bộ phận biến đổi không giống nhau ở các mức bổ sung CuSO4. Ở các mức tưới 50% - 60% khi nồng độ CuSO4 tăng thuỷ phần của thân tăng, nhưng khi độ ẩm tăng đến 70,80,90% và nồng độ CuSO4 vượt quá 0,025% thì thuỷ phần lại giảm. Trong khi đó thuỷ phần ở rễ, lá, hoa tại các mức tưới đều có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 chung quy luật: tăng thuỷ phần khi nồng độ CuSO4 tăng, nhưng khi nồng độ CuSO4 vượt quá ngưỡng 0,025% thì thuỷ phần giảm. Thuỷ phần tăng đồng nghĩa với khả năng giữ nước tăng, khả năng giữ nước tăng khi ẩm độ giảm cho thấy CuSO4 có tác dụng đến khả năng chịu hạn của súp lơ. Từ các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của CuSO4 đến thành phần sinh hoá của súp lơ khi ẩm độ đất thay đổi chúng tôi có thể sơ bộ rút ra kết luận: + CuSO4 tăng cường khả năng chịu hạn cho cây súp lơ, nồng độ CuSO4 thích hợp nhất cho khả năng chịu hạn và phẩm chất của súp lơ là 0,025%. + Ẩm độ thích hợp nhất cho sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất của súp lơ là 80%. 3.4. ẢNH HƢỞNG CỦA CuSO4 ĐẾN KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA SÚP LƠ XANH GIAI ĐOẠN MẠ Chúng tôi tiến hành đánh giá nhanh khả năng chịu hạn của súp lơ ở giai đoạn mạ bằng cách gây hạn nhân tạo theo Lê Trần Bình và cộng sự [8]. Thí nghiệm được tiến hành với 5 công thức nhắc lại 3 lần (mỗi lần nhắc lại 5 chậu, mỗi chậu gieo 30 hạt). Thí nghiệm được thực hiện như sau: cát vàng đãi sạch, phơi khô, cho vào các hộp lồng (khối lượng cát trong mỗi hộp lồng như nhau). Hạt súp lơ ngâm với dung dịch đồng theo các mức nồng độ khác nhau: 0,001%, 0,005%, 0,025%, 0,125%, sau đó ủ vào hạt vào khăn ẩm cho hạt nứt nanh thì bắt đầu đem gieo. Sau khi gieo hạt, tưới nước cho đủ ẩm, để dưới ánh sáng tự nhiên cho hạt nẩy mầm, đến giai đoạn 2 - 3 lá thì bắt đầu gây hạn. Sau rất nhiều lần thực hiện thí nghiệm nhưng chúng tôi đều không thành công do súp lơ là cây ưa ẩm, đặc biệt hạt súp lơ nhỏ và không có nội nhũ do đó giai đoạn mạ súp lơ không chịu được môi trường cát mịn và không có dinh dưỡng. Khi chúng tôi tiến hành gây hạn thì chỉ sau một ngày tất cả các lô thí nghiệm đều héo rũ, từ đó chúng tôi rút ra kết luận với những cây ưa ẩm, hạt nhỏ, không nội nhũ lượng dinh dưỡng dự trữ trong hạt ít thì không thể áp dụng phương pháp đánh giá nhanh khả năng chịu hạn ở giai đoạn mạ được. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ 1. Kết luận Qua các kết quả thu đƣợc từ thực nghiệm thí nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. CuSO4 ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất của cây súp lơ xanh Marathon F1 trồng trên đất Thái Nguyên, trên nền phân bón 10 tấn phân chuồng, 350 kg urê, 250 kg lân, 200 kg K2SO4 / ha; nồng độ CuSO4 0,005% là thích hợp nhất với súp lơ, với nồng độ này làm tăng sinh trưởng của súp lơ, năng suất sinh học tăng 6,05%, năng suất kinh tế tăng 13,19% so với đối chứng. 2. CuSO4 có ảnh hưởng tích cực đến phẩm chất của súp lơ, nồng độ CuSO4 thích hợp cho phẩm chất của súp lơ là 0,025%; với nồng độ này hàm lượng đường khử tăng 18,85%; hàm lượng Vitamin C tăng 5,51%; hàm lượng chất khô tăng 7,33%; thuỷ phần giảm 0,83%; hàm lượng NO 3 giảm 38,66% so với đối chứng. 3. CuSO4 có tác dụng giúp cây súp lơ chống chịu tốt với cả điều kiện khô hạn (50 – 60% ẩm độ) và qúa ẩm (90% ẩm độ). Trong điểu kiện thuận lợi (70 -80% ẩm độ) CuSO4 kích thích cây sinh trưởng phát triển tốt. Nồng độ CuSO4 thích hợp trong các mức tưới ẩm là 0,025%; tại nồng độ này ở các mức tưới khác nhau đều cho sinh trưởng tốt nhất, phẩm chất cao nhất. 2. Đề nghị Do thí nghiệm tiến hành lần đầu tiên nên cần phải nhắc lại vài lần để có kết luận thoả đáng hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Thị Phương Anh (1997), Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp (ớt, ngô rau, măng tây. súp lơ xanh, cải bao ), NXB Nông nghiệp. 2. Bacutrava.A.M (1973), Sinh hoá công nghệ, Nxb Khoa học Matxcơva. 3. Ngô Thị Bình (2003), Đánh giá nhanh khả năng chịu hạn và chịu mặn của 4 giống lúa mới ngắn ngày: Phúc Triều, Quảng Tế, Lưỡng Quang và AT177 ở giai đoạn mạ, Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. 4. Bùi Thị Kim Bưởi (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của axit Boric tới một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh và năng suất cây súp lơ xanh Marathon F1 trồng tại Thái Nguyên, Luận văn cử nhân sinh học, Đại học sư phạm Thái Nguyên. 5. Phạm Thị Trân Châu và cộng sự (1997), Thực hành Hoá học sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Tạ Thu Cúc (2000), Giáo trình trồng rau, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 7. Dương Thị Đảm (1994), Nguyên tố vi lượng và phân vi lượng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 8. Nguyễn Lam Điền (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử, ảnh hưởng của hạn và phân khoáng đối với cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) trồng tại Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ sinh học. 9. Trần Kim Đồng, Lý Thị Hoa, Nguyễn Quang Phổ (1991), Giáo trình sinh lý cây trồng, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội. 10. Hoàng Thị Hà (1996), Dinh dưỡng khoáng ở thực vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Hiền và Cs (1996), Nghiên cứu một số yếu tố gây ô nhiễm trên rau và xây dựng quy trình sản xuất rau sạch - Viện bảo vệ thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 12. Bùi Bảo Hoàn, Đào Thanh Vân (2000), Giáo trình cây rau, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 13. Nguyễn Lương Hùng (1992), “Kết quả nghiên cứu ứng dụng nguyên tố vi lượng với cây lúa ở Bắc Thái”, Thông báo khoa học, trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, Thái Nguyên. 14. Nguyễn Lương Hùng (1993), Nghiên cứu ứng dụng của nguyên tố vi lượng hoocmon phun cho cây ăn quả ở Thái Nguyên, Đề tài KHCN cấp Bộ, mã số B96-05-03. 15. Nguyễn Lương Hùng (1993), "Nghiên cứu ứng dụng của nguyên tố vi lượng với cây lạc ở Bắc Thái", Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, số 2. 16. Hứa Đình Hường (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng bón đạm khác nhau tới khả năng sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và phẩm chất của cây Sulơ xanh trong vụ đông 2005 tại Thái Nguyên, Khoá luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 17. Nguyễn Trọng Lạng, Chu Hoàng Mậu, Nguyễn Thị Tâm (2005), Sinh học tế bào, Nxb Hà Nội. 18. Trần Thị Phương Liên, Đinh Duy Kháng, Nông Văn Hải, Lê Thị Muội (1999), Phân lập gen dehydrin liên quan đến khả năng chịu hạn ở cây đậu tương, Báo cáo khoa học Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc, 1348 - 1953. 19. Chu Văn Mẫn, Đào Hữu Hồ (2000), Giáo trình thống kê sinh học, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 20. Nguyên tố vi lượng trong trồng trọt (1977), tập I, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (bản dịch từ tiếng Nga). 21. Phạm Thị Như Oanh (2000), Bước đầu nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số giống cỏ ngọt Stevia rebaudiana Bertoni trồng ở Thái Nguyên, Luận văn cử nhân sinh học, Đại học sư phạm Thái Nguyên. 22. A.I. OParin (1997), Cơ sở sinh lý học thực vật, Nxb Khoa học và kỹ thuật, tập II. 23. W.D. Phillips and J.T. Chilton (1997), Sinh học, Nxb Giáo dục, Tập 1. 24. Pleskov.B.P (1965), Hoá sinh học cây trồng nông nghiệp, Nxb Kôlơ Matxcơva. 25. Vũ Hữu Quý, Nguyễn Lam Điền, Hoàng Ngọc Hải (1985), Tài liệu thực hành nông hóa thổ nhưỡng, Đại học Sư phạm Việt Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 26. Rubin B.A. (1978), Cơ sở Sinh lí thực vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 27. Hoàng Thị Sản (2003), Phân loại học thực vật, Nxb Giáo dục. 28. Tài nguyên thực vật Đông Nam Á (1999), Nxb Nông nghiệp Hà Nội 29. Phạm Đình Thái, Nguyễn Tân (1978), Sinh lý học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi (1996), Sổ tay người trồng rau, Nxb Nông nghiệp. 31. Phạm Chí Thành (1976), Giáo trình Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 32. Trần Khắc Thi (1994), "Công tác nghiên cứu cây rau ở nước ta", Tài liệu Hội thảo định hướng công tác nghiên cứu rau quả ở Việt Nam. 33. Trần Khắc Thi (1996), Kỹ thuật trồng rau sạch, NXB Nông nghiệp. 34. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2002), Kỹ thuật trồng rau sạch, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 35. Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan (2005), Kỹ thuật trồng rau sạch, rau an toàn và chế biến rau xuất khẩu, Nxb Thanh Hoá. 36. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Vi lượng với cây trồng, Nxb Lao Động. 37. Đoàn Ngọc Thuần (2003), So sánh khả năng sinh trưởng phát triển của 2 giống sulơ xanh và sulơ trắng, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 38. Hà Văn Thuyết, Trần Quang Bình (2000), Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 39. Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Lương Hùng, Nguyễn Lam Điền (1996), Ảnh hưởng của nguyên tố vi lượng đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá và năng suất giống cây cỏ ngọt trồng trên đất vùng đồi trung du Bắc Thái, Báo cáo nghiệm thu đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số B94-26-3-0, Thái Nguyên. 40. Trần Tuế Tục, Nguyễn Ngọc Kính (2002), Kỹ thuật trồng một số cây rau quả giàu Vitamin, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 41. Lê Thành Tuyên (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tố Bo trong axit Boric tới một số chỉ tiêu sinh lý sinh hoá và năng suất cây bắp cải NS-XCross trồng ở Thái Nguyên, Luận văn cử nhân sư phạm. 42. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (1997), Sinh lí học Thực vật, Nxb Giáo dục Hà Nội. 43. www2.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2005/4/24/108082.tno - 73k - 44. www.vnn.vn/khoahoc/xuhuong/2004/02/52237/ - 22k - 45.www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=43&LangID=1&NewsI D=428 - 135k - 46.vietbao.vn/Suc-khoe/Sup-lo-xanh-giup-dieu-tri-benh-viem-loet-va-ung-thu-da- day/10772012/248/ - 44k - 47. www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=4&news_id=19315 - 39k - 48. www.bannhanong.com/home.php?cat_id=27&id=1134&kh= - 29k Tài liệu tiếng Anh. 49. Chang Lien Chun (1971), Vegetable growing (Cabbage) Directory: Chinese agriculturals technical group to Viet Nam - Sai Gon. 50. Mengel, K and E.A.Kirby (1987), Principles of plant nutrition. International potash institure. Been, Switzeland. 51. N.C Brady (1984), The nature and properties of soils Macmilompulel. Co. New York and Collier Macmillan publishers London. 52. Nowakowski T. Z (1961), The offect of different nitrogenuos fertilizers, applied as solids of solutions on the Yield and nitrate – N content of established grass and newly sown rye grass. 53. W.S Cheephan (1974), Significance of nitrate and food and drinking water in effect of agriculture prodution on nitrate in food and water with paticular reference to isotop stucly proceeding and report of pcenel of experts.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu ảnh hưởng của CuSO4 tới một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá, năng suất và khả năng chịu hạn của cây súp lơ xanh Marathon F1 trồng tại Thái Ng.pdf
Luận văn liên quan