Chính sách bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã tác động làm tăng
trình độ văn hóa, giáo dục, học vấn của người dân. Tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng
đối với các hộ có đất bị thu hồi dưới 70% và vẫn còn sinh sống ở hai bên con đường
đó tăng và đảm bảo chất lượng hơn.
- Chính sách bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất có tác động làm gia
tăng các tài sản sở hữu của các hộ dân.
- Chính sách bồi thường GPMB đã có tác động là tăng thu nhập của một số bộ
phận dân cư, đặc biệt là các hộ dân còn diện tích đất lớn và sinh sống hai bên con
đường. Tuy nhiên đó là sự biến động tăng không bền vững.
- Chính sách bồi thường GPMB đã có tác động tích cực tới việc phát triển kết
cậu hạ tầng giao thông của huyện, tạo điều kiện để phát triển kinh tế toàn huyện đặc
biệt là sự phát triển ngành du lịch ở đầm phá Tam Giang.
112 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi thực hiện dự án: nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Chí Thanh, huyện Quảng điền, tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y giặc, điện thoại của các hộ đều tăng lên về mặt số
lượng. Số xe máy, điện thoại bình quân trên hộ tăng đáng kể sau THĐ. Đặc biệt là
công trình nhà cửa - loại tài sản có giá trị nhất đối với mỗi hộ dân có sự biến động
khác hẳn với các tài sản trên. Theo kết quả điều tra thì số lượng nhà tạm giảm từ 2 hộ
xuống còn 0 hộ, sống lượng nhà cấp 4 giảm từ 54 hộ xuống còn 50 hộ. Thay vào đó,
việc sử dụng tiền bồi thường nhiều cho việc xây dựng, sửa chữa nhà ở vật kiến trúc đã
được thể hiện bằng việc gia tăng các ngôi nhà 2 tầng với điều kiện sinh hoạt khoan
trang và tiện nghi hơn. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì việc sử dụng tiền bồi thường cho
mục đích này không đủ để phục vụ cho việc sửa chữa nhà ở mà các hộ dân còn vay
vốn thêm dưới sự hỗ trợ của các chính sách.
Thông qua việc điều tra các hộ, ngoài việc tài sản của hộ gia tăng thì bên cạnh
đó các công trình phụ được các hộ chú trọng sửa chữa cùng với việc sửa chữa nhà ở,
vật kiến trúc.
Bảng 11: Đánh giá về công trình phụ của các hộ dân trước và sau thu hồi đất.
Chất lượng các
công trình phụ
Nhóm I (hộ) Nhóm II (hộ) Nhóm III (hộ)
Trước
THĐ
Sau
THĐ
Trước
THĐ
Sau
THĐ
Trước
THĐ
Sau
THĐ
Số hộ 35 35 22 22 10 10
Không tốt 5 2 1 0 0 0
Bình thường 19 18 16 10 9 7
Tốt 11 15 5 12 1 3
(Nguồn: Điều tra hộ gia đình, 2016)
Qua bảng trên cho ta thấy, các công trình phụ phục vụ cho việc sinh hoạt của
người dân được các hộ dân đánh giá có sự chuyển biến tích cực. Theo đó, các công
trình phụ được người dân đánh giá là tốt hơn tăng, cụ thể: nhóm I tăng 4 hộ, nhóm II
tăng 7 hộ, nhóm III tăng 2 hộ. Đặc biệt là các công trình phụ của các gia định có chất
lượng thấp cũng có sự thay đổi, cụ thể trong nhóm I số công trình phụ có chất lượng
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 69
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
kém giảm từ 5 hộ xuống còn 2 hộ. Sự thay đổi này một phần là do việc thu hồi đất tác
động đến phần lớn các công trình phụ cho nên khi nhận tiền bồi thường thì mọi người
đều tập trung cho việc sửa chữa các công trình phụ này. Một điều đáng quan tâm trong
sự thay đổi này là là hầu hết người dân địa phương có công trình vệ sinh có hầm tự
hoại hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Như vậy, trên phương diện là tài sản của hộ cho ta thấy đời sống của các hộ dân
sau khi thu hồi đất được cải thiện rõ rệt, đời sống tốt hơn và đầy đủ tiện nghi hơn.
Những tài sản có giá trị đều đã tăng lên, nhiều hộ gia đình có tủ lạnh, máy giặc, máy vi
tính để phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình và đặc điệt là trong việc tạo điều kiện tốt
nhất có thể cho con em học hành. Điều kiện sinh hoạt được nâng lên, cuộc sống có sự
chuyển biến tích cực.
2.4.2.2. Tác động đến tình hình vay vốn của các hộ dân
Bảng 12: Tình hình vay vốn của các hộ dân khi Nhà nước thu hồi đất
CHỈ TIÊU
Phân nhóm hộ theo phần trăm diện tích đất thu hồi
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Số hộ Tỷ lệ
(%)
Số hộ Tỷ lệ
(%)
Số hộ Tỷ lệ
(%)
Tổng 35 100.00 22 100.00 10 100.00
Vay
vốn
STHĐ
Có 10 28.57 7 31.82 9 90.00
Không 25 71.43 15 68.18 1 10.00
Mục
đích
vay
vốn
Xây dựng- sửa chữa
nhà ở
4 40.00 3 42.86 6 66.67
Sản xuất kinh doanh 3 30.00 2 28.57 0 0.00
Chuyển đổi nghề
nghiệp
3 30.00 2 28.57 3 33.33
Mục đích khác 0 0.00 0 0.00 0 0.00
(Nguồn: Điều tra hộ gia đình, 2016)
Theo bảng trên ta thấy, tỷ lệ hộ dân có vay vốn tăng theo chiều tăng của diện
tích đất bị thu hồi, cụ thể: tỷ lệ hộ có vay vốn sau THĐ tăng 28,57% ở nhóm I , lên
31,82% ở nhóm II và 90% ở nhóm III. Trong nhóm III có 10 hộ thì có đến 9 hộ cần
phải vay thêm vốn và với mục đích duy nhất đó là để sửa chữa lại nhà ở. Trong trường
hợp vay vốn này, phần lớn các hộ dân dùng để sửa chữa nhà ở (40%% hộ ở nhóm I,
42,86%% hộ ở nhóm II và 66,67% hộ ở nhóm III). Một số ít hộ còn lại thì dung để đầu
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 70
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
tư cho sản xuất kinh doanh và chuyển đổi nghề nghiệp. Việc vay vốn sau khi thu hồi
đất để sửa chữa lại nhà ở của các hộ dân là điều dễ hiểu bởi vì tâm lý của người dân
khi sửa chữa, xây dựng lại cái gì đó thì luôn muốn nó tốt nhất có thể, hơn nữa đây là
vật kiến trúc trong gia định, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Vì thế, mặc
dù điều kiện không cho phép nhưng họ vẫn muốn vay tiền để phục vụ cho việc nâng
cao mức sống trước. Bên cạnh đó còn có một số lý do là đối với các hộ có diện tích đất
thu hồi lớn và tài sản của hộ ảnh hưởng nhiều buộc họ phải xây dựng lại mới hoàn
toàn, với mức đền bù của Nhà nước thì không đủ để thực hiện việc đó. Còn có một số
hộ, sau khi thu hồi đất thì công việc của họ gặp khó khăn hơn trước, buộc họ phải vay
tiền để chuyển đổi nghề nghiệp nhằm mong muốn tìm được công việc có thu nhập cao
hơn.
Như vậy, bên cạnh các tài sản của hộ tăng lên, chất lượng cuộc sống tăng nhờ
sự tiện nghi hơn của các công trình phụ và nhà cửa thì người dân phải đối đầu với
khoảng nợ không biết khi nào mới trả được.
2.4.2.3. Tác động đến thu nhập và những khó khăn của hộ sau khi Nhà nước
THĐ
- Thu nhập đối với người nông dân rất quan trọng. Nó là chỉ số để đo mức
sống của người dân. Ở đây, do hạn chế về thời gian và năng lực nên trong phạm vi đề
tài này em chỉ thu thập sự thay đổi thu nhập của các hộ dân thông qua việc hỏi hộ dân
thay đổi như thế nào (tăng, giảm hay không thay đổi) so với trước khi Nhà nước thu
hồi đất cùng với một số lý do dẫn đến sự thay đổi đó.
Bảng 13: Thay đổi thu nhập của các hộ dân bị thu hồi đất
(Nguồn: Điều tra hộ gia đình, 2016)
CHỈ TIÊU
Phân nhóm hộ theo phần trăm diện tích đất thu hồi
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Tổng 35 100.00 22 100.00 10 100.00
Thay đổi
thu nhập
STHĐ
Giảm 7 20.00 5 22.73 6 60.00
Không thay
đổi
15 42.86 8 36.36 4 40.00
Tăng 13 37.14 9 40.91 0 0.00
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 71
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Kết quả điều tra tại bảng cho ta thấy, mặc dù chịu tác động của việc thu hồi đất
tuy nhiên thì có một số hộ dân biết tận dụng tiền bồi thường cùng với sự phát triển
kinh tế tại vùng làm cho thu nhập của hộ tăng lên. Cụ thể, ở nhóm I có 13 hộ (chiếm
37,14%) cho rằng thu nhập tăng, nhóm 2 số hộ có thu nhập tăng là 9 hộ (chiếm
40,91%). Bên cạnh đó có 15 hộ (chiếm 42,86%) của nhóm I, 8 hộ (chiếm 36,36%) và
4 hộ (chiếm 40%) cho rằng thu nhập không thay đổi sau thu hồi đất. Theo số liệu điều
tra thì việc thu nhập tăng hay không thay đổi chủ yếu là do công việc của họ thuận lợi
hơn, sau khi còn đường đi vào hoạt động thì kinh tế khu vực đó phát triển tạo điều kiện
cho người dân tiến hành sản xuất, kinh doanh, buôn bán dịch vụ. Việc mở rộng con
đường làm cho kinh tế ở khu vực này vốn dĩ phát triển nay còn phát triển hơn dưới sự
tác động của nền kinh tế toàn huyện và tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo điều kiện cho các hộ
dân chuyển đổi nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở
đây là có một bộ phận dân cư sau khi bị thu hồi đất thì thu nhập của hộ bị giảm, đời
sống kinh tế khó khăn hơn. Cụ thể: trong nhóm I có 7 hộ (chiếm 20%), nhóm II có 5
hộ (chiếm 22,73%), nhóm III có 6 hộ (chiếm 60%) cho rằng thu nhập giảm. Nhóm
chịu tác động lớn nhất về thu nhập sau khi bị thu hồi đất là nhóm III, mặc dù nhóm này
có số tiền bồi thường lớn nhất. Nguyên nhân chủ yếu của nhóm này theo tìm hiểu thì
sau khi bị thu hồi đất hết, họ phải chuyển đến sinh sống tại nơi khác và làm lại tư đầu
điều này là rất khó khăn. Hơn nữa, dự án mới đi vào hoạt động được hơn 3 năm, việc
tái định cư của hộ tại nơi khác chưa ổn định, họ chưa định hướng được nghề nghiệp
hay xác định mình cần làm gì với môi trường sống mới. Mặc dù họ nhận được 1
khoảng tiền lớn, nhưng do họ không định hướng được việc làm cần thiết cho việc ổn
định cuộc sống nên nhiều khi việc sử dụng tiền bồi thường sai mục đích, dẫn đến lãng
phí, không có hiệu quả. Như đã phân tích ở trên là phần lớn các hộ dân sử dụng tiền
bồi thường để mua sắm, sửa chữa nhà cửa là chủ yếu chứ không quan tâm nhiều đến
công việc sau này. Phần lớn, các hộ dân sau khi thu hồi đất thì vẫn tiếp tục làm các
công việc thủ công, mang tính thời vụ như thợ hồ, chạy xe ômvới mức lương không
cao và không ổn định. Bên cạnh đó còn có một số lý do như: công việc của họ sau khi
THĐ gặp khó khăn, thất nghiệp, họ phải chi phí nhiều hơn cho cuộc sống mới
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 72
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Thông qua tác động về thu nhập của các hộ này cho ta thấy một điều rằng là cần
quan tâm hơn nữa việc ổn định cuộc sống và việc làm của các hộ dân có đất bị thu hồi
với diện tích lớn, đặc biệt là đối với các hộ dân phải tái định cư nơi khác. Chính quyền
địa phương cần quan tâm hơn nữa việc truyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng tiền bồi
thường và định hướng nghề nghiệp cho người dân sau THĐ. Cần có các chính sách hỗ
trợ, quan tâm nhiều hơn đến người dân chứ không chỉ là bồi thường bằng tiền.
- Các khó khăn của hộ sau khi bị THĐ: Theo số liệu điều tra thì các khó khăn
của hộ sau thu hồi đất chủ yếu là phải xây dựng sửa chữa lại nhà ở và vật kiến trúc.
Đối với các hộ dân có diện tích bị thu hồi thuộc nhóm II và nhóm III thì ngoài khó
khăn trên một số hộ còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc mới khi mà phần
diện tích làm ăn của họ bị mất đi hay bị thu hẹp. Một khó khăn nữa cho nhóm III đó là
sau khi chuyển đến nơi ở mới thì họ khó khăn hơn trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, sự
mới mẽ trong các mối quan hệ, điều kiện sinh hoạt điều này kiềm chế phần nào sự phát
triển kinh tế của họ.
2.4.2.4. Thay đổi về một số chỉ tiêu đời sống khác sau thu hồi đất của các
hộ dân
Bảng 14: Đánh giá về một số chỉ tiêu về đời sống khác sau thu hồi đất
(Nguồn: Điều tra hộ gia đình, 2016)
CHỈ TIÊU
Phân nhóm hộ theo phần trăm diện tích đất thu hồi
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Tổng 35 100.00 22 100.00 10 100.00
Đời sống kinh
tế
Đời sống kinh tế kém hơn 9 25.71 6 27.27 4 40.00
Đời sống kinh tế không thay đổi 15 42.86 9 40.91 6 60.00
Đời sống kinh tế tốt hơn 11 31.43 7 31.82 0 0.00
Việc tiếp cận
CSHT
Kém hơn 0 0.00 0 0.00 7 70.00
Không thay đổi 18 51.43 8 36.36 1 10.00
Tốt hơn 17 48.57 14 63.64 2 20.00
Việc đi lại và
học hành của
con em
Kém hơn 0 0.00 0 0.00 0 0.00
Không thay đổi 31 88.57 17 77.27 9 90.00
Tốt hơn 4 11.43 5 22.73 1 10.00
Các mối quan hệ
nội bộ trong GĐ
Kém hơn 1 2.86 0 0.00 1 10.00
Không thay đổi 28 80.00 21 95.45 8 80.00
Tốt hơn 6 17.14 1 4.55 1 10.00
An ninh, trật tự
an toàn xã hội
Kém hơn 0 0.00 1 4.55 1 10.00
Không thay đổi 9 25.71 6 27.27 5 50.00
Tốt hơn 26 74.29 15 68.18 4 40.00
Điều kiện sinh
hoạt khác
Kém hơn 7 20.00 6 27.27 4 40.00
Không thay đổi 15 42.86 8 36.36 6 60.00
Tốt hơn 13 37.14 8 36.36 0 0.00
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 73
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Từ bảng trên ta có thể thấy tình hình đời sống của các hộ dân thuộc nhóm I trên
các mặt thì phần lớn có chuyển biến tích cực. Đối với tình hình đời sống kinh tế sau
thu hồi đất thì có 11 hộ (chiếm 31,43%) đánh giá là tốt hơn, 15 hộ (chiếm 42,86%)
đánh giá là không có sự thay đổi, 9 hộ (chiếm 25,71%) cho rằng đời sống kinh tế họ
gặp khó khăn hơn. Đối với tình hình đời sống kinh tế sau thu hồi đất của nhóm II thì
có 7 hộ (chiếm 31,82%) đánh giá là tốt hơn, 9 hộ (chiếm 40,91%) đánh giá là không có
sự thay đổi, 6 hộ (chiếm 27,27%) cho rằng đời sống kinh tế họ gặp khó khăn hơn. Tình
hình đời sống kinh tế sau thu hồi đất của nhóm III thì có 6 hộ (chiếm 60%) đánh giá là
không có sự thay đổi, 4 hộ ( chiếm 40%) cho rằng đời sống kinh tế họ gặp khó khăn
hơn và không có hộ nào đánh giá tốt hơn. Trong vấn đề về đời sống kinh tế hộ sau
THĐ có sợ chuyển biến tiêu cực, một số hộ có đời sống kinh tế khó khăn hơn do thu
nhập giảm, mất việc làm, việc làm gặp khó khănthì bên cạnh đó các vấn đề như vấn
đề tiếp cận CSHT,đi lại, an ninh trật tự, quan hệ nội bộ gia đình lại có chuyển biến tích
cực, tuy số hộ có chuyển biến tốt hơn là không nhiều nhưng số hộ có chuyển biến xấu
hơn so với trước rât ít và đây là điều đáng mừng.
Tuy nhiên, trong tác động của việc thực hiện chính sách thu hồi đất này, nhóm
đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất vẫn là nhóm hộ có diện tích đất thu hồi trên 70%,
các vẫn đề về đời sống và việc làm đều các hộ cho rằng có sự chuyển biến tiêu cực
hơn so với trước. Các nhóm hộ có đất bị thu hồi dưới 70% tuy có chịu sự tác động đến
việc mất đât đai nhưng lại hưởng được tác động tích cực từ sự phát triển cơ sở hạ tầng,
kinh tế của khu vực. Nếu các hộ còn đất nhiều và biết cách sử dụng tốt đất cũng như
tiền bồi thường thì đời sống của họ sẽ tốt hơn nhiều.
2.4.3. Đánh giá chung
Qua nghiên cứu và tìm hiểu ở trên thì ta có thể thấy dù chính sách bồi thường
hỗ trợ GPMB được Nhà nước và các cấp chính quyên quan tâm nhiều trong những
năm qua cùng với đó là các sửa đổi trong Luật đất đai qua các năm để sát với thực tế
và ngày càng quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người dân. Tuy nhiên, đất đai là một
loại tài sản qúy giá đối với người dân đặc biệt là đối với người nông dân, dù chính
sách có sửa đổi nhưng không thể nào giải quyết hết mọi mâu thuẩn cũng như sự thỏa
mãn cho người bị thu hồi đất. Việc thu hồi đất và đặc biệt là đất ở nó có tác động rất
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 74
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
lớn đến đời sống và việc làm của người dân, tác động tới thu nhập, điều kiện sinh hoạt,
công việc, điều kiện phát triển kinh tế và khả năng tiếp cân cơ sở hạ tầng của người
dân khi bị thu hồi đất. Đối với dự án này thì bên cạnh những tác động tích cực do dự
án mở rộng đường Nguyễn Chí Thanh cũng như sự phát triển về kinh tế đem lại thì
bên cạnh đó việc thu hồi đất cũng tác động không nhỏ đến bộ phận dân cư có đât bị
thu hồi: số lao động không có việc làm tăng lên, điều kiện tiếp cận cơ sở hạ tầng của
các hộ TĐC giảm, đời sống xã hội của họ vẫn chưa ổn định khi dự án đã đi vào hoạt
động hai năm, điều kiện sinh hoạt và kinh doanh của các hộ bị giảm xuống khi mà
diện tích đất ở của họ bị thu hẹp lại cùng với đó là các khoảng vay không biết khi nào
trả hết của các hộ dân phải đi vay để bổ sung vào nguồi vốn xây dựng sửa chữa nhà ở,
việc chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ dân vẫn chưa đi vào sự ổn định khi mà nguồn
hỗ trợ của họ đầu tư không đúng vào ngành nghề và không có sự hỗ trợ từ phía chính
quyền
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 75
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP, CẢI
THIỆN ĐỜI SỐNG, TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU
HỒI Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN
3.1. Định hướng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
cho người dân.
3.1.1. Về phương án đền bù giải phóng mặt bằng
Tuyến dự án đi qua chủ yếu là khu vực tập trung đông dân cư, trình độ dân trí
không đống đều, thành phần xã hội đa dạng vì thế khi triễn khai dự án sẽ gặp không ít
khó khăn về vấn đề đền bù giải tỏa mặt bằng. Trong trường hợp này cần xây dựng một
chính sách bồi thường GPMB hợp lý, tạo mọi điều kiện cho sự ổn định đời sống của
dân cư sau thu hồi đất. Làm được điều này cần phải:
- Việc thống kê đền bù và GPMB cần dựa trên cơ sở phương án tuyến đã
chọn, đảm bảo đúng chính sách đã hiện hành.
- Giảm thiểu các khó khăn về thu nhập tới các hộ gia đình, các tác động đến
quan hệ xã hội, quan tâm đến khả năng tài chính của các hộ dân bị ảnh hưởng.
- Có chính sách hỗ trợ, tư vấn chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho các
hộ dân cư trước khi thu hồi đất. Hiện nay, tuy dự án đi vào hoạt động được 3 năm, mặc
dù công việc đã ổn định nhưng thu nhập của đa phần bộ phận dân cư nơi đây từ buôn
bán dich dụ- nguồn thu nhập không ổn định và có tính cạnh tranh cao do người dân cứ
nghĩ họ ở mặt tiền, điều kiện kinh tế khu vực này phát triển nên ai cũng có ý định kinh
doanh. Các cơ quan ban ngành của huyện cần có kế hoạch trong việc đào tạo, tư vấn,
các hộ nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, tránh chạy theo phong trào.
- Có chính sách ưu tiên đối với các hộ chấp hành tốt việc bàn giao đất GPMB,
các hộ gia đình chính sách, các hộ gia đình đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại
nơi cư trú hiện tại. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ dân sản xuất kinh doanh lớn
nhưng bị thu hẹp điện tích, gặp khó khăn trong việc mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh
doanh để họ có thể duy trì hoăc phát triển nghề của mình.
3.1.2. Về phương án tái định cư
Trong quá trình tìm hiểu chính sách tái định cư khi thực hiện dự án này thì
phương án tái định cư của Ban đầu tư và Xây dựng chủ yếu là để cho các hộ dân cư tự
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 76
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
tìm nơi ở mới, điều này là một thiếu sót lớn trong công tác GPMB của dự án. Để đảm
bảo các tác động đên đời sống và việc làm của các hộ dân đến mức thấp nhất có thể, cơ
quan ban ngành cần hoàn thiện hơn nữa các hệ thống chính sách trong vấn đề tái định
cư:
- Trong quá trình tái định cư, di dời dân cần cố gắng đảm bảo không làm thay
đổi tập tục của người dân, làm tổn thất ít nhất tới người dân.
- Khu tái định cư mới cần có đầy đủ các điều kiện hạ tầng đầu đủ như: điện,
đường, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, cây xanh cũng các công trình phúc lợi
công công khác nhằm đảm bảo cho việc bố trí nhà ở của người dân theo đúng quy
hoạch, nâng cao điều kiện sống của người dân có nhiều thuận lợi hơn nơi ở cũ. Trong
lĩnh vực này, công tác của huyện cơ bản đã đảm bảo cho người dân, tuy nhiên các khu
vực mà người dân chuyển đến sinh sống thì điều kiện kinh tế vẫn chưa được phát triển
nên tâm lý người dân vẫn có so bì, không muốn chuyển nơi ở.
3.1.3 Định hướng cho công tác bồi thường GPMB của các dự án ở Huyện
trong ương lai.
Một là, đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường, hỗ trợ
tái định cư, tránh tình trạng mỗi dự án, mỗi công trình có mức bồi thường và hỗ trợ
khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh quyền lợi từ phía người dân. Khẩn
trương hoàn thiện các quy định của pháp luật, theo hướng dựa trên cơ sở thị trường để
giải quyết vấn đề bồi thường cho người bị thu hồi đất.
Hai là, hiện tại trên địa bàn Huyện vẫn chưa có khu tái định cư để đảm bảo cho
việc thi hành chính sách tái định cư sau này của các dự án vì vậy các cơ quan ban
ngành cần có kế hoach xây dựng khu tái định cư nhất là trong điều kiện Huện Quảng
điền ngày càng được đầu tư để phát triển các khu công nghiệp, cần chú ý đến yếu tố
văn hóa, tập quán, thói quen nhất là khu vực có thành phần xã hội đa dạng ở khu Thị
Trấn Sịa.
Ba là, nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các ban,
ngành của huyện và các đơn vị tư vấn, cũng như tinh thần trách nhiệm, sự tuân thủ
trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, của cán bộ thực thi việc kiểm kê, kiểm
đếm, lập phương án đền bù.
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 77
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Bốn là, có một kế hoạch dài hạn với nguồn tài chính đảm bảo trong nhiều năm
để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khống chế một cách nghiêm chỉnh về quy
mô thu hồi đất; xác định tiêu chuẩn bồi thường một cách hợp lý và hoàn thiện hơn nữa
quy trình thu hồi đất.
Năm là, khắc phục những khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất dẫn đến
sự khó khăn trong việc xác định điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho
người dân. Cần truyên truyền, phổ biến các định hướng quy hoạch đất trong địa bàn
huyện cho người dân biết để họ chuẩn bị tâm lý và có thời gian thích nghi hơn.
3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống cho người dân.
3.2.1. Giải pháp đối với giá đất bồi thường thiệt hại
Cần quản lý chặc chẽ trong vấn đề áp dụng giá đất bồi thường trong thu hồi đất
bởi vì giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thường thấp hơn so với giá chuyển nhượng
quyền sử dụng đất trên thị trường, có trường hợp sự chênh lệch này tỷ lệ còn khá cao.
Giá đất bồi thường ở các địa phương khác nhau, mỗi nơi một kiểu, áp dụng khung giá
đất riêng nhưng cần có sự công bằng và đúng đắn trong việc thực hiện chính sách để
tránh trường hợp người dân không hài lòng trong chính sách bồi thường.
- Điều chỉnh quy định về giá đất tại các địa phương cho phù hợp. Chính sách
đền bù đất đai, tài sản trên đất hợp lý theo từng thời điểm và mục đích sử dụng.
3.2 Giải pháp về chính sách hỗ trợ
- Có chính sách ưu đãi đối với từng trường hợp người đang sử dụng đất thuộc
khu vực quy hoạch xây dựng khu công nghiệp; có chính sách ưu đãi trong việc vay
vốn, tìm kiếm việc làm, tìm chỗ ở mới đối với các hộ dân, đặc biệt là những hộ có đất
bị ảnh hưởng lớn.
- Cần có chính sách hỗ trợ cho người dân để xác định, lựa chọn việc làm, lựa
chọn hướng chuyển đổi nghề nghiệp, việc tổ chức đào tạo, cho học nghề đối với người
dân bị thu hồi đất.
- Cơ sở sản xuất kinh doanh cần có sự ưu đãi trong việc tiếp nhận, tuyển dụng
lao động địa phương, những người có đất bị thu hồi.
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 78
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
- Chính sách hỗ trợ phải thỏa đáng, cần quan tâm đến đối tượng có đất bị thu
hồi lớn, bị thu hồi hết đất tránh trường hợp người dân không biết làm gì sau khi bị thu
hồi hết đất vì không có tay nghề, chuyên môn kĩ thuật để xin vào làm trong các doanh
nghiệp.
- Nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho
người dân có đất bị thu hồi; quỹ được hình thành từ một phần của các khoản tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp khi sử dụng đất
khu công nghiệp. Qũy hỗ trợ giải quyết việc làm phát triển các mô hình đào tạo, liên
kết chặc chẽ với các cơ sở đào tạo nghề, xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo
phù hợp với lao động nông thôn.
3.3 Giải pháp trong vấn đề quy hoạch sử dụng đất
- Các cơ quan chức năng cần minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch và tổ
chức thực hiện. Cần thông báo cho người dân biết về quy hoạch sử dụng đất của huyện
để người dân không bở ngỡ khi có thực hiện chính sách thu hồi đât. Công tác bồi
thường GPMB rất phức tạp, vì thế giải quyết được vấn đề này tạo điều kiện thuận lợi
trong công tác giải phóng mặt bằng, tránh gây bức xúc trong dư luận nhân dân
- Nâng cao sự hiểu biết trong pháp luật của các cán bộ đất đai, công bằng
trong bồi thường hỗ trợ, cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng cần công khai kế
hoach, quy hoạch, phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân biết để cho
người dân có những thông tin cần thiết, tránh gây bức xúc trong dư luận.
3.4 Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc
sống cho người dân có đất bị thu hồi
- Căn cứ vào các quy hoạch sử dụng đất, kế hoach sử dụng đất của huyện
được xét duyệt để điều tra, lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao
động tại các khu vực sẽ bị thu hồi đất, đưa công tác đào tạo nghề đi trước một bước so
với tiến độ thu hồi đất. Kế hoạch này phải được trình cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt và triễn khai trước khi ra quyết định thu hồi đất, hoặc châm nhất cũng phải song
song với việc trình phương án bồi thường, GPMB và TĐC nhằm cho người dân có đất
bị thu hồi có thể nhanh chóng có nghề để tìm việc làm mới, ổn định cuộc sống. Bên
cạnh đó, việc làm này giúp người dân có định hướng trong việc sử dụng tiền bồi
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 79
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
thường đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao. Mặc dù trong những năm qua, kinh tế-
xã hội của huyện có bước phát triển, tuy nhiêu sợ phát triển về sơ sở hạ tầng chủ yếu là
đường xã, các khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn ở khu vực chưa phát triển, vì vậy
việc làm mà người dân tìm được chủ yếu là ngoài khu vực huyện Quảng Điền, hoặc là
do gia đình tự mở ngành nghề kinh doanh nên vấn đề giải quyết việc làm cho người
dân có đất bị thu hồi chưa thực sự có và khó có thể thực hiện được.
- Do đặc thù của địa phương: người dân có trình độ thấp, chủ yếu sống bằng
làm nghề nông nghiệp, buôn bán nhỏ có thu nhập thấp, không ổn định và phụ thuộc
nhiều vào điều kiện khí hậu, đất đai, cơ sở hạ tầng, tình hình kinh tế xã hội vì thế cần
quan tâm nhiều đến công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động mất việc làm khi thu hồi
đất. Trước hết, cần chú trọng phát triển mở rộng dạy bổ túc văn hóa cho các lao động
trẻ, khỏe dưới 35 tuổi để họ có trình độ vào các lớp đào tạo trập trung theo học các
ngành nghề mà các khu công nghiệp cần tuyển dụng.
- Để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho những hộ bị thu hồi đất cần
chuyển đổi nghề phải phù hợp với theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của
thị trường lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo với những giải pháp
khác nhau:
+ Đối với lao động trẻ tuổi của các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp là
những người được đào tạo để chuyển đổi nghề. Nhà nước cần có quy định cụ thể về
trách nhiệm của các doanh nghiệp có sử dụng đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất
trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Nên
dùng một phần tiền bồi thường để đào tạo nghề bắt buộc, có chính sách ưu tiên xuất
khẩu lao động kỹ thuật đối với lao động trẻ qua đào tạo chuyển đổi nghề.
+ Đối với lao động trẻ của các hộ bị thu hồi đất chưa có việc làm, chưa qua đào
tạo: loại lao động này chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động trẻ, bao gồm đa số
những người chỉ làm nông nghiệp, khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường lao
động rất kém. Do đó cần phải hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, hỗ trợ họ tiếp
cận hệ thống tín dụng của địa phương để phát triển kinh tế gia định, kinh doanh cá thể,
tiểu thương
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 80
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
+ Đối với lao động 35 tuổi trở lên và lao động có trình độ học vấn thấp. Số này
chiếm một số lượng rất lớn trong lao động ở nông thôn của các họ có đất bị thu hồi ở
địa phương: nhóm đối tượng này chỉ có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp
truyền thống, khi bị thu hồi rât khó để thích nghi với môi trường mới và thị trường lao
động, không đủ trình độ văn hóa để tham gia các khóa đào tạo chuyển nghề; tâm lý
ngại xa gia đình, ngại chi phí cho đào tạo. Vì vậy nên phát triển các ngành nghề thủ
công truyền thống, mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống
cho người dân để tạo việc làm trong lĩnh vực này; có chính sách vay vốn ưu đãi;
miễm, giảm thuế với người lao động lớn tuổi, lao động có trình độ học vấn thấp để họ
tự tạo việc làm cho bản thân; có chính sách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các
lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới. Để làm được điều này địa phương cần kết
hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh mở các lớp đào tạo nghề ngắn
hạn, khuyến nông miễn phí.
- Ngoài việc đào tạo nghề để thu hút lao động vào các doanh nghiệp, cần tăng
cường đầu tư vào phát triển các làng nghề, dịch vụ tại địa phương nhằm thu hút lao
động từ những gia đình có đất bị thu hồi. Khuyến khích các hộ sử dụng tiền bồi thường
để cho con em học nghề, học ngoại ngữ nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu lao
động của các doanh nghiệp.
- Trình độ học vấn của người dân khu vực này khá thấp và chủ yếu là lao động
đã lớn tuổi, là do những hạn chế từ chính bản thân họ- hạn chế về nhận thức, trình độ
nghề nghiệp, kĩ năng lao độngđó là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất
nghiệp và đời sống kinh tế không ổn định. Vì vậy cần giúp nông dân khắc phục các
hạn chế, tiếp cận các cơ hội việc làm một cách bền vững như xây dựng phát triển các
làng nghề truyền thống như mây tre đan Bao La, bún bánh Ô Sa, mây tre đan Thủy
Lập, chế biếm nắm và nước mắn Tân Thành và đề nghị công nhận một số làng nghề
khác như: xây dựng ở Uất Mậu, thị trấn Sịa; chế biến nước mắm An Lộc, xã Quảng
Công.... Khuyến khích, tạo điều kiện và vận động hình thành hợp tác xã, doanh nghiệp
trong các làng nghề để làm hạt nhân phát triển làng nghề. Bên cạnh đó, huyện cũng
cần khuyến khích phát triển các làng nghề mới ở nông thôn, hỗ trợ cải tiến công nghệ
sản xuất, kinh doanh với nhiều hình thức sở hữu hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, tổ
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 81
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
hợp tác, công ty trách nhiệm hữu hạn để từ đó các hộ nông dân không có việc làm có
thể đi theo học hỏi các nghành nghề này,
- Thường xuyên tổ chức và thông tin chính xác qua các buổi truyên truyền về
chính sách, các quy định của pháp luật về đất đai, trọng tâm là những chủ trương của
Tỉnh tạo điều kiện cho người dân hiểu và thực hiện đúng, đảm bảo cho công tác
GPMB được thực hiện đúng tiến độ. Có chính sách đền bù phù hợp với từng khu vực,
từng đối tượng. Cần hướng dẫn người dân sử dụng đúng tiền bồi thường của mình để
đầu tư cho công ăn việc làm có hiệu quả.
- Để tạo thuận lợi cho việc nhanh chóng ổn định đời sống của người dân sau
khi thu hồi đất nhất là các hộ phải tái định cư nơi khác, Nhà nước và các cấp chính
quyền cần quan tâm nâng cao khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng nơi ở mới, nơi ở mới có
cơ sở hạ tầng phải tốt hơn hoặc bằng với nơi ở cũ tạo điều kiện để họ để dàng phát
triển kinh tế hộ gia đình, nhanh chóng ổn định đời sống sinh hoạt.
3.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Cần quan tâm đến vấn đề tái định cư: bởi vì trong dự án này vấn đề tái định
cư chưa thực sự được quan tâm, chủ yếu là được bồi thường bằng tiền chứ chưa có sự
hỗ trợ trực tiếp từ phía cơ quan nhà nước
- Cần xây dựng và tạo một quỹ đât tái định cư ở huyện Quảng Điền đảm bảo
đủ lớn, chất lượng để tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế cũng như con người khi
họ đến khu tái định cư sinh sống.
- Công tác cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cần được tiến hành nhanh
chóng, rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bồi thường thiệt hại.
- Tránh trình trạng chính quyền quan liêu, tắc trách hoặc người dân ngại tốn
kém chi phí cho việc lấy chứng nhận cho quyền sử dụng đất, hạn chế các tình trạng
khiếu kiện kéo dài- thu sai nguyên tắc dẫn đến các dự án “treo”.
- Cần kiểm soát trong vấn đề thu hồi đất, tránh tình trạng chính quyền địa
phương thu hồi đất tràn lan, vi phạm trình tự thu hồi đất, thiếu công khai dân chủ.
- Đối với chủ đầu tư khi thực hiện các dự án cần có các quy định bắt buộc:
+ Những cam kết đã hứa với dân thì phải thực hiện nghiêm túc.
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 82
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
+ Để tạo việc làm một cách bền vững và phát triển mạnh Nhà nước cần có
quy định cụ thể về trách nhiệm của các doanh nghiệp có sử dụng đất chuyển đổi
mục đích sử dụng đất trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động của các hộ dân bị thu
hồi đất
+ Cần quy định thời gian sử dụng lao động có đất bị thu hồi của địa phương
làm việc trong các doanh nghiệp để khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là
hình thức sau một thời gian ngắn lại sa thải.
+ Chủ động phối hợp với các chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo
nghề tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân.
+ Khi xây dựng phương án đầu tư từng dự án, phải ghi rõ các khoản chi phí
đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi một cách cụ thể, rõ ràng, công khai để
người dân biết và giám sát quá trình thực hiện.
- Các cơ quan nhà nước địa phương phải trực tiếp thu hồi đất, không để tình
trạng các chủ dự án tự thỏa thuận với dân; cùng một địa bàn, có dự án trả giá đền bù
cao, có dự án đền bù thấp điều này gây ra sự khiếu kiện trong dân, mất ổn định xã hội..
- Lựa chọn những cán bộ đủ phẩm chất đạo đức để thi hành công vụ, giáo dục
tinh thần trách nhiệm của người cán bộ trong việc đảm bảo lợi ích cho người dân.
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 83
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
PHẦN III. KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu về đề tài cũng với kết quả nghiên cứu em có một
số kết luận sau:
1.1. Về thực hiện chính sách bồi thường GPMB
- Trong những năm gần đây chính sách bồi thường của Trung ương đã có
nhiều điều chỉnh và thay đổi cho sát với thực tế tạo điều kiện cho tỉnh Thừa Thiên Huế
chủ động hơn trong việc phát triển KT-XH nhằm thực hiện mục tiêu trở thành thành
phố trực thuộc Trung ương sớm nhất cùng với đó là việc quan tâm nhiều hơn đến lợi
ích của người dân bị thu hồi đất nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp
luật nên đã tạo được sự đồng thuận của đa số nhân dân.
- UBND huyện Quảng Điền đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn về
bồi thường GPMB trên địa bạn khu vực dự án, thực hiện đúng với quy định của pháp
luật có sự điều chỉnh phù hợp với từng thời điểm và tình hình thực tế của địa phương.
- Giá bồi thường đất và các tài sản trên đất còn thấp, chưa đáp ứng được khả
năng sinh lợi của đất, là nguyên nhân gây nên những khó khăn trong công tác bồi
thường GPMB tại địa phương.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất chủ yếu là bằng
tiền mặt. Chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể và chuyên sâu đối với các hộ dân khi bị thu
hồi đất. Công tác truyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai còn chưa thường xuyên,
đồng bộ, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức.
1.2. Tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB đến đời
sống và việc làm của người dân khi bị thu hồi đất.
Đoạn từ Tòa án đến đường tránh lũ là khu vực động dân cư và có KT-XH phát
triển tương đối cao của huyện. Đa phần các hộ dân ở đây có diện tích đất sinh sống
nhỏ và chủ yếu sống bằng nghề buôn bán nhỏ, làm dịch vụ vì thế việc thu hồi đất để
mở rộng đường Nguyễn Chí Thanh cùng với chính sách bồi thường bằng tiền mặt tác
động rất lớn đến đời sống, việc làm của người dân. Tình trạng lao động thiếu việc làm
sau thu hồi đất tăng, thu nhập của một số bộ phận dân cư giảm, cùng với đó là tình
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 84
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
hình tiếp cận cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh hoạt giảm đặc biệt là đối với bộ phận có
đất bị thu hồi lớn phải tái định cư nơi khác.
- Chính sách bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã tác động làm tăng
trình độ văn hóa, giáo dục, học vấn của người dân. Tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng
đối với các hộ có đất bị thu hồi dưới 70% và vẫn còn sinh sống ở hai bên con đường
đó tăng và đảm bảo chất lượng hơn.
- Chính sách bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất có tác động làm gia
tăng các tài sản sở hữu của các hộ dân.
- Chính sách bồi thường GPMB đã có tác động là tăng thu nhập của một số bộ
phận dân cư, đặc biệt là các hộ dân còn diện tích đất lớn và sinh sống hai bên con
đường. Tuy nhiên đó là sự biến động tăng không bền vững.
- Chính sách bồi thường GPMB đã có tác động tích cực tới việc phát triển kết
cậu hạ tầng giao thông của huyện, tạo điều kiện để phát triển kinh tế toàn huyện đặc
biệt là sự phát triển ngành du lịch ở đầm phá Tam Giang.
- Công tác hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị thu hồi đất
để thực hiện dự án thực hiện chưa tốt. Qua kết quả điều tra và nghiên cứu thì việc bồi
thường chủ yếu là tiền mặt, các chính sách hỗ trợ cũng chủ yếu là bằng tiền (30% thu
nhập của hộ), ưu đãi lãi suất vay tín dụng, mua đất ngoài ra thì các chính sách hỗ trợ
như chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết viêc làm và hướng nghề nghiệp cho các hộ
dân sau khi thu hồi đất chưa được sự quan tâm. Chủ yếu là do khả năng tự ổn định, tìm
kiếm việc làm của các hộ dân.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương
Các bộ, ngành Trung ương liên quan cần sâu sát thực tiễn, tham mưu cho Đảng
và Nhà nước xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ. Cần có
những cuộc điều tra, nghiên cứu một cách tỷ mỉ trên diện rộng, tìm hiểu và lắng nghe
những kiến nghị chính đáng của người dân sau khi bị thu hồi đất. Từ đó có những đề
xuất về cơ chế, chính sách để trình cấp có thẩm quyền ban hành và chính sách đời
sống, việc làm của người nông dân sau bồi thường, giải tỏa cần được xây dựng với sự
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 85
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
thảo luận dân chủ, rộng rãi của người dân, nhất là đối với người trực tiếp bị thu hồi đất
ở và đất sản xuất.
2.2. Đối với địa phương và nhà đầu tư
- Đồi với tỉnh Thứa Thiên Huế
+ Các cơ sở ban ngành, UBND tỉnh cần thống nhất và ban hành kịp thời các
văn bản để giải quyết các vướng mắc trong việc thực hiện về bồi thường GPMB trên
địa bàn.
+ Xem xét, điều chỉnh tăng giá đất phù hợp với tình hình đời sống và điều kiện
KT-XH của từng vùng.
+ Xây dựng phương án phát triển nguồn nhân lực tầm dài hạn cho đến năm
2020 để tạo việc làm cho dân cư và chủ động bố trí giải quyết việc làm cho những
người nông dân bị thu hồi đất.
+ Có biện pháp mạnh đối với các Doanh nghiệp không triển khai dự án theo
đúng tiến độ hoặc triễn khai chậm.
+ Có chính sách thu hút đầu tư, đào tạo nghề
- Đối với huyện Quảng Điền
+ Tăng cường công tác truyên truyền, hướng dẫn, định hướng việc sử dụng tiền
bồi thường dân các hộ dung đúng mục đích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiền bồi
thường.
+ Khi đưa ra phương án bồi thường cần phải tính đến yếu tố trược giá
+ Cần tổ chức lấy ý kiến của người dân về phương án bồi thường cũng như
những tâm tư nguyện vọng của người dân trước khi thực hiện chính sách bồi thường
GPMB.
+ Có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp và giải quyết việc làm cho người bị
thu hồi đất phải đươc tiến hành trước khi thu hồi.
+ Nâng cao nhận thức cho nông dân về việc thu hồi đất và xu thế tất yếu trong
quá trình đô thị hóa, vì vậy phải làm cho nông dân hiểu và tự giác thực hiện tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi đất.
- Đối với các nhà đầu tư
+ Nghiêm túc thực hiện những cam kết đã hứa với dân
+ Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển
sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân có đất bị thu hồi.
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 86
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban đầu tư và Xây dựng huyện Quảng Điền(2012), Quyết định phê duyệt giá
trị tổng thể GPMB xây dựng công trình: Đường nội thị, thị trấn Sịa đoạn từ Tòa án
đến đường tránh lũ.
2. Chi cục thống kê huyện Quảng Điền (2015), Niên giám thống kê.
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Điền (2015), tình hình sử
dụng đất huyện Quảng Điền.
4. Phòng Tài chính – Kế Hoach huyện Quảng Điền, Báo cáo kinh tế xã hội
Huyện Quảng Điền 2011- 2015.
5. Tạp chí Cộng Sản, Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong
khu vực và Việt Nam.
6. Cổng thông tin điện tử, Những điểm mới về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất trong luật đất đai 2003.
7. Nghị định 47/2014/NĐ-CP , Quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà
nước thu hồi đất.
8. Thư viện pháp luật, Luật đền bù GPMB 2013.
9. Thư viện pháp luật, Luật đền bù GPMB 2003.
10. Thư viện pháp luật, nghị định 69 về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
11. Cổng thông tin điện tử tp. Đà Nẵng, Những bài học từ chương trình di dời,
giải tỏa, tái định cư ở tp. Đà Nẵng.
12. Trần Thị Hợi (2008) , nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi
thường GPMB đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất của
một số dự án trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tình Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ nông
nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
13. Một số trang web
-
- https://luatduonggia.vn
-
-
- https://quangdien.thuathienhue.gov.vn/
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 87
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh về đoạn đường và các cơ sở hạ tầng trên đọan đường
Nguyễn Chí Thanh (Đoạn Tòa án- đường tránh lũ)
Hình ảnh 1: Đường Nguyễn Chí Thanh (đoạn từ Bưu điện- đường tránh lũ)
Hình ảnh 2: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Quảng Điền
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 88
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Hình ảnh 3: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Điền
Hình ảnh 4: Đường Nguyễn Chí Thanh ( đoạn Tòa án- Bưu điện)
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 89
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Hình ảnh 5: Chi cục thi hành án dân sự huyện Quảng Điền
Hình ảnh 6: Nhà văn hóa tổ dân phố Khuông Phò
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 90
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Hình ảnh 7: Trung tâm thương mại Quảng Điền
Hình ảnh 8: Bệnh viện huyện Quảng Điền
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 91
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM CỦA CÁC HỘ DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU
HỒI TRONG DỰ ÁN “ NÂNG CẤP, MỞ RỘNG ĐƯỜNG NGUYỄN CHÍ
THANH (ĐOẠN TÒA ÁN- ĐƯỜNG TRÁNH LŨ) HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
Kính chào ông (bà), tôi tên là Phạm Thị Diễm- sinh viên năm cuối trường Đại
học Kinh tế Huế, ngành Kế hoạch- Đầu tư. Hiện nay, tôi đang thực tập tại Ban Đầu tư
và Xây dưng huyện Quảng Điền với đề tài “ Tác động của việc thực hiện chính sách
bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước
thu hồi đất để thực hiện dự án: Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Chí Thanh ( đoạn
Tòa án- đường tránh lũ) huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề tài được thực
hiện nhằm mục đích đánh giá sự thay đổi cuộc sống của người dân trước và sau khi
nhà nước thu hồi đất, tác động của dự án đến kinh tế- xã hội của huyện Quảng Điền.
Qua đó, nêu lên được thực trạng và giải pháp cải thiện trong công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng, ổn định đời sống cho người dân trong các dự án trên huyện Quảng
Điền nói riêng và trên cả nước nói chung. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của Ông (Bà) theo mẫu điều tra dưới đây. Tôi xin cam kết mọi thông tin của Ông (Bà)
cung cấp cho tôi dưới đây chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không còn
mục đích nào khác và sẽ được bảo mật. Xin chân thành cảm ơn Ông (Bà).
Họ tên chủ hộ: .........................................................................................................
Giới tính :........................... Sinh năm: .....................................................
SĐT : .................................
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 92
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
I. TÌNH HÌNH CHUNG
1. Sau khi thu hồi đất Ông (Bà) ở đâu?
Vẫn ở đó
Tái định cư nơi khác
Nếu là tái định cư nơi khác thì Ông ( Bà) tự tìm nơi ở hay chuyển đến khu tái
định cư mà Nhà nước bố trí.
Tự tìm nơi ở Nhà nước bố trí
2. Hiện trạng nhân khẩu, lao động
Chỉ tiêu
Trước
thu
hồi đất
Sau thu
hồi đất
(2 năm)
1. Tổng số nhân khẩu trong gia đình:
Trong đó:
2. Số người trong độ tuổi lao động của gia đình:
Trong đó:
Trình độ
- Số người có trình độ tiểu học
- Số người có trình độ THCS
- Số người có trình độ THPT trở lên
Độ tuổi
- 15-35
- Trên 35
Tình trạng việc làm
- Số lao động có việc làm
- Số lao động chưa có việc làm
Nghề nhiệp
- Lao động nông nghiệp
- Làm công, công nhân
- Cán bộ nhà nước
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 93
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
- Buôn bán nhỏ, dịch vụ
- Lao động khác
Nơi làm việc
- Số lao động làm việc tại huyện Quảng Điền
- Số lao động làm việc tại nơi khác
Trong đó số lao động làm việc
• Trong tỉnh
• Ngoài tỉnh
3. Tài sản của hộ ( số lượng)
Tài sản của hộ (số lượng) Trước thu hồi đất Sau thu hổi đất ( 2 năm)
Số xe máy
Số xe đạp
Số xe ô tô
Số tủ lạnh
Số máy vi tính
Số điện thoại
Số bếp ga
Số máy giặt
4. Nhà ở của Ông (Bà) thuộc loại nhà?
- Trước thu hồi đất
Nhà tạm Nhà cấp 4 Nhà tầng
- Sau thu hồi đất (2 năm)
Nhà tạm Nhà cấp 4 Nhà tầng
5. Các công trình phụ (nhà vệ sinh, hệ thống thoát nước) được Ông (Bà) đánh
giá như thế nào về chất lượng?
- Trước thu hồi đất
Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 94
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
- Sau thu hồi đất (2 năm)
Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt
6. Thu nhập từ nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình thay đổi như thế
nào sau khi bị thu hồi đất?
Không thay đổi
Tăng
- Lí do tăng:
Tìm được công việc mới có thu nhập cao hơn
Công việc thuận lợi hơn
Con cái trong nhà tìm được việc
Lí do khác ( nêu rõ lí do gì) ................................................................................
Giảm
- Lí do giảm:
Thất nghiệp
Bệnh tật
Công việc gặp khó khăn hơn trước
Lí do khác ( nêu rõ lí do gì) ................................................................................
7. Các nghề nghiệp mà Ông ( bà) làm để tạo ra thu nhập trong gia đình? (xếp
theo thứ tự độ lớn của nguồn thu nhập từ cao xuống thấp)
Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất ( 2 năm)
1. 1.
2. 2.
3. 3.
4. 4.
5. 5.
6. 6.
8. Sau khi bị thu hồi đất Ông (Bà) có vay thêm vốn tín dụng không?
Có không
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 95
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
9. Nếu có thì Ông (Bà) vay thêm vốn tín dụng để làm gì?
Xây dựng, sửa chữa nhà ở
Sản xuất kinh doanh
Chuyển đổi nghề nghiệp
Mục đích khác ( nêu rõ) ......................................................................................
II. Thông tin về thu hồi đất và bồi thường thiệt hại
1. Tổng diện tích đất của Ông (Bà) trước khi bị thu hồi .............................. (m2)
2. Tổng diện tích đất của Ông (Bà) bị thu hồi ............................................. (m2)
3. Đất bị thu hồi thuộc loại đất
Nông nghiệp
Đất ở
Đất phi nông nghiệp
Đất khác (ghi rõ là đất gì) .....................................................................................
4. Tài sản bị ảnh hưởng khi thu hồi đất
Nhà ở, vật kiến trúc
Cây cối, mùa màng
Tài sản khác (ghi rõ tài sản gì) ..............................................................................
5. Ông (Bà) được nhận bồi thường khi bị thu hồi đất bằng hình thức nào
Bồi thường bằng đất sản xuất (với diện tích là ......................................... (m2)
Bồi thường bằng tiền (với tổng số tiền là ................................................. (trđ)
Bồi thường bằng đất ở (với diện tích là .................................................... (m2)
6. Theo Ông (Bà), việc bồi thương có thỏa đáng hay không?
Có
Không
Nếu không thì giải thích lí do: ...................................................................................
...............................................................................................................................
7. Ông (Bà) có nhận được các chính sách hỗ trợ về hướng nghiệp, đào tạo nghề,
cho vay vốn ưu đãi sau khi nhà nước thu hồi đất không?
Có
Không
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 96
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
8. Khó khăn nhất của Ông (Bà) sau khi bị thu hồi đất là gì?
Phải tìm kiếm công việc mới
Phải xây dựng, sửa chữa lại nhà ở và vật kiến trúc
Diện tích đất sản xuất kinh doanh bị thu hẹp
Khó khăn hơn trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng so với nơi ở củ
Khó khăn khác (nêu rỏ là khó khăn gì ..................................................................
9. Ông (Bà) sử dụng tiền bồi thường để làm gì?
Mục đích sử dụng
% số tiền sử dụng trong
tổng số tiền được đền bù
Xây dựng, sửa chữa nhà ở
Đầu tư sản xuất kinh doanh, thương mại
Gửi tiết kiệm
Mua sắm đồ dung trong gia đình
Đầu tư sản xuất nông nghiệp
Cho con em học hành
Mục đích khác
Nêu rõ: ..
10. Ý kiến của Ông (Bà) về hiệu quả sử dụng tiền bồi thường?
Không hiệu quả Hiệu quả trung bình
Có hiệu quả Hiệu quả cao
Nếu không hiệu quả thì giải thích lí do .....................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 97
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
III. Quan điểm của chủ hộ
1. Ý kiến của chủ hộ về tình hình đời sống kinh tế sau khi bị thu hồi đất
Đời sống kinh tế tốt hơn
Đời sống kinh tế không thay đổi
Đời sống kinh tế kém hơn
2. Việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội
Tốt hơn Kém hơn Không thay đổi
3. Tình hình việc làm của các thành viên trong gia định
Tốt hơn Kém hơn Không thay đổi
4. Việc đi lại và học hành của con em
Tốt hơn Kém hơn Không thay đổi
5. Về các mối quan hệ nội bộ gia đình
Tốt hơn Kém hơn Không thay đổi
6. Về an ninh, trật tự an toàn xã hội
Tốt hơn Kém hơn Không thay đổi
7. Về điều kiện sinh hoạt khác
Tốt hơn Kém hơn Không thay đổi
IV. Ý kiến của hộ đối với nhà nước trong công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng nhằm ổn định hơn đời sống và việc làm của các hộ có đất bị thu hồi trong
tương lai của các dự án trên cả nước. ...............................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Huế, ngày. tháng.năm..
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
SVTH: Phạm Thị Diễm – K46C - KHĐT 98
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pham_thi_diem_5753.pdf