Cần có những chương trình nghiên cứu một cách toàn diện kinh tế - xã hội thị xã
Hương Thủy. Từ đó kịp thời hoạch định những chính sách đối với người lao động và
chuyển dịch CCLĐ theo hướng tích cực, định hướng chung.
Chú trọng đầu tư, thực hiện các chính sách ưu đãi, đào tạo nguồn lao động chất
lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tăng cường trang bị thêm các thiết bi khoa học - kỹ thuật cho đội ngũ người lao
động. Thực hiện tốt các chính sách cho người lao động bản địa và người lao động di
cư, đảm bảo cho họ được thực hiện quyền công dân, hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản
Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành thế
mạnh của thị xã để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.
Tạo cơ hội cho thị xã tăng cường liên kết, hợp tác kinh tế với các địa phương
trong tỉnh, trong cả nước và hợp tác kinh tế quốc tế để thu hút đầu tư nhằm phát triển
kinh tế - xã hội của thị xã.
b) Đối với chính quyền địa phương thị xã Hương Thủy
Thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ
theo hướng tích cực để phát triển kinh tế - xã hội.
Hỗ trợ, giúp đỡ người lao động áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất,
hướng cho họ chọn việc làm phù hợp với trình độ, nghành nghề, sức khỏe, của mình
nhằm tao được năng suất lao động và thu nhập.
Cần tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ giới thiệu việc làm để đảm
bảo các điều kiện cho thị trường lao động phát triển.
Thị xã cần ban hành những chính sách nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng,
Nhà nước và tỉnh Thừa Thiên Huế về vấn đề lao động và CDCCLĐ đến các cấp chính
quyền địa phương, cho cả người dân. Đồng thời, đơn giản các thủ tục cho người lao
động nhập cư để họ luôn sẵn sàng đến sinh sống và làm việc ở địa phương để tạo thu
nhập và góp phần phát triển KT - XH của thị xã.
Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các ngân sách của tỉnh, Trung Ương để tạo
điều kiện cho người lao động mở rộng sản xuất, kinh doanh.
ĐẠI HỌC KINH T
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao độn theo ngành trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thị xã Hương thủy, tỉnh thừa thiên Huế giai đoạn 2007 - 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N - XD của thị xã chủ
yếu tập trung vào công nghiệp chế biến. Số lượng lao động và tỷ trọng lao động
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 47
công nghiệp chế biến tăng trong suốt thời kỳ này. Năm 2007, số lượng lao động
ngành công nghiệp chế biến là 9.078 người chiếm 60,97% so với toàn ngành và
năm 2012 là 17.482 người chiếm 72,40%.
Bên cạnh đó, số lượng lao động của ngành công nghiệp khai thác tuy ít
nhưng tỷ trọng lao động trong ngành này ngày càng tăng cụ thể là chiếm 0,97% so
với toán ngành năm 2007 và tăng lên 1,47% năm 2012.
Mặc dù lĩnh vực xây dựng rất được thị xã quan tâm trong quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa. Thị xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các
công trình do các sở ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và các doanh nghiệp làm chủ dầu
tư phục vụ sản xuất kinh doanh. Tập trung đầu tư và chỉ đạo thực hiện, nhất là các
công trình chuyển tiếp và công trình trọng điểm xây dựng mới, công trình phục vụ
cho giáo dục, y tế và phát triển đô thị, như: Đường Thanh Lam, đường Thanh Thủy
Chánh - Vân Thê, đường Cầu Hồng Thủy - Đông Nam Thủy An, Hạ tầng khu dân
cư Lương Mỹ, Trụ sở Thị ủy, các công trình kiên cố hoá trường học; đẩy nhanh
thi công các công trình triển khai từ đầu năm 2011 như: Mương thoát nước khu 6
phường Phú Bài, đường quy hoạch khu 6 phường Phú Bài, đường Trằm Họ phường
Thủy Lương, đường bê tông thôn Buồng Tằm, thôn Hạ xã Dương Hoà, đường thôn
3 xã Phú Sơn...Quy mô lao động trong ngành công nghiệp xây dựng có xu hướng
tăng dần qua các năm. Năm 2007 lao động ngành công nghiệp xây dựng là 5.666
người đến năm 2012 là 6.309 người.Trong khi đó, tỷ trọng lao động trong ngành
này lại có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2007 là 38,05% đến năm 2012
giảm xuống còn 26,13%. Sở dĩ như vậy là vì, ngành công nghiệp chế biền đang là
ngành thế mạnh, được thị xã quan tâm chú trọng cũng như đầu tư nhiều hơn do đó
thu hút một lượng lớn lao động trong nội bộ nhóm ngành CN - XD, cho nên mặc dù
quy mô lao động ngành xây dựng tăng nhưng tỷ trọng ngành này lại giảm dần trong
thời gian qua.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 48
c) Thương mại - dịch vụ
Bảng 2.16: Quy mô lao động và cơ cấu lao động nội bộ ngành TM - DV
giai đoạn 2007 - 2012
Quy mô lao động trong nội bộ ngành TM - DV (người)
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Dịch vụ kinh doanh 5.470 5.990 6.470 6.681 7.365 7.860
Dịch vụ sự nghiệp,
hành chính công
1.099 1.240 1.392 1.226 1.845 1.482
Tổng 6.569 7.230 7.862 7.907 9.210 9.342
Cơ cấu lao động nội bộ ngành TM - DV (%)
Dịch vụ kinh doanh 83,27 82,85 82,29 84,49 79,97 84,13
Dịch vụ sự nghiệp,
hành chính công
16,73 17,15 17,71 15,51 20,03 15,87
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Thủy năm 2011
Từ bảng 2.16 ta thấy rằng: Lao động trong ngành TM - DV thị xã đều tăng dần qua
các năm. Trong nội bộ ngành dịch vụ, nhóm dịch vụ kinh doanh (thương mại, du lịch,
khách sạn và nhà hàng, vận tải, bưu điện,..) luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với nhóm dịch
vụ sự nghiệp hành chính công. Năm 2007, tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ kinh doanh
chiếm 83,27% đến năm 2012 tỷ trọng lao động trong nhóm ngành này là 84,136% so với
toàn ngành. Nhìn chung giai đoạn 2007 - 2012 nhóm dịch vụ kinh doanh đã tăng lên
nhưng không đáng kể cả về quy mô lẫn tỷ trọng lao động. Về quy mô, lao động năm 2007
là 5.470 người đến năm 2012 là 7.860 người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 400 người.
Khu vực dịch vụ sự nghiệp, hành chính công mặc dù có sự gia tăng về quy mô
lao động qua các năm nhưng xét về mặt cơ cấu, tỷ trọng lao động của nhóm ngành này
lại có xu hướng không ổn định. Năm 2007 số lượng lao động làm việc trong ngành là
1.099 người chiếm 16,73% so với tổng lao động làm việc trong nhóm ngành TM - DV.
Năm 2009 các chỉ tiêu tương ứng là 1.392 người và 17,705%, nhưng đến năm 2010 lại
có xu hướng giảm với các chỉ tiêu tương ứng là 1.226 người và 15,505%.
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu lao động ngành dịch vụ khá hợp lý. Từ năm 2007-
2012 tỷ trọng ngành dịch vụ kinh doanh liên tục tăng, tỷ trọng lao động nhóm ngành
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 49
dịch vụ sự nghiệp, hành chính công cộng có xu hướng giảm. Xu hướng phát triển
chung của ngành dịch vụ đó là ngành dịch vụ kinh doanh thị trường có xu hướng tăng
lên. Do vậy chứng tỏ tính hợp lý trong quá trình chuyển dịch trong nội bộ ngành dịch
vụ của thị xã Hương Thủy trong thời gian qua.
Sỡ dĩ lao động trong ngành này tăng là do thị xã đã đa dạng hóa các loại hình sản
xuất, thực hiện quy hoạch ngành dịch vụ phù hợp, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân
có điều kiện phát triển dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng trên các trục giao thông
cũng như tham gia vào các tour du lịch do vậy đẩy ngành TM - DV phát triển nhanh đồng
thời thu hút được nhiều lao động trên địa bàn thị xã cũng như các vùng lân cận khác.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 50
2.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Bảng 2.17: CCLĐ theo trình độ CMKT giai đoạn 2007 - 2012
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
(người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%)
- Lao động chưa
qua đào tạo 29.848 67,97 30.212 67,00 30.453 66,71 31.401 65,69 32.438 64,40 33.813 63,22
- Sơ cấp, công
nhân kỹ thuật 5.378 12,25 5.703 12,65 5.818 12,74 6.377 13,34 6.935 13,77 7.722 14,44
- Trung học
chuyên nghiệp 3.978 9,06 3.967 8,80 4.071 8,92 4.161 8,70 4.258 8,45 4.363 8,16
- Cao đẳng, đại
học trở lên 4.709 10,72 5.213 11,56 5.311 11,63 5.865 12,27 6.739 13,38 7.585 14,18
Tổng số 43.913 100,00 45.095 100,00 45.653 100,00 47.804 100,00 50.370 100,00 53.483 100,00
Nguồn: Điều tra lao động việc làm của Phòng lao động,Thương binh và Xã hội
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 51
Trong thời gian qua, thị xã đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết viêc làm. Tổ chức các lớp bồi
dưỡng và đào tạo nghề cho các đối tượng trong độ tuổi lao động; đào tạo đội ngũ công
nhân kỹ thuật, lao động lành nghề. Tăng cường các trung tâm đào tạo nghề, đổi mới công
tác giảng dạy cho lao động. Bên cạnh đó, giáo dục đào tạo được quan tâm và đẩy mạnh
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở địa bàn.
Từ bảng 2.17 ta thấy rằng: Năm 2007 lao động có CMKT chiếm tỷ trọng
32,02%, lao động chưa qua đào tạo (lao động phổ thông) chiếm tỷ trọng 67,93% so
với tổng số. Năm 2012 các chỉ tiêu tương ứng là 36,78% và 63,22%. Như vậy nếu xét
trên tổng thể chung lao động có trình độ CMKT năm 2012 so với năm 2007 tăng lên
4,75% (trung bình mỗi năm tăng 0,79%). Còn nếu xét trong tổng số lao động có trình
độ CMKT thì: lao động sơ cấp, công nhân kỹ thuật năm 2012 so với năm 2007 tăng
2,19% (trung bình mỗi năm tăng 0,37%); lao động cao đẳng đại học trở lên có xu
hướng tăng nhanh nhất, năm 2012 so với năm 2007 tăng 3,46% (trung bình mỗi năm
tăng 0,58%).
Biểu đồ 2.3: CDCCLĐ theo trình độ CMKT
Từ phân tích trên có thể thấy rằng, trong giai đoạn vừa qua CCLĐ theo trình độ
CMKT của thị xã đã chuyển dịch tích cực theo hướng tăng lao động có CMKT và
giảm lao động phổ thông, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm (bình quân mỗi năm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 52
chỉ tăng 0,79%. Bên cạnh đó tỷ trọng lao động có CMKT so với tổng số lao động còn
thấp điều này thể hiện sự lạc hậu về kỹ thuật công nghệ của nền sản xuất và trình độ
thấp kém của lực lượng sản xuất.
2.6. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng thành thị - nông thôn
Bảng 2.18: Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực thành thị
và nông thôn giai đoạn 2007 - 2012
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Nông thôn 33.945 30.225 25.119 22.001 20.357 18.017
Thành thị 9.351 14.870 20.534 25.003 30.013 35.466
Tổng 43.296 45.095 45.653 47.004 50.370 53.483
Cơ cấu lao động (%)
Nông thôn 78,40 67,03 55,02 46,81 40,41 33,69
Thành thị 21,60 32,97 44,98 53,19 59,59 66,31
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Báo cáo lao động việc làm của phòng Lao động Thương binh và Xã hội
Từ bảng 2.18 ta thấy rằng: sự chuyển dịch lao động giữa hai khu vực nông thôn
- thành thị diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua. Năm 2007 tỷ trọng lao động làm việc
khu vực nông thôn là 78,4%, thì đến năm 2012 giảm xuống còn 33,69%, giảm 44,71%
so với năm 2007. Còn ở khu vực thành thị lượng lao động năm 2007 là 9.351 người
chiếm 21,60% đến năm 2012 là 35.466 người chiếm 66,31%, trung bình mỗi năm tăng
đến 7,45%.
Như vậy, trong thời gian qua quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giữa hai
khu vựa thành thị và nông thôn diễn ra theo hướng tăng tỷ trọng lao động khu vực
thành thị và giảm tỷ trọng lao động khu vực nông thôn phù hợp với xu hướng chung
của cả nước. Hương Thủy là một thị xã đang từng bước công nghiệp hóa, đô thị hóa,
nhóm ngành CN - XD, TM - DV đang phát triển mạnh mẽ thu hút lượng lớn lao động
từ nông thôn ra thành thị. Hơn nữa, quý đất sản xuất nông nghiệp đang thu hẹp dần
cho các khu công nghiệp, các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng,..tạo nên một luồng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 53
lao động di cư khá lớn từ nông thôn ra thành thị. Do vậy, làm cho cơ cấu lao động dịch
chuyển một cách rõ rệt trong thời gian qua.
2.7. Đánh giá quá trình chuyển dịch CCLĐ ở thị xã Hương Thủy trong thời gian qua
2.7.1. Những mặt đạt được
Giai đoạn 2007 - 2012, thị xã Hương Thủy đã tập trung nguồn lực thực hiện
chiến lược ổn định phát triển kinh tế-xã hội và đã đạt được một số kết quả:
- Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tiềm lực kinh tế được tăng cường phát
triển, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, quá trình độ thị hóa tăng nhanh.
- Đã hình thành được cụm công nghiệp Phú Bài, làng nghề Thủy Phương và
hướng đến xây dựng khu kinh tế Đông Nam Thủy An và nâng cao vị trí, vai trò của thị
xã trong nền kinh tế toàn tỉnh.
- Cơ cấu ngành nghề ở nông thôn có những thay đổi: giảm tình trạng thuần nông,
tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, các ngành nghề được mở rộng, các dịch vụ tại
chỗ gia tăng, quá trình thay đổi kéo theo CDCCLĐ.
Thứ nhất, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra theo hướng
tích cực, phù hợp với xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo hướng CNH - HĐH, biểu
hiện: Tỷ trọng lao động trong nhóm ngành NL - NN giảm từ 45,95% năm 2007 xuống
còn 29,74% năm 2012. Tỷ lệ lao động trong nhóm ngành CN - XD và TM - DV tăng
lên, trong đó nhóm ngành CN - XD tăng từ 34,39% năm 2007 lên tới 45,74% năm
2012, nhóm ngành TM - DV tăng từ 19,66% lên 24,55%.
Hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành và cơ cấu ngành diễn ra cùng chiều, phù
hợp với xu hướng chung, quá trinh chuyển dịch CCLĐ tác động tới quá trình
CDCCKT.
Lao động trong nội bộ nhóm ngành NL - NN chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng
tỷ trọng lao động ngành ngư nghiệp, giảm tỷ trọng lao động ngành nông - lâm nghiệp.
Cơ cấu lao động trong nội bộ nhóm ngành TM - DV hợp lý, lao động trong
ngành dịch vụ kinh doanh có tính chất thị trường chiếm tỷ trọng chủ yếu. Quá trình
chuyển dịch CCLĐ nội bộ ngành theo hướng tiến bộ, tăng lao động trong nhóm ngành
dịch vụ thương mại có tính chất thị trường.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 54
CCLĐ trong nội bộ nhóm ngành CN - XD khá hợp lý với lao động trong ngành
công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn và tạo ra GTSX lớn nhất so với toàn ngành.
Xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo hướng tích cực, tăng lao động trong ngành công
nghiệp chế biến. Lao động được tập trung vào các ngành công nghiệp thế mạnh của thị
xã như may mặc, công nghiêp thực phẩm,
Thứ hai, chuyển dịch CCLĐ khu vực thành thị - nông thôn theo hướng giảm tỷ
trọng khu vực nông thôn và tăng tỷ trọng lao động khu vực thành thị, phù hợp với xu
hướng chung.
Thứ ba, chất lượng nguồn lao động ngày càng tăng lên, lao động phổ thông,
chưa qua đào tạo giảm từ 67,97% năm 2007 xuống còn 65,69% năm 2012, lao động có
CMKT tăng lên từ 32,03% năm 2007 lên 34,31% năm 2012.
Nhìn chung, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch
theo hướng tích cực và điều đó có nghĩa là quá trình CDCCLĐ đã có sự chuyển biến,
hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng, năng lực sản xuất kinh doanh của các ngành
kinh tế tăng, sản xuất đang được tập trung theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm,
các nguồn lực đang được khai thác và sử dụng có hiệu quả, đời sống nhân dân được
cải thiện
2.7.2. Những mặt hạn chế
Thứ nhất, CCLĐ theo ngành vẫn còn ở trình độ thấp và lạc hậu, lao động nhóm
ngành NL - NN vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng lao động xã hội; CCLĐ
trong nội bộ ngành nông nghiệp còn lạc hậu, lao động nông - lâm nghiệp có chiều
hướng giảm nhưng không đáng kể còn chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm ngành NL - NN.
Thứ hai, xu hướng chuyển dịch CCLĐ và CDCCKT về cơ bản đã chuyển dịch
đúng hướng tuy nhiên mức độ chuyển dịch còn chậm và chưa gắn với giải quyết các
vấn đề xã hội đó là giải quyết tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp trong thị xã. Lao
động không có việc làm và thiếu việc làm vẫn chiếm tỷ lệ cao. Công tác xóa đói, giảm
nghèo đã được thực hiện nhưng chưa có giải pháp thích hợp.
Thứ ba, chất lượng lao động chất lượng lao động vẫn đang ở trình độ thấp, lao
động tham gia hoạt động kinh tế vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Hơn nữa
cơ cấu đào tạo lực lượng lao động còn nhiều bất hợp lý: Số lao động có trình độ trung
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 55
học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật còn quá thiếu so với yêu cầu. Số này tập
trung chủ yếu ở thành thị, trong khi đó lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối
lớn nhưng số lao động qua đào tạo lại thấp.
Thứ tư, giáo dục và đào tạo chưa tương xứng với nhu cầu phát triển hội nhập.
Đào tạo nghề chưa gắn với thị trường lao động, đào tạo nghề chưa có kế hoạch cụ thể
nên khả năng tạo việc làm mới còn hạn chế. Các trung tâm dạy nghề chưa phát huy hết
hiệu quả, thiếu đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật.
Thứ năm,công tác xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế: việc tuyên truyền
chính sách, chủ trương nhà nước đối với người lao động chưa đồng đều, người lao
động chưa ý thức đươc quyền và nghĩa vụ của mình. Xuất khẩu lao động chủ yếu theo
số lượng mà không quan tâm đến chất lượng.
Việc quy hoạch xây dựng phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thương
mại - dịch vụ đang được triển khai nhưng tiến độ còn chậm. Việc huy động mọi nguồn
lực của các thành phần kinh tế và nhân dân để đầu tư còn nhiều hạn chế.
2.7.3. Dự báo cầu lao động trong thời gian tới 2013 - 2018 của thị xã Hương Thủy
a) Xác định nhu cầu lao động kỳ kế hoạch qua năng suất lao động
Theo phương pháp này, nhu cầu lao động toàn nền kinh tế được tổng hợp từ kết
quả tính toán nhu cầu lao động của từng ngành trên cơ sở năng suất lao động của mỗi
ngành khác nhau. Để xác định nhu cầu lao động của từng ngành, ta dựa vào các bước
tính toán sau:
Bước 1: Xác định mức GDP theo giá cố định của từng ngành trong kỳ kế hoạch.
Bước 2: Xác định năng suất lao động kỳ kế hoạch. Năng suất lao động kỳ kế
hoạch (Pk) được tính từ năng suất lao động kỳ gốc (P0) và tốc độ tăng trưởng năng suất
lao động kỳ kế hoạch (pk):
Pk = P0.(1+ pk)
Bước 3: Xác định nhu cầu lao động hay còn gọi là số việc làm (VLk) trong từng
ngành:
VLk(i) = GDPK(i)/PK(i)
Trên cơ sở kết quả tính nhu cầu lao động của từng ngành, tổng hợp lại chúng ta
sẽ có nhu cầu lao động cho toàn nền kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 56
VLk = (VLk(i))
Tỷ trọng nhu cầu lao động theo ngành trong tổng nhu cầu lao động được xác
định bằng công thức:
%VLk(i) = (VLk(i)/VLk).100%
b) Phương pháp dự báo cầu lao động theo hệ số co giãn của lao động với GDP
Độ co giãn của việc làm đối với GDP cho biết khi GDP tăng hơacj giảm 1% thì
số việc làm tăng lên hay giảm xuống bao nhiêu phần trăm. Với cách tiếp cận này, các
bước dự báo cầu theo phương pháp này như sau:
Bước 1: Tính hệ số co giãn của việc làm với GDP
Bước 2: Xác định nhu cầu tăng trưởng lao động theo từng ngành bằng công thức:
lk = gk . El/g
Trong đó: lk là tốc độ tăng trưởng kỳ kế hoạch
gk là độ tăng trưởng GDP
El/g là hệ số co giãn của lao động theo GDP
Bước 3: Xác định nhu cầu lao động kỳ kế hoạch theo từng ngành bằng công thức:
VLK = VL0 . (1+lK)
Trong đó: VLO là lượng lao động của kỳ gốc
Trên cơ sở tính nhu cầu lao động từng ngành, chúng ta tổng hợp lại và có được
nhu cầu lao động và cơ cấu lao động theo ngành như ở phương pháp trên.
c) Dự báo nhu cầu lao động theo ngành của thị xã Hương Thủy thời kỳ 2013-2018
Theo báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của thị xã, mục tiêu phát
triển của thị xã giai đoạn 2013 - 2018, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm là 16,5%,
trong đó tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nhóm ngành CN - XD là 17%, TM - DV là
19,5% và nhóm ngành NL - NN là 4,1%.
Áp dụng phương pháp hệ số co giãn lao động với GDP, ta đã tính được hệ số co
giãn theo GDP của các ngành như sau:
E(NL-NN) = -0,875; E(CN-XD) = 0,476; E(TM-DV) = 0,451
Như vậy ta tính được tốc độ tăng trưởng lao động bình quân kỳ kế hoạch là:
LNL-NN = g(NL-NN).E(NL-NN) = -0,875. 0,041 = -0,036 = -3,6%
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 57
LCN-XD = g(CN-XD) .E(CN-XD) = 0,476. 0,17 = 0,0809 = 8,09%
LTM-DV = g(TM-DV).E(TM-DV) = 0,451.0,195 = 0,0879 = 8,79%
Từ đó ta tính được nhu cầu lao động và cơ cấu lao động trong giai đoạn 2013 -
2018 như sau:
Bảng 2.19: Dự báo cầu và cơ cấu lao động từng nhóm ngành trong
giai đoạn 2013 - 2018 của thị xã Hương Thủy
Cầu lao động (người)
2013 2014 2015 2016 2017 2018
NL - NN 15.333 14.781 14.249 13.736 13.242 12.765
CN - XD 26.423 28.560 30.871 33.368 36.068 38.986
TM - DV 14.286 15.542 16.908 18.394 20.011 21.770
Tổng 56.042 58.884 62.028 65.499 69.321 73.521
Cơ cấu lao động (%)
NL - NN 27,36 25,10 22,97 20,97 19,10 17,36
CN - XD 47,15 48,51 49,77 50,94 52,03 53,03
TM - DV 25,49 26,39 27,26 28,09 28,87 29,61
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
d) So sánh với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng Đồng bằng Sông
Hồng giai đoạn 2000 - 2008
Để thấy rõ được xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tại thị xã
Hương Thủy trong thời gian qua chúng ta so sánh hệ số co giãn lao động theo GDP
của thị xã với vùng ĐBSH (theo nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp của một sinh viên
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội).
Bảng 2.20: Quy mô và cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH
giai đoạn 2000 - 2008
Quy mô lao động theo ngành (người)
2000 2002 2004 2006 2007 2008
NL-NN 6.185.971 5.896.963 5.559.796 5.323.830 5.125.077 4.877.825
CN-XD 1.265.427 1.747.931 2.214.050 2.358.996 2.557.424 2.931.075
TM-DV 1.480.768 2.054.924 2.173.548 2.446.955 2.654.712 2.919.100
Tổng 8.932.166 9.699.818 9.947.394 10.129.781 10.337.213 10.728.000
Cơ cấu lao động theo ngành (%)
NL-NN 69,25 60,79 55,89 52,56 49,58 45,47
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 58
CN-XD 14,17 18,02 22,26 23,29 24,74 27,32
TM-DV 16,58 21,19 21,85 24,15 25,68 27,21
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn : Nguyễn Thị Vân Anh, Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân - Hà Nội,
Khóa luận tốt nghiệp năm 2010)
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài này: Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
vùng ĐBSH giai đoạn 2011 - 2015 là: tốc độ tăng trưởng GDP là 7,6%; tốc độ tăng
trưởng GDP nhóm ngành NL - NN là 2,5%; nhóm ngành CN - DV là 8,2% và của
nhóm ngành TM - DV là 8%.
Hệ số có giãn của lao động theo GDP của mỗi nhóm ngành là:
ENL - NN = -0,487; ECN - XD = 0,603; ETM - DV = 0,519
Hương Thủy đang dần phát triển thành một đô thị ở phía Nam Thừa Thiên Huế
do đó sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nhóm nhóm ngành NL - NN với các ngành
phi nông nghiệp khác diễn ra mạnh mẽ và rõ rệt hơn. So sánh với hệ số co giãn các
ngành của thị xã chúng ta thấy rằng: Hệ số co giãn lao động theo GDP của thị xã Hương
Thủy ENL-NN = -0,875 có nghĩa là khi tổng sản phẩm tăng lên 1% thì số lao động tham
gia vào nhóm ngàng NL - NN giảm đi 0,875%. Trong khi đó, hệ số co giãn lao động
theo GDP của vùng ĐBSH là ENL - NN = -0,487 nghĩa là khi GDP tăng lên 1% thì số số
lao động tham gia vào nhóm ngàng NL - NN giảm đi 0,487%. Tức là tỷ lệ giảm lao
động của nhóm ngành NL - NN cao hơn so với vùng ĐBSH rất nhiều. Vì vậy, ta có thể
khẳng định rằng, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tại thị xã Hương
Thủy thời gian qua diễn ra một cách hợp lý, phù hợp với xu hướng chung của cả nước
và các vùng khác.ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 59
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CDCCLĐ
THEO NGÀNH TRONG TIẾN TRÌNH CNH - HĐH
GIAI ĐOẠN 2013 - 2018 TẠI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
3.1. Phương hướng chung và mục tiêu về CDCCLĐ trên địa bàn thị xã Hương
Thủy giai đoạn 2013 - 2018
3.1.1. Phương hướng chung
Công nghiệp hoá là con đường tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc
gia. Đối với nước ta, công nghiệp hoá càng trở nên cấp bách và là con đường duy nhất
đúng để giải thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu. Nhận thức được tầm quan trọng
đó, những năm qua thị xã Hương Thuỷ đã và đang đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế,
đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Đặc biệt là
CDCCLĐ nhằm đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động, hướng đến mọi cư dân
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đựơc làm việc và được bố trí đúng vị trí,
đúng sở trường nhằm phát huy tính năng động và sáng tạo của người lao động.
Trên cơ sở tổng kết tình hình CDCCLĐ trên địa bàn thị xã giai đoạn 2007 -
2012, với những mặt tích cực đã đạt được, những mặt yếu kém chưa làm được đặt ra
vấn đề cấp thiết phải thúc đẩy chuyển dịch lao động sang một cơ cấu mới hợp lý. Cần
xác định rõ những phương hướng cho quá trình thực hiện CDCCLĐ tại địa bàn như:
Thứ nhất,CDCCLĐ phải gắn với quá trình CNH - HĐH và phải tạo ra những
tiền đề cần thiết nhằm đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH.
Trong sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta, một trong những nhiệm vụ được ưu
tiên hàng đầu là xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tích cực. Như vậy,
quá trình CDCCLĐ của cả nước nói chung và của thị xã Hương Thuỷ nói riêng phải
gắn liền với quá trình CDCCKT, tức là CDCCLĐ theo hướng giảm tỉ trọng lao động
trong nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động phi nông ngiệp. Đồng thời, phải xây dựng cơ
cấu lao động phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế; CDCCLĐ theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật theo hướng tăng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, giảm
tỉ trọng lao động không có chuyên môn kỹ thuật.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 60
Thứ hai, đẩy mạnh CDCCLĐ phải gắn với quá trình ứng dụng khoa học công
nghệ, nâng cao trình độ cho người lao động.
Trong quá trình phát triển kinh tế thì người lao động là yếu tố quyết định
hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói
chung. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao
động là một yêu cầu cấp thiết. Muốn thực hiện được điều đó, cần phải có chiến
lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện, thực hiện các chính
sách đào tạo, đào tạo lại, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, đội
ngũ quản lý, các nghệ nhân và những người thợ lành nghề, có chính sách thu hút
người tài. Đồng thời, cần phổ biến và ứng dụng rộng rãi những khoa học công nghệ
mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
Thứ ba, trong nội bộ ngành công nghiệp, ưu tiên phát triển mạnh những ngành
công nghiệp có lợi thế như sản xuất thực phẩm và đồ uống, may mặc, sản phẩm từ phi
kim loại. Những ngành này vừa đóng góp lớn trong GDP của thị xã đồng thời có khả năng
thu hút nhiều lao động tham gia.
Thứ tư, đối với ngành dịch vụ: Phát triển toàn diện các ngành dịch vụ, nhưng
tập trung ưu tiên phát triển dịch vụ du lịch và dịch vụ kinh doanh, vận tải. Phát triển
các cụm thương mại dịch vụ trên tuyến quốc lộ 1A, các trung tâm cụm xã, nâng cao
chất lượng dịch vụ, phát triển rộng thị trường ở khu vực nông thôn để chuyển một số
lao động trong ngành nông nghiệp sang lao động trong ngành TM - DV, để góp phần
đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ.
Thứ năm, phát triển nông nghiệp thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu
quả bền vững. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng CNH - HĐH. Kết hợp chặt chẽ giữa chế biến, sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm. Đa dạng hóa loại hình làng nghề, thu hút lao động và các ngành tiểu thủ công
nghiệp góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
Đầu tư nghiên cứu khoa học đưa tiến bộ của khoa học công nghệ vào nông
nghiệp, nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo đà cho nông nghiệp
phát triển nhanh. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng năng suất, đa dạng hoá các
ngành nghề trên cơ sở khai thác tiềm năng hiện có của địa phương.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 61
Thứ sáu, gắn tạo việc làm tại chỗ có thu nhập ngày càng tăng, ổn định với xuất
khẩu lao động nhằm góp phần phân công lại lao động và đào tạo nghề cho địa phương.
Thứ bảy, việc CDCCLĐ phải hướng vào việc tạo điều kiện cần thiết để thực
hiện thành công những nhiệm vụ kinh tế - chính trị của thị xã, góp phần đẩy nhanh quá
trình CDCCKT theo quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của thị xã. Bên cạnh đó,
CDCCLĐ vừa phải đảm bảo tính lâu dài vừa phải đảm bảo tính linh hoạt, phải gắn với
vấn đề giải quyết việc làm và thực hiện các mục tiêu tiến bộ công bằng xã hội.
3.1.2. Mục tiêu
- Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của việc chuyển dịch CCLĐ trong tiến trình CNH - HĐH ở thị
xã Hương Thủy là phải tạo được bước đột phá trong việc chuyển dịch CCLĐ trên địa
bàn thị xã theo hướng hợp lý, hiệu quả tạo tác động tích cực để đẩy nhanh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, đồng thời phải khai thác tốt tiềm năng và lợi thế so sánh tạo điều kiện
thuân lợi để thu hút mạnh mẽ mọi nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội trong việc đẩy
mạnh phát triển kinh tế nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần vào mục
tiêu xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, cần phát triển các loại hình dịch vụ, phát triển cơ sở
hạ tầng KT - XH nhằm ổn định và cải thiện tốt hơn được vật chất, tinh thần của người
dân; đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, quyết tâm xây dựng thị
xã Hương Thuỷ phát triển nhanh và bền vững, trở thành một trong những trung tâm
kinh tế động lực và đô thị mới của tỉnh, góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành
thành phố trực thuộc Trung ương.
- Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở phương hướng và mục tiêu CDCCLĐ chung của thị xã, mục tiêu cụ
thể đến năm 2018 như sau:
+ Tổng sản phẩm tăng bình quân hàng năm trên 16,5%. Trong đó, công nghiệp-
xây dựng tăng bình quân :17%, các ngành dịch vụ tăng: 19,5%, nông, lâm, ngư nghiệp
tăng: 4,1%.
+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 61,98 triệu đồng (giá hiện hành)
+ Tổng thu ngân sách từ 2.800 - 3.000 tỷ đồng (trong đó: phần thị xã; phường,
xã thu khoảng 180 - 200 tỷ).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 62
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu: 400 triệu USD. Tổng vồn đầu tư toàn xã hội trong
5 năm khoảng 13.800 - 14.000 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng
năm: 37 nghìn tấn.
+ Hoàn thành cơ bản chương trình bê tông hoá nông thôn.
+ Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên là: <1%.
+ Xây dựng 70% trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó: Mần non: 7/16 trường,
tiểu học: 15/17 trường, THCS: 8/11 trường, THPT: 2/3 trường.
+ Lao động đào tạo nghề đạt 60%; giải quyết việc làm mới từ 1000 - 1200 lao
động trên năm.
+ Tỉ lệ trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng còn 9%. Tỉ lệ hộ nghèo còn
dưới 3%. Tỉ lệ số họ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 99,9%. Tỉ lệ đô thị hoá 72%; xây
dựng nông thôn mới 3 đến 4 xã.
3.2. Các giải pháp thúc đẩy CDCCLĐ theo ngành giai đoạn 2013 - 2018
CDCCLĐ là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị
xã Hương Thủy nói riêng và cả nước nói chung nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH - HĐH. Từ thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của thị xã đi đôi với việc
phân tích những thuận lợi, khó khăn và chuẩn bị cho sự phát triển bền vững của thị xã,
dưới đây là những giải pháp cho việc chuyển dịch CCLĐ của thị xã.
3.2.1. Nhóm giải pháp về KT - XH
a) Tăng cường mở rộng quy mô khu công nghệp, cụm công nghiệp và các làng
nghề kinh tế
Tập trung tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thi công sớm hoàn
thành đưa vào sử dụng. Tiếp tục kêu gọi đầu tư, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư
phát triển công nghiệp, TTCN trên địa bàn thị xã, ưu tiên các dự án sử dụng nhiều lao động.
Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Tạo các điều kiện thuận tiện về thủ tục
hành chính, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng. Thực
hiện tốt công tác khuyến công, hỗ trợ khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền
thống, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.
Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và đẩy mạnh thu hút các dự án
đầu tư vào cụm CN - TTCN Thủy Phương. Chuyển các doanh nghiệp, cơ sở kinh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 63
doanh trong khu dân cư, không phù hợp quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường vào cụm
CN - TTCN. Khôi phục các ngành nghề truyền thống thông qua hỗ trợ tìm kiếm thị
trường. Tạo dựng một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm chế biến từ nông sản
gắn với xây dựng thương hiệu các sản phẩm.
Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị,
trung tâm thương mại dịch vụ. Phát triển công nghiệp gắn với phát triển các đô thị nhỏ
ở nông thôn, các doanh nghiệp vệ tinh bên cạnh các cụm công nghiệp để tận dụng lao
động giải quyết việc làm cho cư dân thị xã vào các ngành tận dụng phế liệu, phế thải,
cung cấp nguyên liệu, gia công hoặc dịch vụ khác.
Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư các dự án, giảm chi phí đầu tư, thời gian xây dựng; tăng cường công tác thẩm
định, giám sát đánh giá đầu tư, đảm bảo chất lượng công trình; kịp thời phát hiện, ngăn
chặn hành vi gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước.
b) Phát triển ngành TM - DV
Cần khuyến khích đầu tư phát triển các ngành dịch vụ có khả năng thu hồi vốn
nhanh như: du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông; phát triển và
nâng cao các loại dịch vụ nhằm đáp ứng sự phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu y tế,
giáo dục và thể thao. Mở rộng và phát triển đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh
doanh nhằm tạo đột phá về phát triển dịch vụ, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Thực hiện quy hoạch ngành dịch vụ phù
hợp, định hướng phát triển dịch vụ cho các chủ đầu tư theo quy hoạch chung của thị xã
và của tỉnh.
Nâng cao chất lượng các hoạt động lễ hội, các điểm tham quan du lịch trên địa
bàn; hoàn thành sớm các dự án chỉnh trang đô thị góp phần tạo điều kiện thuận lợi thu
hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực
dịch vụ-du lịch.
Tạo điều kiện để những tổ chức, cá nhân có điều kiện phát triển dịch vụ khách
sạn, nhà nghỉ, nhà hàng trên các trục giao thông chính, tham gia vào các tour du lịch.
Làm tốt công tác bảo vệ cảnh quan môi trường nhất là những nơi có tiềm năng phát
triển dịch vụ du lịch. Gắn quy hoạch dịch vụ du lịch với quy hoạch ngành lâm nghiệp, nông
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 64
nghiệp. Tôn tạo cảnh quan một số làng gắn với các di tích lịch sử văn hóa để trở thành làng
du lịch như: Thanh Thủy Chánh (Thủy Thanh), Cư Chánh (Thủy Bằng).
c) Nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp
Nâng cao suất lao động trong nông nghiệp là một trong các giải pháp thúc đẩy
chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp nông thôn sang các khu vực khác. Để
nâng cao năng suất nông nghiệp trong giai đoạn tới tỉnh cần:
Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao và
bền vững; áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất nông sản an toàn, gắn sản xuất nông
nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng chỉ đạo sử
dụng các loại giống mới năng suất, chất lượng cao; thúc đẩy mở rộng cơ giới hoá trong
sản xuất, thu hoạch, chế biến sản phẩm nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sau thu
hoạch. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây cảnh...Hỗ trợ đăng ký nhãn mác cho sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện
tìm kiếm thị trường, ổn định đầu ra, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Chủ động gieo cấy lúa và trồng màu, rau, đậu...theo kế hoạch, nhất là gieo cấy
cả 2 vụ lúa hết diện tích, đúng thời vụ, đảm bảo tỷ lệ giống lúa xác nhận đạt 98% trở
lên. Triển khai điểm một số hợp tác xã nông nghiệp về dồn ghép thửa để đưa cơ giới
hóa vào sản xuất.
Chú trọng công tác bảo vệ thực vật, công tác thú y, tiêm phòng. Khuyến khích
chăn nuôi theo quy hoạch tập trung trong các gia trại, trang trại, hạn chế chăn nuôi nhỏ
lẻ phân tán khó kiểm soát dịch bệnh. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án
nhằm đạt mục tiêu về Sin hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, phát triển chăn nuôi gia cầm,
quy hoạch các vùng nuôi cá nước ngọt tập trung, thâm canh kết hợp cá, lúa, vịt...; đưa các
loại thủy sản có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng..
Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, triển
khai phương án giao rừng, cho thuê rừng. Chủ trọng phát triển rừng phòng hộ, phát
triển các loại hình kinh tế trang trại ở vùng gò đồi theo hướng nông - lâm kết hợp.
Xây dựng mạng lưới khuyến nông, lâm, ngư; phát triển khuyến nông tự nguyện để
thực hiện tốt chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giúp hộ nông dân mở rộng, phát triển sản xuất.
Thực hiện việc xã hội hóa công tác khuyến nông.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 65
3.2.2. Nhóm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
a) Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực
Thị xã cần đầu tư thích đáng vào đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
đặc biệt là nguồn nhân lực ở nông thôn. Đây là giải pháp vừa có tính trước mắt vừa có
tính lâu dài, đón đầu và đáp ứng yêu cầu của CNH - HĐH. Trước mắt phải tăng cường
kết hợp trong việc đào nghề, xã hội hóa công tác đào tạo nghề, gắn kết doanh nghiệp,
các cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thị xã
cần khuyến khích, hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với doanh nghiệp cũng như các cơ sở đào
tạo nghề về cơ sở mặt bằng, trang thiết bị kĩ thuật,Đối với các doanh nghiệp đào tạo
lao động nông thôn để sử dụng cho chính mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình thì
thị xã nên có các chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, các chính sach ưu đãi về thuế
để giảm bớt chi phí đầu vào, giúp doanh nghiệp tạo động lực trong việc sản xuất và mở
rộng sản xuất, thu hút và giải quyết việc làm tại địa phương.
b) Tăng cường cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo nghề
Mở rộng quy mô dạy nghề, bố trí hợp lý và cấp đủ mặt bằng không gian theo
quy định cho các cơ sở dạy nghề; tăng thời gian học thực hành cho các học viên, bồi
dưỡng đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt tiêu chuẩn quy định. Phát triển mạng
lưới, tăng cường tổng số cơ sở dạy nghề và phân bổ đều ở các vùng thành thị, nông
thôn.
Các ngành, đoàn thể có kế hoạch tăng cường vốn đầu tư, nâng cao về cơ sở vâth
chất và thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề hiện có, đảm bảo yêu cầu dạy nghề
của người lao động.
c) Nâng cao đội ngũ giáo viên, đổi mới chương tình đào tạo nghề
Chất lượng giáo viên là một trong các nhân tố quyết định chất lượng đào tạo
nghề, nâng cao trình độ giáo viên tạo điều kiện cải thiện chất lượng dạy và học góp
phần tăng năng lực cho đội ngũ lao động mới về chuyên môn kỹ thuật, tác động trực
tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Vì vậy để nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên cần:
Tăng cường đào tạo kỹ năng dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề, cải tiến
chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tăng tỷ trọng thực hành sư phạm kỹ thuật
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 66
và tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học thực hành trong quá trình đào tạo. Tăng cường
kỹ năng nghề, kỹ năng dạy học thực hành nghề của người giáo viên, gửi giáo viên đến
các cơ sở sản xuất để họ cập nhật công nghệ mới.
Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng đạt trình dộ chuẩn bậc học về trình
độ chuyên môn nghiệp vụ. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ,
tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học hỏi ở các địa phương khác ở nước ngoài để
nâng cao trình độ.
Về nội dung chương trình giảng dạy: Xây dựng và hoàn thiện chương trình
giảng dạy theo quy định của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội, tiếp nhận ý kiến
đóng góp của học sinh, của doanh nghiệp về nội dung chương trình học. Đổi mới nội
dung chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận thị trường: thị trường lao động cần gì?
Đòi hỏi gì ở người lao động? Tổ chức cho sinh viên thực tập cơ bản tại xưởng trường
và thực tập nâng cao tại các cơ sở sản xuất. Các trường thực hiện liên kết với các cơ sở
sản xuất nhằm tạo ra môi trường, điều kiện để học sinh, sinh viên được tiếp cận với
các thiết bị máy móc, các quy trình công nghệ tiên tiến mà trường chưa có.
d) Gắn đào tạo với giải quyết việc làm cho lao động
Phối hợp giữa trường, các trung tâm đào tạo nghề với doanh nghiệp cở sở sản
xuất kinh doanh, để hợp đồng đào tạo nghề theo địa chỉ. Có các chính sách khuyến
khích doanh nghiệp tham gia hoạt động dạy nghề tạo điều kiện để học sinh được thực
tập tại cơ sở sản xuất, khi học sinh ra trường có việc làm ngay tại cơ sở thực tập đó.
Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, kêu gọi đầu
tư thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn để tạo mở và giải quyết việc làm cho lao động.
Tăng cường năng lực của các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh nhằm
làm tốt công tác dạy nghề với cung ứng lao động, mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp
trong và ngoài tỉnh để nắm thông tin về thị trường lao động trong và ngoài tỉnh để từ đó có
kế hoạch giải quyết việc làm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
e) Tăng cường xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là hoạt động không những đem lại mức gia tăng thu nhập
cho người lao động mà còn là hoạt động góp phần thúc đẩy chuyển lao động từ khu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 67
vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, vì phần lớn lao động di xuất khẩu đều là
lao động ở khu vực nông nghiệp. Hoạt động xuất khẩu rút bớt lao động nông nghiệp,
tỷ trọng lao động có xu hướng giảm khi lượng lao động đi xuất khẩu càng lớn. Vì vậy
để tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động trong thời gian tới tỉnh cần:
Triển khai đồng bộ công tác xuất nhập khẩu đến từng cơ sở, các cơ quan liên
quan đến công tác xuất nhập khẩu. Thường xuyên mở các chương trình đối thoại với
người tham gia xuất khẩu lao động, thông báo rõ cơ cấu ngành nghề, mức thu nhập
trách nhiệm và quyền lợi của người lao động.
Nâng cao chất lượng thẩm định các đơn hàng của các tổ chức doanh nghiệp làm
công tác xuất nhập khẩu. Thực hiện đào tạo nghề dạy tiếng nước ngoài cho người lao
động tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Đào tạo nghề phải đáp ứng được 4 tiêu chuẩn:
ngoại ngữ, văn hoá, phong tục tập quán, pháp luật của nước sở tại và kỹ năng nghề
nghiệp.
Tóm lại, trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quá trình
CDCCLĐ được trình bày ở chương 1 và chương 2, tác giả đã nêu lên được những
phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình CDCCLĐ theo ngành ở
thị xã Hương Thủy trong thời gian tới.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 68
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Chuyển dịch cơ cấu lao động là một vấn đề lớn có liên quan đến nhiều vấn đề
của nền KT - XH. Qua quá trình tiếp thu, tìm hiểu và nghiên cứu tình hình phát triển
KT - XH, đặc biệt là việc chuyển dịch CCLĐ theo ngành của thị xã Hương Thủy, tỉnh
Thừa Thiên Huế đã rút ra được các vấn đề cơ bản sau:
Một là, chúng tôi đã hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến việc chuyển
dịch CCLĐ nói chung. Qua đó, có thể thấy rằng đây là vấn đề quan trọng trong việc
phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thị xã Hương Thủy nói riêng và cả nước nói
chung gắn liền với đô thị hóa, CNH - HĐH đất nước.
Hai là, với điều kiện tự nhiên, xã hôi thuận lợi, thị xã Hương Thủy có nhiều lợi
thế để chuyển dịch CCLĐ đáp ứng phát triển KT - XH với mục tiêu CNH - HĐH đất
nước và xu thế hội nhập ngày nay.
Ba là, chúng tôi đã đánh giá được thực trạng chuyển dịch CCLĐ ở thị xã, từ đó
rút ra được những thành công, những tồn tại khó khăn mà Hương Thủy gặp phải và đưa
ra các giải pháp để đẩy mạnh chuyển dịch CCLĐ của thị xã theo hướng CNH - HĐH
phù hợp với xu hướng chung của đất nước, tạo động lực cho KT - XH thị xã ngày càng
phát triển bền vững.
Bốn là, thị xã Hương Thủy có nhiều tiềm năng, điều kiện để phát triển KT -
XH, thu hút và tạo việc làm cho lượng lớn lao động, mang lại thu nhập ổn định cho
người lao động cũng như việc chuyển dịch CCLĐ theo hướng tích cực. Vì thế, trong
thời gian tới cần tiến hành các giải pháp trong CDCCLĐ để KT - XH Hương Thủy
phát triển thêm bền vững, lâu dài.
2. Kiến nghị
a) Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế
Để đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ như đề tài đã nghiên cứu và phân tích, đòi
hỏi sự kết hợp nổ lực của Nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình và cá nhân người lao
động khi tháo gỡ và giải quyết những khó khăn. Đồng thời, nhằm phân bổ và sử dụng
tốt hơn nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã Hương Thủy. Vì thế, tôi xin kiến nghị với
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 69
tỉnh một số vấn đề như sau:
Cần có những chương trình nghiên cứu một cách toàn diện kinh tế - xã hội thị xã
Hương Thủy. Từ đó kịp thời hoạch định những chính sách đối với người lao động và
chuyển dịch CCLĐ theo hướng tích cực, định hướng chung.
Chú trọng đầu tư, thực hiện các chính sách ưu đãi, đào tạo nguồn lao động chất
lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tăng cường trang bị thêm các thiết bi khoa học - kỹ thuật cho đội ngũ người lao
động. Thực hiện tốt các chính sách cho người lao động bản địa và người lao động di
cư, đảm bảo cho họ được thực hiện quyền công dân, hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản
Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành thế
mạnh của thị xã để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.
Tạo cơ hội cho thị xã tăng cường liên kết, hợp tác kinh tế với các địa phương
trong tỉnh, trong cả nước và hợp tác kinh tế quốc tế để thu hút đầu tư nhằm phát triển
kinh tế - xã hội của thị xã.
b) Đối với chính quyền địa phương thị xã Hương Thủy
Thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ
theo hướng tích cực để phát triển kinh tế - xã hội.
Hỗ trợ, giúp đỡ người lao động áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất,
hướng cho họ chọn việc làm phù hợp với trình độ, nghành nghề, sức khỏe,của mình
nhằm tao được năng suất lao động và thu nhập.
Cần tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ giới thiệu việc làm để đảm
bảo các điều kiện cho thị trường lao động phát triển.
Thị xã cần ban hành những chính sách nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng,
Nhà nước và tỉnh Thừa Thiên Huế về vấn đề lao động và CDCCLĐ đến các cấp chính
quyền địa phương, cho cả người dân. Đồng thời, đơn giản các thủ tục cho người lao
động nhập cư để họ luôn sẵn sàng đến sinh sống và làm việc ở địa phương để tạo thu
nhập và góp phần phát triển KT - XH của thị xã.
Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các ngân sách của tỉnh, Trung Ương để tạo
điều kiện cho người lao động mở rộng sản xuất, kinh doanh.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
N
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 70
c) Đối với bản thân người lao động
Cần trang bị cho bản thân những kiến thức, nhận thức về chính sách, đường lối
của Đảng và nhà nước, đặc biệt là chính sách việc làm; hiểu được trách nhiệm, vai trò
của mình trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng chuyên môn để tăng gia sản xuất, tăng năng
suất lao động, tăng thu nhập; luôn nắm bắt khoa học - kỹ thuật để quá trình lao động
sản xuất thêm hiệu quả.
Thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân, của người lao động; nghiêm chỉnh chấp
hành các chính sách lao động, di cư, sinh sống tại địa phương.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. PGS. TS Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2008), Giáo trình kinh tế nguồn
nhân lực, Nhà xuất bản ĐHKTQD, Hà Nội.
3. PGS.TS Nguyễn Tiệp (2008), Giáo trình Nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Lao
động, Hà Nội.
4. GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất
bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
5. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2003), Giáo trình dự báo phát triển kinh
tế - xã hội, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
6. PGS.TS Ngô Thắng Lợi (2009), Giáo trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế
xã hội, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. PGS.TS. Phạm Quý Thọ (2006), Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu
hướng hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
8. TS. Hà Xuân Vấn - ThS. Lê Đình Vui (2008), Giáo trình Lịch sử các học
thuyết kinh tế (Dành cho sinh viên đại học và học viên cao học ngành Kinh tế Chính
trị), Nhà xuất bản đại học Huế.
9. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại
hội X của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Phòng thống kê thị xã Hương Thủy - Niên giám thống kê năm 2009, 2011.
12. Uỷ ban nhân dân thị xã Hương Thủy (2012), Báo cáo kinh tế - xã hội năm
2012 và kế hoạch năm 2013.
13. Đào Thị Liên (2008), Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
theo hướng CNH - HĐH của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008, Chuyên đề tốt
nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 72
14. Nguyễn Thị Vân Anh (2010), Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng
bằng Sông Hồng giai đoạn 2011-2015, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
15. Phòng lao động, Thương bình và Xã hội thị xã Hương Thủy, Báo cáo lao
động và việc làm năm 2012.
16. Một số trang web thống kê: www.cpv.org.vn, www.gso.gov.vn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 73
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tính hồi quy hệ số co giãn giữa lao động và tổng sản phẩm ngành
CN - XD thị xã Hương Thủy giai đoạn 2007 - 2012
Năm
Lao
động
(LD)
Tổng sản
phẩm
(TSP)
Ln(LD) Ln(TSP) X – Xbq
Y.(X –
Xbq)
(X – Xbq)2
1000
người
Tỷ đồng Y X
2007 14.889 79.234 2,7006 4,3724 -0,5340 -1,4420 0,2851363
2008 16.734 105.560 2,8174 4,6593 -0,2470 -0,6960 0,0610621
2009 17.715 122.410 2,8744 4,8074 -0,0990 -0,2850 0,0098032
2010 19.423 145.500 2,9665 4,9802 0,0738 0,2189 0,0054448
2011 21.708 180.610 3,0777 5,1963 0,2900 0,8924 0,0840727
2012 24.445 226.500 3,1964 5,4227 0,5164 1,6505 0,2666255
Tổng 29,438 0,3389 0,7121446
Phụ lục 2: Bảng tính hồi quy hệ số co giãn giữa lao động và tổng sản phẩm ngành
TM - DV thị xã Hương Thủy giai đoạn 2007 - 2012
Năm Lao động(LD)
Tổng sản
phẩm
(TSP)
Ln(LD) Ln(TSP) X – Xbq
Y.(X –
Xbq)
(X – Xbq)2
1000
người
Tỷ đồng Y X
2007 8.514 104.370 2,1417 4,6479 -0,4940 -1,059 0,2443405
2008 9.422 135.140 2,2430 4,9063 -0,2360 -0,529 0,0556672
2009 10.515 160.580 2,3528 5,0788 -0,0630 -0,149 0,0040269
2010 10.556 187.640 2,3567 5,2345 0,0923 0,2175 0,0085147
2011 11.921 217.450 2,4783 5,3820 0,2397 0,5941 0,0574650
2012 13.132 271.500 2,5751 5,6040 0,4617 1,1889 0,2131778
Tổng 30,854 0,2633 0,5831921
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Nữ Minh Phương
SVTH: Phạm Đình Thứ 74
Phụ lục 3: Bảng tính hồi quy hệ số co giãn giữa lao động và tổng sản phẩm của thị
xã Hương Thủy giai đoạn 2007 - 2012
Năm Lao động(LD)
Tổng sản
phẩm
(TSP)
Ln(LD) Ln(TSP) X – Xbq
Y.(X –
Xbq)
(X – Xbq)2
1000
người
Tỷ đồng Y X
2007 43.296 261.280 3,7681 5,5656 -0,412 -1,5510 0,1694033
2008 45.095 321.670 3,8088 5,7735 -0,204 -0,7760 0,0414745
2009 45.653 367.770 3,8211 5,9075 -0,070 -0,2660 0,0048611
2010 47.804 418.930 3,8671 6,0377 0,0605 0,2341 0,0036633
2011 50.370 485.510 3,9194 6,1852 0,2080 0,8153 0,0432727
2012 53.483 598.000 3,9794 6,3936 0,4164 1,6571 0,1733987
Tổng 35,863 0,1135 0,4360736
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pha_m_di_nh_thu_0735.pdf