Khóa luận Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền

Cần kiểm tra chặt chẽ số lượng thành viên có mặt trong Tổ tiết kiệm và vay vốn để xét cho vay và thời gian họp xét cho vay; nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục, bình chọn xét cho vay ở Tổ tiết kiệm và vay vốn và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân vốn . - Định kỳ hàng quý, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, xã và các thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện về nợ quá hạn để có hướng xử lý kịp thời. 2.2. Đối với chính quyền địa phương - UBND cần quán triệt trong nội bộ và nhân dân nhận thức Ngân hàng Chính sách xã hội là công cụ quan trọng của các cấp chính quyền địa phương, vì vậy cần có trách nhiệm và tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động thông qua công tác huy động và cho vay vốn, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. - UBND kết hợp các tổ chức đoàn thể huyện, xã tiến hành rà soát và tìm hiểu nguyên nhân vì sao còn một bộ phận hộ nghèo chưa tiếp cận được vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội để có hướng xử lý, trường hợp cần thiết báo cáo Ban Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội huyện xem xét giải quyết. - UBND, các đoàn thể liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội gắn với việc hỗ trợ, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh, giúp các hộ nghèo sớm thoát nghèo, nhất là các hộ nghèo vùng sâu, vùng xa. - Tranh thủ các nguồn vốn tiết kiệm từ ngân sách, các tổ chức NGO, ODA uỷ thác qua ngân hàng để cho vay nhằm tận dụng tối đa các nguồn vốn cho người nghèo vay. 2.3. Đối với các tổ chức đoàn thể - Các tổ chức đoàn thể nhận vốn ủy thác, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay và xử lý nợ quá hạn; kiên quyết xử lý và thu hồi nợ quá hạn đối với hộ nghèo có khả năng nhưng không chịu trả nợ (kể cả biện pháp khởi kiện ra tòa

pdf76 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột hộ rất cao đạt 3035m2. Thế nhưng do trình độ người dân ở đây còn thấp và hạn chế về những điều kiện khác nên chưa tận dụng được lợi thế của mình. Vì vậy nên với nguồn đất khá phong phú như vậy, nhưng người dân ở đây mới chỉ biết dùng nó cho việc trồng lúa nên hiệu quả chưa cao. Qua bảng ta cũng thấy rằng, Phong Xuân là một xã miền núi nên thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm như cao su, nên diện tích đất trồng cây lâu năm của xã đạt 302m2/hộ, riêng 2 xã còn lại không có diện tích đất trồng cây lâu năm, mà diện tích đất chủ yếu dành cho việc trồng lúa. Tr ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 44 Không ai hiểu mảnh đất của mình bằng chính người dân nên các hộ cần phải tìm hiểu nghiên cứu, kết hợp với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, phòng khuyến nông để có thể tìm ra được các loài cây mang lại giá trị kinh tế lớn hơn. Bảng 9- Tình hình đất đai Đơn vị tính: m2/hộ Chỉ tiêu BQC Phong Xuân Phong Chương Điền Môn 1. Diện tích nhà ở và vườn tạp/hộ 306 353 271 295 2. Diện tích đất trồng cây hàng năm/hộ 2062 1435 3035 915 3. Diện tích đất trồng cây lâu năm/hộ 101 302 0 0 4. Diện tích ao hồ/hộ 83 83 0 0 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) 2.3.1.3. Tình hình về tư liệu sản xuất Tư liệu sản xuất là một trong những yếu tố không thể thiếu để phục vụ sản xuất, đặc biệt là trong nông nghiệp. Nó có tác dụng trong việc nâng cao chất lượng cây trồng vật nuôi tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu bảng 10 thấy rằng: Bảng 10- Tình hình tư liệu sản xuất Chỉ tiêu ĐVT BQC Phong Xuân Phong Chương Điền Môn 1. Gia súc Con 1,80 2,35 1,55 1,50 2. Gia cầm Con 11,65 14,00 10,70 10,25 3. Máy cày Chiếc 0,05 0,05 0,10 0 4. Máy xay Cái 0,017 0,05 0 0 5. Bình bơm thuốc trừ sâu Bình 0,50 0,30 0,75 0,45 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) Các hộ nghèo ở đây đã từng bước chú trọng đến việc trang bị TLSX, nhưng vẫn còn ở mức thấp. Những TLSX đắt tiền như máy cày chỉ có ở 1 vài hộ gia đình ở xã Phong Chương và Phong Xuân, bình quân trên hộ tính cả 3 xã Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 45 chỉ có 0,05 chiếc. Các loại máy như máy xay cũng rất ít, bình quân chung chỉ có 0,017 chiếc. Gia súc ở đây bao gồm trâu, bò, lợn, theo điều tra thì các hộ nghèo vay vốn chủ yếu là để xây chuồng nuôi lợn, số khác mua trâu, bò phục vụ cho việc cày bừa. Tuy nhiên, những năm qua do dịch lở mồm long móng ở trâu bò, dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm gia cầm, nên hiện nay số lượng các loài vật nuôi trong gia đình khá ít, về gia súc chỉ có 1,8con/hộ, còn gia cầm là 11,65con/hộ. * Như vậy, qua điều tra về tình hình lao động, đất đai và tư liệu sản xuất của các hộ nghèo, hiện lên một nét là các hộ nghèo vẫn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mà điển hình là từ việc làm ruộng. Đây là công việc mang tính thời vụ, lại phụ thuộc vào thiên nhiên nên thu nhập rất bấp bênh. Điều này là một trở ngại hạn chế các hộ nghèo được tiếp cận nguồn từ ngân hàng thương mại hay người nghèo không có điều kiện để được vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Những khó khăn mà nơi đây còn gặp phải đó là: - Đa số các hộ nghèo làm nghề nông, có thu nhập thấp, bấp bênh. - Ngành nghề phụ còn quá ít. - Người nghèo ít được học hành nên việc nắm bắt tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. - Thiên tai, dịch hoạ xảy ra thường xuyên, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán, dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc chăn nuôi, trồng trọt, gây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế đối với hộ nghèo. - Vẫn còn một số hộ nghèo có tâm lý trông chờ, ỷ lại, lười biếng lao động, chưa tận dụng được những tiềm năng lợi thế của địa phương. 2.3.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra Từ kết quả ở bảng 8, ta thấy rằng, qua điều tra 60 hộ ở 3 xã là Phong Chương, Phong Xuân và Điền Môn tương ứng với mỗi xã là 20 hộ thì có đến 3 hộ (mỗi xã 1 hộ) chưa từng vay vốn từ một nguồn nào và họ cũng không tham gia vào một tổ chức hội nào. Khi hỏi vì sao hộ chưa từng tham gia vay mượn thì có hộ thì không muốn vay, hộ muốn vay thì không được vay vì gia đình Trư ờ g Đạ i ọ c K i h tế H uế 46 đông con, chồng lại rượu chè, cờ bạc nên tổ tiết kiệm và vay vốn không bình xét cho vay. Có 47 hộ hiện đang vay mượn, trong đó, 100% vay từ NHCSXH, với việc mở rộng điểm giao dịch trên toàn huyện gồm 15 xã và 1 thị trấn đã tạo sự thuận lợi, nguồn vốn đã đến đối tượng vay một cách nhanh chóng, được người dân đồng tình ủng hộ, vì bà con không phải đi xa hàng chục cây số để được vay tiền, trả lãi suất hay gửi tiết kiệm như trước. Cán bộ ngân hàng xuống giao dịch tại xã, việc hướng dẫn bà con cách lập hồ sơ vay vốn đảm bảo đúng nguyên tắc, hạn chế sai sót, đồng thời có thể theo dõi, giám sát tốt hơn số khách hàng sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích. Và hộ luôn cố gắng để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn cho hộ nghèo. Thực tế trên khẳng định vai trò chủ đạo của NHCSXH đối với các hộ nghèo. Tuy nhiên các khoản cho vay với lãi suất cao vẫn chiếm một vị trí khá quan trọng, thể hiện có 6 hộ tham gia vay nóng. Phải chăng khu vực phi chính thức này có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho các hộ nghèo ngay lập tức. Ta biết rằng, người nghèo rất dễ bị tổn thương, và đây chính là nơi có thể giúp họ vượt qua một cách nhanh nhất có thể. Không thể tiếp cận với các tổ chức tài chính chính thức khác vì thủ tục phiền phức, điều kiện vay khó khăn, lãi suất caoNHCSXH ra đời nhằm khắc phục những khó khăn đó để phục vụ người nghèo một cách tốt nhất. Thế nhưng việc đáp ứng tiền vay ngay khi người nghèo có nhu cầu thì còn gặp nhiều trở ngại về nguồn vốn hay phải xem xét khả năng trả nợ của hộ Tuy nhiên không phải là không thể. Làm được điều này, người nghèo không phải lo lắng gánh nặng trả nợ, ngoài ra còn tạo thêm niềm tin sâu sắc của người nghèo vào NHCSXH và thực sự đúng với tên gọi của nó là ngân hàng vì người nghèo. Trư ờng Đại học Kin tế H uế 47 2.3.3. Tình hình vay vốn tại NHCSXH 2.3.3.1. Quy mô số tiền vay theo yêu cầu của các hộ Bảng 11 – Quy mô tiền vay theo yêu cầu của các hộ điều tra Khoảng cách tổ (triệu đồng) Mức vay bình quân (triệu đồng) Tổng số hộ % Trong đó Phong Chương Điền Môn Phong Xuân Số hộ % Số hộ % Số hộ % >15 20 4 8,51 1 2,13 0 0 3 6,38 10-15 15 5 10,64 0 0 3 6,38 2 4,26 5-10 8,35 37 78,72 15 31,91 12 25,53 10 21,28 <5 4 1 2,13 0 0 1 2,13 0 0 Tổng cộng 9,96 47 100 16 34,04 16 34,04 15 31,92 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) Theo như yêu cầu về mức vay của các hộ điều tra thì có 4 hộ muốn vay ở mức 20 tr.đ và 5 hộ yêu cầu vay ở mức 15 triệu đồng, với mục đích là xây dựng chuồng trại, mua lợn nái sinh sản, mở rộng quy mô sản xuất hay để mua máy cày. Đây là những hộ khá mạnh dạn đầu tư và tự tin về năng lực của mình, chỉ cần được cung cấp vốn và chăm chỉ làm việc họ tin mình sẽ thoát nghèo và phát triển đi lên. Có 37 chiếm hộ yêu cầu vay ở mức từ 5-10 triệu đồng, với mức vay bình quân là 8,35 tr.đ/hộ, đây được xem là mức vay phù hợp cho hộ nghèo, vừa đáp ứng được mục đích sản xuất (chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt), vừa trong khả năng có thể chi trả nếu gặp bất trắc. Có 1 hộ vay ở mức 4 tr.đ, đây là hộ quá nghèo thu nhập không đủ để phục vụ cho việc tiêu dùng hàng ngày, lại thường xuyên ốm đau nên không thể vay ở mức cao, tuy nhiên, số tiền này đủ để họ mua hạt giống, phân bónđể trồng hoa màu như bầu bí, cải, rau hành Được tự mình đưa ra số tiền vay, nhưng không phải vì thế mà họ đưa ra một mức khá cao, vượt quá tầm kiểm soát của bản thân họ. Như vậy, các hộ đã Trư ờng Đ i họ c K inh tế H uế 48 ý thức được, số vốn mà họ cần là bao nhiêu cho mục đích, kết hợp với khả năng trả được nợ, nằm trong mức an toàn giảm thiểu rủi ro về tín dụng có thể xảy ra trên cơ sở đó mà đưa ra một mức vay tốt nhất. 2.3.3.2 Quy mô số tiền được vay của các hộ Được vay với lãi suất ưu đãi tại NHCSXH là mong muốn của đa số hộ nghèo, tuy nhiên được vay bao nhiêu đó lại là vấn đề cần được quan tâm. Kết quả từ bảng 12 cho thấy: Bảng 12- Quy mô số tiền được vay của các hộ điều tra Khoảng cách tổ (triệu đồng) Mức vay bình quân (triệu đồng) Tổng số hộ % Trong đó Phong Chương Điền Môn Phong Xuân Số hộ % Số hộ % Số hộ % >15 20 3 6,38 1 2,13 0 0 2 4,26 10-15 15 3 6,38 0 0 1 2,13 2 4,26 5-10 8,28 39 82,98 15 31,91 14 29,79 10 21,28 <5 4 2 4,26 0 0 1 2,13 1 2,13 Tổng cộng 9,27 47 100 16 34,04 16 34,04 15 31,92 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) Tuy là một xã miền núi nhưng người dân ở xã Phong Xuân rất có năng lực và khá mạnh dạn thể hiện có 2 trong 3 hộ được vay ở mức 20 triệu đồng và 15 triệu đồng. Tuy nhiên số khách hàng được vay ở mức này đã giảm so với khi họ yêu cầu, thể hiện năng lực của hộ nghèo còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sự tin tưởng cho các cán bộ tín dụng. Đa số các hộ được vay ở mức từ 5-10 triệu đồng, có đến 39 hộ chiếm 82,98%, đây là con số khá lớn, điều chứng tỏ đây là mức vay phù hợp cho người nghèo, với mức vay này thì người nghèo có thể kiểm soát, thích hợp với khả năng ban đầu của hộ. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 49 2.3.3.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn vay của các hộ điều tra Kết quả từ bảng 13 cho thấy, với mức vay trên 15 triệu đồng thì ngân hàng đáp ứng được 75% của 80 tr.đ là 60 tr.đ, hay tổng số tiền mà khách hàng nhận được giảm 20 tr.đ so với tổng số tiền yêu cầu. Còn với mức vay từ 10-15 tr.đ thì mức độ đáp ứng ở đây là 60%, cụ thể là tổng số tiền yêu cầu là 75 tr.đ, nhưng ngân hàng chỉ cho vay tổng cộng là 45 tr.đ, giảm 35 tr.đ so với số tiền mong muốn được vay. Bảng 13- Mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn vay của các hộ điều tra Khoảng cách tổ (tr.đ) Tổng số tiền được vay (tr.đ) Tổng số tiền vay yêu cầu (tr.đ) Mức độ được đáp ứng +/- % >15 60 80 -20 75 10-15 45 75 -35 60 5-10 323 309 14 104,53 <5 8 4 4 200 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) Ta thấy rằng, với mức vay từ 10 tr.đ trở lên mà cụ thể theo điều tra là hai mức vay 15 và 20 tr.đ, đây là khoản tiền lớn đối với hộ nghèo, bởi vậy khi thẩm định để xét duyệt thì cán bộ tín dụng phải kiểm tra một cách toàn diện và đúng đắn, phải nhìn nhận cả năng lực của hộ và mục đích vay. Ta vẫn biết rằng đa số hộ nghèo có năng lực còn thấp, khả năng tiếp nhận những kiến thức, trình độ khoa học còn nhiều hạn chế, nên việc đồng ý cho vay những khoản tiền lớn cần có sự suy xét cẩn thận. Song ngân hàng cũng không ngần ngại cho vay đối với những hộ có ý chí, biết chịu khó làm ăn, luôn nỗ lực phấn đấu nhưng chưa có cơ hội, tuy đôi lúc gặp khó khăn về nguồn vốn. Với mức vay từ 5-10 tr.đ thì mức độ đáp ứng đạt 104,53%, tổng số vốn được vay là 323 tr.đ so với tổng số vốn yêu cầu là 309 tr.đ thì nó đã tăng lên thêm một lượng là 14 tr.đ. Như vậy cả ngân hàng và người vay đều nhận thấy rằng đây là mức vay phù hợp. Với mục đích vay vốn chủ yếu là phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt khi cơ sở ban đầu đã có như chuồng trại hay ruộng đất thì mức vay này đủ để người vay đầu tư giống và thức ăn nhằm tiến hành hoạt động sản xuất, tăng thu nhập. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 50 2.4. Đánh giá của hộ về hoạt động cho vay của ngân hàng qua các yếu tố Chúng ta vẫn biết rằng có nhiều lý do hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo với các tổ chức tín dụng khác như các ngân hàng thương mại. Những lý do đó được liệt kê như lãi suất cao, chi phí giao dịch lớn, điều kiện để được vay khó khănThấy được những điều này, ngân hàng CSXH đã ra đời mà tiền thân của nó là ngân hàng người nghèo, nhằm khắc phục những yếu tố đã hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ các ngân hàng thương mại khác. Sau nhiều năm hoạt động, ngân hàng CSXH đã góp phần giúp hàng triệu hộ gia đình thoát nghèo, đem lại niềm vui hạnh phúc và ấm no. Và để có cái nhìn khách quan từ phía những khách hàng về hoạt động cho vay của ngân hàng tôi xin đưa ra một số yếu tố để khách hàng đánh giá từ đó thấy được những gì đã làm được, chưa làm được, nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời để hoạt động cho vay tốt hơn, nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ ngân hàng CSXH nói chung và ngân hàng CSXH huyện Phong Điền nói riêng. 2.4.1. Thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay của ngân hàng Không chỉ là người nghèo mà bất cứ một khách hàng nào khi giao dịch với các tổ chức tín dụng cũng mong muốn thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay đơn giản, dễ dàng, song vẫn đảm bảo tính đúng đắn, chính xác, bởi nếu cần quá nhiều loại giấy tờ, thủ tục, hay quy trình vay vốn phức tạp sẽ dẫn đến tâm lý ngại phiền phức khi giao dịch với ngân hàng, làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng. Hiểu được điều này, ngân hàng CSXH đã không ngừng cải tiến hoạt động cho vay của mình. Nhờ vào việc uỷ thác cho các tổ tiết kiệm và vay vốn thu lãi hàng tháng đã tạo nhiều thuận lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn một số ít khách hàng cho rằng ngân hàng còn quá khó khăn trong quá trình nhận tiền vay, tại sao trên giấy tờ là tên vợ mà mình là chồng mình không thể nhận tiền thay cho vợ. Họ không hiểu rằng đây là nguyên tắc của ngân hàng. Vì vậy khi đánh giá về thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay của ngân hàng, trong số 57 người đánh giá có 41 người chiếm 71,93 % cho rằng đơn giản, 5 người cho là rất đơn giản, có 2 người cho rằng phức tạp vì họ thấy phiền phức khi không thể nhận tiền thay cho vợ hoặc chồng. Tuy nhiên điều Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 51 này đã được các cán bộ tín dụng nói rõ, chỉ là do họ không tuân thủ hoặc do tổ trưởng không hướng dẫn kỹ, gây nên những khó khăn đó. Trong 3 xã ta thấy, không có hộ nào ở xã Phong Chương đánh giá là phức tạp, như vậy họ chấp hành khá nghiêm chỉnh những nguyên tắc vay vốn của ngân hàng, tạo thuận lợi cho quá trình vay vốn. Để đánh giá số liệu điều tra có ý nghĩa về mặt thống kê hay không, tôi sử dụng kiểm định One-Sample T Test với hệ số kiểm định giá trị trung bình về nhận định là Test value=4 (mức đơn giản). Giả thiết H0: (µ)=4 và H1: (µ) ≠ 4. Kết quả thu được (ở phần phụ lục 1) với sig=0,088 > 0,05 nên giả thiết H0 được chấp nhận, điều này có nghĩa là có ý nghĩa thống kê để kết luận rằng thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay của ngân hàng là đơn giản. Bảng 14- Đánh giá về thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay của ngân hàng Thủ tục, giấy tờ, quy trình vay Tổng số hộ % Trong đó Phong Xuân Phong Chương Điền Môn Số hộ % Số hộ % Số hộ % Phức tạp 2 3,51 1 1,75 0 0 1 1,75 Bình thường 9 15,79 2 3,51 5 8,77 2 3,51 Đơn giản 41 71,93 14 24,56 12 21,05 15 26,32 Rất đơn giản 5 8,77 2 3,51 2 3,51 1 1,75 Tổng 57 100 19 33,34 19 33,33 19 33,33 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) 2.4.2. Lãi suất cho vay của ngân hàng Với đối tượng hoạt động của mình là các hộ nghèo, nên lãi suất cho vay tại NHCSXH là khá thấp so với các ngân hàng khác, nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo được vay vốn để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập. Tham gia vay vốn tại NHCSXH, ngoài việc định kỳ phải trả gốc và hàng tháng phải trả lãi thì khách hàng không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào khi mà lãi suất cho vay đã là rất thấp. Nên khi điều tra không có hộ nào đánh giá lãi suất cho vay tại ngân hàng là cao. Với mức lãi suất ưu đãi này đã giảm bớt gánh nặng trả nợ cho người nghèo. Cũng theo kết quả điều tra có 54 hộ chiếm 94,74% trong tổng số 57 hộ có tham gia vay vốn tại NHCSXH cho rằng mức lãi suất cho vay như Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 52 vậy là bình thường, không cao cũng không phải là thấp, phù hợp với khả năng trả nợ của hộ nghèo. Có 3 hộ đánh giá là thấp vì họ xét thấy đây là sự ưu đãi dành cho các hộ nghèo, và đây là những hộ biết làm ăn tuy nhiên chưa có điều kiện để được vay vốn vì vậy được vay tại NHCSXH là niềm vui lớn đối với họ. Trong 3 hộ đánh giá lãi suất cho vay tại NHCSXH là thấp thì có 2 hộ ở xã Phong Xuân và 1 hộ ở xã Phong Chương. Sử dụng kiểm định One-Sample T Test với hệ số kiểm định giá trị trung bình về nhận định là Test value=3 (mức bình thường). Giả thiết H0: (µ)=3 và H1: (µ) ≠ 3. Kết quả thu được (ở phần phụ lục 2) với sig=0,083 > 0,05 nên giả thiết H0 được chấp nhận, tức là có ý nghĩa thống kê để kết luận rằng lãi suất cho vay của ngân hàng là bình thường, phù hợp với điều kiện của các hộ nghèo. Bảng 15- Đánh giá lãi suất cho vay của ngân hàng Lãi suất cho vay Tổng số hộ % Trong đó Phong Xuân Phong Chương Điền Môn Số hộ % Số hộ % Số hộ % Cao 0 0 0 0 0 0 0 0 Bình thường 54 94,74 17 29,83 18 31,58 19 33,33 Thấp 3 5,26 2 3,51 1 1,75 0 0 Tổng 57 100 19 33,34 19 33,33 19 33,33 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) 2.4.3. Thái độ của cán bộ tín dụng ngân hàng Người nghèo thường mặc cảm với chính mình vì họ ít hay không được học hành, sự thiếu hiểu biết làm họ rụt rè, không dám nói lên ý kiến của mình, dẫn đến việc khi không hiểu về một vấn đề gì cũng không dám hỏi. Chính vì vậy khi được sự hướng dẫn nhiệt tình, giải bày cặn kẽ của các cán bộ tín dụng làm cho người nghèo cảm giác được gần gũi, được quan tâm, giúp họ tin tưởng hơn. Như vậy thái độ cán bộ tín dụng có vai trò khá quan trọng, sự nhiệt tình, hay chỉ là nụ cười cũng đủ để làm giảm khoảng cách giữa người nghèo và ngân hàng. Hiểu được điều này tất cả các cán bộ trong ngành đều luôn cố gắng để có thể cư xử đúng đắn, nhiệt tình, với khách hàng của mình Trư ờng Đạ i họ c K i tế H uế 53 Vì vậy trong số 57 hộ đánh giá có 52 hộ (chiếm 91,23%) cho rằng thái độ của các cán bộ NHCSXH là nhiệt tình, luôn vui vẻ, tận tâm với công việc. Điều này tạo được sự thiện cảm của khách hàng đối với NHCSXH, giảm khoảng cách giữa ngân hàng và người nghèo. Riêng có 5 hộ chiếm 8,77% đánh giá thái độ của các cán bộ bình thường, chưa thực sự nhiệt tình. Mặc dù đây chỉ là số ít, nhưng nó nhắc nhở người cán bộ phải cố gắng, vui vẻ, nhiệt tình hơn nữa để người nghèo cảm thấy được quan tâm, được chú ý. Điều này cũng là tâm nguyện của người làm cán bộ và hộ không ngừng cố gắng để làm tốt điều này. Song cũng không thể tránh khỏi những lúc bực dọc do áp lực công việc, hay chính do khách hàng gây ra, mà khách hàng cần phải hiểu và thông cảm. Đối với tiêu chí thái độ của cán bộ tín dụng, tôi dùng kiểm định One- Sample T Test với hệ số kiểm định giá trị trung bình về nhận định là Test value=4 (mức nhiệt tình). Giả thiết H0: (µ)=4 và H1: (µ) ≠ 4. Kết quả thu được (ở phần phụ lục 3) với sig=0,103 > 0,05 nên giả thiết H0 được chấp nhận, tức là có căn cứ, có ý nghĩa thống kê để khẳng định thái độ của cán bộ tín dụng là nhiệt tình, vui vẻ trong việc cho vay đối với khách hàng. Bảng 16- Đánh giá về thái độ của cán bộ tín dụng Thái độ của cán bộ tín dụng ngân hàng Tổng số hộ % Trong đó Phong Xuân Phong Chương Điền Môn Số hộ % Số hộ % Số hộ % Không nhiệt tình 0 0 0 0 0 0 0 0 Bình thường 5 8,77 3 5,26 2 3,51 0 0 Nhiệt tình 52 91,23 16 28,07 17 29,83 19 33,33 Tổng 57 100 19 33,33 19 33,34 19 33,33 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) 2.4.4. Mức cho vay của ngân hàng Mức cho vay bao nhiêu tuỳ thuộc vào nhu cầu vay vốn của hộ, thông qua việc thẩm định của ngân hàng xem xét với mục đích như thế thì số tiền yêu cầu là thừa hay thiếu hay đã đủ, có đảm bảo được khả năng trả nợ không, hay mục đích vay vốn đã hợp lý chưa, từ đó mà quyết định số tiền cho vay, tuy nhiên được giới hạn trong 30 triệu trở lại. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 54 Qua điều tra, có 43 hộ trong số 57 hộ (chiếm 75,44%) cho rằng mức cho vay như vậy là bình thường, phù hợp với năng lực sản xuất của hộ. Tuy nhiên, có 1 hộ cho là rất thấp và 6 hộ cho là thấp vì qua khảo sát biết rằng các hộ này chưa đủ năng lực để có thể đảm bảo trả được nợ nên ngân hàng chỉ cho vay vừa phải, thấp hơn so với yêu cầu vay vốn của hộ. Có 7 hộ cho là họ được vay với số tiền như vậy là cao vì họ không thể có một nguồn vốn nào khác ngoài vay ngân hàng. Ta thấy rằng mức cho vay của ngân hàng là vô cùng quan trọng đối với người nghèo, vì họ không thể vay ở nơi nào khác có mức lãi suất thấp hơn, vì vậy NHCSXH cần tạo mọi điều kiện hơn nữa để có thể đáp ứng được mức vay vốn mà hộ nghèo cần, đồng thời có những biện pháp hướng dẫn bà con sử dụng vốn vay đúng mục đích để đem lại hiệu quả cao cho sản xuất, thoả đúng mong đợi của cả người đi vay và người cho vay. Bảng 17- Đánh giá mức cho vay của ngân hàng Mức cho vay của ngân hàng Tổng số hộ % Trong đó Phong Xuân Phong Chương Điền Môn Số hộ % Số hộ % Số hộ % Rất thấp 1 1,75 0 0 1 1,75 0 0 Thấp 6 10,53 2 3,51 3 5,26 1 1,75 Bình thường 43 75,44 11 19,3 14 24,57 18 31,58 Cao 7 12,28 6 10,53 1 1,75 0 0 Tổng 57 100 19 33,34 19 33,33 19 33,33 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) Tuy nhiên, ở đây liên quan đến năng lực sử dụng nguồn vốn của người nghèo. Nói chung, năng lực của người nghèo có giới hạn, ít nhất là vào thời gian đầu, nên phải đi từng bước, từng bước. Thông thường, người nghèo không có nhiều nguồn lực khác, như đất đai vì vậy, khả năng sử dụng nguồn vốn cũng có giới hạn. Điều này còn liên quan đến rủi ro. Người nghèo cũng có thể trở thành một nhà đầu tư giỏi như những người khác, nhưng do họ nghèo, họ thường có nhiều ác cảm với rủi ro. Nếu số lượng tiền cho vay lớn thì rủi ro đi Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 55 kèm cũng lớn. Chính vì vậy, trong thời gian đầu mức cho vay chưa cao để người nghèo có thể làm chủ số tiền đó. Sử dụng kiểm định One-Sample T Test cho tiêu chí mức cho vay với hệ số kiểm định giá trị trung bình về nhận định là Test value=3 (mức bình thường). Giả thiết H0: (µ)=3 và H1: (µ) ≠ 3. Kết quả thu được (ở phần phụ lục 4) với sig=0,811 > 0,05 nên giả thiết H0 được chấp nhận, tức là có căn cứ, có ý nghĩa thống kê để khẳng định mức cho vay của ngân hàng là bình thường, vừa với năng lực sản xuất của hộ nghèo. 2.4.5. Điều kiện được vay vốn Người nghèo vay vốn tại NHCSXH không phải thế chấp tài sản nhưng phải là thành viên của tổ TK&VV dưới sự quản lý của các hội tổ chức, để các hội tổ chức đứng ra bảo lãnh thông qua hình thức tín chấp. Theo đánh giá của các hộ nghèo được điều tra thì đa số cho rằng để tham gia vào các tổ chức này là một điều dễ dàng, quan trọng là có muốn hay không. Tuy nhiên đối với những hộ không có ý thức làm ăn, có thái độ trông chờ ỷ lại, rượu chè cờ bạc thì sẽ khó là thành viên. Bảng 18- Đánh giá về việc tham gia vào các tổ chức đoàn thể Chỉ tiêu Tổng số hộ % Trong đó Phong Xuân Phong Chương Điền Môn Số hộ % Số hộ % Số hộ % Dễ 46 80,70 14 24,56 14 24,56 18 31,59 Bình thường 10 17,55 4 7,02 5 8,77 1 1,75 Khó 1 1,75 1 1,75 0 0 0 0 Tổng 57 100 19 33,33 19 33,33 19 33,34 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) Trong 6 năm qua (2003 - 2009) thực hiện phương thức uỷ thác, tức là ủy thác từng khâu trong quy trình cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH cho các tổ chức đoàn thể, thì hàng triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi của hàng chục chương trình tín dụng NHCSXH qua các kênh như hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội cựu chiến binh hay đoàn thanh niên. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 56 Ngoài ra để được vay vốn thì hộ phải viết giấy đề nghị vay vốn kèm theo kế hoạch mục đích sử dụng vốn để các bộ tín dụng xem xét phê duyệt. Nếu thấy chưa hợp lý thì buộc hộ nghèo phải làm lại, nhiều hộ năng lực còn thấp nên gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này. Vì thế có 5 hộ trong số 57 hộ cho rằng họ thấy còn khó khăn trong điều kiện vay vốn. Tuy nhiên, chính sự khó khăn này lại giúp người nghèo hiểu được việc mình làm, để sử dụng số tiền vay cho hợp lý đem lại hiệu quả, để có thể vừa trả được nợ, vừa tăng thu nhập góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Kiểm định với phương pháp One- Sample T Test không có ý nghĩa thống kê để khẳng định rằng điều kiện được vay vốn là dễ (phụ lục 5). Bảng 19- Đánh giá điều kiện được vay vốn Điều kiện được vay vốn Tổng số hộ % Trong đó Phong Xuân Phong Chương Điền Môn Số hộ % Số hộ % Số hộ % Khó khăn 5 8,77 2 3,51 2 3,51 1 1,75 Bình thường 13 22,81 6 10,53 3 5,26 4 7,02 Dễ 35 61,4 10 17,54 12 21,05 13 22,82 Rất dễ 4 7,02 1 1,75 2 3,51 1 1,75 Tổng 57 100 19 33,33 19 33,33 19 33,34 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) 2.4.6. Thời hạn vay Thường thì người nghèo mong muốn được vay trong thời gian dài để có thể kéo dài thời gian trả nợ. Nhưng thời hạn này nên vừa đủ với khả năng của hộ nghèo, và tuỳ vào mục đích vay để làm gì, trong bao lâu thì có thể thu hoạch. Nếu thời hạn vay càng dài thì số tiền trả lãi cũng tăng theo, đồng thời cơ hội nguồn vốn đến với các hộ nghèo khác lại giảm. Ngân hàng cũng luôn tạo điều kiện để người nghèo có thể vay vốn trong thời gian mà họ cho là tốt nhất và xem xét thấu đáo, tuy nhiên thời hạn vay mà ngân hàng đưa ra còn dựa vào số tiền vay, mục đích sản xuất để tính toán thời gian hợp lý mà hộ có thể trả nợ. Với tình hình vay hiện nay thì đa số các hộ nghèo được vay trong vòng 36 tháng phục vụ mục đích chủ yếu là để chăn nuôi, với thời gian này thì họ có thể Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 57 Bảng 20- Đánh giá thời hạn vay Thời hạn vay Tổng số hộ % Trong đó Phong Xuân Phong Chương Điền Môn Số hộ % Số hộ % Số hộ % Ngắn 1 1,75 0 0 1 1,75 0 0 Bình thường 50 87,72 16 28,07 16 28,08 18 31,58 Dài 6 10,53 3 5,26 2 3,51 1 1,75 Tổng 57 100 19 33,33 19 33,34 19 33,33 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) yên tâm sản xuất, và tiến hành được nhiều chu kỳ kinh doanh, bảo đảm được khả năng trả nợ đúng thời hạn. Qua điều tra chỉ có 1 hộ cho rằng thời hạn vay là ngắn vì hộ này trước đây đã vay nhưng chỉ được vay trong thời hạn là 12 tháng nên họ mong muốn có thể vay lâu hơn. Còn lại các hộ đều hài lòng về thời hạn vay của ngân hàng, như vậy là phù hợp. Sử dụng kiểm định One-Sample T Test với hệ số kiểm định giá trị trung bình về nhận định là Test value=3 (mức bình thường). Giả thiết H0: (µ)=3 và H1: (µ) ≠ 3. Kết quả thu được (ở phần phụ lục 5) với sig=0,058 > 0,05 nên giả thiết H0 được chấp nhận, tức là có ý nghĩa thống kê để kết luận rằng thời hạn cho vay của ngân hàng là bình thường, khách hàng có thể trả nợ đúng thời hạn. 2.4.7. Địa điểm giao dịch Đi lại khó khăn cũng là một trong những trở ngại cản trở việc tiếp cận tín dụng đối với người nghèo. Việc ngân hàng tiến hành giao dịch tại xã đã tiết kiệm được thời gian, thủ tục và chi phí đi lại cho người vay. Giờ đây các hộ vay vốn không phải trực tiếp đến tận ngân hàng trả nợ mà chỉ cần đến UBND xã để định kỳ 6 tháng trả gốc 1 lần, còn lãi hàng tháng có tổ trưởng đến nhà thu. Như vậy là quá thuận lợi đối với các hộ nghèo, vì họ sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc đi lại. Vì vậy đa số các hộ được phỏng vấn đều cho rằng điểm giao dịch của ngân hàng là thuận lợi cho bà con, có 1 người cho rằng còn khó khăn, vì người này có sai sót trong quá trình vay vốn buộc họ phải lên trung tâm để nhận tiền vay và họ tỏ ra là không muốn vay nữa vì ngại đi lại. Trư ờn Đạ i ọ c K inh tế H uế 58 Sử dụng kiểm định One-Sample T Test với hệ số kiểm định giá trị trung bình về nhận định là Test value=4 (mức thuận lợi). Giả thiết H0: (µ)=4 và H1: (µ) ≠ 4. Kết quả thu được (ở phần phụ lục 7) với sig=0,103 > 0,05 nên giả thiết H0 được chấp nhận, tức là có ý nghĩa thống kê để khẳng định địa điểm giao dịch là thuận lợi cho việc đi lại của khách hàng. Bảng 21- Đánh giá địa điểm giao dịch Địa điểm giao dịch Tổng số hộ % Trong đó Phong Xuân Phong Chương Điền Môn Số hộ % Số hộ % Số hộ % Khó khăn 1 1,75 1 1,75 0 0 0 0 Bình thường 2 3,51 1 1,75 0 0 1 1,75 Thuận lợi 54 94,74 17 29,84 19 33,33 18 31,58 Tổng 57 100 19 33,34 19 33,33 19 33,33 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) 2.4.8. Thông tin về các chương trình vay vốn dành cho hộ nghèo Mỗi chương trình vay vốn dành cho hộ nghèo được xem là một cơ hội để họ có thể vươn lên thoát nghèo bền vững, mỗi đồng vốn tăng thêm có thể giúp họ mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâuQua điều tra thấy rằng thông tin về các chương trình vay vốn được người nghèo biết đến thông qua các tổ chức, hội mà họ tham gia như hội phụ nữ, hội nông dânĐây là những tổ chức đứng ra bảo lãnh cho hộ nghèo được vay thông qua hình thức tín chấp. Thành viên của hội không chỉ có người nghèo mà cả hộ giàu, hộ khá giả cũng tham gia. Chính vì điều này nên khi điều tra vẫn có 1 hộ cho là các thông tin khó nắm bắt được. Được biết, là vì hộ này rất ít hay hầu như không tham gia các buổi sinh hoạt của hội, có người cho rằng họ còn mặc cảm về hoàn cảnh của mình, đến cũng chẳng biết nói gì. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hộ nghèo, họ vẫn tham gia tích cực thường xuyên vì họ nhận thấy rằng điều đó rất hữu ích. Chính trong những buổi sinh hoạt này, các thành viên sẽ nắm bắt được những thông tin quan trọng từ cấp trên, những buổi tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt sẽ được tổ chức để tham gia, đặc biệt, họ sẽ học hỏi được những kinh nghiệm trong sản xuất từ những hộ sản xuất giỏi, hay chính sự giúp đỡ động viên nhau cũng giúp họ thêm niềm Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 59 tin vươn lên xoá đói giảm nghèo. Kiểm định với phương pháp One-Sample T Test không có ý nghĩa thống kê để khẳng định rằng việc nắm bắt thông tin về các chương trình vay vốn dành cho hộ nghèo là dễ dàng (phụ lục 8). Bảng 22- Đánh giá việc nắm bắt thông tin về các chương trình vay vốn Thông tin về các chương trình vay vốn dành cho hộ nghèo Tổng số hộ % Trong đó Phong Xuân Phong Chương Điền Môn Số hộ % Số hộ % Số hộ % Khó nắm bắt 1 1,75 0 0 1 1,75 0 0 Bình thường 15 26,32 4 7,02 8 14,04 3 5,26 Dễ nắm bắt 41 71,93 15 26,32 10 17,54 16 28,07 Tổng 57 100 19 33,34 19 33,33 19 33,33 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) 2.4.9. Thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay Thời gian kể từ khi khách hàng nộp đơn đến khi nhận được tiền vay là thời gian để ngân hàng làm hồ sơ, sổ sách, khoảng chừng trong vòng 1 tháng trở lại. Thời gian này nhanh hay chậm là còn chờ vào nguồn vốn đưa về, số lượng khách hàng từng đợt, ta thấy rằng số lượng cán bộ thì khá ít mà số khách hàng vay quá nhiều, hay đôi khi còn phải chờ các chương trình khác để cùng làm việc một đợt thì việc giải ngân chậm cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy, khi điều tra, có các ý kiến cho là nhanh, lâu, bình thường khác nhau, nhưng đa số các hộ cho rằng thời gian như vậy là bình thường (từ 15-20 ngày), họ có thể chờ nhận tiền để phục vụ cho mục đích vay vốn của mình, cụ thể có đến 44 hộ, chiếm 77,19%. Bên cạnh đó, có 9 hộ, trong đó xã Phong Chương có đến 6 hộ cho rằng họ phải chờ khá lâu (từ 20-30 ngày) mới nhận được tiền vay, bởi vì số khách hàng vay vốn khá nhiều, chậm được giải ngân cũng là điều phải chăng. Song những hộ này còn rất nghèo, họ chỉ chờ có nguồn vốn từ ngân hàng về chứ không thể vay mượn chỗ nào khác, mà sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ nên chờ một thời gian như vậy cũng không phải là bình thường. Đặc biệt có 4 hộ cho là khá nhanh để nhận được nguồn vốn (cũng từ 15- 20 ngày), Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 60 như vậy là tâm lý khác nhau thì cảm nhận về yếu tố này cũng khác nhau, dù là cùng được nhận tiền trong một khoảng thời gian như nhau. Được biết trong 4 hộ này, có hộ thì buôn bán nên có vốn khi nào thì sử dụng khi đó, hộ khác thì cũng chưa cần gấp nên đối với họ thời gian như vậy là nhanh. Đó là những ý kiến của các hộ điều tra, và họ rất mong rút ngắn thời gian này càng nhanh càng tốt. Đây cũng là ý muốn của những người làm NHCSXH và họ cũng luôn cố gắng để có thể sớm giải ngân vì họ nhận thấy niềm vui của người nghèo khi nhận được tiền vốn. Sử dụng kiểm định One-Sample T Test cho tiêu chí thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận tiền vay với hệ số kiểm định giá trị trung bình về nhận định là Test value=3 (mức bình thường). Giả thiết H0: (µ)=3 và H1: (µ) ≠ 3. Kết quả thu được (ở phần phụ lục 9) với sig=0,135 > 0,05 nên giả thiết H0 được chấp nhận, tức là có ý nghĩa thống kê để kết luận rằng thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay là bình thường. Bảng 23– Đánh giá thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay Thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay Tổng số hộ % Trong đó Phong Xuân Phong Chương Điền Môn Số hộ % Số hộ % Số hộ % Lâu 9 15,79 1 1,75 6 10,53 2 3,51 Bình thường 44 77,19 14 24,56 13 22,81 17 29,82 Nhanh 4 7,02 4 7,02 0 0 0 0 Tổng 57 100 19 33,33 19 33,34 19 33,33 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) 2.4.10. Đánh giá của hộ về kết quả đạt được từ nguồn vốn vay Để hiểu hơn ý nghĩa mà nguồn vốn đã đem lại cho bà con - những hộ gia đình nghèo khó, kết quả từ bảng 24 sẽ cho ta thấy điều đó. Trư ờng Đạ i họ c K i tế H uế 61 Bảng 24- Đánh giá của hộ về sự tăng lên của các yếu tố (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010) Theo đánh giá của các hộ điều tra, nhờ có được nguồn vốn mà thu nhập của họ tăng lên, có thêm cơ sở vật chất mới phục vụ cho sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất, từ đó tiếp thêm cho họ niềm tin vào cuộc sống, nỗ lực vươn lên từng bước xoá đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong số 57 hộ đã và hiện đang vay có 50 hộ chiếm 87,72% cho rằng thu nhập có tăng lên, còn 7 hộ thu nhập không tăng do gia đình quá khó khăn nên thiên tại dịch bệnh chưa khôi phục lại hay nuôi trâu bò sinh sản nhưng chưa có kết quả. Có 25 hộ có thêm cơ sở vật chất mới và 57 hộ đều có thêm niềm tin vào cuộc sống. Ta thấy là số hộ có thu nhập tăng lên khá cao, nhưng chỉ 1 nửa trong số đó có thêm cơ sở vật chất mới vì số khác dùng cho chi phí học tập của con, số khác nữa thì lo cho bữa ăn được đầy đủ hơn, còn một phần thì dành dụm lúc cần, hay để đóng tiết kiệm hàng tháng. Trong đó có xã Phong Chương đặc biệt khó khăn, con đông nên phần thu nhập tăng thêm chủ yếu để nuôi con ăn học và những bữa cơm hàng ngày, còn lại là để đóng tiết kiệm. Phong Xuân tuy là một xã miền núi nhưng với tinh thần vươn lên, chịu khó sản xuất và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, của NHCSXH huyện Phong Điền nên cuộc sống của họ đang ngày một đi lên rõ rệt. Đây cũng chính là động lực để các xã khác phấn đấu làm theo, đặc biệt là những xã nghèo như Phong Chương, Điền Môn, Phong Hiền Chỉ tiêu Tổng số hộ % Trong đó Phong Xuân Phong Chương Điền Môn Số hộ % Số hộ % Số hộ % Thu nhập 50 87,72 17 29,82 17 29,82 16 28,08 Cơ sở vật chất mới 25 43,86 11 12,28 5 19,3 9 12,28 Niềm tin cuộc sống 57 100 19 33,33 19 33,33 19 33,33 Trư ờ g Đại ọc Kin tế H uế 62 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CHO CÁC HỘ NGHÈO Với sự ra đời của NHCSXH Việt Nam nói chung và NHCSXH huyện Phong Điền nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động cho vay đến các hộ nghèo và đi dần đến XĐGN. Ngân hàng thực sự đã tiếp thêm sức mạnh cho các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, người nghèo có được nguồn vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, đem lại nguồn thu nhập, từng bước XĐGN, góp phần đưa nền kinh tế xã hội huyện nhà đi lên. Tuy nhiên đó không phải tất cả, bên cạnh những mặt đã đạt được vẫn còn những mặt tồn tại đòi hỏi cả bên đi vay và bên cho vay phải nỗ lực cố gắng hơn nữa để cho hoạt động cho vay ngày một tốt hơn. 3.1. Giải pháp cho hộ nghèo - Đối với những hộ chưa tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào tại địa phương thì nên mạnh dạn tham gia. - Đối với các hộ đã là thành viên thì nên tiếp tục tham gia tích cực và đầy đủ các buổi sinh hoạt của hội. - Phải luôn ý thức và coi trọng nghĩa vụ trả nợ, vì nó không chỉ tạo cơ hội cho các hộ khác được vay mà còn tạo được niềm tin để vay được số tiền lớn hơn cho những lần vay sau. - Tuân thủ những nguyên tắc trong quá trình vay vốn, không nên gây khó khăn cho cả ngân hàng và chính mình bằng cách tham gia các buổi sinh về nghiệp vụ vay vốn dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng. 3.2. Giải pháp cho ngân hàng - Hoạt động cho vay của ngân hàng thông qua nhiều chương trình đã tạo điều kiện cho các hộ được vay vốn, tuy nhiên để tránh tình trạng có hộ được vay từ nhiều chương trình, có hộ lại không được vay từ chương trình nào, hộ vay được nhiều, hộ vay quá ít, gây dư luận không tốt trong dân cư nên ngân hàng cần phải xem xét kiểm tra cẩn thận khi phê duyệt cho vay. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 63 - Để rút ngắn thời gian từ khi khách hàng nộp đơn đến khi nhận được tiền vay, hạn chế tình trạng khách hàng phải chờ quá lâu để có được nguồn vốn kịp mùa vụ hay quá trình sản xuất kinh doanh thì ngân hàng cần phải tranh thủ các nguồn vốn từ ngân sách TW, địa phương và các nguồn tài trợ khác để tăng nhanh nguồn vốn, tạo tính chủ động trong việc cho vay. - NHCSXH cần tiếp tục tổ chức công tác tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn vay cho các tổ trưởng tổ TK&VV kết hợp với việc phân loại, lựa chọn các tổ trưởng có năng lực quản lý, có uy tín để ký hợp đồng về việc ủy nhiệm thu tiết kiệm của tổ viên theo quy định tại Công văn số 244/NHCS-KH ngày 18/02/2009 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Qua đó giúp cho tổ viên vay vốn có điều kiện tích lũy tiền để dành nhằm thực hiện trả nợ vay theo kỳ hạn đã thỏa thuận với Ngân hàng sau này. - Cần tạo điều kiện cho những hộ muốn vay nhưng không được bình xét cho vay vì những lý do như con đông, chồng rượu chè, cờ bạc không chịu làm ăn để họ có cơ hội được vay vốn, có thể ban đầu cho vay với số tiền nhỏ, dưới sự giám sát, kiểm tra, giúp đỡ của tổ trưởng TK&VV và các thành viên. - Cần kết hợp với các tổ chức hội, đoàn thể và chính quyền các cấp mời các công ty cung ứng thức ăn chăn nuôi, cung ứng giống cây trồng, trung tâm khuyến nông của huyện, của tỉnh về tuyên truyền, hướng dẫn khoa học cho bà con trong xã. - Cần có chính sách quan tâm, xem xét cho vay bổ sung để khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh đối với những hộ gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng để họ có điều kiện khôi phục lại sản xuất, tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng, hay những hộ có dự án sản xuất có tính khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3.3. Giải pháp cho tổ TK&VV Tổ tiết kiệm và vay vốn của NHCSXH là nơi tập hợp, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho hộ nghèo và các đối tượng khó khăn, giúp các hộ gia đình gắn kết tình làng, nghĩa xóm, có điều kiện tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 64 Nhà nước, có vốn SXKD, tạo thêm việc làm, thu nhập, cải thiện điều kiện sống, lo cho con cái học hành. - Không ngừng nâng cao nghiệp vụ để hoạt động ổn định lâu dài, có khả năng hướng dẫn hộ nghèo xây dựng được dự án, định hướng sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc quản lý và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, chấp hành và thực hiện đúng theo quy định ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội để sớm giúp hộ nghèo vươn lên khá giả. - Tổ phải được thành lập theo đúng quy định, phải gắn bó mật thiết với ngân hàng và tổ chức hội phải tranh thủ được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền thôn, xã và phải tạo được sự đoàn kết, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ viên cũng như việc sử dụng vốn vay của từng hộ. - Cần giải thích rõ ràng và cặn kẽ cho các thành viên của tổ mình về những thủ tục cần phải tuân thủ. - Trong bình xét hộ vay, Ban quản lý đặc biệt quan tâm đến yêu cầu công khai, dân chủ, đúng đối tượng, không nể nang, cảm tình cá nhân mà bình xét cho vay sai. Nhờ đó, mà tránh được hiện tượng xâm tiêu, chiếm dụng, không có nợ quá hạn, không có vay hộ, vay ké. - Ban quản lý tổ phải thực sự gương mẫu, tạo được sự tín nhiệm cao với các cấp lãnh đạo, với ngân hàng và với tổ viên. Trong Ban quản lý có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, tổ chức sinh hoạt đều đặn. Hình thức sinh hoạt cũng luôn đổi mới, không chỉ là trao đổi những thông tin liên quan đến hoạt động vay vốn mà còn phổ biến kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, kế hoạch hóa gia đình, tổ chức văn nghệ... - Tổ chức các lớp học về các nghề phụ cho chị em phụ nữ làm lúc nông nhàn như may nón - Cần vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, nuôi lợn để hỗ trợ các thành viên khi gặp hoạn nạn, mang ý nghĩa lớn về giá trị tinh thần. Các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận với xã hội nhiều hơn, xóa đi mặc cảm thân phận, có chí hướng vươn lên hòa nhập. Khi các tổ viên đều ý thức được trách nhiệm đối với vốn ưu đãi của Nhà nước, trách nhiệm đối với các tổ viên khác chưa được vay nên đều quý trọng và Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 65 sử dụng vốn hiệu quả, trả nợ đầy đủ, đúng hạn, tạo điều kiện cho hộ nghèo khác được vay lãi. 3.4. Giải pháp cho chính quyền địa phương - UBND xã và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn ký xác nhận đối với hộ vay vốn phải chặt chẽ, đúng đối tượng. Các tổ TK&VV phải chủ động trong công tác kết nạp thành viên vào tổ. Tăng cường kiểm tra bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích đồng thời thu hồi lãi cho ngân hàng đúng thời hạn. - Tại mỗi địa phương nên thành lập một hoặc nhiều nhóm gồm những người có kinh nghiệm và quan tâm đến công tác xoá đói giảm nghèo đi vận động, khuyến khích hộ nghèo tham gia vào tổ TK&VV. - Cần quan tâm hỗ trợ cho những hộ già cả neo đơn, bệnh tật đây là những hộ không thể vay vốn để sản xuất, vì vậy chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu đãi đối với những trường hợp này. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 66 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH huyện Phong Điền”, tôi rút ra được một số kết luận sau: - NHCSXH là ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho hộ nghèo, NHCSXH ra đời đã góp phần hạn chế tình trạng người nghèo phải đi vay tư nhân với lãi suất cao để đầu tư sản xuất kinh doanh. - Vốn vay đã có tác dụng quan trọng tích cực trong việc tăng thu nhập, tạo ra cơ sở vật chất mới, đặc biệt là góp phần giúp người nghèo tin tưởng hơn vào cuộc sống. Nhờ được vay vốn sản xuất cùng với nỗ lực của bản thân mà nhiều hộ đã thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. - Thông qua việc uỷ thác cho vay đến các tổ chức đoàn thể nên hoạt động cho vay của ngân hàng thuận lợi hơn, việc thẩm định hộ vay tiến hành nhanh chóng. - Tham gia vào các tổ chức đoàn thể, người nghèo không chỉ được bảo lãnh thông qua hình thức tín chấp mà còn được học hỏi, tập huấn sản xuất, nâng cao năng lực cho chính bản thân, ngoài ra còn có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn từ quỹ, chương trình khác của hội. - Quy mô món vay ngày càng được nâng lên khi năng lực sản xuất của hộ ngày càng tăng điều này khuyến khích hộ không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những hộ sản xuất giỏi có kinh nghiệm, trau dồi kiến thức từ các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt 2. Kiến nghị Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền và để thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện trong thời gian tới tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Trư ờ g Đại học Kin h tế Hu ế 67 2.1. Đối với NHCSXH huyện Phong Điền - Cần kiểm tra chặt chẽ số lượng thành viên có mặt trong Tổ tiết kiệm và vay vốn để xét cho vay và thời gian họp xét cho vay; nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục, bình chọn xét cho vay ở Tổ tiết kiệm và vay vốn và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân vốn . - Định kỳ hàng quý, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, xã và các thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện về nợ quá hạn để có hướng xử lý kịp thời. 2.2. Đối với chính quyền địa phương - UBND cần quán triệt trong nội bộ và nhân dân nhận thức Ngân hàng Chính sách xã hội là công cụ quan trọng của các cấp chính quyền địa phương, vì vậy cần có trách nhiệm và tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động thông qua công tác huy động và cho vay vốn, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. - UBND kết hợp các tổ chức đoàn thể huyện, xã tiến hành rà soát và tìm hiểu nguyên nhân vì sao còn một bộ phận hộ nghèo chưa tiếp cận được vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội để có hướng xử lý, trường hợp cần thiết báo cáo Ban Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội huyện xem xét giải quyết. - UBND, các đoàn thể liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội gắn với việc hỗ trợ, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh, giúp các hộ nghèo sớm thoát nghèo, nhất là các hộ nghèo vùng sâu, vùng xa. - Tranh thủ các nguồn vốn tiết kiệm từ ngân sách, các tổ chức NGO, ODA uỷ thác qua ngân hàng để cho vay nhằm tận dụng tối đa các nguồn vốn cho người nghèo vay. 2.3. Đối với các tổ chức đoàn thể - Các tổ chức đoàn thể nhận vốn ủy thác, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay và xử lý nợ quá hạn; kiên quyết xử lý và thu hồi nợ quá hạn đối với hộ nghèo có khả năng nhưng không chịu trả nợ (kể cả biện pháp khởi kiện ra tòa Tr ờng Đạ i ọ c K i h tế H uế 68 án) không để tâm lý ỷ lại trong hộ nghèo, bên cạnh đó tạo điều kiện cho các hộ nghèo được gia hạn nợ khi đến hạn nhưng chưa trả được do nguyên nhân khách quan theo nguyên tắc, chế độ quy định; Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức đoàn thể tiếp tục tạo điều kiện (kể cả xem xét cho vay mới nếu thấy cần thiết) để hộ nghèo khôi phục lại sản xuất kinh doanh có nguồn trả nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định. - Cần đặc biệt quan tâm đến trình độ, năng lực quản lý và sự nhiệt tình của Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 69 PHỤ LỤC Phụ lục 1 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Thu_tuc_giay_to _quy_trinh_vay 57 3.8596 .61058 .08087 Phụ lục 2 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Lai_suat_cho_vay 57 2.9474 .22528 .02984 One-Sample Test -1.735 56 .088 -.14035 -.3024 .0217 Thu_tuc_giay_ to_quy_trinh_vay t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper 95% Confidence Interval of the Difference Test Value = 4 One-Sample Test -1.764 56 .083 -.05263 -.1124 .0071Lai_suat_cho_vay t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper 95% Confidence Interval of the Difference Test Value = 3 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 70 Phụ lục 3 One-Sample Statistics Phụ lục 4 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Muc_cho_vay 57 2.9825 .55069 .07294 N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Thai_do_can_b o_tin_dung 57 3.9298 .31958 .04233 One-Sample Test -.241 56 .811 -.01754 -.1637 .1286Muc_cho_vay t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper 95% Confidence Interval of the Difference Test Value = 3 One-Sample Test -1.658 56 .103 -.07018 -.1550 .0146 Thai_do_can_ bo_tin_dung t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper 95% Confidence Interval of the Difference Test Value = 4 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 71 Phụ lục 5 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Dieu_kien_duoc_vay 57 3.6667 .74001 .09802 Phụ lục 6 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Thoi_han_cho_vay 57 3.0877 .34230 .04534 One-Sample Test -3.401 56 .001 -.33333 -.5297 -.1370Dieu_kien_duoc_vay t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper 95% Confidence Interval of the Difference Test Value = 4 One-Sample Test 1.935 56 .058 .08772 -.0031 .1785Thoi_han_cho_vay t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper 95% Confidence Interval of the Difference Test Value = 3 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 72 Phụ lục 7 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Dia_diem_giao_dich 57 3.9298 .31958 .04233 Phụ lục 8 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Thong_ tin _ve _cac chuong_trinh_cho_ vay_ho_ngheo 57 2.7018 .49875 .06606 One-Sample Test -1.658 56 .103 -.07018 -.1550 .0146Dia_diem_giao_dich t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper 95% Confidence Interval of the Difference Test Value = 4 One-Sample Test -4.515 56 .000 -.29825 -.4306 -.1659 Thong_tin_ve_cac_ chuong_trinh_cho_ vay_ho_ngheo t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper 95% Confidence Interval of the Difference Test Value = 3 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 73 Phụ lục 9 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Thoi_gian_tu_khi_ nop_don_den_khi_ nhan_tien_vay 57 2.8947 .52387 .06939 TÀI LIỆU THAM KHẢO One-Sample Test -1.517 56 .135 -.10526 -.2443 .0337 Thoi_gian_tu_khi_ nop_don_den_ khi_nhan_tien_vay t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Lower Upper 95% Confidence Interval of the Difference Test Value = 3 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 74 1. Joanna Ledgerwood, Cẩm nang hoạt động tài chính vi mô, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội-2006. 2. Nguyễn Đăng Dờn, Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội-2005. 3. Nguyễn Minh Kiều, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội-2006. 4. Nguyễn Thị Hằng, Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội-1997. 5. Thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế các hộ gia đình nông dân huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế; Nguyễn Cửu Bình; 2004 6. Phân tích tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo thành phố Huế; Trương Văn Khoa; 2008. 7. Phân tích tình hình cho vay vốn ở ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền; Hồ Minh Toàn; 2008. 8. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2009, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, Uỷ ban nhân dân huyện Phong Điền. 9. Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo (2006- 2009), Uỷ ban nhân dân huyện Phong Điền. 10. Báo cáo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2008, kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2008-2010, Uỷ ban nhân dân huyện Phong Điền. 11. Trang website: Google.com.vn Vbsp.org.vnTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 75 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_tiep_can_nguon_von_cua_cac_ho_ngheo_tu_nhcsxh_huyen_phong_dien_2697.pdf
Luận văn liên quan