Sự gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra nhiều cơ hội nhưng
cũng tạo ta những cuộc cạnh tranh gay gắt cho lĩnh vực tài chính ngân hàng. Để đứng
vững và đi lên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh được với các
ngân hàng hiện tại thì NHNo&PTNT huyện Đức Thọ cần nâng cao năng lực một cách
tòan diện: nâng cao năng lực tài chính, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực
quản lý và quản trị và đặc biệt là mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng
để có thể làm hài lòng khách hàng với nhu cầu ngày càng cao.
Đề tài này đã đánh giá chất lượng dịch vụ của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ
và sự thỏa mãn của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ dựa trên các lý thuyết về
chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng, mối liên hệ giữa chất lượng dịch
vụ và sự hài lòng, sử dụng mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ Servqual của
Parasuraman và mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ ngân hàng của tiến sĩ
Nguyễn Hữu Hiểu. Từ đó có thể thấy được mức độ hài lòng của khách hàng đối với
chất lượng dịch vụ của ngân hàng để đề ra những giải pháp hữu hiệu.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đức Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần thái độ của nhân viên. Đối với họ thì sự
nhiệt tình của nhân viên bất cứ khi nào thể hiện sự chăm lo khách hàng và là điều hiển
nhiên phải có đối với công việc phục vụ khách hàng. Vì nếu không họ sẽ có những sự
lựa chọn dịch vụ tương đương ở các ngân hàng đối thủ. Nên nhân viên cần phải hết
phục vụ đối tượng này một cách chu đáo để nhận được sự đánh giá cao từ họ.
Phân khách hàng theo tiêu chí thu nhập:
Yếu tố 1, 5 có sig. > 0,05 nên ta kết luận là không có sự khác biệt giữa các
nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau về ý kiến đánh giá đối với “tốc độ của nhân
viên nhanh chóng” và “sự hài lòng về mức độ đáp ứng của ngân hàng”. Yếu tố 2 có sig.
= 0,013 < 0,05 nên ta kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng về ý kiến
đánh giá đối với yếu tố “nhân viên giải đáp tận tình thắc mắc”. Yếu tố 4 có sig. =
0,028 < 0,05 nên ta kết luận có sự khác biệt về ý kiến đánh giá đối với “yếu tố nhân
viên luôn nhiệt tình phục vụ bất cứ khi nào” giữa các nhóm khách hàng có thu nhập
khác nhau.Với những người có thu nhập thấp họ thường quan tâm nhiều hơn tới lợi
ích , tới các thông tin khuyến mãinên họ luôn muốn được nhân viên giải đáp tường
tận những băn khoăn của mình còn những người có thu nhập cao hơn họ thường quan
tâm hơn đến phong cách , thái độ phục vụ nhiệt tình và sự tiện lợi trong dịch vụ của
mình. Vì vậy, đội ngũ nhân viên cần linh hoạt và có cách phục vụ phù hợp với từng
đối tượng khách hàng. Yếu tố 3 có sig. = 0,001 < 0,05 nên kết luận có sự khác biệt
giữa các nhóm khách hàng về ý kiến đánh giá đối với yếu tố “ ngân hàng cung cấp
dịch vụ đa dạng để khách hàng lựa chọn”. Điều này khá dễ hiểu vì những người có thu
nhập cao hơn thường phát sinh thêm nhiều nhu cầu về việc sử dụng thêm các dịch vụ
tiện ích khác nữa của ngân hàng. Vì thế họ luôn mong muốn ngân hàng sẽ gia tăng và
đổi mới chủng loại dịch vụ của mình để họ có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp với
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 60
điều kiện của họ và sự thuận tiện của dịch vụ được cung cấp. Vì vậy, ngân hàng cần nỗ
lực, sáng tạo ra thêm các dịch vụ tiện ích hơn nữa để hướng vào đối tượng khách hàng
có thu nhập cao và cố gắng thỏa mãn họ một cách tốt nhất.
2.2.7. Đánh giá của khách hàng về năng lực phục vụ của nhân viên
Bảng 2.14: Kết quả kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố của năng lực phục
vụ
Yếu tố N
Giá trị
trung bình
(Mean)
Giá trị kiểm
định (Test
Value)
Mức ý nghĩa
quan sát (sig.
(2-tailed))
1.Thái độ của nhân viên ngân
hàng lịch sự và thân thiện. 174 3,9598 4 ,636
2.Nhân viên ngân hàng được
trang bị đầy đủ kiến thức để tư
vấn và trả lời thỏa đáng của
khách hàng.
174 4,0747 4 ,295
3.Nhân viên ngân hàng có kinh
nghiệm chuyên môn nghiệp vụ 174 3,7701 4 ,004
4.Nhân viên ngân hàng có khả
năng giao tiếp tốt. 174 3,9598 4 ,602
5.Nhìn chung , anh ( chị ) hài
lòng về năng lực phục vụ của
nhân viên ngân hàng.
174 3,8161 4 ,002
Giả thuyết đặt ra:
H0: mức độ đồng ý bằng 4 (Test Value)
H1: mức độ đồng ý khác 4 (Test Value)
Nếu : Kết quả sig. (2 – tailed) ≥ 0,05 : Chấp nhận giả thiết H0.
Kết quả sig. (2 – tailed) < 0,05 : Bác bỏ giả thiết H0 , chấp nhận giả thiết H1.
Qua kết quả kiệm định One Sample T – Test, yếu tố 1, 2, 4 có kết quả sig. >
0,05 nên ta chấp nhận giả thiết H0 và kết luận khách hàng đồng ý với các yếu tố trên.
Còn các yếu tố 3, 5 đều có kết quả sig. < 0,05 nên ta bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả
thiết H1, do đó ta kết luận rằng khách hàng không đồng ý đối với các yếu tố này.
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 61
Ngày nay, khi lao động trí óc ngày càng được thay thế lao động chân tay thì tầm
quan trọng của người lao động càng được nâng lên. Vì thế cuộc chạy đua về đội ngũ
nhân viên của các ngân hàng cũng trở nên quyết liệt. Nhân viên thể bộ mặt của ngân
hàng, ngân hàng có đội ngũ nhân viên nắm chắc kiến thức chuyên môn nghiệp vụ , có
kinh nghiệm, giỏi giao tiếp và luôn dùng thái độ thân thiện, lịch sự để phục vụ khách
hàng thì sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng càng lớn.
Theo kết quả đánh giá, yếu tố 5 có sig. < 0,05 nên kết luận khách hàng không
hài đồng ý lắm với năng lực phục vụ của nhân viên, mức điểm trung bình là 3,8 trong
đó có 81,6% khách hàng rất đồng ý và đồng ý và 11,5% khách hàng không đồng ý với
yếu tố này. Khách hàng đánh giá cao nhất là về “nhân viên được trang bị đầy đủ kiến
thức chuyên môn để tư vấn và trả lời thắc mắc của khách hàng” với số điểm trung bình
là 4,1 trong đó có 36,2% khách hàng rất đồng ý, 44,8% khách hàng đồng ý và có 8%
khách hàng không đồng ý và rất không đồng ý.Yếu tố 2 có sig. = 0,295 > 0,05 ta kết
luận khách hàng đồng ý với yếu tố “nhân viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên
môn để tư vấn và trả lời khách hàng” Nhân viên nên tiếp tục trau dồi hơn nữa và
không ngừng củng cố, bổ sung thêm kiến thức để con số này càng được tăng lên.
Khách hàng cũng đánh giá r ất cao yếu tố “thái độ nhân viên lịch sự, thân thiện” và yếu
tố “nhân viên có khả năng giao tiếp tốt” với số điểm trung bình bằng nhau là 3.96
trong đó có 75,8% khách hàng đồng ý và rất đồng ý với “thái độ nhân viên lịch sự,
thân thiện” và 79,3% khách hàng đồng ý và rất đồng ý với yếu tố “nhân viên có khả
năng giao tiếp tốt”. Không chỉ có đầu tư vào kiến thức thôi không mà nhân viên cũng
phải bồi dưỡng khả năng giao tiếp và thái độ phục vụ khách hàng thân thiện, lịch sự.
Đặc thù của công việc khiến họ luôn tiếp xúc với khách hàng nên yếu tố này lại càng
trở nên quan trọng. Đơn giản chỉ là một nụ cười, một lời nói nhẹ nhàng, cử chỉ thân
thiện cũng sẽ khiến khách hàng cảm thấy gần gũi và thoải mái hơn. Yếu tố 3 có kết
quả sig. = 0,04 < 0,05 nên kết luận khách hàng không hài lòng lắm với yếu tố “nhân
viên có kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ” với số điểm trung bình là 3,77 trong đó
77% khách hàng đồng ý và rất đồng ý, 15,5% khách hàng không đồng ý và rất không
đồng ý với yếu tố này. Do ngân hàng mới tuyển dụng thêm một số nhân viên mới, kinh
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 62
nghiệm làm việc chưa có nhiều nên đôi khi cũng gặp phải một số vấn đề và tốc độ xử
lý công việc chưa được nhanh chóng khiến khách hàng không đồng ý với yếu tố này.
Việc sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ làm cho ngân hàng thêm khởi sắc vì sự nhiệt tình và
năng động của họ trong công việc. Tuy nhiên, họ cũng cần phải nỗ lực hơn nữa để
kinh nghiệm của họ ngày càng tăng thêm và họ sẽ ngày càng nhạy bén, linh hoạt hơn
trong việc phục vụ khách hàng.
Để tìm hiểu có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng về ý kiến đánh giá sự
hài lòng đối với năng lực phục vụ của nhân viên hay không ta thực hiện kiểm định
Mann – Whitney và kiểm định Kruskal Wallis với giả thiết sau:
H0: Không có sự khác nhau về mức độ hài lòng đối với năng lực phục vụ của
nhân viên giữa các nhóm khách hàng về các yếu tố đánh giá.
H1: Có sự khác nhau về mức độ hài lòng đối với năng lực phục vụ của nhân
viên giữa các nhóm khách hàng về các yếu tố đánh giá.
Nếu: Sig. < 0,05 kết luận có sự khác nhau về mức độ hài lòng đối với năng lực
phục vụ của nhân viên giữa các nhóm khách hàng.
Nếu: Sig. ≥ 0,05 kết luận không có sự khác nhau về mức độ hài lòng đối với
năng lực phục vụ của nhân viên giữa các nhóm khách hàng.
Bảng 2.15: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng về các yếu
tố của năng lực phục vụ
Yếu tố
Mức ý nghĩa quan sát
(Asymp.Sig)
Giới tính Thu nhập
1.Thái độ của nhân viên ngân hàng lịch sự và thân thiện. ,000 ,005
2.Nhân viên ngân hàng được trang bị đầy đủ kiến thức để tư vấn
và trả lời thỏa đáng của khách hàng.
,410 ,000
3.Nhân viên ngân hàng có kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ ,000 ,200
4.Nhân viên ngân hàng có khả năng giao tiếp tốt. ,003 ,000
5.Nhìn chung , anh ( chị ) hài lòng về năng lực phục vụ của
nhân viên ngân hàng.
,420 ,021
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 63
Phân khách hàng theo tiêu chí giới tính:
Yếu tố 2 có kết quả sig. = 0,410 > 0,05 nên ta kết luận không có sự khác biệt về
ý kiến đánh giá đối với yếu tố “nhân viên được trang bị đầy đủ kiến thức để tư vấn và
trả lời khách hàng” giữa các nhóm khách hàng. Yếu tố 5 có sig. = 0,420 > 0,05 ta kết
luận không có sự khác biệt lắm về ý kiến đánh giá đối với yếu tố “sự hài lòng chung
đối với năng lực phục vụ của nhân viên” giữa các nhóm khách hàng. Tuy nhiên, về các
thành phần của “năng lực phục vụ của nhân viên” thì họ cũng có những quan điểm
đánh giá khác nhau giữa các nhóm khách hàng. Yếu tố 1 có kết quả sig. = 0,000 < 0,05
nên ta kết luận có sự khác biệt về ý kiến đánh giá đối với “thái độ của nhân viên lịch
sự, thân thiện” giữa các nhóm khách hàng là nam giới và nữ giới. Khách hàng nữ
thường yêu cầu cao hơn đối với thái độ phục vụ của nhân viên. Họ thường nhạy cảm
hơn nam giới nên chỉ một chút thái độ không thiện chí của nhân viên cũng sẽ làm họ
bực mình trong khi khách hàng là nam giới họ sẽ nghĩ thoáng hơn. Yếu tố 3 có sig. =
0,000 < 0,05 nên ta kết luận có sự khác biệt về ý kiến đánh giá đối với “nhân viên có
kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ” giữa nhóm khách hàng nam và nhóm khách hàng
nữ. Không chỉ nắm vững kiến thức lý thuyết, việc có nhiều kinh nghiệm chuyên môn
nghiệp vụ cũng giúp nhân viên rất nhiều trong việc phục vụ khách hàng. Họ có thể
hiểu rõ tâm lý khách hàng và sẽ có những cách giải quyết vấn đề nhanh chóng , chính
xác dựa vào kinh nghiệm của mình. Nam giới thường không có tính kiên nhẫn và
không muốn phải chờ đợi, chính vì vậy họ luôn muốn được phục vụ bởi một nhân viên
có nhiều kinh nghiệm chuyên môn để có thể phục vụ họ một cách nhanh nhẹn. Yếu tố
4 có kết quả sig. = 0,003 < 0,05 nên ta kết luận có sự khác biệt về ý kiến đánh giá đối
với “nhân viên có khả năng giao tiếp tốt” giữa khách hàng nam và khách hàng nữ.
Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi người và nó đặc biệt quan trọng đối
với nhân viên của ngân hàng. Nó thể hiện sự hiểu biết và thái độ của họ khi phục vụ
khách hàng. Đối với khách hàng nữ, họ thường khắt khe hơn trong khi đánh giá về
cách giao tiếp, cử chỉ, giọng nói, thái độ của nhân viên. Vì vậy, nhân viên luôn luôn
phải rèn luyện thêm kỹ năng này để khách hàng luôn hài lòng với đội ngũ nhân viên
của ngân hàng.
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 64
Phân khách hàng theo tiêu thức thu nhập:
Yếu tố 3 có sig. = 0,200 > 0,05 nên ta kết luận không có sự khác biệt về ý kiến
đánh giá của khách hàng đối với yếu tố “nhân viên có kinh nghiệm chuyên môn
nghiệp vụ” giữa các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau.
Yếu tố 5 có sig. = 0,021 < 0,05 , kết luận có sự khác nhau giữa các nhóm khách
hàng về ý kiến đánh giá đối với yếu tố “hài lòng chung về năng lực phục vụ của nhân
viên”. Đó là do sự khác biệt về các yếu tố “thái độ nhân viên lịch sự, thân thiện” ,
“nhân viên được trang bị đầy đủ kiến thức để trả lời và tư vấn cho khách hàng” và
“nhân viên có khả năng giao tiếp tốt” (với kết quả sig. lần lượt của các yếu tố1, 2, 4 là
0,005; 0,000; 0,000 đều nhỏ hơn 0,05). Khách hàng thường muốn được cung cấp
những dịch vụ có tính tiện ích nhất, được phục vụ một cách tốt nhất với đội ngũ nhân
viên có kiến thức vững chắc và có kinh nghiệm với thái độ làm việc, khả năng giao
tiếp tốt. Trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ những người có thu nhập cao thường
khắt khe hơn và thường yêu cầu cao hơn đối với nhân viên còn những người có thu
nhập thấp hơn có vẻ dễ tính hơn.
2.2.8. Đánh giá sự hài lòng chung của khách hàng đối với chất lượng dịch
vụ của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ
Bảng 2.16: Kết quả kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố thuộc thành phần
sự hài lòng chung
Yếu tố N Giá trị trungbình (Mean)
Giá trị kiểm
định (Test
Value)
Mức ý nghĩa
quan sát (sig. (2-
tailed))
Nhìn chung , anh ( chị ) hoàn
toàn hài lòng với chất lượng
dịch vụ của ngân hàng.
174 3,7126 4 ,000
Trong thời gian tới, anh ( chị )
vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ của
ngân hàng
174 3,9195 4 ,187
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 65
Giả thuyết đặt ra:
H0: mức độ đồng ý bằng 4 (Test Value)
H1: mức độ đồng ý khác 4 (Test Value)
Nếu : Kết quả sig. (2 – tailed) ≥ 0,05 : Chấp nhận giả thiết H0.
Kết quả sig. (2 – tailed) < 0,05 : Bác bỏ giả thiết H0 , chấp nhận giả thiết H1.
Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của ngân hàng sẽ là yếu
tố quyết định việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trong tương lai. Qua kết
quả kiệm định One Sample T – Test, yếu tố 1 có kết quả sig. = 0,000 < 0,05 nên ta
bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1, do đó ta kết luận rằng khách hàng không
đồng ý lắm với yếu tố “hài lòng chung với chất lượng dịch vụ của ngân hàng”. Cụ thể
là yếu tố 1 có điểm đánh giá trung bình là 3,7 với 54,6% khách hàng đồng ý, 14,4%
khách hàng rất đồng ý và 12,1% khách hàng không đồng ý với yếu tố “nhìn chung, anh
/chị hài lòng với chất lượng dịch vụ của ngân hàng” Mặc dù đa số khách hàng đều cảm
thấy hài lòng với chất lượng dịch vụ của ngân hàng nhưng ngân hàng vẫn chưa làm hài
lòng một lượng khách hàng khó tính. Vì vậy ngân hàng cần hết sức nỗ lực phục vụ
khách hàng một cách tốt nhất để gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Yếu tố 2 có kết
quả sig. = 0,187 > 0,05 nên ta chấp nhận giả thiết H0 và kết luận khách hàng đồng ý
với yếu tố “Trong thời gian tới vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân hàng”. Dù chưa
thực sự hài lòng lắm về chất lượng dịch vụ của ngân hàng nhưng khách hàng vẫn rất
tin tưởng và lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trong tương lai. Tuy
nhiên, ngân hàng không thể chủ quan mà phải củng cố lại về mọi mặt để không phụ
lòng tin khách hàng dành cho mình và đem lại cho khách hàng những lợi ích thiết thực
nhất, tăng sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng. Cụ thể
yếu tố 2 có điểm trung bình đánh giá là 3,92 với 77,6% khách hàng đồng ý và rất đồng
ý, 6,9% khách hàng không đồng ý với yếu tố này.
Để tìm hiểu có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng về ý kiến đánh giá sự
hài lòng chung đối với chất lượng dịch vụ của ngân hàng hay không ta thực hiện kiểm
định Mann – Whitney và kiểm định Kruskal Wallis với giả thiết sau:
H0: Không có sự khác nhau về mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ giữa
các nhóm khách hàng về các yếu tố đánh giá.
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 66
H1: Có sự khác nhau về mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ giữa các
nhóm khách hàng về các yếu tố đánh giá.
Nếu: Sig. < 0,05 kết luận có sự khác nhau về mức độ hài lòng đối với chất
lượng dịch vụ của ngân hàng giữa các nhóm khách hàng.
Nếu: Sig. ≥ 0,05 kết luận không có sự khác nhau về mức độ hài lòng đối với
chất lượng dịch vụ của ngân hàng giữa các nhóm khách hàng.
Bảng 2.17: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng đối với sự
hài lòng chung về chất lượng dịch vụ ngân hàng
Yếu tố
Mức ý nghĩa quan sát
(Asymp.Sig)
Giới tính Thu nhập
Nhìn chung , anh ( chị ) hoàn toàn hài lòng với chất
lượng dịch vụ của ngân hàng.
,031 ,531
Trong thời gian tới, anh ( chị ) vẫn tiếp tục sử dụng dịch
vụ của ngân hàng ,030 ,011
Phân khách hàng theo tiêu chí giới tính :
Yếu tố 1 có kết quả sig. = 0,031 < 0,05 nên ta kết luận có sự khác biệt về ý kiến
đánh giá đối với yếu tố “hài lòng với chất lượng dịch vụ ngân hàng” giữa các nhóm
khách hàng là nam giới và nữ giới. Nữ giới thường kỹ tính trong việc đánh giá chất
lượng dịch vụ của ngân hàng hơn nam giới. Yếu tố 2 có sig. = 0,030 < 0,05 nên ta kết
luận có sự khác biệt về ý kiến đánh giá đối với việc “tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân
hàng trong thời gian tới” giữa các nhóm khách hàng là nam giới và nữ giới. Mặc dù khá
khắt khe với việc đánh giá chất lượng nhưng những khách hàng nữ lại thường là những
người ngại sự thay đổi còn nam giới một khi họ đã cảm thấy không hài lòng về chất
lượng thì những dịch vụ tương tự ở các ngân hàng khác sẽ dễ được họ chấp nhận hơn.
Phân khách hàng theo tiêu chí thu nhập:
Yếu tố 1 có kết quả sig. = 0,531 > 0,05 nên ta kết luận không có sự khác biệt về
ý kiến đánh giá đối với yếu tố “hài lòng với chất lượng dịch vụ ngân hàng” giữa các
nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau. Yếu tố 2 có sig. = 0,011 < 0,05 nên ta kết
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 67
luận có sự khác biệt về ý kiến đánh giá đối với việc “tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân
hàng trong thời gian tới” giữa các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau. Những
người có thu nhập cao thường sẽ đòi hỏi được phục vụ với những gì tốt nhất và nếu
ngân hàng không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của họ sẽ khó lòng giữ chân
được đối tượng này và tạo cơ hội cho những ngân hàng khác cung cấp dịch vụ tương
tự. Vậy việc khách hàng có tiếp tục sử dụng dịch vụ trong tương lai nữa hay không
phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực của toàn thể ngân hàng về việc nâng cao chất lượng
dịch vụ.
2.2.9. Đánh giá sự tín nhiệm của khách hàng trong tương lai đối với các
dịch vụ của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ
Bảng 2.18: Thống kê thái độ của khách hàng trong tương lai đối với dịch vụ của
NHNo&PTNT huyện Đức Thọ
Chỉ tiêu Sốlượng
Tần suất
(%)
1.Ngừng sử dụng và chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân
hàng khác. 10 5,7
2.Đang xem xét để sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác. 23 13,2
3.Sử dụng đồng thời dịch vụ của ngân hàng NHNo&PTNT và
của cả ngân hàng khác. 59 33,9
4.Hài lòng và chỉ sử dụng dịch vụ của NHNo&PTNT Huyện
Đức Thọ 53 30,5
5.Rất hài lòng và sẽ giới thiệu mọi người sử dụng dịch vụ của
NHNo&PTNT Huyện Đức Thọ. 29 16,7
Tổng 174 100
Qua bảng kết quả thống kê, trong 174 khách hàng được phỏng vấn có tới 59
người ( chiếm tỷ lệ 33,9% ) sẽ sử dụng đồng thời dịch vụ của NHNo&PTNT huyện
Đức Thọ và của cả ngân hàng khác nữa. Điều này chứng tỏ, khách hàng vẫn đánh giá
cao về một số dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng cũng so sánh kỹ lưỡng
và nhận thấy ở một số ngân hàng khác cung cấp những dịch vụ phù hợp với họ hơn
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 68
ngân hàng mình. Vì vậy, ngân hàng cần phát hiện ra nhược điểm của mình để cạnh
tranh được với đối thủ và tiếp tục phát huy thế mạnh của mình. Tuy nhiên, khách hàng
vẫn có một khối lượng khá lớn khách hàng trung thành, với 53 (chiếm 30,5%) người
đồng ý hài lòng và chỉ sử dụng dịch vụ của ngân hàng trong tương lai. Và số người rất
hài lòng với dịch vụ ngân hàng và sẽ giới thiệu cho bạn bè , người thân của họ sử dụng
dịch vụ của ngân hàng trong tương lai cũng rất khả quan, là 29 người (chiếm 16,7%)
trong tổng số 174 khách hàng được phỏng vấn. Đây là một điều đáng mừng cho sự nỗ
lực hết mình vì khách hàng của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, cũng
không vì thế mà ngân hàng được chủ quan bởi vì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
ngày càng khốc kiệt. Trong tương lai gần, sẽ có nhiều ngân hàng muốn mở rộng chi
nhánh và giành giật miếng bánh thị phần tại huyện Đức Thọ này. Chính vì thế
NHNo&PTNT huyện Đức Thọ cần phải tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình và
khắc phục những điểm yếu kém so với đối thủ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh
phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Để làm được như vậy thì việc nỗ lực phục vụ vì lợi
ích khách hàng, làm hài lòng khách hàng để họ trở thành những khách hàng trung
thành của ngân hàng là mục tiêu mà ngân hàng luôn hướng tới.
2.2.10. Kiểm định mối liên hệ giữa năm yếu tố của chất lượng dịch vụ ngân
hàng và sự hài lòng chung của khách hàng với chất lượng dịch vụ ngân hàng
Việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với năm yếu tố chất lượng dịch
vụ nhằm để biết ý kiến của khách hàng về những gì họ cảm nhận được khi sử dụng
dịch vụ của ngân hàng, từ đó xem xét xem khách hàng có thực sự hài lòng với chất
lượng dịch vụ của ngân hàng hay không. Để tìm hiểu xem có mối liên hệ giữa các yếu
tố của chất lượng dịch vụ ngân hàng và sự hài lòng chung đối với chất lượng dịch vụ
ngân hàng hay không ta thực hiển kiểm định Gamma với các giả thiết sau:
H0: Không có mối liên hệ giữa sự hài lòng chung với chất lượng dịch vụ ngân
hàng và các yếu tố của chất lượng dịch vụ ngân hàng.
H1: Có mối liên hệ giữa sự hài lòng chung với chất lượng dịch vụ ngân hàng và
các yếu tố của chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Nếu: Sig. < 0,05 kết luận có mối liên hệ giữa sự hài lòng chung với chất lượng
dịch vụ ngân hàng và các yếu tố của chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 69
Nếu: Sig. ≥ 0,05 kết luận không có mối liên hệ giữa sự hài lòng chung với chất
lượng dịch vụ ngân hàng và các yếu tố của chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Bảng 2.19 : Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa sự hài lòng chung với dịch vụ
ngân hàng và các yếu tố của chất lượng dịch vụ ngân hàng
Yếu tố Giá trị của hệ số Gamma Appox. Sig.
1. Độ tin cậy ,860 ,000
2. Sự đồng cảm ,687 ,000
3. Các yếu tố hữu hình ,622 ,000
4. Mức độ đáp ứng ,602 ,000
5. Năng lực phục vụ ,536 ,000
(Nguồn: Xử lý SPSS)
Kết quả kiểm định đều cho giá trị sig. = 0,000 < 0,05 (phụ lục) nên ta bác bỏ giả
thiết H0, chấp nhận giả thiết H1. Như vậy năm yếu tố của chât lượng dịch vụ ngân hàng
đều có mối liên hệ với sự hài lòng chung của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ
ngân hàng. Thật vậy, để khách hàng thực sự cảm thấy hài lòng khi đến giao dịch tại
ngân hàng thì trước hết phải làm thỏa mãn họ từ những cái nhỏ nhất. Khi khách hàng
được đáp ứng những yêu cầu mà họ đặt ra thậm chí vượt mức mong đợi của họ thì họ
sẽ hài lòng với sự phục vụ của ngân hàng và hoàn toàn tin tưởng để tiếp tục sử dụng
dịch vụ của ngân hàng. Từ đó, họ sẽ giới thiệu thêm cho bạn bè, người thân của mình
sử dụng dịch vụ. Vì lợi ích lâu dài, ngân hàng cần làm tăng sự hài lòng của khách hàng
đối với các dịch vụ của mình bằng cách làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với
năm yếu tố của chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 70
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG
CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI
NHNo&PTNT HUYỆN ĐỨC THỌ
3.1. Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng tại NHNo&PTNT
Huyện Đức Thọ
Ngày nay, các ngân hàng đang chạy đua nhau về chất lượng dịch vụ cả về quy
mô phát triển, tiềm lực về vốn, bề rộng hệ thống mạng lưới, cũng như chiều sâu công
nghệ. Thực tế cũng đã ch ỉ ra rằng: duy trì chất lượng dịch vụ cao có thể tạo ra lợi
nhuận, giảm chi phí và tăng thị phần. Vậy nên, NHNo&PTNT huyện Đức Thọ cần
phải có các chiến lược để củng cố lại vị thế của mình trên địa bàn huyện Đức Thọ và
xây dựng và phát triển hơn nữa thương hiệu của ngân hàng trong lòng khách hàng. Để
làm được điều đó, ngân hàng cần áp dụng các công nghệ tiên tiến, dịch vụ ngân hàng
hiện đại vào sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng. Chất lượng dịch vụ còn phụ thuộc vào
môi trường, cảnh quan xung quanh bao gồm: thiết kế và bố trí quầy dịch vụ phục vụ
khách hàng sao cho thuận tiện nhất. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút
khách của ngân hàng, một vài dịch vụ nhỏ trong khi chờ đợi cũng là một cách thu hút
khách hàng hiệu quả mà không phải ở đâu cũng làm được. Vì vậy, việc thiết kế bao
gồm bố trí trong ngân hàng, thiết bị, đồ đạc, không gian, màu sắc,... tất cả những yếu
tố đó có thể tạo nên không khí thân thiện và giúp việc loại bỏ "hàng rào ngăn cách"
giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần nâng cao trình
độ, năng lực chuyên môn của nhân viên, rèn luyện, bồi dưỡng thêm các kỹ năng như
giao tiếp, thuyết trình để có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng và theo kịp với sự
phát triển không ngừng của khoa học công nghệ.
3.2. Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng
dịch vụ tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ
3.2.1. Giải pháp về yếu tố “Sự tin cậy”
Sự tin cậy có mối liên hệ chặt chẽ với sự hài lòng của khách hàng đối với ngân
hàng.Chính vì vậy ngân hàng cần hết sức chú ý đến yếu tố này. Về việc bảo mật thông
tin khách hàng của ngân hàng và thực hiện đúng như những gì đã cam kết ngay lần
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 71
đầu tiên thì đã được khách hàng đánh giá khá cao. Tuy nhiên không vì thế mà ngân
hàng không chú trọng đến những vấn đề này, ngân hàng vẫn luôn phải thận trọng, cẩn
thận để giữ uy tín với khách hàng. Ngoài ra, để nâng cao hơn nữa lòng tin của khách
hàng thì ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp sau:
Để khách hàng có thể nắm rõ các thông tin về các sản phẩm/dịch vụ, sự
thay đổi cũng như sự cung cấp thêm một số sản phẩm/dịch vụ mới, các chương trình
khuyến mãi của ngân hàng, ngoài việc thông báo khi khách hàng đến giao dịch tại
ngân hàng, ngân hàng nên sử dụng các kênh thông tin khác như loa phát thanh của các
xã, các thôn xóm cũng như kênh truyền hình của địa phương để người dân có thể tiếp
cận một cách dễ dàng hơn.
Ngân hàng nên mở một hộp thư chưng cầu ý kiến của khách hàng để khách
hàng có thể nói lên ý kiến của mình về cách phục vụ của nhân viên, những khiếu nại
hay những góp ý cho ngân hàng. Tuy nhiên, khách hàng cũng có rất nhiều ý kiến trái
chiều nhau và mang tính chất chủ quan. Vì vậy, ngân hàng sẽ chọn lọc ra những ý kiến
đa số của khách hàng, tổ chức những cuộc điều tra để có những đánh giá khách quan
từ đó đưa ra những quyết định chính xác và hiệu quả, phù hợp với mong muốn của
khách hàng.
Ngoài ra, vẫn xảy ra tình trạng sai sót khi giao dịch với khách hàng, điều
này vừa làm giảm lòng tin của khách hàng vừa khiến khách hàng mất nhiều thời gian
vì phải chờ đợi lâu chình vì vậy nhân viên hết sức chú ý, vừa phải thao tác nhanh
nhưng không được cẩu thả, hấp tấp vì nếu làm nhanh mà sai sót nhiều thì cũng không
mang lại hiệu quả. Để khắc phục tình trạng sai sót đầu tiên nhân viên phải luôn bình
tĩnh, dù là khi khách rất đông và hối thúc liên tục, và trong các bước làm việc thì làm
đến đâu kiểm tra các thao tác của mình đến đó sẽ tránh xảy ra sai sót và nếu có thì
cũng phát hiện ra ngay và sữa chữa kịp thời hơn.
3.2.2. Giải pháp về yếu tố “sự đồng cảm”
Để có thể phục vụ tốt khách hàng thì ngân hàng phải đặt mình vào vị trí của
khách hàng để hiểu được họ mong muốn nhận được những gì khi sử dụng dịch vụ và
đến giao dịch tại ngân hàng. Ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp sau để nâng
cao chất lượng dịch vụ ngân hàng:
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 72
Để giảm cảm giác chờ đợi của khách hàng cần tạo ra được không gian thoải
mái cho khách hàng khi chờ đợi như các loại ghế salon , ghế ngồi thoải mái, bàn ghi
phiếu, kèm vào đó có sử dụng tivi, báo chí, kẹo bánh hay là máy đánh giày tự động
cho khách hàng khi đang ngồi chờ lượt mình giao dịch.
Đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để giữ chân khách hàng truyền
thống, thu hút thêm khách hàng mới như gửi tiết kiệm 1 năm trở lên sẽ được tham gia
bốc thăm trúng thưởng Cần tạo dựng và duy trì mối quan hệ với những khách hàng
lớn, khách hàng lâu năm như thăm hỏi, gửi thiệp, tặng hoa nhân ngày sinh nhật
3.2.3. Giải pháp về yếu tố “các yếu tố hữu hình”
Các yếu tố về cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng của khách
hàng. Khi đến giao dịch tại một ngân hàng có đầy đủ tiện nghi, không gian rộng rãi
thoáng mát cũng khiến cho tâm trạng của khách hàng tốt hơn và dễ chịu hơn trong lúc
chờ đợi klhi họ vẫn có thể đọc báo, xem ti vi để biết thêm tin tức hay đơn giản chỉ là
ngồi thư giãn trên những chiếc ghế salon mềm mại Không những tác động đến
khách hàng mà chính những người nhân viên trong ngân hàng cũng sẽ có được sự
thoải mái trong công việc từ đó sẽ tăng hứng khởi cho họ và năng suất làm việc cũng
được tăng lên. Và để có thể cải thiện các yếu tố vật chất, mang lại sự thuận tiện cho
khách hàng cũng như nhân viên thì ngân hàng có th ể thực hiện :
Ngân hàng cần bổ sung thêm một số máy in nhất là ở phòng kinh doanh để
mỗi nhân viên có thể được sử dụng riêng một máy, thuận tiện trong việc làm của mình
và giảm bớt thời gian chờ đợi khi có quá đông khách hàng cùng đến giao dịch.
Hiện tại ngân hàng chỉ mới có một máy ATM ở trước cổng ngân hàng.
Ngân hàng nên mở thêm 2 máy ATM nữa để có thể thuận tiện cho khách hàng khi rút
tiền. Một máy có thể đặt ở Bệnh viện huyện Đức Thọ, là nơi có rất nhiều người nhà
bệnh nhân và họ luôn có nhu cầu rút tiền để lo viện phí cho người thân của mình. Việc
mở máy ATM ở đây sẽ giúp họ tránh phải các trường hợp rủi ro khi phải mang theo
một khoản tiền khá lớn để chữa chạy cho người nhà hay khi có những chi phí phát sinh
họ cũng dễ dàng có tiền kịp thời để đóng đậu. Và một máy nữa là đặt ở khối 10 Thị
Trấn, là nơi tập trung nhiều nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cũng như gần các cửa hàng
điện máy điện lạnh hay các đại lý bán xe máy của các hang Honda, Yamaha Những
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 73
khách hàng khi đến những chỗ này sẽ có nhu cầu chi tiêu nhiều tiền và việc máy ATM
được đặt ở đây sẽ thuận tiện hơn rất nhiều cho khách hàng.
3.2.4. Giải pháp về yếu tố “mức độ đáp ứng”
Để có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các đối thủ đang muốn xâm nhập vào thị
trường Đức Thọ và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các đối thủ hiện tại thì ngân
hàng cần phải có dịch vụ ngân hàng hiện đại với chất lượng cao. Mà chất lượng dịch
vụ ngân hàng phụ thuộc nhiều vào trình độ công nghệ của ngân hàng. Bên cạnh đó, sự
đa dạng về sản phẩm/dịch vụ cũng rất quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng phù
hợp với nhu cầu của họ. Chính vì thế, ngân hàng phải không ngừng tìm hiểu nhu cầu
ngày một thay đổi, ngày càng đòi hỏi cao của khách hàng để làm đa dạng thêm sản
phẩm/dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Ngân hàng cần ứng dụng công nghệ tiên tiến và các máy móc hiện đại để
nhân viên có thể dễ dàng hơn trong các thao tác thực hiện, giảm bớt các thủ tục, rút
ngắn thời gian giao dịch từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng theo hướng hội
nhập kinh tế, quốc tế, vấn đề an ninh, bảo mật hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng cũng nên mở rộng thêm các dịch vụ như là dịch vụ ngân hàng
qua mạng Internet,qua điện thoại với các tính năng như kiểm tra tài khoản, chuyển
tiền, hỏi thông tin về lãi suất
3.2.5. Giải pháp về yếu tố “năng lực phục vụ”
Trong các yếu tố hình thành nên chất lượng dịch vụ hoàn hảo, yếu tố con người
là quan trọng nhất. Trong khi máy ATM cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn, đồng loạt với
chất lượng ổn định như nhau cho các khách hàng thì nhân viên ngân hàng có thể cung
cấp dịch vụ phức tạp hơn, hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách hàng,
thông qua đó có thể duy trì mối quan hệ với khách hàng. Ngân hàng phải tìm cách biến
mỗi nhân viên nghiệp vụ của mình thành một thế mạnh thực sự của ngân hàng, thay
đổi nhận thức từ một cán bộ công chức sang một nhân viên phục vụ. Bởi vì hầu hết
khách hàng đều giao dịch trực tiếp với nhân viên ngân hàng. Mọi cử chỉ, tác phong,
hành động của nhân viên ngân hàng đều nằm trong mắt của khách hàng và thực tế
khách hàng thường đánh giá ngân hàng qua nhân viên của ngân hàng đó. Một nhân
viên nhanh nhẹn, cẩn thận, tỷ mỷ, cần mẫn, biết bình tĩnh lắng nghe và luôn biết mỉm
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 74
cười sẽ nâng cao giá trị của ngân hàng trong mắt khách hàng và thúc đẩy họ đến với
ngân hàng nhiều hơn. Sự thoải mái và tin tưởng là rất cần thiết trong giao dịch mà điều
này được khách hàng đánh giá qua thái độ, tác phong của nhân viên ngân hàng. Tuy
nhiên, các nhân viên khác nhau không thể cung cấp chất lượng dịch vụ như nhau.
Thậm chí, một nhân viên giao dịch có thể cung cấp dịch vụ với chất lượng khác nhau
tại các thời điểm khác nhau. Do vậy, các cán bộ có kỹ năng, trình độ, thái độ nghiêm
túc, có trách nhiệm với công việc, đạo đức tốt, được đào tạo cẩn thận là yếu tố quyết
định chất lượng dịch vụ. Một số biện pháp ngân hàng có thể áp dụng để nâng cao năng
lực phục vụ của nhân viên:
Ngân hàng cần có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đối
với những nhân viên trẻ, mới được nhận vào làm việc thì nên tạo điều kiện để họ
được đi học các khóa đào tạo nghiệp vụ để họ có những kiến thức chuyên sâu, đặc
trưng của ngành. Đối với những nhân viên lâu năm thì phải mở ra những khóa học
ngắn hạn để củng cố và cập nhật thêm cho họ về các tháo tác khi ứng dụng các
công nghệ hiện đại. Khi họ đã được trang lượng kiến thức vững vàng thì họ cũng có
thể trả lời thắc mắc của khách hàng một cách tỉ mỉ và tận tình hơn cũng như làm tốt
công việc của mình hơn.
Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp là phương tiện đưa chất lượng dịch vụ đến
với khách hàng và rất cần thiết đối với mọi nhân viên. Ngân hàng có thể nhờ một số
trung tâm có uy tín về đào tạo các kỹ năng như Tâm Việt Group về để trao đổi, chia
sẻ một số kinh nghiệm về kỹ năng giao tiếp đối với khách hàng nhằm nâng cao khả
năng giao tiếp với khách hàng của nhân viên.
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 75
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Sự gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra nhiều cơ hội nhưng
cũng tạo ta những cuộc cạnh tranh gay gắt cho lĩnh vực tài chính ngân hàng. Để đứng
vững và đi lên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh được với các
ngân hàng hiện tại thì NHNo&PTNT huyện Đức Thọ cần nâng cao năng lực một cách
tòan diện: nâng cao năng lực tài chính, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực
quản lý và quản trị và đặc biệt là mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng
để có thể làm hài lòng khách hàng với nhu cầu ngày càng cao.
Đề tài này đã đánh giá chất lượng dịch vụ của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ
và sự thỏa mãn của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ dựa trên các lý thuyết về
chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng, mối liên hệ giữa chất lượng dịch
vụ và sự hài lòng, sử dụng mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ Servqual của
Parasuraman và mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ ngân hàng của tiến sĩ
Nguyễn Hữu Hiểu. Từ đó có thể thấy được mức độ hài lòng của khách hàng đối với
chất lượng dịch vụ của ngân hàng để đề ra những giải pháp hữu hiệu.
Trong năm yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ của NHNo&PTNT huyện
Đức Thọ thì khách hàng hài lòng nhất với yếu tố “sự đồng cảm” với giá trị trung bình
là mean = 3,95, yếu tố “năng lực phục vụ” cũng được khách hàng đánh giá khá cao với
giá trị trung bình đánh giá mean = 3,81. Tuy nhiên, khách hàng lại ít hài lòng nhất với
yếu tố “mức độ đáp ứng” với giá trị trung bình đánh giá chỉ có mean = 3,56. Bên cạnh
đó thì yếu tố “sự tin cậy” có giá trị trung bình đánh giá là mean = 3,58 và yếu tố “các
yếu tố hữu hình” có giá trị trung bình đánh giá là 3,66.
Sự hài lòng của khách hàng nhìn chung là có sự khác biệt giữa các nhóm khách
hàng. Những khách hàng có độ tuổi khác nhau thì đánh giá khác nhau về sự hài lòng
đối với các yếu tố hữu hình, và sự đồng cảm của ngân hàng. Những người trẻ tuổi thì
đánh giá ít hài lòng hơn về các yếu tố hữu hình của ngân hàng còn những người lớn
tuổi họ lại mong muốn được sự giúp đỡ nhiều hơn từ nhân viên của ngân hàng và vì
thế họ ít hài lòng với yếu tố “sự đồng cảm” của ngân hàng. Chủ yếu những nhóm
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 76
khách hàng có nghề nghiệp khác nhau thường có những đánh giá khác nhau về các yếu
tố của chất lượng dịch vụ NHNo&PTNT huyện Đức Thọ. Ngoài ra, thu nhập cũng là
một yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với các yếu tố của chất
lượng dịch vụ ngân hàng, những người có thu nhập cao hơn thường yêu cầu chất lượng
cao hơn chính vì vậy họ ít hài lòng hơn đối với các dịch vụ của ngân hàng. Những
khách hàng có giới tính khác nhau thường không có sự khác biệt nhiều lắm về đánh
giá đối với các yếu tố của chất lượng dịch vụ, hầu như giới tính không ảnh hưởng
nhiều lắm đến chất lượng dịch vụ của khách hàng.
Mối liên hệ giữa sự hài lòng của năm yếu tố của chất lượng dịch vụ ngân hàng
và sự hài lòng chung của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng cho thấy để
khách hàng hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ của ngân hàng thì ngân hàng
cần phải nâng cao chất lượng của từng yếu tố đó. Biết được khách hàng hài lòng và
chưa hài lòng ở yếu tố nào để từ đó có thể đưa ra những biện pháp cụ thể, thích hợp để
nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
Vậy để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và làm hài lòng khách
hàng thì ngân hàng cần ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến để có thể tạo ra
những sản phẩm/dịch vụ đa dang, cạnh tranh và khác biệt so với ngân hàng đối thủ .
Bên cạnh đó thì việc đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng giao tiếp,
phong cách phục vụ của nhân viên nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với chất
lượng dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra, để giữ chân khách hàng trung thành và thu hút
thêm nhiều khách hàng mới ngân hàng cần đưa ra các chương trình khuyến mãi, tặng
quà cho khách hàng
2.Kiến nghị
2.1.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch , thông thoáng,
đảm bảo ổn định và an toàn cho các chủ thể t ham gia thị trường hoạt động có hiệu quả.
Điều chỉnh mức lãi suất phù hợp với thị trường dịch vụ ngân hàng Việt
Nam để hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng về lãi suất và
cần tăng cường sự kiểm soát của Hiệp hội Ngân hàng cũng như vai trò của Ngân hàng
Nhà nước về việc điều tiết lãi suất trên thị trường.
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 77
Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào dịch vụ ngân hàng để nâng cao công tác
quản lý vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch
điện tử
2.2.Kiến nghị đối với NHNo&PTNT huyện Đức Thọ
Tiếp tục duy trì những hoạt động ngân hàng đã làm được và tăng cường
công tác kiểm tra để kiểm soát rủi ro hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của
ngân hàng.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp
cũng như thái độ phục vụ của nhân viên ngày một chuyên nghiệp hơn trong việc giao
dịch với khách hàng. Đồng thời nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng đàm phán cho đội
ngũ cán bộ quản lý nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ với đối tác.
Phát triển thêm các sản phẩm /dịch vụ mang lại nhiều tiện ích và phù hợp
với nhu cầu của khách hàng.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến để từng bước xây dựng cơ chế tự động hóa
các nghiệp vụ trong giao dịch với khách hàng.
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 78
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu ...............................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................3
4.1.Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................3
4.2. Phương pháp chọn mẫu và tính kích cỡ mẫu .......................................................3
4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ...................................................................................4
5. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................6
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................6
1.1. Lý luận chung về Ngân hàng thương mại và chất lượng dịch vụ Ngân hàng.............6
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại .................................................................6
1.1.2. Chức năng và vai trò của Ngân hàng thương mại .........................................6
1.1.3. Lý luận chung về chất lượng dịch vụ ngân hàng...........................................7
1.1.3.1. Khái niệm dịch vụ...................................................................................7
1.1.3.2. Khái niệm về chất lượng dịch vụ............................................................7
1.1.3.3. Một số quan điểm về dịch vụ ngân hàng................................................8
1.1.3.4. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng............................................................9
1.2. Lý luận về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng .............11
1.2.1. Định nghĩa sự hài lòng của khách hàng.......................................................11
1.2.2. Các mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng.....................................11
1.2.2.1.Mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ............................................................12
1.2.2.2. Mô hình chỉ số hài lòng của Châu Âu ..................................................13
1.2.2.3.Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ SERVQUAL .............................14
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 79
1.2.3. Mối quan hệ giữa sự hài lòng và chất lượng dịch vụ ..................................20
1.3. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................21
1.3.1. Khái quát tình hình ngân hàng ở Việt Nam và Hà Tĩnh..............................21
1.3.2. Dịch vụ và chất lượng dịch vụ của các ngân hàng Thương mại Việt Nam .......23
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ .........................26
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN ĐỨC THỌ ...26
2.1. Tổng quan về hoạt động của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ............................26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ ........26
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ................................................................................26
2.1.3. Tình hình sử dụng lao động tại NHNo&PTNT Huyện Đức Thọ giai đoạn
2009 – 2011 ...........................................................................................................28
2.1.4. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng ...........................................................31
2.1.5. Kết quả hoạt dộng kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm qua ...............33
2.2. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của
NHNo&PTNT huyện Đức Thọ .................................................................................34
2.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................34
2.2.2. Đặc điểm của đối tượng điều tra .................................................................37
2.2.3. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về độ tin cậy đối với chất lượng dịch
vụ của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ..................................................................42
2.2.4. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về sự đồng cảm của ngân hàng........46
2.2.5. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các yếu tố hữu hình .............51
2.2.6. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với mức độ đáp ứng của ngân
hàng .......................................................................................................................55
2.2.7. Đánh giá của khách hàng về năng lực phục vụ của nhân viên ....................60
2.2.9. Đánh giá sự tín nhiệm của khách hàng trong tương lai đối với các dịch vụ
của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ.......................................................................67
2.2.10. Kiểm định mối liên hệ giữa năm yếu tố của chất lượng dịch vụ ngân hàng
và sự hài lòng chung của khách hàng với chất lượng dịch vụ ngân hàng .............68
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 80
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG ...............70
CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI
NHNo&PTNT HUYỆN ĐỨC THỌ .............................................................................70
3.1. Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng tại NHNo&PTNT Huyện
Đức Thọ.....................................................................................................................70
3.2. Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại
NHNo&PTNT huyện Đức Thọ .................................................................................70
3.2.1. Giải pháp về yếu tố “Sự tin cậy” .................................................................70
3.2.2. Giải pháp về yếu tố “sự đồng cảm”.............................................................71
3.2.3. Giải pháp về yếu tố “các yếu tố hữu hình”..................................................72
3.2.4. Giải pháp về yếu tố “mức độ đáp ứng” .......................................................73
3.2.5. Giải pháp về yếu tố “năng lực phục vụ”......................................................73
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................75
1. Kết luận......................................................................................................................75
2. Kiến nghị ...................................................................................................................76
2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.............................................................76
2.2. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT huyện Đức Thọ .............................................77
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 81
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1 : Tình hình lao động của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Đức Thọ
qua 3 năm (2009 - 2011) ...............................................................................................29
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT
huyện Đức Thọ ..............................................................................................................32
qua 3 năm 2009 - 2011 ..................................................................................................32
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua (2009-2011) ......................33
Bảng 2.4: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .................35
Bảng 2.5: Bảng thống kê các sản phẩm – dịch vụ đang sử dụng ..................................41
Bảng 2.6: Kết quả kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố thuộc thành phần
độ tin cậy .......................................................................................................................42
Bảng 2.7: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng về sự hài lòng
với các thành phần của độ tin cậy..................................................................................45
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố thuộc thành phần sự
đồng cảm của ngân hàng ...............................................................................................46
Bảng 2.9: Kết quả kiểm định sự khác biệt của các nhóm khách hàng với sự hài lòng
đối với các thành phần của sự đồng cảm.......................................................................48
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định giá trị trung bình các thành phần của các
yếu tố hữu hình .............................................................................................................51
Bảng 2.11: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng về
các thành phần của các yếu tố hữu hình ........................................................................54
Bảng 2.12: Kết quả kiểm định giá trị trung bình của các thành phần của mức độ đáp
ứng .................................................................................................................................55
Bảng 2.13: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng về các thành
phần của mức độ đáp ứng..............................................................................................58
Bảng 2.14: Kết quả kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố của năng lực phục vụ60
Bảng 2.15: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng về các yếu tố
của năng lực phục vụ .....................................................................................................62
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: PGS.TS Nguyeãn Vaên Phaùt
SVTH: Nguyeãn Thuøy Linh 82
Bảng 2.16: Kết quả kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố thuộc thành phần sự hài
lòng chung .....................................................................................................................64
Bảng 2.17: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng đối với sự hài
lòng chung về chất lượng dịch vụ ngân hàng................................................................66
Bảng 2.18: Thống kê thái độ của khách hàng trong tương lai đối với dịch vụ của
NHNo&PTNT huyện Đức Thọ .....................................................................................67
Bảng 2.19 : Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa sự hài lòng chung với dịch vụ ngân
hàng và các yếu tố của chất lượng dịch vụ ngân hàng ..................................................69
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_su_hai_long_cua_khach_hang_doi_voi_chat_luong_dich_vu_cua_nhno_ptnt_huyen_duc_tho_9848.pdf