Khóa luận Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Như vậy qua nghiên cứu lịch sử, bản chất và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận văn đã đánh giá các tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, từ đó cho thấy rằng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tỉnh là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong tình hình hiện nay. Hơn thế, đối với một tỉnh khó khăn, có trình độ phát triển thấp như Thừa Thiên - Huế thì việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lại có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì thông qua đó để có thể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Với việc phân tích tác động hai mặt của FDI trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đánh giá được những đóng góp của FDI mặc dù chưa thật đầy đủ như mong muốn do một số vướng mắc trong việc thu thập và tiếp cận số liệu, luận văn đã cho một cái nhìn khái quát về tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế, giúp nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực, để đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội cao, từng bước đưa Thừa Thiên - Huế phát triển kinh tế một cách bền vững. Để đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục phát huy vai trò của mình, tỉnh cần quan tâm đến những giải pháp vừa mang tính trước mắt cũng như lâu dài và các giải pháp đó cần phải được thực hiện đồng bộ. Với những giải pháp đó, luận văn hy vọng góp phần tháo gỡ phần nào những vướng mắc trong thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản lí các doanh nghiệp FDI hiện nay của tỉnh, tạo ra những đột phá mới và phát huy hơn nữa những đóng góp của FDI trong phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế trong thời gian tới. 2. Kiến nghị - Đề nghị Chính phủ rà soát lại, sửa đổi, bổ sung các chính sách về đầu tư, kinh doanh phù hợp; sớm ban hành sửa đổi Nghị định 108/2006/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư; Ban hành chế độ báo cáo thống kê, biểu mẫu báo cáo, giám sát thực ĐẠI HỌC

pdf70 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 36 viên được đào tạo ngày càng có trình độ hơn, nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công tương đối thấp so với cả nước,... làm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho sản phẩm có chỗ đứng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn vươn ra xuất khẩu. 2.3. Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Những tác động tích cực 2.3.1.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế  Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ là một trong những mục tiêu kinh tế quan trọng hàng đầu của tỉnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Năm 2012 FDI đã đóng góp gần 10 nghìn tỷ VND vào tổng giá trị sản xuất tăng gấp 5 lần so với năm 2005 (Bảng 2.6) và 4,3 nghìn tỷ VND vào tổng sản phẩm của tỉnh tăng gấp 7 lần so với năm 2005 (Bảng 2.7). Mặc dù không nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, song nó có ý nghĩa nhất định nhằm thúc đẩy kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển. Bảng 2.6: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế (Đơn vị: Triệu VND) 2005 2009 2010 2011 2012 Tổng số 12.630.688 27.351.450 37.223.082 49.118.464 57.724.262 Kinh tế Nhà nước 4.794.556 8.319.376 9.674.911 12.734.527 13.945.177 Kinh tế ngoài Nhà nước 6.458.830 15.227.125 21.148.465 28.011.648 33.875.910 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.377.302 3.804.949 6.399.706 8.372.289 9.903.175 (Nguồn: Niêm giám thống kê 2012, Thừa Thiên – Huế, tr. 63) ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 37 Bảng 2.7: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế (Đơn vị: Triệu VND) 2005 2009 2010 2011 2012 Tổng số 6.642.782 15.006.474 19.157.718 25.329.320 30.067.906 Kinh tế Nhà nước 2.326.174 4.730.477 5.454.647 6.933.698 7.628.398 Kinh tế ngoài Nhà nước 3.643.363 8.296.234 10.726.507 14.560.043 17.942.164 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 626.813 1.884.638 2.846.452 3.673.689 4.284.729 Thuế nhập khẩu 46.432 95.125 133.374 181.696 272.494 (Nguồn: Niêm giám thống kê 2012, Thừa Thiên – Huế, tr. 73) Trong tổng sản phẩm kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần không nhỏ, so với năm 2005 chỉ 9,44% thì những năm 2009 đến 2012 luôn chiếm tỷ lệ từ 12-15% trong cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế, riêng năm 2012 tỷ lệ này ước đạt 14,25% (xử lý số liệu từ bảng 2.7), như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đóng góp ngày càng nhiều hơn và thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm qua.  Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang tiến hành thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ - du lịch, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp. Khu vực có vốn FDI đã có vai trò rất tích cực trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu này của tỉnh trong suốt thời gian qua. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2012, dịch vụ chiếm 51,1% trong GDP; công nghiệp và xây dựng chiếm 35,08%, nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 13,11%; thêm một chỉ tiêu mới được đưa vào là thuế nhập khẩu chiếm 0,71% (xem bảng 2.8). Trong năm 2012, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển các ngành dịch vụ, nhờ vậy các hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh, nhất là du lịch, thương mại. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 38 Bảng 2.8: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo Khu vực kinh tế (Đơn vị: %) 2005 2008 2010 2011 2012 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 18,8 18,2 14,96 14,55 13,11 Công nghiệp và xây dựng 38 36,5 33,75 35,37 35,08 Dịch vụ 43,2 45,3 50,71 49,44 51,1 Thuế nhập khẩu 0,57 0,64 0,71 (Nguồn: Niêm giám thống kê 2008 và 2012, Thừa Thiên – Huế) - Trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch, doanh thu du lịch của các doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Doanh thu của các cơ sở lưu trú của doanh nghiệp FDI từ trên 15,2 tỷ VND năm 2005 lên 165,9 tỷ VND năm 2012 (bảng 2.9). Trong hoạt động cung cấp dịch vụ lữ hành, mặc dù có sự tham gia của các doanh nghiệp FDI nhưng không đáng kể, năm 2005 do sự thu hẹp vốn cũng như rút khỏi thị trường của một số nhà đầu tư nên doanh thu chỉ đạt 950 triệu VND nhưng gần đây hoạt động này đang có dấu hiệu phục hồi trở lại, với chủ trương xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế trở thành một thành phố du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu quan tâm hơn đến lĩnh vực này cụ thể đến năm 2012 doanh thu đạt 5,2 tỷ VND (bảng 2.9). Bảng 2.9: Doanh thu du lịch theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế (Đơn vị: Triệu VND) 2005 2009 2010 2011 2012 Doanh thu của các cơ sở lưu trú 393.409 734.174 838.283 1.002.990 1.262.350 Nhà nước 212.031 139.765 121.779 138.135 200.979 Ngoài Nhà nước 166.173 520.784 622.514 762.084 895.493 Khu vực có VĐT nước ngoài 15.205 73.625 93.990 102.771 165.879 Doanh thu của các cơ sở lữ hành 21.056 75.331 81.392 102.320 124.944 Nhà nước 17556 55214 51347 Ngoài Nhà nước 2550 15640 24158 100189 119713 Khu vực có VĐT nước ngoài 950 4477 5887 2131 5231 (Nguồn: Niêm giám thống kê 2012, Thừa Thiên – Huế, tr.368) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 39 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu của các cơ sở lưu trú theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế Trong tổng doanh thu du lịch theo giá hiện hành của tỉnh (bao gồm cả dịch vụ lưu trú và lữ hành), tỷ trọng của khu vực có vốn FDI ngày càng lớn qua các năm, năm 2005 các doanh nghiệp có vốn FDI chỉ chiếm 3,9% đến năm 2012 tỷ lệ này đã đạt 12,33% tăng gấp 3 lần. Mặc dù không nhiều so với các thành phần khác, song các doanh nghiệp FDI cũng đã góp phần đáng kể vào hoạt động kinh doanh dịch vụ - du lịch, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. Và cũng có thể thấy rằng khu vực Nhà nước dần dần không còn chiếm doanh thu lớn nữa, trong khi đó khu vực ngoài Nhà nước bắt đầu đóng vai trò chủ đạo trong tổng doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, mặc dù sự tham gia của khu vực FDI là rất ít so với các khu vực khác, chỉ với 322 tỷ VND năm 2012 chiếm 1,65% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh (bảng 2.10), nhưng các doanh nghiệp FDI cũng đã góp phần hoàn thiện và phát triển thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua, và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Giữa năm 2009 Siêu thị BigC đã được khai trương, tham gia vào hoạt động bán lẻ và cung ứng dịch vụ tiêu dùng cho người dân trên địa bàn tỉnh, góp phần thay đổi diện mạo đô thị của thành phố Huế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 40 Với sự góp mặt của các doanh nghiệp FDI, cùng với tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển ngành dịch vụ, nên lĩnh vực dịch vụ - du lịch – thương mại của tỉnh đang ngày càng được phát triển, góp phần không nhỏ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Bảng 2.10: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành (Đơn vị: Triệu VND) 2005 2009 2010 2011 2012 Tổng số 3.811.101 10.229.144 13.526.899 16.711.998 19.598.287 Nhà nước 961.571 835.128 1.077.171 1.427.521 1.676.045 Ngoài Nhà nước 2.825.030 9.220.138 12.184.718 14.746.308 17.599.381 Khu vực có VĐT nước ngoài 24.500 173.878 265.010 538.169 322.861 Cơ cấu của từng loại hình kinh tế (%) Tổng số 100 100 100 100 100 Nhà nước 25,23 8,16 7,96 8,54 8,55 Ngoài Nhà nước 74,13 90,14 90,08 88,24 89,80 Khu vực có VĐT nước ngoài 0,64 1,70 1,96 3,22 1,65 (Nguồn: Niêm giám thống kê 2012, Thừa Thiên – Huế, tr.361-363) - Trong công nghiệp, khu vực có vốn FDI đã thực sự trở thành yếu tố có vai trò tích cực trong thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2005, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp hơn 1.389 tỷ VND vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, chỉ sau 5 năm năm 2010 con số này đã tăng gấp 4,5 lần lên trên 6.352 tỷ VND, đến năm 2012 đã đạt 10.239 tỷ VND, và vẫn đang có xu hướng tăng mạnh (bảng 2.11). Sự gia tăng này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo, may mặc, xây dựng, khai khoáng, sản xuất đồ uống, sản xuất xi-măng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 41 Bảng 2.11: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế (Đơn vị: Triệu VND) 2005 2009 2010 2011 2012 Tổng số 4.151.095 9.110.490 13.559.792 18.813.696 21.478.120 Nhà nước 1.439.832 2.010.726 2.800.228 33.762.246 3.900.235 Ngoài Nhà nước 1.322.074 3.553.227 4.407.084 6.483.525 7.338.328 Khu vực có VĐT nước ngoài 1.389.189 3.546.537 6.352.480 8.953.925 10.239.557 (Nguồn: Niêm giám thống kê 2012, Thừa Thiên – Huế, tr.326) Điều đáng nói ở đây là tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI chiếm rất lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, trong giai đoạn 2005 – 2009 tỷ lệ này luôn chiếm trên 30% (biểu đồ 2.3), đến năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI đã vượt lên chiếm đến 38,36% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, có xu hướng tiếp tục tăng và giữ ổn định. Năm 2011 – 2012 luôn đạt mức xấp xỉ 48%. Ta có thể thấy rằng hiệu quả kinh tế khi đầu tư vào ngành công nghiệp đem lại là rất lớn, chúng ta phải tận dụng tối đa các hiệu quả kinh tế mà ngành công nghiệp mang lại, để góp phần tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Biểu đồ 2.3: cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 42 - Trong Nông nghiệp, thực trạng sản xuất nông nghiệp của địa phương những năm trước đây luôn gặp nhiều khó khăn do người dân sản xuất không theo một định hướng cụ thể nào cả. Việc trồng loại cây nào, nuôi con gì chủ yếu là theo phong trào. Quy mô chăn nuôi theo kiểu hộ gia đình nên số lượng ít, chất lượng không đồng đều. Tuy vậy, đến nay tình trạng này đã được khắc phục do một số dự án đầu tư của doanh nghiệp FDI tham gia sản xuất kinh doanh, tạo nên nhân tố mới, hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường dưới định hướng của các doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012 chỉ có 4 dự án, tổng vốn đăng ký chỉ là 14 triệu USD, vốn thực hiện 2,5 triệu USD, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tuy nhỏ bé và còn nhiều hạn chế nhưng đã đóng góp vào sự gia tăng nguồn vốn đầu tư cho toàn tỉnh, đặc biệt là cho nội bộ ngành nông nghiệp, góp phần vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu ngành, từ đó cơ cấu nền kinh tế tỉnh được phát triển theo hướng tích cực. Bảng 2.12: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp năm 2012 Số DA Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Nông nghiệp,lâm nghiệp và thủy sản 4 14 2,5 (Nguồn: Niêm giám thống kê 2012, Thừa Thiên – Huế, tr.111) 2.3.1.2 Ứng dụng Khoa học – Công nghệ, tổ chức quản lí, nâng cao sức cạnh tranh Cùng với việc đưa vốn vào đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa khoa học - công nghệ ứng dụng vào quá trình sản xuất, qua đó, một mặt giúp các nhà đầu tư và lao động ở địa phương có cơ hội tiếp cận với khoa học - công nghệ hiện đại cũng như phương thức tổ chức, quản lí của nước ngoài, mặt khác tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường qua đó tạo sức ép đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải không ngừng quan tâm đến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ vào sản xuất – kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tham gia cạnh tranh một cách lành mạnh. Đây là một tác động rất có ý nghĩa đối với một tỉnh được đánh giá là có nền kinh tế còn kém năng động so với các địa phương khác như Thừa Thiên - Huế trong giai đoạn hiện nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với những ưu việt của nó đã góp phần tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp ở địa phương phải quan tâm hơn đến năng lực cạnh tranh của mình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 43 2.3.1.3. Góp phần vào hoạt động xuất khẩu của địa phương Xuất khẩu là một hoạt động thương mại quốc tế có vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của một quốc gia nói chung và mỗi địa phương nói riêng, điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu kinh tế chỉ ra từ rất sớm (như Adam Smith và David Ricardo, và được nối tiếp gần đây nhất bởi một loạt các công trình lý thuyết của các nhà kinh tế học khác như Romer, Grossman, Helpman, Baldwin và Forslid v.v... là những công trình lý thuyết dọn đường cho việc hiểu và phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học). Bước vào năm 2012, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với những điều kiện và hoàn cảnh hết sức khó khăn, phức tạp nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục biến động theo chiều hướng xấu, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế trong nước, việc thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ, cắt giảm chi tiêu, lãi suất tín dụng cao, nhưng xuất khẩu của tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn đạt được những kết quả khả quan, rất đáng trân trọng ở nhiều lĩnh vực, đã góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu gia tăng phát triển sản xuất, góp phần ổn định kinh tế, xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Biểu đồ 2.4: Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI năm 2008 - 2012 (Nguồn: sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Thừa Thiên – Huế) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 44 Với việc thu hút rất nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2012 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 465 triệu USD, tăng 22,23% so với năm 2011 và vượt 16,25% kế hoạch đề ra. Trong đó, tính riêng các doanh nghiệp FDI đạt 233,1 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2011, chiếm 50,13% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 (Biểu đồ 2.4). Đây là sự phát triển mạnh mẽ về xuất khẩu của tỉnh Thừa Thiên – Huế với sự đóng góp rất lớn của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị tăng cao và có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh gồm: may mặc; sợi; quặng; dăm gỗ và sản phẩm gỗ. Hiện nay, tỉnh đã mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng dệt may, gỗ, nông thủy sản, thực phẩm sang các nước Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Lào, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Canada, Ai Cập, Syria, Sri Lanka, Philippines, Tây Ban Nha, Ý. 2.3.1.4. Đóng góp cho ngân sách Tác động tích cực của FDI còn thể hiện qua việc đóng góp vào ngân sách của tỉnh từ việc nộp thuế. Ta thấy rằng nộp ngân sách của các doanh nghiệp FDI có chiều hướng tăng nhưng tăng không nhiều so với thu NSNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế (bảng 2.13). Bảng 2.13: Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế (Đơn vị: Tỷ VND) 2008 2009 2010 2011 2012 Thu NSNN trên địa bàn 1.869,6 2.580,0 3.523 3.300 5.861,4 Thu từ Doanh nghiệp có VĐT nước ngoài 533 821 910 1.290 1.300 (Nguồn: sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Thừa Thiên – Huế) Năm 2008 nộp ngân sách của doanh nghiệp FDI là 533 tỷ VND chiếm 28,5% thu NSNN trên địa bàn tỉnh, đến năm 2012 nộp ngân sách đã tăng lên gần gấp 2,5 lần là 1300 tỷ VND nhưng về cơ cấu thì chỉ chiếm 22,18% thu NSNN trên địa bàn. Mặc dù cơ cấu có phần bị giảm nhưng đây chỉ là con số tương đối nên chưa thực sự phản ánh hết sự đóng góp to lớn của FDI đến thu NSNN tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nộp NSNN của các doanh nghiệp FDI vẫn tăng đều qua các năm nhưng so với các khu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 45 vực khác thì tăng chưa mạnh, nhưng thu ngân sách từ khu vực FDI là một nguồn thu lớn và quan trọng của tỉnh, đã giúp tỉnh chủ động hơn trong hoạt động thu chi ngân sách của mình. 2.3.1.5. Giải quyết việc làm Sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp FDI đã tạo cơ hội việc làm cho một số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp mà bất cứ địa phương nào cũng quan tâm trong quá trình phát triển, giúp người lao động có thu nhập ổn định nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Theo số liệu thống kê của sở kế hoạch đầu tư Thừa Thiên – Huế, số lao động tham gia vào khu vực FDI của tỉnh có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2005 số lao động trong các doanh nghiệp FDI là 3.445 lao động, thì năm 2012 con số này đã tăng lên gấp 3,5 lần với 12.521 lao động (biểu đồ 2.5 ). Biểu đồ 2.5: Số lao động trong doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2005 – 2012 Năm 2012 số lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trên địa bàn tỉnh là 612.764 người chiếm 54,93% tổng dân số của tỉnh (Dân số tỉnh là 1.115.523),trong đó lao động đang làm ở doanh nghiệp FDI là 12.521 người chiếm 2,04% số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh, tăng lên nhiều so với năm 2005 (3.445 người chiếm 0,7%). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 46 Cùng với các doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước, doanh nghiệp FDI đang ngày càng tạo ra nhiều việc làm cho lao động của tỉnh. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của khu vực FDI còn thông qua tác động gián tiếp. Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, một số khu vực sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khu vực này thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển sẽ nâng cao khả năng tạo việc làm cho người lao động. Hiện nay với chính sách tăng dần tỷ lệ nội địa hoá trong các doanh nghiệp có vốn FDI như công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy, giày da, may mặc, phân phối, tiêu thụ sản phẩm đã hình thành một số doanh nghiệp vệ tinh cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. Việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh sẽ nảy sinh tuyển dụng thêm lao động làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Thừa Thiên Huế. Bảng 2.14: Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo loại hình kinh tế (Đơn vị: Người) 2005 2009 2010 2011 2012 Tổng số 492898 526792 553220 582245 612764 Nhà nước 64132 71180 82548 93778 105633 Ngoài Nhà nước 425321 449941 461102 478286 494610 Khu vực có VĐT nước ngoài 3445 5671 9570 10181 12521 (Nguồn: Niêm giám thống kê 2012, Thừa Thiên – Huế, tr.48) 2.3.2. Những tác động tiêu cực 2.3.2.1. Tác động đến môi trường Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết là do hoạt động của con người gây ra (như giao thông vận tải, chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải của các KCN, v.v). Thường thì chúng ta không thể đánh giá một cách chính xác mức độ gây ô nhiễm của từng yếu tố, mà chỉ có thể ước lượng một cách tương đối. Trong thời gian qua, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, việc xây dựng và đưa vào hoạt động các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có ảnh hưởng không tốt tới môi trường sinh thái của tỉnh, tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt là không khí và nguồn nước luôn diễn ra xung quanh nơi tập trung các nhà máy ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 47 sản xuất, KCN trong đó có sự tham gia của các dự án FDI. Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên - Huế đã công bố mẫu đơn, mẫu tờ khai hoạt động môi trường bao gồm Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đơn đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại theo Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi tường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh gía tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường để quản lí việc xả thải và qui trình xử lý chất thải của các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơ quan quản lí nhà nước nào của tỉnh có thống kê và có báo cáo phân tích về mức độ ô nhiễm môi trường mà các khu đầu tư, KCN, cụm CN gây ra, hoặc đánh giá liệu qui trình xử lý chất thải của các doanh nghiệp này có đạt tiêu chuẩn môi trường, hay có nằm trong hạn mức cho phép hay không. Thực tế cho thấy, so với tình trạng ô nhiễm của một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, do các nhà máy, KCN thải ra, thì mức độ ô nhiễm môi trường do các khu đầu tư, KCN, cụm CN ở Thừa Thiên - Huế vẫn chưa ở mức đáng báo động, phạm vi ảnh hưởng mang tính cục bộ, song nguy cơ về lâu dài là không thể tránh khỏi. Theo Báo cáo năm 2012 về đầu tư trực tiếp nước ngoài của sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện nay tỉnh đang có rất nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang triển khai xây dựng cơ bản ở KCN Phú Bài và khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Bảng phụ lục 1, trang 60), các hoạt động này đang hàng ngày thải ra môi trường một lượng rất lớn khói, bụi, nước thải và chất thải rắn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Sau khi hoàn thiện xây dựng cơ bản đưa vào sử dụng, các doanh nghiệp này sẽ trở thành nguồn xả thải lớn, do đó nếu không được quản lí và đáng giá chặt chẽ môi trường của Thừa Thiên - Huế chắc chắn sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, thời gian qua, ô nhiễm về nước thải, rác thải tại một số cơ sở sản xuất của KCN Phú Bài (thị xã Hương Thủy), cụm CN-TTCN Thuỷ Phương (Hương Thủy) đã làm rộ lên bức xúc, khiếu kiện của một bộ phận dân cư bị ảnh hưởng. 2.3.2.2. Tác động cơ cấu thu nhập Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực trong phát triển thị trường hàng hóa sức lao động của mỗi địa phương, tạo công ăn việc làm và thu nhập. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 48 Tuy nhiên, bản thân nó cũng tạo ra một vấn đề bất cập trong nền kinh tế, thực tế cho thấy trong các khu vực kinh tế thì khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn là khu vực có mức thu nhập cao, điều này đã gây ra sự chênh lệch trong thu nhập và mức sống của người lao động, một trong những căn nguyên dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám ở các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh, tiềm ẩn nguồn gốc gây phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Ở Thừa Thiên - Huế sự chênh lệnh này là rất rõ nét, được thể hiện qua bảng 2.15 Bảng 2.15: Tình hình tiền lương và thưởng Tết năm 2012 tỉnh TT-Huế (Đơn vị: 1000 đồng/tháng) Thấp nhất Bình quân Cao nhất Doanh nghiệp Nhà nước Tiền lương 1.780 3.500 23.000 Tiền thưởng Tết 525 5.000 30.000 Doanh nghiệp dân doanh Tiền lương 1.780 2.800 25.000 Tiền thưởng Tết 300 3.200 66.400 Doanh nghiệp FDI Tiền lương 1.780 4.200 80.000 Tiền thưởng Tết 1.875 5.800 124.000 (Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế) Qua sự tổng hợp ở bảng 2.14 đã cho thấy sự phân hóa thu nhập giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI là rất lớn. Tiền lương cao nhất của doanh nghiệp FDI lớn hơn gấp 3 lần so với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh, thưởng tết gấp 2 lần những chênh lệch này càng ngày càng được nới rộng, phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt hơn, đe dọa sự phát triển bền vững của xã hội. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 49 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 3.1. Mục tiêu tổng quát và phương hướng phát huy tác động tích cực và của đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên – Huế 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội môi trường thời kì 2011 – 2015 Phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, có nền kinh tế phát triển bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, quốc phòng, an ninh vững chắc.  Về kinh tế Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân 11-12%/ năm, năm 2015 năng suất lao động xã hội tăng 2,8-3,0 lần năm 2010, tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng gấp 2 lần năm 2010 (đạt khoảng 2.300 USD).Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp.  Về xã hội Tạo chuyển biến cơ bản về văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc xã hội, cải thiện một bước quan trọng về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. - Tốc độ tăng dân số bình quân dưới 1,1%, giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,2-0,3%- o/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 50% lao động xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn dưới 5%. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010 - Đến năm 2015, tỷ lệ huy động học sinh so với dân số trong độ tuổi ở các bậc học như sau: nhà trẻ 23%-34%, mẫu giáo 77%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 99% và phổ thông trung học 75%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 50 - Hạn chế và giảm đáng kể, tiến tới loại trừ các bệnh nhiễm vi rút và các bệnh dịch khác. Đến năm 2015, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 14,5% đạt 15 bác sĩ/vạn dân, 45 giường bệnh/vạn dân. - Khoa học và công nghệ đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội, trong một số lĩnh vực có các nghiên cứu khoa học đứng đầu cả nước. - Phát triển các đặc trưng văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam. Người dân Thừa Thiên Huế phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo và tuân thủ pháp luật.  Về môi trường Xây dựng Thừa Thiên Huế có môi trường sinh thái tốt, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững: - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 57% vào năm 2015 - Hoàn thành việc cấp nước sạch cho nhân dân vùng cát, ven biển. Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch đạt 95% - Các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; các khu đô thị, KCN, các CCN và làng nghề được xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn; chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Theo dõi, đánh giá và có các giải pháp ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân - Bảo vệ môi trường các vùng sinh thái, tránh ô nhiễm nguồn nước mặn và nước ngầm, bảo vệ rừng ngập nước ven biển, bảo vệ sinh thái đầm phá. - Coi môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. 3.1.2. Phương hướng thu hút và phát huy tác động tích cực của FDI Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính đối với công tác quản lý hoạt động ĐTNN: Thực hiện cơ chế “một cửa” quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư; mẫu hoá hồ sơ thủ tục tại nơi làm việc và đặc biệt là trên Website xúc tiến đầu tư của tỉnh bằng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 51 tiếng Anh; phối hợp chặt chẽ các ban ngành; ứng dụng công nghệ tin vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt ĐTNN; nâng cao công tác tổ chức quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ. Hai là, tăng cường công tác hỗ trợ pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư: Xây dựng cẩm nang pháp luật và cấp miễn phí đến các nhà đầu tư. Ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phù hợp với Luật Đầu tư và luật Doanh nghiệp và một số văn bản pháp luật hiện hành, áp dụng chung cho các dự án đầu tư trong nước và dự án đầu từ nước ngoài; quy định hỗ trợ nhà đầu tư về: thủ tục đầu tư; các công trình kết cấu hạ tầng; bồi thường và tái định cư; di dời cơ sở sản xuất; chuyển giao công nghệ; kinh phí đào tạo; dịch vụ dạy nghề đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý; áp dụng hệ thống quản lý; xúc tiến thương mại và chế độ môi giới hoa hồng. Ba là, hoàn thiện cơ sở hạ tầng: Tăng cường vận động các tổ chức quốc tế đối với nguồn ODA và NGO phát triển hệ thống hạ tầng; có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư phát triển hạ tầng vào tỉnh. Bốn là, đẩy mạnh marketing đầu tư: Tăng cường và đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư, chú trọng các đối tác chiến lược như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore,; xây dựng một chiến lược marketing đầu tư thích hợp; Tranh thủ sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Đảng, Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương về hoạt động xúc tiến đầu tư; Thiết lập quan hệ với các cơ quan ngoại giao, các tổ chức hợp tác quốc tế về thương mại, đầu tư, các Đại sứ quán các nước tại Việt Nam cũng như của Việt Nam tại nước ngoài nhằm giới thiệu thông tin đến với các nhà đầu tư. Năm là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế, gắn với công việc hàng ngày của cán bộ, bảo đảm trang bị thêm kiến thức cập nhật về hành chính pháp luật, kinh tế thị trường, kỹ năng xúc tiến đầu tư, ngoại ngữ; đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp ĐTNN. Việc đào tạo nguồn nhân lực được kết hợp với những chính sách sử dụng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những địa phương có nguồn nhân lực với chất lượng tốt hiện nay đang có lợi thế rất lớn trong thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao. Nguồn nhân lực có chất lượng chính là một yếu tố tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, là nhân tố để các các dự án FDI phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội của mình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 52 3.2. Các giải pháp chủ yếu phát huy tác động tích cực và hạn chế tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế Qua quá trình phân tích và đánh giá về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế của bài khóa luận, em xin rút ra một số giải pháp để phát huy tác động tích cực cũng như hạn chế những tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3.2.1. Những giải pháp để nâng cao tác động tích cực của FDI vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế - Một là, đối với lĩnh vực Công nghiệp: Tập trung và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, điện tử, tự động hoá và sản xuất vật liệu mới. Đối với các dự án điện tử, điện gia dụng chú trọng vào sản xuất linh kiện điện, điện tử, màn hình vi tính, thiết bị, phần mềm tin học, điện tử công nghiệp, điện tử y tế phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu trên 80%, chú trọng phát triển nguyên liệu hoá chất cơ bản, vật liệu mới (chất dẻo, sợi tổng hợp, polyme). Tập trung vào sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trong lĩnh vực phát triển công nghệ phụ trợ. Để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cần phải: xây dựng quy hoạch tổng thể, xây dựng trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ, xây dựng KCN riêng cho công nghiệp phụ trợ. - Hai là, đối với lĩnh vực Nông nghiệp Tập trung thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trong lĩnh vực: chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp gắn với việc phát triển các vùng nguyên liệu để phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các loại giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, khuyến khích các dự án công nghiệp phục vụ nông nghiệp, các dự án dịch vụ nông thôn. - Ba là, đối với lĩnh vực Dịch vụ Cần xây dựng quy hoạch tổng thể về mức độ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (mức độ được phép góp vốn và thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ trên cơ sở cam kết của Việt Nam tại WTO, nhất là tập trung vào phương thức cung cấp dịch vụ thứ 3 "Hiện diện thương mại" trong lộ trình ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 53 cam kết quốc tế của Việt Nam. Trong thời gian tới cần tập trung thu hút và sử dụng có hiệu quả các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, cơ sở hạ tầng, ngành du lịch, các dịch vụ tin học, chuyển giao công nghệ, nhất là các lĩnh vực cụ thể sau: sản xuất thiết bị viễn thông, các dự án xây dựng tổ hợp du lịch, trung tâm văn hoá - thể thao, khu vui chơi giải trí, mạng internet phục vụ cộng đồng. - Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Lập kế hoạch cụ thể về đào tạo cán bộ và công nhân cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: "kinh tế có kế hoạch, giáo dục cũng phải có kế hoạch giáo dục phải ăn liền với kế hoạch kinh tế. Giáo dục phải cung cấp cán bộ cho kinh tế" (trích theo Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, trang 402,Nxb Sự thật, Hà Nội). Ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong khi còn nhiều người lao động chưa có việc làm mà vẫn phải tuyển dụng cán bộ và công nhân từ nơi khác đến do đào tạo không kịp nhu cầu. Trước mắt cần phải có sự phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh - Xã hội với các cơ sở đào tạo, các trung tâm dịch vụ tuyển dụng lao động, với các nhà đầu tư, ch ủ động nắm nhu cầu về lao động ngay sau khi cấp giấy phép để có kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu đó cả về lượng và chất lượng. Về lâu dài, phải chuẩn bị đào tạo cán bộ và công nhân cho 10-15 năm sau để có một đội ngũ lao động có kỹ năng, trí thức cao mới có thể đón được những dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì khi đó lợi thế so sánh sẽ chuyển từ những ngành cần nhiều lao động giản đơn sang những ngành có hàm lượng công nghệ cao. Trên phạm vi cả nước, cần có kế hoạch đào tạo những cán bộ hải quan, kiểm toán và thẩm định công nghệ có năng lực chuyên môn giỏi và phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu của các ngành và các tỉnh. Trường hợp chưa đào tạo kịp thì tốt hơn cả là thuê các công ty kiểm toán nước ngoài tuy tốn phí dịch vụ nhưng tránh được thất thoát lớn. - Năm là, hoàn thiện môi trường đầu tư, tăng sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư Trong bối cảnh toàn cầu hoá, áp lực cạnh tranh sẽ không giảm mà còn tăng so với các nước trong khu vực, môi trường đầu tư ở Việt Nam kém cạnh tranh hơn. Vì vậy, cải thiện môi trường đầu tư là hết sức quan trọng và cần thiết. Việc đầu tư ra nước ngoài đối với các nhà đầu tư nhằm mục đích chính là lợi nhuận, vì vậy ở đâu có điều ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 54 kiện thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn, chi phí đầu tư vào kinh doanh thấp hơn cho đầu tư hiệu quả sẽ thu hút FDI nhiều hơn. Để tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, chủ yếu là hoàn thiện pháp luật, chính sách và thực thi nghiêm chỉnh các đạo luật, các chính sách đã ban hành. Về pháp luật, Cần thống nhất luật đầu tư nước ngoài và luật đầu tư trong nước, áp dụng thống nhất chính sách thuế, các loại giá cả dịch vụ (tiền đất, điện, nước, bưu chính viễn thông, hàng không...) đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Phải luật hoá quy trình thành lập và hoạt động của các khu công nghiệp. Trong Luật đầu tư cần quy định cụ thể hơn mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung sinh hoạt của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và chi bộ Đảng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và quan hệ giữa các tổ chức đó với những người quản lý doanh nghiệp. Về chính sách nổi lên các vấn đề: + Nên giảm chênh lệch mức giá thuê đất cơ bản giữa các nhóm đô thị, chủ yếu áp dụng chênh lệch giá theo hệ số vị trí và hệ số kết cấu hạ tầng. + Doanh nghiệp nào không đạt tỷ lệ hàng xuất khẩu đã quy định trong giấy phép thì phần hàng hoá đưa vào thị trường nội địa tiêu thụ thay vì xuất khẩu phải chịu thuế nhập khẩu hoặc phải nộp phạt cao hơn cả thuế nhập khẩu. + Có những ưu đãi hấp dẫn hơn đối với những vùng và ngành cần ưu tiên, nhất là vùng sâu, vùng xa, những ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sử dụng nguyên liệu trong nước và công nghệ cao. + Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trước hết cần nhanh chóng xoá bỏ sự phân biệt đối xử và tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro (xuất hiện do thay đổi chính sách, do bất ổn vĩ mô, do không đảm bảo quyền sở hữu, do tính thực thi hợp đồng kém v.v..). Đồng thời giảm thiểu các rào cản đối với cạnh tranh bằng cách đơn giản hoá các thủ tục gia nhập thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp rút khỏi thị trường với chi phí gioa dịch và chi phí cơ hội thấp nhất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 55 - Sáu là, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với việc phấn đấu thực hiện tốt nguyên tắc "một cửa" bãi bỏ những thủ tục phiền hà, trừng trị nghiêm khắc các hành vi sách nhiễu và tham nhũng, cần kịp thời sửa chữa những thiếu sót mà nhiều nhà đầu tư đã nêu lên, như sự không nhất quán, không đồng bộ giữa các chính sách thông thoáng của Chính phủ với việc thực hiện các chính sách đó trong thực tiễn. Còn không ít ngành và địa phương đã diễn giải sai lệch các văn bản pháp luật và tuỳ tiện thực thi theo cách riêng gây khó khăn, ách tắc cho hoạt động của các doanh nghiệp. Mặt khác, quy định cụ thể trách nhiệm của những cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương đảm nhiệm việc giám sát các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi đã được cấp giấy phép, nhất là khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, đặc biệt là giám sát việc tranh chấp pháp luật và bảo vệ môi trường, về nghĩa vụ nộp thuế, về lao động, về đảm bảo tỷ lệ hàng xuất khẩu.... - Bảy là, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng Mặc dù Thừa Thiên - Huế đã có một số yếu tố thuận lợi về kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật. Song hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật này chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, và gây trở ngại không nhỏ cho thu hút FDI. Để hoàn thiện kết cấu hạ tầng của tỉnh trong khi nguồn ngân sách còn hạn hẹp, thì các giải pháp để thực hiện có hiệu quả là: Phải có kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, để tận dụng mọi nguồn lực sẵn có của tỉnh. Có chính sách huy động vốn và sử dụng hợp lý, tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi thành phần kinh tế nhằm dồn sức cho đầu tư phát triển, đặc biệt đưa nguồn vốn vào giải quyết những công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của nhà nước, của các ngành trung ương, giải quyết tốt các mối quan hệ về kinh tế, chính trị với các quốc gia, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức kinh tế quốc tế để có được những khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) đầu tư vào các đề án hạ tầng vật chất, kỹ thuật. Xây dựng mới đi đôi với nâng cấp, cải tạo đồng bộ hệ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 56 thống kết cấu hạ tầng đô thị, thực hiện các dự án cấp thoát nước, xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, với quy mô thích hợp để tiếp nhận kỹ thuật cao và nguồn vốn từ nước ngoài. Trong tương lai kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội sẽ được phát triển theo các nhu cầu đòi hỏi của vùng trọng điểm, tỉnh sẽ được quan tâm đầu tư mạnh về mọi mặt. 3.2.2. Những giải pháp hạn chế tác động không lành mạnh của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế - Một là, bảo vệ môi trường Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các doanh nghiệp FDI đối với quy trình xử lý chất thải; yêu cầu doanh nghiệp FDI trước khi thành lập phải nêu các phương án biện pháp khắc phục chất thải ra môi trường bên ngoài và phải được cơ quan thẩm quyền phê duyệt; tăng cường côn tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước đối với việc nhập khẩu các thiết bị dây chuyền công nghệ, nhằm tránh phải nhập khẩu những máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường. Trong thời gian tới cần nghiên cứu để đưa ra những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với nhà đầu tư nước ngoài vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường và khuyến khích sử dụng các dự án FDI đối với hoạt động bảo vệ môi trường như: trồng rừng, đầu tư vào xử lý rác thải và chất thải công nghệ. - Hai là, hạn chế việc “chảy máu chất xám”. Tiếp tục chính sách "trải thảm đỏ" thu hút nhân tài, khuyến khích lao động có tay nghề giỏi phù hợp với những ngành nghề đang phát triển ở tỉnh Thừa Thiên Huế vào làm việc, thậm chí kể cả chuyên gia, kỹ thuật từ các nước... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 57 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Như vậy qua nghiên cứu lịch sử, bản chất và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận văn đã đánh giá các tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, từ đó cho thấy rằng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tỉnh là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong tình hình hiện nay. Hơn thế, đối với một tỉnh khó khăn, có trình độ phát triển thấp như Thừa Thiên - Huế thì việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lại có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì thông qua đó để có thể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Với việc phân tích tác động hai mặt của FDI trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đánh giá được những đóng góp của FDI mặc dù chưa thật đầy đủ như mong muốn do một số vướng mắc trong việc thu thập và tiếp cận số liệu, luận văn đã cho một cái nhìn khái quát về tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế, giúp nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực, để đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội cao, từng bước đưa Thừa Thiên - Huế phát triển kinh tế một cách bền vững. Để đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục phát huy vai trò của mình, tỉnh cần quan tâm đến những giải pháp vừa mang tính trước mắt cũng như lâu dài và các giải pháp đó cần phải được thực hiện đồng bộ. Với những giải pháp đó, luận văn hy vọng góp phần tháo gỡ phần nào những vướng mắc trong thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản lí các doanh nghiệp FDI hiện nay của tỉnh, tạo ra những đột phá mới và phát huy hơn nữa những đóng góp của FDI trong phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế trong thời gian tới. 2. Kiến nghị - Đề nghị Chính phủ rà soát lại, sửa đổi, bổ sung các chính sách về đầu tư, kinh doanh phù hợp; sớm ban hành sửa đổi Nghị định 108/2006/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư; Ban hành chế độ báo cáo thống kê, biểu mẫu báo cáo, giám sát thực ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 58 hiện dự án áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN; quy hoạch và định hướng kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng, theo lĩnh vực và địa phương có tiềm năng thế mạnh gần nhau; xây dựng quy định cụ thể về xử lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngừng sản xuất mà không có đại diện tại Việt Nam. - Đề nghị Chính Phủ quan tâm hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương hàng năm, vốn trái phiếu chỉnh phủ, vốn ứng trước, tạo điều kiện kêu gọi vốn ODA,... để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như hệ thống xử lý nước thải, hệ thống đường,... tại Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô, Khu công nghiệp Phong Điền, Cụm công nghiệp Hương Sơ, thành phố Huế; Hỗ trợ xúc tiến nhanh tiến độ triển khai dự án nâng cấp cảng hàng không quốc tế Phú Bài, đê chắn sóng cảng nước sâu Chân Mây nhằm tạo đột phá trong đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hệ thống cảng biển, cảng hàng không của tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Đầu tư nước ngoài) xây dựng, phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, vùng hàng năm sớm để các địa phương có kế hoạch triển khai thực hiện và tạo điều kiện cho Tỉnh được tham gia các đoàn công tác nước ngoài của Trung ương nhằm tiếp cận các nhà đầu tư, các tập đoàn, các công ty lớn của nước ngoài để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đón cơ hội làn sóng đầu tư mới sau khủng hoảng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế: www.thuathienhue.gov.vn/ 2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 2011 – 2015 3. Niêm giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2012 4. Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế 5. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 6. Tổng cục thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn 7. Trang tìm kiếm: www.google.com.vn 8. www.wikipedia.com 9. Một số tài liệu tham khảo khác ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 60 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Tên dự án Nước ĐT Lĩnh vực SX kinh doanh Ngày cấp Ghi chú Dự án trong KCN Phú Bài Công ty TNHH Quốc tế Kugler Ý Nhà lắp ghép 1/6/2004 Tạm ngưng hoạt động Nhà máy sản xuất hàng may sẵn và trang phục lót cao cấp Pháp May mặc 27/3/2008 Đang hoạt động Nhà máy dệt kim Huế VN Bungary May mặc 28/3/2008 Đang hoạt động Nhà máy may thứ 1 của Hanesbrands Việt Nam Hoa Kỳ May mặc 27/3/2008 Đang hoạt động Nhà máy may thứ 2 của Hanesbrands Việt Nam Hoa Kỳ May mặc 15/8/2008 Đang hoạt động Nhà máy may thứ 3 của Hanesbrands Việt Nam Hoa Kỳ May mặc 16/3/2011 Đang XDCB Dự án Mở rộng công suất nhà máy bia Phú Bài giai đoạn 2 từ 80 triệu lít/năm lên 160 triệu lít/năm Đan Mạch Công nghiệp, chế biến chế tạo 4/27/2009 Đang hoạt động Đầu tư mở rộng hoàn thiện nhà máy Bia Phú Bài Đan Mạch Công nghiệp, chế biến chế tạo 2/12/2010 Đang hoạt động Dự án Nhà máy sản xuất, gia công thiết bị, chi tiết Cơ khí Phần Lan SX cấu kiện, thùng, nồi hơi 27/8/2009 Đang hoạt động ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 61 Đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phú Bài GĐ III Hàn Quốc Hạ tầng 27/3/2007 Đang hoạt động Dự án sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cao su Trung Quốc SX xăm lốp 2/2/2010 Đang hoạt động Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phong Điền, Khu C Hàn Quốc Hạ tầng KCN 6/5/2010 Đang hoạt động Nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh tại Huế Thái Lan Chế biến thủy sản đông lạnh 8/10/2010 Đang hoạt động Nhà máy may của Công ty TNHH MSV Nhật Bản May mặc 20/7/2011 Đang hoạt động DA đầu tư chế biến cát trắng Phong Điền Thừa Thiên Huế Hàn Quốc Công ty CP Evertechno Việt Nam 19/10/201 1 Chưa triển khai Nhà máy sản xuất các sản phẩm cơ khí công nghệ cao Nhật Bản Cơ Khí 23/4/2012 Đang hoạt động Mở rộng công suất Nhà máy bia Phú Bài giai đoạn 3 từ 160 triệu lít/năm lên 360 triệu lít/năm Đan Mạch Công nghiệp, chế biến chế tạo 18/3/2013 Đang hoạt động Nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, vật tư y tế và thực phẩm chức năng Hàn Quốc Sản xuất thuốc 17/10/201 3 Đang triển khai XDCB DA trong KKT Chân Mây Lăng Cô Trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy Đài Loan Gỗ dăm 4/3/2003 Đang hoạt động Nhà máy cơ khí chính xác Chân Mây Thái Lan SP cơ khí 12/9/2003 Đang triển khai XDCB ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Trân Trang 62 Nhà máy CB gỗ dăm và vườn ươm cây lâm nghiệp Hoa Kỳ Gỗ dăm 5/3/2007 Đang hoạt động Khu nghỉ dưỡng Làng Xanh Lăng Cô Hồng Kông Biệt thự, KS 12/10/200 4 Đang hoạt động Khu nghỉ dưỡng Pegasus Lăng Cô Hoa Kỳ Ksạn 17/02/06 Đang hoạt động Laguna Huế Singapore DLDV 7/3/2007 Đang hoạt động Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối VN Quần Đảo Cayman Khu nghỉ dưỡng, công trình cho thuê và bán, 27/3/2008 Đang triển khai XDCB Khu nghỉ dưỡng - sân golf - đầm Lập An Singapore Resort- gofl 11/1/2008 Đang triển khai XDCB Banyan Tree Đông Dương Singapore Dịch vụ 18/5/2010 Đang triển khai XDCB Tổng kho nhựa đường ADCo Chân Mây - Thừa Thiên Huế Pháp Tổng kho nhựa đường ADCo Chân Mây - Thừa Thiên Huế 6/8/2010 Đang triển khai XDCB Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Lăng Cô - Việt Nam Hong Kong Dịch vụ 24/10/201 3 Đang triển khai XDCB (Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Thừa Thiên – Huế) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_huynh_ngoc_tran_1229.pdf
Luận văn liên quan