Khóa luận Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của các hộ trồng lạc trên địa bàn huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh

Trình độ của người nông dân quyết định đến hướng sản xuất của hộ, vì vậy cần nâng cao trình độ, nhận thức cho người nông dân, tiến hành chuyển giao công nghệ cho người dân thông qua những công việc sau: - Cơ quan quản lý của xã cần phối hợp với phòng nông nghiệp huyện tổ chức các lớp tập huấn về kĩ thuật sản xuất, áp dụng các loại giống cao sản cho nắng suất lạc cao. - Phổ biến quy trình sản xuất từ khâu lựa chọn vật tư cho đến thời gian thu hoạch thích hợp. - Các cơ quan chức năng, đặc biệt là phòng nông nghiệp huyện có trách nhiệm giúp đỡ bà con trong quá trình thực hiện công nghệ, tận tình giúp đỡ các hộ nông dân giải quyết những vấn đề thắc mắc của bà con nông dân, đặc biệt là giúp đỡ bà con trong việc tìm ra loại thuốc diệt sạch cây cỏ củ - loại cỏ mà các hộ trồng lạc phải bó tay, vì đến mùa vụ nào cho dù dùng loại thuốc cỏ nào thì loại cỏ này cũng không thể chết tận gốc, cứ sau vài ngày cỏ lại cứ mọc lên. 3.4. Nâng cao khả năng tiếp cận đất đai và vốn trong sản xuất lạc  Nâng cao khả năng tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất Quy hoạch cụ thể, chi tiết vùng trồng lạc. Trước mỗi vụ sản xuất cần rà soát, quy hoạch từng khu đồng, cánh đồng để bố trí các loại cây trồng thích hợp có thu nhập cao. UBND huyện cần quy hoạch cụ thể chi tiết từng vùng cây trồng theo các chương trình mục tiêu của huyện, của từng xã. Triển khai việc trao đổi ruộng đất giữa các nông hộ, nhằm tạo ra những khu ruộng lớn, liền ô, liền khoảnh để bố trí hợp lý các khu sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi trong cơ giới hóa sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ vào canh tác.

pdf79 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của các hộ trồng lạc trên địa bàn huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sông mà hiện nay tình trạng khai thác cát lòng sông diễn ra ngày càng mạnh nên đất khai phá có nguy cơ bị sụt lún. SVTH: Trần Thị Loan 39 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định Bảng 10: Tình hình tiếp cận đất canh tác của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT BQ/hộ (sào/hộ) Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Diện tích đất trồng lạc Sào 3,33 107,5 53,75 76,5 38,25 16 8,00 1. Diện tích đất canh tác phân theo nguồn gốc BQ/hộ Sào 107,5 100 76,5 100 15 100 Đất được nhà nước giao theo nghị định 64-CP Sào 0,65 16 14,88 19,5 25,49 3,5 21,88 Đất mua lại, thuê Sào 0,92 24,5 22,79 28 36,60 2,8 17,50 Đất mượn, khai phá Sào 1,75 67 62,33 29 37,91 8,7 54,38 2. Nhu cầu mở rộng diện tích trồng lạc của các hộ điều tra Hộ 18 100 27 100 15 100 Số hộ có nhu cầu Hộ 0,37 3 16,67 11 40,74 8 53,33 Số hộ không có nhu cầu Hộ 0,63 15 83,33 16 59,26 7 46,67 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016 2.4.1.2. Tiếp cận nguồn lao động cho sản xuất lạc Sản xuất nông nghiệp của người dân Việt Nam nói chung và các hộ điêu tra nói riêng đều tận dụng sức lao động gia đình. Lao động nông nghiệp Việt Nam không chuyên môn hóa, một người có thể làm được nhiều công việc khác nhau, công việc không thường xuyên và sử dụng sức lao động gia đình là chính. Không giống như các ngành hàng cà phê hay điều sản xuất lạc bắt đầu từ gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng 4 tháng và với quy mô còn nhỏ lẻ nên trong tổng 60 hộ điều tra thì cả 60 hộ đều sử dụng sức lao động gia đình mà không thuê thêm bất cứ công lao động nào. Khi mùa vụ căng thằng một số hộ gia đình sẽ sử dụng hình thức đổi công cho anh em, hàng xóm, tuy nhiên điều này chỉ diễn ra ít vì đến vụ thu hoạch hộ gia đình nào cũng bận làm nên chủ yếu là của gia đình nào thì gia đình đó tự làm. SVTH: Trần Thị Loan 40 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định Bảng 11: Tình hình tiếp cận nguồn lao động cho xản xuất lạc Chỉ tiêu ĐVT BQ/hộ Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ 1. Tổng số lao động LĐ 2,02 38 53 30 2. Số lao động bình quân LĐ 2,11 1,96 2 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016 Trong 60 hộ điều tra có tổng tất cả 290 nhân khẩu, trung bình có 4,83 khẩu/hộ, trong khi đó số lao động trung bình là 2,02 lao động/hộ. Nhóm quy mô lớn là nhóm có số lao động bình quân lớn nhất với 2,11 lao động/hộ. Hiện nay luồng di cư lao động nông thôn ra thành phố ngày càng lớn chủ yếu là thanh niên nên lao động ở nhà hầu như là những người già. Lao động của 60 hộ điều tra cũng không ngoại lệ, lao động chính trong sản xuất nông nghiệp của các hộ cũng như trong sản xuất lạc của mỗi hộ gia đình chủ yếu là 2 người là bố và mẹ trong gia đình còn hầu hết những người đủ tuổi lao động di cư ra thành phố kiếm việc. 2.4.1.3. Tiếp cận nguồn vốn cho sản xuất lạc Bảng 12: Tiếp cận nguồn vốn sản xuất nông nghiệp Chỉ tiêu ĐVT Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ SL CC (%) SL CC (%) SL CC(%) Vay vốn Hộ 3 16,67 7 25,93 2 13,33 Không vay vốn Hộ 15 83,33 20 74,07 13 86,67 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016 Người dân huyện Hương Khê nói chung và người nông dân trong các hộ điều tra nói riêng đã có truyền thống trồng lạc từ lâu đời nên tích luy được nhiều kinh nghiệm sản xuất, với việc sản xuất lạc không đòi hỏi kĩ thuật, điều kiện chăm sóc quá khắt khe nên việc đầu tư chăm sóc cho lạc cũng không qua lớn. Nhu cầu vốn cho sản xuất lạc không quá cao, quy mô canh tác của các nhóm hộ không lớn nên nhu cầu vay vốn cho sản xuất lạc của các hộ điều tra là không có. Trong 60 hộ điều tra có 12 hộ vay vốn SVTH: Trần Thị Loan 41 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, những hộ này vay vốn là thường đầu tư vào chăn nuôi, trồng cây ăn quả, không có hộ nào vay vốn để đầu tư vào sản xuất lạc cũng như sản xuất lúa hay ngô. Chình vì thiếu vốn sản xuất và không quay được vòng vốn nên khi đến mùa vụ các hộ nông dân thường mua kí nợ ở các đại lý đến mùa thu hoạch mới trả nợ, đây cũng là nguyên nhân làm cho giá lạc cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác thường bị thương lái ép giá. 2.4.1.4. Tiếp cận vật tư nông nghiệp cho sản xuất lạc a. Tiếp cận nguồn giống lạc Bảng 13 cho ta thấy tình hình tiếp cận nguồn giống lạc của các hộ điều tra. Đối tượng cung cấp: Dù là quy mô lớn, nhỏ hay trung bình thì giống lạc chủ yếu mua tại các đại lý trong xã, nhóm quy mô lớn với 94,44%, nhóm quy mô trung bình với 96,3%, nhóm quy mô nhỏ với 100% trong tổng quy mô và chiếm 96,67% trong tổng số hộ điều tra. Về nhà cung cấp: 100% các hộ điều tra tiếp cận nguồn giống qua các đại lý tư nhân. Chất lượng cây giống: qua bảng 13 ta thấy đánh giá chất lượng giống tốt của các hộ ở mức thấp đạt 5 trong tổng 60 hộ, chiếm 8,33. Chất lượng giống trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất với 91,67%. Có thể thấy rằng người dân chủ yếu tiếp cận nguồn giống ở các đại lý trong xã và với chất lượng trung bình. Nguyên nhân của điều này là theo các hộ trồng lạc thì chất lượng giống nơi đâu cũng như nhau nên mua ở các đại lý trong xã sẽ tiết kiệm được chi phí đi lại vì khoảng cách từ 3 xã điều tra đến trung tâm giống cây trồng của huyện khá xa. SVTH: Trần Thị Loan 42 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định Bảng 13: Tình hình tiếp cận nguồn giống lạc của các hộ điều tra Chỉ tiêu Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ Tỷ lệ trung bình(%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1. Địa điểm cung cấp 18 100 27 100 15 100 100 Trong xã 17 94,44 26 96,3 15 100 96,67 Ngoài xã 1 5,56 1 3,7 0 0 3,33 2. Nhà cung cấp 18 100 27 100 15 100 100 Đại lý 18 100 27 100 15 100 100 HTX 0 0 0 0 0 0 0 Viện nghiên cứu 0 0 0 0 0 0 0 3. Đánh giá chất lượng giống được mà các hộ tiếp cận 18 100 27 100 15 100 100 Tốt 3 16,67 2 7,41 0 0 8,33 Trung bình 15 83,33 25 92,59 15 100 91,67 Kém 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016 Các hộ dân nơi đây chủ yếu sử dụng giống lạc L14 và L23 đây là 2 giống lạc mới được đưa vào sản xuất trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên giá lạc giống có sự chênh lệch trong các hộ. Qua phân tích ở bảng 13 cho thấy rằng các nhóm hộ chủ yếu sử dụng giống lạc L14 vì giống này có chất lượng tốt hơn giống lạc L23 nhưng mức giá của giống này cũng cao hơn mức giá của giống lạc L23. Trong 18 hộ thuộc nhóm quy mô lớn thì có 14 hộ sử dụng giống lạc L14, 4 hộ sử dụng giống lạc L23; ở nhóm quy mô trung bình thì có 21 hộ sử dụng giống lạc L14, 6 hộ sử dụng giống lạc L23; ở nhóm quy mô nhỏ có 13/15 hộ sử dụng giống lạc L14 và có 2 hộ sử dụng giống lạc L23, tuy nhiên có sự chênh lệch giá giữa các hộ trong cùng một giống lạc. Hầu như các nhóm hộ mua giống lạc L23 ở mức giá là 42.000 đồng/kg và giống lạc L14 ở mức giá là 47.000 đồng/kg nhưng có nhiều hộ mua giống với giá cao hơn từ 200 đồng/kg SVTH: Trần Thị Loan 43 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định đến 500 đồng/kg. Những hộ mua với giá cao hơn chủ yếu là các hộ nằm ở xã Hà Linh và Phương Mỹ, đặc biệt là xã Phương Mỹ. Khoảng cách lần lượt của các xã Phương Mỹ, Phúc Đồng, Hà Linh đến trung tâm thị trấn là 22 km, 20 km, 15 km đây là nguyên nhân mà các hộ trồng lạc mua lạc giống với giá chênh lệch nhau. Phương Mỹ là xã có khoảng cách đến trung tâm thị trấn xa nhất và dân cư nơi đây thưa thớt hơn nên việc tiếp cận với nguồn thông tin cũng bị hạn chế cộng với việc các hộ thường kí nợ tiền mua vật tư sản xuất nên bị các đại lý bán với giá cao hơn là điều dễ hiểu. Bảng 14: Giá lạc giống phân theo quy mô Quy mô ĐVT Giá lạc L23(đồng/kg) Giá lạc L14 (đồng/kg) 42.000 42.300 42.500 47.000 47.200 47.300 47.500 Quy mô lớn Hộ 3 1 0 11 1 1 1 Quy mô trung bình Hộ 6 0 0 19 1 1 0 Quy mô nhỏ Hộ 0 1 1 13 0 0 Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra năm 2016 b. Tiếp cận vật tư phục vụ cho sản xuất lạc Đến mùa vụ sản xuất các hộ thường chuẩn bị mua sắm vật tư phục vụ cho sản xuất. Qua phân tích cho thấy tất cả các hộ điều tra đều mua sắm vật tư nông nghiệp ở trong xã thông qua các của hàng đại lý và HTX. Trong đó có 12/18 hộ ở nhóm quy mô lớn mua vật tư tại các cửa hàng đại lý chiếm 66,67% trong tổng nhóm, có 5 hộ đăng kí mua sắm vật tư tại các HTX, các nhóm quy mô trung bình lần lượt là 22/27 hộ chiếm 74,07% tại đại lý và 4/27 hộ tại HTX, nhóm quy mô nhỏ mua vật tư nông nghiệp tại đại lý chiếm 71,67% và tại HTX là 28,33% trung bình mua sắm vật tư nông nghiệp tại các của hàng đại lý và HTX của tổng hộ điều tra lần lượt là 71,67% và 28,33%. Như vậy các cửa hàng đại lý vẫn là địa điểm mà các hộ trồng lạc ưu tiên mua sắm. SVTH: Trần Thị Loan 44 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định Bảng 15: Tình hình tiếp cận một số vật tư cho sản xuất lạc Chỉ tiêu Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ Tỷ lệ TB (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1. Địa điểm cung cấp 18 100 27 100 15 100 100 Trong xã 18 100 27 100 15 100 100 Ngoài xã 0 0 0 0 0 0 0 2. Nhà cung cấp 18 100 27 100 15 100 100 Đại lý 13 72,22 23 85,19 11 73,33 71,67 HTX 5 27,78 4 14,81 4 26,67 28,33 viện nghiên cứu 0 0 0 0 0 0 0 4. Đánh giá chất lượng vật tư mà hộ được tiếp cận 18 100 27 100 15 100 100 Tốt 0 0 0 0.00 1 6,67 1,67 Trung bình 17 94,44 26 96,30 12 80 91,67 Kém 1 5,56 1 3,7 2 13,33 6,67 4. Hình thức thanh toán 18 100 27 100 15 100 100 Ngay sau khi mua 0 0 1 3,70 3 20 6,67 Trả dần trong vụ 4 22,22 7 25,93 5 33,33 26,67 Sau khi kết thúc mùa vụ 14 77,78 19 70,37 7 46,67 66,67 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016 Giá cả vật tư đầu vào rất quan trọng đối với doanh thu của các hộ. Hình thức thanh toán cũng ảnh hưởng tới giá cả vật tư. Thông thường nếu thanh toán ngay sau khi nhân vật tư thì giá cả sẽ thấp hơn. Hình thức thanh toán có sự khác nhau giữa các nhóm hộ. Đối với nhóm hộ có quy mô lớn, số hộ lựa chọn hình thức thanh toán vật tư sau khi kết thúc mùa vụ là 14 hộ, chiếm 77,78%, còn lại là thanh toán dần trong vụ với 4 hộ chiếm 22,22%. Điều này cũng tương tự đối với các nhóm hộ có quy mô trung bình và quy mô nhỏ. Với nhóm quy mô trung bình số hộ thanh toán sau khi kết thúc mùa vụ là 19 hộ chiếm 70,37% trong khi đó chỉ có 1 hộ thanh toán ngay sau khi nhận SVTH: Trần Thị Loan 45 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định vật tư. Trong nhóm quy mô nhỏ có 7/15 hộ lựa chọn thanh toán ngay sau khi kết thúc mùa vụ. Thanh toán sau khi kết thúc mùa vụ thu hoạch là hình thức thanh toán chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng 60 hộ với 66,67%, sau đó lần lượt là thanh toán dần trong mùa vụ và thanh toán ngay sau khi kết thúc mùa vụ. Với những hộ có quy mô lớn số tiền để mua vật tư tương đối lớn nên họ không có tiền ngay để trả hoặc cho dù trả dần trong vụ cũng không đủ nên họ phải lựa chọn thanh toán sau khi mùa vụ kết thúc, đây cũng là nguyên nhân mà những hộ mua nợ thường mua với giá cao hơn và khi bán sản phẩm thường bị ép giá vì đang còn nợ tiền vật tư của chủ các đại lý kiêm thu gom lớn thu mua sản phẩm lạc. Bảng 16: Giá một số vật tư trong sản xuất lạc của các hộ điều tra ĐVT: Đồng/kg Chỉ tiêu Giá BQ Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ NPK 5.263 5.361 5.232 5.207 Lân 3.360 3.444 3.319 3.333 Kali 10.017 10.282 10.000 9.733 Vôi 4.291 4.532 4.142 4.292 Thuốc BVTV 5.117 5.167 5.074 5.133 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016 Chính vì mua nợ các đầu vào trong sản xuất lạc nên ở nhóm nào có tỷ lệ thanh toán sáu khi kết thúc mùa vụ lớn thì nhóm đó sẽ mua vật tư vơi giá cao hơn. Thông thường các hộ sẽ mua nợ các vật tư như phân NPK, lân, kali còn vôi và thuốc BVTV có giá trị nhỏ hơn nên các hộ thường thanh toán ngay sau khi mua. Nhóm quy mô lớn là nhóm có tỷ lệ thanh toán sau khi kết thúc vụ thu hoạch cao nhất nên đây là nhóm hộ mua vật tư với giá cao hơn. Phân NPK nhóm này mua với giá 5.361 đồng/kg trong khi nhóm quy mô nhỏ mua với giá 5.207 đồng/kg, tương tự cho phân lân và vôi, nhóm có quy mô lớn mua với lân với giá 3.444 đồng/kg và kali với giá là 10.278 đồng/kg trong khi đó mức giá bình quân của tổng các hộ điều tra với phân lân và kali lần lượt là 3.360 đồng/kg và 10.017 đồng/kg. Hình thức thanh toán có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu của các hộ, biết được điều này nhưng hầu như các hộ vẫn chọn hình thức thanh toán ngay sau khi kết thúc vụ thu hoạch vì không có tiền trả ngay từ đầu. SVTH: Trần Thị Loan 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định 2.5. Tiếp cận thị trường đầu ra của hộ trồng lạc 2.5.1. Kênh tiêu thụ của các hộ trồng lạc Lạc chủ yếu được sử dụng để lấy dầu, tính sử dụng của lạc trong đời sống hàng ngày còn thấp nên hình thức tiêu thụ sản phẩm lạc chưa thực sự phong phú đa dạng chủ yếu tiêu thụ qua 2 kênh chủ yếu là thu gom lớn và thu gom nhỏ được thể hiện qua sơ đồ 1. Qua sơ đồ 1 ta thấy người dân chủ yếu bán lạc cho thu gom lớn, bình quân tổng khối lượng sản phẩm lạc bán cho thu gom lớn chiếm 87% trong khi đó bán cho thu gom nhỏ chiếm 13%. Những hộ quy mô lớn, trung bình hay nhỏ thì hầu hết họ đều bán số lượng nhiều cho thu gom lớn vì lúc đầu mùa vụ thu hoạch thu gom lớn chủ yếu là chủ các đại lý vật tư nông nghiệp đến thu mua từ đó lấy tiền trả nợ các loại vật tư, đây cũng là nguyên nhân người nông dân thường bị ép giá. Còn một ít số lượng nhiều hộ gia đình để lại để sau này đem bán phục vụ cho cuộc sống hàng ngày nhưng số lượng này chiếm rất ít, chỉ 13% vì nếu dự trữ nhiều phải tốn công bản quản và khối lượng lạc sẽ bị hao bớt. L: Quy mô lớn; TB: Quy mô trung bình; N: Quy mô nhỏ; BQ: Bình quân Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm lạc của các hộ điều tra Người sản xuất lạc Thu gom nhỏ Người tiêu dùng Thu gom lớn L: 3,3% TB: 6,30% N: 36,67% L: 96,67%% TB: 93,73% N: 63,33% BQ: 13% BQ: 87% SVTH: Trần Thị Loan 47 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định 2.5.2. Giá bán sản phẩm lạc Hiện nay trên địa bàn huyện Hương Khê chưa có doanh nghiệp hay tổ chức nào đứng ra thu mua lạc của người nông dân, lạc chủ yếu được bán cho thu gom lớn nên giá bán phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng này, mặt khác hầu như các thu gom lớn là chủ các đại lý vật tư nông nghiệp mà các hộ mua ký nợ vật tư nên thường bị ép giá. Người thu gom lẻ cũng tham gia vào kênh tiêu thụ sản phẩm lạc nhưng đối tượng này chỉ thu mua lạc vào thời điểm sau khi kết thúc xong mùa vụ thu hoạch lạc, có nghĩa là đối tượng này chỉ thu mua lạc khô của những hộ cất trữ lạc để phục vụ cho cuộc sống thường ngày, còn thu gom lớn thu mua lạc ở giai đoạn chín vụ, thu mua với khối lượng lớn, đóng vai trò quan trọng trong kênh tiêu thụ lạc của các hộ nông dân. Lạc được bán ở 2 dạng đó là lạc vỏ tươi và lạc vỏ khô. Nếu lạc tiêu thụ tốt có những mùa vụ thu gom lớn ra tận ruộng để thu mua lạc tươi, những hộ thuộc quy mô lớn va trung bình hầu như bán lạc vỏ tươi vì lao động gia đình ít nên họ không có thời gian để phơi khô cũng như bán lạc tươi sẽ đỡ tốn công hơn bán lạc khô. Giá lạc vở tươi và lạc vỏ khô không có sự chênh lệch nhiều giữa các nhóm hộ, các thu gom lớn đi thu mua vẫn ưu tiên thu mua ở những hộ quy mô lớn. Giá lạc vỏ tươi bình quân mà thu gom lớn thu mua là 10.695 đồng/kg, còn giá lạc khô là 19.604 đồng/kg. Có những thời điểm lạc vỏ tươi lên cao đến 11.500 đồng/kg nên hộ thường bán toàn bộ lạc tươi cho thu gom lớn. Vì còn nợ tiền vật tư của các đối tượng này nên các hộ thường bị ép giá từ 200 – 500 đồng/kg làm giảm doanh thu của hộ. Đối với thu gom lẻ, mức giá mà đối tượng này thu mua sẽ cao hơn nhiều so với thương lái vì thường sau cuối vụ giá lạc sẽ cao hơn đầu vụ. Giá lạc vỏ khô mà thu gom lẻ thu mua của các hộ bình quân là 21.067 đồng/kg cao hơn nhiều so với giá mua của thương lái, tuy nhiên khối lượng lạc mà các hộ bán cho đối tượng này chỉ chiếm 13%. SVTH: Trần Thị Loan 48 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định Bảng 17: Giá bán sản phẩm lạc của các hộ điều tra qua các kênh tiêu thụ ĐVT: Đồng/kg Chỉ tiêu BQ Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ Lạc vỏ khô Lạc vỏ tươi Lạc vỏ khô Lạc vỏ tươi Lạc vỏ khô Lạc vỏ tươi Lạc vỏ khô Lạc vỏ tươi Thu gom lớn 19.604 10.695 19.750 10.694 19.450 10.725 19.688 10.625 Thu gom lẻ 21.067 0 20.833 0 21.200 0 21.167 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016 2.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiếp cận thị trường của các nông hộ sản xuất lạc Sản xuất nông nghiệp là ngành hàng mang nhiều rủi ro, chỉ một sự biến động nhẹ về giá cả trên thị trường hoặc yếu tố thời tiết cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân. Dù là sản xuất mặt hàng nào thì người nông dân cũng phải đối mặt với những thuận lợi và khó khăn nhất định. Quá trình tiếp cận thị trường của các nông hộ sản xuất lạc của người dân trên địa bàn huyện Hương Khê cũng có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn nhất định.  Thuận lợi - Một trong những thuận lợi phải kể đến đầu tiên đó là hệ thống giao thông, đường sá đã được nâng cấp thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa. Phương Mỹ và Phúc Đồng là 2 xã nằm dọc theo đường Hồ Chí Minh nối dọc với huyện Vũ Quang, còn xã Hà Linh nằm dọc trên tuyến đường nối dọc xuống thành phố Hà Tĩnh, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, kinh tế giữa các xã, huyện. Trong 3 năm gần đây hệ thống đường nối dọc từ xã Hà Linh xuống thành phố Hà Tĩnh đã được nâng cấp xây dựng mới tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế của xã. - Canh tác lạc đã có từ lâu đời người dân nơi đây tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất nên họ điều chỉnh được các định mức vật tư hợp lý tránh trường hợp sử dụng phân bón hoặc giống quá nhiều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống. SVTH: Trần Thị Loan 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định Bên cạnh những thuận lợi cho tiếp cận thị trường thì cũng có không ít những khó khăn là ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận thị trường của người dân. - Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có một doanh nghiệp hay tổ chức nào đứng ra thu mua lạc của người dân, quá trình tiêu thụ lạc phụ thuộc quá nhiều vào thu gom lớn nên khi thu gom lớn ngừng thu mua hoặc ép giá thì người dân sẽ lâm vào cảnh khó khăn và nguồn thu nhập của gia đình bị giảm mạnh. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất trong sản xuất lạc của người dân. - Thiếu vốn sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân làm cho quá trình tiếp cận thị trường gặp nhiều khó khăn. Không đủ vốn để trả những khoản tiền mua vật tư nên các hộ nông dân thường kí nợ tại các đại lý cũng là thu gom lớn thu mua lạc nên khi đến mùa vụ thu hoạch thường bị ép giá và đôi khi bỏ qua cơ hội bán được giá cao hơn vì nếu bán lạc cho người khác thì những mùa vụ sau sẽ khó kí nợ vật tư nông nghiệp. - Quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ là nguyên nhân làm cho các hộ sản xuất chưa thực sự chú trọng vào đầu tư sản xuất, mở rộng tìm tòi phát triển sản xuất. - Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận thị trường của các hộ nông dân. Nhìn chung các chủ hộ ở độ tuổi cao, kinh nghiệm sản xuất đã được tích lũy nhiều năm nên họ thường bảo thủ ít mở rộng tiếp nhận thông tin. Qua phân tích ở bảng 8 ta thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ tương đối lớn ở mức 51,43 tuổi. Trình độ văn hóa của chủ hộ đang ở mức thấp, tỷ lệ chủ hộ học tiểu học và trung học cơ sở vẫn còn cao lần lượt là 38,33% và 31,67%. Tuổi cao thêm vào đó là trình độ học vấn còn thấp làm cho các hộ dân gặp nhiều khó khăn và lúng tung trong phân tích thông tin và đưa ra các quyết định. 2.7. Năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin về thị trường nông sản của các hộ điều tra Quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin có vài trò quan trọng ảnh hưởng đến tiếp cận thị trường. Trong số 60 hộ điều tra khi được hỏi về nguồn tiếp nhận thông tin về sản xuất lạc thì có 37 hộ trả lời rằng họ thu thập thông tin về sản xuất lạc và giảm số lượng theo quy mô. Ở quy mô lớn có 13/18 hộ thu thập thông tin về sản xuất lạc, có 18/27 hộ thuộc quy mô trung bình thu thập thông tin về sản xuất lạc, ở quy mô nhỏ có SVTH: Trần Thị Loan 50 Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định 6/15 hộ thu thập thông tin về sản xuất lạc. Những thông tin mà họ thu thập tiếp nhận về sản xuất lạc chủ yếu thông qua người thân, bạn bè, hàng xóm và chủ yếu là các thông tin về giá cả vật tư, giá giống và giá bản sản phẩm lạc; trên các kênh truyền hình ít khi có thông tin liên quan đến giá cả hay sản xuất lạc, đối với các cơ quan địa phương thì các hộ nông dân cũng chỉ được phổ biến về lịch thời vụ họ chưa được có cơ quan chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ 1 cách sát sao đến những vấn đề trước trong hay sau quá trình sản xuất. Chính vì nguồn thông tin được tiếp cận ít cộng với các hộ nông dân chưa thực sự linh hoạt trong sản xuất nên trong quá trình sản xuất họ gặp nhiều vấn đề khó khăn như bón phân với liều lượng bao nhiều, như thế nào là đủ cho cây lạc hoặc vấn đề tiêu thụ sản phẩm.Việc thu thập thông tin sản xuất lạc phụ thuộc vào quy mô những hộ thuộc quy mô lớn và trung bình thường quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sản xuất lạc nên họ chú ý hơn vào việc nghe ngóng thông tin sản xuất từ đó ra quyết định sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung qúa trình tiếp nhận và xử lý thông tin của các hộ nông dân còn hạn chế, chưa đa dạng nguồn thông tin nên ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lạc làm cho việc tiếp cận thị trường vốn đã khó khăn nay còn khó khăn hơn. Bảng 18: Tiếp cận thông tin sản xuất lạc Chỉ tiêu ĐVT Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Có thu thập Hộ 13 72,22 18 66,67 6 40 không thu thập Hộ 5 27,78 9 33,33 9 60 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016 2.8. Tác động của tiếp cận thị trường đến quá trình sản xuất của hộ trồng lạc 2.8.1. Tác động của tiếp cận thị trường đến các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp Khả năng tiếp cận thì trường của các hộ trồng lạc có ảnh hưởng trực tiếp đến huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào cho hoạt động trồng lạc. Các hộ có khả năng tiếp cận khác nhau thì việc huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào cũng khác nhau. SVTH: Trần Thị Loan 51 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định  Đất đai sản xuất của hộ Đất đai sản xuất đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trong sản xuất lạc của người dân. Hiện nay quỹ đất sản xuất nông nghiệp của người dân chủ yếu là đất mượn và đất khai phá các bãi bồi ven sông. Nhiều hộ dân muốn mở rộng diện tích đất trông lạc trong mùa vụ tới nhưng họ không có đất cho mượn để thu hồi hoặc không khai phá được các bãi bồi ven sông nên không thể mở rộng diện tích trồng lạc trong mùa vụ tới. Do vậy, việc tiếp cận với nguồn đất đai để mở rộng diên tích đất trồng lạc là rất khó khăn.  Lao động cho sản xuất lạc Có thể nói thị trường lao động ở huyện Hương Khê gần như chưa hoạt động. Dù là lúc đầu vụ chăm sóc hay là căng thẳng trong thu hoạch thì chủ yếu là sử dụng lao động gia đình, lúc này đổi công cũng khó hơn vì mùa thu hoạch lạc đông xuân trùng với vụ thu hoạch lúa nên gia đình nào cũng bận rộn. Thực tế nghiên cứu cho thấy rằng lực lượng lao động nông nghiệp ở các xã điều tra phần lớn ở độ tuổi gần 40 trở lên, nghề nông nói chung và nghề trồng lạc nói riêng không thực sự hấp dẫn nên không thu hút được lực lượng lao động trẻ có trình độ nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Về vốn đầu tư cho sản xuất lạc Hiện nay nguồn vốn đầu tư sản xuất lạc chủ yếu từ nguồn vốn tự có của gia đình là xoay vòng: Ký nợ Trả nợ Thu hoạch Cuộc sống của người nông dân đang còn gặp nhiều khó khăn nên mỗi mùa vụ sản xuất thường phải ký nợ vật tư đến mùa vụ thu hoạch với trả. Các tổ chức như: Hội phụ nữ, hội nông dân, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng khuyến SVTH: Trần Thị Loan 52 Đạ i h ọ K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định khích người dân vay vốn sản xuất nhưng do tâm lý sợ rủi ro và đến tháng phải trả một khoản lãi nên có ít hộ dân vay vốn sản xuất và chủ yếu là đầu tư vào chăn nuôi.  Về mua vật tư nông nghiệp Sự khác nhau về mức độ tiếp thị trường như thời điểm và hình thức thanh toán là nguyên nhân chủ yếu là cho chi phí mua vật tư của hộ có sự chênh lệch, những nhóm hộ có quy mô sản xuất lớn thường mua vật tư với giá cao hơn so với những hộ có quy mô trung bình và quy mô nhỏ. Khả năng tiếp cận thị trường vật tư tốt giúp cho các hộ giảm được chi phí từ đó tăng doanh thu từ sản xuất. 2.8.2. Tác động của tiếp cận thị trường đến thị trường đầu ra nông sản Nếu như lạc ở tỉnh Nghệ An được doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu qua Trung Quốc, malaysiathì lạc của người nông dân trên địa bàn huyện Hương Khê nói chung và các hộ điều tra nói riêng chủ yếu được thương lái thu mua nên người dân không thể lựa chọn kênh tiêu thụ tối ưu nhất. Những hộ có quy mô lớn là những hộ ký nợ nhiều vật tư nông nghiệp nhất nên họ bị thu gom lớn ép giá, mặt khác sản phẩm lạc hầu như bán cho thu gom lớn nên người dân không có nhiều sự lựa chọn kênh tiêu thụ. 2.8.3. Tác động của tiếp cận thị trường đến thu nhập của nông hộ Qua quá trình điều tra phân tích nhận thấy rằng, quá trình tiếp cận thị trường ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Với những hộ lựa chọn được thời điểm bán thích hợp sẽ bán được giá cao hơn nhưng cũng có những hộ vì đã ký nợ vật tư nên dù chưa muốn thì các hộ cũng phải bán để trả nợ tiền vật tư. Doanh thu, chi phí và nhu nhập của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng sau: Bảng 19: Doanh thu chi phí thu nhập của các hộ điều tra ĐVT: Đồng/sào Chỉ tiêu BQ/sào Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ Doanh thu TB 2.324,782 2.238,425 2.273,996 2.461,925 Chi phí TB 792,412 792,292 776,526 808,417 Thu nhập TB 1.532,370 1.446,133 1.497,470 1.653,508 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016 SVTH: Trần Thị Loan 53 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định Nhìn vào bảng doanh thu chi phí thu nhập của các hộ điều tra của các hộ điều tra ta thấy sự tỷ lệ nghịch trong quy mô và thu nhập. Qua bảng ta thấy mức đầu tư cho sản xuất lạc BQ/sào ở mức 792,412 đồng/sào, trong đó nhóm quy mô nhỏ có mức đầu tư cao nhất đạt 808,417 đồng/sào, nhóm quy mô lớn mức đầu tư đạt 792,292 đồng/sào thấp hơn nhóm quy mô nhỏ 16,125 đồng/sào. Những hộ có quy mô nhỏ thường đầu tư phân bón và giống có chất lượng tốt hơn nhóm quy mô lớn và trung bình, vì quy mô nhỏ nên tổng chi phí đầu tư không lớn và đầu tư công chăm sóc bỏ ra trên mỗi sào sẽ nhiều hơn nhóm quy mô lớn và trung bình vì vậy thu nhập của nhóm quy mô nhỏ cũng sẽ lớn hơn nhóm quy mô lớn và quy mô trung bình đạt 1.653,508 đồng/sào trong khi đó nhóm quy mô lớn và trung bình đạt lần lượt là 1.446,133 đồng/sào và 1.497,470 đồng/sào. Đó là mức thu nhập mà người dân có được từ 1 sào/vụ, nhìn vào bảng 18 ta thấy mức thu nhập trong sản xuất lạc đối với các hộ nông dân tương đối lớn, tuy nhiên đây là mức thu nhập chứ không phải lợi nhuận vì ngoài những chi phí bằng tiền bỏ ra để đầu tư cho sản xuất lạc thì các hộ nông dân bỏ ra công chăm sóc rất lớn và tận dụng phân chuồng để bón lạc - đây cũng là nguồn phân chủ yếu trong sản xuất lạc của các hộ gia đình. Ngoài điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì cỏ dại là một trong những khó khăn lớn trong sản xuất lạc của các hộ nông dân. Trong nhiều năm gần đây tình trạng cỏ củ - một loại cỏ thân mền có củ bên dưới mọc trên ruộng lạc ngày càng nhiều mà chưa có loại thuốc BVTV nào diệt được tận gốc. Để làm sạch được loại cỏ này các hộ nông dân mất rất nhiều công lao động bình quân trên 1 sào mỗi hộ mất khoảng 3 - 4 ngày công nhổ loại cỏ này thì mới loại bỏ được tận gốc nhưng đến mùa vụ sau cỏ này lại mọc lên rất nhiều. Hoạt động sản xuất lạc hoàn toàn sử dụng công lao động gia đình nên tính ra thu nhập trên 1 sào lạc thì tương đối lớn nhưng nếu hạch toán tất cả chi phí theo giá thị trường thì trên mỗi sào các hộ nông dân có lãi rất ít, thế nên mới có câu người nông dân sản xuất “lấy công làm lời” là chính. 2.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận thị trường của nông hộ 2.9.1. Hệ thống thông tin thị trường Hệ thống thông tin thị trường là một trong những yếu tố quan trọng giúp các hộ nông dân đưa ra quyết định chính xác. Tuy nhiên việc tiếp nhận cũng như xử lý thông tin của các hộ vẫn còn hạn chế do trình độ năng lực của các hộ nông dân vẫn còn thấp. SVTH: Trần Thị Loan 54 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định Qua quá trình điều tra nhận thấy rằng ở các hộ điều tra xuất hiện một số vấn đề do quá trình tiếp nhận thông tin như sau: - Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại phân bón giả, tuy đã được phổ biến trên các phương tiện truyền thông, các hộ nông dân cũng theo dõi nhưng do năng lực còn hạn chế nên các hộ nông dân vẫn chưa phân biệt được đâu là phân bón giả dẫn đến năng suất kém và chất lượng đất đai bị giảm sút. - Khi được hỏi thì trong 60 hộ điều tra có 40 đều trả lời rằng mỗi năm họ tham gia tập huấn 2 lần tuy nhiên những lần tập huấn đó chủ yếu là tập huấn về kĩ thuật chăn nuôi và trồng cam, bưởi phúc trạch. Chưa có khóa tập huấn nào của người dân về cách sử dụng phân bón cũng như cách phát hiện phân bón giả, các kĩ thuật chăm sóc lạc, ngô, khoai - Hiện nay các hộ trồng lạc trên địa bàn huyện Hương Khê hoạt động sản xuất trồng lạc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được tích lũy lâu năm, chưa thực sự áp dụng đúng các kỹ thuật về canh tác. Mặt khác đất đai manh mún cũng là một trong những khó khăn trong việc áp dụng máy móc vào sản xuất. Ngoài việc làm đất thì các khâu còn lại tất cả đều sử dụng sức lao động con người. - Thiếu vốn sản xuất làm cho nhiều hộ gia đình mua phân bón với giá thấp dẫn đến năng suất lạc kém. Cần có những giải pháp giúp hộ mạnh dạn đầu tư nhằm tăng năng suất chất lượng lạc mở rộng thị trường tiêu thụ. 2.9.2. Hệ thống giao thông Hệ thống giao thông có vai trò rất lớn trong việc lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống giao thông thuận lợi giúp cho việc tiếp cận đầu vào và tiêu thụ sản phẩm diễn ra dẽ dàng hơn tiết kiệm chi phí sản xuất. Trong 3 xã thì Phúc Đồng là xã có các hộ trồng lạc thuộc nhóm quy mô nhỏ nhiều nhất,tuy nhiên đây là xã có hệ thống giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn tốt nhất, toàn bộ đã được rải nhựa bê tông hóa, đường rộng, đi lại dễ dàng. Phương Mỹ là xã có số hộ nằm trong nhóm quy mô lớn nhiều thứ 2 cũng là xã có hệ thống giao thông kém nhất. Hệ thống đường sá của xã này trong những năm gần đây đang bị xuống cấp do tình trạng khai thác cát lòng sông hoạt động ngày càng mạnh, hoạt động của các xe tải làm cho đường sá nội đồng bị sụt lún nghiêm trọng. Xã Hà Linh hiện nay đang thực hiện chương trình nông thôn mới nên hệ thống đường lên thôn, liên xã đang được thi công thực hiện. Một SVTH: Trần Thị Loan 55 Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định điểm chung trong 3 xã là hệ thống đường nội đồng còn chưa được nâng cấp, chủ yếu là các đường nhỏ, gồ ghề gây khó khăn trong vận chuyển vật tư, sản phẩm gây khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. 2.9.3. Năng lực tiếp cận thị trường của hộ Năng lực tiếp cận của hộ phụ thuộc vào trình độ của chủ hộ và trình độ của các lao động trong hộ. Sản xuất hay kinh doanh một sản phẩm nào đó, trình độ và nhận thức của chủ hộ và người lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến phương hướng sản xuất, tiếp cận thị trường và thu nhập của hộ. Trong 60 hộ điều tra có 23 chủ hộ đạt trình độ tiểu học, chiếm 38,33%, có 19 chủ hộ đạt trình độ trung học cở sở đạt 31,67%, có 11 chủ hộ đạt trình độ trung học phổ thông chiếm 18,33% và 7 chủ hộ đạt trình độ từ trung cấp trở lên đạt 11,67%. Những hộ có trình độ cao hơn thường có hướng sản xuất tốt hơn. Những hộ gia đình nào có điêu kiện kinh tế khác thì có mức đầu tư cho sản xuất lớn hơn áp dụng nhiều kĩ thuật vào sản xuất lạc hơn. Tuổi tác của chủ hộ cũng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, những chủ hộ có độ tuổi thấp hơn sẽ thu nhập nhiều thông tin và nhạy bén hơn trong lựa chọn các địa điểm mua vật tư nhằm làm giảm chi phí sản xuất. 2.9.4. Một số yếu tố khác Ngoài các yếu tố như thông tin thị trường, hệ thống giao thông, năng lực của hộ thì các yếu tố như phương tiện vận chuyển và thể chế chính sách cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của hộ. Ở những hộ có quy mô lớn họ vẫn biết chỗ nhập hàng của thương lái nhưng vì không có phương tiện vẫn chuyển, và nếu thuê xe chở thì chi phí vận chuyển nhiều và mất nhiều thời gian nên họ chấp nhận bán cho thu gom lớn. Hoạt động canh tác lạc của người dân trên địa bàn huyện Hương Khê còn manh mún, đất đai không tập trung. Hoạt động sản xuất lạc ở nơi đây đã có từ lâu đời nhưng các hộ ở huyện Hương Khê vẫn sản xuất lạc theo kĩ thuật truyền thống. Mặc dù hoạt đồng sản xuất lạc mang lại thu nhập khá cao cho các hộ nông dân nhưng hoạt động sản xuất vẫn mang tính tự phát phát, chưa có quy hoạch vùng sản xuất, các hộ nông dân chưa nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyềnchính vì vậy cho tới nay tiêu thụ sản phẩm lạc của huyện Hương Khê còn gặp nhiều khó khăn, đang còn rất hạn chết về kênh tiêu thụ. SVTH: Trần Thị Loan 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA HỘ TRỒNG LẠC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ 3.1. Phát triển mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm lạc Trong quá trình sản xuất lạc đến khâu tiêu thụ các hộ nông dân luôn ở trong trạng thái một mình, có nghĩa là từ quá trình mua vật tư cho đến tiêu thụ lạc chỉ có một mình các nhà nông mà chưa có sự quan tâm của chính quyền các cấp. Các cán bộ lãnh đạo chỉ quan tâm đến diện tích năng suất, sản lượng, giá trị lạc để báo cáo với cấp trên, chưa quan tâm đến vấn đề tiêu thụ của người dân. Cần phát huy vai trò của các cán bộ nhà nước trong việc tích cực tìm kiếm các nguồn tiêu thụ lạc cho người dân thông qua các doanh nghiệp đưa sản phẩm lạc của huyện đến các tỉnh trong cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. HTX cũng là nhân tố có vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, tuy nhiên các hợp tác xã trên địa bàn huyện Hương Khê chưa có HTX nào đứng ra thu mua nông sản của người dân, cần đổi mới và hoàn thiện vai trò, chức năng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nhằm cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm của các hộ trồng lạc. 3.2. Phát triển hệ thống thông tin thị trường Hiện nay các hệ thống thông tin thị trường các mặt hàng nông sản của Việt Nam đang được thực hiện thí điểm trên một số địa phương và bằng một số phương tiện như internet, nhắn tin qua điện thoại di độngvà chỉ thực hiện cho một số nông sản chủ yếu. Lạc không phải là cây trồng chủ lực của nước ta nên chưa được quan tậm phat triển và cung cấp thông tin cần thiết ho người dân. Vì vậy cần xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ kịp thời cho hộ trồng lạc, cụ thể: - Xây dựng chương trình phát thanh cấp xã, phát thường xuyên theo lịch trong tháng và theo lịch thời vụ nhằm phổ biến kỹ thuật và các thông tin về giá đầu vào cập nhật giá các sản phẩm đầu ra cho nông hộ. Giúp hộ thuận lợi trong việc tìm kiếm và lữa chọn các yếu tố đầu vào phù hợp, lựa chọn thời điểm và cách bán nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình. Hương Khê nằm mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu SVTH: Trần Thị Loan 57 Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định khắc nghiệt gây nhiều khó khăn cho sản xuất, bên cạnh thông báo của các cơ quan chính quyền địa phương thì người dân cần thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để đảm bảo thời gian gieo trồng, hạn chế ảnh hưởng xấu của thời tiết. - Cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn cho người dân, phổ biến về kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc, định mức phân bón phù hợp cách lựa chọn vật tư để tránh mua phải hàng giả cho người dân. Thông qua các lớp tập huấn tuyên truyền cho người dân về lợi ích của quy hoạch tập trung vùng sản xuất. 3.3. Nâng cao trình độ cho người trồng lạc Trình độ của người nông dân quyết định đến hướng sản xuất của hộ, vì vậy cần nâng cao trình độ, nhận thức cho người nông dân, tiến hành chuyển giao công nghệ cho người dân thông qua những công việc sau: - Cơ quan quản lý của xã cần phối hợp với phòng nông nghiệp huyện tổ chức các lớp tập huấn về kĩ thuật sản xuất, áp dụng các loại giống cao sản cho nắng suất lạc cao. - Phổ biến quy trình sản xuất từ khâu lựa chọn vật tư cho đến thời gian thu hoạch thích hợp. - Các cơ quan chức năng, đặc biệt là phòng nông nghiệp huyện có trách nhiệm giúp đỡ bà con trong quá trình thực hiện công nghệ, tận tình giúp đỡ các hộ nông dân giải quyết những vấn đề thắc mắc của bà con nông dân, đặc biệt là giúp đỡ bà con trong việc tìm ra loại thuốc diệt sạch cây cỏ củ - loại cỏ mà các hộ trồng lạc phải bó tay, vì đến mùa vụ nào cho dù dùng loại thuốc cỏ nào thì loại cỏ này cũng không thể chết tận gốc, cứ sau vài ngày cỏ lại cứ mọc lên. 3.4. Nâng cao khả năng tiếp cận đất đai và vốn trong sản xuất lạc  Nâng cao khả năng tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất Quy hoạch cụ thể, chi tiết vùng trồng lạc. Trước mỗi vụ sản xuất cần rà soát, quy hoạch từng khu đồng, cánh đồng để bố trí các loại cây trồng thích hợp có thu nhập cao. UBND huyện cần quy hoạch cụ thể chi tiết từng vùng cây trồng theo các chương trình mục tiêu của huyện, của từng xã. Triển khai việc trao đổi ruộng đất giữa các nông hộ, nhằm tạo ra những khu ruộng lớn, liền ô, liền khoảnh để bố trí hợp lý các khu sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi trong cơ giới hóa sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ vào canh tác. SVTH: Trần Thị Loan 58 Đạ i h ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định  Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn sản xuất Để phát triển sản xuất, các hộ cần củng cố hơn nữa cho nguồn vốn của mình. Trên thực tế các hộ sản xuất lạc sản xuất theo kĩ thuật truyền thống nên nhu cầu về vốn là không lớn. Các hộ thuộc các quy mô lớn, trung bình, nhỏ đều chưa tiếp cận với nguồn vốn để tập trung sản xuất lạc do các hộ vẫn chưa ý thức được sản xuất lạc theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, cần tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận với nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn sản xuất đặc biệt là những hộ sản xuất với quy mô lớn áp dụng công nghệ kĩ thuật vào sản xuất. Vốn cho vay phải đúng đối tượng tránh tình trạng các hộ vay dưới hình thức đầu thư sản xuất nông nghiệp nhưng lại vay để đầu tư những việc khác ngoài nông nghiệp. Các hộ thuộc hộ nghèo, cận nghèo có thể tiếp cận nguồn vốn thông qua hội phụ nữ, hội nông dân. UBND huyện cần phối hợp hướng dẫn người nông dân chuyển đổi đất, dồn điền đổi thửa, hình thành vùng sản xuất với quy mô lớn. 3.5. Nâng cao vai trò của các tổ chức hỗ trợ trong việc tiếp cận thị trường cho hộ trồng lạc Công tác khuyến nông có vai trò quan trọng, tuy nhiên trong những năm gần đây hoạt động khuyến nông của huyện Hương Khê chưa phát huy được vai trò của mình, do vậy các hộ cần phải tăng cường công tác khuyến nông, giúp các hộ trồng lạc tiếp cận với tiến bộ kĩ thuật. Cần hỗ trợ vốn cho hoạt động đào tạo tập huấn, tài liệu liên quan. Cần phát huy vai trò của các HTX trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các HTX này sẽ là cầu nối giữa các hộ trồng lạc với các nguồn cung cấp vật tư sản xuất và tổ chức tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giúp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường của hộ. SVTH: Trần Thị Loan 59 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Sản xuất lạc là ngành nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân huyện Hương Khê. Cây lạc không chỉ góp phần giải quyết lao động nông nghiệp lúc nông nhàn mà còn góp phần làm tăng đáng kể nguồn thu nhập của các hộ nông dân. Tuy nhiên quy mô canh tác lạc vẫn còn manh mún, lẻ tẻ người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cả sản xuất và tiếp cận thị trường. Bên cạnh điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì vấn đề tiếp cận đầu vào và đầu ra trong sản xuất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của hộ, đặc biệt là thị trường đầu ra. Trong những năm gần đây diện tích trồng lạc đang giảm xuống do người dân chuyển đổi từ trồng lạc sang trồng ngô hay trồng các loại rau màu khác có đầu ra ổn định hơn hoặc nhằm mục đích chăn nuôi. Trên toàn huyện hoạt động thu mua sản phẩm lạc vỏ của các hộ hoàn toàn phụ thuộc vào các thu gom lớn, chưa có một doanh nghiệp hay tổ chức nào đứng ra thu mua hay hoặc liên kết thu mua với các doanh nghiệp hoặc các công ty xuất khẩu, chính vì vậy sản phẩm lạc của nông dân bị các đối tượng thu mua lớn ép giá và cuối cùng người nông dân vẫn là người phải chịu thiệt. Để phát huy hơn nữa vai trò của cây lạc trong nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo các cơ quan chính quyền đặc biệt là phòng nông nghiệp huyện cần quan tâm giúp đỡ người dân trong vấn đề sản xuất và tiêu thụ. 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Đối với cán bộ lãnh đạo Đề nghị UBND huyện Hương Khê, UBND các xã, các ban ngành liên quan trong huyện thực hiện tốt một số hoạt động chủ yếu như sau: - Quy hoạch cụ thể chi tiết vùng trồng lạc, hình thành các cánh đồng mẫu lớn nhằm dễ dàng trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật. - Triển khai việc trao đổi đất giữa các nông hộ, nhằm tạo ra những thửa ruộng lớn, liền ô, liền khoảng để có thể bố trí hợp lý các khu sản xuất. tại các khu sản xuất cần tiến hành kiến thiết ruộng đồng, tạo điều kiện từng bước cơ giới hóa các khâu canh tác, ứng dụng công nghệ theo hướng hiện đại hóa. SVTH: Trần Thị Loan 60 Đạ i h ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định - Cần tăng cường hơn nữa công tác khuyến nông để nâng cao trình độ kỹ thuật, thông tin thị trường cho hộ, cần tạo điều kiện cho nông dân vay vốn phục vụ sản xuất. - Xây dựng liên kết giữa 4 nhà, nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông, để quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra dễ dàng. Cần kêu gọi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kí hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân tránh trường hợp người nông dân bị các thu gom lớn ép giá, giúp người nông dân yên tâm sản xuất trong lâu dài. 3.2.2. Đối với các nông hộ - Cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do xã, huyện tổ chức, áp dụng đầy đủ kĩ thuật canh tác vào sản xuất. - Hiện nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, hội phụ nữ khuyến khích nông dân vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, các hộ có nhu cầu vay vốn cần nắm bắt các thông tin, thủ tục cần thiết để vay vốn, sau khi vay vốn cần sử dụng vốn đúng mục đích, tránh tình trạng vay vốn sản xuất nông nghiệp nhưng lại sử dụng vào mục đích khác. - Các hộ nông dân cần phối hợp với các cấp chính quyền khi có quyết định trao đổi đất giữa các hộ nhằm tạo ra những thửa ruộng lớn, liền ô, liền khoảng tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, áp dụng kĩ thuật, công nghệ. - Các hộ cần linh hoạt hơn trong việc tiếp cận thông tin thị trường, lựa chọn thời điểm mua vật tư và bán sản phẩm thích hợp để mua vật tư với giá thấp nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất. - Cần phát huy tính hiệu quả của các tổ niên gia, cần thường xuyên tổ chức họp tổ trao đổi kinh nghiệm sản xuất, bàn bạc đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. SVTH: Trần Thị Loan 61 Đạ i ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Công Định DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thái Phán, tài liệu “ thị trường và giá cả nông sản” trường Đại học kinh tế Huế. 2. Mai Văn Xuân, Bùi Dũng Thể, Bùi Đức Tính, 2010 “marketing và phân tích chuỗi cung trong nông nghiệp”, trường Đại học kinh tế Huế. 3. Giáo trình “Marketing căn bản” trường Đại học kinh tế Huế. 4. Giáo trình “Kinh tế nông nghiệp” trường Đại học Kinh tế Huế. 5. Kế hoạch sản xuất vụ hè – thu huyện Hương Khê năm 2014, 2015. 6. Kế hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Hương Khê năm 2015 7. Kế hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Hương Khê năm 2016 8. Biểu tổng hợp kiểm kê đất đai huyện Hương Khê năm 2015. 9. Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Hương Khê giai đoạn 2010 – 2015. 10. Biểu tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản năm 2014, kế hoạch năm 2015 11. 2015.html 12. 18/thi-truong-phan-bon- 13. https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=706&ItemID=13412 SVTH: Trần Thị Loan 62 Đạ i h ọc K inh tế H uế PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA HỘ TRỒNG LẠC Người điều tra: Trần Thị Loan Ngày điều tra:./../2016 Địa điểm: Xóm..xã., huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh I. Thông tin chủ hộ Họ và tên người được phỏng vấn:... Quan hệ với chủ hộ:..dân tộc:. Tuổi:giới tính:...trình độ văn hóa:.. Tổng số nhân khẩu:. Loại hộ phân theo thu nhập: 1. Khá 2. Cận nghèo 3. Nghèo Đạ i h ọc K inh tế H uế II. Tình hình chung của hộ 2.1. Tình hình lao động STT Họ tên lao động Tuổi Giới tính Trình độ văn hóa, chuyên môn Năm 2015 Ngành nghề chính Ngành nghề phụ 1 2 3 4 5 2.2. Tình hình đất đai của hộ Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp Sào 1. Đất sản xuất nông nghiệp Sào - Đất trồng lúa Sào - Đất trồng lạc Sào - Đất trồng ngô Sào - Đất trồng rau màu Sào - Đất trồng cây lâu năm Sào 2. Đất lâm nghiệp Sào 3. Đất nuôi trồng thủy sản Sào Đạ i h ọc K inh tế H uế 2.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ Loại ĐVT Số lượng Giá trị (1000đ) 1. Trâu bò cày kéo Con 2. Lợn nái sinh sản Con 3. Máy cày Cái 4. Máy tuốt lúa Cái 5. Máy xay xát Cái 6. Loại khác Cái 2.4. Diện tích đất trồng lạc hiện ông (bà) đang sử dụng thuộc loại hình nào? - Đất được giao theo nghị định 64 Chính Phủ Diện tích: - Đất thuê và mua lại Diện tích:.. - Đất mượn và thuê lại Diện tích:. 2.5. Trong sản xuất nông nghiệp ông (bà) sử dụng lao động qua hình thức nào? - Lao động gia đình - Lao động thuê ngoài Lao động thường xuyên Lao động thời vụ Đạ i h ọc K inh tế H uế 2.6. Nếu là lao động thuê ngoài thì tiền công thuê một ngày là bao nhiêu? ......... 2.7. Ông bà sản xuất lạc vào mùa vụ nào? - Đông xuân - Hè thu 2.8. Năng suất lạc mà ông bà thu được mỗi vụ là bao nhiêu? - Đông xuân:../sào - Hè thu:..................../sào 2.9. Ông (bà) có thu thập thông tin về sản xuất lạc hay không? - Có - Không Nếu có thì thu thập những gì và qua những kênh nào? . 2.10. Ông (bà) thường mua vật tư nông nghiệp (giống, thuốc BVTV, phân bón) ở đâu, chất lượng như thế nào? Chỉ tiêu Cửa hàng, đại lý trong xã Cửa hàng đại lý ngoài xã (huyện, thị trấn) Tốt Trung bình kém Tốt Trung bình kém Lạc giống Phân bón Vôi Thuốc BVTV Đạ i h ọc K inh tế H uế 2.11. Giá một số loại vật tư nông nghiệp mà ông (bà) mua phục vụ sản xuất lạc ? Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá (1000đ) Lạc giống L14 Kg/sào L23 Kg/sào L27 Kg/sào Giống khác () Kg/sào Phân bón NPK Kg/sào Phân lân Kg/sào Kali Kg/sào Vôi Kg/sào Thuốc BVTV Gói/sào 2.12. Ông (bà) bán lạc chủ yếu qua những kênh nào, giá bán của mỗi kênh là bao nhiêu? Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá bán (1000đ) Lạc vỏ khô Lạc vỏ tươi Lạc vỏ khô Lạc vỏ tươi Đầu vụ Cuối vụ Đầu vụ Cuối vụ 1. Thương lái Kg 2. Bán lẻ Kg 3. Doanh nghiệp thu mua Kg 4. Người tiêu dùng Kg Đạ i h ọc K i h tế H uế 2.13. Ông (bà) có nhu cầu tăng diện tích trồng lạc trong mùa vụ tới hay không? - Có - Không 2.14. Ông (bà) thường thanh toán tiền mua vật tư nông nghiệp ở hình thức nào? - Thanh toán ngay sau khi nhận vật tư - Thanh toán trong mùa vụ - Kết thúc mùa vụ mới thanh toán 2.15. Ông (bà) có tham gia các lớp tập huấn kĩ thuật về sản xuất nông nghiệp hay không? - Có - Không Nếu có, ông bà tham gia mấy lần mỗi năm, bao gồm những lớp tập huấn gì? ...................................................................................................................................... 2.16. Ông (bà) có vay vốn để đầu tư sản xuất nông nghiệp hay không? - Có - Không Nếu có thì thời hạn và lãi suất vay là bao nhiêu, ông (bà) đầu tư vào sản xuất lạc hay không? ... Đạ i h ọc K inh tế H uế 2.17. Ông (bà) thường gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất lạc? .. .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2.18. Ông (bà) có những đề xuất gì nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao thu nhập? Xin chân thành cảm ơn ông (bà) đã cung cấp thông tin. Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_tiep_can_thi_truong_cua_cac_ho_trong_lac_tren_dia_ban_huyen_huong_khe_tinh_ha_tinh.pdf
Luận văn liên quan